LUẬN ĐẠI TRÍ ĐỘ
Nguyên tác: Bồ tát Long Thọ
Hán dịch: Pháp sư Cưu Ma La Thập
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh
Hội Văn Hóa Giáo Dục Linh Sơn Đài Bắc Xuất Bản

 

QUYỂN 52

GIẢI THÍCH PHẨM HAI MƯƠI BỐN: HỘI TÔNG

KINH: Bấy giờ Tuệ mạng Phú-lâu-na Di-đa-la-ni-tử bạch Phật rằng: Bạch đức Thế Tôn! Phật trước sai Tu-bồ-đề thuyết Bát-nhã Ba- la-mật cho các Bồ-tát ma-ha-tát, sao nay lại nói Đại thừa?

Tu-bồ-đề bạch Phật rằng: Bạch đức Thế Tôn! Con nói Đại thừa sẽ không xa lìa Bát-nhã Ba-la-mật chăng?

Phật dạy: Tu-bồ-đề, không! Ông nói Đại thừa tùy thuận Bát-nhã bala mật, không lìa Bát-nhã Ba-la-mật. Vì sao? Vì hết thảy pháp lành, pháp trợ đạo, hoặc pháp Thanh-văn, hoặc pháp Bích-chi Phật, hoặc pháp Bồ-đề, hoặc pháp Phật, hết thảy pháp ấy đều nhiếp vào trong Bát-nhã Ba-la-mật.

Tu-bồ-đề bạch Phật rằng: Bạch đức Thế Tôn! Những gì là pháp lành, pháp trợ đạo, pháp Thanh-văn, pháp Bích-chi Phật, pháp Bồ-tát, pháp Phật đều nhiếp vào trong Bát-nhã Ba-la-mật?

Phật bảo Tu-bồ-đề: Đó là Thí Ba-la-mật, Giới Ba-la-mật, Nhẫn Ba-la-mật, Tấn Ba-la-mật, Thiền Ba-la-mật, Bát-nhã Ba-la-mật, Bốn niệm xứ, Bốn chánh cần, Bốn như ý túc, Năm căn, Bảy giác phần, Tám Thánh đạo, không, vô tướng, vô tác, giải thoát môn, Mười lực Phật, Bốn điều không sợ, Bốn trí vô ngại, Đại từ Đại bi, Mười tám pháp không chung, tướng không sai lầm, thường xả hành. Tu-bồ-đề! Cùng các pháp lành khác, pháp trợ đạo, hoặc pháp Thanh-văn, hoặc pháp Bích-chi Phật, hoặc pháp Bồ-tát, hoặc pháp Phật đều nhiếp vào trong Bát-nhã Ba-la-mật.

Tu-bồ-đề! Hoặc Đại thừa, hoặc Bát-nhã Ba-la-mật, Thiền Ba-la- mật, Tấn Ba-la-mật, Nhẫn Ba-la-mật, Giới Ba-la-mật, Thí Ba-la-mật, hoặc sắc, thọ, tưởng, hành, thức, nhãn và sắc, nhãn thức, nhãn xúc, các thọ do nhãn và xúc làm duyên phát sinh, cho đến ý và pháp, ý thức, ý xúc, các thọ do ý và xúc làm duyên phát sinh; địa chủng cho đến thức chủng, Bốn niệm xứ cho đến Tám Thánh đạo phần, không, vô tướng, vô tác, giải thoát môn và các pháp lành hoặc hữu lậu, hoặc vô lậu, hoặc hữu vi, hoặc vô vi, hoặc Khổ đế, Tập đế, Diệt đế, Đạo đế, hoặc cõi Dục, hoặc cõi Sắc, hoặc cõi Vô sắc, hoặc nội không cho đến vô pháp hữu pháp pháp không, các môn Tam-muội, các môn Đà-la-ni, Mười lực Phật cho đến Mười tám pháp không chung, hoặc Phật pháp, hoặc tánh Phật pháp, như như, thật tế, tánh bất khả tư nghì, Niết-bàn, hết thảy các pháp ấy đều không hợp không tán, không sắc, không hình, không đối, chỉ một tướng, đó là vô tướng.

Tu-bồ-đề! Do nhân duyên ấy, nên ông nói Đại thừa tùy thuận Bát- nhã Ba-la-mật. Vì sao? Tu-bồ-đề! Vì Đại thừa không khác Bát-nhã Ba- la-mật, Bát-nhã Ba-la-mật không khác Đại thừa; Bát-nhã Ba-la-mật và Đại thừa không hai không khác. Thí Ba-la-mật không khác Đại thừa, Đại thừa không khác Thí Ba-la-mật; Thí Ba-la-mật và Đại thừa không hai không khác, cho đến Thiền Ba-la-mật cũng như vậy.

Tu-bồ-đề! Bốn niệm xứ không khác Đại thừa, Đại thừa không khác Bốn niệm xứ; Bốn niệm xứ và Đại thừa không hai không khác; cho đến Mười tám pháp không chung không khác Đại thừa, Đại thừa không khác Mười tám pháp không chung; Mười tám pháp không chung và Đại thừa không hai không khác.

Tu-bồ-đề! Do nhân duyên ấy, nên ông nói Đại thừa tức là nói Bát- nhã Ba-la-mật.

LUẬN: Luận giả nói: Phú-lâu-na tuy tự mình không nghi, chỉ vì kẻ tân học độn căn không hiểu nghĩa một mà tên gọi khác, nên đặt câu hỏi. Tu-bồ-đề liền đem việc ấy bạch Phật: Phật pháp thậm thâm, điều con nói sẽ không có lỗi chăng? Phật đáp: Ông nói Đại thừa tùy thuận Bát- nhã, không có sai trái. Nghĩa là lúc đầu đã luận rồi, nay Phật dạy cho nhân duyên tùy thuận; đó là hết thảy pháp lành thuộc ba thừa, đều tụ hợp vào trong Bát-nhã Ba-la-mật. Vì cớ sao? Vì hết thảy pháp lành của ba thừa đều vì Niết-bàn. Cửa vào Niết-bàn có ba: Hết thảy pháp đều vào cửa không, cửa vô tướng, vô tác. Như trì giới hay sinh thiền định, thiền định hay sinh thật trí tuệ, vì không nhiễm trước thế gian.

Những gì là pháp trợ đạo của ba thừa nhiếp ở trong Bát-nhã? Đó là Sáu Ba-la-mật, Ba mươi bảy phẩm, Ba cửa giải thoát, Mười lực Phật, Bốn việc không sợ, Bốn trí vô ngại, Đại từ Đại bi, Mười tám pháp không chung, tướng không sai lầm, thường xả hành. Trong đó Ba mươi bảy phẩm, Ba cửa giải thoát, là pháp chung của ba thừa, Sáu Ba-la-mật là pháp của Bồ-tát, Mười lực cho đến thường xả hành là pháp của Phật.

Có người nói: Sáu Ba-la-mật có đầy đủ, không có đầy đủ. Không đầy đủ là pháp chung cả hai thừa, đầyđủ là pháp riêng của Bồ-tát.

Lại nữa, Đại thừa không, Bát-nhã Ba-la-mật cũng không, nghĩa không là một. Tu-bồ-đề tùy thuận không lầm, như Bát-nhã Ba-la-mật không, năm Ba-la-mật cho đến như như, pháp tánh, thật tế, tánh bất khả tư nghì, Niết-bàn, cũng như vậy.

Lại nữa, từ Bát-nhã Ba-la-mật cho đến Niết-bàn, đều là không hợp, không tán, không sắc, không hình, không đối chỉ một tướng, đó là vô tướng. Vì đồng tướng nên nói Đại thừa là Bát-nhã Ba-la-mật, Đại thừa và Bát-nhã không hai không khác vậy.

