LUẬN
ĐẠI TRÍ ĐỘ

Nguyên tác: Bồ tát Long Thọ
Hán dịch: Pháp sư Cưu Ma La Thập
Việt dịch: Tỳ kheo ni THÍCH NỮ DIỆU KHÔNG

 

TẬP III
QUYỂN 55

Phẩm thứ hai mươi tám
Huyễn Nhơn Thính Pháp
(Người Huyễn Nghe Pháp)

KINH:

Lúc bấy giờ chư Thiên nghĩ rằng: Như vậy thì hạng người nào mới nghe được pháp mà Ngài Tu Bồ Đề đang thuyết?

Ngài Tu Bồ Đề biết tâm niệm của chư Thiên như vậy, nên nói: Thưa chư vị Thiên Tử! Người Như huyễn, như hóa nghe pháp vậy.

Chỉ có hạng người như vậy mới nghe được pháp này. Vì sao? Vì người như huyễn, như hóa mới chẳng nghe, chẳng biết, và chẳng chứng vậy.

Chư Thiên hỏi: Thưa Đại Đức! Vì chúng sanh như huyễn, như hóa, thì người nghe pháp cũng như huyễn, như hóa chăng?

Ngài Tu Bồ Đề đáp: Đúng như vậy,đúng như vậy!

Thứ chư vị Thiên Tử! Chúng sanh như huyễn thì người nghe pháp cũng như huyễn. Chúng sanh như hóa thì người nghe pháp cũng như hóa vậy.

Thưa chư vị Thiên Tử! Ngã như huyễn, như mộng, thì chúng sanh…, dẫn đến tri giả,kiến giả cũng như huyễn, như mộng, sắc…, dẫn đến thức cũng như huyễn, như mộng, nhãn,…dẫn đến ý cũng như huyễn, như mộng, sắc,…dẫn đến pháp cũng như huyễn, như mộng, nhãn thức…dẫn đến ý cũng như huyễn, như mộng, nhãn xúc,…dẫn đến ý xúc cũng như huyễn, như mộng.

Thưa chư vị Thiên Tử! Ngã và chúng sanh như huyễn, như mộng, thì nội không,…dẫn đến vô hữu pháp không, Đàn Ba La Mật,…dẫn đến Bát Nhã Ba La Mật, 4 niệm xứ,…dẫn đến 18 bất cộng pháp, Tu Đà Hoàn quả,…dẫn đến Phật đạo cũng đều như mộng như huyễn cả.

Chư Thiên hỏi: Thưa Đại Đức! Phật đạo như huyễn, như mộng thì Niết Bàn cũng như huyễn như mộng chăng?

Ngài Tu Bồ Đề đáp: Tôi nói Phật đạo như huyễn, như mộng, Niết Bàn như huyễn, như mộng. Nếu có pháp nào hơn Niết Bàn, thì tôi cũng nói rằng pháp ấy như huyễn, như mộng. Vì sao? Vì như huyễn, như mộng và Niết Bàn là chẳng phải hai, chẳng phải khác.

Luận:

Hỏi: Trước đây đã nói hết thảy đều như huyễn, như mộng nên chẳng có hai thuyết pháp, chẳng có người nghe pháp. Nay vì chư Thiên lại còn muốn hỏi hạng người nào mới nghe được pháp mà ngài Tu Bồ Đề đang thuyết?

Đáp: Trước đây đã nói rõ rằng hết thảy pháp đều là như huyễn, như hóa, chẳng có người thuyết, chẳng có người nghe, chẳng có người hiểu, chẳng có người biết. Do vậy, chư Thiên khởi tâm nghi, nghĩ rằng nếu như vậy thì hạng người nào mới nghe được pháp mà ngài Tu Bồ Đề đang thuyết?

Ngài Tu Bồ Đề nói: Người như huyễn, như hóa mới nghe được pháp này. Chư Thiên lại nghĩ rằng: Hạng người nghe pháp mà ngài Tu Bồ Đề đang thuyết phải như thế nào, mới có thể tương ưng, mới có thể tín thọ, dẫn đến mới có thể tu hành được đạo quả?

Ngài Tu Bồ Đề khẳng định: Chỉ có người như huyễn, như hóa mới nghe được pháp tôi đang thuyết, và họ sẽ tương ưng tu tập thành đạo quả.

Hỏi: Người như huyễn, như hóa chẳng có các tâm và tâm sở, họ chẳng có tín thọ được pháp. Như vậy thì nói pháp để làm gì?

Đáp: Đây chẳng phải khiến người huyễn hóa nghe pháp, mà chỉ muốn dạy người tu hành phải dụng tâm “vô sở đắc” để hành các pháp, ví như huyễn hóa chẳng có nghe, chẳng biết, chẳng chứng vậy.

Lại nữa, vì ngã và chúng sanh như huyễn, như mộng, nên người thuyết pháp cũng như huyễn như mộng. Người thuyết pháp đã làm như huyễn, như mộng, thì người nghe pháp, người biết pháp, người hiểu pháp cũng như huyễn, như mộng.

Lại nữa, sắc…, dẫn đến Niết Bàn cũng là như huyễn, như mộng.

Hỏi: Nếu chẳng có pháp nào thù thắng hơn Niết Bàn, thì vì nói Niết Bàn là như huyễn, như mộng?

Đáp: Đây chỉ là phương tiện. Ví như Phật dạy: Nếu cỏ cây hiểu biết được tiếng của ta nói, thì ta cũng sẽ thọ ký cho chúng được Niết Bàn vậy.

Đây cũng chỉ là thí dụ. Niết Bàn dụ cho pháp rốt ráo thanh tịnh, pháp vô thượng. Ví như biển lớn là nơi dung chứa các dòng nước từ trâm sông chảy về, Niết Bàn rốt ráo thanh tịnh, chẳng còn ma chướng quấy nhiễu, là nơi mà chư Phật và chư đại Bồ Tát đã đạt đến.

Ngài Tu Bồ tán than Bát Nhã Ba La Mật có lực phá hết thảy các chấp về hữu vi pháp để đạt đến Niết Bàn.

Bởi vậy nên chẳng có pháp nào thù thắng hơn Niết Bàn cả.

Thế nhưng, nếu chẳng biết rõ Niết Bàn là rốt ráo thanh tịnh, là rốt ráo không, là như huyễn, như mộng, mà mống tâm thủ chấp Niết Bàn, thì Niết Bàn cũng sẽ bị lực trí huệ vô ngại Bát Nhã Ba La Mật phá trừ vậy.

Bởi vậy nên ngài Tu Bồ Đề nói: Nếu có pháp nào thù thắng hơn Niết Bàn, thì to cũng nói rằng pháp ấy là như huyễn, như mộng.

KINH:

Lúc bấy giờ,các ngài Xá Lợi Phất, Mục Kiền Liên, Ma Ha Câu Hy La. Ma Ha Ca Chiê Diên, Phú Lâu Na, Ma Ha Ca Diếp cùng vô số Bồ Tát hỏi ngài Tu Bồ Đề: Thưa ngài Tu Bồ Đề! Bát Nhã Ba La Mật khó thấy, khó hiểu, khó biết, là tịch diệt, là thậm thâm vi diệu. Như vaayjai là người tín thọ được Bát Nhã Ba La Mật?

Ngài A Nan thay ngài Tu Bồ Đề đáp: Đó là các đại Bồ Tát đã vào bất thối chuyển địa, các bậc A La Hán lậu tận, các bậc đã thành tựu chánh kiến, đã đầy đủ tín lực, các thiện nam, thiện nữ canh tánh lanh lợi, thường thân cận các thiện tri thức, thường cúng dường chư Phật. Những hạng người này tín thọ Bát Nhã Ba La Mật, mà chẳng nói như vậy là phải hay chẳng phải (thị hay phi)

Ngài Tu Bồ Đề tiếp lời ngài A Nan, nói : đó chính là những người chẳng dùng “sắc” để phân biệt “không”, và chẳng dùng “không” để phân biệt “sắc”,…dẫn đến chẳng dùng “thức” để phân biệt “không”, và chẳng dùng “không” để phân biệt “thức”, chẳng dùng “sắc” để phân biệt “vô tướng, vô tác”, và chẳng dùng “vô tướng, vô tác” để phân biệt “sắc”,…, dẫn đến chẳng dùng “thức”để phân biệt “vô tướng, vô tác”, và chẳng dùng “vô tướng, vô tác” để phân biệt “thức”, chẳng dùng “sắc” để phân biệt “bất sanh, bất diệt, tịch diệt, ly”, và chẳng dùng “bất sanh, bất diệt, tịch diệt,ly”để phân biệt “sắc”,…,dẫn đến chẳng dùng “thức” để phân biệt “bất sanh, bất diệt, tịch diệt, ly”, và chẳng dùng “bất sanh, bất diệt, tịch diệt, ly” để phân biệt “thức”.

Nhãn,…dẫn đến ý, sắc,…dẫn đến pháp, nhãn thức, …dẫn đến ý thức, nhãn xúc,…dẫn đến ý xúc, nhãn xúc nhân duyên sanh thọ,…dẫn đến ý xúc nhân duyên sanh thọ cũng là như vậy.

Đàn Ba La Mật,…dẫn đến Bát Nhã Ba La Mật, nội không, dẫn đến vô pháp hữu pháp không, 4 niệm xứ,…dẫn đến 18 bất cộng pháp, hết thảy các tam muội, hết thảy các đàn la ni cũng đều như vậy.

Dẫn đến A La Hán, Bích Chi Phật, Phật, nhất thiết chủng trí cũng đều là như vậy cả. Ví như chẳng dùng “nhất thiết chủng trí” để phân biệt “không”…,dẫn đến chẳng dùng “ly” để phân biệt “nhất thiết chủng trí”

Ngài Tu Bồ Đề lại nói tiếp: Thưa chư vị Thiên Tử! Bát Nhã Ba La Mật thậm thâm vi diệu như vậy, có ai lãnh thọ được chăng?

Thưa chư vị Thiên Tử! Trong Bát Nhã Ba La Mật chẳng có pháp gì để thuyết, chẳng có pháp gì để bày, chẳng có pháp gì để luận giải cả. Do vậy là người tín thọ Bát nhã Ba La Mật cũng là bất khả đắc vậy.

Lúc bấy giờ ngài Xá Lợi Phất nói: Thưa ngài tu Bồ Đề! Bát Nhã Ba La Mật rộng nói cả 3 thừa pháp, và các pháp nhiếp thủ Bồ Tát, từ sơ phát tâm đến khi vào thập địa, hộ trì Bồ Tát tu Đàn Ba La Mật,…dẫn đến tu Bát Nhã Ba La Mật,tu niệm 4 xứ,…dẫn đến tu 18 bất cộng pháp. Bởi nhân duyên vậy, nên cần phải dạy Bát Nhã Ba La Mật cho Bồ Tát.

