LUẬN ĐẠI THỪA A-TỲ ĐẠT-MA TẠP TẬP

SỐ 1606

Tác giả: Bồ-tát An Tuệ
Hán dịch: Tam Tạng Pháp Sư Huyền Trang-đời Đại Đường
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh

 

Quyển 7

PHẦN CHẮC CHẮN

Phẩm thứ : ĐẾ (Phần 2)

Tùy phiền não: Là tất cả các phiền não đều là tùy phiền não. Có khi tùy phiền não chẳng phải phiền não, là trừ nhiễm ô khác của phiền não và sự thâu nhiếp tất cả tâm pháp của hành uẩn. Điều nầy là thế nào? Là trừ sáu phiền não như tham nơi… và chỗ thâu nhiếp các tâm pháp của hành uẩn nhiễm ô như phẫn… Lại, tham sân si gọi là tùy phiền não tâm pháp, do tùy phiền não theo làm não hại đối với tâm khiến cho không lìa nhiễm, khiến cho không giải thoát, khiến cho không dứt chướng, nên gọi là tùy phiền não. Như Thế Tôn nói: “Các ông đêm dài tham sân si tùy sự não loạn mà tâm thường nhiễm ô”.

Triền, có tám thứ: 1. Hôn trầm. 2. Ngủ nghĩ. 3. Trạo cử. 4. Ác tác. 5. Tật. 6. San. 7. Vô tàm. 8. Vô quí. Tám thứ nầy niệm niệm tăng thịnh, vây buộc tâm nên gọi là triền. Vì các triền niệm niệm tăng thịnh vây buộc tâm của tất cả người thực hành quán, đối với tu phẩm thiện làm chướng ngại. “Tu phẩm thiện”, là tùy lúc tu tập tướng chỉ cử xả, chỗ nương là phạm hạnh v.v… và là chỗ thâu nhiếp Thi-la thanh tịnh. Điều nầy lại thế nào? Là khi tu chỉ thì bị hôn trầm và ngủ nghĩ làm chướng, bên trong dẫn chìm lặng. Khi tu cử thì bị trạo cử và ác tác làm chướng, bên ngoài dẫn cho tán loạn. Khi tu xả thì bị tật và san làm chướng, do hai chướng nầy gây ra mà tâm niệm niệm dao động trong môn tự lợi tha lợi trở nên keo kiệt ganh ghét. Khi tu tịnh Thi-la thì vô tàm và vô quí làm chướng, do phạm hai chướng nầy mà đối với các học xứ không hỗ thẹn.

Bộc lưu có bốn thứ: 1. Dục bộc lưu. 2. Hữu bộc lưu. 3. Kiến bộc lưu. 4. Vô minh bộc lưu. Theo dòng mà dấy động là nghĩa bộc lưu, vì thuận theo tạp nhiễm. Dục bộc lưu là người đã tập quen cầu dục. Hữu bộc lưu là người đã tập quen cầu hữu. Kiến bộc lưu và vô minh bộc lưu là người đã tập quen cầu phạm hạnhtà , vì năng y và sở y tương ưng đạo lý, kiến bộc lưu là năng y, vô minh bộc lưu là năng y, vì có ngu si điên đảo tìm cầu giải thoát và phương tiện.

Ách, có bốn thứ: 1. Dục ách. 2. Hữu ách. 3. Kiến ách. 4. Vô minh ách. Chướng ngại việc lìa trói buộc là nghĩa ách, vì trái nghịch với thanh tịnh. Ach nầy cũng tùy thứ lớp của nó, là ba hạng người đã tập quen ba thứ cầu tương ưng hiện hành.

Thủ, có bốn thứ: 1. Dục thủ. 2. Hữu thủ. 3. Kiến thủ. 4. Vô minh thủ. Chấp thủ căn tranh chấp và chấp thủ hậu hữu là nghĩa thủ. Vì sao? Vì tham chấp dục trói buộc đắm nhiễm làm nhân, những người tại gia càng tranh chấp lẫn nhau, tranh chấp căn bản nầy là thủ thứ nhất. Do tham đắm kiến trói buộc dục nhiễm làm nhân, những người xuất gia càng tranh chấp lẫn nhau, tranh chấp căn bản nầy là ba thủ sau. Sáu mươi hai kiến thú là kiến thủ, mỗi mỗi đều có cấm giới riêng, phần nhiều khổ hạnh là giới cấm thủ, chỗ nương nơi Tát-ca-da kiến của hai thủ kia là ngã ngữ thủ. Do kiến thủ và giới cấm thủ mà các ngoại đạo càng tranh cãi lẫn nhau, vì xứ và kiến của họ không đồng nhất. Do ngã ngữ thủ mà các ngoại đạo kia tranh cãi lẫn nhau, đối với hữu tánh của ngã đều đồng kiến, nhưng do thủ nầy mà các ngoại đạo cùng với những vị theo chánh pháp tranh luận lẫn nhau, vì ngoại đạo kia không tin có vô ngã. Như vậy chấp trước tranh luận là căn bản, lại có thể dẫn lấy Dị thục của khổ hậu hữu nên gọi là Thủ.

Hệ, có bốn thứ:1. Tham dục thân hệ. 2. Sân nhuế thân hệ. 3. Giới cấm thủ thân hệ. 4. Thử thật Chấp thủ thân hệ. Vì có thể tạo chướng ngại thân tánh định ý nên gọi là hệ. Vì sao? Vì hệ nầy có thể tạo chướng cho thân của tâm định tự tánh nên gọi là hệ, chẳng phải chướng sắc thân. Vì sao? Vì có thể làm bốn thứ nhân loạn tâm: 1. Do nhân tham ái tài vật khiến cho tâm tán loạn, đối với các sự tranh chấp không có chánh hạnh, là nhân khiến cho tâm tán loạn. 2. Đối với giới cấm khổ não khi làm nhân, khiến cho tâm tán loạn. 3. Không như chánh ly suy cầu cảnh giới làm nhân khiến cho tâm tán loạn. 4. Vì hệ kia nương vào kiến khác nhau nên đối với cảnh sở tri tượng không đúng chánh ly các thứ suy lường vọng sinh chấp trước, cho rằng chỉ có đây là chân, ngoài ra đều là luống dối, do đây làm nhân khiến cho tâm tán loạn. Tán loạn đối với cái gì ? Đối với tâm định tri kiến như thật.

Cái, có năm thứ: 1. Cái tham dục. 2. Cái Sân nhuế. 3. Cái Hôn trầm ngủ nghĩ. 4. Cái Trạo cử ác tác. 5. Cái Nghi. Có thể khiến cho phẩm thiện không được sáng tỏ là nghĩa cái, vì che lấp tâm, chướng ngại các phẩm thiện khiến cho không chuyển.

Hỏi: Đối với những vị nào làm chướng các pháp thiện ?

Đáp: Đối với vị lạc xuất gia, vị giác chánh hạnh và vị chỉ cử xả. Khi ưa thích xuất gia thì cái tham dục làm chướng ngại, mong cầu thọ dụng môn ngoại cảnh giới, đối với xuất gia kia không ưa thích. Khi giác ngộ chánh hạnh thì cái sân nhuế làm chướng ngại, đối với học xứ bị sai phạm, khi người đồng phạm hạnh phát hiện thì do tâm sân nhuế mà không chánh học. Đối với hai vị chỉ, cử (chỉ và quán) thì cái hôn trầm, ngủ nghĩ cái, cái trạo cử và cái ác tác làm chướng ngại, như đã nói ở trước, có thể dẫn đến chìm lặng và tán loạn. Đối với vị xả thì nghi cái làm chướng ngại, vì xa lìa lý trí chắc chắn nên không thể xả.

