LUẬN CHÚNG SỰ PHẦN A TỲ ĐÀM
Tác giả: Tôn giả Thế Hữu
Hán dịch: Đời Lưu Tống, Đại sư Cầu Na Bạt Đà La và Bồ Đề Da Xá
Việt dịch: Cư sĩ Nguyên Huệ

 

QUYỂN 12

Phẩm 7: THIÊN VẤN LUẬN, phần 5

8. Ấm: Là năm ấm.

Hỏi: Những gì là năm ấm?

Đáp: Như đã nói rộng ở trên.

*

Hỏi: Năm ấm nầy: Bao nhiêu thứ là sắc, bao nhiêu thứ là không phải sắc v.v…?

Đáp: Một thứ là sắc, bốn thứ là không phải sắc.

Bốn thứ không thể thấy, một thứ cần phân biệt: Sắc ấm hoặc có thể thấy, hoặc không thể thấy. Thế nào là có thể thấy? Là một nhập. Thế nào là không thể thấy? Là chín nhập và phần ít của một nhập.

Bốn thứ là không đối, một thứ cần phân biệt: Sắc ấm hoặc có đối, hoặc không đối. Thế nào là có đối? Là mười nhập. Thế nào là không đối? Là phần ít của một nhập.

Sắc ấm hoặc là hữu lậu, hoặc là vô lậu. Thế nào là hữu lậu? Là mười nhập và phần ít của một nhập. Thế nào là vô lậu? Là phần ít của một nhập.

Thọ ấm hoặc là hữu lậu, hoặc là vô lậu. Thế nào là hữu lậu? Là ý hữu lậu tư duy tương ưng với thọ ấm. Thế nào là vô lậu ? Là ý vô lậu tư duy tương ưng với thọ ấm.

Như thọ ấm, tưởng ấm, thức ấm cũng như vậy.

Hành ấm hoặc là hữu lậu, hoặc là vô lậu. Thế nào là hữu lậu? Là như tâm hữu lậu tương ưng và tâm hữu lậu không tương ưng với hành ấm. Thế nào là vô lậu? Là tâm vô lậu tương ưng và tâm vô lậu không tương ưng với hành ấm.

Hết thảy là hữu vi.

Hỏi: Năm ấm nầy: Bao nhiêu thứ là có báo, bao nhiêu thứ là không báo v.v…?

Đáp: Hết thảy nên phân biệt: Sắc ấm hoặc là có báo, hoặc là không báo. Thế nào là có báo? Là sắc ấm bất thiện, sắc ấm thiện hữu lậu. Thế nào là không báo? Là sắc ấm vô lậu và vô ký.

Như sắc ấm, thọ ấm, tưởng ấm, hành ấm, thức ấm cũng như vậy.

Hết thảy là từ nhân duyên sinh thuộc về thế gian.

Một thứ là thuộc về sắc, bốn thứ là thuộc về danh.

Một thứ thuộc về nội nhập, ba thứ thuộc về ngoại nhập, một thứ cần phân biệt: Sắc ấm hoặc thuộc về nội nhập, hoặc thuộc về ngoại nhập. Thế nào là thuộc về nội nhập? Là năm nội nhập. Thế nào là thuộc về ngoại nhập? Là năm ngoại nhập và phần ít của một ngoại nhập.

Hết thảy là trí nhận biết.

*

* Năm ấm nầy: Ấm nếu là hữu lậu là đoạn tri nhận biết và đoạn, nếu là vô lậu là không phải đoạn tri nhận biết và không đoạn.

Hỏi: Năm ấm nầy: Bao nhiêu thứ là nên tu, bao nhiêu thứ là không nên tu?

Đáp: Hết thảy nên phân biệt: Sắc ấm hoặc nên tu, hoặc không nên tu. Thế nào là nên tu? Là sắc ấm thiện. Thế nào là không nên tu? Là sắc ấm bất thiện và vô ký.

Như sắc ấm, thọ ấm, tưởng ấm, hành ấm, thức ấm cũng như vậy.

Hỏi: Năm ấm nầy: Bao nhiêu thứ là cấu uế, bao nhiêu thứ là không cấu uế v.v…?

Đáp: Hết thảy nên phân biệt: Sắc ấm hoặc là cấu uế, hoặc là không cấu uế. Thế nào là cấu uế? Là sắc ấm bất thiện và sắc ấm hữu phú vô ký. Thế nào là không cấu uế? Là sắc ấm thiện và sắc ấm vô phú vô ký.

Như sắc ấm, thọ ấm, tưởng ấm, hành ấm, thức ấm cũng như vậy. Hết thảy là quả cùng có quả.

Bốn thứ là không thọ, một thứ cần phân biệt: Sắc ấm hoặc là thọ, hoặc là không thọ. Thế nào là thọ? Là như tự tánh thọ nhận. Thế nào là không thọ? Là như tự tánh không thọ nhận.

Bốn thứ là không phải do bốn đại tạo, một thứ cần phân biệt: Sắc ấm hoặc do bốn đại tạo, hoặc không phải do bốn đại tạo. Thế nào là do bốn đại tạo? Là chín nhập và phần ít của hai nhập. Thế nào là không phải do bốn đại tạo? Là phần ít của một nhập.

Hết thảy là hữu thượng.

Hỏi: Năm ấm nầy: Bao nhiêu thứ là hữu, bao nhiêu thứ là không phải hữu v.v…?

Đáp: Hết thảy nên phân biệt: Ấm nếu hữu lậu là hữu, nếu vô lậu là không phải hữu.

Một thứ là nhân không tương ưng, ba thứ là nhân tương ưng, một thứ cần phân biệt: Hành ấm nếu là tâm pháp là nhân tương ưng, nếu không phải là tâm pháp là nhân không tương ưng.

*

* Năm ấm nầy: Hoặc xứ thiện gồm thâu không phải là ấm, có bốn trường hợp: 1. Là xứ thiện gồm thâu không phải là ấm: Là số diệt. 2. Là ấm gồm thâu không phải là xứ thiện: Là năm ấm bất thiện và vô ký. 3. Là xứ thiện gồm thâu cũng là ấm: Là năm ấm thiện. 4. Không phải là xứ thiện gồm thâu cũng không phải là ấm: Là hư không và phi số diệt.

Xứ bất thiện gồm thâu phần ít của năm ấm, phần ít của năm ấm cũng gồm thâu xứ bất thiện.

Hoặc xứ vô ký gồm thâu không phải là ấm, có bốn trường hợp: 1. Là xứ vô ký gồm thâu không phải là ấm: Là hư không và phi số diệt. 2. Là ấm gồm thâu không phải là xứ vô ký? Là năm ấm thiện, bất thiện. 3. Là xứ vô ký gồm thâu cũng là ấm: Là năm ấm vô ký. 4. Không phải là xứ vô ký gồm thâu cũng không phải là ấm: Là số diệt.

Xứ lậu gồm thâu phần ít của một ấm, phần ít của một ấm cũng gồm thâu xứ lậu.

Xứ hữu lậu gồm thâu phần ít của năm ấm, phần ít của năm ấm cũng gồm thâu xứ hữu lậu.

Hoặc xứ vô lậu gồm thâu không phải là ấm, có bốn trường hợp: 1. Là xứ vô lậu gồm thâu không phải là ấm: Là hư không, số diệt, phi số diệt. 2. Là ấm gồm thâu không phải là xứ vô lậu: Là năm ấm hữu lậu. 3. Là xứ vô lậu gồm thâu cũng là ấm: Là năm ấm vô lậu. 4. Không phải là xứ vô lậu gồm thâu cũng không phải là ấm: Là việc nầy không thể có.

Hết thảy hoặc là quá khứ, vị lai, hiện tại.

Ấm hoặc là thiện, hoặc là bất thiện, hoặc là vô ký. Thế nào là thiện? Là năm ấm thiện. Thế nào là bất thiện? Là năm ấm bất thiện. Thế nào là vô ký? Là năm ấm vô ký.

Ấm hoặc thuộc cõi Dục, hoặc thuộc cõi Sắc, hoặc thuộc cõi Vô sắc, hoặc không hệ thuộc. Thế nào là thuộc cõi Dục? Là năm ấm thuộc cõi Dục. Thế nào là thuộc cõi Sắc? Là năm ấm thuộc cõi Sắc. Thế nào là thuộc cõi Vô sắc? Là năm ấm thuộc cõi Vô sắc. Thế nào là không hệ thuộc? Là năm ấm vô lậu.

Hỏi: Năm ấm nầy: Bao nhiêu thứ là học, bao nhiêu thứ là vô học, bao nhiêu thứ là phi học phi vô học?

Đáp: Hết thảy nên phân biệt: Ấm hoặc là học, hoặc là vô học, hoặc là phi học phi vô học. Thế nào là học? Là năm ấm học. Thế nào là vô học? Là năm ấm vô học. Thế nào là phi học phi vô học? Là năm ấm hữu lậu.

*

* Năm ấm nầy: Bao nhiêu thứ là do kiến đoạn, bao nhiêu thứ là do tu đoạn, bao nhiêu thứ là không đoạn v.v…?

Đáp: Hết thảy nên phân biệt: Sắc ấm nếu hữu lậu là do tu đoạn, nếu vô lậu là không đoạn. Tu đoạn là mười nhập và phần ít của một nhập. Không đoạn là phần ít của một nhập.