 

GIẢI THÍCH PHẨM HAI MƯƠI LĂM: MƯỜI VÔ

KINH: Tuệ mạng Tu-bồ-đề bạch Phật rằng: Bạch đức Thế Tôn! Bồ-tát ma-ha-tát, đời trước không thể có được, đời sau không thể có được, đời giữa không thể có được. Vì sắc vô biên nên biết Bồ-tát ma- ha-tát cũng vô biên; vì thọ, tưởng, hành, thức vô biên, nên biết Bồ-tát ma-ha-tát cũng vô biên. Sắc là Bồ-tát ma-ha-tát cũng không thể có được; thọ, tưởng, hành, thức là Bồ-tát ma-ha-tát là cũng không thể có được. Như vậy, bạch Thế Tôn! Nơi hết thảy chủng, hết thảy chỗ, tìm Bồ-tát không thể có được. Bạch Thế tôn! Con sẽ dạy Bát-nhã Ba-la- mật cho những Bồ-tát như thế nào? Bạch Thế Tôn! Bồ-tát ma-ha-tát chỉ có danh tự, như nói danh tự ngã, ngã rốt ráo chẳng sinh; giống như ngã, các pháp cũng như vậy, không có tự tánh.

Những sắc gì rốt ráo không sinh, những thọ. tưởng, hành, thức gì rốt ráo không sinh? Bạch Thế Tôn! Rốt ráo không sinh không gọi là sắc, rốt ráo không sinh không gọi là thọ, tưởng, hành, thức. Bạch Thế Tôn! Nếu pháp rốt ráo không sinh, nên dạy đó là Bát-nhã Ba-la-mật ư? Lìa rốt ráo không sinh cũng không có Bồ-tát tu hành Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác. Nếu Bồ-tát nghe nói lời này mà tâm không chìm đắm, không ưu hối, không kinh, không hãi, không sợ, nên biết Bồ-tát ma-ha-tát như vậy, có thể tu hành Bát-nhã Ba-la-mật.

Xá-lợi-phất hỏi Tu-bồ-đề: Do nhân duyên gì nên nói Bồ-tát ma- ha-tát đời trước không thể có được, đời sau không thể có được, đời giữa không thể có được?

Tu-bồ-đề! Do nhân duyên gì mà nói sắc vô biên, nên biết Bồ-tát cũng vô biên? Thọ, tưởng, hành, thức vô biên, nên biết Bồ-tát cũng vô biên?

Tu-bồ-đề! Do nhân duyên gì mà nói sắc là Bồ-tát cũng không thể có được? Thọ, tưởng, hành, thức là Bồ-tát cũng không thể có được?

Tu-bồ-đề! Do nhân duyên gì mà nói nơi hết thảy chủng, hết thảy chỗ tìm Bồ-tát không thể có được, nên dạy Bát-nhã Ba-la-mật cho những Bồ-tát như thế nào?

Tu-bồ-đề! Do nhân duyên gì mà nói Bồ-tát chỉ có danh tự?

Tu-bồ-đề! Do nhân duyên gì mà nói như danh tự ngã, ngã rốt ráo không sinh, như ngã, các pháp cũng như vậy, đều không có tự tánh?

Tu-bồ-đề! Những sắc gì rốt ráo không sinh? Những thọ, tưởng, hành, thức gì rốt ráo không sinh?

Tu-bồ-đề! Do nhân duyên gì mà nói rốt ráo không sinh không gọi là sắc; rốt ráo không sinh không gọi là thọ, tưởng, hành, thức?

Tu-bồ-đề! Do nhân duyên gì nên nói nếu pháp rốt ráo không sinh, thì nên dạy Bát-nhã Ba-la-mật ấy chăng?

Tu-bồ-đề! Do nhân duyên gì mà nói, lìa rốt ráo không sinh thì cũng không có Bồ-tát tu hành Vô thượng Chánh đẳng chánh giác?

Tu-bồ-đề! Do nhân duyên gì mà nói, nếu Bồ-tát nghe lời nói ấy mà tâm không chìm đắm, không ưu hối, không kinh, không hãi, không sợ, và nếu tu hành được như vậy, thì ấy gọi là Bồ-tát ma-ha-tát tu hành Bát-nhã Ba-la-mật?

Bấy giờ, Tu-bồ-đề trả lời Xá-lợi-phất rằng: Vì chúng sinh không có nên Bồ-tát đời trước không thể có được, vì chúng sinh không, nên Bồ-tát đời trước không thể có được; vì chúng sinh lìa, nên Bồ-tát đời trước không thể có được.

Xá-lợi-phất! Vì sắc không có nên đời trước không thể có được; vì thọ, tưởng, hành, thức không có nên Bồ-tát đời trước không thể có được; vì sắc không nên Bồ-tát đời trước không thể có được; vì thọ, tưởng, hành, thức không nên Bồ-tát đời trước không thể có được; vì sắc lìa nên Bồ-tát đời trước không thể có được; vì thọ, tưởng, hành, thức lìa nên Bồ-tát đời trước không thể có được.

Xá-lợi-phất! Vì sắc tánh không có nên Bồ-tát đời trước không thể có được; vì thọ, tưởng, hành, thức tánh không có nên Bồ-tát đời trước không thể có được.

Xá-lợi-phất! Vì Thí Ba-la-mật không có nên Bồ-tát đời trước không thể có được; vì Giới Ba-la-mật, Nhẫn Ba-la-mật, Tấn Ba-la-mật, Thiền Ba-la-mật, Bát-nhã Ba-la-mật không có nên Bồ-tát đời trước không thể có được. Vì sao? Xá-lợi-phất! Vì trong không, đời trước không thể có được, đời sau không thể có được, đời giữa không thể có được. Không chẳng khác Bồ-tát, Bồ-tát chẳng khác đời trước. Xá-lợi-phất! Không, Bồ-tát, đời trước, các pháp ấy không hai không khác. Do nhân duyên ấy nên Bồ-tát đời trước không thể có được.

Xá-lợi-phất! Vì Thí Ba-la-mật không nên Thí Ba-la-mật lìa, vì Thí Ba-la-mật tánh không có, nên Bồ-tát đời trước không thể có được; vì Giới Ba-la-mật, Nhẫn Ba-la-mật, Tấn Ba-la-mật, Thiền Ba-la-mật, Bát-nhã Ba-la-mật không, nên Bát-nhã Ba-la-mật lìa, vì Bát-nhã Ba-la- mật tánh không có, nên Bồ-tát đời trước không thể có được. Vì cớ sao? Xá-lợi-phất! Trong không, đời trước không thể có được, đời sau không thể có được, đời giữa không thể có được. Không chẳng khác Bồ-tát, Bồ- tát cũng chẳng khác đời trước. Xá-lợi-phất! Không, Bồ-tát, đời trước không hai không khác. Do nhân duyên ấy, Xá-lợi-phất, nên Bồ-tát đời trước không thể có được.

Lại nữa, Xá-lợi-phất! Nội không không có nên Bồ-tát đời trước không thể có được, cho đến vô pháp hữu pháp không không có nên Bồ- tát đời trước không thể có được. Vì nội không không nên nội không lìa, vì nội không tánh không có cho đến vô pháp hữu pháp không, vì không, vì lìa, vì tánh không có nên Bồ-tát đời trước không thể có được. Các nghĩa khác như trên đã nói.

Lại nữa, Xá-lợi-phất! Bốn niệm xứ không có nên Bồ-tát đời trước không thể có được; Bốn niệm xứ vì không, vì lìa, vì tánh không có nên Bồ-tát đời trước không thể có được, cho đến Mười tám pháp không chung không có, nên Bồ-tát đời trước không thể có được; Mười tám pháp không chung, vì không, vì lìa, vì tánh không có, nên Bồ-tát đời trước không thể có được. Các nghĩa khác như trên đã nói. Do nhân duyên ấy, Xá-lợi-phất, nên Bồ-tát đời trước không thể có được.

