LUẬN
ĐẠI TRÍ ĐỘ

Nguyên tác: Bồ tát Long Thọ
Hán dịch: Pháp sư Cưu Ma La Thập
Việt dịch: Tỳ kheo ni THÍCH NỮ DIỆU KHÔNG

 

TẬP V
QUYỂN 86

Phẩm thứ bảy mươi bốn
Biến Học
(Khắp Học)

KINH:

Ngài tu Bồ Đề bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Bồ Tát thành tựu đại huệ, hành thậm thâm pháp, mà chẳng thọ quả báo chăng?

Phật dạy: Đúng như vậy, đúng như vậy! Này Tu Bồ Đề! Bồ Tát thành tựu đại trí huệ, hành thậm thâm pháp, mà chẳng thọ quả báo. Vì sao? Vì ở nơi các pháp tánh, Bồ Tát thường bất động.

Ngài Tu Bồ Đề bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Bồ Tát bất động ở nơi các pháp tánh gì?

Phật dạy: Này Tu Bồ Đề! Bồ Tat bất động ở nơi tánh vô sở hữu. Bồ Tát bất động ở nơi tánh sắc… dẫn đến tánh thức; bất động ở nơi tánh Đàn Ba La Mật… dẫn đến tánh Bát Nhã Ba La Mật; bất động ở nơi tánh 4 thiền, tánh 4 vô lượng tâm, tánh 4 vô sắc định, bất động ở nơi tánh 4 niệm xứ … dẫn đến 8 thánh đạo; bất động ở nơi tánh 3 tam muội “không, vô tướng và vô tác”; bất động ở nơi đại từ, đại bi.

Vì sao? Vì các pháp tánh đó đều là vô sở hữu.

Này Tu Bồ Đề! Pháp vô sở hữu chẳng thể được pháp sở hữu.

Ngài Tu Bồ Đề bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Pháp sở hữu có thể được pháp sở hữu chăng?

Phật dạy: Này Tu Bồ Đề! Chẳng được vậy.

Ngài Tu Bồ Đề bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Pháp sở hữu có thể được pháp vô sở hữu chăng?

Phật dạy: Này Tu Bồ Đề! Chẳng được vậy.

Ngài Tu Bồ Đề bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Pháp vô sở hữu có thể được pháp vô sở hữu chăng?

Phật dạy: Này Tu Bồ Đề! Chẳng được vậy.

Ngài Tu Bồ Đề bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Nếu pháp vô sở hữu chẳng có thể được pháp sở hữu, pháp sở hữu chẳng có thể được pháp sở hữu, pháp sở hữu chẳng có thể được pháp vô sở hữu, pháp vô sở hữu chẳng có thể được pháp vô sở hữu, thì Thế Tôn chẳng có được đọa hay sao?

Phật dạy: Này Tu Bồ Đề! Có được đạo, mà chẳng phải do các sự kiện nêu trong 4 câu trên đây.

Ngài Tu Bồ Đề bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Làm sao đắc quả Phật, mà nói chẳng phải sở hữu, chẳng ohair vô sở hữu?

Phật dạy: Này Tu Bồ Đề! Chẳng phải sở hữu chẳng phải vô sở hữu, chẳng có các hý luận mưới được gọi là đạo.

Ngài Tu Bồ Đề bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Thế nào gọi là hý luận của Bồ Tát?

Phật dạy: Này Tu Bồ Đề! Bồ Tát quan niệm sắc thường hay vô thường … dẫn đén quan niệm thức thường hay vô thường là hý luận; quan niệm sắc khổ hay lạc… dẫn đến quan niệm thức khổ hay lạc là hý luận; quan niệm sắc ngã hay vô ngã … dẫn đến quan niệm thức ngã hay vô ngã là hý luận; quan niệm sắc tịch diệt hay chẳng tịch diệt là hý luận; quan niệm có khổ thánh đế nên biết, có tập thánh đế nên đoạn, có diệt thánh đế nên chứng, có đạo thánh đế nên tu đều là hý luận; quan niệm phải tu 4 niệm xứ … dẫn đến phải tu 8 thánh đạo đều là hý luận, quan niệm phải tu 3 giải thoát môn “không, vô tướng và vô tác’ đều là hý luận, quan niệm phải tu 8 bối xả, 9 thứ đệ định đều là hý luận quan niệm phải vượt qua 4 quả Thanh Văn, quả Bích Chi Phật đều là hý luận; quan niệm phải đầy đủ 10 địa Bồ Tát là hý luận; quan niệm phải nhập Bồ Tát vị là hý luận; quan niệm phải thanh tịnh Phật độ, phải thành tựu chúng sanh đều là hý luận; quan niệm phải sanh 10 Phật lực, 4 vô sở úy, 4 vô ngại trí, 18 bất cộng pháp đều là hý luận; quan niệm phải được nhất thiết chủng trí là hý luận; quan niệm phải tận đoạn phiền não tập khí cũng là hý luận.

Này Tu Bồ Đề! Khi hành Bát Nhã Ba La Mật, Bồ Tát thấy sắc thường hay vô thường đều là chẳng có thể hý luận được, nên chẳng có hý luận … dẫn đến thấy nhất thiết chủng trí thường hay vô thường đều chẳng có thể hý luận, nên chẳng có hý luận.

Vì sao? Vì tánh chẳng hý luận tánh, vô tánh chẳng hý luận vô tánh, lại nữa, rời “tánh” và “vô tánh” ra, thì chẳng có pháp gì có thể đắc, cũng cũng chẳng có người hý luận, chẳng có pháp hý luận, chẳng có chỗ hý luận. Bởi vậy nên sắc … dẫn đến nhất thiết chủng trí đều chẳng hý luận được.

Như vậy, này Tu Bồ Đề! Bồ Tát phải nên hành “vô hý luận Bát Nhã Ba La Mật”.

Ngài Tu Bồ Đề bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Vì sao sắc chẳng thể hý luận được … dẫn đến nhất thiết chủng trí chẳng thể hý luận được?

Phật dạy: Này Tu Bồ Đề! Vì sắc là tánh không… dẫn đén nhất thiết chủng trí là tánh không. Nếu pháp là tánh không, thì pháp chẳng thể hý luận được. Bởi vậy nên sắc… dẫn đến nhất thiết chủng trí đều chẳng thể hý luận được.

Này Tu Bồ Đề! Nếu Bồ Tát hành được “vô hý luận Bát Nhã Ba La Mật” như vậy, thì liền vào được Bồ Tát vị.

Ngài Tu Bồ Đề bạch Phật: bạch Thế Tôn! Nếu các pháp đều là vô sở hữu tánh, thì Bồ Tát hành pháp gì mà được Bồ Tát vị?

