LUẬN
ĐẠI TRÍ ĐỘ

Nguyên tác: Bồ tát Long Thọ
Hán dịch: Pháp sư Cưu Ma La Thập
Việt dịch: Tỳ kheo ni THÍCH NỮ DIỆU KHÔNG

 

TẬP V
QUYỂN 91

Phẩm thứ tám mươi mốt
Cụ Túc
(Đầy Đủ)    

KINH:

Ngài Tu Bồ Đề bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Bồ Tát hành 6 pháp Ba La Mật, nội không … dẫn đến vô pháp hữu pháp không, 4 niệm xứ … dẫn đến 8 thánh đạo, 10 Phật lực, 4 vô sở úy, 4 vô ngại trí… dẫn đến 18 bất cộng pháp, mà chẳng được đầy đủ Bồ Tát đạo, thì chẳng có thể được Vô Thượng Bổ Để. Như vậy phảỉ như thế nào mới đầy đủ Bồ Tát đạo, để có thể được Vô Thượng Bổ Đề?

Phật dạy: Này Tu Bồ Đề! Khỉ hành Bát Nhã Ba La Mật, Bồ Tát dùng các ]ực phương tiện hành bố thí, mà chẳng thấy cồ người thí, chẳng thấy có người thọ, chẳng thấy có tài vật thí, nhưng lạỉ cung chẳng xa rời các pháp ấy. Như vậy là thấy rõ Bồ Tát đạo.

Này Tu Bổ Đề! Do dùng phương tiện lực như vậy nên Bồ Tát được đầy đủ Bồ Tát đạo … dẫn đến có thể được Vô Thượng Bồ Đề.

Hành trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn, thiền định, trí huệ … dẫn đến hành 18 bất cộng pháp cũng là như vậy.

Ngài Xá Lợi Phất bạch Phật: Bạch Thế Tôn J Bồ Tát tu tập Bát Nhã Ba La Mật như thế nào?

Phật dạy: Này Xá Lợi Phất! Khi hành Bát Nhã Ba La Mật, Bồ Tát dùng các lực phương tiện, nên chẳng hoại sắc, mà cũng chẳng tùy sắc.

Vì sao? Vì sắc là tánh không, nên chẳng hoại, chẳng tùy. Dẫn đến thọ, tưởng, hành, thức cũng đều là như vậy.

Ngài Xá Lợi Phất bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Nếu các pháp chẳng có tự tánh để hoại, để tùy, thì Bồ Tát thường tu tập Bát Nhã Ba La Mật như thế nào? và y cứ chỗ nào để học Bát Nhã Ba La Mật? Nếu Bồ Tát chẳng học Bát Nhã Ba La Mật, thì vì sao lại chẳng có thể được Vô Thượng Bồ Đề?

Phật dạy: này Xá Lợi Phất! Như chỗ ông nói, nếu Bồ Tát chẳng học Bát Nhã Ba La Mật, thì chẳng có thể được Vô Thượng Bồ Đề.

Phải chẳng rời các lực phương tiện mới có thể được Vô Thượng Bổ Đề vậy.

Này Xá Lợi Phất! Khỉ hành Bát Nhã Ba La Mật, nếu Bồ Tát thấy có một pháp khả đắc, thì mới nên thủ. Nếu chẳng thấy có pháp khả dắc, thì có chỗ nào đâu để mà thủ? Bất khả dắc (chằng thể đắc), vô sở thủ (chẳng chỗ thủ) là tướng của Bát Nhã Ba La Mật. 5 Ba La Mật kia, 5 ấm … dẫn đến Vô Thượng Bồ Đề cũng đều là tướng bất khả đắc, vô sở thủ.

Này Xá Lợii Phất! Bất khả thủ (chẳng thể thủ) là tướng của Bát Nhã Ba La Mật. Bồ Tát Ma Ha Tát phải như vậy mà học. ở nơi chỗ học, ở nơi tướng học còn bất khả đắc (chẳng thể đắc), huống nữa là ở nơỉ Bát Nhã Ba La Mật và ở nơi các pháp. Vì sao?

Này Xá Lợi Phất! ở nơi hết thảy pháp chẳng có pháp nào có tánh cả. Nấu các pháp đều là vô tánh (chẳng có tánh), thì làm sao có phàm phu, có pháp Thanh Văn, có pháp Bích Chi Phật, có pháp Bồ Tát, có pháp Phật được? nếu chẳng có các Hiền Thánh, thì lăm sao phân biệt có pháp phàm phu, pháp Thanh Văn, pháp Bích Chi Phật, pháp Bồ Tát và pháp Phật?

Ngài Xá Lợi Phất bạch Phật: Bạch Thế Tôn! nếu các pháp là vô tánh (chẳng có tánh), là chẳng thật có, là chẳng có căn bản, thì làm sao biết là phàm phu … dẫn đến là Phật?

Phật dạy: Này Xá Lợi Phất! Phàm phu chấp sắc v.v… là có tánh. Chỗ chấp thủ của phàm phu có thật chăng?

Ngài Xá Lợi Phất bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Chẳng thật vậy. Chĩ do tâm chấp điên đảo vậy thôi.

Phật dạy: Này Xá Lợi Phất! Bồ Tát đùng lực phương tiện khỉ hành Bát Nhã Ba La Mật, thấy các pháp đểu là vô tánh (chẳng có tánh), vô căn bản (chẳng có căn bản) mà phát tâm Vô Thượng Bổ Đề.

Ngài Xá Lợi Phất bạch Phật: Bạch Thế Tôn 1 Vì sao thấy các pháp vô tánh, vô căn bản mà Bồ Tát phát tâm Vô Thượng Bổ Đề?

Phật dạy: Này Xá Lợi Phâ’t! Khi hành Bát Nhã Ba La Mật, Bồ Tát chẳng thấy các pháp căn bản. Nếu trú trong đó sẽ thối chuyển, sẽ sanh tâm giải đãi.

Này Xá Lợi Phất! Vì từ căn bản các pháp thật sự là vồ ngã (chẳng có ngã), là vô sở hữu tánh (chẳng có tánh sở hữu), là thường không. Chì do ngu si, điên đảo mà chúng sanh chấp có ấm, giới, nhập vậy thôi. Bồ Tát thấy rõ các pháp chẳng có tánh sở hữu, là thường không, nên vào được nơi tự tánh không. Bồ Tát tự ví mình như nhà huyễn thuật, vì chúng sanh thuyết pháp. Bồ Tát gặp người xan tham thì dạy họ tu bố thí; gặp người phá giới thì dạy họ tu trì giới; gặp người sân thì dạy họ tu nhẫn nhục; gặp người giải đãi thì dạy họ tu tinh tấn; gặp người loạn động thì dạy họ tu thiền định; gặp người ngu sỉ thì dạy họ tu trí huệ. Bồ Tát khiến họ an trú trong các pháp ấy, rồi sau đó mớl vì họ thuyết các thánh pháp, đẫn đắt họ thoát khỏi các khổ; dạy họ tu các quả Thanh Văn, tu đạo Bích Chi Phật… dẫn đến tu Vô Thượng Bổ Để.