Chu ngột, có ba thứ: 1. Tham. 2. Sân. 3. Si. Do nương vào tham sân si, thói quen trước kia làm phương tiện, nên trở thành hạnh tham sân si, tâm không điều thuận, không có chỗ gánh vác, khó có thể giải thoát, khiến các chúng sinh khó dứt hạnh nầy, nên gọi là chu ngột. Vì sao? Vì đạo đối trị chắc chắn khó phá hoại theo nghĩa nầy nên lập làm chu ngột, vì trong vô lượng kiếp đã tập quen tham sân si để thành hạnh đó, cứng chắc khó nhổ, cũng như chu ngột (gốc cây).

Cấu, có ba thứ: 1. Tham. 2. Sân. 3. Si. Do nương vào tham sân si mà hủy phạm học xứ Thi-la như vậy, do đây người có trí đồng phạm hạnh, hoặc ở trong xóm làng, hoặc ở chỗ vắng đã thấy rồi, bèn nói như vầy: “Trưởng già nầy làm các việc như vậy, thực hành các hạnh như vậy, vì làng xóm mà chỉ rõ chỗ nhiễm ô bất tịnh, gọi đó là cấu, vì tham sân si có thể hiện tướng phạm giới bất tịnh.

Đốt hại, có ba thứ: 1. Tham. 2. Sân. 3. Si. Do nương vào tham sân si, nên thường bị sinh tử thiêu não, trong thời gian dài nên gọi là đốt hại. Vì vô thỉ sinh tử trôi lăn nhân theo tham sân si mà bị khổ sinh tử đốt hại.

Tiễn, có ba thứ: 1. Tham. 2. Sân. 3. Si. Do nương vào tham sân si, đối với hữu và vật dụng của hữu, khởi sâu truy cầu nối tiếp không dứt, đối với Phật Pháp Tăng và khổ tập diệt đạo sinh nghi ngờ, nên gọi là tiễn, vì đối với Tam bảo hữu tài như bốn đế, tùy theo môn ái nghi có thể bắn tên khiến cho thương tích.

Sở hữu, có ba thứ: 1. Tham. 2. Sân. 3. Si. Do nương vào tham sân si, chứa để tài vật, có kinh sợ, có thù oán, thường ở trong tán loạn nên gọi là sở hữu. Do chứa để tất cả tài sản mà thường tương ưng với lo sợ.

Hành vi ác, có ba thứ: 1. Tham. 2. Sân. 3. Si. Vì nương vào tham

sân si mà thường làm những hành vi ác của thân ngữ, ý, nên gọi là hành. Do tham sân si có thể dẫn phát các hành bất thiện như sát sinh… lại cũng tức là nương vào môn tham sân si nầy mà sinh ra vô lượng hành vi ác bất thiện, lập ra ba thứ căn bất thiện. Vì sao? Vì ái vị thế gian của các hữu tình, tất cả làm nhân hành các hành vi ác, tham cầu tài lợi, vì hành hành vi ác nên phân biệt thế gian. Tướng oán làm nhân gây ra các hành vi ác, do ôm sân hận, không chịu được tội của người thường gây ra hành vi ác nên chấp trước thế gian. Pháp tà làm nhân gây ra các hành vi ác, do có tâm ngu si mà khởi kiến điên đảo, nương theo sự thờ cúng mà gây ra hành vi ác, nên tham sân si nầy cũng gọi là hành vi ác, cũng gọi là căn bất thiện.

Lậu, có ba thứ: 1. Dục lậu. 2. Hữu lậu. 3. Vô minh lậu. Khiến cho tâm liên tục tuôn chảy tán loạn không dứt nên gọi là lậu. Điều nầy lại là thế nào ? Là nương vào ngoại môn tuôn chảy mà lập hữu lậu, nương vào môn hai chỗ nương nầy mà tuôn chảy nên lập vô minh lậu. Khiến cho tâm liên tục tuôn chảy tán loạn không dứt là nghĩa lậu.

Quỹ (thiếu thốn), có ba thứ: 1. Tham. 2. Sân. 3. Si. Vì nương vào tham sân si, đối với tài sản sinh sống hằng khởi tìm cầu không thoả mãn, thường bị nghèo túng làm phiền não, nên gọi là quỹ. Vì tham sân si có thể làm cho thân tâm thường thiếu thốn.

Nhiệt, có ba thứ: 1. Tham. 2. Sân. 3. Si. Vì nương vào tham sân si, không đúng chánh ly, mà chấp trước các tướng, chấp trước các tùy hảo. Do chấp trước tướng và tùy hảo mà đốt não thân tâm, nên gọi là nhiệt, vì không đúng chánh ly mà vọng chấp tướng hảo khiến thiêu đốt thân tâm.

Não, có ba thứ: 1. Tham. 2. Sân. 3. Si. Vì nương vào tham sân si, tùy các xứ ái lạc đắm chấp kia, các chấp đắm ấy nếu biến hoại thì liền tăng thêm sầu than, là sự xúc chạm của các thứ ưu khổ nóng bức, nên gọi là não. Do đối với các việc đáng yêu như sắc v.v… đã ái nhiễm sâu, nếu sắc kia biến hoại thì các hữu tình liền thành các thứ sầu than, là sự não loạn của khổ.

Tránh, có ba thứ: 1. Tham. 2. Sân. 3. Si. Vì nương vào tham sân si, cầm nắm dao gậy, xảy ra chiến tranh, các thứ thưa kiện, nên tham gọi là Tránh.

Lẫy lừng, có ba thứ: 1. Tham. 2. Sân. 3. Si. Do nương vào tham sân si, bị sự thiêu đốt của đại hoả phi pháp tham. Phi pháp tham, là tùy tham chấp nghiệp đạo bất thiện, lại cũng thiêu đốt của đại hoả bất bình đẳng. Tham Bất bình đẳng là tham cầu cảnh giới phi pháp phi lý. Lại bị đại hỏa tham tà pháp thiêu đốt. Tà pháp, là thuyết ác và pháp luật ác của ngoại đạo, vì tham phi pháp có thể phát khởi đại hoả đốt cháy thân tâm, như lửa đốt cháy nên gọi là lẫy lừng.

Rừng rậm, có ba thứ: 1. Tham. 2. Sân. 3. Si. Vì nương vào tham sân si, trong các hành sinh tử căn bản mà sanh khởi nhiều nhiễm chấp, khiến hữu tình chiêu cảm các thứ thân trôi lăn trong năm đường, làm cho các hữu tình ở trong rừng rậm lớn của hành sinh tử căn bản khó có thể ra khỏi, nên tham sân si cũng gọi là rừng rậm.

Câu ngại, có ba thứ: 1. Tham. 2. Sân. 3. Si. Vì nương vào tham sân si mà luyến ái bản thân và tài sản, không giác ngộ rõ chỗ vui thú ồn náo, được chút ít pháp thiện thì liền thoả mãn, do đó không thể tu các pháp thiện nên gọi là câu ngại. Nương vào tham sân si mà luyến ái thân và tài sản, chướng ngại hữu tình không được tự tại tu các pháp thiện.