Phật dạy: Này Tu Bồ Đề! Chẳng dùng Thanh Văn đạo, chẳng dùng Bích Chi Phật đạo … dẫn đến chẳng dùng Phật đạo mà vào được Bồ Tát vị. bồ Tát phải khắp học các đạo1 trước đã, rồi sau mới vào được Bồ Tát vị.

Ví như người thu Thanh Văn, trước học các đạo2, rồi sau mới vào chánh vị, trước khi được quả, phải sanh đạo dẫn đến quả. Cũng như vậy, Bồ Tát phải khắp học các đạo trước đã, rồi sau mới vào Bồ Tát vị. Khi chưa được nhất thiết chủng trí, Bồ Tát phải sang Kim Cang tam muội. Lúc bấy giờ, chỉ dùng “nhất niệm tương ưng huệ” là được nhất thiết chủng trí.

Ngài Tu Bồ Đề bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Các đạo đều sai khác nhau. Vì sao Bồ Tát phải học khắp các đạo, rồi mới vào Bồ Tát vị?

Bạch Thế Tôn! Nếu Bồ Tát phải học khắp các đạo, rồi mới vào Bồ Tát vị, thì khi sanh “kiến đạo” phải làm Tu Đà Hoàn; khi sanh “tư duy đạo” phải làm Tư Đà Hàm, A Na Hàm, A La Hán; khi sanh “Bích Chi Phật đạo” phải làm Bích Chi Phật.

Bạch Thế Tôn! Nếu Bồ Tát phải vào trong các đạo, rồi mới vào Bồ Tát vị, thì thật là vô lý. Nếu Bồ Tát chẳng vào Bồ Tát vị mà được nhất thiết chủng trí thì cũng thật là vô lý. Nếu Bồ Tát phải làm Tu Đà Hoàn … dẫn đến Bích Chi Phật, rồi mới vào Bồ Tát vị, thật là vô lý. Nếu Bồ Tát chẳng vào Bồ Tát vị, mà được nhất thiết chủng trí, thì cũng thật là vô lý vậy.

 Bạch Thế Tôn! Con làm sao biết được Bồ Tát khắp học các đạo, rồi vào Bồ Tát vị?

Phật dạy: Đúng như vậy, đúng như vậy! Này Tu Bồ Đề! Bồ Tát làm Tu Đà Hoàn … dẫn đến làm Bích Chi Phật, rồi mới vào Bồ Tát vị là chẳng thể có vậy. Bồ Tát chẳng vào Bồ Tát vị, mà vẫn được nhất thiết chủng trí cũng là chẳng thể có vậy.

Này Tu Bồ Đề! Từ sơ phát tâm, Bồ Tát đã phải dùng trí quán vượt qua 8 địa sau đây: Càn huệ địa, tánh địa, nhập nhơn địa, kiến địa, bạc địa, ly dục địa, dĩ biện địa và Bích Chi Phật địa.

Sau đó, Bồ Tát dùng đạo chủng trí mà vào Bồ Tát vị. Sau khi đã vào Bồ Tát vị rồi, Bồ Tát lại dùng nhất thiết chủng trí để tận đoạn hết thảy phiền não tập khí.

Này Tu Bồ Đề! Tất cả 8 hạng người tín hành và pháp hành, người được quả Tu Đà Hòan … dẫn đến A La Hán, hoặc trí hoặc đoạn, người được quả Bích Chi Phật, hoặc trí, hoặc đoạn, đều là Bồ Tát vô sanh pháp nhẫn.

Như vậy, Bồ Tát học Thanh Văn đạo, Bích Chi Phật đạo, dùng đạo chủng trí mà vào Bồ Tát vị. Vào Bồ Tát vị rồi, bồ Tát lại dùng nhất thiết chủng trí để đoạn trừ các phiền não tập khí, mà được Phật đạo.

Như vậy, Này Tu Bồ Đề! Bồ Tát phải khắp học đầy đủ các đạo, mới được Vô Thượng Bồ Đề; được Vô Thượng Bồ Đề rồi, mới làm lợi ích cho hết thảy chúng sanh.

Ngài Tu Bồ Đề bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Theo như lời Thế Tôn dạy, thì đây là Thanh Văn đạo, Bích Chi Phật đạo và Phật đạo. Như vậy thế nào là đạo chủng trí của Bồ Tát?

Phật dạy: Này Tu Bồ Đề! Bồ Tát phải sanh hết thảy đạo chủng tịnh trí.

* Thế nào là đạo chủng tịnh trí?

Này Tu Bồ Đề! Đó là tướng mạo có thể hiển bày được của các pháp, mà Bồ Tát phải chánh biết, chánh tu; rồi lại phải vì chúng sanh diễn nói, khai thị, khiến họ được rõ. Bồ Tát phải biết rõ tất cả âm thanh, ngữ ngôn; rồi lại phải dùng các âm thanh đó để thuyết pháp, vang khắp cả 3000 đại thiên thế giới.

Này Tu Bồ Đề! Vậy nên, trước hết Bồ Tát phỉ học hết thảy đạo trí; phải phân biệt thâm tâm của chúng sanh ở trong cac đạo “địa ngục, ngạ quỷ và súc sanh”; phải biết rõ nhân và qủa địa ngục, nhân và quả ngạ quỷ, nhân và quả súc sanh. Bồ Tát lại phải biết rõ các đạo “rồng, dạ xoa, càn that bà, a tu la, ca lầu la, khẩn na la, ma hầu la già”, về nhân và về quả; phải biết rõ đạo “trời”, đạo “người” về nhân và về quả. Bồ Tát lại phải biết rõ 4 niệm xứ … dẫn đến 8 thánh đạo, về nhân và về quả; phải biết rõ 3 giải thoát môn “không, vô tướng và vô tác”, về nhân và về quả; phải biết rõ 10 Phật lực, 4 vô sở úy, 4 vô ngại trí, 18 bất cộng pháp, đại từ, đại bi, về nhân và về quả.

Bồ Tát dùng đạo chủng trí đưa chúng sanh vào 4 quả Thanh Văn vào đạo Bích Chi Phật, và đạo Vô Thượng Bồ Đề.

Này Tu Bồ Đề! Như vậy gọi là Bồ Tát thanh tịnh đạo chủng trí. Bồ Tát học đạo chủng trí như vậy rồi, lại quán thâm tâm của chúng sanh, để tùy theo từng đối tượng chúng sanh mà thuyết pháp, khiến lời nói ra đúng chỗ, chẳng có hư dối.

Vì sao? Vì Bồ Tát khéo biết căn tánh của chúng sanh; khéo biết các tâm và tâm sở pháp dẫn chúng sanh vào trong sanh tử.

