LUẬN CÂU XÁ TỤNG SỚ BỔN
Sa-môn Viên Huy Chùa Đại Vân trung soạn
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh
Hội Văn Hóa Giáo Dục Linh Sơn Đài Bắc Xuất Bản

 

QUYỂN 14

1. Nói rộng về biểu:

Dưới đây là thứ ba, nói rộng về biểu, vô biểu.

– Nói về ba vô biểu

– Y theo ba giải thích riêng.

Về ba vô biểu:

Luận chép: Nói phụ đã xong, lại nói về tướng của biểu vô biểu ở trước

Tụng chép:

Vô biểu ba luật nghi

Bất luật nghi chẳng hai.

Giải thích: Vô biểu có ba:

1) Luật nghi; 2) Bất luật nghi; 3) Phi luật nghi, phi bất luật nghi.

Tụng nói: Chẳng hai: tức là phi luật nghi, phi bất luật nghi thứ ba. Có công năng ngăn dứt, có công năng diệt giới ác nối tiếp nên gọi là luật nghi.

2. Y theo ba giải thích riêng:

Dưới đây là thứ hai y theo ba giải thích riêng: trong đó có năm:

  1. Giải thích riêng về luật nghi.
  2. Nói chung về thành tựu.
  3. Nói về nhân duyên đắc giới.
  4. Nói về sự khác nhau của xa.
  5. Y theo xứ nói về thành tựu.

Trong giải thích riêng về luật nghi có hai:

  1. Nói về ba luật nghi thiện.
  2. Nói riêng về luật nghi đầu.

– Nói về ba luật nghi thiện:

Luận chép: Luật nghi này có mấy thứ khác nhau?

Tụng chép: Luật nghi biệt giải thoát.

Tĩnh lự và đạo sinh.

Giải thích: Đây là nêu ba luật nghi:

  1. Luật nghi Biệt giải thoát (là giới triền cõi Dục).
  2. Luật nghi Tĩnh lự sinh (Giới triền cõi Sắc).
  3. Luật nghi Đạo sinh (giới vô lậu).

Y theo thứ hai nói riêng về sơ luật nghi đầu, gồm:

  1. Nói về luật nghi đầu
  2. An lập bốn giới
  3. Giải thích riêng về tên khác- Luật nghi đầu:

Luận chép: tướng luật nghi đầu khác nhau thế nào?

Tụng chép:

Sơ luật nghi tám thứ

Thật thể chỉ có bốn

Hình chuyển là tên khác.

Đều khác Không trái nhau.

Giải thích: Câu đầu nói về tên, ba câu kế nói về thể. Sơ luật nghi tám thứ: là nêu

1. Luật nghi Tỳ-kheo.

2. Luật nghi Tỳ-kheo-ni.

3. Luật nghi Chánh học: là sáu pháp của chánh học, (năm giới, thêm giới không ăn phi thời).

4. Luật nghi cần sách. khuyến là được đại tăng khuyên bảo.

Xưa âm là: Sa-di.

5. Luật nghi cần sách nữ.

6. Luật nghi cận sự.

7. Luật nghi Cận sư nữ.

8. Luật nghi cận trụ.

Tám thứ như thế gọi là luật nghi biệt giải thoát.

Thật thể chỉ có bốn: là nói về thể, tên tuy có tám mà thật thể chỉ có bốn.

  1. Tỳ-kheo.
  2. Cần sách.
  3. Cận sự.
  4. Cận trụ.

Sỡ dĩ như vậy: Là vì lìa giới Tỳ-kheo không có Luật nghi Tỳkheo-ni riêng khác, lìa giới cần sách thì không có luật nghi chánh học cần sách nữ riêng.

Lìa giới cận sự không có luật nghi cận sự nữ riêng. Cho nên thể chỉ có bốn.

Vì hình chuyển tên khác: là giải thích lý do. Hình là hình tướng, tức là căn nam nữ, nhưng do hình chuyển vì tên có khác, giới thể không khác, đó là trường hợp chuyển căn, làm cho vốn là giới Tỳ-kheo-ni gọi là Luật nghi Tỳ-kheo-ni, hoặc giới Tỳ-kheo-ni nay gọi là Luật nghi Tỳkheo. Làm cho vốn là giới cần sách nay gọi là luật nghi cần sách nữ hoặc vốn là giới cần sách nữ và giới chánh học nay gọi là luật nghi cần sách, làm cho vốn là giới cận sự nay gọi là luật nghi cận sư hoặc giới cận sự nữ nay gọi là luật nghi cận sư . Cho nên Luận chép: Chẳng phải giai đoạn chuyển căn có xả đắc trước. Vì được nhân duyên luật nghi trước đây chưa đắc, Bốn luật nghi chẳng khác với ba thể.

(Giải thích: nhân duyên xả giới đều có bốn thứ xả. Nhân duyên đắc giới là thọ từ người khác. Nay trường hợp chuyển căn không thuộc về bốn loại xả. Cho nên không có nhân duyên đắc giới của trước xả.

Lại trường hợp chuyển căn không có nhân duyên đắc giới trước đây chưa đắc, nên biết bốn giới ni v.v… không khác ba thể của Tỳkheo).

Hỏi: Nếu từ cận sự thọ giới cần sách, lại từ cần sách thọ giới Tỳkheo. Ba luật nghi này do tăng đủ xa lìa phương tiện đặt từng tên riêng. Như một đồng tiền thêm một đồng tiền là hai đồng tiền hoặc năm đồng thêm năm đồng là mười đồng, mười đồng thêm mười là hai mươi ư? Là ba giới nảy thể đều khác sinh ngay đầy đủ ư?

Đáp: Ba thứ luật nghi thể tánh đều khác sinh ngay đầy đủ. Cho nên trong thân Tỳ-kheo có hai trăm sáu mươi lăm giới, cùng lúc mà chuyển.

Hỏi: Ba thứ luật nghi đồng không sát sinh v.v… đã thế đối nhau đồng loại khác gì?

Đáp: Do nhân duyên khác nên đối nhau có khác, nhân là cầu giới.

Tâm gọi là nhân. Vốn cầu năm giới v.v… nên tâm có khác.

Duyên là giới. Sư là duyên. Như năm giới thì thọ với một vị, mười giới thì theo hai sư thọ. Đại giới thì thọ với hai vị, duyên có khác nhau

Vì các xa lìa nương vào nhân duyên mà phát khởi, nhân duyên khác xa lìa cũng có khác. Giới gọi là xa lìa, là xa lìa điều ác.

