LUẬN
ĐẠI TRÍ ĐỘ

Nguyên tác: Bồ tát Long Thọ
Hán dịch: Pháp sư Cưu Ma La Thập
Việt dịch: Tỳ kheo ni THÍCH NỮ DIỆU KHÔNG

 

TẬP IV
QUYỂN 67

Phần thứ bốn mươi lăm
(Tiếp theo)
Văn Trì
(Tiếp theo)

KINH:

Ngài Tu Bồ Đề bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Thật là hy hữu ! Chư Bồ Tát thành tựu đại công đức, vì hết thảy chúng sanh mà tu tập Bát Nhã Ba La Mật, để được Vô Thượng Bồ Đề.

Bạch Thế Tôn! Chư Bồ Tát phải tu tập như thế nào để được đẩy đủ Bát Nhã Ba La Mật?

Phật dạy: Này Tu Bồ Đề! Nếu Bồ Tát tu tập Bát Nhã Ba La Mật, mà chẳng thấy sắc tướng tăng hay giảm, chẳng thấy thọ tướng, tưởng tướng, hành tướng, thức tướng tăng hay giảm…dẫn đến chẳng thấy nhất thiết chủng trí tướng tăng hay giảm, thì như vậy gọi là Bồ Tát tu tập đầy đủ Bát Nhã Ba La Mật.

Lại nữa, này Tu Bồ Đề! Khi tu tập Bát Nhã Ba La Mật, Bồ Tát chẳng thấy có thị pháp và phi pháp; chẳng thấy cỏ quá khứ pháp, hiện tạỉ pháp và vị lai pháp; chẳng thấy có thiện pháp, bất thiện pháp và vô ký pháp; chằng thấy có hữu vi pháp và vô vi pháp; chẳng thấy có cõỉ Dục, cõi sắc và cõi Vô Sắc; chẳng thây có 6 pháp Ba La Mật … dẫn đến chẳng thấy có nhất thiết chủng trí. Như vậy gọi là Bồ Tát tu tập đầy đủ Bát Nhã Ba La Mật. Vì sao?

Vì các pháp đều là vô tướng (chẳng có tướng) là không, là hư vọng, chẳng bển chắc, nên là chẳng có tri giả (người biết) và chẳng có thọ giả (người thọ) vậy.

Ngài Tu Bồ Đề bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Lời dạy của Thế Tôn thật là bất khả tư nghì (chẳng thể nghĩ bàn).

Phật dạy: Này Tu Bồ Đề! Vì sắc bất khả tư nghì, nên lời Phật nói ra bất khả tư nghì.

Vì thọ, tưởng, hành, thức bất khả tư nghì … dẫn đến vi nhất thiết chủng trí bất khả tư nghì, nên lời Phật nói ra bất khả tư nghì.

Này Tu Bồ Đề! Nếu Bồ Tát biết sắc bất khả tư nghì, biết thọ, tưởng, hành, thức bất khả tư nghì…dẫn đến biết nhất thiết chủng trí bất khả tư nghì, mà lạl trú trong bất khả tư nghì, thì như vậy là Bồ Tát chẳng tu tập đầy đủ Bát Nhã Ba La Mật.

Ngài Tu Bồ Đề bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Bát Nhã Ba La Mật rất thậm thâm. Ai là người tín giải giảiđược thâm Bát Nhã Ba La Mật?

Phật dạy: Này Tu Bồ Đề! Bồ Tát nào, đã từ lâu đời, thường tu 6 pháp Ba La Mật, gieo trồng thiện căn, thân cận chư thiện tri thức, thì mới có thể tín giải thâm Bát Nhã Ba La Mật được.

Ngài Tu Bồ Đề bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Thế nào gọi là Bồ Tátđã từ lâu đời, thường tu tập 6 pháp Ba La Mật, gieo trồng thiện căn, thân cận chư thiện tri thức?

Phật dạy: Này Tu Bồ Đề! Đó là Bồ Tát chẳng phân biệt sắc, sắc tướng và sắc tánh … dẫn đến chẳng phân biệt nhất thiết chủng trí, nhất thiết chủng trí tướng và nhất thiết chủng trí tánh.

Vì sao? Vi sắc bất khả tư nghì … dẫn đến nhất thiết chủng trí bất khả tư nghì vậy.

Như vậy gọi là Bồ Tát, đã từ lâu đời, thường tu tập 6 pháp Ba La Mật, gieo trồng thiện căn, thân cận chư thiện tri thức.

Ngài Tu Bồ Đề bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Vì sắc thậm thâm, nên Bát Nhã Ba La Mật thậm thâm. Vì thọ, tưởng, hành, thức thậm thâm … dẫn đến vì nhất thiết chủng trí thậm thâm, nên Bát Nhã Ba La Mật thậm thâm.

Bạch Thế Tôn! Bát Nhã Ba La Mật là kho trân bảo, ở nơi đây có đủ 4 quả Thanh Văn, quả Bích Chi Phật, Vô Thượng Bồ Đề, 4 thiển, 4 vô lượng tâm, 4 vô sắc định, 5 thần thông, 4 niệm xứ … dẫn đến 8 thánh đạo, 10 Phật lực, 4 vô sở úy, 4 vô ngại trí, đại từ, đại bi, 18 bất cộng pháp … dẫn đến nhất thiết chủng trí. Bởi vậy nên nói Bát Nhã Ba La Mật là kho chứa đầy đủ các bảo vật.

Bạch Thế Tôn! Bát Nhã Ba La Mật là kho báu thanh tịnh.

Vì sao? Vì sắc thanh tịnh, nên Bát Nhã Ba La Mật là kho báu thanh tịnh. Vì thọ, tưởng, hành, thức thanh tịnh … dẫn đến vì nhất thiết chủng trí thanh tịnh, nên Bát Nhã Ba La Mật là kho báu thanh tịnh vậy.

LUÂN:

Ở đoạn kinh trên đây có nói đến “Bồ Tát thành tựu đại công đức”. Đây là nói Bồ Tát tự tu tập các công đức, và cũng dạy người khác tu tập các công đức. Bồ Tát hành Bồ Tát đạo để giáo hóa hết thảy chúng sanh, chẳng có phân biệt thán sơ, chẳng có mong cầu danh lợi. Bồ Tát, vì hết thảy chúng sanh, mà cần khổ tu tập 6 pháp Ba La Mật, để được Vô Thượng Bồ Đề.

Như vậy gọi làBồ Tát thành tựu đại công đức.

–o0o–

Ngài Tu Bồ Đề hỏi Phật : Bồ Tát phải tu tập Bát Nhã Ba La Mật như thế nào để được đầy đủ Bát Nhã Ba La Mật?

Phật dạy: Tu tập đầy đủ Bát Nhã Ba La Mật là chẳng thấy sắc tướng … dẫn đến chẳng thấy nhất thiết chủng trí tướng tăng hay giảm.

Bồ Tát tuy đã được thập địa, đã tọa đạo tràng, đã được đầy đủ Bát Nhã Ba La Mật, mà vẫn xem đó chỉ là như mộng, như huyễn. Vì sao? Vì hết thảy các pháp đều chẳng có tăng giảm, đều là không vậy.