Này Tu Bồ Đề! Bồ Tát phải như vậy mà hành Bát Nhã Ba La Mật, cũng phải như vậy mà hành Thanh văn đạo và Bích Chi Phật đạo. Vì sao? Vì hết thảy các pháp trợ đâọ đều nhiếp vào trong Bát Nhã Ba La Mật.

Ngài Tu Bồ Đề bạch Phật: Bạch thế Tôn! Nếu 4 niệm xứ …. Dẫn đến Vô Thượng Bồ Đề đều chẳng hợp, chẳng tan, chẳng có sắc ( vô sắc) chẳng có hình ( vô hình) đều là một tướng ( nhất tướng), là chẳng có tướng ( vô tướng) thì Bồ Tát hành các pháp trợ đạo đó làm sao có thể đến được Vô Thượng Bồ Đề?

Bạch Thế Tôn! Pháp chẳng hợp, chẳng tan, chẳng có sắc, chẳng có hình, chẳng có đối, chẳng có tướng, như vậy, là Pháp chẳng thể thủ( vô thủ), chẳng thể xả ( vô xả), ví như hư không chẳng thể thủ, chẳng thể xả vậy.

Phật dạy: Đúng như vậy, đúng như vậy! Này Tu Bồ Đề! Các pháp đều là tự tướng không, nên là chẳng thể thủ, chẳng thể xả vậy.

Vì có nhiều chúng sanh chẳng biết như vậy, nên phải vì họ khai thị để họ biết rằng “ Tu các pháp trợ đạo cũng đến được Vô Thượng Bồ Đề”

Này Tu Bồ Đề! Sắc…dẫn đến thức, Đàn Ba La Mật….dẫn đến Bát Nhã Ba La Mật, nôi không… dẫn đến vô pháp hữu pháp không, 4 thiền, 4 vô lượng tâm, 4 vô sắc định, 4 niệm xứ…dẫn đến 8 thánh đạo, 3 giải thoát môn, 8 bối xả, 9 thứ đệ định, 10 phật lực, 4 vô sở úy, 4 vô ngại trí, 18 bất cộng pháp, đại từ đại bi…dẫn đến nhất thiết chửng trí đều bình đẳng. tất cả các Thánh pháp đó đều chẳng hợp, chẳng tan, chẳng có tướng ( vô tướng )

Vì y theo thế tục, mà phải nói ra tất cả các pháp đó; chẳng phải là đệ nhất nghĩa vậy.

Này Tu Bồ Đề! Ở nơi các Pháp, Bồ tát phải dùng trí huệ để như thật thấy biết, mà học. Học như vậy rồi, lại phải vì chúng sanh phân biệt rõ, giúp họ biết rõ được chỗ dụng pháp thích hợp, chỗ nên dùng, chỗ chẳng nên dùng.

Ngài Tu Bồ Đề bạch phật: Bạch Thế Tôn! Những pháp gì Bồ Tát phân biệt là nên dùng? Những pháp gì Bồ Tát phân biệt là chẳng nên dùng?

Phật dạy: Này Tu Bồ Đề! Bồ Tát phân biệt pháp Thanh Văn, pháp Bích Chi Phật để biết mà chẳng nên dùng; phân biệt Pháp nhất thiết chủng trí để biết và nên dùng.

Này Tu Bồ Đề! Bồ Tát phải học Bát Nhã Ba La Mật để phân biệt các pháp.

Ngài Tu Bồ Đề bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Những pháp gì gọi là Thánh pháp? Vì sao gọi là thánh pháp?

Phật dạy: Này Tu Bồ Đề! Đó là các pháp của Nhị Thừa và của Bồ Tát thừa. Chư Thanh Văn, chư Bích Chi Phật, chư Bồ Tát, và chư Phật ở nơi tham, sân, si, nạn, nghỉ, ác, ác kiếm… đều chẳng hợp, chẳng tan ở nơi dục nhiễm, sắc nhiễm, vô sắc nhiễm đều chẳng hợp, chẳng tan; ở nơi tán loạn vô minh …. Đều chẳng hợp, chẳng tan; ở nơi 4 thiên, 4 Vô Lượng Tâm, 4 Vô Sắc Định đều chẳng hợp, chẳng tan; ở nơi 4 niệm xứ…dẫn đến 8 thánh đạo đều chẳng hợp, chẳng tan; nơi hết thảy các thiện pháp khác cũng đều chẳng hợp, chẳng tan.

Vì sao? Vì hết thảy các pháp đó đều là vô sắc, vô hình, vô đối, đều là nhất tướng, là vô tướng; Pháp vô sắc chẳng cùng có thể cùng với pháp vô sắc hợp hay tan; pháp vô đối chẳng có thể cũng với pháp vô đối hay tan; pháp nhất tướng chẳng có thể cùng với pháp nhất tướng ợp hay tan; pháp vô tướng chẳng có thể cùng với pháp vô tướng hợp hay tan.

Này Tu Bồ Đề! Bát Nhã Ba La Mật là vô sắc, vô hình, vô đối là nhất tướng, là vô tướng. Bồ Tát phải nên học như vậy sẽ chẳng con chấp các tướng nữa.

Ngài Tu Bồ Đề bạch phật : Bạch Thế Tôn! Bồ Tát chẳng học tướng của sắc… dẫn đến thức của nhãn… dẫn đến ý, sắc … dẫn đến pháp của đị chủng… dẫn đến thức chủng hay sao?

Bồ Tát chẳng ỏi tướng của Đàn Ba La Mật…dẫn đến Bát Nhã Ba La Mật, của nội không … dẫn đến vô pháp, hữu pháp hay sao?

Bồ Tát chẳng học tướng của 4 thiền của 4 vô lượng tâm, 4 vô sắc định hay sao?

Bồ Tát chẳng học tướng của 4 niệm xứ…dẫn đến 8 thánh đạo hay sao?

Bồ Tát chẳng học tướng của 3 tam muội “không vô tướng và vô tác” hay sao?

Bồ Tát chẳng học tướng của 3 tam muội của 8 bối xả, của 9 thứ đệ định hay sao?

Bồ Tát chẳng học tướng của 10 phật lực, của 4 vô xứ úy, của 4 vô ngại trí, của 18 bậc công phá…dẫn đến tướng vô đại từ của đại bi hay sao?

Bồ Tát chẳng học tướng của 4 thánh đế, của 12 nhân duyên hay sao?

Bồ Tát chẳng học tướng của hữu vi tánh và vô vi tánh hay sao?

Bạch Thế Tôn! Nếu chẳng học các pháp tướng, thì Bồ Tát làm sao biết được các pháp? Làm sao vượt qua hàng Thanh Văn và Bich Chi Phật?