Lại Luận chép: Nếu không có việc này, xả luật nghi Tỳ-kheo, bấy giờ lẽ ra ba luật nghi đều xả. Vì hai thứ trước thuộc về một thứ sau, đã không chấp nhận cho nên cả ba đều khác nhau nhưng ba thứ này không trái nhau, ở trong một thân cùng lúc mà chuyển, chẳng phải sau khi thọ giới xả bỏ luật nghi trước chớ xả giới Tỳ-kheo lại chẳng phải cận sự v. v…

(Giải thích: khi xả giới Tỳ-kheo gọi là Cận sự, biết rõ ba giới chuyển cùng lúc).

3. An lập bốn luật nghi:

Dưới đây là thứ hai an lập bốn luật nghi:

Luận chép: Bốn thứ luật nghi Cận sự, Cận trụ, Cần sách, Tỳ-kheo an lập thế nào?

Tụng chép:

Thọ lìa năm tám mươi

Tất cả phải nên lìa

Lập Cận sự, Cận trụ

Cần sách và Tỳ-kheo.

Giải thích: Hai cầu đầu là nêu số giới, hai câu dưới là đặt tên giới. Nghĩa là nếu thọ lìa năm điều đáng xa lìa an lập luật nghi cận sự thứ nhất.

Năm điều đáng xa lìa:

  1. Sát sinh.
  2. Không cho mà lấy.
  3. Dục tà hạnh.
  4. Nói dối.
  5. Uống các thứ rượu.

Nếu thọ lìa tám điều đáng xa lìa là an lập luật nghi cận trụ thứ hai.

tám điều đáng xa lìa:

  1. Sát sinh.
  2. Không cho mà lấy.
  3. Phi phạm hạnh.
  4. Nói dối.
  5. Uống các thứ rượu.
  6. Trang sức hương hoa, xem nghe ca múa hát.
  7. Ngủ giường đẹp cao rộng.
  8. Ăn phi thời.

Nếu thọ lìa mười điều đáng xa lìa an lập luật nghi cần sách thứ ba. Đó là tám giới trước, trang sức hương hoa, xem nghe ca múa hát chia làm hai thứ: lại thêm thọ giới không cất chứa các thứ báu như vàng bạc, v.v…

(Giải thích: Vì hiềm chê là nặng nên khai một thành hai, trở ngại tu đạo nên cấm không cho giữ vàng bạc).

Nếu thọ lìa tất cả điều đáng xa lìa, thân ngữ nghiệp an lập Luật nghi Tỳ-kheo thứ tư.

4. Giải thích riêng tên khác:

Dưới đây là thứ ba giải thích riêng tên khác:

Luận chép: Luật nghi Biệt giải thoát tên khác nhau thế nào?

Tụng chép:

Đều đắc gọi thi la.

Luật nghi diệu hạnh nghiệp.

Chi sơ biểu vô biểu.

Gọi biệt giải nghiệp đạo.

Giải thích: Ở đây có sáu tên gọi:

1. Có công năng san bằng nghiệp hiểm ác nên gọi là Thi-la, dạy bảo giải thích ngôn từ đó là nghĩa mát mẻ như Đức Phật nói: thọ trì giới là vui, vì thân không phiền não, nên gọi là Thi-la.

2. Người hiểu biết khen ngợi: Nên gọi là Diệu hạnh.

3. Tự thể của việc làm nên gọi là Nghiệp.

Hỏi: Chẳng lẽ phải vô biểu cũng gọi là vô tác, vì sao nay nói tự thể của việc làm?

Đáp: Người có hổ thẹn thọ năng lực vô biểu, không gây ra các điều ác nên gọi là bất tác, là Sở tạo của biểu tư, nên gọi là sở tác.

4. Ngăn dứt được thân nghiệp, ngữ nghiệp, nên gọi là Luật nghi

Tên thứ năm, thứ sáu, tụng nói chỉ có sơ biểu vô biểu gọi là Biệt giải nghiệp đạo.

Gọi biệt giải thoát: là tên thứ năm. Nghiệp đạo là tên thứ sáu.

Sơ: Là niệm ban đầu, là khi thọ giới biệt biệt xả bỏ các điều ác y theo nghĩa sơ biệt xả mà đặt tên biệt giải thoát.

Niệm thứ hai tuy có thể xả ác vì không phải là cái xả ban đầu nên không được gọi là biệt giải thoát. Niệm thứ hai v.v… chỉ được gọi là luật nghi biệt giải thoát, vì có công năng ngừa quấy, nên được gọi là luật nghi, chung với trường hợp trước sau không có khác nhau.

Luật nghi biệt giải thoát: Là luật nghi về biệt giải thoát, y theo chú thích. Lại niệm ban đầu này cũng gọi là nghiệp đạo, là tên gọi thứ sáu. Vốn cầu giới tư, ngày nay rốt ráo, y vào nghiệp mở rộng nghĩa, đặt tên nghiệp đạo gọi là giới tiền tư, gọi đó là Nghiệp. Giới thể của niệm ban đầu gọi là Đạo, vì bị Tư che lấp, đạo của nghiệp gia nên gọi là Nghiệp đạo. Sát-na đầu gọi là biệt giải thoát vì trước bỏ ác cũng gọi là luật nghi biệt giải thoát. Vì có công năng ngừa quấy, nên cũng được gọi là nghiệp đạo căn bản. Vì mở mang tư khởi niệm thứ hai không gọi là nghiệp đạo vì chẳng phải mở rộng tư, gọi là hậu khởi vì căn bản sau.

5. Nói chung về sự thành tựu:

Dưới đây là thứ hai nói chung về sự thành tựu, trong đó có hai:

  1. Nói chung về thành tựu.
  2. Y theo thế gian mà nói về thành tựu.

Nói chung về sự thành tựu lại, chia làm ba đoạn: a. Nói về thành ba giới. b. Nói về dứt luật nghi. c. Hiểu hai luật nghi của kinh.

– Nói về thành ba giới: Luận chép: ai thành tựu luật nghi gì.

Tụng chép:

Tám thành biệt giải thoát

Đắc tĩnh lự bật Thánh

Thành tĩnh lự đạo sinh

Hai sau tùy tâm chuyển.

Giải thích: Câu đầu nói thành biệt giải thoát, hai câu cuối nói thành định đạo, câu sau nói về sự khác nhau.

Tám thành biệt giải thoát: Bắt đầu là Tỳ-kheo cuối cùng là Cận trụ, tám chúng này thành biệt giải thoát giới.

