LUẬN DU GIÀ SƯ ĐỊA
Tác giả: Bồ tát Di Lặc giảng thuật, Bồ tát Vô Trước ghi
Hán dịch: Đời Đường, Tam Tạng Pháp sư Huyền Tráng
Việt dịch: Cư sĩ Nguyên Huệ

 

QUYỂN 95

PHẦN NHIẾP SỰ. ĐOẠN THỨ BA:

Sự Khế kinh. Lựa chọn, gồm thâu về duyên khởi, thực, đế, giới. Đoạn 3:

Lại nữa, Tụng nêu:

Như lý thâu tập đế

Được tướng xứ nghiệp chướng

Quá hắc cùng dị thục

Đại nghĩa sau khó đạt.

Nếu đối với đế, trí tăng thượng như lý cùng không như lý, nhận biết không đúng như thật, thì không thể dứt hết lậu. Cùng với đấy trái nhau, là nhận biết đúng như thật, có thể dứt hết các lậu.

Nên biết ở đây, nghe không phải chánh pháp, là không tịch tĩnh, là không điều phục, không phải là Niết-bàn, các trí phát khởi, gọi là không như lý. Lắng nghe chánh pháp, cùng với trên trái nhau, nên biết là như lý.

Lại, ở trong ấy, hữu tình trụ nơi pháp thuyết giảng ác, đối với Phật, đệ tử Phật, các trượng phu chân thiện của chánh pháp này, không vui thích chiêm ngưỡng. Đối với luật nghi, Thi la biệt giải thoát, giữ kín căn môn chánh tri mà trụ, các loại như thế, trong pháp Hiền Thánh không tự điều phục, không thọ học chuyển. Đối với các Thánh đế, không văn, tư, tu, quán chiếu, thông tỏ. Lại, ở trong các pháp – luật thuyết giảng ác kia nghe pháp bất chánh, khởi thắng giải tà vạy. Đối với điều không như lý, không nhận biết đúng như thật là không như lý.

Lại, đối với việc lắng nghe chánh pháp như lý, không nhận biết đúng như thật đó là như lý, do không nhận biết. Đối với các thứ thuyết giảng ác, giải thích ác, có trói buộc không giải thoát hiện có, không nên tư duy, trong pháp điên đảo không thể hiểu rõ mà cố tư duy.

Đối với các thứ thuyết giảng thiện, giải thích thiện, có giải thoát, không trói buộc, đáng nên tư duy, là pháp không điên đảo, đó là Khế kinh cùng Ứng tụng v.v…, cho đến nói rộng, không thể hiểu rõ mà không tư duy. Như thế cũng gọi là tác ý phi lý.

Do tác ý ấy không phải là tịch tĩnh, không là điều phục, không là Niết-bàn, nên gọi là phi lý.

Lại nữa, lắng nghe pháp không chân chánh, nên dựa vào ba sự ngôn thuyết, với sức của duyên tăng thượng, hiển thị phẩm loại chấp ngã của ba đời quá khứ, hiện tại, vị lai. Tức do sức tăng thượng như thế, nên đối với cảnh của ba đời, khởi tác ý tư duy không như lý. Nghĩa là đối với quá khứ, phân biệt chấp ngã hoặc có hoặc không. Đối với hiện tại, vị lai, nên biết cũng thế. Hữu tình ấy đã không như chánh lý tác ý tư duy như thế, hoặc duyên nơi sự của đối tượng giữ lấy, hoặc duyên nơi sự của chủ thể giữ lấy, ở đấy tác ý tư duy không như lý.

Hoặc tức nơi các hành phân biệt có ngã. Hoặc lìa nơi các hành phân biệt có ngã. Kẻ ấy, lúc đối với chỗ chấp đạt được quyết định, hoặc duyên nơi sự của đối tượng nhận lấy, phân biệt là ngã. Hoăc thành thường kiến. Do kiến chấp ấy nên khởi tư duy: Ngã là không. Ngã kia, ở trong hiện pháp là thật là thường. Hoặc duyên nơi sự của chủ thể nhận lấy, chấp có ngã kiến, phân biệt là ngã, khởi tư duy: Ta nay dùng ngã quán xét nơi ngã. Hoặc cho là ngã, ngã trước có nay không, khởi tư duy: Ta nay dùng ngã quán xét về không ngã. Hoặc lại tức duyên nơi sự của chủ thể nhận lấy, chấp không có ngã kiến, ở trong hiện pháp, dùng không có ngã kia phân biệt làm ngã, khởi tư duy: Ta nay dùng không có ngã kia, tùy quán về thời xưa từng có ngã. Như thế lại nói về đối tượng nhận lấy, chủ thể nhận lấy, với năm tướng sai biệt không như chánh lý, tác ý tư duy về năm thứ kiến xứ, tức là các hành hiện có của ba đời phân biệt có ngã.

Lại nữa, do nơi tác ý đối chiếu không như chánh lý, lìa nơi các hành phân biệt có ngã, kẻ ấy cho chỗ chấp về thật ngã như thế, hoặc tự mình có thể tạo tác chiêu cảm nghiệp của hữu sau, gọi là chủ thể tạo tác. Hoặc kẻ khác khiến tạo tác, gọi là cùng tạo tác. Hoặc tự mình có thể khởi sĩ dụng của hiện pháp, gọi là chủ thể dấy khởi. Hoặc kẻ khác khiến phát khởi, gọi là cùng dấy khởi. Hoặc tự mình tạo nghiệp của hữu sau. Hoặc kẻ khác khiến tạo nghiệp của hữu sau, chiêu cảm dị thục của quả, gọi là chủ thể sinh. Hoặc tự mình có thể khởi hiện sĩ dụng. Hoặc kẻ khác cùng khởi hiện sĩ dụng, nên đạt được qủa sĩ dụng, gọi là cùng sinh. Hoặc do tự mình thấy, hoặc do kẻ khác thấy, theo đấy khởi ngôn thuyết.

Như thế, hoặc do tự mình nghe, hiểu biết, hoặc do kẻ khác nghe hiểu biết, theo đấy khởi ngôn thuyết, gọi là chủ thể nêu thuyết. Hoặc đối với các thứ nơi gia thuộc hiện có như vợ con, nô tỳ v.v…, theo chỗ nên thiết lập, dạy bảo khiến trụ nơi xứ kia. Như thế cũng lại gọi là chủ thể nêu thuyết.

Hoặc lại nghiệp quả của vị lai đã sinh, gọi là chủ thể thọ nhận. Hoặc nơi hiện pháp, các quả sĩ phu đã hiện cùng sinh, gọi là cùng thọ nhận.

Hoặc ở trong các đời quá khứ kia đã tạo ác vô số nghiệp thiện bất thiện, nay nơi hiện pháp nhận lãnh vô số dị thục của quả kia, gọi là lãnh nhận. Hoặc có kẻ, cho đến thọ lượng giảm hết nên liền yểu mạng, có thể bỏ uẩn này, có thể nối tiếp nơi uẩn khác. Nếu dị biệt với đây, đã không có ngã, làm sao có thể thành các sự tạo tác như trên đã nói. Đó gọi là kiến xứ thứ sáu thuộc về tác ý tư duy không như chánh lý. Các kiến như thế vừa nêu, đều do Tát-ca-da-kiến làm tự tánh, có thể sinh các thứ kia. Tát-ca-da-kiến dùng làm căn bản cho kiến thú hiện có, nên gọi là kiến xứ (Xứ kiến chấp). Do có thể làm chướng ngại khả năng nhận lấy tuệ vi diệu chân thật, nên gọi là kiến trù lâm (Rừng rậm kiến chấp). Tổn hại pháp thiện nên gọi là kiến khoáng dã (Đồng hoang vắng kiến chấp). Khiến kẻ khác phải khổ nhọc, nên gọi là “kiến chán bỏ”. Tạo hành trình cầu dục, cầu hữu, nên gọi là “kiến hành lịch” (Hành trình của kiến chấp).

