LUẬN ĐẠI THỪA TRĂM PHÁP MINH MÔN

Nguyên Bản: Luận Đại Thừa Bách Pháp Minh Môn Thiển Thích

Bồ Tát Thiên Thân tạo – Đường Tam Tạng Pháp Sư Huyền Trang dịch
Giảng Giải: Tuyên Hóa Thượng Nhơn

 

Tám Qui Luật của Viện Phiên Dịch Kinh Điển

  1. Dịch giả phải thoát mình ra khỏi động cơ tự truy cầu danh lợi.
  2. Dịch giả phải tu tâm dưỡng tánh, dứt bỏ đi thói cao ngạo.
  3. Dịch giả phải tự chế, không được tự khen rồi chê bai kẻ khác.
  4. Dịch giả không được tự cho mình là tiêu chuẩn, là thước đo, rồi hạ thấp kẻ khác bằng cách tìm lỗi lầm nơi tác phẩm của họ.
  5. Dịch giả phải lấy tâm Phật làm tâm mình.
  6. Dịch giả phải dùng Trạch Pháp Nhãn để phán xét đâu là chân lý.
  7. Dịch giả phải cung kính cầu thỉnh Cao Tăng, Đại Đức ở mười phương chứng minh cho bản dịch của mình.
  8. Dịch giả phải hoan hỷ truyền bá giáo nghĩa nhà Phật bằng cách in Kinh, Luật, Luận một khi phần phiên dịch của mình được chứng minh là đúng đắn.

 

Lời Đầu

Quyển Đại Thừa Bách Pháp Minh Môn Luận này được Hòa Thượng Tuyên Hóa giảng vào năm 1970 cho các đệ tử người Mỹ nghe. Tuy có nhiều vị trong số những thanh niên này, có trình độ Thạc sĩ hay Tiến sĩ; nhưng họ không biết tiếng Hoa, không hiểu giáo lý đạo Phật. Cho nên Hòa Thượng dùng từ ngữ đơn giản nhất để diễn giải những chỗ thật khó hội khó hiểu về 100 pháp của Duy Thức, về nội dung Hòa Thượng giảng đi giảng lại và thêm vào những lời khuyên răn. Có thể thấy rằng Ngài thật lòng tận tâm, không quản khó nhọc để độ kẻ sơ cơ.

Vì sách này được ghi lại qua băng cassette thâu lúc Hòa Thượng giảng nên chúng tôi cố gắng giữ nguyên văn nói của Ngài. Nhờ thế khi đọc sách này, chúng ta sẽ thấy như mình đang ở trong giảng đường của hội Linh Sơn trang nghiêm vậy. Trong lúc giảng giải, Ngài nhiều lần dùng câu chuyện “chim bồ câu” để nói lên đạo lý nhân quả và báo ứng. Nhân vì trên nóc nhà của Phật Giáo Giảng Đường ở San Francisco là chỗ chim bồ câu làm tổ, nên Ngài lấy cảnh hiện thực của hai con bồ câu để dẫn dụ với những lời dạy bảo khuyên răn. Thảo nào các thanh niên người Mỹ nhờ đó mà phát lòng tin Phật pháp. Phật giáo Mỹ quốc cũng đó đây mà hưng khởi, đầy kỳ vọng vậy.

Nếu những ai có duyên được xem quyển Luận này, thời chẳng nên chấp trước vào danh tướng của một trăm pháp, mà cần phải minh bạch rằng: “Tất cả pháp đều vô ngã.” Tức là phải triệt để bỏ cái ngã để tu hành. Cho nên 100 pháp này được giản yếu lại hầu giúp người đọc dễ ghi nhớ những lược đồ tóm tắt. Trong các phần, phân loại, mỗi pháp chẳng đồng nhau, nhưng nếu hiểu được mỗi loại pháp, chính là nắm được cái điều cốt yếu để thực tiễn tu hành.

Thí dụ như chúng ta minh bạch rằng “Tâm pháp” nghĩa là nhãn căn đốì với sắc trần do ý thức máy móc tác động, khiến cho chúng ta thấy được con bồ câu.

Còn nhãn thức thì khiến cho chúng ta phân biệt thế nào về hình dáng của nó. Lại thêm, Mạt-na thức, căn bản Ý thức, từ đệ bát thức (hay Tàng thức) phát sinh, cũng cho chúng ta biết thêm những cái này là con bồ câu. Nhưng dù thế nào, tất cả các pháp này đều hư giả. Chúng ta cần phải nhận thức rõ ràng như thế hầu lìa tất cả pháp và tuyệt tất cả tướng, dần dần có thể tự mình dứt hoặc chứng chơn.

Lại còn các phiền não, tùy phiền não, bất định pháp v.v.. Nếu chúng ta biết nhận thức mỗi loại pháp rõ ràng và ra công thêm thì mới có thể trị liệu được. Nghĩa là dứt được một phần vô minh tức là chứng được một phần pháp tánh. Từ những giác ngộ nhỏ mà dần dần đi lần đến chỗ giác ngộ lớn và tiến thẳng đến đạo quả vô thượng Bồ-đề. Hy vọng khi đọc xong quyển Luận này chúng ta sẽ cùng nhau cố gắng tiến tu!

Ban Phiên Dịch Việt Ngữ
Vạn Phật Thánh Thành
Mỹ Quốc

Kệ Khai Kinh

Vô thượng thậm thâm vi diệu pháp
Bách thiên vạn kiếp nan tao ngộ
Ngã kim kiến văn đắc thọ trì
Nguyện giải Như Lai chân thật nghĩa.

Phật pháp rộng sâu rất nhiệm mầu
Trăm ngàn muôn kiếp khó tìm cầu
Con nay nghe thấy chuyên trì tụng
Nguyện rõ Như Lai nghĩa nhiệm mầu.

 

Đại Thừa Bách Pháp Minh Môn Luận

Thiên Thân Bồ Tát tạo.
Đường Tam Tạng Pháp Sư Huyền Trang dịch.
Vạn Phật Thành Hòa Thượng Tuyên Hoá giảng.

 

Như lời Đức Thế tôn dạy:
Tất cả pháp đều vô ngã.
Thế nào là tất cả pháp?
Sao gọi là vô ngã?

Tất cả pháp lược gồm có 5 loại:

  1. Tâm pháp (Pháp tối thắng)
  2. Tâm sở hữu pháp (Tương ưng với tâm pháp)
  3. Sắc pháp (Pháp sở hiện ảnh)
  4. Tâm bất tương ưng hành pháp (Tam vị sai biệt)
  5. Vô vi pháp (Tứ sở hiển hiện)

Thứ nhất, pháp tối thắng: Tâm pháp
Thứ hai, tương ưng với tâm pháp (thứ nhất)
Thứ ba, pháp sở hiện ảnh (hai pháp trước)
Thứ tư, tam vị sai biệt (ba pháp trên)
Thứ năm, pháp sở hiển thị (bốn pháp trên)

Các pháp thứ lớp như thế.

❖ Thứ nhất: Tâm pháp lược gồm 8:

  1. Nhãn thức.
  2. Nhĩ thức.
  3. Tỷ thức.
  4. Thiệt thức.
  5. Thân thức
  6. Ý thức
  7. Mạt-na thức
  8. A-lại-da thức

❖ Thứ hai, Tâm sở hữu pháp lược gồm có 51, phân ra làm sáu hạng:

I. Biến hành có 5,
II. Biệt cảnh có 5.
III. Thiện có 11.
IV. Căn bản phiền não có 6.
V. Tùy phiền não có 20.
VI. Bất định có 4.

I. Biến hành có 5.

  1. TácÝ,
  2. Xúc,
  3. Thọ,
  4. Tưởng,
  5. Tư.

II. Năm Biệt cảnh:

  1. Dục,
  2. Thắng Giải,
  3. Niệm,
  4. Định (Tam-Ma-ĐỊa),
  5. Huệ.

III. Mười một Thiện:

  1. Tín,
  2. Tinh Tấn,
  3. Tàm,
  4. Quý,
  5. Vô Tham,
  6.  Vô Sân,
  7. Vô Si,
  8. Khinh An,
  9. Bất Phóng Dật,
  10. Hành Xả,
  11. Bất Hại.

IV. Sáu Căn bản phiền não:

  1. Tham,
  2. Sân,
  3. Si,
  4. Mạn,
  5. Nghi,
  6. Bất Chánh Kiến.

V. Hai mươi Tùy phiền não:

  1. Phẩn,
  2. Hận,
  3. Não,
  4. Phúc,
  5. Cuông,
  6. Siểm,
  7. Kiêu,
  8. Hại,
  9. Tật,
  10. San,
  11. Vô Tàm,
  12. Vô Quý,
  13. Bất Tín,
  14. Giải Đải,
  15. Phóng Dật,
  16. Hôn Trầm
  17. Trạo Cử,
  18. Thất Niệm,
  19. Bất Chánh Tri,
  20. Tán Loạn.

VI. Bốn Bất định:

  1. Thùy Miên,
  2. Ac Tác,
  3. Tầm,
  4. Tứ.

❖ Thứ ba, Sắc pháp lược gồm có mười một:

  1. Nhãn,
  2. Nhĩ,
  3. Tỷ,
  4. Thiệt,
  5. Thân,
  6. Sắc,
  7. Thanh,
  8. Hương,
  9. Vị,
  10. Xúc,
  11. Pháp Xứ Sở Nhiếp Sắc.

❖ Thứ tư, Tâm bất tương ưng hành pháp lược gồm có hai mươi bốn:

  1. Đắc,
  2. Mạng Căn,
  3. Chúng Đồng Phận,
  4. Dị Sanh Tánh,
  5. Vô Tưởng Định,
  6. Diệt Tận Định,
  7. Vô Tưởng Báo,
  8. Danh Thân,
  9. Cú Thân,
  10. Văn Thân,
  11. Sanh,
  12. Trụ,
  13. Lão,
  14. Vô Thường,
  15. Lưu Chuyển,
  16. Định Dị,
  17. Tương Ưng,
  18. Thế Tốc,
  19. Thứ Đệ,
  20. Thời,
  21. Phương,
  22. Số,
  23. Hòa Hợp Tánh,
  24. Bất Hòa Hợp Tánh.

❖ Thứ năm, Vô vi pháp lược gồm có sáu:

  1. Hư Không Vô Vi,
  2. Trạch Diệt Vô Vi,
  3. Phi Trạch Diệt Vô Vi,
  4. Bất Động Diệt Vô Vi,
  5. Tưởng Thọ Diệt Vô Vi,
  6. Chân Như Vô Vi.

Nói về vô ngã lược gồm hai thứ: Bổ-đặc-già-la vô ngã, pháp vô ngã.

 

Luân Đại Thừa Trăm Pháp Minh Môn

Hòa Thượng Tuyên Hóa giảng từ ngày 17 tháng 5 đến ngày 7 tháng 6 năm 1970 tại San Francisco, Mỹ Quốc.

 

Tựa

Đức Phật thuyết pháp gọi là Kinh học. Luật học, giới luật do Phật quy định. Luận học là những trước tác của chư Tổ. Kinh thì hiển bày về Định học. Luật thì hiển bày về Giới học, còn Luận thì hiển bày về Huệ học, tức là bồi dưỡng cho trí huệ.

Từ lúc Phật Giáo Giảng Đường được sáng lập đến nay, có thể nói đây là lần đầu tiên chánh thức giảng “Bách Pháp Minh Môn Luận”. Tuy từ trước đã có người giảng qua luận này nhưng chỉ giảng giải rất đơn sơ khái quát. Bây giờ chúng ta cẩn thận giải thích tường tận hơn. ở Tây phương, cách giảng giải như vầy rất hiếm vì ít người giảng Luận này, nên quý vị không có cơ hội nghiên cứu rõ ràng. Nếu quý vị chẳng minh bạch về Luận này thì chẳng rõ đường lối tu hành. Nếu chẳng rõ đường lối tu hành tất không thể thành Phật được. Không thể thành Phật thì vĩnh viễn bị luân hồi trong lục đạo từ đời này đến đời khác, sanh rồi lại chết, chết rồi lại sanh. Khi sanh ra bị hồ đồ mê muội, chẳng biết – Tại sao mình sanh ra đây? Đợi đến khi chết, vừa muốn biết, nhưng thời gian cũng không thể chờ đợi quý vị được, rồi lại hồ đồ mà chết đi! Tại sao quý vị từ đầu đến cuối vẫn khổng biết được rõ ràng như thế? Đó cũng tại vì quý vị đã không nghĩ tưởng đến “Bách Pháp Minh Môn Luận” này và cũng đã không đạt được ý chỉ của nó. Cho nên quý yị mới – sanh ra hồ đồ, chết đi cũng hồ đồ. Vậy rồi cứ quanh quẩn sanh sanh tử tử, tử tử sanh sanh mãi trong sáu nẻo luân hồi.

Bây giờ chúng ta bắt đầu giảng về Bách Pháp Minh Môn Luận. Thế nào gọi là Bách Pháp Minh Môn Luận? Có vị bảo: “Từ trước đến nay tôi chẳng những không thấy bộ luận này mà ngay cả tên, tôi cũng chẳng nghe qua nữa! ”

Không sai! Quý vị rất thành thật và rất thẳng thắn đấy. Quý vị biết thì nói biết, không biết thì nói không biết, người như vậy còn có thể dạy được. Chỉ sợ quý vị không biết mà nói biết. Đợi đến khi có người hỏi quý vị -biết thế nào, thì quý vị trả lời rằng: “Ư! Tôi quên rồi!” Thế thì hỏng bét hết. Quý vị chẳng biết mà nói biết, đó là tự khi dối mình, chẳng phải dối người mà chính là dối gạt mình. Chẳng biết cho là biết, chẳng làm được cho là làm được, tôi nói cho quý vị biết đó là loại người ngu si, mê muội nhất!

Ví như tự mình vốn chưa nghe qua về Bách Pháp Minh Môn Luận mà khi có người hỏi: “Bạn biết quyển Bách Pháp Minh Môn Luận không?” Thì bạn lại nói: “Ờ, biết chứ! ” Người ta lại hỏi tiếp: “ Vậy chớ quyển đó nói về những gì?” Quý vị coi đó mới đầu thì nói biết, đến lúc hỏi chi tiết, nội dung thì lại nói là quên rồi. Đó gọi là – chẳng biết cho là biết, không được cho là được, chẳng hiểu mà cho là hiểu, chẳng tỏ mà cho là tỏ. Đó là hạng người ngu si nhất. Tại sao bị đầu thai làm heo? Đó là vì đời trước chuyên giả mạo, nói – cái gì cũng biết hết, kết quả phải đi làm heo vậy. Cho nên khi thấy loài heo tôi thật thương hại chúng lắm Chúng chẳng biết nghe lời dạy chút nào, cũng chẳng biết y pháp tu hành ra sao, vì thế nên mới đọa làm thân heo vậy!

Đây chẳng phải chỉ là 100 pháp mà vốn có đến 660 pháp. Cũng không phải chỉ có 660 pháp vì nếu tính ra từ lúc ban sơ thời gồm cả 8 vạn 4 ngàn pháp, nhiều như thế. Trước hết đức Phật nói ra 8 vạn 4 ngàn pháp môn, mỗi mỗi pháp môn đều là con đường đi đến chỗ thành Phật, về sau nhân vì chúng sanh căn tánh quá ngu muội và con số 84.000 thật là quá nhiều. Cho nên đức Di Lặc Bồ Tát từ bi, chọn ra trong số 84.000 pháp môn mà lập ra bộ “Luận Du Già SưĐịa” (Yochararyabhumi Shastra), gồm 660 pháp. Nhưng 660 pháp vẫn còn nhiều, nếu chỉ riêng nói về danh tướng thôi, cũng phải mất mấy năm mới ghi nhớ được. Sau đó, Ngài Thiên Thân Bồ Tát quán sát biết căn tánh Đại thừa của chúng sanh trong đời vị lai thích sơ lược ngắn gọn, nên chọn ra phần đề cương khế lãnh tối trọng yếu của Du Già Luận, 660 pháp mà biên thành 100 pháp. (Cương là những sợi dây chủ chốt. Đề cương là có thể lấy những sợi dây chủ chốt này để tạo thành mạng lưới. Khế lãnh là từ chữ cổ áo mà ra như sửa lại cổ áo cũng biểu thị sự chỉnh tề ngay ngắn.) Lại từ 100 pháp này tạo ra bộ Bách Pháp Minh Môn Luận, rất thích hợp cho chúng sanh có căn tánh Đại thừa, đọc qua dễ hiểu, dễ nhớ. Vì 100 pháp đơn giản rõ ràng nên chẳng cần phải mất một thời gian dài mấy năm để ghi nhớ các danh tướng.

Bộ luận này đối với người ngu nhất chỉ cần một giờ cũng có thể nhớ thuộc được. Còn đổl với những người thông minh thì có thể hiểu rõ được 100 pháp này trong khoảng mười phút thôi. Quý vị thấy có nhanh không? Vậy chúng ta cần phải hiểu rõ 100 pháp này, vì đó cũng là cửa ngỏ tắt đi vào cửa Phật pháp. Cho nên gọi là “Minh Môn” tức minh bạch pháp nầy thì đặng vào cửa Phật pháp.

Trước khi giảng về Luận 100 pháp minh môn, tôi có vài ý kiến. Ví như ở Tây phương có một số người giảng về Phật phấp mà tôi đã gặp, đã nghe qua. Nếu quý vị muốn hỏi họ “Bách Pháp Minh Môn Luận” là gì, thì họ sẽ trả lời quý vị như sao? Họ sẽ im lặng, không nói một lời.

Đây tuyệt đối không giống như Ngài Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát hỏi cư sĩ Duy Ma Cật: Thế nào là đệ nhất nghĩa đế, mà cư sĩ Duy Ma Cật im lặng, chẳng đáp một lời. Sự im lặng đó là đệ nhất nghĩa đế. Vì nói ra tức là ly khai đệ nhất nghĩa đế. Sự im lặng đó biểu thị cho đệ nhất nghĩa đế. Đó mới chính thật là đệ nhất nghĩa đế. Nhưng 100 pháp này cùng với đệ nhất nghĩa đế chẳng đồng, nghĩa là nhất định phải nói ra. Nếu chẳng nói, cứ một mực nhắm mắt ngậm miệng, ngụy trang giông như vậy rồi nói rằng – tôi học theo đệ nhất nghĩa đế, đó là sai lầm rồi. Tại sao thế? Tại vì 100 pháp này nhất định phải nói ra. Nếu chẳng nói thì khổng có cách nào diễn bày 100 pháp này cho được. Thế tại sao họ chẳng nói? Đó vì trong tâm họ chẳng rõ. Đừng nói chi đến 100 pháp mà ngay cả một pháp cũng không hiểu; vì không hiểu một pháp nào nên họ mới theo câu “vô pháp khả thuyết.” Quý vị muôn hỏi họ, nói những gì thì họ chỉ có thể trừng trừng mắt làm mặt quỷ, còn không thì trương khẩu há mồm: “Hừ, là vậy đó!” Quý vị nói có đáng thương không? Nhưng một pháp họ cũng không hiểu, cũng không nói được, vậy mà lại còn nói “pháp” ngoài phạm vi 100 pháp nữa. Họ nói phải nói trái, nói dọc nói ngang, nói trước nói sau, nói trên nói dưới. Những người không hiểu Phật pháp liền nói: “ồ! Vị này thuyết pháp hay quá!” Nhưng đối với người nào hiểu Phật pháp, mới nghe qua liền nói: “ủa! Nói cái gì lung tung thế, ổng đang giảng cái gì vậy !”

Giống như kẻ làm tiền giả để dối gạt những người nhà quê mà phần nhiều những người nầy không biết phân biệt đâu là thật, giả. Đợi đến lúc, chỗ in tiền đem lại so sánh thì mới có thể chứng minh được thật, giả. Nghe pháp cũng giông như thế, chúng ta phải có trạch pháp nhãn. Thế nào là trạch pháp nhãn? Tức là biết ứiế nào là pháp, là phi pháp, nhiễm pháp tịnh pháp, thiện pháp ác pháp và tà pháp hay chánh pháp. Nếu quý vị minh bạch, thấu đáo như thế rồi, đó mới chính thật có trạch pháp nhãn vậy. Ý nghĩa của trạch pháp chẳng phải nói rằng quý vị thấy người thuyết pháp có giọng lớn, biết tán xướng lại còn ngâm xướng hay nữa, khiến cho quý vị mê mẫn tâm thần. Vì bị âm thanh của người ấy cứ du dương bên tai đến nỗi tối ngủ cũng không được. Quý vị thấy có thật đáng thương không? Tôi nay thì sao? Tôi khổng biết hát xướng chi mà chỉ biết nói vài câu cho quý vị nghe thôi.

Trọn quyển này chia ra làm bốn phần để giảng:

I. Giải thích tổng quát về danh đề
II. Người tạo luận
III. Dịch giả
IV. Giải thích riêng biệt về văn nghĩa (Biệt giải văn nghĩa).

 

I. Giải Thích Tổng Quát về Danh Đề

Bây giờ giảng đề mục, nhưng muốn giải thích về luận đề này trước phải giải thích 100 (bách) pháp.

“Bách Pháp” (trăm pháp) chính là “một mà mười, mười mà trăm” là một trăm, do một đến mười, mười đến trăm, có nhiều pháp như thế. Trăm pháp có thể chia ra làm năm loại: Tâm pháp, Tâm sở hữu pháp, Sắc pháp, Tâm bất tương ưng hành pháp và Vô vi pháp.

Trăm pháp gồm như sau:

8 Tâm pháp
51 Tâm sở hữu pháp
11 Sắc pháp
24 Tâm bất tương  ưng hành pháp
6 Vô vi pháp

Khi giảng đến phần chánh văn tôi sẽ giải thích tường tận hơn, còn giờ đây quý vị chỉ cần nghe qua danh từ thôi.

“Minh Môn”: Chữ Minh trong chữ minh môn có nghĩa là minh bạch, cũng chẳng phải ngu si mà là hiểu rõ. Hiểu rõ những gì? Hiểu rõ 100 pháp. Hiểu rõ con đường dẫn vào cửa ngỏ của 100 pháp thì có thể tu hành được rồi.

“Luận” là nghị luận, luận thuyết, ngữ luận, thảo luận, biện luận và nghiên cứu. Luận như thế nào? Có thể nói là thảo luận. Thảo luận tức là chúng ta cùng lại thảo luận, nghiên cứu. Tôi nói ra, nếu quý vị cảm thấy pháp nầy không đúng, quỹ vị có thể đưa ra lý do để

thảo luận với tôi. Nghị luận là quý vị trình bày đạo lý của quý vị, tôi trình bày đạo lý của tôi, chúng ta cùng nhau đem những ý kiến đó ra phân tích. Luận cũng có thể nói là đàm luận, chúng ta cùng nhau nghiên cứu pháp nầy. Pháp chẳng phải là pháp của tôi mà là Phật pháp. Tôi giảng Phật pháp. Bất cứ ai thấy tôi giảng điều gì không đúng thì có thể trình bày lý do để chúng ta cùng nghiên cứu.

Bất luận là người từ đâu đến, nếu trình bày được lý do gì, tôi đều vui lòng hồi đáp tất cả. Đây là bao gồm cho mọi người trên toàn thế giới như người Mỹ, người Hoa hay người Nhật. Không luận là người của quốc gia nào, thậm chí cho đến những người từ mười phương đến, tôi đều vui lòng giải đáp. Thế nào là nói từ khắp mười phương đến? Nhân vì hiện đại có phi cơ và trực thăng, có thể từ trên trời xuống đất; lại có thể ngồi tàu thủy từ biển đến, cũng giống như từ đất đến. Cho nên tôi nói người từ mười phương đến, tôi đều có thể giải đáp cho họ. Chỉ cần có vấn đề để hỏi là tất cả chúng ta có thể mở một cuộc họp để cùng nhau thảo luận về Phật pháp. Không luận quý vị là tín đồ Phật giáo hay tín đồ của bất cứ tổn giáo nào, nếu cố câu hổi, tất nhiên tôi sẽ giải đáp. Dù câu hỏi có khó đến thế nào đi nữa, tôi nhất định sẽ dùng thanh kiếm trí huệ để chặt dứt trừ sự nghi hoặc và có thể cắt dứt cái lưỡi của người ngu si để đổi lại cái lưỡi trí huệ. Tôi có thể đổi lưỡi người, cũng có thể đổi đầu óc hồ đồ thành đầu óc sáng suốt. Những ai có đầu óc mê muội chẳng biết thức tỉnh thì cứ đến, nhưng việc làm này không phải miễn phí à! Tức phải trả phí tổn và chỉ tốn khoảng mười ngàn đô là có thể đổi được một bộ óc mới.

