LUẬN
ĐẠI TRÍ ĐỘ

Nguyên tác: Bồ tát Long Thọ
Hán dịch: Pháp sư Cưu Ma La Thập
Việt dịch: Tỳ kheo ni THÍCH NỮ DIỆU KHÔNG

 

TẬP V
QUYỂN 87

Phẩm thứ bảy mươi lăm
(tiếp theo)
Tam Thứ Đệ Học
(Tiếp theo)

KINH

Ngài Tu Bồ Đề bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Bồ Tát biết các pháp vô sở hữu tánh là nhân tu bốn thiền, năm thần thông. Như vậy, ở nơi các pháp vô sở hữu tánh, hàng Bồ Tát sơ phát tâm phải làm sao để thứ lớp tu, thứ lớp học, thứ lớp hành đạo, mới đến được Vô Thượng Bồ Đề?

Phật dạy: Này Tu Bồ Đề! Từ lúc ban đầu Bồ Tát phải thân cận, cúng dường chư Phật để được nghe pháp; thân cận, cúng dường chư Thanh Văn để được nghe pháp. Do được nghe pháp như vậy mà được vô sở hữu tánh. Chư Phật, chư Hiền Thánh do được vô sở hữu tánh mà thành tựu được đạo quả. Hết thảy các pháp hữu vi chỉ là pháp được làm ra (tác pháp), và đều là chẳng có tánh. Chẳng có pháp nào là có tánh cả.

Bồ Tát nghe như vậy rồi, phải tự niệm rằng, “Hết thảy pháp đều là vô sở hữu tánh. Chư Phật, chư Hiền Thánh do được vô sở hữu tánh mà thành tựu được đạo quả. Như vậy, vì sao ta lại chẳng phát tâm cầu Vô Thượng Bồ Đề? Khi ta được Vô Thượng Bồ Đề rồi, ta sẽ vì chúng sanh thuyết pháp, khiến họ xả ly các chất mà an trú trong vô sở hữu tánh”.

Này Tu Bồ Đề! Tư duy như vậy rồi, Bồ Tát phát tâm cầu Vô Thượng Bồ Đề, nhằm độ hết thảy chúng sanh. Bởi vậy nên chỗ sở hành của Bồ Tát có thứ lớp: thứ lớp hành, thứ lớp học, thứ lớp vào đạo. Cũng như chư Phật, Bồ Tát thứ lớp hành, thứ lớp học, thứ lớp vào đạo như vậy sẽ được Vô Thượng Bồ Đề.

Hàng tân học Bồ Tát, như vậy hành sáu pháp Ba La Mật.

Này Tu Bồ Đề! Từ sơ phát tâm cho đến nay, Bồ Tát tự mình hành bố thí, dạy người khác hành bố thí, tán thán công đức bố thí, hoan hỷ tán thán, người hành bố thí. Do nhân duyên bố thí mà Bồ Tát được đại phước báo, giàu sang, phú quý. Cũng do nhân duyên bố thí mà Bồ Tát xa lìa được lòng xan than, bỏn xẻn, sẵn sàng đem tài vật ra bố thí cho chúng sanh.

Do bố thí và trì giới mà Bồ Tát sanh làm người hay làm trời để được tôn quý. Do bố thí và trì giới mà Bồ Tát được các thiền định. Do bố thí, trì giới và thiền định mà Bồ Tát được trí huệ giải thoát, giải thoát tri kiến, nên vượt qua các hàng Thanh Văn và Bích Chi Phật, để nhập vào Bồ Tát vị. Do vào Bồ Tát vị mà bồ tát thanh tịnh được Phật độ, thành tưụ được chúng sanh…dẫn đến được nhất thiết chủng trí. Do được nhất thiết chủng trí mà Bồ Tát mới chuyển pháp luân, đem 3 thừa pháp giáo hóa chúng sanh, độ họ thoát khỏi sanh tử.

Bồ Tát bố thí theo thứ lớp hành, thứ lớp học, thứ lớp vào đạo như vậy, mà biết rõ tất cả đều bất khả đắc. Vì sao? Vì hết thảy pháp đều là tự thánh không.

Lại nữa, này Tu Bồ Đề! Từ sơ pháp tâm cho đến nay, Bồ Tát tự mình hành trì giới, dạy người khác hành trì giới, tán thán công đức trì giới, hoan hỷ tán thán người hành trì giới.

Do nhân duyên trì giới mà Bồ Tát sanh làm người hay làm trời đều được tôn quý.

Bồ Tát thấy người chẳng trì giới, thì khuyên họ trì giới; thấy người loạn tâm,  thì khuyên họ tu thiền định;  thấy người si mê  thi day họ tu trí huệ; thấy người chẳng giải thoát, thì dạy tu giải thoát; thấy người chẳng giải thoát tri kiến, thì dạy tu giải thoát tri kiến.

Do trì giới, thiền định, trì huệ, giải thoát tri kiến, mà Bồ Tát vượt qua được hàng Thanh Văn và Bích Chi Phật để nhập vào Bồ Tát vị. Do vào Bồ Tát vị mà Bồ Tát thanh tịnh được Phật độ, thành tựu được chúng sanh…dẫn đến được nhất thiết chủng trí. Do được nhất thiết chủng trí mà Bồ Tát mới chuyển pháp luân, đem 3 thừa pháp giáo hóa chúng sanh, độ họ thoát khỏi sanh tử.

Bồ Tát trì giới theo thứ lớp hành, thứ lớp học, thứ lớp vào đạo như vậy, mà biết rõ tất cả đều bất khả đắc. Vì sao? Vì hết thảy pháp đều là tự tánh không.

Lại nữa, này Tu Bồ Đề! Từ sơ phát tâm cho đến nay, Bồ Tát tự mình hành nhẫn nhục, dạy người khác hành nhẫn nhục, tán thán công đức nhẫn nhục, hoan hỷ tán thán người hành nhẫn nhục.

Khi hành nhẫn nhục Ba La Mật như vậy, Bồ Tát bố thí đầy đủ cho chúng sanh, dạy họ tu trì giới, thiền định, trí huệ, giải thoát và giải thoát tri kiến. Do bố thí, nhẫn nhục, thiền định trí mà Bồ Tát vượt qua được hàng Thanh Văn và Bích Chi Phật, để hnhập vào Bồ Tát vị. Do vào Bồ Tát vị mà Bồ Tát thanh tịnh được Phật độ, thành tựu được chúng sanh…dẫn đến được nhất thiết chủng trí. Do được nhất thiết chủng trí mà Bồ Tát mới chuyển pháp luân, đem 3 thừa pháp giáo hóa chúng sanh độ họ thoát khỏi sanh tử.

Bồ Tát nhẫn nhục theo thứ lớp hành, thứ lớp học, thứ lớp vào đạo như vậy, mà biết rõ tất cả đều bất khả đắc. Vì sao? Vì hết thảy pháp đều là tự tánh không.

Lại nữa, này Tu Bồ Đề! Từ sơ phát tâm cho đến nay, Bồ Tát tự mình hành tinh tấn, dạy người khác hành tinh tấn, tán thán công đức tinh tấn, hoan hỷ tán thán người hành tinh tấn.

Khi hành tinh tấn như vậy, Bồ Tát bố thí đầy đủ cho chúng sanh, dạy cho chúng sanh tu trì giới, thiền định, trí huệ, giải thoát và giải thoát tri kiến. Do bố thí, tinh tấn, thiền định, trí huệ, như vậy mà Bồ Tát vượt qua được hàng Thanh Văn và Bích Chi Phật, để nhập vào Bồ Tát vị. Do vào Bồ Tát vị mà Bồ Tát thanh tịnh được Phật độ, thành tựu được chúng sanh…dẫn đến được nhất thiết chủng trí. Do được nhất thiết chủng trí mà Bồ Tát mới chuyển pháp luân, đem 3 thừa pháp giáo hóa chúng sanh, độ họ thoát khỏi sanh tử.

Bồ Tát tinh tấn theo thứ lớp hành, thứ lớp học, thứ lớp vào đạo như vậy, mà biết rõ tất cả đều bất  khả đắc. Vì sao? Vì hết thảy đều là tự tánh không.

Lại nữa, này Tu Bồ Đề! Từ sơ phát tâm cho đến nay, Bồ Tát tự mình vào thiền định, vào bốn vô lượng tâm, bốn vô sắc định,  cũng dạy người vào thiền định, vào bốn vô lượng tâm, vào bốn vô sắc định, tán thán công đức hành thiền định; hoan hỷ tán thán người vào thiền định, vào bố vô lượng tâm, bốn vô sắc định.

Trú trong các thiền, Bồ Tát bố thí đầy đủ cho chúng sanh, dạy họ tu trì giới, thiền định, trí huệ, giải thoát và giải thoát tri kiến. Do bố thí, trì giới thiền định, trí huệ như vậy, mà Bồ Tát vượt qua được hàng Thanh Văn và Bích Chi Phật, để nhập vào Bồ Tát vị. Do vào Bồ Tát vị mà Bồ Tát thanh tịnh được Phật độ, thành tựu được chúng sanh…dẫn đến được nhất thiết chủng trí. Do được nhất thiết chủng trí mà Bồ Tát mới chuyển pháp luân, đem 3 thừa pháp giáo hóa chúng sanh, độ họ thoát khỏi sanh tử.

Bồ Tát vào các thiền định theo thứ lớp hành, thứ lớp học, thứ lớp vào đạo như vậy, mà biêt rõ tất cả đều bất khả đắc. Vì sao? Vì hết thảy pháp đều là tự tánh không.

Lại nữa, này Tu Bồ Đề! Từ sơ phát tâm cho đến nay Bồ Tát hanh Bát Nhã Ba La Mật, tự mình hành 6 pháp Ba La Mật, cũng dạy người khác hành 6 pháp Ba La Mật, tán thán công đức hành 6 pháp Ba La Mật, hoan hỷ tán thán người hành 6 pháp Ba La Mật.

