LUẬN DỊ BỘ TÔNG LUÂN

Tác giả Bồ-tát thế hữu

Hán dịch: Tam tạng Pháp sư Huyền Trang đời đường
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh

Sau khi Phật Niết-bàn
Vừa đầy một trăm năm
Dị bộ Thánh giáo khởi
Dẫn đến không lợi ích
Lần lượt vì chấp khác
Do đó có nhiều bộ
Nương theo A-cập-ma
Bảo chấp kia đáng chán
Đại Bồ-tát Thế hữu
Đủ đại trí huệ giác
Chơn Bí-sô dòng Thích
Lúc nhìn rõ xét chọn
Đều thấy ở thế gian
Nhiều nhận thức nổi trôi
Chia nhau phá lời Phật
Bằng thuyết của nhiều tông
Phải quán xét Phật giáo
Căn cứ lời Thánh đế
Như nhặt vàng trong cát
Chọn lấy thứ chân thật.

Được nghe chuyện kể thế này sau khi Đức Phật Bạc-già-phạm nhập Niết-bàn. hơn trăm năm, thế gian như mặt trời đã từ tắt lâu. Châu thành Câu-tô-ma thuộc nước Ma-kiệt-đà, có đức vua tên là Vô Ưu, cai quản bộ châu Thiệm. Vị vua này có được một cái lọng trắng hóa độ được cả người và thần. Lúc đó Phật pháp của đại chúng vừa mới bị phân chia nhân đó bốn chúng họp bàn về năm việc của đại thiên ý kiến không đồng nhau, nên phân làm hai bộ là Đại chúng bộ và Thượng tọa bộ. Bốn chúng đó là:

  1. Chúng rồng voi.
  2. Chúng quê dốt ở vùng biên giới.
  3. Chúng học rộng.
  4. Chúng đại đức.

Về năm việc thì như tụng nói rằng:

Bị kẻ khác dụ có điều không biết
Còn hoài nghi nhờ người khác ấn chứng.
Nhờ ngày âm thanh mới chứng Thánh đạo
Đó chính là lời dạy của đức phật.

Khoảng một trăm năm sau đó (tức hai trăm năm sau khi Phật diệt độ) thì đại chúng bộ lại chia làm ba bộ:

  1. Nhất thiết bộ.
  2. Thuyết xuất thế bộ.
  3. Kê dận bộ.

Sau đó khoảng trăm năm lần thứ hai này thì Đại chúng bộ lại xuất hiện một bộ mới đó là Đa văn bộ. Sau đó cũng trong trăm năm thứ hai này thì Đại chúng bộ lại có thêm một bộ mới nữa là Thuyết giả bộ. Đến cuối khoảng một trăm năm thứ hai này thì có nhà ngoại đạo xuất gia cải tà quy chánh gọi là Đại thiên, xuất gia thọ đại giới ở trong Đại chúng bộ. Học rộng siêng năng ở trên núi Chế đa. Vị này cùng với Tăng của bộ ấy trình bày lại năm việc. Nhân đó có nhiều tranh cãi trái nhau, nên lại chia làm ba bộ:

  1. Chế đa sơn bộ.
  2. Tây sơn trụ bộ.
  3. Bắc sơn trụ bộ.

Như thế Đại chúng bộ đã bốn hoặc năm lần chia bộ khác nhau.

Các thuyết khác nhau gốc ngọn hợp thành chín bộ:

  1. Đại chúng bộ.
  2. Nhất thuyết bộ.
  3. Thuyết xuất thế bộ.
  4. Kê dận bộ.
  5. Đa văn bộ.
  6. Thuyết giả bộ.
  7. Chế đa sơn bộ.
  8. Tây sơn trụ bộ.
  9. Bắc sơn trụ bộ.

