LUẬN ĐẠI THỪA TẬP BỒ TÁT HỌC
(Luận Đại thừa tập hợp các Học xứ của Bồ-tát)
Bồ-tát Pháp Xứng tạo luận
Sa-môn Pháp Hộ v.v… dịch
Nguyên Hồng dịch tiếng Việt

 

QUYỂN 7

Phẩm 4: HỌC XỨ VỀ KHÔNG 4

Bảo khế kinh này mâu thuẫn với khế kinh khác, đều gọi là hủy báng pháp.

Bảo Già-đà này trái với Già-đà khác, cũng là báng pháp. Cái gì khởi tin hiểu cái gì thì không, đều là hủy báng pháp.

Đối với pháp do sư thuyết pháp chuyển thành ý hiểu khác biệt, đó là hủy báng pháp.

Làm sự nghiệp này mà không để mắt quan sát, nói cười đùa cợt, đó là hủy báng pháp.

Đây là có hạnh kia là vô hạnh, đó là hủy báng pháp.

Nói đức Phật này nói Tam-muội có giải thoát này, Phật kia nói Tam-muội có giải thoát này, cũng gọi là hủy báng pháp.

Phật bảo Văn-thù-sư-lợi: Cho đến tất cả sự diễn tiến, đều gọi là hủy báng pháp.

Nếu Tì-kheo, Tì-kheo-ni, Ưu-bà-tắc, Ưu-bà-di … đối với sư thuyết pháp có hành tướng như vậy, có tư duy như vậy, tất cả đều là hủy báng chính pháp.

Kinh ấy cũng nói:

Phật nói: Thiện nam tử ! Nếu sau khi Như Lai diệt độ, đối với trong giáo pháp ta đã nói, tùy chỗ ưa thích, nếu như tin hiểu vì chúng sinh nói, trong pháp hội đó nếu có một chúng sinh hoan hỷ rợn người hoặc xúc động rơi lệ, phải biết là được chư Phật ấn khả. Người ngu si kia nói đây là Bồ-tát, đây chẳng phải Bồ-tát, phải biết đó là lỗi của Bồ-tát, vì vọng nói pháp ba thừa như vậy cho nên đối với pháp ta nói làm sao hiểu ngộ. Thậm chí có người đối với Bồ-tát khởi chê bai miệt thị. Ta nói người ấy ở địa ngục không biết đến bao giờ.

Sở dĩ vì sao ? Nếu Bồ-tát đối với sư thuyết pháp khởi phỉ báng, tức xa lìa chư Phật, hủy báng chính pháp và Tì-kheo tăng. Lại nữa nếu khinh miệt các sư thuyết pháp không khởi tôn trọng, tức không sinh tôn trọng đối với Phật Như Lai. Không muốn gặp sư thuyết pháp, tức không sinh tưởng muốn gặp Phật Như Lai. Không ca ngợi sư thuyết pháp, tức không khởi tâm ca ngợi Phật Như Lai. Như vậy là xa lìa Phật.

Nếu có ý não hại người sơ phát tâm Bồ-tát, cho đến như Phật nói: Từ Thị ! Nếu ở nơi các Bồ-tát chính hạnh trong sáu Ba-la-mật của ta, có người ngu si kia nói lời hư vọng như thế này: Phải biết chỉ có Bát-nhã Ba-la-mật-đa là học xứ của Bồ-tát. Cần gì học các Ba-lamật-đa khác ? Nói các Ba-la-mật khác là người kia đã sai lầm.

Phật nói: Từ Thị ! Ý ông nghĩ sao ? Khi là vua Thước-ca-thi ta đã thí thịt thân ta cho cho cọp con, thế là vô trí ư ?

Từ Thị bạch rằng: Thưa không, Thế Tôn.

Phật nói: Từ Thị ! Nếu tu hạnh Bồ-đề thì sáu hạnh Ba-la-mật là tương ưng nhau. Người phát thiện tâm, thế chẳng là khá nghiêng về thành thục thiện căn sao ?