Do nhân duyên hành 6 pháp Ba La Mật như vậy, mà Bồ Tát vượt qua được hàng Thanh Văn và Bích Chi Phật, để vào Bồ Tát vị. Do vào được Bồ Tát vị mà Bồ Tát thanh tịnh được Phật độ, thành tựu được chúng sanh…dẫn đến được nhất thiết chủng trí. Do được nhất thiết chủng trí mà Bồ Tát mới chuyển pháp luân, đem 3 thừa pháp giáo hóa chung sanh, độ họ thoát khỏi sanh tử.

Bồ Tát vào sáu pháp Ba La Mật theo thứ lớp hành, thứ lớp học, thứ lớp vào đạo như vậy, mà biết rõ tất cả đều bất khả đạo. Vì sao? Vì hết thảy pháp đều là tự tánh không.

Lại nữa, này Tu Bồ Đề! Từ sơ pháp tâm cho đến nay, do được tâm tương ưng với nhất thhieets chủng chí mà Bồ Tát thâm tín các pháp tự tánh không, thường tu sáu niệm, gồm: Niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng, niệm Giới, niệm Xả, niệm Thiên.

* Thế nào gọi là tu niệm Phật?

Này Tu Bồ Đề! Khi niệm Phật Bồ Tát chẳng lấy sắc để niệm, chẳng lấy thọ, tưởng, hành, thức để niệm. Vì sao? Vì sắc…dẫn đến thức đều là tự tánh không, mà pháp tự tánh không là vô sở hữu tánh (chẳng có tánh). Cho nên vô sở niệm (chẳng có chỗ niệm) mới chính là niệm Phật.

 Lại nữa, Này Tu Bồ Đề! Khi niệm Phật, Bồ Tát chẳng lấy ba hai tướng tốt để niệm. chẳng lấy thân kim sắc (sắc vàng ròng) để niệm, chẳng lấy hào quang một trượng để niệm, chảng lấy tám mươi vẻ đẹp để niệm. Vì sao? Vì thân Phật là tự tánh không là pháp vô sở hữu tánh. Cho nên vô sở niệm mới chính là niệm Phật.

Lại nữa, Này Tu Bồ Đề! Khi niệm Phật, Bồ Tát chẳng lấy giới chúng, định chúng, huệ chúng, giải thoát tri kiến chúng để niệm. Vì sao? Vì giới chúng…dẫn đến giải thoát tri kiến chúng. Vì sao? Vì giới chúng…dẫn đến giải thoát tri kiến chúng đều là tự tánh không mà pháp tự tánh không là pháp vô sở hữu tánh. Cho nên vô sở hữu niệm mới chính là niệm phật.

Lại nữa, Này Tu Bồ Đề! Khi niệm Phật, Bồ Tát chẳng lấy 10 Phật lực, 4 vô sở úy, 4 vô ngại trí, 18 bất cộng pháp, đại từ, đại bi để niệm Phật. Vì sao? Vì 10 Phật lực…dẫn đến đại từ, đại bi đều là tự tánh không, mà pháp tự tánh không là pháp vô sở hữu tánh. Cho nên vô sở niệm chính là niệm Phật.

Lại nữa, này Tu Bồ Đề! Khi niệm Phật, Bồ Tát chẳng lấy 12 nhân duyên để niệm Phật. Vì sao? Vì 12 nhân duyên đều là tự tánh không, mà pháp tự tánh không là pháp vô sở hữu tánh . Cho nên vô sở niệm mới chính là niệm Phật.

Này Tu Bồ Đề! Khi hành Bát Nhã Ba La Mật, Bồ Tát phải nên niệm phật như vậy. Từ sơ phát tâm, Bồ Tát phải như vậy mới mà thứ lớp hành, thứ lớp học, thứ lớp vào đạo. Trú trong đó, Bồ Tát được đầy đủ 4 niệm xứ…dẫn đến tám thánh đạo, đầy đủ ba tam muội “ không vô tướng và vô tác”,…dẫn đến đầy đủ nhất thiết chủng trí. Vì sao? Vì các pháp đều là tự tánh không, đều là vô sở hữu tánh ( chẳng có tánh). Ở nơi vô sở hữu tánh chẳng có tánh CÓ, cũng chẳng có tánh KHÔNG.

* Thế nào gọi là tu niệm Pháp?

Này Tu Bồ Đề! Khi hành Bát Nhã Ba La Mật, Bồ Tát chẳng niệm thiện pháp, chẳng niệm bất thiện pháp, chẳng niệm ký pháp, chẳng niệm vô ký pháp, chẳng niệm thế gian pháp, chẳng niệm xuất thế gian pháp, chẳng niệm tịnh pháp, chẳng niệm uế pháp, chẳng niệm thánh pháp, chẳng niệm phàm phu pháp, chẳng niệm hữu lậu pháp, chẳng niệm vô lậu pháp, chẳng niệ pháp thuộc về ba cõi, chẳng niệm hữu vi pháp. Vì sao? Vì các pháp đều là tụ tánh không, mà pháp tụ tánh không là pháp vô sở hữu tánh. Cho nên vô sở niệm (chẳng có chỗ niệm) mới là niệm pháp. Do học các pháp vô sở hữu tánh như vậy, nên Bồ Tát đầy đủ bồn niệm xứ … dẫn đến đầy đủ nhất thiết chủng trí, được Vô Thượng Bồ Đề. Được Vô Thượng Bồ Đề là được các pháp vô sở hữu tánh. Ở nơi vô sở hữu tánh chẳng có tánh CÓ, cũng chẳng có tánh KHÔNG.

Bồ Tát phải nên tu niệm pháp như vậy. Bồ Tát tu niệm pháp như vậy, mà nơi ở hết thảy pháp đều chẳng có niệm.

* Thế nào được gọi là tu niệm Tăng?

Này Tu Bồ Đề! ở nơi vô vi mà phân biệt có đệ tử Phật, có chúng đệ tử Phật, nên Bồ Tát niệm Tăng chẳng thấy có chỗ niệm, huống nữa là thật có niệm Tăng.

Bồ Tát phải nên tu niệm Tăng như vậy.

* Thế nào gọi là tu niệm giới?

Này Tu Bồ Đề! Từ sơ pháp tâm đến nay, Bồ Tát phải niệm thánh giới: giới chẳng khuyết, giới chẳng hở, giới chẳng tỳ, giới chẳng đạt, giới chẳng tính, giới tự tại, giới mà người trí khen ngợi, giới cụ túc, giới theo chánh định.

Bồ Tát phải niệm các giới đó đều chẳng có tự tánh, nên chẳng thấy có chỗ niệm, huống nữa là có niệm giới.

* Thế nào gọi là tu niệm niệm xả?

Này Tu Bồ Đề! Từ sơ pháp tâm cho đến nay, Bồ Tát tu niệm xả: tự niệm xả, tha niệm xả, xả tài, xả pháp, xả phiền não. Bồ Tát tu các niệm xả như vậy, mà quán tất cả đều bất khả đắc, chẳng có chỗ niệm, huống nữa là có niệm xả.

* Thế nào gọi là tu niệm Thiên?

Này Tu Bồ Đề! Bồ Tát tự niệm rằng, “Chư Thiên ở cõi trời Tứ Thiên Vương…dẫn đến cõi trời Tha Hóa Tự Tại Thiên đều có đầy đủ tín, giới, thí, văn và huệ. Khi ta mạng chung, sanh về các cõi trời, ta cũng sẽ có đầy đủ các tín, giới, thí, văn và huệ. Bồ Tát niệm Thiên như vậy. mà biết rõ các cõi trời đều là vô sở hữu tánh, nên là chẳng có niệm, huống nữa là có niệm Thiên.

Này Tu Bồ Đề! Như vậy gọi là Bồ Tát, ở nơi sáu niệm, thứ lớp hành, thức lớp học, thứ lớp vào đạo.

Ngài Tu Bồ Đề bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Hết thảy pháp đều là vô sở hữu tánh. Sắc… dẫn đến thức, nhãn… dẫn đến ý, sắc… dẫn đến pháp, nhãn thức… dẫn đến ý thức giới, Đàn Ba La Mật… dẫn đến Bát Nhã Ba La Mật, nội không… dẫn đến vô pháp hữu tánh không, bốn niệm xứ…dẫn đến tám thánh đạo, mười Phật lực… dẫn đến nhất thiết chủng trí đều là vô sở hữu tánh cả.

 Bạch Thế Tôn! Nếu hết thảy pháp đều là vô sở hữu tánh, thì chẳng có đạo, chẳng có trí, chẳng có quả chăng?

Phật dạy: Này Tu Bồ Đề! Ông thấy sắc tánh là thật có chăng? Dẫn đến nhất thiết chủng trí tánh là thật có chăng?

Ngài Tu Bồ Đề bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Chẳng thật có vậy.

Phật dạy: này Tu Bồ Đề! Ông thấy các pháp thật chẳng có. Như vậy, Ông còn nêu lên câu hỏi làm gì nữa?

Ngài Tu Bồ Đề bạch Phật: bạch Thế Tôn! Con chẳng dám khởi tâm nghi. Thế nhưng vì chúng sanh ở đời sau, và vì các Tỷ Kheo cầu Bồ Tát đạo, mà con thưa hỏi Phật.

Bạch Thế Tôn! Vì các hạng người này nghi rằng, “ nếu hết thảy pháp đều là vô sở hữu tánh, thì chẳng có ai cầu, chẳng có ai tịnh, chẳng có ai bị triền phược, chẳng có ai được giải thoát. Vì họ chẳng thể biết, chẳng thể giải được như vậy, nên họ có thể phá giới, phá chánh kiến, phá oai nghi, phá tịnh mạng… dẫn đến có thể bị đọa vào ba đường ác.