Lại nữa, Xá-lợi-phất! Hết thảy môn Tam-muội, hết thảy môn Đà- la-ni không có, nên Bồ-tát đời trước không thể có được; môn Tam- muội, môn Đà-la-ni vì không, vì lìa, vì tánh không có, nên Bồ-tát đời trước không thể có được. Các nghĩa khác như trên nói.

Lại nữa, Xá-lợi-phất! Pháp tánh không có, nên Bồ-tát đời trước không thể có được; pháp tánh vì không, vì lìa, vì tánh không có, nên Bồ- tát đời trước không thể có được, các nghĩa khác như trên đã nói.

Lại nữa, Xá-lợi-phất! Như vì không có, vì không, vì lìa, vì tánh không có, vì thật tế không có, vì không, vì lìa, vì tánh không có, nên tánh bất khả tư nghì không có; vì không, vì lìa, vì tánh không có, nên Bồ-tát đời trước không thể có được. Các nghĩa khác như trên nói.

Lại nữa, Xá-lợi-phất! Vì Thanh-văn không có, nên Bồ-tát đời trước không thể có được; Thanh-văn vì không, vì lìa, vì tánh không có nên Bồ-tát đời trước không thể có được; Bích-chi Phật vì không có, vì không, vì lìa, vì tánh không có, nên Bồ-tát đời trước không thể có được; Phật vì không có, vì không, vì lìa, vì tánh không có nên Bồ-tát đời trước không thể có được; Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác vì không có, cho đến vì tánh không có nên Bồ-tát đời trước không thể có được.

Lại nữa, Trí nhất thiết chủng vì không có cho đến vì tánh không có, nên Bồ-tát đời trước không thể có được. Vì sao? Xá-lợi-phất! Vì không, đời trước không thể có được, đời sau không thể có được, đời giữa không thể có được, nên Bồ-tát đời sau không thể có được. Xá-lợi-phất! Không chẳng khác Bồ-tát, cũng chẳng khác đời trước; không, Bồ-tát, đời trước, các pháp ấy không hai không khác. Do nhân duyên ấy, Xá-lợi-phất, nên Bồ-tát đời trước không thể có được; đời sau, đời giữa cũng như vậy.

LUẬN: Hỏi: Trước đã nói Bồ-tát, danh tự Bồ-tát không thể có được, thì vì ai để nói Bát-nhã Ba-la-mật? Sao nay còn nói lại?

Đáp: Không nên hỏi câu ấy. Vì Tu-bồ-đề tu không hạnh đệ nhất, thường ưa nói không, nếu có nói, thì cũng thường đem không môn để lợi ích chúng sinh.

Lại nữa, trên mới lược nói, trong đây lấy mười thứ để phân biệt rộng nghĩa Bồ-tát không thể có được. Hành giả nếu quán các pháp không, tùy thuận, vô tướng, vô tác, vì tâm vô tác nên không muốn có tác vi, như vậy còn không thể tự làm lợi ích cho mình, huống gì làm lợi ích cho người! Nếu người ở vào tâm hữu ngã thì có thể phân biệt các pháp tướng lành và chẳng lành, nhóm các pháp lành, bỏ các pháp chẳng lành. Nay Phật dạy trong Bát-nhã Ba-la-mật không nên có tâm chấp ngã, không nên phân biệt các pháp, chỉ tu hành các thiện, việc ấy rất khó. Hành giả nghĩ rằng: Nếu không có ngã, thì ai tu điều thiện? Nghĩ rằng: Trước có ngã, nay vì Bát-nhã Ba-la-mật nên không có, nên sinh tâm lo buồn. Vì thế nên Tu-bồ-đề nói lại: Ngã từ xưa lại đây không có chứ chẳng phải trước có nay không. Hành giả biết như vậy xưa nay tự không có, nay không mất gì, cho nên không lo sợ; ví như cây lớn rễ sâu, không thể chặt một nhát mà đứt, phải dùng sức chặt nhiều búa mới đứt được. Bồ-tát cũng như vậy, không thể nói một lần mà được, vì vậy nên phải phân biệt rộng.

Tu-bồ-đề khi hỏi Phật, nghĩ rằng: Nếu quyết định có Bồ-tát thì ba đời đều có, nay trong đời trước không có Bồ-tát, vì sao? Vì đời trước không có bắt đầu, đời vị lai cũng như vậy, vì chưa có nhân duyên. Trước sau đối đãi mới có trung gian, nếu không có trước sau thì không có trung gian. Nếu cho năm uẩn là Bồ-tát thì năm uẩn không biên giới đủ thứ nhân duyên như trước đã nói. Vì năm uẩn rốt ráo không, nên vô lượng vô biên; vì vô lượng vô biên nên đồng là pháp vô vi. Nếu Bồ-tát vô biên, việc ấy không đúng. Do nhân duyên ấy nên Bồ-tát không thể có được, sẽ thuyết cho ai? Trong tất cả chỗ, tất cả chủng, tất cả thời tìm Bồ-tát không thể có được, sẽ thuyết cho ai? Như ngã rốt ráo không sinh rỗng không, không có gì, năm uẩn cũng như vậy, rốt ráo không sinh rỗng không có gì; đã không có chúng sinh và pháp năm uẩn, làm sao có Bồ-tát?

Hỏi: Chúng sinh và năm uẩn rốt ráo không sinh, người hiểu được pháp ấy tức là Bồ-tát sao?

Đáp: Rốt ráo không sinh, không gọi là sắc, không gọi là thọ, tưởng, hành, thức. Vì sao? Vì năm uẩn là tướng sinh, trong rốt ráo không sinh không có tướng tự phân biệt ấy. Năm uẩn rốt ráo không sinh thì không thể đem ra giáo hóa; xa lìa rốt ráo không sinh, cũng không có Bồ-tát hành đạo, vậy sẽ dạy ai? Bồ-tát nghe như vậy, không sợ, không hãi, ấy là có thể tu hành Bồ-tát đạo.

Hỏi: Ngã với Bồ-tát là một vật, cớ sao lấy ngã ví dụ Bồ-tát?

Đáp: Trong Bát-nhã Ba-la-mật, hết thảy pháp đều không, đối với kẻ sơ học không tiện vì họ nói không, nên trước tiên phải phân biệt tội phước, bỏ tội tu phước. Phước đức, quả báo của phước đức vô thường; vô thường nên sinh khổ, thế nên bỏ phước, nhàm chán thế gian, cầu đạo vào Niết-bàn.

Bấy giờ, nên suy nghĩ rằng: Nhân nơi ngã nên sinh các phiền não, ngã ấy ở trong sáu thức tìm không thể có được, chỉ do điên đảo nên chấp ngã, thế nên hiểu lý vô ngã dễ, dễ nên có thể lãnh thọ giáo hóa. Nếu nói sắc không, thì khó hiểu, tuy tai nghe nói không, mắt thường thấy thật có, thế nên trước phá cái ngã đối với tội ác sau mới phá tất cả pháp. Tất cả những Phật tử đắc đạo tự biết tự chứng vô ngã, người chưa đắc đạo thì tin các pháp không, chẳng thể như tin vô ngã; thế nên lấy vô ngã để ví dụ.

Trong đây Tu-bồ-đề nói hết thảy pháp không, suy đến không có Bồ-tát, nên dùng vô ngã để ví dụ, lấy nhỏ ví dụ lớn, như lấy đường phèn ví dụ cam lồ.

Hỏi: Xá-lợi-phất đã biết nghĩa không, vô ngã, cớ gì còn mỗi việc mỗi hỏi?

Đáp: Tu-bồ-đề là thuộc hàng Thanh-văn, đức không bằng Bồ-tát mà ở trước Phật nói Bát-nhã thâm sâu, thì tâm hàng Bồ-tát mới học sinh nghi. Trên kia Phật khen tuy ông nói về Đại thừa tùy thuận Bát-nhã, vẫn cho là Phật muốn thuận theo Tu-bồ-đề. Xá-lợi-phất muốn dứt cái nghi ấy, nên hỏi.

