LUẬN CHÚNG SỰ PHẦN A TỲ ĐÀM
Tác giả: Tôn giả Thế Hữu
Hán dịch: Đời Lưu Tống, Đại sư Cầu Na Bạt Đà La và Bồ Đề Da Xá
Việt dịch: Cư sĩ Nguyên Huệ

 

QUYỂN 4

Phẩm 6: PHÂN BIỆT VỀ THÂU TÓM, phần 1

* Nói về hai pháp: Pháp nhĩ diệm (Pháp cảnh giới). Pháp thức. Pháp thông nhĩ diệm. Pháp duyên. Pháp tăng thượng.

Pháp sắc, pháp không phải sắc. Pháp có thể thấy, pháp không thể thấy. Pháp có đối, pháp không đối. Pháp hữu lậu, pháp vô lậu. Pháp hữu vi, pháp vô vi.

Pháp có tranh, pháp không tranh. Pháp thế gian, pháp xuất thế gian. Pháp nhập, pháp bất nhập. Pháp nhiễm ô, pháp không nhiễm ô. Pháp dựa vào tại gia, pháp dựa vào nẻo xuất ly.

Pháp tâm, pháp không phải tâm. Pháp tâm pháp, pháp không phải tâm pháp. Pháp tâm tương ưng, pháp tâm không tương ưng. Pháp tâm cộng hữu, pháp không phải tâm cộng hữu. Pháp tâm tùy chuyển, pháp không phải tâm tùy chuyển. Pháp tâm nhân, pháp không phải tâm nhân.

Pháp tâm thứ lớp, pháp không phải tâm thứ lớp. Pháp duyên tâm, pháp không duyên tâm. Pháp tâm tăng thượng, pháp không phải tâm tăng thượng. Pháp tâm quả, pháp không tâm quả. Pháp tâm báo, pháp không tâm báo.

Pháp nghiệp, pháp không phải nghiệp. Pháp nghiệp tương ưng, pháp không phải nghiệp tương ưng. Pháp nghiệp cộng hữu, pháp không phải nghiệp cộng hữu. Pháp nghiệp tùy chuyển, pháp không phải nghiệp tùy chuyển.

Pháp nghiệp nhân, pháp không nghiệp nhân. Pháp nghiệp thứ đệ, pháp không phải nghiệp thứ đệ. Pháp duyên nghiệp, pháp không duyên nghiệp. Pháp nghiệp tăng thượng, pháp không phải nghiệp tăng thượng. Pháp nghiệp quả, pháp không nghiệp quả. Pháp nghiệp báo, pháp không nghiệp báo.

Pháp hữu, pháp không hữu. Pháp có tương ưng, pháp không có tương ưng. Pháp có cộng hữu, pháp không có cộng hữu.

Pháp có tùy chuyển có nhân, pháp không có tùy chuyển không có nhân. Pháp có thứ lớp, pháp không có thứ lớp. Pháp duyên hữu, pháp không duyên hữu. Pháp có tăng thượng, pháp không có tăng thượng.

Pháp có quả, pháp không có quả. Pháp có báo, pháp không có báo. Pháp đoạn tri. Pháp trí sở tri, pháp không phải trí sở tri. Pháp đoạn tri sở đoạn, pháp không phải đoạn tri sở đoạn.

Pháp tu, pháp không tu. Pháp chứng. Pháp trí chứng, pháp không phải trí chứng. Pháp đắc chứng, pháp không phải đắc chứng. Pháp tập, pháp không tập. Pháp có tội, pháp không tội. Pháp đen, pháp trắng. Pháp thoái, pháp không thoái. Pháp ẩn giấu, pháp không ẩn giấu. Pháp ký, pháp vô ký.

Pháp đã khởi, pháp không phải đã khởi. Pháp nay khởi, pháp không phải nay khởi. Pháp đã diệt, pháp không phải đã diệt. Pháp đang diệt, pháp không phải đang diệt. Pháp duyên khởi, pháp không phải duyên khởi. Pháp duyên sinh, pháp không phải duyên sinh.

Pháp nhân, pháp không nhân. Pháp có nhân, pháp không có nhân. Pháp nhân khởi, pháp không phải nhân khởi. Pháp nhân tương ưng, pháp không phải nhân tương ưng.

Pháp kiết, pháp không phải kiết. Pháp sinh kiết, pháp không phải sinh kiết. Pháp thủ, pháp không phải thủ. Pháp thọ, pháp không phải thọ. Pháp thủ sinh, pháp không phải thủ sinh.

Pháp phiền não, pháp không phiền não. Pháp cấu uế, pháp không cấu uế. Pháp có cấu uế, pháp không có cấu uế. Pháp triền, pháp không triền. Pháp triền trụ, pháp không phải triền trụ. Pháp triền sinh, pháp không phải triền sinh.

Pháp có duyên, pháp không phải duyên. Pháp có giác, pháp không có giác. Pháp có quán, pháp không có quán. Pháp đáng vui, pháp không đáng vui.

Pháp thọ dụng, pháp không thọ dụng. Pháp có sự có duyên, pháp không sự không duyên. Pháp hữu thượng, pháp vô thượng.

Pháp xa, pháp gần. Pháp hữu lượng, pháp vô lượng. Pháp kiến, pháp không phải kiến.

Pháp kiến xứ, pháp không kiến xứ. Pháp kiến tương ưng, pháp không phải kiến tương ưng. Pháp phàm phu, pháp không phải phàm phu. Pháp phàm phu cộng, pháp không phải phàm phu cộng.

Pháp định, pháp không định. Pháp não, pháp không não. Pháp căn, pháp không phải căn. Pháp thuộc Thánh đế, pháp không thuộc Thánh đế. Pháp cộng hữu, pháp không cộng hữu.

Pháp tương ưng, pháp không tương ưng. Pháp quả, pháp không quả. Pháp có quả, pháp không có quả. Pháp báo, pháp không báo. Pháp có báo, pháp không có báo.

Pháp nhân duyên, pháp không nhân duyên. Pháp có nhân duyên, pháp không có nhân duyên. Pháp xuất, pháp không xuất. Pháp có xuất, pháp không có xuất.

Pháp tương tục, pháp không tương tục. Pháp có tương tục, pháp không có tương tục.

(Đã nói hai pháp có hai trăm mười sáu thứ).

*

Nói về ba pháp: Pháp thiện, pháp bất thiện, pháp vô ký. Pháp học, pháp vô học, pháp phi học phi vô học.

Pháp do kiến đoạn, pháp do tu đoạn, pháp không đoạn. Pháp do kiến đoạn nhân, pháp do tu đoạn nhân, pháp không đoạn nhân.

Pháp có thể thấy có đối, pháp không thể thấy có đối, pháp không thể thấy không đối. Pháp báo, pháp không báo, pháp phi báo phi phi báo.

Pháp hạ, pháp trung, pháp thượng. Pháp nhỏ, pháp lớn, pháp vô lượng.