Lại nữa, sự luyến ái bản thân và tài sản nầy, tức là nương vào năm thứ tâm câu ngại mà nói. Năm thứ tâm ấy là: 1. Luyến ái thân. 2. Luyến ái các dục lạc tương tạp trụ. 3. Thiếu thuận theo giáo giới giáo thọ. 4. Các phẩm thiện được ít cho là đủ. 5. Gây chướng ngại cho tâm nên gọi là tâm câu ngại. Những thứ phiền não như vậy, trong môn nghĩa có vô lượng sai khác.

Tà hạnh, là hai thứ phiền não tham và sân, vì mê cảnh giới và kiến khởi tà hạnh, là do dứt Tu đạo đoạn và do Kiến đạo đoạn, tùy thứ lớp của nó, hai thứ tham sân duyên với tướng thiểu tịnh và tướng trái nhau làm cảnh giới, nên gọi là cảnh giới mê. Tuy cũng duyên hữu tình mà khởi tham sân, nhưng nương vào môn cảnh giới mà khởi, cũng gọi là cảnh giới mê. Mạn thì mê hữu tình và kiến khởi tà hạnh, vì đối với những người hạnh thấp kém thì cho mình là hạnh thù thắng, đối với môn hữu tình thì chuyển theo giải thoát tà. Tát-ca-da kiến, biên chấp kiến, tà kiến, mê cảnh sở tri mà khởi hạnh tà, nương vào môn tăng ích tổn giảm, như sự thích ứng của nó, kiến thủ, giới cấm thủ mê các kiến mà khởi tà hạnh, vì đối với lỗi của các kiến chấp là bậc nhất và giới cấm thanh tịnh, nghi thì mê chỗ đối trị khởi tà hạnh, trong các đế thì thành hai cách giải thích, vô minh thì mê tất cả mà khởi tà hạnh. Lại mười phiền não đều mê khổ tập mà khởi tà hạnh, vì là nhân duyên chỗ nương của phiền não kia. Vì sao? Vì hai đế khổ và tập đều là nhân duyên của mười thứ phiền não. Lại làm chỗ nương cho, nên tất cả mê chỗ nương nhân duyên nầy mà khởi các tà hạnh. Lại nữa mười phiền não đều mê diệt đạo mà khởi các tà hạnh, do đây có thể sinh kinh sợ. Vì sao? Vì năng lực của phiền não mê đắm sinh tử. Đối với pháp thanh tịnh thì khởi tưởng như đứng trên dốc cao mà sinh kinh sợ. Lại các ngoại đạo đối với Diệt đế đạo đế, vọng khởi các thứ phân biệt điên đảo, cho nên mười hoặc đều mê lầm diệt đạo mà khởi các tà hạnh.

Giới là gì, là trừ sân ra, tất cả thông còn lại với sự lệ thuộc ba cõi. Sân chỉ có lệ thuộc cõi Dục, vì duyên vào cảnh trái nghịch và tổn hại mà sinh. Lại tham ở cõi Dục thì tương ưng với lạc, hỷ, xả. Như ở cõi Dục, tại Sơ tĩnh lự và hai tĩnh lự cũng vậy. Đối với tĩnh lự thứ ba thì tương ưng với lạc xả, các tĩnh lự trên thì chỉ tương ưng với xả. “Tham ở cõi Dục thì tương ưng với lạc”, là tại năm thức thân. “Tham ở cõi Dục thì tương ưng với hỷ”, là ở ý thức thân. “Tham ở cõi Dục thì cùng với xả tương ưng”, là tại tất cả xứ. Tại vị nối tiếp cuối cùng, lý do không tương ưng với ưu khổ, là do hành vui mừng chuyển. Sân tương ưng với khổ ưu xả. “Sân tương ưng với khổ”, là ở năm thức thân. “Ưu tương ưng”, là ở thức thứ sáu. Nguyên nhân không tương ưng với hỷ lạc, là do hành lo lắng chuyển nên có thể bức não tự nối tiếp, gọi là hành lo buồn. “Sân tương ưnvới xả”, là ở tất cả mọi nơi, như trước đã nói. Mạn ở cõi Dục tương ưng với hỷ xả, tại bậc nhất và tĩnh lự thứ hai cùng với lạc hỷ xả tương ưng, tại tĩnh lự thứ ba cùng với lạc xả tương ưng, tĩnh lự thứ tư trở lên thì chỉ có xả tương ưng. Mạn ở cõi Dục không cùng với lạc tương ưng, là vì không có năm thức. Nếu như thế thì tại bậc nhất và tĩnh lự thứ hai, làm thế nào cùng với lạc tương ưng? Tương ưng với lạc ý địa nên không có lỗi. Thế nào là hai tĩnh lự kia có lạc ý địa? Vì nói địa kia có hỷ lạc, như kinh nói: Thế nào là hỷ? Là người đã chuyển y nương vào chuyển thức tâm vui vẻ, tâm phấn khích, tâm thích hợp, tâm điều hòa, tâm an ổn, thích được sự nhiếp thọ. Nương vào chuyển thức, tức là nương vào ý thức, vì ở vị Tam-ma-hí-đa thì các thức khác không có. Thế nào là lạc? Là người đã chuyển y nương vào thức A-lại-da mà thâu nhiếp chỗ nương, chỗ nương vui, an thích hợp, nhận sự nhiếp thọ của thọ”. Ý kinh nầy nói, lạc thọ nương vào bậc nhất và tĩnh lự thứ hai, khi sinh thì tương ưng với các nhóm tâm tâm pháp như vậy. Do tâm phấn khích hiện hành trở lại khiến cho nhóm này đều được vui mừng phấn khích, cũng khiến cho tự thể của chỗ nương là thức A-lại-da, an vui vui thích, do lạc thọ nầy làm hai sự, thể dù là một, nhưng lập thành hai thứ, hoặc hỷ hoặc lạc, nên nói tương ưng hỷ và lạc nầy.

Mạn tương ưng với hỷ lạc. Như mạn, đối với Tát-ca-da kiến, biên chấp kiến, kiến thủ, giới cấm thủ cũng vậy.

Tà kiến ở cõi Dục cùng tương ưng với ưu hỷ xả, ở cõi Sắc và cõi Vô Sắc tùy sự có thọ đều cùng tương ưng.

Thế nào là tà kiến ở cõi Dục tương ưng với ưu hỷ xả? Đầu tiên là người tạo tác diệu hành và ác hành, thấy hai thứ nầy không có quả báo mà sinh mừng và lo. Nguyên nhân không cùng với khổ lạc tương ưng là do tất cả kiến đều ở tại ý địa.

Nghi ở cõi Dục cùng tương ưng với ưu xả, ở cõi Sắc và cõi Vô Sắc tùy theo tất cả thọ thì đều cùng tương ưng. Nguyên nhân cõi Dục không cùng với hỷ tương ưng, vì tâm không chắc chắn, hoặc chưa diệt dứt, vì hỷ không sinh. Nghi trong cõi Sắc và nghi của các tĩnh lự cõi trên, do sự dẫn trì của định lực hỷ lạc mà cũng chuyển theo, nên tại nghi kia cũng cùng với hỷ lạc tương ưng.

Vô minh có hai thứ là vô minh tương ưng và vô minh bất cộng tương ưng, vì tất cả phiền não đều tương ưng, hoặc ở xứ đó tùy theo tất cả thọ đều được tương ưng. Vô minh bất cộng ở cõi Dục tương ưng với ưu xả, tại các đường trên tùy tất cả thọ đều được tương ưng. Hỷ lạc tương ưng hay không tương ưng thì ly cũng như nghi đã nói.