Bạch Thế Tôn! Con sợ ở đời sau sẽ xảy ra những sự việc như vậy, nên con thưa hỏi Phật.

Bạch Thế Tôn! Riêng bản thân con đã thâm tín các pháp đều là vô tự tánh, nên chẳng có nghi, chẳng có hối gì cả.

LUẬN

Ngài Tu Bồ Đề tín thọ lời Phật dạy, đã biết rằng, “ Tuy biết rõ các pháp là không, mà chư đại Bồ Tát vẫn thường khởi bốn thiền và năm thần thông”. Nay ngài lại hỏi Phật, “ các tân học Bồ Tát, ở nơi các pháp vô sở hữu tánh, phải thứ lớp hành, thứ lớp học, thứ lớp vào đạo như thế nào để đến được Vô Thượng Bồ Đề?”

Như vậy là Bồ Tát dù đã phát tâm từ vô lượng kiếp, mà chưa vào được nơi thật tướng pháp, thì vẫn còn là tân học Bồ Tát. Các Bồ Tát này vẫn còn phải thứ lớp hành, thứ lớp học, thứ lớp vào đạo, mới có thể đến được Vô Thượng Bồ Đề vậy.

Hỏi: Nếu là tân học Bồ Tát, thì khi bố thí, trì giới, nhẫn nhục tinh tấn vv… mà thứ lớp hành là đủ rồi. Sao nay còn nói ở nơi các pháp vô sở hữu tánh cũng phải thứ lớp hành, thứ lớp học, thứ lớp vào đạo?

Đáp: Các Bồ Tát sơ phát tâm phải hành không, hành vô sở hữu để hòa hợp với các hạnh bố thí, trì giới, nhẫn nhục vv…

Ví như hòa mật ngọt với thuốc cho trẻ nít uống, thì chúng mới có thể uống dễ dàng. Cũng như vậy, Bồ Tát sơ phát tâm phải thâm quán pháp “ không” khi hành bố thí, trì giới, nhẫn nhục vv… mới chẳng bị lỗi lầm.

Phật dạy, “ từ lúc ban đầu, Bồ Tát phải thân cận và cúng dường chư đại Bồ Tát, chư A La Hán để được nghe pháp. Do nghe pháp như vậy mà vào được nơi vô sở hữu tánh. Vì sao? Vì chư Phật, chư đại Bồ Tát, chư A La Hán đều do được vô sở hữu tánh mà thành tựu được đạo quả”.

Vì sao? Vì hết thảy pháp hữu vi đều do nhân duyên hòa hợp sanh; chẳng có pháp nào là có tự tánh cả. Nếu đem các pháp hữu vi, sắc pháp cũng như vô sắc pháp, chia trẻ cho đến vi trần, thì sẽ thấy chẳng có gì là có nữa cả. Dẫn đến một niệm cũng chẳng thật có. Sau khi nghe chư Phật, chư đại Bồ Tát, chư Hiền Thánh thuyết pháp như vậy rồi, người học đạo còn phải thứ lớp hành, thứ lớp học, thứ lớp vào đạo; lấy trí tỷ lượng phân biệt để biết rõ các pháp đều là rốt ráo không, đều chẳng có tự tánh. Như vậy là vào được nơi thật tướng pháp, nơi tịch diệt tướng, chẳng có hý luận.

Biết như vậy rồi, người hành đạo tự niệm rằng, “ dù có phật, hay dù có chẳng có Phật, thì thật tướng pháp vẫn chẳng có tăng giảm, chẳng có sanh diệt, chẳng có mới cũ vv…hết thảy pháp đều rốt ráo là không, là bất khả đắc; chúng sanh là rốt ráo không, nên độ chúng sanh rốt ráo không cũng là bất khả đắc. Hết thảy pháp đều là như mộng, như huyễn, đều chẳng có định tướng. Như vậy vì sao ta chẳng phát tâm làm Phật?”

Hỏi: nếu biết các pháp đều là vô sở hữu, thì vì sao lại phát tâm làm Phật?

 Đáp: rốt ráo không là vô sở hữu là chẳng có chướng ngại, là chẳng có hý luận. Bởi vậy nên người hành đạo nên dõng mãnh phát tâm làm Phật.

Hỏi: vì sao Bồ Tát lại thay chúng sanh thọ các khổ?

Đáp: Bồ Tát có nhiều nhân duyên với chúng sanh, nên mới vì chúng sanh thọ các khổ. Do chúng sanh chẳng biết được thật tướng pháp nên mới chịu các khổ não; Bồ Tát khởi tâm từ bi, tâm muốn tất cả chúng sanh được hết khổ, nên phát tâm tu học để cứu độ chúng sanh. Ví như người ăn được món ăn ngon, muốn cho người khác được ăn như mình vậy. Bồ Tát biết rõ pháp tánh là vô sở hữu, nên mới vì tất cả chúng sanh phát tâm làm các việc lợi ích cho họ.

Bồ Tát tự niệm rằng, “ Ta chưa thâm nhập được vào sáu pháp Ba La Mật, nên ta phải phát tâm cầu Vô Thượng Bồ Đề, tu tập các công đức, tu sở hữu tánh để làm lợi ích cho chúng sanh”.

Do tu tập pháp “ không” của Đại Thừa mà Bồ Tát biết rõ pháp không chúng sanh không, … dẫn đến Phật cũng không, Vô Thượng Bồ Đề cũng không. Ở nơi rốt ráo không, Bồ Tát quán oán thân bình đẳng, nên chẳng sanh tâm phiền não, được tâm bình đẳng, vô phân biệt, được đầy đủ các lực nhẫn nhục Ba La Mật. Do vậy mà mau được Vô Thượng Bồ Đề.

Bồ Tát thân cận, tôn quý chư Phật, chư đại Bồ Tát, chư Thánh Hiền giống như người vượt biển tôn quý người lái thuyền, giống như người bênh tôn quý vị thầy thuốc vậy.

Đối với những kẻ oán nghịch, Bồ Tát cũng chẳng sanh tâm oán ghét, tự niệm rằng, “ Vì muốn cầu Phật đạo, nên ta phải nhẫn nhục đối với họ, nhẫn nhục như vậy mới được lợi ích cho sự tu tập”.

Như vậy là Bồ Tát thứ lớp hành, thứ lớp học, thứ lớp vào đạo.

Hỏi: Ba việc đó có gì sai khác nhau chăng?

Đáp: Có thuyết nói “ hành, học và đào tạo” tuy có tên gọi khác nhau nhưng cũng chỉ là một. “ Hành” là trì giới; “học” là thiền định; “ vào đạo” là thực hiện các việc làm, như làm các việc bố thí. Lại nữa, “ hành” là chánh ngữ. chánh nghiệp, chánh mạng; “ học” là chánh tinh tấn, chánh niệm, chánh định; “ vào đạo” là chánh kiến, chánh tư duy. Tất cả ba việc này đều là “ đạo” cả.

Có thuyết nói chánh kiến, chánh tư duy, là đạo thể. Còn hai việc kia giúp chánh kiến, chánh tư duy càng thêm kiên cố là đạo dụng.

Có thuyết nói trong sau Ba La Mật,, thì có bố thí là “ hành” trì giới là “học”, tinh tấn là “đạo”.

Lại có thuyết nói tất cả sáu Ba La Mật đều là “đạo”, vì đều dẫn đến trí huệ Bát Nhã Ba La Mật. Ví như người có đôi mắt, đôi chân có thể đi xa được; dù đôi mắt và đôi chân đều có công dụng riễng rẽ, nhưng cùng đóng góp vào công việc chung đó là đưa người bộ hành đi xa vậy.

Hỏi: Thế nào gọi là thứ lớp hành?

Đáp: Ví như người leo thang phải bước từng nấc thang mới leo lên cao được. Cũng như vậy, Bồ Tát sơ phát tâm thứ lớp hành mới có thể vào đạo được.

Trong kinh có dạy rằng, người tu sáu pháp Ba La Mật muốn thành tựu đạo quả phải thứ lớp hành theo bốn giai đoạn. Đó là:

– Tự mình hành sáu pháp Ba La Mật.

– Dạy người khác sáu phát Ba La Mật.

– Tán thánh công đức hành sáu pháp Ba La Mật.

– Hoan hỷ tán thán người hành sau pháp Ba La Mật, là người có từ bi đối với chúng sanh và thông đạt tướng các pháp.

Hỏi: Vì sao người hành sáu pháp Ba La Mật phải theo bốn giai đoạn như trên ?

Đáp: Có người tự mình hành bố thí, nhưng chẳng dám dạy người khác hành bố thí, vì sợ người thọ thí nổi sân trở lại mắng nhiếc mình.

Có người dạy người khác làm việc bố thí mà tự mình chẳng làm.

Có người chẳng tán thán công đức hành bố thí, và cũng chẳng tán thán người hành bố thí.

Những người hành động như vậy đều bị tà kiến che tâm, nên chẳng ó thể biết được quả báo của bố thí.

Bồ Tát có tâm từ bi rộng lớn, thâm ái các thiện pháp, thương xót chúng sanh mới có thể làm đầy đủ cả bốn điều nêu trên đây.

-o0o-

Khi bố thí phải tự mình làm việc bố thí, dạy người khác làm việc bố thí, tán thán công đức bố thí, và tán thán người làm việc bố thí. Người hành tịnh thí là người gieo trồng thiện căn nơi phước điền Tam Bảo. Vì phước điền Tam Bảo là phước điền vô tận, nên người hành tịnh thí cũng được phước đức vô tận.

Người hoan hỷ bố thí đúng theo bốn điều nêu trên đây sẽ được hưởng giàu sang, phú quý vô tận.

Bồ Tát hành bố thí Ba La Mật, dù chẳng tham cầu quả báo bố thí, mà của vải vẫn tự đến. Ví như người gieo mạ, cấy lúa, thì đến mùa gặt lúa sẽ tự đến với mình vậy. Bồ Tát có được tài vật đến với mình rồi,  lại tiếp tục đem các tài vật đó ra bố thí cho chúng sanh..