Cật vấn, trách cứ về tha luận, tự luận nhằm tránh thoát những dao động, gọi là “Kiến dao động”. Có thể khéo kết tạo khổ của hữu sau, nên gọi là kiến kết. Hành tập các thứ hành tà vạy như hế, nên ở trong hiện pháp, các lậu chưa hiện tiền khiến khởi hiện tiền. Các lậu đã hiện tiền rồi, khiến chúng dựa nơi phẩm hạ khởi lên phẩm trung. Khiến dựa nơi phẩm trung khởi lên phẩm thượng. Do đấy làm nhân sinh khởi tất cả pháp khổ như lão bệnh tử nơi vị lai.

Như vậy nên biết, do đối với như lý cùng không như lý, không nhận biết đúng như thật, nên tạo tác tạp nhiễm của khổ đế, tập đế. Cùng với đấy trái nhau, là lắng nghe chánh pháp, khởi thắng giải đúng đắn, ở nơi như lý, không vọng tưởng điên đảo là không như lý. Ở nơi như lý đều nhận biết rõ như thật đó là như lý, nói rộng cho đến, đối với pháp không điên đảo, nên tư duy, có thể chánh tư duy. Do nhân duyên này, nên đối với các hành của ba đời cùng với đối tượng được nhận lấy, chủ thể nhận lấy, đều tùy quán đúng như thật là không ngã, không ngã sở. Đối với Thánh đế, lúc nhập hiện quán, đối với các lậu hiện có do kiến đạo đoạn trừ, đều được giải thoát. Đạt được sự ấy rồi, đối với các lậu trên do tu đạo đoạn trừ, vì khiến chúng được đoạn trừ vĩnh viễn, rốt ráo, nên siêng năng tinh tấn tu tập bốn thứ nhân duyên. Đó là:

  1. Khéo phòng hộ thân.
  2. Khéo giữ gìn các căn.
  3. Khéo trụ nơi niệm.
  4. Như trước đã đạt được đạo xuất thế gian, đạt được tuệ diệu hiện ẩn nơi thế gian, nên càng tu tập nhiều.

Khéo phòng hộ thân: Là an trụ đúng đắn, tránh xa các thứ thú dữ, cho đến nói rộng như nơi Địa Thanh văn. Do lánh xa, nên đối với việc dứt hết các lậu không bị chướng ngại.

Khéo giữ gìn các căn: Là an trụ đúng đắn, đối với các cảnh giới khả ái hiện tiền, tướng phi lý định, có thể xa lìa đúng, tư duy như lý, chúng là tướng bất tịnh.

Khéo trụ nơi niệm: Là trụ nơi bốn xứ:

1. An trụ nơi xứ xét chọn, thọ dụng các thứ như y phục v.v…

2. An trụ nơi xứ có thể trừ bỏ đúng các tầm tư xấu ác hiện hành của xứ tĩnh.

3. An trụ nơi xứ có thể nhẫn thọ đúng đắn các thứ khổ sinh ra do: Giới không bình đẳng. Ngôn ngữ thô ác của kẻ khác. Mệt mỏi quá mức vì phát khởi siêng năng tinh tấn. Nhiễm lậu bất chánh.

4. An trụ nơi xứ đối với nẻo tu đạo dựa nơi không phóng dật, không tạp trụ.

Do an trụ đúng đắn nơi bốn xứ như thế, gọi là khéo trụ nơi niệm.

Như trước đã đạt được đạo xuất thế gian, nên khéo tu tập: Tức đối với các lậu hiện có do tu đạo đoạn đều được giải thoát, cùng tùy thuận chứng đắc cứu cánh tột bậc.

Lại nữa, nếu có kẻ nói bốn Thánh đế ấy chỉ là cảnh giới, hoặc là có ngã, hoặc có hữu tình. Duyên nơi Thánh đế ấy, tu tập các pháp thiện, nên bảo với kẻ kia: Chớ nói như thế! Vì sao? Vì có vô lượng các pháp thiện thế gian xuất thế gian sinh khởi, tất cả đều quy về bốn Thánh đế gồm thâu. Nên biết các pháp lược có hai thứ:

  1. Trí của chủ thể nhận biết.
  2. Cảnh của đối tượng được nhận biết.

Vì trí của chủ thể nhận biết cũng là cảnh của đối tượng được nhận biết, thế nên các trí cùng hành pháp thiện, không gì là không gồm thâu trong bốn Thánh đế.

Hành giả kia lại tu tập “Tuần thân niệm”, nên pháp thiện hiện có nơi phẩm Chỉ phẩm Quán. Khởi đầu tu địa nghiệp, đã hành xong địa được sinh khởi chung.

Thế nào là tu tuần thân niệm? Nghĩa là như có hành giả an trụ, khởi đầu tu địa nghiệp, duyên dựa như lý các đại chủng sắc hoặc trong hoặc ngoài, làm cảnh chánh niệm. Hoặc lại do kẻ khác lúc hiện hành tăng ngữ xúc có đối, duyên dựa như lý nơi xúc thọ tưởng hành cùng với các thức, làm cảnh chánh niệm.

Hoặc như có hành giả an trụ, đã hành xong địa, duyên dựa như lý nơi các sắc được tạo, làm cảnh chánh niệm. Hoặc lại duyên dựa như lý, tác ý cùng với thọ tưởng hành thức đã sinh, làm cảnh chánh niệm. Như vậy, tất cả lược thâu tóm, gọi là tu tuần thân niệm. Nên biết niệm này, hoặc duyên nơi sắc thân, hoặc duyên nơi danh thân.

Thế nào là Quán? Thế nào là pháp thiện của phẩm Quán sinh khởi? Nghĩa là đối với các đại chủng sắc trong ngoài, cùng với các uẩn còn lại, tuệ quyết trạch đúng đắn, được gọi là Quán.

Hoặc có hành giả, từ nơi phần đầu tu tập không điên đảo tưởng phân, tụ. Đối với đại chủng bên ngoài, do quán kiếp tận nên tu tưởng vô thường. Đối với đại chủng bên trong hợp thành thân, do quán chỉ là thức ăn dần dần bất tịnh, tu tưởng bất tịnh. Do quán từ ái đã sinh trưởng tánh, cùng tánh của pháp lão tử nơi hậu tế, tu tưởng vô thường cùng tưởng khổ.

Hoặc đối với thân này, hết thảy kẻ ngu đều không thể nhận biết rõ như thật, thể là vô thường, khổ, nên hoặc chấp là ngã, hoặc chấp là ngã sở. Tức nơi thân này, các Thánh đệ tử gồm đủ đa văn đã nhận biét rõ đúng như thật, nên không có chấp trước, tức có thể tu tưởng khổ, vô ngã. Tưởng vô ngã này, do đối với thân kia chỉ có tưởng giới. Có tưởng này, hoặc lại do kẻ khác hiện hành tăng ngữ các xúc có đối, yêu thích, không yêu thích.

Nói không yêu thích: Tức là tiếp xúc bằng tay chân, gậy, đất, đá v.v… Hành giả kia, tức ở đây, cùng với các hành vô sắc như thọ v.v… hiện có làm duyên quán đúng là vô thường, lìa ái lìa giận, chỉ quán có giới, tâm duyên nơi thân này, an trụ đúng đắn. Như thế cũng gọi là xa lìa ngu si.

Như vậy, tưởng phân tích, tụ tập hiện có, đối với đại chủng bên ngoài tu tưởng vô thường, đối với đại chủng bên trong tu tưởng bất tịnh. Nếu là tưởng vô thường, thì tưởng vô thường, khổ, tưởng khổ, vô ngã. Đối với các pháp được sinh khởi như thọ v.v…, dựa nơi thân của đại chủng, tu tưởng vô thường, lìa tham sân si. Như vậy, vô lượng pháp thiện của phẩm Quán, khởi đầu tu địa nghiệp, do tu tập đúng đắn về tuần thân niệm, nên đều được sinh khởi.

