LUẬN
ĐẠI TRÍ ĐỘ

Nguyên tác: Bồ tát Long Thọ
Hán dịch: Pháp sư Cưu Ma La Thập
Việt dịch: Tỳ kheo ni THÍCH NỮ DIỆU KHÔNG

 

TẬP IV
QUYỂN 63

Phẩm thứ bốn mươi mốt
(Tiếp theo)
 
Tín Hủy
(Tiếp theo)

KINH:

Ngài Tu Bồ Đề bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Thiện nam, Thiện nữ phải khéo nhiếp các nghiệp “thân, khẩu và ý”, đừng để phải thọ các khổ như vậy. Vì sao? Vì đã thọ các khổ như vậy, thì chẳng thấy được Phật, chẳng nghe được Pháp, chẳng thân cận được chư Tăng; hoặc phải sanh vào các thế giới chẳng có Phật; hoặc sanh vào chốn bần cùng hạ tiện, khiến chẳng tín thọ được lời Phật. Bạch Thế Tôn! Đây là do khẩu nghiệp mà phạm tội hủy báng Bát Nhã Ba La Mật như vậy chăng?

Phật dạy: Đúng như vây! Đúng như vậy! Này Tu Bồ Đề! Ở trong Phật pháp, có người đã xuất gia thọ giới rồi, chỉ vì  ngu si mà phạm tội phá Bát Nhã Ba La Mật, hủy báng Pháp.

Này Tu Bồ Đề! Nếu phát Bát Nhã Ba La Mật phá chư Phật trong 10 phương, phá nhất thiết chủng trí, phá Phật Bảo, phá Pháp Bảo, phá Tăng Bảo. Phá 3 ngôi Tam Bảo là phá chánh kiến ở thế gian, phá tứ niệm xứ…dẫn đến phát nhất thiết chủng trí, nên phải thọ vô lượng vô biên tội báo, vô lượng vô biên khổ não.

Ngài Tu Bồ Đề bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Có bao nhiêu tác duyên khiến người ngu si phá thâm Bát Nhã Ba La Mật?

Phật dạy: Này Tu Bồ Đề! Có 4 tác duyên khiến người ngu si phá thâm Bát Nhã Ba La Mật. Đó là:

Bị ma sai sử.

Chẳng có tín giải thâm Bát Nhã Ba La Mật; chẳng có được tâm thanh tịnh

Thường gần gũi ác tri thức, nên sanh tâm giải đãi, chấp đắm 5 ấm thân

Còn nhiều sân nhuế, tự cao, khinh miệt người.

Do 4 tác duyên nêu trên đây, mà người ngu si phạm tội hủy báng thâm Bát Nhã Ba La Mật.

LUẬN:

Hỏi: Hủy báng Pháp là do khẩu nghiệp. Như vậy vì sao lại nói người tu phải nhiếp cả 3 nghiệp “thân, khẩu và ý”

Đáp: Gốc của khẩu nghiệp là ý nghiệp, có ý nghiệp mới dẫn sanh khẩu nghiệp. Bởi vậy trước hết phải nhiếp ý nghiệp.

Nơi đây, ngài Tu Bồ Đề tự nói các nhân duyên dẫn đến thọ khổ, khiến chẳng thấy được Phật, chẳng được nghe pháp, chẳng được gần gũi chư Tăng.

Phật dạy: Người ngu si do khẩu nghiệp mà tạo ra bao nhiêu tội lỗi. Trong các chúng xuất gia, thọ giới, có nhiều người còn chấp pháp Thanh Văn. 500 năm sau khi ta diệt độ, họ sẽ phân ra làm nhiều bộ chúng, lên đến 800 bộ chúng khác nhau. Từ đó về sau, họ cấu pháp tướng, chấp đắm pháp danh. Họ chấp thủ những lời Phật nói ra, mà chẳng biết rằng chỉ vì đạo giải thoát, mà Phật phương tiện nói ra các pháp.

Có nhiều người, khi nghe nói Bát Nhã Ba La Mật rốt ráo không, tưởng như bị tổn thương. Hạng người này chấp các pháp tướng quyết định là có. Nay nghe nói các pháp điều là tư tưởng không, nghe nói hành Bát Nhã Ba La Mật là chẳng trú chấp các pháp tướng, thì họ khởi nghi tâm, cho đó chẳng phải là lời Phật dạy … dẫn đến hủy báng Bát Nhã Ba La Mật. Hạng người này chẳng biết rằng, vì thương xót chúng sanh, mà Phật đã phương tiện phân biệt đạo và phi đạo, để chúng sanh tụ tập. Nay ở trong hội Bát Nhã Ba La Mật, nghe Phật thuyết đạo và phi đạo đều là vô tướng,là bất khả đắc, nên họ khởi nghi tâm, Từ đó họ khởi sanh tà kiến; rồi do lực tà kiến thúc đẩy, mà tại giữa đại chúng, họ hủy báng Bát Nhã Ba La Mật, khiến phải mang tội phá pháp. Hủy báng Bát Nhã Ba La Mật như vậy là hủy báng 3 đời 10 phương chư Phật, phá các lực công đức của 3 ngôi Tam Bảo. Phá Tam Bảo là phá thế gian lạc, nghĩa là phá 4 niệm xứ … dẫn đến phá nhất thiết chủng trí.

Bởi nhân duyên vậy, nên người phá pháp phải thọ vô lượng vô biên tội báo, vô lượng vô biên ưu bi khổ não.

Hỏi: Trước đã nói ái chấp pháp là nhân duyên dẫn đến phá pháp. Nay vì sao còn nói nữa ?

Đáp: Trước chỉ lượt thuyết. Nay rộng thuyết về các tác duyên dẫn đến hành động phá pháp.

1. Có người bị ma sai sử, khiến vô minh xâm nhập vào tâm, chuyển thành nghiệp ở thân, khẩu, rồi dẫn đến hành động hủy báng Bát Nhã Ba La Mật.   

Các bậc Thanh Văn còn bị ma ám thay, huống nữa là hàng phàm phu.

Ví như trong hàng đại đệ tử của Phật, ngài A Nan là bậc đa văn, hiểu rộng, biết nhiều. Thế nhưng, có lúc Phật hỏi ngài về một vấn đề đến 3 lần, mà ngài bị ma ám chẳng trả lời được.

–oOo–

Nên biết có 4 loại ma. Đó là:

  1. 5 ấm ma.
  2. Phiến não ma.
  3. Tử ma.
  4. Tư tại Thiên ma.

Trước đây đã có nói về 4 loại ma này rồi. Nay nói riêng về phiến não ma và Tư Tại Thiên ma khiến người tu chẳng tin nơi Bát Nhã Ba La Mật, tự thủ chấp pháp của mình, khinh chê pháp của người. Hạng người này ngu si, điên đảo, độn căn, thiểu trí, nên chẳng hiểu, chẳng tín, chẳng thọ được thâm nghĩa của Bát Nhã Ba La Mật… dẫn đến hủy báng Bát Nhã Ba La Mật.

1. Có người lợi căn, nhưng chẳng được tâm thanh tịnh, nên cũng chẳng tin nơi Bát Nhã Ba La Mật… dẫn đến hủy báng Bát Nhã Ba La Mật.

2. Có người trước đã siêng năng tu tập Bát Nhã Ba La Mật, nhưng về sau bị các tri thức mê hoặc, dẫn dắt, khiến trở nên giải đãi, chẳng còn tín thọ Bát Nhã Ba La Mật… dẫn đến hủy báng Bát Nhã Ba La Mật.