Hỏi: Phải nên bố thí cho ai trươc?

Đáp: Bồ Tát cúng dường ba ngôi Tam Bảo “Phật,  Pháp và Tăng”; bố thí cho hàng tại gai thọ ngũ giới, thọ thập thiện, thọ bát quan trai giới, thọ tam quy; bố thí cho những người có chánh trí; bố thí cho những người nghèo khổ bần cùng; bố thí cho các loài chúng sanh;… dẫn đến bố thí cho những người phạm trọn tội “ ngũ nghịch”. Vì sao? Vì Bồ Tát muốn kết duyên với các hạng người nghèo khổ bần cùng, với hạng người đã đoạn thiện căn,… dẫn đến muốn kết duyên với những loài súc sanh.

Vì như người mẹ hiền có nhiều con thường nhớ nghĩ đến các con, tìm mọi cách để cứu các con ra khỏi cảnh khổ đau, bệnh tật. Cũng như vậy, Bồ Tát thương chúng sanh như mẹ hiền thương con nên tìm mọi cách để cứu chúng sanh ra khỏi sanh tử.     

Trong kinh có chép mẫu chuyện sau đây:

Thấy một cọp mẹ, do bị cơn đói hoành hành muốn nhảy vồ lên đàn con để ăn thịt, Bồ Tát chẳng chút do dự liền xả thân bố thí cho cọp mẹ, nhằm cứu các cọp con.

Hỏi: Bồ Tát phải rộng độ hết thảy chúng sanh chăng?

Đáp: Chúng sanh là “ phước điền” và “ bi điền”

Do bi nguyện rộng độ chúng sanh, mà Bồ Tát cầu Vô Thượng đạo.

Khi chưa được vô sanh pháp nhẫn, bi tâm thường thắng từ tâm, tuy pháp từ tâm thương sót hết thảy chúng sanh, mà khi hành bố thí lại thường có sự phân biệt, ví như lựa chọn người nghèo đói, cùng khổ đểu cứu vớt họ trước. Cũng như khi cúng dường có sự lựa chọn phước điền, nghĩ rằng, “ cúng dường chư Phật” có đại công đức, vì Phật là phước điền vô thượng”.

Thế nhưng, khi đã vào được thập tướng pháp rồi, thì chẳng còn có sự phân biệt nữa. Lúc bấy giờ, Bồ Tát xem chúng sanh như là những vị Phật vị lai, bình đẳng với Phật chẳng có sai khác.

Hỏi: vì sao nói biết chúng sanh muốn gì thì cho nấy thì mới được phước đức lớn.

Đáp: vì thuận ý người được phước đức lớn hơn là nghịch ý họ. Bồ Tát quán tướng mạo của chúng sanh, biết họ mong cầu gì, liền cung cấp đầy đủ. Như vậy là bố thí theo ý nguyện của chúng sanh. Khi hành pháp thí Bồ Tát chỉ mong sao cho chúng sanh biết trì giới, biết tu tập các thiện pháp, để được giải thoát. Như vậy mới là được đại lợi ích.

Hỏi: Bồ Tát do tu sau phá Ba La Mật mà vào Bồ Tát vị. Như vậy vì sao nói Bồ Tát tu năm ấm mà vào Bồ Tát vị?

Đáp: Có vô lượng pháp môn tu. Như vậy nói Bồ Tát tu năm ấm mà vào Bồ Tát vị cũng chẳng có lầm lỗi gì cả.

Bồ Tát hộ trì các giới, sanh thiền định, được trí huệ sáng suốt, được tâm thanh tịnh, xả ly chấp trước, lấy trí huệ phá các phiền não, được gải thoát lạc, tức được giải thoát tri kiến.

Bồ Tát đã dùng thân năm ấm để hành đạo và cũng dùng thân năm ấm mà vượt qua hàng Thanh Văn và Bích Chi Phật để vào Bồ Tát vị.

Khi hành sáu pháp Ba La Mật, Bồ Tát chủ yếu hành bố thí Ba La Mật, xả tài… dẫn đến xả mạng, chẳng chút luyến tiếc. Trì giới Ba La Mật, nhẫn nhục Ba La Mật, tinh tấn Ba La Mật, thiền Ba La Mật và trí tuệ Ba La Mật hỗ trợ cho bố thí Ba La Mật, giúp Ba La Mật này được thành tựu viên mãn.

Vì lợi ích chúng sanh, Bồ Tát sẵn sàng bố thí thân mạng mình; đây là việc rất khó làm. Bởi vậy nên nói do tu năm ấm vào Bồ Tát vị là chẳng lầm lỗi vậy.

Hỏi: Có người tu sáu niệm là việc dễ làm nên Bồ Tát sơ phát tâm có thể làm được. Thế nhưng, nếu niệm Phật mà chẳng niệm Phật thân thì đâu có phải là việc dễ làm.

 Đáp: Ví như thuốc đắng có pha một ít mật ngọt trở thành dễ uống, vì mật ngọt chế nghự được vị đắng của thuốc. Cũng như vậy, niệm Phật mà biết rõ Phật thân là tự tánh không, là vô sở hữu tánh, biết rõ vô sở niệm mới chính là niệm Phật. Bởi vậy nên niệm Phật; là việc dễ làm.

Nhờ niệm Phật như vậy mà các tà kiến chẳng sanh được, nên Bồ Tát thứ lớp hành, thứ lớp học, thứ lớp vào đạo được dễ dàng.

Ngài Tu Bồ Đề hỏi: Nếu hết thảy pháo đều là vô sở hữu tánh. Thì cần pahur thứ lớp hành, thứ lớp học, thứ lớp vào đạo?

 Phật hỏi lại: Ông có thất sắc tánh là thật có chăng? Dẫn đến có thấy nhất thiết chủng trí tánh la thật có chăng?

Ngài Tu Bồ Đề thưa: Sắc tánh dẫn đến nhất thiết chủng trí tánh đều là chẳng thật có vậy.

Vì sao? Vì sắc dẫn đến nhất thiết chủng trí đều do nhân duyên hòa hợp sanh, nên là chẳng có tự tánh.

Phật dạy: Nếu ông thấy các pháp tánh đều chẳng thật có, thì ông còn nạn hỏi gì nữa.

Ngài Tu Bồ Đền nghe Phật dạy liền bạch Phật rằng: Con chẳng còn nghi, nhưng vì sợ người tu bị lầm lạc, mà con phải thưa hỏi Phật vậy. Vì sao? Vì người xuất gia nghe Phật dạy về “ vô sở hữu tánh” mà chưa hiểu rõ thâm nghĩa, thì sẽ chấp “ không”… dẫn đến sẽ chẳng trì giới, sẽ phá các oai nghi vv…, khiến người tại gia y theo đó sẽ khinh khi người xuất gia, phá hoại Tam Bảo.

Còn vì “ vô trách tam muội” vì thương sót chúng sanh mà thưa hỏi Phật như vậy. Kính mong Phật giải đáp rõ ràng, để chúng sanh được thâm hiểu.

***

PHẨM THỨ BẢY MƯƠI SÁU
NHẤT TÂM CỤ VẠN HẠNH

(Một Tâm Đủ Vạn Hạnh)

KINH

Ngài Tu Bồ Đề bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Nếu hết thảy pháp đều là vô sở hữu tánh, thì Bồ Tát có lợi ích gì mà vì chúng sanh cầu Vô Thượng Bồ Đề?

Phật dạy: Này Tu Bồ Đề! Vì các pháp đều là vô sở hữu tánh, nên Bồ Tát vì chúng sanh cầu Vô Thượng Bồ Đề.

Vì sao? Vì nếu có chấp, có đắc, thì rất khó được giải thoát.

Này Tu Bồ Đề! Những người chấp tướng chẳng có được đạo, chẳng có được quả, chẳng có được Vô Thượng Bồ Đề.

Ngài Tu Bồ Đề bạch Phật: bạch Thế Tôn người chẳng đắc tướng có được đạo, có được quả, có được Vô Thượng Bồ Đề chăng?

Phật dạy: Này Tu Bồ Đề! Vô sở đắc (chẳng chỗ đắc) tức là đạo, là quả, là Vô Thượng Bồ Đề, vì pháp tánh là bất hoại (là chẳng thể bị hoại) vậy.

Nếu pháp vô sở đắc mà muốn được đạo, được quả, được Vô Thượng Bồ Đề, thì đó là phá hoại pháp tánh vậy.

Ngài Tu Bồ Đề bạch Phật: nếu pháp vô sở đắc tức là đạo, là quả, là Vô Thượng Bồ Đề, thì làm sao có bậc sơ địa Bồ Tát… dẫn đến bậc thập địa Bồ Tát; làm sao có vô sanh pháp nhẫn; làm sao có quả báo đắc thần thông; làm sao có quả báo đắc bố thí, trì giới nhẫn nhục, tinh tấn, thiền định và trí huệ; làm sao an trú trong các quả báo đó mà thanh tịnh được phật độ, thành tựu chúng sanh; làm sao cúng dường chư phật các y áo, các thức ăn uống, hoa hương, anh lạc, phòng xá, cùng tất cả các vật dụng cần thiết cho sinh hoạt hàng ngày;… dẫn đến làm sao được Vô Thượng Bồ Đề mà chẳng các phước đức đó, rồi sau khi nhập niết bàn để lại xá lợi cho các đệ tử ở đời sau được cúng dường vv…?

Phật dạy: Này Tu Bồ Đề! Vì các Pháp là vô sở đắc, nên các bậc sơ địa Bồ Tát dẫn đến bậc thập địa Bồ Tát, có quả báo đắc thần thông, có quả báo đắc sáu pháp Ba La Mật, có quả báo thanh tịnh Phật độ và thành tựu chúng sanh. Do nhân duyên thành tựu các thiện căn như vậy, mà có thể làm việc lợi ích cho chúng sanh… dẫn đến sau khi nhập Niết Bàn có thể để lại cho hàng xá lợi cho đệ tử ở đời sau cúng dường.