Đắc tĩnh lự: là đắc bốn tĩnh lự căn bản, và Vị Chí Trung gian gồm ba phần tĩnh lự ở trên đều gọi là Tĩnh lự. Các Cận phần địa gần tĩnh lự nên gọi là Tĩnh lự, như gần thôn ấp có tên thôn ấp, đắc bậc Thánh gọi là bậc Hữu học, Vô học. Nếu người đựơc tĩnh lự thành luật nghi tĩnh lự sinh , nghĩa là giới từ định sinh, hoặc nương vào định nên gọi là luật nghi định sinh. Nếu đắc bậc Thánh thì thành đạo luật nghi.

Sau hai tùy tâm chuyển: Chỉ có định đạo gọi là tâm tùy chuyển, nhập định thì có, xuất định thì không, và tâm định đều gọi là tâm tùy chuyển, giới biệt giải thoát không phải tâm tùy chuyển. Và dị tâm vô tâm cũng hằng chuyển. (Dị tâm là ác vô ký).

6. Nói về đoạn luật nghi:

Dưới đây là thứ hai nói rõ về đoạn luật nghi: Luận chép: Hai thứ luật nghi Tĩnh lự và vô lậu, vì sao gọi là dứt luật nghi?

Tụng chép:

Vị chí chín Vô gián

Hai tên đoạn câu sinh.

Giải thích: Vị Chí chín gián: là địa vị Chí, chín đạo Vô gián có đoạn luật nghi. Vô gián này không có đạo tĩnh lự và đạo vô lậu.

Câu sinh hai giới đoạn: hai là giới tĩnh lự vô lậu giới, giới này và

Vị Chí chín đạo Vô gián sinh khởi tùy thời nên gọi là câu sinh hai.

Câu sinh hai này vì dứt hẳn dục triền giới ác, và có thể khởi hoặc nên gọi là dứt luật nghi. Vô gián thứ chín, hai giới câu sinh có công năng đoạn dục, hoặc và dứt giới ác nên gọi là dứt luật nghi. Vì giới ác này là duyên ràng buộc bị cắt đứt. Phải dứt năng duyên, chín phẩm hoặc hết mới gọi là dứt. Cho nên tám phẩm trước không dứt giới ác, chỉ có địa Vị Chí có thể dứt dục hoặc. Vì chấp vào Vị Chí.

Đạo Vô gián được hoặc, đạo giải thoát chứng diệt, cho nên chỉ có Vô gián nên gọi là dứt luật nghi. Có luật nghi tĩnh lự, không dứt luật nghi lẽ ra có bốn trường hợp:

1. Trừ định Vị Chí chín đạo Vô gián, luật nghi hữu lậu, chấp vào hữu lậu đạo giải thoát luật nghi của địa Vị Chí khác. Và địa trên luật nghi hữu lậu tĩnh lự. Vì là hữu lậu gõi là luật nghi tĩnh lự không dứt hoặc, chẳng phải đoạn luật nghi.

2. Y vào định Vị Chí chín đạo Vô gián luật nghi vô lậu. Vì vô lậu nên không phải luật nghi tĩnh lự. Vì đạo Vô gián nên gọi là dứt luật nghi.

3. Định vị chí, chín đạo Vô gián luật nghi hữu lậu. Vì hữu lậu nên gọi là luật nghi tĩnh lự, vì đạo Vô gián nên gọi là dứt luật nghi.

4. Trừ định Vị Chín chín đạo Vô gián luật nghi vô lậu, chấp lấy Địa Vị Chí còn lại, đạo vô lậu giải thoát và tất cả địa trên luật nghi vô lậu. vì vô lậu nên không phải luật nghi tĩnh lự, vì không phải đạo Vô gián nên không phải đoạn luật nghi. luật nghi vô lậu không phải đoạn luật nghi. Cũng có bốn trường hợp, y theo bốn trường hợp trước sẽ biết.

7. Giải thích hai luật nghi của kinh:

Dưới đây là thứ ba giải thích hai luật nghi của kinh:

Luận chép: Như vậy, như lời Thế tôn nói lược giới tụng rằng:

Thân luật nghi lành thay! Lành thay ngữ luật nghi.

Ý luật nghi lành thay, lành thay khắp luật nghi.

(Khắp luật nghi là khen chung ba nghiệp).

Lại Khế kinh chép:

Phải khéo giữ gìn, nên khéo an trú nhãn căn luật nghi.

Hỏi: Ý hai kinh trên và nhãn căn, hai luật nghi này lấy gì làm tự tánh?

Đáp: Hai tự tành này chẳng phải sắc vô biểu, như vậy là thế nào?

Tụng chép:

Chánh tri chánh niệm hợp

Gọi ý căn luật nghi.

Giải thích: Chánh tri chánh niệm hợp gọi là ý căn luật nghi.

Hợp: Hai thứ chánh tri và chánh niệm ở trước, gọi là ý căn luật nghi. Chánh tri là tuệ. Chánh niệm là niệm. Vì niệm và tuệ này có công năng ngăn dứt tội lỗi, cho nên hai luật nghi tuệ và niệm là Thể.

8. Y theo thế gian nói về sự thành tựu:

Dưới đây là thứ hai y theo thế gian nói về sự thành tựu, gồm: a. Thành tựu vô biểu.

  1. Thành tựu biểu.
  2. Nói về tên giới ác.
  3. Thành biểu, vô biểu.

Trong phần thành tựu vô biểu gồm:

  1. Y theo thế gian nói về thành tựu.
  2. Y theo thế gian thành tựu xử trung.
  3. Trụ trong thiện ác thành tựu.

– Y theo thế gian nói về thành tựu:

Luận chép: Nay phải suy nghĩ chọn lựa, biểu và vô biểu, ai thành tựu cái gì, ngang với thời phần nào? (là hỏi) Hãy nói về thành luật nghi vô biểu và bất luật nghi. Tụng chép: (là đáp, biểu có nói ở văn sau, ở đây chỉ nói vô biểu, nên nói là lại).

Trụ biệt giải vô biểu

Chưa xả thường thành hiện

Sát-na sau thành lỗi

Bất luận nghi cũng vậy

Luật nghi đắc tĩnh lự

Thường thành quá, vị lai

Thánh trước trừ quá khứ

Trụ định đạo thành trung.

