LUẬN
ĐẠI TRÍ ĐỘ

Nguyên tác: Bồ tát Long Thọ
Hán dịch: Pháp sư Cưu Ma La Thập
Việt dịch: Tỳ kheo ni THÍCH NỮ DIỆU KHÔNG

 

TẬP IV
QUYỂN 66

Phẩm thứ bốn mươi lăm
Văn trì
(Nghe và thọ trì)

KINH:

Lúc bấy giờ, ngài Thích Đề Hoàn Nhơn tự niệm rằng, Thiện Nam, Thiện Nữ được nghe Bát Nhã Ba La Mật, là người ở đời trước, đã trồng thiện căn công đức nơi các Đức Phật, đã than cận các thiện tri thức; huống nữa là các Thiện Nam, Thiện Nữ thọ trì, thân cận, đọc tụng, chánh ức niệm, như thuyết tu hành Bát Nhã Ba La Mật. Phải biết người sau này, ở đời  trước,đã thân cận nhiều Đức Phật vậy.

Người ở đời trước, đã nghe, thọ trì, than cận, chánh ức niệm, đúng như thuyết tu hành Bát Nhã Ba La Mật, thì đời nay mới có thể thưa hỏi và giải đáp về Bát Nhã Ba La Mật. Phải biết rằng người ấy, ở đời trước, đã từng thân cận, cúng dường nhiều Đức Phật.

Lại nữa, người nghe Bát Nhã Ba La Mật, mà chẳng kinh, chẳng hãi, chẳng sợ, thì phải là người đã từ vô lượng ức kiếp thật hành Đàn Ba La Mật …. Dẫn đến Bát Nhã Ba La Mật vậy.

Ngài xá Lợi Phất bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Nếu có Thiện Nam, Thiện Nữ nào nghe thâm Bát Nhã Ba La Mật, mà chẳng kinh, chẳng hãi, chẳng sợ, và nghe rồi lại còn thọ trì, thân cận, đọc tụng chánh ức niệm … dẫn đến như thuyết tu hành, thì phải biết người ấy đã được quả vị Bồ Tá bất thối chuyển.

Vì sao?

Bạch Thế Tôn! Vì Bát Nhã Ba La Mật rất thậm thâm. Nếu đời trước chẳng thường tu tập 6 pháp Ba La Mật, thì nay chẳng sao có thể tín giải thâm Bát Nhã Ba La Mật được.

Bạch Thế Tôn! Nếu có Thiện Nam, Thiện Nữ nào nghe thâm Bát Nhã BA La Mật mà phỉ báng, thì phải biết người ấy, ở đời trước, đã từng hủy báng thâm Bát Nhã Ba La Mật.

Vì sao?

Bạch Thế Tôn! Vì người ấy nghe thâm Bát Nhã Ba La Mật, mà chẳng tin, chẳng vui, nên chẳng có được tâm thanh tịnh. Phải biết người ấy, ở đời trước, chẳng thưa hỏi chư Phật và chư đệ tử Phật về cách thật hành 6 pháp Ba La Mật, cách tu tập nội không … dẫn đến vô pháp hữu pháp không, cách tu tập 10 lực … dẫn đến 18 bất cộng pháp, cách tu tập 4 niệm sứ … dẫn đến 8 thánh đạo.

Ngài Thích Đề Hoàn Nhơn hỏi ngài Xá Lợi Phất: Thưa ngài Xá Lợi Phất! Thiện Nam, Thiện Nữ nào chẳng thường hành 6 pháp Ba La Mật, chẳng thường hành nội không … dẫn đến vô pháp hữu pháp không, chẳng thường hành 4 niệm sứ … dẫn đến 8 thánh đạo, chẳng thường hành 10 lực … dẫn đến 18 bất cộng pháp, là người chẳng tín  giải được thâm Bát Nhã Ba La Mật. Có phải đúng như vậy chăng?

Thưa ngài Xá Lợi Phất! Tôi xin kính lễ Bát Nhã Ba La Mật. Kính lễ Bát Nhã Ba La Mật  là nhất thiết kính lễ chủng trí vậy.

Phật dạy: Đúng như vậy, đúng như vậy! Này Kiều Thi Ca! Kính lễ Bát Nhã Ba La Mật là kính lễ nhất thiết chủng trí. Vì sao? Vì nhất thiết chủng trí của chư Phật đều xuất sanh từ Bát Nhã Ba La Mật. Vì nhất thiết chủng trí tức là Bát Nhã Ba La Mật.

Bởi vậy nên, này Kiều Thi Ca! Nếu Thiện Nam, Thiện Nữ nào muốn trú trong nhất thiết chủng trí, thì phải trú trong Bát Nhã Ba La Mật; muốn được đạo chủng trí, thì phỉa tu tập Bát Nhã Ba La Mật, muốn dứt trừ hết thảy các kiết sử và tập khí, thì phải hành Bát Nhã Ba La Mật; muốn chuyển pháp luân, thì phải hành Bát Nhã Ba La Mật; muốn được quả Tu Đà Hoàn … dẫn đến quả A La Hán, quả Bích Chi Phật, thì phải hành Bát Nhã Ba La Mật; muốn giáo hóa chúng sanh, khiến họ được quả Tu Đà Hoàn … dẫn đến được quả A La Hán, Bích Chi Phật, thì phải hành Bát Nhã Ba La Mật; muốn được Vô Thượng Bồ Đề, muốn giáo hóa chúng sanh, muốn thống nhiếp Tỷ Kheo tăng, thì phải hành Bát Nhã Ba La Mật.

LUẬN:

Ngài Thích Đề Hoàn Nhơn là vị Thiên Chủ lợi căn và thâm tín Phật pháp. Nay ngài nghe được Bát Nhã ba La Mật tợ như lửa gặp gió, nên tín tâm của ngài càng thêm tăng trưởng. Lại nữa, ngài được nghe ngài Tu Bồ Đề dùng các pháp nhân duyên tán than Bát Nhã Ba La Mật, và được Phật dung chỗ thâm lý để giải đáp, nên ngài rất hoan hỷ, và tự niệm rằng: Thiện Nam, Thiện Nữ nào được nghe Bát Nhã Ba La Mật, phải là người ở đời trước đã cúng dường nhiều đức Phật, đã có đại công đức, nên nay mới gặp được thầy tốt, bạn lành, thuyết giảng Bát Nhã Ba La Mật cho nghe. Lại nữa, do đời trước đã gieo duyên cúng dường, nên ở đời nay, vừa nghe Bát Nhã Ba La Mật, đã liền tín thọ. Hơn thế nữa, Thiện Nam, Thiện Nữ nào thọ trì, thân cận, đọc tụng, chánh ức niệm, như pháp tu hành Bát Nhã Ba La Mật, phải là người, ở đời trước, đã nghe chư Phật quá khứ cùng chư đệ tử Phật thuyết giảng thâm nghĩa Bát Nhã Ba La Mật. Những người này nghe Bát Nhã Ba La Mật liền tín thọ, chẳng kinh, chẳng hãi, chẳng sợ. vì sao? Vì hạng người này, trong nhiều a tăng tỳ kiếp, đã tu 6 pháp Ba La Mật, đã thành vô tựu, vô lượng công đức; tuy chưa được bất thối chuyển, nhưng ở nơi thâm pháp Bát Nhã Ba La Mật, đã chẳng còn nghi ngại nữa

Ví như chiếc lông khô ráo rất dễ bị cuốn bay theo chiều gió; còn long ướt, hoặc long đã được dệt lại với nhau thành tấm thảm lớn, thì rất khó bị gói cuốn đi được.