Từ Thị bạch rằng: Thưa không, Thế Tôn.

Phật nói: A-dật-đa ! Ông cũng ở trong sáu kiếp tập họp thực hành bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tiến, thiền định, Bát-nhã Bala-mật-đa. Tất cả đều họp chung thực hành. Cũng có người ngu si nói như thế này: Chỉ có một chính lý là đạo Bồ-đề, là thực hành tính không. Chính lý đó được bản nhiên thanh tịnh.

Phẩm 5: TẬP HỢP LÌA CÁC CHƯỚNG NẠN VỀ HỌC GIỚI 1

Luận nói:

Lược nói về các chướng nạn cần phải xa lìa.

Như Kinh Thâm Tâm Giáo Giới nói:

Các chướng nạn như vậy nghe rồi sợ hãi, đó là người mới hành Bồ-tát mà thụ trì.

Nói về việc lợi ích, bạch rằng: Thế Tôn ! Con nay trước tiên ở trước Như Lai thụ trì như vậy.

Thưa Thế Tôn ! Nếu con từ nay ở nơi Bồ-tát kia và người được giáo hóa nói các lỗi lầm, dù thật hay không thật, sẽ là kẻ lừa dối Như Lai chính biến tri.

Thế Tôn ! Lại nữa con từ nay ở nơi Bồ-tát kia và người được giáo hóa khinh chê miệt thị, dù tại gia hay xuất gia phóng túng tự tại thụ năm thứ dục lạc, thấy vậy rồi đối với người kia không sinh tịnh tín và hổ thẹn, không tôn trọng, không sinh tưởng như Phật, thân tâm bức não, giáo hóa nhà tri thức thụ hạ chủng thí, thấy vậy rồi nếu không chỉ dùng lời tốt đẹp, ngày đêm không ba thời quy hướng, thì đó là kẻ lừa gạt Như Lai chính biến tri.

Thế Tôn ! Nếu con từ nay thụ trì cấm giới, hoặc làm đế vương mà đối với thân mạng tài sản không xả thí, khinh miệt Thanh Văn Duyên Giác và người được giáo hóa, bảo rằng ta hơn, hoặc có tâm hành như Chiên-đà-la, tự nâng cao mình hạ thấp người khác, hoặc gặp đấu tranh mà chẳng sợ chạy hơn một do-tuần hoặc trăm do-tuần, tức là kẻ dối gạt Như Lai chính biến tri.

Thế Tôn ! Nếu con từ nay thân giữ giới cụ túc, hoặc không vì đa văn biết riêng công đức đầu-đà và các công đức khác xuất sinh từ lạc hạnh của thân, che giấu việc thiện phơi bày việc ác của người, thì đó là dối gạt Như Lai chính biến tri…

Bấy giờ Thế Tôn bảo Di-lặc Bồ-tát Ma-ha-tát rằng: Nếu có thiện nam tử thiện nữ nhân muốn làm sạch các nghiệp chướng, nên thụ trì như vậy như sơ hành Bồ-tát.

Lại nữa, Kinh Tùy Chuyển Chư Pháp nói:

Nghĩa là nếu đối với Bồ-tát ngày đêm ba thời lễ kính, đối với việc làm của người ấy chớ chút nào dòm ngó tìm kiếm sai lầm. Dẫu cho thường thấy đắm say năm dục lạc cũng chớ chút nào dòm ngó tìm kiếm lỗi lầm. Người tu hành Bồ-đề khi tu vô lượng công đức lợi ích thù thắng mởi thủ chứng, do đó tu đạo dần dần, thành Phật dần dần. Giả sử tu hành một phần phược-la mà trong vô lượng trăm ngàn câu-chi na-dữu-đa kiếp ở trong địa ngục cũng như mặc áo giáp.

Kinh ấy cũng nói:

Thiện nam tử ! Hành tướng như vậy xa lìa tội nghiệp. Bồ-tát kia trong tất cả các hạnh đều không hai hạnh. Cần phải tin hiểu rằng tất cả sự tu hành phải phát tâm như vậy. Nhưng ta hiểu biết không khó đối với tha tâm. Giáo hóa chúng sinh là tu hạnh như vậy.

