LUẬN ĐẠI THỪA A-TỲ ĐẠT-MA TẠP TẬP

SỐ 1606

Tác giả: Bồ-tát An Tuệ
Hán dịch: Tam Tạng Pháp Sư Huyền Trang-đời Đại Đường
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh

 

Quyển 8

PHẦN QUYẾT ĐỊNH

Phẩm 1: Đế (Phần 3)

Lại nữa, nghiệp sai khác có ba thứ:

  1. Nghiệp Luật nghi.
  2. Nghiệp Bất luật nghi.
  3. Nghiệp Phi luật nghi Phi bất luật nghi.

Nghiệp Luật nghi lại có ba thứ: a. Thuộc về Luật nghi biệt giải thoát. b. Thuộc về Luật nghi tĩnh lự. c. Thuộc về Luật nghi vô lậu .

+ Nghiệp thuộc về luật nghi biệt giải thoát, tức là sự thọ luật nghi của bảy chúng là luật nghi Tỳ-kheo, luật nghi Tỳ-kheo ni, luật nghi Thức-xoa-ma-na, luật nghi Sa-di, luật nghi Sa-di ni, luật nghi Ô-basách-ca, luật nghi Ô-ba-tư-ca và luật nghi Cận trụ.

Hỏi: Nương vào những loại Bổ-đặc-già-la nào mà lập ra luật nghi xuất gia?

Đáp: Nương vào chúng có thể tu hành xa lìa hành vi ác và xa lìa hành vi dục. Do Tỳ-kheo, Tỳ-kheo ni… Nơi năm chúng xuất gia mới có thể suốt đời xa lìa các hành vi ác như sát sinh… và có thể xa lìa phi phạm hạnh.

Hỏi: Nương vào những loại Bổ-đặc-già-la nào mà lập ra luật nghi Ô-ba-sách-ca và luật nghi Ô-ba-tư-ca?

Đáp: Nương vào chúng có thể suốt đời xa lìa hành vi ác, không suốt đời xa lìa hạnh dục. Do hai chúng đó mà lập ra suốt đời xa lìa dục tà hạnh, vì chẳng phải lìa phi phạm hạnh.

Hỏi: Nương vào những loài Bổ-đặc-già-la nào để lập ra luật nghi cận trụ?

Đáp: Nương vào chúng không thể xa lìa hành vi ác và không xa lìa hành vi dục, nên chỉ vì chúng đó mà chế ra luật nghi cận trụ ngày

đêm, để giúp cho dần dần đồng thời tu học.

Hỏi: Nếu chỉ tu học một phần học xứ Ô-ba-sách-ca, là nói thành tựu luật nghi Ô-ba-sách-ca hay là nói không thành tựu ?

Đáp: Nên nói thành tựu nhưng gọi là phạm giới.

Hỏi: Phiến-đệ-bán-trạch-ca… bị ngăn dứt thọ luật nghi Ô-ba-sáchca phải không?

Đáp: Không phải ngăn dứt Phiến-đệ-bán-trạch-ca kia thọ luật nghi Ô-ba-sách-ca , nhưng ngăn tánh Ô-ba-sách-ca kia, vì không thể gần gũi hầu hạ hai chúng xuất gia Tỳ-kheo và Tỳ-kheo ni. Cũng như Phiến-đệbán-trạch-ca, không được gần gũi hầu hạ hai chúng xuất gia Tỳ-kheo và Tỳ-kheo ni, để ngăn dứt tánh Ô-ba-sách-ca kia, hai hình cũng vậy, nam nữ phiền não thường đồng thời hiện hành, không được gần gũi hầu hạ hai chúng nên không nói riêng. Lại nữa, Bán-trạch-ca có năm thứ: 1. Sinh tiện Bán-trạch-ca. 2. Ganh ghét Bán-trạch-ca. 3. Bán nguyệt Bántrạch-ca. 4. Quán sái Bán-trạch-ca. 5. Trừ khử Bán-trạch-ca.

+ Nghiệp thuộc về Tĩnh lự luật nghi , là có thể trừ bỏ và điều phục hạt giống phiền não phạm giới phát khởi, là chỗ xa lìa của người lìa dục cõi Dục, là chỗ xa lìa của người lìa dục ở bậc nhất, tĩnh lự đệ hai và thứ ba, đó gọi là chỗ thâu nhiếp Thân Ngữ Nghiệp của Tĩnh lự luật nghi. “Tánh phát khởi phiền não phạm giới”, là tham sân… sự trói buộc phiền não và tùy phiền não nơi cõi Dục. “Có thể trừ bỏ và điều phục hạt giống kia”, là do tạo lực đối trị tổn hại hạt giống kia. “Lìa dục nơi cõi Dục”, là tạo lực đối trị, hoặc ít phần lìa dục hoặc toàn phần lìa dục. “Xa lìa tất cả”, là xa lìa được tánh phạm giới kia. “Lìa dục của tĩnh lự bậc nhất, đệ nhị và thứ ba”, là do xa phần lực đối trị, khiến cho tĩnh lự kia phát khởi, tất cả hạt giống của phiền não phạm giới càng trở nên suy tổn. Nguyên nhân không nói lìa dục của Tĩnh lự đệ tứ là do sắc thô của cõi Vô Sắc không có, nên lược bớt không lập luật nghi cõi Sắc.

+ Nghiệp thuộc về Luật nghi Vô lậu, là người đã thấy tứ đế, có được tánh giới viễn lìa vô lậu do sức mạnh của tác ý vô lậu.

– Nghiệp bất luật nghi, là những người bất luật nghi, hoặc do sinh trong chủng tánh bất luật nghi, hoặc do thọ trì sự nghiệp của bất luật nghi, là đã hiện hành nghiệp bất luật nghi chắc chắn trong kỳ hạn.

Hỏi: Thế nào gọi là người bất luật nghi ?

Đáp: Nếu gọi là người giết mổ dê, nuôi gà, nuôi heo, bắt chim, bắt cá, săn nai, lưới thỏ, trộm cướp, tội phạm đứng đầu, hại trâu, trói voi, lập đàn chú rồng, giữ ngục, sàm nịnh, những người ưa thích gây tổn hại. Giết mổ dê, là sinh sống bằng nghề giết mổ gia súc để mua bán, như vậy nuôi gà nuôi heo… tùy theo sự thích ứng. Trói voi, là thường ở trong núi rừng bắt voi rừng điều phục. Lập đàn chú rồng, là luyện tập thần chú của loài rồng, rắn để mua vui tự nuôi sống. Sàm nịnh, là dùng lời chia rẽ hủy hoại thân nhân của người khác để tạo thế nuôi mạng sinh sống. “Hoặc do sinh trong chủng tánh bất luật nghi, hoặc do thọ trì sự nghiệp của bất luật nghi đó”, tức là sinh vào nhà đó, hoặc sinh vào nhà khác, như thứ lớp của nó. “Đã hiện hành nghiệp Bất luật nghi chắc chắn trong kỳ hạn”, là phương tiện Thân Ngữ làm đầu chắc chắn chủ yếu thời kỳ hiện hành, nghiệp đó gọi là nghiệp bất luật nghi.