Bồ Tát Ma Ha Tát tu tập Bát Nhã Ba La Mật như vậy, trên cầu Phật đạo, dưới hóa độ chúng sanh, nên chẳng mất thần thông, được đầy đủ các thiện căn công đức, thường đi đến các cõi Phật, cung kinh cúng dường chư Phật, thọ lãnh giáo pháp của chư Phật, mãi cho đến khi được nhất thiết chủng trí mà chẳng hề ly chánh định. Do vậy mà được “nhất thiết thế gian tối thượng biện”, tức là được biện tài vô ngại, vượt trên hết thảy thế gian.

Ngài Tu Bồ Đề nói: Đúng như vậy, đúng như vậy!

Thưa ngài Xá Lợi Phất! Như lời ngài nói, Bát Nhã Ba La Mật rộng nói cả 3 thừa giáo, là giáo pháp hộ trì Bồ Tát, dẫn đến “ nhất thiết thế gian tối thượng biện”. Là pháp bất khả đắc vậy.

Bởi vậy nên ngã…dẫn đến tri giả, kiến giả cũng bất khả đắc, nội không,…dẫn đến vô pháp hữu pháp không cũng bất khả đắc, 4 niệm xứ,…dẫn đến 18 bất cộng pháp, hết thảy các tam muội hết thảy các đà là ni…dẫn đến nhất thiết chủng trí cũng đều bất khả đắc cả.

Ngài Xá Lợi Phất hỏi: Thưa ngài Tu Bồ Đề! Vì nhân duyên mà nói Bát Nhã Ba La Mật rộng nói cả 3 thừa giáo là bất khả đắc? Vì  nhân duyên gì mà nói Bát Nhã Ba La Mật hộ trì Bồ Tát,dẫn đến giáo hóa Bồ Tát được “nhất thiết thế gian tối thượng hiền” là bất khả đắc?

Ngài Tu Bồ Đề đáp: Thưa ngài Xá Lợi Phất! Vì nội không, nên Bát Nhã Ba La Mật rộng nói cả 3 thừa giáo là bất khả đắc. Vì ngoại không,…dẫn đến vì vô pháp hữu pháp không, nên Bát Nhã Ba La Mật rộng nói cả 3 thừa giáo là bất khả đắc.

Vì nội không nên Bát Nhã Ba La Mật hộ trì Bồ Tát, dẫn đến giáo hóa Bồ Tát được “nhất thiết thế gian tối thượng biện” là bất khả đắc. Vì ngoại không…dẫn đến vô pháp hữu pháp không nên Bát Nhã Ba La Mật hộ trì Bồ Tát, dẫn đến giáo hóa Bồ Tát được “nhất thiết thế gian tối thượng biện” là bất khả đắc.

LUẬN:

Vì nghĩ rằng Bát Nhã Ba La Mật là pháp khó thấy, khó hiểu, khó biết, là pháp tịch diệt, thậm thâm vi diệu, nên chư đại đệ tử của Phật đã hỏi ngài Tu Bồ Đề rằng: Ai là người tín thọ được Bát Nhã Ba La Mật? Bởi vậy mà ngài Tu Bồ Đề nói rằng: Các pháp đều chẳng có định tướng. Vào được nơi thật tướng pháp rồi thì các tâm hành xứ đều diệt, các ngôn ngữ đều đoạn, nên nói Bát Nhã Ba La Mật là pháp khó giải, khó bày. Vì sao? Vì Bát Nhã Ba La Mật là tịch diệt, là trí huệ vi diệu, đầy đủ, viên mãn, chẳng còn chỗ sở cầu.

Lại nữa, vì nghĩ rằng Bát Nhã Ba La Mật thậm thâm vi diệu, nên người thế gian sanh tâm sợ hãi, người chỉ mong cầu phước quả, khi nghe đến phá chấp “hữu”,người chỉ cầu vui dục lạc, khi nghe đến phá chấp thường v.v…đều sanh tâm sợ hãi. Do vậy mà các ngài đều nêu lên câu hỏi trên đây.

Nhân đây, ngài A Nan đã thay lời ngài Tu Bồ Đề, nói đến 4 hạng người tín thọ được Bát Nhã Ba La Mật. Đó là:

Chư Bồ Tát đã bất thối chuyển địa, đã biết rõ hết thảy các pháp đều là bất sanh, bất diệt, và đã chẳng còn chấp các pháp tướng.

Chư vị lậu tận A La Hán đã thành tựu được các pháp vô vi tối thượng.

Những người đã thành tựu được chánh kiến và chánh tín lực.

Những người có nhiều phước đức, có căn tánh mình lợi, có trí huệ thanh tịnh, lại thường thân cận các bậc thiện tri thức.

Hỏi : Trước đây nói ngài A Nan chẳng có các cuộc tham luận và Bát Nhã Ba La Mật. Hay vì sao ngài A Nan lại đáp thay ngài Tu Bồ Đề?

Đáp: Ngài A Nan được xem là bậc giáo thọ trong đại chúng. Tuy chỉ mới được quả Tu Đà Hoàn nhưng ngài đã là bậc đa văn, nhiều trí huệ.

Mặc dù ngài A Nan chưa được thâm nhập “pháp không”, nhưng ngài rất thông đạt về hữu vi pháp, lại thường giải đáp các nạn vấn liên hệ đến hữu vi pháp, nên khi nghe các đại đệ tử của Phật nêu lên câu hỏi “ Ai là người tín thọ được Bát Nhã Ba La Mật?”, ngài đã trả lời thay ngài Tu Bồ Đề vậy. Vì sao? Vì câu hỏi đó liên hệ đến tín tâm, tức là liên hệ đến hữu sự, hữu pháp vậy.

Lại nữa, ngài Tu Bồ Đề thường thuyết về “pháp không” mà chẳng có thường thuyết về các pháp hữu vi, nên ngài A Nan trả lời thay ngài Tu Bồ Đề về câu hỏi nêu trên đây vậy.

Hỏi: Bát Nhã Ba La Mật là vô sở hữu. Như vậy vì sao lại nói đến 4 hạng người Bát Nhã Ba La Mật?

Đáp: Ngài Tu Bồ Đề nói về nhân duyên tín thọ Bát Nhã Ba La Mật là chẳng dùng “sắc” để phân biệt “không”, chẳng dùng “không” để phân biệt “sắc”, vì “sắc” tức là “không” và “không” tức là “sắc” v.v…

Ngài lại nói rõ Bát Nhã Ba La Mật là pháp thậm thâm vi diệu, chẳng có lỗi lầm, chẳng gì phá được, trong Bát Nhã Ba La Mật chẳng có pháp gì để thuyết, chẳng có pháp gì để chỉ bày, chẳng có pháp gì để luận giải cả. Bởi vậy nên 4 hạng người tín thọ Bát Nhã Ba La Mật cũng đều bất khả đắc.

Các hạng người này biết rõ “không” tức là “Bát Nhã Ba La Mật”, và “Bát Nhã Ba La Mật” tức là “không”, biết rõ thật tướng các pháp là vô sanh, vô diệt, vô tướng, vô tác nên dùng trí huệ Bát Nhã để phá các hý luận, các kiến chấp điên đảo về nhân duyên tác sắc.

Hỏi: Vì sao chư vị đại đệ tử của Phật nêu lên câu hỏi, mà ngài Tu Bồ Đề tiếp theo lời ngài A Nan, lại hướng câu trả lời vè chư Thiên Tử?

Đáp : Ngài Tu Bồ Đề biết rằng chư vị đại đệ tử của Phật đều là những vị Đại A La Hán, nên dù có khởi tâm nghi về Bát Nhã Ba La Mật, mà nêu lên câu hỏi để được giải đáp, thì đối với các ngài, sự giải đáp cũng đem lại lợi ích nhỏ mà thôi. Trái lại chư vị Thiên Tử mới pháp tâm Vô Thượng Bồ Đề, mới phát tâm hành Bồ Tát đạo thì sự giải đáp sẽ đem lại cho họ nhiều lợi ích hơn.

Bởi vậy nên ngài Tu Bồ Đề đã vì họ mà giải đáp. Tuy trực tiếp giải đáp cho chư vị Thiên Tử, nhưng cũng là gián tiếp giải đáp cho chư vị đại đệ tử của Phật vậy.

Lại nữa, nhằm giúp chư vị Thiên Tử tăng thêm tín tâm nơi Bát Nhã Ba La Mật, mà ngài Tu Bồ Đề sau khi nói về pháp “không”, đã nói rõ rằng Bát Nhã Ba La Mật là rốt ráo không, nói rõ rằng người hành các pháp “không” mà giữ được tâm “vô sở trước” mới là người tín thọ Bát Nhã Ba La Mật.

–o0o–

Lúc bấy giờ ngài Xá Lợi Phất tán than ngài Tu Bồ Đề rằng: Khi nói về Bát Nhã Ba La Mật, ngài đã khéo rộng nói về cả 3 thừa giáo, về các pháp nhiếp thủ Bồ Tát, từ sơ phát tâm đến Phật địa, hộ trì Bồ Tát hành Bồ Tát đạo, rộng tu 6 pháp Ba La Mật, dẫn đến được nhất thiết chủng trí, để hóa độ hết thảy chúng sanh. Thâm nhập vào được Bát Nhã Ba La Mật sẽ được quả báo vô ngại nơi hết thảy các pháp, được biện tài vô ngại,được lạc thuyết vô ngại v.v… Thâm nhập được Bát Nhã Ba La Mật sẽ được giải trừ các nạn vấn, sẽ chẳng còn sanh hý luận. Bởi vậy nên Bồ Tát hành Bát Nhã Ba La Mật, chỉ tùy cháng sanh mà thuyết pháp, nên gọi là “tùy ứng biện thuyết”, và cũng gọi là “nhất thiết thế gian tối thượng biện”

Ngài Tu Bồ Đề xác nhận lời nói của ngài Xá Lợi Phất là đúng, khiến ngài Xá Lợi Phất lại nghĩ rằng: Ngài Tu Bồ Đề thường pháp “không”, nhưng vì sao khi nghe ta nói Bát Nhã Ba La Mật rộng nói về 3 thừa giáo mà ngài lại tán than như vậy. Chắc là phải có nhân duyên gì?