Cũng như vậy, người sơ phát tâm Bồ Tát, do tu tập chưa được bao lâu, nên nghe Bát Nhã Ba La Mật chưa có được lòng tin vững chắc, khiến còn sợ hãi vậy.Trái lại, nếu đã từng nghe, từng tu tập Bát Nhã Ba La Mật rồi, thì nay nghe Bát Nhã Ba La Mật chẳng còn sợ hãi nữa.

—o0o—

Ngài Xá Lợi Phất biết rõ tâm niệm của vị Đế Thích, nên bạch với Phật rằng: Bạch Thế Tôn! Thiện Nam, Thiện Nữ nào chưa vào được Bồ Tát vị, mà đã thâm tín Bát Nhã Ba La Mật nữa, thì phải biết người ấy có đại phước đức, đại trí huệ, đại tín lực rồi; người ấy xứng đáng được xem như là Bồ Tát bất thối chuyển rồi vậy.

—o0o—

Ở phẩm này; Phật thuyết Bát Nhã Ba La Mật là pháp thậm thâm vi diệu, là vô tướng. Thế nên, thủ được, tin được, thọ trì được Bát Nhã Ba La Mật thật là rất khó làm, là hy hữu chẳng khác nào người trồng cây ở giữa hư không vậy.

 Ví như người tu hành, khi vào được thánh pháp, thì xả được gốc vô minh, khi vào được thiền định, thì xả được 5 dục lạc v.v… Xả như vậy mà chẳng thấy có xả, vì sao? Vì công đức chẳng có chỗ y chỉ, nên chẳng có chỗ xả vậy.

Lại ví như một người dung thước đo chiều dài của một vật. Khi đến điểm cuối cùng rồi mà còn muốn đo nữa, thì lại phải về điểm khởi đầu. Cũng như vậy, Bồ Tát khi chưa được đạo, thì phải tín thọ Bát Nhã Ba La Mật; khi đã đạt được chỗ rốt ráo “ vô sở y” rồi, thì được tự tại vô ngại ở nơi hết thảy các pháp. Lúc bấy giờ, Bồ Tát hành các phước đức, tu xả ly 5 dục v.v…, chẳng thấy pháp môn nào phải xả bỏ cả.

Đây là pháp sự rất hy hữu. Bởi vậy nên nói: Thiện Nam, Thiện Nữ tu tập 6 pháp Ba La Mật, đã chứa nhóm nhiều công đức, thì nay mới có được tín tâm thanh tịnh, khi nghe thuyết Bát Nhã Ba La Mật vậy.

Nếu trái với những điều ghị trên đây, là hủy báng Bát Nhã Ba La Mật. Nếu có người nào ở trong nhiều kiếp đã chứa nhóm nhiều công đức, mà nay chẳng tin Bát Nhã Ba La Mật, thì phải biết người ấy, từ nhiều kiếp, đã có tập quán chấp đắm phước đức hữu lậu vậy.

Hỏi: Nếu đời trước đã hủy báng Bát Nhã Ba La Mật, thì phải thọ báo đọa địa ngục. Như vậy vì sao đời nay còn được nghe Bát Nhã Ba La Mật?

Đáp: Có người đời trước hủy bang Bát Nhã Ba La Mật, đã bị đọa vào địa ngục; sau khi đã thọ xong quả báo, nay lại được trở lại làm người. Có người đời trước hủy báng Bát Nhã Ba La Mật, nhưng đã có chứa nhóm nhiều công đức, lại vì chưa đến lúc phải thọ vì quả báo, nên đời nay vẫn được sanh làm người. hạng người này, dù được nghe Bát Nhã Ba La Mật, nhưng do nhân duyên hủy bang Bát Nhã Ba La Mật ở đời trước, mà nay vẫn chẳng tín thọ Bát Nhã Ba La Mật vậy.

Trái lại, người đời trước đã phạm tội “ ngũ nghịch”, nhưng nay đã thọ xong quả báo, có thể lại được sanh làm người. Do nhân duyên chẳng có hủy báng Bát Nhã Ba La Mật, nên nay nghe Bát Nhã Ba La Mật có thể sanh tín thọ.

—o0o—

Ngài Thích Đề Hoàn Nhơn biết rõ Bát Nhã Ba La Mật là rốt ráo không, rốt ráo vô sở hữu, là pháp thậm thâm vi diệu, nên tự niệm rằng: Người tín thọ Bát Nhã Ba La Mật được vô lượng công đức, còn người hủy báng Bát Nhã Ba La Mật phải thọ vô lượng tội khổ.

Do suy nghĩ như vậy mà vị Đế Thích phát tâm kính lễ Bát Nhã Ba La Mật.

Vì sao? Vì kính lễ Bát Nhã Ba La Mật là kính lễ nhất thiết chủng trí, kính lễ nhất thiết chủng trí là kính lễ 10 phương chư Phật.

Phật ấn chứng lời của vị Đế Thích, và tán thán rằng: Từ Bát Nhã Ba La Mật xuất sanh chư Phật, xuất sanh nhất thiết chủng trí. Bồ Tát muốn trú nhất thiết chủng trí … dẫn đến muốn thống nhiếp Tỷ Kheo tăng, phải hành Bát Nhã Ba La Mật.

KINH:

 Ngài Thích Đề Hoàn Nhơn bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Khi muốn hành Bát Nhã Ba La Mật:

Bồ  Tát phải làm thế nào để trú trong Đàn Ba La Mật … dẫn đến trú trong Bát Nhã Ba La Mật?

Bồ Tát phải làm thế nào để trú trong nội không … dẫn đến trú trong vô pháp hữu pháp không?

Bồ Tát phải làm thế nào để trú trong 4 thiền, trong 4 vô lượng tâm, trong 4 vô sắc định, trong 5 thần thông?

Bồ Tát phải làm thế nào để trú trong 4 niệm xứ … dẫn đến trú trong 8 thánh đạo?

Bồ Tát phải làm thế nào để trú trong 10 Phật lực … dẫn đến trú trong 18 bất cộng pháp?

Bạch Thế Tôn! Bồ Tát phải làm thế nào để tập hành Đàn Ba La Mật … dẫn đến Bát Nhã Ba La Mật, tập hành nội không … dẫn đến 18 bất cộng pháp?