Làm sao được Bồ Tát vị? làm sao đến được nhất thiết chủng trí? Làm sao chuyển pháp luân?

Phật dạy: Này Tu Bồ Đề! Nếu các pháp thật sự có tướng, thì Bồ Tát nên học các tướng đó. Vì thật tướng của các pháp vô sắc, vô hình , vô đối, là nhất tướng, là vô tướng, nên Bồ Tát chẳng học vô tướng vậy. Vì sao? Vì dù có Phật hay chẳng có phật, thì các pháp vẫn là tướng duy nhất, vẫn là tánh thường trú.

Ngài Tu Bồ Đề bạch phật: Bạch Thế Tôn! Nếu các pháp chẳng có tướng, chẳng phải chẳng có tướng, thì Bồ Tát là sao tụ học Bát Nhã Ba La Mật? nếu chẳng tu học Bát Nhã Ba La Mật, thì chẳng vượt qua được hàng Thanh Văn và Bích Chi Phật. Nếu không vượt qua được hàng Thanh Văn và Bích Chi Phật, thì chẳng vào được Bồ Tát vị. Nếu chẳng vào được Bồ Tát vị thì chẳng vô sanh pháp nhẫn. Nếu chẳng vô sanh pháp nhẫn, thì chẳng được các thần thông. Nếu chẳng được các thần thông, thì chẳng thể thanh tịnh Phật độ, thành tựu chúng sanh? Nếu chẳng thể thanh tinh phật độ, thành tựu chúng sanh thì chẳng thể nhất thiết chủng trí. Nếu chẳng thế nhất thiết chủng trí thì chẳng thể chuyển pháp luân. Nếu chẳng chuyển pháp luân, thì chẳng thể dùng 3 thừa đạo giáo hóa chúng sanh, khiến họ được các quả tu Đà Hoàn, Tư Đà Hàm, A Na Hàm, A La Hán, Bích Chi Phật… dẫn đến được Vô Thượng Bồ Đề.

Phật dạy: Đúng như vậy, đúng như vậy! này Tu Bồ Đề! Các pháp đều là vô tướng, chẳng phải một, cũng chẳng phải khác. Bởi vậy nên tu vô tướng là tu Bát Nhã Ba La Mật.

Ngài Tu Bồ Đề Bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Như thế nào gọi là tu vô tướng là tu Bát Nhã Ba La Mật?

Phật dạy: Này Tu Bồ Đề! Tu Các pháp hoạt là tu Bát Nhã Ba La Mật.

Ngài Tu Bồ Đề bạch phật: Bạch Thế Tôn! Như thế nào mà gọi tu các pháp hoại là Tu Bát Nhã Ba La Mật?

Phật dạy: này Tu Bồ Đề! Tu sắc hoại …dẫn đến thức hoại, tu nhãn hoại …dẫn đến thức hoại, tu nhãn hoại…dẫn đến pháp hoại là Tu Bát Nhã Ba La Mật. Tu bốn thiền hoại, 4 vô lượng tâm hoại là tu Bát Nhã Ba La Mật. Tu 4 niệm xứ hoại… dẫn đến 8 thánh đạo hoại, là Tu Bát Nhã Ba La Mật. Tu 3 tam muội hoại, 8 bối xả hoại, 9 thứ đệ định hoại là tu Bát Nhã Ba La Mật. Tu 10 phật lực hoại, 4 vô sở uý hoại, 4 vô ngại trí hoại, 18 bất cộng pháp hoại v.v… là tu Bát Nhã Ba La Mật. Dẫn đến tu đoạn dứt phiền não tập khí hoại cũng là tu Bát Nhã Ba La Mật.

Ngài Tu Bồ Đề bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Như thế nào mà gọi tu sắc hoại…dẫn đến tu đoạn sắc phiền não tập khí hoại là tu Bát Nhã Ba La Mật.

Phật dạy: Này Tu Bồ Đề! Khi hành Bát Nhã Ba La Mật, bồ tát chẳng niệm sắc, thọ ,hành,thức…dẫn đến chăng niệm tu đoạn dứt phiền não tập khí. Đó là tu Bát Nhã Ba La Mật.

Vì sao? Vì có niệm pháp là chẵng tu Bát Nhã Ba La Mật; có niệm pháp là chăng tu 5 Ba La Mật kia.

Này Tu Bồ Đề ! Còn chấp pháp là chẳng hành 6 pháp Ba La Mật,là chẳng có giải thoát, chẳng có đạo, chẳng có Niết Bàn.

Ngài Tu Bồ Đề bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Thế nào gọi là hữu pháp? Thế nào gọi là vô pháp?

Phật dạy: Này Tu Bồ Đề! “ Hữu” “ Vô” đều là hữu pháp. Pháp có 2 là hữu pháp. Pháp chẳng có hai là vô pháp.

Ngài Tu Bồ Đề bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Sắc tướng… dẫn đến thức tướng là có hai; nhãn tướng… dẫn đến ý tướng là pháp có hai; sắc tướng…. dẫn đến pháp tướng và pháp có hai; Vô Thượng Bồ Đề tướng… dẫn đến hữu vi tánh tướng, Vô Vi Tánh tướng đều là pháp có hai.

Này Tu Bồ Đề: Pháp có tướng là Pháp có hai, mà pháp có hai là hữu pháp. Đã là  hữu pháp là có sanh tử. Đã có sanh tử thì chẳng rời sanh, già, bệnh, chết, cùng các ưu vi, khổ não.

Bởi vậy nên biết rằng có hai tướng là chẳng có Đàn Ba La Mật… dẫn đến chẳng có Bát Nhã Ba La Mật, chẳng có đạo, chẳng có đạo quả… dẫn đến chẳng có thuận nhẫn. Người thấy có sắc tướng…dẫn đến thấy có nhất thiêt chủng trí tướng là người chẳng tu đạo. Người như vậy làm sao được các quả Thanh Văn, được quả Bích Chi Phật… dẫn đến quả Vô Thượng Bồ Đề; làm sao đoạn dứt được cac phiền não tập khí!

LUẬN:

Nghe Phật dạy “ Bồ Tát hành 6 Pháp Ba La Mật mà chẳng thọ quả báo thế gian”, Ngài Tu Bồ Đề tự nghĩ rằng, “ Bồ Tát tu nhân mà chẳng thọ quả. Vì lợi ích lớn cho chúng sanh, nên Bồ Tát chẳng thọ quả báo nào”. Nghĩ như vậy rồi, ngài bạch Phật: Bồ Tát thành tựu đại huệ, hành thậm thâm Pháp mà chẳng thọ quả báo chăng?

Phật dạy: ở nơi các pháp tánh, Bồ Tát thường bất động, nên chẳng thọ quả báo.