Ngài Tu Bồ đáp: Vì nội không,…dẫn đến vì nô pháp hữu pháp không, nên Bát Nhã Ba La Mật rộng nói cả 3 thừa giáo là bất khả đắcBát Nhã Ba La Mật nhiếp thủ được pháp biện tài của cả 3 thừa giáo, vì cả 3 thừa giáo rốt ráo đều dẫn đến trí tánh không vậy.

***

Phẩm thứ hai mươi chin
Tán Hoa
(Rải Hoa)

KINH:

Lúc bấy giờ ngài Thích Đề Hoàn Nhơn và chư Thiên Vương trong đại chúng đều nghĩ rằng: Ngài Tu Bồ Đề đã vì chúng sanh ban pháp vũ (mưa pháp)1, chúng ta phải hóa tác các hoa trời để tán Phật, chư Đại Đức Tăng, Đại Đức Tu Bồ Đề và Bát Nhã Ba La Mật.

Nghĩ như vậy rồi, chư Thiên Vương liền tung các hoa trời đầy khắp giữa hư không. Các hoa báu này kết thành những đài hoa trang nghiêm vi diệu.

Ngài Tu Bồ Đề tự niệm: Chư vị Thiên Tử tán các hoa trời đầy cả hư không, quý báu xinh đẹp chưa từng thấy. Đây là hoa được biến hóa ra, chẳng phải là hoa từ cây sanh ra. Đây là hoa từ tâm thọ sanh, chẳng phải là hoa từ cây sanh ra.

Ngài Thích Đề Hoàn Nhơn biết tâm niệm của ngài Tu Bồ Đề,liền nói: Thưa Đại Đức! Hoa này chẳng phải ho từ cây sanh, cũng chẳng phải hoa từ tâm thọ sanh.

Ngài Tu Bồ Đề nói: Thưa ngài Kiều Thi Ca! Ngài nói hoa này chẳng phải từ cây sanh, cũng chẳng phải là hoa từ tâm thọ sanh. Như vậy nếu hoa này chẳng sanh thì chẳng thể gọi là hoa.

Ngài Thích Đề Hoàn Nhơn đáp: Thưa Đại Đức! Chỉ có hoa này chẳng sanh, hay là sắc, thọ, tưởng, hành, thức cũng chẳng sanh?

Ngài Tu Bồ Đề đáp: Thưa ngài Kiều Thi Ca!

Chẳng hải chỉ có hoa này là chẳng sanh, mà sắc,…dẫn đến thức cũng chẳng sanh. Nếu sắc,…dẫn đến thức chẳng sanh, thì cũng chẳng thể gọi là sắc…, dẫn đến cũng chẳng thể gọi là thức.

Nhãn…, dẫn đến ý, sắc, …dẫn đến pháp, nhãn thức…dẫn đến ý thức, nhãn xúc…dẫn đến ý xúc, nhãn xúc nhân duyên sanh thọ,…dẫn đến ý xúc nhân duyên sanh thọ,…dẫn đến ý xúc nhân duyên sanh thọ cũng đều là như vậy. Đàn Ba La Mật,…dẫn đến Bát Nhã Ba La Mật, nội không,…dẫn đến vô pháp hữu pháp không,4 niệm xứ,…dẫn đến 18 bất cộng pháp, hết thảy các tam muội,hết thảy các đà la ni,…dẫn đến nhất thiết chủng trí cũng đều là như vậy.

LUẬN:

Ngài Thích Đề Hoàn Nhơn và chư vị Thiên Vương nghe ngài Tu Bồ Đề nói về nghĩa Bát Nhã Ba La Mật cũng là nói về thật tướng các pháp, nên chẳng còn gì để suy lường phân biệt nữa.

Tuy ngài Tu Bồ Đề nói các pháp là rốt ráo không, mà chẳng phá các pháp tướng,chẳng làm mất các hạnh nghiệp nhân duyên quả báo.

Ngài Thích Đề Hoàn Nhơn cùng chư vị Thiên Vương thấy ngài Tu Bồ Đề chỉ là Thanh Văn, mà giữa đại chúng đã khéo nói lên được thậm pháp nghĩa của Bát Nhã Ba La Mật, nên rất hoan hỷ và nghĩ rằng: Ngài Tu Bồ Đề tuyết pháp vô ngại, ví như cơn mưa lớn tưới khắp, làm cho cây cỏ lớn nhỏ đều được xanh tươi; ngài Tu Bồ Đề ban “mưa pháp” làm cho cả 3 thừa giáo đều được lợi lạc.

Ở nơi pháp hội, ngài Tu Bồ Đề trước hết thuyết về Bát Nhã Ba La Mật, rồi sau đó khuyên phát tu tâm hành, để dẫn đến Phật đạo.

Do ngài thuyết về thật tướng pháp, nên chẳng có gì để suy lường, để phân biệt cả.

Ví như con mưa lớn đổ xuống khắp cõi Diêm Phù Đề, khiến nơi nơi đều được nhuận ích. Hạt giống ở sẵn trong đất, nhưng nếu chẳng gặp cơn mưa đúng thời thì chẳng có thể nảy mầm được. Cũng như vậy, người tu dù đã có sẵn chủng nhân vô thượng, nhưng nếu chẳng gặp được mưa pháp đúng thời, thì chẳng có thể phát khởi đạo tâm được. Trái lại nếu gặp được mưa pháp đúng thời thì mới có cơ duyên phát khởi Vô Thượng Bồ Đề tâm được.

Ví như trận cuồng phong quét sạch bụi trần, ví như cơn mưa rào làm tan nhiệt khí. Cúng như vậy, cơn mưa Bát Nhã Ba La Mật tận diệt các tà độc bất thiện, quét sạch các tà kiến, các ma sự của các ác tri thức.

Hàng phàm phu mong cầu phước báo, nên sanh tâm sợ hãi khi nghe thuyết Bát Nhã Ba La Mật, còn chư Thiên Vương nghe được Bát Nhã Ba La Mật, sanh tâm hoan hỷ, nên đã từ niệm rằng: Chúng ta phải hóa tác các hoa trời để tán Phật, chư Đại Đức Tăng, Đại Đức Tu Bồ Đề, Bát Nhã Ba La Mật.

–o0o–

Ngài Tu Bồ Đề đã khéo thuyết Bát Nhã Ba La Mật, nên chư thiên vương sanh tín tâm thanh tịnh,hoan hỷ muốn cúng dường ngài và cúng dường Bát Nhã Ba La Mật.

Vì ngài thuyết pháp về “pháp không” nên người nghe pháp phải là người như huyễn, như hóa. Do vậy mà chư Thiên đã tự hiển dụng pháp tướng tán hoa để cúng dường.

Vì hoa này chẳng phải là sanh hoa, cũng chẳng phải là hoa từ tâm thọ sanh, nên sự cúng dường được tròn đầy ý nghĩa vậy.

Chư vị Thiên Vương nghĩ rằng:

– Đem hoa tán Phật là cúng dường Phật Bảo.

– Đem hoa tán Bát Nhã Ba La Mật là cúng dường Pháp Bảo.

– Đem hoa tán chư vị Đại Đức Tăng và Đại Đức Tu Bồ Đề là cúng dường Tăng Bảo.

Nghĩ như vậy rồi, chư Thiên Vương đã biến hóa ra các hoa Trời đầy khắp hư không, để sự cúng dường Tam Bảo được thành tựu viên mãn.

Hỏi: Do nguyên nhân gì mà các hoa trời lại kết thành đài hoa trang nghiêm, và trụ giữa hư không như vậy?

Đáp: Có thuyết nói đó là do phước đức của Thiên và chư Thiên Vương mà có sự kiện hy hữu như vậy.

Có thuyết nói đó là do Phật lực gia bị mà có.

Lại có thuyết nói đó là do chúng hội được nghe Bát Nhã Ba La Mật, mà được đại công đức. Mặc dù gieo nhân ít mà được quả báo to lớn,khiến thành tựu được Phật đạo, nên mới có sự kiện vi diệu ấy hiện ra.

–o0o–

Lúc bấy giờ ngài Tu Bồ Đề tự nghĩ rằng: Các hoa này chẳng phải là hoa thật, từ cây sanh ra mà là hoa từ tâm thọ sanh. Sở dĩ nói hoa từ tâm thọ sanh ra vì chư Thiên đã tùy ý hóa hiện ra hoa, cũng như hoa tùy theo niệm của chư Thiên mà đến vậy. Bì Bát Nhã Ba La Mật là pháp vi diệu, pháp vô sanh nên chư Thiên chẳng dùng “vô sanh hóa” để cúng dường vậy.

Ngài Thích Đề Hoàn Nhơn xác nhận: Hoa này chẳng phải hoa từ cây sanh, cũng chẳng phải hoa từ tâm thọ sanh.

Ngài Tu Bồ Đề nói: Nếu hoa này chẳng sanh thì chẳng thể gọi là hoa được. Do vậy nên biết, ở trong “vô pháp”, ngài chẳng nên phân biệt có hoa hay chẳng có hoa.

Nghe xong, ngài Thích Đề Hoàn Nhơn đã được tâm thuần thục, nên hỏi ngài Tu Bồ Đề rằng: Chỉ có hoa này là chẳng sanh, hay các pháp cũng đều là chẳng sanh cả?

Ngài Tu Bồ Đề nói: Một pháp vô sanh thì hết thảy các pháp cũng đều vô sanh cả. Nếu người tu hành ở chung một pháp mà chẳng được minh liễu, thì ở nơi hết thảy các pháp cũng đều chẳng minh liễu.

Nên biết, nếu 5 ấm là vô sanh thì chẳng có thể gọi là 5 ấm,…, dẫn đến nhất thiết chủng trí vô sanh thì chẳng gọi là nhất thiết chủng trí. 5 ấm do nhân duyên hòa hợp sanh, chỉ là giả danh, chẳng có định tướng. Thật tướng của 5 ấm là như pháp tánh thật tế, là vô tướng vậy.

–o0o–

Ở nơi “thế tục đế”, do tùy thuận chúng sanh tâm, mà lập ra danh tự để phân biệt các pháp tướng riêng khác. Thế nhưng ở nơi “Đệ nhất nghĩa đế” thì chẳng có phân biệt bỉ, thử (bên kia, bên này) nên vô tránh (chẳng có tranh cạnh) vậy. Từ sắc,…,dẫn đến nhất thiết chủng trí cũng đều là như vậy, chẳng có gì phân biệt cả. Do vì ngã không và chúng sanh không, nên người thuyết pháp, người nghe pháp, người hiểu pháp, người biết pháp đều là “không” cả. Bởi vậy nên quả Tu Đà Hoàn…. dẫn đến Phật đều là giả danh, giả thi thiết cả.