Thế nào là các phiền não đều tương ưng với xả? Vì tất cả phiền não rơi vào vị trung dung mới dứt hết. Vì sao? Vì phiền não sinh khởi xoay vần nối tiếp, dần dần mỏng yếu, thế lực sắp hết thì rơi vào xứ trung vị. Trong vị nầy chắc chắn tương ưng với xả.

Lại nữa, tham trong cõi Dục thì ở sáu thức thân, sân và vô minh cũng vậy. Tham trong cõi Sắc thì ở bốn thức thân, vì trong cõi đó không có tỷ thức và thiệt thức, trong cõi Vô Sắc thì chỉ ở ý thức thân, vô minh cũng vậy. Mạn kiến và nghi trong tất cả xứ thì chỉ ở ý thức thân, vì các mạn kiến nghi kia xứng các môn của lượng mà chuyển. Lại nữa, tham sân mạn đối với cõi Dục duyên một phần sự mà chuyển, cõi Sắc và cõi Vô Sắc cũng vậy. Mạn duyên một phần sự mà chuyển, là đối với một phần cao cử mà sinh, các phiền não khác thì đối với tất cả mọi nơi duyên khắp một phần sự mà chuyển.

Chúng, là hai chúng phiền não: 1. Do chúng Kiến đạo đoạn. 2. Chúng do tu đạo đoạn. Khổ do Kiến đạo đoạn ở cõi Dục có đủ mười phiền não. Như Kiến đạo đoạn khổ, Kiến đạo đoạn tập, diệt, đạo cũng vậy, nếu mê bốn đế nầy mà khởi tà hạnh, thì liền thấy đế mà dứt.

Hỏi: Nếu duyên các đế nầy làm cảnh tức là mê các đế nầy mà khởi tà hạnh chăng?

Đáp: Không hẳn như vậy, vì duyên vô lậu làm cảnh, thì phiền não chỉ ở tại sự hữu lậu mà tăng theo, hoặc là xứ, hoặc là nhân duyên kia và chỗ nương, nhân duyên kia mê chỗ nương nầy mà khởi tà hạnh là thấy khổ mà dứt. Như thấy khổ mà dứt, thấy đạo mà dứt của tập diệt đạo cũng vậy, tùy sự thích ứng của nó mà thấy bốn thứ (khổ tập diệt đạo) sự đoạn của cõi Sắc mỗi cõi đều có chín phiền não trừ sân. Như cõi Sắc, cõi Vô Sắc cũng vậy. Như vậy chúng phiền não của thấy đạo mà dứt tổng có một trăm mười hai thứ, tu đạo mà dứt của cõi Dục có sáu thứ, là Tát-ca-da kiến câu sinh, biên chấp kiến, tham, sân, mạn, vô minh.

Hỏi: Thế nào gọi là tu đạo mà dứt?

Đáp: Là Tát-ca-da kiến câu sinh. Các Thánh đệ tử tuy thấy đạo đã sinh, nhưng còn nương vào Kiến đạo nầy nên ngã mạn hiện hành. Như trong kinh nói: “Nầy Trưởng già Đà-sách-ca! nên biết ta đối với năm thủ uẩn không thấy ngã và ngã sở”. Nhưng đối với năm thủ uẩn có ngã mạn, ngã dục, và ngã tùy miên, là chưa dứt hẳn, chưa hiểu rõ khắp, chưa diệt chưa loại bỏ hẳn, như sữa mẹ dính trên áo, tuy dùng đất mặn, nước… tẩy giặt cho sạch, nhưng nếu chưa xông hương thì mùi hôi cũng chuyển theo, lại dùng các vật thơm xông ướp thì mùi hôi mới hết. Như vậy các Thánh đệ tử của Phật tuy dùng Kiến đạo dứt hẳn các cấu nhiễm của thân kiến phân biệt, nếu chưa dùng tu Đạo để huân tập nối tiếp thì sự dẫn tập khí của tập quán luống dối chấp trước từ vô thỉ không phân riêng sự và ngã kiến tùy chuyển theo. Lại nữa, vì tùy theo Đạo đế huân tập nối tiếp thì tập khí kia mới diệt trừ dứt hẳn. Biên chấp kiến câu sinh, là sự thâu nhiếp của đoạn kiến. Do kiến nầy mà tâm đó đối với giới Niết-bàn lui sụt sinh rất kinh sợ, nghĩ rằng cái ngã của ta bây giờ ở đâu? Các phiền não như tham… là sự dứt của tu đạo, là trừ sự thâu nhiếp của phẩm kiến, sự đoạn của tu đạo trong cõi Sắc có năm thứ trừ sân. Như cõi Sắc, cõi Vô Sắc cũng vậy. Như thế sự dứt phiền não của tu đạo tổng cộng có mười sáu thứ.

Hỏi: Đoạn là thế nào?

Đáp: Là như dứt sai khác nầy, do tác ý ấy dứt từ dứt sai khác nầy mà được dứt. “Như dứt sai khác nầy”, là biến tri, xa lìa, đắc đối trị. Biến tri là nhân duyên của dứt sai khác kia biết khắp sự, biết khắp tự thể, biết khắp tội lỗi. “Nhân duyên của dứt sai khác kia biết khắp sự”, là biết phiền não và tùy miên kia chưa dứt hẳn, như trước đã nói. “Biết khắp tự thể”, là biết phiền não nầy đã sinh rồi thì rất não loạn tâm tánh. “Biết khắp tội lỗi”, là biết phiền não nầy có thể dẫn đến hại mình, có thể dẫn đến hại người, có thể dẫn đến hại cả hai, có thể sinh tội lỗi nơi hiện pháp, có thể tội lỗi hậu pháp, có thể sinh tội lỗi hiện pháp hậu pháp, có thể khiến cho hữu tình thọ sinh thân tâm ưu khổ. Xa lìa là dứt sai khác kia tạm thời sinh nhưng không chấp chặt. “Do nhân duyên của đoạn sai khác kia biết khắp sự, biết khắp tự thể, biết khắp tội lỗi”, là đối với đoạn sai khác kia đã sinh tất cả phiền não, tâm không chấp chặt nơi phương tiện xa lìa. Đắc đối trị là phiền não chưa sinh khiến cho bất sinh, phiền não đã sinh thì khiến cho đoạn mà đắc đạo đối trị. Vì khiến cho phiền não chưa sinh đã sinh, bất sinh dứt hẳn, là đạo tu trị.

Hỏi: Thế nào là tác ý năng đoạn?

Đáp: Duyên chung tác ý quán tất cả pháp đều là tánh vô ngã có thể dứt phiền não. Duyên chung tác ý là hợp chung duyên tất cả cộng tướng của pháp hành tác ý.

Hỏi: Nếu người chỉ có duyên chung các pháp vô ngã, trí có thể dứt phiền não, vì sao hiển bày các hạnh Vô thường ?

Đáp: Không phải vì dứt phiền não nên tu tập các hạnh kia, chỉ vì tu trị hạnh vô ngã, do nương vào hạnh Vô thường dẫn đắc hạnh khổ, như vậy do hạnh khổ mà dẫn phát hạnh vô ngã. Như kinh nói: “Vì Vô thường nên khổ, vì khổ nên vô ngã, do đó lập ra hạnh vô ngã nầy thành vô thượng. Vô thượng có ba thứ, là trí vô thượng, hạnh vô thượng, và giải thoát vô thượng”. Trí vô thượng, là trí vô ngã, đắc trí nầy rồi thì càng không có chỗ cầu. Hạnh vô thượng là hạnh lạc tốc thông, là bậc nhất trong tất cả hạnh. Giải thoát vô thượng là Vô học bất động giải thoát, là tối thắng trong tất cả giải thoát. Ba thứ vô thượng nầy như thứ lớp của nó, là nói theo Kiến đạo Vô học và tu đạo Vô học mà nói.