– Nghiệp phi luật nghi phi bất luật nghi, là tất cả nghiệp thiện và nghiệp bất thiện của người trụ phi luật nghi phi bất luật nghi. Hoặc các nghiệp bố thí, ái ngữ… hoặc các nghiệp đánh đấm… không thuộc về luật nghi bất luật nghi, gọi là phi luật nghi phi bất luật nghi.

Lại nữa, nghiệp sai khác có ba thứ:

  1. Nghiệp thuận lạc thọ.
  2. Nghiệp thuận khổ thọ.
  3. Nghiệp thuận bất khổ bất lạc thọ.

– Nghiệp thuận lạc thọ, là tất cả có nghiệp thiện từ cõi Dục cho đến tĩnh lự thứ ba.

– Nghiệp thuận khổ thọ, là nghiệp bất thiện.

– Nghiệp thuận bất khổ bất lạc thọ, là tất cả nghiệp thiện từ tĩnh lự thứ tư trở lên.

Lại nữa, nghiệp sai khác có ba thứ:

  1. Nghiệp thuận hiện pháp thọ.
  2. Nghiệp thuận sinh thọ.
  3. Nghiệp thuận hậu thọ.

– Nghiệp thuận hiện pháp thọ, hoặc là nghiệp Dị thục trong hiện pháp thành thục, là xuất định Từ rồi, đối với nghiệp kia tạo tác, hoặc tổn giảm hoặc tăng ích thì chắc chắn được hiển hiện Dị thục. Như xuất định Từ xuất định Vô tránh, định Diệt tận, quả Dự lưu, quả A-la-hán cũng vậy. Lại Phật là Thượng thủ trong Tăng, tạo nghiệp thiện, nghiệp ác chắc chắn được hiện Dị thục, cũng có phương tiện ý lạc mạnh mẽ khác, nghiệp Thiện và Bất thiện đã làm cũng được hiển hiện Dị thục, nên gọi là nghiệp hiện pháp thọ. Nếu nghiệp đối với đời nầy tạo tác thì ở đời nầy thành thục.

– Nghiệp thuận sinh thọ, hoặc là nghiệp Dị thục trong sinh vô gián thành thục. Sinh vô gián, tức là kế đời nầy, là năm nghiệp vô gián có thể được sinh Dị thục.

Hỏi: Nếu người tạo một vô gián, thì trong sinh vô gián có thể thọ Dị thục của nó, nếu người tạo nhiều nghiệp vô gián thì trong sinh vô gián làm sao được thọ Dị thục của nó?

Đáp: Trong một đời thọ ngay tất cả sự có được Dị thục thì không có lỗi. Vì sao? Nếu người tạo nhiều nghiệp Vô gián thì sự chiêu cảm thân hình rất mềm mại, sự chiêu cảm vật dụng tạo khổ rất mạnh mẽ, do thọ ngay các thứ khổ lớn nầy. Lại có nghiệp Thiện và nghiệp Bất thiện khác, đối với Dị thục của sinh vô gián thành thục, thì tất cả đều gọi là nghiệp Thuận sinh thọ.

– Nghiệp Thuận hậu thọ, là nếu nghiệp Dị thục sau sinh vô gián thành thục, thì trong nghiệp nầy từ vị sơ thục mà đặt tên của nghiệp thuận hiện pháp thọ, nghiệp thuận sinh thọ…, không những chỉ thọ một vị Dị thục ấy, nếu tạo nghiệp trong đời nầy, thì từ đời nầy trở đi Dị thục thành thục, gọi là nghiệp thuận hiện pháp thọ, nếu gây ra nghiệp trong đời nầy, từ sinh vô gián trở đi Dị thục thành thục, gọi là nghiệp thuận sinh thọ, nếu gây ra nghiệp trong đời nầy, thì qua sinh vô gián trở đi Dị thục thành thục, gọi là nghiệp thuận hậu thọ. Nếu nói như vậy tức là khéo thuận với kinh Ha Oán tâm (quở trách tâm thù oán), kinh đó nói: “Do nghiệp vô gián trong Na-lạc-ca niệm niệm sống chết thọ khổ lớn Dị thục ”.

Lại nữa, có bốn thứ nghiệp sai khác:

  1. Hắc hắc Dị thục nghiệp.
  2. Bạch bạch Dị thục nghiệp.
  3. Hắc bạch hắc bạch Dị thục nghiệp.
  4. Phi hắc bạch vô Dị thục nghiệp năng tận các nghiệp.

– Hắc hắc Dị thục nghiệp: Là nghiệp bất thiện, vì nhiễm ô, vì Dị thục không đáng ưa.

– Bạch bạch Dị thục nghiệp: Là nghiệp thiện của ba cõi, vì không nhiễm ô, vì Dị thục đáng ưa.

– Hắc bạch hắc bạch Dị thục nghiệp: Là tạp nghiệp thuộc cõi Dục, vì xen lẫn thiện và bất thiện.

Thế nào là một nghiệp vừa Thiện vừa Bất thiện? Trong đây không dựa theo tướng sát-na sanh mà nói một nghiệp vừa Thiện vừa Bất thiện, nhưng dựa theo ý lạc và phương tiện mà nói chung một nghiệp, là ý của kinh nầy dựa theo hai thứ ấy hoặc hắc hoặc bạch không tương tự lẫn nhau để lập ra một thứ nghiệp hắc bạch. Hoặc có nghiệp do ý lạc nên hắc, do phương tiện nên bạch. Hoặc có nghiệp do phương tiện nên hắc, do ý lạc nên bạch. “Do ý lạc nên hắc, do phương tiện nên bạch”, giống như có một người vì muốn nói dối người khác, thì trước hết là hiện tướng, khiến cho người kia tin mình rồi do đó mà thực hành tuệ thí, cho đến xuất gia. “Do phương tiện nên hắc, do ý lạc nên bạch”, là như có một người vì muốn cho con cái và môn đồ lìa nơi nguy hiểm ở nơi an ổn, do tâm thương xót mà hiện phát các thứ thân ngữ thô ác, trong lúc nầy phát sinh tạp nhiễm.