Thọ ấm hoặc do kiến đoạn, hoặc do tu đoạn, hoặc không đoạn. Thế nào là do kiến đoạn? Là như thọ ấm nơi người tùy tín hành, tùy pháp hành tạo nhẫn vô gián cùng đoạn. Đoạn trừ những gì? Là kiến đạo đoạn trừ tám mươi tám sử tương ưng với thọ ấm. Thế nào là do tu đoạn? Là như thọ ấm nơi bậc Học kiến tích tu đoạn. Đoạn trừ những gì? Là tu đạo đoạn trừ mười sử tương ưng với thọ ấm và thọ ấm hữu lậu không cấu uế. Thế nào là không đoạn? Là thọ ấm vô lậu

Như thọ ấm, tưởng ấm, thức ấm cũng như vậy.

Hành ấm hoặc do kiến đoạn, hoặc do tu đoạn, hoặc không đoạn. Thế nào là do kiến đoạn? Là như hành ấm nơi người tùy tín hành, tùy pháp hành tạo nhẫn vô gián cùng đoạn. Đoạn trừ những gì? Là kiến đạo đoạn trừ tám mươi tám sử tương ưng với hành ấm đã khởi tâm bất tương ưng hành. Thế nào là do tu đoạn? Là như hành ấm nơi bậc Học kiến tích tu đoạn. Đoạn trừ những gì? Là tu đạo đoạn trừ mười sử tương ưng với hành ấm, khởi nghiệp thân, khẩu, khởi tâm bất tương ưng hành và hành ấm hữu lậu không cấu uế. Thế nào là không đoạn? Là hành ấm vô lậu.

Một thứ là không phải tâm, không phải tâm pháp, không phải tâm tương ưng. Hai thứ là tâm pháp cũng là tâm tương ưng. Một thứ chỉ là tâm. Một thứ cần phân biệt: Hành ấm nếu là tâm không tương ưng là không phải tâm, không phải tâm pháp, không phải tâm tương ưng, còn lại là tâm pháp cũng là tâm tương ưng.

Một thứ là tâm tùy chuyển không tương ưng với thọ, một thứ là tâm tùy chuyển cũng tương ưng với thọ, ba thứ cần phân biệt: Sắc ấm hoặc là tâm tùy chuyển không tương ưng với thọ, hoặc không phải là tâm tùy chuyển cũng không tương ưng với thọ. Là tâm tùy chuyển không tương ưng với thọ: Là tâm tùy chuyển nơi nghiệp thân, khẩu, còn lại không phải là tâm tùy chuyển cũng không tương ưng với thọ.

Hành ấm hoặc là tâm tùy chuyển không tương ưng với thọ, có ba trường hợp: 1. Là tâm tùy chuyển không tương ưng với thọ: Là tâm tùy chuyển nơi tâm bất tương ưng hành. 2. Là tâm tùy chuyển cũng tương ưng với thọ: Là tâm tương ưng với hành ấm. 3. Không phải là tâm tùy chuyển cũng không tương ưng với thọ: Là trừ tâm tùy chuyển nơi hành ấm của tâm bất tương ưng, còn lại là hành ấm của tâm bất tương ưng.

Như thọ, tưởng cũng vậy, trừ tự tánh của nó.

Hỏi: Năm ấm nầy: Bao nhiêu thứ là giác tùy chuyển không tương ưng với quán v.v…?

Đáp: Hết thảy nên phân biệt: Sắc ấm hoặc là giác tùy chuyển không tương ưng với quán, hoặc không phải là giác tùy chuyển cũng không tương ưng với quán. Là giác tùy chuyển không tương ưng với quán: Là giác tùy chuyển nơi nghiệp thân, khẩu, còn lại không phải là giác tùy chuyển cũng không tương ưng với quán.

Thọ ấm hoặc là có giác có quán, hoặc là không giác có quán, hoặc là không giác không quán. Thế nào là có giác có quán? Là ý có giác có quán tư duy tương ưng với thọ ấm. Thế nào là không giác có quán? Là ý không giác có quán tư duy tương ưng với thọ ấm. Thế nào là không giác không quán? Là ý không giác không quán tư duy tương ưng với thọ ấm.

Như thọ ấm, tưởng ấm, thức ấm cũng như vậy.

Hành ấm hoặc là giác tùy chuyển không tương ưng với quán, có bốn trường hợp: 1. Là giác tùy chuyển không tương ưng với quán: Là giác tùy chuyển nơi hành ấm của tâm bất tương ưng và giác tương ưng với quán. 2. Là quán tương ưng không phải là giác tùy chuyển: Là giác. Như giác không tương ưng với quán, vì tương ưng với hành ấm của tâm pháp. 3. Là giác tùy chuyển cũng tương ưng với quán: Là giác quán tương ưng với hành ấm của tâm pháp. 4. Không phải là giác tùy chuyển cũng không tương ưng với quán: Là trừ giác tùy chuyển nơi hành ấm của tâm bất tương ưng, còn lại là hành ấm của tâm bất tương ưng, cùng giác không tương ưng với quán và không phải giác quán tương ưng với hành ấm của tâm pháp.

Hỏi: Năm ấm nầy: Bao nhiêu thứ là kiến không phải là xứ kiến v.v…?

Đáp: Hết thảy nên phân biệt: Sắc ấm hoặc là xứ kiến không phải là kiến, có ba trường hợp: 1. Là xứ kiến không phải là kiến: Là chín nhập và phần ít của một nhập. 2. Là kiến cũng là xứ kiến: Là một nhập. 3. Không phải là kiến cũng không phải là xứ kiến: Là phần ít của một nhập.

Thọ ấm, tưởng ấm, thức ấm nếu hữu lậu là xứ kiến không phải là kiến, nếu là vô lậu thì không phải là kiến cũng không phải là xứ kiến.

Hành ấm hoặc là kiến không phải là xứ kiến, có bốn trường hợp: 1. Là kiến không phải là xứ kiến: Là hành ấm gồm thâu tận trí, vô sinh trí, không gồm thâu tuệ vô lậu. 2. Là xứ kiến không phải là kiến: Là kiến không gồm thâu hành ấm hữu lậu. 3. Là kiến cũng xứ kiến: Là năm kiến và chánh kiến thế tục. 4. Không phải là kiến cũng không phải là xứ kiến: là kiến không gồm thâu hành ấm vô lậu.

Hỏi: Năm ấm nầy: Bao nhiêu thứ là nhân của thân kiến, thân kiến không phải là nhân của ấm v.v…?

Đáp: Hết thảy nên phân biệt: Sắc ấm như sắc nhập.

Thọ ấm, tưởng ấm, thức ấm như thọ niệm xứ.

Hành ấm như pháp niệm xứ.

Hỏi: Năm ấm nầy: Bao nhiêu thứ là nghiệp không phải là nghiệp báo v.v…?

Đáp: Hết thảy nên phân biệt: Sắc ấm như thân niệm xứ.

Thọ ấm, tưởng ấm, thức ấm như thọ niệm xứ.

Hành ấm như pháp niệm xứ.

Ba thứ là nghiệp tùy chuyển không phải là nghiệp, hai thứ cần phân biệt: Sắc ấm như thân niệm xứ. Hành ấm như pháp niệm xứ.

Bốn thứ không phải là sắc tạo sắc cũng không phải là sắc có thể thấy, một thứ cần phân biệt: Sắc ấm như thân niệm xứ.

*

* Năm ấm nầy: Bốn thứ không phải là sắc tạo sắc cũng không phải là sắc có đối, một thứ cần phân biệt: Sắc ấm như thân niệm xứ.

Hết thảy là rất thâm diệu khó hiểu rõ, khó hiểu rõ vì rất thâm diệu.

Hỏi: Năm ấm nầy: Bao nhiêu thứ là nhân thiện không phải là thiện v.v…?

Đáp: Hết thảy nên phân biệt: Ấm hoặc là nhân thiện không phải là thiện, có ba trường hợp: 1. Là nhân thiện không phải là thiện: Là báo thiện sinh nơi năm ấm. 2. Là thiện cũng là nhân thiện: Là năm ấm thiện. 3. Không phải là thiện cũng không phải là nhân thiện: Là năm ấm bất thiện và vô ký.

Hỏi: Năm ấm nầy: Bao nhiêu thứ là bất thiện không phải là nhân bất thiện v.v…?

Đáp: Hết thảy nên phân biệt: Sắc ấm như thân niệm xứ.

Thọ ấm, tưởng ấm, thức ấm như thọ niệm xứ.

Hành ấm như pháp niệm xứ.

Hỏi: Năm ấm nầy: Bao nhiêu thứ là nhân vô ký không phải là vô ký v.v…?

Đáp: Hết thảy nên phân biệt: Ấm hoặc là nhân vô ký không phải là vô ký, có ba trường hợp: 1. Là nhân vô ký không phải là vô ký: Là năm ấm bất thiện. 2. Là vô ký cũng là nhân vô ký: Là năm ấm vô ký. 3. Không phải là vô ký cũng không phải là nhân vô ký: Là năm ấm thiện.

Hết thảy là duyên của nhân duyên cùng có nhân.