Thế nào gọi là Chỉ? Thế nào là pháp thiện của phẩm Chỉ sinh khởi? Nghĩa là do tu tu tập tuần thân niệm, dùng Quán làm chỗ dựa, như lý tu tập Chỉ.

Lại nói: Chỉ, nghĩa là đối với bên trong, tâm an trụ đúng đắn pháp thiện của phẩm Chỉ: Nghĩa là đạt được lực xét chọn chân chánh như thế. Duyên dựa, cắt đứt là dụ cho Sa-môn được chỉ dạy, trao truyền, tu tập nhẫn nhục đúng đắn đối với oán gian.

Lại, tức duyên nơi Chỉ kia tu tập từ thuận hợp. Đã do nhẫn, từ gồm thâu thọ, nên giới luật được thanh tịnh. Quán giới thanh tịnh, nên khởi tư duy: “Ta nay đã ở nơi Thánh giáo của bậc Đại sư hành tác ít nhiều! Do nhân duyên ấy nên không hề có lo, hối. Không lo lắng, hối tiếc nên sinh hoan hỷ sâu xa, nói rộng cho đến đạt được Tam-mađịa”. Hành giả kia, bấy giờ do tâm tĩnh định, cho đến đạt được tĩnh lự thứ tư. Tam-ma-địa này, do hành chấp giữ nên chưa có thể cùng vận chuyển không dụng công, chưa hoàn toàn thanh tịnh. Vì nhằm khiến cho định ấy được hoàn toàn thanh tịnh nên tu tập hành không phóng dật thuộc về bốn chi như trước đã nói, phát khởi siêng năng tinh tấn, không có khiếp nhược, cho đến nói rộng.

Hành giả ấy, vào thời gian sau, tĩnh lự thứ tư đã thanh tịnh, sáng tỏ, nếu lại vì sự tĩnh định này tham ái nơi vị của nó thì tâm trôi chuyển, không thể ở nơi định, xả bỏ đúng đắn mà trụ. Đối với Niếtbàn vắng lặng không quán tịch tĩnh, mới dựa vào Phật hoặc Pháp hoặc Tăng, sinh chán nản, xấu hổ sâu xa, khởi suy niệm: Ta dựa vào Phật bảo là Đức Như Lai Đại sư, dựa nơi Pháp bảo là pháp – luật thuyết giảng thiện, dựa vào Tăng bảo là sự tu tập hạnh thiện không điên đảo, là không chốn thủ đắc, không phải là có chỗ thủ đắc, nhưng đây là được ác, không phải là được thiện, đối với thân đã tham ái, chứa giữ mà trụ. Đối với Niết-bàn vắng lặng không quán tịch tĩnh. Hành giả này, do nội tâm khéo điều phục nên vừa sinh chán nản xấu hổ, liền có thể an trụ, dẫn đến nghĩa Sa-môn với hành xả vi diệu bình đẳng. Đối với Niết-bàn tịch diệt có thể quán nẻo tịch tĩnh, sinh khởi pháp thiện của phẩm Chỉ như thế, đó là nhẫn, từ, thi la thanh tịnh, không hối, hoan hỷ, nói rộng cho đến đạt được hành không phóng dật thuộc về bốn chi của Tam-ma-địa, dẫn đến nghĩa Sa-môn, bình đẳng, khéo xả, quán công đức tịch tĩnh của Niết-bàn vắng lặng.

Bấy giờ, hành giả này, do hai nhân duyên, nên có nhiều hành tác:

1. Do tuệ diệu, đối với giáo pháp của Đại sư, vì nhằm dứt hết các lậu nên có thể tu trị thanh tịnh tĩnh lự thứ tư.

2. Đối với thân, tâm xả tăng thượng.

Ngang với đây, gọi là khởi đầu tu địa nghiệp, thành tựu đầy đủ, rốt ráo. Từ đấy về sau, đối với sự tu tập không sinh biết đủ, vì muốn hướng nhập địa đã làm xong, tu “Tuần thân niệm”, quán thân do sắc tạo như cỏ cây bùn đất, cùng các pháp phi sắc khác đã sinh khởi, dùng tuệ như thật thông tỏ về duyên khởi, có thể tùy thuận hướng nhập nơi đế như thật.

Trí đã được nhập rồi, dựa nơi tu đạo trên, đối với cảnh giới của các căn nơi ba đời có thể dấy khởi chán bỏ, cho đến giải thoát, có thể nhận biết như thật là ta đã giải thoát. Như vậy gọi là địa đã làm xong, tu tuần thân niệm sinh khởi pháp thiện. Nghĩa là quán sắc thân như cỏ cây bùn đất, tưởng như là quán xét các pháp không sắc. Do tuệ diệu chân thật thông tỏ về duyên khởi, có thể tùy thuận hướng nhập bốn Thánh đế. Trí ở trong tu đạo có thể khởi chán bỏ, lìa dục, giải thoát, giải thoát trí kiến. Ngang với đây gọi là đối với giáo pháp của bậc Đại sư, dùng tuệ diệu, đối với sự việc nên làm, đều đã làm xong. Vì sao? Vì hết thảy tự nghĩa đều đã rốt ráo.

Từ đấy trở về sau, lại không còn chỗ tạo tác, không phải ở nơi việc đã làm rồi lại cần phân biệt. Nếu có trường hợp hành tác rồi, vào thời gian khác thoái mất, nên lại có sự tạo tác, thì hành tác này tuy thực hiện, nhưng không phải là hành tác cứu cánh, như các phàm phu, do đạo thế gian mà được giải thoát. Ở đây, nếu trước mới tu địa nghiệp, đạt pháp thiện hữu lậu, hoặc về sau nơi địa đã làm xong hiện có, đạt được pháp thiện vô lậu. Như vậy, tất cả đều theo chỗ ứng hợp nên biết đều nhập nơi bốn Thánh đế.

Lại nữa, do bốn nhân duyên, nên nhận biết rõ đúng một trăm lẻ tám hành ái thuộc về tập đế. Bốn nhân duyên là:

  1. Do nội ngoại có sai biệt.
  2. Do chỗ dựa có sai biệt.
  3. Do tự tánh có sai biệt.
  4. Do thời phần có sai biệt.

Thế nào gọi là nội ngoại có sai biệt? Nghĩa là do sáu xứ nội ngoại làm chỗ dựa khởi các hành ái.

Thế nào gọi là chỗ dựa có sai biệt? Nghĩa là ái nương dựa nơi năm thứ ngã mạn. Những gì gọi là năm thứ ngã mạn? Tức đối với ngã kiến chưa đoạn trừ hoàn toàn, nên đã có ngã mạn hiện hành như thế. Đối với sáu xứ kia chấp ngã khởi mạn, cho đến chưa bị già suy tổn hại, các hành tương tợ nối tiếp mà chuyển, khởi tư duy: Là ngã như trước.

Kẻ ấy nếu lại bị già suy tổn hại, hoặc vào một thời thành tựu sắc đẹp, hoặc vào một thời tạo thành sắc xấu. Hoặc vào một thời thành tựu đại lực, an lạc, biện tài. Hoặc vào một thời, cho đến không có biện tài. Kẻ kia, nếu lúc thành tựu sắc đẹp, đại lực, an lạc, biện tài, thì khởi tư duy: Ngã nay là đẹp đẽ. Nếu trái với đấy thì khởi tư duy: Ngã không phải là đẹp đẽ. Nếu lúc bị già suy tổn hại thì khởi tư duy: Ngã hiện nay là biến dị.

Thế nào gọi là tự tánh có sai biệt? Nghĩa là năm thứ ngã mạn này làm chỗ dựa, phát khởi có ái cùng không có ái. Lại, có ái kia theo phẩm hạ trung thượng có sai biệt mà chuyển. Nơi không có ái, do xét chọn kỹ mới có thể khởi ái, không phải do ý lạc tự nhiên mà trụ. Thế nên trong đó không có ba phẩm sai biệt được kiến lập.