Phật dạy: Lành thay, lành thay! Này Kiều Thi Ca! Ý ông muốn hỏi là những điều như vậy đều do thần lực của Phật chăng?

Này Kiều Thi Ca! Nếu Bồ Tát hành Bát Nhã Ba La Mật, mà trú trong sắc … dẫn đến thức, chẳng trú trong nhãn … dẫn đến ý, chẳng trú trong sắc … dẫn đến pháp, chẳng trú trong nhãn thức … dẫn đến ý thức, chẳng trú trong nhãn giới… dẫn đến ý thức giới, mới là tập hành Bát Nhã Ba La Mật.

Này Kiều Thi Ca! Bồ Tát hành Bát Nhã Ba La Mật mà chẳng trú trong Đàn Ba La Mật mới là đàn tập hành Đàn Ba La Mật, chẳng trú trong Thi Ba La Mật mới là tập hành Thi Ba La Mật, chẳng trú trong Sẵn Đề Ba La Mật, chẳng trú trong Tỳ Lê Gia Ba La Mật mới là tập hành Tỳ Lê Gia Ba La Mật, chẳng trú trong Thiền Na Ba La Mật mới là tập hành Thiền Na Ba La Mật, chẳng trú trong Bát Nhã Ba la Mật mới là tập hành Bát Nhã Ba La Mật. Như vậy gọi là Bồ Tát Ma Ha Tát chẳng trú trong các Ba la Mật mà tập hành các Ba La Mật vậy.

Này Kiều Thi Ca! Bồ Tát Hành Bát nhã Ba La Mật chẳng trú trong nội không … dẫn đến vô pháp hữu pháp không, mới là tập hành nội không … dẫn đến vô pháp hữu không; chẳng trú trong 4 thiền, 4 vô lượng tâm, 4 vô sắc định, 5 thần thông, mới là tập hành 4 thiền, 4 vô lượng tâm, 4 vô sắc định, 5 thần thông; chẳng trú trong 4 niệm xứ … dẫn đến 8 thánh đạo; mới là lập hành 4 niệm xứ … dẫn đến 8 thánh đạo, chẳng trú trong 10 Phật lực …dẫn đến 18 bất cộng Pháp, mới là tập hành 10 Phật lực … dẫn đến 18 bất cộng pháp.

Vì sao?

Này Kiều Thi Ca! Vì Bồ Tát chẳng thấy nơi sắc có chỗ an trú, có chỗ tập hành …. dẫn đến chẳng thấy nơi 18 bất cộng pháp có chỗ an trú, có chỗ tập hành vậy.

Lại nữa, này Kiều Thi Ca! Vì bồ Tát biết rõ sắc quá khứ, sắc hiện tại, sắc vị lai đều bất khả đắc… dẫn đến 18 bất cộng pháp quá khứ, hiện tại và vị lai cũng đều là như vậy.

Ngài xá Lợi Phất bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Bát Nhã Ba La Mật rất thậm thâm!

Phật dạy: này Xá Lợi Phất! Vì sắc thậm thâm, nên Bát Nhã Ba La Mật thậm thâm … dẫn đến vì 18 bất cộng pháp thậm thâm, nên Bát Nhã Ba La Mật thậm thâm.

Ngài Xá Lợi Phất bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Bát Nhã Ba La Mật rất khó lường!

Phật dạy: Này Xá Lợi Phất! Vì sắc khó lường … dẫn đến 18 bất cộng pháp khó lường, nên Bát Nhã Ba La Mật khó lường.

Ngài Xá Lợi Phất bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Bát Nhã Ba La Mật vô lượng!

Phật dạy: Này Xá Lợi Phất! Vì sắc vô lượng … dẫn đến 18 bất cộng pháp vô lượng, nên Bát Nhã Ba La Mật vô lượng. Này Xá Lợi Phất! Hành Bát Nhã Ba La Mật, mà chẳng hành sắc khó lường … dẫn đến chẳng hành 18 bất cộng pháp khó lường, chẳng hành sắc vô lượng … dẫn đến chẳng hành 18 bất cộng pháp vô lượng, mới là hành Bát Nhã Ba La Mật.

Vì sao?

Vì các tướng thậm thâm, khó lường, vô lượng của sắc … dẫn đến 18 bất cộng pháp là phi tướng (chẳng phải tướng) vậy.

Ngài Xá Lợi Phất bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Bát Nhã Ba La Mật rất thậm thâm, mà tướng thậm thâm ấy chẳng thể tư lường được.

Chớ nên, vì hàng Bồ Tát mới phát tâm,mà nói ra như vậy. Vì sao? Vì hàng Bồ Tát sơ phát tâm nghe nói Bát Nhã Ba La Mật thậm thâm như vậy, sẽ sanh sợ hãi, nghi hối, chẳng tin là mình có thể hành nổi được thâm pháp đó vậy.

Trái lại, chỉ nên, vì hàng Bồ Tát bất thối chuyển, nói ra mà thôi. Vì sao? Vì hàng Bồ Tát này nghe Bát nhã Ba La Mật đã chẳng kinh, chẳng hãi, chẳng sợ, chẳng nghi hối, mà còn tinh tấn, dõng mãnh tín thọ và hành trì Bát Nhã Ba La Mật vậy.

Ngài Thích Đề Hoàn Nhơn hỏi ngài Xá Lợi Phất: Thư ngài Xá Lợi Phất! Nếu thuyết tâm Bát Nhã Ba La Mật cho hàng Bồ Tát sơ phát tâm nghe, thì có lỗi gì?báng

Ngài Xá Lợi Phất đáp: Thưa ngài Kiều Thi Ca! Nếu thuyết thâm nghĩa Bát Nhã Ba La Mật cho hàng Bồ Tát sơ phát tâm nghe, thì họ sẽ kinh sợ, chẳng tin. Do chẳng tin mà có thể dẫn đến hủy báng Bát Nhã Ba La Mật.

Bất tín và hủy báng Bát Nhã Ba La Mật là tự gieo nghiệp nhân duyên này nên rất khó được vô thượng Bồ Đề.

LUẬN:

Ngài Thích Đề Hoàn Nhơn nghe Phật tán thán đầy đủ về thâm nghĩa của Bát Nhã Ba La Mật, liền bạch Phật rằng: Bồ Tát phải làm thế nào để trú trong 6 pháp Ba La Mật … dẫn đến trú trong 18 bất cộng pháp?

Ngài Thích Đề Hoàn Nhơn nêu lên câu hỏi trên đây nhằm đoạn nghi, khiến chúng hội thông đạt vô ngại, dẫn đến sẽ được nhiều lợi ích.

Bởi vậy nên Phật tán thán: Lành thay, lành thay!