Lại nữa, ở nơi hết thảy các pháp, Bồ Tát chẳng có khởi phân biệt “thị – phi”. Ví như nước từ tràm dòng sông chảy về biển, đều hòa đồng với nhau, đều trở thành cùng một vị cả.       

Bồ Tát tu tập Bát Nhã Ba La Mật cũng là như vậy. Bồ Tát tu tập Bát Nhã Ba La Mật, mà chẳng thấy có pháp quá khứ, hiện tại hay vị lai, chẳng thấy có pháp thiện, bất thiện hay vô ký, chẳng thấy có 3 cõi, chẳng thấy có 6 pháp Ba La Mật … dẫn đến chẳng thấy có nhất thiết chủng trí, mới gọi là tu tập đầy đủ Bát Nhã Ba La Mật.

Vì sao? Vì hết thảy các pháp đều binh đẳng; ở nơi thật tướng, thì hết thảy các pháp, dù là hữu vị, dù là vô vị, đều chẳng phải là thưởng pháp, chẳng phải là thật pháp, đều chẳng kiên cố vậy.

Lại nữa, thọ mạng của chúng sanh cũng là không. Vì sao? Vì nếu đã chấp có mạng căn, thì là có ngã tướng, mà ngã và chúng sanh đều không, nên thọ mạng cũng là không vậy. Chúng sanh đã là không, thì khổ lạc cũng đều là không. Như vậy là chẳng có người biết khổ lạc, chẳng có người thọ khổ lạc. Dân đến hết thảy các pháp đều là không, nén chẳng có người biết pháp, chẳng có người thọ pháp, tức là chẳng có tri giả, chẳng có thọ giả vậy.

Quán pháp không, quán chúng sanh không như vậy mới được đầy đủ Bát Nhã Ba La Mật.

Ngài Tu Bồ Đề vô cùng hoan hỷ, bạch Phật rằng: Lời Phật dạy thật là bất khả tư nghì.

Phật dạy: Vì sắc … dẫn đến nhất thiết chủng trí bất khả tư nghì nên lời Phật nói ra bất khả tư nghì vậy. Vì sao? Vì nhân và quả binh đẳng, đồng nhất.

Bồ Tát biết rõ sắc … dẫn đến nhất thiết chủng trí bất khả tư nghì mà chẳng trú trong bất khả tư nghì đó, mới là tu tập đầy đủ Bát Nhã Ba La Mật. Trái lại, nếu Bồ Tát còn trú trong bất khả tư nghì đó, là còn chấp tướng, nên chẳng tu tập được đầy đủ Bát Nhã Ba La Mật.

–o0o–

Ngài Tu Bồ Đề thấy trong Bát Nhã Ba La Mật chẳng còn có chỗ y chỉ, tựa như biển rộng mênh mông, nên lại bạch Phật : Bát Nhã Ba La Mật thậm thâm như vậy, thì ai là người có thể tín giải được Bát Nhã Ba La Mật?

Phật dạy: Bồ Tát nào, đã từ lâu đời, thường tu 6 pháp Ba La Mật, thường gieo trồng thiện căn, thường thân cận thiện tri thức, mới có thể tín giải được thâm Bát Nhã Ba La Mật.

–o0o–

Vì ở phẩm trước có nói đến trường hợp Bồ Tátsơ phát tâm cũng có thể tín giải được thâm Bát Nhã Ba La Mật, nên ngài Tu Bồ Đề lại bạch Phật rằng: Thế nào là Bồ Tát, đã từ lâu đời, thường tu 6 pháp Ba La Mật thường gieo trồng thiện căn, thường thân cận thiện tri thức.

Phật dạy: Đó là Bồ Tát chẳng phân biệt sắc, sắc tướng và sắc tánh … dẫn đến chẳng phân biệt nhất thiết chủng trí, nhất thiết chủng trí tướng và nhất thiết chủng trí tánh.

Ý của lời kinh như sau:

– Chẳng phân biệt, “sắc” có nghĩa là chẳng phân biệt 4 đại và 4 đại tạo sắc.

– Chẳng phân biệt “sắc tướng” có nghĩa là chẳng phân biệt sắc thấy được, sắc nghe được, sắc xấu hay tốt, sắc dài hay ngắn, sắc nhỏ hay lớn, sắc thường hay vô thường, sắc khổ hay lạc v.v…

– Chẳng phân biệt “sắc tánh” có nghĩa là chẳng thấy sắc là thường pháp. Ví như chẳng phân biệt đất có tánh cứng, lửa có tánh nóng v.v…

Vì sao? Vì “sắc tánh” rốt ráo không.

Dẫn đến nhất thiết chủng trí, nhất thiết chủng trí tướng và nhất thiết chủng trí tánh cũng là như vậy.

Bồ Tát biết rõ “pháp tánh” rốt ráo không, nên khi hành Bát Nhã Ba La Mật chẳng phân biệt “pháp tánh”. Do chẳng phân biệt “pháp tánh”, nên Bồ Tát chẳng hoại “pháp”, chẳng hoại “pháp tướng” vậy.

Bồ Tát nào hành Bát Nhã Ba-La Mật mà chẳng phân biệt pháp, pháp tướng và pháp tánh là đã tu tập đầy đủ Bát Nhã Ba La Mật, đã biết rõ hết thảy pháp đều là rốt ráo không, đều là bất khả tư nghì.

Thế nên, nếu có Bồ Tát nào, dù nay chỉ mới sơ phát tâm, chỉ mới tu tập trong thời gian ngắn, mà đã hành được đầy đủ Bát Nhã Ba La Mật như vậy, thì phải nên biết rằng, ở trong quá khứ, vị Bồ Tátđóđã từ lâu thường tu tập 6 pháp Ba La Mật, thường gieo trồng thiện căn, thường thân cận chư thiện tríthức rồi vậy.

Đây là lý do vì sao ngài Tu Bồ Đề thưa hỏi Phật như trên đây.

Hỏi: Đất có tướng cứng. Nay vì sao lại nói đất có tánh cứng?

Đáp: Cứng là tánh của đất, nhưng tánh cứng được hiển lộ ở nhiều tướng khác nhau. Như vậy, do nhiều tướng cứng nhóm họp lại mà tánh cứng mới được hình thành vậy.

Tương tự như vậy, người sân thường biểu lộ tánh sân của mình bằng nhiều tướng sân khác nhau, ở nơi thân, khẩu và ý.

Nên biết rằng:

Có trường hợp “tánh” và “tướng” khác nhau. Ví như khi thấy khói, thì ta biết có lửa. Nhưng khói chỉ là tướng của lửa, chẳng phải là tánh của lửa.

Có trường hợp “tánh” và “tướng” chẳng có khác nhau. Ví như “nóng” vừa là tướng của lửa, vừa là tánh của lửa

–o0o–

Ngài Tu Bồ Đề nghe Bát Nhã Ba La Mật được thấm nhuần lợi ích, nên đã bạch Phật : Bạch Thế Tôn! Vì sắc thậm thâm … dẫn đến nhất thiết chủng trí thậm thâm, nên Bát Nhã Ba La Mật thậm thâm. Hết thảy các pháp đều là thậm thâm tướng.