Pháp ý lạc, pháp không ý lạc, pháp phi ý lạc phi phi ý lạc. Pháp cùng hợp với lạc, pháp cùng hợp với khổ, pháp không khổ không lạc cùng hợp.

Pháp cùng khởi, pháp cùng trụ, pháp cùng diệt. Pháp không cùng khởi, pháp không cùng trụ, pháp không cùng diệt.

Pháp tâm cùng khởi, pháp tâm cùng trụ, pháp tâm cùng diệt. Pháp không phải tâm cùng khởi, pháp không phải tâm cùng trụ, pháp không phải tâm cùng diệt.

Ba giới: Giới dục, giới sân, giới hại. Lại có ba giới: Giới xuất yếu, giới không sân, giới không hại. Lại có ba giới: Dục giới, sắc giới, vô sắc giới. Lại có ba giới: Giới sắc, giới vô sắc, giới diệt.

Ba hữu: Dục hữu, sắc hữu, vô sắc hữu. Ba lậu: Dục lậu, hữu lậu, vô minh lậu. Ba đời: Quá khứ, vị lai, hiện tại.

Ba sự nói: Nói sự việc quá khứ, nói sự việc vị lai, nói sự việc hiện tại.

Ba khổ: Khổ của khổ khổ, khổ của biến khổ, khổ của hành khổ.

Ba pháp: Pháp có giác có quán, pháp không giác có quán, pháp không giác không quán.

Ba địa: Địa có giác có quán, địa không giác có quán, địa không giác không quán.

Ba nghiệp: Nghiệp thân, nghiệp khẩu, nghiệp ý. Lại có ba nghiệp: Nghiệp thiện, nghiệp bất thiện, nghiệp vô ký. Lại có ba nghiệp: Nghiệp học, nghiệp vô học, nghiệp phi học phi vô học. Lại có ba nghiệp: Nghiệp do kiến đoạn, nghiệp do tu đoạn, nghiệp không đoạn. Lại có ba nghiệp: Nghiệp hiện pháp thọ, nghiệp sinh pháp thọ, nghiệp hậu pháp thọ. Lại có ba nghiệp: Nghiệp lạc thọ, nghiệp khổ thọ, nghiệp thọ không khổ không lạc.

(Đã nói ba pháp có chín mươi ba thứ).

*

Nói về bốn pháp: Bốn niệm xứ: 1. Thân niệm xứ. 2. Thọ niệm xứ. 3. Tâm niệm xứ. 4. Pháp niệm xứ.

Bốn chánh cần: 1. Pháp ác bất thiện đã khởi, dùng chánh cần làm phương tiện khiến chúng đoạn trừ. 2. Pháp ác bất thiện chưa khởi, dùng chánh cần làm phương tiện khiến chúng không khởi. 3. Pháp thiện chưa sinh, dùng chánh cần làm phương tiện khiến chúng sinh. 4. Pháp thiện đã sinh, dùng chánh cần làm phương tiện tu tập khiến chúng an trụ, không quên mất, tu tập đầy đủ, trí chứng thêm rộng.

Bốn như ý túc: 1. Như ý túc dục định tịnh hành thành tựu. 2. Như ý túc tinh tấn định tịnh hành thành tựu. 3. Như ý túc tâm định tịnh hành thành tựu. 4. Như ý túc tuệ định tịnh hành thành tựu.

Bốn thiền: 1. Sơ thiền. 2. Nhị thiền. 3. Tam thiền. 4. Tứ thiền.

Bốn Thánh đế: 1. Khổ Thánh đế. 2. Khổ tập Thánh đế. 3. Khổ diệt Thánh đế. 4. Khổ diệt đạo Thánh đế.

Bốn vô lượng: 1. Từ. 2. Bi. 3. Hỷ. 4. Xả.

Bốn vô sắc: 1. Không nhập xứ. 2. Thức nhập xứ. 3. Vô sở hữu nhập xứ. 4. Phi tưởng phi phi tưởng nhập xứ.

Bốn Thánh chủng: 1. Thánh chủng biết đủ khi xin được y phục. 2. Thánh chủng biết đủ khi xin được thức ăn. 3. Thánh chủng biết đủ khi có được các thứ ngọa cụ, ngủ nghỉ. 4. Thánh chủng ưa thích nơi thanh vắng để tu tập.

Bốn quả Sa-môn: 1. Quả Sa-môn Tu-đà-hoàn. 2. Quả Sa-môn Tưđà-hàm. 3. Quả Sa-môn A-na-hàm. 4. Quả Sa-môn A-la-hán vô thượng.

Bốn trí: 1. Pháp trí. 2. Tỷ trí. 3. Tri tha tâm trí. 4. Đẳng trí.

Lại có bốn trí: 1. Khổ trí. 2. Tập trí. 3. Diệt trí. 4. Đạo trí.

Bốn biện: 1. Nghĩa biện. 2. Pháp biện. 3. Từ biện. 4. Tùy ứng biện.

Bốn duyên: 1. Nhân duyên. 2. Thứ đệ duyên. 3. Duyên duyên. 4. Tăng thượng duyên.

Bốn thứ ăn: 1. Thô đoàn thực. 2. Tế xúc thực. 3. Ý tư thực. 4. Thức thực.

Bốn lưu (Bộc lưu): 1. Dục lưu. 2. Hữu lưu. 3. Kiến lưu. 4. Vô minh lưu.

Bốn ách: Ách dục, ách hữu, ách kiến, ách vô minh.

Bốn thủ: Dục thủ, kiến thủ, giới thủ, ngã thủ.

Bốn pháp: Pháp quá khứ, pháp vị lai, pháp hiện tại, pháp không phải quá khứ, vị lai, hiện tại.

Lại có bốn pháp: Pháp thuộc cõi Dục, pháp thuộc cõi Sắc, pháp thuộc cõi Vô sắc, pháp không hệ thuộc.

Lại có bốn pháp: Pháp nhân thiện, pháp nhân bất thiện, pháp nhân vô ký, pháp không phải nhân thiện, không phải nhân bất thiện, không phải nhân vô ký.

Lại có bốn pháp: Pháp có duyên duyên, pháp không duyên duyên, pháp có duyên duyên không duyên duyên, pháp phi hữu duyên duyên phi vô duyên duyên.

(Đã nói bốn pháp có tám mươi bốn thứ).

*

Nói về năm pháp: Năm ấm: Sắc ấm, thọ ấm, tưởng ấm, hành ấm, thức ấm.

Năm thạnh ấm: Sắc thạnh ấm, thọ thạnh ấm, tưởng thạnh ấm, hành thạnh ấm, thức thạnh ấm.

Năm nẻo (thú): Nẻo địa ngục, nẻo ngạ quỷ, nẻo súc sinh, nẻo trời, nẻo người.

Năm thân phiền não: Thân phiền não do kiến khổ đoạn. 2. Thân phiền não do kiến tập đoạn. 3. Thân phiền não do kiến diệt đoạn. 4. Thân phiền não do kiến đạo đoạn. 5. Thân phiền não do tu đoạn.