Một thứ không phải là thứ đệ cũng không phải là duyên của thứ đệ duyên, bốn thứ cần phân biệt: Thọ ấm, tưởng ấm, thức ấm như thọ niệm xứ. Hành ấm hoặc là thứ đệ không phải là duyên của thứ đệ duyên, có ba trường hợp: 1. Là thứ đệ không phải là duyên của thứ đệ duyên: Là hành ấm của tâm pháp tất khởi ở hiện tiền, vị lai, là hành ấm của tâm pháp nơi thọ mạng tối hậu của bậc A-la-hán quá khứ, hiện tại và hành ấm của tâm pháp nơi chánh thọ (định) vô tưởng, chánh thọ diệt tận đã khởi, sẽ khởi. 2. Là thứ đệ cũng là duyên của thứ đệ duyên: Là trừ hành ấm của tâm pháp nơi thọ mạng tối hậu của bậc A-la-hán quá khứ, hiện tại, còn lại hành ấm của tâm pháp quá khứ, hiện tại. 3. Không phải là thứ đệ cũng không phải là duyên của thứ đệ duyên: Là trừ hành ấm của tâm pháp tất khởi ở hiện tiền, vị lai, còn lại là hành ấm của tâm pháp vị lai, trừ thứ lớp nơi tâm bất tương ưng hành, còn lại là hành ấm của tâm bất tương ưng.

Một thứ là duyên của duyên duyên không có duyên, ba thứ là duyên của duyên duyên cùng có duyên, một thứ cần phân biệt: Hành ấm nếu là tâm pháp là duyên của duyên duyên cùng có duyên, nếu không phải là tâm pháp là duyên của duyên duyên không có duyên.

Hết thảy là duyên của tăng thượng duyên cùng có tăng thượng. Hỏi: Năm ấm nầy: Bao nhiêu thứ là lưu cũng là tùy lưu v.v…?

Đáp: Hết thảy nên phân biệt: Sắc ấm, thọ ấm, tưởng ấm, thức ấm nếu là hữu lậu là tùy lưu không phải là lưu, nếu là vô lậu thì không phải là lưu cũng không phải là tùy lưu.

Hành ấm hoặc là tùy lưu không phải là lưu, có ba trường hợp: 1. Là tùy lưu không phải là lưu: Là lưu không gồm thâu hành ấm hữu lậu. 2. Là lưu cũng là tùy lưu: Là bốn lưu. 3. Không phải là lưu cũng không phải là tùy lưu: Là lưu không gồm thâu hành ấm vô lậu.

**

9. Giới: Là mười tám giới.

Hỏi: Những gì là mười tám giới?

Đáp: Như trước đã nói.

*

Hỏi: Mười tám giới nầy: Bao nhiêu thứ là sắc, bao nhiêu thứ là không phải sắc v.v…?

Đáp: Mười thứ là sắc, bảy thứ là không phải sắc, một thứ cần phân biệt: Nghiệp thân, khẩu trong pháp giới là sắc, còn lại là không phải sắc.

Một thứ là có thể thấy, mười bảy thứ là không thể thấy.

Mười thứ là có đối, tám thứ là không đối.

Mười lăm thứ là hữu lậu, ba thứ cần phân biệt: Ý giới hoặc là hữu lậu, hoặc là vô lậu. Thế nào là hữu lậu? Là ý hữu lậu tư duy tương ưng với ý giới. Thế nào là vô lậu? Là ý vô lậu tư duy tương ưng với ý giới.

Như ý giới, thức giới cũng như vậy.

Pháp giới như pháp nhập.

Mười bảy thứ là hữu vi, một thứ cần phân biệt: Pháp giới như pháp nhập.

Tám thứ là không báo, mười thứ cần phân biệt: Sắc giới hoặc là có báo, hoặc là không báo. Thế nào là có báo? Là sắc giới thiện hay bất thiện. Thế nào là không báo? Là sắc giới vô ký.

Như sắc giới, thanh giới, nhãn thức giới, nhĩ thức giới, tỷ thức giới, thiệt thức giới, thân thức giới cũng như vậy.

Ý giới hoặc là có báo, hoặc là không báo. Thế nào là có báo? Là ý giới hữu lậu thiện và bất thiện. Thế nào là không báo? Là ý giới vô lậu và vô ký.

Như ý giới, ý thức giới, pháp giới cũng như vậy.

Mười bảy thứ là từ nhân duyên sinh thuộc về thế gian, một thứ cần phân biệt: Pháp giới như pháp nhập.

Mười thứ là thuộc về sắc, bảy thứ là thuộc về danh, một thứ cần phân biệt: Nghiệp thân, khẩu trong pháp giới là thuộc về sắc, còn lại là thuộc về danh.

Mười hai thứ thuộc về nội nhập, sáu thứ thuộc về ngoại nhập.

Hết thảy là trí nhận biết.

*

* Mười tám giới nầy: Mười lăm thứ là đoạn tri nhận biết và đoạn, ba thứ cần phân biệt: Ba thứ nếu là hữu lậu là đoạn tri nhận biết và đoạn, nếu là vô lậu là không phải đoạn tri nhận biết và không đoạn.

Tám thứ không nên tu, mười thứ cần phân biệt: Sắc giới hoặc nên tu, hoặc không nên tu. Thế nào là nên tu? Là sắc giới thiện. Thế nào là không nên tu? Là sắc giới bất thiện và vô ký.

Như sắc giới, thanh giới, nhãn thức, nhĩ thức, tỷ thức, thiệt thức, thân thức giới, ý giới, ý thức giới cũng như vậy.

Pháp giới hoặc nên tu, hoặc không nên tu. Thế nào là nên tu? Là pháp giới hữu vi thiện. Thế nào là không nên tu? Là pháp giới bất thiện, vô ký và số diệt.

Tám thứ là không cấu uế, mười thứ cần phân biệt: Sắc giới hoặc là cấu uế, hoặc là không cấu uế. Thế nào là cấu uế? Là sắc giới bất thiện và sắc giới ẩn giấu (hữu phú) vô ký. Thế nào là không cấu uế? Là sắc giới thiện và sắc giới không ẩn giấu (vô phú) vô ký.

Như sắc giới, thanh giới, nhãn thức, nhĩ thức, tỷ thức, thiệt thức, thân thức giới, ý giới, ý thức giới, pháp giới cũng như vậy.

Mười bảy thứ là quả cùng có quả, một thứ cần phân biệt: Pháp giới như pháp nhập.

Chín thứ là không thọ, chín thứ cần phân biệt: Nhãn giới hoặc là thọ, hoặc là không thọ. Thế nào là thọ? Là tự tánh thọ nhận. Thế nào là không thọ? Là tự tánh không thọ nhận.

Như nhãn giới, sắc giới, nhĩ giới, tỷ giới, hương giới, thiệt giới, vị giới, thân giới, xúc giới cũng như vậy.

Mười tám thứ hoặc do bốn đại tạo, hoặc không phải do bốn đại tạo. Thế nào là do bốn đại tạo? Là chín giới và phần ít của hai giới. Thế nào là không phải do bốn đại tạo? Là bảy giới và phần ít của hai giới.

Mười bảy thứ là hữu thượng, một thứ cần phân biệt: Pháp giới như pháp nhập.

Mười lăm thứ là hữu, ba thứ cần phân biệt: Ba thứ nếu là hữu lậu là hữu, nếu là vô lậu là không phải hữu.

Mười thứ là nhân không tương ưng, bảy thứ là nhân tương ưng, một thứ cần phân biệt: Pháp giới như pháp nhập.

*

* Mười tám giới nầy: Xứ thiện gồm thâu phần ít của mười giới, phần ít của mười giới cũng gồm thâu xứ thiện.

Xứ bất thiện gồm thâu phần ít của mười giới, phần ít của mười giới cũng gồm thâu xứ bất thiện.

Xứ vô ký gồm thâu tám giới và phần ít của mười giới, tám giới và phần ít của mười giới cũng gồm thâu xứ vô ký.

Xứ lậu gồm thâu phần ít của một giới, phần ít của một giới cũng gồm thâu xứ lậu.

Xứ hữu lậu gồm thâu mười lăm giới và phần ít của ba giới, mười lăm giới và phần ít của ba giới cũng gồm thâu xứ hữu lậu.

Xứ vô lậu gồm thâu phần ít của ba giới, phần ít của ba giới cũng gồm thâu xứ vô lậu.

Mười bảy thứ hoặc là quá khứ, vị lai, hiện tại. Một thứ cần phân biệt: Pháp giới như pháp nhập.

Tám thứ là vô ký, mười thứ cần phân biệt: Sắc giới hoặc là thiện, hoặc là bất thiện, hoặc là vô ký. Thế nào là thiện? Là thân tạo tác thiện. Thế nào là bất thiện? Là thân tạo tác bất thiện. Thế nào là vô ký? Là trừ thiện, bất thiện do thân tạo tác, còn lại là sắc giới.

Thanh giới cũng như vậy.

Nhãn thức giới hoặc là thiện, hoặc là bất thiện, hoặc là vô ký. Thế nào là thiện? Là ý tư duy tương ưng với nhãn thức giới. Thế nào là bất thiện? Là ý bất thiện tư duy tương ưng với nhãn thức giới. Thế nào là vô ký? Là ý vô ký tư duy tương ưng với nhãn thức giới.

Như nhãn thức giới, nhĩ thức, tỷ thức, thiệt thức, thân thức, ý giới, ý thức giới cũng như vậy.

Pháp giới như pháp nhập.

Bốn thứ thuộc cõi Dục, mười bốn thứ cần phân biệt: Nhãn giới, sắc giới, nhĩ giới, thanh giới, tỷ giới, thiệt giới, thân giới, xúc giới: Như đã nói rộng trong phẩm Phân biệt các nhập.