Giải thích: Ba câu đầu nói về biệt giải thoát vô biểu. Câu kế nói về bất luật nghi vô biểu, hai câu kế nói về định cộng vô biểu, một câu kế nói về đạo cộng vô biểu. Một câu sau nói cả Định và đạo. Trụ biệt giải thoát vô biểu chưa xả thường thành hiện: Biệt giải vô biểu nếu chưa xả thì thành hiện tại. Chưa xả này cho đến câu định đạo sau cùng, vì nói thành tựu nên hẳn là chưa xả. Sát-na sau thành quá khứ. Đây là nói biệt giải thoát vô biểu đầu, sát-na sau cũng thành quá khứ. Vì pháp đắc sau thành quá khứ. Do niệm đầu này chỉ thành đời hiện tại, niệm thứ hai thành cả hai đời, không có pháp để đắc trước nên không thành 300 vị lai.

Hỏi: vì sao không có pháp đắc trước?

Đáp: vì không tùy tâm, vì thế lực của sắc yếu kém. Không có pháp đắc trước. Bất luật nghi cũng vậy. Đây là nói về bất luật nghi vô biểu, y theo sự thành tựu của thế gian, như giới biệt giải thoát, cho nên nói cũng vậy. Nghĩa là chưa xả bỏ giới ác nên thành hiện tại. Sát-na đầu, sát-na sau cũng thành quá khứ.

Luật nghi đắc tĩnh tự thường thành tựu quá khứ, vị lai:

Thường thành tựu quá khứ: Là đời sống quá khứ mất đi giới tĩnh lự, nay sát-na đầu lại được định giới quá khứ.

Thường thành vị lai: Tùy tâm chuyển sắc, vì thế lực mạnh, nếu chưa xả thì thành vị lai.

Bậc Thánh đầu tiên trừ quá khứ: chỗ bậc Thánh ở là luật nghi vô lậu, đối với sát-na đầu về pháp khổ nhẫn vị sẽ thành vị lai, không thành quá khư. Loại Thánh đạo này, vì trước chưa khởi, quá khứ đã không có cho nên không nói thành tựu. Nếu niệm thứ hai thường thành tựu quá khứ, vị lai, đồng với định giới.

Trụ định đạo thành trung:

Trụ là hiện trú.

Trung: Là hiện tại. Vì quá khứ vị lai hiện tại đang ở trong định nên gọi là Trụ. Nếu ở giai đoạn quán thì thành giới hiện tại gọi là thành Trung. Nếu lúc xuất quán thì không thành hiện tại, vì định đạo giới tùy tâm chuyển.

9. Y theo thế gian mà thành xử trung:

Dưới đây là thứ hai y theo thế gian mà thành xứ trung:

Luận chép: Đã nói an trụ luật nghi thiện ác, trụ Trung là gì?

Tụng chép:

Trụ trung có vô biểu

Trước thành trung sau hai.

Giải thích: Trụ trung: là phi luật, phi bất luật.

Có vô biểu: Ở đây trụ trung, chưa hẳn tất cả đều có vô biểu, hoặc có vô biểu cho nên nói có, nếu có vô biểu tức là giới thiện, hoặc là giới ác thuộc về chủng loại.

Trước thành trung sau hai: là trụ trung vô biểu trước thành hiện tại, sát-na đầu, sát-na sau thành quá khứ hiện tại.

10. Nói về trụ thiện ác thành Trung:

Dưới đây là thứ ba nói về trụ thiện ác thành trung:

Luận chép: Trụ luật nghi, bất luật nghi cũng có hai thành ác thiện,

vô biểu, không nhất thiết có thành tựu, là trải qua mấy thời:

Tụng chép:

Trụ luật, bất luật nghi

Khởi nhiễm tịnh vô biểu

Trước thành trung sau hai

Đến thế nhiễm tịnh hết.

Giải thích: Hai câu trên trả lời câu hỏi trước, hai câu dưới trả lời câu hỏi sau. Nếu trụ luật nghi khởi nhiễm vô biểu: như các Tỳ-kheo khởi các phiền não mạnh, làm việc sát sinh v.v…

Trụ bất luật nghi khởi tịnh vô biểu: Như kẻ giết mổ khởi tâm thanh tịnh, lễ Phật v.v… Nhưng hai tâm này chưa dứt được, tất cả vô biểu thường nối tiếp. Cho nên vô biểu này đến thế nhiễm tịnh thì hết. Niệm đầu chỉ thành hiện tại, niệm sau thành hai đời; quá khứ và hiện tại.

11. Nói về thành tựu biểu:

– Nói về thành tựu biểu: Luận chép đã nói về vô biểu rồi, thành biểu là thế nào?

Tụng chép:

Biểu chánh tác thành trung

Sau thành quá, chẳng vị

Hữu phú và vô phú

Chỉ thành tựu hiện tại.

Giải thích: Hai câu đầu nói về thành thiện ác biểu, hai câu sau nói về thành vô ký biểu.

Biểu chánh tác thành trung: Biểu này chính là luật nghi, bất luật nghi và biểu của xứ trung, đang thực hành biểu nghiệp này thường thành hiện tại gọi là Thành trung.

Sau thành quá khứ, chẳng thành vị lai: Biểu nghiệp trên đây sátna đầu sát-na sau chỉ thành quá khứ, không thành vị lai. Không tùy theo tâm sắc, vì thế lực kém nhỏ. Hữu phú và vô phú chỉ thành tựu hiện tại là nói vô ký biểu chỉ thành hiện tại: là vô ký biểu chỉ pháp và đắc mới thành đời hiện tại, không có đắc trước sau lần lượt nên không thành quá khứ và vị lai. Vì năng lực của pháp yếu kém, vì tánh vô ký biểu này mê muội, nương vào cái khác mà sạch khởi nên chỉ thành hiện tại. Hữu phú vô ký là tâm năng phát. Dù là vô ký nhưng không theo tha khởi, thành cả ba đời, đó là tâm vô ký gọi là tâm yếu kém, biểu nghiệp vô ký từ tâm vô ký mà khởi, năng lực nó kém gấp bội tâm năng phát, cho nên biểu thành tâm hiện tại, thành ba đời có khác nhau.

12. Nói về tên khác của giới ác:

– Dưới đây là thứ ba, về tên khác của giới ác: Luận chép: Bất luật nghi này tên khác nhau.

Tụng rằng:

Ác hánh giới ác nghiệp

Nghiệp đạo bất luật nghi.

Giải thích: Đây có năm tên gọi, về sự khác nhau của bất luật nghi. Người hiểu biết đều nhàm chán vì quả là phi ái, nên đặt tên là hành ác , vì ô nhiễm thi la nên gọi là giới ác, do thân nghiệp, ngữ nghiệp tạo ra, nên gọi là Nghiệp, thuộc về cản bản nên gọi là nghiệp đạo, không cấm thân, ngữ nghiệp gọi là bất luật nghi. Nhưng tên gọi nghiệp đạo chỉ gọi niệm ban đầu, có ở cả giai đoạn trước và sau, đặt bốn tên khác.