3. Có người thường sang tâm sân nhuế, cang cường, tự cao, khinh miệt người khác.

Hạng người này chẳng tin lời Pháp sư thuyết giảng, mà tự nghĩ : Ta có trí tuệ mà còn chưa biết rõ được Bát Nhã Ba La Mật, huống nữa là hạng người độn căn thiểu trí làm sao mà hiểu rõ được.

Khởi tâm sân nhuế, kiêu mạn như vậy, cũng là phá hủy Bát Nhã Ba La Mật.

KINH:

Ngài tu bồ đề bạch Phật : Bạch Thế Tôn! Người thân cận các ác tri thức, thường gieo trồng các bất thiện căn, chẳng tinh tấn tu tập các thiện pháp, thì chẳng có thể tin, chẳng có thể hiểu được thăm nghĩa của Bát Nhã Ba La Mật.

Phật dạy: Đúng như vậy, đúng như vậy ! Này Tu Bồ Đề ! Người thân cận các ác tri thức, thường gieo trồng các bất thiện căn, thì chẳng sao có thể tin, có thể hiểu được thâm nghĩa Bát Nhã Ba La Mật.

Ngài Tu Bồ Đề bạch Phật : Bạch Thế Tôn! Vì sao thâm nghĩa của Bát Nhã Ba La Mật lại khó tin, khó hiểu như vậy ?

Phật dạy: Này Tu Bồ Đề ! Sắc bất phược (chẳng buộc), bất giải (chẳng mở)… dẫn đến thức bất phược, bất giải. Vì sao? Vì đều là tánh vô sở hữu.

Đàn Ba La Mật… dẫn đến Bát Nhã Ba La Mật bất phược, bất giải, nội không…dẫn đến vô pháp hữu pháp không bắt được, bất giải, 4 niệm xứ… dẫn đến nhất thiết chủng trí bất phược, bất giải. Vì sao? Vì đều là tánh vô sở hữu.

Này Tu Bồ Đề! Sắc quá khứ… dẫn đến nhất thiết chủng, trí quá khứ bất phược, bất giải; sắc hiện tại… dẫn đến nhất thiết chủng trí hiện tại bất phược, bất giải. Vì sao? Vì đều là tánh vô sở hữu.

Ngài Tu Bồ Đề bạch Phật : Bạch Thế Tôn! Người tu tập Bát Nhã Ba La Mật, mà chẳng nhất tâm tinh tấn, chẳng gieo trồng thiện căn, giải đãi, ưa quên, lại thường gần gũi ác tri thức, thì chẳng có được các lực phương tiện nên khó có thể tin, khó có thể hiểu được thâm nghĩa Bát Nhã Ba La Mật.

Phật dạy: Đúng như vậy, đúng như vậy ! Này Tu Bồ Đề ! Người như vậy khó có thể tin, khó có thể hiểu thâm nghĩa Bát Nhã Ba La Mật. Vì sao?

Này Tu Bồ Đề! Vì 5 ấm bản lai thanh tịnh, nên quả cũng thanh tịnh.

Này Tu Bồ Đề ! Sắc thanh tịnh tức Bát Nhã Ba La Mật thanh tịnh ; Bát Nhã Ba La Mật mật thanh tịnh tức là sắc thanh tịnh. Dẫn đến nhất thiết chủng trí thanh tịnh tức là Bát Nhã Ba La Mật thanh tịnh; Bát Nhã Ba La Mật thanh tịnh tức là nhất thiết chủng tri thanh tịnh.

Sắc thanh tịnh và Bát Nhã Ba La Mật thanh tịnh là chẳng phải hai, chẳng phải khác, chẳng phải đoạn, chẳng phải hoại. Dẫn đến nhất thiết chủng trí thanh tịnh và Bát Nhã Ba La Mật thanh tịnh là chẳng phải hai, chẳng phải khác, chẳng phải đoạn, chẳng phải hoại. Vì sao?

Này Tu Bồ Đề! Vì “bất nhị pháp” thanh tịnh nên sắc thanh tịnh. Dẫn đến vì “bất nhị pháp” thanh tịnh nên nhất thiết chủng trí thanh tịnh. “ Bất nhị pháp ’’ thanh tịnh cùng với sắc thanh tịnh… dẫn đến cùng với nhất thiết chủng thanh tịnh đều là chẳng phải hai, chẳng phải khác.

Lại nữa, vì ngã thanh tịnh… dẫn đến tri giả, kiến giả thanh tịnh; nên sắc… dẫn đến nhất thiết chủng trí thanh tịnh, vì sắc thanh tịnh… dẫn đến nhất thiết chủng trí thanh tịnh nên ngã… dẫn đến trí giả, kiến giả thanh tịnh.

Ngã thanh tịnh… dẫn đến trí giả, kiến giả thanh tịnh cùng với sắc thanh tịnh… dẫn đến cùng với nhất thiết chủng trí thanh tịnhlà chẳng phải hai, chẳng phải khác, chẳng phải đoạn, chẳng phải hoại.

LUẬN:

Ở đoạn kinh trên đây, ngài Tu Bồ Đề bạch Phật với nội dung: Bát Nhã Ba La Mật thậm thâm vi diệu như vậy, nên người giải đãi, chẳng gieo trồng thiện căn, lại thường gần gũi ác tri thức, thì rất khó tin, rất khó giải được thâm nghĩa Bát Nhã Ba La Mật.

Ngược lại với các điều nêu trên đây, thì mới có được tín lực nơi Bát Nhã Ba La Mật.

–oOo–

 Ngài Tu Bồ Đề hỏi : Vì sao thâm nghĩa của Bát Nhã Ba La Mật lại khó tin, khó hiểu như vậy ?

Phật dạy: Sắc… dẫn đến nhất thiết chủng trí đều chẳng phược, chẳng giải.

Nơi đây, Phật muốn nói rằng có người cho rằng 3 độc là phược, còn 3 giải thoát môn là giải. Thế nhưng, họ chẳng biết rằng 3 độc gồm : “ tham, sân và si’’, cùng với hết thảy các phiền não đều là hư vọng, chẳng thật có, đều là tự tánh không, nên bản lai vốn chẳng có phược, cũng chẳng có giải. Phá 3 độc thành 3 giải thoát môn cũng là chẳng có phược , chẳng có giải như vậy.

–oOo–

Phàm phu do chấp các pháp tướng, mà bị các phiền não trối buộc. Thật vậy, nếu chấp mỗi pháp đều có tự tánh, thì chẳng sao có thể giải được, chẳng sao có thể đoạn, có thể hoại được. Trái lại, nếu biết rõ hết thảy các pháp đều là hư vọng, chẳng thật có thì các chấp liền được tiêu trừ, và chẳng còn thấy có phược, có giải nữa.

Lại nữa, do phân biệt tâm và tâm sở … dẫn đến do chấp các pháp tướng, rồi bị trói buộc vào các duyên, mà khởi sanh phiền não vậy. Nếu vào được nơi thật tướng pháp, biết rõ các pháp đều là hư vọng , đều chẳng thật có, thì tâm liền được thanh tịnh.

Khi tâm đã thanh tịnh, thì là “phi tâm tướng’’ nên chẳng còn có các tướng trói buộc nữa. Đã chẳng có trói buộc thì cũng chẳng có cởi mở vậy.

–oOo–

Nơi đây, Phật nói sắc cùng hết thảy các pháp hữu vi đều do các nhân duyên hòa hợp sanh, nên đều chẳng có định tánh, đều là vô sở hữu tánh. Đã là vô sở hữu tánh, thì sắc tánh … dẫn đến hết thảy các pháp tánh, ở trong cả 3 đời, đều chẳng có phược, cũng chẳng có giải. Ngài Tu Bồ Đề biết rõ Bát Nhã Ba La Mật chẳng phải thậm thâm ( phi thậm thâm ) , nên đã nói rằng : Nếu cho Bát Nhã Ba La Mật thậm thâm là xa lìa Bát Nhã Ba La Mật.

