LUẬN CHIẾT NGHI

Tỳ-kheo Sư Tử, người Tây Vức, ở chùa Đại Từ Ân tại Kim Đài thuật lại và chú giải.
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh
Hội Văn Hóa Giáo Dục Linh Sơn Đài Bắc Xuất Bản

 

BÀI TỰA

Tiến sĩ Bạch Thủy Khuất Bàn ở Hồng Kông soạn.

Pháp sư tên là Tử Thành, tự Ngạn Mỹ, hiệu Diệu Minh, người ở Bá Lăng, Kinh Triệu, thuở nhỏ học theo Nho, đến tráng niên theo Phật, tánh ưa sách sử, thích văn chương, muốn du học, giỏi soạn thuật. Thường cùng các bậc hiền sĩ đại phu xướng hòa thi từ. Mỗi câu mỗi vế bỏ lại trong cuộc vui, mọi người lưu truyền nhau khá nhiều, như trong bài thơ “Chim oanh vũ” viết:

Học được tiếng người khá rõ rành
Biết dùng lời khéo tỏ tâm tình
Không biết thân ở trong lồng nhỏ
Vẫn thường thỏ thẻ với trời xanh.
Bài thơ “Ngủ ngày” viết:
Trong mơ chẳng quản tay ôm sách,
Một túi “Nam Hoa” cạnh giường nằm.
Bài thơ “Nhàn du” viết:
Nhà nhà trăng tỏ phần ai thiếu
Chốn chốn non xanh ta có duyên.
Bài thơ “Đình Thủy Tâm” viết:
Nước biết, sen xanh, hương đầy ao,
Khắp Đình lặng lẽ ánh lưu ly
Hiên cao, giường thấp, nghe mát lạnh
Nằm nhìn sóng xanh gợn ly ty.

Tất cả các thứ thơ văn, dẫu trường thiên hay đoản kệ, đều như thế, rất là suốt thấu ý chỉ Phật pháp.

Ngày trước, tôi thường cùng quan huyện Đại phu Trương Mão thỉnh chú giải Tâm Kinh, trong năm ngày thì hoàn tất, tất cả gồm mười hai ngàn chữ. Ngôn từ nghĩa lý tình tường xác đáng, nhưng không vì thế mà cho là vừa ý, lại còn soạn thuật “Bản sắc Pháp sự văn tập” gồm hai trăm bài. Lời lẽ mạnh mẽ, ý chỉ hùng hồn, mà rất hàm súc, cất giữ trong đấy không hề bày ra, cho là khó được và không có ý muốn loan truyền. Bỗng chốc, bởi chiến tranh loạn lạc, bèn ẩn náu nơi núi rừng, thường tiếp khách đến thăm hỏi các nghi ngờ, giải thích cho hiểu mọi sự đuôi đầu, bèn viết thành sách, lấy tên là “Luận Chiết Nghi”, gồm hai mươi chương, chương đầu là “Tự vấn”, chương cuối là “Giải quyết tên gọi”. Lời giản đơn nhưng lý xác đáng, văn sơ lược mà nghĩa dồi dào. Bao gồm ngụ ý trong sáu kinh, lược đủ sử sách của các nhà Hiền triết. Trong mỗi chương, dẫn loại minh chứng, giải quyết dứt nghi, lý rất sáng tỏ. Nếu chẳng phải là người đầy đủ biện-tài tam muội, thì ai có thể đạt được như thế ư?

Tôi và Diệu Minh là bạn không mời, có được một thời gian gần gũi, phàm soạn được tác phẩm gì, đều không dấu diếm tôi. Nên lời tựa này không đợi mời mà viết vậy.

Ngày mồng 8 tháng 8 năm Tân Mão
Kính ghi

 

QUYỂN 1

Cong nên chặt bỏ, gọi là “Chiết”, chần chừ không nhất quyết, gọi là “Nghi”. Bình phẩm bàn bạc điều khó rõ ràng, gọi là “Luận”. Luận này, nhân Pháp sư Diệu Minh lúc ở chùa có khách riêng đến thỉnh hỏi để giải quyết những điều nghi ngờ. Pháp sư Diệu Minh dẫn lời trong tam giáo để giải đáp, bèn ghi chép thành, nên gọi là Chiết Nghi.

CHƯƠNG THỨ NHẤT: TỰ VẤN

Tự: là thuật lại nguyên nhân. Vấn là hỏi về sự nghi ngờ.

Đệ (= thứ) là thứ tự. Nhất (= một) là đứng đầu trong các số.

Pháp sư Diệu Minh:

Người ở Hoa Châu huyện Vị Nam, xuất gia ở chùa Hồng Phúc, gặp được Ngư Nham lão nhân tướng công mà đắc pháp, mở rộng kinh luật luận Đại thừa. Khoảng niên hiệu Chí Chính đời nhà Nguyên, được chiếu phong. Truyền giới Đại thừa, và được ban tặng hiệu là Tử Nhuận Đại quốc sư.

Ở nơi Thạch thất:

Sau về núi Chung Nam, ẩn cư nơi thạch thất.

Có khách đến thăm hỏi, Diệu Minh mời khách ngồi và hỏi rằng:

“Ngài đến có việc gì”

Nghĩa là khách có việc gì mà đến đây.

Khách nói: “Có điều muốn hỏi nên đến đây”

Người khách nói do có điều nghi ngờ mà đến xin hỏi.

Diệu Minh nói: “Tôi ở núi này gần mấy năm mà người đời ít ai biết”.

Ngô là tôi (= Ngã) Kỷ là gần, Hãn là ít. Nghĩa là tôi ở tại núi này gần mười năm mà người đời ít ai biết.

Thêm nữa núi cao lơ lững, dốc đá cheo leo nguy hiểm, không dấu

332 chân người.

Sàm, là núi cao nguy hiểm. Nham là chỗ đất đá hiểm yếu. Kiệu là núi cao mà nhọn. Hiểm là hiểm nguy. Gia dĩ là thêm nữa. Huyền thạch nghĩa là đá chồng chất rất đáng sợ. Nghĩa là chỗ nguy hiểm khó đi, ít có người lui tới, nên nói là không dấu chân người.

Nhân giả (= Ngài) từ xa xôi nhọc mệt đến đây vậy.

Đường xa nhọc mệt phiền hà ngài đến đây một lần vậy.

Khách nói: Tiếng sấm sét không muốn đến tai người nghe mà tai người tự nghe.

Ông Hoài Nam nói: “Sấm là tiếng Âm và dương đụng nhau, cảm là sấm, kích là sét. Tiếng sấm đâu cần được nghe ở tai người, mà là do tai người tự nghe”.

“Âm thanh tiêu sáo chẳng có ý làm vui lòng người, mà là do lòng người tự vui”.

Nhạc Phổ nói: “Quản là ống sáo, Thược tợ như ống sáo, có ba lỗ, nhỏ và ngắn hơn. Âm thanh của tiêu sáo không muốn làm cho hân hoan lòng người chỉ bởi người nghe tự vui vẻ hân hoan mà thôi”.

Bá Di, Thúc Tề ẩn tích ở Thủ Dương, không muốn khoe đức với người, mà người tự biết đức của hai vị.

Trong sử ký nói: “Bá Di, Thúc Tề là hai vị quan, được nhường ngôi nhưng không nối ngôi, muốn đi đến Tây Nam, gặp Võ đế đánh Trụ, liền đón rước mà thối thác chẳng theo, ở ẩn nơi núi Thủ Dương, thề không ăn một hạt mì, cuối cùng phải nhịn đói mà chết vậy.

Sào Phủ, Hứa Do ẩn dấu nơi Kỳ Tụ, chẳng phô dương đạo ở đời, mà đời tự khen ngợi đạo của hai vị.

Thao là chôn vùi dấu cất. Trong Chương Nhượng Vương của Trang Tử nói: “Vua Nghiêu nhường đất nước cho Hứa Do, Hứa Do không nhận, về ở ẩn trong núi Kỳ Tụ”.

Ông ở nơi núi non cũng giống như vậy, sao người đời không biết cho được.

Khách lấy cái đức của Bá Di, Thúc Tề, Hứa Do để sánh ví đồng loại, sao người đời không biết được.

Diệu Minh nói: Điều ông muốn hỏi, tôi có thể nghe được không?

Đây là lời thử hỏi.

Khách nói: Xin không trái ý.

Không lời cấm chỉ. Ông không cản trở và cấm đoán.

Diệu Minh nói: Tử Trương nói: người quân tử quý Hiền mà dung chúng, khen ngợi điều thiện mà thương xót người không khả năng. Đại hiền như tôi, đối với người không chỗ nào chẳng dung, chẳng hiền như tôi, người sắp chống ta cớ sao chống người vậy.

Trong Luận Ngữ nói: học trò của Tử Hạ đến thăm hỏi Tử Trương. Tử Trương hỏi: “Tử Hạ nói thế nào?” Đáp: “Tử Hạ nói nếu được thì cùng chung với họ, còn không được thì chống cự họ”. Tử Trương nói: “Lạ thay điều ta nghe; người quân tử quý hiền mà dung chúng v.v… Bởi vì lời của Tử Hạ là bức hiếp, Tử Trương chê Tử Hạ là như vậy. Chữ dung mà Tử Trương nói chính là để phá chữ cự (= chống cự) của Tử Hạ vậy.

Biết thì không chống cự.

Đây là lời hứa đáp vậy.

Khách nói: Ôi!

Ôi là lời buồn than.

Tôi cùng với ông đều là nhà Nho.

Tôi cùng với ông đều từng là Nho sĩ vậy.

Ngày trước, tôi thường cùng ông là bạn phương ngoại.

Dư là tôi. Tích giả là ngày trước, thường là từng vậy. Bỏ đi bờ rào vượt ngoài bản hiệu của lưu tục, gọi là phương ngoại, cùng đồng chí hướng gọi là bạn.

Chỉ vì loạn lạc binh lửa, không được ở cùng một chỗ, thật đáng thương vậy.