Lại nữa, ngài Thích Đề Hoàn Nhơn là vị Thiên Chủ đang hưởng đầy đủ phước lạc, mà quyết tâm rời bỏ diệu dục lạc ở cõi trời, đến nghe thuyết về thâm nghĩa của Bát Nhã Ba La Mật, lại còn khéo hỏi về chỗ tu hành của chư Thánh, là việc làm hy hữu, rất đáng khen.

Bởi vậy nên Phật tán thán: Lành thay, lành thay!

Sở dĩ, ở ngay giữa chúng hội mà vị Đế Thích thưa hỏi được như vậy, là vì ngài đã có trì “ Tâm Kinh”. Do thường trì “ Tâm Kinh”, mà tự thân được quang minh, nên mới có thể thưa hỏi được như vậy.

Phật dạy: Bồ Tát chẳng trú trong sắc mà tập hành Bát Nhã Ba La Mật, vì biết rõ sắc là vô thường, là khổ, là không, là vô ngã, là thô động. Bởi vậy Bồ Tát chẳng trú trong sắc mà hành Bát Nhã Ba La Mật mới là hành Bát Nhã Ba La Mật.

Phàm phu thấy sắc là liền trú trong sắc, nên khởi sanh phiền não, xa rời Bát Nhã Ba La Mật.

Đối với thọ, tưởng, hành thức, đối với nhãn … dẫn đến ý, đối với ý … dẫn đến pháp, đối với nhãn thức … dẫn đến ý thức, đối với nhãn giới … dẫn đến ý thức giới cũng đều là như vậy.

Tóm lại, hành Bát Nhã Ba La Mật mà chẳng trú trong 5 ấm, trong 12 nhập, trong 18 giới mới thật là hành Bát Nhã Ba La Mật.

Hỏi: Làm sao có thể chẳng an trú trong 6 pháp Ba la Mật, mà có thể tu tập các hạnh Ba La Mật được?

Đáp: 6 pháp Ba La Mật là những thiện pháp, nên phải tập hành. Thế nhưng hành 6 pháp Ba La Mật mà chẳng trú trong 6 pháp này … dẫn đến chẳng trí trong 5 ấm, 12 nhập, 18 giới, thì mới gọi là hành Bát Nhã Ba La Mật.

Ở trong pháp mà chẳng trú pháp mới đoạn được các ái chấp pháp. Đoạn được ái chấp pháp mới được rốt ráo thanh tịnh.

Chẳng trú pháp (bất trú pháp) nói trên đây cũng là chẳng đắc pháp (bất đắc pháp). Vì sao? Vì trú nơi “ pháp xứ” mà chẳng có đắc pháp (bất đắc pháp) tức là ở ngay nơi pháp mà chẳng trú pháp vậy.

Phật nói lên các nhân duyên Bồ Tát hành Bát Nhã Ba La Mật mà chẳng trú trong sắc giới gọi là tập hành Bát Nhã Ba La Mật. Vì Bồ Tát biết rõ sắc là như huyễn, chẳng nên trú; biết rõ sắc là tự hướng không, nên chẳng thủ sắc tướng, dù là thường tướng hay là vô thướng tướng.

Lại nữa, Bồ Tát thường hành các thiện pháp, có chánh ngữ, chánh nghiệp, lại tu tập thuần thục các đạo đức, nên nói chẳng trú trong sắc mà tập hành sắc. nay Bồ Tát muốn hành Bát Nhã Ba La Mật, quán sắc là tán hoại, nên nói chẳng tập hành sắc là tập hành Bát Nhã Ba La Mật.

Vì sao? Vì sắc quá khứ đã diệt, sắc vị lai chưa có, nên chẳng có thể tập hành sắc. Vì sắc hiện tại liền sanh, liền diệt, nên chẳng có thể trú sắc. Hơn nữa, vì niệm niệm sanh diệt, nên chẳng có thể trú niệm. Trú niệm còn chẳng được, huống nữa là trú sắc. Bởi vậy nên nói “ chẳng tập hành sắc là hành Bát Nhã Ba La Mật”.

Bồ Tát quán sắc quá khứ, hiện tại và vị lai đều là bất khả đắc … dẫn đến quán 18 bất cộng pháp quá khứ, hiện tại và vị lai cũng đều như vậy.

Do quán hết thảy các pháp đều là bất khả đắc như vậy, nên Bồ Tát chẳng còn chấp các pháp tướng. Như vậy là quán các pháp bình đẳng; mà quán các pháp bình đẳng; mà quán các pháp bình đẳng là hành thật tướng pháp vậy.

Ngài Xá Lợi Phất nghe Phật dạy về thâm nghĩa Bát Nhã Ba La Mật như vậy, sanh tâm hoan hỷ, bạch Phật rằng: Bát Nhã Ba La Mật rất thậm thâm!.

Phật tán thán: Vì sắc … dẫn đến hết thảy các pháp thậm thâm, nên Bát Nhã Ba La Mật thậm thâm.

Nhục nhãn chưa thấy được sắc thậm thâm, thiên nhãn cũng chưa thấy được sắc thậm thâm. Bát Nhã Ba La Mật phân bieeth được sắc, mới thấy rõ sắc thậm thâm.

Ví như mưa rơi từng hạt nhỏ chưa thể gọi là thậm thâm. Khi vô lượng hạt mưa hợp với nhau, tạo thành các dòng nước, rồi các dòng nước chảy dồn vào biển lớn, thì ở nơi đây gọi là thậm thâm.

Đối với các sắc pháp cũng là như vậy.

Dùng nhục nhãn chẳng có thể thấy được sắc pháp thậm thâm: dùng thiên nhãn cũng chưa thể thấy được sắc pháp thậm thâm; khi có được huệ nhãn mới thấy được sắc pháp thậm thâm. Thế nhưng chỉ có Phật nhãn mới thấy rõ tận nguồn chỗ thậm thâm, bất khả lượng đó.

Trái lại, người chưa có được trí huệ Bát nhã, thi thấy sắc pháp là thật có, hoặc thường, hoặc vô thường v.v… Đây là thức tâm tư duy, trù lượng mà khởi các chấp điên đảo như vậy.

–o0o–

Ngài Xá Lợi Phất cùng chúng hội đều tự niệm rằng : Bát Nhã Ba La Mật là chẳng có thể nghĩ bàn được. Nếu như vậy thì Bồ Tát làm sao có thể tu hành được ?

Phật biết rõ tâm niệm ấy, nên dạy rằng : Bồ Tát, nếu hành sắc thậm thâm là chẳng vào được Bát Nhã Ba La Mật. chẳng hành sắc thậm thâm, mới vào được Bát Nhã Ba La Mật.

Đây là vì hạng người độn căn, mà nói sắc thậm thâm. Còn hạng người đã đầy đủ phước đức trí huệ, thì chẳng còn chấp sắc thậm thâm nữa.