Hỏi: Từ đâu mà được dứt?

Đáp: Không từ quá khứ đã diệt, không từ vị lai chưa sinh, không từ hiện tại đạo không đồng thời, nhưng từ các phiền não thô nặng mà được dứt. Để đoạn các phẩm thô nặng như vậy như vậy, nên sinh phẩm đối trị như vậy như vậy. Nếu phẩm đối trị nầy sinh, thì phẩm thô nặng nầy diệt, bình đẳng bình đẳng cũng như thế gian ánh sáng sinh thì bóng tối diệt. Vì phẩm nầy lìa trói buộc khiến cho phiền não vị lai dừng lại không sinh trong pháp, gọi đó là dứt .

Hỏi: Lại nữa, phiền não tăng thượng đã sinh nghiệp ra sao?

Đáp: Hoặc tư nghiệp, hoặc tư dĩ nghiệp, gọi chung là tướng nghiệp. Lại nữa, nghiệp có năm thứ: 1. Nghiệp thủ thọ. 2. Nghiệp tác dụng. 3. Nghiệp gia hạnh. 4. Nghiệp chuyển biến. 5. Nghiệp chứng đắc.

– Nghiệp thủ thọ, là nhãn… Có thể thấy sắc.

– Nghiệp tác dụng, là địa… có thể giữ gìn, hoặc lại sự tạo tác tự tướng của các pháp là tất cả sắc chất ngại, biến hoại như vậy.

– Nghiệp gia hạnh, là ý hiểu biết làm đầu để khởi thân nghiệp.

– Nghiệp chuyển biến, là thợ vàng thợ bạc làm các vật dụng trang sức.

– Nghiệp chứng đắc, là Thánh đạo chứng Niết-bàn.

Nay ý trong nghĩa nầy, phần nhiều là phân biệt nghiệp gia hạnh, cũng có chút ít gồm cả hai nghiệp chứng đắc và tác dụng.

Hỏi: Tư nghiệp là thế nào ?

Đáp: Là nghiệp phước, nghiệp phi phước và nghiệp bất động.

Hỏi: Tư dĩ nghiệp là thế nào ?

Đáp: Là thân nghiệp, ngữ nghiệp và ý nghiệp. Lại thân ngữ ý ba nghiệp nầy hoặc thiện hoặc bất thiện.

Nghiệp bất thiện là mười nghiệp đạo bất thiện: 1. Sát sinh. 2. Không cho mà lấy. 3. Dục tà hạnh. 4. Vọng ngữ. 5. Ly gián ngữ. 6. Thô ác ngữ. 7. Ý ngữ. 8. Tham dục. 9. Sân sân. 10. Tà kiến.

Thiện tức là mười thiện nghiệp đạo: 1. Lìa sát sinh. 2. Lìa bất dữ thủ. 3. Lìa dục tà hạnh. 4. Lìa vọng ngữ. 5. Lìa lìa gián ngữ. 6. Lìa thô ác ngữ. 7. Lìa lời tạp uế. 8. Vô tham. 9. Vô sân. 10. Chánh kiến.

Nay trong đây chỉ dùng nghiệp đạo để nói về các nghiệp như thân…, vì thuận theo kinh ngay trên thù thắng mà nói, thì các phương tiện kia cũng là sự thâu nhiếp của nghiệp, ba nghiệp đầu, bốn nghiệp kế và ba nghiệp sau cùng, tùy sự thứ lớp của nó là tướng nghiệp của thân ngữ và ý. Lại nữa, sát sinh… nên lấy năm môn phân riêng tướng của nó, là sự, ý lạc, phương tiện, phiền não, rốt ráo. Các sự của sát sinh, là số hữu tình và số phi hữu tình, như sự thích ứng của nó nương vào sự khởi sát sinh của xứ đó. Ý lạc là đối với sự nầy khởi tưởng ý lạc nầy và khởi ý lạc nghiệp đạo nầy. Phương tiện, là tác dụng nầy hoặc tự hoặc tha phát khởi thân ngữ ý. Phiền não, là tham sân si, như sự thích ứng của nó hoặc chung hoặc riêng. Rốt ráo, là các phương tiện kia như vậy như vậy mà nghiệp đạo hoàn thành, hoặc ngay lúc đó hoặc sau đó.

Việc sát sinh trong nghĩa nầy là số hữu tình, ý lạc là ý tưởng và hại, phương tiện là vật gây hại như dao gậy… phiền não là tham… rốt ráo là chúng sinh kia do phương tiện chết ngay hoặc thời gian sau mới chết. Sự không cho mà lấy sẽ phân biệt rộng, các nghiệp còn lại nên như ly suy nghĩ.

Không cho mà lấy là thuộc về người khác, hoặc số hữu tình và số phi hữu tình. Rốt ráo là lấy làm của mình.

Việc dục tà hạnh, là chẳng phải chỗ hành của người nữ, hoặc tuy là chỗ hành nhưng chẳng phải phần, chẳng phải xứ, chẳng phải thời, chẳng phải lượng và chẳng xứng lìa với tất cả người nam và bất nam. Rốt ráo, là cả hai giao hội.

Việc nói dối gạt, là đối với thấy, nghe, hay, biết cho là không

thấy, không nghe, không hay, không biết. Ý lạc là nghĩ muốn riêng biệt và nói riêng biệt. Rốt ráo là chúng lúc đó và người đối đáp nhận hiểu.

Việc nói lời chia sẽ, là các hữu tình hoặc hòa hợp hoặc bất hòa hợp. Ý lạc là hữu tình kia khởi nghịch lý và ý bất hòa hợp. Rốt ráo là lãnh hội sự phá hoại.

Việc nói lời thô ác, là các hữu tình có thể làm tổn hại. Rốt ráo là nói lời thô ác.

Việc ỷ ngữ, là có thể dẫn nghĩa không lợi ích. Rốt ráo là chính khi nói ra lời nầy.

Việc tham dục, là sự tài sản thuộc về người khác. Ý lạc là khởi tưởng nầy và ái lạc. Phương tiện là suy xét tính toán muốn là của mình. Rốt ráo là chắc chắn cho là mình có.

Việc sân hận, là các hữu tình có thể làm tổn hại. Rốt ráo là chắc chắn làm hại.

Việc Tà kiến, là thật có nghĩa. Ý lạc là đối với thật có mà khởi tưởng chẳng có và dục lạc kia. Rốt ráo là chắc chắn chê bai.