Độc là một mình, nói riêng chỉ vì binh lửa mà trốn lánh phân tán vậy. Trốn lánh không được ở chung. Thật đáng cũng là lời buồn thương vậy.

Ông xuống tóc, xa lìa thế tục được mấy năm vậy?

Ông cắt tóc xuất gia làm Tăng xa bỏ tục gia được bao nhiêu năm vậy.

Thường muốn đến ra mắt một lần mà không được như ý muốn.

Từng muốn đến đây một lần để được thấy mặt mà chưa được như ý muốn.

Nhân khoảnh khắc cởi bỏ trần tập, bỏ qua việc người, tạm thừa dịp rảnh rỗi trong chốc lát, bèn đến nơi cao cư này, muốn xoá tan điều nghi ngờ, chẳng biết có thể được chăng?

Phất âm phủ, là lời thử hỏi. Khoảnh là thời gian trong chốc lát, dĩ là dùng vậy. Thuế giá là dụng cụ của nhà nông. Nhân khoảnh khắc… nghĩa là phóng hạ (= buông xuống). Trần tập là thói quen việc nhà, bác trí là để bỏ một bên. Việc người tức là việc lui tới giao tiếp vậy. Tạm nhân một thời gian rảnh rỗi ngắn, bèn đến chỗ ở cao kín này, muốn để 33 xoá tan những điều nghi ngờ, không biết có được phép chăng!

Diệu Minh nói: xin cứ nói điều đó.

Xin cứ nói điều nghi ngờ ấy ra.

Khách nói: người ta nói.

Mượn lời của người khác.

Trước kia, lúc Diệu Minh đang là một nhà Nho, chưa từng đọc kinh Phật.

Nẵng là ngày trước. Nói ngày tháng trước kia, lúc chưa thường đọc kinh Phật.

Ngày nay theo Phật, say đắm nhân quả, bảo rằng Phật giáo là thuyết vắng lặng.

Nay xuất gia đầu Phật như tham mê tửu sắc, tâm ý mê say như đắm chìm mà chẳng tỉnh, mới vọng đặt ra luận thuyết nhân duyên quả báo hư vô không tịch.

Bỏ đi sách của Chu, Khổng, Hoàng, Lão, không biết gì vậy.

Di, luống bỏ vậy. Nghĩa là luống bỏ kinh sách của các vị Chu, Công, Khổng Tử, Hoàng Đế và Lão Đam.

Diệu Minh nói: Tử Tống nói rằn: “Người quân tử đối với một lời nói lấy làm biết, một lời nói lấy làm không biết” nên lời nói không thể không thận trọng vậy.

Tri (= biết) đều âm là trí, trong Luận ngữ nói: “Trần Tử Cầm nói với Tử Cống: “Ông là cung, Trọng Ni há là bậc Hiền đối với ông ư?” Nói: “cung” nghĩa là cung kính là tôn trọng thầy ông vậy. Tử Cống bảo:

“Người quân tử đối với một lời nói lấy làm biết v.v…”. Đó là trách Tử Cầm không thận trọng trong lời nói. Bởi vì một lời nói Thiện là Trí, một lời nói bất thiện là chẳng phải trí. Trí không biết lệ thuộc ở lời nói, không thể không thận trọng vậy.

Tất cả mọi vật phải từ nhỏ đến lớn, duyên từ cạn đến sâu.

Vi là nhỏ nhặt. Trước là rất nhỏ cho đến rất lớn. Tất cả mọi vật phải từ rất nhỏ đến rất lớn. Duyên nghĩa là Do. Thí như người xuống biển đi từ cạn đến chỗ sâu.

Thí như leo lên núi nhạc cao muôn nhận, không thể một bước mà đến được, phải từ chỗ thấp lên chỗ cao.

Sách xưa nói: bảy thước là một nhận. Núi Nhạc là núi cao lớn. Thí như có người leo lên núi Nhạc cao muôn nhận, không thể chỉ một bước là đến nơi mà phải từ nơi thấp dần dần lên cao.

Đã lên tới đỉnh, các núi đã bước qua, đâu gọi là bỏ.

Đã lên đến đỉnh rất cao, nhìn lại các núi đã qua, thảy đều thấp cả, không hề bỏ qua vậy.

Tôi ban đầu học sách của Chu, Khổng, Hoàng, Lão, tưởng là đã đến chỗ cùng cực:

Lúc ban đầu tôi học các sách của các vị Chu Công Đán, Khổng Tử, Hoàng Đế, Lão Đam, tưởng rằng đã đến chỗ cùng cực.

Kế đến xem đọc kinh Phật, mới biết Thánh Đạo có quyền, thật vậy.

Thứ đến, nhờ xem đọc kinh sách Phật, mới biết Thánh đạo có Lý Quyền giả chân thật vậy.

Nay tôi đem sách của Cơ, Khổng, Hoàng, Lão làm các núi.

Cơ là họ của Chu Văn Vương. Nghĩa là sách của bốn vị Thánh Chu Công Đán, Khổng tử, Hoàng đế và Lão Đam được thí dụ như các núi.

Đem kinh Phật đệ nhất nghĩa đế làm tuyệt đỉnh:

Đệ nhất nghĩa đế tức là bàn đến chỗ cùng cực của giáo thừa vậy. Đã đạt đến Thánh vị gọi là chân đế, chưa thoát khỏi phàm tình gọi là tục đế, đến lúc chân tục chẳng còn lập, tình kiến, phàm Thánh đều hết, chẳng chấp hai biên, chỉ còn trung đạo, nên gọi là Đệ nhất nghĩa đế.

Lấy đó để dụ cho đỉnh núi tuyệt cao.

Đã lên tới đỉnh tuyệt cao, nhìn lại các núi kia tự xa, đâu bỏ nó ư?

Đã rõ được kinh sách Phật, như lên đỉnh núi tuyệt cao, nhìn lại sách của Chu Khổng mà như các núi mà tự xa vậy, đâu hề luống bỏ nó?

 

CHƯƠNG THỨ HAI : THÁNH SINH

Chương này nói về sự tích Phật Đản sinh nên gọi là Thánh sinh.

Khách hỏi : Nơi Phật Đản sinh ở tại nước nào, giòng dõi cao quý và hình dáng, đức tướng, cũng như các pháp yếu Phật nói, có thể được nghe chăng?

Cả nước nơi Phật Đản sinh, giòng họ gia tộc và hình tướng, cùng với Pháp mầu Phật nói cũng có thể nghe được chăng?

Diệu Minh nói: Quý thay lời hỏi!

Với câu hỏi rất sâu xa rộng lớn, nên nói Quý thay lời hỏi:

Tôi tuy không được thông minh nhưng sẽ lược nói điều biết được để trả lời cho ông hiểu.

Tôi tuy không phải là người thông minh rành rẽ, nhưng lược đem chút ít sự hiểu biết để trả lời câu hỏi của ông.

Từ đất Hán đi về hướng Tây khoảng vài vạn dặm.

Từ đất Hán tức chỉ về đất Hán Trung Hoa. Chi là đi. Từ đất Hán đi về hướng Tây ước chừng khoảng vài muôn dặm đường.

Có nước tên Ca-duy-la.

Ở đó có nước tên là Ca Duy La, là Trung Quốc nơi Phật Đản sinh.

Vua dòng họ Thích-ca.

Giòng họ Thích, nguyên gốc tiếng Phạn là Thích-ca, Hán dịch là Năng nhân.

Cha tên là Tịnh Phạn.

Tiếng Phạn gọi là Thủ-đầu-đà-la, hoặc Duyệt-đầu-đàn, Hán dịch là Tịnh Phạn.

Đại phu nhân tên là Ma-da.

Tiếng Phạn là Ma Da, Hán dịch là Đại thuật.

Phật vốn ở tại cung trời Đâu-suất.

Tiếng Phạn là Đâu-suất-đà, cũng gọi là Đổ-nhất-sử-đa, Hán dịch là Tri Túc.

Sau khi Phật Ca-diếp nhập niết-bàn, Phật sẽ bổ xứ, tên là Hộ Minh.

Tiếng Phạn gọi đủ là Ma-ha bát Niết-bàn-na, Hán dịch là Đại diệt độ, cũng gọi là Đại tịch diệt. Từ sau khi Phật Ca-diếp nhập Niết bàn, Phật phải bổ xứ một nơi, riêng đợi lúc xuất hiện.

Thật vì tu nhân ba A-tăng-kỳ kiếp đã mãn.

Tất cả các Đức Phật đều tu nhân trong ba đại A-tăng-kỳ kiếp vậy.

Tam kỳ tức là ba đại A-tăng-kỳ kiếp vậy.

Quả muôn đức đã tròn đầy.

Các Đức Phật đều đủ muôn đức mới là đầy đủ Đạo quả.

Nhưng túc nguyện chưa xong.

Đời trước có nguyện chưa hoàn thành, nên sinh ở nhân gian.

Hiện bày sinh diệt.

Thị hiện thọ thân sinh diệt .

Gá Nhật Luân cỡi Hương tượng, thác ấm nơi cung vua.

Lúc mới đầu thai, hóa hiện trong vầng mặt trời cỡi hương tượng vào thác thai mẹ ở cung vua.

Tôn đại Phu nhân Ma-da làm mẹ. Vào ngày mùng 0 tháng 0 năm Giáp Dần, nhằm năm thứ 2 thời vua Chu Chiêu Vương.

Đương thời nhà Chu, ngày Tý tháng Giêng, tức nay là ngày mùng 0 tháng 02 vậy.

Tại vườn Lâm-tỳ-ni, từ hông phải Mẹ sinh ra.

Sinh từ bên hông phải, là nói lên khác với người thường. Trong sách “Chu thư Dị Ký” nói: “Ngày mùng 0 tháng 0 năm thứ 2 thời vua Chiêu Vương ở tại Trung Hoa sông suối nổi sóng, quả đất rúng động, ánh sáng xuyên suốt soi chiếu từ phương Tây. Vua lấy làm lạ hỏi các quan, khi đó, Thái sử Tô Do tấu trình rằng: ở phương Tây có bậc Đại Thánh ra đời.Vua hỏi? Như vậy là thế nào? Tô Do đáp: không việc gì. Đến ngàn năm sau, giáo Pháp lưu truyền, khi đó bèn khắc bia ở ngoại ô phía Nam của nước để kỉ niệm ghi nhớ”.