– Phi hắc bạch vô Dị thục nghiệp năng tận các nghiệp: Là các nghiệp vô lậu trong đạo phương tiện vô gián, vì phương tiện đạo vô gián là dứt đối trị các nghiệp kia. Phi hắc, là lìa phiền não cấu. Bạch, là hoàn toàn thanh tịnh. Vô Dị thục, là sinh tử trái nhau. Năng tận các nghiệp, là do năng lực của nghiệp vô lậu dứt trừ hẳn ba thứ nghiệp hữu lậu của hắc và tập khí của Dị thục.

Lại nữa, y cứ chung tất cả chướng ngại thuận theo thể tánh của tất cả nghiệp vô lậu không có sai khác, như thứ lớp của nó mà lập ra các nghiệp nhiễm ô của khúc, uế, trược, các nghiệp thanh tịnh của tịnh mâu-ni.

Khúc nghiệp, là như Nghiệp thân ngữ ý có thể chướng ngại chánh đạo, tám chi Thánh đạo khiến cho chúng không sinh trưởng.

Uế nghiệp, là như Nghiệp thân ngữ ý có thể tạo ô uế nối tiếp, nương vào đây mà phát sinh chướng nghiệp như vậy.

Trược nghiệp, là như Nghiệp thân ngữ ý nương vào kiến điên đảo của ngoại đạo mà sinh, không tin sự đối trị trong Thánh giáo thanh tịnh của tất cả Như Lai, vì thuộc về hỗn trược.

Lại có sai khác rơi vào bên đoạn và bên thường, trái với nghĩa hàng lớp trong xứ gọi là khúc. Sự thâu nhiếp tăng ác của kiến tổn giảm, của đã lập pháp nghĩa thanh tịnh, gọi là uế. Sự thâu nhiếp của Tát-ca-da kiến, chướng nghĩa của kiến chân vô ngã gọi là trược.

Nghiệp tịnh, cùng với các nghiệp như vậy tạp nhiễm trái nhau theo đó mà hiểu. Ba tịnh nghiệp, là thiện tịnh Thi-la, thuộc kiến ngay thẳng, vì nghiệp thân ngữ ý xa lìa cấu uế của kiến hủy phạm giới. Nghiệp ba Mâu-ni, là tất cả Nghiệp thân ngữ ý của bậc hữu học và Vô học, vì chỉ có các Mâu-ni mới có nghiệp nầy. Lại nữa, có các nghiệp thanh tịnh của thí.

Hỏi: Thế nào là nghiệp thí?

Đáp: Là Nhân duyên, Đẳng khởi, Xứ sở, Tự thể.

Phân biệt nhân duyên nghiệp thí, là gốc lành Vô tham, Vô sân và Vô si.

Đẳng khởi, là Tham Sân Si đồng hành với tư. Xứ sở, là vật được thí. Tự thể, là nghiệp thân ngữ ý khi chánh thức hành thí.

Hỏi: Thế nào là thí tròn đầy?

Đáp: Là thí mãi mãi không nghiêng về bè đảng, tùy sự mong muốn mà thí tròn đầy, thí được tròn đầy nương vào nghĩa nầy mà kinh nói như vầy: “Là Đại thí chủ, đây là nói nghĩa thường bố thí, do tập quen thành tánh nên thường có thể thí. Tất cả Sa-môn và Bà-la-môn, đây là nói về nghĩa vô thiên đảng thí (thí không thiên vị bè nhóm), vì tất cả thí không có sai khác. Hoặc ăn hoặc uống, đây là nói về nghĩa tùy sự muốn mà bố thí tròn đầy, như ý nguyện mà tất cả tài sản đều bố thí”.

Lại, vì thí không có chỗ nương, thí thanh tịnh rộng khắp, thí vui mừng thường thí, thí ruộng đất vật dụng, thí khéo phân bố mới cũ nên thí được tròn đầy. Nương vào nghĩa nầy nên kinh nói như vầy: “Giải thoát, buông thả tay thí vui, xa lìa cúng tế xả, đầy đủ, khi đang thí thì vui vẻ… phân phát”. Các câu như vậy tùy thứ lớp của nó mà hiển bày. Bố thí không chỗ nương. Bố thí không chỗ nương: Là không hồi hướng về hữu và tài sản mà thực hành tuệ thí. Ruộng đất vật dụng: Là ruộng nghèo khổ và ruộng công đức. Buông tay, là buông tay rộng thực hành tuệ thí không co giấu tay. Thường cúng tế, là tập quen cúng tế đã thành tánh. Xả đầy đủ, là tuệ làm đầu. Khi đang thí thì vui vẻ… phân phát, là đối với người đến cầu xin thì lấy vật bố thí mà phân phát đều.

Làm sao biết vật thí tròn đầy? Là tài sản bố thí chẳng phải do dối trá mà được, tài sản bố thí không phải xâm chiếm của người khác mà được, tài sản bố thí không phải uế tạp và lìa cấu, tài sản bố thí thanh tịnh, tài sản bố thí như pháp được dắt dẫn, đó gọi là vật thí tròn đầy. Nương vào nghĩa nầy nên kinh nói: “Phát khởi sở đắc của chánh cần”. Tài sản, đây là nói vật thí không phải dối trá mà được. Dối trá mà được, là không khởi chánh cần, nhưng được tài sản ở mình ở là vật gởi của người khác gởi. Vì mưu trá mà được nên vận dụng sức của cánh tay để có tài vật: Đây là nói vật thí không phải xâm chiếm của người khác mà được. Xâm chiếm của người khác mà được, là không phải tự vận động sức tay mà được, cần khổ các thứ phương tiện đọat được tài sản của người khác, xâm chiếm lấy. Lìa vật ô cấu, đây là nói vật thí không phải ô uế và lìa cấu, vì sự thí vật xa lìa cấu uế và tạp nhiễm. Như pháp tài: Đây là nói vật thí thanh tịnh, vì xa lìa dao gậy, rượu độc… là những thứ không phải vật thí thanh tịnh. Như pháp sở đắc: Đây là nói vật thí như pháp đã dẫn, vì xa lìa sự cân đo dối trá đồng với tài vật tà mạng.

Lại nữa, như trong kinh nói: “Thành tựu Thi-la thì khéo có thể ngăn ngừa Luật nghi Biệt giải thoát. Phép tắc đã làm đều được tròn đầy, thấy tội nhỏ nhiệm sinh sợ hãi lớn, đối với các học xứ khéo có thể thọ học”.

Hỏi: Thế nào là thành tựu Thi-la, hay có thể thọ trì, có thể giữ gìn Thi-la?