KINH:

Ngài Thích Đề Hoàn Nhơn nghĩ rằng: Ngài Huệ Mạng Tu Bồ Đề trí huệ cao sâu. Ngài chẳng hoại pháp tướng mà vẫn thuyết được thật tướng các pháp.

Phật biết tâm niệm của Đế Thích, nên dạy rằng: Đúng như vậy, đúng như vậy! Này Kiều Thi Ca! Ông Tu Bồ Đề có trí huệ cao sâu, chẳng phá hoại các pháp tướng mà vẫn thuyết được thật tướng của các pháp.

Ngài Thích Đề Hoàn Nhơn bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Đại Đức Tu Bồ Đề chẳng hoại các pháp tướng mà vẫn thuyết được thật tướng của các pháp. Nghĩa ấy như thế nào?

Phật dạy: Này Kiều Thi Ca! Sắc là giả danh,…dẫn đến thức là giả danh, nên ông Tu Bồ Đề chẳng hoại các pháp tướng mà vẫn thuyết được thật tướng các pháp. Vì sao? Vì thật tướng các pháp là chẳng hoại (phi hoại), cũng chẳng phải chẳng hoại (phi bất hoại). Chỗ thuyết pháp có ông Tu Bồ Đề cũng chẳng hoại (phi hoại), cũng chẳng phải chẳng hoại (phi bất hoại).

Nhãn …dẫn đến ý, sắc,…dẫn đến pháp, nhãn thức,…dẫn đến ý thức, nhãn xúc, dẫn đến ý xúc, nhãn xúc nhân duyên sanh thọ,…dẫn đến ý xúc nhân duyên sanh thọ. Đàn Ba La Mật,…dẫn đến Bát Nhã Ba La Mật, nội không,…dẫn đến vô pháp hữu pháp không, 4 niệm xứ,…dẫn đến 18 bất cộng pháp, hết thảy các tam muội, hết thảy các đà la ni, quả Tu Đà Hoàn,…dẫn đến quả Phật, Phật đạo….dẫn đến nhất thiết chủng trí cũng đều là giả thi thiết cả.

Này Kiều Thi Ca! Bởi nhân duyên vậy, nên ông Tu Bồ Đề chẳng hoại các pháp tướng, mà vẫn thuyết được thật tướng các pháp.

Ngài Tu Bồ Đề nói với ngài Thích Đề Hoàn Nhơn: Thưa ngài Kiều Thi Ca! Đúng như lời Phật dạy, các pháp chỉ là giả danh. Bồ Tát Ma Ha Tát phải biết rõ các pháp chỉ là giả danh, và phải học Bát Nhã Ba La Mật như vậy.

Thưa ngài Kiều Thi Ca! Bồ Tát học như vậy tức là chẳng học sắc,…dẫn đến chẳng học thức. Vì sao? Vì chẳng thấy có sắc,…dẫn đến chẳng thấy có thức để học Bồ Tát cũng chẳng học nhãn,…dẫn đến ý, chẳng học sắc…dẫn đến pháp, chẳng học nhãn thức,…dẫn đến ý thức, chẳng học nhãn xúc,…dẫn đến ý xúc, chẳng học nhãn xúc nhân duyên sanh thọ,…dẫn đến ý xúc nhân duyên sanh thọ,…dẫn đến ý xúc nhân duyên sanh thọ,chẳng học Đàn Ba La Mật,…dẫn đến Bát Nhã Ba La Mật,chẳng học nội không,…dẫn đến vô pháp hữu pháp không, chẳng học 4 niệm xứ,… dẫn đến 18 bất cộng pháp, chẳng học hết thảy tam muội, hết thảy đà la ni,… dẫn đến chẳng học nhất thiết chủng trí. Vì sao ? Vì chẳng thấy có pháp để học.

Ngài Thích Đề Hoàn Nhơn hỏi: Thưa Đại Đức ! Vì nhân duyên gì mà Bồ Tát chẳng thấy có sắc…dẫn đến chẳng thấy có nhất thiết chủng trí để học ?

Ngài Tu Bồ Đề đáp: Thưa ngài Kiều Thi Ca ! Vì sắc là “sắc không”,… dẫn đến nhất thiết chủng trí là “nhất thiết chủng trí không”.

Thưa ngài Kiều Thi Ca ! Vì chẳng trú trong “không”. Vì sao ? Vì là “bất nhị pháp”.

Bồ Tác học “sắc không”,…dẫn đến học “nhất thiết chủng trí không” vì là “bất nhị pháp”

Bồ Tác học “sắc không”,…dẫn đến “thức không” là chẳng phải hai (bất nhị),…,học “Đàn Ba La Mật không”,… dẫn đến “Bát Nhã Ba La Mật không” là chẳng phải hai, học “4 niệm xứ không”,…dẫn đến “18 bất cộng pháp không” là chẳng phải hai, học “quả Tu Đà Hoàn không”,… dẫn đến “ quả phật không”, học “ tam muội không”, “đà la ni không”,…dẫn đến “ nhất thiết chủng trí không” là chẳng phải hai. Học như vậy nên Bồ Tát có thể học được vô lượng vô biên a tăng kỳ Phật pháp.

Bồ Tát học vô lượng vô biên a tăng kỳ Phật pháp như vậy, là chẳng vì sắc tăng mà học, cũng chẳng vì sắc giảm mà học,… dẫn đến vì chẳng nhất thiết chủng trí tăng mà học, cũng chẳng vì nhất thiết chủng trí giảm mà học.

Thưa ngài Kiều Thi Ca ! Nếu Bồ Tát chẳng vì sắc tăng , sắc giảm mà học,… dẫn đến chẳng vì nhất thiết chủng trí tăng, nhất thiết chủng trí giảm mà học, thì Bồ Tát cũng chẳng vì sắc thọ, sắc diệt mà học…, dẫn đến chẳng vì nhất thiết chủng trí thọ, nhất thiết chủng trí diệt mà học vậy.

Ngài Xá Lợi Phất hỏi: Thưa ngài Tu Bồ Đề ! Ngài nói Bồ Tát học như vậy là chẳng phải vì sắc thọ, sắc diệt mà học… dẫn đến chẳng vì nhất thiết chủng trí thọ, nhất thiết chủng trí diệt mà học chăng?

Ngài Tu Bồ Đề đáp : Thưa ngài Xá Lợi Phất ! Bồ Tát nếu học như vậy , thì sẽ chẳng vì sắc thọ hay diệt mà học… dẫn đến chẳng vì nhất thiết chủng trí thọ hay diệt mà học vậy.

Ngài Xá Lợi Phất hỏi: Vì nhân duyên gì mà Bồ Tát chẳng vì sắc thọ hay diệt mà học… dẫn đến chẳng vì nhất thiết chủng trí thọ hay diệt mà học ?

Ngài Tu Bồ Đề đáp: Vì sắc là chẳng thể thọ (bất khẻ thọ), mà cũng chẳng có người thọ sắc…, dẫn đến vì nhất thiết chủng trí là chẳng thể thọ, mà chẳng có người thọ nhất thiết chủng trí. Vì sao? Vì đều là nội không….dẫn đến đều là vô pháp hữu không, nên là như vậy.

Do vì chẳng thọ (bất thọ) hết thảy pháp nên Bồ Tát mới có thể đến được nhất thiết chủng trí.

Ngài Xá Lợi Phất hỏi: Ngài Tu Bồ Tát học như vậy mà có thể đến được nhất thiết chủng trí chăng?

Ngài Tu Bồ Đề đáp: Bồ Tát học Bát Nhã Ba La Mật như vậy, có thể được nhất thiết chủng trí. Vì sao? Vì chẳng thọ hết thảy các pháp mới đến được nhất thiết chủng trí vậy.

Ngài Xá Lợi Phất hỏi: Nếu đối với hết thảy các pháp, Bồ Tát đều chẳng vì thọ mà học, cũng chẳng vì diệt mà học thì làm sao có thể đến được nhất thiết chủng trí?

Ngài Tu Bồ Đề đáp: Thưa ngài Xá Lợi Phất! khi thật hành Bát Nhã Ba La Mật, Bồ Tát chẳng thấy sắc sanh, chẳng thấy sắc diệt, chẳng thấy sắc thọ, chẳng thấy sắc bất thọ, chẳng thấy sắc cấu, chẳng thấy sắc tịnh, chẳng thấy sắc tăng, chẳng thấy sắc giảm. Vì sao? Vì sắc tánh là không.

Dẫn đến Bồ Tát chẳng thấy nhất thiết chủng trí là có sanh, có diệt, có thọ, có bất thọ, có cấu, có tịnh, có tăng, có giảm. Vì sao? Vì “nhất thiết chủng trí tánh” là không.

Như vậy, thưa ngài Xá Lợi Phất! Khi thật hành Bát Nhã Ba La Mật, Bồ Tát biết rõ hết thảy các pháp đều là bất sanh, bất diệt, bất thọ, bất tăng bất giảm. Bồ Tát do học Bát Nhã Ba La Mật như vậy mà đến được nhất thiết chủng trí. Vì sao? Vì là “vô sở học”, “vô sở đắc”, chẳng có gì học, chẳng có gì đắc vậy.

LUẬN:

Ngài Thích Đề Hoàn Nhơn hoan hỷ tán than ngài Tu Bồ Đề có trí huệ cao sâu, chẳng hoại các pháp tướng, mà vẫn thuyết được thật tướng các pháp.

Phật ấn chứng lời tán than này.

Hỏi: Vì sao Phật ấn chứng lời ngài Thích Đề Hoàn Nhơn tán than ngài Tu Bồ Đề?

Đáp: Phật hiển dụng đại bi tâm, muốn chúng sanh tín thọ của ngài Tu Bồ Đề thuyết.

Ngài Tu Bồ Đề đã dùng trí huệ thậm thâm, quán chiếu các pháp, biết rõ hết thảy pháp chỉ là giả danh. Như vậy là hợp với Bát Nhã Ba La Mật. Vì sao? Vì hết thảy các pháp đều do duyên hòa hợp sanh, nên đều là giả danh là vô tướng vậy.

Bát Nhã Ba La Mật dung nhiếp hết thảy các pháp, mà chẳng thủ chấp các tướng. Học Bát Nhã Ba La Mật như vậy là học sắc không…dẫn đến học nhất thiết chủng trí không, là được vào “bất nhị pháp” vậy.

Lại nữa, vì sắc chẳng có định tướng, vì sắc là vô sắc nên chẳng học sắc. Dẫn đến hết thảy pháp cũng đều là như vậy cả.