Riêng Thượng tọa bộ thì trải qua thời gian đó vẫn hòa hợp một vị. Nhưng trong ba trăm năm đầu thì có chút ít tranh cãi nhau nên phân làm hai bô:

  1. Thuyết nhất thiết hữu bộ cũng gọi là Thuyết nhân bộ.
  2. Thượng tọa bộ gốc đổi tên là Tuyết sơn bộ.

Sau đó ngay trong khoảng trăm năm thứ ba này thì Thuyết nhất thiết hữu bộ lại sinh ra một bộ mới là Độc tử bộ. Sau đó, cũng trong khoảng trăm năm thứ ba này thì Độc tử bộ lại chia ra bốn bộ là:

  1. Pháp thượng bộ.
  2. Hiền trụ bộ.
  3. Chánh lượng bộ.
  4. Mật lâm sơn bộ.

Sau đó cũng trong trăm năm thứ ba nầy thì từ Thuyết nhất thiết hữu bộ lại sinh ra một bộ tên là Hóa địa bộ. Sau đó cũng trong khoảng trăm năm thứ ba này từ Hóa địa bộ lại sinh ra một bộ tên là Pháp tạng bộ tự xưng là ta noi gương theo thầy Thái Thúc Thị. Đến cuối khoảng cuối khoảng ba trăm năm thì từ Thuyết nhất thiết hữu bộ lại sinh ra một bộ tên là Ẩm quang bộ cũng gọi là Thiện tuế bộ. Cho đến đầu một trăm năm thứ tư thì từ Thuyết nhất thiết hữu bộ lại sinh ra một bộ nữa gọi là Kinh lượng bộ, cũng gọi là Thuyết chuyển bộ tự khoe là ta thờ Khánh Hỷ làm thầy. Như thế Thượng tọa bộ thì có bảy hoặc tám lần chia bộ, gốc ngọn kể chung gồm có mười một bộ:

  1. Thuyết nhất thiết hữu bộ.
  2. Tuyết sơn bộ.
  3. Độc tử bộ.
  4. Pháp thượng bộ.
  5. Hiền trị bộ.
  6. Chánh lượng bộ.
  7. Mật lâm sơn bộ
  8. Hóa địa bộ.
  9. Pháp tạng bộ.
  10. Ẩm quang bộ.
  11. Kinh lượng bộ.

Các tông gốc và tông ngọn, đồng nghĩa khác nghĩa nay tôi sẽ nói rõ:

Đại chúng bộ Nhất thuyết bộ, Thuyết xuất thế bộ. Kê dận bộ là các bộ đồng nghĩa. Với tông gốc Nghĩa là cả bốn bộ đều nói giống nhau về: Chư Phật Thế Tôn đều là xuất thế, tất cả Như Lai đều không có pháp hữu lậu, lời của các Như Lai nói đều là chuyển pháp luân, Đức Phật dùng một thứ tiếng mà nói tất cả pháp. Những điều Đức Thế Tôn nói ra không thứ nào là không đúng nghĩa. Sắc thân của Như Lai thật không bờ bến, oai lực của Như Lai cũng không bờ bến, tuổi thọ của Như Lai cũng không bờ bến. Đức Phật hóa độ các loài hữu tình khiến sinh tâm tịnh tín không biết chán đủ. Đức Phật không hề nằm mơ. Đức Như Lai trong mọi hỏi đáp đều không cần suy nghĩ. Trong tất cả mọi lúc phật không “Nói về danh” vì thường ở trong định. Song các loài hữu tình cho rằng khi Phật nói danh thì đều rất vui mừng hớn hở. Chỉ trong sát na thì tâm hiểu rõ tất cả pháp, chỉ trong sát na thì tâm tương ứng với Bát-nhã, hiểu rõ tất cả pháp. Chư Phật Thế Tôn có Tận trí và Vô sinh trí luôn tùy chuyển cho đến khi nhập Niết-bàn. Tất cả Bồ-tát khi ở trong thai mẹ đều không nhận lấy Yết thích lam, Át bộ đàm, Bế thi kiền nam làm tự thể. Tất cả Bồ-tát khi ngày thai mẹ thì hóa hình bạch tượng và tất cả Bồ-tát khi ra khỏi thai mẹ đều từ hông bên phải. Tất cả Bồ-tát đều không khởi tưởng dục, tưởng giận, tưởng giết hại. Khi Bồ-tát muốn làm lợi ích cho các loài hữu tình đều nguyện sinh ngày ác thú và tùy ý mà đến nơi. Chỉ trong sát na hiện quán biên trí thì khắp biết các tướng sai khác của Tứ đế,… năm thức thân có thứ nhiễm, có thứ lìa nhiễm. Ở cõi Sắc và Vô sắc thì đủ cả sáu thức thân. Năm thứ sắc căn lấy khối thịt làm thể. Mắt không thấy sắc, tai không nghe tiếng, mũi không ngửi mùi, lưỡi không nếm vị, thân không biết chạm xúc. Ở vị đẳng dẫn có phát ra tiếng nói. Cũng có điều phục tâm, cũng có tịnh tác ý. Việc làm đã ngày, không còn nhận chịu các pháp nữa. Hàng Dự lưu thì tâm, tâm sở pháp hay hiểu rõ tự tánh. Có các A-la-hán còn bị cái khác dẫn dụ cũng có điều không biết, cũng còn do dự. Nhờ người khác khiến ngộ nhập. nhân tiếng mới chứng đạo. Khổ có thể dẫn đến đạo, lời nói khổ có thể trợ giúp Do huệ làm gia hạnh nên hay diệt hết các khổ, cũng có thể dẫn đến vui, khổ cũng là ăn. Lại cũng được trụ lâu trong địa thứ tám, cho đến pháp Tánh địa đều có thể nói là có thoái lui. Hàng dự lưu thì có nghĩa lui sụt còn bậc A-la-hán thì không có nghĩa lui sụt nữa. Không có chánh kiến thế gian, không có tín căn thế gian, không có pháp vô ký. Khi nhập ngày chánh tánh ly sinh thì có thể nói là đã đoạn dứt hết tất cả kiết. Các hàng Dự lưu thì còn tạo tất cả tội ác trừ tội Vô gián. Những kinh Phật nói đều là liễu nghĩa.

Pháp Vô vi gồm có chín thứ:

  1. Trạch diệt.
  2. Phi trạch diệt.
  3. Hư không.
  4. Không vô biên xứ.
  5. Thức vô biên xứ.
  6. Vô sở hữu xứ.
  7. Phi tưởng phi phi tưởng xứ.
  8. Tánh duyên khởi chi.
  9. Tánh Thánh đạo chi.

Tâm tánh vốn tịnh nhưng do khách trần tùy, phiền não vấy nhiễm nên gọi là bất tịnh. Tùy miên không phải là tâm không phải là tâm sở, cũng không có sở pháp duyên. Tùy miên khác với triền, triền khác với tùy miên, nên nói tùy miên không tương ưng với tâm, triền tương ưng với tâm. Quá khứ, vị lai không có thật thể. Tất cả pháp xứ đều không thể biết, cũng không nhận biết số lượng, không thể thấu suốt, hoàn toàn không cái có ở torng đó có của không. Các hàng Dự lưu cũng đắc Tịnh lự. Như thế đó là các tông gốc đồng nghĩa.