Bây giờ tiếp tục giảng chữ Luận”. Tại sao vừa rồi, tôi nói “Bách Pháp Minh Môn Luận” nhất định cần phải nói? Chẳng có cách nào để không nói, bởi vì có chữ Luận và luận tức là phải nói. Nhưng nói như thế nào? Nói gì là “phải” (thị), ,gì là “chẳng phải” (phi). Đó là ý nghĩa thứ nhất của chữ Luận. Phải thì chính là phải, quấy chính là quấy. Không thể lấy phải làm quấy, cũng không thể lấy quấy làm phải. Cho nên, cần phải luận rõ ràng sự việc, thí dụ như đối với người xuất gia mà nói – tu hành là phải, chẳng tu hành là sai.

Ý nghĩa thứ hai của luận là thảo luận về chánh tà. Tà nhất định là tà, chánh nhất định là chánh, quý vị không thể lấy tà làm chánh, lấy chánh làm tà, cho nên cần phải thảo luận.

Ý nghĩa thứ ba là thảo luận về thiện ác. Thiện nhất định là thiện, ác nhất định là ác. Quý vị không thể lấy ác làm thiện, cũng không thể lấy thiện làm ác.

Ý nghĩa thứ tư là thảo luận về nhẩn quả. Nhân nhất định là nhân, quả nhất định là quả. Quý vị không thể lấy nhân làm quả, lấy quả làm nhân, nhân quả cần phải phân minh rõ ràng.

Ý nghĩa thứ năm là thảo luận về nhiễm tịnh. Quý vị không thể lây nhiễm làm tịnh hay lấy tịnh làm nhiễm. Khổng thể điên đảo giữa thị và phi. Luận tức là đem tất cả vân đề ra để phân biệt cho rõ ràng.

Luận cũng có thể biến cải, thay đổi thị (phải) thành phi (quấy), biến phi thành thị. Bỏ cái phi đi thì chính là “thị”,bỏ thị đi rỗi tức là phi vậy. Nhưng cũng có thể nói, thị không rời phi và phi không rời thị; tức thị tức phi, tức phi tức thị; tức thiện tức ác, tức ác tức thiện; tức chánh tức tà, tức tà tức chánh; tức nhân tức quả, tức quả tức nhân; tức tịnh tức nhiễm, tức nhiễm tức tịnh. Quý vị xem luận này dù ra sao đều có thể thảo luận được cả, chỉ sợ nhất là quý vị không có luận thuyết thôi. Nếu quý vị có điều luận bàn nào thì đến mà luận bàn, nói: thị là phi, phi là thị, sao cũng được hết.

Luận là nghiên cứu vấn đề thị phi phải quấy. Quý vị nói: “Thế thì sự thể như thế nào?” Quý vị chẳng biết thì nên học, học xong rồi tất sẽ biết ngay, diệu chính là ở chỗ này.

Quý vị biết Phật pháp ít thì không thể cho mình biết nhiều, nếu biết nhiều cũng không thể nói là mình biết ít.

Phần trên là giải thích sơ lược về đề mục của quyển Bách Pháp Minh Môn Luận.

 

II. Người Tạo Luận: Thiên Thân Bồ Tát

Bây giờ giảng về người tạo Luận. Người viết bộ Luận này là Ngài Thiên Thân cũng gọi là Thế Thân. Vì sao gọi là Thiên Thân? Nhân vì có người nói rằng: “Ngài là anh em của thiên chủ. Thiên chủ là anh của Ngài”. Rốt cuộc đúng hay không đúng, điều này không mấy chi quan trọng để tìm tòi khảo chứng. Đây chỉ là cách nói của một số người nào đó. Vậy cuối cùng Ngài có bao nhiêu anh em? Ngài có tất cả ba anh em, đều gọi là Bà-tẩu-bàn-đẩu, đó là tên chung cũng là dịch âm từ tiếng Phạn. Vậy còn tên riêng là gì? Anh cả gọi là Vô Trước (Asanga), đến Ngài là Thiên Thân, và em nhỏ nhất là Tỷ-lân-trì-bạt-bà (Virincivatsa). Tỷ- lân-trì (Vừinci) là tên mẫu thân của Ngài. Bạt-bà (vatsa) dịch theo tiếng Hoa nghĩa là Nhi tử (con), vì vậy có nghĩa là con của bà Tỷ-lân-trì.

Ba anh em Ngài ra đời sau khi Phật diệt độ 900 năm. Tất cả đều là những người thông minh phi thường, nhưng thông minh là thông minh vậy thôi, vì mỗi người đều có những biên kiến riêng biệt. Bất quá, đó chẳng qua là câu chuyện trước kia còn sau này khi hiểu rõ rồi thì họ không còn như vậy nữa. Bởi vì anh cả Vô Trước thích vô trước, không chấp trước chi – vô sở chấp trước, chỉ riêng ái kính Phật giáo Đại thừa, không thích Tiểu thừa. Còn Ngài Thiên Thân Bồ tát thì ngược lại, Ngài chấp vào pháp Tiểu thừa, cho pháp Tiểu thừa mới là Phật pháp chính thật nhất, nên chuyên học Phật giáo Tiểu thừa. Chẳng những Ngài học tập Phật giáo Tiểu thừa mà lại còn giúp cho Tiểu

thừa bài báng Đại thừa, chuyên môn phá hoại Đại thừa Phật giáo nữa. Ngài chẳng tin các kinh như Pháp Hoa, Lăng Nghiêm, Hoa Nghiêm. Quý vị coi đó! Anh thì học Đại thừa mà chẳng hủy báng Tiểu thừa. Còn người em thì thế nào? Đã học Tiểu thừa mà lại chuyên môn phê bình Đại thừa, thậm chí còn muốn tiêu diệt Đại thừa nữa.

Bây giờ trước hết nói về việc đấu pháp của hai anh em. Thật ra nếu nói hai người cùng tranh biện với nhau thì chẳng đúng vì chỉ riêng có người em là muốn đấu tranh thôi. Ngài Thiên Thân Bồ Tát là người học Tiểu thừa chuyên môn bài bác anh mình theo giáo pháp Đại thừa là không đúng. Nhưng anh của Ngài từ đầu đến cuối chẳng hề nói Tiểu thừa Phật giáo đúng hay không đúng. Vì tinh thần Đại thừa Phật giáo cốt đem “chẳng đúng” cũng bao gồm vào trong, cho nên đốì với việc làm của người em, Ngài chỉ thương xót chớ chẳng chút oán hận, mà còn luôn luôn tìm cách để độ cho em.

Thế là Ngài viết một lá thơ gởi cho người em nói rằng: “Chúng ta vốn là hai em thân tình với nhau, tuy chỗ học của mỗi người đều không giông nhau. Nhưng thật ra chúng ta vẫn là anh em ruột, chú là em một của tôi. Còn tôi là anh cả của chú. Đó là điều tuyệt đối không phải giả. Chú cũng phải tin tưởng là thật mà tổi cũng tin tưởng đúng thật vậy. Bây giờ tôi biết tôi sắp chết, tôi muốn thấy mặt chú một lần, vả lại cũng có một chút việc tưởng rằng chú có thể giúp cho tôi được mãn nguyện. Nếu như chú không giúp tôi mãn nguyện chuyện này, chắc đến chết tôi cũng không nhắm mắt được.”

Dù Thiên Thân Bồ Tát không thích Đại thừa Phật giáo, nhưng khi vừa xem bức thư của người anh với những lời lẽ khẩn thiết, rằng anh mình sắp phải chết, mong cầu gặp mặt mình Quý vị thử xem, người em sao lại không đến gặp mặt người anh cho được? Tuy cả hai tin phụng giáo lý không giông nhau, anh học Đại thừa, em học Tiểu thừa, nhưng khi xem xong bức thơ, người em vô cùng cảm động nên quyết định phải đi gặp anh mình lần sau chót. Ngài Thiên Thân Bồ Tát vừa thấy người anh liền hỏi ngay:

-“Sư huynh viết thư bảo em thay anh làm chút việc, nếu như em không giúp được thì anh chết sẽ không nhắm mắt, vậy rốt cuộc anh bảo em làm chuyện gì đây?”

-“Anh muốn nhờ em ở lại đây tụng dùm anh bộ kinh Pháp Hoa, Lăng Nghiêm và Hoa Nghiêm.

Người anh biết rõ em mình thông minh phi thường, bất cứ sách gì, nếu đọc qua một lần tức đều ghi nhớ, vĩnh viễn không quên. Bấy giờ trong lòng Thiên Thân Bồ Tát nghĩ rằng: “Lần này vì để cho anh mình được mãn nguyện, dù mình không thích nhưng cũng chỉ tụng một lần thôi!” Nghĩ thế nên Ngài thuận ý ngay. Tụng xong ba bộ kinh Đại thừa “Pháp Hoa, Lăng Nghiêm, và Hoa Nghiêm” Ngài thoát nhiên minh bạch, rõ thấu những gì mình đã không đúng như chế giễu đại thừa Phật giáo, phỉ báng kinh điển Đại thừa, cho rằng những kinh này là giả mạo. Giờ đây biết là mình đã lẫm lẫn, nên Ngài vô cùng hối hận nghĩ: “Phải làm sao đây?” Tâm Ngài buồn phiền áo não và tự trách:

“Từ trước ta đã hết sức hủy báng Đại thừa Phật giáo, ta đã tạo tội lỗi quá nhiều, nhất định phải đọa địa ngục! Cái lưỡi của ta tai hại quá đỗi đi. Ta muôn lấy dao cắt bỏ cái lưỡi của mình cho rồi.”

Tại sao lúc trưa tôi nói, muốn cắt lưỡi người, như cắt cái lưỡi của người ngu si đần độn? Chính vì câu chuyện của Tổ sư Thiên Thân, vị Bồ Tát này sám hối bằng cách tự cắt lấy lưỡi ngu si đần độn của ĩĩùnh. Ngài nói, muôn cắt lưỡi như thế, quý vị thấy có nguy hiểm quá không? Tất cả chúng ta thử tưởng tượng, nếu tự mình cầm dao rồi kéo lưỡi thẳng ra để cắt bỏ, đó không phải là một trò chơi hoặc chuyện nói đùa đâu. Bởi vì Ngài thật muốn cắt lưỡi mình mà !

Vô Trước Bồ Tát đứng một bên thấy cảnh tượng như thế, hết sức kinh khiếp nói:

– “Nhị đệ, em làm gì vậy? Mau nói cho huynh nghe đi!”

Bây giờ Thiên Thân Bồ Tát đáp lại bằng một giọng rất bi ai:

– “Cái tội của em thật không thể dung thứ, vì từ trước em đã hủy báng Đại thừa Phật giáo một cách quá đáng. Bây giờ em vừa đọc được ba bộ kinh Pháp Hoa, Lăng Nghiêm và Hoa Nghiêm mới biết rằng giáo lý Đại thừa quá ư vi diệu! Lúc trước em đã cực lực hủy báng Đại thừa, tội này chẳng lẽ nhất định không đọa vào địa ngục cắt lưỡi sao? Bây giờ còn sông, nghĩ rằng, em nên cắt bỏ đầu lưỡi đi để đển bù lại tội lỗi xưa vậy.”

Ngài Vô Trước Bồ Tát liền khuyên rằng:

– “Nhị đệ, em không nên khờ dại, ngu si như vậy. Em có thể. đổi lưỡi được mà!

– “Làm thế nào để đổi đây?”

– “Lúc trước em đã dùng nó để hủy báng kinh điển Đại thừa. Bây giờ em đổi cách nói lại là dùng lưỡi của em để tán thán kinh điển Đại thừa. Như thế khổng được sao? Hà tất lại phải cắt bỏ nó chớ.”

– “Đúng rồi! Nếu như em cắt bỏ lưỡi đi thời cũng không giúp được gì cho kinh điển Đại thừa. Trái lại nếu em không cắt lưỡi, thì em có thể có dùng lưỡi hũy báng trước kia trở lại xưng tán Đại thừa Phật giáo, như thế thì chẳng hay hơn sao?”

Ngài Thiên Thân vừa nghĩ như thế xong, trí huệ vốn sẵn của Ngài cũng bỗng nhiên hiện bày. Thế rồi, Ngài lập ra bộ Bách Pháp Minh Môn Luận với nhịp văn trôi chảy, một mạch từ đầu đến cuối.

Thiên Thân Bồ Tát có dũng khí rất lớn. Ngài chính thật là một con người biết cải hối hoàn toàn. Cho nên từ đó về sau tất cả những bộ luận Ngài viết đều là tán thán Đại thừa và đốt hết các sách Ngài chê bai Đại thừa Phật giáo lúc trước. Vì thế hiện nay chỉ còn lưu lại những bộ luận tán thán Đại thừa Phật giáo mà thôi.

Như trên là nói về chuyện của Tổ sư Thiên Thân, tiếp theo là giải thích hai chữ Bồ Tát. Bồ Tát cũng tức là Bồ-đề Tát-đỏa. Người Hoa thích nói tóm gọn, nên chỉ xưng là Bồ Tát. Bồ-đề-tát-đỏa là tiếng Phạn, dịch là “giác hữu tình”, cũng gọi là “hữu tình giác”. Thế nào là “giác hữu tình?” Giác này là giác ngộ, nhưng giác ngộ ai? Giác ngộ tất cả loài hữu tình. Đó là một lối giải thích. Nếu tự mình giác ngộ, tự mình khai mở trí huệ, lại đem sự giác ngộ ấy để thức tỉnh tất cả chúng hữu tình khác.

Thế nào là “hữu tình giác?” Bồ Tát cũng là một chúng hữu tình, cũng là một chúng sanh, nhưng chẳng qua Ngài đã giác ngộ rồi. Ngài là một chúng sanh giác ngộ trong sô” các chúng sanh. “Giác hữu tình” là chúng sanh đã giác ngộ, rồi giác ngộ lại các chúng sanh khác. “Hữu tình giác” tức là một người đã giác ngộ trong số’ các chúng sanh, đó cũng là Bồ Tát vậy.

Vì danh xưng Bồ Tát rất hay đẹp, cho nên có nhiều người muốn làm Bồ tát, cũng muôn tự phong cho mình cái nhãn hiệu Bồ Tát. Rồi còn bảo mọi người gọi mình là Bồ Tát. Vì thế, người xuất gia ở Trung Quốc đều xưng tán, khen ngợi với nhau: “A! Lão Bồ Tát, ‘Ngài…’ đã đến rồi!”

“Đúng vậy, Lão Bồ tát, Ngài đã đến rồi!” Đó là câu mà những người xuất gia dùng để chào hỏi lẫn nhau. Tiếng xưng hô Bồ Tát là thuộc về người ngoài tôn xưng mình, chớ chẳng phải mình tự bảo người: “Ông nên gọi tôi là Bồ Tát đi!” Ngài Thái Hư đã từng nói: “Mọi người nên gọi tôi là Bồ Tát. Vì sao? Vì tôi đã là Tỳ kheo nhưng chưa thành Phật.” Tức là nói, tôi đã thọ giới rồi, lại thọ thêm giới Bồ Tát nữa. Cho nên quý vị khổng nên gọi tôi là Tỳ kheo mà gọi là Bồ Tát. Nhưng không được xưng tôi là Phật, vì tôi chưa thành Phật.” Ngài nói như thế cũng không nhất định bảo người ta gọi Ngài là Bồ Tát, chẳng qua Ngài nói đùa với mọi người vậy thôi! Vì Đại sư Thái Hư xưa kia cũng chính thật là Bồ Tát. Quý vị có gọi Ngài là Bồ Tát hay không, Ngài vẫn là Bồ tát. Gọi một tiếng Bồ Tát thì Ngài không thêm được chút gì. Không gọi là Bồ Tát thì Ngài cũng chẳng mất mát chi. Ngài cố ý đùa cợt với các chúng sanh ngu muội mà thôi!

Phật sống Kim Sơn cũng có một câu nói tương tợ: “Quý vị phải gọi tôi là Phật sống đó!” Điều này cũng có ý nghĩa giống như câu chuyện của Đại sư Thái Hư.

Vậy có phải Thiên Thân Bồ Tát tự mình viết câu “Thiên Thân Bồ Tát tạo” trên bộ Luận Bách Pháp Minh Môn không? Không phải thế. Lúc bấy giờ, Ngài chỉ viết câu: “Thiên Thân tạo”. Nhưng vì lớp người hậu học muôn tôn trọng Ngài nên đề thêm danh hiệu “Bồ đề Tát đỏa” (Bồ tát).

Tôi tin rằng Thiên Thân Tổ Sư tuyệt đốì không khi nào viết thêm vào danh nghĩa Bồ Tát như vậy. Chúng ta căn cứ vào điểm đó để nghiên cứu học hỏi mà không nên ham cầu danh tiếng, cổ ngữ có câu: “Thượng sĩ vô danh, hạ sĩ háo danh ” – Bậc thượng sĩ thì không muôn tên tuổi, kẻ hạ sĩ thì ham danh. Vậy quý vị muôn làm thượng sĩ cũng được, muôn làm hạ sĩ cũng xong. Đó là hoàn toàn do chính quý vị quyết định.

Đến chữ “tạo” có nghĩa là tạo tác, cũng là trước tác. Thiên Thân Bồ Tát viết bộ “Luận Bách Pháp Minh Môn” rất ngắn nên tôi hy vọng sẽ giảng xong trước khi khai khóa học hè.


III. Dịch Giả: Đời Đường, Ngài Tam Tạng Pháp sư Huyền Trang dịch.

Bây giờ giảng đến người phiên dịch. Bộ luận này do Ngài Thiên Thân Bồ Tát viết, nhưng Ngài viết bằng tiếng Phạn, cũng là một loại cổ văn của Ấn Độ, nên cần phải phiên dịch để cho người Ấn Độ cùng người nước ngoài hiểu được. Vì thế lại cần thêm người phiên dịch. Hôm nay chúng ta nhân bộ luận này mà hiểu được tất cả Phật pháp để nương theo đó mà tu hành là đều nhờ vào người phiên dịch giúp cho chúng ta đấy. Cho nên chúng ta cần biết người phiên dịch bộ luận này là ai? Và Ngài đã công hiến những gì cho Phật giáo.

“Đường” chính là đời nhà Đường. Vào thời đại nhà Đường có một vị xuất gia, là người đấ công hiến cho Phât giáo vĩ đại nhất. Có thể nói là từ xưa tới nay không ai bằng vị Pháp sư này. Ngài họ Trần, thân phụ của Ngài là một vị quan nghèo, chẳng phải là quan có tiền của. Vì sao thế? Vì người chẳng tham ô, chẳng muốn tiền của bá tánh, thậm chí đến tiền của chánh phủ người cũng chẳng ham. Chẳng giống như những người làm quan thời bây giờ, toàn nghĩ vì lương bỗng quá ít nên phải tìm nhiều mưu đồ để được lợi lộc, như thương mãi hay kể cả việc lợi dụng bá tánh.

Vị quan thanh liêm này vì chẳng tham tiền cho nên cả đời vẫn là vị quan nghèo. Tuy là quan nghèo, nhưng người đã tích chứa được nhiều phước đức nên mới sanh ra mấy người con trai hiếu thảo và riêng có hai vị xuất gia. Anh của Ngài Huyền Trang cũng là vị xuất gia tu đạo, giảng kinh thuyết pháp đương thời rất đạo hạnh.

Còn Huyền Trang Tháp sư thì sao? Ngài xuất gia năm 13 tuổi, sau đó rât chuyên cần học tập Phật pháp. Bất luạn nơi nao Cố Pháp sư giảng kinh hay luật luận, dù xa bao nhieu di nữa Ngài cũng đều tìm đến dự nghe, trư phi chang có giặng sư mới thôi. Xa xôi bất kể, mưa gió chẳng nề, thậm chí khi nghe kinh mà bụng đói Ngai cũng chàng màng! Ngài thường nghe pháp để no lòng, lấy Phật pháp làm cơm ăn thức uống. Trải qua năm năm như thế, sau đó Ngài mới thọ Cụ-túc giới. Trong thời gian năm năm này Ngài cũng đi khắp nơi

để nghe kinh, cầu học Phật pháp. Nhưng sau năm năm học tập, Ngài luôn cảm thấy đạo lý giảng giải của mỗi vị Pháp sư đều không đồng nhau; cùng là một bộ kinh đó, nhưng vị Pháp này giảng như vầy, vị Pháp sư kia giảng như nọ. Các nghĩa lý cha Pháp sư có trí huệ với Pháp sư không trí huệ lại có phần xung đột với nhau.

Song, không phải Ngài Huyền Trang chưa khai ngộ, không có trạch pháp nhãn, chẳng biết người nào đúng, người nào chẳng đúng mà sự thật là vậy. Cũng như hôm qua tôi nói:

“Nếu quý vị hiểu Phật pháp thì sẽ biết người nào giảng đúng hay không đúng, bằng không thì sẽ không biết gì cả. Cho nển tôi nói, hát to lên một chút, người chẳng hiểu Phật pháp cho rằng đó là Phật pháp, còn người hiểu Phật pháp thì nói: “A! Thi ra là ổng đang hát một bài ca.”

Lúc bấy giờ Ngài Huyền Trang nghe nhiều bộ kinh như vậy và nhận thấyy những đạo lý không giống nhau. Ngài cũng chẳng biết đâu là đúng, đâu là sai. Vậy làm sao đây? Ngài hoàn toàn không biết phải nương theo lối giảng pháp của vị Pháp sư nào nữa? Rồi sau đó Ngài mới phát nguyện. Phát nguyện gì? Vì biết Phật pháp được truyền vào từ Ấn Độ, Ngài tin tưởng rằng ở Ấn Độ tất nhiên là nơi tồn tại Phật pháp chân chánh nên Ngài dâng sớ lên Hoàng đế Đường triều, thinh cầu được xuất ngoại đến Ân Độ cầu pháp, nhưng Hoàng đế không cho, không chịu phê chuẩn gì cả. Ngài Huyền Trang vì chí nguyện, ước vọng muôn đi nên trong lòng nghĩ: “Hoàng đế không cho, ta cũng phải đi. Thà trái mệnh lệnh của nhà vua, dù phải bị chặt đầu, ta cũng phải đi cầu pháp.”

Rồi Ngài trở về chùa tập luyện phương pháp trèo núi qua đèo. Ngài luyện tập như thế nào? Trong chùa, Ngài đựng bài bàn ghế cao giông như ngọn núi, rồi từ cái ghế này nhảy qua cái bàn kia. Nhảy qua xong lại từ chỗ cái bàn mà nhảy lên chỗ cao hơn nữa. Từ sáng tới chiều, Ngài tập luyện leo núi nhảy qua, nhảy lại như vậy. Đại khái là vì chung quanh nơi Ngài ở khổng có núi cao, cho nên phải tập luyện ngay trong chùa của Ngài như vậy. Có những chú tiểu Sa-di, đại Sa-di, lão Sa-di chẳng hiểu Ngài đang làm cái gì. Họ tưởng nghĩ: Không biết Ngài làm trò hý lộng, chơi đùa gì đây? Có người trách móc nói: “Ông này chẳng lo tụng kinh tu hành chi hết, suốt ngày cứ lo trèo nhảy, chẳng biết ổng làm cái trò huyền hoặc gì nữa. ”

Pháp sư Huyền Trang cũng chẳng thèm nói riêng với ai về việc “mình muốn luyện tập để trèo núi Hy- mã-lạp sơn.” Có số người còn cho Ngài thuộc loại phá phách nghịch ngợm. Như thế trải qua một thời gian rèn luyện nên chân và thân thể Ngài trở nên khoẻ mạnh cứng rắn hẳn ra. Sau đó Ngài từ Trường An đi về phía Tây, mở đầu cho cuộc hành trình muôn dặm. Lúc bấy giờ không có máy bay, tàu thủy, xe hơi hay xe lửa, mà chỉ có thuyền bằng cây không chắc chắn cho lắm. Vì không được nhà Vua chấp nhận nên Ngài không thể đi bằng thuyền. Ngài bèn quyết định đi bằng đường bộ, trải qua nhiều quốc gia vùng Tây-bá-lợi-á (Siberia) rất gian nan rồi mới tới Ấn Độ. Dường mới đó mà Ngài đã đi được hơn cả 10 năm. Trước khi đi Ấn Độ, vua Đường Thái Tông đã từng hỏi Ngài rằng: “Trẫm không cho Thầy đi mà Thầy cũng nhất định đi, vậy Thầy định bao giờ mới trở về?”