Lại nữa thiện nam tử ! Tự tại quán sát khắp các thuyết pháp của Như Lai như vậy, không có ai cân nhắc xác định được điều này. Nếu ai hiểu điều ta nói tức là thấy ta.

Thiện nam tử ! Muốn giữ gìn thân mình phải không nghi hoặc trong hạnh này. Nếu việc làm không phá hoại điều thiện của kẻ khác, người cầu Phật pháp phải biết ngày đêm tư duy hiểu rõ chính pháp.

Như Kinh Địa Tạng nói:

Bấy giờ lại có vô lượng trăm ngàn chúng sinh thông tuệ đứng dậy cung kính chắp tay bạch Phật rằng: Đại đức Thế Tôn ! Chúng con hiện tiền phát nguyện như thế này: Cho đến bao lâu còn lưu chuyển trong sinh tử chưa được nhẫn vị, chúng con nguyện không ở địa vị vua quan tướng soái các thành ấp xóm làng, cho đến không ở địa vị chủ hãng buôn, sư trưởng, cư sĩ, chủ Sa-môn nắm luật phán quyết, các địa vị giàu sang tôn quý. Chừng nào chưa được nhẫn vị mà chúng con nếu ở trong hành tướng như vậy tức chúng con là những kẻ ngu ác tuệ không thể tu tập trong giáo pháp của Phật Thế Tôn.

Luận nói:

Nói rộng về sự xa lìa chướng nạn này, Kinh Nguyệt Đăng Tam Muội có bài kệ nói rằng:

Trẻ dại không cung kính, Nên biết không có tội. Mẹ thường hay dạy con Sau con nên làm thế. Muốn cần một chút ít, Khởi tôn trọng với ta.

Nếu nhân vô thượng đạo,

Mỏi mệt việc hóa độ,

Hỏi han bậc tôn trưởng,

Và đại đức, tôn giả.

Đầu mặt tiếp chân lạy,

Làm hạnh tôn trọng này.

Chớ dòm ngó sai lầm,

Chỉ quán nơi Bồ-đề.

Thường vui khởi từ tâm,

Cũng chớ làm tổn hại.

Giả sử thấy sai lầm,

Cẩn thận không nói lỗi.

Nếu ưa nghiệp thiện này,

Cũng sẽ được đạo quả.

Nhỏ bé trước tôn túc,

Mặt sáng như trăng trong,

Thường yêu thích lợi này,

Mạnh mẽ dẹp ngã mạn.

Ăn uống và y phục,

Vì đây sinh thương xót,

Thí với tâm như vậy,

Tất cả được điều phục.

Nếu phát tâm Bồ-đề,

Hoặc chẳng tin chẳng trọng,

Kia nên tự phòng hộ,

Kẽo đọa nơi đường ác.

Thấy chẳng thấy: hoan hỷ.

Tự sạch tâm loạn đục.

Tâm là tính phân biệt,

Kham nhiệm được sự nghiệp.

Như Kinh Hoa Nghiêm nói:

Khi ấy Bồ-tát Từ Thị quán sát công đức phát tâm Bồ-đề của Đồng tử Thiện Tài, dùng kệ khen rằng:

Nếu thấy các chúng sinh,

Già bệnh khổ ép bức,

Và lo sợ sinh tử,

Phát đại bi lợi hành.

Do thấy đời khổ ngặt,

Thường lưu chuyển năm nẻo,

Vì cầu trí sắc bén,

Phá vòng khổ các nẻo.

Nếu thấy tham dục lạc,

Tội lỗi nhều chông gai,

Vì làm lưỡi cày bén,

Cày xới đất chúng sinh.

Sáng thế gian si hoại,

Và mắt tuệ chính đạo

Làm thầy dắt quần manh

Chỉ cho nơi an ổn.