Ngài Tu Bồ Đề bạch Phật: Bạch Thế Tôn, nếu các pháp vô sở đắc thì sáu pháp Ba La Mật và các thần thông có gì sai khác nhau chăng?

Phật dạy: Này Tu Bồ Đề! Vì các pháp vô sở đắc, nên sáu pháp Ba La Mật và các thần thông chẳng có gì sai khác nhau cả. Do chúng sanh chấp có bố thí… dẫn đến chấp có các thần thông, mà có phân biệt nói ra như vậy.

Ngài Tu Bồ Đề bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Vì sao các pháp vô sở đắc mà bố thí… dẫn đến các thần thông chẳng sai khác?

Phật dạy: này Tu Bồ Đề! Khi hành Bát Nhã Ba La Mật, Bồ Tát chẳng đắc người thí, kẻ thọ mà hành bố thí, chẳng đắc trì giới mà hành trì giới, chẳng đắc nhẫn nhục mà hành nhẫn nhục, chẳng đắc tinh tấn mà hành tinh tấn, chẳng đắc thiền định mà hành các thiền định, chẳng đắc trí huệ mà hành trí huệ, chẳng đắc thần thông mà hành các thần thông, chẳng đắc bốn niện xứ … dẫn đến tám thánh đạo mà hành bốn niệm xứ… dẫn đến tám thánh đạo, chẳng đắc “không, vô tướng và vô tác”  mà hành các tam muội “không, vô tướng và vô tác”, chẳng đắc thành tựu chúng sanh mà thành tựu chúng sanh, chẳng đắc thanh tịnh phật độ, chẳng các phật pháp mà đến được Vô Thượn Bồ Đề.

Này Tu Bồ Đề! Bồ Tát phải như vậy mà hành “vô sở đắc Bát Nhã Ba La Mật”. Bồ Tát hành “vô sở đắc Bát Nhã Ba La Mật”, thì ma cùng thiền ma chẳng thể phá hoại được.

Ngài Tu Bồ Đề bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Khi hành Bát Nhã Ba Mật, Bồ Tát làm sao có thể ở trong một niệm mà được đầy đủ vạn hạnh?

Phật dạy: Này Tu Bồ Đề! Khi tu bố thí, trì giớ, nhẫn nhục, tinh tấn, Bồ Tát chẳng xa rời Bát Nhã Ba La Mật; khi tu bốn thiền, bốn vô lượng tâm, bốn vô sắc định, Bồ Tát chẳng xa rời Bát Nhã Ba La Mật; khi tu bốn niệm xứ… dẫn đến tám thánh đạo, ba giả thoát môn, mười phật lực, bốn vô sở úy, ốn vô ngại trí, mười tám bất cộng pháp, đại từ, đại bi, Bồ Tát chẳng xa rời Bát Nhã Ba La Mật; … dẫn đến khi tu 32 tướng tốt, 80 vẻ đẹp, Bồ Tát cũng chẳng xa rời Bát Nhã Ba La Mật.

Ngài Tu Bồ Đề Bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Làm sao Bồ Tát chẳng xa rời Bát Nhã Ba La Mật mà trong một niệm có thể tu đầy đủ 6 pháp Ba La Mật … dẫn đến tu đầy đủ 80 vẻ đẹp?

Phật dạy: Này Tu Bồ Đề! Khi hành Bát Nhã Ba La Mật, Bồ Tát tu bố thí cũng chẳng xa rời Bát Nhã Ba La Mật, nên là bố thí bất nhị tướng (chẳng có hai tướng). Tu trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn, thiền định… dẫn đến tu 32 tướng tốt, 80 vẻ đẹp cũng là bất nhị tướng.

Ngài Tu Bồ Đề bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Thế nào gọi là tu bố thí… dẫn đến tu 80 vẻ đẹp bất nhị tướng.

Phật dạy: này Tu Bồ Đề! Khi hành Bát Nhã Ba La Mật mà muốn đầy đủ đàn Ba La Mật, thì ngay khi hành bố thí Bồ Tát phải nhiếp hết các Ba La Mật kia, nhiếp cả 4 niệm xứ … dẫn đến nhiếp cả 80 vẻ đẹp.

Ngài Tu Bồ Đề bạch Phật: bạch Thế Tôn! Khi hành bố thí, Bồ Tát làm sao có thể nhiếp hết thảy các pháp cô lậu?

Phật dạy: này Tu Bồ Đề! Khi hành Bát Nhã Ba La Mật, Bồ Tát phải an trú nơi tâm vô lậu mà bố thí. Ở nơi tâm vô lậu, Bồ Tát chẳng thấy có người thí, có người thọ, có tài vật thí. Vì tâm vô tướng là tâm vô lậu, nên dứt trừ được ái nhiễm, xan tham khi hành bố thí. Lúc bấy giờ chẳng thấy có bố thí … dẫn đến chẳng thấy có Vô Thượng Bồ Đề.Bồ Tát cũng dùng tâm vô tướng, vô lậu tu trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn, thiền định, trí huệ, nên chẳng thấy có trì giới, có nhẫn nhục, có tinh tấn,có thiền định, có trì huệ … dẫn đến chẳng thấy có Vô Thượng Bồ Đề.

Bồ Tát cũng dùng tâm vô tướng, vô lậu mà tu 4 niệm xứ… dẫn đến tu 80 vẻ đẹp, nên chẳng thấy có 4 niệm xứ… dẫn đến chẳng thấy có 80 vẻ đẹp.

Ngài Tu Bồ Đề bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Nếu các pháp đều là vô tướng, vô tác. Thì làm sao Bồ Tát Được đầy đủ bố thí… dẫn đến được đầu đủ 80 vẻ đẹp?

Phật dạy: này Tu Bồ Đề! Bồ Tát hành Bát Nhã Ba La Mật, dùng tâm vô tướng, vô lậu mà bố thí tất cả nội vật và ngoại vật sở hữu của mình; từ thân thể … dẫn đến quốc thành, vợ con vv… đều đem ra bố thí cho chúng sanh.

Nếu có ai nói rằng, “bố thí như vậy chẳng có lợi ích gì cả”, thì Bồ Tát nên nghĩ rằng, “ Dù người ấy đến ngăn cản việc hành bố thí của ta, ta vẫn chẳng thối tâm. Ta phải ố thí tất cat cho chúng sanh, rồi đem công đức bố thí, để cùng với hết thảy chúng sanh dồng hồi hướng về Vô Thượng Bồ Đề. Ta cũng chẳng thấy các tướng của người thí, của người thọ, của vật thí, của người hồi hướng, của pháp hồi hướng, của chỗ hồi hướng là Vô Thượng Bồ Đề. Tất cả các tướng ấy đều là chẳng thể thấy được. Vì sao? Vì nội không, ngoại không, nội ngoại không, nên hết thảy pháp là không. Vì không không, hữu vi không, vô vi không, tất cánh không, vô thỉ không, tán không, tánh không, nhất thiết pháp không, tự tướng không, nên hết thảy pháp là không”.

Bồ Tát quán như vậy, nên chẳng thấy có ngời hồi hướng, pháp hồi hướng và chỗ hồi hướng. Như vậy họi là chánh hồi hướng.

Lúc bấy giờ, Bồ Tát thành tựu chúng sanh, thanh tịnh Phật độ, đầy đủ 6 pháp Ba La Mật, 37 Phẩm Trợ Đạo, 3 giải thoát môn,… dẫn đến 18 bất cộng pháp.

Bồ Tát đầy đủ bố thí Ba La Mật, mà chẳng thọ quả báo thế gian. Ví như chư Thiên ở cõi trời Tha Hóa Tự Tại tùy ý cần gì đều được cả. Cũng như vậy, Bồ Tát tâm nguyện gì đều được như ý.

Bồ Tát dùng quả báo ấy để làm các việc bố thí: Cúng dường chư Phật, và ban phát đầy đủ cho chúng sanh.

Bồ Tát dùng bố thí Ba La Mật để nhiếp độ chúng sanh, đem ba thừa pháp giáo hóa chúng sanh, độ thoát họ khỏi sanh tử.

Như vây, này Tu Bồ Đề! Bồ Tát ơ nơi các pháp vô tướng, vô đắc, vô tác mà được đầy đủ bố thí Ba La Mật.

Ngài Tu Bồ Đề bạch Phật: Bạch Thế Tôn! ở nơi các pháp vô tướng, vô sắc, vô đắc, vô tác, Bồ Tát làm sao được đầy đủ trì giới Ba La Mật?

 Phật dạy: Này Tu Bồ Đề! Khi hành trì giới Ba La Mật, Bồ Tát trì đủ các giới: Thánh giới vô lậu, nhập vào 8 thánh đạo, giới tự nhiên, giới báo đắc, giới thọ đắc… Hết thảy các giới đầy đủ, chẳng thiếu, chẳng phá, chẳng tạp, chẳng trược, chẳng chấp.

Đây là giới tự tại, là gưới mà ngưới trí khen ngợi.