Như kinh nói: “Do tư tạo nghiệp”. Thế nào là do tư tạo nghiệp? Lược có năm thứ: 1. Do sự sai bảo của người khác nên tư tạo nghiệp. 2. Do sự khuyến thỉnh của người khác nên tư tạo nghiệp. 3. Do không có sự biết rõ nên tư tạo nghiệp. 4. Do căn bản chấp trước nên tư tạo nghiệp. 5. Do phân biệt điên đảo nên tư tạo nghiệp. “Do sự sai bảo của người khác nên tư tạo nghiệp”, cũng như có một người tuy không dục lạc, nhưng do sự sai bảo bằng sức mạnh của người khác mà phát khởi, nên tư hành bất thiện nghiệp. “Do sự khuyến mời của người khác nên tư tạo nghiệp”, cũng như có một người tuy không dục lạc nhưng do người khác khuyến mời dẫn dắt chấp là lợi ích mà phát khởi, nên tư hành nghiệp bất thiện. “Do không có sự biết rõ nên tư tạo nghiệp”, giống như có một người không hiểu rõ đức và tội, không có sự chấp trước, tùy theo việc muốn làm, nên tư hành nghiệp bất thiện. “Do căn bản chấp trước nên tư tạo nghiệp”, cũng như có một người vì tham sân… che lấp tâm họ, chấp trước bền chắc phát khởi, nên tư hành nghiệp bất thiện. “Do phân biệt điên đảo nên tư tạo nghiệp”, cũng như có một người nương vào nhân bất bình đẳng, do thấy ái lạc tà pháp, vì cầu quả Dị thục đáng yêu ở vị lai mà phát khởi, nên tư hành nghiệp bất thiện. Căn bản chấp trước nên tư tạo nghiệp và phân biệt điên đảo nên tư tạo nghiệp trong năm thứ nầy, hoặc tạo tác hoặc tăng trưởng chẳng phải không thọ Dị thục, vì sao? Vì ba thứ do tư tạo nghiệp trước tuy tạo tác bất tăng trưởng nhưng nhẹ nên không thọ Dị thục. Hai thứ do tư tạo nghiệp sau thì hoặc tạo tác hoặc tăng trưởng, vì nặng nên chắc chắn phải thọ Dị thục. Tác, là khởi tạo các nghiệp khiến cho nó hiện hành. Tăng trưởng là khiến cho tập khí tăng thêm, vì nuôi lớn hạt giống Dị thục trong thức A-lại-da. Như kinh nói: “Chắc chắn thọ nghiệp. Thế nào là chắc chắn? Là tác nghiệp chắc chắn, thọ Dị thục quyết định và phần vị chắc chắn”.

Tác nghiệp chắc chắn, là do nghiệp lực của đời trước chiêu cảm mà được chắc chắn Dị thục nối tiếp, vì trong đời nầy thì phải tạo nghiệp nầy. Vì sao? Vì phải tạo nghiệp nầy trong thời hạn chắc chắn, cuối cùng không vượt khỏi giới hạn thì phải tạo nghiệp nầy, cho đến lực đại thần thông của các Phật Thế Tôn cũng không thể ngăn chận khiến cho không tạo nghiệp, tùy theo năng lực chắc chắn của nhân mà quả nối tiếp chuyển biến.

Thọ Dị thục chắc chắn, là như đã nói trước là do tư tạo nghiệp.

Phần vị chắc chắn, là phần vị chắc chắn nghiệp của hiện pháp thọ, như do nghiệp nầy trong hiện pháp nhất định thọ Dị thục, do nghiệp nầy phải thọ sinh Dị thục, do nghiệp nầy phải thọ hậu Dị thục.

Lại, quả Dị thục của mười nghiệp đạo bất thiện, là trong ba đường ác, tùy phẩm hạ trung thượng mà thọ Dị thục bàng sinh, ngạ quỷ hoặc Na-lạc-ca. Quả đẳng lưu, là đều đều tùy theo tướng của nó trong cõi người chiêu cảm được tự thân đầy đủ hay suy tổn, là từ đường ác sau khi chết rồi sinh trong cõi người, vì sát sinh, đạo tặc… mỗi mỗi đều tùy theo tướng của nó mà đều chiêu cảm được tự thân đầy đủ hay suy tổn, cái gọi là tuổi thọ ngắn ngủi, thường nghèo cùng… như sự thích ứng của nó. Quả Tăng thượng, đều tùy theo tướng của nó mà chiêu cảm được tất cả ngoại sự suy tổn, là sát sinh… đều tùy tướng của nó mà chiêu cảm gặt hái… ngoại sự suy tổn, đó là vật dụng ngoại sự bị thiếu thốn, gọi là quả tăng thượng của sát sinh như vậy.

Như kinh nói: “Đối với sự gây ra tất cả mười nghiệp đạo bất thiện, thường tu tập nên đọa vào Na-lạc-ca, Bàng sinh, Ngạ quỷ, đó là quả Dị thục, hoặc đắc lại trong đồng phần của các loại nầy, do sát sinh nên hiện tại bị đoản thọ. Do trộm cắp nên bị thiếu thốn tài vật. Do dục tà hạnh nên vợ không trinh tiết, do nói dối nên thường bị chê bai. Do nói lời chia rẽ nên bạn thân trái lìa nhau. Do nói lời thô ác nên thường nghe những tiếng không như ý. Do nói lời thêu dệt nên lời nói không oai nghi nghiêm túc. Do tham dục nên tham chuyển sung thịnh mạnh mẽ. Do sân hận nên sân càng hưng thịnh mạnh mẽ. Do tà kiến nên si càng hưng thịnh mạnh mẽ, vì các tà kiến là si tăng thượng, đó là quả đẳng lưu. Do gây ra nghiệp sát sinh mạnh mẽ nên tất cả vật dụng bên ngoài sự bị thiếu thốn, do trộm cắp nên bị sương mù mưa đá, do dục tà hạnh nên bị nhiều bụi bẩn dính bám, do nói lời dối gạt nhiều thứ hôi thoái, do nói lời chia rẽ nên gặp cao thấp hiểm trở, do nói lời thô ác nên đất đại chỗ người đó bị mặn xấu, do ỷ ngữ nên thời tiết biến đổi nghịch mùa, do tham dục nên kết quả mùa màng không trúng, do sân hận nên quả vị cay đắng, do tà kiến nên quả vị cay đắng, hoặc hoàn toàn không có quả, đó là quả tăng thượng kia”.

Lại, quả Dị thục của mười Nghiệp Đạo thiện, là trong cõi trời cõi người thì thọ Dị thục người, trời. Quả đẳng lưu, tức là trong xứ kia đều tùy tướng của nó mà chiêu cảm được tự thân nhiều thứ đầy đủ hưng thịnh. Quả tăng thượng, là trong xứ kia đều tùy tướng của nó mà chiêu cảm được các việc bên ngoài sự hưng thịnh. Như mười Nghiệp Đạo bất thiện lập ra ba thứ sai khác quả Dị thục, quả đẳng lưu và quả tăng thượng, như vậy ba quả sai khác trong cõi người cõi trời của nghiệp đạo thiện hữu lậu, như sự thích ứng của nó cũng nên lập ra.

Lại, nghiệp thiện và nghiệp bất thiện trong đường lành và đường ác khi chiêu cảm sinh Dị thục thì có hai thứ sai khác: 1. Nghiệp chiêu dẫn. 2. Nghiệp tròn đầy. Nghiệp chiêu dẫn, là do nghiệp nầy có thể dẫn dắt quả Dị thục. Nghiệp tròn đầy, là do nghiệp nầy khi sinh rồi thì lãnh thọ quả ái và quả bất ái.