Ngài Xá Lợi Phất bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Bồ Tát biết rõ chúng sanh là vô sở hữu, mà vẫn dạy họ tu 6 pháp Ba Là Mật, rổi lại vì họ thuyết các thánh pháp, nhằm dẫn dắt họ thoát khổ; dạy họ tu các pháp đó để được quả Thanh Văn … dẫn đến được Vô Thượng Bổ Đề.

Phật dạy: Này Xá Lợi Phât! Khi hành Bát Nhã Ba La Mật, Bồ Tát chẳng có lỗi “hữu sở đắc”. Vì sao? Vì khi hành Bát Nhã Ba La Mật, Bồ Tát chẳng đắc (bất đắc) chúng sanh. Bồ Tát chí tương tục thấy pháp “không” mà gọi đó là chúng sanh.

Này Xá Lợi Phất! Bồ Tát trú trong 2 đế, vì chúng sanh, thuyết pháp. Đó là thế tục đế và đệ nhất nghĩa đế,

Này Xá Lợi Phất! Ở trong 2 đế, mặc dù chúng sanh bất khả đắc, mà Bồ Tát vẫn dùng các!ực phương tiện, vì chúng sanh thuyết pháp. Chúng sanh do nghe pháp mà đời nay được tâm chấp ngã bất khả đắc.

Như vậy, này Xá Lợi Phất! Bồ Tát hành Bát Nhã Ba La Mật, dùng các lực phương tiện vì chúng sanh thuyết pháp.

Ngài Xá Lợi Phất bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Đại Bồ Tát dùng tâm quảng đại, chẳng thấy có pháp bất khả đắc, hoặc nhất tướng, hoặc dị tướng, hoặc biệt tướng, mà tự đại trang nghiêm.

Do tự đại trang nghiêm như vậy, nên chẳng sanh cõi Dục, cõi Sắc và cõi Vô sắc.

Bồ Tát chẳng thấy có pháp hữu vi hay vô vi, nên ở trong 3 cõi độ thoát chúng sanh mà vẫn bất đắc chúng sanh. Vì sao? VI biết chúng sanh chẳng cấu, chẳng tịnh, chẳng trói (vô phược), chẳng mở (vô giải), nên chẳng phân biệt có 5 đạo chúng sanh. Vì chẳng phân biệt có 5 loài chúng sanh nên chằng thây có nghiệp, chẳng thấy có phiền não, chẳng thấy có quả báo. VI chẳng có quả báo, nên chẳng sanh trong 3 cõì.

Phật dạy: Đúng như vậy, đúng như vậy! Này Xá Lợi Phất! Như chỗ ông nói. Nếu chúng sanh ỪƯỔC cở, sau không, thì chư Phật và chư Bồ Tát mổi có lỗi lầm. Đối với các pháp cũng là như vậy.

Này Xá Lợi Phất! Dù có Phật hay dù chẳng có Phật, thì các pháp tướng vẫn thường trú, chẳng thay đổi. Trong pháp tướng thì ngã, chúng sanh, thọ giả … dẫn đến tri giả, kiến giả còn chẳng có, huống nữa là có sắc, thọ, tưởng, hành, thức. Nếu chẳng có các pháp ấy, thì làm sao thây chúng sanh qua lại trong 5 đường sanh tử dể độ thoát họ?

Này Xá Lợi Phất! Pháp tánh là thường không. Bồ Tát thẹo chư Phật quá khứ nghe thuyết về pháp tướng mà phát tâm Vồ Thượng Bổ Để. Trong pháp tánh chẳng có ngã, chẳng có pháp, chẳng có chúng sanh, nhưng mỗi khi chúng sanh đã có tâm chấp, thì rất khó thoát khỏi các chấp. Do tâm chấp điên đảo, nên chúng sanh mổi thấy có các pháp vậy.

Bởi vậy nên Bồ Tát phát đại trang nghiêm, thường chẳng thối tâm Vô Thượng Bồ Đề; chẳng nghi rằng mình sẽ chẳng được Vô Thượng Bồ Đề; tin chắc mình sẽ được Vô Thượng.Bồ Đề, và khí đã được Vô Thượng Bồ Đề rồi sẽ dùng thật pháp làm lợi ích chúng sanh, khiến họ thoát khỏi điên đảo.

Này Xá Lợi Phất! Ví nhự nhà huyễn thuật huyễn hóa ra trăm ngàn vạn ức người, và cho họ ăn uống đầy đủ. Những người hóa này đều hoan hỷ nói rằng, “Chúng ta được phước lớn; chúng ta được phước lớn”.

Ý ông nghĩ sao? Trong huyễn cảnh đó có người được ăn uống đầy đủ chăng?

Ngài Xá Lợi Phất bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Chẳng có dược vậy.

Phật dạy: Đúng như vậy, đúng như vậy! Này Xá Lợi Phất! Bồ Tát từ sơ phát tãm cho đến nay, hành 6 pháp Ba La Mật, 4 thiền, 4 vô lượng tâm, 4 vô sắc định … dẫn đến 18 bất cộng pháp, nên được dầy đủ Bồ Tát đạo, thanh tịnh Phật độ, thành tựu chúng sanh, mà chẳng có chúng sanh được độ.

Ngài Tu Bổ Đề bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Hành Bồ Tát đạo như thế nào mà có thể thành tựu chúng sanh, thanh tịnh Phật độ?

Phật dạy: Này Tu Bổ Để! Bồ Tát, từ sơ phát tâm cho đến nay, hành 6 pháp Ba La Mật … dẫn đến hành 18 bất cộng pháp là thành tựu chúng sanh, thanh tịnh Phật độ.

Ngài Tu Bổ Để bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Thế nào là Bồ Tát hành bố thí mà thành tựu chúng sanh?

Phật dạy: Này Tu Bồ Đề! Có Bồ Tát hành bố thí, tự mình hành bố thí, dạy người khác hành bố thí, nói vổi họ rằng, “Các ngươi chó nên chấp bố thí. Nếu chấp bố thí thì sẽ phải thọ thân trong nhiều đời, phải thọ nhận nhiều sự khổ. Trong pháp tướng chẳng có chỗ thí, chẳng có người thí, chẳng có người thọ, vì cả 3 pháp ấy đểu là tánh không. Pháp tánh đã là không thì chẳng có thể chấp tưóng. Tướng chẳng thể chấp đó cũng là tánh không vậy.