13. Nói về thành biểu và vô biểu:

Dưới đây là thứ tư thành biểu và vô biểu:

Luận nói: Hoặc thành biểu nghiệp, không phải vô biểu, lẽ ra có bốn trường hợp việc ấy thế nào?

Tụng chép:

Thành biểu chẳng vô biểu

Trụ trung kém tư tác

Xả chưa sinh biểu Thánh

Thành vô biểu chẳng biểu.

Giải thích: Hai câu đầu là trường hợp một, hai câu dưới là trường hợp hai.

Thành biểu chẳng vô biểu: là nêu.

Trụ trung kém tư tác: là giải thích.

Trụ luật nghi, phi bất luật nghi là trụ trung, đó là người trụ trung, vì tâm kém cỏi làm thiện gây ác, chỉ phát biểu nghiệp, vì tâm khinh, không phát vô biểu

Xả chưa sinh biểu Thánh, thành vô biểu chẳng thành biểu: là bậc Thánh trong thai tạng biểu nghiệp chưa sinh, Điều quá khứ sinh, đời này đã xả. Cho nên không thành biểu, chẳng thành vô biểu.

Hoặc bậc Thánh cõi Dục, cõi Sắc thành định đạo vô biểu ở quá khứ, vị lai, hoặc bậc Thánh cõi Vô Sắc thành đạo cộng vô biểu của quá khứ, vị lai.

Câu cú: là trụ trung, trong tâm gây ra nghiệp, và chưa trải qua thời kỳ sinh, bậc Thánh cũng thành biểu, thành vô biểu gõi là câu cú.

Câu phi: các chúng sinh trụ trong thai không thành biểu và vô biểu.

14. Nói về duyên đắc giới khác nhau:

Dưới đây là thứ ba, nói về duyên đắc giới khác nhau: a. Nói về đắc ba luật nghi.

  1. Nói vế giới hạn của thời gian.
  2. Nói về giới cận trụ.
  3. Nói về giới cận sự.
  4. Nói về đắc ba giới biệt.

– Đắc ba luật nghi:

Luận chép: Các luật nghi này do đâu mà được?

Tụng chép:

Định sinh đắc định địa

Thánh kia đắc đạo sinh

Luật nghi biệt giải thoát

Đắc do giáo khác thảy.

Giải thích: Định sinh đắc định địa: là nói đắc định giới, hữu lậu Vị Chí Trung gian, bốn thiền căn bản và ba cận phần tĩnh lự cõi trên, gọi là định địa. Định này sinh ra giới cùng đi chung với định tâm, cho nên đắc định địa, đắc định giới.

Thánh kia đắc đạo sinh: Kia là tĩnh lự trước kia.

Lại nói Thánh ngôn là giảng nói chấp lấy sáu địa, gồm Vị Chí Trung gian. Bốn định căn bản, chỉ có sáu địa này có đạo vô lậu. Cho nên nói lời Thánh, phân biệt với sáu tĩnh lự địa vô lậu, đắc Thánh đạo kia, đắc đạo sinh giới, vì cùng với tâm.

Luật nghi biệt giải thoát, đắc do giáo khác v.v… là đắc giới biệt giải thoát.

Nói giáo khác: là thọ từ thầy, ở đây có hai thứ:

1. Từ tăng già mà được. Tăng già Hán dịch là Chúng. Tỳ-kheo và ni chánh học, nương vào chúng mà phát sinh giới gọi là từ Tăng già mà được.

2. Y vào bổ-đặc-già-la mà được: là người khác, Còn cần sách v.v… năm thứ giới như không: Từ chúng mà phát sinh, gọi là từ bổ-đặcgià-la được.

Tụng nói: Đẳng, Sư Tỳ-bà-sa nói có mười pháp đắc giới túc nên nói là Đẳng:

1. Do tự nhiên tức là Phật, Độc giác, tự nhiên là trí, vì không từ thầy mà chứng trí này, đắc giới cụ túc.

2. Do chứng nhập chánh tánh ly sinh: Là năm Tỳ-kheo như Kiềutrần-như v.v… lúc kiến đạo sanh, đắc giới cụ túc.

3. Do Phật dạy: lành thay Tỳ-kheo bấy giờ đắc giới, như Da-xá v. v…

Luận Chánh lý chép: Do bổn nguyện lực, nhờ uy lực Phật.

4. Do tin nhận Phật là Đại sư đắc giới cụ túc: như Đại Ca-diếp

5. Do đối đáp khéo léo: đó là Tô-đà-di mới bảy tuổi.

Phật hỏi: nhà con ở đâu? Tô-đà-di đáp: ba cõi không nhà, xứng với tâm Phật. Tô-đà-di chưa đủ hai mươi tuổi Phật cho phép trong tăng yết-ma truyền giới cho.

6. Do kính thọ tám chép tôn trọng:

Là Đại sinh chủ. Tiếng Phạm là Ma-ha Ba-xa-bà-đề. Đại Phạm Thiên Vương gọi là Đại Sinh chủ, vì sinh ra nhiều chúng sinh, xin được từ Phạm vương, lấy chỗ xin làm tên.

Phật bảo A-Nan: Nói tám pháp cho họ, họ nghe, sinh tâm cung kính liền đắc giới.

7. Do sai sứ: Đó là ni Pháp Thọ. Vị ni này xinh đẹp, sợ giữa đường gặp nạn, nên không ở trong Tăng mà Tăng sai sứ ni, truyền pháp đến trao giới cho họ, người kia liền đắc giới, vì Ni đắc giới, đặc biệt khai duyên này.

8. Do trì luật là người thứ năm: Ở biên địa tăng ít, cho phép thọ với năm vị, cần phải có một người trì luật yết-na, nên nói là thứ năm.

9. Do chúng mười vị mà đắc giới: Đó là nơi có văn minh lưu hành.

10. Do ba lần nói quy y Phật pháp tăng: Đó là sáu mươi Hiền bộ cùng nhóm hợp thọ giới cụ túc. Như trên đắc luật nghi biệt giải thoát chẳng chắc chắn. Y vào biểu nghiệp mà phát.

15. Nói về giới hạn thời gian:

Dưới đây là thứ hai nói về giới hạn thời gian: a. Nói về giới Biệt giải thoát. b. Nói về bất luật nghi.