Kiếm trí dẹp oán tặc,

Giải thoát ba pháp nhẫn.

Làm đạo sư thế gian,

Khiến được lìa lo sợ.

Hoặc như chủ thuyền pháp,

Khiến đi qua biển trí,

Làm đạo sư ba cõi,

Đến bảo sở thắng nhẫn.

Trí sáng vòng đại nguyện:

Xuất hiện mặt trời Phật

Sáng trùm pháp giới không,

Chiếu quần sinh tăm tối.

Vòng bạch pháp tròn đầy:

Xuất hiên mặt trăng Phật

Từ, định, sáng mát mẻ.

Bình đẳng chiếu các cõi.

Lại như biển thắng trí,

Xuất sinh các pháp bảo,

Hạnh Bồ-đề cao dần,

Trụ thâm tâm kiên cố.

Phát tâm như chúa rồng

Bay lên cõi hư không,

Mưa cam lồ mây pháp,

Tăng trưởng quả giống lành.

Lại như thắp đèn pháp,

Thứ chính niệm kiên cố,

Từ ái sáng không nhơ,

Trừ sạch tối ba độc.

Lại tâm Bồ-đề này,

Ví như Yết-la-la,

Bi:bào. Từ: bế-thi.

Đến Bát-la, Kiện-nam,

Bồ-đề phần dần sinh

Khiến Phật tạng tăng trưởng,

Phúc đức tạng cũng vậy.

Được trí tạng thanh tịnh,

Rồi khai phát tuệ tạng.

Nếu nguyện tạng xuất sinh,

Pháp tính từ bi này

Giải thoát chúng sinh vậy.

Thế gian trong trời, người,

Tịnh ý khó có được.

Cây quả trí hiếm có

Trồng tốt gốc sâu vững,

Các hạnh dần nảy nở

Khắp che cả ba cõi.

Muốn trưởng dưỡng công đức

Cầu hỏi tất cả pháp,

Dứt trừ tất cả nghi,

Thỉnh cầu thiện tri thức.

Muốn phá ma phiền não,

Trừ kiến chấp nhiễm trần,

Giải thoát các chúng sinh,

Cầu đây người đại trí.

Muốn trừ sạch nẻo ác,

Hiển thị đường nhân thiên,

Mở cửa trí giải thoát,

An trụ đường công đức.

Muốn thoát các nẻo khổ,

Dứt dây trói các cõi

Cho các nẻo an ổn,

Đó là chân Phật tử.

Luận nói:

Dùng ý quán sát xa lìa chướng nạn này thì chẳng lấy gì làm khó.

Như Kinh Thâm Tâm Giáo Giới nói về xa lìa chướng nạn này như sau:

Phật nói: Từ Thị ! Với Bồ-tát và người được hóa độ kia sẽ thành tựu bốn pháp. Sau năm trăm năm khi chính pháp diệt không bị tổn hại và nhục mạ kia tự nhiên giải thoát.

Những gì là bốn ?

1. Quán sát những gì đã sai.

2. Với Bồ-tát và người được hóa độ kia không nói khuyết điểm của người khác.

3. Không đến giáo hóa nhà tri thức không phải thân thuộc láng diềng.

4. Không nói lời ác. Đó là bốn thứ như trước đã nói.

Lại có bốn thứ.

Những gì là bốn ?

1. Xa lìa chúng sinh không có kiến thức ít học hỏi.

2. Quyến thuộc nhưng không chấp trước.

3. Thường thích ở rừng núi đồng ruộng.

4. Tự thực hành Xa-ma-tha. Chỗ tương ưng này, đó là bốn thứ. Kinh ấy lại nói:

Phật nói: Từ Thị ! Sơ hành Bồ-tát này được sức trí tuệ xa lìa những gì là tiếng tăm lợi lộc không thuộc phần của mình. Những danh lợi kia là lỗi lầm. Thấy những lời vô ích, thấy ngôn ngữ thế tục, ngủ nghỉ thế tục, sự nghiệp thế tục, sự vô nghĩa của thế tục, đều phải xa lìa, vì đó là lỗi lầm.