Này Tu Bổ Đề! Khi hành bố thí Ba La Mật, Bồ Tát bố thí cho chúng sanh mà chẳng đắc người thí, chẳng đắc người thọ, chẳng đắc tàỉ vật thí. Vĩ sao? Vì “vô sở đắc bố thí” mới là bố thí Ba La Mật, Vì Bồ Tát chẳng đắc 3 pháp ấy, nên thường dạy chúng sanh được các quả Thanh Văn, được đạo Bích Chi Phật… dẫn đến được Vô Thượng Bồ Đề.

Này Tu Bổ Để! Như vậy là Bồ Tát hành bố thí Ba La Mật, nhằm thành tựu chúng sanh. Bồ Tát tự mình hành bố thí, dạy người khác hành bố thí, tán thán pháp bố thí, và hoan hỷ tán thán người hành bố thí. Bồ Tát nào bố thí dược như vậy sẽ được sanh vào các đạỉ gia, đại tộc, hoặc sẽ được làm tiểu vương, hoặc được làm chuyển luân thánh vương. Kế đó, Bồ Tát lại đùng bốn nhiếp pháp gồm bổ thí, ái ngữ, lợĩ hành và đổng sự để nhiếp thủ chúng sanh; lần lần đưa họ trú vào trong 4 thiền, 4 vô lượng tâm, 4 vô sắc định, 4 nĩệm xứ … dẫn đến 8 thánh đạo, 3 giải thoát môn “không, vô tướng và vô tác”, khiến họ được vào chánh vị, được các quả Thanh Văn, quả Bích Chi Phật… dẫn đến được Vô Thượng Bồ Để. Bồ Tát lại nói với chúng sanh rằng, “Chẳng có một định pháp nào gọi là chúng sanh. Chì do điên đảo mà chấp có chúng sanh vậy thôi. Nếu các ngươi muốn tự mình ly sanh tử, cũng dạy người khác ỉy sanh tử, thì phải phát tâm làm lợi ích cho mình và làm lợi ích cho người”.

Này Tu Bổ Đề! Bồ Tát phải như vậy mà hành bố thí Ba La Mật. Do hành bố thí như vậy, nên từ sơ phát tâm cho đến nay Bồ Tát trọn chẳng bị đọa vàa 3 đường ác, thường sanh vào các đại gia, đại tộc, thường làm chuyển luân thánh vương. Vì sao?

Vì theo chỗ đã gieo trồng nhân lành mà nay được quả báo lởn vậy”.

Ở ngôi vị chuyển luân thánh vương, nếu thấy người đến ăn xỉn, Bồ Tát liền tự nghĩ rằng, “Chì vì lợi ích chúng sanh mà ta thọ thân chuyển luân thánh vương”. Nghĩ như vậy rổi, Bồ Tát nói với người đến ăn xin rằng, “Ngươi cần vật dụng gì hãy cứ nói vổỉ ta; ta chẳng tiếc gì đối với ngươi đâu. Ta vì lợi ích chúng sanh mà thọ sanh tử, vì thương xót chúng sanh mà đầy đủ lòng dại bỉ. Ngươi đừng có sợ làm phiền ta”.

Như vậy là Bồ Tát có đầy đủ (òng đại bi, làm đầy đủ các việc lợi ích cho chúng sanh, mà chẳng thây có tướng chúng sanh.

Chúng sanh là tự tướng không, chì giả danh gọl là chụng sanh, quyết định chẳng thật có, nên tướng của chúng sanh là chẳng có thể nói ra được (bất khả thuyết) vậy.

Này Tu Bồ Đề! Bồ Tát hành bố thí Ba La Mật như vậy, nên dối vổi chúng sanh Bồ Tát chẳng có luyến tiếc bất cứ vật sở hữu gì cả; thân mạng còn chẳng tiếc, huống nữa là các ngoại vật sở hữu.

Pháp như vậy là pháp giải thoát, nên Bồ Tầt vượt ra khỏi sanh tử, được đầy đủ 6 pháp Ba La Mật .. dẫn đến được đầy đủ 18 bất cộng pháp; lại cũng dạy đầy đủ như vậy cho chúng sanh, khiến họ cũng vượt ra khỏi sanh tử, được giải thoát.

Này Tu Bồ Để! Bồ Tát an trú trong bố thí Ba La Mật rồi, lại dạy chúng sanh tu trì giới, nói với họ rằng, ”Các ngươi chớ nên phá giởi. Ta sẽ cung cấp cho các ngươi tất cả các vật dụng cần thiết cho đời sống hàng ngày của các ngươi, từ các thức ăn uống, áo quần v.v…, chẳng để cho các ngươi thiếu hụt. Các ngươi hãy an trú trong gỉóỉ luật nghỉ, lần lần sẽ được hết khổ vào được trong 3 thừ đạo là Thanh Văn đạo, Bích Chỉ Phật đạo vã Phật đạo, rồi sẽ được giải thoát”.

Này Tu Bổ Đề! Bồ Tát an trú trong bố thí Ba La Mật, thấy chúng sanh sân nhuế liền nói vói họ rằng, “Các ngươi chớ nên sân nhuế. Ta sẽ cung cấp cho các ngươi đầy đủ; thiếu gì ta sẽ cho, chẳng để cho các ngươi phải thiếu hụt, nhưng các ngươi phải nên nhẫn nhục. Chẳng có pháp nào là bền chắc cả; nhân duyên sân hận của các ngươi vốn là không, chẳng có bền chắc, chỉ do hư vọng ức tưởng sanh ra, nhưng thật chẳng có căn bản. Do sân nhuế mà các ngươi khởỉ ác tâm, miệng mắng nhỉếc, tay cầm côn, cầm đao đâm chém người … dẫn đến làm hại mạng người. Các ngươi chó nên vì các pháp hư vọng mà khỏi sân hận, dẫn đến phảỉ bị đọa vào chôn địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh, quanh quẩn trong 3 đường ác chịu vô lượng khổ đau. Các ngươi chó nên vì các việc chẳng thật mà tạo nên bao nhiêu nghiệp tội. Vớỉ các nghiệp tội như vậy, thì chuyển thân làm người còn chẳng được, huống nữa là sẽ được biết Phật, được nghe pháp. Hỡi các ngươi! Thân ngườỉ khó được; pháp Phật khó gặp. Các ngươi chớ nên bở mất dịp tốt hiện nay; về sau thật khó có thể cứu được. Bồ Tát giáo hóa chúng sanh như vậy, tự mình hành nhẫn nhục, dạy người khác hành nhẫn nhục, tán thán pháp nhẫn nhục, và hoan hỷ tán thán người hành nhẫn nhục. Bồ Tát đưa chúng sanh an trú trong nhẫn nhục, íẩn lần vào được 3 thừa đạo mà được hết các khổ.