Còn bốn bộ thuộc tông ngọn này thì khác nghĩa. Như nói các tướng sai khác của Thánh đế như như là như thế như thế. Có sự hiện quán khác. Có một ít pháp tự tạo tác, một ít pháp do cái khác tão tác một ít pháp do hai bên cùng tạo tác, lại có một ít pháp từ các duyên sinh ra. Có khi cùng một lúc mà hai tâm cùng khởi lên tức đạo và phiền não cùng hiện tiền. Nghiệp và dị thục có khi cùng chuyển trong một lúc, gieo trồng iền nảy mầm. Các sắc căn đại chủng thì có nghĩa biến đổi còn tâm, tâm sở pháp không có nghĩa biến đổi. Tâm thì biến khắp thân thể và tâm lại nương theo cảnh và có thể thu lại hay dản trãi ra đều được. Các việc chấp chặt của các tông ngọn như thế lần hồi có vô lượng các thứ khác nhau. Như bộ Đa văn bộ đồng nghĩa với tông gốc là gọi năm tiếng của Phật là xuất thế giáo: Vô thường, khổ, không, vô ngã, Niếtbàn tịch tịnh. Vì năm thứ tiếng này có thể dẫn đến đạo xuất ly. Còn các tiếng khác của như lai là thế gian giáo. Có bậc A-la-hán còn bị cái kẻ dụ, còn có đều không biết, cũng có cái còn hoài nghi nhờ Nhờ người khác khiến ngộ nhập. Đạo nhân tiếng mà chứng đắc. Còn các cái chấp khác thì phần lớn đều đồng với Thuyết nhất thiết hữu bộ.

Còn Thuyết giả bộ đồng nghĩa với tông gốc là cho khổ chẳng phải là uẩn, mười hai xứ không phải chân thật. Các hành đối đãi nhau sẽ lần lượt hòa hợp nhau lại. Giả gọi là Khổ. Không có lực tạo tác ra không có chết phi thời. Nghiệp đã gây ra trước đây thì nghiệp sẽ tăng trưởng làm nhân có Dị thục. Quả có thay đổi do phước cho nên được Thánh đạo. Đạo không thể tu đạo cũng không thể hoại diệt. Còn các nghĩa khác thì phần lớn đều đồng với sự chấp của Đại chúng bộ.

Về Chế đa sơn bộ, Tây sơn trụ bộ, Bắc sơn trụ bộ, ba bộ này đồng nghĩa với tông gốc. Cho rằng các Bồ-tát không thoát khỏi đường ác Đối với tháp Phật mà tạo nghiệp cúng dường thì không được đại quả. Có bậc A-la-hán còn bị kẻ khác dụ. Với năm việc này và các nghĩa môn khác, chỗ chấp phần lớn đều giống Đại chúng bộ.

Về Thuyết nhất thiết hữu bộ thì đồng nghĩa với tông gốc, gọi Nhất thiết hữu bộ là các thứ “Có” kia đều thuộc về hai thứ: Danh, sắc. Còn thể của quá khứ vị lai là thật có. Tất cả pháp xứ đều có thể biết được, nhận thức được cũng là cái và thấu suốt được. Các tướng sinh, lão, trụ, vô thường thì thuộc tâm bất tương ưng hành uẩn. Có ba thứ việc hữu vi, việc vô vi, cũng có ba thứ, ba thứ hữu vi khác nhau và có thật thể riêng, ba đế là hữu vi, một đế là vô vi, bốn Thánh đế dần dần hiện quán. Nương ngày Không và Vô nguyện là hai thứ Tam-ma-địa đều có thể nhập ngày Chánh tánh ly sinh. Hạnh tư duy ở cõi Dục cũng nhập ngày Chánh tánh ly sinh. Nếu đã nhập được ngày Chánh tánh ly sinh thì khoảng mười lăm tâm gọi là Hạnh hướng, còn tâm thứ mười sáu gọi là Trụ quả. Pháp thế đệ nhất, một tâm ba phẩm. Pháp thế đệ nhất thì quyết định không còn bị lui sụt. Bậc Dự lưu không có nghĩa lui sụt, bậc các A-la-hán lại có nghĩa lui sụt. Không phải A-la-hán đều được trí vô sinh. Hàng phàm phu có thể đoạn dứt được tham dục và sân khuể. Các ngoại đạo cũng có thể chứng được năm thông, cũng có kẻ hàng trời trụ ngày Phạm hạnh, thì có thể đạt giác chi trong được bảy đẳng chí, chứ không phải các đẳng chí khác. Tất cả tĩnh lự đều thuộc niệm trụ. Không nương ngày tĩnh lự mà được Chánh tánh ly sinh thì cũng chứng được quả Ala-hán. Nếu nương ngày thân ở cõi Sắc hay cõi Vô sắc thì dù có chứng được quả A-la-hán nhưng không thể nhập ngày Chánh tánh ly sinh. Còn nương ngày thân ở cõi Dục thì chẳng những có thể nhập ngày Chánh tánh ly sinh mà cũng có thể chứng được quả A-la-hán.