Pháp sư Huyền Trang tâu với vua Đường Thái Tông rằng: “Bây giờ Bệ hạ thấy ngọn cây tùng này ngã về phía tây, đợi chừng nào nó ngã về hướng đổng thì chừng đó tôi sẽ trở về.” Ngài chẳng nói thời gian là bao nhiêu năm nữa.

Pháp sư Huyền Trang đến Ấn Độ rồi, Ngài không hiểu ngôn ngữ ở đó nên phải trải qua một thời gian từ từ học hỏi mới biết được tiếng Ấn Độ cùng tiếng Phạn, sau lại cũng theo nhiều vị Pháp sư học tập Phật pháp, ở đó Ngài chịu rất nhiều gian nan khôn khổ. Học thành tài xong, Ngài liền trở về Trung Quốc. Khi Ngài trở về nước quả nhiên ngọn cây tùng đã nghiêng về hướng đông. Khi đó vua Đường Thái Tổn cũng xem thấy ngọn cây tùng đã nghiêng về hướng đông, liền nói rằng: “A! Hôm nay Huyền Trang Pháp sư đã về đên nơi rồi chúng ta phải mau ra nghinh đón.” Sau đó vua phái một sô” viên quan ra Tây môn tiếp đón. Quả nhiên Ngài Huyền Trang đã về đến nơi.

Sau khi Ngài Huyền Trang về nước, Ngài chuyên lo việc phiên dịch kinh điển. Ngài dịch kinh điển tiếng Phạn nước Ấn sang văn tự Trung Hoa. Ngay trong năm Ngài dịch bộ kinh Đại Bát Nhã, hoa đào nở hoa sáu lần. Đó tức là nói về cây đào ở trong chùa của Ngài ở, trong một năm đã nở và tàn tổng cộng sáu lần. Đây là điềm kiêt tường của việc dịch bộ kinh Đại Bát Nhã, chẳng những làm cho trời và người hoan hỷ mà đến cả cỏ cây cũng vui mừng kết trái đơm hoa. Do đây mới thấy rằng kinh Đại Bát Nhã đối với chúng ta thật là quan trọng. Ngài Huyền Trang Pháp sư phiên dịch rất nhiều kinh điển.

Khi còn ở Ấn Độ, Ngài cũng đi chiêm bái xá-lợi Phật, răng Phật, xương Phật. Lại cũng đến nơi mà từ ngàn đời xa xưa, tiền thân của Đức Phật đã xả bỏ đầu mắt tủy não. Và Ngài cũng đến chiêm bái các nơi khi xưa đức Phật tu hạnh nhẫn nhục, thí thân cho cọp đói, và Bồ Đề đạo tràng nơi Phật thành đạo. Tất cả những thắng tích Phật giáo Ngài đều đến chiêm bái tỏ lòng thành cung kính. Khi Ngài gặp những người xuất gia Ấn Độ, vổ luận là người có tu hành hay khổng Ngài đều cung kính đảnh lễ các vị Pháp sư, tâm không chút nào kiêu ngạo hay ngã mạn công cao. Sau khi học thành tài, đã từng có nhiều vị Pháp sư Tiểu thữa đến biện luận với Ngài. Họ đều bị Ngài hàng phục mà không cách nào thắng nổi Ngài. Và cũng có rất nhiều ngoại đạo đến tranh biện với Ngài, cũng đều bị Ngài chiết phục luôn.

Chúng ta gọi Ngài Huyền Trang là Đường triều Tam Tạng Pháp sư. Thế nào là Tam Tạng Pháp sư?

Tam Tạng là kinh tạng, luật tạng, luận tạng. Vị Pháp sư này thông suốt cả ba tạng: Biết giảng kinh, giảng luật và giảng luận, Kinh, Luật, Luận đều thổng đạt vô ngại, thế nên mới gọi là Tam Tạng Pháp sư. “Pháp sư” tức là người lấy pháp bố thí cho người, hoặc lấy pháp làm thầy. Vị Tam tạng Pháp sư này tên là Huyền Trang. “Huyền” là huyền diệu, hiếm có người thấy rõ. Chữ “Trang” nghĩa là rất vĩ đại cũng tức là chữ “Tráng” thêm chữ “Đại” phía dưới thành chữ “Trang”. Những việc Ngài Huyền Trang Pháp làm rất phi thường, vĩ đại mà người thường đều không ai làm được. Cho nên nói, Ngài là một bậc xuâ”t chúng trội hẳn hơn người. Bộ Bách Pháp Minh Môn luận là do Ngài phiên dịch. Ngài thông minh có trí huệ, lại thông thạo về Trung văn cũng như Phạn văn. Cho nên Ngài dịch kinh điển không sai sót, lầm lẫn. Ngài dịch bộ luận này rất đáng cho chúng ta tin tưởng. Phần trên là tôi giới thiệu giản lược về người phiên dịch.

Thời bấy giờ Ngài Huyền Trang Pháp sư cùng với hơn 800 vị Tỳ kheo chung nhau lo việc phiên dịch kinh điển do Phật thuyết. Trong đó có nhiều người tài giỏi, nổi tiếng nhất là Khuy Cơ Pháp sư, cũng gọi là “Tam Xa” Tổ sư. Vì sao gọi là Tam Xa Tổ ? Nhân vì khi chưa xuất gia, Ngài có thỉnh cầu Hoàng đế cấp cho Ngài ba chiếc xe luôn luôn theo bên Ngài. Không luận Ngài đi đâu, đều phải có ba chiếc xe đó theo sau Ngài. Đây là câu chuyện lúc Ngài chưa đi tu. Ba xe đó là một chiếc xe chở rượu. Xưa nay người tu vốn không được uổng rượu, nhưng Ngài nói Ngài là người ngoại lệ. Nhân vì lúc vua bảo Ngài xuất gia, nên Ngài ra điều kiện: “Nếu Bệ hạ bảo thần đi tu, thì phải cấp cho thần một xe rượu. Người tu cấm uống rượu nhưng thần nhất định uống”. Kế đến Ngài yêu cầu vua cấp cho một xe thịt, vì uống rượu là phải ăn thịt. Sau hết còn muốn một xe mỹ nữ. Cho nên Ngài có biệt hiệu là Tam Xa Tổ sư.

Thật ra Tam Xa Tổ sư không phải là người bình thường. Vì nếu là người bình thường Ngài đã không dám đòi phải có ba xe mới chịu xuất gia. Bởi vì Ngài là con người rất đặc biệt. Tiền thân của Ngài đã gặp Huyền Trang Pháp sư đang lúc trên đường đi thỉnh kinh. Khi ấy bên đường có một vị trưởng lão đang ngồi thiền, mà y phục trên người bụi đất bám dầy độ một hai tấc. Tóc trên đầu là chỗ chim đến làm tổ, đẻ trứng, sanh con luôn trên đó. Ngài ở đó nhập định, không biết đã bao lâu rồi?

Quý vị thử nghĩ xem: Trên thân của Ngài bụi đất đóng dầy đến hai ba tấc, bụi bám trên mặt mũi cũng không biết dầy cở nào nữa, cho nên chim chóc cũng không hề sợ chi tới Ngài. Chúng cứ tha hồ đến làm tổ, sinh trứng ấp con trên đầu Ngài không biết bao nhiêu lần và trải qua bao nhiêu năm nữa. Ngài Huyền Trang đến nơi bèn dùng cái khánh để gọi Ngài xuất định. Vị Trưởng lão này không biết nhập định từ bao giờ, nhưng khi xuất định thì không thể di động, cứng ngắt như khúc cây vậy. Ông mới hỏi: “Ngươi cớ chi mà kêu ta xuất định hả?”

Pháp sư Huyền Trang đáp: “Này trưởng lão, ông đã nhập định ở đây được bao lâu, tại sao mà ông vẫn còn không chịu xuất định?”

– “Ta ở đây đợi Đức Phật Thích Ca ra đời, hầu trợ giúp Ngài hoằng dương Phật pháp. ”

– “A! Đức Thích Ca Mâu Ni Phật đã nhập Niết-bàn rồi. Tại sao ông vẫn không biết mà còn ở đây nhập định?”

– “Hiện bây giờ là triều đại nào?”

– “Tôi là người nhà Đường. Bây giờ là năm Trinh Quán nguyên niên. ”

– “Không gấp đâu, tôi sẽ ở đây chờ đến khi đức Phật Di Lặc ra đời là xong.” Nói rồi, ông liền sửa soạn nhập định tiếp.

Ngài Huyền Trang vội nói với ông rằng: “Này lão Bồ Tát, ông không nên nhập định nữa, không chi bằng hãy cùng tôi hoằng dương Phật pháp nhé! Tuy Đức Phật Thích Ca đã nhập Niết-bàn, nhưng giáo pháp của Ngài vẫn còn ở thế gian. Ông cũng có thể giúp tôi hoằng dương Phật pháp mà! ”

– “Vậy làm thế nào để giúp đây?”

– Ông hãy đến Trường An tìm một tòa nhà ngói vàng mà thác sanh, hóa kiếp vào đó. Vậy xin ông hãy đến đó trước rồi chờ tôi, chúng ta cùng chung lo mở mang Phật pháp, có được không?”

Ngài Huyền Trang nói thế, vì thân thể ông lão đã không thể dùng được nữa mà phải thay thân khác. Giống như ngôi nhà đã hư hoại nên phải đổi căn nhà mới vậy.

– “Được lắm! Được lắm chớ!”

Trưởng lão lập tức đáp lời, rồi thẳng đến Trường An mà thác sanh.

Khi Pháp sư Huyền Trang thỉnh kinh từ Ấn Độ trở về, Ngài bèn tìm đến vua Đường Thái Tông, chúc mừng rằng: “Sau khi tôi đi rồi Bệ hạ có thêm một vị Thái tử, thật là một việc đáng mừng! ”

-”Nào có đâu! ” Vua Đường Thái Tông đáp.

Bấy giờ Ngài Huyền Trang bèn quán sát: “À! Thì ra Trưởng lão đã đi nhằm đường đến nhà của tướng Uất Trì Cung mất rồi. ”

uất Trì Cung là một quốc công, một danh đại tướng của vua Đường Thái Tông. Khi ông sanh ra đã có bộ mặt đen, nhưng không phải là người da đen, vì thân thể ông không bị đen mà chỉ đen nơi mặt thôi. Ông rất có bản lãnh, từng giúp cho Đường Thái Tông trị vì thiên hạ, lập rất nhiều chiến công. Trưởng lão này phần nhiều làm việc gì đều là đại khái qua loa, không cẩn thận lắm. Thật ra, Ngài Huyền Trang bảo ông tới nhà ngói vàng nhưng ông lại tìm nhầm, đến nhà ngói xanh. Nhà ngói xanh là phủ của Uất Trì Cung, còn ngói vàng mới chính là Hoàng cung. Vì ông lão đi nhầm đường nên mới thác sanh vào làm con người anh của tướng Uất Trì Cung.

Khi lớn lên ông (người cháu) rất thích uống rượu, ăn thịt và vui đùa với mỹ nữ. Có lẽ vì ông tọa thiền ở đó không biết bao nhiêu kiếp chẳng xuất định và lúc ngồi thiền ông vẫn còn có đôi chút vọng tưởng như: “A! Thịt thì chẳng tệ, rượu uống cũng ngon, nữ nhân thì cũng tạm được…” Vì vậy khi thác sanh trở lại làm người, ông không thể bỏ được ba món đó.

Khi Ngài Huyền Trang tìm ra tông tích rồi, liền tìm gặp ngay tướng Trì uất Cung nói rằng:

-“Cháu của ông chính là do tôi bảo tới để giúp tôi hoằng dương Phật pháp đấy! ”

Uất Trì Cung nói: “Pháp sư kêu cháu nó đến được thì bảo cháu nó đi đi! ”

Nhưng khi Ngài Huyền Trang bảo y xuất gia, y đã không chịu mà còn nói rằng: “Ai mà muốn xuất gia chớ? Đi tu có gì vui thú đâu? Tôi hỏng chịu đi tu đâu! ”

Bấy giờ Pháp sư Huyền Trang mới đến giải bày với vua Đường Thái Tông về các nhân duyên mọi lẽ. Nhà vua bảo rằng:

-“Vậy ta sẽ hạ thánh chỉ, bảo y xuất gia.”

Ngài Huyền Trang nói:

– “Như quả y bằng lòng xuất gia, y nhất định sẽ đặt điều kiện. Bất luận y ra điều kiện gì cũng xin Hoàng thượng đáp ứng cho, chỉ cần y chịu xuất gia là đủ rồi.”

– “Được, vậy cứ như thế mà làm! ”

Sau đó vua cho triệu cháu của Uất Trì Cung tới cung điện rồi bảo y xuất gia. Trung Quốc thời bấy giờ không nói gì là dân chủ hay tự do gì cả. Không phải muốn đi tu thì đi, còn không muốn thì thôi. Một khi Hoàng đế bảo quý vị xuất gia, nếu quý vị cải lệnh thì phải chết, có thể bị chém đầu, Vì sợ bị đứt đầu nên người cháu chấp nhận đi tu, nhưng y yêu cầu phải có điều kiện: “Muốn được một xe rượu, một xe thịt và một xe mỹ nhân.” Vua Đường Thái Tông đều bằng lòng hết về các điều kiện của y.

Người cháu này không còn cách nào từ chối nữa, đành phải nghe theo sự an bày, tức là đến Chùa Đại Hưng Thiện để xuất gia. Khi đến nơi, Chùa bèn nổi chuông trông nghinh đón y, vừa nghe được tiếng chuông trổng y hoát nhiên khai ngộ, minh bạch rằng- mình vốn là một lão tu hành đã từng ỏ trên núi tu đạo. Thế rồi quay ra phía sau, y khoát tay nói: “Tất cả mọi người hãy quay trỏ về đi. Bây giờ ta không cần nữa!” Tuy không còn muôn ba xe nữa, nhưng cũng có một sô” người vẫn gọi Ngài là Tam Xa Tổ sư (Tổ sư ba xe).

 

IV. Biệt Giải Văn Nghĩa

Như lời Đức Thế tôn dạy:
Tất cả pháp đều vô ngã.

Chữ “như” giảng là “chính như” tức là đúng như những lời đức Thế Tôn đã thuyết. Thế Tôn là một trong mười hiệu của Phật. Phật là bậc tổn kính của thế gian và xuất thế gian, nên gọi là Thế Tôn. Đây là những lời của Đức Thế Tôn. Ngài thuyết những gì?

 

Là “tất cả pháp” đều phải vô ngã. Tại sao phải là vô ngã vậy? Cái “ngã” này của tôi thật sự hiện hữu ở đây mà sao lại nói là vô ngã chớ? Cứ kể như cái ngã đó của quý vị là đây đi. Nói vậy sẽ có người thắc mắc: “Nói vô ngã nhưng cái ngã thật sự đang hiện tiền ở đây, như thế thì làm sao gọi là vô ngã được?”

Cứ xem như cái ngã của quý vị thực sự hiển hiện ở đây. Vậy đợi đến khi quý vị chết, thân quý vị vẫn còn đó, nhưng cái ngã của quý vị đã đi đâu rồi? Nếu nói có cái “ngã” không còn nữa, thì lúc chết, ngã này không còn luôn, vậy lúc sông làm sao thật có “ngã” chớ?

Đây là điều chúng ta đáng nghi vấn.

Đức Phật dạy tất cả pháp đều vô ngã. Quý vị đừng giống như có một sô” người không biết gì, ngay cả chữ pháp còn không hiểu mà lại nói: “Kinh pháp này do tôi giảng đó.” Họ luôn đưa cái ngã ra phía trước. Vừa rồi chúng ta phóng sanh thả 36 chim bồ câu nhưng vẫn còn hai con ở lại. Quý vị có biết tại sao chúng thành bồ câu không? (Trên sân thượng của Phật Giáo Giảng Đường thường có bồ câu qua lại.) Tại vì chúng đều có “ngã”. Lúc làm người, chúng không thực hành theo pháp Phật thuyết, chúng không thể nào vô ngã được, có “ngã” rồi nên mới đọa lạc làm phi cầm, súc sanh.

Cái ngã này chính ỉà ngấ kiến mà chúng ta khổng nên có. Trong kinh Kim Cang nói: “Không có tướng ngã, tướng nhân, tướng chúng sanh,-tướng thọ giả.” Đấy cũng chính là không có ngã kiến. Nói sâu thêm một chút, chẳng những “ngã” không nên có mà ngay cả “pháp” cũng không nên có luôn. Tất cả pháp đều không có, cho nên “ngã” càng không nên tồn tại được. Do vậy, người tu đạo nên đạt đến hai chữ vô ngã này thì mới có thể viên mãn được các pháp. Nếu quý vị có .thể đến chỗ vô ngã, thì tất cả pháp đều viên dung vô ngại. Chúng ta lấy ra một pháp nào thì cũng đều là pháp giới, vì đó tức là pháp giới tánh và tất cả pháp đều hiện tiền trước một pháp. Tuy các pháp hiện tiền, nhưng lại không có một pháp nào cả. Diệu là diệu ở chỗ này, mà khó cũng khó ở đây.

Tất cả pháp hiện tiền nhưng không chấp vào các pháp nào cả. Không có các tướng, tất cả pháp tướng đều không còn nữa. Khi đạt đến trình độ này mới thật là viên dung vô ngại, được đại tự tại. Nếu quý vị không có ngã thì mới được tự tại, còn như không thể không ngã thì không thể tự tại được. Nhưng làm thế nào để không có ngã đây? Thật là không phải dễ dàng đâu.

Có người nói: “Tôi hiện đang ở tại đây nghe kinh, sao Thầy lại nói là tôi không có ngã, tức là tôi không có ở đây sao?” Quý vị đang nghe kinh ở đây, nhưng quý vị nếu có thể thật sự không biết mình đang ở đây, bỏ ngã đi, tức là không có cái ngã; vô nhân, vô ngã, cũng là không có người, cũng khổng có mình, cũng không có pháp, nhân không, pháp không.

Sỡ dĩ quý vị cho là – không thể không có quý vị được, là vì quý vị còn có chấp trước. Chấp trước những gì? Chấp trước cái giả ngũ sắc, thân ngũ uẩn này là: sắc, thọ, tưởng, hành, thức -chọ là mình. Kỳ thật, như có phải tôi vừa nói không? Khi quý vị chết rồi, vẫn còn cái thân thể này, nhưng không còn tri giác nữa. Vậy thì cái ngã đó chạy đi về đâu? Cái ngã đó của quý vị to lớn như núi Tu-di, nhưng đến khi chết nó chạy đi đâu cũng chẳng biết gì nữa cả. Như vậy quý vị nói có đáng thương không? Còn ngoại đạo thì sao? Họ chấp vào một cái ngã, lại có một cái tiểu ngã, rồi thần ngã. Cái “Ngã” này họ có nhiều như thế đó. Họ cho rằng: Không có gì lớn bằng “đại ngã”.và cũng không có gì nhỏ hơn để so sánh vổi tiểu ngã được. Cái thần ngã theo họ là có công dụng nhất và ở giữa trung gian của tiểu ngã và đại ngã. Đó là sự chấp trước vào Thần ngã của ngoại đạo cũng tức là cái ngã của ngoại đạo vậy.

Lại có Tiểu thừa thiên kiến, nghiêng chấp trước vào Niết bàn. Họ cho cái thiên kiến đó là “ngã”. Còn Bồ Tát thì sao? Bồ Tát cũng có cái chấp trước, chấp có chúng sanh để độ, có Phật đạo để cầu, có cảnh giới Chân như để tu chứng. Nghĩa là các Ngài chưa đạt đến chỗ vô chứng cũng vô đắc. Các Ngài hãy còn chấp có sở chứng sở đắc, cũng còn biết chứng đắc cái Chân như, cho nên không quên được cái ngã, vẫn còn có một cái ngã. Có ngã tức là có vọng. Cho nên các pháp đức Phật thuyết là phải đem tất cả pháp đều dùng vô ngã để tu hành và đạt tới cảnh giới Đại thừa tối thượng.

Dưới đây là phần luận văn do Ngài Thiên Thân tạo ra:

Thế nào là tất cả pháp?
Sao gọi là vô ngã?

Tất cả các pháp là gì? Thế nào là vổ ngã?

Tất cả pháp lược gồm có 5 loại:

  1. Tâm pháp (Pháp tối thắng)
  2. Tâm sở hữu pháp (Tương ưng với tâm pháp)
  3. Sắc pháp (Pháp sở hiện ảnh)
  4. Tâm bất tương ưng hành pháp (Tam vị sai biệt)
  5. Vô vi pháp (Tứ sở hiển hiện)

Đây sơ lược tất cả pháp gồm có 5 loại và chỉ có thể giảng đại khái chớ không thể đi sâu vào. Nếu giảng cho tận tường thì có quá nhiều chi tiết.

“Một là tâm pháp.” Thứ nhất là tâm pháp (citta- dharmah), cũng tức là tâm vương, là vua của tất cả pháp. Vì tất cả các pháp đều do từ tâm pháp này khởi ra. Nếu không có tâm vương thì không có các pháp. Nên nói “Phật thuyết tất cả pháp để độ tất cả tâm, nếu không có tất cả tâm, dùng chi tất cả pháp?” Tâm pháp tức là pháp của tâm vương, gồm có tám. Sau đây sẽ giảng rõ hơn.

“Hai là tâm sở hữu pháp” cũng tức ỉà tâm sở pháp (chaitashika-dharmah), lại gọi là tâm sử. Sử là một sự sai bảo người, cũng như là công nhân của tâm. Tâm là vua, tâm sở tựa như quan quân đại thần hay công nhân thay vua làm việc. Lúc làm việc cần phải dùng đến tâm sở này. Tâm sở cũng gọi là “tâm sô””, gồm có 51 thứ, những pháp này đều y chiếu theo tâm mà khởi ra. Là sỡ hữu của tâm gia, tức là tâm vương. Cho nên gọi là tâm sở hữu pháp.

“Ba là sắc pháp.” Phàm những gì có hình chất, có thực thể đều gọi là sắc pháp (rupa-dharmah). Chẳng phải chỉ đơn thuần có màu sắc mới gọi là sắc pháp, những gì có chướng ngại, sờ mó được đều gọi là sắc pháp. Có tất cả là 11 thứ. Phần sau sẽ giảng rõ.

“Bôn là tâm bất tương ưng hành pháp (cừta- viprayukta-samskara-dharmahPháp này không tương ứng với bôn pháp kia, tức nó không có hợp tác với nhau. Tự nó đơn độc, từ tâm sanh khởi ra nên không tương ưng. Pháp này thuộc về tất cả hành, có biểu hiện riêng của nó.

“Thứ năm là vô vi pháp.” Bổn pháp trước là pháp hữu vi, còn pháp sau này thuộc về pháp vô vi (asamskrita-dhcirmah). Pháp vô vi là một loại pháp Đại thừa tu xuất thế. Cho nên cần phải tu pháp xuất thế” mới có thể chứng đắc cảnh giới Vô vi này.

Phần trên đã nói về 5 pháp. Khi giảng đến chánh văn, chúng ta sẽ phân tích tỉ mỉ hơn.

Trong tất cả các pháp, bôn pháp trước là pháp hữu vi, pháp sau hết là pháp vô vi. Nếu như chỉ nhận thức bôn pháp ữước thì đó là phàm phu ngoại đạo. Còn nếu chỉ nhận biết có pháp vô vi thì đó là Tiểu thừa thiên (nghiêng) “không”, chẳng đạt đến cảnh giới của Đại thừa. Thế nào là cảnh giới của Đại thừa? Tức hữu vi mà là vô vi. Có nghĩa là nơi hữu vi pháp thể hội hiểu biết pháp vô vi. Không phải là xa rời pháp hữu vi để lại đi tìm một pháp vô vi khác. Hữu vi, vô vi chỉ là một chuyển biến của tâm niệm. Ngay nơi pháp hữu vi mà quý VỊ có thể liễu giải hiểu được pháp vô vi tức là ở thế gian mà xuất thế gian, là sông trên thế giới này quý vị đã minh bạch hết tất cả: không ừanh, khổng tham, khổng quái, không ngại, viên dung tự tại. Đó là cảnh giới mà quý vị có thể cho là rất khoái lạc. Nếu có thể đạt đến cảnh giới như vậy tức là Đại thừa Bồ Tát. Nếu như ngay nơi “vô ngã” mà lại có thể ra công phu dũng mãnh tinh tấn, thời sẽ đạt đến quả vị cứu cánh Diệu giác.