Ngài lại bạch Phật tiếp: Bạch Thế Tôn! Bát Nhã Ba La Mật là kho trân bảo. Ồ nơl đây có đẩy đủ 4 quả Thanh Văn … dẫn đến Vô Thượng Bồ Đề; Bát Nhã Ba La Mật có công năng tiêu trừ hết thảy các phiền não, thành tựu đầy đủ các hạnh nguyện … dẫn đến thành tựu nhất thiết chủngtrí.

Đoạn kinh trên đây nói lên sự tư duy của ngài Tu Bồ Đề, và sự tôn kính của ngài đối với thâm Bát Nhã Ba La Mật:

– Bát Nhã Ba La Mật là kho trân bảo, vì ở nơi đây, sắc rốt ráo thanh tịnh; thọ, tưởng, hành, thức … dẫn đến nhất thiết chủng trí đều rốt ráo thanh tịnh cả.

– Bát Nhã Ba La Mật là kho trân bảo, vì khi vào được trong Bát Nhã Ba La Mật rồi, thì chẳng còn có các tà hạnh, chẳng còn có các lỗi lầm, là vào nơi rốt ráo không, rốt ráo bất khả tư nghì, mà chẳng có trú trong bất khả tư nghì vậy.

– Bát Nhã Ba La Mật là kho trân bảo, vì có công năng thành tựu hết thảy các nguyện của chúng sanh, khiến chúng sanh ở đời này được nhiều lợi ích, và ở đời sau được an lạc ở Niết Bàn … dẫn đến được Vô Thượng Bồ Đề.

Bát Nhã Ba La Mật là rốt ráo thanh tịnh, ví như ngọc “như ý bảo châu” trong suốt, chẳng có tì vết, ví như “hư không” chẳng dính bụi trần. Chỉ có những chúng sanh mê muội, chẳng thấy được giá trị của vi diệu trân bảo này mà thôi vậy.

KINH:

Bạch Thế Tôn! Thật kỳ lạ thay ! Bát Nhã Ba La Mật rốt ráo thanh tịnh như vậy, mà vì sao cũng vẫn có nhiều lưu nạn?

Phật dạy: Đúng như vậy, đúng như vậy ! Này Tu Bồ Đề! Bát Nhã Ba La Mật có rất nhiểu lưu nạn. Bởi vậy nên Thiện Nam, Thiện Nữ nào muốn biên chép Bát Nhã Ba La Mật, thì phải nên biên chép ngay; muốn đọc tụng, tư duy, giảng nói… dẫn đến chánh ức niệm, tu tập Bát Nhã Ba La Mật, thì phải nên làm ngay, chớ nên để cho các lưu nạn phát khởi.

Nếu Thiện Nam, Thiện Nữ nào nguyện viết chép Bát Nhã Ba La Mật trong thời gian 1 tháng, hoặc 2, 3, 4 … tháng, … dẫn đến trong thời gian 1 năm, thì phải nên siêng năng tinh tấn thành tựu ý nguyện. Vì sao? Vì Bát Nhã Ba La Mật là kho chứa nhiều trân bảo, nên cũng có nhiều lưu nạn phát khởi vậy.

Ngài Tu Bồ Đề bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Nơi thâm Bát Nhã Ba La Mật này có rất nhiều ác ma muốn gây lưu nạn, khiến người muốn biên chép, đọc tụng, tư duy, giảng nói … dẫn đến chánh ức niệm Bát Nhã Ba La Mật rất khó có thể thành tựu được ý nguyện.

Phật dạy: Này Tu Bồ Đề! Dù ác ma có muốn gây lưu nạn, nhằm ngăn chặn sự biên chép, đọc tụng, tư duy, giảng nói, chánh ức niệm, tu tập Bát Nhã Ba La Mật, nhưng vẫn chẳng sao có thể phá hoại được quyết tâm của Bồ Tát.

Lúc bấy giờ, ngài Xá Lợi Phất bạch Phật : Bạch Thế Tôn! Do lực nao mà các ác ma chẳng có thể gây lưu nạn đối với Bồ Tát biên chép … dẫn đến chánh ức niệm, tu tập Bát Nhã Ba La Mật?

Phật dạy: Này Xá, Lợi Phất ! Đó là do Phật lực khiến các ác ma chẳng có thể gây lưu nạn đối với Bồ Tát biên chép … dẫn đến chánh ức niệm, tu tập Bật Nhã Ba La Mật?

Này Xá Lợi Phất ! Do có thần lực của chư Phật 10 phương thường hộ niệm Bồ Tát biên chép … dẫn đến chánh ức niệm, tu tập Bát Nhã Ba La Mật, nên các ác ma chẳng có thể gây lưu nạn được.

Nãy Xá Lợi Phất I Thiện Nam, Thiện Nữ đó phải nghĩ rằng : Các sự việc ta đang biên chép … dẫn đến chánh ức niệm, tu tập thâm Bát Nhă Ba La Mật đều do thần lực của chư Phật 10 phương.

Ngài Xá Lợi Phất bạch Phật : Bạch Thế Tôn! Nếu có Thiện Nam, Thiện Nữ nào biên chép, đọc tụng … dẫn đến chánh ức niệm, tu tập thâm Bát Nhã Ba La Mật, thì phải biết người ấy đã được chư Phật 10 phương hộ niệm

Phật dạy : Đúng như vậy, đúng như vậy ! Này Xá LỢi Phất ! Nhờ có Phật lực gia bị, nên Thiện Nam, Thiện Nữ ấy mới có thể biên chẻp, thọ trì… dẫn đến chánh ức niệm, tu tập thâm Bát Nhã Ba Ca Mật.

Ngài Xá LợiPhất bạch Phật : Bạch Thế Tôn! Hiện tại, vô lượng vô biên các đức Phật khắp 10 phương đều thấy biết Thiện Nam, Thiện Nữ này đang biên chép, thọ trì … đẫn đến chánh ức niệm, tu tập thâm Bát Nhã Ba La Mật.

Phật dạy : Đúng như vậy, đúng như vậy ! Này Xá Lợi Phất ! Hiện tại, ở trong khắp 10 phương, chư Phật đều thấy biết Thiện Nam, Thiện Nữ ấy đang biên chép, thọ trì … dẫn đến chánh ức niệm tu tập thâm Bát Nhã Ba La Mật.

Này Xá Lợi Phất ! Nếu có Thiện Nam, Thiện Nữ nào cầu Phật đạo mà biên chép, thọ trì… dẫn đến chánh ức niệm, tu tập thâm Bát Nhã Ba La Mật, thì phải biết người ấy chẳng bao lâu nữa sẽ được Vô Thượng Bồ Đề.

Này Xá Lợi Phất ! Nếu có Thiện Nam, Thiện Nữ nào biên chép, thọ trì … dẫn đến chánh ức niệm, tu tập thâm Bát Nhã Ba La Mật thì phải biết ngươi ấy, ở nơi thậm thâm pháp này đã có thâm tín giải; ngươi ấy cũng đã thường cung kính, cúng dường, tốn trọng thâm pháp này vậy. Chư Phật trong khắp 10 phương dùng Phật nhãn thấy biết Thiện Nam, Thiện Nữ đang biên chép, thọ trì… dẫn đến chánh ức niệm, tu tập Bát Nhã Ba La Mật, khiến người ấy được đại lợi ích, đại quả báo vậy.