Năm pháp: Sắc pháp, tâm pháp, pháp của tâm pháp, tâm bất tương ưng hành pháp, vô vi pháp.

(Đã nói năm pháp có hai mươi lăm thứ).

*

Nói về sáu pháp: Sáu giới: Đất, nước, gió, lửa, hư không, thức.

Sáu pháp: Pháp do kiến khổ đoạn, pháp do kiến tập đoạn, pháp do kiến diệt đoạn, pháp do kiến đạo đoạn, pháp do tu đoạn, pháp không đoạn.

(Đã nói sáu pháp có mười hai thứ).

*

Nói về bảy pháp: Bảy sử: Sử dục tham, sử giận dữ, sử hữu ái, sử mạn, sử vô minh, sử kiến, sử nghi.

Bảy thức trụ: 1. Chúng sinh có sắc, đủ loại thân, đủ loại tưởng, nghĩa là hàng người, trời. Đó gọi là xứ thức trụ thứ nhất. 2. Chúng sinh có sắc, đủ loại thân, một thứ tưởng, là nơi chốn chuyển đầu tiên của thân Phạm thiên. Đó gọi là xứ thức trụ thứ hai. 3. Chúng sinh có sắc, một thứ thân, đủ loại tưởng, là cõi trời Quang âm. Đó gọi là xứ thức trụ thứ ba. 4. Chúng sinh có sắc, một thứ thân, một thứ tưởng, là cõi trời Biến tịnh. Đó gọi là xứ thức trụ thứ tư. 5. Chúng sinh không sắc, đã lìa hết thảy tưởng sắc, tưởng chướng ngại, rốt ráo không còn thứ tưởng nào, tư duy về vô lượng không xứ, nhập xứ vô lượng không nhập, là cõi trời Không nhập xứ. Đó gọi là xứ thức trụ thứ năm. 6. Chúng sinh không sắc, đã lìa hết thảy xứ không nhập, nhập vô lượng thức, xứ vô lượng thức nhập, là cõi trời Thức nhập xứ. Đó gọi là xứ thức trụ thứ sáu. 7. Chúng sinh không sắc, đã lìa hết thảy xứ thức nhập, nhập vô sở hữu, xứ vô sở hữu nhập, là cõi trời Vô sở hữu nhập xứ. Đó gọi là xứ thức trụ thứ bảy.

Bảy giác chi: Niệm giác chi, trạch pháp giác chi, tinh tấn giác chi, hỷ giác chi, ỷ giác chi (khinh an giác chi), định giác chi, xả giác chi.

(Đã nói bảy pháp có hai mươi mốt thứ).

*

Nói về tám pháp: Tám giải thoát xứ: 1. Trong có tưởng sắc, ngoài quán sắc, đó gọi là xứ giải thoát thứ nhất. 2. Trong không tưởng sắc, ngoài quán sắc, đó là xứ giải thoát thứ hai. 3. Thân tịnh chứng xứ giải thoát, đó gọi là xứ giải thoát thứ ba. 4. Đã lìa hết thảy tưởng sắc, tưởng chướng ngại, rốt ráo không còn thứ tưởng nào, tư duy nơi xứ vô biên không, nhập xứ vô biên không nhập, đó gọi là xứ giải thoát thứ tư. 5. Lìa hết thảy xứ không nhập, nhập vô lượng thức, xứ vô lượng thức nhập, đó gọi là xứ giải thoát thứ năm. 6. Lìa hết thảy xứ thức nhập, nhập vô sở hữu, xứ vô sở hữu nhập, đó gọi là xứ giải thoát thứ sáu. 7. Lìa hết thảy xứ vô sở hữu nhập, nhập phi tưởng phi phi tưởng, xứ Phi tưởng phi phi tưởng nhập, đó gọi là xứ giải thoát thứ bảy. 8. Đã lìa hết thảy xứ Phi tưởng phi phi tưởng nhập, tưởng thọ diệt, thân chứng trụ, đó gọi là xứ giải thoát thứ tám.

Tám thắng xứ: 1. Trong có tưởng sắc, ngoài quán ít sắc, sắc tốt, sắc xấu, là từ sắc nơi thắng xứ kia sinh quán tưởng. Đó gọi là nhập thắng xứ thứ nhất. 2. Trong có tưởng sắc, ngoài quán nhiều sắc, sắc tốt, sắc xấu, là từ sắc nơi thắng xứ kia sinh quán tưởng. Đó gọi là nhập thắng xứ thứ hai. 3. Trong không tưởng sắc, ngoài quán ít sắc, sắc tốt, sắc xấu, là từ sắc nơi thắng xứ kia sinh quán tưởng. Đó gọi là nhập thắng xứ thứ ba. 4. Trong không tưởng sắc, ngoài quán nhiều sắc, sắc tốt, sắc xấu, là từ sắc nơi thắng xứ kia sinh quán tưởng. Đó gọi là nhập thắng xứ thứ tư. 5. Trong không tưởng sắc, ngoài quán sắc xanh, màu xanh quán xanh ánh sáng xanh. Ví như màu hoa Cưumâu-ca đã thành màu xanh của áo xứ Ba-la-nại, màu xanh đó quán xanh ánh sáng xanh. Như vậy, Tỳ-kheo bên trong không tưởng sắc, bên ngoài quán màu xanh, màu xanh quán xanh ánh sáng xanh. Nghĩa là màu ấy ở nơi thắng xứ sinh quán tưởng. Đó gọi là nhập thắng xứ thứ năm. 6. Trong không tưởng sắc, ngoài quán sắc vàng, màu vàng quán vàng ánh sáng vàng. Ví như màu hoa Ca-lê-na đã thành màu vàng của áo xứ Ba-la-nại, màu vàng đó quán vàng ánh sáng vàng. Như vậy, Tỳ-kheo bên trong không tưởng sắc, bên ngoài quán màu vàng, quán vàng ánh sáng vàng. Nghĩa là màu ấy ở nơi thắng xứ sinh quán tưởng. Đó gọi là nhập thắng xứ thứ sáu. 7. Trong không tưởng sắc, ngoài quán sắc đỏ, quán đỏ ánh sáng đỏ. Ví như màu hoa Bànđầu-thị-bà-ca đã thành màu đỏ của áo xứ Ba-la-nại, màu đỏ đó quán đỏ ánh sáng đỏ. Như vậy, Tỳ-kheo bên trong không tưởng sắc, bên ngoài quán màu đỏ, màu đỏ quán đỏ ánh sáng đỏ. Nghĩa là màu ấy ở nơi thắng xứ sinh quán tưởng. Đó gọi là nhập thắng xứ thứ bảy. 8. Trong không tưởng sắc, ngoài quán sắc trắng, quán trắng ánh sáng trắng. Ví như màu hoa Ưu-tư-đa-la đã thành màu trắng của áo xứ Bala-nại, màu trắng đó quán trắng ánh sáng trắng. Như vậy, Tỳ-kheo bên trong không tưởng sắc, bên ngoài quán màu trắng, màu trắng quán trắng ánh sáng trắng. Nghĩa là màu ấy ở nơi thắng xứ sinh quán tưởng. Đó gọi là nhập thắng xứ thứ tám.