Nên biết ở đây, có ái thuộc phẩm hạ: Nghĩa là đối với vị lai nguyện ta sẽ có, tức nơi sáu xứ mong ta sẽ có, tức loại như thế, nguyện ta sẽ có. Đối với loại đồng sinh có mong cầu, nên loại khác như thế, nguyện ta sẽ có. Nơi loại khác sinh có mong cầu, nên nếu tự thể trước là khả ái thì mong được tương ưng. Tạo nghiệp thiện, khởi tư duy: Nguyện ta sẽ có chủng loại như thế, như nay hiện có. Nếu tự thể trước là không khả ái, mong được cách lìa chúng. Tạo nghiệp thiện, khởi tư duy: Nguyện ta sẽ có chủng loại như thế, khác với hôm nay hiện có.

Có ái thuộc phẩm trung: Nghĩa là đối với chỗ không có, không sinh mong muốn, vì nhằm đối trị, nên nguyện ta được có. Tức nơi sáu xứ nguyện ta được có, như trước đã nói. Tức nơi loại như thế, nguyện ta được có. Khác loại như thế, nguyện ta được có. Như vậy, tất cả nên biết đều gọi là có ái thuộc phẩm trung.

Có ái thuộc phẩm thượng: Nghĩa là tức hành tướng có sai biệt như thế, khởi niệm: Nguyện ta nhất định có. Suy cầu mãnh liệt bốn thứ tướng ái, nên biết gọi là có ái thuộc phẩm thượng.

Tự tánh của năm thứ ái này có sai biệt, do có chỗ dựa là nội xứ riêng biệt, nên nói mười tám thứ hành ái có sai biệt. Đối với ngoại xứ kia, nên biết cũng thế. Ở đây có sai biệt: Nghĩa là như ở trong sáu xứ nội kia, chấp ngã khởi mạn, như thế, đối với sắc chấp làm ngã sở để dấy khởi mạn. Tức là nơi sắc này, ngã tự tại chuyển, như vậy cho đến ở trong các pháp chấp làm ngã sở mà khởi mạn, tức là nơi pháp này, ngã tự tại chuyển, phần còn lại, theo chỗ ứng hợp như trước đã nói, nên biết. Như thế, mười tám cùng với hành ái nêu trước, hợp nói gồm có ba mươi sáu thứ hành ái sai biệt.

Thế nào gọi là thời phần có sai biệt? Nghĩa là tức ba mươi sáu hành như thế đều có ba đời quá khứ, hiện tại, vị lai có sai biệt.

Như vậy gọi là do bốn nhân duyên có sai biệt, nên hành ái hợp có một trăm lẻ tám thứ. Lại ở trong ấy, tướng không sai biệt. Phàm các thứ mong cầu nhiễm ô hiện có đều gọi là ái. Lại, tức ái này thuộc về tập đế, nên gọi là nhân, tức làm thấm nhuần tánh. Thuận theo dòng chảy sinh mà chuyển, trôi, nên gọi là lưu nhậun. Tánh luôn chấp trước nơi các cảnh giới nên gọi là vướng mắc nơi cảnh. Có thể cùng với các khổ hiện có như ung nhọt, bệnh tật v.v… làm nhân duyên sinh rồi, lại dựa nơi năm thủ uẩn, nên gọi là gốc ung nhọt. Khó chế ngự điều phục nên gọi là lưu dật (Chảy tràn). Hiện hành vi tế, là chỗ trói buộc của ma, nên gọi là đâm, bắn. Trên đến cõi Hữu đảnh, nêu cao hiện bày, nên gọi là cành gốc. Khiến không no đủ, nên gọi là khô kiệt.

Lại, tức chỗ nói về tướng ái như thế là trói buộc chúng sinh, nên gọi là chướng ngại. Do tùy miên nên gọi là che phủ. Tức do triền cùng tùy miên như thế tạo thành phẩm thượng, nên gọi là cao hơn. Thành nơi phẩm trung phẩm hạ, gọi là phát khởi.

Nếu ái của cõi dục, đối với cảnh được nhận biết khiến mê lầm, gọi là tối tăm. Nếu ái của cõi sắc, đối với cảnh của đối tượng được nhận biết khiến cho mê lầm, gọi là mờ tối. Nếu ái của cõi vô sắc đối với cảnh được nhận biết, khiến cho mê lầm, gọi là lờ mờ.

Như có ba người: Người thứ nhất là mù tối. Người thứ hai bị che mắt kín. Người thứ ba mắt bị màng mỏng che. Ở đây, người thứ nhất là hoàn toàn không thấy gì. Người thứ hai, một phần ít tợ như có thấy. Người thứ ba tuy thấy, nhưng mắt không tịnh nên không thấy sắc thật.

Như vậy, ba ái tùy theo thứ lớp tối tăm, mờ tối, lờ mờ, nên biết cũng thế.

Lại nữa, do năm thứ tướng, người chuyển pháp luân, nên biết gọi là khéo chuyển pháp luân. Đó là:

1. Đức Thế Tôn, thời gian còn làm Bồ-tát, vì đạt được cảnh giới của đối tượng duyên cần đạt được.

2. Vì đạt được phương tiện cần đạt được.

3. Chứng đắc điều tự mình nên chứng đắc.

4. Đạt được sự nối tiếp của kẻ khác đã gieo trồng, khiến đối với pháp tự chứng sinh tin hiểu sâu xa.

5. Khiến kẻ khác đối với pháp họ đã chứng đắc sinh tin hiểu sâu xa.

Nên biết ở đây, cảnh của đối tượng duyên tức là bốn Thánh đế. Bốn Thánh đế này, an lập về thể tướng như trước đã nói, nên biết, hoặc lược hoặc rộng như nơi Địa Thanh văn.

Đạt được phương tiện: Tức ở trong bốn Thánh đế ấy, trí ba lượt chánh thức chuyển mười hai tướng.

Chuyển lần đầu tiên: Nghĩa là thời trước, lúc Bồ-tát nhập hiện quán nhận biết rõ như thật là khổ Thánh đế, nói rộng cho đến là đạo Thánh đế. Trong ấy, Thánh trí của hiện lượng hiện có, có thể đoạn trừ các phiền não do kiến đạo đoạn, bấy giờ gọi là sinh mắt Thánh đế. Tức do dựa vào ba đời quá khứ, hiện tại, vị lai có sai biệt, theo như thứ lớp ấy gọi là trí minh giác.

Chuyển lần thứ hai: Nghĩa là hàng hữu học, do tuệ diệu ấy, thông tỏ đúng như thật, ta nơi phần sau cũng có chỗ hành tác: Phải nên nhận biết khắp về khổ đế chưa nhận biết. Phải nên đoạn trừ vĩnh viễn tập đế chưa đoạn trừ. Phải nên tác chứng diệt đế chưa tác chứng. Phải nên tu tập đạo đế chưa tu tập. Như thế là cũng có bốn thứ hành tướng như trước, nên biết.

Chuyển lần như ba: Nghĩa là hàng vô học đã được tận trí, vô sinh trí, nói: Chỗ cần tạo tác, ta đều đã làm. Như thế cũng có bốn thứ hành tướng như trước, nên biết.

Ở đây có sai biệt: Tức bốn thứ hành tướng của hai lần chuyển trước, là mắt Thánh tuệ chân thật của hàng hữu học. Một lần chuyển thứ ba là mắt Thánh tuệ chân thật của hàng vô học.

Chứng đắc pháp cần đạt được: Là chứng đắc Chánh đẳng Bồ-đề Vô thượng.

Sự nối tiếp do kẻ khác gieo trồng khiến đối với pháp tự chứng đắc sinh hiểu: Tức như Trưởng lão A Nhã Kiều Trần, từ chỗ Đức Thế Tôn, nghe chánh pháp rồi, đầu tiên tỏ ngộ hiểu rõ về bốn pháp Thánh đế. Lại, trả lời: Con đã hiểu pháp. Từ đấy về sau, như trước đã nói. Hành tướng rốt ráo, năm vị đều chứng đắc quả A-la-hán sinh xứ giải thoát.