Khi ấy, mặt đất rung chuyển sáu cách.

Sáu cách rung chuyển là: động, dũng, chấn, khởi, hống, kích. Lay động không yên, gọi là động, đất đai lồi lõm gọi là Dũng. Mịt mù có tiếng nổ gọi là Chấn. Từ thấp lên cao gọi là Khởi. Đá kêu loảng choảng gọi là Hống, mọi vật va chạm nhau gọi là Kích.

Nhưng có ba thứ: trực tiếp rung chuyển gọi là Động, từ thiên hạ rung chuyển gọi là Biến Động. Khắp Đại Thiên đều rung chuyển gọi là Đẳng biến động. Còn năm thứ khác cũng như vậy.

Trời rải bốn thứ hoa

Vũ âm là Dụ, là rơi xuống. Bốn thứ Hoa là: Hoa mạn-thù-sa, Hoa Đại mạn-thù-sa, Hoa Phân-đà-lợi và Hoa Câu-vật-đầu.

Thần nâng chậu tắm bằng vàng.

Thần Đất nâng giữ chậu tắm bằng vàng.

Rồng phun nước thơm.

Chín con rồng phun nước thơm để tắm thân Thái tử.

Liền bước đi bảy bước.

Xoay quanh bước đi bảy bước, dưới bảy bước chân đều có hoa sen nở. Bảy bước là nói lên bảy thứ Tịnh Tài, cũng gọi là bảy Đức Tài, tức là: Tín, Tấn giới, Tàm quý, Văn xả, Định và Huệ.

Mắt ngước nhìn bốn phương.

Mắt ngước nhìn bốn phương Đông, Tây, Nam, Bắc. Trong kinh Bản hạnh nói: phương Đông nói lên Niết-bàn tối thượng, phương Nam là nói lên lợi lạc cho chúng sinh, phương Tây nói lên sự giải thoát, và phương Bắc là nói lên dứt hẳn luân hồi.

Một tay chỉ lên trời, một tay chỉ xuống đất và nói: “Trên trời, dưới nhân gian, chỉ có ta là tôn quý nhất”.

Mắt ngước nhìn bốn phương, tay chỉ trên tay chỉ dưới. Một là khác với người thường, hai là chỉ bày Đại Sự nhân duyên, nghiền ngẫm trong khoảng thời gian động dụng, tức liền tiêu dứt.

Có ba mươi hai tướng tốt của bậc Đại Nhân.

Trong luận A-tỳ-đàm nói: ba mươi hai tướng tốt là: tướng tiếng nói như phạm thiên, tướng lông trắng giữa hai đầu chân mày, tướng nhiệm mầu Ô-sắt-ni, tướng mắt như trâu chúa, tướng mắt xanh biếc, tướng lưỡi rộng dài, tướng thức ăn biến thành thượng vị, tướng răng trắng sạch, tướng răng bằng và khít, tướng đủ bốn mươi hai chiếc răng, tướng má như sư tử, tướng thân đứng thẳng tay sờ tới đầu gối, tướng vai và bắp tay tròn đầy, tướng thân như sư tử, tướng rộng lớn thẳng, tướng các chỗ đều tròn đầy, tướng da dẻ mịn màng, tướng thường phát sáng một tầm, tướng thân sắc vàng ròng, tướng lông trên thân xoay về phía hữu, tướng mỗi lỗ chân lông chỉ mọc một sợi lông, tướng lông trên thân xoay lên trên, tướng thân phần tròn đầy, tướng ẩn mật tàng, tướng bắp đùi như nai đầu đàn, tướng mu bàn chân đầy tròn, tướng ngón tay có màng mỏng, tướng tay chân nhỏ mềm, tướng gót chân tròn đầy, tướng màng mỏng dài sáng sạch, tướng lòng bàn chân có bánh xe ngàn căm, tướng lòng bàn chân bằng phẳng, no đầy.

Và tám mươi vẻ đẹp tùy hình.

Tám mươi vẻ đẹp là: móng tay màu hồng đỏ, móng tay nhô lên, móng tay sạch sẽ, móng tay đầy đặn, móng tay tụ nhóm tròn, móng tay mỏng thẳng, giữa các ngón tay khít kín, tay sạch sẽ, tay chân no tròn, tay chân hồng đỏ, tay chân bằng đầy, chỉ tay hiện sâu, vân tay ngay thẳng, vân tay mỏng dài, tay chân mát sạch, vân tay không loạn, mắt cá nơi chân ít lồi, đầu gối tròn đầy, đầu gối lần lượt đầy, bước đi ngay thẳng, như sư tử, bước như ngỗng đầu đàn, tướng như rồng đi, tướng đi như trâu đầu đàn, đi không ngoái nhìn, bước đi không loạn, nửa thân ngay thẳng, thân Phật cao hơn người, tất cả đều đầy đủ, thân Phật đều tốt đẹp, thân thể bằng phẳng, thân thể khắp đủ, thân thể ngay thẳng, thân thể trơn láng, thân thể sạch sẽ, thân thể khôi ngô, thân theo thứ lớp lớn nhỏ, các căn chân chánh, thân mầu không đen, thân thể không nám, lông trên mình sạch sẽ, tướng bụng tròn đầy, bụng không lằn rộng, thân thể sáng sạch, rốn ngay tròn sâu, lỗ rốn nhóm tụ, lằn rốn xoay về phía hữu, lỗ rốn không lõm, lỗ rốn không dài, lỗ rốn không ngắn, lỗ rốn không liền, được tướng răng rồng, răng không quá môi, bốn răng nhóm tụ, bốn răng bén nhọn, bốn răng bằng khít, lưỡi dài mềm mại, tròng mắt đen sáng, lưỡi màu đỏ đẹp, tiếng như phạm âm, tiếng như voi đầu đàn, tiếng như chim ca-lăng-tần-già, răng môi tròn đầy, lỗ mũi sạch sẽ, mũi không rũ xuống, mũi cao mà dài, mũi cao vuông lớn, mắt rộng sạch sẽ, lông mi mọc thứ lớp, lông mày như nữa vầng trăng, lông mi đen mướt, lông mi sáng suốt, tai dài rũ xuống, tóc nâu đầu nhỏ mịn.

Vua mời Tiên nhân A-tư-đà đến xem tướng.

Vị tiên ở phương Tây có khả năng xem tướng lành dữ tốt xấu.

Tiên thưa: Thái tử có tướng tốt trên thân rực rỡ như hoa phân-đàlợi:

Thân tướng Thái tử như hoa Phân-đà-lợi mới nở xinh đẹp rực rỡ thơm tho.

Nếu sống tại gia thì làm vua Chuyển luân, xuất gia thì thành Đạo Vô Thượng.

Ở tại gia thì nhất định làm kim luân thánh vương, xuất gia chắc chắn thành đạo quả vô thượng.

Theo sự thấy biết của thần, thì chắc chắn Thái tử không ở tại gia vậy.

Tiên nhân nói rằng Thái tử nhất định sẽ lìa bỏ ngôi vua.

Bèn rơi lệ, nói: Thái tử thành Phật, chắc chắn sẽ ban bố đại pháp, nay thần đã già yếu, mất lợi lớn ấy, thật đáng buồn thương!

Khóc có nước mắt mà không ra tiếng, gọi là khấp. Tiên nhân biết Thái tử thành Phật, giảng nói Đại pháp. Vì già không được nghe nên mới rơi lệ.

Ngày mồng 0 tháng 02 năm Nhâm thân, lúc ấy Thái tử đã mười chín tuổi.

Ngày Tý tháng Giêng thời nhà Chu, ngày mồng 0 tháng 02 tức nay là ngày mồng 0 tháng 12 vậy.

Gọi Xa nặc thắng yên cương ngựa.

Xa-nặc, là người sống trong nhà của Phật, Chu tông là tên ngựa.

Dạo chơi bốn cửa thành, khi gặp được vị tăng, rõ được pháp, không còn vui thích chốn cung vua, gấp muốn tu tâm.

Nhân dạo chơi bốn cửa thành, đến cửa Đông thấy một người già nua suy yếu, đến cửa Nam thấy một người bệnh, đến cửa Tây gặp một đám tang, đến cửa Bắc gặp một vị Tỳ-kheo; đó là do vị trời Tác Ngõa hóa hiện. Thái tử hỏi: Ông là ai? Vị Tỳ-kheo đáp: Thế gian là vô thường, Ta do tu hành đạo thánh, vượt đến bờ kia. Nếu ai tu được như vậy cũng đều được như thế. Nói xong liền bay lên hư không biến mất.

Thái tử nhân thấy già, bệnh, chết, khổ rất sợ hãi, gặp vị Tỳ-Kheo, càng khởi tâm lành, nhàm chán chốn cung vua mà gấp muốn cầu được xuất gia tu hành.

Vua sinh lo buồn, sợ không có người kế thừa ngôi vua, bèn tăng thêm người hầu hạ ca nhạc để vui lòng Thái tử, nhưng Thái tử chẳng vui.

Vua biết tâm Thái tử muốn xuất gia, lo sợ không có người kế thừa đất nước, bèn tăng thêm các thể nữ hầu hạ, lại thêm đàn ca xướng hát để Thái tử được hân hoan vui vẻ, nhưng Thái tử chẳng lấy làm vui thích.

Đợi đến nửa đêm.

Đãi là đến, ương là một nửa. Đến nửa đêm đó.

Người ở cõi trời Tịnh cư.

Người ở cõi trời Tịnh cư là người giúp cho Thái tử xuất gia vậy.

Dùng năng lực phức đức cõi trời, hiện bày hình tướng xấu xa của các người hầu hạ, chín lỗ chảy tràn các thứ bất tịnh, ruồi lằn bu nhóm, thật đáng chán bỏ.