 Vì sao? Vì Bồ Tát biết rõ pháp tánh thực tế là rốt ráo không, là vô sở hữu, nên an trú bất động nơi các pháp tánh vậy.

 Ngài Tu Bồ Đề hỏi: Bồ Tát bất động ở nơi các pháp tánh là gì?

Phật dạy: Bồ Tát bất động ở nơi tánh sắc… dẫn đến ở nơi đại từ đại bi.

Vì sao? Vì do các chúng duyên hòa hợp mà có các pháp, nhưng các pháp đều chẳng có sanh tướng, chẳng có định tướng, chẳng có chuyển tướng, đều là vô sở hữu tướng. Do chất có hữu vi mà nói có vô vi, nhưng hữu vi và vô vi đều là vô sở hữu. Vì sao? Vì chẳng thể dùng pháp vô sở hữu mà được pháp sở hữu. Chư Thánh dụng vô sở hữu mà còn cho là vô sở đắc, huống nữa là khi dùng hữu pháp. Cả 2 chấp “ hữu” và “ vô” đều là lầm nỗi.

Ngài Tu Bồ Đề hỏi: Pháp sở hữu có thể được pháp sở hữu chăng? Pháp sở hữu có thể được pháp vô hữu chăng? Pháp vô sở hữu có thể được pháp vô sở hữu chăng?

Phật dạy: chẳng được vậy.

Vì sao? Vì pháp sở hữu tợ như có sanh tướng mà còn chẳng có thể được, huống nữa là pháp vô sở hữu bản lai là “ không”, làm sao có thể được vậy.

Ngài Tu Bồ Đề hỏi: nếu pháp sở hữu cùng pháp vô sở hữu chẳng có thể được, thì chẳng có đạo, chẳng có quả đạo hay sao?

Phật dạy: có được đạo, có được đạo quả nhưng chẳng phải do các sự kiện lưu trong 4 câu trên đây.

Vì sao? Vì 4 câu đó đều có lỗi, đều là hý luận. Ly 4 hý luận đó tức là được đạo.

Ngài Tu Bồ Đề hỏi: thế nào gọi là hý luận?

Phật dạy: quan niệm sắc thường hay vô thường đều là có lỗi.

Vì sao? Vì “ thường” có nghĩa là chẳng có sanh diệt “ thương” mà nói đến “ vô thường”. Phàm phu hý luận các pháp, phép thường, hoặc chấp vô thường. Cả hai chấp đều là lầm lỗi. Bồ Tát chẳng hý luận các pháp, vì biết rõ các pháp do duyên sanh chỉ là dả danh, chẳng thật có. Do vậy mà chấp thường hoặc chấp vô thường đều là hý luận, đều là bất khả đắc cả.

Do biết các pháp đều là vô tánh, là chẳng hý luận, nên Bồ Tát hành “ Vô hý luận Bát Nhã Ba La Mật” mà vào Bồ Tát vị.

Ngài Tu Bồ Đề hỏi: Nếu hết thảy pháp đều là vô sở hữu tánhthì bồ tát hành pháp gì mà vào được Bồ Tát đạo?

Phật dạy: Bồ Tát chẳng dùng Thanh Văn đạo, chẳng dùng Bích Chi Phật đạo. Nếu chưa dùng đủ 6 Pháp Ba La Mật, thì Bồ Tát chưa vào được phật đạo. Bồ Tát phải khắp học các pháp, các đạo, mới vào được Bồ Tát vị. Vào Bồ Tát vị rồi mà chưa được nhất thiết chủng trí, thì Bồ Tát phải trú Kim Cang tam muội, dùng “ Nhất niệm tương ưng hệu” mới được quả nhất thiết chủng trí.

Ngài Tu Bồ Đề hỏi: làm sao biết được Bồ Tát khắp học các đạo, rồi mới vào Bồ Tát vị?

Phật dạy: từ sơ phát tâm, Bồ Tát tu tập 6 pháp Ba La Mật, muốn được đầy đủ đạo chủng trí. Nếu đầy đủ đạo chủng trí mới vào được Bồ Tát vị. Vào Bồ Tát vị rồi, Bồ Tát lại dùng nhất thiết chửng trí để đoạn trừ các phiền não tập khí, được vô sanh pháp nhẫn, vào “ vị”. Khi đã đoạn tận hết thảy phiền não tập khí rồi, Bồ Tát vào “ vô học vị” được 10 trí vô lậu.

Bồ Tát có được nhu thuận nhẫn, nên ly được cả “ hữu” và “ vô”, diệt được các hý luận, được vô sanh pháp nhẫn, mãi cho đến khi được quả Vô Thượng Bồ Đề trọn chẳng con sanh ác tâm.

Bồ Tát có đại phước đức trí huệ, nên dù vì lợi ích chúng sanh vẫn thường quám sanh diệt, mà chẳng sanh tâm sợ hãi như hàng Nhị Thừa.

Bồ Tát có huệ nhãn thấy thật tướng pháp là bất khả đắc, nên chẳng chấp vô thường; quán vô sanh diệt, mà chẳng chấp vô sanh diệt. Bởi vậy nên Bồ Tát chẳng đọa về thường, cũng chẳng đọa về vô thường. Bồ Tát quán các pháp tường như như Niết Bàn tướng, biết các pháp từ xưa đến nay vốn là vô sanh diệt, là rốt ráo thanh tịnh. Bởi vậy nên “ thường” mà còn chẳng chấp, huống nữa là chấp “ sanh diệt”.

Như vậy là ở nơi các tướng, Bồ Tát được bình đẳng, nên được vô sanh pháp nhãn, vào Bồ Tát vị, đoạn phiền não tập khí, được nhất thiết chủng trí, độ vô lượng chúng sanh.

Ngài Tu Bồ Đề hỏi: thế nào gọi là đạo chủng trí của Bồ Tát?

Phật dạy: Bồ Tát trú trong vô sanh pháp nhẫn vào nơi thật tướng pháp; rồi từ nơi đây khởi các âm thanh ngôn ngữ. Dù biết dõ các âm thanh đều như tiếng vang nhưng Bồ Tát vẫn dùng âm thanh làm phương tiện nói pháp, làm lợi ích cho chúng sanh.

Bồ Tát biết rõ chúng sanh trong các đạo, biết rõ căn tánh của chúng sanh, biết rõ nhân duyên quả báo ở đời vị lai của chúng sanh nên dùng trí huệ Bát Nhã Ba La Mật soi sáng cho chúng sánh, đem 3 Thừa pháp giáo hóa chúng sanh.