Đây là nói giới hạn thời gian. Luận chép: lại đây nói giới biệt giải thoát nên chia ra mấy thời, thời kỳ quan trọng mà thọ. Tụng chép: Luật nghi biệt giải thoát Trọn đời hoặc ngày đêm.

Giải thích: Bảy chúng như Tỳ-kheo v. v… phải trọn đời, chỉ có giới cận trụ thọ một ngày đêm, bờ mé của giới thời có hai thứ.

1. Trọn đời; 2. Một ngày đêm cho nên thời chắc chắn như vậy.

Nếu theo Kinh Bộ, hoặc một ngày đêm, hoặc nhiều ngày đêm. Đều cho thọ luật nghi cận trụ. Các sư Tỳ-bà-sa nói: Không nghe Khế kinh có dạy rằng thọ giới cận trụ quá một ngày đêm hay sao? Bởi vậy tông ta không chấp nhận nghĩa này.

16. Nói về thời ác giới.

Dưới đây là thứ hai nói về thời giới ác: Luận chép: nương vào đâu mà được bất luật nghi?

Tụng chép:

Giới ác không ngày đêm

Là chẳng bằng khéo thọ.

Giải thích: Phải trọn đời gây ra các nghiệp ác, đắc bất luật nghi chẳng phải một ngày đêm. Nghĩa là vì đây không phải thọ thiên giới, không có lập hạn đối trước sư. Tôi một ngày đêm thô bất luật nghi. Đây là người hiểu biết nhàm chán nghiệp, vì không đối trước sư, do hoàn toàn hoại thiện ý lạc, đắc bất luật nghi.

17. Nói về giới cận trụ:

Dưới đây là thứ ba, nói về giới cận trụ trong đó có ba:

  1. Nói về phương pháp thọ.
  2. Nói về đủ tám chi.
  3. Không thọ cận sự đắc cận tru.

Về Phương pháp thọ: Luận chép: nói luật nghi cận trụ một ngày đêm lúc muốn thọ chánh thọ phải thọ thế nào?

Tụng chép:

Cận trụ ngay sáng sớm

Xuống tòa thọ với thầy.

Tùy dạy nói đủ chi

Lìa trang sức ngày đêm.

Giải thích: Ở đây có bảy ý:

1. Vào sáng sớm: là thọ giới này lúc mặt trời mọc. Vì giới này phải trải qua một ngày đêm. Nếu sáng có duyên làm trở ngại thì thọ trai rồi cũng được thọ.

2. Phải xuống tòa: Ở trước thầy, ở chỗ xấu kém, hoặc ngồi hoặc quỳ, cúi mình chắp tay, chỉ trừ bị bệnh. Nếu không cung kính thì không sinh luật nghi.

3. Thọ với thầy: Phải thọ với thầy, không được tự thọ. Sau này nếu gặp các duyên phạm giới, vì sợ giới sư, có thể không trái phạm.

4. Tùy giáo thuyết: người thọ giới này phải vâng theo lời thầy dạy bảo. Người thọ nói sau không được nói một nói trước lượt, sự truyền và trao này thì cả hai đều không thành.

5. Thọ đầy đủ tám chi mới thành cận trụ, hễ có thiếu sót chi nào thì cận trụ không thành.

6. Lìa trang sức, kiêu căng, buông lung, những vật thường đeo trên mình thì không cần lìa, vì người ấy không thể sinh buông lung.

7. Ngày đêm: Là đến sáng sớm lúcmặt trời mọc, nếu không theo như cách thọ như thế thì chỉ sinh diệu hạnh không đắc luật nghi.

Cận trụ: Ở gần bậc A-la-hán, vì học với người ấy, hoặc thọ giới cận trụ trọn đời, hoặc gọi là nuôi lớn, nuôi lớn yếu kém, hữu tình có gốc lành, vì làm cho gốc lành của họ thêm lớn dần, như có bài tụng rằng:

Do đây năng nuôi lớn

Mình người tâm thiện tịnh

Cho nên Bạc-già-Phạm

Gọi đó là nuôi lớn.

18. Nói đủ tám chi:

Dưới đây là thứ hai nói đủ tám chi: Luận chép: vì sao thọ giới này phải đủ tám chi.

Tụng chép:

Chi giới không buông lung.

Bốn một ba thứ lớp

Vì ngăn các tánh tội

Thật niệm và kiêu dật.

Giải thích: Hai câu đầu là lìa bốn giới như sát sinh v.v… gọi là giới chi. Vì ngăn dứt tánh tội. Lìa uống rượu gọi là chi không buông lung. Rượu chắc chắn là buông lung. Vì phạm tánh giới. Lìa ba giới như trang sức v.v… gọi là chi cấm ước vì có thể thuận theo tâm chán lìa, hai câu dưới giải thích ba chi lập ở trên.

Sở dĩ lập chi giới thứ nhất vì ngăn dứt tánh tội, bốn giới như: sát sinh v.v… gọi là tánh tội. Lập chi không buông lung thứ hai vì ngừa thất niệm, lập chi cấm ước thứ ba vì ngừa kiêu mạng buông lung. Nhưng nói tám chi này gọi là tám chi trai.

Theo Tông Kinh Bộ, tám thứ này gọi chung là là Trai, gọi riêng là Chi. Chi là phần, vì riêng mà thành chung. Vì được tên chi, cho nên tên trai giả không phải thật.

Như xe nhiều phần (do nhiều phần mà thành gọi là xe) và bốn chi quân: Do bốn chi: Voi, ngựa, xe, bộ mà thành gọi là quân.

Năm chi tán vân vân (do năm phần thuốc mà thành gọi là Tán).

Xe quân tán ấy đều là giả danh.

Như Tông Tát-Bà-Đa nói: lìa giới ăn phi thời là thể của trai, vì một trong tám cũng là chi trai, bảy chi còn lại một trong tám chi là chi trai, không lìa ăn phi thời là chẳng phải trai.

19. Nói về không thọ tận sự đắc cận trụ:

Dưới đây là thứ ba nói về không thọ cận sự đắc cận trụ:

Luận chép: là chỉ có cận sự liền được thọ cận trụ hay ngoài ra cũng có trường hợp khác được thọ cận trụ ư?

Tụng chép:

Ngoài Cận trụ cũng có

Không thọ ba quy vô.

Giải thích: ngoài ra cũng có: ngoài ra là ba quy y, không thọ cận sự, chỉ thọ ba quy y cũng đắc cận trụ. Nói ngoài ra cũng có là không thọ ba quy y chắc chắn không đắc cận trụ, nên nói không thọ ba quy y vô.