Này Xá Lợi Phất ! Do công đức cung kính, cúng dường, tôn trọng Bát Nhã Ba La Mật, mà người ấy chẳng đọa vào 3 đường ác, dẫn đến được bất thối chuyển địa, trọn chẳng xa rời chư Phật.

Này Xá Lợi Phất ! Do nhân duyên huấn tập căn lành như vậy, mà mãi cho đến khi được Vô Thượng Bồ Đề người ấy trọn chẳng xả ly nội không … dẫn đến vô pháp hữu pháp không, trọn chẳng xả ly 4 niệm xứ … dẫn đến 8 thánh đạo, trọn chẳng xả ly 10 Phật lực … dẫn đến Vô Thượng Bồ Đề vậy.

LUÂN:

Ngài Tu Bồ Đề nói đến việc các ác ma thường hay gây lưu nạn nhằm phá hoại Bát Nhã Ba La Mật.

Phật ấn chứng lời nói của ngài Tu Bồ Đề, và dạy thêm: Thiện Nam, Thiện Nữ nào muốn biên chép kinh quyển Bát Nhã Ba La Mật, thì phải nên biên chép ngay; muốn thọ trì… dẫn đến chánh ức niệm, tu tập Bát Nhã Ba La Mật, thì cũng phải nên làm ngay.

Vì sao? Vì pháp hữu vi là vô thường, là hủy hoại, chẳng thể tin được. Nếu chẳng có siêng năng, tinh tấn, thì khi vô thường đến, sắc thân có thể bị hủy hoại bất cứ vào lúc nào, khiến chẳng có thể thành tựu được ý nguyện vậy.

Lại nữa, đức Phật Thích Ca Mưu Ni ứng hiện trong “đời ác 5 trược”, nên các ác ma tìm mọi cách để gây ra các lưu nạn. Cho nên nếu phải viết chép kinh trong thời gian 1 tháng, 2, 3, 4 … tháng dẫn đến 1 năm, hoặc lâu hơn nữa, thì phải siêng năng, tinh tấn thực hiện ngay ý nguyện, chớ để cho các lưu nạn có thể xảy đến.

Ví như trong thế gian ở nơi nào có nhiểu của báu, thl thường bị các giặc cướp rình rập để đánh cắp. Cũng như vậy, Bát Nhã Ba La Mặt là kho trân bảo, nên các ác ma thường quấy phá, gây ra các lưu nạn.

Ác ma gây lưu nạn dưới nhiều hình thức khác nhau,như :

– Khiến người tu hành phảichịu cảnh đói khát, thiếu thốn, gây cản trở cho việc biên chép, thọ trì, tu tập Bát Nhã Ba La Mật.

– Nhập vào người tu hành để làm náo loạn thân tâm, như bị bệnh tật, gặp cảnh ưu sầu, khồ đau v.v… gây cản trở cho việc biên chép, thọ trì, tu tập Bát Nhã Ba La Mật.

– Gây sự bất hòa hợp giữa thầy và trò, tạo cảnh người nghe pháp vạch tội lỗi của Pháp Sư ngay giữa đại chúng, cản trở việc thuyết pháp và thính pháp.

Các ác ma còn hiện thân thiện tri thức, thân Sa Môn … khuyên người tu hành chở nên biên chép, thọ trí, chánh ức niệm, tu tập Bát Nhã Ba La Mật, như nói :

– Dù có trì giới, có tinh tấn, mà độn căn, thì cũng chẳng sao có thể hiểu được thâm Bát Nhã Ba-La Mật. Như vậy có nghe Bát Nhã Ba La Mật cũng chẳng có lợi ích gìcả.

– Bát Nhã Ba La Mật diệt hết thảy các pháp, khiến chẳng còn có chỗ hành xứ; người tu Bát Nhã Ba La Mật chỉ ví như người ở trần gian mà tự cho minh mặc áo tiên. Như vậy biên chép, thọ trì, tu tập Bát Nhã Ba La Mật cũng chẳng có lợi ích gì cả.

– Bát Nhã Ba La Mật là không, là vô sở hữu, nên cũng chẳng cần biết đến tội phước, chẳng cần có đạo lý gì nữa cả.

– Bát Nhã Ba La Mật là không, chớ nên hành Bát Nhã Ba La Mật, mà hãy nên thủ chấp Niết Bàn.V.v…

Các sự việc như vậy đều do ác ma gây ra để phá hoại tâm của người cầu phật đạo.

Các người mới phát tâm Bồ Tát, khi nghe các sự việc như vậy, liền sanh tâm sợ hãi, tự nghĩ rằng : Ma Vương là chủ cõi Dục, có oai lực rất lớn. Như vậy, ta làm sao có thể hành.Bát Nhã Ba La Mật mà đến được Vô Thượng Bồ Đề?

Để giải nghì cho đại chúng, Phật dạy: Ác ma rất muốn gây lưu nạn nhằm ngăn chận sự biên chép, đọc tụng, tư duy, giảng nói … dẫn đến chánh ức niệm tu tập Bát Nhã Ba La Mật, nhưng vẫn chẳng sao có thể phá hoại được quyết tâm của Bồ Tát.

Vì sao? Vì Bát Nhã Ba La Mật là đại trí huệ nên có thế lực rất lớn, thắng được hết thảy các ma sự, vô thưởng và hư vọng vậy. Vì đại sự thắng các tiểu sự, ví như hạnh ly dục thắng lòng tham dục, từ bi thắng sân nhuế, trí tuệ thắng ngu si v.v…

Bồ Tát, tuy chưa được đầy đủ Bát Nhã Ba La Mật, nhưng đã có được khí phần Bát Nhã Ba La Mật, nên các ác ma chẳng có thể phá hoại được vậy.

–o0o–

Bởi nhân duyên vậy, nên ngài Xá Lợi Phất bạch Phật: Do lực nào mà các ác ma chẳng có thể gây lưu nạn đối với Bồ Tát biên chép … dẫn đến chánh ức niệm, tu tập Bát Nhã Ba La Mật?

Phật dạy: Đó là do Phật lực, khiến các ác ma chẳng có thể gây lưu nạn được.

Vì sao? Vì có ác nơi ma, thì có thiện nơi Phật để đối trị; có đại uế trược nơi ma, thì có đại thanh tịnh nơi Phật để đối trị; có lưu nạn nơi ma, thì có đại thông đạt nơi Phật để đối trị vậy.

Nếu có người nào, vì chúng sanh, phát tâm biên chép, tư duy … dẫn đến chánh ức niệm, tu tập Bát Nhã Ba La Mật, thì người ấy được các đức Phật trong khắp 10 phương, như đức Phật A súc Bệ, đức Phật A Di Đà … thường hộ niệm. Lại cũng có các ác tặc, sau khi đã hồi tâm, trở lại tán trợ. Bởi vậy nên các ác ma, dù có muốn phá hoại Bát Nhã Ba La Mật, cũng chẳng sao thực hiện dược ý đồ vậy.

–o0o–

Ngài Xá Lợi Phất lại nói về chư Phật trong khắp 10 phương đều thấy biết người biên chép, thọ trì … dẫn đến chánh ức niệm, tu tập Bát Nhã Ba La Mật.