Lại nữa, hoặc có nghiệp do một nghiệp lực dẫn dắt mà được một thân, là do một nghiệp lực nuôi lớn hạt giống Dị thục của một đời. Hoặc có nghiệp do một nghiệp lực dẫn dắt mà được nhiều thân, là do một nghiệp lực nuôi lớn hạt giống Dị thục của nhiều đời. Hoặc có nghiệp do nhiều nghiệp lực dẫn dắt mà được một thân, là do nhiều sát-na nghiệp niệm niệm nuôi lớn hạt giống Dị thục của một đời. Hoặc có nghiệp do nhiều nghiệp lực dẫn dắt mà được nhiều thân, là do nhiều sát-na nghiệp nương nhờ nhau, dần dần nuôi lớn hạt giống Dị thục của nhiều đời.

Hỏi: Nếu một hữu tình gây ra nhiều nghiệp thì vì sao lại thứ lớp thọ quả Dị thục ?

Đáp: Vì trong thân của hữu tình đó, nghiệp nào nặng thì thành thục trước, hoặc khi sắp chết thì nghiệp nào hiện tiền, hoặc trước kia nghiệp nào đã tập quen, thì Dị thục đó thành thục trước tiên. Như kinh nói: “Có ba thứ nghiệp, là nghiệp phước, nghiệp phi phước và nghiệp bất động”. Nghiệp phước, là nghiệp thiện của lệ thuộc cõi Dục. Nghiệp phi phước, là nghiệp bất thiện. Nghiệp bất động, là nghiệp thiện lệ thuộc cõi Sắc và lệ thuộc cõi Vô Sắc.

Hỏi: Vì sao nghiệp thiện lệ thuộc cõi Sắc và lệ thuộc cõi Vô Sắc

gọi là Bất động?

Đáp: Như các đường khác viên mãn nghiệp thiện và nghiệp bất thiện trong cõi Dục, khi gặp duyên chuyển thì đắc Dị thục của cõi khác, chẳng phải nghiệp của cõi Sắc và cõi Vô Sắc trói buộc, có việc như vậy thì sự nhận cõi và địa Dị thục được chắc chắn, nên giới địa và Dị thục không thể chuyển dời, gọi là Bất động. Lại vì thuộc về định địa nên gọi là Bất động.

Hỏi: Như trong kinh nói “Vô minh duyên hành”, thì hành đó hoặc là hành phước, hành phi phước và hành bất động, nhưng vì sao chỉ có hành phước và hành bất động duyên vô minh mà sinh?

Đáp: Có hai thứ ngu: 1. Ngu dị thục. 2. Ngu nghĩa chân thật. Do ngu dị thục mà phát khởi hành phi phước, do ngu nghĩa chân thật mà phát khởi hành phước và hành bất động. “Do ngu Dị thục mà phát khởi hành phi phước”, vì ngu Dị thục kia nên toàn bộ là tánh nhiễm ô, khi hợp chung với vô minh thì chắc chắn không dung nạp Dị thục đối với hành tướng chánh kiến của tin hiểu. “Do ngu nghĩa chân thật mà phát khởi hành phước và hành bất động”, nghĩa chân thật tức là bốn Thánh đế, ngu si đối với bốn Thánh đế kia nên gọi là chỗ ngu nghĩa chân thật. Người chưa thấy đế, tuy khởi tâm thiện nhưng do sự trói buộc theo của tùy miên kia nên cũng gọi là ngu si, do thế lực kia đối với khổ của ba cõi không biết như thật, nên có thể phát khởi tánh hậu hữu nhân của hành phước và hành bất động, không phải người đã thấy Thánh đế có thể phát khởi nghiệp nầy, vì không có ngu nghĩa chân thật, nên nói nghiệp phước và nghiệp bất động kia do ngu nghĩa chân thật nầy sinh.

Lại nữa, nghiệp đạo sát sinh dùng tham sân si làm phương tiện, do sân rốt ráo. Như sát sinh, nghiệp đạo nói lời thô ác và nghiệp đạo sân hận cũng vậy. “Sát sinh dùng tham làm phương tiện”, là da thịt v.v… “Sát sinh dùng sân làm phương tiện”, là trừ oán… “Sát sinh dùng si làm phương tiện”, là cúng tế… “Do sân là rốt ráo”, là lìa tất cả không có từ bi thì chắc chắn sát hại hữu tình khác. Nói lời thô ác ngữ cũng nên như lý mà biết.

Nghiệp đạo trộm cắp dùng tham sân si làm phương tiện, do tham rốt ráo. Như trộm cắp, nghiệp đạo dục tà hạnh và nghiệp đạo tham dục cũng vậy.

Hỏi: Thế nào là tham dục… lại dùng tham dục… làm phương tiện?

Đáp: Trước đã nói Nghiệp Đạo Tham dục là đối với tài sản của người mà chắc chắn chấp làm tánh hữu vi của chính mình, hoặc đối với tài sản nầy đầu tiên khởi các tham khác, tăng thêm các hành vi truy cầu, muốn nó là sở hữu của mình, tức thì liền lập tham nầy làm phương tiện của tham. Nếu trước hết khởi sân thì không có các nghiệp đạo khác, đây là phương tiện sân, nếu trước khởi si, mà nhiếp lấy vật của người cho là của mình thì không có lỗi, đây là phương tiện si. Như vậy các việc khác nên như ly mà biết.

Nghiệp đạo nói dối dùng Tham Sân Si làm phương tiện, là trong ba thứ tham sân si bất cứ rốt ráo một thứ nào. Như nói dối, nói lời chia rẽ và nói lời thêu dệt cũng vậy.

Nghiệp đạo tà kiến dùng Tham Sân Si làm phương tiện, là do si rốt ráo.

Hỏi: Lại nữa, như kinh nói “Có cộng nghiệp, có bất cộng nghiệp, có cường lực nghiệp, có liệt lực nghiệp”, thế nào là cộng nghiệp?

Đáp: Nếu nghiệp có thể khiến cho các khí thế gian vô số sai khác.

Hỏi: Thế nào là bất cộng nghiệp?

Đáp: Nếu nghiệp có thể khiến cho hữu tình thế gian có các thứ sai khác. Hoặc lại có nghiệp, khiến cho các hữu tình xoay vần tăng thượng, do nghiệp lực nầy nên nói các hữu tình đối nhau làm duyên Tăng thượng, vì các hữu tình kia có sức tăng thượng lẫn nhau, cũng gọi là cộng nghiệp. Do thế lực nầy mà các loài hữu tình xoay vần làm sinh nhân lẫn nhau đổi khác của tâm tâm pháp, nên kinh nói: “Như vậy hữu tình cùng với các hữu tình khác thấy lẫn nhau, không thọ dụng, không dễ có thể đắc.”

Hỏi: Thế nào là nghiệp Cường lực?