Đáp: Là thọ trì tịnh giới tương ưng không thiếu, nên gọi là thành tựu Thi-la.

Hỏi: Thế nào là khéo có thể ngăn ngừa luật nghi biệt giải thoát, hay có thể khéo hộ trì Thi-la xuất ly?

Đáp: Là vì cầu giải thoát từng phần riêng biệt mà ngăn ngừa tất cả luật nghi, nên gọi là luật nghi Biệt giải thoát, vì luật nghi nầy có thể mau chóng ra khỏi sinh tử.

Hỏi: Thế nào là phép tắc đã làm đều tròn đầy, hay đầy đủ Thi-la thì khó bị hủy phạm trách mắng?

Đáp: Phép tắc tròn đầy, là oai nghi… vì không phải bị quở trách của người thông tuệ. Đã làm tròn đầy, là xa lìa năm chỗ Tỳ-kheo không đến năm chỗ là:

  1. Nhà Xướng linh .
  2. Nhà Dâm nữ.
  3. Nhà bán rượu.
  4. Nhà vua.
  5. Nhà Chiên-trà-la Yết-sĩ-na.

Hỏi: Thế nào là thấy tội nhỏ mà sinh sợ hãi lớn, hay mạnh mẽ cung kính Thi-la đã học?

Đáp: Trong già tội mạnh mẽ cung kính, tu học hộ trì cũng như tánh tội, nên gọi đó là thấy tội nhỏ nhiệm mà sinh sợ hãi lớn.

Hỏi: Thế nào là đối với học xứ thọ học, hay thọ học tròn đầy đã học Thi-la?

Đáp: Là thọ học đầy đủ, tròn đầy học xứ, nên gọi là đối với các học xứ khéo thọ học, rồi từ đó về sau nương vào Thi-la giải thích nghĩa hộ thân… trong kinh Phật.

Hỏi: Thế nào là giữ gìn thân ngữ, hay do sự nhiếp giữ của chánh giải kia ?

Đáp: Như Phật đã cho phép, về các sự qua lại thì trước hết quán sát rồi mới chánh thức hành trì.

Hỏi: Thế nào là thân ngữ cụ túc tròn đầy, không bao giờ hủy phạm điều đã hủy phạm ?

Đáp: Là không trái nghịch tổn hại Thi-la thanh tịnh.

Hỏi: Thế nào là thân ngữ thanh tịnh hiện hành, hay là do không

hối… Dần dần tu hành lâu đến khi đắc định làm chỗ nương?

Đáp: Là nương vào năng lực định khiến xa lìa mọi cấu nhiễm của việc phạm giới.

Hỏi: Thế nào là thân ngữ cực thiện hiện hành, hay là sự không xen lẫn của tầm tư?

Đáp: Là sự không thể xen lẫn của tầm tư nhiễm ô, vì hoàn toàn thanh tịnh.

Hỏi: Thế nào là thân ngữ vô tội hiện hành, xa lìa tà nguyện tu phạm hạnh?

Đáp: Là không hồi hướng nơi hữu và tài sản mà tu hành phạm hạnh, được các Thánh hiền khen ngợi.

Hỏi: Thế nào là thân ngữ vô hại hiện hành, hay là không khinh khi người khác thì dễ sống chung?

Đáp: Là không tự cao xem thường người khác, vì khó sống chung là sự tổn hại.

Hỏi: Thế nào là thân ngữ thuận theo hiện hành, hay là có thể thuận theo đắc Niết-bàn?

Đáp: Là có thể thuận theo đắc Niết-bàn, được Thánh đạo dẫn dắt.

Hỏi: Thế nào là thân ngữ tùy ẩn hiển hiện hành, ẩn thiện hiển ác?

Đáp: Là ẩn công đức của tự mình, hiển tội lỗi của mình.

Hỏi: Thế nào là thân ngữ thân thiện hiện hành, hay là người đồng phạm hạnh nhiếp thọ Thi-la?

Đáp: Là đồng phạm hạnh nhiếp thọ Thi-la thì nên quy hướng.

Hỏi: Thế nào là thân ngữ ứng hợp hiện hành, hay là đối với vị tôn qúy lìa kiêu mạn?

Đáp: Là đối với tôn trưởng và đồng bậc tôn trưởng, dứt bỏ kiêu mạn như sự ứng cúng.

Hỏi: Thế nào là thân ngữ kính thuận hiện hành, hay đối với bậc tôn kính dạy răn thì kính thuận lãnh thọ?

Đáp: Là đối với ngữ ngôn của bậc tôn trưởng kính thuận lãnh thọ, vì lìa bỏ kiến thủ của tự mình.

Hỏi: Thế nào là thân ngữ vô nhiệt hiện hành, hay xa lìa khổ hạnh nóng bức và dục giải thấp kém?

Đáp: Là lìa hạnh dục giải thấp kém và các khổ hạnh của ngoại đạo, vì không tự thiêu đốt mình.

Hỏi: Thế nào là thân ngữ bất não hiện hành, hay là từ bỏ tài sản

sự nghiệp mà không hối tiếc?

Đáp: Là do từ bỏ tài sản sự nghiệp không hối tiếc, vì sau đó thì người ấy không có nóng bức phiền não.

Hỏi: Thế nào là thân ngữ vô hối hiện hành, hay là tuy được phần ít không lấy làm mừng vì không hối hận?

Đáp: Là tu Phẩm Thiện tuy được ít phần nhưng không sinh mừng đủ, hết mình lìa các hối hận mà tu tập. Như Thế Tôn nói: “Các hữu tình như vậy đều do tự nghiệp, sự chống trái của nghiệp, từ nghiệp sinh ra, nương vào nghiệp mà ra khỏi nghiệp, có thể phân biệt tất cả hữu tình cao thấp, hơn kém.

Hỏi: Thế nào là hữu tình đều do tự nghiệp, do nghiệp tự tạo mà thọ Dị thục?

Đáp: Là các hữu tình đều do tự nghiệp của mình nên gọi là tự nghiệp. Tự là không cùng chung với người khác, vì thọ của Dị thục tự nghiệp nên gọi là tự nghiệp.

Hỏi: Thế nào là sự chống trái của nghiệp khi thọ Dị thục có được của tự nghiệp, nghiệp thiện và nghiệp bất thiện chống trái lẫn nhau?

Đáp: Là các hữu tình do nghiệp chống trái, nên sự chống trái của nghiệp tùy nghiệp lực thiện, ác mà mình thọ ái và bất ái khác nhau của chính nó.