Ví như khí nói biển có sâu, có cạn, có rộng, có hẹp v.v… chi là một cách nói rất tương đối, chẳng có gì là quyết định cả. Vì sao? Vì cùng một vùng biển đó, mà loài người cho là mênh mông, là sâu thẳm, nhưng đối với loài A Tu La, thì chi là cạn hẹp mà thôi.

Cũng như vậy, đối với phàm phu, hay đối với người mới phát tâm, còn buông lung, giải đãi, thì Bát Nhã Ba La Mật là thậm thâm, khó hiểu, khó vào. Còn đối với hàng Bồ Tát bất thối chuyển, đã đầy đủ phước đức trí huệ, thì Bát Nhã Ba La Mật chẳng phải là thậm thâm, khó hiểu vậy.

Chư Phật, ở nơi hết thảy cao pháp, đã được vô ngại giải thoát, nên chẳng thấy có pháp nào là thậm thâm cả. Thế nhưng, vì căn cơ của chúng sanh có sai khác, có lợi căn, có độn căn, có tinh tấn, có giải đãi v.v…, nên Phật mới phương tiện thuyết Bát Nhã Ba La Mật có sâu, có cạn v.v… để mọi người nghe pháp đều được lợi lạc.

Bởi vậy nên nói Bát Nhã Ba La Mật là rất khó lường, là vô lượng vậy.

–oOo–

Phật lại nói các nhân duyên chi rõ các tướng thậm thâm, khó lường, vô lượng của sắc… dẫn đến của hết thảy pháp đều là “phi tướng”. Người mới phát tâm, do còn sợ hãi, còn nghi hối, nên mới chấp sắc là thậm thâm, mà chẳng biết rằng sắc tướng là rốt ráo không, nên chẳng thể nói sắc có sâu, có cạn được.

Do vậy mà ngài Xá Lợi Phất bạch Phật: Bát Nhã Ba La Mật rất thậm thâm mà tướng thậm thâm ấy cũng chẳng có thể tư lường được.

Hỏi: Trước đây đã nói Bồ Tát chẳng hành thậm thâm là hành Bát Nhã Ba La Mật. Nay vì sao ngài Xá Lợi Phất lại đề cập đến thậm thâm?

Đáp: Ngài Xá Lợi Phất chẳng phải có chủ tâm nói về nghĩa thậm thâm, nhưng ngài hiểu ý Phật, nên đã vì người nghe mà nói về thậm thâm vậy.

Do vậy mà ngài bạch Phật : Chẳng nên vì người sơ phát tâm mà nói về thâm nghĩa Bát Nhã Ba La Mật, vì hạng người này sẽ sanh tâm chìm đắm, chẳng tin là mình có thể hành được thâm pháp đó.

Trái lại, chi nên thuyết thâm nghĩa Bát Nhã Ba La Mật cho hàng Bồ Tát bất thối chuyển, là những bậc đã có đầy đủ trí huệ, đã có tín tâm thanh tịnh. Hạng Bồ Tát này, khi nghe được thâm nghĩa Bát Nhã Ba La Mật, chẳng những chẳng có chìm đắm, mà còn tinh tấn, dõng mãnh thọ trì Bát Nhã Ba Lạ Mật.

Ví như gặp dòng nước sâu, chẳng nên cho trẻ nhỏ chưa biết lội, bơi qua. Chi có những người bơi lội giỏi mới có thể vượt qua được.

–oOo–

Ngài Thích Để Hoàn Nhơn hỏi ngài Xá Lợi Phất rằng : Nếu thuyết thâm nghĩa Bát Nhã Ba La Mật cho hàng Bồ Tát sơ phát tâm nghe, thì có lỗi gì?

Ngài Xá Lợi Phất đáp: Vì hàng Bồ Tát sơ phát tâm chưa tin nổi Bát Nhã Ba La Mật, nên sanh tâm chìm đắm, nghi hối, rồi khởi sanh các phiền não. Họ sẽ nghĩ rằng: Bát Nhã Ba La Mật là rốt ráo không. Nếu ta thọ pháp “không” như vậy, thì làm sao ta khỏi đọa về đoạn diệt?

Lại nữa, đối với hạng người chẳng kham thọ được pháp “không”, thì dù Phật thuyết pháp “không”, họ cũng chẳng thọ. Chẳng nên vì họ thuyết pháp “không” vậy.

Vì sao? Vì người đã có tâm nghi, thì thường hay sanh sợ hãi; còn người đã có định kiến, thì thường hay sanh ác kiến đối với pháp sư, dẫn đến hủy báng Bát Nhã Ba La Mật. Do tội hủy báng Bát Nhã Ba La Mật, mà sẽ phải bị đọa vào địa ngục.

Như đã nói trước đây Nếu do nghiệp báo nhân duyên phải đọa vào 3 đường ác, thì rất khó được Vô Thượng Bồ Đề.

KINH:

Ngài Thích Đề Hoàn Nhơn hỏi ngài Xá Lợi Phất: Thưa ngài Xá Lợi Phất Có Bồ Tát nào chưa được thọ ký nghe thâm Bát Nhã Ba La Mật, mà chẳng kinh, chẳng hãi, chẳng sợ chăng?

Ngài Xá Lợi Phất đáp : Thưa ngài Kiều Thi Ca ! Nếu có Bồ Tát nào nghe thâm Bát Nhã Ba La Mật mà chẳng kinh, chẳng hãi, chẳng, sợ, thì phải biết Bồ Tát ấy chẳng bao lâu nữa cũng sẽ được thọ ký Vô Thượng Bồ Đề, nhiều lắm là dưới thời của 1 hoặc 2 đức Phật nữa.

Phật dạy : Đúng như vậy, đúng như vậy! Này Xá Lợi Phất! Bồ Tát đó, trong nhiều đời, dã phát tâm hành 6 pháp Ba La Mật, đã cúng dường nhiều dức Phật, nên nay nghe Bát Nhã Ba La Mật mà chẳng kinh, chẳng hãi, chẳng sợ, và nghe xong liển thọ trì, đúng như pháp mà tu hành,

Ngài Xá Lợi Phải bạch Phật: Bạch Thế Tôn ! Con muốn được nêu lên thí dụ về nghĩa này.

Ví như có Thiện Nam, Thiện Nữ cầu Bồ Tát dạo, mà ở trong mộng lại thấy mình hành Bát Nhã Ba La Mật, nhập thiền định, siêng năng tinh tấn, đầy đủ nhẫn nhục, giữ gìn giới hạnh, thật hành bố thí, tu tập nội không, ngoại không … dẫn đến tọa đạo tràng, thì phải biết người ấy đã gần được Vô Thượng Bồ Đề rồi. Huống nữa là Đồ Tát, khi thức, vẫn thường tu thâm Bát Nhã Ba La Mật, nhập thiển định, siêng năng tinh tấn, đầy đủ nhẫn nhục, giữ gìn giới hạnh, thật hành bố thí … mồ chẳng mau thành tựu được Vô Thượng Bồ Đề hay sao?