Tám đạo chi: Chánh kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh phương tiện, chánh niệm, chánh định.

(Đã nói tám pháp có hai mươi bốn thứ).

*

Nói về chín pháp: Chín kiết: Kiết tham dục, kiết giận dữ, kiết mạn, kiết vô minh, kiết kiến, kiết tha thủ, kiết nghi, kiết tật, kiết xan.

Chín xứ cư trú của chúng sinh: 1. Chúng sinh có sắc, vô số thân, đủ loại tưởng, là hàng trời người. Đó gọi là xứ cư trú thứ nhất của chúng sinh. 2. Chúng sinh có sắc, đủ loại thân, có một thứ tưởng, là nơi chốn chuyển ban đầu của thân Phạm thiên. Đó gọi là xứ cư trú thứ hai của chúng sinh. 3. Chúng sinh có sắc, một thứ thân, đủ loại tưởng, là cõi trời Quang âm. Đó gọi là xứ cư trú thứ ba của chúng sinh. 4. Chúng sinh có sắc, một thứ thân, một thứ tưởng, là cõi trời Biến tịnh. Đó gọi là xứ cư trú thứ tư của chúng sinh. 5. Chúng sinh có sắc, không có tưởng, là chúng sinh nơi cõi trời Vô tưởng. Đó gọi là xứ cư trú thứ năm của chúng sinh. 6. Chúng sinh không sắc, đã lìa hết thảy tưởng sắc, tưởng chướng ngại, hoàn toàn không có một thứ tưởng nào, tư duy nơi xứ vô lượng không, nhập trụ vào xứ vô lượng không, là cõi trời Không xứ. Đó gọi là xứ cư trú thứ sáu của chúng sinh. 7. Chúng sinh không sắc, đã lìa hết thảy không xứ, nhập trụ vào xứ vô lượng thức, là cõi trời Thức xứ. Đó gọi là xứ cư trú thứ bảy của chúng sinh. 8. Chúng sinh không sắc, đã lìa hết thảy thức xứ, nhập trụ vào xứ vô sở hữu, là cõi trời Vô sở hữu xứ. Đó gọi là xứ cư trú thứ tám của chúng sinh. 9. Chúng sinh không sắc, đã lìa hết thảy xứ vô sở hữu, nhập trụ vào xứ phi tưởng phi phi tưởng, là cõi trời Phi tưởng phi phi tưởng xứ. Đó gọi là xứ cư trú thứ chín của chúng sinh.

(Đã nói chín pháp có mười tám thứ).

*

Nói về mười pháp: Mười nhất thiết nhập: Nhất thiết nhập của địa, một tướng sinh các phương trên, dưới, không hai, vô lượng. Đó gọi là xứ Nhất thiết nhập thứ nhất. Nhất thiết nhập của thủy, hỏa, phong, xứ nhất thiết nhập của xanh vàng đỏ trắng, không, xứ nhất thiết nhập của thức, một tướng sinh các phương trên, dưới, không hai, vô lượng. Đó gọi là mười xứ nhất thiết nhập.

Mười pháp vô học: Đó là chánh kiến vô học cho đến giải thoát vô học, giải thoát tri kiến vô học.

(Đã nói mười pháp có hai mươi thứ).

*

Nói về mười một pháp: Mười một pháp: Sắc hữu lậu, vô lậu, thọ tưởng hành thức hữu lậu, vô lậu và pháp vô vi.

(Đã nói mười một pháp có mười một thứ).

*

Nói về mười hai pháp: Mười hai nhập: Là nhãn nhập – sắc nhập cho đến ý nhập – pháp nhập.

(Đã nói mười hai pháp có mười hai thứ).

*

Nói về mười tám pháp: Mười tám giới: Nói rộng như trước nơi phẩm Phân Biệt Về Bảy Sự.

(Đã nói mười tám pháp có mười tám thứ).

*

Nói về hai mươi hai pháp: Hai mươi hai căn: Là nhãn căn, nhĩ căn, tỷ căn, thiệt căn, thân căn, nam căn, nữ căn, mạng căn, ý căn, lạc căn, khổ căn, hỷ căn, ưu căn, xả căn, tín căn, tinh tấn căn, niệm căn, định căn, tuệ căn, vị tri đương tri căn, dĩ tri căn, vô tri căn.

(Đã nói hai mươi hai pháp có hai mươi hai thứ).

*

Nói về chín mươi tám pháp: Chín mươi tám sử: (Đã nói chín mươi tám pháp có chín mươi tám thứ).

***

* Thế nào là Pháp nhĩ diệm (Nhĩ diệm: Cảnh giới)? Là hết thảy pháp do trí nhĩ diệm (Trí cảnh) đã nhận biết, tùy chỗ ứng hợp. Thế nào là tùy chỗ ứng hợp? Là trí nhận biết khổ kia, trí nhận biết khổ tập, trí nhận biết tập diệt, trí nhận biết diệt đạo. Đạo và mọi điều thiện trí cũng nhận biết. Khổ, tập, diệt, đạo, hư không, số diệt, phi số diệt, hết thảy những pháp ấy trí nhĩ diệm đều nhận biết, tùy chỗ ứng hợp, đó gọi là pháp nhĩ diệm.

Thế nào là pháp thức? Là hết thảy pháp do thức nhận biết, phân biệt, tùy chỗ ứng hợp. Thế nào là tùy chỗ ứng hợp? Là như nhãn thức nhận biết sắc, nhĩ thức nhận biết tiếng, tỷ thức nhận biết mùi, thiệt thức nhận biết vị, thân thức nhận biết xúc, ý thức nhận biết pháp. Mắt, sắc cũng nhận biết cái biết của nhãn thức. Tai, tiếng cũng nhận biết cái biết của nhĩ thức. Mũi, hương cũng nhận biết cái biết của tỷ thức. Lưỡi, vị cũng nhận biết cái biết của thiệt thức. Thân, xúc cũng nhận biết cái biết của thân thức. Ý, pháp cũng nhận biết cái biết của ý thức. Thức phân biệt hết thảy pháp nầy, tùy chỗ ứng hợp, đó gọi là pháp thức.

Thế nào là pháp thông nhĩ diệm? Pháp thông nhĩ diệm là tuệ nơi tất cả pháp kia đã thông tỏ về nhĩ diệm (cảnh giới) theo chỗ ứng hợp. Thế nào là tùy chỗ ứng hợp? Là khổ nhẫn thì khổ trí thông khổ nhĩ diệm. Tập nhẫn thì tập trí thông tập nhĩ diệm. Diệt nhẫn thì diệt trí thông diệt nhĩ diệm. Đạo nhẫn thì đạo trí thông đạo nhĩ diệm. Và tuệ hữu lậu thiện cũng thông khổ nhĩ diệm. Tập, diệt, đạo, hư không, số diệt, phi số diệt đều thông nhĩ diệm. Hết thảy các pháp ấy đều thông tỏ về nhĩ diệm, tùy chỗ ứng hợp, đó gọi là pháp thông nhĩ diệm.