Vì sao? Vì nếu cho Bát Nhã Ba La Mật là thậm thâm, khó tín, khó giải mà chẳng nhất tâm tinh tấn tu hành, chẳng gieo trồng thiện căn giải thoát, lại thân cận ác tri  thức, chỉ cầu thế giới lạc, thì chẳng sao có được xuất thế gian giải thoát. Hạng người như vậy thường bị các phiền não loạn tâm, khiến quên làm điều thiện, gieo trồng các bất thiện căn , chẳng phá được kiêu mạn, chẳng trừ được tà kiến hý luận. Bởi vậy nên, dù cầu thật tướng pháp, mà vẫn chẳng sao có đủ trí để phân biệt thiện ác, nên chẳng sao có được các lực phương tiện xảo vậy.

Hạng người hành các ác pháp như vậy rất khó tín giải thâm nghĩa của Bát Nhã Ba La Mật.

Hỏi: Ngài Tu Bồ Đề chẳng có đề cập đến các ma sự. Vì sao Phật lại dạy thêm về các ma sự ?

Đáp: Vì muốn cho chúng hội biết đầy đủ về nội nhân duyên lẫn ngoại nhân duyên, nên Phật dạy thêm về các ma sự.

Phật lại nêu lên các nhân duyên khiến Bát Nhã Ba La Mật khó tin, khó giải, khi nói với ngài Tu Bồ Đề rằng: Sắc bản lai thanh tịnh, nên quả cũng thanh tịnh… dẫn đến vô Thượng Bồ Đề thanh thịnh, nên quả cũng thanh tịnh.

 Ví như người tu 4 niệm xứ, khi tu tập thân niệm xứ, quán sắc cùng hết thảy các pháp là bất tịnh, là vô thường.

Quán như vậy sẽ thấy rõ tánh của sắc cũng như tánh của hết thảy pháp đều là vô lậu, là thanh tịnh, nên đoạn trừ được các phiền não, vào được Niết Bàn.

Quán 3 niệm xứ kia cũng là như vậy.

Bởi nhân duyên vậy, nên nói sắc cùng hết thảy pháp thanh tịnh, nên quả thanh tịnh. Quả đã thanh tịnh thì nhân cũng thanh tịnh.

Hỏi: Trước nói niệm sắc là bất tịnh, là vô thường, thì được thân niệm xứ. Nay vì sao lại nói quả thanh tịnh, thì nhân cũng thanh tịnh ?

Đáp: Khi mới vào sơ môn, thì quán bất tịnh… nhưng đó chẳng phải là thật quán. Vì sao? Vì khi đã vào được Bát Nhã Ba La Mật rồi, thì chẳng còn nói quán thường hay vô thường, quán tịnh hay bất tịnh nữa. Tất cả các pháp quán đó đều chỉ là hý luận.

Khi vào được Bát Nhã Ba La Mật rồi, thì các hý luận đó đều tận diệt. Lúc bấy giờ mới thấy rõ được Phật tướng sắc là rốt ráo thanh tịnh. Do vậy mà nói “ quả đã thanh tịnh, thì nhân cũng thanh tịnh ’’

Bát Nhã Ba La Mật là rốt ráo thanh tịnh, là như hư không, chẳng có nhiễm ô. Khi vào trong Bát Nhã Ba La Mật, thì biết rõ sắc… dẫn đến hết thảy các pháp đều chẳng sanh, chẳng diệt, đều là rốt ráo thanh tịnh cả. Lại nữa, hành Bát Nhã Ba La Mật là thành tựu được 3 chánh nhân:

  1. Chánh quán
  2. Chánh hạnh
  3. Chánh tu

Bởi nhân duyên vậy, nên nói Bát Nhã Ba La Mật thanh tịnh, thì sắc… dẫn đến hết thảy các pháp thanh tịnh, nên Bát Nhã Ba La Mật thanh tịnh. Ở nơi thật tướng pháp thì hết thảy các pháp cùng Bát Nhã Ba La Mật là chẳng phải hai , chẳng phải khác. Vì là chẳng phải hai, chẳng phải khác, nên là chẳng ly, chẳng đoạn, chẳng hoại.

Lại nữa,  cầu ngã, cầu pháp … dẫn đến cầu 3 đời 10 phương chư Phật đều là bất khả đắc cả. Bởi vậy nên 5 ấm chỉ là giả danh, chúng sanh chỉ là giả danh… dẫn đến trí giả, kiến giả, cùng hết thảy các pháp cũng đều là giả danh cả; ngã là “ không”, là vô sở hữu, là thanh tịnh, nên chúng sanh … dẫn đến trí giả, kiến giả cùng hết thảy các pháp cũng đều là “không’’, là vô sở hữu, là thanh tịnh cả.

KINH:

Này Tu Bồ Đề ! Vì “ tham, sân, si”, thanh tịnh nên sắc…dẫn đến nhất thiết chủng trí thanh tịnh.

“ Tham, sân, si ” thanh tịnh cùng cởi “ sắc… dẫn đến nhất thiết chủng trí ” thanh tịnh là chẳng phải hai, chẳng phải khác.

Này Tu Bồ Đề! Vì vô minh thanh tịnh, nên hành thanh tịnh; hành thanh tịnh, nên thức thanh tịnh ; thức thanh tịnh, nên sắc thanh tịnh; danh sắc thanh tịnh, nên 6 nhập thanh tịnh; 6 nhập thanh tịnh, nên xúc thanh tịnh; xúc thanh tịnh, nên thọ thanh tịnh; thọ thanh tịnh, nên ái thanh tịnh; ái thanh tịnh, nên thủ thanh tịnh; thủ thanh tịnh, nên hữu thanh tịnh; hữu thanh tịnh nên sanh thanh tịnh; sanh thanh tịnh, nên lão tử thanh tịnh.

Vì tất cả 12 chi duyên khởi đếu thanh tịnh, nên Bát Nhã Ba La Mật thanh tịnh.

Vì Bát Nhã Ba La Mật thanh tịnh, nên Bàn Đa La Mật… dẫn đến Thiền Đà La Mật đều thanh tịnh, nội không… dẫn đến vô pháp hữu pháp không đều thanh tịnh, 4 niệm xứ … dẫn đến nhất thiết chủng trí đều thanh tịnh. Vì sao? Vì hết thảy pháp thanh tịnh là chẳng phải hai, chẳng phải khác, chẳng đoạn, chẳng hoại.

Này Tu Bồ Đề ! Vì Bát Nhã Ba La Mật thanh tịnh, nên sắc… dẫn đến nhất thiết chủng trí đều thanh tịnh.

Vì sao? Vì Bát Nhã Ba La Mật cùng với sắc… dẫn đến cùng nhất thiết chủng trí là chẳng phải hai, chẳng phải khác.

Này Tu Bồ Đề ! Vì hữu vi thanh tịnh, nên vô vi thanh tịnh. Vì sao? Vì hữu vi thanh tịnh cùng vô vi thanh tịnh là chẳng phải hai, chẳng phải khác, chẳng đoạn, chẳng hoại.

Này Tu Bồ Đề ! Vì quá khứ thanh tịnh, nên hiện tại và vị lai đều thanh tịnh.

Vì sao ? Vì quá khứ cùng hiện tại và vị lai là chẳng phải hai, chẳng phải khác, chẳng đoạn, chẳng hoại.

LUẬN:

Hỏi : Phật đã dạy 3 độc là bất tịnh. Nay vì sao lại nói “ tham, sân và si’’ thanh tịnh, nên sắc thanh tịnh ?