Nhãn thức giới hoặc thuộc cõi Dục, hoặc thuộc cõi Sắc. Thế nào là thuộc cõi Dục? Là ý nơi cõi Dục tư duy tương ưng với nhãn thức giới. Thế nào là thuộc cõi Sắc? Là ý nơi cõi Sắc tư duy tương ưng với nhãn thức giới.

Như nhãn thức giới, nhĩ thức giới, thân thức giới cũng như vậy.

Ý giới, ý thức giới như ý nhập. Pháp giới như pháp nhập.

Mười lăm thứ là phi học phi vô học, ba thứ cần phân biệt: Ý giới, pháp giới, ý thức giới: Như đã nói rộng nơi phẩm Phân biệt các nhập.

*

* Mười tám giới nầy: Mười lăm thứ do tu đoạn, ba thứ cần phân biệt: Ý giới, pháp giới, ý thức giới: Như đã nói rộng nơi phẩm Phân biệt các nhập.

Mười thứ là không phải tâm, không phải tâm pháp, không phải tâm tương ưng. Bảy thứ tức là tâm. Một thứ cần phân biệt: Pháp giới như pháp nhập.

Mười thứ không phải là tâm tùy chuyển không tương ưng với thọ, bảy thứ là tương ưng với thọ không phải là tâm tùy chuyển, một thứ cần phân biệt: Pháp giới như pháp nhập.

Như thọ, tưởng, hành cũng như vậy, trừ tự tánh của nó.

Mười thứ không phải là có giác có quán, năm thứ là có giác có quán, ba thứ cần phân biệt: Ý giới và ý thức giới như ý nhập. Pháp giới như pháp nhập.

Một thứ là kiến cũng là xứ kiến, mười bốn thứ là xứ kiến không phải là kiến, ba thứ cần phân biệt: Ý giới, ý thức giới như ý nhập. Pháp giới như pháp nhập.

Tám thứ không phải là nhân của thân kiến, thân kiến cũng không phải là nhân của chúng. Mười thứ cần phân biệt: Sắc giới nếu là cấu uế là nhân của thân kiến, thân kiến không phải là nhân của nó. Nếu không cấu uế thì không phải là nhân của thân kiến, thân kiến cũng không phải là nhân của nó.

Như sắc giới, thanh giới, nhãn thức, nhĩ thức, tỷ thức, thiệt thức, thân thức giới cũng như vậy. Ý giới và ý thức giới như ý nhập.

Pháp giới như pháp nhập.

Hỏi: Mười tám giới nầy: Bao nhiêu thứ là nghiệp không phải là nghiệp báo v.v…?

Đáp: Hết thảy nên phân biệt: Nhãn giới hoặc là nghiệp báo không phải là nghiệp, hoặc không phải là nghiệp cũng không phải là nghiệp báo. Là nghiệp báo không phải là nghiệp: Là báo sinh nơi nhãn giới, còn lại không phải là nghiệp cũng không phải là nghiệp báo.

Như nhãn giới, nhãn thức giới, nhĩ giới, nhĩ thức giới, tỷ giới, hương giới, tỷ thức giới, thiệt giới, vị giới, thiệt thức giới, thân giới, xúc giới, thân thức giới, ý giới, ý thức giới cũng như vậy.

Sắc giới như sắc nhập. Thanh giới như thanh nhập. Pháp giới như pháp nhập.

Tám thứ không phải là nghiệp cũng không phải là nghiệp tùy chuyển, bảy thứ là nghiệp tùy chuyển không phải là nghiệp, ba thứ cần phân biệt: Sắc giới như sắc nhập. Thanh giới như thanh nhập. Pháp giới như pháp nhập.

Mười tám thứ hoặc là sắc tạo sắc không phải là sắc có thể thấy, có ba trường hợp: 1. Là sắc tạo sắc không phải là sắc có thể thấy: Là tám giới và phần ít của hai giới. 2. Là sắc tạo sắc cũng là sắc có thể thấy: Là một giới. 3. Không phải là sắc tạo sắc cũng không phải là sắc có thể thấy: Là bảy giới và phần ít của hai giới.

*

* Mười tám giới nầy: Mười tám thứ hoặc là sắc tạo sắc không phải là sắc có đối, có bốn trường hợp: 1. Là sắc tạo sắc không phải là sắc có đối: Là phần ít của một giới. 2. Là sắc có đối không phải là sắc tạo sắc: Là phần ít của một giới. 3. Là sắc tạo sắc cũng là sắc có đối: Là chín giới và phần ít của một giới. 4. Không phải là sắc tạo sắc cũng không phải là sắc có đối: Là bảy giới và phần ít của một giới.

Hết thảy là rất thâm diệu khó hiểu rõ, khó hiểu rõ vì rất thâm diệu.

Hỏi: Mười tám giới nầy: Bao nhiêu thứ là thiện không phải là nhân thiện v.v…?

Đáp: Hết thảy nên phân biệt: Nhãn giới hoặc là nhân thiện không phải là thiện, hoặc không phải là nhân thiện cũng không phải là thiện. Là nhân thiện không phải là thiện: Là báo thiện sinh nơi nhãn giới, còn lại không phải là thiện cũng không phải là nhân thiện.

Như nhãn giới, nhĩ, tỷ, hương, thiệt, vị, thân, xúc giới cũng như vậy.

Sắc giới như sắc nhập. Nhãn thức giới, nhĩ thức giới, tỷ thức giới, thiệt thức giới, thân thức giới, ý giới, ý thức giới cũng như vậy.

Thanh giới hoặc là thiện cũng là nhân thiện, hoặc không phải là thiện cũng không phải là nhân thiện. Là thiện cũng là nhân thiện: Là thanh giới thiện, còn lại không phải là thiện cũng không phải là nhân thiện.

Pháp giới như pháp nhập.

Hỏi: Mười tám giới nầy: Bao nhiêu thứ là bất thiện cũng là nhân bất thiện v.v…?

Đáp: Hết thảy nên phân biệt: Nhãn giới nói rộng như nhãn nhập.

Như nhãn giới, nhĩ giới, tỷ giới, hương giới, thiệt giới, vị giới, thân giới, xúc giới cũng như vậy.

Sắc giới như sắc nhập.

Như sắc giới, nhãn thức giới, nhĩ thức, tỷ thức, thiệt thức, thân thức giới cũng như vậy.

Thanh giới như thanh nhập. Ý giới như ý căn. Ý thức giới như hỷ căn. Pháp giới như pháp nhập.

Tám thứ là vô ký cũng là nhân vô ký, mười thứ cần phân biệt: Sắc giới hoặc là nhân vô ký không phải là vô ký, có ba trường hợp: 1.

Là nhân vô ký không phải là vô ký: Là sắc giới bất thiện. 2. Là vô ký cũng là nhân vô ký: Là sắc giới vô ký. 3. Không phải là vô ký cũng không phải là nhân vô ký: Là sắc giới thiện.

Như sắc giới, nhãn thức giới, thanh giới, nhĩ thức giới, tỷ thức giới, thiệt thức giới, thân thức giới, ý giới, ý thức giới cũng như vậy. Pháp giới như pháp nhập.

Mười bảy thứ là duyên của nhân duyên cùng có nhân, một thứ cần phân biệt: Pháp giới như pháp nhập.

Mười thứ không phải là thứ đệ cũng không phải là duyên của thứ đệ duyên, tám thứ cần phân biệt: Nhãn thức giới hoặc là thứ đệ không phải là duyên của thứ đệ duyên, có ba trường hợp: 1. Là thứ đệ không phải là duyên của thứ đệ duyên: Là nhãn thức giới tất khởi ở hiện tiền, vị lai. 2. Là thứ đệ cũng là duyên của thứ đệ duyên: Là nhãn thức giới ở quá khứ, hiện tại. 3. Không phải là thứ đệ cũng không phải là duyên của thứ đệ duyên: Là trừ nhãn thức giới tất khởi ở hiện tiền, vị lai, còn lại là nhãn thức giới vị lai.

Như nhãn thức giới, nhĩ thức, tỷ thức, thiệt thức, thân thức giới cũng như vậy. Ý giới và ý thức giới như ý nhập. Pháp giới như pháp nhập.

Mười thứ là duyên của duyên duyên không có duyên, bảy thứ là duyên của duyên duyên cùng có duyên, một thứ cần phân biệt: Pháp giới như pháp nhập.

Mười bảy thứ là duyên của tăng thượng duyên cùng có tăng thượng, một thứ cần phân biệt: Pháp giới như pháp nhập.

Mười lăm thứ là tùy lưu không phải là lưu, ba thứ cần phân biệt: Ý giới, ý thức giới như ý nhập. Pháp giới như pháp nhập.

***

Phẩm 8: LỰA CHỌN, GỒM THÂU

Pháp sắc gồm thâu mười một giới, mười một nhập, một ấm, tám trí nhận biết trừ tri tha tâm trí và diệt trí, sáu thức nhận biết, hết thảy sử hiện bày khắp nơi hai cõi Dục, Sắc sai khiến và sử do tu đoạn sai khiến. Tức có pháp sắc gồm thâu mười giới, mười nhập, một ấm, không phải trí nhận biết, năm thức nhận biết, không phải sử sai khiến.