Hỏi: Các hữu tình kia khi thọ Dị thục ái và bất ái của nghiệp tự tạo, bắt đầu từ đâu sinh ra, hay là vô nhân, hay là do thế tánh, tự tại?

Đáp: Từ nghiệp mà sinh.

Hỏi: Thế nào là từ nghiệp mà sinh, là các hữu tình đó xa lìa vô nhân và nhân ác, chỉ từ nghiệp sinh ra?

Đáp: Là các hữu tình xa lìa vô nhân và nhân ác, chỉ từ nhân duyên của nghiệp mà sinh. Như vậy đã nói nương vào nghiệp mà trôi lăn để nói quy về diệt cũng nương vào các nghiệp, nên kinh nói: “Nương vào nghiệp mà được ra khỏi”.

Hỏi: Thế nào là nương vào nghiệp mà thoát khỏi, nương vào nghiệp đối trị mà giải thoát trói buộc của nghiệp?

Đáp: Là nương vào nghiệp vô lậu, nó có khả năng dứt nghiệp hữu lậu, chỉ nương vào nghiệp mà được ra khỏi.

Hỏi: Thế nào là hữu tình cao thấp?

Đáp: Là do nghiệp, đối với đường thiện đường ác mà được tự thể sai khác.

Hỏi: Thế nào là hơn kém?

Đáp: Là các hữu tình thành tựu công đức lỗi lầm sai khác. Như

Thế Tôn nói: “Nghiệp Dị thục của hữu tình bất khả tư nghì”. Như vậy ý của kinh muốn nói không phải tất cả mọi thứ đều bất khả tư nghì.

Hỏi: Thế nào là nghiệp Dị thục bất khả tư nghì, và thế nào là khả tư nghì?

Đáp: Là các nghiệp thiện đối với cõi người trời đắc Dị thục khả ái, đó là khả tư nghì, các nghiệp bất thiện bị đọa vào ba đường ác, đắc Dị thục không đáng ưa, đó là khả tư nghì. Do nghiệp thiện và nghiệp ác sinh vào đường ác và đường thiện, chiêu cảm đắc Dị thục đáng yêu, không đáng yêu, người có trí thế gian thì có thể tư nghì, do đây có thể dẫn phát công đức của chánh kiến… tức là do nghiệp nầy chiêu cảm các thứ sai khác Dị thục của tự thân nơi các hữu tình là bất khả tư nghì. Nói Dị thục của nội thân có hình sắc, vô lượng sai khác, khó có thể nghĩ bàn, trừ bậc Nhất thiết trí bất khả tư nghì ra, người nào gượng ép tư nghì thì phát sinh các tội điên cuồng.

Lại nữa, ngay nơi xứ sai khác, sự sai khác, nhân sai khác, Dị thục sai khác và phẩm loại sai khác của nghiệp thiện và nghiệp bất thiện, đều là bất khả tư nghì, tức do xứ sai khác… của nghiệp nầy, vì vô lượng vô biên nên khó có thể nghĩ bàn. Xứ, là trụ, xứ như vậy mà tạo nghiệp như vậy, hoặc nơi thành ấp, hoặc nơi xóm làng đều như vậy. Sự, là chỗ nương, hữu tình số, hoặc phi hữu tình số. Nhân, là gốc lành và bất gốc lành, như sự thích ứng của nó. Dị thục, là Dị thục của nội thân. Phẩm loại, là các thứ sai khác nơi vô lượng phẩm loại.

Lại nữa, có các thứ ngoại sự sai khác, có thể chiêu cảm nghiệp dụng bất khả tư nghì. Do những nghiệp gì mà chiêu cảm chông gai bén nhọn châm chích? Các loại gắn liền nơi thế gian như vậy, là thuộc bất tư nghị, Phật đã chế ra tư nghì thế gian.

Lại nữa, ngọc mạt-ni, dược thảo, chú, thuật tương ưng nghiệp dụng bất khả tư nghì. Mạt-ni tương ưng nghiệp, là ngọc, nguyệt ái… có thể hiện ra nước uống… là nghiệp dụng khó nghĩ bàn. Thuốc tương ưng nghiệp, là cầm lấy thuóc nầy thì tàng hình ẩn tướng. Chú tương ưng nghiệp, là tụng chú nầy thì không bị đốt cháy. Thuật tương ưng nghiệp, là do các thuật có thể chữa trị bệnh nóng bức.

Lại nữa, oai đức nghiệp dụng của người thực hành quán là bất khả tư nghì, nếu không thì làm sao lực tâm oai đức của người kia có thể rung chuyển mặt đất hay bay lên hư không!?

Lại nữa, nghiệp dụng tự tại của các Bồ-tát bất khả tư nghì, đó là:

1. Mạng tự tại. 2. Tâm tự tại. 3. Tài tự tại. 4. Nghiệp tự tại. 5. Sinh tự tại. 6. Thắng giải tự tại. 7. Nguyện tự tại. 8. Thần thông tự tại. 9. Trí tự tại.

10. Pháp tự tại. Các đại Bồ-tát do những thứ sức mạnh tự tại như vậy mà đã tạo nghiệp dụng bất khả tư nghì, là các Bồ-tát do sức mạnh của mạng tự tại giữ vững các hạnh của tuổi thọ, tùy theo sự thích muốn mà sống với thời gian như thế. Do sức mạnh của tâm tự tại tùy sự ưa thích, xuất nhập tự tại Tam-ma-địa. Do sức mạnh của thắng giải tự tại mà chuyển đại địa… làm thành nước lửa… nên thắng giải tự tại. Do sức mạnh của nguyện tự tại tùy sự vui thích có khả năng dẫn vô số đại nguyện tự lợi lợi tha tròn đầy. Do sức mạnh của thần thông tự tại, vì muốn hóa độ vô lượng hữu tình mà hiển bày các thứ thần thông biến hiện. Do sức mạnh của trí tự tại đối với các ngôn từ huấn thích của các pháp nghĩa không bị trệ ngại, biện thuyết tròn đầy rốt ráo. Do sức mạnh của pháp tự tại dùng vô lượng chủng Danh Cú Văn Thân lập ra giáo pháp Tô-đát-lãm Vô thượng, tùy theo sự thích ứng, cho đến tất cả hữu tình trong một thời gian có thể khiến cho tâm của họ đều được đại rất vui mừng.

Lại nữa, nghiệp dụng của sự tạo tác phải làm mà làm chư Phật đã làm là bất khả tư nghì. Thế nào là Như Lai đạt đến lãnh vực vô công dụng rốt ráo, chứng đắc pháp giới thanh tịnh một vị? Việc mà Phật Thế Tôn nên làm , là tạo mọi sự an vui lợi ích cho các hữu tình, tùy thời như thích ứng đều có thể thành lập, như vậy các Phật và cảnh giới của các Phật đều bất khả tư nghì.