Tóm lại, Phật nói: Từ Thị ! Nếu Bồ-tát Ma-ha-tát nên quan sát những tiếng tăm lợi lộc là phát sinh tham nhiễm phá hoại chính niệm thì đối với chúng được không được chớ lấy làm quan trọng.

Lại nữa phải quán sát tiếng tăm lợi lộc làm khởi lên ngu si tối tăm, tham lam, phát sinh lừa gạt để lợi cho thân mình, không biết xấu hổ, xa lìa bốn giống thánh. Như chư Phật nói, phải quan sát kỹ tiếng tăm và lợi lộc, khởi các tâm kiêu mạn khinh mạn sư trưởng, chính đó là ma, một bề phóng túng phá hoại thiện căn, như mưa đá và lửa sấm sét. Người danh lợi giáo hóa nhà tri thức thì ưa muốn nhiều thứ, đến nơi không phải thân thuộc láng diềng thì khởi não loạn mê lấp hiểu biết, nhắm đến điều mình yêu thích mà càng sinh ưu sầu phiền não.

Lại nữa người danh lợi mất bốn niệm xứ, giảm thiểu bạch pháp, hủy hoại bốn chính cần. Do trước sau lợi dưỡng phá hoại thần thông, xa lìa người thiện, gần ác tri thức, thường ưa hội họp với quyến thuộc người khác.

Lại nữa xa lìa vô lượng thiền định, đọa đại địa ngục, Diêmma-la giới, thai tạng súc sinh. Phải quan sát tiếng tăm lợi dưỡng như nước Thiên thụ.

Phật nói: Từ Thị ! Tiếng tăm lợi dưỡng kia có những hành tướng như vậy, Bồ-tát phải quan sát như thật. Nhờ quan sát nên không chán sợ cũng không hối não.

Sở dĩ vì sao ? Người không chán, không sợ những hành tướng như vậy không bị lỗi lầm, chỉ vui Phật pháp không gián đoạn, tại gia xuất gia bảo hộ giữ gìn, nào trời nào người trụ tâm thanh tịnh, được không sợ hãi. Giả sử rơi vào tất cả đường ác, cũng không bị bức não, xa lìa thư chú trù ếm, giải thoát cảnh ma không bị khuynh động, được những người say mê kính trọng ngưỡng mộ, được người trụ nơi định học muốn gặp, đoạn trừ sự nịnh bợ lừa dối, được ngay thẳng, thấy năm dục lạc là tội lỗi, an trụ nơi dòng giống thánh như thuyết tu hành. Các nhà tu hành phạm hạnh rất vui được gặp.

Từ Thị ! Người trí hiểu biết hành tướng công đức như vậy. Bồtát thâm tâm trụ nơi thiểu dục. Người ưa thiểu dục thì dứt bỏ hết mọi tiếng tăm lợi dưỡng.

Luận nói:

Nay sẽ nói về lời nói vô ích. Xa lìa tội lỗi tham độc ngu si, không trụ nơi lời nói vô ích, nhất tâm được hiểu rõ một cách quyết định. Còn như tìm những câu nói đùa cợt, thích nói những câu nói vô ích, đó là tội lỗi. Không tu tập oai nghi và các hạnh nhỏ nhặt, nếu nói những lời vô ích, yêu thích cuộc đời không bền chắc là nói thuận theo kẻ ngu si. Nếu nghe Tì-kheo nói không như lý mà sinh ưa thích rồi thường tìm kiếm, tức tăng trưởng tội lỗi đó. Cho nên xả bỏ những lời nói không như lý, thường biết pháp lạc, khi lâm chung tự bỏ ngàn thân cầu đạo Bồ-đề, nghe pháp không chán, dầu cho mỏi mệt. Do nghe pháp cho nên tất cả mọi lúc mọi nơi đều xa lìa những lời nói không như lý, không thích nói. Đối với tối thượng pháp lạc sinh tưởng khó được. Trải vô lượng kiếp ở trong núi rừng, phải biết công đức lợi ích, nơi người chớ tìm khuyết điểm. Nếu cho rằng ta là vượt trội hơn tất cả, chớ nên chấp thủ tâm ấy. Tâm khinh mạn ấy là gốc các phóng dật. Với Tì-kheo hạ liệt này cũng chớ nên khinh miệt, dần dần như giáo thuyết ấy, vì chẳng phải chỉ một đời mà chứng được Bồ-đề.