Ngài Tu Bồ Đề hỏi: Nếu hết thảy các Pháp đều chẳng hợp, chẳng tan, chẳng có sắc, chẳng có hình, chẳng có đối, chẳng có tướng, thì đều chẳng thể thủ, chẳng thể xả như hư không chăng?

Phật dạy: đúng như vậy, đúng như vậy! vì chúng sanh chẳng biết như vậy nên ta phải vì họ nói các pháp đều là tự tướng không, và vì họ phân biệt nói các pháp trợ đạo cũng dẫn đến Vô Thượng Bồ Đề. Các pháp trợ đạo chẳng hợp, chẳng tan, chẳng có sắc, chẳng có hình, chẳng có đối, là rốt ráo không mà ta vẫn nói ra nhằm đưa chúng sanh vào thánh pháp. Đây là theo thế tục đế mà nói, chẳng phải là đệ nhất nghĩa đế.

Bởi vậy nên Bồ Tát phải khắp học các đạo, mới đầy đủ “ tri kiến”. Vì sao? Vì biết lúc ban đầu gọi là “ tri”; thấy biết đến chỗ rốt ráo, đến chỗ thâm sâu gọi là “ kiến”.

Hỏi: Vì sao “ tri” và “ kiến” có nghĩa sai khác nhau như vậy?

Đáp: Có thuyết nói “ tri” chẳng phải là “ kiến”; còn “ kiến” thì đầy đủ cả nghĩa “tri” và nghĩa “ kiến”. Phải có “ tận tri”, vô “sanh tri” mới có đầy đủ “ kiến” thế gian.

Có người “ kiến đế đạo” là kiến (thấy) mà chẳng biết (vô tri); định là thấy (kiến); chẳng định là biết (tri); vô lậu hệu mới có đầy đủ cả biết (tri) và thấy (kiến).

Trong kinh Chuyển Pháp Luân nói, “biết khổ là tri; đoạn tật, chứng diệt, tu đạo tà kiến”.

Ngài Tu Bồ Đề hỏi: Thế nào gọi là thánh pháp?

Phật dạy: Các pháp của cả 3 thừa đạo gọi là Thánh pháp. Chư Thanh Văn, chư Bích Chi Phật, chưa Bồ Tát, chư Phật ở nơi hết thảy pháp đều chẳng hợp, chẳng tan. Các ngài biết rõ các pháp đều là vô sở hữu nên chẳng tham đắm, chẳng thương tiếc; lại cũng biết rõ các pháp đều là vô sắc, vô hình, vô đối, đều là nhất tướng, là vô tướng nên biết rõ pháp vô tướng chẳng cùng pháp vô tướng hay tan. Bồ Tát học Bát Nhã Ba La Mật như vậy, nên biết rõ chẳng có pháp nào có tướng “ khả đắc” cả.

Ngài Tu Bồ Đề hỏi: Như vậy Bồ Tát chẳng học các pháp tướng hay sao?

Phật dạy: Nếu các pháp có tướng thì mới nên học các tướng đó. Vì thật tướng các pháp là vô tướng, nên Bồ Tát chẳng học tướng, cũng chẳng học vô tướng. Vì sao? Vì các pháp từ xưa đến nay vốn là nhất tướng, là vô tướng vậy.

Ngài Tu Bồ Đề hỏi: Nếu các pháp chẳng có tướng, cũng chẳng phải chẳng có tướng, lại nữa nếu tướng của vô tướng cũng là không, thì Bồ Tát làm sao có thể tu được Bát Nhã Ba La Mật, làm sao có thể vượt qua hàng Nhị Thừa, làm sao có thể an lập được 3 Thừa đạo?

Phật dạy: Bồ Tát chẳng dùng tướng mà tu Bát Nhã Ba La Mật, vì tu Bát Nhã Ba La Mật là tu vô tướng vậy.

Ngài Tu Bồ Đề hỏi: như thế nào mà gọi tu vô tướng là tu Bát Nhã Ba La Mật?

Phật dạy: Tu các pháp hoại tướng là Tu Bát Nhã Ba La Mật.

Vì sao? Vì tướng hoại tức là vô tướng. Ở nơi tướng hoại của vô  tướng cũng bị hoại luôn. Ví dụ như cỗ xe bị hoại, thì tướng hoại của cỗ xe cũng bị hoại luôn.

Ngài Tu Bồ Đề hỏi: Như thế nào mà gọi tu các pháp hoại tướng là tu Bát Nhã Ba La Mật?

Phật dạy: khi hành Bát Nhã Ba La Mật, Bồ Tát chẳng niệm sắc…dẫn đến chẳng niệm tu đoạn dứt phiền não tập khí là Tu Bát Nhã Ba La Mật. Khi hành 5 Ba La Mật kia cũng là như vậy. Vì còn chấp là chẳng hành 6 pháp Ba La Mật, chẳng có giải thoát, chẳng có đạo, chẳng có niết bàn. Tu 6 pháp Ba La Mật mà còn chấp tướng là chẳng phải tu 6 pháp Ba La Mật. Vô pháp còn chẳng  chấp huống nữa là hữu pháp; chấp có pháp chỉ là hý luận vậy.

Ngài Tu Bồ Đề hỏi: thế nào là “hữu pháp”? thế nào là “ vô pháp”?

Phật dạy: “Hữu” cùng “vô” đều là hữu pháp, pháp có 2 là hữu pháp. Pháp chẳng có 2 mới chẳng là vô pháp.

Ngài Tu Bồ Đề hỏi: Những gì là pháp có hai?

Phật dạy: Nhãn và sắc là hai. Vì lìa con mắt ra thì chẳng có sắc, và lìa sắc ra thì cũng chẳng có nhãn thức. Hữu vi và vô vi là hai. Vì lìa hữu vi ra thì chẳng có vô vi, lìa vô vi ra cũng chẳng có hữu vi. Bởi vậy nên hai pháp chẳng rời nhau.

Phạm phu do chấp có 2 tướng tương đãi nhau như vậy, nên cứ mãi chìm đắm trong sanh tử. Do trú trong “hữu” nên sanh tâm chấp; do sanh tâm chấp mà dấy sanh các phiền não; do bị các phiền não trói buộc mà chẳng thể thoát khỏi vòng sanh tử. Người chấp hai pháp chẳng thể được sáu pháp Ba La Mật, chẳng thể được thiên nhãn, nên chẳng thể được thập tướng pháp, dẫn đến chẳng thể được nhất thiết chủng trí. Hạng người này thấy có sắc tướng…dẫn đến thấy có nhiều thiết chủng trí tướng là chẳng tu đạo; như vậy làm sao được các quả Thánh…dẫn đến làm sao có được quả Vô Thượng Bồ Đề.