Sau cùng, khiến kẻ khác đối với pháp họ đã chứng đắc sinh tin hiểu: Nghĩa là như Trưởng lão A Nhã Kiều Trần, khởi tâm thế gian: Con đã hiểu pháp. Đức Như Lai nhận biết rồi, khởi tâm thế gian: A Nhã Kiều Trần đã lãnh hội pháp của Ta!

Địa thần biết rồi liền cất tiếng truyền cáo, trải qua phút chốc, âm thanh kia lần lượt truyền đến cõi Phạm thế. Nên biết Đức Thế Tôn, chuyển pháp đã hiểu rõ, đặt trong thân của A Nhã Kiều Trần. Ở đây lại tùy chuyển, đặt trong thân khác. Ở đấy cũng lại tùy chuyển, đặt trong thân khác. Do nghĩa này lần lượt tùy chuyển như thế, nên gọi là luân. Các pháp như chánh kiến v.v… đã thành tánh, nên gọi là pháp luân. Đức Như Lai Ứng Cúng, là “Phạm tăng ngữ” đã chuyển, nên cũng gọi là phạm luân.

Lại nữa, đối với bốn Thánh đế chưa nhập hiện quán, có thể nhập hiện quán nên biết lược có bốn thứ Du già. Nghĩa là, vì nhằm chứng đắc pháp chưa chứng đắc, nên tịnh tín tăng thượng. Phát sinh mong muốn sâu dày, mong muốn sâu dày tăng thượng, tinh tấn hiện rõ, tinh tấn hiện rõ có phương tiện thiện xảo.

Nói tịnh tín: Là tin, hiểu chân chánh.

Nói mong muốn: Là mong muốn đạt được.

Tinh tấn: Như trước đã nêu, lược có năm thứ: Có uy thế. Có siêng năng. Có dũng lực. Bền chắc, mạnh mẽ, không bỏ gánh nặng kia.

Phương tiện khéo léo: Là tu tập không phóng dật. Không quên mất tướng, gọi là niệm. Đối với các thứ lỗi lầm tai họa hiện có của phóng dật, trí phân biệt, nhận rõ về tướng, gọi là chánh tri. Gồm thâu hai thứ ấy, gọi là không phóng dật, tức đối với các pháp nhiễm, luôn phòng hộ tâm, thường có thể tu tập các pháp thiện.

Lại nữa, khổ đế như các thứ bệnh tật. Tập đế như nhân dấy khởi bệnh. Diệt đế như bệnh sinh rồi mà được trừ khỏi. Đạo đế như bệnh trừ dứt rồi khiến về sau không sinh.

Các kẻ có bệnh, đến chỗ lương y, chỉ nên tìm cầu từng ấy chánh pháp. Các vị lương y, cũng chỉ nên trao cho từng ấy chánh pháp. Do đó, nên lại không có Thánh đế thứ năm. Chư Phật Như Lai là bậc lương y vô thượng, nhổ sạch mũi tên ái lớn, cũng chỉ tuyên thuyết từng ấy chánh pháp.

Lại nữa, các Sa-môn hoặc Bà-la-môn dứt bỏ trí Thánh đế. Không thành tựu hiện quán, nên biết lược có mười tướng lỗi lầm tai họa. Nghĩa là, có các Sa-môn thắng nghĩa, ý không chấp nhận họ là Sa-môn. Ngôn từ cũng không được xem là Sa-môn v.v…, đối với các khổ như sinh v.v… của hữu sau, đều chưa giải thoát. Đối với các nẻo ác, cũng chưa giải thoát. Có thể xả bỏ học xứ chân chánh đã thọ nhận. Không thể gắng nhận, chứng đắc các pháp thù thắng xuất thế gian, vượt hơn người. Đó là đạo quả Niết-bàn của Thánh đạo. Hướng tới nẻo thiện. Có thể tìm kiếm các thứ phước điền khác bên ngoài, trừ hàng hữu học, vô học. Đối với quả Bất hoàn, vượt khỏi khổ khổ, tức đều không thể gắng sức thực hiện được. Ở trong hiện pháp, tỏ ngộ lý giải rốt ráo, giải thoát hết thảy khổ hữu dư y, đều không thể làm được. Cùng với đấy trái nhau, nên biết tức là các Sa-môn hoặc Bà-la-môn hiện có không từ bỏ trí Thánh đế, thành tựu hiện quán, đạt mười tướng công đức.

Lại nữa, hướng tới đế trí, vui thích chánh giác, phải nên nhận biết rõ, dựa nơi sức của duyên tăng thượng thuộc bốn Thánh đế, đạt được nơi chốn nương dựa, đạt được phương tiện. Nên biết xứ này, ở trong pháp – luật thuyết giảng thiện, tịnh tín xuất gia, gọi là đạt được chốn nương dựa. Hoặc thọ nhận Bồ-đề Thanh văn, thuộc về bốn quả Sa-môn. Hoặc Bồ-đề hiện có của các bậc Độc giác. Hoặc Bồ-đề vô thượng của chư Như Lai. Ba thứ như thế, nên biết gọi là ba lượt chánh chuyển pháp luân như trước đã nói. Tùy theo thứ lớp, nơi trí kiến hiện quán, gọi là đạt được phương tiện. Nên biết, lúc nhập hiện quán đế, nhận biết rõ như thật là khổ Thánh đế, cho đến nói rộng là đạo Thánh đế, gọi là trí vị. Từ đấy về sau, ở trong các đế lại có chỗ tạo tác, phải nên nhận biết khắp, nói rộng cho đến phải nên tu tập.

Do quán này, nên gọi là kiến vị. Đối với địa vô học đã hiểu rõ đúng như thật: Ta đã nhận biết khắp. Ta đã vĩnh viễn đoạn trừ. Ta đã tác chứng. Ta đã tu tập, gọi là hiện quán vị.

Lại có sai biệt: Các bậc vô học đạt được tận trí, vô sinh trí, gồm thâu tất cả trí giải thoát tột cùng, gọi là trí vị. Tức trí giải thoát tột cùng của bậc vô học ấy đã dẫn đến chánh kiến, gọi là kiến vị. Từ qua Dự lưu, cho đến cứu cánh, nên biết tất cả tuệ học, gọi là hiện quán vị.

Lại nữa, nên biết đế trí lược có sáu thứ tác nghiệp và tướng. Nghĩa là đế trí này là chủ thể diệt trừ vĩnh viễn hành trước của các khổ. Như mặt trời sắp mọc, trước tiên hiện bày minh tướng.

Chánh thức dứt hết khổ: Là đầu tiên kiến đế, đoạn trừ các khổ.

Tạo biên vực khổ: Là A-la-hán đã đoạn dứt các khổ.

Lại, đế trí này là chủ thể đối trị vô minh tối tăm lớn, như ánh sáng mặt trời có thể phá trừ các bóng tối lớn hiện có của thế gian.

Lại như có một hành giả, đã chứng đế trí, đoạn trừ hoàn toàn ba kiết, từ đấy thường xuyên do mất niệm, nên liền bị dục tham sân hận cấu nhiễm. Hành giả này, bấy giờ, dựa vào không phóng dật, nhập tĩnh lự thứ nhất, do xúc đế trí, chứng đắc quả Bất hoàn. Như vậy lần lượt, tuy nhập định phi tưởng phi phi tưởng, nhưng so với ngoại, phàm có khác biệt. Do đã chứng đắc pháp không thoái chuyển, nên đế trí như thế là có dụng rộng lớn, có quả rộng lớn. Ở đây, các hành quá khứ hiện có, gọi là đã sinh. Các hành hiện tại gọi là đang sinh. Các hành vị lai gọi là sẽ sinh. Tất cả như thế gọi chung là pháp tập. Tức tất cả hành ấy do vô thường diệt, hoặc có thứ đã diệt, hoặc có thứ vừa diệt, hoặc có thứ sẽ diệt, gọi chung là pháp diệt.