Vì giới là vô sở thủ (chẳng có chỗ nắm bắt), nên dù ở nơi sắc, thọ, tưởng, hành, thức; dù ở nơi 32 tướng tốt, 80 vẻ đẹp, dù ở nơi các đại gia, đại tộc; dù ở nơi các cõi trời Tứ Thiên Vương, Tam Thập Tam Thiên, Tha Hóa Tự Tại Thiên, Phạm Chúng Thiên, Quang Âm Thiên, Biến Tịnh Thiên, Quảng Quả Thiên, Vô Tưởng Thiên, Vô Nhiệt Thiên, Diệu Kiến Thiên, Hỷ kiến Thiên, A Ca Ni Tra Thiên, Không Xứ Thiên, Thức Xứ Thiên, Vô Sở Hữu Xứ Thiên, Phi Hữu Tưởng Phi Vô Tưởng Xứ Thiên; Dù ở nơi quả Tu Đà Hoàn, Tư Đà Hàm, A Na Hàm, A La Hán, Bích Chi Phật,; Dù ở ngôi vị Chuyển Luân Thánh Vương, vv… Bồ Tát cũng chỉ vì chúng sanh, mà cùng với họ đồng hồi hướng về Vô Thượng Bồ Đề. Dùng vô tướng, vô đắc, vô nhị, mà hồi hướng chỉ là vì thế tục đế, chẳng phải là vì đẹ nhất nghĩa đế.

Bồ Tát đầy đủ trì giới Ba La Mật, dùng các lực phương tiện khởi tu 4 thiề mà chẳng chấp đắm thiền vị, được 5 thần thông. Do nơi 4 thiền mà được thiên nhãn.

Bồ Tát dùng thiên nhãn, thấy ở phương Đông chư Phật hiện tại dẫn đến Vô Thượng Bồ Đề. Chỗ thấy chẳng sai, chẳng mất. Ở 9 phương kia cũng là như vậy.

Bồ Tát lại dùng thiên nhĩ thanh tinh nghe chư Phật ở khắp 10 phương đang thuyết pháp. Chỗ nghe chẳng sai, chẳng mất, nên thường làm lợi ích cho mình và cho người.

Bồ Tát lại dùng tha tâm trí, biết tâm của chư Phật khắp 10 phương, dùng tâm của hết thảy chúng sanh nên thường làm lợi cho hết thảy chúng sanh.

Bồ Tát lại dùng thúc mạng trí, biết rõ các nghiệp nhân ở quá khứ của từng chúng sanh. Vì các nghiệp hân duyên chẳng mất, nên các chúng sanh thọ sanh ở nơi nào Bồ Tát cũng đều biết rõ.

Bồ Tát lại dùng lậu tận trí, khiến chúng sanh lại được các quả Tu Đà Hoàn, Tư Đà àm, A Na Hàm, A La Hán, Bích Chi Phật. Ở bất cứ nơi nào, Bồ Tát cũng có thể làm cho chúng sanh vào trong các thiện pháp.

Như vậy, này Tu Bồ Đề! Bồ Tát ở nơi các Pháp vô tướng, vô đắc, vô tác, mà được đầy đủ trì giới Ba La Mật.

Ngài Tu Bồ Đề bạch Phật: Bạch Thế Tôn! ở nơi các pháp vô tướng, vô đắc, vô tác, Bồ Tát làm sao được đầy đủ nhẫn nhục Ba La Mật?

Phật dạy: Này Tu Bồ Đề! Từ khi sơ phát tâm cho đến khi tọa đạo tràng, nếu bị chúng sanh nào đến đánh đập, đâm chém, Bồ Tát cũng chẳng khởi sân giận, dù chỉ mống lên trong một niệm.

Bồ Tát phải tu cả hai thứ nhẫn. Đó là:

– Chẳng khởi tâm sân hận, thù oán đối với bất cứ ai đến mắng nhiếc, đánh đập, đâm chém mình.

– Biết rõ các pháp đều là vô sanh, nên chẳng thấy có người đến mắng nhiếc, đánh đập, đâm chém; chẳng có người thọ nhận các ác sự đó.

Bồ Tát tư duy rằng, “các pháp, ở nơi thật tánh, đều là rốt ráo không, là bất khả đắc; chẳng có pháp, chẳng có chúng sanh”.

Do quán như vậy mà Bồ Tát chẳng thấy có người mắng nhiếc, đánh đạp, đâm chém mình, và liền được “ vô sanh pháp nhẫn”.

 * Thế nào gọi là “ vô sanh pháp nhẫn”?

Đó là biết các pháp tướng thường chẳng sanh; biết các phiền não từ trước đến nay cũng thường chẳng sanh.

Bồ Tát trú trong 2 thứ nhẫn này thường được đầy đủ 4 thiền, 4 vô lượng tâm, 4 vô sắc định; đầy đủ 4 niệm xứ…dẫn đến 8 thánh đạo; đầy đủ 3 giải thoát, 10 Phật lực, 4 vô sở úy, 4 vô ngại trí, 18 bất cộng pháp, đại từ, đại bi.

Bồ Tát trú trong pháp vô lậu xuất thế gian, nên được đầy đủ các thánh thần thông, chẳng đồng với hàng Thanh Văn và Bích Chi Phật.

Trú trong thánh thần thông, Bồ Tát dùng thiên nhãn quán thấy chứ Phật ở phương Đông, mà liền được “niệm Phật tam muội”.

Đối với chín phương khác cũng là như vậy.

Bồ Tát lại dùng thiên nhĩ nghe chư Phật ở khắp ở trong 10 phương đang thuyết pháp; rồi đem pháp vừa được nghe dạy lại chúng sanh. Bồ Tát biết rõ tâm của chư Phật và tâm niệm của chúng sanh, để tùy tâm niệm của chúng sanh mà thuyết pháp.

Bồ Tát lại dùng túc mạng trí, biết căn tánh của chúng sanh ở đời trước, rồi vì họ thuyết pháp, khiến họ được hoan hỷ, Bồ Tát lại dùng lậu tận thông, giáo hóa chúng sanh, khiến họ được 3 thừa đạo.

Bồ Tát hành Bát Nhã Ba La Mật, dùng lực phương tiện Bát Nhã Ba La Mật để thành tựu chúng sanh, khiến  họ được đầy đủ nhất thiết chủng trí … dẫn đến được Vô Thượng Bồ Đề, chuyển pháp luật.

Như vậy, này Tu Bồ Đề! Bồ Tát ở nơi các pháp vô tướng, vô đắc, vô tác, mà được đầy đủ nhẫn nhục Ba La Mật.

Ngài Tu Bồ Đề bạch Phật: Bạch Thế Tôn! ở nơi các pháp vô tướng, vô đắc, vô tác, Bồ Tát làm sao được đầy đủ tinh tấn Ba La Mật?

Phật dạy: Này Tu Bồ Đề! Khi hành Bát Nhã Ba La Mật, Bồ Tát thành tựu thân tinh tấn, và tâm tinh tấn, nhập vào sơ thiền… dẫn đến vào đệ tứ thiền, được các thần thông, thường phân thân ra nhiều thân, bay đến vô lượng thế giới Phật, để cúng dường chư Phật. Khi được Vô Thượng Bồ Đề, Bồ Tát được hết thảy thế gian cúng dường. Sau khi nhập Niết Bàn, xa lợi cùng chư đệ tử cũng được thế gian cúng dường.

Bồ Tát cũng dùng các lực thần thông bay đến các thế giới Phật để được nghe chư Phật thuyết pháp, lãnh thọ giáo pháp của chư Phật, mãi cho đến khi được Vô Thượng Bồ Đề, trọn chẳng sai, chẳng mất. Bồ Tát tu nhất thiết chủng trí, thanh tịnh Phật độ thành tựu chúng sanh.

Này Tu Bồ Đề! Khi hành Bát Nhã Ba La Mật, Bồ Tát thành tựu thân tinh tán như vậy, nên được đầy đủ tinh tấn Ba La Mật.

Ngài Tu Bồ Đề bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Thế nào gọi là Bồ Tát thành tựu tâm tinh tấn?

Phật dạy: Này Tu Bồ Đề! Bồ Tát ở nơi thánh giới vô lậu, tinh tấn vào 8 thánh đạo, chẳng chấp các pháp tướng là thường hay vô thường, là khổ hay lạc, là ngã hay vô ngã, là hữu vi hay vô vi, là thuộc về cõi Dục, cõi Sắc hay cõi Vô Sắc, là tánh hữu lâu hay tánh vô lậu, là 4 thiền, là 4 vô lượng tâm, là 4 vô sắc định, là 4 niệm xứ… dẫn đến là 8 thánh đạo, là 10 phật lực là 18 bất cộng pháp. Đối với các quả vị Tu Đà Hoàn, Tư Đà Hàm, A La Hàm, A La Hán… dẫn đến các quả vị Bồ Tát và Phật, Bồ Tát cũng chẳng chấp tướng. Vì sao? Vì tánh là không, nên chẳng thể dùng tánh mà chấp tướng vậy.

Bồ Tát dùng tâm tinh tấn rộng độ chúng sanh, mà biết rõ chúng sanh là bất khả đắc.

Như vậy là Bồ Tát đầy đủ tinh tấn Ba La Mật, thanh tịnh Phật độ, giáo hóa chúng sanh, vì chúng sanh là bất khả đắc vậy.

Vì thành tựu thân tâm tinh tấn, nên Bồ Tát nhiếp thủ hết thảy các thiện pháp, mà chẳng chấp các thiện pháp. Vì lợi ích chúng sanh, Bồ Tát đi từ cõi Phật này đến cõi Phật khác, hiện các thần thông, phóng đại quang minh, dạy cho chúng sanh biết các thánh đạo, từ bỏ sát sanh, xa rời tà kiến, tu 6 pháp Ba La Mật. Như vậy, Này Tu Bồ Đề! Bồ Tát ở nơi các pháp vô tướng, vô đắc, vô tác mà được đầy đủ tinh tấn Ba La Mật.

Ngài Tu Bồ Đề Bạch Phật: Bạch Thế Tôn! ở nơi các pháp vô tướng, vô đắc, vô tác, Bồ Tát làm sao được đầy đủ thiền Ba La Mật?

 Phật dạy: Này Tu Bồ Đề! Ngoại trừ các thiền định của chư Phật ra, Bồ Tát được đầy đủ tất cả các thiền định khác.

Bồ Tát ly dục, ly ác bất thiện pháp, ly sanh hỷ lạc, có giác, có quán, vào sơ thiền… dẫn đến cào đệ tứ thiền.