Lại nữa, Phật muốn cùng Tu-bồ-đề nói Bát-nhã cho đến rốt ráo, nên Xá-lợi-phất mỗi việc mỗi hỏi khiến Tu-bồ-đề khéo phân biệt thâm nghĩa, khiến mọi người kính tin. Vì vậy nên hỏi trong quá khứ Bồ-tát không thể có được, cho đến vẫn không sợ không hãi. Tu-bồ-đề đáp nghĩa: Ngã, chúng sinh, người chính là một vật, nhưng khi chưa đắc đạo gọi là phàm phu, khi mới vào đạo cho đến A-la-hán gọi là người Thanh- văn, khi quán pháp nhân duyên ngộ lý không, chưa sâu, ít thương xót chúng sinh, gọi là người Bích-chi Phật, khi sâu vào pháp không, hành Sáu Ba-la-mật, Đại từ Đại bi, gọi là Bồ-tát. Vì công đức khác nhau nên tên gọi cũng khác. Như ngã, chúng sinh, người là một, mà do mắt thấy việc nên gọi là người ấy, ý biết được nên gọi là người biết, thọ khổ vui nên gọi là người thọ. Ngã, chúng sinh, người trước đã nói do các nhân duyên không có nên Bồ-tát cũng phải không có. Thế nên Tu-bồ-đề nói với Xá-lợi-phất: Vì chúng sinh không có nên trong ba đời không có Bồ- tát.

Hỏi: Do năm uẩn hòa hợp có Bồ-tát, vậy Bồ-tát lẽ phải không có, còn năm uẩn lẽ phải có?

Đáp: Vì phá việc ấy nên nói không có chúng sinh, không có ngã; không có ngã thì năm uẩn không thuộc về đâu; không thuộc về đâu nên không, vì không nên không có Bồ-tát.

Hỏi: Nếu năm uẩn không, không tức là Bồ-tát?

Đáp: Năm uẩn không cũng chẳng phải Bồ-tát. Không, không có gì nên không có phân biệt. Năm uẩn lìa, năm uẩn vô tánh cũng không có Bồ-tát, nếu nói không có Bồ-tát thì ba đời đều không có. Quán các pháp thế gian năm uẩn v.v… và quán đạo pháp Sáu Ba-la-mật v.v… ấy gọi là Bồ-tát. Vì pháp ấy không nên Bồ-tát cũng không. Trong đây Phật tử nói nhân duyên về các pháp không không khác Bồ-tát, Bồ-tát không khác các pháp không. Bồ-tát không và ba đời không không hai không khác, từ pháp sáu Ba-la-mật cho đến Trí nhất thiết chủng, tu theo pháp ấy nên gọi là Bồ-tát. Vì các pháp ấy không, nên Bồ-tát cũng không. Pháp không này Thanh-văn, Bích-chi Phật chứng nhập không ấy gọi là Thanh-văn, Bích-chi Phật, Thanh-văn, Bích-chi Phật chứng nhập nhân không, Bồ-tát cũng như vậy.

KINH: Như Xá-lợi-phất nói, vì sắc vô biên nên biết Bồ-tát cũng vô biên; thọ, tưởng, hành, thức vô biên, nên biết Bồ-tát cũng vô biên.

Xá-lợi-phất! Sắc như hư không; thọ, tưởng, hành, thức như hư không. Vì sao? Xá-lợi-phất! Ví như hư không biên tế không thể có được, trung gian không thể có được, không có biên tế, không có trung gian, nên chỉ gọi là hư không. Như vậy, Xá-lợi-phất! Sắc biên tế không thể có được, trung gian không thể có được, vì sắc ấy không; trong không cũng không có biên tế, cũng không có trung gian; thọ, tưởng, hành, thức biên tế không thể có được, trung gian không thể có được, vì thức ấy không, trong không, không có biên tế, không có trung gian. Do nhân duyên ấy, nên Xá-lợi-phất, Sắc không biên tế nên biết Bồ-tát cũng không có biên tế; thọ, tưởng, hành, thức không có biên tế, nên biết Bồ-tát cũng không có biên tế, cho đến Mười tám pháp không chung như vậy.

Như Xá-lợi-phất nói: Sắc là Bồ-tát, ấy cũng không thể có được; thọ, tưởng, hành, thức là Bồ-tát cũng không thể có được. Xá-lợi-phất! Sắc, tướng sắc không, thọ, tưởng, hành, thức, tướng… thức không. Thí Ba-la-mật, tướng Thí Ba-la-mật không, cho đến Bát-nhã Ba-la-mật cũng như vậy.

Nội không, tướng nội không cũng không, cho đến vô pháp hữu pháp không, tướng vô pháp hữu pháp không cũng không, Bốn niệm xứ, tướng Bốn niệm xứ không, cho đến Mười tám pháp không chung, tướng Mười tám pháp không chung không. Như như, pháp tánh, thật tế, tánh bất khả tư nghì, tánh tướng bất khả tư nghì không; môn Tam-muội, tướng môn Tam-muội không; môn Đà-la-ni, tướng môn Đà-la-ni không; Nhất thiết trí, tướng Nhất thiết trí không; Đạo chủng trí, tướng Đạo chủng trí không; Trí nhất thiết chủng, tướng Trí nhất thiết chủng không.

Thanh-văn thừa, tướng Thanh-văn thừa không; Bích-chi Phật thừa, tướng Bích-chi Phật thừa không; Phật thừa, tướng Phật thừa không; người Thanh-văn, tướng người Thanh-văn không; Bích-chi Phật, tướng Bích-chi Phật không; Phật, tướng Phật không. Trong không, sắc không thể có được; thọ, tưởng, hành, thức không thể có được. Do nhân duyên ấy, nên Xá-lợi-phất, Sắc là Bồ-tát cũng không thể có được; thọ, tưởng, hành, thức là Bồ-tát cũng không thể có được. Như Xá-lợi-phất nói do nhân duyên gì nơi tất cả chủng, tất cả xứ, tìm Bồ-tát không thể có được, thì sẽ dạy Bồ-tát nào về Bát-nhã Ba-la-mật!

Xá-lợi-phất! Sắc không thể có được trong sắc, sắc không thể có được trong thọ; thọ không thể có được trong thọ, thọ không thể có được trong sắc; thọ không thể có được trong tưởng, tưởng không thể có được trong tưởng; tưởng không thể có được trong sắc, thọ; tưởng không thể có được trong hành; hành không thể có được trong hành; hành không thể có được trong sắc, thọ, tưởng, hành không thể có được trong thức, thức không thể có được trong thức; thức không thể có được trong sắc, thọ, tưởng, hành.

Xá-lợi-phất! Mắt không thể có được trong mắt, mắt không thể có được trong tai; tai không thể có được trong tai, tai không thể có được trong mắt; tai không thể có được trong mũi, mũi không thể có được trong mũi, mũi không thể có được trong mắt; tai, mũi không thể có được trong lưỡi; lưỡi không thể có được trong lưỡi, lưỡi khôg thể có được trong mắt, tai, mũi; lưỡi không thể có được trong thân; thân không thể có được trong thân, thân không thể có được trong mắt, tai, mũi, lưỡi; thân không thể có được trong ý; ý không thể có được trong ý, ý không thể có được trong mắt, tai, mũi, lưỡi, thân. Sáu nhập, sáu thức, sáu xúc; thọ do sáu xúc làm nhân duyên sinh cũng như vậy.

Thí Ba-la-mật cho đến Bát-nhã Ba-la-mật, nội không cho đến vô pháp hữu pháp không, Bốn niệm xứ, cho đến Mười tám pháp không chung, hết thảy môn Tam-muội, hết môn Đà-la-ni, tánh pháp cho đến Bích-chi Phật pháp, Sơ địa cho đến Thập địa, Nhất thiết trí, Đạo chủng trí, Trí nhất thiết chủng cũng như vậy. Tu-đà-hoàn cho đến A-la-hán, Bích-chi Phật, Bồ-tát, Phật cũng như vậy.