Lại, đối với đế trí đã chứng đắc, như lầu đá lớn đã khéo chạm trổ, tô điểm, thì gió mạnh của tám phương không thể làm cho nghiêng động. Hết thảy dị luận đều không thể dời chuyển các thứ tỏ ngộ, lý giải hiện có, không nhờ vào duyên khác.

Lại, hết thảy trí của bốn Thánh đế, lần lượt hợp thành, gọi là hiện quán đế, không phải tùy thiếu một loại. Hiện quán đế này, cũng như thức ăn ngon quý, các Thánh đệ tử, với tuệ mạng vô thượng đều dựa vào đấy để sống, như kẻ thọ dục ăn uống các thứ thức ăn ngon. Đế trí như khổ, thiếu ba trí kia như lá Thiểm di, nên biết phần còn lại giống như cành lá Sa la. Bốn trí Thánh đế lần lượt hợp thành tất cả viên mãn.

Lại, các đế trí, cùng với hỷ lạc đều biết rõ về nghĩa đích thực, nên có thể khiến cho thân tâm hết sức khinh an, gọi là hiện quán đế. Sinh trong Na-lạc-ca, lược có hai khổ:

  1. Khổ bị thiêu đốt.
  2. Khổ bị trừng phạt.

Do thiếu đế trí, nên phải nhận lấy hai khổ ấy. Hai khổ này sinh vô lượng khổ lớn dữ dội, do trí Thánh đế đều có thể vượt khỏi. Đế trí như thế, giả sử ở trong hiện pháp, nhân bị khổ lớn mãnh liệt thiêu đốt, trị phạt, một thân hoại diệt mà có thể đạt được, nên sinh hoan hỷ tột cùng để nhẫn thọ, cho dù bị hủy hoại trăm thân, hãy còn nên hoan hỷ, huống hồ chỉ là một thân.

Lại nữa, như có hành giả vì tu hiện quán Thánh đế, nên biết lược có bốn thứ chướng ngại. Đó là:

  1. Không tin.
  2. Thượng mạn.
  3. Chờ thời.
  4. Phóng dật.

Nói không tin lại có ba thứ:

  1. Đối với hiện quán đế không sinh tin hiểu.
  2. Đối với hành thiện của Tăng không sinh tin hiểu.
  3. Đối với Bồ-đề của Phật không sinh tin hiểu.

Vì nhằm đoạn trừ loại không tin thứ nhất, Đức Thế Tôn đã tự dẫn hiện lượng được chứng đắc nơi hiện quán Thánh đế, bảo các đệ tử: “Ta đã đối với lý của bốn Thánh đế, đạt được hiện quán, chứng giác Chánh đẳng Bồ-đề Vô thượng”.

Vì nhằm đoạn trừ loại không tin thứ hai, nên Đức Thế Tôn lại nói: “Ta xưa kia cùng với các ông, trải qua nhiều đời mãi lưu chuyển, do chưa chánh tư duy, giác ngộ về chân đế. Ta nay, cùng với các ông, do chánh kiến thông tỏ, dùng chánh kiến làm nhân, dứt hết sinh tử lưu chuyển, nhân duyên kia hhết, nên từ nay không có hữu sau, chỉ còn lại thân sau cùng, nhận giữ khiến không mất”.

Loại không tin thứ ba, đối với Bồ-đề của Phật, cùng chuyển như vậy. Nghĩa là, nếu chủng tánh của Sa-môn Kiều Đáp Ma là nhất thiết trí, vì sao có sự thưa hỏi, một loại có thể ghi nhận, một loại không ghi nhận? Vì nhằm đoạn trừ loại không tin như thế, nên Đức Thế Tôn lại nói: Pháp của Ta đã giác ngộ là vô lượng vô biên, ví như lá của các thứ cây cỏ nơi đại địa. Pháp vì người khác thuyết giảng, thì chỉ là phần ít, không nói hết, ví như nắm lá Thăng nhiếp ba hiện có trong tay. Phần nhiều có thể dẫn đến không nghĩa lợi. Phần ít có thể dẫn đến có nghĩa lợi. Nên biết ở đây không phải là không nhận biết, mà là không ký biệt. Chỉ do có thể dẫn phát không nghĩa lợi, nên không ký biệt.

Nói thượng mạn: Nghĩa là ở trong hiện quán đế kia, khởi tăng thượng mạn. Vì nhằm đoạn trừ thượng mạn như thế, nên Đức Thế Tôn lại nói: Như người tại nơi xa dùng tên bắn ra, đuôi của mỗi mỗi mũi tên nối tiếp nhau không rớt, là điều hết sức hy hữu. Hoặc lại một sợi lông tách ra làm trăm phần, đầu của mỗi mỗi sợi lông được tách ra ấy nối tiếp nhau không rơi xuống, do chúng rất nhỏ, sự việc ấy lại rất khó, nhưng thông tỏ về Thánh đế lại càng khó hơn. Vì sao? Vì do tức dùng tác ý của chủ thể nhận lấy, trở lại tức thông tỏ về chủ thể nhận lấy tác ý. Như vậy mới có chủ thể duyên, đối tượng duyên bình đẳng, bình đẳng, khiến trí vô lậu sinh, thông tỏ đế lý. Do đó, sự việc này là hết sức vi tế, hết sức khó khăn.

Nói chờ thời: Nghĩa là đối với việc làm, xét đợi thời sau. Vì nhằm đoạn trừ chướng ngại này, nên Đức Thế Tôn nói: Thân người không bị đọa lạc là rất khó đạt được. Lại dẫn trường hợp con rùa mù để so sánh với sự việc kia.

Thế nào là phóng dật? Nghĩa là, tóm lược mà nói, hoặc tư duy tà, hoặc tầm tư tà, hoặc hý luận tà, đó gọi là phóng dật. Nên biết, nếu đối với xứ xứ không nên tư duy mà gượng ép tư duy, gọi là tư duy tà. Tức là, hoặc tư duy ngã nơi đời quá khứ là từng có chăng, cho đến nói rộng. Nơi đời vị lai, đối với bên trong do dự. Ngã là cái gì, cái gì sẽ là ngã? Nay, hữu tình ấy từ đâu mà đến? Ở đây mất rồi sẽ đi đến nơi nào? Hoặc tư duy về thế gian, nghĩa là thế gian là thường, cho đến nói rộng. Hoặc tư duy về dị thục nơi nghiệp quả của hữu tình, tức vọng tư duy đây tạo đây thọ nhận, cho đến nói rộng. Hoặc lại tư duy về các tĩnh lự, cảnh giới của tĩnh lự. Hoặc tư duy về chư Phật, cảnh giới của chư Phật, Như Lai sau khi diệt độ, hoặc có hoặc không, cho đến nói rộng. Hành giả kia do đối với thế tục, thắng nghĩa đều đạt được thiện xảo, nên ở nơi tất cả do hai nhân duyên, nên không nên tư duy:

  1. Không phải là cảnh nơi đối tượng duyên của tư duy.
  2. Do sự việc ấy là không có thật.

Nếu có kẻ xét cầu sự việc không phải là cảnh tư duy, hoặc có kẻ xét cầu sự việc không có thật, hết thảy như thế đều không đạt được, chỉ có khiến cho tâm càng thêm mê loạn. Nếu ở trong ấy, không như chánh lý mà cưỡng ép tư duy, thì tuy có một loại, do sức của nhân đời trước, nên hoặc khởi chán lìa, hoặc khởi tác ý tương ưng với chán lìa, duyên với cảnh giới thật, ở nơi trung gian tạm thời hiện hành. Nhưng lại đối với chúng thấy rõ lỗi lầm tai họa, sinh trưởng không tthật. Tư duy về các pháp như thế gian v.v… như thế, chỉ có thể dẫn đến vô nghĩa.

Tầm tư tà: Nên biết tức là tầm tư dục v.v…

Hý luận tà: Lại có sáu thứ:

  1. Hý luận điên đảo.
  2. Hý luận đường quyên (không thật).
  3. Hý luận cạnh tranh.
  4. Hý luận đối với kẻ khác phân biệt hơn kém.
  5. Hý luận phân biệt công xảo nuôi mạng.
  6. Hý luận tham đắm về của cải, vật dụng nơi thế gian.