Thế nào là pháp duyên? Là hết thảy pháp duyên, tức là tâm, tâm pháp, tùy chỗ ứng hợp. Thế nào là tùy chỗ ứng hợp? Nghĩa là nhãn thức thì nhãn thức tương ưng với pháp duyên nơi sắc. Nhĩ thức thì nhĩ thức tương ưng với pháp duyên nơi tiếng. Tỷ thức thì tỷ thức tương ưng với pháp duyên nơi hương. Thiệt thức thì thiệt thức tương ưng với pháp duyên nơi vị. Thân thức thì thân thức tương ưng với pháp duyên nơi xúc. Ý thức thì ý thức tương ưng với pháp duyên nơi pháp. Nhãn, sắc và nhãn thức duyên nhau. Nhĩ, thanh và nhĩ thức duyên nhau. Tỷ, hương và tỷ thức duyên nhau. Thân, xúc và thân thức duyên nhau. Ý, pháp và ý thức duyên nơi hết thảy pháp, tức là tâm, tâm pháp. Đó gọi là pháp duyên.

Thế nào là pháp tăng thượng? Là hết thảy pháp hữu vi lần lượt tăng thượng cùng pháp vô vi được các pháp hữu vi tăng thượng. Đó gọi là pháp tăng thượng.

*

Thế nào là pháp sắc? Là mười thứ sắc nhập và phần ít của một nhập.

Thế nào là pháp không phải sắc? Là một nhập và phần ít của một nhập.

*

Thế nào là pháp có thể thấy? Là một nhập.

Thế nào là pháp không thể thấy? Là mười một nhập.

*

Thế nào là pháp có đối? Là mười nhập.

Thế nào là pháp không đối? Là hai nhập.

*

Thế nào là pháp hữu lậu? Là mười nhập và phần ít của hai nhập.

Thế nào là pháp vô lậu? Là phần ít của hai nhập.

*

Thế nào là pháp hữu vi? Là mười một nhập và phần ít của một nhập

Thế nào là pháp vô vi? Là phần ít của một nhập.

*

Thế nào là pháp có tranh? Là mười nhập và phần ít của hai nhập.

Thế nào là pháp không tranh? Là phần ít của hai nhập.

*

Như pháp có tranh, pháp không tranh, các thứ pháp thế gian, pháp xuất thế gian, pháp nhập, pháp bất nhập, pháp nhiễm ô, pháp không nhiễm ô, pháp dựa vào tại gia, pháp dựa vào nẻo xuất ly cũng như vậy.

*

Thế nào là pháp tâm? Là một nhập.

Thế nào là pháp không tâm? Là mười một nhập.

*

Thế nào là pháp tâm pháp? Là như pháp tâm tương ưng. Điều ấy là thế nào? Nghĩa là thọ ấm, tưởng ấm tương ưng với hành ấm.

Thế nào là pháp không phải tâm pháp? Là như pháp tâm không tương ưng. Điều ấy là thế nào? Là sắc, tâm, tâm bất tương ưng hành và vô vi.

*

Như pháp tâm pháp, pháp không phải tâm pháp, pháp tâm tương ưng, pháp tâm không tương ưng cũng như vậy.

*

Thế nào là pháp tâm cộng hữu? Là như tâm cùng có phần ít của mười một nhập, trừ ý nhập.

Thế nào là pháp không phải tâm cộng hữu? Là ý nhập, như không phải tâm cùng có phần ít của mười một nhập.

*

Thế nào là pháp tâm tùy chuyển? Là như pháp tâm cùng một khởi, một trụ, một diệt. Điều ấy là thế nào? Là hết thảy tâm cùng pháp, cùng đạo, cùng định, cùng giới. Tâm ấy và pháp ấy cùng sinh, cùng trụ, cùng dị, cùng diệt. Đó gọi là pháp tâm tùy chuyển.

Thế nào là pháp không phải tâm tùy chuyển? Là như pháp tâm không cùng một khởi, một trụ, một diệt. Điều ấy là thế nào? Là trừ tâm pháp, pháp và đạo cùng định cùng giới, như còn lại là sắc. Trừ tâm tùy chuyển nơi tâm bất tương ưng hành, như tâm còn lại là tâm bất tương ưng hành và vô vi. Đó gọi là pháp không phải tâm tùy chuyển.

*

Thế nào là pháp tâm nhân? Là như hội nhập vào chỗ vượt khỏi, lìa sinh nhân, trừ tâm vô lậu ban đầu, như tâm còn lại, cùng với các phàm phu khác quyết định hướng tới, siêu vượt lìa sinh. Ngoài tâm vô lậu ban đầu của đời vị lai, hoặc tâm khác, hoặc tâm nhân nơi phần ít của mười một nhập. Đó gọi là pháp tâm nhân.

Thế nào là pháp không phải tâm nhân? Là như vượt khỏi, lìa sinh nhân, tâm vô lậu ban đầu cùng với hàng phàm phu khác quyết định hướng tới, siêu vượt lìa sinh, là tâm vô lậu ban đầu của vị lai kia và phi tâm hoặc phi tâm nhân nơi phần ít của mười một nhập. Đó gọi là pháp không phải tâm nhân.

*

Thế nào là pháp tâm thứ lớp? Là như thứ lớp của tâm với các tâm, tâm pháp còn lại, đã sinh, sẽ sinh, hoặc định vô tưởng, định diệt tận, đã khởi, sẽ khởi. Đó gọi là pháp tâm thứ lớp.

Thế nào là pháp không phải tâm thứ lớp? Tức trừ thứ lớp của tâm là tâm, tâm pháp, hoặc các tâm, tâm pháp còn lại, trừ thứ lớp của tâm, tâm bất tương ưng hành, hoặc tâm bất tương ưng hành khác, sắc và vô vi. Đó gọi là pháp không phải tâm thứ lớp.

*

Thế nào là pháp duyên tâm? Là như ý thức tương ưng với tâm duyên.

Thế nào là pháp không duyên tâm? Là trừ tâm duyên cùng ý thức tương ưng, ngoài ra không phải là tâm duyên tương ưng với ý thức cùng năm thức tương ưng với sắc và vô vi, tâm bất tương ưng hành.

*

Thế nào là pháp tâm tăng thượng? Là pháp hữu vi.

Thế nào là pháp không phải tâm tăng thượng? Là pháp vô vi.

*

Thế nào là pháp tâm quả? Là hết thảy pháp hữu vi và số diệt.

Thế nào là pháp không tâm quả? Là hư không, phi số diệt.