Hoặc có người không biết phải thọ ba quy y mới phát giới hoặc lại quên nhầm, thọ thẳng cận trụ cũng đắc giới, vì năng lực của ý ưa thích mà phát luật nghi.

– Nói về giới cận sự:

  1. Nói về lúc phát giới
  2. Hiểu văn kinh
  3. Nói về ba phẩm giới
  4. Nói về thể của ba quy y
  5. Nói về lìa tà hạnh.
  6. Cưới vợ không phạm
  7. Nói về lìa nói dối
  8. Nói về ngăn uống rượu.

20. Nói về luật nghi sự:

Dưới đây thứ nhất nói về luật nghi cận sự. Theo tông Kinh Bộ thọ ba quy y gọi là ba quy y cận sự. Sau đó nói tướng của năm giới gọi là ngữ giơi cận sự. Lúc thọ ba quy y, chưa phát năm giới, ngay năm giới này, tùy theo thọ bao nhiều giới đều đắc giới. Như Tông Tát-bà-đa: Thọ ba quy y xong liền phát năm giới, phải có năm giới mới gọi là Cận sự.

Cho nên Luận chép: Như Khế Kinh nói: Phật bảo Đại Danh. Có những người nam tại gia bạch y nam căn thành tựu, quy y Phật pháp tăng, khởi tâm thành kính thanh tịnh, phát lời chân thật: tự xưng con là ổ-ba-sách ca (Hán dịch là cận sự) nguyên tôn trong nhớ nghĩ thọ trì, xin từ bi hộ niệm. Đây gọi là ổ-ba-sách ca là chỉ thọ ba quy y liền thành cận sự. (Dẫn kinh nêu câu hỏi).

Các sư nước ngoài nói chỉ có thế liền thành là kinh bộ tông đáp, chỉ cần quy y này liền thành cận sự.

Các Luận sư nứơc Ca-Thấp-Di-la nói: lìa luật nghi cận sự thì không phải cận sự (là nghĩa của Hữu tông, phải thọ năm giới mới gọi là cận sự)

Nếu vậy lẽ ra trái với kinh này. (Kinh bộ thì khó, kinh đại danh này chỉ nói ba quy y không nói năm giới.

Điều này không trái nhau, vì đã phát giới, là Hữu tông đáp phát giới lúc nào (là Kinh bộ hỏi, như trên là văn luận).

Tụng chép:

Xưng cận sự phát giới

Nói như Tỳ-kheo thảy.

Giải thích:Xưng cận sự phát giới: là trả lời lúc phát giới, trong Kinh Đại Danh, xung cận sự lúc này phát giới nghĩa là kinh nói: tự xung ta là ổ-ba-sách ca. Nguyện tôn trọng, nhớ nghĩ thọ trì, xin từ bi hộ niệm. Lúc này liền phát năm giới cận sự, xưng cận sự v. v…bèn phát luật nghi, tâm vốn cầu giới. Vì kinh lại nói con từ ngày nay đến trọn đời là lời xả sinh, Ý kinh này nói xả bỏ sát sanh, v.v… lược bỏ sát, v.v… Chỉ nói xả sinh, cho nên lúc trước đã phát năm giới

Nói như Tỳ-kheo thảy

Là nêu ví dụ giải thích thành.

Nói: là kinh nói xả sát sinh v. v…giống như Tỳ-kheo, một lần bạch ba lần yết ma xong phát giới Tỳ-kheo. Sau đó nói bốn giới trọng, làm cho biết giới trước mà giữ gìn. Giới cận sự cũng vậy, trước thọ ba quy y rồi, phát giới cận sự, sau đó nói xả bỏ sát sinh v. v…làm cho biết giới để giữ gìn. Bởi vậy cận sự phải đủ luật nghi.

21. Nói về hiểu văn kinh:

Dưới đây là thứ hai hiểu văn kinh:

Tụng chép: Nếu đều đủ luật nghi

Sao nói một phần thảy,

Là nói theo năng trì

Giải thích:Hai câu đầu dẫn kinh để gạn hỏi, một câu sau giải thích chung.

Sư của Kinh Bộ nói: nếu đủ luật nghi mới gọi là Cận sự, vì sao Đức Thế tôn nói có bốn thứ:

  1. Một phần của năng học (là một giới)
  2. Phần ít của năng học (là hai giới)
  3. Nhiều phần của năng học (là ba giới, bốn giới)
  4. Trọn phần của năng học (là năm giới).

Là y theo năng trì mà nói, hữu tông giải thích chung, lý thật là Cận sự, phải đủ năm giới, là y theo năng trì mà nói một phần vân vân.

Vì năng trì trước sở thọ cho nên nói năng học, nếu không như vậy thì lẽ ra nói thọ một phần v.v… Kinh đã không nói thọ một phần v.v… biết rõ năng học, y theo năng trì để nói.

22. Nói về ba phẩm giới:

Dưới đây là thứ ba, nói về ba phẩm giới:

Luận chép: cận sự này v.v… tất cả luật nghi, làm sao mà được thành phẩm hạ, trung, thượng?

Tụng chép: Hạ trung thượng tùy tâm.

Giải thích: Tâm phẩm thượng thọ giới thì đắc giới phẩm thượng. Cho đến tâm phẩm hạ thọ, thì đắc giới phẩm hạ. Cho nên giới tùy theo tâm. Có ba phẩm khác nhau, vì lý do này, hoặc có bậc La-hán thành giới phẩm hạ, hoặc có chúng sinh thành giới phẩm thượng.

23. Nói về thể của ba quy y:

Dưới đây là thứ tư nói về thể của ba quy y:

Luận chép: Có người quy y Phật, pháp tăng là quy y những gì?

Tụng chép:

Quy y thành Phật tăng

Hai thứ pháp Vô học

Và Niết-bàn trạch diệt

Là nói đủ ba quy.

Giải thích: Quy y Phật: không quy y thân Phật, chỉ quy y pháp Vô học của Phật. Vì pháp Vô học có công năng thành Phật. Lại đắc pháp Vô học của Phật vì là thù thắng. Lại đắc pháp Vô học của Phật có thể giác ngộ tất cả. Do ba nghĩa này nên nói là quy y.

Pháp Vô học: Là trong thân Phật, tận trí vô sinh, năm uẩn vô lậu là thể.

Quy y tăng: Là quy y hai thứ pháp của tăng, gọi là pháp Hữu học và pháp Vô học. Hai thứ pháp này có thể thành tăng bốn hướng bốn quả cho nên quy y.