 Hỏi: Vào “đảnh pháp” chẳng còn thối chuyển. Như vậy vì sao còn nói đến “ nhẫn pháp”?

Đáp : “đảnh pháp” là pháp ở bậc cao, vượt nên tới đảnh. Nhưng ở trong pháp Thanh Văn cũng như ở trong pháp Bồ Tát đều có nói đến “đọa đảnh”. Đây là trường hợp tu lên đến bậc cao đó bèn an phận, trú nơi đó, chẳng muốn tiến tu lên nữa.

Hàng Thanh Văn nếu được “ đảnh pháp”3 mà an trú nơi đây, chẳng muốn tu lên nữa thì gọi là “đọa đảnh”4. Bởi vậy nên phải tu lên “nhẫn pháp”. Có nhẫn mới tu lên các pháp bậc cao hơn.

Có thuyết nói, “dù chẳng đọa đảnh, nhưng nếu tâm chưa kiên cố, thì phải tu nhẫn”. Có thuyết nói, “dù đã ở lâu trong chánh định, nhưng nếu chưa được vô lậu, thì nay phải tùy thuận vô lậu, mà tu nhẫn”.

***

PHẨM THỨ MƯƠI LĂM
Tam Thứ Đệ Học
( Học Theo ba Thứ Lớp)

KINH:

Lúc bấy giờ, ngài Tu Bồ Đề bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Nếu có pháp tướng, thì thuận nhẫn còn chẳng được, huống nữa là được đạo.

Như vậy, Bạch Thế Tôn! Nếu chẳng có pháp tướng, thì có được thuật nhẫn chăng? Nếu tu tám địa, từ Càn Huệ địa… dẫn đến Bích Chi Huệ địa, lấy đọa dứt phiền não làm nhân tu đạo, thì có đọa dứt được phiền não chăng? Nếu do phiền não mà chẳng vượt qua được hàng Thanh Văn và Bích Chi Phật, thì làm sao mà vào được hàng Bồ Tát vị? Nếu chẳng vào Bồ Tát vị, thì làm sao được nhất thiết chủng trí? Nếu chẳng được nhất thiết chủng trí, làm sao đoạn dứt được hết thảy phiền não tập khí?

Bạch Thế Tôn! Nếu chẳng có các pháp tướng, thì các đạo pháp chẳng sanh. Nếu các đạo pháp chẳng sanh, thì chẳng có được nhất thiết chủng trí.

Phật dạy: Đúng như vậy, đúng như vậy! Này Tu Bồ Đề! Nếu chẳng có các pháp tướng, thì có thuận nhẫn… dẫn đến có đoạn dứt hết thảy phiền não tập khí.

Ngài Tu Bồ Đề bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Khi hành Bát Nhã Ba La Mật, Bồ Tát có các pháp tướng chăng? Có tướng sắc…dẫn đến có tướng nhất thiế chủng trí, tướng đoạn trừ phiền não tập khí chăng?

Phật dạy: Này Tu Bồ Đề! Chẳng có vậy. Khi hành Bát Nhã Ba La Mật, Bồ Tát chẳng có pháp tướng, cũng chẳng có phi pháp tướng. Đây chính là thuận nhẫn. Chẳng có pháp tướng, chẳng có phi pháp tướng tức là tu đạo, cũng tức là tu đạo quả.

Này Tu Bồ Đề! Bồ Tát có pháp là Bồ Tát đạo; Bồ Tát chẳng có pháp là Bồ Tát quả. Bởi nhân duyên vậy, nên phải biết tánh của hết thảy pháp là vô sở hữu.

Ngài Tu Bồ Đề bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Nếu các pháp đều là vô sở hữu tánh, thì vì sao chư phật ở nơi vô sở hữu tánh đó mà được thành phật, được tự tại ở nơi hết thảy pháp?

Phật dạy: Đúng như vậy, đúng như vậy! Này Tu Bồ Đề! Hết thảy pháp đều là cô sở hữu tánh.

Trước kia, khi hành Bồ Tát đạo, ta cũng tu sáu pháp Ba La Mật, ly dục, lu ác bất thiện pháp, có giác có quán, ly sanh hỷ lạc vào sơ thiền… dẫn đến vào đệ tứ thiền. Ở nơi các thiền, ta chẳng niệm thiền tướng, chẳng thọ thiền vị, chẳng đắc thiền quả; tâm ta vẫn thường thanh tịnh, chẳng có nhiễm trước. Hành các thiền như vậy mà ta chẳng thọ thông, nhưng ta chẳng niệm tướng, chẳng thọ vị cũng chẳng thấy ta có đắc năm thần thông… dẫn đến chẳng có phân biệt các thần thông ấy.

Này Tu Bồ Đề! Lúc bấy giờ, ta dùng “ nhất niệm tương ưng huệ”, được Vô Thượng Bồ Đề, biết rõ bốn thánh đế, thành tựu mười phật lực, bốn vô sở úy, bốn vô ngại trí, 18 bất cộng pháp, đại từ, đại bi, và được thành Phật. Ta phân biệt rõ chúng sanh ở trong ba tụ, gồm: Chánh định tụ, tà định tụ và bất định tụ.

Ngài Tu Bồ Đề bạch Phật: Bạch Thế Tôn! ở nơi vô sở hữu tánh mà Thế Tôn là sao khởi được bốn thiền và năm thần thông, cùng phân biệt biết rõ chúng sanh ở trong ba tụ?

Phật dạy: Này Tu Bồ Đề! Nếu các dục, ác bất thiện pháp mà có tự tánh, có tha tánh, thì trước kia, khi hành Bồ Tát đạo, ta chẳng thể quá, các dục, ác bất thiện pháp là vô sở hữu tánh, để nhập vào sơ thiền… dẫn đến vào đệ tử thiền.

Này Tu Bồ Đề! Vì các ác bất thiện pháp là vô sở hữu tánh, nên ta mới tu được bốn thiền, năm tàn tông…dẫn đén mới được quả Vô Thượng Bồ Đề.

LUẬN:

Hỏi: “ pháp rốt ráo không” chỉ có một nghĩa. Nhu vậy vì sao ngài Tu Bồ Đề lại nói “ Nếu có pháp tướng, thì chẳng được thuận nhẫn, chẳng được đạo… dẫn đến chẳng được nhất thiết chủng trí”?

Đáp: Tuy rằng “ Pháp rốt ráo không” chỉ có một nghĩa duy  nhất, nhưng nghĩa ấy quá thậm thâm, khó giải, khó biết. Diễn nói nghĩa ấy còn rất khó, huống nữa là thọ trì, và y nghĩa tu hành.