Lại nữa tập đế như vậy gồm có bốn thứ hành tướng, cái gọi là:

  1. Nhân tướng.
  2. Tập tướng.
  3. Sinh tướng.
  4. Duyên tướng.

Hỏi: Nhân tướng là thế nào ?

Đáp: Là có thể dẫn phát nhân của tập khí hậu hữu, đó gọi là nhân tướng, vì nghiệp phiền não nên có thể dẫn phát nhân của tập khí hậu hữu.

Hỏi: Thế nào là tập tướng?

Đáp: Là sự huân tập tập khí của các hữu tình ấy, đối với các loài hữu tình kia làm nhân đẳng khởi, đó là tập tướng, do sự tập hợp tập khí của các hữu tình, các loại hữu tình trong nhân thiên… có thể làm nhân khởi bình đẳng của các chủng loại hình mạo tương tự.

Hỏi: Thế nào là sinh tướng?

Đáp: Là sinh nhân sai khác của vô lượng phẩm loại trong mỗi nội thân riêng biệt, gọi đó là sinh tướng, là các hữu tình, ai nấy có nội thân riêng nối tiếp chắc chắn tiến đến sinh địa tất cả phẩm loại khác nhau… cho tới sinh nhân của hữu đảnh.

Hỏi: Thế nào là duyên tướng?

Đáp: Là từng hữu tình khác nhau đắc xả nhân, gọi là duyên tướng, có thể khiến cho hữu tình đắc những thứ chưa từng đắc. Tự thể đã xả rồi, vì đã từng đắc tự thể, như vậy gọi là thể tướng của tập đế.

Hỏi: Thế nào là Diệt đế?

Đáp: Là do: 1. Tướng. 2. Sâu xa. 3. Thế tục. 4. Thắng nghĩa. 5. Không tròn đầy. 6. Tròn đầy. 7. Vô trang nghiêm. 8. Hữu trang nghiêm. 9. Hữu dư. 10. Vô dư. 11. Tối thắng. 12. Sai khác. Do những thứ nầy mà phân biệt diệt đế.

– Tướng, là Chân như Thánh đạo phiền não không sinh, hoặc chỗ dựa của diệt, hoặc năng diệt, hoặc tánh diệt, là tướng của diệt đế. Như Thế Tôn nói: “Nhãn nhĩ, tỷ thiệt thân và ý, ở các xứ nầy thì danh sắc rốt ráo diệt không sót”. Lại cũng nói: “Cho nên các ông hiện tại phải quán các xứ đó, điều gọi là nhãn xứ nầy rốt ráo diệt xa lìa sắc tưởng, cho đến ý rốt ráo diệt xa lìa pháp tưởng. Do đạo ly nầy nói về sở duyên, pháp Hữu lậu trên cảnh của Chân như vắng lặng, là tướng diệt đế.

– Sâu xa, là các hành kia rốt ráo vắng lặng, như vậy vắng lặng so với các hành kia không thể nói dị, bất dị, cũng dị, cũng bất dị, phi di, phi bất dị. Vì sao? Nếu các hành kia vắng lặng rốt ráo, như vậy vắng lặng cùng với các hành kia có thể nói dị, thì phải cùng với các hành không trói buộc nhau, rõ ràng khác thể. Nếu bất dị, thì phải là tướng nhiễm . Do đạo ly nầy nên cùng cả hai và không cùng cả hai., vì sao? Vì vô hý luận, trong nghĩa nầy nếu sinh hý luận thì không phải chánh tư nghì, không phải đạo, không phải như, cũng không phải phương tiện tư nghì khéo léo. Như Thế Tôn nói: “Sáu xúc xứ nầy tận, lìa dục, diệt, vắng lặng, lặn”. Nếu là hữu dị, vô dị, cũng hữu dị, vừa vô dị, phi hữu dị phi vô dị, thì đối với vô hý luận liền sinh hý luận, cho đến có sáu xứ có thể có hý luận. Sáu xứ dứt bặt thì các hý luận tức là Niết-bàn, nếu dứt bặt các hý luận như vậy thì đó là Niết-bàn vắng lặng. Không chánh tư nghì gọi đó là hý luận, vì đối với đáng tư nghì dị biệt thì mới tư nghì dị biệt. Thế nào là đáng tư nghì dị biệt? Là các thứ tư nghì của sự xuất li chơn chánh, diệu lìa.…

– Thế tục, là dùng đạo thế gian để hàng phục sự bị diệt của hạt giống, nên Thế Tôn riêng gọi đó là phần Niết-bàn.

– Thắng nghĩa, là dùng Thánh tuệ để dứt trừ hẳn sự bị diệt của hạt giống.

– Không tròn đầy, là tất cả diệt của các Hữu học, hoặc thuộc quả Dự lưu , hoặc quả Nhất lai , hoặc thuộc quả Bất hoàn .

– Tròn đầy, là tất cả diệt thuộc về các quả A-la-hán Vô học thâu nhiếp.

– Vô trang nghiêm, là tất cả diệt của A-la-hán tuệ giải thoát, không có ba minh và công đức tối thắng được trang nghiêm.

– Hữu trang nghiêm, là tất cả diệt của giải thoát câu phần, A-lahán ba minh, sáu thông… được trang nghiêm bằng vô lượng, các thứ công đức. Thù thắng

– Hữu dư, là có những sự được diệt còn thừa.

– Vô dư, là các sự được diệt không còn thừa.

– Tối thắng, là tất cả diệt thuộc về Niết-bàn vô trụ của Phật Bồ-tát thâu nhiếp, vì thường an trụ trong sự lợi lạc của tất cả hữu tình.

– Sai khác, là dứt hẳn vô dư, ra khỏi hẳn, trừ sạch hẳn, tận, lìa dục, diệt, vắng lặng, chìm v.v…

Hỏi: Vì sao gọi là dứt hẳn vô dư, hay là do các câu khác?

Đáp: Dứt hẳn vô dư là câu nêu làm chuẩn để giải thích các câu khác, nên nói các câu khác, sau đó lấy câu riêng giải thích câu “Chung” nầy. Vì triền và tùy miên đều dứt hẳn, nên gọi là Dứt hẳn Vô dư.

Hỏi: Thế nào là dứt hẳn xuất vô dư, hay ra khỏi hẳn các triền?

Đáp: Đây là nương vào đoạn dứt các triền mà nói, là triền đã sinh rồi thì dứt hẳn xa lìa.