Bồ Tát cầu 5 nhãn, nên chẳng thấy có sắc tướng, chẳng thấy có ngã tướng, có ngã vô tướng…dẫn đến chẳng thấy có nhất thieetschungr trí tướng. Vì sao? Vì ở nơi thật tướng thì sắc…dẫn đên nhất thiết chủng trí đềulà không, là vô tướng, là bất khả đắc cả.Cho nên nói sắc là tự tướng không…dẫn đến nhất thiết chủng trí cũng là tự tướng không.

Do vì biết sắc,…, dẫn đến nhất thiết chủng trí tự tướng không, nên chẳng học sắc…dẫn đến chẳng học nhất thiết chủng trí.

Nên biết hết thảy các pháp tướng đều nương vào nhau mà y tha khởi tác hành, chẳng phải mỗi pháp có tự tướng riêng biệt vậy. Ví như người cỡi ngựa” thì chẳng sao nói lên được “tướng người cỡi ngựa” được.

Hỏi: Nếu vậy thì chẳng học hết thảy pháp. Sao lại nói được hết thảy trí?

Đáp: Như đã nói trước đây, nếu được vào pháp “không” thì chẳng còn chấp các pháp tướng nữa. Học như vậy mới gọi là học sắc không. Vì sao? Vì nếu chấp “không” mà phá các pháp tướng thì liền bị rơi vào đoạn diệt. Còn nếu phá chấp về sắc tướng, mà cũng chẳng chấp “không” thì mới vào được “bất nhị pháp môn”. Có như

Vậy mới biết được “sắc” và “không” đều chẳng phải hai, chẳng phải khác và đều là bất khả đắc cả.

Lại nữa, nếu hoc “sắc không”…dẫn đến nhất thiết chủng trí không” là chẳng phải hai, chẳng phải khác, thì sẽ được vô lượng, vô biên a tăng kỳ Phật pháp. Đó chính là “nhất thiết chủng trí” vậy.

–o0o–

Bồ Tát tâm có hạn lượng, có Phật tâm là vô hạn lượng. Bởi vậy nên nói vô hạn lượng mới là chánh hạnh của Bồ Tát đạo.

–o0o–   

Lại nữa, nói chẳng học sắc tăng hay giảm, là vì tăng hay giảm đều là giả lập. Ví như do 4 đại và 4 đại tạo sắc tác duyên hòa hợp mà tạo thành sắc thân. Khi đã có sắc thân lại vọng khởi thấy có tướng nam, tướng nữ, tướng xấu, tướng tốt, tướng cao, tướng thấp, khiến chúng sanh sanh nhiễm trước. Như vậy gọi là sắc tăng.

Trái lại khi phá sắc thành không rồi, lại vọng khởi chấp “không”. Như vậy gọi là sắc giảm. Dẫn đến nhất thiết chủng trí cũng là như vậy.

–o0o– 

Lại nữa, nói chẳng vì sắc thọ, chẳng vì sắc diệt mà học, là vì sắc thọ hay sắc diệt đều là bất khả đắc cả. Nếu biết rõ như vậy, thì chẳng còn thọ nghiệp quả nhân duyên tương tục nữa.

Ngài Tu Bồ Đề nói các nhân duyên sanh ra sắc đều là bất khả đắc, nên chẳng thọ sắc. Lại vì nội ngoại sắc đều là không, nên chẳng thọ sắc. Sắc đã chẳng thọ thì cũng chẳng diệt vậy.

Hỏi: Ở trong 18 không đã bao gồm hết thảy các pháp. Sao trên đây chỉ đề cập đén nội và ngoại không mà thôi?

Đáp: Nói người thọ sắc là không, là nói về nội không. Nói về sắc không là nói về ngoại không. Nội không và ngoại không nhiếp hết thảy các pháp không, nên chỉ cần đề cập đến nội không và ngoại không là đủ rồi vậy.

Bồ Tát học “sắc không”…dẫn đến học “nhất thiết chủng trí không” là học “bất nhị pháp”. Học như vậy thì sẽ được đến nhất thiết chủng trí.

–o0o–

Bởi các nhân duyên như vậy, nên ngài Xá Lợi Phất nghĩ rằng: Bồ Tát phải diệt hết thảy phiền não, phải thọ hết thảy thiện pháp.

Nghĩ như vậy rồi, ngài bèn hỏi ngài Tu Bồ Đề rằng: Nếu Bồ Tát học hết thảy các pháp, mà chẳng thọ, chẳng diệt thì làm sao đến được nhất thiết chủng trí?

Ngài Tu Bồ Đề đáp: Nếu phá chấp về “sanh tướng” thì sẽ biết rõ hết thảy pháp đều vô sanh. Nếu phá chấp về “vô thường tướng”, thì sẽ biết rõ hết thảy các pháp tướng đềulà vô diệt. Quán hết thảy các pháp tướng là hư vọng, duyên khởi sanh ra các tội lỗi nên bất thọ. Quán hết thảy các pháp đều lợi ích, nên là bất xả. Quán hết thảy các pháp đều là tánh thể thanh tịnh, nên là bất cấu. Quán hết thảy các pháp đều là tánh thể thường bình đẳng, chẳng phân biệt cấu tịnh nên bất tịnh. Quán hết thảy các pháp tuy có tác duyên mà thật chẳng được tạo tác, nên là vô tác, vô khởi. Quán hết thảy các pháp dù ra,dù vào, dù qua, dù lại…đều chẳng có tăng, chẳng có giảm, chẳng có nhiều, chẳng có ít, nên là bất tăng, bất giảm.

Như biển lớn thu nhận nhiều nguồn nước từ các dòng song tương tục chảy đến, mà lượng nước biển đông chẳng có gì thay đổi. Các pháp cũng là như vậy. Do pháp tánh vẫn thường trú như hư không, nên tự tánh hết thảy các pháp là bất khả đắc, bất khả hoại. Nếu học được như vậy thì sẽ đến được nhất thiết chủng trí. Học được như vậy thì mới chẳng thấy có sắc tướng…dẫn đến chẳng thấy có thức tướng, chẳng thấy có Bồ Tát tướng…dẫn đến chẳng thấy có Bát Nhã Ba La Mật tướng. Học như vậy mới đạt đến chỗ “vô sở học”, “vô sở đắc” vậy.

KINH:

Lúc bấy giờ ngài Thích Đề Hoàn Nhơn hỏi ngài Xá Lợi Phất: Thưa ngài Xá Lợi Phất! Bồ Tát Ma Ha Tát phải y cứ vào đâu để cầu Bát Nhã Ba La Mật?

Ngài Xá Lợi Phất nói: Thưa ngài Kiều Thi Ca! Bồ Tát Ma Ha Tát phải y cứ nơi ngài Tu Bồ Đề thuyết mà cầu Bát Nhã Ba La Mật.

Ngài Thích Đề Hoàn Nhơn hỏi ngài Tu Bồ Đề: Thưa Đại Đức! Đây là thần lực của Đại Đức khiến ngài Xá Lợi Phất nói vậy chăng?

Ngài Tu Bồ Đề đáp: Thưa ngài Kiều Thi Ca! Chẳng phải thần lực của tôi khiến ngài Xá Lợi  Phất nói như vậy.

Ngài Thích Đề Hoàn Nhơn hỏi: Thưa Đại Đức! Như vậy thần lực là của ai?

Ngài Tu Bồ Đề đáp: Thưa ngài Kiều Thi Ca! Đây là thần lực của Như Lai.

Ngài Thích Đề Hoàn Nhơn hỏi: Hết thảy các pháp đều chẳng có thọ xứ (vô thọ xứ). Như vậy do đâu mà nói đó là thần lực của Như Lai?

Ly “vô thọ xứ tướng” thì Như Lai là bất khả đắc. Ly “pháp như” thì Như Lai cũng bất khả đắc.

Ngài Tu Bồ Đề đáp: Đúng như vậy, đúng như vậy! Thưa ngài Kiều Thi Ca! Như lời ông nói, ly “vô thọ xứ tướng” thì Như Lai là bất khả đắc, và ly “pháp như”, Như Lai cũng bất khả đắc.

Lại nữa, trong “sắc như”, ….dẫn đến trong “thức như”, thì “Như Lai như” là bất khả đắc, trong “Như Lai như” thì “sắc như”…dẫn đến “thức như” là bất khả đắc. Trong “sắc pháp tướng”…dẫn đến trong “thức pháp tướng” thì  “Như Lái pháp tướng” là bất khả đắc, trong “Như Lai pháp tướng”, thì “sắc pháp tướng”…dẫn đến “thức pháp tướng” là bất khả đắc.

Dẫn đến nhất thiết chủng trí cũng là như vậy. Thưa ngài Kiều Thu Ca! trong “sắc như”…dẫn đến trong “thức như”, Như Lai chẳng có hợp, chẳng có tan, ly “sắc như”…dẫn đến ly “thức như”, Như Lai cũng chẳng có hợp, chẳng có tan. Dẫn đến nhất thiết chủng trí cũng là như vậy.

Lại nữa, trong “sắc pháp tướng”…dẫn đến trong  “thức pháp tướng”, Như Lai chẳng có hợp, chẳng có tan, ly “sắc pháp tướng”,…dẫn đến ly “thức pháp tướng”, Như Lai cũng chẳng có hợp, chẳng có tan. Dẫn đến nhất thiết chủng trí cũng là như vậy.

Thưa ngài Kiều Thi Ca! Như vậy là hết thảy các pháp đều chẳng có hợp, chẳng có tan. Đó là thần lực của Như Lai, chính là “vô sở thọ pháp” vậy.

Ngài Thích Đề Hoàn Nhơn hỏi: Thưa Đại Đức! Như vậy Bồ Tát Ma Ha Tát cầu Bát Nhã Ba La Mật ở chỗ nào?

Ngài Tu Bồ Đề đáp: Thưa ngài Kiều Thi Ca! Chẳng phải ở trong sắc, chẳng phải ly sắc…dẫn đến chẳng phải ở trong thức, chẳng phải ly thức, mà Bồ Tát Ma Ha cầu Bát Nhã Ba La Mật. Vì sao? Vì Bát Nhã Ba La Mật và 5 ấm cùng với hết thảy đều là những pháp chẳng có hợp, chẳng có tan, chẳng có sắc, chẳng có hình, chẳng có đối, đều chỉ là một tướng (nhất tướng), là chẳng có tướng (vô tướng) vậy.

Dẫn đến chẳng phải ở trong nhất thiết chủng trí, hay ly nhất thiết chủng trí mà cầu Bát Nhã Ba La Mật được. Vì sao? Vì Bát Nhã Ba La Mật bà nhất thiết chủng trí cùng với hết thảy các pháp đều là những pháp chẳng có hợp, chẳng có tan, chẳng có sắc, chẳng có hình, chẳng có đối, đều chỉ là một tướng (nhất tướng), là chẳng có tướng (vô tướng).