Ngài Tu Bồ Đề sợ người nghe khởi nghi tâm, nên đã nêu lên nhiều nhân duyên, đặt ra nhiều câu hỏi, để xin Phật gải đáp:

– Các pháp chỉ có một nghĩ, vì sao Thế Tôn lại phân biệt nói có năm đạo chúng sanh?

– Các pháp là vô sở hữu tướng, vì sao lại phân biệt có ra ba thừa?

– Có pháp tướng, thì chẳng được thuận nhẫn. Như vậy, nói vì sao tu tám địa, từ Càn Huệ địa… dẫn đến Bích Chi Phật địa. Mà có thể có thể vào được Bồ Tát vị?

Ngài Tu Bồ Đề nên lên nhiều câu hỏi với nhiều ý nghĩa khác nhau, nhưng vì Bát Nhã Ba La Mật chẳng có định tướng, nên Phật đều trả lời là “Như vậy, như vậy”.

Trước, ngài Tu Bồ Đề hỏi về thuận nhẫn của Tiểu Thừa; sau ngài lại hỏi về thuận nhẫn của Đại Thừa, là pháp của Bồ Tát, nên ngài mới hỏi Phật: Khi hành Bát Nhã Ba La Mật, Bồ Tát sanh pháp tướng chăng?

Phật dạy: Khi hành Bát Nhã Ba La Mật, Bồ Tát chẳng sanh pháp tướng, dù là hữu tướng, dù là vô tướng.

Vì sao? Vì thấy “ hữu”. thấy “ vô” là thấy hai tướng nên là có lỗi. Bởi vậy nên ở nơi hết thảy các pháp, Bồ Tát thuận nhẫn chẳng sanh pháp tướng. Như vậy là tu đạo, cũng là tu đạo quả.

Hành Bồ Tát đạo là hành “ hữu pháp”, mà đạo quả lại là “ vô pháp”. “Hữu pháp” là hữu vi, “ vô pháp” là vô vi. Như vậy là Bồ Tát đoạn các phiền não là hành hữu vi, nhằm thành tựu thánh quả, là vô vi.

 -o0o-

Có thuyết nói, “Năm Ba La Mật kia là hữu vi, Bát Nhã Ba La Mật là vô vi. Hữu pháp là vô pháp đều là quả của Bồ Tát”.

Có thuyết nói, “Tướng trí huệ là hữu pháp, nên gọi là đạo. Như pháp tánh thật tế chẳng theo nhân duyên sanh mà thường có, nên goi là quả. Ở nơi bình đẳng tánh, thì đạo và quả là thường có và chẳng sai khác nhau”.

Ngài Tu Bồ Đề hỏi: Nếu các pháp tánh là vô sở hữu, thì phật làm sao ở nơi vô sở hữu mà được chánh trí, được Vô Thượng Bồ Đề?

Phật dạy: Đúng như vậy, đúng như vậy! Do nơi tánh vô sở hữu mà a có được trí huệ, tận đoạn được các chấp, dẫn đến được Vô Thượng Bồ Đề.

Phật lại còn đem mình ra làm chứng, và nói rằng, “ trước kia, khi hành Bồ Tát đạo ta cũng tu sáu Ba La Mật, ly dục, ly ác bất thiện pháp, có giác có quán, ly sanh hỷ lạc, vào sơ thiền…dẫn đến vào đệ tứ thiền.

Phật dạy: Khác hẳn với hàng ngoại đạo, ở nơi các thiền ta chẳng đắm thiền vị, chẳng sanh nhiễm tâm, chẳng thọ quả báo. Y theo bốn thiền mà ta phát khởi năm thần thông, dùng thiên nhãn thông thấy rõ tâm niệm của chúng sanh nhằm độ thoát họ ra khỏi bể khổ. Rồi ta khởi lậu tận thông, dùng một niệm tương ưng huệ, được Vô Thượng Bồ Đề. Các khổ đã tận, các đạo đã thành, thông suốt được cả bốn thánh đế, nên ta được đầy đủ mười phật lực, bốn vô sở úy, bốn vô ngại trí, mười tám bất cộng phát, đại từ, đại bi. An trú trong các thần thông, ta phân biệt rõ các chúng sanh trong ba tụ, để vì chúng sanh thuyết pháp. Ngài tu bồ đề hỏi: Nếu các pháp đều là vô sở hữu, thì làm sao có thể khởi bốn thiền, được năm thần thông, biết rõ chúng sanh trong ba tụ?

Phật dạy: Nếu các dục, ác bất thiện pháp có tự tánh, có tha tánh, thì trước kia khi hành Bồ Tát đạo, ta chẳng thể quán các dục, ác bất thiện phát là vô sở hữu tánh, để vào sơ thiền…dẫn đến vào đệ tứ thiền. Vì dục ác bất thiện pháp là vô sở hữu tánh, nên ta mới tu được bốn thiền, năm thần thông…dẫn đến được vô thượng bồ đề.

Nên biết pháp tánh có hai phần tự tánh và tha tánh.

Tự tánh là tánh của tự thân bất tịnh; tha tánh là tánh của ngoại vật trang nghiêm thân. Tự tánh cũng như tha tánh đều là vô tướng, là hư rối, là nhân sanh năm dục dẫn đến khổ đau. Khi Bồ Tát quán năm dục là không, là tánh vô sở hữu thì vào được sơ thiền, khiến các dục, ác bất thiện pháp chẳng còn khởi ác tánh, khiến tự tánh và tha tánh đều rốt ráo không.

Ngài Tu Bồ Đề hỏi: Nếu các pháp là tánh vô sở hữu, là tánh không, thì phật làm sao được tự tại ở các pháp?

Phật dạy: Do bốn thiền mà ở nơi các phiền não ta được giải thoát; do năm thần thông mà ở nơi các pháp được tự tại.

Ngài Tu Bồ Đề hỏi: Bốn thiền và năm thần hỏi là hữu pháp. Sao lại nói bốn thiền, năm thần thông đều là tự tánh không. Nếu là tự tánh không thì làm sao tu bốn thiền, năm thần thông mà được tự tại?

Phật dạy: Ta quán bốn thiền và năm thần thông đều chẳng có định tướng nên chẳng chấp. Vì sao? Vì bốn thiền cũng như năm thần thông có vô lượng tướng nên phải xả các tướng ấy mới được Vô Thượng Bồ Đề.

Khi vào sơ thiền phải ly dục mới vào được tánh vô sở hữu. Đây là nhân tu dẫn đến quả chứng. Nhân và quả đều là tánh vô sở hữu.

Thiền là tự tánh không, vô thượng bồ đề là tự tánh không, hết thảy pháp đều là tự tánh không. Tu như vậy là chẳng có gì ngăn lại, nên ở nơi các pháp ta đều được tự tại.

(Hết quyển 86)