Hỏi: Vì sao gọi là loại bỏ hết hẳn, hay là loại bỏ hết hẳn tùy miên?

Đáp: Đây là nương vào đoạn dứt tùy miên mà nói, là trừ căn bản nên không bao giờ sinh, như vậy các diệt do Kiến đạo và tu đạo đối trị riêng biệt mà lập ra hai thứ: 1. Tận. 2. Lìa dục.

Hỏi: Tận là gì?

Đáp: Vì Kiến đạo đối trị được lìa trói buộc, còn lại ít phần trong khối phiền não cũng gọi là tận.

Hỏi: Vì sao gọi là lìa dục?

Đáp: Vì tu đạo đối trị được lìa trói buộc, do tu đạo kia đã nói về dần dần sự lìa dục ở các địa, nên gọi là lìa dục. Do có đồng thời lìa trói buộc như vậy, nên khổ vị lai diệt.

Hỏi: Diệt là gì?

Đáp: Vì quả khổ vị lai kia bất sinh, có thể thành pháp khổ vị lai bất sinh, nên gọi là diệt. Lại cũng đối với ưu não của hiện pháp được vắng lặng.

Hỏi: Vắng lặng là gì?

Đáp: Là trong hiện pháp tâm khổ của quả kia không bao giờ hiện hành.

Hỏi: Vì sao gọi là lặn chìm?

Đáp: Là tất cả sự khác diệt mất hẳn, sự chiêu cảm các uẩn của nghiệp đời trước tự nhiên diệt hết, nên gọi là một. Do các câu riêng như vậy đã giải thích câu nêu chung dứt hẳn diệt vô dư ở trước.

Hỏi: Vì sao diệt nầy lại gọi là Vô vi?

Đáp: Vì lìa ba tướng. Ba tướng hữu vi của sinh diệt trụ dị rốt ráo trái nhau, nên gọi là vô vi.

Hỏi: Vì sao diệt nầy lại gọi là khó thấy?

Đáp: Vì vượt qua cảnh của nhục nhãn và thiên nhãn, chỉ là cảnh giới hoạt động của tuệ nhãn bậc Thánh, nên gọi là khó thấy .

Hỏi: Vì sao diệt nầy lại gọi là bất chuyển?

Đáp: Vì lìa hẳn các đường chuyển khác nhau, lìa địa ngục… trôi lăn qua lại mà thường an trụ, nên gọi là bất chuyển.

Hỏi: Vì sao diệt nầy lại gọi là không thấp kém khuất phục?

Đáp: Vì lìa ba ái là lìa ái hẳn cõi Dục, ái cõi Sắc và ái cõi Vô Sắc, trong các hữu không có gì thấp hèn khuất phục, nên gọi là không thấp kém khuất phục.

Hỏi: Vì sao diệt nầy gọi là Cam-lộ?

Đáp: Vì lìa uẩn ma. Lìa uẩn hẳn là chỗ nương của tất cả sự chết nên gọi là cam-lộ.

Hỏi: Vì sao diệt nầy gọi là vô lậu?

Đáp: Vì lìa hẳn tất cả ma phiền não.

Hỏi: Vì sao diệt nầy lại gọi là nhà cửa?

Đáp: Là sự, chỗ nương của vô tội hỷ lạc chỗ nương của giải thoát hỷ lạc, nên gọi là nhà cửa.

Hỏi: Vì sao diệt nầy lại gọi là cồn bãi?

Đáp: Vì cách tuyệt ba cõi, là cao nguyên vượt lên trong biển lớn sinh tử, nên ví dụ như cồn bãi.

Hỏi: Vì sao diệt nầy lại gọi là cứu giúp rộng khắp?

Đáp: Vì có thể ngăn tất cả tai hoạ khổ lớn, chứng đắc diệt nầy thì các tai hoạ khổ của sinh già bịnh dứt hẳn xa lìa.

Hỏi: Vì sao diệt nầy lại gọi là Quy y?

Đáp: Vì không có chỗ nương của ý lạc và phương tiện luống dối, vì Diệt đã phát khởi ý lạc và chánh phương tiện là chỗ nương không có tánh luống dối, nên nghĩa của chỗ nương là nghĩa Quy y.

Hỏi: Vì sao diệt nầy lại gọi là quy hướng tốt đẹp?

Đáp: Vì có thể làm chỗ nương để quy hướng của tất cả Thánh tánh cao qúy, nên do vắng lặng nầy có thể làm chỗ nương để quy hướng Thánh tánh cao qúy, là phương tiện cảnh sở duyên để chứng đắc A-lahán.

Hỏi: Vì sao diệt nầy lại gọi là bất tử?

Đáp: Vì lìa hẳn sinh, là các pháp không sinh thì không chết.

Hỏi: Vì sao diệt nầy lại gọi là không nóng bức?

Đáp: Vì lìa hẳn tất cả nóng bức, là lìa hẳn đại nhiệt não của tất cả cầu bất đắc khổ, nên gọi là không nóng bấc.

Hỏi: Vì sao diệt nầy lại gọi là không lừng lẫy?

Đáp: Vì lìa hẳn các não loạn của tất cả sầu than ưu khổ, sự mạnh mẽ của sầu than ưu khổ dập tắt rất mát mẻ, nên gọi là không còn lừng lẫy.

Hỏi: Vì sao diệt nầy lại gọi là an ổn?

Đáp: Vì lìa khỏi trụ xứ của sợ hãi, không có tất cả sợ hãi của già bịnh chết… là chỗ nương của Thánh trụ nên gọi là an ổn.

Hỏi: Vì sao diệt nầy lại gọi là mát mẻ?

Đáp: Vì là chỗ nương của các sự lợi ích, là chỗ nương của tất cả pháp thiện mát mẻ nên gọi là mát mẻ.

Hỏi: Vì sao diệt nầy lại gọi là lạc sự?

Đáp: Vì lạc sự bậc nhất nghĩa, là chỗ nương lạc sự của xuất thế gian nên gọi là lạc sự.

Hỏi: Vì sao diệt nầy lại gọi là hướng đến an lành?

Đáp: Vì chứng đắc sự an lành kia là chỗ nương của phương tiện dễ tu, vì chứng đắc Niết-bàn là cảnh sở duyên của phương tiện dễ tu.

Hỏi: Vì sao diệt nầy lại gọi là vô bịnh?

Đáp: Vì lìa hẳn tất cả bịnh chướng ngại, là lìa các bịnh chướng ngại của phiền não, nên gọi là vô bịnh.

Hỏi: Vì sao diệt nầy lại gọi là bất động?

Đáp: Vì lìa hẳn tất cả tán động, là lìa các cảnh giới hý luận tán động nên gọi là bất động.