Bát Nhã Ba La Mật chẳng phải là 5 ấm, cũng chẳng phải ly 5 ấm,…dẫn đến chẳng phải là nhất thiết chủng trí. Bát Nhã Ba La Mật chẳng phải là “5 ấm như”,…,dẫn đến chẳng phải là “nhất thiết chủng trí như”, cũng chẳng phải ly “nhất thiết chủng trí như”. Bát Nhã Ba La Mật chẳng phải là “5 ấm pháp”, cũng chẳng phải ly “5 ấm pháp”,…,dẫn đến chẳng phải là “nhất thiết chủng trí pháp”.

Vì sao?

Thưa ngài Kiều Thi Ca! Vì hết thảy các pháp đều là vô sở hữu, đều là bất khả đắc vậy.

LUẬN:

Hỏi: Đức Phật, ngài Tu Bồ Đề và ngài Xá Lợi Phất đã dùng các phương tiện nhân duyên để nói rõ về nghĩa của “Bát Nhã Ba La Mật tướng” rồi. Nay vì sao ngài Thích Đề Hoàn Nhơn còn hỏi phải cầu Bát Nhã Ba La Mật ở chỗ nào nữa?

Đáp: Ở đây, vị Đế Thích chẳng có hỏi về thể của Bát Nhã Ba La Mật, mà ngài chỉ hỏi về “Bát Nhã Ba La Mật danh tự”, nên ngài Xá Lợi Phất mới nói: Phải nương nơi chỗ ngài Tu Bồ Đề thuyết mà cầu Bát Nhã Ba La Mật.

Lại nữa, ngài Tu Bồ Đề thường thuyết về “pháp không”, thường tụ tập “pháp không”, còn ngài Xá Lợi Phất tuy là bậc trí huệ đệ nhất, tuy đã đoạn được “pháp ái”, nhưng chưa có thường thuyết và hành “pháp không”, nên mới nói: Phải nương nơi chỗ ngài Tu Bồ Đề thuyết mà cầu Bát Nhã Ba La Mật.

Hỏi: Vì sao vị Đế Thích chẳng có hỏi Phật để hiểu rõ hơn và Bát Nhã Ba La Mật, mà ngài lại hỏi ngài Tu Bồ Đề?

Đáp: Trừ Phật ra, thì ngài Tu Bồ Đề thường hành và thuyết “pháp không” đệ nhất trong hàng đại đệ tử của Phật.

Phật ở trong cả 6 thời, thường dùng Phật nhãn để quán tâm chúng sanh, thường dùng trí huệ Bát Nhã thuyết về vô thường, khổ, không, vô ngã, thường phân biệt rõ về biệt tướng và tổng tướng của các pháp, thường thuyết về các nhân duyên sanh pháp, nhằm dạy chúng sanh nhận rõ các pháp đều chẳng có ai làm ra (vô chủ tác), chẳng có ai thọ (vô thọ giải), chẳng có ai biết (vô tri giả), chẳng có ai thấy (vô kiến giả), lại thường thuyết các pháp đều là vô chủ tác, vô thọ giả, vô tri giả, vô kiến giả, đều là rốt ráo không, đều là rốt ráo bất khả đắc, là đã thâm nhập được vào Bát Nhã Ba La Mật rồi vậy.

–o0o– 

Ngài Tu Bồ Đề thay Phật, đã thuyết Bát Nhã Ba La Mật tại pháp hội, lời thuyết giảng của ngài được Phật chứng minh, khiến chư Thiên Tử đến nghe pháp đều hoan hỷ tín thọ.

Do vậy mà ngài Thích Đềi Hoàn Nhơn đã thay mặt chư Thiên, nêu lên các câu hỏi, để được các ngài Xá Lợi Phất và Tu Bồ Đề giải rõ thêm. Ngài Thích Đề Hoàn Nhơn tự nghĩ: Chẳng biết Bát Nhã Ba La Mật tướng là như thế nào?

Biết được tâm niệm vủa vị Đế Thích, ngài Xá Lợi Phất nói: Ngài Tu Bồ Đề thường nhập “pháp không”, thường thuyết “pháp không”, chỗ ngài thuyết ra là “không”, dẫn đến “pháp không” đó cũng là không.

Bởi vậy phải nương nơi chỗ ngài Tu Bồ Đề thuyết mà cầu Bát Nhã Ba La Mật vậy.

–o0o– 

Ngài Thích Đề Hoàn Nhơn tán thán ngài Tu Bồ Đề có đại thần lực, khiến ngài Xá Lợi Phất nói như vậy.

Ngài Tu Bồ Đề khiên tốn đáp: Chẳng phải thần lực của tôi khiến ngài Xá Lợi Phất nói như vậy, mà đây là do  thần lực của Như Lai.

Ngài Thích Đề Hoàn Nhơn hỏi: Hết thảy pháp đều là vô thọ xứ. Như vậy do đâu mà nói đó là thần lực của Như Lại?

Sở dĩ vị Đế Thích hỏi ngài Tu Bồ Đề như vậy vì ngài nghĩ rằng: Nếu ly vô thọ xứ tướng, thì Như Lai là bất khả đắc. Nếu hết thảy các pháp đều vô thọ xứ, thì chảng có chỗ y chỉ nên cũng chẳng do đâu mà được Như Lai vậy.

Đây là lời nạn vấn mà vị Đế Thích đã nêu lên trong pháp hội. Ngài Tu Bồ Đề thay Phật, đã và đang thuyết Bát Nhã Ba La Mật, để trả lời cho vị Đế thích, và gián tiếp cho toàn thể pháp hội vậy.

Hỏi: “Vô thọ xứ tướng” và “pháp như” khác nhau như thế nào?

Đáp: Thật tướng của các pháp cũng gọi là “vô thọ pháp”. Vì các pháp đều là bất khả đắc, nên là vô thọ. Vì thật tướng các pháp là chẳng thể hoại (bất hoại), nên cũng gọi là “như”.

Trong “không” thì Như Lai bất khả đắc, mà ly “không” thì Như Lai cũng bất khả đắc.

Bởi vậy nên ngài Tu Bồ Đề sau khi nghe ngài Thích Đề Hoàn Nhơn giải bày, đã tán than rằng: Đúng như vậy, đúng như vậy!

Qua lời xác nhận của ngài Tu Bồ Đề, thì “vô thọ tướng” và “như tướng” là chẳng phải đồng, cũng chẳng phải khác vậy.

–o0o– 

Cũng nên biết rằng, Như Lai là bất khả đắc, nhưng vì tuy thuần chúng sanh mà nói có “Như Lai”. Đây chỉ là phương tiện để hóa độ chúng sanh. Thật ra Như Lai cũng chỉ là giả danh pháp

Lại nữa, “như” ở thời trước, và “Lai” (đến trở lại) y như vậy ở vào thời sau, nên gọi là “Như Lai”. Ví như xưa kia, Bồ Tát Định Quang đã hành 6 pháp Bát Nhã Ba La Mật vào được đạo. Lại ví như xưa kia, Bồ Tát Định Quang đã dùng trí huệ để biết rõ hết thảy các pháp đều là như, và cũng từ nơi như mà lại, nên gọi là Như Lai, này Bồ Tát Thích Ca Mưu Ni cũng là như vậy.

–o0o– 

Phật là Như Lai, là vô sở hữu. Hết thảy chúng sanh, hết thảy các pháp, cũng đều là vô sở hữu tướng, là vô thọ xứ tướng, nên cũng có nghĩa là Như Lai vậy.

Trên đây lược nói “vô thọ tướng”, “Như Lai tướng” đều là không, là vô sở hữu. Vô thọ xứ tướng là như tánh tướng, là vô định tướng. Bởi vậy nên nói, trong “vô thọ xứ tướng” chẳng có Như Lai, và ly “vô thọ xứ tướng” cũng chẳng có Như Lai, vì Như Lai là bất khả đắc vậy.

–o0o– 

Có thuyết nói “thật tướng pháp” có 2 nghĩa:

– Các pháp tướng là rốt ráo không.

– Các pháp tướng rốt ráo chẳng có thể diễn bày, chẳng có thể nói ra được, chẳng có thật thể nên là vô tướng.

Ví như nói Niết Bàn chẳng thể diễn bày, chẳng thể nói ra được.

Lại nữa, cũng nên biết, nếu nói các pháp tướng là “rốt ráo không” thì Như Lai là bất khả đắc,mà phá “rốt ráo không” thì Như Lai Cũng bất khả đắc. Vì sao? Vì trong “rốt ráo không” là “vô thọ tướng”, mà phá “rốt ráo không” thì thật tướng pháp là “Như”.

Cũng như vậy, tầm cầu Như Lai ở nơi 5 ấm…dẫn đến ở nơi nhất thiết chủng trí, thì Như Lai cũng là bất khả đắc.

Hỏi: Nếu nói Như Lai là bất khả đắc, thì vì sao nói thần lực của Như Lai?

Đáp: Trên đây đã nói rõ Như Lai chẳng ở nơi 5 ấm mà ly 5 ấm cũng chẳng có Như Lai. 5 ấm chẳng có trong Như Lai, mà Như Lai cũng chẳng có trong 5 ấm. Vì sao? Vì 5 ấm là tướng sanh diệt, là vô thường, là khổ, là không, là vô ngã nên Như Lai chẳng phải là 5 ấm, nếu Như Lai là 5 ấm thì Như Lai cũng sẽ sanh diệt vậy. Lại nữa, 5 ấm là 5 pháp, mà Như Lai chỉ là một pháp. 5 chẳng thể là 1, mà 1 cũng chẳng thể là 5 được. Bởi vậy nên nói Như Lai chẳng phải là 5 ấm, và 5 ấm chẳng phải là Như Lai.

Thế nhưng nếu nói ly 5 ấm mà có Như Lai, thì Như Lai phải là chẳng thấy (vô kiến), chẳng biết (vô tri), chẳng nghe (vô căn), chẳng có kiến thức (vô thức), chẳng có thọ khổ, chẳng có thọ lạc. Vì sao? Vì tánh hay biết (giác tri) thuộc về 5 ấm. Bởi vậy nên nói ly 5 ấm thì Như Lai cũng là bất khả đắc.