Xú là xấu xa dơ uế. Người cõi trời Tịnh cư, vận dụng thần lực phước báu cõi trời, hiển bày thân tướng của các người hầu hạ, thể nữ thảy đều ngủ say, hiện tướng thây chết, ở mỗi người, hai mắt, hai tai, hai mũi, miệng, đường đại tiểu tiện v.v… khắp chín lỗ đều tuôn chảy vật bất tịnh. Ruồi lằn bu nhóm. Thái tử càng sinh tâm nhàm chán, xa lìa.

Nữa đêm, giờ tý, người cõi trời Tịnh cư báo rằng: Thái tử hãy rời khỏi cung, bây giờ đã đúng lúc.

Người cõi trời bảo với Thái tử: Đã từ cung trời Đâu-suất xuống đây, muốn viên mãn túc nguyện, cần phải rời cung vua, bây giờ đã đúng lúc.

Khi ấy, Thái tử cỡi kiền-trắc.

Kiền trắc là tên ngựa.

Cùng với người hầu cận Xa-nặc. Xa nặc là người hầu cận đi theo.

Người cõi trời nâng chân ngựa.

Người cõi trời nâng đỡ chân ngựa kiền-trắc.

Bay đi trong không gian.

Bay giữa khoảng không vượt thành ra đi.

Đến núi tuyết, ngồi kiết già trên tảng đá.

Đã đến núi tuyết, ngồi trên tảng đá Bàng-đà.

Thiền quán vắng lặng sáu năm, mới thành Phật quả.

Trong “Chánh Tông Ký” nói: Trước tiên đến núi Di-lâu, tập hành bất dụng xứ định, kế đến, tới chỗ Uất-đầu-lam-phất, tập hành Phi phi tưởng xứ định. Lại đến núi Tượng Tỷ, khi nhìn thấy sao mai ló dạng liền ngộ đạo. Sáu năm vắng lặng thiền quán, mới thành Phật quả.

Không điều ác nào chẳng bỏ, không điều thiện nào chẳng đủ.

Khử là dứt bỏ, các điều ác đều dứt hết, muôn điều lành đầy đủ.

Đầu tiên, đi đến rừng Nai, ba lần chuyển Pháp Tứ Đế, và Ma-haNam v.v… cả thảy năm người đều đắc Đạo.

Năm người là, lúc Phật mới vào núi, bên giòng họ cha có ba người: A-thấp-bà, Bà-đề và Ma-ha-nam-câu-lợi. Bên giòng họ mẹ có hai người: Kiều-trần-như và Thập Lực Ca-diếp đi theo hầu Phật, Phật không sử dụng, năm người ấy đều tu phạm hạnh. Lúc Phật đã thành Đạo, đầu tiên đến Lộc Uyển, vì Kiều Trần Như v.v… Ba lần quay bánh xe pháp Tứ Đế. Ba chuyển là: thị tướng chuyển, khuyến tu chuyển và tác tướng chuyển. Thị chứng chuyển tức là dạy: “Đây là khổ, đây là Tập, đây là Diệt, đây là Đạo”. Khuyến tu chuyển tức là dạy: “Đây là khổ các thầy phải biết, đây là Tập các thầy phải đoạn, đây là Diệt các thầy phải chứng và đây là Đạo các thầy phải tu”. Biết được nhân khổ quả khổ ở thế gian và nhân an vui, quả an vui của xuất thế gian. Tác chứng chuyển là dạy: “Đây là khổ ta đã biết, đây là Tập ta đã đoạn, đây Diệt ta đã chứng và đây Đạo ta đã tu”. Kiều Trần Như v.v…, nghi ngờ hỏi: “Đức Như Lai còn trở lại thế gian với nhân khổ quả khổ, nhân an vui quả an vui nữa chăng?” Đức Phật đáp: “Ta đã biết, ta đã dứt, ta đã tu và ta đã chứng”. Năm người nghe nói pháp ấy rồi mỗi người tự đắc Đạo quả.

Ban đầu, nói Pháp nhỏ.

Tức là ba chuyển pháp Tứ Đế

Thứ đến nói về không tông, do đó, đến các nơi như Thành Thấtla-phiệt, tinh xá Kỳ-hoàn v.v… Với tám bộ bát nhã, lần lượt giảng nói.

Thành Thất-la-phiệt tức là thành của nước xá-vệ, Tinh xá Kỳhoàn tức là nơi vườn cây của Thái tử Kỳ-đà, tinh xá do Cấp Cô Độc xây dựng. Tám bộ bát nhã là: Đại phẩm bát nhã, Trung phẩm bát nhã, Phóng quang bát nhã, Quang tán bát nhã, Đạo hạnh bát nhã, Kim Cương bát nhã, Thắng thiên vương bát nhã, và Văn-thù bát nhã. Tám bộ bát-nhã, phần nhiều là phá “hữu” quy “không”, nên gọi là Không Tông.

Sau cùng, ở núi Linh Thứu, giảng nói kinh Diệu Pháp Liên Hoa, hội ba quy về một, bỏ quyền theo thật.

Linh Thứu là tên núi. Núi ấy hình dáng giống như chim thứu, nên gọi là Linh Thứu. Núi cao hang rộng bóng lộn có thể dung chứa cả muôn người. Phật trú tại đó giảng nói nhiều pháp sâu mầu. Nhân vì trước kia, đến vườn nai, nói các pháp hữu nên thảy đều chấp hữu, kế đến giảng nói tám bộ bát-nhã, vì nói không nên thảy đều chấp không, cho nên cuối cùng ở tại núi Linh Thứu, giảng nói kinh pháp hoa, hội ba quy về một tức là nhóm hội ba thừa kết quy về một thừa. Bỏ quyền theo thật tức là từ cạn đến sâu, bỏ tiểu mà quy về đại vậy.

Và ở những nơi như Điện Phổ Quang Minh, đạo tràng Bồ-đề, các tầng trời cõi Dục, cõi sắc, Thệ Lâm v.v… giảng nói kinh Đại Hoa Nghiêm, tiếng pháp sâu mầu.

Kinh ấy có ba bộ: bộ thượng có mười ba ngàn Đại thiên vi trần số kệ, cả thảy một tử thiên hạ vi trần số phẩm. Bộ Trung có bốn trăm chín mươi tám ngàn tám trăm kệ, tất cả một ngàn hai trăm phẩm. Bộ hạ có mười muôn kệ tụng, tất cả bốn mươi tám phẩm. Hiện nay lưu truyền có ba mươi chín phẩm. Tổng cộng bốn mươi lăm ngàn bài tụng. Ở bộ tịch đời đường ra còn có chín phẩm chưa thuộc loại hạ bộ kinh này vậy, kinh này, Đức Phật ở bảy nơi mà giảng nói chín hội, đủ cả tám giáo: thiên, viên, đến, tiệm, không, hửu, quyền, thật, xuyên suốt cả huyền lý của ba thừa năm giáo. Nên gọi là kinh Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm vậy.

Không sự gì chẳng cùng, không lý gì chẳng tận.

Kinh ấy cùng sự đại tiểu, hết lý cạn sâu

Thánh phàm đều thấu suốt, chủ bạn cùng tham.

Viên mãn năm giáo, xuyên suốt ba thừa, bao trùm mười phương, thâu nhiếp tất cả, hội nhóm cả phàm, thánh quy về một thể, suốt cả chân tục để hòa lẫn ấy vậy.

Không và hữu đều hiển bày rõ ràng Như giữa không gian mà hiện ảnh.

Sắc và tâm đều vào.

Chiếu và cảnh đều vắng lặng.

Như đèn thay nhau soi chiếu, giống như kiếng phản chiếu lẫn nhau, lớn nhỏ bao hàm lẫn nhau, mật nhiều không ngại.

Soi chiếu lẫn nhau vậy, là tổng kết ý văn trên là diệu dụng của Phật, thì hoặc lớn hoặc nhỏ thảy đều dung chứa lẫn nhau, hoặc một hoặc nhiều cũng là vô ngại. Đây là nói lên việc Thánh phàm đều thấu suốt, chủ bạn cùng tham, không chướng ngại. Như đèn và đèn soi chiếu lẫn nhau, kiếng và kiếng dung chứa lẫn nhau.

Mười đời đồng trong một niệm:

Nên trong Kinh Hoa nghiêm có bài kệ rằng:

“Một niệm quán khắp vô lượng kiếp.

Không đi không đến không an trú.

Rõ việc ba đời như thế ấy.

Vượt qua phương tiện đủ mười lực”.

Chỉ trong Sát na hiện đủ trong một chân lông.

Diệu dụng của Đức Như Lai gom nhiếp cả cõi nước đại thiên, đặt để trong một lỗ chân lông, trong đầu một sợi lông mà chứa khắp đại thiên sa giới, đó là các Đức Phật, Bồ-tát viên dung tất cả cảnh giới Hoa nghiêm vậy.

Vì chẳng Hữu huyễn hữu của Hữu thật vô mà thành ra Tông Diệu hữu của Hữu Năng hữu Hữu sở hữu. Vì chẳng không chân không của không ngoan không mà hiệu cảnh chất chân pháp giới nơi không năng hiệu không sở hiệu.

Chính vì không Hữu chẳng lập, nên nhị đế thường tồn. “Chân” thì không chỗ lập, “Vọng” vốn là không, chẳng tức chẳng ly, nên hai đế thường còn.

Tịch chiếu đều mất, chân tục đều bày.

Khi ấy, thể dụng đều mất, hai đế đều hiển bày.

Ngay nơi Hữu mà hiện ra không Hữu: Ngay nơi Hữu mà quán không Hữu Tức không mà hiện ở Hữu không:

Ở tại không mà Quán Hữu không

Bao gồm các tên gọi Đồng Dị trong pháp giới

Như biển tiếp nhận nước ở nhiều dòng khác nhau,

Đều gọi là Phương Quảng

Tợ như trăm sông mà đồng rộng lớn

Cộng hết tên gọi khác nhau của các giáo

Gồm thâu nhiếp tên của Ba thừa năm giáo

Mà gọi chung là Hoa Nghiêm.