Phật ấn chứng lời nói của ngài Xá Lợi Phất, và dạy thêm : Hiện tại ở trong khắp 10 phương, chư Phật đều dùng Phật nhãn thấy biết người dang biên chép, thọ tri … dẵn đến chánh ức niệm, tu tập Bát Nhã Ba La Mật. Phải biết người ấy đã thâm tín giải Bát Nhã Ba La Mật, đã thưởng cung kính, cúng dường thậm thâm pháp này. Do thành tựu các công đức như vậy, nên các ác ma chẳng sao phá hoại được.

Hỏi: Trước đây thường chỉ nói đến thiên nhãn. Nay vỉ sao lại nói đến Phật nhãn?

Đáp: Ở đây, nên phân biệt có 2 trường hợp dùng ịf thiên nhăn. Đó là :

– Thiên nhãn nhiếp trong Phật nhãn.

-Thiên nhãnchẳng có nhiếp trong Phật nhãn.

Nếu dùng thiên nhãn chẳng có nhiếp trong Phật nhãn, thì chỉ thấy được chúng sanh ở hiện tiền, và thấy có hạn lượng.

Nếu dùng Thiên nhãn nhiếp trong Phật nhãn, thì thấy được chúng sanh ở cả 3 đời, và thấy vô hạn lượng.

Ngoài ra còn có pháp nhãn nhiếp trong Phật nhãn. Dùng pháp nhãn nhiếp trong Phật nhãn sẽ thấy rõ dược hết thảy các tướng pháp.

Lại có huệnhãnnhiếp trong Phật nhãn. Dùng huệnhãn nhiếp trong Phật nhãn sẽ thấy các pháp đều là rốt ráo không.     

Hỏi: Thiên nhãn nhiếp trong Phật nhãn là thật hay: chỉ là hư vọng?

Đáp: Thiên nhãn nhiếp trong Phật nhãn thấy được chúng sanh thành tựu Niết Bàn, nhưng vẫn biết rõ chúng sanh là không, là hư vọng. Đây chẳng phải là sự thấy biết như hàng phàm phu.

Vì sao? Vì do phàm phu chấp tướng, nên Phật nói pháp tướng là hư vọng, nhằm phá sự lầm chấp của phàm phu vậy.

Hỏi: Vì sao chẳng có dùng huệ nhãn nhiếp trong Phật nhãn để quán chúng sanh?

Đáp: Huệ nhãn là vô tướng, nên thường tương ứng với 3 giải thoát môn “không, vô tướng và vô tác”. Bởi vậy nên chẳng cần phải dùng huệ nhãn để quán chúng sanh, vì chúng sanh do 5 ấm hòa hợp đã là giả danh, là hư vọngrồi vậy.

Ví như đối với đứa trẻ ngỗ nghịch, ta chỉ cần dùng những hình phạt nhẹ để răn dạt, chẳng cần phải dùng đến những hình phạt nặng.

Nơi dây, ý nói rằng, đối với đa số chúng sanh, Bồ Tát phải ở nơi Thế Đế mà hành Bát Nhã Ba La Mật, chẳng phải ở nơi Đệ Nhất Nghĩa Đế.

Hỏi: Vị lai chưa đến. Dùng trí để tư duy về vị lai còn khó thay, làm sao có thể thấy các sự việc ở vị lai được?

Đáp: Quá khứ đã qua, nhưng các tâm sở pháp vẫn còn lưu tồn, vẫn còn tác niệm, khiến có thể nhớ nghĩ được các việc quá khứ.

Các bậc Thánh đã có “túc mạng thông”, nên dù chúng sanh chưa có khởi niệm, mà các ngài đã có thể thấy, có thể biết dược sự hiện hành của các chủng tử ẩn kín ở trong tâm của họ vậy.

Khi vào được trong Bát Nhã Ba La Mật rồi, thì 3 thời đều đồng nhất, vô phân biệt. Bởi vậy nên khi đã nhận chân được hiện tại rồi, thì đồng thời cũng nhận chân được quá khứ và vị lai vậy.

Hỏi: Vào thời “mạt pháp” chúng sanh ở phương này chưa diệt tận các kiết sử hữu lậu, còn mang nhiều tội ác. Như vậy, vì sao nói lúc bấy giờ Phật dùng Phật nhãn hộ niệm cho những chúng sanh thâm tín Bát Nhã Ba La Mật?

Đáp: Phật trải rộng tâm tử bi, thương xót hết thảy chúng sanh và chưBồ Tát thâm nguyện vi hết thấy chúng sanh mà phát Vô Thượng Bồ Đề tâm.

Bởi nhân duyên vậy, nên Phật quán, vào thời “mạt pháp” uế trược sau khi Phật nhập Niết Bàn rồi, thì ở phương này những chúng sanh ở biên địa bị 3 độc hoành hành, khiến chẳng còn tin tội phước nhân duyên, tương tục khỏi đao binh, sát hại lẫn nhau. Vào thời bấy giờ các bậc Thánh Hiển rất hiếm; số chúng sanh đọc tụng kinh điển phát tâm cầu Vô Thượng đạo cũng gặp rất nhiều trở ngại, chẳng phải như khi Phật còn tại thế.

Bởi nhân duyên vậy, nên Phật mới dùng Phật nhãn để hộ niệm cho những chúng sanh nào tin giải được Bát Nhã Ba La Mật. Những chúng sanh nào dùng hoa hương cúng dường Bát Nhã Ba La Mật cũng dược Phật hộ niệm, khiến họ được đại lợi ích, chẳng còn có thọ ác báo nữa.

–o0o–

Những chúng sanh nào đã thâm tín giải Bát Nhã Ba La Mật rồi, thì chẳng những chẳng còn bị đọa vào 3 đường ác, mà còn tinh tấn niệm Phật tam muội, vào Bồ Tát vị, giáo hóa chúng sanh, trọn chẳng ly các đức Phật.

Những chúng sanh nào thâm ái thiện pháp, mãi cho đến khi được Vô Thượng Bồ Đề, trọn chẳng ly 6 pháp Ba La Mật mới được chư Phật dùng Phật nhãn hộ niệm, mới được đại quả báo ở đời này và cả ở đời sau.

KINH:

Này Xá Lợi Phất ! Phật thị hiện xuất thế ở phương Đông. Sau khi Phật nhập diệt, thâm Bát Nhã Ba La Mật này sẽ được truyền đến các cõi nước ở phương Nam. ở nơi đây, các Tỷ Kheo, Tỷ Kheo Ni, ưu Bà Tắc và ưu Bà Di sẽ biên chép, thọ trì, đọc tụng … dẫn đến chánh ức niệm, tu tập thâm Bát Nhã Ba La Mật này.

Bởi nhân duyên vậy, mà bốn chúng ở nơi đây chẳng đọa vào 3 đường ác, được hưởng thọ phước báo cõi Trời và cõi Người, được tăng ích 6 pháp Ba La Mật, thường cung kính, cúng dường, tán thán chư Phật, thành tựu được Thanh Văn thừa, Bích Chi Phật thừa … dẫn đến Phật thừa.