 Bồ Tát trải rộng tâm từ bi hỷ xả khắp cả 10 phương thế giới. Bồ Tát vượt các sắc tướng, dứt trừ các tướng đối đãi, nhập vào hư không vô biên xứ… dẫn đến nhập vào phi hữu tưởng phi vô tướng xứ.

An trú trong thiền Ba La Mật, Bồ Tát thuận nghịch ra vào 8 bối xả, 9 thứ đệ định, các tam muội “  không, vô tướng và vô tác”,… dẫn đến ra vào kim cang tam muội.

An trú trong thiền Ba La Mật, Bồ Tát tu 37 Phẩm Trợ Đạo, dùng đạo chủng trí nhập vào tất cả các thiền, vượt qua Càn Huệ Địa… dẫn đến vượt qua Bách Chi Phật địa, nhập vào Bồ Tát vị, đầy đủ Phật địa… dẫn đến được vô thượng Bồ Đề, mà chẳng có chấp chủ đạo quả.

An trú trng thiền Ba La Mật, Bồ Tát đi từ cõi Phật này đến cõi Phật khác làm các việc lợi ích cho chúng sanh hoặc dùng bố thí, trì giớ, trì huệ, giải thoát tri kiến… để nhiếp độ chúng sanh, khiến họ vào được đạo.

An trú trong thiền Ba La Mật, Bồ Tát được hết thảy các đà na ni, được 4 vô ngại trí, được các thần thông.

Bồ Tát vĩnh viễn chẳng vào thai mẹ, vĩnh viễn chẳng thọ 5 dục, nên tuy có sanh mà chẳng bị pháp sanh làm nhiễm ô. Vì sao? Vì Bồ Tát thấy hết thảy pháp đều là như huyễn. Bồ Tát làm các việc lợi ích cho chúng sanh, mà vẫn biết chúng sanh và các pháp đều bất khả đắc. Bồ Tát dùng các pháp giáo hóa chúng sanh, khiến họ vào được nơi vô sở đắc; đây là thế tục pháp,chẳng phải là đệ nhất nghĩa

 An trú trong thiền Ba La Mật, Bồ Tát được hết thảy các thiền định, giải thoát tam mộn… dẫn đến được Vô Thượng Bồ Đề, mà trọn chẳng ly thiền Ba La Mật.

Lúc hành đạo chủng trí như vậy, Bồ Tát được nhất thiết chủng trí, dứt trừ hết thảy các phiền não tập khí, rồi làm các việc lợi mình và lợi người. Do vậy mà trở thành ruộng phước cho hết thảy thế gian, Trời, Người và A Tu La.

Như vậy, này Tu Bồ Đề! Khi hành Bát Nhã Ba La Mật, Bồ Tá được đầy đủ thiền vô tướng Ba La Mật.Ngài Tu Bồ Đề bạch Phật: bạch Thế Tôn ở nơi các pháp vô tướng, vô đắc, vô tác, Bồ Tát làm sao được đầy đủ Bát Nhã Ba La Mật?

Phật dạy: này Tu Bồ Đề! Khi hành Bát Nhã Ba La Mật, Bồ Tát chẳng thấy các pháp luật có định tướng. Bồ Tát thấy sắc tướng bất định, chẳng phải là thật tướng… dẫn đến thấy thức tướng bất định, chẳng phải là thật tướng. Bồ Tát chẳng thấy sắc sanh… dẫn đến chẳng thất thức sanh. Như vậy, các pháp dù hữu lậu hay vô lậu, đều chẳng có đến đi, chẳng có chỗ đến,  chẳng có cỗ đi, cũng chẳng có chỗ tập.

Khi quán như vậy, Bồ Tát chẳng thấy có sắc tánh… dẫn đến thức tánh; chẳng thấy có pháp tánh hữu hậu, chẳng thấy có pháp tánh vô lậu.

Khi thật hành Bát Nhã Ba La Mật, Bồ Tát tin hiểu hết thảy các pháp đều là vô sở hữu tướng. Tin hiểu như vậy rồi, nên Bồ Tát hành nội không…dẫn đến hành vô pháp hữu pháp không, mà ở nơi các pháp đều chẳng chấp, ở nơi sắc…dẫn đến ở nơi Vô Thượng Bồ Đề, Bồ Tát đều chẳng chấp.

Bồ Tát hành “vô sở hữu Bát Nhã Ba La Mật” như vậy, nên thường được đầy đủ Bồ Tát đạo; đó là đầy đủ 6 pháp Bát Nhã Ba La Mật, 37 Phẩm Trợ Đạo, 10 Phật lực, 4 vô sở úy, 4 vô ngại trí, 18 bất cộng pháp,32 tướng tốt, 80 vẻ đẹp.

An trú trong pháp không, Bồ Tát thanh tịnh Phật Đạo, làm lợi ích cho chúng sanh, dùng 6 pháp Bát Nhã Ba La Mật để nhiếp độ chúng sanh, như: Dùng bố thí để dạy cho chúng sanh bố thí; dùng trì giới để dạy cho chúng sanh trì giới; dùng thiền định, trí huệ, giải thoát, giải thoát tri kiến để dạy cho chúng sanh tu thiền định, tu trí huệ, tu giải thoát, tu giải thoát tri kiến. Bồ Tát lại dùng 3 thừa giáo dạy cho chúng sanh, khiến họ được các quả Tu Đà Hoàn, Tư Đà Hàm, A Nam Hàm, A La Hán,…dẫn đến được đầy đủ Bích Chi Phật đạo, Bồ Tát đạo, lần lần được đầy đủ Phật Đạo. Tùy theo căn tánh chúng sanh mà giáo hóa, khiến mọi chúng sanh đều được lợi lạc.

Bồ Tát lại dùng các lực thần thông đi đến vô lượng cõi nước để độ thoát chúng sanh khỏi sanh tử; lại chiêm ngưỡng các cõi Phật thanh tịnh, vi diệu, trang nghiêm cõi nước của mình.

 Ví như chư Thiên ở cõi trời Tha Hóa Tự Tại tùy ý cần đến vật dụng gì, thì vật dụng đó liền hiện đến. Bồ Tát trang nghiêm cõi nước mình cũng như vậy.

Do phước báo như vậy, nên Bồ Tát được đầy đủ 6 pháp Bát Nhã Ba La Mật, đầy đủ 5 thần thông, hành đạo chủng trí, thành tựu hết thảy công đức, và sẽ được Vô Thượng Bồ Đề.

Lúc bấy giờ, Bồ Tát chẳng thọ sắc… dẫn đến thức chẳng thọ hết thảy pháp, dù là thiện pháp hay bất thiện pháp, là thế gian pháp hay xuất thế gian pháp, là hữu lậu pháp hay vô lậu pháp, là hữu vi pháp hay vô vi pháp.

Do chẳng hết thảy pháp như vậy,mà Bồ Tát được Vô Thượng Bồ Đề. Lúc bấy gio, ở khắp cõi nước, hết thảy các vật dụng cần dùng trong cuộc sống đều chẳng có chủ. Vì sao? Vì hết thảy các pháp đều bất khả đắc, nên Bồ Tát hành hết thảy các pháp mà chẳng thọ hết thảy các pháp như vậy.

Như vậy, này Tu Bồ Đề! ở nơi các pháp vô tướng mà Bồ Tát thường đầy đủ Bát Nhã Ba La Mật.

LUẬN

Hỏi: chỗ hỏi và chỗ đáp đều nói về “vô sở hữu tánh”. Như vậy quan niệm của bên hỏi và bên đáp có gì sai khác nhau chăng?

Đáp: mặc dù bên hỏi và bên đáp đều nói về “Vô sở hữu tánh”, nhưng tâm niệm của 2 bên có sai khác nhau.

Người hỏi dùng tâm chất mà hỏi; còn người đáp thì dùng tâm vô chất mà đáp lại. bởi vậy nên có gì sai khác.

Ngài Tu Bồ Đề hỏi: Nếu các pháp đều là vô sở hữu tánh, thì Bồ Tát có lợi ích gì mà phải vì chúng sanh phát tâm Vô Thượng Bồ Đề?

 Ý Ngài Tu Bồ Đề nói rằng, “nếu đã là vô sở hữu thì chẳng nên  phát tâm cầu Vô Thượng Bồ Đề làm gì nữa”.

 Thật ra ngài chẳng có tâm nghi nhưng vì chúng Bồ Tát tân phát tâm mà ngài đã nêu lên câu hỏi đó.

Phật đáp: chính vì các pháp đều là vô sở hữu tánh, nên Bồ Tát mới vì chúng sanh phát tâm cầu Vô Thượng Bồ Đề.

Vì sao? Vì chúng sanh và Bồ Tát đều là không, là vô sở hữu. Như trước đây đã nói, “ở nơi các pháp rốt ráo không, thì chẳng có gì chướng ngại. Do vậy mà chẳng có gì chướng ngại sự phát tâm cầu Vô Thượng Bồ Đề cả”.

Nơi đây, Phật đã dùng tánh không, tánh vô sở hữu để phá chỗ nạn hỏi của ngài Tu Bồ Đề.

Phật cũng muốn chỉ rõ cho ngài Tu Bồ Đề rằng, “Người chấp tướng mới nạn hỏi; người chẳng chấp tướng chẳng có nạn hỏi. Vì sao? Vì người bị các phiền não trói buộc, thì nghe nói CÓ cũng chấp, nghe nói KHÔNG cũng chấp, nghe nói được cũng chấp, nghe nói mất cũng chấp vv…, rất khó có thể ra khỏi chỗ chất vậy.