Hỏi: Vì sao diệt nầy lại gọi là Niết-bàn vô tướng?

Đáp: Vì là chỗ nương trụ của vắng lặng đại an vui, là lìa hẳn các tưởng của tất cả sắc, là cảnh sở duyên của vắng lặng đại an vui trụ rốt ráo, nên gọi là Niết-bàn vô tướng.

Lại nữa, nương vào Diệt đế để biện luận danh nghĩa sai khác của vô sinh, vì cùng với của trái với nghĩa tướng khổ đế.

Tướng Khổ đế, là trong loài hữu tình của các xứ kia nối tiếp nhau

sinh, vì trái ngược lại tướng kia nên hỏi: Vì sao Diệt nầy lại gọi là vô sinh?

Đáp: Vì lìa nối tiếp.

Tướng khổ đế, là tiếp tục sinh về sau thì tự thân chúng phần dần dần tròn đầy, vì đi với tướng kia nên hỏi: Vì sao diệt nầy lại gọi là không khởi?

Đáp: Vì lìa hẳn tướng nầy, sau đó dần dần sinh khởi.

Tướng khổ đế, là được tạo tác bởi thế lực phiền não đời trước, vì trái ngược lại tướng kia nên hỏi: Vì sao diệt nầy lại gọi là vô tạo?

Đáp: Vì lìa hẳn sự dẫn dắt của các thế lực nghiệp phiền não đời trước.

Lại nữa, hiện tại khổ là năng tạo tác, ngoài ra có chỗ nương các phiền não, nghiệp của Dị thục, vì trái với tướng kia nên hỏi rằng: Vì sao diệt nầy lại gọi là vô tác?

Đáp: Vì không làm chỗ nương của các phiền não nghiệp hiện tại.

Lại nữa, tướng khổ đế, là Dị thục hậu hữu nối tiếp sinh khởi không xen hở, vì trái với tướng kia nên hỏi: Vì sao diệt nầy lại gọi là bất sinh?

Đáp: Vì lìa hẳn nối tiếp sinh ở vị lai.

Lại nữa, Diệt đế có bốn thứ tướng:

  1. Tướng diệt.
  2. Tướng tĩnh.
  3. Tướng diệu.
  4. Tướng lìa.

Hỏi: Tướng diệt là gì?

Đáp: Là lìa phiền não trói buộc, là lìa phiền não trói buộc của nhân trôi lăn nên gọi là Diệt.

Hỏi: Tướng tịnh là gì?

Đáp: Là lìa trói buộc của khổ thuộc hành khổ, vì thủ uẩn của tướng bất vắng lặng lìa trói buộc nên gọi là Tịnh.

Hỏi: Tướng diệu là gì?

Đáp: Là lạc sự tịnh rốt ráo lìa trói buộc của phiền não khổ, lạc tịnh tự nhiên lấy làm tự thể nên gọi là diệu.

Hỏi: Tướng lìa là gì?

Đáp: Là thường làm sự lợi ích không thoái chuyển nữa mà trở lại rất an ổn, như thứ lớp của nó gọi là thường lợi ích, lợi ích an ổn, tánh thiện tối thắng là tướng diệt đế.

Hỏi: Đạo đế là gì?

Đáp: Là do đạo nầy, biết khổ, đoạn tập, chứng diệt và tu đạo, đó là nói lược tướng đạo đế. Bây giờ trong đây nương vào bốn Thánh đế, dùng tác dụng của nó để nói về thể tướng của đạo.

Lại nữa, đạo có năm thứ: 1. Tư lương đạo. 2. Phương tiện đạo. 3. Kiến đạo. 4. Tu đạo. 5. Rốt ráo đạo. Như vậy năm thứ nương vào tự tánh và quyến thuộc của đạo để hiển bày sự sai khác của đạo đế.

– Tư lương đạo: Là tất cả Thi-la của các dị sinh, giữ gìn căn môn, ăn uống biết lượng, đầu hôm gần sáng thường không ngủ nghỉ, siêng tu chánh quán chánh tri mà trụ. Lại có các cái khác tinh tiến tu tập các thiện, là tuệ do Văn, Tư, Tu tu tập thiện nầy phát sinh được thành chỗ nương của khí tánh nơi hiện quán giải thoát. “Là tất cả Thi-la của các dị sinh cho đến chánh tri mà trụ”, là thể của đạo tư lương, do dị sinh kia tu tập Thi-la cực tròn đầy. “Lại có các cái khác tinh tiến tu tập các thiện”, là không có ăn năn hối hận là tuệ do Văn Tư phát sinh… mà đắc thành noãn, đảnh… thứ lớp thấy đế dứt hẳn các chướng, tánh nối tiếp có thể gánh vác.

– Đạo phương tiện: Tức tất cả tư lương đều là phương tiện, hoặc có phương tiện không phải tư lương, là người đã chứa nhóm đạo tư lương rồi. Tất cả thuận phần quyết trạch gốc lành là: a. Noãn pháp. b. Đảnh pháp. c. Thuận đế nhẫn pháp. d. Thế bậc nhất pháp.

1. Noãn pháp: Là ai nấy nội chưng riêng biệt, chứng đắc đầy đủ Tam-ma-địa Bát-la-nhã và các pháp tương ưng với noãn kia trong các đế, vì tâm định tịnh nương vào các pháp đế tăng thượng như khế kinh, đối với môn ý ngôn mà các nghĩa hiển hiện, duyên đó mà sinh Xa-matha Tỳ-bát-xá-na kia… Gọi là Noãn pháp.

2. Đảnh pháp: Là ai nấy nội chưng riêng biệt tăng trưởng đầy đủ Tam-ma-địa Bát-la-nhã và các pháp tương ưng với đảnh kia trong các đế, vì đảnh pháp kia xoay vần tăng tiến ở vào thượng vị.

3. Thuận đế nhẫn pháp: Là ai nấy nội chưng riêng biệt một phần đã nhập thuận theo tam-ma-địa Bát-la-nhã và các pháp tương ưng với thuận đế nhẫn kia trong các đế. “Một phần đã nhập”, là đối với không có đối tượng nhiếp lấy hoàn toàn nhẫn giải. “Một phần thuận theo”, là đối với không có năng thủ thuận theo thông đạt chỗ nương.

4. Thế bậc nhất pháp: Là ai nấy nội chưng riêng biệt tâm Vô gián nơi Tam-ma-địa Bát-la-nhã và các pháp tương ưng với Thế bậc nhất kia trong các đế, từ vô gián nầy chắc chắn khởi đạo xuất thế đầu tiên.