Này Xá Lợi Phất ! Thâm Bát Nhã Ba La Mật này lại được truyền từ phương Nam đến phương Tây, từ phương Tây sẽ được truyền đến phương Bắc. Ở các nơi đây, các Tỷ Kheo, Tỷ Kheo Ni, Ưu Bà Tắc và Ưu Bà Di sẽ biên chép, thọ trì, đọc tụng, tư duy, giảng nói, … dẫn đến chánh ức niệm, tu tập thậm thâm pháp này.

Bởi nhân duyên vậy, mà 4 chúng ở các nơi đó chẳng đọa vào 3 đường ác, được hưởng thọ phước báo cõi Trời và cõi Người, được tăng ích 6 pháp Ba La Mật, thường cung kính, cúng dường, tán thán chư Phật, thành tựu được Thanh Văn thừa, Bích Chi Phật thừa … dẫn đến Phật thừa.

Này Xá Lợi Phất ! ở phương Bắc, thâm Bát Nhã Ba La Mật này sẽ hiển bày Phật sự, và sẽ rất hưng thịnh. Vì sao? Vì lã thời kỳ pháp của ta thịnh. Nên chẳng có tướng hoại diệt.

Này Xá Lợi Phất ! Ta sẽ hộ niệm cho các Thiện Nam, Thiện Nữ nào thọ trì … dẫn dến chánh ức niệm, tu tập thâm Bát Nhã Ba La Mật. Ta cũng sẽ hộ niệm cho các Thiện Nam, Thiện Nữ nào biên chép, cung kính, cúng dường, tán thán thậm thâm pháp này.

Này Xá Lợi Phất ! Do nhân duyên gieo trồng căn lành như vậy, mà các Thiện Nam, Thiện Nữ ấy chẳng dọa vào 3 đường ác, dược hưởng phước báo ở cõi Trời và cõi Người, tăng ích 6 pháp Ba La Mật, thường cung kính, cúng dường, tán thán chư Phật, thành tựu được Thanh Văn thừa, Bích Chi Phật thừa … dẫn đến Phật thừa vậy.

Này Xá Lợi Phất ! Ta sẽ dùng Phật nhãn quán sát các người ấy, tán thán các người ấy. Đồng thời, vô lượng vô biên chư Phật ở trong khắp 10 phương cũng dùng Phật nhãn quán sát các người ấy, tán thán các người ấy vậy.

Ngài Xá Lợi Phất bạch Phật : Bạch Thế Tôn! về sau này, thâm Bát Nhã Ba La Mật sẽ rất hưng thịnh ở phương Bắc chăng?

Phật dạy : Đúng như vậy, đúng như yậy ! Này Xá Lợi Phất ! Về sau này, thâm Bát Nhã Ba La Mật sẽ rất hưng thịnh ở phương Bắc. Vì sao? Vì ở nơi đây có những Thiện Nam, Thiện Nữ cầu Phật đạo nghe được thâm Bát Nhã Ba La Mật Hồn thọ trì, đọc tụng, … dẫn đến chánh ức niệm, đúng như pháp mà tu tập. Phải biết các Thiện Nam, Thiện Nữ đó từ lâu đã phát tâm Đại Thừa, đã cúng dường nhiều đức Phật, đã gieo trồng nhiều thiện căn, đã thân cận nhiều bậc thiện tri thức vậy.

Ngài Xá Lợi Phất bạch Phật: Bạch Thế Tôn! về sau này, ở phương Bắc, có bao nhiêu Thiện Nam, Thiện Nữ cầu Phật đạo, mà phát tâm biên chép, thọ trì … dẫn đến chánh ức niệm, tu tập thâm Bát Nhã Ba La Mật?

Phật dạy: Này Xá Lợi Phất! về sau này, ở phương Bắc, tuy có rất nhiều Thiện Nam, Thiện Nữ cầu Phật đạo, nhưng có rất ít người nghe thâm Bát Nhã Ba La Mật, mà chẳng kinh, chẳng hãi, chẳng sợ. Vì sao? Vì số ít người nghe Bát Nhã Ba La Mật, mà chẳng kinh, chẳng hãi, chẳng sợ, phải là người đã từ lâu thân cận, cúng dường nhiều đức Phật, đã được học hỏi nhiều nơi các đức Phật, đã đầy đủ 6 pháp Ba La Mật, đã đầy đủ 4 niệm xứ … dẫn đến đã đầy đủ 18 bất cộng pháp.

Này Xá Lợi Phất ! Các Thiện Nam, Thiện Nữ ấy đã thuần thục thiện căn; vì Vô Thượng Bồ Đề, mà làm lợi ích cho chúng sanh.

Nay, ta vì các Thiện Nam, Thiện Nữ này thuyết về pháp “nhất thiết chủng trí”. Cũng như chư Phật trong quá khứ đã vì các Thiện Nam, Thiện Nữ ấy thuyết về pháp “nhất thiết chủng trí”.

Bởi nhân duyên vậy, nên ở đời sau các người ấy vẫn tiếp nối được Vô Thượng Bồ Đề, và vì người khác thuyết về Vô Thượng Bồ Đề vậy.

Các Thiện Nam, Thiện Nữ ấy thường nhất tâm hòa hợp, hàng phục được các ma, khiến ma vương và ma dân … dẫn đến các người có ác tâm chẳng có thể phá hoại Vô Thượng Bồ Đề tâm của họ được. Này Xá Lợi Phất! Nếu Thiện Nam, Thiện Nữ nào cầu Bồ Tát đạo, khì nghe được thâm Bát Nhã Ba La Mật này, mà được đại pháp hỷ, đại pháp lạc, thì người ấy cũng khiến cho nhiều người khác gieo trồng được thiện căn nơi Vô Thượng Bồ Đề.

LUÂN:

Phật thị hiện đản sanh ở phương Đỏng. Nơi đây, sau khi thuyết kinh Bát Nhã Ba La Mật để hàng phục chúng ma và ngoại đạo, cùng độ vô lượng chúng sanh, Phật đến nước Câu Di Ma Kiệt, giữa 2 cây Tha La Song Thọ, thị hiện nhập Niết Bàn.

Sau đó Bát Nhã Ba La Mật được truyền đến phương Nam, phương Tây, rồi phương Bắc, độ vô lượng chúng sanh ở các nước vây quanh núi Tu Di, trong cõi Diêm Phù Đề.

Đoạn kinh trên đây nói về Bát Nhã Ba La Mật truyền từ phương Đông, đến phương Nam, phương Tây, rồi phương Bắc. Đây chỉ là phương tiện để nói về “vô định xứ”. Vì sao? Vì Bát Nhã Ba La Mật là vô sở hữu vậy.

Ở nơi đâu cũng có các chúng sanh biên chép, thọ trì, đọc tụng,… dẫn đến chánh ức niệm, tu tập Bát Nhă Ba La Mật. Những chúng sanh này đều hưởng thọ được quả báo phước lạc ở cõi Trời vả cõi Người.

Phật lại dạy: ở phương Bắc, thâm Bát Nhă Ba La Mật sẽ hiển bảy Phật sự và sẽ rất hưng thịnh.

Đây là nhân duyên nói khi Phật còn tại thế, cũng như thời gian 500 năm sau khi Phật diệt độ, nhiếp vào thời kỳ “Chánh Pháp”. Vào thời kỳ này Phật pháp hưng thịnh, nên chẳng có tướng hoại diệt. Thế nhưng, quá 500 năm sau khi Phật diệt độ, thì Chánh Pháp dần dần bị hoại diệt, khiến cho Phật sự rất khó được tác thành.