Như vậy, này Tu Bổ Đề! Bồ Tát an trú trong bố thí Đa La Mật, dạy chúng sanh an trú trong nhẫn nhục.

Ngài Tu Bồ Để bạh Phật: Bạch Thế Tôn 1 Thế nào là Bồ Tát an trú tong bố thí Ba La Mật, mà khiến chúng sanh tinh tấn?

Phật dạy: Này Tu Bồ Đề! Có Bồ Tát hành bố thí, thây chúng sanh giảỉ đãí iỉền nói với họ rằng. “Vì sao các ngươi lại gỉải đãi. Các ngươi nên tu bố thí, trì giới, nhẫn nhục. Do nhân duyên ây mà được thân tâm tinh tấn, tu đẩy đủ các thánh pháp vô lậu, sẽ được các quả Thanh Văn và Bích Chi Phật … dẫn đến sẽ vào được Phật đạo.

Như vậy, này Tu Bổ Đề! Bồ Tát an trú trong bố thí Ba La Mật, dạy chúng sanh an trú trong tinh tấn; dùng tỉnh tấn để nhiếp thủ chủng sanh.

Ngài Tu Bổ Để bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Thế nào là Bồ Tát an trú trong bố thí Ba La Mật, giáo hóa chúng sanh, khiến họ tư thiền định?

Phật dạy: Này Tu Bổ Để! Có Bồ Tát hành bô’ thí, thây chúng sanh loạn tâm liền dạy họ tu thiển định, khiến tâm họ chẳng tùy theo các loạn tưởng. Do nhân duyên ấy mà chúng sanh đoạn dược các giác quán, vào sơ thiển … dẫn đến vào đệ tứ thỉển, hành 4 vô lượng tâm. Do dược 4 thiến, 4 vô lượng tâm, mà chúng sanh có thể tu 4 niệm xứ … dẫn đến thánh đạo, lẩn lẩn vào được 3 thừa giáo… dẫn đến vào được Niết Bàn.

Như vậy, này Tu Bổ Đề! Bồ Tát an trú trong bố thí Ba La Mật, dùng thiền Ba La Mậỉ để nhiếp thủ chúng sanh, khiến họ tu các thiền định.

Ngài Tu Bổ Đề bạch Phật: Bạch Thế Tôn I Thế nào là Bồ Tát an trú trong bổ thí Ba La Mật, dùng Bát Nhã Ba La Mật để nhiếp thủ chúng sanh?

Phật dạy: Này Tu Bồ Đề! Có Bồ Tát hành bố thí Ba La Mật, thây chúng sanh ngu si, chẳng có trí huệ, liển nói VỚI họ rằng, “Vỉ sao các ngươi chẳng có trí huệ? Các ngươi hãy tu đầy đủ bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn, thiển định, ắt các ngươi sẽ được trí huệ. Nếu các ngươi cần gì, ta sẽ sẵn sàng bố thí cho. Các ngươi hãy tư duy xem trong Bát Nhã Ba La IVỊật có pháp gì khả đắc chăng? Ngã, nhân, chủng sanh, thọ gỉả … dẫn đến trl giả, kiến giả có khả đắc chăng? Ấm, giới, nhập, cõi Dục, cõi sắc, cõi Vô Sắc, 6 pháp Ba La Mật, 37 Phẩm TrỢ Đạo, quả Tu Đà Hoàn, quả Tư Đà Hàm, quả A Na Hàm, quả A La Hán quả Bích Chi Phật … dẫn đến Vô Thượng Bổ Để có khả đắc chăng? Sau khi đã tư duy như vậy, các ngươi sẽ thấy trong Bát Nhã Ba La Mật chẳng có pháp nào khả đắc (có thể được), khả chấp (có thể chấp) cả, vì hết thảy các pháp đểu chẳngcó sanh diệt, chẳng có cấu tịnh vậy. Bởi vậy nên chẳng có phân biệt các cõi, các loài; chẳng có phân biệt trì giới và phá gỉớỉ; chẳng có phân biệt quả Tu Đà Hoàn, quả TƯ Đà Hàm, quả A Na Hàm, quả A La Hán, quả Bích Chi Phật hay quả Phật vậy. Các ngươi nên biết tánh không là tánh của Bát Nhã Ba La Mật”.

Như vậy, này Tu Bồ Đề 1 Bồ Tát an trú trong bố thí Ba La Mật, dùng Bát Nhã Ba La Mật để nhiếp thủ chúng sanh.

Ngài Tu Bổ Đề bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Thế nàò là Bồ Tát an trú trong bô’ thí Ba La Mật, dùng bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn, thiển định, Bát Nhã … dẫn đến dùng 37 Phẩm Trợ Đạo để nhiếp thủ chúng sanh?

Phật dạy: Này Tu Bồ Đề! Có Bồ Tát an trú trong bô” thí Ba La Mật, đem các vật dụng cấp dưỡng làm lợi ích cho chúng sanh. Rồĩ lại dạy họ hành các thiện pháp, lần lần dẫn dắt họ ra khỏi sanh tử, được giảỉ thoát.

Bồ Tát lạỉ đem các thánh pháp vô lậu dạy cho chúng sanh, bố thí cho chúng sanh đầy đủ các vật dụng ‘cần thiết để nhiếp thủ chúng sanh, và nói với họ rằng, “Các vật sở hữu của các ngươi cũng như của ta đểu là vô thường, chẳng đáng quí. Các ngươi chl nên quí các thánh pháp võ lậu mà thôi”.

Bồ Tát dạy chúng sanh tu 6 pháp Ba La Mật, 37 Phẩm TrỢ Đạo … dẫn dếri 18 bất cộng pháp; cũng khiến chúng sanh được các quả Thanh Vãn, quả Bích Chi Phật… dẫn đến được Vô Thượng Bổ Để.

Như vậy, này Tu Bổ Đề! Bồ Tát an trú trong bố thí Ba La Mật, giáo hóa chúng sanh khiến họ xa rời 3 đường ác và các khổ sanh tử.

Lại nữa, này Tu Bồ Đề! Có Bồ Tát an trú trong trì giới Ba La Mật, dạy chúng sanh tu 10 thiện đạo, khuyên họ tri các giới đã thọ, chẳng để khuyết giới, chẳng để tạp nhiễm, mà cũng chẳng chấp giới, khiến họ lần lần vào dược 3 thừa đạo, thoát ra khỏi các khổ.

Như vậy là Bồ Tát an trú trong trì giới Ba La Mật, lấy trì giới làm đầu để dạy chúng sanh tu trì giới.

4 pháp Ba La Mật kia cũng là như vậy.