Thứ nhất, pháp tối thắng: Tâm pháp
Thứ hai, tương Ưng với tâm pháp (thứ nhất)
Thứ ba, pháp sở hiện ảnh (hai pháp trước)
Thứ tư, tam vị sai hiệt (ba pháp trên)
Thứ năm, pháp sở hiển thị (bôn pháp trên)

Các pháp thứ lớp như thế

“Thứ nhất, pháp tối thắng.” Câu này chỉ cho tâm pháp thứ nhứt. Nhân vì trong tất cả các pháp nó là tâm vương, cũng là tối thắng trong tất cả các pháp.

“Thứ hai, tương ưng với tâm pháp.” Chi về loại thứ hai là tâm sở hữu pháp. Tâm sở hữu pháp cùng với tâm vương thì tương ưng và nghe theo sự chỉ huy của tâm vương.

“Thứ ba, pháp sở hiện ảnh.” Tức về loại thứ ba là Sắc pháp. Sắc pháp là một thứ hình bóng do tâm vương và tâm sở hữu pháp biểu hiện ra, cũng là một tướng phần trong thức thứ tám. Nó vốn không có tự thể, nhân vì chúng ta nhìn thấy tất cả hình tướng, nhưng căn bản là không tồn tại, chỉ chẳng qua- nó là sự sanh khởi vọng chấp phân biệt của kiến phần trong thức thứ tám. Sự thủ chấp là do “tướng phần” trong thức thứ tám biến hiện ra các hình tượng rồi cho là cảnh thật.

“Thứ tư, tam vị sai biệt.” Đây nói về cái phần thứ tư : tâm bất tương ưng hành pháp. Tâm bất tương ưng hành pháp cũng do tâm vương sanh ra và cũng do tâm sở hữu pháp, sắc pháp rồi phân biệt phát sanh.

“Vì bốn thứ cùng hiển bày. ” Đây chỉ về sự đặc biệt rất cao siêu của phần thứ năm là vô vi pháp. Nó rất khó hiểu, vì không có cách nào để minh bạch, cho nên phải mượn pháp hữu vi để hiển bày pháp vô vi.

“Thứ lớp như thế.” Nói về thứ tự của các pháp là: Tâm pháp, tâm sở hữu pháp, tâm bất tương ưng hành pháp và vô vi pháp.

Thứ nhất: Tâm pháp lược gồm 8:

  1. Nhãn thức.
  2. Nhĩ thức.
  3. Tỷ thức.
  4. Thiệt thức.
  5. Thân thức
  6. Ý thức
  7. Mạt-na thức
  8. A-lại-da thức

Bây giờ giảng về Tâm pháp thứ nhất. Tâm pháp lược gồm có tám:

1. Nhãn thức (cakshur-vijnana).

Mắt có thể thấy nhưng khổng phải là con mắt tự nó thấy, mà do cái thức của mắt thây (nhãn thức). Nếu quý vị nói là con mắt có thể thây, vậy nếu móc con mắt để qua một bên thì con mắt đó có thể thấy hay không? Ví như quý vị nói, tôi không đi xem xi-nê, nhưng tôi móc con mắt của tôi đưa cho anh để anh đem nó đi xem xi-nê. Quý vị thử nói, nó có thấy hay khổng? Đương nhiên là nó không thây được. Cho nên mắt không thể thấy. Vậy cái gì có khả năng thấy? Đó là cái thức. Cái thức này đến từ chỗ nào? Nó đến từ nơi tâm thức.

2. Nhĩ thức (shrotra-vijnana).

Nhĩ thức để nghe chẳng phải là cái lỗ tai có khả năng nghe. Vì nếu quý vị cắt cái lỗ tai để qua một bên thì nó không nghe được.

3. Tỷ thức  (ghrana-vijnana).

4. Thiệt thức (jihva-vijnana).

5. Thân thức (kaya-vijnana).

Tất cả đều đồng với đạo lý trên.

6. Ý thức (mano-vijnana).

Vừa rồi giảng về lục thức, là do sáu căn (nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý) bên trong, đốì với sáu trần bên ngoài (sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp) mà sanh ra. Sáu căn, sáu trần và sáu thức hợp lại thành 18 giới. Mười tám giới này đã giảng qua ừong “Tâm Kinh”. Muôn nghiên cứu rõ ràng hơn, quý vị có thể tham khảo quyển “Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh Phi Đài Tụng Giải. ” Thức thứ 6 là ý thức cũng chẳng phải là bển thể của ý thức, mà thể chân chính của ý thức là thức thứ 7. Nghĩa là thức thứ 6 chỉ là cái dụng của ý mà thôi.

7. Mạt-na thức (manas-vijnana).

Loại thứ 7 của Tâm pháp là thức thứ 7: Mạt-na, (Manas) là tiếng Phạn dịch ra tiếng Hoa là “nhiễm ô,” cũng gọi là “thức nhiễm ô”. Nhiệm vụ của thức thứ 7 là đem cái dụng của thức thứ 6 giao cho thức thứ 8, nển còn gọi là “Thức Truyền tông. ”

Thức thứ 6 nương nơi thức thứ 7 mà có. Thức thứ 7 là căn bản. Ý thức căn bản là căn của ý thức. Thức thứ 6 là cái dụng của ý thức. Thức thứ 7 còn gọi là “nhiễm tịnh y”. Nhiễm là ý thức thứ 6 nhiễm ô y nương vào (nhiễm y). Thức thứ 8 là tịnh, cũng y vào thức thứ’7, cho nên thức thứ 7 gọi là nhiễm tịnh y.

8. A-lại-đa thức (alaya-vijnan.a).

Khi A-lại-da (Alaya) thức chuyển qua, thì là Như Lai Tạng Tánh. Có nghĩa là chuyển tám thức (bát chủng thức) thành bôn trí (Đại viên cảnh trí, Bình đẳng tánh trí, Diệu quán sát trí, Thành sở tác trí). Cách thức chuyển biến ra sao? Chỉ cần quý vị ra công tu hành tự sẽ biết lấy. Bây giờ tôi không thể nói cho quý vị được. Nếu nói cho quý vị thì trong tương lai quý vị lại không biết. Cho nên nói: “Ngộ giả tự đắc”. Quý vị nên tự tu hành thì tự mình sẽ biết. Lúc trước, nếu chưa biết thì dù biết cũng không xài được. Nếu sau mà biết được thì tự nhiên sẽ có chỗ dụng của nó.

A-lại-da thức (Alaya) là tiếng Phạn, dịch sang tiếng Hoa là “hàm tạng”. Hàm tạng tựa như hạt giông chôn dưới đất. Lúc chưa nẩy mầm nó còn ẩn tàng dưới đất bùn. Chúng ta thường nói “tâm điền”, cũng tức là đem tâm ví như điền địa, ruộng đất. Nên có câu:

“Tài bồi tâm thượng địa, hàm dưỡng tánh trung thiên.” Khi chúng ta tiếp xúc với tất cả cảnh giới, không luận là thiện, ác hay nhiễm tịnh, đều được chứa vào thức thứ tám, nên gọi là hàm tạng thức. Qua quá trình tu hành, hàm tạng thức sẽ biến thành Như Lai Tạng Tánh, chỉ biết dùng nó thì nó là hiện tiền Đại viên cảnh trí. Nếu như chẳng biết sử dụng nó, lại cứ khởi vọng tưởng, mà mỗi vọng tưởng cũng đều do thức thứ tám sanh ra. Những thứ niệm nhỏ vi tế này, quý vị không phát hiện được. Cho nên có câu:

Nhất niệm bất giác sanh tam tế.

Lúc ấy chính là đem Như Lai Tạng Tánh biến thành thức thứ 8 rồi. Nếu đem thức thứ 8 mà biến trở lại thành Như Lai Tạng Tánh, thời đó chính là phản bổn hoàn nguyên vậy.

Hàm Tạng thức có ba nghĩa:

1. Năng tạng: năng tạng là thường chứa những gì?

Nó có thể chứa những chủng tử, tất cả hạt giống thiện và ác.

2. Sở tạng (chỗ chứa): Tất cả các nghiệp thiện ác đều được chứa, hàm tạng chấp chứa bên trong.

3. Chấp tạng: Các chỗ chấp trước đều chấp chứa trong thức thức 8. Tất cả những hành động tạo tác của chúng ta từ một niệm thiện hay một niệm ấc đều gồm chứa vào Tạng thức này. Tất cả các pháp ỉứện hành đều do từ thức thứ 8 mà ra. Những gì chúng ta thấy được đều do thức thứ 8 này biến hiện ra. Nghĩa là tất cả các vật thấy được đều là tướng phần của thức thứ 8. Những gì mà chúng ta thấy là kiến phần của thức. Cho nên nói: “Vạn pháp duy thức,” nghĩa là tất cả đều do thức sanh xuất ra. Khi tịnh là Chân như, lúc nhiễm gọi là thức. Cái thức này cũng là những gì mà chúng ta cho là Phật tánh, cũng là bổn nguyên, nguồn gốc của thiện ác, cũng là căn nhà của tất cả phàm phu và thánh nhân. Cũng là cố hương của mỗi người.

A-lại-da thức còn dịch là “vô một. ” Cái gì là vô một? Tức là Chân như tùy thuộc vào sanh tử mà nó chẳng hề bị mai một, chẳng hề bị thất thoát mất, cũng chẳng bị suy đồi. Đại khái thức thứ 8 có nghĩa như vậy.

Thứ hai: Tâm sở hữu pháp lược gồm 51, phân ra làm sáu hạng:

I. Biến hành (sarvatraga), có 5.

II. Biệt cảnh (viniyana), có 5.

III. Thiện (kushala), có 11.

IV. Căn bản phiền não (klesha), có 6.

V. Tùy phiền não (upaklesha), có 20.

VI. Bất định (aniyata), có 4.

Tâm sở hữu pháp thuộc về tâm pháp nhưng chẳng qua là tâm sở chớ không phải tâm pháp. Tâm vương chính là thức thứ 8. Nếu như lúc tâm pháp hiện lượng (hiện lượng tức là Chân tánh hiện tiền, cái thể lượng châu biến khắp pháp giới), thì không có trần lao, đó là lúc mà tất cả các nghiệp báo đình chỉ. Nhưng vì có tâm sở, mà tâm sở lại trợ giúp cho tâm vương làm nhiều điều thiện ác, cho đến tạo thành nghiệp thiện, nghiệp ác. Cũng giông như một vị Hoàng đế thì chẳng làm gì, mọi việc đều do toàn bộ bá quan văn võ, các quan đại thần trợ giúp vua.

Tâm vương ví như vị hoàng đế, tâm sở giông như các vị tể tướng đại thần, cộng gồm có tất cả 51 đại thần đó cũng ví như là 51 tâm sử vậy. Tâm sở có nghĩa là cung nhân sai sử, cũng gọi là “tâm sô””, vì có không biết là bao nhiêu tư tưởng trong tâm, nhiều đến không có sô” lượng mà nói hay đếm được là bao nhiêu. Những tâm sô” trọng yếu, đại lược có 51 thứ. Cũng như trong Luận nói, tâm sở lược gồm có 51.

Lại nói, “phân ra làm sáu hạng”. Đó tức là nói, 51 thứ tâm sỡ hữu pháp có thể chia ra sáu đơn vị như sau:

I. Biến hành có 5 – Nghĩa là nó biến khắp mọi nơi, không chỗ nào mà nó không đến. Biến hành tâm sở pháp có năm loại.

II. Biệt cảnh có 5 – Nghĩa là nó khổng đi khắp tất cả chỗ mà có cảnh giới cá biệt, đơn độc và đặc biệt, cộng gồm có năm loại.

III. Thiện có 11  thuộc về thiện pháp.

IV. Căn bản phiền não có 6 – Con người chúng ta không có một giờ một phút nào mà không có phiền não! Hiện tại quý vị có thứ phiền não nào? Và cái phiền não này từ đâu đến? Sáu loại phiền não này có thể cho quý vị một câu giải đáp. Sáu loại phiền não này tức là sáu loại thuốc độc.

V. Tùy phiền não có 20 –  Ngoại trừ sáu loại căn bản phiền não, lại còn có tùy phiền não. Tùy phiền não là ngọn cành cuối chót của 20 thứ. Phân loại ra tiểu phiền não, trung phiền não và đại phiền não.

VI. Bất định có 4 – Đơn vị thứ sáu là tâm sở hữu pháp bất định, gồm có bốn loại.

I. Năm biến hành:

  1. Tác Ý (manaskara),
  2. Xúc (sparsha),
  3. Thọ (vedana),
  4. Tưởng (samịna),
  5. Tư (cetana).

Bây giờ nói rõ về năm biến hành.

1. Tác ý (manaskara). Tác ý là thủ chấp (nắm giữ, nắm bắt) cảnh tượng. Vì sao phải tác ý? Tức là muôn tìm cảnh giới. Tâm vương vốn không thể tác ý nhưng vì chủng tử thiện ác, nghiệp và tập khí từ nhiều kiếp huân nhập vào thức thứ 8, giông như bị xông khói. Rồi do nhân duyên đó, tâm bị thúc động khởi tác ý mà mình chẳng hay chẳng biết. Đó là sự bắt đầu của tâm sanh cảnh. Cảnh giới của Bồ Tát, không đâu mà chẳng biết. Không cần phải tác ý mà các Ngài vẫn biết hết những điều thiện ác nhân quả. Còn A-la-hán thì sao? Các Ngài còn phải tác ý. Tác ý là khởi suy nghĩ một chút. Đối với những sự việc, các Ngài đều phải khởi lên tác ý quán sát mới biết rõ rành gốc ngọn, nhân quả.

Thí dụ như tại sao 32 con bồ câu trước thềm đều bay đi hết? Nguyên vì đời trước chúng nó đã gieo nghiệp, khi làm người chẳng biết dụng công tu hành, đáng lẽ xuất gia mà cũng không chịu xuất gia, nên tu hành cũng không chịu tu hành, nên ăn chay cũng không chịu ăn chay, nên niệm Phật cũng không niệm Phật. Tóm lại, là chẳng hết lòng chân thật làm việc. Đừng nói chi đến những con bồ câu đó mà bây giờ nói về mấy người ở đây! Có người đến Phật Giáo Giảng Đường mà không bỏ đi. Có người vừa đến cổng đã bỏ chạy. Lại có người ngay cả cổng chùa mà còn không thể vào. Quý vị chớ cho rằng đó là những việc rất bình thường. Kỳ thật, nó đều có nhân quả đặc biệt ở bên trong. Phàm những người đến Giảng Đường, nếu khổng có thiện căn thời không có cách nào bước vào cửa chùa được. Nếu người không có thiện căn cũng khó mà đến để nghe kinh. Thông thường những người đến nghe kinh đều là những người có thiện căn, nhưng chẳng qua thiện cãn đó, họ có nhiều ít hay lớn nhỏ mà thôi. Muốn phát tâm Bồ-đề nhất định phải nghe Phật pháp nhiều hơn, và tìm hiểu Phật pháp rõ hơn thì tự nhiên sẽ phát được tâmBồ-đề.

2.. Xúc (sparsha). Tác ý là châu biến khắp. Xúc cũng châu biến khắp. Xúc là thọ, tưởng, tư, ba thứ tâm sở được nương vào. Trước có xúc rồi sau mới có thọ, tưởng, tư. Cho nên xúc là chỗ y chỉ của thọ, tưởng, tư. Có chỗ xúc cảnh tức có chỗ cho tâm thọ, tưởng và tư. Trước đã nói tác ý là do sự bắt đầu của tâm mà sanh ra cảnh, còn xúc là do sự mở đầu của cảnh mà sanh ra tâm.

3. Thọ (vedana). Có nghĩa là một khi tâm vọng tưởng phát sinh là đối với cảnh giới, tâm có một loại nạp thọ, lãnh vào rồi sanh ra thọ tâm sở pháp.

4. Tưởng (samjna). Nghĩ tưởng có lãnh thọ là có tưởng về các hình tướng. Khi quý vị tưởng nghĩ đến những cảnh giới nào tức là đã chạy theo cảnh giới đó.

5. Tư (cetana). Do cảnh mà sanh ra tâm vọng tưởng. Do vọng tưởng ra các hình tướng tức sẽ có “tư. ” Thế nào gọi là tư? Tư có thể chi phối khiến tâm này sanh ra sự trù liệu, tính toán tìm cách làm thế nào để được cảnh giới đó cũng như là nghĩ ra cách thức.

Như trước đã nói qua về 5 biến hành. Tức là nói sự biến khắp trong ba tánh. Sao gọi là ba tánh? Đó là tánh thiện, tánh ác và tánh vô ký. Ý nghĩa của tánh thiện và ác thì rất minh hiển rõ ràng. Tánh vô ký giải thích là không có ghi nhớ, không biết là thiện là ác. Đại khái, vô ký không khác như là nói: “I don’t know.” (tôi khổng biết). Tánh vô ký lại thông cả ba thời và cũng gọi tất cả thời, tức là bao gồm cả quá khứ hiện tại và vị lai. Ba thời cũng gọi là ba thế: thế quá khứ, thế hiện tại cùng thế vị lai. Lược như hôm nay là thế hiện tại, hôm qua là quá khứ, ngày mai là thế vị lai. Quá khứ là thời gian đã qua rồi. Hiện tại là thời gian chẳng thể đình chi. Còn vị lai là thời gian vẫn chưa đến. Cho nên nói không có quá khứ, không có hiện tại và cũng khổng có vị lai. Tuy nói là thông cả ba thế nhưng cũng không thể được (bất khả đắc).

Nếu như quý vị có thể mọi thời mọi lúc mà có thể đình chỉ năm loại biến hành này, thì quý vị sẽ không tạo thành các nghiệp. Nhưng nếu không đình chỉ nó, thì chúng lại có các nghiệp. Cho nên gọi là biến hành có năm. Thật ra, khi năm món biến hành này phát sinh quý vị vẫn chưa có tạo các nghiệp thiện ác, nhưng đến lúc năm món biệt cảnh khởi dụng thì không thể đình chỉ tạo nghiệp được.

 II. Năm Biệt cảnh:

  1. Dục (chanda),
  2. Thắng Giải (adhimoksha),
  3. Niệm (smriti),
  4. Tam-Ma-Địa (samađhi),
  5. Huệ (prajna).

“Biệt cảnh”. Biệt là phân biệt, đặc biệt, cá biệt; chỗ bất đồng giữa biến hành và năm biệt cảnh là ở tại cảnh giới của năm biến hành. Mỗi một loại dù bất cứ loại nào cũng đều có sự liên hệ chặt chẽ giữa năm loại với nhau. Năm biệt cảnh là cá biệt mà không có biến hành, nó tương phản với năm biến hành. Mỗi một cảnh giới đều phát sinh riêng biệt, độc lập không có sự liên hệ mật thiết nào với bôn cảnh giới kia cả. Sự phát sinh của năm biệt cảnh cũng là tâm phan duyên vì duyên mà tạo thành mỗi thứ cảnh giới. Còn năm biến hành do niệm thiện ác sanh ra.

Khi tâm biến hành sở pháp vừa muôn nẩy sanh thì còn có thể không chế bảo nó đừng sanh. Nếu dụng công tu hành thì sẽ đình chỉ sự phát sanh các niệm thiện ác. Nếu không, khi năm thứ “biệt cảnh” tâm sở pháp đã phát sanh thời các niệm thiện ác không thể đình chỉ được. Cho nên năm thứ biệt cảnh là một khởi đầu của việc thiện và việc ác.

1. Dục Là hy vọng. Có hy vọng là muốn chiếm hữu, cho nên gọi là hy vọng muôn thủ giữ. Muôn thủ giữ cái gì? Tức muốn thủ giữ thứ cảnh giới khoái lạc, rồi muôn đạt đến cảnh giới đó.

2. Thắng giải Thế nào là thắng giải? Thắng giải là đang khi cảnh giới đến bèn thẩm quyết. Thẩm là thẩm sát, xem xét kỹ. Xem coi sự việc này nên giải quyết làm sao, rồi mới đi đến quyết định. Đó là thẩm quyết. Khi tâm này đang thẩm quyết thì dù có bất cứ nhân duyên nào đi nữa cũng không thể ngăn cấm được cái tâm thẩm quyết này. Đó là “thắng giải.”

3. Niệm  Là minh ký, tức nhớ rõ, chẳng quên. Nhớ rõ cái chi? Minh ký, ghi nhận rõ những cảnh mà ta đã từng học tập lúc trước. Thí dụ như quý vị là học sinh, tình hình hiện tại ở trong lớp ra sao quý vị đều ghi rõ cả. Đó là niệm, là nhớ rõ không quên.

4. Bịnh, Tam Ma Địa (samadhi) Chữ Định này không phải là định trong Giổi Định Huệ, mà định này là “chuyên chú ư bị” tức chuyên chú vào một nơi, tâm không tán loạn. “Chú” là chú ý, “bị” là chỗ phương hướng khác. Thí dụ như ừong tâm quý vị chú ỹ đến một sự kiện nào đó thì không có nghĩ đến những sự kiện khác. Đây gọi là chuyên nhất. Chuyên nhất là nói về một sô” người tập trung tinh thần khi làm việc gì đó với hy vọng sẽ được thành công. Đó tức là “Định”. Có khi loại định này cũng có thể sinh ra trí huệ và tri thức.

5. Huệ Đây chẳng phải là huệ của trí huệ xuất thế gian. Là trí huệ thế gian thường phàm, chớ chẳng phải trí huệ do tu hành mà có. Trí huệ thế gian bao gồm một loại tâm giản trạch, chọn lựa. Giản là tuyển chọn. Trạch là tư lường suy tính, tức là lựa chọn xem những gì có thể được hay chẳng thể được. Đây thí dụ như, quỷ vị đã làm xong một việc gì, sau đó quý vị lại suy xét coi việc mình làm có kết quả tốt đẹp hay không tốt đẹp, đúng hoặc không đúng. Đó đều là trí huệ của thế gian. Nếu là trí huệ của pháp xuất thế gian thì sao? Định và Huệ của pháp xuất thế gian thì luôn luôn có sự hỗ tương giúp đỡ lẫn nhau. Định trợ giúp cho Huệ và Huệ trợ giúp cho Định. Còn định huệ của pháp thế gian thì được thành lập một cách đơn độc. Nó không thể đồng thời có định là có huệ, có huệ là có định. Nghĩa là, có huệ thì không có định, có định thì không có huệ. Cho nên định và huệ là cảnh giới cá biệt phân khai tách rời nhau, chớ chẳng phải có một loại cảnh giới mà có đủ năm loại cảnh giới biến hành. Cũng chẳng phải có một thứ tâm mà gồm phụ thêm cả năm thứ tâm.

Biệt cảnh là cảnh đơn độc, mỗi loại cảnh giới đều chẳng đồng nhau. Nhân vì chẳng đồng cho nên ngay nơi cảnh giới vui thích thì phát sinh ra một thứ “dục”. Khi ở cảnh giới cần quyết định lại phát sanh ra một thứ “thắng giải”. Gặp lại cảnh giới thông thạo, thuần thục lúc trước thời phát sanh ra một thứ ‘niệm”. Lúc ở cảnh giới nhất tâm quán tưởng sẽ sanh ra “định”, rồi phát sanh “huệ

III. Mười một Thiện:

  1. Tín (shraddha),
  2. Tinh tấn (virya),
  3. Tàm (hri),
  4. Quý (apafrapya),
  5. Vô tham (alobha),
  6. Vô sân (advesha),
  7. Vô si (amoha),
  8. Khinh an (prashrabdhi),
  9. Bất phóng dật (apramada),
  10. Hành xả (upeksha),
  11. Bất hại (ahimsa)

Năm mươi mốt loại tâm sở này phân làm sáu đơn vị.

“11 thiện” này thuộc đơn vị thứ ba. Thiện đều là tốt cả cho nên gọi là thiện. Thiện là trợ giúp cho chúng ta tu hành, giúp đỡ chúng ta thành công. Thế thì 11 loại thiện tâm sở này là gì?