Vào lúc bấy giờ, nếu có người lợi căn tinh tấn biên chép, thọ trì, đọc tụng … dẫn đến chánh ức niệm, như thuyết tu tập Bát Nhã Ba La Mật, hoặc có người, tuy độn căn, mà thường tinh tấn dùng hương hoa cung kính, cúng dường Bát Nhã Ba La Mật, thì phải biết 2 hạng ngưởi này, vào thời vị lai, sẽ được độ.

Bởi vậy nên Phật dạy: Ta cùng như Phật khắp 10 phương đều dùng Phật nhãn hộ niệm và tán thán các người ấy

Hỏi: Vi sao trong kinh nói thâm Bát Nhã Ba La Mật được hưng thịnh ở phương Bắc?

Đáp: Vì ở trong cõi Diêm Phù Đề thì phương Bắc có đất đai rộng rãi, có núi tuyết, ở trên núi tuyết có rất nhiều loại dược thảo, tiêu trừ được các chất độc. Lại nữa, ở nơi đây, chúng sanh được tâm nhu nhuyến, thiện căn thuần thục““.

Bởi vậy nên ở phường Bắc có nhiểu chúng sanh hành Bát Nhã Ba La Mật. Các ngưởi này, khi nghe Bát Nhã Ba La Mật liền biên chép, thọ trì, đọc tụng … dẫn đến chánh ức niệm, và như thuyết tu tập Bát Nhã Ba La Mật. Phải biết rằng các chúng sanh ấý đã từ lâu đời phát tâm Đại Thừa, đã cúng dàng chư Phật, đã gieo trồng thiện căn, đã thân cận chư thiện tri thức, nên ở trong “đài ác 5 trược” này mà vẫn tinh tấn biên chép, thọ trì, … đẫn đến chánh ức niệm, như thuyết tu tập Bát Nhã Ba La Mật vậy.

Hỏi: ở phương Bắc số người cầu Phật đạo, mà phát tâm biên chép, thọ trì… dẫn đến chánh ức niệm, tu tập Bát Nhã Ba La Mật có nhiều chăng?

Đáp: Phật dạy: Thâm Bát Nhã Ba La Mật rất khó biết, khó hành, bởi vậy nên, tuy có rất nhiêu người cầu Phật đạo, mà rất ít người nghe thâm Bát Nhã Ba La Mật mà chẳng kinh, chẳng hãi, chẳng sợ.

Nếu có người nào nghe Bát Nhã Ba La Mật, liền được tâm thông đạt, chẳng kinh, chẳng hãi, chẳng sợ, thì phải biết người ấy, ở trong vô lượng kiếp, đã thấy các đức Phật, đã cung kính, cúng dường các đức Phật, và cũng đã thường thưa hỏi các đức Phật, mong được giải nghì cho mình, mong được tín giải những yếu pháp mà minh chưa rõ vể cách tu hành Bát Nhã Ba La Mật.

Người thưa hỏi được như vậy là người đã được đầy đủ 6 pháp Ba La Mật, đầy đủ 4 niệm xứ… dẫn đến 8 thánh đạo, đầy đủ 10 Phật lực… dẫn đến 18 bất cộng pháp; đã thành tựu đầy đủ các phước đức đem lại lợi ích cho chúng sanh; đã từng sanh trong các đại gia, đại tộc; đã từng tự mình hành bố thí và dạy người hành bố thí; đã từng khiến cho vô lượng chúng sanh xuất gia, thọ giới, phát Vô Thượng Bồ Đề tâm.

Theo đây, Phật day : Ngưởi ấy đã đầy đủ các nhân duyên thản cận chư Phật, tiếp nối được Vô Thượng Bồ Đế, và giáo hóa chúng sanh khiến họ phát Vô Thượng Bồ Đề tâm.

Người như vậy ví như ngọn đèn đã được thắp sáng có thể dùng để châm mồi cho các ngọn đèn khác, cùng được thắp sáng theo

Người như vậy đã gần diệt sạch phiền não, chẳng còn xan tham, tật đố, sân si… dấy khởi, nên thường giữ được tám hòa hợp, khiến các loài ma chẳng sao có thể phá hoại được.

Vì sao? Vì có phạm lỗi lầm, thì ma mới tìm được chỗ tiện lợi để phá hoại. Ví nhưnếu thân người có các chỗ lỡ loét, thì các độc trùng mới có thể xâm nhập vào để phá hoại được vậy.

Lại nữa, do từ vô lượng kiếp trước đến nay đã thâm ái Phật pháp, đã đầy đủ tín lực và huệ lực, nên nay vừa được nghe thâm Bát Nhã Ba La Mật, người ấy liền thành tựu được đại bi, đại trí, đại từ, liền vào được Bát Nhã Ba La Mật, liền nhất tâm hành bố thí, trì giới, nhất tâm gieo trồng các thiện căn dẫn đến Vô Thượng Bồ Đề vậy.

Người này, vì cầu Vô Thượng Bồ Đề, mà giáo hóa chúng sanh, khiến thiện căn công đức càng thêm tăng trưởng.

KINH:

Này Xá Lợi Phất ! Các Thiện Nam, Thiện Nữ này,từ trước, đã thọ trì Bát Nhã Ba La Mật, đã hành Bồ Tátđạo, đã phát nguyện rộng độ chúng sanh, khiến cho họ phát Vô Thượng Bồ Đề tâm … dẫn đến được bất thối chuyển địa, được thọ ký.

Ta biết rõ tâm nguyện của các Thiện Nam, Thiện Nữ ấy, nên đã tùy hỷ. Chư Phật quá khứ cũng biết rõ tâm niệm của Thiện Nam, Thiện Nữ ấy, và cũng đã tùy hỷ.

Này Xá Lợi Phất ! Các Thiện Nam, Thiện Nữ ấy, vì đại tâm, nên dù thọ sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp, mà vẫn hành được đại pháp sự như hành đại bố thí, gieo trồng đại thiện căn, và được đại quả báo. Vì bản nguyện nhiếp độ chúng sanh, nên các Thiện Nam, Thiện Nữ ấy đã thọ thân người, nguyện xả bỏ hết thảy các nội ngoại vật sở hữu của mình, để làm việc lợi ích cho chúng sanh .

Lại nữa, do nhân duyên trồng thiện căn như vậy, mà các Thiện Nam, Thiện Nữ ây nguyện sanh vế các thế giới khác, hiện có các đức Phật đang thuyết pháp, để giáo hóa trăm ngàn muôn ức chúng sanh, khiến họ phát Vô Thượng Bồ Đế tâm.

Ngài Xá Lợi Phất bạch Phật : Bạch Thế Tôn! Thật là hy hữu ! Chẳng có pháp gì, dù ở quá khứ, ở hiện tại hay ở vị lai, mà Phật chẳng biết. Chẳng có tướng gì của chúng sanh mà Phật chẳng thấy. Chẳng có hạnh gì của chúng sanh mà Phật chẳng rõ.