Người ở -lô Bắc Câu châu không lìa nhiễm bậc Thánh không sinh ngày cõi ấy và cõi trời Vô tưởng. Về bốn quả Sa-môn không phải do định dần dần mà được. Nếu trước đã nhập ngày Chánh Tánh Ly Sinh rồi, thì nương ngày đạo Thế tục cũng có người chứng được quả Nhất lai và Bất hoàn. Có thể nói Tứ niệm trụ bao gồm tất cả pháp. Tất cả tùy miên đều là tâm sở, cùng tương ưng với tâm và cảnh sở duyên. Tất cả tùy miên đều thuộc về triền mà không phải tất cả triền đều thuộc tùy miên. Tánh của chi duyên khởi chi nhất định là hữu vi, cũng có chi duyên khởi chuyển đổi tùy A-la-hán và có A-la-hán tăng trưởng phước nghiệp. Chỉ ở cõi Dục và Sắc nhất định có trung hữu. Nhãn… năm thức thân có thứ nhiễm và lìa nhiễm, nhưng nếu kể về tự tướng thì không có phân biệt. Pháp tâm, tâm sở thì thể của mỗi thứ là thật có. Còn tâm và tâm sở thì nhất định là có sở duyên. Tự tánh không tương ưng với tự tánh. Tâm không tương ưng với tâm. Có chánh kiến thế gian, có tín căn thế gian, có pháp vô ký. Các bậc A-la-hán cũng có pháp phi học và phi vô học. Các A-la-hán thì đều đắc tĩnh lự, nhưng không phải đều có thể khởi tịnh lự hiện tiền. Có bậc A-la-hán cũng bị nghiệp cũ. Có các phàm phu trụ ngày thiện tâm khi chết, nhưng ở vị Đẳng dẫn thì chắc chắn là không có mạng chung. Sự giải thoát của Phật và hàng Nhị thừa không có gì khác, nhưng ba thừa Thánh đạo thì đều có sai khác. Từ bi… của Phật không duyên với loài hữu tình. Vì chấp có loài hữu tình không được giải thoát nên nói là Bồ-tát, cũng như là phàm phu nếu chưa dứt hết các kiết, nếu chưa dứt mà đã nhập ngày Chánh tánh ly sinh thì ở địa vị phàm phu vẫn chưa gọi là siêu thoát. Loài hữu tình chỉ căn cứ ngày cái hiện có mà chấp nhận sự tiếp nối giả lập. Nói tất cả hành đều diệt mất từng sát-na. Nhất định không có mảy may pháp nào có thể từ đời trước chuyển đến đời sau. Chỉ có Bổ-đặc-già-la thế tục nói là có chuyển dời. Vì ngay lúc đang sống các nhóm hành này đều diệt mất không còn mà các uẩn không chuyển biến. Có thứ tĩnh lự xuất thế thì tâm cũng có vô lậu. Có thiện tức là nhân người ở trong vị đẳng dẫn không phát ra lời nói tám chi Thánh đạo là chánh pháp luân, không phải lời nói nào của Như Lai cũng đều là chuyển pháp luân. Không phải Đức Phật dùng một âm mà nói tất cả pháp. Đức Thế Tôn cũng có những lời nói không như nghĩa. Các kinh do Phật nói không phải tất cả đều là liễu nghĩa. Phật tự nói cũng có kinh Bất liễu nghĩa. Các thứ như thế đều gọi là đồng nghĩa, tông ngọn khác nghĩa, chủng loại của chúng rất nhiều.