*

Thế nào là pháp tâm báo? Là như tâm báo được phần ít của mười một nhập, trừ thanh nhập.

Thế nào là pháp không tâm báo? Là thanh nhập, như không phải tâm báo được phần ít của mười một nhập.

*

Thế nào là pháp nghiệp? Là thân nghiệp, khẩu nghiệp, tư nghiệp.

Thế nào là pháp không phải nghiệp? Là trừ nghiệp thân, khẩu như sắc còn lại, trừ nghiệp tư như hành còn lại, trừ ba ấm còn lại như thọ v.v… và vô vi.

*

Thế nào là pháp nghiệp tương ưng? Là như pháp tư tương ưng. Việc nầy lại là thế nào? Là hết thảy tâm, tâm pháp, trừ tư. Đó gọi là pháp nghiệp tương ưng.

Thế nào là pháp không phải nghiệp tương ưng? Là như pháp không tương ưng với tư. Việc nầy lại là thế nào? Là sắc, tư, tâm bất tương ưng hành và vô vi. Đó gọi là pháp không nghiệp tương ưng.

*

Thế nào là pháp nghiệp cộng hữu (cùng có)? Là ý nhập. Như nghiệp cùng có phần ít của mười một nhập, trừ tư.

Thế nào là pháp không phải nghiệp cộng hữu? Là nghiệp tư, trừ ý nhập và phi nghiệp cùng có phần ít của mười một nhập.

*

Thế nào là pháp nghiệp tùy chuyển? Là như pháp cùng với tư cùng một khởi, trụ, diệt. Việc nầy lại là thế nào? Là hết thảy tâm, tâm pháp, trừ tư. Như đạo cùng định cùng giới, hoặc nghiệp tư kia cùng pháp ấy sinh trụ dị diệt. Đó gọi là pháp nghiệp tùy chuyển.

Thế nào là pháp không phải nghiệp tùy chuyển? Là pháp không cùng với tư cùng một khởi, trụ, diệt. Việc nầy lại là thế nào? Là trừ tâm, tâm pháp và nghiệp tùy chuyển nơi nghiệp thân, khẩu. Như sắc còn lại, trừ nghiệp tùy chuyển nơi tâm bất tương ưng hành. Như tâm bất tương ưng hành còn lại với tư và vô vi. Đó gọi là pháp không phải nghiệp tùy chuyển.

*

Thế nào là pháp nghiệp nhân? Là như nhập vào chỗ vượt cao, lìa sinh nhân, trừ nghiệp tư vô lậu ban đầu, như tư còn lại và các phàm phu khác quyết định hướng tới, siêu vượt, ly sinh, trừ nghiệp tư vô lậu ban đầu của đời vị lai, như tư còn lại và ý nhập, hoặc nghiệp nhân nơi phần ít của mười một nhập. Đó gọi là pháp nghiệp nhân.

Thế nào là pháp không phải nghiệp nhân? Là như nhập vào chỗ vượt cao lìa sinh nhân, tư duy vô lậu ban đầu kia cùng chúng phàm phu khác quyết định hướng tới, siêu vượt, ly sinh, là tư vô lậu ban đầu nơi đời vị lai hoặc không phải nghiệp nhân nơi phần ít của mười một nhập, trừ ý nhập. Đó gọi là pháp không phải nghiệp nhân.

*

Thế nào là pháp nghiệp thứ đệ? Là như pháp thứ lớp của tâm.

Thế nào là pháp không phải nghiệp thứ đệ? Là như pháp không phải là thứ lớp của tâm.

*

Thế nào là pháp duyên nghiệp? Là như mắt, tai, ý v.v… ba thức thân ấy tương ưng khi duyên nơi nghiệp. Đó gọi là pháp duyên nghiệp.

Thế nào là pháp không duyên nghiệp? Là như trừ mắt v.v… duyên nơi nghiệp, ba thức thân tương ưng. Như mắt v.v… những duyên khác không phải là nghiệp tương ưng với ba thức thân. Và ba thức thân như tỷ, thiệt, thân v.v… tương ưng với sắc và vô vi, tâm bất tương ưng hành. Đó gọi là pháp không duyên nghiệp.

*

Thế nào là pháp nghiệp tăng thượng? Là pháp hữu vi.

Thế nào là pháp không phải nghiệp tăng thượng? Là pháp vô vi. *

Thế nào là pháp nghiệp quả? Là hết thảy pháp hữu vi và số diệt.

Thế nào là pháp không nghiệp quả? Là hư không, phi số diệt.

*

Thế nào là pháp nghiệp báo? Là như nghiệp báo được phần ít của mười một nhập, trừ thanh nhập.

Thế nào là pháp không nghiệp báo? Là thanh nhập, như phi nghiệp báo được phần ít của mười một nhập.

*

Thế nào là pháp hữu? Là pháp hữu lậu.

Thế nào là pháp không hữu? Là pháp vô lậu.

*

Thế nào là pháp có tương ưng? Là tâm, tâm pháp hữu lậu.

Thế nào là pháp không có tương ưng? Là tâm, tâm pháp, sắc vô lậu và vô vi, tâm bất tương ưng hành.

*

Thế nào là pháp có cộng hữu? Là pháp hữu lậu, hoặc pháp vô lậu pháp hữu lậu cùng khởi.

Thế nào là pháp không có cộng hữu? Là trừ pháp hữu lậu và pháp vô lậu cùng có, như pháp vô lậu còn lại.

*

Thế nào là pháp có tùy chuyển có nhân? Là pháp hữu lậu.

Thế nào là pháp không có tùy chuyển không có nhân? Là pháp vô lậu.

*

Thế nào là pháp có thứ lớp? Là tâm, tâm pháp hữu lậu kia thứ lớp sinh tâm, tâm pháp khác, đã khởi, sẽ khởi và chánh thọ (định) vô tưởng, chánh thọ diệt tận, đã khởi, sẽ khởi. Đó gọi là pháp có thứ lớp.

Thế nào là pháp không có thứ lớp? Là trừ thứ lớp hiện có nơi tâm, tâm pháp, hoặc tâm, tâm pháp còn lại, trừ thứ lớp hiện có nơi tâm bất tương ưng hành, hoặc tâm bất tương ưng hành còn lại, sắc và vô vi. Đó gọi là pháp không có thứ lớp.

*

Thế nào là pháp duyên hữu? Là năm thức tương ưng cùng duyên hữu nơi ý thức tương ưng.

Thế nào là pháp không duyên hữu? Là trừ năm thức tương ưng và duyên hữu nơi ý thức tương ưng, như ý thức còn lại tương ưng với sắc và vô vi, tâm bất tương ưng hành.

*

Thế nào là pháp có tăng thượng? Là pháp hữu vi.

Thế nào là pháp không có tăng thượng? Là pháp vô vi.

*

Thế nào là pháp có quả? Là pháp hữu lậu, như đạo thế tục đoạn hết kiết, chứng đắc.