1. Tín Không luận làm những điều gì cũng cần phải có lòng tin. Trước nhất phải tự tin mình. Tự tin mình như thế nào? Phải tự tin mình, quyết địrứi có thể thành Phật? Tự tin mình và Phật không cổ gì phân biệt. Không có phân biệt là ngay trên Phật tánh không có phân biệt. Nhưng còn phải tu hành, vì tu hành mới có thể thành Phật được. Chúng ta nhất định phải tin theo đạo lý này. Chẳng những tin tự mình có thể thành Phật mà cũng phải tin luôn tất cả người khác đều có thể thành Phật. Chẳng những tin rằng tất cả người khác có thể thành Phật mà cũng tin tất cả chúng sanh đều có Phật tánh, đều có khả năng thành Phật.

Có lòng tin như thế rồi, tự mình phải trì giữ quy củ, tức giữ giới luật, có trì giữ giới luật thì mới có thể thành Phật được. Tự mình được vậy, giáo hóa người khác cũng như vậy và giáo hóa tất cả chúng sanh cũng giông như vậy. Lòng tin này cần phải giữ cho vững bền, kiên cố’, cứng chắc như đá, chớ chẳng phải có lồng tin như đống tro, tay đụng tới một cái là tan rã ngay.

2. Tinh tấn Có lòng tin rồi, cần phải thực hành, tức là tinh tấn. Tinh tấn như thế nào? Tinh tấn tu hành, niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng đều phải tinh tấn. Cứ hướng tới trước mà tiến thẳng, chẳng nên thối lùi về phía sau, tinh tấn- càng ngày lại càng thêm tinh tấn.

3. Tàm Là tự nói với mình, tự mình sinh ra một thứ tàm, tâm hổ thẹn: “ôi! Chuyện tôi làm thật là chẳng đúng, tôi nên sửa đổi sai lầm để làm lại cuộc đời.”

4. Quý Hổ thẹn là đôi với người mà nói, đối diện với người mà sanh tâm hổ thẹn, luôn cảm thấy tự mình chẳng bằng ai. Không nên cho mình hơn người. Trong tâm nghĩ rằng: “À người này thật tüw hơn mình đấy, gương mặt lúc nào cũng hòa nhã, chẳng lo âu, phiền não. Còn ta vì sao mà có nhiều phiền muộn như thế?” Nên có lòng hổ thẹn như vậy, tự biết mình chẳng bằng người.

5. Vô tham Không nên sanh khởi một thứ tâm tham nào. Lúc không có thì muôn có, khi có rồi lại sỢ mất, đó là tâm tham. Hy vọng mọi người đều chẳng có tâm tham. Chẳng nên tham tài, tham sắc, tham danh, tham ăn, tham ngủ. Tôi bảo quý vị chớ có tâm tham, nhưng tự tôi phải có tâm tham. Tôi sanh lòng tham thế giùm cho quý vị đó, vì tất cả những người tu hành ở nước Mỹ này mà tham. Tôi tham những gì? Tham muôn xây dựng một ngôi chùa, kiến lập một đạo tràng thanh tịnh trên đất Mỹ cho người đến tu hành. Tất cả mọi người cùng chung có một đạo tràng mới có thể tu hành. Nếu không có đạo tràng thì việc tu hành sẽ gặp khó khăn. Đã có đạo thì cần phải có tràng, cho nên phải tham có một đạo tràng. Đạo tràng này nhất định phải có trong tương lai. Tại sao lại muốn có? Đó chính là do tôi khởi sanh tâm tham mà phát ra. Tôi vốn chẳng muôn sanh ra tâm tham này, như nếu tôi không vậy thì cơ hội cho quý vị thành Phật rất chậm, cho nên tôi sanh ra tâm tham này đó. Tham cho tất cả mọi người mau được thành Phật một chút. Quý vị nên giúp tôi sanh lòng tham này.

Tại sao nói- không nên tham, mà nay lại nói tham chớ? Đây là vì người mà tham, vì chúng sanh mà tham, chớ chẳng phải vì mình mà tham, cho nên không ngại gì mà chẳng tham nhiều thêm một chút. Tham sân si là ba thứ độc, không tham, không sân, không si là ba thiện căn. Tuần trước tôi có nói, quý vị không nên tham mà tôi phải tham, nhưng cái tham đó chẳng phải tham cho tôi, nên không kể là tham. Nếu tham cho chính mình, đó mới là tham. Nếu chẳng phải vì minh mà vì chúng sanh, đó chẳng phải là tham. Nhưng điều này rất dễ sanh ra bệnh tật, dễ làm cho người không nhận ra rõ ràng, cũng rất dễ khiến người giả mượn đề mục này để tham. Nói không tham cho mình mà tham cho người, nhưng trên thực tế vẫn là vì mình. Nếu vì mình tức là tham đấy!

Phải như thế nào mới là không phải vì mình? Tức là chẳng vì danh cho riêng mình, chẳng vì lợi cho riêng mình. Đó tức là chẳng phải vì mình. Tại sao tham là điều không tốt? Vì nó chính là một loại pháp ổ nhiễm, nhiễm trước tức là không trong sạch. Có tham tức là không trong sạch, bị ô nhiễm, có chấp trước. Cái tham này làm cho ta phải rước lây cái quả khổ đau và thọ quả báo khổ. Đó là vì có tham mà tạo nên.

6. Vô sân Sân là sân khuể. Trong tâm mang một mối hận. Chúng ta không nên có tâm sân.

7. Vô si Si là hôn ám, lấy ám là tướng, hôn ám tức là vô minh.

Nếu như có thể vô tham, vô sân, vô si này thì đó chính là thành tựu được ba thiện căn.

8. Khinh an Là một phương tiện khởi đầu của thiền định. Lúc chưa đắc thiền định thì có một cảnh giới khinh an. Cảnh giới khinh an này đến từ chỗ nào? Nó đến từ sự tinh tấn. Tinh tấn ở trong thiện pháp, có thể đình chỉ tất cả các ác pháp lại gia tăng thêm ba thiện căn (vô tham, vô sân, vô si) nữa. Như vậy mới có được công đức, rồi sẽ cảm giác được khinh an – cảm thấy thân tâm thư thái nhẹ nhàng, thân tự tại, tâm cũng tự tại. Đến được cảnh giới như vậy rồi sẽ cảm thấy vô cùng an lạc. Đó là cảnh giới an lạc vô thượng khi tham thiền.

9. Bất phóng dật Chẳng phóng dật tức là thủ giữ quy củ. Không giữ quy củ tức là phóng dật. Bất phóng dật tức là thủ giữ quy củ, y theo pháp mà tu hành, thời thời khắc khắc đều không được tùy tiện. Thế nào gọi là phóng dật? Giông như trong khoá hè, có người khi mới tới, thì có lúc duỗi thẳng chân gát lên ghế. Đó là biểu hiện của sự phóng dật. Còn nay thì sao? Y đã không có tình trạng đó nữa, nên gọi là bất phóng dật.

10. Hành xả Là xả bỏ hết tất cả pháp nhiễm ô của hành uẩn trong năm uẩn. Xả bỏ những gì? Xả đi những ác pháp chẳng hợp với quy củ. Xẳ trong hành uẩn và xả ừong thọ uẩn thì chẳng đồng nhau. Xả trong thọ uẩn tức là khi vừa giác liền mới xả, tùy giác tùy xả, giác đến đâu thì bỏ đến đó. Còn xả trong hành uẩn thì niệm niệm trôi chảy, chẳng dừng sự huân hóa. Những niệm chẳng hợp với quy tắc nên khiến xả bỏ đi. Nếu xả được một chút thì tương ưng với đạo một chút. Cho nên niệm niệm xả thì niệm niệm nhập, nhập ià nhập đạo.

11. Bất hại Chẳng não hại tất cả chúng sanh.

Bất hại và sân chẳng đồng nhau. Sân là vì có người chẳng làm theo ý ta nên ta sanh sân hận. Còn bất hại là tự minh khắc chế, không làm tổn hại người khác. Tóm lại, sân là khi người khác làm trái ý ta nên ta sanh tâm sân hận, còn bất hại là ta chẳng hại người.

IV. Sáu Căn bản phiền não:

  1. Tham (raga),
  2. Sân (pratigha),
  3. Si (moha),
  4. Mạn (mana),
  5. Nghi (vicikitsa),
  6. Bất chánh kiến (drìshti).

“Sáu phiền não” nên thểm hai chữ căn bản vào là căn bản phiền não. Phiền não là vô minh, vô minh cũng là si và si đứng hạng thứ ba trong sáu phiền não. Vì vậy dùng hai chữ “căn bản” để phân biệt. Căn bản phiền não là Thập sử. Thập sử gồm có năm độn sử và năm lợi sử. Năm độn sử là tham, sân, si, mạn, nghi. Năm lợi sử là thân kiêh, biên kiến, kiến thủ kiến, giới cấm thủ kiến và tà kiến. Đó là năm loại bất chánh kiến. Sao gọi là độn? Nhân vì đối với sự việc, nó không có sáng suốt quyết định lại còn rất chậm chạp cho nên gọi là độn sử. Thế nào là lợi sử? Lợi là rất lanh lẹ, gặp việc- nhanh chóng quyết định liền, cho nên gọi là lợi sử.

1. Tham  Là tham muôn không chán. Cho nên tham tất cả những tài, sắc, danh, thực, thùy. sắc, thanh, hương, vị, xúc đều cũng tham luổn.

2. Sân Nhân vì tham chẳng được nên sanh ra tâm sân hận. Sau đó biêh thành vô minh.

3. Si Chính là vô minh, có vô minh tức là nói càn, làm bậy, cái chi cũng dám làm hết.

4. Mạn Là kiêu mạn, khinh người ngạo vật, coi mọi người chẳng ra gì rất ư kiêu ngạo.

5. Nghi Nghi là khi gặp chuyện thì hay nghi ngờ nên không quyết định được gì.

6. Bất chánh kiến

– Thân kiến. Chấp ữước thân này là của ta, chấp trước vật sở hữu của ta. Do thân kiến nên mới phát sanh ra biên kiến.

– Biên kiến. Thiên về một bên, nếu chẳng nghiêng bên tả thì nghiêng bên hữu. Nếu không thái quá thì cũng bất cập, không vừa. Nó không tương hợp, không phù hợp với trung đạo.

– Kiến thủ kiến. Là chấp trước thủ giữ những tri kiến của mình, tức là muốn chiếm hữu, cũng tức là “thủ” trong Thập Nhị Nhân Duyên. Kiến thủ kiến như, chẳng phải quả mà cho là quả, chưa được quả vị nhưng vọng nhận là đạt được.

– Giới cấm thủ kiến. “Giới” là thủ giữ giới. “Cấm thủ” là giữ những giới không nên giữ mà lại giữ. Giông như bên Ấn độ có phái giữ Ngưu giới và Cẩu giới. Đó chẳng phải nhân mà cho là nhân và nhân này vốn khống chánh đáng mà họ cho là chánh đáng.

– Tà kiến. Tức tà tri tà kiến. Với người có đầy tà kiến, nếu quý vị bảo họ nói chánh pháp, họ không thể nói mà chỉ nói pháp nhiễm ô. Thế nào là pháp nhiễm ô? Tức nói về những chuyện nam nữ, nói nam như thế này, nữ như thế kia. Đó là tà kiến.

Họ có thể nói với người rằng: “Không cần giữ giới. Giữ giới luật chẳng có ích gì, kẻ ngu si mới giữ giới luật. Người có trí huệ hà tất phải giữ! ” Họ giảng nói những pháp nhiễm ô như thế để làm rối loạn tâm đạo của những người trước vốn thanh tịnh, không có dục niệm, cũng không có tâm nhiễm ô. Khi tu hành sắp đạt đến cảnh giới thiền định, các khách trần đều rủ bỏ. Nhưng nếu ngay lúc đó mà đến nghe pháp nhiễm ô là lại bị khách trần dán dính vào, sanh ra rất nhiều dục niệm. Cho nên khi thuyết pháp không luận là người tại gia, xuất gia, nam hay nữ đều không nên nói bất cứ pháp nhiễm ô nào. Ngược lại, nên nói những pháp thanh tịnh, dạy người làm sao thanh tịnh sáu căn và chẳng nên dẫn dụ người sanh lòng dâm dục. Nếu không vậy, trong tương lai sẽ bị ác báo. Như trên là nói về “sáu căn bản phiền não.”

V. Hai mươi Tùy phiền não:

  1. Phẩn (krodha),
  2. Hận (upanaha),
  3. Não (pradasa),
  4. Phúc (mraksha),
  5. Cuồng (maya),
  6. Siểm (shathya),
  7. Kiêu (mada),
  8. Hại (vihimsa),
  9. Tật (irshya),
  10. San (matsarya),
  11. Vô Tàm (ahrikya),
  12. Vô Quý (anapatrapya),
  13. Bất Tín (ashraddhya),
  14. Giải Đãi (kansidya),
  15. Phóng Dật (pramada),
  16. Hôn Trầm (styana),
  17. Trạo cử (auddhatya),
  18. Thất Niệm (mushitasmrìti),
  19. Bất Chánh Tri (asamprạịanya),
  20. Tán Loạn (vikshepa).

Sau đây chúng ta nói đến 20 tùy phiền não. Tùy phiền não nương vào căn bản phiền não mà phát sanh, cho nên được phân ra làm ba loại:

A. Tự loại câu khởi:

– Đại tùy phiền não cùng với đại tùy phiền não là một loại.

– Trung tùy phiền não cùng với trung tùy phiền não là một loại.

– Tiểu tùy phiền não cũng như vậy.

Đó là nói:

Người theo loại mà tụ tập, còn vật thì theo đàn mà phân chia.

Ví như người học Phật pháp sẽ cùng người học Phật pháp tụ họp một chỗ. Người học ma pháp thì chạy tới chỗ ma pháp để học. Người học thế gian pháp sẽ chạy tới chỗ thế gian pháp mà học. Đó chính là “người theo loại mà tụ tập.” Lại nói đến câu “vật thì theo đàn mà phân chia”. Sinh vật có rất nhiều loại, nói không hết được, nhưng đồng loại thì tụ họp vào một nơi.

Tự loại câu khởi là trung phiền não với trung phiền não đồng nhất sanh khởi, đại phiền não với đại phiền não đồng nhất sanh khởi.

B. Biến bất thiện tánh.

Biến tức là biến khắp, loại bất thiện tánh này hỗ thông với nhau. Thí dụ như quý vị không “tàm” thì sẽ dẫn đến không có “quý”. Quý vị có “bất tín” thì “giải đãi, phóng dật” đều phát sanh theo,

C. Biến nhiễm tâm.

Cái tâm biến nhiễm này có hai, đó là hữu phúc và vô ký.

– “Hữu phúc” là có chỗ phú tàng, che giấu, chẳng cho ai biết.

– “Vô ký” là cũng chẳng nhớ thiện, cũng chẳng nhớ ác, cũng chẳng biết là thiện hay là ác.

Nếu có đầy đủ ba loại này thì được kể như là đại tùy phiền não. Còn như chỉ có hai loại thì được xem như trung tùy phiền não. Nhưng chỉ có đơn độc một loại thì là tiểu tùy phiền não.

Tiểu tùy phiền não gồm có 10:

1. Phẩn Chữ phẩn là chữ phân ở trên (jfr) và chữ tâm dưới, cũng tức là phân tâm, đổ là nếu có một loại cảnh giới trái ngược, chẳng thuận tâm ý thế là tâm sân liền nổi lên. Khi loại tâm sân này đột nhiên phát khởi, tức là phẩn.

2. Hận Là tâm sân không phát ra mà nó ẩn tàng sâu kín bên trong tâm, vĩnh viễn không thể quên được. Giôhg như dùng một sợi dây thừng thắt gút buộc chặt với nhau rồi chôn tận đáy lòng, đó gọi là hận.

3. Não Tức phiền não vậy. Não gồm cả phẩn và hận. Phẩn hận đêh cực điểm, nhẫn mà không thể nhẫn được tức phiền não phát sanh. Phẩn và Hận thì không có hại nhiều bằng Não. Vì “não” sẽ phát khởi vô cùng lợi hại nếu nhẫn không nỗi.

4. Phúc Là phú tàng che giấu. Trong tâm vốn sấn đầy đủ phiền não, phẩn, hận. Nhưng một khi nghĩ đến mà vẫn không phát sanh ra thì tốt, nhưng nếu đem phiền não giấu kín trong tâm, tức là phúc. Người này có ý niệm như: “Tôi chẳng thích anh nhưng tôi chẳng nói cho anh biết, tôi không muôn bộc bạch thẳng với anh đâu!” Hắn không lộ vẻ giận hờn ra bên ngoài mà cái gì cũng giấu kín bên trong. Che dấu lại để làm gì? Là tính lúc đối phương không đề phòng, hắn sẽ lén bắn một mũi tên hay chém một nhát. Vì biết rõ là hắn không thắng nỗi nên ở phía sau mà ám sát để đôi phương không biết ai là thủ phạm.

5. Cuống Là giả nhân giả nghĩa, ngoài mặt thì biểu lộ rất tốt, nhưng thật ra khổng phải vậy. Thí dụ có người nói rằng: “Anh muốn hút thuốc không? Tôi có nè, không cần phải trả tiền, cứ lấy mà dùng đi!” Nhưng đợi khi quý vị đã mê ghiền rồi và không mua thuốc của họ thì khổng được. Đó là những người buôn thuốc phiện, giả nhân giả nghĩa cũng là “cuống”.

6. Siểm Tức la siem mỵ, ninh bợ, tục goi bơ đít” cũng gọi là “a dua”, “tâng bốc”. Hạng người này mỗi khi gặp quý vị bèn nói: “ô! Bây giờ anh muốn đi đâu vậy? Tôi đang muốn tìmanh đây. Tôi có người bạn rất nể ứọng anh đấy.” Đại khái như những người này có nhiều tính toán để dụ dẫn đối phương đến chuyện hùn hạp làm ăn, cho nên lúc nào họ cũng tâng bốc hết mình như vậy. Siểm là nịnh hót, cho người “đội mũ cao ” như lúc nào cũng hướng đến đối phương nói những lời tốt đẹp. Thí dụ như người bần cùng chẳng có tiền, mà khi thấy người giàu liền xưng hô là “Đại gia gia, Đại phu nhân, Lão thái gia…” Rồi đưa họ tuốt lên cao bằng những lời: “Ông (hay Bà) thật là quý hóa…” Giống như người dân khi gặp Tổng thông thì luýnh quýnh, luông cuông không biết nổi lời gì cho hay cho phải. Hành động như vậy, tức là siểm nịnh.

7. Kiêu Tự minh khổng có trí thức, nhưng lại chẳng khâm phục người. Tự mình không có học nhưng lại kiêu ngạo nói rằng: “Hứ! Mấy người có học thì hiểu được gl chớ! Tôi không học cũng sống được vậy, cũng có cơm ăn, áo mặc cũng có tiễn nhiều như vậy thôi.” Người kiêu rất tự phụ, tự cho mình là người cao quý hơn bất cứ ai.

8. Hại Là làm tổn hại người. Trong 11 loại thiện đã nói ở trên, có một loại là “bất hại,” bây giờ nói “hại” là một ác pháp tương phản vổi thiện pháp (bất hại).

9. Tật Là tật đô”, ganh tỵ người hơn mình. Thí dụ một người có trí nhớ dai, cho nên bị người có tâm ganh ghét, sanh lòng đô” kỵ, tự phụ nói rằng: “Nếu không có y ở đây thì tôi là người hạng nhâ”t đó! Còn có y ỡ đây thì tôi chẳng được hạng nhất!” Lại còn đô” kỵ cả với người có học vân rất cao thâm, trong tâm nghĩ rằng: “Nếu không có y ở đây thì học vấn của tôi là cao nhất, tôi là sô” một đó! ” Nói tóm lại, tật đô” là luôn luôn đô” kỵ với những ai hơn mình.

10. San Là biển lận, keo bẩn, khổng dám xả, không dám bố thí, keo kiệt, khổng rộng rãi. Tuy họ có tiền nhiều, nếu như quý vị bảo họ bô” thl thì họ tuyệt đối không bằng lòng. Họ muôn nắm chặt lấy tiền trong tay, đến nỗi chảy ra nước, rịn qua kẽ tay, tuột mất hết. Rồi buồn bực, mà chạy đi tìm, bảo: “Tiền của tôi đi đâu mất hết hết rồi? Tại sao lại biến thành ra nước như vậy?” Những hạng người này thì keo bẩn như thế đó. Đối với phương diện tiền tài, họ không thể xả được, đấy là “san”. Những con bồ câu hiện tại cũng vì tạo cái nhân quá khứ san tham, chẳng những đã không chịu xả bỏ bố thí mà lại còn ăn đồ của người.

Vừa rồi là giảng về 10 loại tiểu tùy phiền não.

Trung tùy phiền não có 2:

11. Vô tàm Là chẳng biết tàm, cũng chẳng biết quý, tức hổ thẹn. Tự cảm thây mình cao hơn tất cả, tự cho mình là phi phàm nhất đời, tự đánh giá mình quá cao. Tự cho mình là người cao thượng.

12. Vô quý  Hạng người này không biết rằng chuyện gì của mình cũng đều chẳng bằng ai, họ lại cũng chẳng sợ bị người cười chê, châm biếm.

Đại tùy phiền não có 8:

13. Bất tín Phía trên giảng về phần thứ nhất của thiện pháp là “tín”. Bây giờ giảng “bất tín”, tức tương phản với tín. Bất tín là cái chi cũng không tin. phụ cũng chẳng tin, đồ đệ cũng chẳng tin. phụ chẳng tin đồ đệ. Đồ đệ cũng chẳng tin phụ. Cha chẳng tin con, con cũng chẳng tin cha. Hà huống giữa huynh đệ với nhau thi càng miễn bàn. Hạng người này sẽ nói như: “Tại sao tôi phải tin tưởng anh, anh phải tin cậy tôi mới đúng chớ!” Toàn nghĩ là minh tốt hơn người. Nói làm sao đi nữa họ cũng chẳng tin. Quý vị mà nói pháp với họ, họ liền nói: “Toàn là lời giả dối, giảng pháp ư? Giảng pháp gì hả? Đều là dối gạt người thôi!” Chẳng sai, tôi nói pháp, một câu chơn thật cũng khổng có. Như nếu quý vị không muốn nghe thì hãy mau chạy đi chỗ khác. ‘Giống như những người ngoài cổng chùa, y đấ tự nói trước rất rõ ràng rằng: “Tôi chỉ muốn ở bên ngoài cổng chùa thôi.” Nếu quý vị kêu họ vào, họ sẽ chạy mất.

14. Giải đãi Bê Trái ngược với tinh tấn. Chữ giải đãi cũng là một tên khác của giải nọa (lười), cũng là không được tinh tấn.

15. Phóng dật Như trên đã giảng về thiện tâm sở pháp thứ 9 là “Bất phóng dật” tức là tương phản với “phóng dật”. Phóng dật là chẳng giữ quy củ, muôn làm gì thì làm. ở nước Mỹ đề xướng tự do. Quý vị hiểu lầm, cho phóng dật là tên khác của tự do nên dạy người khổng cần phải giữ quy củ, chẳng cần nghe lời khuyên răn, mặc tình mặc ý, muốn làm gì thì làm. Cho nên tôi thật đau đầu đốì với việc giáo dục người Mỹ. Quý vị cười à, nhưng sự thật là vậy đó!

16. Hôn trầm Ngồi nghe kinh là ngủ, không luận làm thế nào cũng đều ngủ gục. Xem kinh, lạy Phật, phiên dịch, đều buồn ngủ. Nghe kinh lại càng muôn ngủ. Hôn trầm cũng chính là tên khác của thùy giác (ngủ). Hôn ưầm và “si” chẳng đồng nhau. “Si” là ám muội, vô minh – tướng của ngu si là đốì với sự việc thì không minh bạch, khống thấu rõ chút nào; còn hôn trầm là mù mờ, do mù mờ làm tướng của si. Mù mờ tức cái chi cũng không biết hết. Hôn trầm là lấy ngẩn ngơ làm tướng, ngẩn ngơ mê muội những gì mà minh chẳng biết. Mới ngồi xuống đó, là quên mất, nghe kinh rồi cũng quên, nói chuyện rồi cũng quên liền, giông như chiêm bao mà chẳng phải chiêm bao, chẳng giông như nằm mộng nhưng trong tâm khổng rõ ràng. Đó là mộng đổng. Nên có câu:

Mộng đổng truyền mộng đổng
Nhất truyền lưỡng bất đổng
Sư phụ hạ địa ngục
Đồ đệ vãng lý cỗng.