Về Tuyết sơn bộ với đồng nghĩa tông gốc thì bảo rằng: Các Bồ-tát cũng là phàm phu. Khi Bồ-tát nhập ngày thai mẹ thì không khởi tham ái. Không có ngoại đạo mà nào chứng được năm thông, cũng không có việc hàng trời trụ ngày phạm hạnh. Có bậc A-la-hán còn bị các kẻ khác dẫn dụ, cũng có cái không biết, cũng có chỗ còn do dự. Nhờ người khác khiến ngộ nhập. Đạo nhân có tiếng mà chứng đắc. Còn các chỗ chấp khác thì nói giống với Thuyết nhất thiết hữu bộ.

Về Độc tử bộ với đồng nghĩa tông gốc thì bảo rằng Bổ-đặc-già-la không phải tức uẩn hay ly uẩn, căn cứ ngày uẩn, xứ, giới mà giả đặt thành tên. Các hành cũng có lúc tạm dừng, cũng có diệt mất trong từng sát-na. Các pháp nếu lìa Bổ-đặc-già-la thì không thể từ đời trước mà chuyển đến đời sau. Nương ngày Bổ-đặc-già-la thì có thể nói là có đổi dời. Cũng có ngoại đạo chứng dược năm thông. Về năm thức thì không nhiễm mà cũng không phải lìa nhiễm. Nếu đoạn các phiền não ở cõi Dục mà tu việc đoạn trừ các kết thì gọi là ly dục, không phải do kiến đạo dứt trừ, tức Danh tướng nhẫn pháp thế đệ nhất gọi là hay nhập Chánh tánh ly sinh. Nếu đã nhập Chánh tánh ly sinh rồi thì trong khoảng mười hai tâm phải gọi là hạnh hướng. Còn tâm thứ mười ba thì gọi là trụ quả, có nhiều nghĩa sai khác như thế. Nhân giải thích một bài tụng mà chấp các nghĩa không đồng nhau. Nên từ bộ này chia ra làm bốn bộ mới là Pháp thượng bộ, Hiền bộ, Chánh lượng bộ, Mật lâm sơn bộ. Bài tụng được giải thích rằng:

Đã giải thoát còn đọa
Đọa do tham trở lại
Được niềm vui an ổn
Tùy vui được thực vui.

Về Bộ hóa địa với đồng nghĩa tông gốc bảo rằng: Có quá khứ vị lai mà không có hiện tại. Vô vi là thật có, đối với bốn Thánh Đế cùng hiện quán một lúc, khi thấy được khổ đế thì sẽ thấy được các Đế khác, cần phải thấy rõ rồi thì mới có thể thấy như thế. Tùy miên không phải là tâm cũng không phải là tâm sở, cũng không sở duyên. Tùy miên khác với triền, vì tự tánh của tùy miên không tương ưng với tâm, còn tự tánh của triền thì tương ưng với tâm. Kẻ phàm phu không thể đoạn dứt được dục tham và sân khuể, không có việc ngoại đạo chứng được năm thông, cũng không có việc hàng trời trụ ngày phạm hạnh. Nhất định không có trung hữu. Không có việc A-la-hán tăng trưởng phước nghiệp. Về năm thức thân có nhiễm mà cũng có lìa nhiễm. Còn sáu thức đều tương ưng với tầm từ. Cũng có Tề thủ Bổ-đặc-già-la. Có chánh kiến thế gian mà không có tín căn thế gian. Không có xuất thế tĩnh lự xuất thế cũng không có tầm từ vô lậu. Thiện không phải là nhân của Hữu. Bậc Dự lưu có thoái lui còn bậc A-la-hán nhất định không có thoái lui đạo chi đều thuộc về niệm trụ, về pháp vô vi thì có chín thứ:

  1. Trạch diệt.
  2. Phi trạch diệt.
  3. Hư không.. Bất động.
  4. Thiện pháp chân như.
  5. Bất thiện pháp chân như.
  6. Vô ký pháp chân như.
  7. Đạo chi chân như.
  8. Duyên khởi nhân như.