LUẨN:

Hỏi: Trước dây đã nói Bồ Tát hành 6 pháp Ba La Mật và các pháp trợ đạo v.v… mà chưa đầy đủ Bồ Tát đạo, thì chẳng có thể được Vô Thượng Bổ Đề. Như vậy ngài Tu Bồ Đề phải tự biết rằng Bồ Tát hành 6 pháp Ba La Mật phải dầy đủ Bồ Tát đạo mới được Vô Thượng Bồ Đề. Nay vì sao ngài còn hỏi nữa?

Đáp: Ngài Tu Bổ Đề tự mình chẳng còn nghi, nhưng vì lợi ích cho chúng hội mà ngài hỏi Phật: Phải như thế nào mới gọi là đầy đủ Bồ Tát đạo, để có thể được Võ Thượng Bồ Đề?

Phật dạy: Khỉ hành 6 pháp Ba La Mật, Bồ Tát phải dùng lực phương tiện hòa hợp cùng các pháp mà hành trì, thì mới đươc đầy đủ Bồ Tát đạo. Ví như khi hành bố thí quyết.định chẳng thấy có người thí, người thọ và tài vật thí, mà cũng chẳng ly 3 pháp ấy. Như vậy là dùng trí huệ chiếu minh, nên được đầy đủ Bồ Tát đạo.

Nếu khi bố thí mà Bồ Tát quyết định thấy có 3 pháp ấy, thì sẽ bị đọa về chấp thường điên đảo, vì có chấp pháp tướng là cở tầm lỗi.

Nếu khí bố thí mà Bồ Tát chẳng chấp 3 pháp ấy, thì sẽ đọa về chấp đoạn diệt, về chấp “không”, ở cả 2 trường hợp này đều có khỏi tà kiến, phiền não, nên đều!y Bồ Tát đạo.

Nếu biết rõ hết thảy pháp đểu là hư dối, là giả danh, ià chẳng thật có, thì vào được nơi thật tướng của các pháp, ly được cả 2 chấp CÓ và KHÔNG. Bồ Tát ở nơi thật tướng pháp, chẳng thấy có người thí, người thọ và tài vật thí, mà cũng chẳng ly 3 pháp ấy. Bố thí được như vậy!à đữỢc đầy đủ Bồ Tát đạp.

Hành 5 Ba La Mật kia … dẫn đến hành 18 bất cộng pháp cũng phải như vậy mới đầy đủ Bồ Tát đạo.

-o0o-

Ngài Xá Lợi Phất, ngồi trong chúng hội, nghe Phật và ngài Tu Bồ Đề hỏi đáp như trên, bèn hỏi Phật rằng: Lợi ích của Bát Nhã Ba La Mật rất lớn, quả báo của Bát Nhã Ba La Mật rất thậm thâm. Thế nhưng, nếu Bát Nhã Ba La Mật quyết định chẳng có định tánh, thì làm sao có thể tu tập Bát Nhã Ba La Mật được?

Phật dạy: Bồ Tát hành Bát Nhã Ba La Mật mà chẳng hoại sắc, cũng chẳng tùy sắc, thì như vậy là tu tập Bát Nhã Ba La Mật.

Từ sơ phát tâm, Bồ Tát biết rõ thật tướng pháp, nên thường hành Bát Nhã Ba La Mật, thứ lớp hành bố thí cùng các pháp Ba La Mật khác; biết rõ sắc chẳng hoại không; biết rõ sắc là không, là vô sở hữu. Như vậy gọi là chẳng hoại sắc.

Còn chẳng tùy sắc là chẳng thủ sắc tướng. Khi mắt thấy sắc, chẳng chấp đắm sắc, cũng chẳng nói sắc là thường hay là vô thường, sắc íà khổ hay là lạc v.v…Như vậy là chẳng tùy sắc. Vì sao? Vì thấy sắc là thường hay là phi thường (chẳng phải thường) đều chẳng thấy được thật tướng của sắc vậy.

Lại chẳng nói sắc là có căn bản, chẳng nói sắc từ vi trần mà thành, chẳng nói sắc từ Đại Tự Tại Thiên sanh, cũng chẳng nói sắc chẳng có nhân (vô nhân), chẳng có duyên (vô duyên) sanh. Như vậy gọi là chẳng hoại sắc, chẳng tùy sắc.

Ở đây, Phật nói lên nhân duyên sắc là tánh không, nên chẳng hoại chẳng tùy vậy.

Sắc theo 4 đại hòa hợp mà giả danh có, nhưng thật ra chẳng có một pháp nào nhất định gọi là “sắc” cả.

Như trước đây đã nói sắc do’các nhân duyên hòa hợp sanh, nên là vô tánh (chẳng có tánh); mà vô tánh tức là tánh không vậy. Cho nên nếu biết được sắc tướng là tánh không, thì như vậy là tu tập Bát Nhã Ba La Mật. Dẫn đến 18 bất cộng pháp cũng íà như vậy.

Ngài Xá Lợi Phất hỏi: Nếu hết thảy pháp đều chẳng có tự tánh có thể hoại, thì Bồ Tát làm sao tu tập Bát Nhã Ba La Mật? Nếu chẳng tu tập Bát Nhã Ba La Mật, thì làm sao được Vô Thượng Bổ Đề?

Phật dạy: Bồ Tát dùng các lực phương tiện hành 6 pháp Ba La Mật, là biết rõ các pháp “không” mà thường khỏi Bát Nhã Ba La Mật. Bồ Tát cầu hết thảy pháp. Nếu các pháp thật sự có định tánh, thì mới có thể thủ, có thể chấp.. Nay Bồ Tát cầu hết thảy pháp, mà biết rõ hết thảy pháp, từ 6 Ba La Mật… dẫn đến 18 bất cộng pháp đều bất khả đắc cả. Do các pháp đều bất khả đắc, nên chẳng có gì thủ, chẳng có gi chấp nữa vậy.

Bồ Tát chẳng thủ Bát Nhã Ba La Mật, nhưng còn phải biết ‘Vô thủ Bát Nhã Ba La Mật” cũng là bất khả đắc, chẳng nên chấp.

Ngài Xá Lợi Phất hỏi: Nếu các pháp đều là vô tánh, thì làm sao phân biệt có Phật, có phàm phu?

Phật dạy: Từ cãn bản, hết thảy pháp đều chẳng có định tướng. Chl vì phàm phu ngu muội chấp, nên mới phân biệt có các tướng sai khác. Bồ Tát dùng lực phương tiện hành Bát Nhã Ba La Mật, chẳng thấy các pháp có căn bản, mà phát tâm Vô Thượng Bồ Đề.

Bồ Tát thật hành các pháp tánh không, nên chẳng thấy các pháp GÓ căn bản. Do chẳng thấy các pháp có căn bản, nên chẳng giải đãi, chẳng thối tâm.