Pháp không phải sắc gồm thâu tám giới, hai nhập, bốn ấm, mười trí nhận biết, một thức nhận biết, hết thảy sử sai khiến. Tức có pháp không phải sắc gồm thâu bảy giới, một nhập, bốn ấm, hai trí nhận biết là tri tha tâm trí và diệt trí, không phải thức nhận biết, hết thảy cõi Vô sắc, hai cõi Dục, Sắc, hai thân do kiến khổ, kiến tập đoạn, không có hết thảy sử hiện khắp sai khiến.

*

Pháp có thể thấy gồm thâu một giới, một nhập, một ấm, bảy trí nhận biết trừ tri tha tâm trí và diệt đạo trí, hai thức nhận biết, hết thảy sử hiện khắp hai cõi Dục, Sắc sai khiến và sử do tu đoạn sai khiến. Tức có pháp có thể thấy gồm thâu một giới, một nhập, không phải ấm, không phải trí nhận biết, một thức nhận biết, không phải sử sai khiến.

Pháp không thể thấy gồm thâu mười bảy giới, mười một nhập, năm ấm, mười trí nhận biết, năm thức nhận biết, hết thảy sử sai khiến. Tức có pháp không thể thấy gồm thâu mười bảy giới, mười một nhập, bốn ấm, ba trí nhận biết là tri tha tâm trí và diệt đạo trí, bốn thức nhận biết, hết thảy cõi Vô sắc, cõi Dục, cõi Sắc, hai thân do kiến khổ, kiến tập đoạn, không phải hết thảy sử hiện khắp sai khiến.

*

Pháp có đối gồm thâu mười giới, mười nhập, một ấm, bảy trí nhận biết trừ tri tha tâm trí và diệt đạo trí, sáu thức nhận biết, hết thảy sử hiện khắp hai cõi Dục, Sắc sai khiến và sử do tu đoạn sai khiến. Tức pháp có đối gồm thâu mười giới, mười nhập, không phải ấm, không phải trí nhận biết, năm thức nhận biết, không phải hết thảy sử hiện khắp sai khiến.

Pháp không đối gồm thâu tám giới, hai nhập, năm ấm, mười trí nhận biết, một thức nhận biết, hết thảy sử sai khiến. Tức pháp không đối gồm thâu tám giới, hai nhập, bốn ấm, ba trí nhận biết là tri tha tâm trí và diệt đạo trí, không phải thức nhận biết, hết thảy cõi Vô sắc, cõi Dục, cõi Sắc, hai thân do kiến khổ, kiến tập đoạn, không phải hết thảy sử hiện khắp sai khiến.

*

Pháp hữu lậu gồm thâu mười tám giới, mười hai nhập, năm ấm, tám trí nhận biết trừ diệt trí và đạo trí, sáu thức nhận biết, hết thảy sử sai khiến. Tức có pháp hữu lậu gồm thâu mười lăm giới, mười nhập, không phải ấm, hai trí nhận biết là khổ trí và tập trí, năm thức nhận biết, hết thảy sử sai khiến.

Pháp vô lậu gồm thâu ba giới, hai nhập, năm ấm, tám trí nhận biết trừ khổ trí và tập trí, một thức nhận biết, sử không sai khiến. Tức có pháp vô lậu gồm thâu không phải giới, không phải nhập, không phải ấm, hai trí nhận biết là diệt trí và đạo trí, không phải thức nhận biết, không phải sử sai khiến.

*

Pháp hữu vi gồm thâu mười tám giới, mười hai nhập, năm ấm, chín trí nhận biết trừ diệt trí, sáu thức nhận biết, hết thảy sử sai khiến. Tức có pháp hữu vi gồm thâu mười bảy giới, mười một nhập, năm ấm, bốn trí nhận biết là tri tha tâm trí, khổ trí, tập trí, đạo trí, năm thức nhận biết, hết thảy sử sai khiến.

Pháp vô vi gồm thâu một giới, một nhập, không gồm thâu ấm, sáu trí nhận biết trừ tri tha tâm trí và khổ tập đạo trí, một thức nhận biết, sử không sai khiến. Tức có pháp vô vi gồm thâu không phải giới, không phải nhập, không phải ấm, một trí nhận biết là diệt trí, không phải thức nhận biết, không phải sử sai khiến.

*

Như pháp hữu lậu, pháp vô lậu, pháp có tranh, pháp không tranh, pháp thế gian, pháp xuất thế gian, pháp nhập, pháp không nhập, pháp nhiễm ô, pháp không nhiễm ô, pháp dựa vào tại gia, pháp dựa vào nẻo xuất ly, pháp kiết, pháp không phải kiết, pháp thọ, pháp không phải thọ, pháp triền, pháp không phải triền cũng như vậy.

*

Pháp ký gồm thâu mười giới, bốn nhập, năm ấm, mười trí nhận biết, ba thức nhận biết, hết thảy sử hiện khắp nơi ba cõi Dục, Sắc, Vô sắc đều sai khiến và sử do tu đoạn sai khiến. Tức có pháp ký gồm thâu không phải giới, không phải nhập, không phải ấm, hai trí nhận biết là diệt trí và đạo trí, không phải thức nhận biết, hai thân do kiến khổ đoạn nơi cõi Dục, không phải hết thảy sử hiện khắp sai khiến.

Pháp vô ký gồm thâu mười tám giới, mười hai nhập, năm ấm, tám trí nhận biết trừ diệt trí và đạo trí, sáu thức nhận biết, hết thảy cõi Sắc, Vô sắc, hai thân do kiến tập đoạn nơi cõi Dục, hết thảy sử hiện khắp sai khiến. Tức có pháp vô ký gồm thâu tám giới, tám nhập, không phải ấm, không phải trí nhận biết, ba thức nhận biết, hai thân do kiến khổ tập đoạn nơi cõi Sắc, Vô sắc, không phải hết thảy sử hiện khắp sai khiến.

*

Pháp ẩn mất (hữu phú) gồm thâu mười giới, bốn nhập, năm ấm, tám trí nhận biết trừ diệt trí và đạo trí, ba thức nhận biết, hết thảy sử sai khiến. Tức có pháp ẩn mất gồm thâu không phải giới, không phải nhập, không phải ấm, không phải trí nhận biết, không phải thức nhận biết, hai thân do kiến khổ, kiến tập đoạn nơi ba cõi, không phải hết thảy sử hiện khắp sai khiến.

Pháp không ẩn mất (vô phú) gồm thâu mười tám giới, mười hai nhập, năm ấm, mười trí nhận biết, sáu thức nhận biết, hết thảy sử hiện khắp nơi ba cõi sai khiến và sử do tu đoạn sai khiến. Tức có pháp không ẩn mất gồm thâu tám giới, tám nhập, không phải ấm, hai trí nhận biết là diệt trí và đạo trí, ba thức nhận biết, không phải sử sai khiến.

*

Pháp tu gồm thâu mười giới, bốn nhập, năm ấm, chín trí nhận biết trừ diệt trí, ba thức nhận biết, hết thảy sử hiện bày khắp ba cõi sai khiến và sử do tu đoạn sai khiến. Tức có pháp tu gồm thâu không phải giới, không phải nhập, không phải ấm, một trí nhận biết là đạo trí, không phải thức nhận biết, không phải sử sai khiến.

Pháp không tu gồm thâu mười tám giới, mười hai nhập, năm ấm, chín trí nhận biết trừ đạo trí, sáu thức nhận biết, hết thảy sử sai khiến. Tức có pháp không tu gồm thâu tám giới, tám nhập, không phải ấm, một trí nhận biết là diệt trí, hai thức nhận biết, hai thân do kiến khổ, kiến tập đoạn nơi ba cõi, không có sử hiện khắp sai khiến.

*

Pháp cấu uế gồm thâu mười giới, bốn nhập, năm ấm, tám trí nhận biết trừ diệt trí và đạo trí, ba thức nhận biết, hết thảy sử sai khiến. Tức có pháp cấu uế gồm thâu không phải giới, không phải nhập, không phải ấm, không phải trí nhận biết, không phải thức nhận biết, hai thân do kiến khổ, kiến tập đoạn nơi ba cõi, không phải sử hiện khắp sai khiến.

Pháp không cấu uế gồm thâu mười tám giới, mười hai nhập, năm ấm, mười trí nhận biết, sáu thức nhận biết, hết thảy sử sai khiến. Tức có pháp không cấu uế gồm thâu tám giới, tám nhập, không phải ấm, hai trí nhận biết là diệt trí và đạo trí, ba thức nhận biết, không phải sử sai khiến.

*

Như pháp cấu uế, pháp không cấu uế, pháp có tội, pháp không tội cũng như vậy.

*

Pháp có báo gồm thâu mười giới, bốn nhập, năm ấm, tám trí nhận biết trừ diệt trí và đạo trí, ba thức nhận biết, hết thảy sử hiện khắp ba cõi sai khiến và sử do tu đoạn sai khiến. Tức pháp có báo gồm thâu không phải giới, không phải nhập, không phải ấm, không phải trí nhận biết, không phải thức nhận biết, hai thân do kiến tập đoạn nơi cõi Dục, không phải hết thảy sử hiện khắp sai khiến.

Pháp không có báo gồm thâu mười tám giới, mười hai nhập, năm ấm, mười trí nhận biết, sáu thức nhận biết, hết thảy cõi Sắc, Vô sắc, hai thân do kiến tập đoạn nơi cõi Dục, hết thảy sử hiện khắp sai khiến. Tức pháp không có báo gồm thâu tám giới, tám nhập, không phải ấm, hai trí nhận biết là diệt trí và đạo trí, ba thức nhận biết, hai thân do kiến khổ, kiến tập đoạn nơi cõi Sắc, Vô sắc, không có sử hiện khắp sai khiến.