Quy y pháp: Chỉ quy y Niết-bàn, Niết-bàn tức là trạch diệt, trong thân của tất cả chúng sinh chứng được trạch diệt. Là thiện là thường, vì một tướng vắng lặng nên quy y chung.

Nếu theo Luận chủ quy y Phật: Không phải quy y pháp Vô học của Phật, cũng quy y thân Phật, vì tổn hại thân, thành tội Vô gián, nên biết thân Phật cũng là thể Phật chân chánh, cho nên phải quy y.

Quy y tăng, cũng quy y thân của tăng, vì thân của tăng là Tỳ-kheo.

Cho nên quy y chung. Điều này có thể quy y, ngữ biểu là thể.

Hỏi: Quy y là gì?

Đáp: Là cứu vớt, nhờ quy y Tam Bảo mà giải thoát khỏi khổ. Như

Thế Tôn nói: mọi người sợ ép ngặt phần nhiều quy y các thần núi) vườn rừng và tòng lâm (cũng là tên vị thần) Cô Thọ, Chế-Đa v.v… (cô thọ là thân cô thọ, chế-đa là tháp của ngoại đạo). Quy y như thế không tốt, quy y này không phải tối tôn, không thể nhờ quy y này mà giải thoát các khổ.

Có quy y Phật, quy y pháp, quy y tăng, đối với Bốn Thánh Đế hằng dùng tuệ quán sát biết khổ, biết khổ tập, biết vượt hẳn các khổ, biết tám Thánh đạo, hướng đến Niết-bàn an ổn. Quy y như vậy thật trên hết, tối tôn, quy y như vậy có công năng giải thoát các khổ, cho nên quy y, nơi tất cả chỗ họ luật nghi là môn phương tiện.

24. Nói về xa lìa tà hạnh:

Dưới đây là thứ năm nói về xa lìa tà hạnh.

Luận chép: Vì sao Thế tôn đối với luật nghi khác lập ra lìa phi phạm hạnh nhưng đối với luật nghi cận sự làm cho họ xa lìa dục tà hạnh (lìa dục tà hạnh: là vợ mình không phải phi thời).

Tụng chép:

Tà hạnh rất đáng quở

Dễ lìa được bất tác.

Giải thích: Ở đây có ba ý ngăn dứt dục tà hạnh:

1. Dáng quở trách vì cướp vợ người, vì chiêu cảm đường ác, không phải phi phạm hạnh.

2. Vì dễ xa lìa nên nói là tà hạnh dễ xa lìa, tại gia đam mê dục, lìa phi phạm hạnh vì khó nên không chế lìa phi phạm hạnh.

3. Vì đắc bất tác: các bậc Thánh đối với dục tà hạnh chắc chắn không thực hành, được bất tác luật nghi. Bậc Thánh trải qua nhiều đời tánh giới thành tựu, tuy trải qua nhiều đời cũng không phạm, lìa phi phạm hạnh thì không như thế. Đó là bậc Thánh một đời, hai đời thì có vợ, có phi phạm hạnh. Từ ba nhân này, cho nên cận sự, là ngăn dứt dục tà hạnh, nếu không như vậy, thì lẽ ra bậc Thánh trải qua nhiều đời phạm giới cận sự, vì có vợ.

25. Nói về cưới vợ không phạm.

Dưới đây là thứ sáu, nói về cưới vợ không phạm:

Luận chép hỏi: Có người trước thọ luật nghi cận sự, về sau cưới vợ, đối với người vợ kia, trước lhi thọ giới có đắc luật nghi, (là hỏi) lẽ ra là đắc, chẳng phải chỉ một phần, đắc luật nghi Biệt giải thoát (là đáp) nếu thế vì sao, về sau không phạm giới? (Là hỏi).

Tụng chép:

Đắc luật nghi như thệ

Chẳng đều đối nối tiếp.

Giải thích: Đắc luật nghi như thệ.

Như vốn nhận lời thệ thì đắc luật nghi. Vốn nhận lời thệ rằng: Con đối với tất cả hữu tình thệ dứt tội dục tà hạnh,chẳng phải đều đối với nối tiếp: Nghĩa là thệ không nói ta đối với tất cả hữu tình nối tiếp lìa phi phạm hạnh, Cho nên đối với hữu tình lìa được giới tà hạnh. Không được lìa giới phi phạm hạnh, cho nên sau này cưới vợ không hủy phạm giới trước đây.

26. Nói về lìa nói dối:

Dưới đây là thứ bảy nói về lìa nói dối:

Luận chép: Vì sao chỉ cấm nói dối, không cấm nói lời chia rẽ. Vì giới cận sự cũng do trước đây nói ba thứ nhân. Nói nói dối vì đáng quở trách, lại có nhân khác.

Tụng chép:

Để khai giới nói dối

Bèn vượt các học xứ.

Giải thích: Học xứ: giới gọi là học xứ, là những điều đáng học Việt: Là vượt xa, nếu khai cho nói dối thì vượt học xứ, lúc bị xót hỏi, thì ngay nơi giới phạm bèn nói con không làm. Do đây đối với giới phần nhiều vượt trái. Cho nên Phật muốn chúng sinh giữ gìn, đối với tất cả luật nghi đều chế giới cấm nói dối.

27. Nói về lìa uống rượu:

Dưới đây là thứ tám nói về lìa uống rượu: Luận chép: Vì sao trong các điều ngăn tội không chế lìa thứ khác mà chỉ ngăn uống rượu?

Tụng chép:

Trong ngăn chỉ lìa rượu.

Vì giữ luật nghi khác.

Giải thích: Ngăn tội tuy nhiều, nhưng uống rượu lỗi nặng. Người uống rượu tâm thường buông lung, chắc chắn phạm luật nghi, vì giữ luật nghi cho nên ngăn uống rượu. Rượu không có hạn lượng, chắc chắn, uống ít cũng say. Cho nên Phật cấm dù cho mảy may ở đầu lưỡi cũng không cho uống. Rượu không phải tánh tội, nhưng Phật ngăn cấm, không cho uống, trái với điều ngăn thì phạm, nên gọi là già tội. Như sát sinh v.v… lúc chưa chế giới, các bậc Thánh chắc chắn không phạm, cho nên gọi là tánh tội. Vì tánh là tội. Lại tánh là tướng tội, chỉ nhiễm tâm hành, lúc bệnh uống rượu không được say loạn, cho phép không tâm nhiễm, nên thuộc về chẳng phải tánh tội.