Như thế, tất cả được gọi chung là phóng dật.

Vì nhằm đoạn trừ phóng dật ấy, nên Đức Như Lai đích thân tự làm công việc dạy dỗ, vì các hữu tình có thể thọ nhận sự giáo hóa, nghe rồi có thể mau chóng đoạn trừ các phóng dật. Đệ tử của Đức Thế Tôn, vì đoạn trừ bốn thứ chướng ngại của hiện quán Thánh đế như thế, do ba hành tướng nên nhận giữ Thánh đế. Ba hành tướng là:

  1. Do văn tuệ nhận giữ về văn.
  2. Do tư tuệ nhận giữ về nghĩa.
  3. Do tu tuệ nhận giữ về chứng đắc.

Ở đây, văn tuệ, như chỗ được nghe, có thể nhận giữ đúng đắn là khổ Thánh đế, cho đến nói rộng.

Lại do tư tuệ nhận giữ về nghĩa. Tức là các Thánh giả nhận biết đó là đế, nên gọi là Thánh đế. Nên biết ở đây do hai duyên nên được gọi là đế:

1. Pháp tánh: Do nghĩa chân thật, nên gọi là đế.

2. Thắng giải: Do tức ở trong nghĩa chân thật ấy, khởi thắng giải về đế, được gọi là đế. Hết thảy kẻ ngu tối, chỉ do pháp tánh nên được gọi là đế, không phải là thắng giải. Nếu là các Thánh giả thì cùng do hai thứ nên được gọi là đế, nói riêng tên gọi này là Thánh đế.

Lại do tu tuệ, ở trong các đế, đạt được đế trí nội chứng hiện lượng, cũng được chứng tịnh. Do nhân duyên này, nên đối với các đế, thật sự xa lìa nghi hoặc, đế trí chứng tịnh lại cúng nương dựa, nếu ở nơi chốn có một tất có pháp thứ hai.

Lại nữa, nếu có Sa-môn hoặc Bà-la-môn, đối với trí Thánh đế chưa đạt tương ưng, nơi các Thánh đế chưa thành tựu hiện quán, nên biết lược có bốn thứ lỗi lầm. Đó là:

1. Đối với trường hợp có thể đi đến phần thấp nơi nẻo ác, sinh trong bản hạnh, đã khởi ái lạc sâu xa, tạo tác, tăng trưởng nghiệp tương ưng với chúng. Do điên đảo ấy nên sinh nơi hầm sâu của nẻo ác.

2. Đối với triền dục nơi hai nẻo trời, người có rất nhiều phiền não luôn thiêu đốt, sinh trong bản hạnh, đã dấy khởi ái lạc sâu xa, tạo tác, làm tăng trưởng nghiệp tương ưng với chúng. Do nhân duyên này, nên đã sinh nơi nẻo kia rồi, nhiệt não lớn liền sinh, luôn bị chúng thiêu đốt.

3. Đối với các triền của của cõi sắc, vô sắc cùng với những tương ưng hiện có, như trước đão nói về vô minh tăm tối cùng các thứ màn che, sinh trong bản hạnh, nói rộng cho đến đọa nơi sinh tối tăm.

4. Do thoái mất cảnh giới thọ dụng là đạo Niết-bàn, nên nơi trung gian, như sinh vào ba thứ thế giới, trung gian rơi tại ba thứ vọng kiến đen tối:

5. Thường kiến.

6. Đoạn kiến.

7. Kiến chấp hiện pháp Niết-bàn.

Do nhân duyên ấy, nên rơi rớt nơi ba cõi, sinh vào chốn tối tăm. Thâu nhận vọng kiến của chính mình như thế, nên bị vô minh tà vạy hắc ám che ngăn, nên không quán xét đúng như thật. Như trước đã nói về chỗ thâu nhận năm chi để đoạn trừ. Vì thế, nên biết là đã hiển thị như thật về các đế.

Lại nữa, hoặc có một loại hữu tình, đối với các Thánh đế không đạt được thiện xảo, tạo tác, làm tăng trưởng nghiệp của dị thục hắc hắc rồi, nên có thể chiêu cảm ba nẻo ác. Do nghiệp ấy, nên ví như ném mạnh đầu gậy, hữu tình bị đọa trong địa ngục, bàng sinh, quỷ giới. Hoặc có một loại hữu tình tạo tác, làm tăng trưởng nghiệp của dị thục hắc bạch, hắc bạch rồi, do nghiệp xen tạp ấy, ví như ném mạnh cây gậy, các hữu tình hoặc bị đọa vào xứ không thanh tịnh của nẻo ác, hoặc được sinh vào xứ ít thanh tịnh của nẻo thiện.

Lại có một loại hữu tình tạo tác, làm tăng trưởng nghiệp của dị thục bạch bạch rồi, do nghiệp ấy, nên sinh tại nơi chốn là chỗ đeo đuổi của các nghiệp sinh tử thuộc năm nẻo, thọ mạng hết, nghiệp hết, tức trở lại từ nơi cõi sắc, vô sắc, ở đấy mất rồi, thối đọa nơi chốn sinh tử của năm nẻo, như năm bầu xe với các nan hoa khiến bánh xe xoay vòng không dừng.

Nếu có người vì kẻ khác thuyết giảng về đạo thế gian, cho đến tuy có thể sinh lên cõi Hữu đảnh, nên biết đạo được nêu giảng ấy không phải là đệ nhất nghĩa, khiến đạt được giáo pháp vô thượng. Vì sao? Vì sự được sinh lên cõi trên như thế không phải là cứu cánh.

Nếu các Đức Như Lai thuyết giảng giáo pháp tương ưng với Thánh đế, nên biết giáo pháp ấy là đệ nhất nghĩa, khiến đạt đến giáo pháp vô thượng. Vì sao? Vì sự “thăng thượng” như thế là cứu cánh.

Lại, nếu do đạt được các trí thế tục, cho đến cõi Hữu đảnh, gọi là kẻ thông tuệ, không phải là thông tuệ của đệ nhất nghĩa. Nếu do đế trí gọi là kẻ thông tuệ, thì đấy gọi là thông tuệ của đệ nhất nghĩa, như trước đã nói.

Lại nữa, ở trong bốn thứ trí Thánh đế, trí Thánh đế thứ nhất có thể nhập nơi Thánh đế, lần lượt hiện quán, ví như chân gốc. Trí Thánh đế thứ hai, ví như tường vách. Trí Thánh đế thứ ba như tầng cấp dưới. Trí Thánh đế thứ tư như đài báu ở trên.

Lại, bốn trí Thánh đế như vậy như bốn bậc thềm, có thể khiến đi lên cung điện đại trí tuệ.

Lại, tức bốn trí Thánh đế như thế, như bốn nấc thang, có thể khiến bước lên nẻo giải thoát tịch diệt.

Nên biết ở đây có ba thứ ái, ví như ba cây cọc, các Ma la ác luôn nắm giữ để quấy động biển lớn sinh tử, khiến cho các loài hữu tình thọ sinh ở đấy theo đó mà xoay chuyển.

Ba thứ Ma la ái “cọc gỗ” như thế không thể khiến cho ba loại hữu tình kia theo đấy xoay chuyển:

1. Cứng nhọn, tức là Dự lưu.

2. Xử trung, tức là hàng hữu học còn lại.

3. Nghịch lưu: Đạo hạnh viên mãn. Theo chỗ mong muốn đều có thể tạo tác. Hữu tình đã kiến Thánh đế, đoạn trừ vĩnh viễn mạn hiện có đã tạo tác khổ, mạn đã hình thành khổ. Do nhân duyên ấy, nên các khổ đa phần đã đoạn trừ, chỉ còn phần ít, tức là các hàng hữu học và A-la-hán.