Bổn giáo: Tiểu, thỉ, chung, đốn đều không ngoài Viên giáo này, nên nói gọi chung là Hoa Nghiêm.

Thật là khuôn phép lớn tròn đầy:

Thật là khuôn phép lớn đầy đặn tròn đủ.

Mới là Diệu thuyết của chân thường.

Chẳng phải “Giả” là “Chân”, chẳng phải “ Biến” là “Thường”.

Bàn luận về Lý chân thường, nên gọi là Diệu thuyết.

Thật lớn thay.

Khen ngợi sự rộng lớn của Viên giáo.

Đạt đến cùng cực, không thể suy nghĩ, bàn luận.

Pháp không có lớn nhỏ, trước sau, y cứ theo căn có mà gọi tên, vượt ngoài tâm tưởng, nói năng suy nghĩ, đều không thể được. Tình thức danh ngôn không thể diễn tả được, nên cùng cực không thể nghĩ bàn, và tận cùng trong giáo pháp.

Cho nên, Phật làm lợi ích chúng sinh vô cùng rộng lớn,

Cố (= nên) là từ chỉ cho Nghĩa, nêu bày như thế, độ khắp tất cả chúng sinh, đồng chứng diệu quả Nhất thừa, nên nói là rộng lớn.

Thấm nhuần muôn vật khắp nơi.

Tâm lợi ích cứu giúp, như trời mưa tuôn, muôn vật đều được thấm nhuần, nên nói là thấm nhuần muôn vật khắp nơi.

Phương tiện khéo léo cứu độ ức kiếp chúng sinh.

Trong Kinh Hoa nghiêm chép: Vung lưới Đại giáo, bắt tất cả cá trời người đem về bờ Niết bàn.

Cứu vớt vô biên nỗi khổ.

Tùy loại hóa đạo, cứu vớt kẻ đắm chìm, thảy đều lìa khổ được vui.

Nhưng dùng sinh của vô sinh mà hiện sinh ở Hữu sinh.

Đức Như Lai diệu thể chân tịnh, xưa nay vốn vô sinh, nhưng thấy tất cả chúng sinh qua lại trong sáu đường, không lúc nào ngừng dứt, cho nên vì chỉ bày thể của vô sinh, mà hóa hiện ở loài của hữu sinh.

Dùng tướng của vô tướng mà hiện ra tướng của Hữu tướng.

Tướng chân thật, gọi là vô tướng, dùng lý vô tướng mà hóa hiện ra hữu tướng, mới là tướng hóa độ chúng sinh.

Khách im lặng suy nghĩ hồi lâu không nói.

Khách nghe nói pháp môn viên dung mầu nhiệm của Phật như vậy, tự lắng đọng tâm tư suy nghĩ hồi lâu không nói.

Diệu Minh hỏi: Với những lời tôi nói, Ông chẳng trả lời được hay sao?

Nay ông nghe tôi nói pháp yếu, chẳng thể tự giải quyết được lý ấy ư?

Khách nói: Tôi sợ ông dùng những từ lớn lao, những câu Thánh thiện mà khinh thường tôi.

Tôi sợ ông dùng những từ ngữ hay khéo, những câu nói cao siêu mà khinh thường lừa dối tôi.

Diệu Minh nói: Không.

Không phải như vậy.

Ngày xưa, trong pháp hội Hoa nghiêm, các vị Thánh Nhị thừa đều là những vị lậu tận Đại A la Hán.

Tiếng Phạm là A-la-hán, Hán dịch là Vô học. Xưa kia, trong pháp hội Hoa nghiêm, lúc Phật nói kinh này, các tiểu thánh Nhị thừa Thanh văn Duyên giác, các lậu hoặc đã hết sạch, đều là những bậc Đại A la Hán không còn phiền não, có đủ tám Pháp giải thoát, tùy ý vô ngại, trần lao không thể ràng buộc, nên gọi là giải thoát. Tám thứ ấy là:

  1. Trong có sắc quân, ngoài có sắc giải thoát.
  2. Trong không sắc quán, ngoài sắc giải thoát.
  3. Tịnh giải thoát.
  4. Không vô biên xứ giải thoát.
  5. Thức vô biên xứ giải thoát.
  6. Sở hửu xứ giải thoát.
  7. Phi tưởng xứ giải thoát.
  8. Tưởng thọ diệt xứ giải thoát.

– Được sáu thứ thần thông.

– Hoạch (= được). Sáu thứ thần thông gồm:

  1. Thiên nhãn thông.
  2. Thiên nhĩ thông.
  3. Tha tâm thông.
  4. Thần cảnh thông.
  5. Túc mạng thông.
  6. Lậu tận thông.

Lúc mới nghe chỉ dạy giáo pháp Hoa nghiêm viên mãn.

Bậc Thánh nhị thừa ấy, lúc đầu trong pháp hội Hoa nghiêm nghe Phật chỉ dạy đạo lý viên giáo này.

Mắt không nhìn thấy thân Phật.

Đổ là thấy, không thấy thân Phật.

Tai không nghe tiếng Phật nói.

Văn là nghe, tai không nghe lời Phật nói pháp.

Tâm không rõ nghĩa pháp.

Tâm không rõ biết nghĩa vị của giáo pháp Phật nói.

Thần ý mê say.

Đồng như giải thích ở câu dưới.

Trí mờ tình mê.

Tâm thần những vị ấy như không biết Đông, Tây, Nam, Bắc, mê mờ chân như. Như người mắt sáng đi vào chỗ tối tăm, tánh tình họ hôn mê mịt mờ, chẳng tự rõ biết.

Mịt mờ tự mất, là không biết gì cả, mơ màng mà tự mất thân mạng.

Đều không hay biết gì là vì đối với Viên giáo ấy, chỉ có Bồ-tát Đại thừa mới biết được, hàng Nhị thừa tiểu thánh nghe pháp yếu ấy, đều như mù như điếc, nên nói là thường không hay biết.

Đến sau nói phẩm Nhập Pháp Giới, mới lãnh hội được.

Cẩn là mới. Đến khi Phật nói phẩm Nhập Pháp Giới, chỉ mới tỉnh ngộ chút ít.

Vả lại, họ bị che lấp, sau đó trí tuệ phát sinh hiểu biết là vì sao? Vì ba mươi tám phẩm trước, phải là người có căn tánh.

Chep lấp không thông thì sẽ bị ngăn ngại, nghĩa là trước bị bít lấp, ngăn ngại mà không biết, nhưng sau trí tuệ phát sinh lãnh hội được, là vì sao? Vì người căn tánh thấp kém không thể mau lãnh hội được Đại pháp. Hơn nữa vì ba mươi tám phẩm trước là dành cho người có đủ căn tánh lớn, nên hàng Nhị thừa không thể rõ biết.

Chỉ có Bồ-tát nhập địa, lý vi diệu, lời cùng cực chẳng gần với thường tình.

Duy là chỉ có, chỉ có người bước vào Địa vị Bồ-tát, mới thấu được ngôn từ rất vi diệu ấy. Nên không thể dùng tình thức cạn cợt tầm thường mà suy lường được.

Chẳng phải cảnh giới của bậc Thánh nhị thừa nên không thể được nghe.

Pháp ấy thật chẳng phải cảnh giới của bậc Tiểu thánh nhị thừa Thanh văn Duyên giác, nên không thể được nghe.

Có ít vị Bồ-tát lặp lại ví dụ, nhưng các vị ấy ức chế không tin.

Phả là ít, có các Bồ-tát lặp lại thí dụ để trình bày, nhưng các bậc Thánh ấy tuy đè nén mà còn không thể tin.

Các bậc Thánh còn vậy, huống chi là ông ư?

Nhĩ là ngữ trợ từ, bậc Thánh nhị thừa đối với các thứ thí dụ như thế

còn chẳng biết chẳng tin, huống chi đối với ông?

Khách nói: Bậc Thánh còn không rõ, làm sao ông biết được?

Hê là sao. Khách lại nói rằng: Các bậc Thánh còn không biết thì làm sao ông có thể biết được ư?

Diệu Minh nói: Dùng trí bậc Thánh mà nói thì Đại phàm không bằng tiểu thánh.

Trí bậc Thánh tức là bậc tiểu Thánh nhị thừa, khéo có thần biến, tự tại vô ngại. Do say đắm vào đó nên đối với Nhị thừa không thể tu hành. Người phàm phu đại tâm, do không có thần thông nên không sánh bằng bậc Tiểu thánh.

Nói theo căn tánh thì bậc Tiểu thánh không bằng đại phàm.

Phàm phu thượng căn thượng tín, thực hành hạnh Bồ-tát tu đạo Đại thừa, không lập giai vị, thẳng đến chánh giác, đó là Tiểu thánh không bằng đại phàm.

Do căn cơ có lớn nhỏ, tánh có dày mỏng.

Người thượng căn, ý khí cao xa, kẻ hạ căn ý khí nhỏ kém. Nên có chia ra lớn nhỏ dày mỏng.

Tôi do rất mực kính trọng tin đạo, nên rất nhịn chịu dục lạc, đối với Đại pháp có thể lược biết chút ít.

Tôi do tin đạo lý này, tôn kính sâu dày, do vậy rất nhẫn nhịn dục lạc thế gian, răn dè mà chẳng tham. Lại đối với pháp Đại thừa lược biết chút ít.

Như muốn giải thích rộng ra hãy đợi nghe nhiều.

Nếu có trích dẫn rộng rãi và rõ ràng nghĩa ấy thì hãy đợi bàn rộng nghe nhiều.

 

CHƯƠNG THÚ BA: HỎI VỀ ĐỨC PHẬT

Chương này, vì trong chương hai, nói về Phật đã có họ tên, vì sao không gọi, nên nói là hỏi về Đức Phật.

Khách hỏi: Kia đã có họ, sao bỏ không gọi, lại gọi là Phật. Nghĩa ấy thế nào?

Diệu Minh nói: Đó là Thụy hiệu của bậc Đại thánh.