Đáp : Đây là nói tánh của 3 độc là thanh tịnh, nên tánh của sắc cũng là thanh tịnh. Bởi vậy nên nói 3 độc thanh tịnh, nên sắc thanh tịnh. Vì sao ? Vì 3 độc thanh tịnh cùng sắc thanh tịnh là chẳng phải hai, chẳng phải khác.

Còn nói 12 chi duyên khởi thanh tịnh là nói tánh của vô minh là rốt ráo không, là vô sở hữu, là rốt ráo thanh tịnh, nên tánh của các chi khác trong 12 chi duyên khởi cũng đều rốt ráo thanh tịnh cả.

Vì 12 chi duyên khởi thanh tịnh, nên Bát Nhã Ba La Mật thanh tịnh.

Vì Bát Nhã Ba La Mật thanh tịnh, nên Bàn Đa La Mật..dẫn đến Thiền Ba La Mật đều thanh tịnh, nội không… dẫn đến vô pháp hữu pháp không đều thanh tịnh, 4 niệm xứ… dẫn đến nhất thiết chủng trí đều thanh tịnh. Vì hết thảy pháp thanh tịnh là chẳng phải hai, chẳng phải khác.

 Lại nữa, vi hữu vi thanh tịnh, nên vô vi thanh tịnh. Vì thật tướng của hữu vi là vô vi vậy.

Ví như người cầu “ thưởng, lạc, ngã, tịnh’’ ở nơi các pháp, mà chẳng biết rằng “ thưởng, lạc, ngã, tịnh’’ ở nơi các pháp là bất khả đắc.

Vì thật tướng vô vi là bắt khả đắc, nên nói hữu vi thanh tịnh, thì vô vi thanh tịnh.

 Lại nữa, do nhân duyên có hữu vi mới có vô vi.Các bậc thánh đã trú ở nơi vô vi,nên thấy hữu vi thanh tịnh, mà đã là thanh tịnh,thì cũng tức là vô vi vậy.

 Bởi nhân duyên vậy, nên nói : hữu vi thanh tịnh, thì vô vi thanh tịnh, dẫn đến hữu vi pháp ở cả 3 đời đều thanh tịnh. Vì sao ? Vì quá khứ đã qua, vị lai chưa đến, hiện tại hằng chuyển,niệm niệm sanh diệt, nên hết thảy pháp đều là chẳng trú, mà cũng là chẳng phải chẳng trú; cả 3 đời đều là rốt ráo không.

Khi vào được trong Bát Nhã Ba La Mật rồi thì biết rõ hữu vi cùng vô vi đều là không, tức là biết rõ hết thẩy các pháp, ở nơi thật tướng, đều là rốt ráo thanh tịnh cả.

Hỏi: Nếu chẳng tin Bát Nhã Ba La Mật, thì đọa vào địa ngục; nếu tin Bát Nhã Ba La Mật, thì sẽ thành tựu được Phật quả. Như vậy,hạng người phạm tội “ngũ nghịch’’phá giới,tà kiến, giải đãi, mà tin Bát Nhã Ba La Mật, thì có bị đọa địa ngục không ? Người trì giới tinh tấn mà chẳng tin Bát Nhã Ba La Mật, thì có đọa địa ngục không?

Đáp: Phá Bát Nhã Ba La Mật có 2 trường hợp.Đó là:

– Phá hoại lời Phật dạy trong các kinh điển. Ví Như người vô trí nghe người khác đọc tụng kinh điển, mà phỉ báng, cho đó chẳng phải là lời Phật dạy. Hạng người như vậy đọa vào đoạn diệt kiến. Do chấp tà kiến như vậy, mà phải đọa vào địa ngục.

Lại có người viết chép lời Phật dạy, mà thêm bớt cho sai lệch, hoặc miệng thuyết Bát Nhã Ba La Mật là “ không’’, mà tâm thì chấp “có’’. Hạng người như vậy cũng bị đọa vào địa ngục.

– Người tin Bát Nhã Ba La Mật mà luận nghị còn vướng mắc,thì chẳng gọi là phá Bát Nhã Ba La Mật.

Ví như ông Điều Đạt và ông Kỳ Vứt đều làm thân Phật chảy máu,nhưng với tâm niệm khác nhau, nên đã thọ các quả báo khác nhau. Ông Điều Đạt thì bị tội, còn ông Kỳ Vứt thì được phước.

Lại ví như hai người phá tượng Phật,mỗi người vì thấy tượng chẳng được đẹp mà phá đi để tạc tượng khác, một người vì ác tâm mà phá tượng, thì người sau bị đọa địa ngục, vì tội phá pháp, phá tượng.

 Lại nữa,có người, tuy chẳng có ý khinh Phật, nhưng lại phân biệt tư duy rằng :Bát Nhã Ba La Mật là pháp thậm thâm, ắt phải có chổ thâm diệu. Sao lại rốt ráo không được?

Tư duy như vậy, nói ra như vây cũng là phá hoại Bát Nhã Ba La Mật. Vì sao? Vì Phật muốn cứu độ chúng sanh mà phương tiện nói ra để chỉ bày thật tướng pháp, mà phàm phu lại chấp tâm, thủ tướng. Do vậy mà khởi khẩu nghiệp hủy báng, phá hoại Bát Nhã Ba La Mật.

–oOo–

Tin Bát Nhã Ba La Mật có 2 trường hợp. Đó là:

-Người tín giải thâm nghĩa Bát Nhã Ba La Mậtđược vô lượng công đức.

-Người tin kinh quyển Bát Nhã Ba La Mật, tin theo văn tự cùng ngữ ngôn Bát Nhã Ba La Mật, thì chỉ được quả báo, phước đức.

Trái lại, người tinh tấn trì giới, điều thân khẩu tốt, mà vẫn còn tùy thuận theo tà kiến, thì cũng bị tội hành ác pháp.

Ví như người trồng giống cây quả đắng, thì chắc chắn sẽ hái quả đắng vậy. Người theo tà kiến cũng như vậy;  tuy có tinh tấn trì giới, tinh tấn điều thân khẩu, mà vẫn có thể bị đọa vào đường ác.

Hỏi: Người phạm tội “ ngũ nghịch’’ là người phạm trọng tội. Hạng người này thường bị vô minh, si ám che tâm. Chẳng tin vào các nghiệp báo ở đời này và cả ở đời sau, do các tội ác của họ gây ra.

Như vậy, hạng người này làm sao có thể thâm tin Bát Nhã Ba La Mật được ?

 Đáp: Có người trước đã phạm tội “ngũ nghich ”như giết cha, giết mẹ, phá hòa hợp tăng v.v…, nhưng về sau biết ăn năn, hối cải,lại được thiện tri thức dạy dỗ, cũng có thể tín giải được thâm nghĩa Bát Nhã Ba La Mật, và vào được đạo.

Như trường hợp của va A Xà Thế phạm tộ giết cha, Đã nhờ Phật và ngài Bồ Tát Văn Thù Sư Lợi thuyết Bát Nhã Ba La Mật cho nghe, mà thâm tín Bát Nhã Ba La Mật, chứng được đạo quả.

–oOo–

Nên biết, người viết chép kinh quyển, cung kính, cúng dường Bát Nhã Ba La Mật khỏi tộ ác, nhưng nếu chẳng liễu được thâm nghĩa Bát Nhã Ba La Mật, thì cũng chẳng vẫn vào được đạo.

Lại cũng nên biết, có người ở đời trước đã gặp được thiện tri thức, đã chứa nhóm các nhân duyên phước đức, đã có lợi căn, đã thâm tín Bát Nhã Ba La Mật, thì ở đời nay, cũng lại thâm tín Bát Nhã Ba La Mật vậy.