Luận nói:

Nay tôi sẽ nói về lời nói thế tục. Kia nghe say mê ưa khởi đấu tranh, không tôn trọng do lời nói mất chính niệm và không biết đúng đắn, đó là lỗi lầm.

Do lời nói nhiều cạnh tranh, tiếng tăm cao, quá xa vời, nội dung khiến người phải suy tư làm cho thân hoặc tâm không được nhẹ nhàng, đó là lỗi lầm.

Do lời nói ngu muội, tự tâm sinh mờ tối, thô lỗ tư duy vào chính pháp, xa lìa Tì-bát-xá-na và Xa-ma-tha, đó là lỗi lầm.

Do lời nói thường khởi ái lạc đối với của cải công đức, không tôn trọng, trụ không bền, trí tuệ hẹp hòi yếu kém, đó là lỗi lầm.

Do lời nói giảm mất sự hiểu biết, chư thiên không kính trọng không yêu thích, đó là lỗi lầm.

Do lời nói đối với người trí và quyến thuộc hiện thân mạng chẳng có nghĩa lợi, đó là lỗi lầm.

Do lời nói ngu si lo khi mạng chung: Ta làm gì mà bị khổ như thế này, giảm mất sự hiểu biết, không được hiểu rõ, đó là lỗi lầm.

Do lời nói như thảo động thực vật ( ? ) quyết không sinh thật trí, đó là lỗi lầm.

Do lời nói như người diễn kỹ trong rạp hát, riêng nói công lao tự cho là được, giảm mất sự hiểu biết, đó là lỗi lầm.

Do lời nói xa bảy thứ thánh tài, nịnh bợ dối gạt lẫn nhau, đây mất kia được, đó là lỗi lầm.

Do lời nói thì tư duy sâu, nghiên cứu tinh vi, mà thích những việc yếu đuối hèn nhát, không tự biết động vốn vô thể, đó là lỗi lầm.

Cho đến không như thật nói: Ta thích nhất một câu nói này đã tư duy từ rất lâu còn chưa biết rõ, mà nói ta thích được vô lượng cú nghĩa. Vi như cây mía vỏ cứng mà trong có vị ngọt. Người ăn vỏ mía không được vị ngọt của mía. Cho nên người nói rộng giống như vỏ mía. Chỉ người thích thần biến tư duy lựa chọn nghĩa lý như vị ngọt của mía thường không mê say.

Luận nói:

Nói về người tham đắm ngủ nghỉ như có kệ nói:

Nếu ưa thích ngủ nghỉ,

Tạo nhiều kiến chấp đây.

Nếu kiến chấp, nghi ngờ,

Lưới si càng thêm lớn.

Nếu người ưa mê ngủ,

Trí tuệ đều yếu đuối,

Mà trong sự hiểu ngộ

Thường khi đều giảm mất.

Nếu người ưa mê ngủ,

Lười biếng không trí tuệ,

Dẫu ở trong rừng sâu,

Chẳng ích gì ai cả.

Nếu người ưa mê ngủ,

Tức ưa dục phi pháp,

Thiện tâm thường không thêm,

Láy gì được pháp lạc.

Nếu người ưa mê ngủ,

Dục ngu che thiện pháp,

Hoại công đức bạch pháp,

Khắp nhập chỗ tối tăm.

Nếu người ưa mê ngủ,

Đóng chặt không biện tài,

Tâm thường sinh phóng dật,

Thân mỏi mệt triền miên.