Bồ-tát không thể có được trong Bồ-tát, Bồ-tát không thể có được trong Bát-nhã Ba-la-mật; Bát-nhã Ba-la-mật không thể có được trong Bát-nhã Ba-la-mật; Bát-nhã Ba-la-mật không thể có được trong Bồ-tát. Trong Bát-nhã Ba-la-mật, giáo hóa là vô sở hữu không thể có được trong giáo hóa; giáo hóa là vô sở hữu, không thể có được trong giáo hóa, Bồ-tát và Bát-nhã Ba-la-mật là vô sở hữu, không thể có được.

Như vậy, Xá-lợi-phất! Hết thảy pháp là vô sở hữu không thể có được. Do nhân duyên ấy nên nơi hết thảy chủng, hết thảy xứ tìm Bồ-tát không thể có được, nên dạy Bồ-tát nào về Bát-nhã Ba-la-mật?

Như Xá-lợi-phất nói: Do nhân duyên gì nên nói Bồ-tát ma-ha-tát chỉ có giả danh? Xá-lợi-phất! Sắc là giả danh; thọ, tưởng, hành, thức là giả danh. Tên sắc chẳng phải sắc; tên thọ, tưởng, hành, thức là giả danh. Tên sắc chẳng phải sắc; tên thọ, tưởng, hành, thức chẳng phải thức. Vì sao? Vì tên, tướng tên không, nếu không thì chẳng phải Bồ-tát. Do nhân duyên ấy, nên Xá-lợi-phất, Bồ-tát chỉ có giả danh.

Lại nữa, Xá-lợi-phất! Thí Ba-la-mật chỉ có danh tự, trong danh tự chẳng phải có Thí Ba-la-mật, trong Thí Ba-la-mật chẳng phải có danh tự. Do nhân duyên ấy nên Bồ-tát chỉ có giả danh; Giới Ba-la-mật, Nhẫn Ba-la-mật, Tấn Ba-la-mật Thiền Ba-la-mật, Bát-nhã Ba-la-mật chỉ có giả danh. Trong danh tự không có Bát-nhã Ba-la-mật, trong Bát-nhã Ba-la-mật không có danh tự. Do nhân duyên ấy, nên Bồ-tát chỉ có giả danh.

Xá-lợi-phất! Nội không chỉ có danh tự, cho đến vô pháp hữu pháp không chỉ có danh tự; trong danh tự không có nội không, trong nội không không có danh tự. Vì sao? Vì danh tự và nội không đều không thể có được, cho đến vô pháp hữu pháp không cũng như vậy. Do nhân duyên ấy, nên Xá-lợi-phất, Bồ-tát chỉ có giả danh.

Xá-lợi-phất! Bốn niệm xứ chỉ có danh tự, cho đến Mười tám pháp không chung chỉ có danh tự, hết thảy môn Tam-muội, hết môn Đà-la- ni, cho đến Trí nhất thiết chủng cũng như vậy. Do nhân duyên ấy, nên Xá-lợi-phất, tôi nói Bồ-tát chỉ có giả danh.

Như Xá-lợi-phất nói: Do nhân duyên gì nên nói danh tự ngã rốt ráo không sinh? Xá-lợi-phất! Ngã rốt ráo không thể có được, làm sao có sinh, cho đến kẻ biết, kẻ thấy rốt ráo không thể có được, làm sao có sinh? Xá-lợi-phất! Sắc rốt ráo không thể có được, làm sao có sinh; thọ, tưởng, hành, thức rốt ráo không thể có được, làm sao có sinh? Mắt rốt ráo không thể có được cho đến ý và thọ do xúc làm nhân duyên sinh rốt ráo không thể có được, làm sao có sinh? Thí Ba-la-mật rốt ráo không thể có được, cho đến Bát-nhã Ba-la-mật rốt ráo không thể có được, làm sao có sinh? Nội không rốt ráo không thể có được,cho đến vô pháp hữu pháp không, rốt ráo không thể có được, làm sao có sinh?

Bốn niệm xứ rốt ráo không thể có được, cho đến Mười tám pháp không chung rốt ráo không thể có được, làm sao có sinh? Các môn Tam- muội, các môn Đà-la-ni rốt ráo không thể có được, làm sao có sinh? Thanh-văn cho đến Phật rốt ráo không thể có được, làm sao sinh?

Do nhân duyên ấy, nên Xá-lợi-phất, tôi nói như danh tự ngã, ngã cũng rốt ráo không sinh.

LUẬN: Hỏi: Tâm, tâm số pháp vô hình, không thể thấy, nên có thể vô biên, còn sắc có hình, có thể thấy, làm sao vô biên?

Đáp: Không chỗ nào không có sắc, không thể trù lượng nó xa gần nặng nhẹ được. Như Phật dạy: Bốn đại không nơi nào không có, nên gọi là đại, không thể dùng năm thức biết được gìới hạn của nó, không thể dùng cân đấu lường nó nhiều ít nặng nhẹ được, nên nói sắc là vô biên.

Lại nữa, sắc ấy ở thời quá khứ, lúc sơ thủy không thể có được, trong thời vị lai, không có giới hạn kiếp số nhiều như hằng hà sa, sắc sẽ có cùng tận, nên không có ngần mé sau. Ngần mé đầu, ngần mé sau không có, nên đoạn giữa cũng không có.

Lại nữa, ngằn mé là tướng của sắc. Sắc ấy bị phân biệt phá tan nên ngằn mé không thể có được, vì không có bản tướng.

Lại nữa, pháp vô vi chẳng sinh chẳng diệt, nên vô số vô lượng vô biên, do quán pháp không nên quán sắc đều không, cùng với hư không và vô vi đồng tướng. Trong vô số vô lượng vô biên cho đến mảy may vi trần cũng không thể có được, huống gì Bồ-tát? Thế nên nói năm uẩn vô biên, Bồ-tát cũng vô biên. Như sắc vô biên, cho đến Mười tám pháp không chung cũng như vậy, tùy theo tướng mà phân biệt như trước nói. Năm uẩn ấy vô lượng vô biên vô số, nên không được nói sắc là Bồ-tát. Bốn uẩn kia cũng như vậy.

Lại nữa, sắc nếu lìa tâm, tâm số pháp thì như cây cỏ, ngói đá, làm sao gọi là Bồ-tát? Nếu tâm tâm số pháp lìa sắc thì không có chỗ nương dựa, cũng không thể làm được gì, làm sao gọi là Bồ-tát?

Lại nữa, Sáu Ba-la-mật, Mười tám không, Ba mươi bảy phẩm, mười lực, cho đến Mười tám pháp không chung, như như, pháp tánh, thật tế, tánh bất khả tư nghì, ba môn giải thoát, môn Đà-la-ni, các môn Tam-muội, Nhất thiết trí (Tát-bà-nhã), Đạo chủng trí, Trí nhất thiết chủng, ba thừa, người ba thừa, hoặc tu hoặc quán các pháp ấy, gọi là Bồ-tát. Các pháp ấy đều vì tự tướng không nên không, đó là Thí Ba-la- mật, tướng Thí Ba-la-mật không cho đến Phật, tướng Phật không.

Hết thảy xứ là, năm uẩn, mười hai nhập, mười tám giới, cho đến Trí nhất thiết chủng.

Hết thảy chủng là, Mười tám không, Ba môn giải thoát, Bát-nhã Ba-la-mật, quán hoặc thường hoặc vô thường v.v… vào một môn, hai môn, cho đến vô lượng môn v.v… ấy gọi là hết thảy chủng. Nơi xứ và chủng đó tìm cầu Bồ-tát không thể có được.

Lại vì nơi tự pháp không có tự pháp, cũng không có tha pháp, như trong đây nói sắc, không thể có được trong sắc, không thể có được trong thọ; thọ không thế được trong thọ, thọ không thể có được trong sắc, cho đến Bát-nhã Ba-la-mật không thể có được trong Bát-nhã Ba-la-mật, cho đến giáo hóa không thể có được trong giáo hóa. Chỉ có danh tự, năm uẩn ấy phá hoại tán diệt như hư không không khác. Bồ-tát chỉ có danh tự, như người huyễn hóa, trong danh tự giả lại lập danh tự.