Đáp: Vì lực đối trị của Bổ-đặc-già-la mạnh mẽ, sự tạo tác các nghiệp bất thiện của tư, do sự thâu nhiếp phục của lực đối trị, khiến cho nghiệp đang thọ Na-lạc-ca chuyển thành hiện pháp thọ, lẽ ra nghiệp hiện pháp thọ chuyển khiến cho không thọ, nên nghiệp gọi là cường lực, vì có thể đối trị với nghiệp có lực mạnh mẽ. Nghiệp có thể trị nầy mong lực mạnh mẽ thù thắng của nghiệp được đối trị, khiến cho sự chiêu cảm các khổ nơi quả Dị thục chuyển biến diệt mất. Lại do sự tạo tác của tư mà tất cả nghiệp thiện so với nghiệp bất thiện, năng lực đối trị mạnh mẽ đều gọi là cường lực. Nương vào nghiệp nầy mà đức Bạcgià-phạm nói: “Thánh đệ tử của ta, có thể dùng vô lượng nghiệp thiện rộng lớn huân tập vào tâm”. Các nghiệp tạo tác hữu lượng, thì nghiệp nầy không thể dẫn dắt, không thể dừng trụ, cũng không thể khiến rơi vào các số kia. Lại, lực đối trị của Bổ-đặc-già-la yếu kém, nên sự tạo các nghiệp bất thiện của tư so với các nghiệp thiện, đều gọi là cường lực. Lại nữa, do tư tạo nghiệp Dị thục chắc chắn, không dứt không biết, đều gọi là nghiệp cường lực. Trong đây có ý nói tất cả nghiệp thiện và bất thiện không có sai khác, chỉ có Dị thục chắc chắn. Điều mà đạo lực các bậc Thánh không dứt, đều gọi là nghiệp cường lực. Lại nữa, các nghiệp tánh bất thiện thuộc cõi Dục đều là cường, rất nhiều phiền não và tùy phiền não làm trợ giúp. Lại, trước kia có tập quen nên gọi là nghiệp cường lực, vì niệm niệm huân tập nối tiếp. Lại nữa, nương vào cường vị nên gọi là nghiệp cường lực, do xứ được mùa, là đã tạo tác các nghiệp chấp trước mạnh mẽ, do tịnh tín phát khởi. Lại, không thể đối trị, là các nghiệp đã tạo gọi là nghiệp cường lực, là do người không có pháp Niết-bàn nên tất cả nghiệp của họ thì lực đối trị không chế phục được. Lại, do ruộng đất mà phát khởi nghiệp cường lực, là các nghiệp hại mẹ… lại do tâm gia hạnh mà phát nghiệp cường lực, là đối với Bồ-đề Vô thượng phát nguyện lớn mạnh… nghiệp do đây sinh, lực của nó mạnh nên gọi là nghiệp cường lực.

Lại nữa, do chín thứ nhân mà phát nghiệp cường lực: 1. Ruộng. 2. Sự. 3. Tự thể. 4. Chỗ nương. 5. Tác ý. 6. Ý lạc. 7. Trợ giúp. 8. Thường tu tập. 9. Cùng nhiều chúng sinh hành chung. Do chín thứ nầy mà phát khởi nghiệp cường lực. Ruộng, là đủ đại công đức có thể làm ruộng phước. Sự, là chỗ bố thí vật nhiều mà tinh diệu. Tự thể, là giới hơn thí, tu hơn giới… đều như vậy. Chỗ nương, là người đã lìa dục mà khởi các nghiệp phước. Tác ý, là tịnh tín mạnh mẽ đồng thời hành tác ý. Ý lạc, là mong cầu tất cả ý lạc của Niết-bàn. Trợ giúp, là tu tập càng rộng các nghiệp phước, sự, cộng tướng, càng nhiếp thọ khác. Thường tu tập, là lúc nào cũng tu tập, hoặc lúc nào cũng tầm tư. Thực hành chung với nhiều chúng sinh, là tự dạy người làm, thấy người làm thì vui theo. Trái với các thứ trên đây là nghiệp liệt lực.

Như Đức Thế Tôn nói: “Hoặc có người nói, Bổ-đặc-già-la của các trượng phu kia, tùy nghiệp như vậy như vậy hoặc tạo tác hoặc tăng trưởng mà trở lại thọ Dị thục như vậy như vậy. Nếu có sự đó thì không nên tu phạm hạnh thanh tịnh, cũng không thể biết đúng dứt hết các tạo tác bờ mé khổ . Nếu có ai nói, Bổ-đặc-già-la của các trượng phu kia, tùy như vậy như vậy thuận mà thọ nghiệp, hoặc tạo tác hoặc tăng trưởng, lại thọ như vậy như vậy thuận Dị thục mà mình thọ. Nếu có sự đó thì nên tu tập phạm hạnh thanh tịnh, lại cũng có thể biết đúng hết các tạo tác của khổ và bờ mé khổ”.

Hỏi: Kinh nói như vậy có mật ý gì?

Đáp: Trong đây ý của Phật là muốn ngăn dứt tà thuyết như vậy.

Là nghiệp lạc câu hành trở lại có thể chiêu cảm đắc Dị thục lạc câu hành, nghiệp khổ câu hành lại có thể chiêu cảm đắc Dị thục khổ câu hành, nghiệp bất khổ bất lạc câu hành lại có thể chiêu cảm đắc Dị thục bất khổ bất lạc câu hành, nên nói rằng: “Hoặc có kẻ cho rằng, Bổ-đặcgià-la của các trượng phu kia, tùy nghiệp như vậy như vậy hoặc tạo tác hoặc tăng trưởng mà lại thọ Dị thục như vậy như vậy. Nếu có sự đó thì không nên tu phạm hạnh thanh tịnh, cũng không thể biết đúng hết các tạo tác của khổ và bờ mé khổ”. Vì sao không nên tu phạm hạnh thanh tịnh? Vì các phiền não rất mạnh mẽ, phải do trí tuệ tự cố gắng tự thúc đẩy, cùng với ưu khổ hộ trì giới cấm, hoặc đối với vị lai khi thọ Dị thục kia thì trở lại cùng với ưu khổ đồng thời hộ trì giới cấm, đáng lẽ không có nghĩa lợi. Lại nữa, đối với vợ con của người khác cùng với hỷ lạc đồng thời hủy phạm giới cấm, hoặc đối với vị lai khi thọ dị thục kia lại cùng với hỷ lạc đồng thời, siêng năng xa lìa tức là bỏ hết, nên nói, “Nếu có việc như vậy thì không nên tu phạm hạnh thanh tịnh”. Vì sao cũng không thể biết đúng hết các tạo tác của khổ và bờ mé khổ? Tức là do tu tập phạm hạnh như vậy mà chiêu cảm Dị thục, nên Thế Tôn vì ngăn dứt tà thuyết ngoại đạo như vậy, nghiệp lạc câu hành lại thọ lạc Dị thục, nghiệp khổ câu hành trở lại thọ Dị thục khổ, nghiệp bất khổ bất lạc câu hành lại thọ bất khổ bất lạc Dị thục. Nhân Dị thục và quả Dị thục chắc chắn tương tự nên nói kinh nầy. Lại nữa, vì thừa nhận chánh thuyết như vậy nghiệp lạc câu hành, thuận lạc thọ trở lại thọ Dị thục lạc, thuận khổ thọ lại thọ khổ Dị thục , thuận bất khổ bất lạc thọ thì trở lại thọ Dị thục bất khổ bất lạc, nghiệp bất khổ bất lạc thọ câu hành, thuận lạc thọ thì lại thọ Dị thục lạc, thuận khổ thọ thì lại thọ khổ Dị thục, thuận bất khổ bất lạc thọ thì lại thọ bất khổ bất lạc Dị thục. Nghiệp lạc câu hành có hai thứ: 1. Thiện. 2. Bất thiện. Tùy theo sự thích ứng của nó mà thuận khổ thọ, lạc thọ và bất khổ bất lạc thọ ở đời vị lai, lại có thể chiêu cảm Dị thục. Như vậy nghiệp khổ câu hành và nghiệp bất khổ bất lạc câu hành, đều có hai thứ: 1. Thuận theo Dị thục lạc. 2. Chiêu cảm Dị thục lạc. Tùy theo sự thích ứng của nó, đó gọi là mật ý của kinh nầy.