*

Pháp kiến gồm thâu hai giới, hai nhập, hai ấm, chín trí nhận biết trừ diệt trí, một thức nhận biết, hữu lậu duyên sử sai khiến và vô lậu duyên kiến tương ưng với sử vô minh sai khiến. Tức có pháp kiến gồm thâu một giới, một nhập, không phải ấm, không phải trí nhận biết, không phải thức nhận biết, vô lậu duyên kiến tương ưng với sử vô minh sai khiến.

Pháp không phải kiến gồm thâu mười bảy giới, mười một nhập, năm ấm, mười trí nhận biết, sáu thức nhận biết, hết thảy sử sai khiến. Tức có pháp không phải kiến gồm thâu mười sáu giới, mười nhập, ba ấm, một trí nhận biết là diệt trí, năm thức nhận biết, trừ vô lậu duyên nơi kiến tương ưng với vô minh, còn lại vô lậu duyên sử sai khiến.

*

Pháp nội gồm thâu mười hai giới, sáu nhập, hai ấm, chín trí nhận biết trừ diệt trí, một thức nhận biết, hết thảy sử sai khiến. Tức có pháp nội gồm thâu mười hai giới, sáu nhập, một ấm, không phải trí nhận biết, không phải thức nhận biết, không phải sử sai khiến.

Pháp ngoại gồm thâu sáu giới, sáu nhập, bốn ấm, mười trí nhận biết, sáu thức nhận biết, hết thảy sử sai khiến. Tức có pháp ngoại gồm thâu sáu giới, sáu nhập, ba ấm, một trí nhận biết là diệt trí, năm thức nhận biết, không phải sử sai khiến.

*

Pháp thọ gồm thâu chín giới, chín nhập, một ấm, bảy trí nhận biết trừ tri tha tâm trí và diệt đạo trí, năm thức nhận biết, hết thảy sử hiện khắp cõi Dục, Sắc sai khiến và sử do tu đoạn sai khiến. Tức có pháp thọ gồm thâu không phải giới, không phải nhập, không phải ấm, không phải trí nhận biết, không phải thức nhận biết, không phải sử sai khiến.

Pháp không thọ gồm thâu mười tám giới, mười hai nhập, năm ấm, mười trí nhận biết, sáu thức nhận biết, hết thảy sử sai khiến. Tức có pháp không thọ gồm thâu chín giới, ba nhập, bốn ấm, ba trí nhận biết là tri tha tâm trí và diệt đạo trí, một thức nhận biết, hết thảy cõi Vô sắc, hai thân do kiến khổ tập đoạn nơi cõi Dục, Sắc, không có sử hiện bày khắp sai khiến.

*

Pháp tâm gồm thâu bảy giới, một nhập, một ấm, chín trí nhận biết trừ diệt trí, một thức nhận biết, hết thảy sử sai khiến. Tức có pháp tâm gồm thâu bảy giới, một nhập, một ấm, không phải trí nhận biết, không phải thức nhận biết, không phải sử sai khiến.

Pháp không phải tâm: Không có.

*

Pháp có duyên gồm thâu tám giới, hai nhập, bốn ấm, chín trí nhận biết trừ diệt trí, một thức nhận biết, hết thảy sử sai khiến. Tức có pháp có duyên gồm thâu bảy giới, một nhập, ba ấm, một trí nhận biết là tri tha tâm trí, không phải thức nhận biết, vô lậu duyên sử sai khiến.

Pháp không duyên gồm thâu mười một giới, mười một nhập, hai ấm, chín trí nhận biết trừ tri tha tâm trí, sáu thức nhận biết, hữu lậu duyên sử sai khiến. Tức có pháp không duyên gồm thâu mười giới, mười nhập, một ấm, một trí nhận biết là diệt trí, năm thức nhận biết, không phải sử sai khiến.

*

Pháp tâm pháp gồm thâu một giới, một nhập, ba ấm, chín trí nhận biết trừ diệt trí, một thức nhận biết, hết thảy sử sai khiến. Tức có pháp tâm pháp gồm thâu không phải giới, không phải nhập, hai ấm, không phải trí nhận biết, không phải thức nhận biết, không phải sử sai khiến.

Pháp không phải tâm pháp gồm thâu mười tám giới, mười hai nhập, ba ấm, mười trí nhận biết, sáu thức nhận biết, hết thảy sử sai khiến. Tức có pháp không phải tâm pháp gồm thâu mười bảy giới, mười một nhập, hai ấm, một trí nhận biết là diệt trí, năm thức nhận biết, không phải sử sai khiến.

*

Pháp nghiệp gồm thâu ba giới, ba nhập, hai ấm, chín trí nhận biết trừ diệt trí, ba thức nhận biết, hết thảy sử sai khiến. Tức có pháp nghiệp gồm thâu không phải giới, không phải nhập, không phải ấm, không phải trí nhận biết, không phải thức nhận biết, không phải sử sai khiến.

Pháp không phải nghiệp gồm thâu mười tám giới, mười hai nhập năm ấm, mười trí nhận biết, sáu thức nhận biết, hết thảy sử sai khiến. Tức có pháp không phải nghiệp gồm thâu mười lăm giới, chín nhập, ba ấm, một trí nhận biết là diệt trí, ba thức nhận biết, không phải sử sai khiến.

*

Pháp thiện gồm thâu mười giới, bốn nhập, năm ấm, mười trí nhận biết, ba thức nhận biết, hết thảy sử hiện khắp cả ba cõi sai khiến và sử do tu đoạn sai khiến. Tức có pháp thiện gồm thâu không phải giới, không phải nhập, không phải ấm, hai trí nhận biết là diệt trí và đạo trí, không phải thức nhận biết, không phải sử sai khiến.

Pháp bất thiện gồm thâu mười giới, bốn nhập, năm ấm, bảy trí nhận biết trừ tỷ trí và diệt đạo trí, ba thức nhận biết, hết thảy sử hiện khắp nơi cõi Dục sai khiến. Tức có pháp bất thiện gồm thâu không phải giới, không phải nhập, không phải ấm, không phải trí nhận biết, không phải thức nhận biết, hai thân do kiến tập đoạn nơi cõi Dục, không có sử sai hiện khắp khiến.

Pháp vô ký gồm thâu mười tám giới, mười hai nhập, năm ấm, tám trí nhận biết trừ diệt trí và đạo trí, sáu thức nhận biết, hết thảy cõi Sắc, Vô sắc, hai thân do kiến tập đoạn nơi cõi Dục, hết thảy sử hiện khắp sai khiến. Tức có pháp vô ký gồm thâu tám giới, tám nhập, không phải ấm, không phải trí nhận biết, ba thức nhận biết, hai thân do kiến khổ tập đoạn nơi cõi Sắc, Vô sắc, không sử hiện khắp sai khiến.

*

Pháp do kiến đoạn gồm thâu ba giới, hai nhập, bốn ấm, tám trí nhận biết trừ diệt trí và đạo trí, một thức nhận biết, hết thảy sử do kiến đoạn sai khiến. Tức có pháp do kiến đoạn gồm thâu không phải giới, không phải nhập, không phải ấm, không phải trí nhận biết, không phải thức nhận biết, hai thân do kiến khổ, kiến tập đoạn nơi ba cõi, không phải sử hiện bày khắp sai khiến.

Pháp do tu đoạn gồm thâu mười tám giới, mười hai nhập, năm ấm, tám trí nhận biết trừ diệt trí và đạo trí, sáu thức nhận biết, hết thảy sử do tu đoạn và hết thảy sử hiện khắp sai khiến. Tức có pháp do tu đoạn gồm thâu mười lăm giới, mười nhập, không phải ấm, không phải trí nhận biết, năm thức nhận biết, hết thảy sử do tu đoạn sai khiến.

Pháp không đoạn gồm thâu ba giới, hai nhập, năm ấm, tám trí nhận biết trừ khổ trí và tập trí, một thức nhận biết, sử không sai khiến. Tức có pháp không đoạn gồm thâu không phải giới, không phải nhập, không phải ấm, hai trí nhận biết là diệt trí và đạo trí, không phải thức nhận biết, không phải sử sai khiến.

*

Pháp học gồm thâu ba giới, hai nhập, năm ấm, bảy trí nhận biết trừ khổ trí, tập trí và diệt trí, một thức nhận biết, sử không sai khiến. Tức có pháp học gồm thâu không phải giới, không phải nhập, không phải ấm, không phải trí nhận biết, không phải thức nhận biết, không phải sử sai khiến.

Pháp vô học: Không có.

Pháp phi học phi vô học gồm thâu mười tám giới, mười hai nhập, năm ấm, bảy trí nhận biết trừ tỷ trí và diệt đạo trí, sáu thức nhận biết, hết thảy sử sai khiến. Tức có pháp phi học phi vô học gồm thâu mười lăm giới, mười nhập, không phải ấm, ba trí nhận biết là khổ tập diệt trí, năm thức nhận biết, hết thảy sử sai khiến.

*

Pháp thuộc cõi Dục gồm thâu mười tám giới, mười hai nhập, năm ấm, bảy trí nhận biết trừ tỷ trí và diệt đạo trí, sáu thức nhận biết, hết thảy sử nơi cõi Dục sai khiến. Tức có pháp thuộc cõi Dục gồm thâu bốn giới, hai nhập, không phải ấm, không phải trí nhận biết, hai thức nhận biết, hết thảy sử nơi cõi Dục sai khiến.