Mù mờ dạy mù mờ
Cả hai đều trống rỗng
Sư phụ xuống địa ngục
Đệ tử lại theo vào.

17. Trạo cử Thế nào là trạo cử? Hôm đó quý vị có thây ma vương đến khổng? Hành vi của y chính là trạo cử. Y khổng thể yên tịnh một chút nào và cũng khổng thể an tọa trong cảnh giới thanh tịnh. Thân thể của y khổng dừng được sự loạn động: mới ngồi xuống lại muốn đứng lên, vừa đứng lên lại muôn ngồi xuống, lạng tới lạng lui, chạy đi đông tây nam bắc lung tung. Thân thì loạn động. Miệng thì loạn ngôn, nói nhiều và nói toàn những chuyện đâu đâu. Tâm nghĩ tưởng loạn xạ, cứ tưởng mông lung, chút tưởng cái này, chút nghĩ cái khác, chi cũng tưởng nghĩ ra

Như nói: ‘Tôi đã lên trời rồi, hôm đó ổng trời nói với tôi rằng, qua ba hôm nữa tôi sẽ được sanh lên trời.”

Cũng có kẻ khắc cũng do loạn tưởng vẩn vơ mà nói: “Tôi không biết tôi đến nơi nào để ngồi thiền và giông như tôi ngồi giữa hư không, trong hư không, không có gì hết, có phải không?” Họ luôn nghĩ tưởng lơ mơ khổng bao giờ dừng nghỉ. Đố là trạo cử. Quỹ vị thấy những người như thế có đáng thương hay không?

18. Thất niệm Tức là đánh mất chánh niệm, cồn lại tà niệm. Tà niệm đó là suy nghĩ đến những điều không tốt; những điều không hợp với quy củ mà họ cứ tưởng nhớ. Còn những điều hợp với quy củ thì họ không tưởng nhớ.

19. Bất chánh tri Những hiểu biết của các người này đều là tà, còn điều chánh thì họ không hề biết tới.

20. Tán loạn iícBL Nó là cái tâm tán loạn, rối rắm lung tung. Tán loạn và trạo cử chẳng đồng nhau.

Hôm nay nói về phiền não, tôi hy vọng quý vị cứ sanh phiền não cho nhiều, lấy phiền não làm cơm ăn đi, ăn no rồi thì khống cần phải ăn nữa, Trong thời buổi khó khăn này, quý vị sẽ không sợ bị đói vì đã có phiền não đễ ăn rối!

VI. Bốn Bất định:

  1. ThùyMiên(middha),
  2. Ác Tác (kaukritya),
  3. Tầm (vừarica),
  4. Tứ (vicara).

Năm mươi mốt tâm sở này phân chia ra ố đơn vị, năm phần trước đã giảng xong. Bây giờ giảng đến phần thứ ố là phần cuối cùng của 4 tâm sở. Thế nào bất định?

Không cỏ một sự nhất định nào cả nên gọi bất định. Nếu có nhất định thì đã gọi là “định” rồi. Bất định là thiện pháp, chẳng hạn như phát tâm Bồ-đề. Bất định cũng là nhiễm pháp, ví như sanh tâm ái dục. Có 4 thứ bất định:

1. Thùy miên Là một thứ ám muội. Thế nào là ám muội? Ám là hắc ám, tốì đen, muội là chẳng sáng. Nói tóm lại, ám muội là chẳng được minh bạch, chẳng phải là trong tâm không trong sáng mà chính là mọi hành vi, mọi động tác vốn hắc ám. Thùy miên như vậy dẫn đến: Giảm sút ngoại duyên, tức là giảm mất đi nhân duyên mình với người khác. Bên ngoài khổng có duyên với người, bên trong lại không có trí huệ. Đây gọi là ám muội, cũng tức là thùy miên.

2. Ác tác Cũng chính là Hối (hối hận), hối hận những gì? Thi dụ như quý vị hốì hận nghĩ: “Vì sao mà lúc trước mình đối.xữ với người này như vậy, nếu không thì đã khuất phục được y rồi.” Đó là sự hốì hận – sao mình khổng làm như vậy. Nhưng, khi thật làm được như vậy thì hối hận, nói: “À! Tại sao ta lại làm như thế chớ.” Làm rồi hối hận, chẳng làm cũng hốì hận. Thí như có ý nghĩ như thế này: “Tại sao mà chẳng chém cho nó một dao. Nếu chém cụt tay nó thì nó sẽ không đánh ta nữa. Tại sao ta không chém nó trước mà để cho nó đánh ta một cú như vậy.” Sự việc qua rồi mà cứ hối hận mãi, tự mình đối với chính mình chẳng dứt được sự hối hận. Tự cho việc làm của mình không đúng, không theo ý của mình.

Khi nghe Pháp, quý vị cần phải chú ý lưu tâm nghe giảng, không nên giống như gió thổi từ lỗ tai này sang lỗ tai kia đi mất, rồi mặc kệ. Tôi giảng giải cho quý vị nghe nhiều pháp như thế, nhưng giảng xong rồi quý vị lại chẳng hiểu. Khi gặp chuyện trái ý muốn nổi giận, thì cũng nổi giận. Gặp chuyện muôh phát sân thì cũng nổi sân như thường. Vậy những pháp này đối với quý vị  chẳng có ích chi, nghe qua xong cũng như gió thổi mây bay, tiêu tan hết chỉ uổng công thôi. Như vậy dù có nghe pháp đến một trăm đại kiếp thì cũng chỉ vô dụng mà thôi.

Quý vị nhất định cần phải tự cảnh tỉnh lấy mình: “À! Kinh điển dạy ta không nên phiền não thì ta phải tuân theo. Sáu căn bản phiền não, ta bảo nó chẳng nên có mới phải.” Đó mới chính thật là người phát tâm Bồ-đề nên học tập. Chớ đừng vì biết nhiều danh từ phiền não, thì quý vị càng khởi nhiều phiền não thêm, phát sân càng dữ tợn hơn. Chẳng hạn như khi quý vị gặp việc phát sân hận, quý Vị lại nói: “A! Tôi biết là hiện giờ tôi nên ‘phẩn’ đó.” Hoặc nói: “Hổm nay tôi phát sân cũng tại vì tôi ‘hận’ đấy.” Từ ữước quý vị chưa rõ, lại không biết là nó thuộc loại nào. Bây giờ quý vị đã minh bạch rồi, quý vị biết rằng phải dùng “não”, hoặc dùng “phú”, một phương pháp che giấu sau lưng người, tức là sai lầm rồi. Đó coi như là quý vị không có nghe kinh gì cả!

3. Tầm Chính là tầm cầu, sự suy xét thổ thiển.

4. Tứ Chính là sát, tính toán, xem xét, là sự suy lường vi tế.

Tầm và tứ là một thô, một tế. Đối với lúc làm việc thiện ác, tự mình tính tới tính lui. Dụng cái ỷ thức minh thảo luận với chính mình: “Sự kiện này mình thấy làm có đúng hay không, có cần làm như thế không?” Suy lường thô là “tầm”, suy lường “tế” là tứ. Hai thứ này đều thuộc tâm sở bất định, đều lấy tư hoặc làm bổn thể.

Thứ ba, Sắc pháp lược gồm có mười một:

  1. Nhãn (cakhus),
  2. Nhĩ (shrotra),
  3. Tỷ (ghrana),
  4. Thiệt (ịihva),
  5. Thân (kaya),
  6. Sắc (rupa),
  7. Thanh (shabda),
  8. Hương (ghanda),
  9. Vị (rasạ),
  10. Xúc (sprashtavya),
  11. Pháp Xứ Sở Nhiếp Sắc (dharmayatanikani rupani).

Phần trên đã giảng tám thứ tâm pháp, năm mươi mốt tâm sở hữu pháp. Tất cả cộng lại là 59. Bây giờ giảng đến ngôi thứ ba là sắc pháp gồm có 11. Thế nào là sắc pháp? Chính là những gì có hình sắc, có thể thấy, có chướng ngại, có thể tìm. Sau đây là 11 sắc pháp:

1. Nhãn sắc pháp Con mắt có thể thấy mọi hình sắc. Con mắt của mình vốn là sắc pháp, nó có hình chất, có hình dáng của con mắt, chúng ta có thể thấy được.

2. Nhĩ Sắc pháp Tai nghe được mọi thứ âm thanh. Tai có nhĩ pháp. Như con mắt muốn nhìn những gì mà nó thích và nhìn hoài không chán. Những gì mà nó không thích thì vừa nhìn qua đã thấy ghét không ưa. Tất cả đó đều do sắc pháp sanh ra. Cái lỗ tai cũng giống như vậy. Những gì mà nó thích nghe, nó có thể nghe suốt ngày, còn những âm thanh mà nó chẳng thích nghe thì mới nghe qua là đã chán, không muôn nghe nữa.

3. Tỷ sắc pháp Lỗ mũi thích ngửi mùi thơm, không chán chút nào và muôn ngửi hoài. Nhưng với mùi hôi thì nó ghét không thích ngửi.

4. Thiệt sắc pháp Cái lưỡi để nếm mùi ngon ngọt. Nó thích nếm những vị nó luôn ưa muốn và đối với những món chẳng vừa ý thì nói: “A! Cái này đắng quá, tôi không muôn ăn đâu.”

5. Thân sắc pháp Là thân thể cũng thuộc về sắc pháp; nếu nó hoan hỷ tiếp xúc thì muốn gần gũi thân cận, còn như chẳng thích thì muôn tránh xa.

Đó là sắc pháp trong năm căn. Vì sao không nói đến ý căn? Nhân vì ý căn thuộc về thức thứ 7 (thức thứ 7 không thuộc về sắc pháp).

6. Sắc pháp Là những gì có hình sắc.

7. Thanh pháp Những gì có âm thanh.

8. Hương pháp Là những gì có mùi hương.

9. Vị pháp Những gì có mùi vị.

10. Xức pháp Là những gì có cảm giác.

11 .Pháp xứ sở nhiếp sắc pháp

Cũng chính là pháp trần. Pháp trần này ngoài năm trần: sắc, thanh, hương, vị, xúc, chúng là những bóng dáng còn lưu lại ở trong ý thức (lạc ảnh tử). Cho nên thuộc về sắc phấp.

Phần trên đã nói về 11 loại sắc pháp, đều là có hình sắc, có thể tìm thấy.

Chúng ta hãy thử tìm xem nguyên lai của các sắc pháp này. Chúng nó từ đâu đến? sắc pháp vôn từ Như Lai Tạng Tánh đến, do tứ đại: địa, thủy, hỏa và phong hợp thành. Nhãn, nhĩ ,tỷ, thiệt, thân và ý cũng do tứ đại hòa hợp mà thành, sắc, thanh, hương, vị, xúc và pháp cũng do tứ đại này mà sanh ra. Địa, thủy, hỏa, phong sung mãn khắp pháp giới, cho nên ở trong pháp giới chúng nó hỗ tương trợ giúp lẫn nhau.

Kinh Lăng Nghiêm nói rằng: “Tứ đại chính là Như Lai Tạng Tánh, vì địa thủy hỏa phong, tất cả đều châu biến pháp giới, không hề chướng ngại nhau.” Như chúng ta thấy thủy hỏa thì chẳng dung hợp với nhau. Nhưng trong pháp giới thủy hỏa đều lại cùng khắp, rồi gió với đất cũng cùng khắp pháp giới. Tất cả những thứ ấy hỗ tương, trợ giúp lẫn nhau mà không hề chướng ngại nhau. Tại vì sao? Nhân vì chúng nó đều là Như Lai Tạng Tánh. Thân thể của chúng ta cũng do tứ đại mà hình thành nên mới sinh ra nhiều pháp như thế.

Quý vị có thể lấy làm lạ, vì sao thân thể chúng ta cũng do tứ đại mà thành. Người không rõ đạo lỹ này, khi nghe như thế thì tuyệt đối khổng thể tin được. Nhưng đối với ai đã nghe qua Phật pháp sẽ hiểu được, sự thật là như vậy. Trong thân thể quý vị, có mồ hôi đó là khí ướt. Tánh ướt thuộc về nước, đại tiểu tiện cũng thuộc về nước. Trong thân thể có hơi ấm, hơi ấm thuộc về hỏa. Chúng ta cũng có khí để hô hấp, đó thuộc về phong. Da thịt gân xương của chúng ta rắn chắc thuộc về đất. Bôn đại này hòa hợp với nhau mới cho ra 11 sắc pháp như phần trên đã nói.

Đây chỉ nói đơn giản về nguồn gốc của sắc pháp mà thôi. Nếu quý vị muôn biết một cách rõ ràng hơn thì cần phải tu hành, đến khi khai ngộ rồi, mới triệt để thấu hiểu mọi việc.

Tối mai sẽ giảng xong quyển “Bách Pháp Minh Môn Luận” này, nghe qua quý vị hiểu rõ hay chẳng rõ đó là việc của quý vị, còn tôi giảng có rõ hay không rõ là việc của tôi. Nói tóm lại, nếu quý vị hiễu rõ tức là minh bạch luận 100 pháp. Nếu không hiểu rõ là không minh bạch 100 pháp này. Nếu hiểu rõ được 100 pháp này tất sẽ minh bạch tất cả đạo lý trọng yếu của Phật giáo. Tôi mai sẽ biết chúng ta có hiểu rõ hay không? Nếu minh bạch được 100 pháp này thì có thể nói là được khai ngộ chút ít. Còn như không minh bạch được thì phải từ từ học nữa.

Thứ tư, Tâm bết tương ưng hành pháp lược gồm có hai mươi bốn:

  1. Đắc (prapi),
  2. Mạng Căn (jivitendriya),
  3. Chúng Đồng Phận (nikaya-sabhaga),
  4. Dị Sanh Tánh (visabhaga),
  5. Vô Tưởng Định (asamjinisampatti),
  6. Diệt Tận Định (nỉrodha-samapatti),
  7. Vô Tưởng Báo (asamjnika),
  8. Danh Thân (namakaya),
  9. Cú Thân (padakaya),
  10. Văn Thân (vyanjanakaya),
  11. Sanh (jati),
  12. Trụ (sthiti),
  13. Lão (jara),
  14. Vô Thường (anỉtyana),
  15. Lưu Chuyển (pravrìtti),
  16. Định Dị (pratiniyama),
  17. Tương Ưng (yoga),
  18. Thế Tốc (java),
  19. Thứ Đệ (anukrama),
  20. Thời (kala),
  21. Phương (desha),
  22. Số (shamkhya),
  23. Hòa Hợp Tánh (samagrỉ),
  24. Bất Hòa Hợp Tánh (anyathatva).

Hai mươi bốn loại này gọi là tâm bất tương ưng hành pháp. Tại sao là bất tương ưng hành? Nói theo danh từ hiện đại, bất tương ưng hành nghĩa là chẳng hợp tác. Quý vị chẳng hợp tác với tôi, tôi cũng chẳng hợp tác với quý vị. Thí dụ, tôi nói: “Chúng ta hãy đi về hướng đông.” Nhưng quý vị lại đi về hướng tây. Đó gọi là không hợp tác, đó cũng là không tương ưng. Muôn tương ứng thì phải hợp tác. Tôi nói đi về hướng đông thì quý vị phải đi theo hướng đông. Tôi nói đi về hướng tây thì quý vị phải theo về hướng tây. Giông như trong tay tôi có một nắm gạo cho bồ câu ăn, các con bồ câu liền bay đến ăn. Đó là tương ưng. Nếu chúng nó chẳng ăn thì chẳng phải là tương ưng.

Hai mươi bôn loại bất tương ưng này cùng ai chẳng hợp tác đây? Nó cùng với Tâm pháp quý vị không hợp tác, cùng với Tâm sở hữu pháp, sắc pháp và Vô vi pháp đều không hợp tác. Tại sao lại nói vậy? Vì công dụng của Tâm và Tâm sở đều hay duyên ngoại cảnh bên ngoài, ttong khi hai mươi bôn món bất tương ưng này không có cái công dụng như vậy, tức là nó không thể duyên với ngoại cảnh. Cho nên cùng với Tâm và Tâm sở khổng có tương ưng với nhau. Và tại sao nó cũng chẳng tương ưng với sắc pháp? Vì các thứ tương ưng này không có hình chất, không có chướng ngại, không có tự tướng và bổn thể, hoàn toàn hư giả. Vì chính nó là hư giả cho nên đối với các phương diện vừa kể đều không thể tương ứng.

Pháp thì có chơn có giả. Hiện giờ tôi đang giảng pháp giả cho quý vị nghe đây. Biết được các pháp giả thì mới hiện ra chân tánh. Nếu các pháp giả không biết thì làm sao đắc được các tánh thật? Nhận giả làm chơn, đó gọi là giả trong cái giả, hư vọng trong cái hư vọng. Tất cả cấc pháp xưa nay vốn là hư vọng mà quý vị lại gia thêm một lần hư vọng nữa. Cũng như Tôn giả A- nan muốn được chơn pháp, nhưng lại sợ mất cái giả. Bỏ không đành cái giả thì cái chơn không thể hiện bày. Cho nên nói:

Xả bất liễu giả, thành bất liễu chơn
Xả bất liễu tử, hoán bất liễu sanh.

Bỏ chẳng xong cái giả thì không thành được cáichơn
Bỏ không xong cái chết thì đổi không được cái sống. 

Tuy hai mươi bốn món giả pháp không có hình tướng, nhưng nó có sanh diệt. VI có sanh diệt nên cùng với pháp Vô vi lại chẳng tương ưng với nhau. Pháp Vô vi không có sanh diệt, hai mươi bổn thứ pháp giả đều có sanh diệt ở bên trong. Chúng do Tâm phấp, Tâm sở hữu pháp và Sắc pháp, ba thứ này hỗ tương với nhau hiển ra hình bóng của chúng, cho nên nói là giả, không có một cái nào thật cả. Có người nói: “Hôm nay tôi tới chùa muôn nghe pháp thật mà vị Pháp sư này giảng toàn pháp giả. Nếu tôi biết là giảng pháp giả thì tôi chẳng thèm đi nghe đâu! ” Quý vị không nghe pháp giả cũng không có pháp chơn, nhưng quý vị trước tiên cần phải nghe pháp giả rồi sau mới có thể nhận ra được pháp chơn. Đó chính vì chơn mà nói giả, bỏ được cái giả thì cái chơn sẽ hiện bày.

Bây giờ chúng ta nói đến 24 pháp bất tương Ưng:

1. Đắc Vì sao gọi là “đắc”? “Đắc” từ đâu ra? Nó đến từ tâm tham, do tâm tham sanh ra. ở trong trạng huống không thể được mà mong mỏi có được. Như có một người tưởng tượng rằng mình đã được một thỏi vàng, nhưng có thật là họ đã được thỏi vàng chưa? Thỏi vàng này thật không thể đắc được, cái “đắc” này chỉ là hư danh, là giả. Cho nên pháp này cũng là giả luôn.

2. Mạng căn nplg Mạng sống của chúng ta. Từ chủng tử thức thứ tám đầu thai ra là đã có sanh mạng. Cái sanh mạng này phải có đủ ba điều kiện là thọ, noãn và thức. Thọ là sô” năm tuổi. Noãn là hơi ấm của thân, thức là thần thức, tức thức thứ 8. Có thức thứ 8 ở trong thân thì có mạng căn, còn thức đi khỏi là mạng căn không còn. Cho nên nói mạng căn cũng là giả, không phải thật vậy. Chớ nên tưởng mạng căn của chúng ta là chơn thật. – Bất kể như thế nào tổi cũng quý cái thân này, không để ai đụng chạm đến, cũng như không muốn nghe ai nói đến tổi một lời không tốt nào. Đó là vì còn chưa buông xả được mạng căn này! Cho nên chẳng được khai ngộ, chẳng được thành Phật.

Cái mạng căn này đã làm hại chúng ta rồi mà chúng ta vẫn quý họng như của báu. Trong tâm lúc nào cũng tưởng: “Thân mạng tôi đây thật là quý giá vô cùng! ” Đó chính là chấp trước, nhận giả làm chơn và nào biết rằng: Mạng căn chỉ là giả, còn tự tánh mới là chơn thật.

3. Chúng đồng phận là mọi người (đại chúng) đều có một phần tương đồng với nhau. Thí dụ, quý vị có cái thân thể này thì quý vị là một phần, tôi cũng có thân thể này, là tôi có một phần. Tất cả mọi người đều đồng có thân thể này, đấy gọi là chúng đồng phần. Phàm phu với phàm phu là chúng đồng phần, Nhị thừa với

Nhị thừa là chúng đồng phần, Bồ Tát với Bồ Tát là chúng đồng phần. Trong chúng đồng phần có chỗ bất đồng, như người phương Bắc nói: người cuồng với người nhát, hai chữ đều có bộ khuyển bên cạnh.

Trong “Luận Ngữ” nói: “Người cuồng hay chiếm hữu bừa bãi, người nhát không làm vậy.” Người cuồng thì tích cực bất kể tất cả, làm việc hấp tấp bừa bãi, còn người nhát thì tiêu cực, cái chi cũng chẳng muôn làm. Người cuồng phê bình người nhát rằng: “Anh thây họ có hữu dụng gì đâu? Suốt ngày từ sáng đến tối chẳng làm gì chỉ biết ăn ngủ thôi. Những hạng người này chẳng bằng giết quách cho rồi. ” Người nhát liền nói: “Anh xem người này cái gì cũng làm, thế giới này có thể bị nó làm hư hại mất, cái người như vậy nên sớm tiêu diệt nó đi.” Hai người này đều có ý tiêu diệt lẫn nhau, tật đ(í với nhau, luốn lụôn chướng ngại và hủy báng lẫn nhau.

Giống như chuyện của người bán khôi giáp và người làm cây mâu. Người làm khôi giáp, cứ sợ khôi giáp chẳng đủ kiên cô” chắc chắn, có thể bị đao thương kiếm kích đâm thấu. Người làm đao thương kiếm kích cứ sợ rằng vũ khí mình làm khổng có đâm thâu được khôi giáp. Đó là hai cái loại vũ khí củá người tập luyện võ thuật, nến gọi đó là chúng đồng phần. Nhưng một loại dùng để bảo vệ người và một loại thì dùng để giết người. Đó là chúng đồng phần ở trong cái chỗ bất đồng.

Lấy vấh đề tu Thiền và học Giáo không tương dung làm thí dụ. Hôm qua có một vị tới nghe pháp, hỏi tôi thuộc tông phái nào. Tôi nói, tôi không thuộc tổng phái nào hết. Tại sao lại nói không thuộc tông phái nào? Vì nói không có tông phái thì người ta không có cách nào để công kích. Nếu có tông phái thì Thiền tông nói Giáo tông chẳng hay, Giáo tông nói Thiền tông chẳng đúng mà hủy báng lẫn nhau. Đó là để chứng minh cho câu chúng đồng phần ở trong chỗ bất đồng.

Lại thêm nữa, từ xưa nay có những người rảnh rỗi thường hay bài báng, nói: Khổng tử vốn không có tri thức. Hoặc có người kia lại cho rằng: Mạnh tử thì chẳng hiểu gì, so ra tôi còn có trí tuệ hơn. Quý vị xem, tất cả đều là người nhưng lại bài xích lẫn nhau, nào là anh không tốt với tôi, tôi cũng chẳng tốt với anh. Đấy cũng là chúng đồng phần trong cái bất đồng của nó,

4. Dị sanh tánh Trong tương đồng có sự khác biệt, trong sự khác biệt có sự tương đồng, đó gọi là dị sanh tánh. Như đồng là người nhưng mỗi người đều có một sở thích và tập quán khác nhau.

5. Vô tưởng định Đó là lối tu của ngoại đạo. Họ chán sanh tử tìm cầu xuất ly, giải thoát. Họ dùng một sức mạnh để khống chế tâm và tâm sở không cho hoạt động, đình chi tư tưởng. Nhưng thực hành biện pháp như vậy chỉ là cách miễn cưỡng. Cũng như dùng tảng đá để đè lên cỏ, làm cho cỏ không tăng trưởng được, nhưng gốc rễ nó vẫn còn đó. Câu sanh ngã chấp của thức thứ bảy (tức là cái chấp ngã đeo đuổi ta từ vổ thủy kiếp cùng với ta sanh ra ngày hôm hay) cùng tồn tại với thức thứ 8, “mạng căn”, khi đó gọi là vô tưởng định. Tu vô tưởng định thì được sanh lên cõi trời vô tưởng.