Thế nào là pháp không có quả? Là trừ pháp hữu lậu và pháp vô lậu hữu quả, như pháp vô lậu còn lại.

*

Thế nào là pháp có báo? Là như có báo được phần ít của mười một nhập, trừ thanh nhập.

Thế nào là pháp không có báo? Là thanh nhập, như không phải có báo được phần ít của mười một nhập.

*

Thế nào là pháp đoạn tri? Là hai trí, tức pháp trí, tỷ trí.

*

Thế nào là pháp trí sở tri? Là hết thảy pháp do trí nhận biết.

Thế nào là pháp không phải trí sở tri? Là hoặc cầu pháp như thế nhưng không thể đạt được.

*

Thế nào là pháp đoạn tri sở đoạn? Là pháp hữu lậu.

Thế nào là pháp không phải đoạn tri sở đoạn? Là pháp vô lậu.

*

Thế nào là pháp tu? Là pháp hữu vi thiện.

Thế nào là pháp không tu? Là pháp bất thiện, vô ký và số diệt.

*

Thế nào là pháp chứng? Là có hai pháp chứng, tức trí chứng, đắc chứng.

*

Thế nào là pháp trí chứng? Là hết thảy pháp do trí chứng đắc.

Thế nào là pháp không phải trí chứng? Là hoặc cầu pháp như vậy nhưng không thể thủ đắc.

*

Thế nào là pháp đắc chứng? Là pháp thiện nương vào chánh thọ (định) để chứng đắc như thiên nhãn, thiên nhĩ không ẩn giấu (vô phú) vô ký. Đó gọi là pháp đắc chứng.

Thế nào là pháp không phải đắc chứng? Là trừ thiên nhãn, thiên nhĩ vô phú vô ký, như pháp vô ký còn lại và pháp bất thiện. Đó gọi là pháp không đắc chứng.

*

Thế nào là pháp tập? Là pháp hữu vi thiện.

Thế nào là pháp không tập? Là pháp bất thiện, vô ký và số diệt. *

Thế nào là pháp có tội? Là pháp bất thiện và ẩn mất (hữu phú) vô ký.

Thế nào là pháp không tội? Là pháp thiện và không ẩn mất (vô phú) vô ký.

*

Như pháp có tội, pháp không tội, các thứ pháp đen, pháp trắng, pháp thoái, pháp không thoái cũng như vậy.

*

Thế nào là pháp ẩn giấu? Là pháp cấu uế.

Thế nào là pháp không ẩn giấu? Là pháp không cấu uế

*

Thế nào là pháp ký? Là pháp thiện và pháp bất thiện.

Thế nào là pháp vô ký? Là trừ pháp thiện, pháp bất thiện, tức là pháp còn lại.

*

Thế nào là pháp đã khởi? Là pháp quá khứ, hiện tại.

Thế nào là pháp không phải đã khởi? Là pháp không sinh ở vị lai và pháp vô vi.

*

Thế nào là pháp nay khởi? Là như pháp hiện tiền, vị lai tất khởi.

Thế nào là pháp không phải nay khởi? Là trừ pháp hiện tiền, vị lai tất khởi, pháp vị lai, pháp quá khứ, hiện tại và pháp vô vi.

*

Thế nào là pháp đã diệt? Là pháp quá khứ.

Thế nào là pháp không phải đã diệt? Là pháp hiện tại, vị lai và pháp vô vi.

*

Thế nào là pháp đang diệt? Là như pháp hiện tại diệt.

Thế nào là pháp không phải đang diệt? Là trừ pháp hiện tại hiện tiền diệt, như pháp hiện tại còn lại, pháp quá khứ, vị lai và pháp vô vi.

*

Thế nào là pháp duyên khởi? Là pháp hữu vi.

Thế nào là pháp không phải duyên khởi? Là pháp vô vi.

*

Như pháp duyên khởi, pháp không phải duyên khởi, các thứ pháp duyên sinh, pháp không phải duyên sinh, pháp nhân, pháp không nhân, pháp có nhân, pháp không có nhân, pháp nhân khởi, pháp không phải nhân khởi cũng như vậy.

*

Thế nào là pháp nhân tương ưng? Là hết thảy tâm, tâm pháp.

Thế nào là pháp không phải nhân tương ưng? Là sắc, vô vi, tâm bất tương ưng hành.

*

Thế nào là pháp kiết? Là chín kiết.

Thế nào là pháp không phải kiết? Là trừ chín kiết, như các pháp còn lại.

*

Thế nào là pháp sinh kiết? Là pháp hữu lậu.

Thế nào là pháp không phải sinh kiết? Là pháp vô lậu

*

Thế nào là pháp thủ? Là bốn pháp thủ.

Thế nào là pháp không phải thủ? Là pháp vô lậu.

*

Thế nào là pháp thọ? Là như thuộc về tự tánh của pháp.

Thế nào là pháp không phải thọ? Là như không thuộc về tự tánh của pháp.

*

Thế nào là pháp thủ sinh? Là pháp hữu lậu.

Thế nào là pháp không phải thủ sinh? Là pháp vô lậu.

*

Thế nào là pháp phiền não? Là như pháp trói buộc đã dấy khởi.

Thế nào là pháp không phiền não? Là như pháp không trói buộc đã dấy khởi.

*

Thế nào là pháp cấu uế? Là pháp bất thiện và ẩn một (hữu phú) vô ký.

Thế nào là pháp không cấu uế? Là pháp thiện và không ẩn một (vô phú) vô ký.

*

Thế nào là pháp có cấu uế? Là pháp hữu lậu.

Thế nào là pháp không có cấu uế? Là pháp vô lậu.

*

Thế nào là pháp triền? Là các pháp khôngền não.

Thế nào là pháp không phải triền? Là pháp không phải các phiền não.

*

Thế nào là pháp triền trụ? Là tâm, tâm pháp cấu uế.

Thế nào là pháp không phải triền trụ? Là tâm, tâm pháp, sắc không cấu uế và tâm bất tương ưng hành, vô vi.

*

Thế nào là pháp triền sinh? Là pháp hữu lậu.

Thế nào là pháp không phải triền sinh? Là pháp vô lậu.

*

Thế nào là pháp có duyên? Là hết thảy tâm, tâm pháp.

Thế nào là pháp không duyên? Là sắc, vô vi, tâm bất tương ưng hành.

*

Thế nào là pháp có giác? Là như pháp tương ưng với giác.

Thế nào là pháp không có giác? Là như pháp không tương ưng với giác.

*

Thế nào là pháp có quán? Là như pháp tương ưng với quán.

Thế nào là pháp không có quán? Là như pháp không tương ưng với quán.

*

Thế nào là pháp đáng vui? Là như pháp tương ưng với hỷ căn.

Thế nào là pháp không đáng vui? Là như pháp không tương ưng với hỷ căn.

*

Thế nào là pháp thọ dụng? Là như pháp tương ưng với ý tư duy.