Bồ Tát thấy rõ các pháp đều là vô ngã, đều là tánh vô sở hữu, là tánh thường không; còn chúng sanh thì điên đảo chấp có ấm, giới, nhập Bồ Tát thâm niệm về thật tướng tịch diệt của các pháp; mà chúng sanh ngu muội lại , khỏi các chấp điên đảo, hư dối. Bởi vậy nên Bồ Tát tự ví mình như nhà huyễn thuật, dùng thần thông biến hóa, để rồi vì chúng sanh thuyết pháp. Bồ Tát xem tất cả các sự việc đều là như huyễn, nên chẳng sanh tâm thương ghét, dùng tâm bình đẳng đối với hết thảy chúng sanh, mà thuyết pháp vậy. Thấy người xan tham, Bồ Tát dạy họ tu bố thí; thấy người sân nhuế, dạy họ tu trì giới v.v… Bồ Tát vì chúng sanh mà chuyển pháp luân, dẫn dắt chúng sanh ra khỏi các nẻo đường sanh tử, dạy họ tu tập để được các quả Thanh Văn, quả Bích Chi Phật … dẫn đến được quả Vô Thượng Bồ Đề.

Hỏi: Ngoài 6 pháp Ba La Mật ra, Bồ Tát còn dùng những pháp gì để giáo hóa chúng sanh?

Đáp: Ngoài 6 pháp Ba La Mật, Bồ Tát còn dùng 4 thánh đế, dùng 37 Phẩm Trợ Đạo … dẫn đến dùng 18 bất cộng pháp để giáo hóa chúng sanh.

Đối với hạng người thượng căn, thượng trí, Bồ Tát thường dạy họ tu 6 pháp Ba La Mật. Đối với người trung căn hay hạ căn, Bồ Tát thường chỉ dạy họ tu bố thí, tu trì giới để được quả báo sanh lên cõi trời hưởng phước lạc. Nhưng rồi lại dạy cho họ biết rằng 5 dục dẫn đến vui ít, khổ nhiều; rằng thọ thân ở thế gian là phải thọ các khổ già và chết. Bồ Tát lại tán thán 4 thánh đế, nói với họ rằng do tu các pháp mà đoạn được các ái chấp thế gian … dẫn đến vượt ra khỏi ngục tù 3 cõi. Bồ Tát tùy theo căn cơ chúng sanh nói 4 thánh dế như vậy, khiến họ được quả Tu Đà Hoàn … dẫn đến được nhất thiết chủng trí. ở nơi đây, tuy chẳng nói đến 6 pháp Ba La Mật, mà đã có nhiếp các pháp Ba La Mật bên trong rồi vậy.

Nói tóm lại, vì người cầu Phật đạo, Bồ Tát mới nói 6 pháp Ba-La Mật, còn đối vói các hạng người căn cơ còn thấp kém, Ưa thủ pháp Tiểu Thừa, thì chẳng nên nói 6 pháp Ba La Mật, mà chỉ nên nói bố thí, trì giới sẽ được thọ báo sanh lên cõi trời.

Ngài Xá Lợi Phất hỏi: Trước nói Bồ Tát rốt ráo chẳng đắc các pháp. Nay vì sao nói vì “vô sở hữu chúng sanh” mà Bồ Tát dạy cho chúng sanh được “vô sở hữu pháp”, được quả Tu Đà Hoàn … dẫn đến được nhất thiết chủng trí? Như vậy sự việc Bồ Tát được vô sở hữu pháp khiến chúng sanh được vô sở hữu pháp là “hữu sở đắc” hay là “vồ sở đắc”?

Phật dạy: Vì Bồ Tát hành Bát Nhã Ba La Mật, chẳng thấy có pháp và chúng sanh, biết rõ do các nhân duyên hòa hợp mà có pháp, có chúng sanh nên chẳng có lỗi “hữu sở đắc”. Bồ Tát trú trong 2 đế, vì chúng sanh nói pháp. Đối với người chấp “hữu” thì nói “vô” để phá chấp “hữu” đối với người chấp “vô” thi nói “hữu” để phá “vô”; nhưng sau đó Lại dạy họ chẳng nên nhiễm chấp cả 2 bên “hữu và vô” đó.

Vì chúng sanh mê muội chấp có “ngã thân” hiện tại, nên Bồ Tát dùng phương tiện lực vì họ thuyết pháp. Chúng sanh do nghe pháp mà biết rõ “ngã thân” là bất khả đắc. Bồ Tát lại dạy chúng sanh biết rõ chẳng có pháp nào khả đắc, dẫn đến Vô Thượng Bổ Đề cũng như vậy.

Ngài Xá Lợi Phất hoan hỷ thưa: Bồ Tát dùng tâm quảng đạỉ, tự nói ỉên các nhân duyên chẳng có pháp nào khả đắc cả. Người buôn bán ở giữa chợ ắt phải có giao dịch. Thế nhưng, người có đại tâm chẳng phải như vậy; chẳng có chỗ y chỉ mà thường phát đại trang nghiêm. Vì thường phát đại trang nghiêm, nên Bồ Tát chẳng sanh vào 3 cõi, mà còn dẫn dắt chúng sanh ra khỏi 3 cõi. Bồ Tát biết rõ chúng sanh và pháp đều bất khả đắc, nên ở nơi hết thảy pháp đều chẳng phược (chẳng trói), chẳng giải (chẳng rrỊỞ). Bồ Tát biết rõ các pháp vốn là không, mà chúng sanh do đã lâu đời bị phiền não che tâm chẳng có hay biết như vậy. Nếu biết rõ các phiền não là hư vọng, chẳng thật có, thì chẳng còn thấy trói buộc, có giải thoát nữa.

Theo thế tục thì nói khi cấu tâm được giải thì tâm trở lại thanh tịnh, nhưng thật ra tâm vốn chẳng có cấu tịnh. Vì tâm vốn là vô cấu, vô tịnh, nên chẳng có phân biệt các đạo chúng sanh, chẳng có phân biệt tội phước nghiệp báo. Do có thường khỏi nghiệp tội, và nghiệp phước mới thành các nghiệp quả báo. Bồ Tát biết các nghiệp tội, nghiệp phước đều không, nên chẳng còn có điên đảo. Như vậy, Bổ Tốt trú trong các pháp “không” mà đại trang nghiêm. Thật là rất hy hữu, ví như trồng cây giữa hư không, mà thân, cành, lá, hoa, quả đều làm lợi ích cho chúng sanh.

Phật dạy: Đúng như vậy.

Theo trên đây, ngài Xá Lợi Phất đã dùng “không” để nạn hỏi Phật, nên Phật cũng dùng “không” để đáp lại.