Pháp thuộc cõi Sắc gồm thâu mười bốn giới, mười nhập, năm ấm, bảy trí nhận biết trừ pháp trí và diệt đạo trí, bốn thức nhận biết, hết thảy sử nơi cõi Sắc sai khiến. Tức có pháp thuộc cõi Sắc gồm thâu không phải giới, không phải nhập, không phải ấm, không phải trí nhận biết, không phải thức nhận biết, hết thảy sử nơi cõi Sắc sai khiến.

Pháp thuộc cõi Vô sắc gồm thâu ba giới, hai nhập, bốn ấm, sáu thức nhận biết trừ pháp trí, tri tha tâm trí và diệt đạo trí, một thức nhận biết, hết thảy sử nơi cõi Vô sắc sai khiến. Tức có pháp thuộc cõi Vô sắc gồm thâu không phải giới, không phải nhập, không phải ấm, không phải trí nhận biết, không phải thức nhận biết, hết thảy sử nơi cõi Vô sắc sai khiến.

Pháp không hệ thuộc gồm thâu ba giới, hai nhập, năm ấm, tám trí nhận biết trừ khổ trí và tập trí, một thức nhận biết, sử không sai khiến. Tức có pháp không hệ thuộc gồm thâu không phải giới, không phải nhập, không phải ấm, hai trí nhận biết là diệt trí và đạo trí, không phải thức nhận biết, không phải sử sai khiến.

*

Pháp quá khứ gồm thâu mười tám giới, mười hai nhập, năm ấm, chín trí nhận biết trừ diệt trí, sáu thức nhận biết, hết thảy sử sai khiến. Tức có pháp quá khứ gồm thâu không phải giới, không phải nhập, không phải ấm, không phải trí nhận biết, không phải thức nhận biết, không phải sử sai khiến.

Như pháp quá khứ, pháp vị lai, hiện tại cũng như vậy.

Pháp không phải quá khứ, vị lai, hiện tại gồm thâu một giới, một nhập, không gồm thâu ấm, sáu trí nhận biết trừ tri tha tâm trí và khổ tập đạo trí, một thức nhận biết, sử không sai khiến. Tức có pháp không phải quá khứ, vị lai, hiện tại gồm thâu không phải giới, không phải nhập, không phải ấm, một trí nhận biết là diệt trí, không phải thức nhận biết, không phải sử sai khiến.

*

Pháp thuộc khổ đế nói rộng như khổ đế. Tức có pháp thuộc khổ đế gồm thâu không phải giới, không phải nhập, không phải ấm, không phải trí nhận biết, không phải thức nhận biết, không phải sử sai khiến.

Như pháp thuộc khổ đế, pháp thuộc tập đế cũng như vậy.

Pháp thuộc diệt đế như diệt đế. Tức có pháp thuộc diệt đế gồm thâu không phải giới, không phải nhập, không phải ấm, một trí nhận biết là diệt trí, không phải thức nhận biết, không phải sử sai khiến.

Pháp thuộc đạo đế như đạo đế. Tức có pháp thuộc đạo đế gồm thâu không phải giới, không phải nhập, không phải ấm, một trí nhận biết là đạo trí, không phải thức nhận biết, không phải sử sai khiến.

Pháp không thuộc về đế gồm thâu một giới, một nhập, không phải ấm, một trí nhận biết là đẳng trí, một thức nhận biết, không phải sử sai khiến. Tức có pháp không thuộc về đế gồm thâu không phải giới, không phải nhập, không phải ấm, không phải trí nhận biết, không phải thức nhận biết, không phải sử sai khiến.

*

Pháp do kiến khổ đoạn gồm thâu ba giới, hai nhập, bốn ấm, tám trí nhận biết trừ diệt trí và đạo trí, một thức nhận biết, hết thảy sử hiện khắp do kiến khổ đoạn và hết thảy sử hiện khắp do kiến tập đoạn sai khiến. Tức có pháp do kiến khổ đoạn gồm thâu không phải giới, không phải nhập, không phải ấm, không phải trí nhận biết, không phải thức nhận biết, tức không có sử hiện bày khắp do kiến khổ đoạn sai khiến.

Như thế kiến tập đoạn có sai khác: Là do kiến tập đoạn không có sử hiện bày khắp sai khiến. Như vậy kiến diệt đoạn có sai khác: Là do kiến diệt đoạn có hết thảy sử sai khiến. Như vậy kiến đạo đoạn có sai khác: Là kiến đạo đoạn có hết thảy sử sai khiến.

Pháp do tu đoạn gồm thâu mười tám giới, mười hai nhập, năm ấm, tám trí nhận biết trừ diệt trí và đạo trí, sáu thức nhận biết, hết thảy sử do tu đoạn sai khiến và hết thảy sử hiện khắp sai khiến. Tức có pháp do tu đoạn gồm thâu mười lăm giới, mười nhập, không phải ấm, không phải trí nhận biết, năm thức nhận biết, hết thảy sử do tu đoạn sai khiến.

Pháp không đoạn gồm thâu ba giới, hai nhập, năm ấm, tám trí nhận biết trừ khổ trí và tập trí, một thức nhận biết, sử không sai khiến. Tức có pháp không đoạn gồm thâu không phải giới, không phải nhập, không phải ấm, hai trí nhận biết là diệt trí và đạo trí, không phải thức nhận biết, không phải sử sai khiến.

*

Sắc ấm gồm thâu mười một giới, mười một nhập, một ấm, tám trí nhận biết trừ tri tha tâm trí và diệt trí, sáu thức nhận biết, hết thảy sử hiện bày khắp hai cõi Dục, Sắc sai khiến và sử do tu đoạn sai khiến. Tức có sắc ấm gồm thâu mười giới, mười nhập, một ấm, không phải trí nhận biết, năm thức nhận biết, không phải sử sai khiến.

Thọ ấm gồm thâu một giới, một nhập, một ấm, chín trí nhận biết trừ diệt trí, một thức nhận biết, hết thảy sử sai khiến. Tức có thọ ấm gồm thâu không phải giới, không phải nhập, một ấm, không phải trí nhận biết, không phải thức nhận biết, không phải sử sai khiến.

Như thọ ấm, tưởng ấm, hành ấm cũng như vậy.

Thức ấm gồm thâu bảy giới, một nhập, một ấm, chín trí nhận biết trừ diệt trí, một thức nhận biết, hết thảy sử sai khiến. Tức có thức ấm gồm thâu bảy giới, một nhập, một ấm, không phải trí nhận biết, không phải sử sai khiến.

*

Nhãn nhập gồm thâu một giới, một nhập, một ấm, bảy trí nhận biết trừ tri tha tâm trí và diệt đạo trí, một thức nhận biết, hết thảy sử hiện bày khắp hai cõi Dục, Sắc sai khiến và sử do tu đoạn sai khiến. Tức có nhãn nhập gồm thâu một giới, một nhập, không phải ấm, không phải trí nhận biết, không phải thức nhận biết, không phải sử sai khiến.

Như nhãn nhập, nhĩ, tỷ, thiệt, thân nhập, nhãn giới, nhĩ, tỷ, thiệt, thân giới, nhãn căn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân căn cũng như vậy.

Sắc nhập gồm thâu một giới, một nhập, một ấm, bảy trí nhận biết trừ tri tha tâm trí và diệt đạo trí, hai thức nhận biết, hết thảy sử hiện bày khắp hai cõi Dục, Sắc sai khiến và sử do tu đoạn sai khiến. Tức có sắc nhập gồm thâu một giới, một nhập, không phải ấm, không phải trí nhận biết, không phải thức nhận biết, không phải sử sai khiến.

Như sắc nhập, thanh nhập, xúc nhập, sắc giới, thanh giới, xúc giới cũng như vậy.

Hương nhập gồm thâu một giới, một nhập, một ấm, sáu trí nhận biết trừ tỷ trí, tri tha tâm trí, diệt trí và đạo trí, hai thức nhận biết, hết thảy sử hiện bày khắp cõi Dục sai khiến và sử do tu đoạn sai khiến. Tức có hương nhập gồm thâu một giới, một nhập, không phải ấm, không phải trí nhận biết, một thức nhận biết, không phải sử sai khiến.

Như hương nhập, vị nhập, hương giới, vị giới cũng như vậy.

Ý nhập gồm thâu bảy giới, một nhập, một ấm, chín trí nhận biết trừ diệt trí, một thức nhận biết, hết thảy sử sai khiến. Tức có ý nhập gồm thâu bảy giới, một nhập, một ấm, không phải trí nhận biết, không phải thức nhận biết, không phải sử sai khiến.

Như ý nhập, ý giới, ý căn cũng như vậy.

Pháp nhập gồm thâu một giới, một nhập, bốn ấm, mười trí nhận biết, một thức nhận biết, hết thảy sử sai khiến. Tức có pháp nhập gồm thâu một giới, một nhập, ba ấm, một trí nhận biết là diệt trí, không phải thức nhận biết, không phải sử sai khiến.

Như pháp nhập, pháp giới cũng như vậy.

Nhãn thức giới gồm thâu hai giới, một nhập, một ấm, tám trí nhận biết trừ diệt trí và đạo trí, một thức nhận biết, hết thảy sử hiện khắp hai cõi Dục, Sắc sai khiến và sử do tu đoạn sai khiến. Tức có nhãn thức giới gồm thâu một giới, không phải nhập, không phải ấm, không phải trí nhận biết, không phải thức nhận biết, không phải sử sai khiến.