***

Phẩm thứ bốn mươi hai
Thán Tịnh
(Tán Thán Thanh Tịnh )

KINH:

Lúc bấy giờ, Ngài Xá Lợi Phất bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Thanh tịnh này rất thậm thâm chăng ?

Phật dạy: Này Xá Lợi Phất ! Thanh tịnh này rất thậm thâm, vì là rốt ráo thanh tịnh.

Ngày Xá Lợi Phất bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Thế nào gọi là thanh tịnh thậm thâm ?

Phật dạy: Này Xá Lợi Phất ! Vi sắc…dẫn đến thức thanh tịnh, nên là thanh tịnh thậm thâm.

Vì 4 niệm xứ…dẫn đến 8 thánh đạo, 10 lực…dẫn đến 18 bất cộng pháp đều thanh tịnh, nên là thanh tịnh thậm thâm.

Vì Bồ Tát thanh tịnh, Phật thanh tịnh…dẫn đến nhất thiết chủng trí thanh tịnh, nên là thanh tịnh thậm thâm.

Ngài Xá Lợi Phất bạch Phật: Bạch Thế Tôn!

Thanh tịnh này rất diệu minh chăng?

Phật dạy: Này Xá Lợi Phất! Thanh tịnh này rất diệu minh vì nó là rốt ráo thanh tịnh.

Ngài Xá Lợi Phật bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Thế nào gọi là thanh tịnh diệu minh?

Phật dạy: Này Xá Lợi Phất! Vì Đàn Ba La Mật …

Dẫn đến Bát Nhã Ba La Mật, 4 niệm xứ…dẫn đến nhất thiết chủng trí đều thanh tịnh, nên là thanh tịnh diệu minh.

Ngài Xá Lợi Phất bạch Phật: Bạch Thế Tôn!

Thanh tịnh này bất tương tục?

Phật dạy: Này Xá Lợi Phất! Thanh tịnh này bất tương tục, vì là rốt ráo thanh tịnh. Ngài Xá Lợi Phất bạch Phật: Bạch Thế Tôn!

Những pháp gì bất tương tục, khiến thanh tịnh này bất tương tục?

Phật dạy: Này Xá Lợi Phất! Vì sắc … dẫn đến nhất thiết chủng trí dều vô khứ (chẳng đi), bất tương tục (chẳng tương tục), nên thanh tịnh này bất tương tục.

Ngài Xá Lợi Phất bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Thanh tịnh này vô cấu chăng?

Phật dạy: Này Xá Lợi Phất! Thanh tịnh này vô cấu vì là rốt ráo thanh tịnh.

Ngài Xá Lợi Phất bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Những pháp gì vô cấu, khiến thanh tịnh này vô cấu?

Phật dạy: Này Xá Lợi Phất! Vì tánh của sắc… dẫn đến tánh của nhất thiết chủng trí thường thanh tịnh, nên thanh tịnh này vô cấu.

Ngài Xá Lợi Phất bạch Phật: Bạch Thế Tôn!

Thanh tịnh này vô đắc, vô trước chăng?

Phật dạy: Này Xá Lợi Phất! Thanh tịnh này vô đắc vô trước, vì là rốt ráo thanh tịnh.

Ngài Xá Lợi Phất bạch Phật: Bạch Thế Tôn!

Những pháp gì vô đắc, vô trước, khiến thanh tịnh này vô đắc, vô trước?

Phật dạy: Này Xá Lợi Phất! Vì sắc…dẫn đến nhất thiết chủng trí đều vô đắc, vô trước nên thanh tịnh này vô đắc, vô trước.

Ngài Xá Lợi Phất bạch Phật: Bạch Thế Tôn!

Thanh tịnh này vô sanh chăng?

Phật dạy: Này Xá Lợi Phất! Thanh tịnh này vô sanh, vì là rốt ráo thanh tịnh.

Ngài Xá Lợi Phất bạch Phật: Bạch Thế Tôn!

Những pháp gì vô sanh, khiến thanh tịnh này vô sanh?

Phật dạy: Này Xá Lợi Phất! Vì sắc… dẫn đến nhất thiết chủng trí vô sanh, nên thanh tịnh này vô sanh.

Ngài Xá Lợi Phất bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Thanh tịnh này chẳng có sanh  trong Dục giới chăng?

Phật dạy: Này Xá Lợi Phất! Thanh tịnh này chẳng có sanh trong Dục giới, vì là rốt ráo thanh tịnh.

Ngài Xá Lợi Phất bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Vì sao thanh tịnh này chẳng có sanh trong Dục giới?

Phật dạy: Này Xá Lợi Phất! Vì tánh của Dục giới bất khả đắc, nên thanh tịnh này chẳng có sanh trong Dục giới.

Ngài Xá Lợi Phất bạch Phật: Bạch Thế Tôn!

Thanh tịnh này có sanh trong Sắc giới và Vô Sắc giới chăng?

Phật dạy: Này Xá Lợi Phất! Thanh tịnh này chẳng có sanh trong sắc giới và vô sắc giới, vì là rốt ráo thanh tịnh.

Ngài Xá Lợi Phất bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Vì sao thanh tịnh này chẳng có sanh trong Sắc giới và Vô Sắc giới ?

Phật dạy: Này Xá Lợi Phất ! Vì tánh của Sắc giới và Vô Sắc giới là bất khả đắc, nên thanh tịnh này chẳng có sanh trong Sắc giới và Vô Sắc giới.

Ngài Xá Lợi Phất bạch Phật: Bạch Thế Tôn!

Thanh tịnh này vô trí chăng ?

Phật dạy: Này Xá Lợi Phất ! Thanh tịnh này vô trí, vì là rốt ráo thanh tịnh.

Ngài Xá Lợi Phất bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Vì sao thanh tịnh này vô trí?

Phật dạy: Này Xá Lợi Phất ! Vì các pháp đều là nên thanh tịnh này vô trí.

Ngài Xá Lợi Phất bạch Phật: Bạch Thế Tôn!Sắc … dẫn đến thức vô trí là tịch tịnh chăng ?

Phật dạy: Này Xá Lợi Phất ! Vì là rốt ráo thanh tịnh.

Ngài Xá Lợi Phất bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Vì sao sắc…dẫn đến thức tịch tịnh, thì thanh tịnh này là rốt ráo thanh tịnh?

Phật dạy: Này Xá Lợi Phất ! Vì sắc … dẫn đến thức đều là tự tướng không, nên sắc… dẫn đến thức tịch tịnh, khiến thanh tịnh này là rốt ráo thanh tịnh.

Ngài Xá Lợi Phất bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Vì sao hết thảy các pháp tịch tịnh, thì thanh tịnh này là rốt ráo thanh tịnh ?

Phật dạy: Này Xá Lợi Phất! Hết thảy các pháp đều là bất khả đắc, nên hết thảy các pháp tịch tịnh, khiến thanh tịnh này là rốt ráo thanh tịnh.

Ngài Xá Lợi Phất bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Bát Nhã Ba La Mật ở nơi nhất thiết chủng trí có tăng, có giảm không ?

Phật dạy: Này Xá Lợi Phất ! Chẳng có tăng giảm, vì là rốt ráo thanh tịnh.

Ngài Xá Lợi Phất bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Vì sao Bát Nhã Ba La Mật ở nơi nhất thiết chủng trí chẳng có tăng giảm ?

Phật dạy: Này Xá Lợi Phất ! Vì hết thảy pháp thường trú, nên Bát Nhã Ba La Mật ở nơi nhất thiết chủng trí chẳng có tăng giảm.

Ngài Xá Lợi Phất bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Bát Nhã Ba La Mật thanh tịnh chẳng thọ hết thảy các pháp chăng ?

Phật dạy: Này Xá Lợi Phất ! Vì pháp tánh bất động, nên Bát Nhã Ba La Mật thanh tịnh chẳng thọ hết thảy các pháp.