Phật dạy tiếp: Nếu chúng sanh trước có, sau không, thì chư Phật, chư đại Bồ Tát mới có lầm lỗỉ. Nếu nói đưa chúng sanh vào vô dư Niết Bàn, vào nơi không, nơi vô sở hữu là đoạn diệt chúng sanh cùng hết thảy pháp, thì như vậy mới là lầm lỗi. Chúng sanh cùng hết thảy pháp từ trước đến nay vẫn là “không”, dù có Phật hay dù chẳng có Phật cũng vẫn thường trú, chẳng thay đổi. Như vậy ở nơi thật tướng pháp, thì chẳng phân biệt có các đạo chúng sanh, cũng chẳng có chúng sanh thoát ra khỏi sanh tử. Vì sao? Vì các pháp vốn ià không, mà do nghiệp của chúng sanh mà thành có vậy.

Bồ Tát nghe chư Phật thuyết về pháp tướng mà phát tâm Vô ThƯỢng Bồ Đề, tự nghĩ rằng, “Chẳng cở pháp nào là có định tướng, là thật có. Dan đến Bồ Đề cũng chẳng phải là pháp khả đắc. Chỉ vì ngu muội điên đảo mà chúng sanh hư vọng chấp có các pháp vậy thôi”.

Bồ Tát phát đại trang nghiêm, thệ nguyện rằng, “Ta quyết định sẽ được Vô Thượng Bồ Đề, chẳng phải chẳng được vậy. Khi ta được Vô Thượng Bồ Đề rồi, ta sẽ dùng thật pháp khai thị rõ ràng cho chúng sanh, đưa họ ra khỏi các chấp điên đảo, khiến họ được lợi ích.

-o0o-

Trong kỉnh có nêu thí dụ về nhà huyễn thuật hóa tác ra các vườn, rừng, lầu, quán v.v   Lại hóa tác ra các voi, ngựa, các người nam, nữ v.v…

Trên đây, nhà huyễn thuật hóa tác ra các vườn, rừng, lầu, quán v.v… dụ cho Bồ Tát dùng 6 pháp Ba La Mật để độ thoát chúng sanh; lại hóa tác ra các voi, ngựa, người nam, người nữ v.v… dụ cho Bồ Tát độ chúng sanh, mà chúng sanh là như huyễn.

Nhà huyễn thuật hóa tác ra các cảnh vật như trên chỉ nhằm làm vui lòng khán thính giả. Thế nhưng, nếu chấp các huyễn sự, huyễn cảnh đó là thật, rồi mống tâm cầu ơn huệ nơi nhà huyễn thuật, thì đó là cuồng si vậy.

Cũng như vậy, Bồ Tát theo chư Phật nghe pháp, biết rõ các pháp đều là tánh không, là như huyễn, nên mới dùng pháp bố thí như huyễn để làm lợi ích cho chúng sanh như huyễn. Nếu ở nơi như huyễn mà còn cầu ơn huệ, cầu phước đức, thì cũng tức là điên đảo vậy.

Hỏi: Huyễn pháp là do chú thuật mà được thành tựu. Các cảnh vật, các sự việc do nhà huyễn thuật hóa tác ra íà hư dối, chẳng thật có. Còn Bồ Tát chẳng hóa tác ra được chúng sanh. Như vậy vì sao lại ví Bồ Tát với nhà huyễn thuật?

Đáp: ở nơi thật tướng thì chúng sanh cùng hết thảy pháp đều là không. Chúng sanh do các nghiệp như huyễn tạo thành, nên cũng là như huyễn. Chúng sanh đã là như huyễn, thì Bồ Tát cũng như nhà huyễn thuật cũng là như huyễn vậy. Bởi vậy nên mới dùng nhà huyễn thuật để dụ cho Bồ Tát.

Hỏi: Trên đây Phật nêu thí dụ về nhậ huyễn thuật hóa tác ra các huyễn cảnh, huyễn vật nhằm phá chấp “hữu” của chúng sanh. Như vậy vì sao ngài Tu Bổ Đề còn hỏi nữa?

Đáp: Mặc dù ngài Tu Bồ Đề biết rõ Bồ Tát đạo là tánh không, nhưng vì trong chúng hội còn có nhiều người nghi, nên ngài mới hỏi Phật để được giải rõ hơn. .

Ngài Tu Bồ Đề hỏiBồ Tát hành đạo như thế nào mà thành tựu được chúng sanh, thanh tịnh được Phật độ?

Phật dạy: Bồ Tát, từ sơ phát tâm đến nay, hành 6 pháp Ba La Mật… dẫn đến hành 18 bất cộng pháp. Hành như vậy là thành tựu chúng sanh, thanh tịnh Phật độ.

Ngài Tu Bồ Đề hỏi: Hành các. pháp ấy như thế nào mà có thể thành tựu được chúng sanh?

Ý ngài Tu Bồ Đề muốn nói, “Cầc pháp dều là tánh không, chúng sanh cũng là tánh không. Như vậy làm sao có thể thành tựu được chúng sanh?”,

Phật dạy: Bồ Tát dùng lực phương tiện dạy chúng sanh hành bố thí, mà chẳng nên chấp bố thí là chân thật pháp.

Bồ Tát dạy chúng sanh rằng, “Các ngươi hành bố thí mà chẳng nên chấp bố thí. Như trong kinh có, nói chúng sanh hành bố thí với ước mong được giàu sang phú quý, được hưởng-phúc lạc, mà chẳng biết sự hưởng phước lạc là gốc dẫn sanh kiêu mạn, phá các thiện pháp. Khi phước lạc hết rồi, lại cũng, sẽ phải đọa vào trong 3 đường ác. Bởi vậy nên các ngươi chớ nên chấp quả báo bố thí, mà nên hồi hướng công đức bố thí về Vồ Thượng Bồ Đề. Vì sao? Vì các pháp là tánh không, nên hết thảy pháp tướng đều bất khả đắc”.

Bồ Tát dùng lực phương tiện giáo hóa. chúng sanh, dẫn chúng sanh đến với Phật đạo. Bồ Tát tự minh hành bố thí, dạy chúng sanh hành bố thí, tán thán pháp bố thí và hoan hỷ tán thán người hành bố thí. Bồ Tát thâm ái các thiện pháp, nên lấy bổ thí làm cửa ban đầu (sơ môn), lấy từ bi làm dẫn đạo nên thường được tâm nhu nhuyến, mềm mại. Bồ Tát lại dùng 4 nhiếp pháp để nhiếp thủ chúng, sanh, lần lần đưa họ vào trong 3 thừa đạo, được Niết Bàn an lạc.