Ngày thai mẹ là bắt đầu, mạng chung là sau cùng. Các sắc căn đại chủng đều có biến đổi. Pháp tâm. Tâm sở cũng có dời đổi. Trong Tăng có Phật, cho nên cúng thí chư Tăng thì được quả báo lớn, không phải chỉ riêng cúng thí Phật. Phật cùng hàng Nhị thừa đều đồng một đạo, đồng một thuyết giải thoát. Tất cả hành đều diệt mất trong từng sát-na. Nhất định không có mảy may pháp nào từ đời trước chuyển đến đời sau. Tất cả đó là với đồng nghĩa. tông gốc.

Về tông ngọn khác nghĩa thì bảo là thật có quá khứ vị lai, cũng có Trung hữu. Tất cả pháp xứ đều có thể biết được, cũng đều nhận thức được. Nghiệp thật là Tư, không có nghiệp thân ngữ tương ưng với tầm từ. Đại địa kiếp trụ. Tạo nghiệp cúng dường chùa tháp thì được quả báo nhỏ. Tự tánh của Tùy miên luôn ở trong hiện tại các uẩn, xứ, giới cũng luôn ở trong hiện tại. Bộ tông ngọn này nhân giải thích một bài tụng chấp nghĩa có khác, tụng rằng:

Năm pháp quyết hay cột
Các khổ từ đó sinh
Là vô minh tham ái
Năm kiến và các nghiệp.

Về Pháp tạng với đồng nghĩa tông gốc thì bảo rằng: Phật tuy là thuộc ở trong Tăng nhưng chỉ riêng cúng thí Phật thì được quả báo lớn chứ không phải cúng Tăng. Tạo nghiệp cúng dường chùa tháp thì được quả báo rất rộng lớn. Phật cùng hàng Nhị thừa tuy giải thoát là một nhưng Thánh đạo có khác. Không có việc ngoại đạo chứng được năm thông. Thân của bậc A-la-hán đều là vô lậu. Các nghĩa khác phần lớn chấp giống với Đại chúng bộ.

Về Ẩm Quang Bộ với đồng nghĩa tông gốc thì bảo rằng: Nếu pháp nào đã đoạn dứt rồi, đã khắp biết rồi thì không có, còn chưa đoạn dứt, chưa khắp biết thì có. Nếu nghiệp quả đã thuần thục rồi thì không có, nghiệp quả nào chưa thuần thục thì có. Có các hành lấy quá khứ làm nhân mà không có các hành lấy vị lai làm nhân. Tất cả hành đều diệt mất trong từng sát-na. Các pháp Hữu học có quả dị thục. Các nghĩa khác thì phần nhiều chấp giống như Pháp tạng bộ.

Về Kinh lượng bộ với đồng nghĩa tông gốc thì bảo rằng: Có việc các uẩn chuyển từ đời trước chuyển đến đời sau. Lập thuyết đổi tên chứ không lìa Thánh đạo. Có loại uẩn dứt mất hẳn, có loại uẩn ở bên căn, có loại uẩn chỉ một chất vị. Ở vị trí phàm phu cũng có Thánh pháp, chấp rằng có Thắng nghĩa Bổ-đặc-già-la. Còn các chấp khác thì phần lớn đều đồng với Thuyết nhất thiết hữu bộ.
Ngài Tam tạng Pháp sư phiên dịch luận này ngày, bèn muốn thuật lại ý dịch nên nói bài tụng rằng:

Biết rõ các bản phạm
Dịch ra luận Tông luân
Văn suông nghĩa không lầm
Bậc trí nên chăm học.