Nay Phật lại dạy thêm “ở khắp 10 phương và trong cả 3 đời, có bao nhiêu đức Phật, bao nhiêu vị Bồ Tát, bao nhiêu vị Thanh Văn Phật cũng đều biết rõ cả”.

Bạch Thế Tôn! Thiện Nam, Thiện Nữ cầu 6 pháp Ba La Mật, mà thọ trì, đọc tụng … dẫn đến chánh ức niệm, như pháp tu hành sẽ đắc pháp hay chẳng đắc pháp?

Phật dạy: Này xá Lợi Phất ! Thiện Nam, Thiện Nữ nào nhất tâm tinh tấn cầu 6 pháp Ba La Mật, thì sẽ thấu triệt được ý nghĩa thâm diệu của 6 pháp Ba La Mật và của các kinh điển vậy.

Ngài Xá Lợi Phất bạch Phật : Bạch Thế Tôn! Thiện Nam, Thiện Nữ nào tinh tấn hành 6 pháp Ba La Mật như vậy là hành đứng theo thâm nghĩa của Bát Nhã Ba La Mật chăng?

Phật dạy: Này Xá Lợi Phất ! Thiện Nam, Thiện Nữ nào tinh tấn hành 6 pháp Ba La Mật như vậy là hành đúng theo thâm nghĩa của Bát Nhã Ba La Mật. Vì sao? Vì Thiện Nam, Thiện Nữ ấy, vì Vô Thượng Bồ Đề, mà thuyết pháp, giáo hóa, khai thị, làm lợi ích cho chúng sanh, khiến họ hoan hỷ … dẫn đến được an trú trong 6 pháp Ba La Mật.

Bởi nhân duyên vậy, nên Thiện Nam, Thiện Nữ ấy, chuyển sanh vào đời sau, cũng sẽ hành 6 pháp Ba La Mật, đúng theo lời dạy trong kinh mà tinh tấn tu tập, thành tựu chúng sanh, thanh tịnh Phật độ, chẳng hề ngưng nghỉ, mãi cho đến khi trở thành đấng Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác.

LUÂN:

Phật dạy: Thiện Nam, Thiện Nữ nào ở trước ta và trước các đức Phật quá khứ, đã lập thệ nguyện hành Bồ Tát đạo, khiến chovô lượng chúng sanh phát Vô Thượng Bồ Đề tâm, rồi lại khai thị giáo hóa cho họ vào được bất thối chuyển địa và được thọ ký, thì ta cùng chư Phật quá khứ đều thấy biết, đều tán thán và tùy hỷ.

Thiện Nam, Thiện Nữ ấy cũng biết là Phật đã thấu rõ tâm mình, nên tự niệm : ồ đời quá khứ, ta đã phát thệ nguyện hành Bồ Tát đạo, thì đời nay ta cũng lại phải tinh tấn hành Bồ Tát đạo vậy.

–o0o–

Nên biết, người đã phát đại tâm như vậy thường duyên hết thảy tâm chúng sanh, thường vui với 6 trần, mà khi tác phước cũng như khi thọ phước chẳng hể nhiễm chấp, chẳng hề nghì hối.

Vì sao? Vì nếu tâm’còn chấp pháp, còn nghì hối, thì chĩ có thể hưởngđược phước báo thế gian, chẳng có thể hồi hướng phước đức ấy về Vô Thượng Bồ Đề được, khiến chẳng có thể giáo hóa chúng sanh được. Vì nghiệp tội nhân duyên ấy mà các căn dần dần trở thành ám độn.

Lại nữa, có người dù chưa được đạo thanh tịnh, nhưng do nhân duyên đời trước đã có gieo trồng thiện căn, nên đời nay được hưởng dục lạc. Hạng người này thường chỉ muốn tận hưỏng dục lạc, hoặc chỉ muốn bố thí, cúng dường nhằm cầu phước đức mà thôi. Thế nhưng, nếu họ nghe được Phật pháp, thì dục tâm của họ liền đứt, và họ liền khởi bi tâm, thương xót chúng sanh … dẫn đến phát tâm cầu đạo Vô Thượng Bồ Đề.

Lúc bấy giờ, vì tâm chẳng còn ái chấp nữa, nên người ấy sẵn sàng bố thí các nội ngoại vật sở hữu của mình, mà chẳng hề luyến tiếc. Khi đã đầy đủ tri giới, luật nghi, thì người ấy sẽ dùng đại từ bi tâm, hành các thiện pháp và dạy người khác hành các thiện pháp. Do các phước đức nhân duyên như vậy, nên người ấy chẳng còn cầu thế gian lạc, chẳng còn cầu giàu sang, phú quí, mà chỉ nguyện được vãng sanh về nước Phật, để được thấy Phật, được nghe pháp.

Nên biết, chư đại Bồ Tát đã biết rõ thật tướng pháp, chẳng nhiễm duyên thế tục, chỉ muốn sanh về các nước Phật, ở trong 10 phương, để được nghe thâm Bát Nhã Ba La Mật. Thế nhưng, vì thương xót chúng sanh nên khi nghe thâm Bát Nhã Ba La Mật rồi, các ngài lại phát đại nguyện khai hóa cho vô lượng chúng sanh phát Vô Thượng Bồ Đề tâm.

–o0o–

Ngài Xá Lợi Phất bạch Phật : Bạch Thế Tôn! Chẳng có pháp gì, dù ở quá khứ, ở hiện tại hay ở vị lai, mà Phật chẳng biết. Chẳng có tướng gì của chúng sanh, mà Phật chẳng thấy. Chẳng có hạnh gìcủa chúng sanh, mả Phật chẳng rõ. Vì sao? Vì nhất thiết chủng trí cùa Phật có thế lực rất lớn, có thế lực bất khả tư nghì vậy.

Ngài lại bạch Phật tiếp : Đồng là người xuất gia cầu Bát Nhã Ba La Mật, nhưng vì sao có người đắc pháp, có người chẳng đắc pháp?

Phật dạy: Nếu Bồ Tát nhất tâm cầu 6 pháp Ba La Mật, phát đại tâm vì chúng sanh khai thị, giáo hóa họ, mà chẳng hề tiếc thán mạng mình, thì sẽ được chư Phật, chư đại Bồ Tát, chư Thiên ở khắp 10 phương hộ niệm. Như vậy gọi là Bồ Tát đắc pháp

–o0o–

Ngài Xá Lợi Phất tự niệm rằng: Thế lực của ma rất lớn, nên khi Phật đã nhập diệt rồi, thi Bồ Tát dù cỏ tinh tấn tu hành, cũng rất khó vào được thâm Bát Nhã Ba La Mật.

Phật dạy: Thiện Nam, Thiện Nữ nào muốn được Vô Thượng Bồ Đề, thì phải nhất tâm hành thâm Bát Nhã Ba La. Mật, lại phải vì chúng sanh thuyết giảng, khai thị, giáo hóa, khiến chúng sanh được an trú trong 6 Ba La Mật. Đây là quả báo nhân duyên khai thị Phật đạo. Bởi vậy nên ở đời sau, người ấy cũng sẽ hành 6 pháp Ba La Mật, đúng theo lời Phật dạy mà tinh tấn tu tập, chẳng hề ngưng nghì vậy.

 (Hết Quyển 67)