Tu-bồ-đề nói với Xá-lợi-phất: Không chỉ Bồ-tát là danh tự giả mà

năm uẩn cũng đều là danh tự giả, trong danh tự giả, tướng danh tự giả không thể có được, đều nhập vào đệ nhất nghĩa. Nếu không như vậy, tức chẳng phải Bồ-tát.

Lại nữa, sáu Ba-la-mật cho đến Trí nhất thiết chủng, tu hành pháp ấy nên gọi là Bồ-tát. Pháp ấy cũng danh tự giả, Bồ-tát cũng danh tự giả, không, không có gì, các pháp ấy, gượng đặt tên, do nhân duyên hòa hợp nên có, cũng không có sự thật đó. Ngã, danh tự rốt ráo không sinh, như phần đầu của phần này đã nói. Trong đó Tu-bồ-đề cũng lấy chúng sinh không và pháp không để phá ngã, nghĩa là ngã rốt ráo không thể có được, cho đến kẻ biết, kẻ thấy không thể có được, làm sao có sinh? Năm uẩn rốt ráo không thể có được, làm sao có năm uẩn sinh? Cho đến ý và thọ do xúc làm nhân duyên sinh rốt ráo không thể có được, làm sao có sinh? Sáu Ba-la-mật rốt ráo không thể có được, cho đến các môn Đà-la-ni, môn Tam-muội, Thanh-văn, Bích-chi Phật, Phật rốt ráo không thể có được, làm sao có sinh? Nếu pháp trước đã có, vậy sau có thể hỏi nó sinh, pháp thể trước đã không có, làm sao có sinh?

KINH: Như Xá-lợi-phất nói: Như ngã, các pháp cũng như vậy không có tự tánh. Xá-lợi-phất! Các pháp hòa hợp sinh nên không có tự tánh.

Xá-lợi-phất! Những gì hòa hợp sinh không có tự tánh?

Xá-lợi-phất! Sắc hòa hợp sinh, không có tự tánh; thọ, tưởng, hành, thức hòa hợp sinh, không có tự tánh; mắt hòa hợp sinh, không có tự tánh, cho đến ý hòa hợp sinh, không có tự tánh. Sắc cho đến pháp, nhãn giới cho đến pháp giới, địa chủng cho đến thức chủng, nhãn xúc cho đến ý xúc, và thọ do nhãn xúc làm nhân duyên sinh, cho đến thọ do ý xúc làm nhân duyên sinh hòa hợp sinh, không có tự tánh.

Thí Ba-la-mật cho đến Bát-nhã Ba-la-mật hòa hợp sinh, không có tự tánh. Bốn niệm xứ cho đến Mười tám pháp không chung, hòa hợp sinh, không có tự tánh.

Lại nữa, Xá-lợi-phất! Hết thảy pháp vô thường cũng chẳng diệt mất.

Xá-lợi-phất hỏi Tu-bồ-đề: Những pháp gì vô thường cũng chẳng diệt mất?

Tu-bồ-đề đáp: Sắc vô thường cũng chẳng diệt mất; thọ, tưởng, hành, thức vô thường cũng chẳng diệt mất. Vì sao? Vì nếu pháp vô thường, tức là tướng động, tức là tướng không. Do nhân duyên ấy, nên Xá-lợi-phất, hết thảy pháp hữu vi vô thường cũng chẳng diệt mất.

Hoặc pháp hữu lậu, hoặc pháp vô lậu, hoặc pháp hữu ký, hoặc pháp vô ký, vô thường cũng chẳng diệt mất. Vì sao? Vì nếu pháp vô thường, tức là tướng động, tức là tướng không. Do nhân duyên ấy, nên Xá-lợi-phất, hết thảy pháp có tạo tác vô thường cũng chẳng diệt mất.

Lại nữa, Xá-lợi-phất! Hết thảy pháp chẳng phải thường, chẳng phải diệt mất.

Xá-lợi-phất hỏi: Những pháp gì chẳng phải thường chẳng phải diệt mất?

Tu-bồ-đề đáp: Sắc chẳng phải thường chẳng phải diệt mất. Vì sao? Vì tánh nó tự như vậy. Thọ, tưởng, hành, thức chẳng phải thường chẳng phải diệt mất. Vì sao? Vì tánh nó tự như vậy; cho đến thọ do ý và xúc làm nhân duyên sinh ra chẳng phải thường chẳng phải diệt mất. Vì sao? Vì tánh nó tự như vậy. Do nhân duyên ấy, nên Xá-lợi-phất, các pháp hòa hợp sinh, không có tự tánh.

Như Xá-lợi-phất nói: Nhân duyên gì nên sắc rốt ráo chẳng sinh? Thọ, tưởng, hành, thức rốt ráo chẳng sinh?

Tu-bồ-đề đáp: Sắc chẳng phải pháp tạo tác, thọ, tưởng, hành, thức chẳng phải pháp tạo tác. Vì sao? Vì tác giả không thể có được. Xá- lợi-phất! Mắt chẳng phải pháp tạo tác, vì sao? Vì tác giả không thể có được, cho đến ý cũng như vậy. Ranh giới mắt cho đến thọ do ý và xúc làm nhân duyên sinh cũng như vậy.

Lại nữa, Xá-lợi-phất! Hết thảy các pháp đều chẳng phải khởi lên, chẳng phải tạo tác. Vì sao? Vì tác giả không thể có được. Do nhân duyên ấy, nên Xá-lợi-phất, sắc rốt ráo chẳng sinh; thọ, tưởng, hành, thức rốt ráo chẳng sinh.

Như Xá-lợi-phất nói: Do nhân duyên gì nên rốt ráo chẳng sinh ấy chẳng gọi là sắc; rốt ráo chẳng sinh ấy chẳng gọi là thọ, tưởng, hành, thức?

Tu-bồ-đề đáp: tánh Sắc không, không ấy không sinh, không diệt, không trụ, không khác; tánh thọ, tưởng, hành, thức không, không ấy không sinh, không diệt, không trụ, không khác. Tánh Mắt cho đến hết thảy pháp hữu vi không, không ấy không sinh, không diệt, không trụ, không khác. Do nhân duyên ấy, nên Xá-lợi-phất, rốt ráo chẳng sinh, không gọi là sắc, rốt ráo chẳng sinh, không gọi là thọ, tưởng, hành, thức.

Như Xá-lợi-phất nói: Do nhân duyên gì nên pháp rốt ráo chẳng sinh, nên dạy Bát-nhã Ba-la-mật ấy ư?

Tu-bồ-đề đáp: Rốt ráo chẳng sinh tức là Bát-nhã Ba-la-mật, Bát- nhã Ba-la-mật tức là rốt ráo chẳng sinh. Bát-nhã Ba-la-mật và rốt ráo chẳng sinh không hai không khác. Do nhân duyên ấy, nên Xá-lợi-phất, nói rốt ráo chẳng sinh, nên dạy Bát-nhã Ba-la-mật.

Như Xá-lợi-phất nói: Do nhân duyên gì nên lìa rốt ráo chẳng sinh, thì không có Bồ-tát tu hành Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác?

Tu-bồ-đề đáp: Bồ-tát ma-ha-tát khi tu hành Bát-nhã Ba-la-mật, không thấy rốt ráo chẳng sinh khác với Bát-nhã Ba-la-mật, cũng không thấy rốt ráo chẳng sinh khác với Bồ-tát, rốt ráo chẳng sinh và Bồ-tát không hai không khác.