Bạch Thế Tôn ! Thiện Nam, Thiện Nữ nào đã đầy đủ thiện căn, vừa nghe Bát Nhã Ba La Mật liền thọ trì … dẫn đến y theo Bát Nhã Ba La Mật mà tu hành, thì phải biết đó là vị đại Bồ Tát đã lâu đời trong thiện căn, cúng dường chư Phật, thân cận chư thiện.tri thức, đã gần được thọ ký Vô Thượng Bồ Đề rồi vậy. Phải biết đó là bậc đại Bồ Tát bất thối chuyển, ở nơi Vô Thượng Bồ Đề chẳng hề thối tâm, thường nghe thâm Bát Nhã Ba La Mật, thường thọ trì… dẫn đến chánh ức niệm thâm Bát Nhã Ba La Mật vậy.

Bạch Thế Tôn ! Ví như người đã lâu ngày gian khổ, băng rừng, xuyên núi, lần theo những nẻo đường, hoang vắng, quanh co, hiểm trở, dài cả 2, 3, 4 trăm do tuần, mà bỗng nhiên thấy bóng dáng người chăn trâu, hoặc thấy cảnh ruộng vườn, thì phấn khởi, vui mừng. Người ấy biết chắc là mình đã đến gần thành ốp, xóm làng, biết mình sắp đến được nơi tụ lạc an ổn, đã thoát được nạn ác thú, nạn độc trùng, nạn giặc cướp, biết mình chẳng còn bị đói khát nữa vậy.

Bồ Tát cũng như vậy. Nếu đã được nghe thâm Bát Nhã Ba La Mật, đã thọ trì, đọc tụng … dẫn đến chánh ức niệm, tu tập thâm Bát Nhã Ba La Mật, thì biết là mình chẳng bao lâu nữa sẽ được thọ ký Vô Thượng Bồ Đề, sẽ chẳng còn bị lạc về Thanh Văn và Bích Chi Phật địa nữa.

Phật dạy : Đúng như vậy, đúng như vậy ! Này Xá Lợi Phất ! Ông hãy nêu thêm vài thí dụ nữa đi.

Ngài Xá Lợi Phất bạch Phật : Bạch Thế Tôn ! Ví như muốn thấy biển lớn, quyết tâm đi mãi cho đến khi chẳng còn thấy núi đồi, chẳng còn thấy cây cối nữa, thì mặc dù chưa được nhìn thấỵ tận mắt biển lớn, nhưng người ấy đã biết là mình đã đến gần vùng biển lớn rổi. Vì sao? Vì vùng biển lởn bằng phẳng, chẳng có núi đổi, chẳng có cây cối vậy.

Bồ Tát cũng như vậy. Khi đặ được nghe thâm Bát Nhã Ba La Mật, đã thọ trì, đọc tụng … dẫn đến chánh ức niệm, tu tập thâm Bát Nhã Ba La Mật, thì biết là mình chẳng bao lâu nữa sẽ được Vô Thượng Bồ Đề.

Lại nữa, ví như trước khi mùa xuân đến, thấy cây rụng lá gần sạch, thì biết chẳng còn bao lâu nữa rừng cây, đồng cỏ sẽ trở lại màu xanh tươi mát. Mọi người đều sanh lòng hoan hỷ, chờ đón mùa xuân mới.

Bồ Tát cũng như vậy. Khi đã được nghe thâm Bát Nhã Ba La Mật, đã thọ trì, đọc tụng … dẫn đến chánh ức niệm, tu tập thâm Bát Nhã Ba La Mật, thì biết rằng đời trước mình đã trồng thiện căn, đã cúng dường nhiều đức Phật.

Bồ Tát này tự niệm rằng : Do đời trước ta đã trồng thiện căn, đã hướng về Vô Thượng Bồ Đề, nên đời nay ta mới được nghe thâm Bát Nhã Ba La Mật, mới thọ trì, đọc tụng … dẫn đến chánh ức niệm thâm Bát Nhã Ba La Mật, và đúng như pháp tu hành vậy.

Lúc bấy giờ, chư vị Thiên Tử, đã từng nghe Phật, đều hoan hỷ tự niệm rằng : Chư vị Bồ Tát, ở trong quá khứ, đã từng nghe thâm Bát Nhã Ba La Mật, đã được Phật thọ ký, nên ngày nay lại được nghe thâm Bát Nhã Ba La Mật, ắt là chẳng bao lâu nữa sẽ được thọ ký Vô Thượng Bồ Đề.

Ngài Xá Lợi Phất bạch Phật tiếp : Bạch Thế Tôn ! Ví như người mẹ, trải qua 9 tháng mang thai, nay thấy thân thể nặng nề, đi đứng khó khăn, bỏ ăn, mất ngủ, bụng đau quằn quại, thì biết chẳng còn bao lâu nữa mình sẽ sanh con.

Bồ Tát cũng như vậy. Trải qua thời gian lâu dài gieo trổng các thiện căn, cúng dường chư Phật, tu tập 6 pháp Ba La Mật, thân cận chư thiện tri thức, nay thiện căn đã thành tựu, được nghe thâm Bát Nhã Ba La Mật, được thọ trì, đọc tụng … dẫn đến chánh ức niệm thâm Bát Nhã Ba La Mật, và đúng như pháp tu hạnh, thì phải biết Bồ Tát này chẳng còn bao lâu nữa sẽ được thọ ký Vô Thượng Bồ Đề vậy.

Phật dạy : Lành thay, lành thay ! Này Xá Lợi Phất ! Những lời ông vừa nói ra đều nương theo Phật lực cả.

Lúc bấy giờ, ngài Tu Bồ Đề bạch Phật : Bạch Thế Tôn ! Thật là hy hữu ! Đấng Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác khéo phó chúc Phật sự cho chư vị đại Bồ Tát.

Phật dạy : Này Tu Bồ Đề ! Chư đại Bồ Tát phát Vô Thượng Bồ Đề tâm nhằm an ổn chúng sanh, khiến chúng sanh được nhiều lợi ích. Vì sao? Vì chư đại Bồ Tát thương xót chúng sanh, muốn làm lợi ích cho hàng Trời, Người, mà hành Bồ Tát đạo.

Khi hành Bồ Tát đạo, chư Bồ Tát dùng 4 nhiếp pháp, gồm “bố thí, ái ngữ, lợi hành, đồng sự” nhiếp độ vô lượng chúng sanh. Lại cũng đem 10 thiện đạo giáo hóa chúng sanh. Lại tự mình tu sơ Thiền … dẫn đến tự mình tu Phi Tưởng Phi Phi Tưởng Định, và cũng dạy người tu sơ Thiển … dẫn đến dạy người tu Phi Tưởng Phi Phi Tưởng Định; tự mình tu Đàn Ba La Mật … dẫn đến tự mình tu Bát Nhã Ba La Mật, và cũng dạy người tu Đàn Ba La Mật… dẫn đến dạy người tu Bát Nhã Ba La Mật.