Nếu người ưa mê ngủ,

Ta biết vì biếng nhác,

Nên ghét người siêng năng,

Hủy báng sự tinh tiến.

Cho đến:

Nếu trừ các khổ ám,

Tức lìa nơi gốc tội,

Thường gần gũi siêng năng,

Được chư Phật khen ngợi.

Luận nói:

Nay tôi sẽ nói về việc thế tục. Như có kệ nói:

Sư hối là lời ác,

Chấp là chẳng giáo giới,

Chóng hủy phạm Thi-la,

Ưa việc lỗi lầm này.

Mỗi nghĩ việc thế tục,

Thì thường thường sốt sắn,

Không tu các thiền định,

Ưa việc lỗi lầm này.

Do tham sinh quá lớn,

Trói buộc trong trói buộc,

Hạ liệt chẳng dừng đủ,

Ưa việc lỗi lầm này.

Rất vui trong đại chúng,

Là trừ các khổ não,

Như lừa đi đường hiểm,

Ưa việc lỗi lầm này.

Cho đến:

Tâm này suốt ngày đêm,

Chẳng ưa các công đức,

Chỉ ham lợi ăn mặc,

Ưa việc lỗi lầm này.

Chẳng ưa lời tương ưng,

Thuận điều không phù hợp,

Hỏi han chuyện thế tục,

Ưa việc lỗi lầm này.

Nói tóm lại, lúc bấy giờ Từ Thị Bô-tát Ma-ha-tát bạch Phật rằng:

Thế Tôn ! Bồ-tát ít trí tuệ do xả bỏ pháp tối thượng, giảm mất thắng tuệ làm các việc hạ liệt.

Phật nói: Từ Thị ! Đúng vậy đúng vậy. Đúng như ngươi nói Bồ-tát được ít trí tuệ là do xả bỏ pháp tối thượng, rồi làm những việc thấp kém.

Phật nói: Từ Thị ! Lại nữa Bồ-tát kia đã xuất gia trong giáo pháp của Như Lai rồi, mà không thiền định, không chính đoạn chính cần, không học hỏi, không mong cầu.

Phật nói: Từ Thị ! Đây lại quan sát thiền định, chính đoạn, biết giáo pháp của Như Lai, biết tướng hữu vi, Tam-ma-hứ-đa là chỗ tương ưng, chớ nên kinh doanh sự nghiệp của bạch y, quán sát những việc đó là không hợp đạo lý. Phải biết Bồ-tát kia là phát khởi yêu thích luân hồi sinh tử, kinh doanh công việc thế tục tạo tác nhân xa lìa pháp tài.

Phật nói: Từ Thị ! Bồ-tát kinh doanh sự nghiệp thế tục kia, giả sử có tu tạo tháp bảy bàu đầy ba ngàn đại thiên thế giới, đối với Bồ-tát đó ta cũng không sinh cung kính tôn trọng ngợi khen. Cho đến đầy cả Diêm-phù-đề tất cả đều là Bồ-tát kinh doanh sự nghiệp cũng không bằng một Bồ-tát khởi tâm thừa sự đọc tụng như pháp tu hành.

Lại nữa nếu có số Bồ-tát đọc tụng như thuyết tu hành của một Diêm-phù-đề, cũng không bằng một Bồ-tát ở yên thực hành Bồ-tát làm công việc phụng sự.

Sở dĩ vì sao ? Vì đó là việc khó. Đó là nghiệp trí tuệ. Trong ba đời, đây là nghiệp hơn cả, cao tột hơn cả không gì hơn.

Phật nói: Từ Thị ! Cho nên Bồ-tát muốn phù hợp với nghĩa siêng năng tinh tiến thì phải tu thắng tuệ.

Luận nói:

Nay tôi sẽ nói về hý luận thế tục. Hý luận là vô nghĩa, phi lý. Làm việc hý luận thường bị lỗi lầm, bị chướng nạn. Nghĩa là không xa lìa tám nạn. Cũng không được sát-na đầy đủ thù thắng. Cho đến người trí hiểu đúng đều lìa các hý luận. Làm các hý luận này chóng gặp các nạn.