Nếu thấy có chúng sanh tu phước, Bồ Tát rất hoan hỷ như người cha hoan hỷ thấy con mình Khỏi tâm lành vậy. Bởi vậy nên Bồ Tát lại dạy họ tu trì, tu thiền định, dẫn họ tu đạo Thanh Văn, đạo Bích Chi Phật.

Nếu thấy có chúng sanh có tâm quảng đại, tâm từ bi, thì Bồ Tát lại dùng lực phương tiện dạy họ phát tâm Vô Thượng Bồ Đề, nói vởi họ rằng, “Ngươi nên phát tâm Bồ Để, để tự độ mình và độ người khác. Ngươi nên dùng 3 thừa giáo., tùy theo căn tánh của chúng sanh mà độ họ; khiến tự mình có lợi ích, và làm được lợi ích cho người”. Bồ Tát hành Bát Nhã Ba La Mật thường được sanh vào dòng họ lớn, được làm chuyển luân thánh vương. Bồ Tát thường sanh vào cõi Dục, vì ỗ cõỉ sắc chủng sanh tham đắm thiền vị rất khó hóa độ. Bồ Tát thường sanh làm người, chẳng sanh lên các cõi trời, vì ở nơi đây chúng sanh chấp đắm dục lạc, rất khó hóa độ. ở trong loài người, trải qua nhiều kiếp, Bồ Tát dùng 4 nhiếp pháp để hóa độ chúng sanh.

Nếu thấy có chúng sanh phá giới, thì Bồ Tát nói vổi họ rằng, “Do bị thiểu thốn mà ngươi phá giới. Có thể đời trưóc, do trì giói chẳng được đầy đủ mà đời nay ngươi chịu cảnh bần cùng. Có thể đời trước ngươi có trì giới đầy đủ, nhưng lại thường làm các việc ác, nên nay bị lâm vào cảnh bần cùng, dẫn đến phá giới vậy”, Bồ Tát lại nói ịVỚĩ họ rằng, “Ngươi hãy trì giới, ta sẽ cung cấp đầy đủ các vật dụng cần thiết. Do trì giới, ngươi sẽ được tự giải thoát”.

Nếu thấy chúng sanh sân giận, Bồ Tát nói với họ rằng, “Ngươi chớ nên sân nhuế. Ta sẽ cung cấp cho ngươi đầy đủ, nhưng ngươi phải nên nhẫn nhục. Chẳng có pháp nào là bền chắc; chớ nên vì các pháp hư vọng mà khỏi sân nhuế, tạo các nghiệp tội, khiến phải bị đọa vào chốn địa ngục, ngạ quỷ, chịu vô lượng khổ đau”.

Hỏi: Đối với người nghèo khổ mà cung cấp cho họ đầy đủ, thì họ sẽ được thởa mãn, chẳng còn sân hận. Thế nhưng, đối với hạng người chẳng có thiếu thốn, nhưng chỉ vì chẳng được xứng ý mà sanh phiền não, thì làm sao có thể dùng bố thí để nhiếp thủ họ được?

Đáp: Đối với hạng người này, Bồ Tát dùng “từ bi tam . muội” để giáo hóa họ, khiến họ hết sân hận, hết phiền não. Bồ Tát nói với họ rằng, “Hết thảy pháp đều là tánh không. Ngươi chớ nên sân hận, chớ vì một niệm sân hận mà khỏi trọng tội, khiến phải chịu quả báo đọa vào 3 đường ác, thọ vô lượng. khổ đau. Ngươi chớ nên vì các sự việc vô ích trong phút chốc, mà phải chịu đại khổ [âu dàỉ

Trong kinh có chép mẫu chuyện sau đây:

Ở một núi nọ có một Phật tự. Trong Phật tự có một căn phòng thường bị quỷ lui tới quấy phá, khiến chẳng ai dám ở. Một hôm có một vị khách tăng đến xin ở. Vị Duy Na nói, “Phòng ấy thường bị quỷ đến quấy phá, ngài chẳng ở được đâu”. Vị khách tăng tự tin mình có trì giới đầy đủ, khiến quỷ chẳng dám quấy phá, nên quyết định xin vào phòng ấy ở. Lại có một vị khách tăng khác đến xin vị Duy Na vào phòng ấy ở. Vị khách trước vào phòng đóng chặt cửa, ngồi im lặng, chờ đợi quỷ đến. Vị khách sau đập cửa đòi vào. Vị khách ở trong chẳng chịu mở cửa; vị khách bên ngoài dùng sức mạnh xô cửa, khiến cửa mở tung ra. Thế rồi cả hai bên đều tưởng mình đã gặp quỷ đến quấy phá, nên trong đánh ra, ngoài đánh vào, quyết hạ cho được quỷ. Cuộc ẩu đả quá dữ dội khiến cả 2 bên đều té xuống đất, nằm bất tỉnh. Đến khi trời sáng, 2 vị tăng đểu hổ thẹn. Mỗi vị tự nhận thấy mình đã sai lầm, vì đối thủ của mình đêm qua chẳng phải là quỷ, mà chính là người bạn học của mình thuở trước. Cả 2 vị đều cùng nhau xin tạ tội.

Cũng như vậy, 5 ấm là không, là vô ngã, mà chúng sanh lại chấp thân 5 ấm làm “ngã thân”, chấp có ngã, có ngã sở dẫn đến đấu tranh lẫn nhau. Bồ Tát nói với chúng sanh rằng, “Các ngươi ở nơi chỗ chẳng có căn bản, mà khỏi đấu tranh lẫn nhau, khỏi sanh ra bao nhiêu tội lỗi. Thân người khó được, pháp Phật khó gặp; chớ bở qua dịp may hiện nay, sau này thật khó có thể được cứu vậy. Nếu phải bị đọa vào địa ngục thiêu đốt, thì làm sao có thể nghe được pháp để được giáo hóa. Nếu đọa vào hàng ngạ quỉ, súc sanh, thì cũng là như vậy. Nếu sanh lên cõi trời Thọ Thiên, thì do đắm chấp thiền vị nên cũng chẳng hay biết gì. Lại nữa, người sanh ở biên địa thường ngu si, nên chẳng có thể giáo hóa được; người sanh ra mà chẳng có được các căn đầy đủ, hoặc có đầy đủ các căn mà lại thâm chấp tà kiến cũng chẳng có thể giáo hóa được. Nếu các ngươi rơi vào trong các nạn ấy, thì chẳng có thể được độ vậy.”

Bồ Tát nói với chúng sanh rằng, “Các ngươi hãy lấy bố thí Ba La Mật làm đầu; tu Ba La Mật này sẽ dẫn sanh 5 Ba La Mật kia. Các ngươi chớ nên chấp quả báo bố thí. Khi đã vào được tánh không rối, thì lần lần sẽ được Vô Thượng Bồ Đề, vào được vô dư Niết Bàn.

(Hết Quyển 91)