Bồ Tát phát Vô Thượng Bồ Đề tâm, có đầy đủ oai lực, dùng các lực thần thông quán biết chúng sanh có tâm chất sâu dày, nên dùng đủ các phương tiện, các nhân duyên thí dụ, để vì chúng sanh thuyết cho họ nghe về pháp “không” pháp vô sở hữu là pháp môn hy hữu dẫn đến giải thoát, giác ngộ. Do được nghe như vậy mà chúng sanh được tâm nhu nhuyến, thâm tín Phật pháp. Bởi vậy nên kinh dạy rằng “ nếu có chấp, có đắc, thì rất khó có thể được giải thoát, những người chấp tướng chẳng có được đạo, chẳng có được quả, chẳng có được Vô Thượng Bồ Đề”.

***

 

Ngài Tu Bồ Đề hỏi: những người chẳng đắc tướng thì có được đạo, có được quả, có được Vô Thượng Bồ Đề chăng?

Phật dạy: Vô sở đắc (chẳng chỗ đắc) tức là đạo, là quả, là Vô Thượng Bồ Đề.

Vì sao? Vì người chẳng chấp “hữu sở đắc” hay “vô sở đắc”, mới vào được nơi rốt ráo không, nơi thật tướng pháp. Thật tướng pháp tức là pháp tánh, mà pháp tánh là chẳng thể bị hoại vậy.

Ví như hư không chẳng thể bị mây mù hay bụi trần làm nhiễm ô. Cũng như vậy pháp tánh là rốt ráo không, chẳng thể bị phá hoại được. Người muốn phá hoại pháp tánh, cũng như người muốn phá hoại nhiễm ô hư không chẳng sao thành tựu được ý định của mình. Nơi đây, Phật nêu lên ví dụ, “Người muốn phá hoại pháp tánh cũng ví như người ở nơi pháp vô sở hữu mà muốn được đạo, được quả, được Vô Thượng Bồ Đề”.

—–

Ngài Tu Bồ Đề lại hỏi: Nếu pháp vô sở hữu tức là đạo, là quả, là Vô Thượng Bồ Đề, thì làm sao có 10 địa Bồ Tát.?

Phật dạy: Vì pháp vô sở hữu, nên mới có 10 địa Bồ Tát.

Trước đây, ngài Tu Bồ Đề đã hỏi, “Nếu là pháp vô sở hữu, thì Bồ Tát cần gì phải phát tâm cầu Vô Thượng Bồ Đề”. Nay ngài lại hỏi, “Nếu pháp là vô sở hữu, thì làm sao có 10 địa Bồ Tát?

 Về cả 2 câu hỏi này, Phật đều dùng pháp “không”để giải đáp.

Hỏi: Vì sao trước đây Phật đã dùng pháp “không” để giải đáp rồi mà nay ngài Tu Bồ Đề còn hỏi nữa?

Đáp: Do chúng sanh tâm chấp sâu dày, khó hiểu, khó biết, nên ngài Tu Bồ Đề phải hỏi lại như trên.

Lại nữa, vì sơ các Bồ Tát tân phát ý khi nghe nói thật tướng pháp là rốt ráo không, liền chấp “không”, mà chấp “không”đó cũng là phá pháp tánh, nên ngài Tu Bồ Đề vì hạng Bồ Tát này phải hỏi lại Phật.

Phật dạy: Vì các pháp vô sở hữu, nên các bậc sơ địa Bồ Tát… dẫn đến bậc thập địa Bồ Tát, có các quả báo đắc thần thông, đắc 6 pháp Ba La Mật, thành tựu chúng sanh, thanh tịnh Phật độ vv… Do nhân duyên gieo trồng thiện căn như vậy, mà làm được các việc lợi ích cho chúng sanh… dẫn đến sau khi nhập Niết Bàn còn để lại xá lợi cho người đời sau cúng dường.

Ngài Tu Bồ Đề hỏi: Nếu các pháp là vô sở hữu, thì bố thí… dẫn đến các thần thông có gì sai khác nhau chăng?

Phật dạy: Vì các pháp vô sở hữu, nên bố thí… dẫn đến ccas thần thông chẳng có gì sai khác nhau cả. Do vì chúng sanh chấp có bố thí… dẫn đến có các thần thông, nên mới phân biệt nói ra như vậy. Trái lại, từ khi sơ pháp tâm, Bồ Tát vẫn thường dùng tịch diệt tướng, dùng rốt ráo không tướng, nên khi bố thí chẳng thấy có người thí, có kẻ thọ, có tài vật thí. Bố thí như vậy là bố thí vô phân biệt. Hành tất cả các Phật pháp khác cũng là như vậy.

Bồ Tát do chẳng đắc tất cả các Phật pháp mà đến được Vô Thượng Bồ Đề. Như vậy gọi là Bồ Tát hành “Vô sở đắc Bát Nhã Ba La Mật”. Do hành “ Vô sở đắc Bát Nhã Ba La Mật” như vậy mà Bồ Tát chẳng bị các ma và thiên ma phá hoại.

Hỏi: Vì sao ngài Tu Bồ Đề hỏi Phật, “ Vì  sao ở trong 1 niệm mà Bồ Tát được đầy đủ 6 pháp Ba La Mật” cùng hết thảy công đức?

Đáp: Ngài Tu Bồ Đề từng theo Phật nghe pháp, biết rõ thậm thâm Bát Nhã Ba La Mật là tướng vô sở hữu, nên ở nơi các pháp đều không đạt vô ngại.

Thế nhưng, ngài nghĩ rằng, “khi mới phát tâm, Bồ Tát vẫn còn nặng về chất CÓ, chấp KHÔNG …, nên cần phải thứ lớp hành, rồi dần dần mới rời bỏ được 2 chấp ấy. Đây là lý do ngài hỏi Phật như trên.

Phật dạy: từ sơ phát tâm, Bồ Tát chẳng xa rời Bát Nhã Ba La Mật mà hành bố thí, trì giới, nhẫn nhục vv…, nên ở nơi các pháp chẳng có bị chướng ngại được đầy đủ các công đức. Bởi vậy nên ở trong 1 niệm mà được đầy đủ vạn hạnh. Nếu xa rời Bát Nhã Ba La Mật thì mới phải tiệm thứ hành vậy.

Ngài Tu Bồ Đề hỏi: Thế nào gọi là chẳng xa rời Bát Nhã Ba La Mật mà bố thí?

Phật dạy: đó là chẳng dùng 2 tướng mà bố thí.

Ngài Tu Bồ Đề hỏi: Thế nào gọi là chẳng dùng 2 tướng

Phật dạy: khi hành Bát Nhã Ba La Mật, Bồ Tát muốn được đầy đủ bố thí, nên trong 1 niệm bố thí mà nhiếp hết thảy các thiện pháp.

Bồ Tát được vô sanh pháp nhẫn, đoạn hết các phiền não, trừ hết các tâm chấp phân biệt, an trú nơi tâm vô lậu mà hành bố thí.

 Tâm vô lậu cũng là tâm vô tướng, nên Bồ Tát trú nơi tâm vô lậu đó chẳng còn thấy có người thí, có kẻ thọ, có tài vật thí. Do vậy mà ly được hết thảy các tướng tâm bố thí. Dẫn đến chẳng thấy có tướng Vô Thượng Bồ Đề. Như vậy gọi là “ Bất Nhị Tướng”.

Ngài Tu Bồ Đề hỏi: Nếu các pháp đều vô tướng, vô tác, vô khởi, thì làm sao thường được đầy đủ bố thí Ba La Mật… dẫn đến thường được đầy đủ 80 vẻ đẹp?

Phật dạy: do biết rõ các pháp là vô tướng, vô tác, vô khởi, nên ở nơi hết thảy các pháp Bồ Tát đều được vô ngại, thường được đầy đủ bố thí Ba La Mật… dẫn đến 80 vẻ đẹp.

Có 2 hạng người hành Bát Nhã Ba La Mật. Đó là:

 – Hạng Bồ Tát được vô sanh pháp nhẫn

– Hạng Bồ Tát chưa được vô sanh pháp nhẫn.

Hạng người an trú trong tâm vô tướng, vô lậu mà hành Bát Nhã Ba La Mật gọi là hạng Bồ Tát vô sanh pháp nhẫn.

Hỏi: Bồ Tát chưa được vô sanh pháp nhẫn, còn tham tiếc thân mạng mà nhẫn chịu sự đau đớn khi bị người khác đến đâm chém, cắt xẻ… mới là việc khó làm. Còn Bồ Tát được vô sanh pháp nhẫn rồi chẳng còn thấy có thân, nên dù bị đam chém, cắt xẻ…cũng chẳng thấy còn có đau đớn gì. Như vậy đâu còn là việc khó làm nữa?

Đáp: Bồ Tát vô sanh pháp nhẫn mà hành 6 pháp Ba La Mật mới là việc rất khó làm.

Vì sao?

Vì Bồ Tát vô sanh pháp nhẫn đã được tâm tịch diệt, đã thọ Niết Bàn lạc rồi, mà còn phát đại nguyện xả Niết Bàn lạc, để vào trong 3 cõi, thọ các sắc thân chúng sanh, như thân người hạ tiện, thân súc sanh vv…, nhằm phương tiện hóa độ chúng sanh. Đây quả là việc rất  khó làm.

Còn sanh thân Bồ Tát, do chưa dứt trừ được tham ái, nên chưa được tâm tịch diệt, vô lậu, vô tướng như các Bồ Tát vô sanh pháp nhẫn. Hạng Bồ Tát này chỉ vì chấp Phật thân mà nhẫn thọ các sự đau đớn, đem thân mình ra bố thí. Như vây là còn tham trước, còn hy vọng bố thí với tâm như vậy chưa phải là tịnh thí, nên chẳng bằng được hạng Bồ Tát vô sanh pháp nhẫn vậy.

Lại nữa, phải ở nơi vô lậu, vô tướng mới có thể hành đầy đủ cả 6 pháp Ba La Mật. Còn ở nơi hữu lậu, hữu tướng chẳng có thể hành đầy đủ 6 pháp Ba La Mật vậy.

(Hết quyển 87)