Không thấy rốt ráo chẳng sinh khác với sắc. Vì sao? Vì rốt ráo chẳng sinh và sắc không hai không khác. Không thấy rốt ráo chẳng sinh khác với thọ, tưởng, hành, thức. Vì sao? Vì rốt ráo chẳng sinh và thọ, tưởng, hành, thức không hai không khác; cho đến Trí nhất thiết chủng cũng như vậy. Do hân duyên ấy, nên Xá-lợi-phất, lìa rốt ráo chẳng sinh thì không có Bồ-tát tu hành Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác.

Như Xá-lợi-phất nói: Do nhân duyên gì nên Bồ-tát nghe nói lời ấy, tâm chẳng chìm đắm, chẳng ưu hối, chẳng kinh, chẳng hãi, chẳng sợ, ấy gọi là Bồ-tát tu hành Bát-nhã Ba-la-mật?

Tu-bồ-đề đáp: Bồ-tát ma-ha-tát không thấy các pháp có giác, tri, tưởng, chỉ thấy hết thảy các pháp như mộng, như huyễn, như sóng nắng, như ảnh, như biến hóa. Xá-lợi-phất! Do nhân duyên ấy, nên Bồ-tát nghe lời ấy tâm không chìm đắm, không hối, chẳng kinh, chẳng hãi, chẳng sợ.

LUẬN: Luận giả nói: Các pháp không có tự tánh là lấy tánh không phá mỗi mỗi tánh của các pháp. Trong đây Tu-bồ-đề tự nói: Các pháp hòa hợp sinh, không có tự tánh như hòa hợp pháp năm uẩn và thiện pháp Sáu Ba-la-mật, từ ấy xuất ra danh tự Bồ-tát. Bồ-tát ấy là pháp do tạo tác, các pháp hòa hợp sinh nên chẳng phải do một pháp tạo thành, vì thế nên nói là giả danh. Các pháp ấy cũng từ bên hòa hợp sinh; thí như có mắt, có sắc, có ánh sáng, có khoảng không, có tâm muốn thấy, đủ các nhân duyên ấy hòa hợp sinh nhãn thức. Trong đây không được nói mắt là cái thấy, hoặc thức là cái thấy, hoặc sắc là cái thấy, hoặc ánh sáng là cái thấy. Nếu mắt, sắc, thức mỗi mỗi không thấy được gì, thì hòa hợp lại cũng không thể có thấy. Vì vậy cái thấy rốt ráo không, như huyễn, như mộng. Hết thảy các pháp cũng như vậy.

Lại nữa, hết thảy các pháp vô thường cũng chẳng mất, vô thường thì phá điên đảo chấp thường, chẳng mất thì phá điên đảo chấp đoạn. Pháp vô thường chẳng mất ấy chính là vào cửa thật tướng. Thế nên

Tu-bồ-đề nói với Xá-lợi-phất: Vô thường tức tướng động, tức là tướng không. Hết thảy pháp cũng như vậy.

Lại nữa, hết thảy pháp chẳng phải thường, chẳng phải mất, là như nghĩa sau cùng của Mười tám không.

Sắc rốt ráo chẳng sinh là, vì năm uẩn, tác gìả, sinh giả, khởi giả không thể có được.

Lại nữa, tướng sinh không thể có được, như trước đã nói trong đoạn phá sinh. Hết thảy pháp cũng như vậy. Vì sao? Nếu nói sắc chẳng sinh là chẳng phải sắc, chẳng phải thọ, tưởng, hành, thức. Trong đây Tu bổ đề nói: Sắc từ nhân duyên sinh, không có tự tánh, tướng thường không. Nếu pháp tướng thường không, pháp ấy không có tướng sinh, không có tướng diệt, không có tướng trụ, tướng dị; thọ, tưởng, hành, thức cũng như vậy. Thế nên pháp tướng chẳng sinh, tức là vô vi, chẳng phải tướng hữu vi. Các pháp khác cũng như vậy, rốt ráo chẳng sinh, thì sẽ dạy Bát- nhã cho ai? Rốt ráo chẳng sinh tức là thật tướng các pháp, thật tướng các pháp tức là Bát-nhã Ba-la-mật, làm sao lấy Bát-nhã Ba-la-mật dạy Bát-nhã Ba-la-mật? Nếu lìa rốt ráo chẳng sinh mà có Bồ-tát thì nên dạy Bát-nhã Ba-la-mật, song Bồ-tát và Bát-nhã Ba-la-mật ấy rốt ráo chẳng sinh, không hai không khác, làm sao dạy cái rốt ráo chẳng sinh hành đạo được? Trong lần nói ở trên đã kết hợp giải thích. Bồ-tát nghe điều ấy mà không thối thất, không hối, Bồ-tát ấy đối với hết thảy pháp không thấy ngã, chúng sinh cho đến kẻ biết, kẻ thấy, cũng không có kẻ nói, cũng không có kẻ nghe, không có tà thuyết, không có chánh thuyết, cũng không có kẻ không thuyết. Biết hết thảy pháp do nhân duyên hòa hợp nên sinh, các duyên xa lìa nên diệt, không có cái sinh khởi, không có cái diệt mất, cho nên không sợ, không hãi, không chìm đắm, không ưu hối. Bồ-tát biết hết thảy pháp hư dối không thật, không định, hoặc khi chết gấp, hoặc đọa địa ngục A tỳ, tâm còn không động, huống gì nghe nói Thanh-văn mà sợ hãi, như người trong mộng thấy việc sợ hãi, thức dậy, thì không có tâm sợ, biết việc mộng dối gạt tâm, không có sự thật. Bồ-tát cũng như vậy, vào trong tâm mộng của thế gian thấy có sợ hãi, khi ngộ được thật tướng các pháp, thì không có sợ, biết các pháp chỉ là hư dối, không có chân thật.

Lại nữa, thí như sự huyễn, người trí tuy thấy, tâm không mê hoặc, biết đó là pháp hư dối. Bồ-tát cũng như vậy, biết hết thảy pháp như huyễn, hay dối tâm người, trong đó không có gì thật, vì vậy nên chẳng sợ hãi. Như sóng nắng, như ảnh, như hóa cũng như vậy.

KINH: Tu-bồ-đề bạch Phật rằng: Bạch đức Thế Tôn! Bồ-tát ma- ha-tát tu hành Bát-nhã Ba-la-mật, quán các pháp như vậy, khi ấy Bồ-tát chẳng thọ sắc, chẳng quán xét sắc, chẳng trụ sắc, chẳng đắm sắc (Kinh Đại Bát-nhã ghi: Không thọ, không thủ, không trụ, không trước – ND), chẳng nói đó là sắc, thọ, tưởng, hành, thức cũng chẳng lãnh thọ, chẳng quán xét, chẳng trụ, chẳng đắm, cũng chẳng nói đó là thọ, tưởng, hành, thức.

Đối với mắt chẳng thọ, chẳng quán xét, chẳng trụ, chẳng đắm, cũng chẳng nói đó là mắt, tai. mũi, lưỡi, thân, ý, cũng chẳng lãnh thọ, chẳng quán xét, chẳng trụ, chẳng đắm, cũng chẳng nói đó là ý.

Thí Ba-la-mật chẳng thọ, chẳng quán xét, chẳng trụ, chẳng đắm, cũng chẳng nói đó là Thí Ba-la-mật; Giới Ba-la-mật, Nhẫn Ba-la-mật, Tấn Ba-la-mật, Thiền Ba-la-mật, Bát-nhã Ba-la-mật, chẳng thọ, chẳng quán xét, chẳng trụ, chẳng đắm, cũng chẳng nói đó là Bát-nhã Ba-la- mật.

Nội không chẳng thọ, chẳng quán xét, chẳng trụ, chẳng đắm, cũng chẳng nói đó là nội không; cho đến vô pháp hữu pháp không cũng như vậy.