Cho nên đều không ở chung, thà khiến ở với vợ con tội ác hơn trăm do tuần, đối với người khác hý luận dù trong giây lát cũng không nên gần gũi.

Cũng không ở chung với những kẻ lợi dục công đức xuất gia cầu tài hối lộ, thế là ác tâm khởi các đấu tranh.

Chớ làm ruộng nương, kinh doanh buôn bán, nếu cầu tài lợi tức là hý luận.

Chớ có nam nữ thê thiếp bạn bè quyến thuộc nô bộc hầu hạ giàu có sung túc khởi các đấu tranh.

Đã xuất gia rồi, mặc áo ca-sa tin thuận tịch tĩnh, đến cực kỳ tịch tĩnh. Lại quán sự tịch tĩnh này là thắng tịch, cận tịch, lìa hý luận nên khởi nhẫn như vậy.

Người không xa lìa hý luận ví như rắn độc che giấu ác tâm, sau đọa địa ngục súc sinh cõi Diêm-ma-la. Cho nên tinh tiến khởi nhẫn như vậy. Cho đến được thừa ấy, đối với các nghiệp chướng làm sạch không sót, phá sức ma oán. Những người có trí khởi nhẫn như vậy.

Luận nói:

Sơ lược nói về các nạn.

Phật nói: Từ Thị ! Cho nên Bồ-tát thừa này, nếu thiện nam tử thiện nữ nhân sau năm trăm năm khi chính pháp tiêu diệt khiến không lưu nạn mà được sự tốt lành, thoát các nghiệp chướng, trừ hết tội dục.

Phải biết chớ nên ưa tụ tập ờ A-lan-nhã, nên ở đồng hoang rừng vắng mà tu hành.

Với các chúng sinh khác thì nên xa lìa.

Chỉ phản tỉnh cái sai của mình, không tìm kiếm cái sai của người khác.

Mặc nhiên tin vui hạnh Bát-nhã Ba-la-mật-đa.

Cho nên Kinh Bảo Vân cũng nói như vầy: Khi đi khất thực cho đến gặp những việc như vậy, trừ những nơi hiểm ác như nhà có chó dữ, nhà có bò con còn bú, đều thuộc thể tính phạm giới.Với các súc sinh ấy còn lìa tổn hại, huống chi đối với nam nữ đồng nam đồng nữ, khởi ý nghĩ xấu xa. Tất cả những lúc, những nơi ấy, đều phải xa lìa.

Luận nói:

Nếu thấy những hành động xấu như vậy, cẩn thận chớ nên đến xem, thì lìa được tội ấy.

Lại nữa, nói lìa những chướng nạn như vậy làm sao được quả ? Lìa cái lợi không quả thành cái nghĩa lợi tha. Cho nên phải biết xa lìa cái lợi không quả.

Như Kinh Nguyệt Đăng nói:

Nghĩa về thân giới là kín đáo giữ gìn tay chân, khiến không hư động.

Lại nữa Kinh Thập Pháp nói:

Tay chân loạn động, qua lại nhảy nhót, là nói thân nghiệp thô trọng.

Luận nói:

Như Bồ-tát vì lợi tha, soi thấu rõ mà chẳng phân biệt dư nghiệp. Cho nên Kinh Pháp Tập nói:

Thế Tôn ! Chư Bồ-tát có nghiệp thân khẩu ý, đều vì lợi các chúng sinh mà khởi đại bi tăng thượng, an ủi chúng sinh làm cho chúng sinh thân ý vui thích. Thâm tâm là như vậy, tư duy như vậy, tùy theo tu hạnh gì mà thực hành bình đẳng, làm cho chúng sinh được an ổn khoái lạc. Nói tóm lại, Bồ-tát biết quán mười hai xứ như làng xóm trống không, với những nơi như vậy không nơi nào không vui vẻ xả bỏ.

HẾT QUYỂN 7