Như mạn đã tạo, đã hình thành các khổ, thì các ái nơi nghiệp thân ngữ ý, tham sân si v.v… sinh khởi các khổ, nên biết tất cả, phần nhiều đã đoạn trừ, chỉ còn phần ít, ví như đá sỏi cùng với núi Đại Tuyết.

Các mạn như thế là đã tạo tác đã hình thành các khổ hiện có, hoặc còn lại hoặc đoạn trừ, nên biết cũng thế. Như nơi hồ ao lớn, nước đầy tràn, chỉ lấy vài ba giọt nước, thì nước nơi ao hồ lớn ấy hãy còn rất nhiều. Như vậy, ái của cõi vô sắc đã sinh khổ, hoặc còn lại, hoặc đoạn trừ, nên biết cũng thế. Như nơi hồ, vũng nước lớn, phần còn lại như trước đã nói. Như vậy, ái nơi cõi sắc đã sinh khởi khổ, hoặc còn lại, hoặc đoạn trừ, nên biết cũng thế.

Lại như nơi biển cả, phần còn lại như trước đã nói. Như vậy, ái của cõi dục đã sinh khởi các khổ, hoặc còn lại hoặc đoạn trừ, nên biết cũng thế. Lại các dụ về núi Tuyết lớn, hoặc các Kim sơn, hoặc Tô mê lô cùng đại địa. Lại có sáu thứ dụ về sỏi đá, dụ về khối bùn đất, phần còn lại như trước đã nói. Như vậy, các thứ tham sân si của ba nghiệp thân ngữ ý đã sinh các khổ, hoặc còn lại, hoặc đoạn trừ, nên biết cũng thế. Như vậy, nhiều khổ đã xa lìa, ít khổ còn lại, nên biết hiện quán như thật về Thánh đế có nghĩa lợi lớn. Nghĩa là các hàng hữu học tối đa là bảy đời thọ khổ nơi nẻo người, trời, còn khổ nơi các nẻo ác đều đã vượt qua. Hoặc các bậc vô học chỉ còn có khổ của chỗ dựa thuộc hiện pháp, hết hảy các khổ khác đều đã vượt qua.

Lại nữa, nếu trụ nơi thân này nhập hiện quán đế, nên biết là thân ấy hết sức khó đạt được.

Lại, hàng hữu học có mắt thánh minh kiến đế lại càng rất khó đạt được.

Lại, tuệ diệu do văn tư tu tạo thành, cũng là khó đạt được. Do tuệ ấy, nên ở trong pháp – luật thuyết giảng thiện, theo như thứ lớp, đã hiểu rõ, hiểu rõ hơn, cùng do quyết định. Nên khi đã hiểu rõ, có thể phân biệt kỹ. Khi hiểu rõ hơn, có thể sinh khởi thắng giải. Vào lúc quyết định rõ thì ở nơi pháp nhập chứng.

Lại, hiện quán đế, với tư lương hiện có là pháp hữu lậu thiện, cũng là khó đạt được. Nghĩa là đối với cha mẹ, nhận biết về ân dưỡng cùng các nghiệp đạo thiện có thư thái viên mãn, cũng là khó đạt được. lại, có chánh kiến thứ nhất của thế gian v.v…, cho đến trí giải thoát là biên sau nơi mười thứ chánh pháp, cũng là khó được.

Các pháp như vậy tức là hàng hữu học, tức là bậc vô học. Nên biết ở đây, hữu tình, sĩ phu hiện có, khéo nhận biết về ân dưỡng, nhận biết rõ như thật về tất cả cha mẹ đều nên hiếu dưỡng. Nhận biết như thế rồi, đối với cha mẹ siêng tu hiếu dưỡng. Đó gọi là khéo nhận biết về ân dưỡng của cha mẹ.

Lại, các hữu tình, sĩ phu hiện có, vui thích nơi lợi ích của mình, đối với kẻ khác có đức như tất cả Sa-môn, Bà-la-môn, đều nhận biết rõ như thật là phước điền, như chỗ ứng hợp, siêng tu cúng dường. Đó gọi là khéo nhận biết về Sa-môn hoặc Bà-la-môn hiện có.

Lại, hữu tình, sĩ phu hiện có, không rơi vào tham dục, đối với tất cả hàng thân thuộc như vợ con, nô tỳ v.v… đều nhận biết rõ như thật là họ đã xem ta là nhà cửa, là nơi chốn quy về. Ta nếu có vui thì họ cũng vui theo. Ta nếu có khổ thì họ cũng khổ theo. Nhận biết như thế rồi, nên vào mọi thời gian, chính thức dùng các thức ăn uống, y phục v.v… cấp cho, lại do duyên bệnh nên thâu nhận y dược. Đối với các thứ nghĩa lợi kia, tự nhiên gắng sức mạnh mẽ mà hành tác, không phải đối với tất cả, chỉ mong họ nhớ nghĩ. Bẩm tánh trung thực, bình đẳng, vui thích để phân bố, cũng không phung phí khiến hao tổn tài sản, vật báu. Không ở nơi phi xứ sinh khởi “giới luật”, cũng không ở nơi “phi xứ” dấy khởi phẫn nộ. Đối với các người già cả, cùng những nơi chốn tôn trọng, phải khéo tùy chuyển đúng đắn. Như vậy gọi là vị gia trưởng khéo cai quản gia đình, khéo có thể tạo tác nghĩa lợi của tự, tha.

Các nơi chốn thực hiện đều theo đúng chánh pháp, không dùng phi pháp. Ở trong hiện pháp, kẻ khác đã tạo hành ác, thấy rõ lỗi lầm, nghĩa là hoặc giết hại, hoặc trói buộc, hoặc trị phạt, hoặc trừ bỏ, hoặc bị chê trách, hủy báng. Xét chọn đúng đắn rồi, trọn không hiện hành. Như thế gọi là, đối với tội lỗi của đời này, cảm thấy sợ hãi sâu xa.

Lại quán xét đúng đắn, thấy rõ việc tạo ác hành ác rồi, đối với đời sau, chiêu cảm các khổ nơi nẻo ác, cùng chiêu cảm các khổ còn lại như thiếu thốn v.v… Xét chọn đúng đắn rồi, trọn không hiện hành. Như thế gọi là, đối với tội lỗi của đời khác, cảm thấy sợ hãi sâu xa.

Lại, trong mọi thời gian, có thể thọ học chính đáng, hành các nghiệp phước, tạo tác vô số hành phước sai biệt. Đó là thăm bệnh, kính thờ Tam bảo, hết lòng hành trì. Các sự việc như thế gọi là hành tạo phước. Trong một ngày đêm, cho đến trọn đời, nơi giới luật hiện, nên thọ học đúng đắn. Như thế gọi chung là tuệ thí, tạo phước, thọ trai, học giới.

Mười nghiệp đạo: Nghĩa là về sai biệt, cùng có hai, ba thứ v.v…, tuyên thuyết cho đến vì khiến do văn tuệ, tư tuệ, đối với tác ý hiện có tương ưng, nên tu tập nhiều, đúng đắn.

Lại, các hữu tình sinh nơi nẻo ác rồi, khó có thể giải thoát. Sinh nơi nẻo thiện rồi, mau chóng trái lìa. Nên biết đó gọi là có thư thái viên mãn là rất khó đạt được.

Lại, kiến đế nên không có chánh kiến sai biệt sinh khởi. Đối với đời quá khứ gọi là đã sinh khởi. Đối với đời hiện tại gọi là đang sinh khởi. Đối với đời vị lai gọi là sẽ sinh khởi, như trước đã nói. Hoặc tập hoặc tu, hoặc tu tập nhiều, nghĩa ấy nên biết. Nếu là chánh kiến thế gian, nên tùy thuận phòng hộ. Nếu là chánh kiến hữu học, cùng quả đạt được do đoạn trừ, nên tùy thuận xúc chứng. Nếu là chánh kiến vô học cùng tự quả ly hệ, nên tùy thuận tác chứng.

Như nói về chánh kiến, thì nói về các pháp cho đến trí giải thoát nên biết cũng thế.

HẾT – QUYỂN 95