Chư đại Bồ Tát này dùng lực phương tiện Bát Nhã Ba La Mật để dạy chúng sanh tu được 4 quả Thanh Văn, được quả Bích Chi Phật mà tự mình chẳng chứng các quả ấy.

Chư đại Bồ Tát này trú Bất Thối Chuyển Địa, cũng dạy người trú Bất Thối Chuyển Địa; cũng dạy ngươi trú Bất Thối Chuyển Địa, tự mình thanh tịnh Phật độ, thành tựu chúng sanh, cũng dạy người thanh tịnh Phật độ; thành tựu chúng sanh, tự mình thành tựu thần thông, cũng dạy người thành tựu thần thông; tự mình được đầy đủ các đà la ni, đầy đủ biện tài vô ngại, cũng dạy người được đầy đủ các đà la ni, đầy đủ biện tài vô ngại; tự mình thành tựu sắc thân với 32 tướng tốt, cũng dạy người thành tựu sắc thân với 32 tướng tốt; tự mình thành tựu 10 Phật lực, 18 bất cộng pháp, đại từ, đại bi … dẫn đến thành tựu nhất thiết chủng trí; cũng dạy người thành tựu 10 Phật lực, 18 bất cộng pháp, đại từ đại bi… dẫn đến thành tựu nhất thiết chủng trí, tự mình ly kết thảy kiết sử, cũng dạy người ly kết thảy kiết sử; tự mình chuyển pháp luân, cũng dạy người chuyển pháp luân.

LUẬN:

Ngài Thích Đề Hoàn Nhơn hỏi ngài Xá Lợi Phất rằng : Có Bồ Tát nào chưa được thọ ký nghe Bát Nhã Ba La Mật, mà chẳng kinh, chẳng hãi, chẳng sợ chăng?

Ngài Xá Lợi Phất đáp lại rằng : Nểú có Bồ Tát nào nghe Bát Nhã Ba La Mật mà chẳng kinh, chẳng hãi, chẳng sợ, thì phải biết vị Bồ Tát đó đã gần được thọ ký Vồ Thượng Bồ Đề. Vị Bồ Tát đố chì còn gặp 1 hoặc 2 đức Phật nữa là sẽ được thọ ký rồi vậy.

Lời ngài Xá Lợi Phất nói ra được Phật ấn chứng, nên ngài sanh tâm hoan hỷ, xin được nêu lên các thí dụ để làm sáng tỏ về thâm nghĩa này.

—oOo—

Ví như trong mộng, tâm trí thường bị ngăn che. Thế nhưng, nếu có Thiện Nam, Thiện Nữ nào nằm mộng mà thấy mình phát tâm hành 6 pháp Ba La Mật, hoặc thấy mình đang tọa đạo tràng thuyết pháp, thì phải biết người đó đã cồ đầy đủ phước đức, đã gần được thọ ký. Vô Thượng Bồ Đề. Huống nữa là người, trong tinh thức, phát Bồ Đề tâm, tu tập 6 pháp Ba La Mật, mà chẳng cần được thọ ký hay sao?

Lại nữa, người đang ở trong 6 đường sanh tử mà nghe Bát Nhã Ba La Mật liền thọ trì, đọc tụng … dẫn đến chánh ức niệm, tu tập, thì phải biết người đó chẳng bao. lâu nữa sẽ được thọ ký Vô Thượng Bồ Đề. Ví như con cá đã cắn câu, thì dù thấy nó vẫn tung tăng bơi lội, mà ta cũng biết rằng chẳng còn bao lâu nữa con cá ấy cũng sẽ bị kéo lên khỏi mặt nước.       

Người hành đạo cũng là như vậy. Khi đã thâm tín Bát Nhã Ba La Mật rồi, thì biết chắc người đó chẳng còn bao lâu nữa cũng sẽ thoát khỏi các nẻo đường sanh tử vậy.

–o0o–

Trong các thí dụ nêu ở đoạn kinh trên đây, ngài Xá Lợi Phất có nói đến đường quanh co, hiểm trở, chẳng an ổn … để dụ cho 3 cõi “Dục, sắc và Vô sắc”; ngài cũng có nói đến đường dài cả 2, 3, 4 trăm do tuần … để dụ cho quá trình tu học lâu dài có thể vượt ra khỏi 3 cõi :

– 200 do tuần dụ cho thời gian tu tập để vượt ra khỏi cõi Vô Sắc.

– 300 do tuần dụ cho thời gian tu tập để vượt ra khỏi cõi Sắc.

– 400 do tuần dụ cho thời gian tu tập để vượt ra khỏi cõi Dục.           

Ngài nói đến thành ấp, xóm làng ,để dụ cho vô lượng thiện pháp. Thấy thành ấp nhỏ, thấy được xóm làng là dụ cho được “nhu thuận nhẫn”; thấy được thành lớn là dụ cho được “vô sanh pháp nhẫn”, nơi an ổn là dụ cho Vô Thượng Bồ Đề. Bồ Tát nghe Bát Nhã Ba La Mật, rồi tư duy, trù lượng rằng : Nếu ta tu được pháp này, thì tâm ta sẽ được an ổn, chẳng bao lâu nữa ta sẽ đươc Vô Thượng Bồ Đề.

Ngài cũng có nói đến độc trùng để dụ cho khát ái, phiền não; nói đến ác thú, đến giặc cướp để dụ cho 62 tà kiến.

Ngài nói đến chẳng còn sợ độc trùng, ác thú, giặc cướp, chẳng còn sợ cảnh đói khát để dụ cho được chân trí huệ, chẳng còn khát ái, chẳng còn sợ hãi nữa, vì biết rằng mình sắp được giải thoát.

Ngoài ra, muốn chẳng lạc về Thanh Văn và Bích Chi Phật địa, thì phải tín thọ Bát Nhã Ba La Mật, phải theo gương chư đại Bồ Tát, là những vị đã nhận rõ thật tướng pháp, đã xả ly thế gian dục lạc, xả ly Thanh Văn và Bích Chi Phật pháp, thâm tâm ái kính Bát Nhã Ba La Mật, thường hành Bồ Tát đạo, nhằm đem lại đại lợi ích cho chúng sanh. Chư đại Bồ Tát đã thể nhập vào Bát Nhã Ba La Mật, nên dù ở trong vũng lầy sanh tử, mà vẫn tự tại hành đạo Cam Lồ, làm lợi lạc cho chúng sanh, chẳng còn bị sanh tử triển chuyển nữa.

Các sự kiện trên đây nói về các nhân duyên “sắp được thọ Ký Vô Thượng Bồ Đề” của chư đại Bồ Tát. Khi thấy vị Bồ Tát nào hiển bảy các tướng nêu ở đoạn kinh trên đây, thì biết vị Bồ Tát đó sắp được thọ ký Vô Thượng Bồ Đề, chẳng còn bị đọa vào 3 đường ác, chẳng còn trầm luân trong sanh tử … dẫn đến chẳng còn lạc về Thanh Văn và Bích Chi Phật địa nữa.