Lại nữa, Bạch đức Thế Tôn! Khi Bồ-tát ma-ha-tát tu hành Bát-nhã Ba-la-mật, đối với Bốn niệm xứ chẳng thọ, chẳng quán xét, chẳng trụ, chẳng đắm, cũng chẳng nói đó là Bốn niệm xứ, cho đến Mười tám pháp không chung chẳng thọ, chẳng quán xét, chẳng trụ, chẳng đắm, cũng chẳng nói đó là Mười tám pháp không chung. Hết thảy môn Tam-muội, hết thảy môn Đà-la-ni, cho đến Trí nhất thiết chủng chẳng thọ, chẳng quán xét, chẳng trụ, chẳng đắm, cũng chẳng nói đó là Trí nhất thiết chủng.

Lại nữa, Bạch đức Thế Tôn! Khi Bồ-tát ma-ha-tát tu hành Bát-nhã Ba-la-mật, chẳng thấy sắc cho đến chẳng thấy Trí nhất thiết chủng. Vì sao? Vì sắc chẳng sinh là chẳng phải sắc; thọ, tưởng, hành, thức chẳng sinh là chẳng phải thức. Mắt chẳng sinh là chẳng phải mắt; tai, mũi, lưỡi, thân, ý chẳng sinh là chẳng phải ý. Thí Ba-la-mật chẳng sinh là chẳng phải Thí Ba-la-mật, cho đến Bát-nhã Ba-la-mật chẳng sinh là chẳng phải Bát-nhã Ba-la-mật. Vì cớ sao? Vì sắc và chẳng sinh không hai không khác, cho đến Bát-nhã Ba-la-mật và chẳng sinh không hai không khác.

Nội không chẳng sinh là chẳng phải nội không, cho đến vô pháp hữu pháp không chẳng sinh là chẳng phải vô pháp hữu pháp không. Vì sao? Vì nội không cho đến vô pháp hữu pháp không và chẳng sinh không hai không khác.

Bạch đức Thế Tôn! Bốn niệm xứ chẳng sinh là chẳng phải bốn niệm xứ. Vì sao? Vì Bốn niệm xứ và chẳng sinh không hai không khác. Vì sao? Bạch đức Thế Tôn! Pháp chẳng sinh ấy chẳng phải một, chẳng phải hai, chẳng phải ba, chẳng phải khác. Vì vậy nên Bốn niệm xứ và chẳng sinh không hai không khác; cho đến Mười tám pháp không chung chẳng sinh là chẳng phải Mười tám pháp không chung. Vì sao? Vì Mười tám pháp không chung và chẳng sinh không hai không khác. Vì sao? Bạch đức Thế Tôn! Pháp chẳng sinh ấy chẳng phải một, chẳng phải hai, chẳng phải ba, chẳng phải khác. Vì vậy, nên Mười tám pháp không chung chẳng sinh chẳng phải Mười tám pháp không chung.

Bạch đức Thế Tôn! Như như chẳng sinh là chẳng phải như như, cho đến tánh bất khả tư nghì chẳng sinh là chẳng phải tánh bất khả tư nghì.

Bạch đức Thế Tôn! Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác chẳng sinh,

Nhất thiết trí, Trí nhất thiết chủng chẳng sinh là chẳng phải Trí nhất thiết chủng. Vì sao? Vì Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác ấy cho đến Trí nhất thiết chủng và chẳng sinh không hai không khác. Vì sao? Bạch đức Thế Tôn! Pháp chẳng sinh ấy chẳng phải một, chẳng phải hai, chẳng phải ba, chẳng phải khác. Vì vậy nên cho đến Trí nhất thiết

chủng chẳng sinh là chẳng phải Trí nhất thiết chủng.

Bạch đức Thế Tôn! Sắc chẳng có tướng diệt là chẳng phải sắc. Vì sao? Vì sắc và tướng chẳng diệt không hai không khác, vì sao? Bạch Đức Thế Tôn! Vì pháp chẳng diệt ấy chẳng phải một, chẳng phải hai, chẳng phải ba, chẳng phải khác. Vì vậy, nên sắc chẳng có tướng diệt là chẳng phải sắc, thọ, tưởng, hành, thức tướng chẳng diệt là chẳng phải thức. Vì sao? Vì thức và tướng chẳng diệt không hai không khác. Vì sao? Bạch đức Thế Tôn! Pháp chẳng diệt ấy chẳng phải một, chẳng phải hai, chẳng phải ba, chẳng phải khác. Vì vậy, nên thức chẳng có tướng diệt là chẳng phải thức. Thí Ba-la-mật cho đến Bát-nhã Ba-la-mật, nội không cho đến vô pháp hữu pháp không, Bốn niệm xứ cho đến Mười tám pháp không chung cũng như vậy. Bạch đức Thế Tôn! Vì vậy nên sắc nhập pháp số không hai; thọ, tưởng, hành, thức nhập pháp số không hai, cho đến Trí nhất thiết chủng nhập pháp số không hai.

LUẬN: Luận giả nói: Tu-bồ-đề bạch Phật rằng: Bồ-tát quán các pháp như vậy, đối với năm uẩn có năm hạnh chánh quán; nghĩa là chẳng thọ, vì nơi năm uẩn có lửa vô thường đốt cháy tâm.

Chẳng chỉ thị tức là chẳng chấp thủ tướng, chẳng phải chỉ quán cái lỗi vô thường v.v… còn quán năm uẩn ấy không, không chấp thủ tướng.

Chẳng trụ là, không nương tựa năm uẩn, vì sợ giặc phiền não kéo đến, không dám trụ lâu; ví như chỗ làng trống, chỗ giặc ở, người trí không nên ở lâu.

Chẳng đắm là, năm uẩn nếu có một tội còn không nên đắm, huống gì thân có nhiều tội như đói, khát, lạnh, nóng, già, bệnh, chết v.v…; tâm thì có ưu sầu, sợ hãi, ganh ghét, sân hận v.v… đời sau đọa vào ba đường ác. Hết thảy đều vô thường, khổ, không, vô ngã, chẳng được tự tại, có vô lượng vô biên tội lỗi như vậy, làm sao đắm trước được!

Không nói là, sắc vì không lấy tà kiến nói sắc hoặc thường hoặc vô thường, không nói năm uẩn có tướng nhất định như vậy, cho đến Trí nhất thiết chủng cũng như vậy. Vì sao? Vì đối với sắc tu hành năm thứ chánh hành, năm uẩn ấy đều không có tướng sinh, đều một tướng, một tướng thì là vô tướng. Nếu vô tướng thì chẳng phải có năm uẩn, cho đến Trí nhất thiết chủng cũng như vậy.

Nếu hết thảy pháp tướng chẳng sinh cùng Bát-nhã Ba-la-mật không hai không khác, có được tâm vô sinh ấy tức là Bát-nhã Ba-la-mật, được Bát-nhã Ba-la-mật tức là biết các pháp chẳng sinh chẳng diệt. Vì thế nên Bát-nhã Ba-la-mật tức là chẳng sinh, không hai không khác.

Lại nữa, Tu-bồ-đề tự nói nhân duyên rằng pháp vô sinh ấy chẳng phải tướng một, chẳng phải tướng hai, chẳng phải tướng ba, chẳng phải tướng khác. Vì sao? Vì các pháp vô sinh là một tướng, cho đến Trí nhất thiết chủng cũng như vậy. Như vô sinh, vô diệt cũng như vậy.

Hỏi: Vì sao cuối cùng nói đến sắc cho đến Trí nhất thiết chủng nhập vào pháp số không hai?

Đáp: Bồ-tát nếu chưa phá sắc thì sinh kiết sử tham ái đắm theo sắc ấy; phá sắc rồi thì sinh tà kiến đắm vào sắc không ấy. Nay dùng trí tuệ quán không, để quán sắc… đều không, không có hai tướng. Các pháp ấy hư vọng không thật, nhiếp vào nội nhập và ngoại nhập gọi là hai; sắc cho đến Trí nhất thiết chủng, lìa hai nên gọi không hai.

Nay Tu-bồ-đề thương xót chúng sinh nên nói các pháp ấy không hai, nhập vào số pháp không hai.