Thế nào là pháp không thọ dụng? Là như pháp không tương ưng với ý tư duy.

*

Thế nào là pháp có sự có duyên? Là pháp hữu vi.

Thế nào là pháp không sự không duyên? Là pháp vô vi.

*

Thế nào là pháp hữu thượng? Là hết thảy pháp hữu vi và hư không, phi số diệt.

Thế nào là pháp vô thượng? Là pháp số diệt. *

Thế nào là pháp xa? Là pháp quá khứ, vị lai.

Thế nào là pháp gần? Là pháp hiện tại và pháp vô vi.

*

Thế nào là pháp hữu lượng? Là như quả hữu lượng của pháp và số lượng của báo lường tính được.

Thế nào là pháp vô lượng? Là như quả vô lượng của pháp và số lượng của báo không lường tính được.

*

Thế nào là pháp kiến? Là như nhãn căn và năm tà kiến, chánh kiến thế tục, kiến học, kiến vô học.

Thế nào là pháp không phải kiến? Là trừ nhãn căn, như sắc còn lại, trừ tám kiến, còn lại là các pháp thuộc hành ấm, ba ấm như thọ v.v… và pháp vô vi.

*

Thế nào là pháp kiến xứ? Là pháp hữu lậu.

Thế nào là pháp không kiến xứ? Là pháp vô lậu.

*

Thế nào là pháp kiến tương ưng? Là pháp tương ưng với tám kiến.

Thế nào là pháp không kiến tương ưng? Là pháp không tương ưng với tám kiến.

*

Thế nào là pháp phàm phu? Là chúng sinh nhập địa ngục, nhập súc sinh, nhập ngạ quỷ, nhập người nơi châu Uất-đơn-việt, nhập cõi trời Vô tưởng, hoặc do nghiệp sinh nơi các cõi ấy. Đó gọi là pháp phàm phu.

Thế nào là pháp không phải phàm phu? Là bốn dấu đạo, bốn biện tài, bốn quả Sa-môn, nguyện trí vô tránh, đại bi, chánh thọ diệt tận, không không, vô nguyện vô nguyện, vô tướng vô tướng, huân tu thiền, các trí như vô gián v.v… nhập cõi trời Tịnh cư, do nghiệp nên sinh nơi các cõi ấy. Đó gọi là pháp không phải phàm phu.

*

Thế nào là pháp phàm phu cộng? Là như đạo cộng, định cộng, sinh đâu đều có xứ dung nạp phàm phu cùng Thánh nhân, như chánh thọ hoặc sinh. Đó gọi là pháp phàm phu cộng.

Thế nào là pháp không phải phàm phu cộng? Tức như không phải là pháp phàm phu. Đó gọi là pháp không phải phàm phu cộng.

*

Thế nào là pháp định? Là năm nghiệp vô gián, pháp học, pháp vô học.

Thế nào là pháp không định? Là trừ năm nghiệp vô gián và hai pháp học, các pháp hữu lậu còn lại và vô vi.

*

Thế nào là pháp não? Là pháp bất thiện, ẩn một (hữu phú) vô ký.

Thế nào là pháp không não? Là pháp thiện, không ẩn một (vô phú) vô ký.

*

Thế nào là pháp căn? Là sáu nội nhập và pháp thuộc về căn trong pháp nhập.

Thế nào là pháp không phải căn? Là năm ngoại nhập và pháp không thuộc về căn trong pháp nhập.

*

Thế nào là pháp Thánh đế gồm thâu? Là hết thảy pháp hữu vi và số diệt.

Thế nào là pháp không phải Thánh đế gồm thâu? Là hư không, phi số diệt.

*

Thế nào là pháp cộng hữu? Là pháp hữu vi.

Thế nào là pháp không cộng hữu? Là pháp vô vi.

*

Thế nào là pháp tương ưng? Là hết thảy tâm, tâm pháp.

Thế nào là pháp không tương ưng? Là sắc, vô vi, tâm bất tương ưng hành.

*

Thế nào là pháp quả? Là tất cả pháp hữu vi và số diệt. Thế nào là pháp không quả? Là hư không, phi số diệt.

*

Thế nào là pháp có quả? Là pháp hữu vi.

Thế nào là pháp không có quả? Là pháp vô vi.

*

Thế nào là pháp báo? Là như báo được phần ít của mười một nhập, trừ thanh nhập.

Thế nào là pháp không báo? Là thanh nhập, như không phải báo được phần ít của mười một nhập.

*

Thế nào là pháp có báo? Là pháp hữu lậu thiện, bất thiện.

Thế nào là pháp không có báo? Là pháp vô lậu vô ký.

*

Thế nào là pháp nhân duyên? Là tất cả các pháp.

Thế nào là pháp không nhân duyên? Là pháp như thị, không thể thủ đắc.

*

Thế nào là pháp có nhân duyên? Là pháp hữu vi.

Thế nào là pháp không có nhân duyên? Là pháp vô vi.

*

Thế nào là pháp xuất? Là giới thiện thuộc cõi Dục, pháp học, pháp vô học, chánh thọ thiện, tịch tĩnh xuất yếu thuộc cõi Sắc, Vô sắc và số diệt. Đó gọi là pháp xuất.

Thế nào là pháp không xuất? Là trừ giới thiện thuộc cõi Dục, các pháp thuộc cõi Dục còn lại. Trừ chánh thọ thiện, tịch tĩnh xuất yếu thuộc cõi Sắc, Vô sắc, các pháp thuộc cõi Sắc, Vô sắc còn lại và hư không, phi số diệt. Đó gọi là pháp không xuất.

*

Thế nào là pháp có xuất? Là pháp hữu vi.

Thế nào là pháp không có xuất? Là pháp vô vi.

*

Thế nào là pháp tương tục? Là như phần đoạn của pháp kia đã khởi, sẽ khởi. Việc nầy lại là thế nào? Là pháp quá khứ, hiện tại, hoặc pháp vị lai, hiện tiền tất khởi, pháp sau cùng với pháp trước nối tiếp. Đó gọi là pháp tương tục.

Thế nào là pháp không tương tục? Là trừ pháp quá khứ, hiện tại và pháp vị lai hiện tiền tất khởi, như còn lại là pháp vị lai và pháp vô vi. Đó gọi là pháp không tương tục.

*

Thế nào là pháp có tương tục? Là như phần đoạn của pháp kia đã khởi. Việc nầy lại là thế nào? Nghĩa là trừ năm ấm thọ mạng tối hậu của bậc A-la-hán trong quá khứ, hiện tại, còn lại là pháp quá khứ, hiện tại, pháp trước chiêu tập pháp sau nối tiếp. Đó gọi là pháp có tương tục.

Thế nào là pháp không có tương tục? Là năm ấm thọ mạng tối hậu của bậc A-la-hán trong quá khứ, hiện tại, như pháp vị lai và pháp vô vi. Đó gọi là pháp không có tương tục.

(Đã nói xong hai pháp).

HẾT – QUYỂN 4