Như nhãn thức giới, nhĩ thức giới, thân thức giới cũng như vậy.

Tỷ thức giới gồm thâu hai giới, một nhập, một ấm, bảy trí nhận biết trừ tỷ trí và diệt đạo trí, một thức nhận biết, hết thảy sử hiện khắp cõi Dục sai khiến và sử do tu đoạn sai khiến. Tức có tỷ thức giới gồm thâu một giới, không phải nhập, không phải ấm, không phải trí nhận biết, không phải thức nhận biết, không phải sử sai khiến.

Như tỷ thức giới, thiệt thức giới cũng như vậy.

Ý thức giới gồm thâu hai giới, một nhập, một ấm, bảy trí nhận biết trừ tỷ trí và diệt đạo trí, một thức nhận biết, hết thảy sử sai khiến. Tức có ý thức giới gồm thâu một giới, không phải nhập, không phải ấm, không phải trí nhận biết, không phải thức nhận biết, không phải sử sai khiến.

Nữ căn gồm thâu một giới, một nhập, một ấm, sáu trí nhận biết trừ tỷ trí, tri tha tâm trí và diệt đạo trí, một thức nhận biết, hết thảy sử hiện khắp cõi Dục sai khiến và sử do tu đoạn sai khiến. Tức có nữ căn gồm thâu không phải giới, không phải nhập, không phải ấm, không phải trí nhận biết, không phải thức nhận biết, không phải sử sai khiến.

Như nữ căn, nam căn cũng như vậy.

Mạng căn gồm thâu một giới, một nhập, một ấm, bảy trí nhận biết trừ tri tha tâm trí và diệt đạo trí, một thức nhận biết, hết thảy sử hiện bày khắp ba cõi sai khiến và sử do tu đoạn sai khiến. Tức có mạng căn không gồm thâu giới, nhập, ấm, không phải trí nhận biết, không phải thức nhận biết, không phải sử sai khiến.

Lạc căn gồm thâu một giới, một nhập, một ấm, chín trí nhận biết trừ diệt trí, một thức nhận biết, hết thảy sử nơi cõi Sắc, hết thảy sử hiện bày khắp cõi Dục sai khiến và sử do tu đoạn sai khiến. Tức có lạc căn gồm thâu không phải giới, không phải nhập, không phải ấm, không phải trí nhận biết, không phải thức nhận biết, không phải sử sai khiến.

Hỷ căn gồm thâu một giới, một nhập, một ấm, chín trí nhận biết trừ diệt trí, một thức nhận biết, hết thảy sử nơi cõi Sắc sai khiến, trừ vô lậu duyên nghi nơi cõi Dục tương ưng với vô minh, còn lại là hết thảy sử nơi cõi Dục. Tức có hỷ căn gồm thâu không phải giới, không phải nhập, không phải ấm, không phải trí nhận biết, không phải thức nhận biết, không phải sử sai khiến.

Ưu căn gồm thâu một giới, một nhập, một ấm, bảy trí nhận biết trừ tỷ trí và diệt đạo trí, một thức nhận biết, hết thảy sử nơi cõi Dục sai khiến. Tức có ưu căn gồm thâu không phải giới, không phải nhập, không phải ấm, không phải trí nhận biết, không phải thức nhận biết, không phải sử sai khiến.

Xả căn gồm thâu một giới, một nhập, một ấm, chín trí nhận biết trừ diệt trí, một thức nhận biết, hết thảy sử sai khiến. Tức có xả căn gồm thâu không phải giới, không phải nhập, không phải ấm, không phải trí nhận biết, không phải thức nhận biết, không phải sử sai khiến.

Tín căn gồm thâu một giới, một nhập, một ấm, chín trí nhận biết trừ diệt trí, một thức nhận biết, hết thảy sử nơi ba cõi sai khiến và sử do tu đoạn sai khiến. Tức có tín căn gồm thâu không phải giới, không phải nhập, không phải ấm, không phải trí nhận biết, không phải thức nhận biết, không phải sử sai khiến.

Như tín căn, tinh tấn căn, niệm căn, định căn, tuệ căn cũng như vậy.

Khổ căn gồm thâu một giới, một nhập, một ấm, bảy trí nhận biết trừ tỷ trí và diệt đạo trí, một thức nhận biết, hết thảy sử hiện bày khắp cõi Dục sai khiến và sử do tu đoạn sai khiến. Tức có khổ căn gồm thâu không phải giới, không phải nhập, không phải ấm, không phải trí nhận biết, không phải thức nhận biết, không phải sử sai khiến.

Vị tri đương tri căn gồm thâu ba giới, hai nhập, ba ấm, bảy trí nhận biết trừ khổ trí, tập trí và diệt trí, một thức nhận biết, không phải sử sai khiến. Tức có vị tri đương tri căn gồm thâu không phải giới, không phải nhập, không phải ấm, không phải trí nhận biết, không phải thức nhận biết, không phải sử sai khiến.

Như vị tri đương tri căn, dĩ tri căn, vô tri căn cũng như vậy.

*

Sử thuộc cõi Dục do kiến khổ đoạn gồm thâu một giới, một nhập, một ấm, bảy trí nhận biết trừ tỷ trí và diệt đạo trí, một thức nhận biết, tất cả sử thuộc cõi Dục do kiến khổ đoạn sai khiến, cùng hết thảy sử hiện bày khắp do kiến tập đoạn sai khiến. Tức có sử thuộc cõi Dục do kiến khổ đoạn không phải gồm thâu giới, nhập, ấm, không phải trí nhận biết, không phải thức nhận biết, không phải sử sai khiến.

Sử thuộc cõi Dục do kiến tập đoạn gồm thâu một giới, một nhập, một ấm, bảy trí nhận biết trừ tỷ trí và diệt đạo trí, một thức nhận biết, hết thảy sử thuộc cõi Dục do kiến tập đoạn sai khiến, cùng hết thảy sử hiện bày khắp do kiến khổ đoạn sai khiến. Tức có sử thuộc cõi Dục do kiến tập đoạn không phải gồm thâu giới, nhập, ấm, không phải trí nhận biết, không phải thức nhận biết, không phải sử sai khiến.

Sử thuộc cõi Dục do kiến diệt đoạn gồm thâu một giới, một nhập, một ấm, bảy trí nhận biết trừ tỷ trí và diệt đạo trí, một thức nhận biết, trừ vô lậu duyên nơi vô minh bất cộng thuộc cõi Dục do kiến diệt đoạn, như còn lại là hết thảy sử thuộc cõi Dục do kiến diệt đoạn, cùng hết thảy sử hiện bày khắp sai khiến. Tức có sử thuộc cõi Dục do kiến diệt đoạn không gồm thâu giới, nhập, ấm, không phải trí nhận biết, không phải thức nhận biết, không phải sử sai khiến.

Như do kiến diệt đoạn, do kiến đạo đoạn cũng như vậy.

Sử thuộc cõi Dục do tu đoạn gồm thâu một giới, một nhập, một ấm, bảy trí nhận biết trừ tỷ trí và diệt đạo trí, một thức nhận biết, hết thảy sử nơi cõi Dục do tu đoạn sai khiến, cùng hết thảy sử hiện bày khắp sai khiến. Tức có sử thuộc cõi Dục do tu đoạn không gồm thâu giới, nhập, ấm, không phải trí nhận biết, không phải thức nhận biết, không phải sử sai khiến.

Như thuộc cõi Dục, thuộc cõi Sắc, thuộc cõi Vô sắc có sai biệt: Là thuộc cõi Sắc, Vô sắc, tức sử do kiến khổ, tập, diệt, đạo, tu đoạn, sáu trí nhận biết trừ pháp trí, tri tha tâm trí, diệt trí và đạo trí, ngoài ra như trước đã nói.

Kính lễ Tối Chân giác

Bậc vô vi thứ nhất

Kính lễ Tối Tịch diệt

Cùng đạo diệu ba thừa.

Kính lễ Tối dứt tâm

Tăng giới tịnh, trong mát

Nay quy nương Tam bảo

Nhằm thông tỏ nẻo mầu.

Nguyện oai thần gia bị

Tất thông, không ngưng, lấp

Các tôn nhân xa xưa

Nơi nghĩa rất thâm diệu.

Hoàn toàn không chướng ngại

Kết tập các kinh điển Giúp

Thánh nêu pháp độ

Kính thuận ba Tạng báu.

Nơi nước Phật du hóa

Chúng Hiền cùng hoằng truyền

Cõi nầy văn chẳng lưu

Lý chìm nơi giấy mực.

Con Tỳ-kheo dòng Thích

Cầu Na Bạt Đà La Nơi

Chúng Sự phần nầy

Định đúng văn bản Phạn.

Thỉnh Tỳ-kheo Thích Ca

Sư Bồ Đề Da Xá

Đối văn điển Phạn kia

Chuyên tinh lời Tống dịch.

Cầm bút ghi, tâm nhận

Mỗi mỗi theo nghĩa sách

Câu vị thô đã định

Kính trình bậc Tăng cựu.

Thật không vì tiếng khen

Chỉ nhằm thêm chúng học

Xin đem chút duyên nầy

Khéo tỏ các pháp tướng.

Thấu đạt bốn chân đế

An trụ Niết-bàn lạc.

HẾT – QUYỂN 12