Trong “sắc”, “sắc như”, “sắc pháp tướng”…dẫn đến trong “thức”, “thức như”, “thức pháp tướng”,Như Lai đều chẳng hợp, chẳng tan, ly “sắc”, “sắc như”, “sắc pháp tướng”…dẫn đến ly “thức”, “thức như”, “thức pháp tướng”, Như Lai cũng đều chẳng hợp,chẳng tan. Đối với nhất thiết chủng trí cũng là như vậy. Tóm lại, ở nơi hết thảy các pháp, và ly hết thảy các pháp, Như Lai đều chẳng hợp, chẳng tan. Vì sao? Vì các pháp đều là “vô sở thọ”. Đó chính là thần lực của Như Lai vậy.

Hỏi: Nếu nói Như Lai dùng mắt thấy, tai nghe…, thì như vậy có lỗi gì?

Đáp: Cái dùng để thấy ấy chẳng phải là nhãn căn, chẳng phải là Như Lai. Nếu là Như Lai, thì Như Lai chẳng phải tướng con mắt,lại nếu Như Lai chưa thủ sắc thì làm sao biết Như Lai dùng con mắt để thấy và dùng tai để nghe được. Nói Như Lai dùng mắt thấy, tai nghe là chưa thông suốt vậy.

Hỏi: Nếu Như Lai dùng “trí huệ” để phân biệt,thì trí huệ của Như Lai thấy, hay chẳng thấy? Nếu trí huệ dùng con mắt để thấy thì các căn khác sẽ như thế nào?

Đáp: Cái biết cũng như cái thấy, cái nghe…thuộc về 5 căn, chẳng phải là Như Lai. Vì nếu dùng cái biết mà biết con mắt, thì cái gì sẽ biết được “cái biết” đó?

Hỏi: Nghĩa ấy như thế nào? Nếu muốn biết Như Lai, thì phải dùng cái gì để biết? Nếu dùng Như Lai mà biết được Như Lai, thì là vô cùng. Làm sao có thể như vậy được.

Đáp: Nếu nói “cái tướng biết” trú trong “cái biết”  của Như Lai có nghĩa là nói khi biết được “cái tướng biết”, thì “cái biết” đó đã cùng Như Lai trú vậy. Thế nhưng. Nếu nói “cái biết”cũng chính là “tướng biết”, thì cái biết đó là vô thường, mà đã là vô thường thì chẳng có đời sau. Như vậy, thì Như Lai phải là đoạn diệt.

Lại nữa, nếu ly 5 ấm mà có Như Lai, thì Như Lai phải là thường. Cũng như hư không, “Như Lai tướng” chẳng có bến đổi, nên chẳng có thọ khổ, thọ lạc, cũng chẳng có tội, có phước.

Bởi các lỗi trên, nên nói 5 ấm chẳng có trong Như Lai, và Như Lai chẳng có trong 5 ấm.

Hỏi: Phải nương theo 5 ấm mới biết có Như Lai. Nếu chẳng có 5 ấm, thì làm sao có biết có Như Lai được?

Đáp: Nếu do 5 ấm mà có Như Lai, thì Như Lai chẳng có tự tánh. Nếu tự tánh của Như Lai đã là không, thì thọ tánh cũng là không. Bởi vậy nên nói ở nơi 5 ấm mà cầu Như Lai thì Như Lai là bất khả đắc.

Trên đây, vì muốn phá trừ các hý luận, nên nói Như Lai chẳng có trong 5 ấm. Như Lai là bất sanh, bất diệt, nên dùng các pháp hý luận mà cầu Như Lai, thì chẳng thế nào thấy được Như Lai vậy.

–o0o– 

Thế nhưng, nếu chấp chẳng có Như Lai, thì lại rơi vào tà kiến.

Như vậy là nói “có Như Lai” hay nói “không có Như Lai”, thì cũng đều là hý luận cả. Dùng các pháp hý luận mà cầu Như Lai, thì Như Lai là bất khả đắc vậy.

Nên biết tướng của Như Lai cũng là tướng của hết thảy pháp, và tướng của hết thảy pháp cũng là tướng của Như Lai. Vì “Như Lai tướng” rốt ráo là “không tướng”, và “không tướng” tức là “hết thảy pháp tướng” vậy.

Hỏi: Nói trong “5 ấm như”  chẳng có “Như Lai như”. Vậy trong “Như Lai như” cũng chẳng có “5 ấm như” hay sao?

Đáp: Đây chỉ lược nói đến 2 pháp ấy, nhưng rộng nhiếp hết cả 20 tà chấp về “ngã kiến”.

– “ 5 ấm như” dẫn đến “nhất thiết chủng trí như”.

– “5 ấm như” tức là “thị 5 ấm pháp tướng” dẫn đến “nhất thiết chủng trí như tức là “thị nhất thiết chủng trí pháp tướng”.

Bởi vậy nên nói: “Như” tức là “thị pháp tướng” vậy.

Hỏi: Nếu nói “Như” tức là “thị pháp tướng” thì vì sao còn hỏi nữa?

Đáp: Người tu khi đã biết “5 ấm như” rồi, mà tâm còn nghi, còn sợ chưa rõ vì sao các pháp tướng đều là “không”, là vô sở hữu.Bởi vậy nên vị Đế Thích mới hỏi để ngài Tu Bồ Đề giải rõ thêm. Ngài Tu Bồ Đề cho biết rằng : “5 ấm pháp tướng” tự “như”, tức là “thị” 5 ấm pháp tướng vậy.

Ví như người tự chạm vào lửa, khiến tay bị nóng, thì tự tâm chẳng oán, chẳng giận, vì biết tướng lửa là như vậy. Trái lại, nếu có kẻ khác lấy lửa đốt mình, thì liền sanh sân hận.

Bởi vậy nên nói: trong “5 ấm như” thì Như Lai chẳng hợp, chẳng tan, ly “5 ấm như” thì Như Lai cũng chẳng hợp, chẳng tan. Vì sao? Vì Như Lai là nhất tướng, là vô tướng. Đã là nhất tướng, là vô tướng thì chẳng thể hợp, chẳng thể tan được. Phải có 2 pháp trở lên mới có hợp có tan được.

Lại nữa, nếu ly “5 ấm tướng”, thì Như Lai cũng chẳng hợp, chẳng tan. Vì sao”? Vì ly “5 ấm tướng” thì Như Lai là bất khả đắc.

Bởi vậy nên nói: Như Lai là “như pháp” và 5 ấm tướng cũng là “như pháp”. Như Lai là “như pháp tướng”, 5 ấm cũng là “như pháp tướng”, chẳng phải hai, chẳng phải khác. Ly “5 ấm như” thì “5 ấm pháp tướng” cũng chẳng hợp, chẳng tan.

Dẫn đến nhất thiết chủng trí cũng là vậy.

Bởi vậy nên nói: Nếu biết rõ các pháp như tướng là chẳng hợp, chẳng tan, thì sẽ được thần lực, được trí huệ Bát Nhã, sẽ nhận rõ được thật tướng của các pháp vậy.

Hỏi: Phải như thế nào mới cầu được trí huệ Bát Nhã?

Đáp: Chẳng thể ở nơi 5 ấm mà cầu trí huệ Bát Nhã được. Vì sao? Vì 5 ấm là vô thường, trước không, nay lại có, có rồi lại trở lại không, 5 ấm chỉ ví như mộng, như huyễn.

Bát Nhã Ba La Mật là thật trí huệ, là trí huệ Phật. Bởi vậy nên  chẳng thể ở nơi 5 ấm mà cầu được vậy.

Ví như cầu các ngọc quý thì phải lặn xuống đáy biển sâu, phải trèo lên tận các núi cao, phải đào sâu trong lòng đất mới mong tìm được. Chẳng phải ở nơi ao rạch xú uế mà tìm được vậy.

Lại nữa, nếu ly  ấm thì chẳng cầu được Bát Nhã Ba La Mật. Vì sao? Vì nếu ly 5 ấm là vô sanh, vô diệt, vô tác, vô khởi, nên chẳng cầu Bát Nhã Ba La Mật được vậy.

Chỉ khi nào biết rõ được 5 ấm cùng Bát Nhã Ba La Mật là chẳng phải hai, chẳng phải khác, chẳng có hợp, chẳng có tan, chẳng có sắc, chẳng có hình, chẳng có đối, là nhất tướng, là vô tướng, thì mới gọi là cầu Bát Nhã Ba La Mật. Vì sao? Vì phàm phu phân biệt 5 ấm là sắc pháp,trí huệ bát nhãn quán 5 ấm cùng Bát Nhã Ba La Mật bình đẳng, đều là không, là nhất tướng, là vô tướng cả.

Nếu phá được chỗ chấp về 5 ấm phàm phu, nếu biết được 5 ấm chẳng phải là thật có, chỉ do duyên hòa hợp sanh, nên là như huyễn, như mộng, thì sẽ vào được Bát Nhã Ba La Mật. Bởi vậy nên nói Bát Nhã Ba La Mật chẳng ly “5 ấm pháp tướng”. Dẫn đến nhất thiết chủng trí cũng là như vậy.

KINH:Ngài Thích Đề Hoàn Nhơn nói với ngài Tu Bồ Đề: Thưa Đại Đức! Như vậy thì Ma Ha Bát Nhã Ba La Mật chính là Đại Bồ Tát Bát Nhã Ba La Mật, vô lượng vô biên Ba La Mật, cũng chính là Đại Bồ Tát Bát Nhã Ba La Mật.

Nhờ tu tập Bát Nhã Ba La Mật, mà chư vị Tu Đà Hoàn thành tựu được quả Tu Đà Hoàn,…dẫn đến chư vị A La Hán thành tựu được quả A La Hán, chư vị Bích Chi Phật thành tựu được Bích Chi Phật đạo, chư vị Bồ Tát thành tựu được Bồ Tát đạo. Tất cả các đạo quả nêu trên đây đều do tu tập Bát Nhã Ba La Mật mà được thành tựu. Dẫn đến thành tựu chúng sanh, tịnh Phật quốc độ, được đạo Vô Thượng Bồ Đề cũng đều do tu tập Bát Nhã Ba La Mật mà được thành tựu cả.

Ngài Tu Bồ Đề nói: Đúng như vậy, đúng như vậy! Thưa ngài Kiều Thi Ca! Ma Ha Bát Nhã Ba La Mật chính là Đại Bồ Tát Bát Nhã Ba La Mật, vô lượng vô biên Ba La Mật cũng chính là Đại Bồ Tát Bát Nhã Ba La Mật

Lại cũng từ trong sự tụ tập Bát Nhã Ba La Mật mà thành tựu các quả thanh văn…dẫn đến thành tựu Vô Thượng Bồ Đề.

Thưa ngài Kiều Thi Ca! Sắc mênh mông, rộng lớn, nên Bát Nhã Ba La Mật mênh mông, rộng lớn, dẫn đến thức mênh mông, rộng lớn nên Bát Nhã Ba La Mật mênh mông rộng lớn. Vì sao? Vì sắc quá khứ, sắc hiện tại, sắc vị lai đều là bất khả đắc cả.