6. Diệt, tận định Cũng là pháp tu của ngoại đạo, cũng là dùng phương pháp miễn cưỡng để tu. Cũng đồng với phương pháp trước là đình chỉ ý thức thứ 6 và tâm sở không khỡi vọng tưởng nữa, miễn cưỡng không sanh vọng tưởng. Tưởng như vọng tưởng đã diệt hết rồi. Tuy nhiên, lúc này câu sanh pháp chấp của thức thứ bảy (tức cái chấp pháp này cũng theo ta từ vô thủy cùng với ta sanh ra ngày hôm nay và so với chấp ngã, sự chấp pháp này vi tế hơn một chút) cùng với thức thứ tám xen tạp lẫn nhau không thể phân ra được. Thứ định này chẳng phải là chơn định, chỉ có thể gọi là diệt tận định.

7. Vô tưồng báo Vô tưởng định và vô tưởng báo chẳng đồng nhau. Vô tưởng định là nhân, vô tưởng báo là quả. Vô tưởng định là cảnh giới trước khi xả thân. Vô tưởng báo là khi đã xả thân để thọ quả báo. Sau khi xả thân sanh về cõi trời tứ thiền chính là cõi trời Phi tưởng phi phi tưởng xứ. Có thể nói là đến cảnh giới vô tưởng, nhưng vẫn còn thức thứ 8 vi tế, chấp sắc là sanh mạng. Sự chấp sắc vi tế này là do một thứ rất là vi tế ở bên trong sanh ra, tướng phần của thức thứ 8. Cho nên mới có sanh mạng tồn tại, đó là vô tưởng báo. Cái sanh mạng này vẫn có khi phải chấm dứt và có thể bị đọa lạc.

Khi ưước tôi đã từng giảng có một người tu chứng được định Phi tưởng phi phi tưởng xứ. Khi người này bị một con cá quấy nhiễu nên sanh tâm sân hận: “Ta sẽ biến thành một con chim bói cá để bắt ngươi ăn thịt. ” Do đó sau khi sanh lên cõi trời, hưởng hết phước liền bị đọa lạc làm loài chim bói cá. Cho nên tôi đã nói, trưốc Phật Giáo Giảng Đường có hai con chim bồ câu vì từ trước nó đã chẳng giữ quy củ, chẳng giữ giới luật của người xuất gia. Nên bây giờ mới bị quả báo làm thân chim bồ câu. Sự việc này cũng cùng một đạo lý trên.

Khóa mùa hè này sắp bắt đầu rồi. Mùa hè năm nay và năm rồi chẳng giông nhau. Hai mùa hè năm trước đều có giảng kinh, tọa thiền, luyện tập diễn giảng rất cực nhọc. Năm nay chúng ta đem chữ “hẩn” (rất) biến thành chữ “cánh” (càng) vì so với năm rồi có phần cực khổ hơn. Như vừa mới bắt đầu khóa là khai Thất Quán Âm rồi, sau đó mở lớp giảng kinh vào mùa hè. Sau mười tuần lại đả Thiền Thất. Hai Thất là 14 ngày, thêm một ngày là 15. Ngày 15 là ngày trăng rằm ừòn sáng, thì tánh quang minh của chúng ta cũng tròn sáng như mặt ữăng vậy.

Tham gia khóa tu mùa hè, cuối cùng được lợi ích gì? Nếu quỹ vị muốn tìm sự lợi ích đó thì chẳng nên đến. Ở đây không có lợi ích gì cả. Nếu khống có sự lợi ích, vậy nơi đây có cái gì? Có cực khổ, ngày ngày rất là cực khổ từ sáng đến chiều, không có thời giờ nghỉ ngơi. Tuy không có lợi ích, chỉ có cực khổ, nhưng có cái chỗ “Đạo,” là cái tu đạo trong khóa hè này. Chữ Đạo này lại có thể đổi thành chữ “Đáo” tức là đến nơi (đáo xứ). Đến được chỗ nào? Đến chỗ Phật, chỗ Pháp, chỗ Tăng. Vậy mùa hè này là chúng ta đến được ba chỗ đó. Tôi xin nhắc cho quý vị rõ ràng hơn một chút, là quý vị chẳng nên có tâm tưởng nghĩ sẽ được lợi ích. Vì sao thế? Nếu quý vị có cái tâm đó thì biến thành tâm tham hong 100 pháp rồi. Ai mong muôn có được lợi ích cho riêng mình, thì chẳng hợp với pháp, chẳng hợp với Đạo.

Thế thì làm sao mới hợp với Đạo? Đó là phải vô nhân vô ngã, vì tu hành phải chịu kham khổ, vì pháp quên thân. Cũng như Nhị Tổ vì cầu pháp mà tự chặt cánh tay của mình. Đó mổi thật chân chánh vì pháp! Trong chúng ta đây có ai vì cầu Phật pháp mà dám chặt cánh tay của mình không? Chắc trừ phi là đấ uống rượu say thôi!

8. Danh thân (namakaya). Danh (generalnouns) chính là danh xưng, như chúng ta đều gọi là “người”, đó là cái tên chung. Các vật cũng có tên của nó, cũng như cái có danh tự của cái “lư”, cái bình có danh tự của cái “bình”, cái nào có tên theo cái nấy. Còn Danh thân (compound nouns) thì sao? Là đủ có hai chữ, như hương, bình bông v.v… Cái đốt hương này, cái bình cắm hoa kia, các thứ đều có danh thân, có tên gọi cả.

9. Cú thân (padakaya). Danh và cú đều là để hiển thị, sáng tỏ pháp. Thế nào là cú? Đó chính là một câu, câu từ của một câu. Thí dụ: “Các hạnh vô thường là pháp sanh diệt.” Đấy chính là cú thân. Tóm lại, nếu lấy một câu để hiển rõ pháp ra, ấy chính là cú thân.

10. Văn thân (vyanjanakaya). Là văn tự, từ chữ một gọi là chữ, nhưng các chữ liên kết lại thành có ý nghĩa nên gọi đó văn thân (phonemes). Tất cả các kinh điển là văn thân, tất cả các sách vở là văn thân. Phàm là văn chương đều được gọi là văn thân.

11. Sanh Phàm là vật thì đều có sanh. Có sanh thì có lão, khổng luận người hay súc sanh hoặc là vật chất đều có sanh, có lão. “Sanh” chính là trước không có bây giờ lại có nên gọi là sanh.

12. Trụ Là đình trụ một chỗ bất động nơi bổn vị của nó. Sau khi trụ qua rồi sẽ thành lão.

13. Lão Phàm vật trải qua một thời gian sanh, trụ thì liền dần dần suy lão. Lão là biến hoại, biến dị, đó là theo định luật tuần hoàn: sanh trụ dị diệt.

14. Vô thường Là hoại diệt, sanh trụ dị diệt cũng chính là thành trụ hoại không. Khi sanh tức là thành, khi trụ tức là đình lưu, khi lão là hoại, vô thường là không.

15. Lưu chuyển (pravritti). Đây nói chúng ta từ vô thủy cho đến nay ở ữong lục đạo luân hồi lưu chuyển ưong sanh tử muôn kiếp chẳng thôi.

16. Định dị (pratiniyama). Định là khẳng đinh, cố định. Dị là biến dị. Như đạo lý nhân quả luân hồi là điều khẳng định, gieo nhân lành thì kết quả lành, gieo nhân ác thì kết quả ác. ở nhân thì đồng nhân một thứ với’ nhau, còn về quả thì có chỗ bất đồng, biến dị mà ra.

17. Tương ưng (yoga). Trong 24 bất tương ưng vì sao lại có loại tương ưng này? Điều này thật khiến cho người khó hiểu. Không sai! Thật khiến cho người ta không rõ ràng.

Hai mươi bôh món phân rành là bất tương ưng nhưng bỗng nhiên lại có một loại tương ưng xuất hiện. Đâu chẳng phải là điều mâu thuẫn với nhau sao? Nhưng hai mươi bốn “bất tương ưng” này là cùng tâm pháp, tâm sở pháp, sắc pháp với Vô vi pháp bất tương ưng với nhau. Nhưng bây giờ lại nói “tương ưng” là tương ưng cùng với hai mươi- bốn loại “bất tương ưng pháp”. Tương ưng những gì? Tức tương ưng với nhân quả luân hồi. Nhân là mở đầu, quả là chung cuộc, trung gian là nghiệp tướng. “Tương ưng” là tương ưng với nhân quả. Gieo nhân như thế nào thì gặt quả như thế ấy, nghiệp tướng ở khoảng giữa thì nó tương ưng với cái nhân mở đầu, cũng tương ưng với cái quả sau chót. Cho nên giữa lưu chuyển và định dị thì quyết đinh có sự tương ưng, như bóng theo hình một chút cũng không sai chạy.

18. Thế tốc (java). Là cái sự biến dịch không dừng nghi mau chóng, nhanh chóng phi thường giống như điện chớp, như gió thổi. Không khác chi chim bay, thỏ chạy, nhanh chóng cực kỳ, đây là biểu hiện cho thế tốc.

19. Thứ đệ (anukrama). Theo thứ lớp có trên dưới, trước sau, tất cả pháp đều có tầng bậc, thứ lớp- tuyệt đối không thể hỗn loạn được.

20. Thời (kala). Là tánh của thời gian, như năm, tháng, ngày, giờ. Thời gian ngắn nữa gọi là sát- na, dài thêm là vô lượng kiếp. Toàn thể chữ kiếp của tiếng Phạn gọi là “kiếp ba” (kalpa), nó thuộc về thời.

21. Phương (desha). Là phương hướng. Trước sau, tả hữu, trên dưđi mỗi mỗi đều có phương hướng của nó.

22. Số (samkhya). Là số mục.

23. Hòa hợp tánh (samagri). “Hòa” là điều hòa, ví như đem nước mà hòa hợp với sữa, thì không còn phân ra nước và sữa nữa, đó gọi là hòa. “Hợp” là vừa vặn, ăn khớp với nhau, như tách trà có nắp đậy lại, thì cái nắp ở trên đậy vừa đúng với tách ở dưới, hai cái hợp nhau, đó là hợp.

24. Bất hòa hợp tánh (anyathatva).

Hòa và bất hòa hợp tương phản với nhau. Hòa hợp là nhân duyên, bất hòa hợp là tự nhiên. Ngoại đạo chấp trước tự nhiên là bất hòa hợp, đó là thiên kiến. Nhị thừa chấp nhân duyên hòa hợp. Còn Như Lai Tạng Tánh thì phi nhân phi duyên, phi hòa hợp, phi bất hòa hợp, phi tự nhiên.

Hai mươi bốn loại bất tương ưng này, chẳng thuộc sắc cũng chẳng thuộc tâm, chẳng thuộc tâm sở và cũng chẳng thuộc vô vi pháp. Cho nến nó riêng lập thành 24 bất tương ưng như vậy.

Thứ năm, Vô vi pháp lược gồm có sáu:

1. Hư Không Vô Vi (akasha)

2. Trạch Diệt VÔ Vi (pratisamkhyan i rodha),

3. Phi Trạch Diệt Vô Yi (apratisamkhyanirodha ),

4. Bất Động Diệt Vô Vi (aninjya),

5. Xưởng Thọ Diệt Vô Vi (samjnavedayitanirodha ),

6. Chân Như Vô Vi (Tathata).

Pháp vô vi thứ năm có thể chia ra làm sáu thứ:

1. Hư Không Vô Vi (akasha) Ý không phải nói hư không là vô sở vi. Vì hư không vôn là vô sở vi, cho nên, dù muốn, cũng khổng cách nào gọi nó là hữu vi được. Bởi vì hư không là không, thế thì – hư không vô vi giải thích như thế nào? Tức nếu quý vị có thể quán “không.” Tức là chiếu soi ngũ uẩn đều không, không ngã tướng, nhân tướng, chúng sanh tướng và thọ giả tướng.

Giả sử quý vị có kiểu nghĩ tưởng: “Tôi thật tâm tu hành, tôi có một chút công phu, tôi thường ngồi không nằm, ngày lại ăn một bữa.” Nếu quý vị biết mình luổn ngồi không nằm, ngày ăn một bữa lại dụng công tu hành như thế đó thì quý vị vẫn không thể đạt đến cảnh giới hư không vô vi. Nếu đến được chỗ tự tánh như hư khỏng, thân thể như hư không, không có ngã tướng, nhân tướng, chúng sanh tướng, thọ giả tướng đó mới là hư khổng vô vi. Có người đánh quý vị một đấm, thì coi giống như họ đánh vào trong hư không. Quý vị thử nghĩ: Nếu có người đánh vào chỗ hư không thì hư không sẽ khổng biết đánh trả lại. Nếu như người tu hành đã đến được cảnh giới đó, phiền não nào cũng không có. Hư không vô vi thật là cực diệu.

Quý vị có thể đến được cảnh giới này là có thể đạt tới một cẳnh giới mà tôi thường nói,’’Everything is OK!” Nếu hay có thể “Everything is OK!” thì chính là như không vậy. Hư không là vạn tượng bao la, tất cả đều bao hàm trong hư không, nhưng hư không không chán ghét quý vị, cũng chring bidl oán hận người khác: “Ê! Anh làm tôi dơ như vậy hả. Tại sao anh lại đại tiểu tiện ở chỗ này? Tôi đã bị anh làm nhiễm ô mất rồi.” Hư khổng nào có loại tư tưởng này. Như con bồ câu nó thường bay đi, bay lại trong chôn hư không mà hư không cũng không hề chướng ngại nó chút nào hết.

Thí dụ rất nhiều, ở đây không thể nói ra hết. Đơn giản mà nói, ta phải thường thường quán không, phải đạt được cảnh giới vô ngã tướng, vổ nhân tướng, vô chúng sanh tướng, vô thọ giả tướng, cùng hợp nhất với vạn vật. Cho nên có câu:

Dữ thiên địa hợp kỳ đức Dữ nhật nguyệt hợp kỳ minh Dữ tứ thời hợp kỳ tự Dữ quỷ thần hợp kỳ kiết hung.

Cùng với thiên địa hợp Với đức,
Cùng với nhật nguyệt hợp với sáng,
Cùng bốn mùa hợp thứ tự,
Cùng quỷ thần hợp kiết hung.

Trời đất có đức hạnh cao lớn cỡ nào, ta cũng cần có đức hạnh cao lớn cỡ đó. Đất có đức hạnh lớn như thế nào, tôi cũng có đức hạnh lớn như thế đó. Ánh thái dương sáng chói ra sao, ta cũng sáng chói giông như vậy. Ánh sáng của mặt trăng chiếu soi, ta cũng cùng ánh sáng đó chiếu rọi.

Xuân Hạ Thu Đông có bốn mùa theo thứ tự thời gian. Mùa xuân là vạn vật đâm chồi nẩy lộc. Mùa hè thì vạn vật trưởng thành. Mùa thu thì gặt hái kết quả. Mùa đông thì cất giữ. Người tu hành cần phải đạt đến cảnh giới như hư không và cũng nên biết thích hợp thuận theo bổn mùa xuân hạ thu đông tuần tự để sinh tồn. Kế đến các loài quỷ thần biết rõ các sự tình thế gian, thì quý vị cũng phải biết. Quý vị thử xem như thế có nhiệm mầu hay không? Đó là nói đến cảnh giới hư không vổ vi, chinh ỉà cùng với đại tự nhiên dung hợp thành một thể.

2. Trạch Diệt Vô Vi (pratisamkhyanirodha)

Trạch là chọn lựa, chọn cái diệt vô vi này. Nói ra có các sự chọn lựa, tợ như là hữu vi. Chọn lựa là hữu vi, nhưng chờ đến lúc “diệt,” tức là khi mà khổng có thân thể nữa, lúc đó chính là vô vi. Đó là lý do mà tại sao pháp này không tính trong 94 pháp nóì ở trước.

3. Phi Trạch Diệt Vô Vi (apratisamkhyanirodha). Vừa nói Trạch Diệt Vô Vi là chỗ chứng cảnh giới Niết-bàn của Quyền giáo BỒ Tát. Nhị Thừa phân tích sắc tướng để quán không, rõ thâu lý không tức là trạch diệt vỏ vi. Phi Trạch Diệt Vô Vi là bổn năng nhưng chẳng dùng cái sức chọn lựa pháp tánh. Bởi vì xưa nay cái tự tánh thanh tịnh, vốn hiển bày, là cảnh giới của Thật giáo Bồ Tát chứng được. Còn cái chỗ của sở chứng Quyền giáo Bồ Tát chính là Trạch Diệt Vô Vi, có nghĩa là đoạn một phần vô minh thì chứng được một phần Pháp tánh. Chỗ sở chứng của Thật giáo Bồ Tát là phi trạch diệt vô vi cũng gọi là “hữu vi duyên khuyết.” Đó là nói trong pháp hữu vi còn thiếu một loại nhân duyên nữa, hay nói khác, pháp hữu vi không hội đủ nhân duyên. Phàm phu và Nhị thừa đôi khi cũng có được thứ cảnh giới này.

4. Bất Động Diệt Vô Vi (aninjya)

Chữ “bất động” này có nghĩa là người tu hành được thứ định bất động. Cái Định bất động này xưa nay vốn là bất động, tịch tĩnh, chẳng giông như cái bất động của sự tu vổ tưởng định.

5. Tưởng Thọ Diệt Vô Vi (samjnavedayitanirodha). Phần ưước có nói tu bất động diệt vô vi là được sanh lên cõi ười sắc giới. Còn tu tưởng thọ diệt vô vi thì sanh lên cõi ười vô sắc giới. Khi đó thì khổ vui đều chẳng động tâm. Đôi với cảnh giới khổ hay đốì với cảnh giới vui đều không bị dao động. Chẳng giống như chúng ta bây giờ, khi gặp cảnh khổ liền cảm thây rằng mình chịu không nổi, gặp cảnh vui thì tham đắm theo: “A! Chuyện gì thế, tôi mau đì coi thử.” Hoặc giả nghe đồn: “Có một món mới lạ hợp khẩu vị mà trong nước này không có. ”

Thì liền nói: “Thật vậy hả? Tôi cũng muôn nếm thử xem sao.”

Rồi thì tham nhiễm theo mùi “vị” đó. Cái thứ khổ vui đều làm động tâm, khi đạt đến cảnh giới tưởng thọ diệt thì việc khổ vui đều không còn động tâm nữa. Hưởng phước cũng được, thọ khổ cũng xong, không có chút gì thay đổi hay thêm bớt, cũng không cần gia một chút sức nào để làm, hay ráng nhẫn, kiềm chế vì vốn đã không bị động rồi. Xưa nay vein là (sao cũng được cả, mọi việc đều OK, hanh thong) “Everything is OK!” Đó gọi là khổ lạc bất động. Tưởng và thọ, khổ thọ và lạc thọ đều tiêu tan, đây gọi là tưởng thọ diệt vô vi. Tu đến cảnh giới này có thể sanh lên cõi trời vô sắc giới, cũng chính là Ngũ bất hoàn thiên, nơi trụ của ba quả Thánh nhân.

Khi Đức Phật còn tại thế, có một lần cậu của Ngài Xá-lợi-phất nói rằng tông chỉ của ông là đối với tất cả pháp gì ông cũng đều “bất thọ.” Tức khổ lạc đều chẳng thọ chứng tỏ rằng mình đã có định lực. Sau đó Đức Phật hỏi ông: “Ông vẫn thọ hay không thọ cái tri ‘kiến’ của ông?” Tức thời ông ta không trả lời được bởi vì “bất thọ ” của ông vốn là “kiến”, nếu ông ta nói – không chấp nhận (bất thọ) tức là ông ta khổng chấp nhận chính cái tông chỉ “bất thọ” của mình rồi. Chỉ hỏi một câu đơn giản thổi mà Đức Phật đã cho ông thấy tông chỉ của ông không thành lập được. Đó là vì ông chưa đến được cảnh giới “Everything is OK! ” Vì ông vẫn còn cái “bất thọ” cho nên ông bị thất bại. Khi nói là bất thọ thì đã có thọ rồi. Kỳ thật, không có “thọ” hay không có “bất thọ” thì là không thắng không bại. Vô vi thì được giải thích như thế đấy.

6. Chân Như Vô Vi (Tathata) Thế nào là Chân như vô vi? Có người nói: “Tôi nghe qua rồi, Chân như chính là Phật tánh xưa nay cũng gọi là Niết-bàn, Như Lai Tạng… có rất nhiều danh xưng chớ đâu chỉ có chữ chân như này phải không?” Tuy là nó đó, nhưng quý vị vẫn chưa nhận ra được rõ ràng. Và nếu không phải là nó thì quý vị lại càng chẳng nhận ra được. Vậy nó là gì? Chính là cái bất vọng, bất đảo. Bất vọng nghĩa là không đốì trá, bất đảo là không có điên đảo. Chẳng dối chẳng điên đảo là “Như Như bất động; Liễu Liễu thường minh.” Đó là Chân như. Quý vị muôn minh bạch “Chân như”, quý vị trước phải biết ba thứ tánh mà chúng ta ai cũng đều có cả: Biến kế chấp tánh, Y tha khởi tánh, và Viên thành thật tánh. Đó là chúng ta, ai ai cũng đều có những sự điên đảo mà Chân như tức là Viên Thành thật tánh.

(1) Biến kế chấp tánh. Biến là biến khắp, kế là mưu tính, chấp là chấp trước. Thi như có một hôm, vào buổi chiều tối khi quý vị đi trên đường thấy có một sợi dây ở trên mặt đất, lại tưởng là con rắn nên hoảng sợ kểu: “Ái da! Con rắn gì dài đến mấy thước lận, thấy ghê quá! ” Trong đêm tối nếu thấy vật gì dài dài ở xa xa như nhúc nhích trên lộ, thì lại nhất định cho đó là con rắn, đó là “biến kế chấp tánh.” Vừa thấy một cái gì giống giông con rắn, rồi mình lại sợ sệt, thì cái tánh biến kế chấp tánh tự nhiên nói lên: “Oái! Con rắn gì dài thấy sợ quá, hãy chạy mau.”

Rồi hoẵng hốt chạy đụng một người bên đường, người đó liền nói: “Ôi cha! Ông chạy đi đâu vậy?”

– “Tôi gặp một con rắn, ông từ đó tới ông có thấy nó không?”

– “Con rắn ở đâu? Tôi với ông đi coi, chúng ta đến đó đập nó chết. ”Thế là cả hai cùng đi, đến nơi thì thấy không phải rắn mà chỉ là một sợi dây dài.

(2) Y tha khởi tánh. Trong bóng tối thấy vật gì đó cho là rắn, đó là biến kế chấp tánh. Nhận lầm sợi dây là rắn, đó là y tha khởi tánh, tức là từ nơi biến kế chấp tánh mà chuyển thành y tha khởi tánh. Biến kế sở chấp tánh là hư vọng, còn Y tha khởi chấp tánh là điên đảo.

(3) Viên thành thật tánh. Sợi dây này vốn là sợi gai bện thành sợi dây, lại có thể biến thành một con rắn. Quỹ vị nói, ai bảo nó biến hóa? Đó tức là y tha khởi tánh và biến kế chấp tánh. Viên thành thật tánh là không có hư vọng và điên đảo, nó cũng chính là Chân như. Người tu đã được đến chỗ dứt sạch các vọng hoặc, tận trừ điên đảo, đó là cảnh giới Chân như. Bây giờ chúng ta nói đến cảnh giới Chân như này, nhưng nó chẳng phải là thật Chân như mà là giả Chân như , vì quý vị đã biết nó gọi là Chân như. Vì căn bản nó không có gì là Chân như, không có gì để gọi, không có gì để nói, không có một, cũng không có khác, khổng có pháp, cũng không có – chẳng phải pháp. Chân như là bản thể của tất cả các pháp. Cũng như nước có sóng, nước là bản thể của sóng. Sợi gai là bản thể của dây. Không có Chân như, “pháp” cũng không có bản thể.

 

Nói về vô ngã lược gồm hai thứ:
Bổ-đặc-già-Ia vô ngã, pháp vô ngã.