LUẬN:

Thanh tịnh thể hiện ở nơi 2 tướng. Đó là :

  1. Trí huệ thanh tịnh.
  2. Duyên pháp thanh tịnh.

Đây là 2 tướng tịnh do đối đãi với nhau, nương vào nhau mà có.

Ly trí tịnh, thì chẳng có duyên tịnh; mà ly duyê tịnh cũng chẳng có trí tịnh.Vì sao ? Vì hết thảy tâm pháp cũng như tâm sơ pháp đều từ duyên sanh. Nếu tâm chẳng duyên, thì trí chẳng sanh được. Ví như chẳng có củi hay chẳng có các loại chất đốt khác, thì lữa chẳng thể nào hiển tác được.

Người có trí tuệ biết rõ các duyên đều thanh tịnh. Người vô trí chẳng có thể biết được như vậy, nên ở nơi trí tịnh , nơi tương tịnh mà tương đãi phân biệt.

Nên biết, thật tướng pháp bản lai thanh tịnh, ly cả trí và duyên. Chỉ vì tâm và tâm sở y vào các nhiễm duyên pháp, mà cho là chẳng thanh tịnh vậy.

Cũng nên biết, hết thảy các pháp bản lai thanh tịnh, chẳng phải do Phật tạo tác ra;chẳng phải do ai khác tạo tác ra. Dù có Phật hay chẳng có Phật, thì pháp tánh vẫn thường trú, chẳng có hoại. Tuy rằng các pháp tướng hư vọng, nhưng bản lai vẫn chẳng nhiễm, chẳng tịnh; tự tánh của các pháp vẫn thường thanh tịnh, là như pháp tánh thật tế, là Bát Nhã Ba La Mật, là đạo, thường là bất sanh, bất diệt, thường là vô tướng,vô tác,vô tri, vô đắc, thường là rốt ráo không.

–oOo–

Ngài Xá Lợi Phất quán thật tưởng Bát Nhã Ba La Mật là bất văn ( chẳng nghe được ), bất kiến ( chẳng thấy được ), bất thuyết ( chẳng nói ra được), bất hoại ( chẳng hoại ).Bởi

Vậy nên người hủy báng Bát Nhã Ba La Mật phải chịu vô lượng tội khổ; còn người tín thọ Bát Nhã Ba La Mật được vô lượng phước đức. Quán như vậy rồi, ngài phát tâm hoan hỷ, bạch Phật: Thanh tịnh như vậy là thanh tịnh thậm thâm.

Phật dạy: Chỗ ông thấy như vậy thật là hy hữu. Thế nhưng thật tướng pháp lại còn vi diệu hơn nhiều.

Lại nữa, thanh tịnh như vậy chính là Bát Nhã Ba La Mật, khiến vô biên phiền não khổ đau đều được tận diệt.

Chư Thánh,ở nơi hết thảy các pháp, vẫn thường giữ tâm thanh tịnh,thường làm các việc lợi ích cho chúng sanh, mà chẳng có chấp trước. Đây là thanh tịnh “ thậm thâm’’

Phật dạy: Bồ Tát, ở nơi các sắc pháp, phải đoạn hết các quán hạnh, thì mới được thanh tịnh. Vì sao ? Vì khi danh sách đã được thanh tịnh, thì sẽ phá được các hý luận vô minh, sẽ vào được nơi rốt ráo không, sẽ được trí tuệ quan minh.

Đây là thanh tịnh “ diệu minh ”.

Bồ Tát hành các diệu pháp Ba La Mật, rồi lại nhập vào “không tam muội ”, để xả các thiện pháp, nên được thanh tịnh diệu minh, vào Hữu Dư Niết Bàn.

Đến khi thọ mạng tận, khiến 5 ấm thân chẳng còn tương tục nữa. Bồ Tát vĩnh viễn chẳng còn thọ nghiệp báo sanh thân nữa.

Đây là thanh tịnh “ bất tương tục ”.

Bồ Tát được thanh tịnh bất tương tục, vào Vô Dư Niết Bàn.

–oOo–

Lại nữa, do được thanh tịnh mà hành giả chẳng cong bị 108 phiến não che tâm, chẳng còn bị nhiễm ô nữa.

Đây là thanh tịnh “ vô cấu ”.

Hành giả được các diệu pháp tự tại như vậy, là vào được nơi thật tướng pháp, vào được nơi “ bất nhị môn ”.

Hành giả tu khổ pháp nhẫn, tu 4 thánh để dẫn đến được 16 tâm hạnh, được quả Sa Môn, chẳng còn bị đọa nữa.

–oOo–

Hành gải lại tinh tấn tu tập 6 pháp Ba La Mật…dẫn đến được nhu thuận nhẫn, được vô sanh pháp nhẫn, vào Bồ Tát vị, được thanh tịnh pháp.

Ở nơi đây, hành giả dung tâm vô sở đắc, hành các diệu pháp, mà biết rõ hết thảy pháp đều là rốt ráo không.

Vì biết rõ các pháp đều là rốt ráo không, nên chẳng chấp trước, chẳng khởi nghiệp. Đây là thanh tịnh “ vô đắc ”, vô trước.

–oOo–

Do chẳng có tác nghiệp, nên hành giả ở nơi hết thảy các thế gian pháp, mà vẫn được thể “vô sanh ”.

Đây là thanh tịnh “ vô sanh ”.

Ở trong 3 cõi, có 2 nhân duyên dẫn đến “ vô sanh ”.

Đó là:

Chẳng khởi 3 nghiệp “ thân, khẩu và ý ”.

Biết rõ 3 cõi đều là tự tánh không, đều là bất khả đắc.

–oOo–

Lại nữa, hết thảy pháp vốn là vô tri, là độn, vì tự tánh thường bất sanh, bất diệt, thường là bất khả đắc, là rối rác thanh tịnh. Đây là thanh tịnh “vô tri ”.

–oOo–

Ngài Xá Lợi Phất biết các vịn tân học Bồ Tát còn tham trước Bát Nhã Ba La Mật; ngài muốn đoạn các sự tham trươc ấy, nên đã bạch với Phật rằng : Bát Nhã Ba La Mật có vô lượng công đức như vậy, nhưng lại rốt ráo thanh tịnh , ở nơi nhất thiết chủng trí, Bát Nhã Ba La Mật chẳng có tăng, chẳng có giảm.

Vì sao ? Vì hết thảy các pháp đều là mộng, như huyển. Người nằm mộng tưởng như có được, có mất, nhưng thật ra chẳng có gì tăng, chẳng có gì giảm, chỉ ví như hư không vậy thôi.

 Bát Nhã Ba La Mật cũng như vậy, chẳng có tăng, chẳng có giảm, là như hư không, là rốt ráo thanh tịnh, là vô sở hữu.

 Vì Bát Nhã Ba La Mật là rốt ráo thanh tịnh, như hư không, nên Bồ Tát mới thành tựu chúng sanh, cứu độ chúng sanh mà vẫn là bất khả đắc.

Vì pháp tánh là bất động, nên Bát Nhã Ba La Mật là rốt ráo thanh tịnh, đoạn hết thảy các ngôn ngữ hý luận, diệt hết thảy các quán, chẳng thọ hết thảy các pháp, dẫn vào nơi thật tướng pháp vậy.

KINH:

Lúc bấy giờ ngài Tu Bồ Đề bạch Phật : Bạch Thế Tôn! Vì ngã thanh tịnh, nên sắc thanh tịnh chăng ?

Phật dạy:Này Tu Bồ Đề!Vì là rốt ráo thanh tịnh.