Dẫn đến nhất thiết chủng trí cũng là như vậy.

Bởi nhân duyên vậy, nên Ma Ha Bát Nhã Ba La Mật chính là Đại Bồ Tát Bát Nhã Ba La Mật.

Thưa ngài Kiều Thi Ca! Sắc vô lượng…dẫn đến thức vô lượng, nên Bát Nhã Ba La Mật vô lượng. Vì sao? Vì sắc vô lượng…dẫn đến thức vô lượng đều là bất khả đắc. Ví như hư không vô lượng là bất khả đắc, thì sắc vô lượng,…dẫn đến thức vô lượng cũng là như vậy.

Dẫn đến nhất thiết chủng trí vô lượng, nên Bát Nhã Ba La Mật vô lượng. Vì sao? Vì nhất thiết chủng trí vô lượng là bất khả đắc. Ví như lúc hư không vô lượng là bất khả đắc thì nhất thiết chủng trí vô lượng cũng là như vậy.

Bởi nhân duyên vậy, nên Ma Ha Bát Nhã Ba La Mật chính là Đại Bồ Tát Bát Nhã Ba La Mật.

Thưa ngài Kiều Thi Ca! Sắc Vô Biên,…dẫn đến thức vô biên nên Bát Nhã Ba La Mật vô biên. Vì sao? Vì sắc quá khứ, sắc hiện tại, sắc vị lai…dẫn đến thức quá khứ, thức hiện tại, thức vị lai đều bất khả đắc. Dẫn đến nhất thiết chủng trí vô biên. Vì sao? Vì ở quá khứ, ở hiện tại và ở vị lại, nhất thiết chủng trí đều bất khả đắc.

Lại nữa, vì duyên vô biên, nên Bát Nhã Ba La Mật vô biên.

Bởi nhân duyên, nên Ma Ha Bát Nhã Ba La Mật chính là Đại Bồ Tát Bát Nhã Ba La Mật.

Ngài Thích Đề Hoàn Nhơn hỏi: Thưa Đại Đức! Thế nào gọi là vì duyên vô biên, nên Bát Nhã Ba La Mật vô biên?

Ngài Tu Bồ Đề đáp: Thưa ngài Kiều Thi Ca!

“Duyên vô biên” là duyên hết thảy pháp tánh, nên Bát Nhã Ba La Mật vô biên.

Lại nữa, vì duyên vô biên như, nên Bát Nhã Ba La Mật vô biên.

Ngài Thích Đề Hoàn Nhơn hỏi: Thưa Đại Đức! Thế nào gọi là vì duyên vô biên như, nên Bát Nhã Ba La Mật vô biên?

Ngài Tu Bồ Đề đáp: Thưa ngài Kiều Thi Ca! “Duyên vô biên như” là duyên hết thảy pháp như. Vì “pháp như” là vô biên nên duyên pháp như là vô biên, dẫn đến Bát Nhã Ba La Mật cũng vô biên.

Lại nữa, vì chúng sanh vô biên nên Bát Nhã Ba La Mật vô biên.

Ngài Thích Đề Hoàn Nhơn hỏi: Thưa Đại Đức! Thế nào gọi là vì chúng sanh vô biên nên Bát Nhã Ba La Mật vô biên?

Ngài Tu Bồ Đề hỏi lại: Thưa ngài Kiều Thi Ca! Theo ý ngài nghĩ, thì có pháp gọi là chúng sanh chăng?Ngài Thích Đề Hoàn Nhơn đáp: Thưa Đại Đức! Chẳng có pháp gì gọi là chúng sanh cả. Chúng sanh chỉ là “giả danh pháp”. Danh pháp chẳng phải là thật pháp, chẳng có chỗ đi, chỗ đến. Chỉ gượng ép dựng lập ra các danh pháp vậy thôi.

Ngài Tu Bồ Đề hỏi: Thưa ngài Kiều Thi Ca! Ý ngài lại nghĩ sao? Trong Bát Nhã Ba La Mật có nói đến chúng sanh. Như vậy chúng sanh là thật có chăng?

Ngài Thích Đề Hoàn Nhơn đáp: Thưa Đại Đức! Chẳng phải thật có.

Ngài Tu Bồ Đề nói: Thưa Ngài Kiều Thi Ca! nếu trong Bát Nhã Ba La Mật mà chúng sanh là chẳng thật có, thì chúng sanh vô biên cũng là bất khả đắc.

Thưa ngài Kiều Thi Ca! Ý ngài nghĩ sao! Trong hằng sa kiếp, chư Phật đều nói đến chúng sanh, đến danh tự chúng sanh. Như vậy chúng sanh là có pháp sanh, có diệt chăng? Ngài Thích Đề Hoàn Nhơn đáp: Thưa Đại Đức! Pháp ấy chẳng có sanh, chẳng có diệt. Vì chúng sanh bản lai thường thanh tịnh.

Ngài Tu Bồ Đề nói: Thưa ngài Kiều Thi Ca! Bởi nhân duyên vậy, nên nói chúng sanh vô biên, thì Bát Nhã Ba La Mật cũng vô biên.

LUẬN:

Hỏi: Ngài Thích Đề Hoàn Nhơn chỉ mới được quả Tu Đà Hoàn thôi. Như vậy vì sao ngài lại muốn hỏi về thâm Bát Nhã Ba La Mật?

Đáp: Nên biết ngài Tu Bồ Đề tuy mới chỉ chứng quả A La Hán, nhưng vì muốn làm lợi ích cho hàng Bồ Tát,mà ngài đã hỏi Phật về cách tu tập Bồ Tát Hạnh, và đã được Phật ủy nhiệm việc thuyết Bát Nhã Ba La Mật cho hàng Bồ Tát nghe. Tương tợ như vậy, ngài Thích Đề Hoàn Nhơn, tuy chỉ mới chứng được sơ quả Thanh Văn, nhưng vì là vị Đế Thích là chủ cõi Trời, lại có lợi căn, có lòng thương chúng sanh và muốn làm các việc lợi ích cho chúng sanh, nên ngài đã hỏi về thâm Bát Nhã Ba La Mật.

–o0o–

Có thuyết nói vị Đế Thích này là một Đại Bồ Tát thị hiện làm Thanh Văn. Ngài vì lân mẫn chúng sanh, tán than Bát Nhã Ba La Mật là vô lượng, vô biên, lại tán than việc tu tập Bát Nhã

Ba La Mật, dẫn tới thành tựu các Thánh đạo, để ngài Tu Bồ Đề nương theo mà giải rộng về V, nhằm đem lại lợi ích cho chúng sanh.

Ngài Tu Bồ Đề đã nương theo lời thưa hỏi của vị Đế Thích để giải thích rộng thêm về Bát Nhã Ba La Mật, như nói: 5 ấm mênh mông, rộng lớn, nên Bát Nhã Ba La Mật cũng mênh mông rộng lớn.Ở cả 3 thời, 5 ấm là bất khả đắc, là vô lượng, vô biên, nên Bát Nhã Ba La Mật cũng là bất khả đắc, là vô lượng vô biên v.v…

Khi nói 5 ấm là vô lượng vô biên, ngài Tu Bồ Đề muốn cho biết rằng, 5 ấm chẳng phải là hữu pháp. Vì hữu pháp dù có rộng lớn bao nhiêu đi nữa, thì cũng vẫn có hạn lượng, nên khi nói về 5 ấm vô lượng vô biên, ngài đã lấy hư không để làm dụ vậy.

Lại nữa, nếu 5 ấm là hữu biên (có biên bờ), thì phải là hữu thỉ (có biên bờ đầu tiên),mà nếu đã là hữu thỉ (có biên bờ đầu tiên)thì phải là hữu chung (có biên bờ sau cùng). Lầm chấp như vậy là rơi về chấp đoạn diệt.

Nếu biết ở cả 3 thời, 5 ấm đều là bất khả đắc. Bởi vậy nên nói 5 ấm là vô biên, dẫn đến hết thảy pháp cũng là vô biên cả.

Cũng nên biết hết thảy pháp hữu vi đều do 4 duyên sanh. Đó là:

  1. Nhân duyên
  2. Sở duyên
  3. Đẳng vô gián duyên
  4. Tăng thượng duyên.

Nhưng ở hết thảy thời, các duyên ấy đều tác khởi, nên duyên là vô biên. Vì duyên vô biên nên Bát Nhã Ba La Mật cũng vô biên.

Lại nữa, 4 duyên pháp ấy đều chẳng thật có, đều là rốt ráo không, nên đều là vô biên. Dẫn đến duyên “như pháp tánh thật tế” cũng là vô biên, nên Bát Nhã Ba La Mật cũng là vô biên.

“Như pháp tánh thật tế” là như tướng, là vô tướng. Vì là vô tướng nên “như pháp tánh thật tế” là vô biên, dẫn đến Bát Nhã Ba La Mật cũng là vô biên.

–o0o–

Lại nữa, chúng sanh là không, nên nói chúng sanh là vô biên, chúng sanh phải định pháp, chẳng từ đâu đến, chẳng đi về đâu, chỉ là giả danh pháp, nên nói chúng sanh chẳng thật có.

Đây là lý do khiến vị Đế Thích nói chẳng thật có chúng sanh khi được ngài Tu Bồ Đề hỏi: Ý ngài nghĩ sao? Ở trong Bát Nhã Ba La Mật thật có chúng sanh chăng? Nếu thật chẳng có chúng sanh thì làm sao có thể nói chúng sanh là hữu biên được?

Chư Phật trong vô lượng kiếp, thường nói đến chúng sanh, nhưng chúng sanh chỉ là giả danh pháp. Từ xưa đến nay, chúng sanh tánh vốn thường thanh tịnh, vốn là vô sở hữu, là bất sanh, bất diệt.

Cho nên nói “có” hay nói “không” cũng đều là hý luận cả.

Bởi nhân duyên vậy, nên nói chúng sanh vô biên, thì Bát Nhã Ba La Mật cũng vô biên.

Hỏi: Vì sao “vô biên” được nói nhiều, mà “vô lượng” chỉ lược nói mà thôi?

Đáp: Do dấy khởi chấp về 5 ấm pháp mà nấy sanh ra nhiều tà hạnh rất khó phá, nên phải nói nhiều về “vô biên” để phá chấp về “5 ấm pháp tướng”. Còn chúng sanh tướng là vô lượng, nhưng dễ phá hơn. Nên chỉ cần nói ít.

(Hết quyển 55)