Ở trên đã giảng về “tất cả pháp,” chính là 100 pháp đã giảng xong. Bây giờ giảng tới “vô ngã”. “Nói về vồ ngã” là thế nào? Có người nói: “Tôi chẳng phải đang ở đây sao? Tôi thật đang ở đây mà. Thế sao lại nói là không có tôi (vô ngã) được? Có phải là tự gạt mình chăng?” Nghĩ như vậy là không minh bạch “pháp” rồi. Nếu như minh bạch 100 pháp, quý vị tức biết rằng phải nên vô ngã.

Vô ngã lược có hai thứ:

1. Bổ-đặc-già-la vô ngã Bổ-đặc-già-la (Pudgala) là tiếng Phạn, dịch là “số thủ thú.” Thế nào là sô” thủ thú (multiple graspings at destinies)? Chính là nói chúng sanh sô” sô” (nhiều lần) ở trong lục thú (lục đạo) luân hồi qua lại. Lục đạo (sáu đường) đó là thiên, nhân, a-tu-la, ba đường thiện; địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh là ba đường ác. Phàm phu và tất cả chúng sanh đều ở trong sáu đường luân hồi, lưu chuyển xuống lên, còn gọi là pháp giới của sáu cõi phàm. Còn có pháp giới của bôn cõi thánh, đó là Phật, Bồ Tát, Thanh văn và Duyên Giác. Bôn cõi thánh, sáu cõi phàm hiệp lại là mười pháp giới. Mười pháp giới này do từ đâu ra? Do từ một tâm niệm của chúng ta trong hiện tại mà sinh khởi. Tâm của quý vị tưởng đến việc tu hành thành Phật thì tương lai sẽ thành Phật, tưỡng đến việc tu hành thành Bồ Tát thì tương lai sẽ thành Bồ Tát, tưởng đến việc tu hành theo Thanh văn Duyên giác thì tương lai sẽ thành Thanh văn Duyên giác. Đó là cảnh giới của bôn quả Thánh.

Tâm quý vị tưởng sanh lên cõi trời thì cứ giữ năm giới tu thập thiện tương lai tức sẽ được sanh lên trời. Nếu như quý vị chỉ muốn làm người thì quý vị cần tránh những điều ác và làm những điều thiện. Nếu như quý vị muốn làm a-tu-la thì cứ từ sáng đến tối nổi giận lên tưởng đến việc giết người. Sự nổi nóng và tưởng muôn giết người thuộc pháp giới A tu la, tương lai sẽ làm A-tu-la. Cõi trời, người, a-tu-la là ba con đường thiện.

Ba con đường ác: Như tâm tham nặng, tham nhiều không biết chán, tương lai sẽ đọa địa ngục. Nếu quý vị có tâm sân nhiều, từ sáng đến tối lúc nào cũng phát sân thì sẽ đọa làm ngạ quỷ. Nếu quý vị có tâm si nặng, làm nhiều việc sai quây thì nhất định đọa làm loài súc sanh. Ba tâm: tham, sân, si làm cho con người phải đọa vào ba đường ác, còn tu Giới, Định, Huệ thì được sanh vào ba đường thiện, còn tiến thêm một bước nữa thì có thể thành Bồ Tát, Phật. Cho nên, sáu nẻo luân hồi thật là nguy hiểm! Người xưa dạy rất rõ ràng :

Thoát mã phúc, nhập ngưu thai,
Diêm vương điện tiền kỷ độ hồi,
Thủy tùng Đế Thích điện tiền quá
Hựu đáo Diêm Quân oa lỹ lai.

Thoát bụng ngựa lại vào thai trâu,
Gặp qua Diêm chúa đã bao lần,
Hưởng phước cõi trời đâu mấy chốc,
Lại đến chảo dầu của Diêm la.

Từ bụng ngựa sanh ra làm ngựa, chết rồi lại vào bụng trâu ra làm trâu. Trước điện Diêm La cứ chạy qua chạy lại khổng biết bao lần nên rất quen thuộc với đường này dù nhắm mắt lại đi cũng tới. Cũng có khi mới được qua lại chôn thiên đình nhưng nay lại nhào xuống chảo dầu sôi của Diêm La. Cho nên nói làm người, làm súc sanh cũng đều do tâm này tạo ra. Nếu làm việc súc sanh thì tương lai phải đọa làm súc sanh; làm việc người thì tương lai được làm người; làm việc quỷ thì tương lai sẽ làm quỷ.

Có người nói họ chẳng tin có quỷ. Vì sao họ chẳng tin quỷ? Vì chính họ là quỷ. Họ sợ mọi người biết họ là quỷ, do đó họ mới đề xướng cái thuyết chẳng có quỷ, chẳng tin quỷ cũng bảo người đừng tin họ là quỷ. Tôi thường thường nói như vầy: “Quỷ và Phật vôh không có gì phân biệt. Làm ác đến tột bậc là quỷ, làm thiện đên cực điểm là Phật. Tu hành đến khai ngộ chính là Phật, chẳng khai ngộ mà làm toàn những điều ngu si thì là quỷ. Cho nên vôh không có gì phân biệt.”

– Có người tin có Phật, nhưng nói như vầy: “Phật thì có, nhưng tôi chẳng tin có quỷ, quỷ thì không có.

Tôi hỏi họ, vì sao mà không có quỷ? Họ nói là khổng thấy quỷ nên họ không tin. Tổi liền hỏi: “Vậy chớ ổng có thấy Phật chưa? (chẳng hỏi cũng biết, hiển nhiên là họ không thấy quỷ nên đương nhiên cũng không thấy Phật). Ông không thây quỷ nến chẳng tin quỷ, khỗng thấy Phật, tại sao lại tin Phật? Nếu chẳng thây thì không nên tin, phải không?”

– “Tôi thấy tượng Phật, chúng ta đều thấy được.” “Quỷ cũng có tượng quỷ, vậy cồ sao ông thấy tượng Phật thì tin có Phật, nhưng thấy tượng quỷ lại chẳng tin có quỷ?”

Đấy chính thật là ngu si, ngu si hơn cả súc sanh, không có chũt trí huệ viên dung vô ngại nào. Nếu chẳng tin quỷ thì chẳng nên tin Phật. Tại sao thế? Vì quỷ, hay Phật, tất cả mọi người đều không thấy qua. Đã hiển nhiên không thấy được thì có thể nói là đều khổng có. Không sai! Xưa nay vôn không có gì cả, xưa nay chính là không nhân, không ngã, không quỷ, không Phật, tất cả đều khổng. Đó là cảnh giới của vô ngã. Đây không phải, lúc diễn giảng thì nói là vô ngã nhưng đến khi ăn cơm thì ăn nhiều hơn mọi người, đó tức là đã có “ngã” rồi. Khi chấp tác thì quý vị nói là: “Pháp sư dạy chúng tôi cần phải vô ngã, nên chúng tôi cần chi phải làm chấp tác chớ!” Nhưng đến khi ăn cơm thì cái ngã nó lại xuất hiện: “Tôi nhất định phải ăn cơm! ” Quý vị coi đó, quý vị cần phải thật hành chân chánh vô ngã mới đúng. Chân chánh vô ngã là tất cả đều không có chấp trước. Không chấp trước mới thật là vô ngã, còn chấp trước là còn có ngã tức là chấp ngã. Chấp ngã là duyên chướng đạo cho việc tu hành. Ngã chấp mà không còn nữa cũng tức là vô ngã. Nếu quý vị có “ngã” thời có phiền não. Nếu quý vị khổng có “ngã” thì phiền não do đâu mà sanh ra, cho nên vô ngẩ có thể phá được phiền não chướng vậy.

2. Pháp vô ngã Khổng chỉ vô ngã mà còn cần phải vố pháp. Pháp là nhân cho cái ngã hiển lộ ra. Nếu không có ngã thì còn cần gì pháp? Pháp cũng vô dụng. Quý vị nếu vô ngã tức phá xong ngã chấp, ngã chướng. Nếu quý vị vô pháp tức là đã phá được pháp chấp, cũng phá luôn được cái “sở tri chướng”. Tuy ngã chấp đã không rồi mà pháp chấp bất không thì còn sở tri chướng. Thế nào là sở tri chướng? Thí như quý vị có tư tưởng như vầy:

“Tất cả Phật pháp tôi đều biết, hiện giờ tôi đã hiểu hết, “Bát-nhã” sáu trăm quyển, tôi đọc qua không biết bao nhiều lần. Tôi biết giảng Kinh Pháp Hoa, cũng biết thuyết Kinh Lăng Nghiêm.” Đó là sở tri chướng.

Quý vị biết rất nhiều nhưng những cái đó lại mang chướng ngại cho quý vị. Như trong tâm nghĩ: “Tôi biết, anh chẳng biết, tôi giảng kinh được, anh chẳng giảng kinh được, tôi biết tu hành, anh khổng biết tu hành, tôi có đạo đức, anh không có đạo đức, tôi có trí huệ, anh không có trí huệ.” Tất cả đó đều là sở tri chướng. Nói cách khác cho dễ hiểu, sỏ tri chướng là pháp chấp – chưa “không”. Nếu như quý vị có thể không chấp pháp, thì quý vị dù biết rõ tất cả các pháp nhưng cũng giông như chưa rõ. Có người hỏi: “Vậy tôi học Phật pháp có dụng ích gì chớ?” Quý vị biết mà như không biết, đấy mới chính thật là biết vậy, và cái sở tri chướng cũng bị phá luôn. Cũng chẳng nên chưa hết phiền não chướng, đã cho rằng tự mình đã không có phiền não gì, tất cả đều tạm thông qua hết. Như thế thì quý vị lại vẫn mắc vào cái chấp trước, chấp mình hiểu được “pháp”. Vậy, cái tư tưởng hiểu “pháp” đó cũng nên buông bỏ đi.

Người người đều chấp có cái “ngã.” Nhưng nếu đối “ngã” chẳng chấp thì lại chấp “pháp.” Phật biết tâm lý của chúng sanh nên Ngài mới phá trừ cái phiền não chướng và sở tri chướng của con người. Phật nói tất cả pháp là để phá “chướng.” Chân thật khổng có ngã kiến là điều chẳng phải dễ dàng. Quý vị không có “ngã” nhưng lại nói: “Ông thấy khổng, tôi đâu có ‘ngã’ đâu!” Quý vị không có ngã vậy thì quý vị là ai? Giống như thuyết pháp, nói tới nói lui rồi lại nói: “Tôi thuyết pháp hay hơn ai hết, nhưng đây chính chẳng phải tôi nói à, mà là Bồ Tát nói đó.” Vô hình ữung tự mình tôn đặt cho mình là một vị Bồ Tát. Vô ngã không phải nói nơi đầu môi chót lưỡi: “Tôi đã ‘vô ngã’ rồi.” Vì quý vị vô ngã mà còn cái kiến của vô ngã tồn tại. Khi thuyết pháp nhất định phải hiểu triệt để thấu đáo rõ ràng, không nên nói năng hàm hồ. Nếu như chỉ (nhất tri bán giải) biết một cách lơ mơ, thì người biết Phật pháp mới nghe qua liền biết rằng quý vị giống như hiểu mà thật chẳng hiểu gì hết. Nếu như quý vị thích “đội mão cao” thì chính là cái ngã kiến đã chưa là “không”.

Bây giờ chúng ta vẫn tiếp tục nghiên cứu cái ngã này. Cái đầu của chúng ta có tên là “đầu,” tóc thì có tên là “tóc,” tròng con mắt, lỗ tai, lỗ mũi, tay, chân, đầu ngón tay, móng tay, mỗi mỗi đều có tên. Trên thân thể chúng ta có tám vạn bôn ngàn lỗ chân lông, nó có tên lỗ chân lông, mỗi khớp xương có tên của nó. Nhưng, từ đầu đến chân thì danh tự của cái “ngã ” ở chỗ nào? Tìm thử xem, có phải một khớp xương hay bắp thịt nào đó gọi là “ngã” không? Hay là một giọt máu gọi là ngã? Tìm khắp thân thể không có chỗ nào gọi là ngã hết, vậy hà tất lại phải chấp trước vào cái “ngã”?

Có người nói: “Tôi biết ngã ở đâu.” Quý vị thật biết như vậy thì mới là giỏi, và chớ nên có pháp ô nhiễm. Quý vị cần phải biết cái ngã thanh tịnh của mình, cái bản lai tự tánh của mình vôn ở đâu? Quý vị tìm thử xem, coi ai có thể tìm ra được.

Hiện giờ tôi đang ở đây giảng kinh tức có một cái “ngã” (tôi), quý vị ở đây nghe kinh cũng có cái “quý vị.” Tôi giảng kinh có “tôi” giảng kinh, quý vị nghe kinh có “quý vị” nghe kinh. Vậy thì, quý vị không nghe kinh tức là chẳng có quý vị sao? vẫn có “quý vị,” chẳng qua không có “quý vị” ở chỗ nghè kinh! Nếu như quý vị ở nơi nghe kinh mà dường như không có ở chỗ đó, đấy là quý vị đã đạt được một chút công phu rồi. Có người nói: “Tôi thật có được loại công phu đó! Tôi mới rồi ở tại đây nghe kinh thì vọng tưởng tôi đang ở trong quán bar uổng rượu, loại rượu có mùi thơm ngon khổng tệ.” Đó là cái ngã của quý vị đã chạy ra rồi, chớ không phải là không có “ngã ”.

Có người khác lại nói: “Tôi đã từng tham gia một pháp hội, trong đó có rất nhiều người. Có một Sa Di người Hòa lan biết thuật Yoga lại biết khiêu vũ coi rất hay nhưng rất tiếc bữa tối đó “tôi” đã không có ở đó nên đã bỏ lỡ cơ hội coi. ”

Có rất nhiều người khởi vọng tưởng, đem cái “ngã” chạy mất. Đó không phải là không “ngã” mà “ngã” của họ đã chạy đi rồi. Nếu “ngã” không chạy đi nơi khác mà cũng chẳng ỡ đây thì mới – gần thành rồi. Đó mổi thật vô ngã.

Tôi nay đã giảng xong quyển Luận này, cũng kể như tôi không có giảng, và quý vị coi như cũng không có nghe, tất cả mọi người đều vô ngã. Thế có tuyệt diệu không? Đó mới thật là vô ngã. Quý vị nói:

– “Vị Pháp sư này nói toàn vọng ngữ không hà! ”

Tôi học từ quý vị đấy, còn quý vị muốn học theo ai thì tôi không biết à!

 

Sơ Lược về Hòa Thượng Tuyên Hóa

Hòa Thượng Tuyên Hóa họ Bạch, tên thật là An Từ, tự là Độ Luân. Ngài quê ở huyện Song Thành, tỉnh Tùng Giang thuộc Đông Bắc, Trung Hoa, tức là Mãn Châu.

Phụ thân Ngài tên Phú Hải, chuyên làm nghề nông. Mẹ họ Hồ, sinh được tất cả tám người con, năm trai ba gái; và Ngài là út.

Hồ thái phu nhân thọ chay trường, niệm Phật, chẳng hề gián đoạn. Một đêm nọ phu nhân nằm mộng thấy Đức Phật A-Di-Đà hiện thân phóng đại quang minh chiếu triệt thế giới, chấn động thiên địa. Giật mình tỉnh giấc, phu nhân ngửi thấy mùi hương kỳ diệu khắp phòng, rồi sau đó hạ sanh ra Ngài.

Ngài vừa ra đời liền liên thanh khóc suô”t ba ngày đêm không dứt. Chính là vì đau xót cho nỗi khổ của thế giới Ta- Bà nầy vậy.

Ngài cư ngụ tại một thôn quê rất nhỏ bé, thưa thớt nhà cửa. Thế nên, đến năm mười một tuổi Ngài vẫn chưa hề ửiấy qua người chết. Một hôm, Ngài cùng lũ bạn trong ứiôn dạo chơi chốn điền dã. Bất chợt Ngài thấy một em bé, miệng ngậm, mắt nhắm, nằm bó trong đám rơm bên lề. Ngài gọi mà đứa bé chẳng đáp, rờ ửù chẳng có hơi ữiở. Ngài lấy làm khó hiểu vô cùng nên hỏi lũ bạn. Có kẻ hiểu biết liền nói: “Đứa bé đã chết rồi!” Song Ngài vô cùng ngạc nhiên, không hiểu ứiế nào là chết, về nhà, Ngài liền hỏi mẹ, bà đạy: “Phàm là người, ai cũng phải chết. Có kẻ chết già, có kẻ chết vì bệnh, cũng có kẻ chết vì tai nạn. Bất luận là giàu sang hay nghèo khó, bất luận là sĩ, nông, công, ũiương, hay quan lại, ai ai rốt cuộc cũng phải chết,”

Ngài lại hỏi: “Nếu thật như vậy, có cách gì thoát được chết không?” Bấy giờ trong nhà có vị khách xưa kia từng tu Đạo, đỡ lời đáp rằng: “Chỉ có cách tu Đạo, minh ngộ tự tâm, triệt kiến bổn tánh thì mới liễu đoạn sanh tử, siêu thoát luân hồi, thành Chánh Giác, chứng Vô Sinh.”

Tuy lúc đó Ngài còn nhỏ tuổi, song đôì với lời vị khách nói, Ngài tỉnh ngộ sâu xa, do đó Ngài lập định chủ trương quyết chí xuất gia tu Đạo.

Khi Ngài mang chuyện xuất gia bàn với mẹ, bà dạy: “Xuâ’t gia là chuyện tốt lắm, nhưng cũng không phải là chuyện dễ làm. cần có thiện căn, có đại nguyện lực, cần phát đại Bồ Đề tâm thì mới cố thể thành tựu Vô Thượng Đạo. Nay con có lòng vậy, ta hết sức đồng ý, cũng thật là phù hợp với giấc mộng xưa kia vậy. Nay ta đã già, ngày tháng chẳng còn bao lâu, các anh chị con đều đã tự lập. Con nên ở lại để phụng dưỡng cha mẹ; khi ta mất rồi, con xuất gia tu hành, lúc đó cũng chẳng muộn.”

Ngài vâng lời cha mẹ, rồi sau đó hằng ngày thường theo mẹ lạy Phật. Lạy Phật xong, Ngài lạy cha mẹ.

Ngày qua ngày, đông tàn xuân đến, Ngài cung kính phụng dưỡng song thân như đối với Phật vậy. Chẳng bao lâu tiếng tăm hiếu thảo đồn khắp bôn phương, khi đó mọi người đều gọi Ngài là Bạch Hiếu Tử (người con chí hiếu họ Bạch).

Năm Ngài 19 tuổi thì mẹ Ngài qua đời; bấy giờ Ngài từ giã họ hàng lên chùa lạy Hoà Thượng Thường Trí làm Thầy và quy y, chính thức xuất gia, thọ giới. Sau đó, Ngài về lại nơi mộ phần thân mẫu để thủ hiếu trong ba năm. Suốt thời gian ấy, Ngài sống trong một túp lều ưanh nhỏ, ngày ngày tọa Thiền, đọc tụng kinh điển Đại Thừa và niệm

Luận Đại Thừa Trăm Pháp Minh Môn danh hiệu Phật A-Di-Đà. Rất nhiều ỉần Ngài ngồi Thiền rồi nhập Định, liên tiếp trong nhiều tuần lễ chẳng rời thiền sàng.

Một đêm nọ, dân trong thôn gần đó hốt hoảng thấy’túp lều tranh của Ngài hừng hực lửa đỏ. Ánh lửa hồng phừng thẳng lên giữa không trung và túp lều tranh thì sáng rực như ban ngày. Nhiều người chạy đến mộ, hô hoán: “Nhà Hiếu Tử bị cháy rồi!” Cả trăm người trong làng hè nhau xách gáo, đem xô tới để chữa cháy. Song, khi tới nơi họ chỉ thấy tóp lều tranh bình lặng, lửa chẳng cháy và Ngài thì vẫn an nhiên, tĩnh mặc trong Thiền Định!

Có lần Ngài đang tọa Thiền thì chợt có vị khách đến viếng. Vị khách ấy, ngạc nhiên thay, chính là Lục Tổ Huệ Năng! Đức Tổ Sư dạy Ngài rằng trong tương lai Ngài sẽ tới Mỹ quốc để độ sinh, rằng ở Tây phương Ngài sẽ gặp nhiều kẻ hữu duyên có thể hoằng dương Phật Pháp và Ngài sẽ độ vô lượng vô biên chúng sanh. Mãi đến lúc Đức Tổ Sư từ biệt quay đi rồi, Ngài mới choàng tỉnh, nhớ lại rằng Đức Huệ Năng vôh là người đời Đường, 1.200 năm về trước. Sau Đệ Nhi Thế Chiến, Ngài vân du khắp nơi. Cuối cùng, hải hơn ba ngàn dặm, Ngài tới chùa Nam Hoa, bái kiến vị Đại Thiện Tri Thức của thời bấy giờ là Lão Hòa Thượng Hư Vân. Lão Hòa Thượng lúc ấy đã 109 tuổi; vừa nhìn thấy Ngài, Lão Hòa Thượng liền nhận ra ngay sự chứng ngộ của Ngài. Khi đó, Lão Hòa Thượng nói: “Như thị, như thị!”; và Ngài cũng đáp lại: “Như thị, như thị!”

Bấy giờ, Lão Hòa Thượng Hư Vân ấn chứng sở đắc của Ngài, và Ngài chính thức trở thành vị Tổ thứ chín của dòng pháp Quy Ngưỡng.

Sau đó, Lão Hòa Thượng dạy Ngài ở lại chùa đảm nhận chức Viện Trưởng Viện Giới Luật của Chùa Nam Hoa.

Năm 1950, Ngài từ giã chùa, lên đường sang Hương Cảng, ở đây, Ngài sống tại một sơn động biệt lập, chẳng lai vãng gì đến bụi trần, tục lụy. Chẳng bao lâu, có vô sô” Tăng-lữ từ Trung Hoa Đại Lục qua Hương Cảng tỵ nạn, và họ cần sự giúp đỡ của Ngài. Cuối cùng, ứng với nhân duyên, Ngài rời sơn động, lập ra giảng đường và hai ngôi chùa, cùng trỢ giúp xây dựng nhiều đạo tràng khác.

Trong suốt mười hai năm ở Hương Cảng, Ngài là tâm gương sáng, khổ hạnh, tinh tấn tu Đạo, quên mình vì Phật Pháp. Nghi đã ảnh hưởng vô số thiện nam tín nữ, khiến họ phát tâm Bồ Đề, quy y Tam Bảo, ủng hộ Phật Pháp.

Năm 1962, Ngài đến San Francisco, Mỹ Quốc. Tại đây, nơi một nhà kho nhỏ, Ngài kiên trì tu hành trong im lặng, chờ đợi cho cơ duyên hoằng dương Đạo Pháp chín muồi, Lúc ấy, Ngài tự gọi mình là “Mộ Trung Tăng” (nhà sư trong phần mộ), hay là Hoạt Tử Nhân (người đã chết nhưng còn sông). Những Phật tử hiểu biết sự tu hành chân chính của Ngài đều vắt cảm động và cung kính ủng hộ, cúng dường Ngài.

Năm 1968, Ngài biết cơ duyên đã đến; Ngài nói: “Một đóa hoa sẽ nở ra năm cánh.” Mùa hè năm đó, Ngài chủ trì Pháp Hội giảng Kinh Lăng Nghiêm trong 96 ngày. Khi Pháp Hội kết thúc, quả nhiên có năm người Mỹ đầu tiên xin xuất gia vội Ngài.

Từ đó, Ngài tiếp tục chủ trì nhiều Pháp Hội khác, giảng giải Tâm Kinh, Kinh Địa Tạng, Kinh Pháp Hoa, Kinh Pháp Bảo Đàn V..V… Năm 1971, Ngài giảng bộ kinh tốì cao của -Đại Thừa, đó là Kinh Hoa Nghiêm.

Song song với việc giảng Kinh, thuyết Pháp, Ngài còn làm vô sô” công đức độ sinh khác. Năm 1976, Ngài thành lập Vạn Phật Thánh Thành, nền tảng căn cứ địa để hoằng dương Phật Pháp ở Mỹ Quốc. Tại Thánh Thành, Ngài xây dựng chế độ Tùng-lâm, đào tạo Tăng, Ni, học chúng, tạo nhân duyên thù thắng cho sự chân chính tu hành.

 

Kệ Hồi Hướng

Nguyện đem công đức này
Trang nghiêm cõi Tịnh Độ
Trên báo bôn trọng ân
Dưới cứu ba đường khổ
Nếu có ai thấy nghe
Đều phát bồ đề tâm
Đến khi mạng này hết
Đồng sanh Cực lạc quốc.