Ngài Tu Bồ Đề bạch Phật : Bạch Thế Tôn! Vì sao ngã thanh tịnh, nên sắc thanh tịnh là rốt ráo thanh tịnh ?

Phật dạy: Này Tu Bồ Đề ! Vì ngã là vô sở hữu,nên sắc là vô sở hữu, là rốt ráo thanh tịnh.

Ngài Tu Bồ Đề bạch Phật : Bach Thế Tôn ! Vì ngã thanh tịnh nên thọ, tưởng, hành và thức đếu thanh tịnh chăng ?

Phật dạy: Này Tu Bồ Đề !Vì là rốt ráo thanh tịnh.

Ngài Tu Bồ Đề bạch Phật : Bach Thế Tôn ! Vì sao ngã thanh tịnh nên thọ, tưởng, hành, thức thanh tịnh là rốt ráo thanh tịnh,

Phật dạy: Này Tu Bồ Đề ! Vì ngã là vô sở hữu, nên thọ, tưởng, hành và thức đều là vô sở hữu, là rốt ráo thanh tịnh.

Ngài Tu Bồ Đề bạch Phật : Bach Thế Tôn ! Vì ngã thanh tịnh nên 6 pháp Ba La Mật thanh tịnh chăng  ?

Vì ngã thanh tịnh, nên 4 niệm xứ…dẫn đến 8 thánh đạo, 10 lực…dẫn đến 18 bất cộng pháp thanh tịnh chăng ?

Phật dạy: Này Tu Bồ Đề ! Vì là rốt ráo thanh tịnh.

Ngài Tu Bồ Đề bạch Phật : Bach Thế Tôn ! Vì ngã thanh tịnh nên 4 quả Thanh Văn, Bích Chi Phật đạo…dẫn đến Phật đạo là rốt ráo thanh tịnh ?

Phật dạy: Này Tu Bồ Đề ! Vì là tự tướng không.

Ngài Tu Bồ Đề bạch Phật : Bach Thế Tôn ! Vì ngã thanh tịnh nên nhất thiết chủng trí thanh tịnh chăng ?

Phật dạy: Này Tu Bồ Đề ! Vì là rốt ráo thanh tịnh.

Ngài Tu Bồ Đề bạch Phật : Vì sao ngã thanh tịnh nên nhất thiết chủng trí là rốt ráo thanh tịnh ?

Phật dạy: Này Tu Bồ Đề ! Vì là vô tướng, vô niệm.

Ngài Tu Bồ Đề bạch Phật : Bạch Thế Tôn! Vì vô tướng, vô niệm thanh tịnh nên vô đắc, vô trước thanh tịnh chăng ?

Phật dạy: Này Tu Bồ Đề ! Vì vô tướng, vô niệm thanh tịnh, nên vô đắc, vô trước thanh tịnh là rốt ráo thanh tịnh.

Ngài Tu Bồ Đề bạch Phật : Bach Thế Tôn ! Vì sao vô tướng, vô niệm thanh tịnh, nên vô đắc, vô trước thanh tịnh là rốt ráo thanh tịnh ?

Phật dạy: Này Tu Bồ Đề ! Vì là vô cấu, vô tịnh.

Ngài Tu Bồ Đề bạch Phật : Bach Thế Tôn ! Vì ngã vô biên , nên sắc … dẫn đến thức thanh tịnh chăng ?

Phật dạy: Này Tu Bồ Đề ! Vì là rốt ráo thanh tịnh.

Ngài Tu Bồ Đề bạch Phật : Bach Thế Tôn ! Vì sao ngã vô biên, nên sắc… dẫn đến thức thanh tịnh là rốt ráo thanh tịnh.

Phật dạy: Này Tu Bồ Đề ! Vì là tất cánh không, là vô thỉ không.

Ngài Tu Bồ Đề bạch Phật : Bach Thế Tôn ! Bồ Tát biết được như vậy gọi là Bồ Tát Ma Ha Tát Ba La Mật chăng ?

Phật dạy: Này Tu Bồ Đề ! Vì là rốt ráo thanh tịnh.

Ngài Tu Bồ Đề bạch Phật : Bach Thế Tôn ! Vì sao gọi Bồ Tát biết được như vậy là Bồ Tát Ma Ha Tát Bát Nhã Ba La Mật ?

Phật dạy: Này Tu Bồ Đề ! Vì Bồ Tát ấy biết đạo chủng.

Ngài Tu Bồ Đề bạch Phật : Bạch Thế Tôn! Bồ Tát Ma Ha Tát hành Bát Nhã Ba La Mật , do có lực phương tiện nên tự niệm rằng: Sắc chẳng biết sắc…dẫn đến thức chẳng biết thức; pháp quá khứ chẳng biết pháp quá khứ ; pháp hiện tại chẳng biết pháp hiện tại; pháp vị lai chẳng biết pháp vị lai.

Phật dạy: Này Tu Bồ Đề ! Bồ Tát Ma Ha Tát hành Bát Nhã Ba La Mật, do có lực phương tiện, nên chẳng tự niệm rằng : Ta tu bố thí như vậy, tu trì giới như vậy, tu nhẫn nhục như vậy, tu tinh tấn như vậy, tu thiền định như vậy, tu trí tuệ như vậy, ta được phước đức như vậy.

Lại cũng chẳng tự niệm rằng : Ta sẽ nhập Bồ Tát vị , sẽ thành tựu chúng sanh, sẽ thanh tịnh Phật độ, sẽ được nhất thiết chủng trí.

Này Tu Bồ Đề ! Bồ Tát Ma Ha Tát hành Bát Nhã Ba La Mật, do có lực phương tiện, nên chẳng có tưởng niệm phân biệt các pháp, vì đều là nội không , ngoại không, nội ngoại không, không không, đại không, đệ nhất nghĩa không, hữu vi không, vô vi không, tất cánh không, tánh không, chư pháp không , tự tướng không vậy.

Này Tu Bồ Đề Bồ Tát Ma Ha Tát hành Bát Nhã Ba La Mật, do có lực phương tiện như vậy, nên được vô sở ngại.

LUẬN:

Phật bảo ngài Tu Bồ Đề cần nêu lên các nhân duyên, mới có thể vì chúng hội, thuyết kinh Bát Nhã Ba La Mật.

Do vậy mà ngài Xá Lợi Phất đã hỏi về “ thanh tịnh tướng’’ , và ngài đã được Phật tác chứng.

Nay ngài Tu Bồ Đề thuyết về “ thanh tịnh tướng ’’, nên Phật cũng lại tác chứng, và bì đại chúng dạy rằng : Vì ngã thanh tịnh, nên sắc … vì ngã là vô sở hữu, là rốt ráo không , nên sắc … dẫn đến thức cũng là vô sở hữu, là rốt ráo không.

Nói đến 5 ấm thanh tịnh, thì người nghe khó hiểu. Do vậy mà Phật nói ngã thanh tịnh để người nghe dễ hiểu hơn, rồi sau đó mới nói đến 5 ấm thanh tịnh. Dùng chổ dễ hiểu để giải thích chuyện khó hiểu vậy.

Thuyết về 6 pháp Ba La Mật, về 4 niệm xứ … dẫn đến 8 thánh đạo , về 10 lực … dẫn đến 18 bất cộng pháp, về 4 quả Thanh Văn, Bích Chi Phật đạo … dẫn đến Phật, Phật cũng nói về ngã thanh tịnh để giải thích cho đại chúng biết rõ hết thảy các pháp đó cũng đều là thanh tịnh cả.

Hỏi: Trên đây đã nói ngã vô sở hữu, nen sắc… dẫn đến 18 bất cộng pháp đều là vô sở hữu. Nay vì sao nói 4 quả Thanh Văn, Bích Chi Phật đạo… dẫn đến Phật đạo đều là tinh tướng không?