—o0o—

Ngài Xá Lợi Phất lại nói đến người muốn thấy biển lớn, quyết tâm đi mãi cho đến khi chẳng còn thấy núi đồi, cây cối nữa để dụ cho người cầu Vô Thượng Đạo, nhất tâm hành Bát Nhã Ba La Mật; nói đến vùng biển lớn là nơi bằng phẳng, chẳng có núi đồi, chẳng có cây cối để dụ cho Vô Thượng Bồ Đề, là nơi rốt ráo thanh tịnh.

Ngài lại nói trước khi mùa xuân đến cây rụng sạch lá để dụ cho Bồ Tát dùng lực phương tiện Bát Nhã Ba La Mật đoạn sạch các phiền não trước khi được Vô Thượng Bồ Đề; nói đến màu xanh tươi mát của cây cỏ để dụ cho thanh tịnh lạc ở nơi Vô Thượng Bồ Đề.

Ngài lại nói đến người mẹ mang thai để dụ cho Bồ Tát phát đại nguyện thành bậc Vô Thượng Giác; nói đến các hiện tượng sắp sanh con của người mẹ, sau thời gian dài chín tháng cưu mang, để dụ cho Bồ Tát sau thời gian dài cần khổ, hành 6 pháp Ba La Mật, đã ly được thế gian lạc, sắp thành tựu được Vô Thượng Bồ Đề.

–o0o–

Phật tán thán lời nói của ngài Xá Lợi Phất. Qua lời tán thán đó, ngài Tu Bồ Đề biết rõ ý Phật, nên bạch Phật rằng ; Thật là hy hữu ! Thế Tôn đã khéo phó chúc Phật sự cho chư Bồ Tát, “khí hành” Bồ Tát đạo.

–o0o–

Phật phó chúc tho chư Bồ Tát phải Vô Thượng Bồ Đề tâm để an ổn chúng sanh trong vô lượng tăng kỳ kiếp.

Nếu chúng sanh chấp thường, thì dạy cho họ pháp vô thường; nếu chúng sanh chấp lạc, thì dạy cho họ biết rằng chấp lạc sẽ dẫn sanh khổ; nếu chúng sanh chấp có các pháp, thì dạy cho họ biết về “pháp tánh không”; nếu chúng sanh chấp ngã, thì dạy cho họ về pháp vô ngã v.v…

Như vậy mới có thể an lập được hết thảy chúng sanh. Phàm phu nghe như vậy, thì dù đời nay chưa được an lạc, nhưng về sau, khi diệt sạch phiền não, thì cũng sẽ được thâm tâm an lạc.

Ví như người uống thuốc đắng. Dù nay cảm thấy thuốc đắng có mùi vị khó chịu, nhưng về sau sẽ được lành bệnh vậy.

Bồ Tát hành Bát Nhã Ba La Mật phát nguyện an lạc hết thảy chúng sanh, nên phải dùng mọi phương tiện để giáo hóa họ. Dù nay bản nguyền của Bồ Tát chưa được thành tựu, nhưng đời sau sẽ được thành tựu viên mãn vậy.

-o0o-

Như trong kinh Bổn Sanh có nói : Bồ Tát do diệt sạch phiền não mà được an lạc. Khi được an lạc rồi – Bồ Tát lại dùng các phương tiện làm lợi ích cho chúng sanh, khiến họ được thế gian lạc và xuất thế gian lạc. Khi được Vô Thượng Bồ Đề, Bồ Tát lại dùng vô sở đắc thành tựu chúng sanh, khiến họ được an lập nơi thanh tịnh xuất thế gian lạc vậy.

Trong khi hành Bồ Tát đạo, Bồ Tát thường dùng 4 “nhiếp pháp” để nhiếp thủ chúng sanh. Đó là :

1) Ái ngữ: Tùy theo căn tánh cùa chúng sanh mà khéo chọn lựa lời nói, để khuyến dụ họ :

– Hoặc nương theo ý họ mà nói.

– Hoặc nương theo những điều ưa thích, những ước muốn của họ mà nói.

2) Lơi hành: Làm các việc lảnh, lợi ích cho chúng sanh :

– Hoặc dạy họ tinh tấn tu tập và hành trì các thiện pháp.

– Hoặc dạy họ nếu chưa tin Phật pháp, thì hãy khởi lòng tin nơi Phật pháp.

Ví như đối với người phá giới, thì dạy họ nên trì giới, đối với người bỏn xẻn, thì day họ nên bố thí, đối với người ngu si, thì dạy cho họ mở mang trí tuệ v.v…

3) Đồng sư: Giáo hóa chúng sanh bằng cách cùng với họ hành các thiện pháp.

Ví như tự mình tu tập 10 thiện đạo, và cũng dạy người tu tập 10 thiện đạo v.v…

4) Bố thí: Thấy chúng sanh cần gì, thì bố thí cho họ được như nguyện :

– Hoặc tài thí: Thấy chúng sanh thiếu thốn, cần đến tài vật gì, thì đem tài vật ra bố thí cho họ.

– Hoặc pháp thí : Thấy chúng sanh cần biết pháp gì, thì đem pháp ấy thuyết cho họ.

– Hoặc vô úy thí: Thấy chúng sanh sợ sệt, thì làm cho họ được an ổn, chẳng còn sợ sệt nữa.

Pháp “ái ngữ nhiếp” là pháp dẫn đầu trong tất cả 4 nhiếp pháp.

Ví như, biết chúng sanh thích được sống lâu, thì nên khéo léo dạy họ tu tập 10 thiện đạo; biết chúng sanh thích các bảo vật, thì nên khéo léo dạy cho họ biết là “pháp bảo” quí hơn hết thảy các bảo vật ở thế gian v.v…

Pháp “đồng sự nhiếp” có nghĩa là đồng hành. Muốn giáo hóa chúng sanh, thì phải cùng với họ hành các thiện pháp.

Ví như, Bồ Tát tự mình hành 10 thiện đạo, cũng dạy người hành 10 thiện đạo; tự mình tu 4 quả Thanh Văn, cũng dạy người tu 4 quả Thanh Văn; tự mình tu 6 pháp Ba La Mật, cũng dạy ngưởi tu 6 pháp Ba La Mật; tự mình trú bất thối chuyển địa, cũng dạy người trú bất thối chuyển địa; tự mình chuyển pháp luân, cũng dạy người chuyển pháp luân v.v…

Phật dạy : Ta, vì đại từ đại bi, mà phó chúc cho các Bồ Tát tu tập như vậy, kiến lập đạo tràng như vậy, hành hết thảy các thiện pháp như vậy, mà chẳng có sanh tâm chấp đắm.

(Hết Quyển 66)