Trong sử ký nói: Thụy pháp tức là dấu vết của hạnh, hiệu là phô bày công lao, người có công lớn thì xưng thụy hiệu.

Hễ nói về hiệu thì có mười: Như Lai phỏng đồng với tích trước. Ứng cúng kham nhận làm ruộng phước, Chánh biến tri thấu suất cả chân ngụy. Minh Hạnh Túc quả được từ nhân Thiện thệ khéo đạt được giác ngộ. Thế gian giải, Vô thượng sĩ, cùng tận Pháp giới. Điều ngự trượng phu giáng sinh thành đạo, Thiên nhân sư ứng cơ nói pháp, Phật Tam giác viên minh, Thế Tôn Độc tôn xuất thế.

Dùng hiệu mà xưng nên gọi là Phật, do từ thời Tam Hoàng và Ngũ Đế xưng hiệu mà không xưng họ.

Tam Hoàng là Phục Hy, Thần Nông và Hiên Viên, Ngũ Đế là Thiếu Đạo, Chuyên Húc, Cao Tân, Đường Nghiêu và Ngu Thuấn. Đều có họ tên mà chỉ xưng hiệu.

Phật, nghĩa là Giác.

Tiếng Phạm là Phật-đà, Hán dịch là Giác Giả.

Nghĩa ấy có ba: Tự giác, giác tha và giác hạnh viên mãn.

Tự giác là tự lợi, giác tha là lợi tha và giác hạnh viên mãn là tự tha đều lợi.

Vì Ba kỳ đã mãn.

Tiếng Phạm gọi là Kỳ, Hán dịch là Kiếp, chư Phật đều tu ba vô lượng kiếp, mới được công hạnh tròn đầy.

Ra khỏi ba cõi.

Không bị bó buộc ở cõi Dục, cõi Sắc và cõi Vô sắc nên gọi là ra.

Đủ ba thân.

Thanh tịnh pháp thân, viên mãn báo thân và tùy loại hóa thân.

Ba thân đã tròn đủ nên gọi là đủ.

Sáng ba trí.

Trí sinh không trí Pháp không và trí câu không, ba trí đã sáng, nên gọi là sáng.

Đủ ba đức.

Bát-nhã, Pháp thân và Giải thoát đều đủ, nên gọi là đủ.

Sáng ba giác.

Tự giác, giác tha và giác hạnh viên mãn, ba giác đều soi suốt, nên gọi là sáng.

Đủ ba thường

Thường bất động, thường bất đoạn và thường hóa thân tức là ba thân; pháp thân, báo thân và hóa thân, cả ba thường đầy đủ nên gọi là đủ (= bị) vậy.

Tròn mười lành:

1/ không giết hại, 2/ không trộm cướp, 3/ không tà dâm, 4/ không nói lời đôi chiều, 5/ không nói lời thô ác, 6/ không nói lời thêu dệt, 7/ không nói lời luống dối, 8/ không tham dục, 9/ không sân nhuế, 10/ không tà kiến. Lìa mười thứ ác ấy thì thành mười điều lành, nên gọi là tròn (= viên) vậy.

Đủ mười độ:

Bố thí, giữ giới, nhẫn nhục, tinh tấn, thiền định, trí tuệ, phương tiện, đại nguyện, đại lực, đại trí, đầy đủ mười độ ấy nên gọi là đủ (= mãn) vậy.

Vượt mười Địa :

Hoan hỷ Địa, Ly cấu Địa, Phát quang Địa, Diệm tuệ Địa, Hiện tiền Địa, Viễn hành Địa, Bất động Địa, Thiện tuệ Địa và Pháp vân Địa.

Vượt qua mười địa, chứng Đẳng giác, Diệu giác, nên gọi là vượt vậy.

Đủ mười thân:

Bồ đề thân, Nguyện thân, Hóa thân, lực trì thân, tướng hảo thân, oai thế thân, ý sinh thân, phước đức thân và trí thân, đủ mười thân ấy nên gọi là đủ (cụ) vậy.

Đủ mười lực:

Thị xứ phi xứ trí lực, tri nghiệp lực, tam muội lực, tri căn lực, tri dục lực, tri tánh lực, đạo lực, túc mạng lực, thiên nhãn lực, vô lậu lực, mười lực đầy đủ, nên gọi là đủ vậy.

Mười trí sáng tỏ:

1/ thế tín trí, 2/ pháp trí, 3/ loại trí, 4/ khổ trí, 5/ tập trí, 6/ diệt trí, 7/ đạo trí, 8/ tha tâm trí, 9/ tận trí, 10/ vô sinh trí. Mười trí ấy soi suốt nên gọi là sáng tỏ.

Mười hiệu oai nghiêm:

1/ Như Lai, 2/ Ứng Cúng, 3/ Chánh Biến Tri, 4/ Minh Hạnh Túc, 5/ Thiện Thệ, 6/ Thế Gian Giải Vô Thượng Sĩ, 7/ Điều Ngự Trượng Phu, 8/ Thiên Nhân Sư, 9/ Phật, 10/ Thế Tôn. Oai trọng tôn kính nên gọi là nghiêm vậy.

Mới gọi là Phật:

Tổng kết ý văn trên, đủ các công đức như thế, nên gọi là Phật.

Phật có ba thân, ở đây là nói về Báo thân, Hóa thân.

Vì đây, chỉ nói về Báo thân và Hóa thân.

Về Pháp thân thì ông chẳng nghe được.

Nếu nói về lý của pháp thân thì ông không nghe được.

Khách nói: Nhân muốn nghe điều ấy:

Khách nhất định muốn được nghe vậy.

Diệu minh nói: người tha thiết muốn nghe về pháp thân:

Dưới đây là hình dung về sự nhiệm mầu của pháp thân.

Nghĩa là các Đức Như Lai chân tịnh pháp giới:

Chân tịnh pháp giới tức là lý pháp thân.

Gốc của thần minh, cội gốc của tạo hóa:

Gốc của thần minh tức là bản thể của chân tịnh Diệu minh.

Cội gốc của tạo hóa tức là cội nguồn của chí thánh thần hóa. Đó là cảnh giới của các Đức Phật vậy.

Un đúc lưỡng nghi, rèn luyện muôn hữu:

Ở đây thí dụ tạo hóa là xưởng đúc lớn. Trang tử lấy trời đất làm lò lớn, lấy tạo hóa làm xưởng đúc lớn, như nung chảy mà đúc. Lưỡng nghi là Lý Âm Dương thăng giáng, tức là pháp một động một tĩnh, cũng như người thợ đúc các vật dụng, phải dùng các thứ lò, bệ, kềm, búa làm các đồ dùng, đều từ từng khoảng tất vuông mà phát sinh. Đó là dụ về mặt sự của pháp thân.

Lớn mà không ngoài:

Lý pháp thân bao trùm trời đất, nên gọi là không ngoài.

Nhỏ mà chẳng trong:

Pháp thân nhiệm mầu, nhỏ như hạt bụi gần như hư không cũng không ở trong ấy.

Rộng mà không đầu mối:

Khoáng là chiếu sáng nghi rộng lớn và lý Pháp thân, tuy chiếu sáng rộng lớn nhưng không có đầu mối để quán sát.

Mịt mờ vắng lặng mà không gì sánh đối:

Yểu là hiện tượng sâu xa lặng lẽ. Diệu dụng của pháp thân tuy mịt mờ sâu lắng nhưng không gì sánh đối bằng.

Nguyên nhân sinh ra muôn tượng:

Các loại muôn tượng đều từ pháp thân sinh ra.

Là chỗ hình thành năm thứ âm thanh:

Trong Nhạc Tinh Đồ Phổ nói: Năm thứ âm thanh là: cung, thương, dốc, chủy, vũ. Nếu phối hợp với năm hành thì: Cung thuộc Thổ, Thương thuộc Kim, Dốc thuộc Mộc, Chủy thuộc Hỏa và Vũ thuộc Thủy. Năm thứ âm thanh và năm hành cũng từ lý ấy sinh ra.

Sinh mà không đầu mối:

Lý chân như vốn không có điểm khởi đầu.

Thành mà không có chỗ cuối cùng.

Thể của Diệu hữu cũng không có chỗ cuối cùng.

Không có chỗ khởi đầu, không có chỗ cuối cùng:

Tổng kết hai câu trên, lại dẫn từ sau, đã không điểm khởi đầu, cũng không chỗ cuối cùng.

Không sáng tỏ, không tối tăm.

Lý pháp thân chẳng sáng, chẳng tối.

Không hình tượng, không ứng điềm:

Bản thể rỗng sáng linh thiêng, không phô bày hình tượng, ứng hiện các điềm.

Không tên gọi, không dấu vết.

Về lý Vô tướng thì không có tên gọi và không có dấu vết.

Không dọc không ngang.

Pháp thân chân thật của Phật như hư không, đâu có dọc nam bắc, ngang đông tây, đâu có bốn phương để nghĩ ngợi so sánh.

Không cao không rộng:

Viên thông lớn như hư không, trùm khắp mọi chốn, đâu thể bị bó buộc bởi chiều cao, chiều rộng ư.

Không phương không duy:

Chân không diệu hữu trùm khắp tất cả chỗ, đâu thể so lường ở bốn phương, bốn duy.

Không nhỏ không lớn:

Bản nhiên thanh tịnh bao trùm pháp giới, đâu thể đồng đẳng lớn nhỏ ư?

Vô tướng vô tánh:

Sự nhiệm mầu của pháp thân, không tướng để thấy được, không có tánh để y cứ được.

Không diệt không sinh:

Diệu lý chân không vốn không sinh diệt.

Không nhiễm, không tịnh:

Diệu thể chân không đâu có nhiễm tịnh.

Xưa nay vắng lặng:

Vốn thường xưa nay lai như như, nên gọi là vắng lặng.

Tự tánh Niết-bàn:

Chân thường vắng lặng, không tùy vật chuyển hóa, nên gọi là tự tánh Niết bàn.