Đáp: Ngã do nhân duyên hòa hợp mà giả danh có. Thế nhưng ,ở nơi vô ngã, mà phàm phu điên đảo chấp ngã.

Bởi vậy nên Phật dạy: Ngã là hư vọng, là vô sở hữu, nên sắc …dẫn đến thức, Đàn Ba La Mật … dẫn đến Bát Nhã Ba La Mật, 4 niệm xứ… dẫn đến 8 thánh đạo, 10 lực … dẫn đến 18 bất cộng pháp, cùng hết thảy các pháp đều là hư vọng, là vô sở hữu cả.

Các pháp, dù là thiện, dù là bất thiện, cũng đều là pháp hữu vi. Vì các Bồ Tát sơ phát tâm còn chấp vào các thiện pháp, nên Phật dạy: Các pháp hữu vi đều là vô dở hữu.

Còn 4 quả Thanh Văn, Bích Chi Phật đạo … dẫn đến Phật đạo là pháp vô vi, nên Phật dạy: Các pháp này đều là tự tướng không.

Đã là tự tướng không, thì là vô sanh, vô diệt, vô trú, vô dị vậy. Sở dĩ chẳng có nói các pháp vô vi là vô sở hữu, mà nói là tự tướng không, vì lý do sau đây :

– Ở nơi các pháp hữu vi còn có khởi các tà hạnh, nên phải nói là vô sở hữu.

– Ở nơi các pháp vô vi chẳng có khởi tà hạnh, nên nói là vô sanh, vô diệt, vô trú, vô dị, là tự tướng không.

Cho nên nói : Ngã thanh tịnh, thì nhất thiết chủng trí cũng thanh tịnh. Nếu Bồ Tát thâm nhập được vô tướng, vô niệm, thì vào được “ vô tướng tam muội ”.

Nay ngài Tu Bồ Đề biết rõ Bát Nhã Ba La Mật là chân thanh tịnh, nên đã thưa hỏi Phật về 2 pháp “ vô đắc ” và “ vô trước ” thanh tịnh.

Nên biết, thanh tịnh nói nơi đây có 2 nghĩa :

Dùng 2 pháp đều là thanh tịnh cả.

Dùng “ bất nhị pháp ” thanh tịnh.

Khi nói 2 pháp thanh tịnh là nói về mặt danh tự. Còn khi nói về “bất nhị pháp ” thanh tịnh là nói về chân thanh tịnh.

Phật dạy: Các pháp đều là rốt ráo không, rốt ráo thanh tịnh. Sở dĩ trong kinh nói đến 2 pháp thanh tịnh, vì nhầm phá các chấp về “có đắc ”,“có trước ” của phàm phu.

Ví như nói : Vì ngã thanh tịnh, nên 5 ấm thanh tịnh; vì ngã vô biên thanh tịnh, nên 5 ấm vô biên thanh tịnh.v.v…

Ở đây, Phật nói lên nhân duyên hết thảy các pháp đều là “vô cấu ” , “vô tịnh ”, nên đều là “vô tướng, vô niệm”,là “vô đắc,vô trước ”, là rốt ráo thanh tịnh vậy.

Hỏi : Nói rốt ráo thanh tịnh là đủ rồi.Vì sao còn nói tất cánh không, vô thỉ không làm gì nữa ?

Đáp : Rốt ráo thanh tịnh cũng có nghĩa là rốt ráo không,tức là tất cánh không rồi vậy, do phàm phu sợ nghĩa “không ”, nên phải nói nghĩa “ thanh tịnh ” vậy.

Ở đoạn trên đây có nói đến “ngã vô biên ”. Đây là nói về “chúng sanh không”; mà “chúng sanh không ” tức là “vô thỉ không” vậy.Người hiểu rõ được như vậy,mới là người tín giải được thâm nghĩaBát Nhã Ba La Mật, là người biết rõ được “ chúng sanh không” và “ pháp không”,biết rõ được hết thảy pháp đều là rốt ráo không,biết rõ được Bát Nhã Ba La Mật là rốt ráo thanh tịnh.

Trên đây, Phật đã nói rõ về nghĩa “rốt ráo không ” nên ngài Tu Bồ Đề mới hỏi : Nếu có rốt ráo không,thì làm thế nào để biết được hết thảy pháp đều là rốt ráo không ?

Vì sao Bồ Tát biết được như vậy là Bồ Tát Ma Ha Tát Bát Nhã Ba La Mật.

Phật dạy: Vô tri ( chẳng biết ) cũng tức là chi đạo chủng ( biết đạo chủng). Bồ Tát biết rõ hết thảy pháp đều là rốt ráo không, rồi lại muốn chúng sanh cũng biết như vậy,để xa lìa tâm chấp trước, vì sao ? Vì nói rốt ráo không chỉ nhằm để phá tâm chấp trước,nhưng “ rốt ráo không” chẳng phải là định pháp vậy.

Nghe Phật dạy như vậy, ngài Tu Bồ Đề nói : Bồ Tát hành Bát Nhã Ba La Mật phải tự niệm rằng : Sắc chẳng biết sắc…dẫn đến thức chẳng biết thức, pháp quá khứ chẳng biết pháp quá khứ,pháp hiện tại chẳng biết pháp hiện tại, pháp vị lai chẳng biết pháp vị lai.v.v…

Bồ Tát hành Bát Nhã Ba La Mật phải tự niệm rằng : Bát Nhã Ba La Mật chẳng có định tướng. Chỉ vì lợi ích chúng sanh,mà dùng đạo chủng trí phân biệt thuyết ra vậy thôi.

Bồ Tát hành Bát Nhã Ba La Mật, do có các lực phương tiện,nên biết rõ các pháp đều là rốt ráo không, biết rõ sắc pháp chẳng biết sắc pháp Quán hết thảy các pháp là rốt ráo không như vậy dùng “huệ năng quán’’ để dẫn đạo chúng sanh xả ly chấp tướng,thể nhập vào rốt ráo không vậy.

Bồ Tát, do quán nội pháp cũng như ngoại phápđều rốt ráo không như vậy,mà có được đầy đủ các lực phương tiện, nên khi hành bố thí được tam luân không tịch,chẳng thấy có ta là người hành bố thí,chẳng thấy có người thọ hưởng sự bố thí,chẳng thấy có tài vật đem ra bố thí vậy.

Ngài Tu Bồ Đề nói sắc pháp chẳng biết sắc pháp,vì hết thảy các pháp đề là rốt ráo không.Nếu các pháp chẳng tương tri,tức là chẳng biết nhau,thì các pháp đều là “vô sở tác vậy ”.

Như vậy là phá được 2 chấp là chấp có người thọ thí,có tài vật thí.Nay lại phá luôn được chấp có người hành bố thí ,dẫn đến phá chấp ngã, chấp nhất thiết chủng trí, chấp hết thảy pháp. Do Bồ Tát có đầy đủ các lực phương tiện mà được như vậy.

Nếu chẳng phải như vậy, mà vọng khởi phân biệt,là chẳng liễu triệt được “ nội không ”… dẫn đến chẳng liễu triệt được “ tư tướng không ”.

Nên biết,13 pháp không nêu ở đây,từ nội không…dẫn đến tự tướng không,nhằm phá hết thảy các chấp về pháp tướng. Còn 5 “pháp không’’ sau cùng gồm có chư pháp không, bất khả đắc không,vô pháp không, hữu pháp không và vô hữu pháp không, nhằm phá tổng tướng của hết thảy các pháp.

Bồ Tát hành Bát Nhã Ba La Mật, do có lực phương tiện như vậy,nên được vô sở ngại,vô ngại đối với ngã cũng như vô ngại đối với pháp.

(Hết quyển 63 )