Chẳng phải quá khứ:

Nhưng hiện Niết-bàn vốn không lay động, nên gọi là chẳng phải quá khứ.

Chẳng phải vị lai:

Trong Văn kiến lục nói: “Thiệu Tử nói: “Thân có sau trời đất, tâm có trước trời đất, đất trời từ ta sinh, những thứ còn lại không đáng nói” vậy há có lý vị lai chăng?”.

Chẳng phải hiện tại:

Người xưa nói: “Ba đời tìm tâm, tâm chẳng có, tâm chẳng chỗ có, vọng vốn “không”. Chỗ vọng vốn “không” tức Bồ-đề, Niết-bàn sinh tử vốn bình đẳng”. Nếu vậy thì hiện tại cũng không chỗ có vậy.

Chẳng ràng buộc cũng chẳng lìa ràng buộc:

Từ đây về sau nói về sự nhiệm mầu của pháp thân, pháp thân chẳng dính mắc do sự trói buộc, cũng không phải chẳng dính mắc so sự trói buộc.

Không ràng buộc, không giải thoát:

Đã không dính mắc do sự trói buộc cũng không dính mắc đối với sự giải thoát.

Chẳng phải khổ, chẳng phải vui:

Về lý thật tế thì chẳng dính mắc một mảy trần, làm gì có khổ có vui ư?

Chẳng phải không khổ, chẳng phải không vui.

Cũng chẳng dính mắc nơi không khổ, cũng chẳng dính mắc nơi không vui.

Chẳng phải sắc, chẳng phải tâm.

Bản giác rộng lặng linh thiêng chẳng thuộc về sắc tướng, cũng chẳng thuộc về Tâm tướng.

Chẳng phải không phải sắc, chẳng phải không phải tâm.

Lý Pháp thân, vắng lặng tợ như vô, động thì lại có. Tuy như vậy nhưng cũng chẳng dính mắc nơi không sắc, không tâm.

Chẳng phải lý, chẳng phải sự.

Không phải là lý, không phải là sự.

Chẳng phải không lý, chẳng phải không sự.

Không gì chẳng là lý, không gì chẳng là sự.

Chỉ là một vị.

Tâm, Phật và chúng sinh, ba thứ ấy không khác nhau, tợ như biển cả thâu nhận nước cả trăm dòng mà chỉ một vị mặn.

Mà chẳng phải một vị.

Cũng chẳng phải chấp đắm đối với một vị.

Trùm khắp tất cả mọi nơi.

Pháp thân như hư không, không nơi nào chẳng có, nên nói là trùm khắp tất cả mọi nơi.

Mà chẳng phải tất cả mọi nơi.

Mà cũng chẳng phải trùm khắp tất cả mọi nơi.

Diệu thể thường tròn đầy.

Diệu thể chân thường, ở phàm không bớt, ở Thánh không thêm, đứng vững mà thường tròn đầy.

Nhưng chẳng phải thường tròn đầy.

Mà cũng chẳng chấp đắm thường tròn đầy.

Vắng lặng như hư không.

Lý Pháp thân lắng đọng như hư không.

Mà chẳng nghĩ tưởng như ngoan không.

Thanh tịnh vô vi.

Thanh tịnh bản nhiên, vốn không hành vi tạo tác.

Mà chẳng phải không thi vi tạo tác.

Pháp thân thường vắng lặng, vì độ sinh nên cũng như có tạo tác.

Hữu tình vô tình.

Hữu tình là tất cả hàm linh, vô tình là xiển-đề, xiển-đề cũng là hữu tình, nhưng vì không rõ chân lý nên cũng giống như vô tình.

Bình đẳng đều có.

Tóm kết nghĩa câu trên Kinh Kim Cương nói: “Pháp ấy bình đẳng”.

Dùng vô lượng hành tướng như thế.

Dùng như các đều nói trên, thí dụ cho vô lượng hành tướng.

Mà chẳng phải hành tướng.

Tuy dùng vô lượng hành tướng để thí dụ đó, nhưng thật không dính mắc các hành tướng.

Phải biết đúng như thế mới gọi là Phật Pháp thân.

Tổng kết ý văn trên, phải hiểu biết đúng đắn như trên mới gọi là Phật Pháp thân.

Khách hỏi: Nghĩa Pháp thân Phật cùng tận đó ư?

Ý nghĩa của Pháp thân chỉ có bấy nhiêu thôi sao?

Diệu Minh nói: Tạm thôi, chưa phải vậy.

Chỉ tạm như thế, mà chưa thật cùng tận.

Nói đến Pháp thân Phật, thì

Dưới đây lại nói đến sự nhiệm mầu của Pháp thân Lìa bốn câu, dứt trăm phi.

Bốn câu là: có, không, cũng có cũng không, chẳng có chẳng không, trăm phi là từ bốn câu nhân bốn (x) thành mười sáu, lại nhân với ba đời (16×3) thành bốn mươi tám, lại nhân hai thứ đã khởi và chưa khởi (x2) thành chín mươi sáu, cộng thêm bốn câu căn bản, thành trăm (100) pháp. Chỉ dính mắc một pháp là phi, nên gọi là trăm phi.

Động niệm thì cách biệt.

Động niệm thì tình sinh, tình sinh thì trí cách biệt.

Cưỡng nói thì sai trái.

Cưỡng nói thì không hợp lý, chỉ dính mắc sự nói năng thì trái lìa vậy.

Thoát khỏi thanh trần.

Vượt khỏi nhĩ (tai) giới và thanh (âm thanh) trần.

Lìa văn tự, và

Lìa bỏ lời nói, tên gọi.

Nói, nín, động, tịnh đều không thật có mà gần gũi.

Có lời tức nói, không lời là im lặng, thể lay động là động, tâm vắng lặng nhiên gọi là tịnh. Trong khoảng nói, nín, động, tịnh ấy đều không thật có mà gần gũi vậy.

Bởi vì Pháp thân xa lìa sự nói năng.

Tổng kết ý văn trên, đại khái Pháp thân xa lìa hẳn sự nói năng, như nói chẳng đắm trước đối với sự thấy, nghe, hay biết vậy.

Nhưng lìa nói năng cũng chẳng phải Pháp thân vậy.

Nếu sự lìa nói năng mà tìm cầu Pháp thân, cũng chẳng phải Pháp thân, như nói chẳng lìa thấy, nghe, hay, biết vậy.

Ông rất muốn học đạt đến đạo xa lìa, không xa lìa nói năng này ư?

Ông rất ít muốn học Đạo mầu xa lìa, không xa lìa nói năng này ư?

Khách nói: Muốn chứ!

Duy, âm là vĩ, là từ ngữ trả lời.

Diệu Minh nói: muốn tốt được việc làm, thì trước tiên dụng cụ để làm phải bén nhọn.

Trong luận ngữ chép: “Tử Cống nói: “Người thợ muốn làm ra vật dụng tốt đẹp, trước tiên vật dụng để làm phải sắc bén”. Muốn làm việc nhân nghĩa thì nên gần gũi người hiền nhân. Muốn học đạo Thánh hiền, thì trước phải lập chí, như vậy thì thánh đạo mới để sáng tỏ vậy”.

Nay ông trước nên học phương tiện để xa lìa, không xa lìa, phương tiện nói năng ư?

Khéo léo dễ làm, gọi là phương tiện.

Khách nói: Vâng! Xin được nghe.

Mau chóng đáp lại, gọi là nghe theo mệnh lệnh.

Diệu Minh nói: Muốn đạt được đạo xa lìa, không xa lìa nói năng.

Dưới đây là hình dung sự nhiệm mầu của đạo.

Trước phải quán sát tất cả pháp

Muốn học đạo ấy cần phải quán sát tất cả các pháp sinh diệt trong thế gian.

Chẳng phải thật, chẳng phải hư:

Chớ cho là hư là thật mà sinh ra chấp đắm.

Không có ta, không có người:

Chớ sinh kiến chấp có nhân, có ngã.

Không dơ không sạch:

Bản tánh vắng lặng, vốn không dơ sạch.

Gạt bỏ thông minh:

Bỏ trí gọi là truất (= gạt bỏ). Nghĩa là gạt bỏ sự thông minh ở đời.

Buông rơi chi thể:

Lìa hình hài gọi là trụy (= buông rơi). Nghĩa là lìa chi thể bốn đại.

Buông thả thói đời:

Buông bỏ thói quen ở đời.

Dứt niệm lự:

Bình âm là bỉnh, nghĩa là dứt bỏ vọng niệm tư lự.

Quét sạch tình dục:

Bổ phá tình riêng, dứt trừ ưa dục.

Diệt trí ngưng thần:

Dứt bỏ thế trí, ngưng hết tâm thần.

Bặt quên hoài bảo, lắng đọng tâm tư:

Không ghi nhớ tình cảm nghĩ ngợi, lắng đọng sự suy tư. Nếu bỏ được những việc nói trên thì gần với đạo vậy.

Sau đó, mắt như tai, tai như mũi, mũi như miệng, miệng như tai:

Phàm người học đạo đến lúc tâm đã ngưng, thân đã bặt thì sáu căn đều trở về một nguồn. Thân tâm chỉ một không hai. Đã vậy thì đối với 356 sáu trần; sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp tâm đều không lay động.

Thân tâm hòa quyện lẫn nhau, thể trí viên dung:

Tóm kết ý văn trên, sáu căn đã không nhiễm thì thân tâm hòa quyện lẫn nhau, viên thông một thể.

Xuyên suốt luôn cả thân sơ:

Không biết thân với mình, cũng chẳng sơ với vật.

Quên cả vật và ta:

Chỉ đạo không thật có. Dùng tình để cầu tình của vật ngã ấy, đều không thể không quên vậy.

Hết vinh nhục:

Tính chất vui với vinh, xấu với nhục đều diệt sạch hết.

Dứt phải quấy:

Thị (= đúng) và chẳng thị (= sai) đều dứt bặt hết.

Thâu ngắn tầm nhìn, nghe lại chính mình:

Thâu xét mắt mình, soi lại cội nguồn.

Hư dĩ minh chân:

Không hư ngã hữu, minh khế bản chân.

Trăm thứ meo móc có ra từ miệng:

Quên cả nói năng.

Cỏ xanh mọc nơi đầu lưỡi:

Rất giống người chết.

Ngàn thánh gọi chẳng quay đầu:

Tâm linh thiêng dứt bặt sự đối đãi.

Trăm chim đều không tìm chỗ:

Dứt tướng lắng thần.

Hình đồng như cầu gỗ:

Hình thể đồng như cây cầu gỗ khô, chẳng sinh ý.

Tâm như tro tàn:

Tâm như tro nguội lạnh, không còn khởi niệm.

Trí nhàn ở nơi núi cao xa nước:

Trang Tử nói: cái nhàn của người đại trí, nhàn là từ dung mạo mà tự được. Có thể nói là nơi núi cao xa nước, tuy có hình mà nắm bắt không được vậy.

Tánh lặng như trăng soi trong đầm lạnh:

Tánh thể vắng lặng, như bóng trăng dưới nước trong đầm lạnh, tuy động mà không gợn sóng và không mất đi.

Vậy sau đều hợp với đạo lý xa lìa, không xa lìa nói năng.

Tổng kết ý văn trên, nếu được như vậy, sau đó có thể là đạo lý xa lìa, chẳng xa lìa nói năng.

Khách choàng đứng dậy nói rằng:

Quyết là dáng mạo bỗng nhiên đứng dậy, Hưng là lời nói phát ra.

Tâm ý tôi buồn sợ:

Mộng là buồn lo và tánh mờ tối, Đổng là tâm mê không sáng suốt.

Tinh thần hoảng hốt ngu muội:

Hoảng là hoảng hốt, mỗ là ngu tối.

Đối với lời Ông nói, không biết vào từ chỗ nào:

Tổng kết ý văn trên, do buồn lo tánh mờ tối, tâm mê không sáng suốt, hoảng hốt ngu muội. Đối với Diệu Lý pháp thân của Ông nói, đều không biết vào từ chỗ nào.

Diệu Minh nói: vì sao hoảng hốt vậy?

Có gì mà hoảng hốt vậy ư?

Lúc ban đầu, tôi tưởng Ông là người mẫn đạt, giờ sao ông yếu kém đến thế ư?

Ban đầu thấy Ông là người thông đạt, giờ lại hoảng hốt, không biết gì cả. Há chẳng hèn mọn mà đến thế ư?

Ông ngồi yên, tôi sẽ nói cho ông nghe.

Cư (= ở) như tọa (= ngồi). Nghĩa là tôi sẽ nói lý ấy cho ông nghe.

Ngày trước, tôi học với Ngư Nham lão nhân:

Ngư nham là tên núi, Lão nham tức Diệu minh tử, giữ trao pháp yếu cho sư Tường công vậy.

Trong ba năm giữ lễ làm đệ tử:

Suốt thời gian ba năm, giữ lễ Đệ tử mà hầu hạ kính thờ.

Không dám dùng một lời hỏi về nghĩa ấy:

Không dám khinh dùng một lời hỏi nghĩa lý ấy.

Mà Ngư nham cũng chẳng nói cho tôi nghe vậy:

Ngư nham cũng không chỉ bảo cho tôi vậy.

Sau năm năm chăm lo làm việc, không gì chẳng theo ý thích:

Năm năm sau, nhờ chăm lo làm lụng mọi công việc, không điều gì chẳng theo ý nguyện và theo ý thích vậy.

Mới được Ngư nham dẫn dắt cùng ngồi một chiếu, chỉ bày đạo lý ấy, mới có tỏ ngộ chút ít:

Khi ấy mới được ngồi chung một chiếu, chỉ bày cho ít đạo lý, mới hơi được khai ngộ rõ biết.

Sau đó, mỗi ngày đến hỏi nhưng không tiếc lời nói với tôi.

Từ đó về sau, mỗi ngày đến hỏi, không hề keo lận mà không nói cho tôi nghe.

Nay ông tâm ý thúc bách, mà dễ dãi đối với đạo ư?

Há chỉ vì tâm ý bức bách hối thúc dễ dãi mà liền được đạo ấy ư?

Khách hỏi: Nếu vậy thì nghĩa ấy thế nào?

Như vậy là thế nào?

Diệu Minh nói: Thôi vậy, thôi vậy!

Thôi là từ cấm ước, lập đi lập lại thì bị can ngăn.

Hễ càng đi thì dấu chân càng nhiều:

Hễ là hô khởi từ, số là âm vọng. Có nghĩa là bước đi càng nhiều thì dấu vết càng lắm.

Nói càng nhiều thì đạo càng xa:

Nói càng nhiều thì đạo thay đổi mà chẳng còn hợp nữa.

Nếu chẳng vào bóng râm và bặt dấu, quên lời mà thể hội với đạo vậy:

Trang Tử nói: “Vào chỗ râm thì không còn bóng, vào chỗ vắng thì mất dấu tích”. Ít ngôn từ thì đạo tự gần vậy.

Hướng đến điều tôi nói thì ban đầu dùng lời nói để nói cái lời nói.

Hướng đến điều tôi nói, thì dùng lời nói để nói đạo lý ấy.

Kế đến, dùng lời nói để nói cái không lời nói:

Lời nói kế sau thì dùng lời nói để nói về đạo lý không lời nói.

Nhưng chưa kịp dùng không lời nói để nói cái không lời nói.

Như vậy thì còn chưa lìa lời của không nói không năng vậy.

Khách nói: Xin được nghe đạo lý không lời.

Muốn nghe đạo lý không lời.

Diệu Minh im lặng để chỉ bày:

Im lặng giây lát để chỉ bày đạo lý không lời.

Trong giây lát:

Trong khoảng thời gian ngắn.

Khách hỏi: Ấy là đạo lý lìa lời nói ư?

Chỉ thế, có thể gọi là đạo lý lìa lời nói ư?

Diệu Minh không đáp lại, bèn gõ ghế ca rằng:

Gõ tay vào ghế và hát mấy câu:

“Trúc dài, gió lay chừ, cửa nhà thấm lạnh

Đầm vắng, trăng soi chừ, ngàn sao lấp lánh

Đàn không dây chừ, khúc ca lảnh lót

Núi cao, nước tuôn chừ, róc rách thay đàn”.

Như Thiệu Tử có bài thơ: “Trăng soi ở lòng trời, gió lay cây gợn bóng, khắp nơi đều êm dịu, liệu được mấy ai hay”. Tự gõ tay vào ghế và ca những lời ấy chính là nói lên đạo lý không lời.

Hát xong, nằm xuống gối:

Đó là nói lên toàn bộ đạo lý không lời. Người học, ngay lúc ấy có thể tự vui mà thưởng thức và tự tiêu tan phiền não.

Khách cũng rời khỏi chiếu bước ra khỏi nhà, giây lát vào lại, đến chỗ Diệu Minh và nói: Lý rất sâu kín ấy chẳng gần nhân tình, xin đừng nói nữa:

Lìa khỏi chiếu, ra ngoài cửa, chốc lát trở lại nói: Nếu hướng về lời nói, ngôn từ hỏi đáp ấy, thì nghĩa lý rất sâu mầu, chẳng gần với hạng người tình ý tầm thường, hãy thôi chớ nói điều ấy nữa.

Xin hỏi: Phật đến núi Tuyết tu đạo, sao không thành Tiên mà lại nói thành Phật, nghĩa ấy thế nào?

Nghĩa là, dám xin hỏi lại: Phật tu đạo ở núi Tuyết, chẳng gọi là thành Tiên mà gọi là thành Phật, nghĩa ấy thế nào?

Diệu minh nói: Đạo nghĩa là dẫn dắt. Dẫn dắt người đạt đến vô vi.

Đó là ý nghĩa của sự dẫn dắt:

Nghĩa là dẫn dắt chúng sinh đến chỗ vô vi vậy.

Khách hỏi: Vô vi là thế nào?

Lý của vô vi là thế nào?

Diệu Minh nói: vừa rồi không nói ư? Pháp thân Phật tức là vô vi.

Nói pháp thân Phật tức là diệu lý vô hình vô tướng, vô tác, vô vi vậy:

Nhưng về vô vi:

Văn sau là nói về diệu lý vô vi.

Dẫn nó thì không trước:

Như Nhan Tử nói: Bỗng nhiên ở sau vậy.

Dắt nó thì chẳng sau:

Như mịt mờ phía trước vậy.

Giở lên thì không trên:

Như ngước mặt càng cao vậy.

Đè nó thì không dưới:

Như đè nén mà không có vật gì dưới vậy Đón nó mà chẳng đầu:

Muốn đón rước mà xem nó, thì không đầu mối.

Theo nó thì chẳng cuối:

Theo để nhìn nó, thì chẳng có cái cuối cùng.

Nhìn nó thì không hình:

Bày xem mà không thấy được hình tướng nó.

Nghe nó mà không tiếng:

Lắng nghe mà không nghe được âm thanh ấy.

Đục mà chẳng đục:

Hổn và quật đều nghĩa là đục, nghĩa là đục mà chẳng đục.

Lóng mà chẳng trong:

Lắng đọng trong sạch vậy, nghĩa là trong mà chẳng trong.

Không thể dùng lời để nói:

Lý pháp thân, khởi niệm thì liền trái, nên không thể nói năng.

Không thể dùng ý thức để nghĩ suy biết được:

Thức tình mỗi khi khởi động thì liền chướng ngại chân như, nên không thể nói năng bàn luận được.

Mênh mông bát ngát.

Hồng là nguyên khí tự nhiên, dụ cho pháp thân. Mông là mưa phun nhẹ, dụ pháp thân dường như có mà không. Bát ngát là như nước lớn, dụ pháp thân như nước mênh mông không có bờ đê ngăn chặn vậy.

Chỉ có trí Như như mới có thể thầm hiểu.

Chỉ có trí Như như thông đạt, mới có thể biết và thầm hiểu.

Pages: 1 2 3 4 5