LUẬN CÂU XÁ TỤNG SỚ BỔN
Sa-môn Viên Huy Chùa Đại Vân trung soạn
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh
Hội Văn Hóa Giáo Dục Linh Sơn Đài Bắc Xuất Bản

 

QUYỂN 13

1. Nói rộng về phân biệt tạo tác:

Tạo tác gọi là Nghiệp, phẩm này có nói rộng, nên gọi là phân biệt, giải thích bài tụng của phẩm này có ba môn:

  1. Nói về thể tánh nghiệp.
  2. Giải thích tên của các nghiệp.
  3. Nói về các nghiệp:

Trong phần nói về thể tánh của nghiệp, có chia làm ba: a. Nói về thể của nghiệp. b. Nói rộng về các môn. c. Nói rộng về biểu, vô biểu.

Trong phần nói về thể của nghiệp có chia làm hai:

  1. Nói về nghiệp sở tạo.
  2. Nói về đại chủng năng tạo.

Trong phần nói về nghiệp sở tạo có:

  1. Nói về hai ba nghiệp.
  2. Nói về năm thứ nghiệp.

Dưới đây thứ nhất là nói về hai ba nghiệp: là nhắc lại câu hỏi

Luận chép: Như trước đã nói về hữu tình thế gian và khí thế gian đều có khác nhau rất nhiều. Sự khác nhau như thế do đâu sinh ra?

Tụng chép:

Thế biệt do nghiệp sinh

Tư sở tác của tư

Tư tức là ý nghiệp

Sở tác là thân ngữ.

Giải thích: Câu đầu là trả lời chung, câu kế nói về hai nghiệp, hai câu sau nói về ba nghiệp.

Thế biệt do nghiệp sinh.

Sự khác nhau của thế gian do nghiệp sinh ra chẳng phải do trời Tự Tại và Đại Thiên Vương làm chủ một nhân. Tạo tác nhân giác trước rồi 2 sinh ra các thế gian.

Ngoại đạo cho rằng tầng trời trước khởi dục quán, ham muốn cảnh thọ dụng, gọi là nhân cảm giác trước rồi sinh ra thế gian, đây là cách tính suông.

Nghiệp có thiện có ác, quả có tịnh có uế nghiệp thiện trong con người bị nghiệp ác xâm chiếm. Vì tạp nghiệp cho nên chiêu cảm thân bất tịnh, chiêu cảm vật dụng bên ngoài, uất, kim chiên đàn rất ưa thích.

Nghiệp thiện của các vị trời, nghiệp ác không thể xen lẫn, gọi là thuần nghiệp, vì nghiệp thuần thiện cho nên chiêu cảm bên trong và bên ngoài đều tốt đẹp.

Hỏi: Đây là do nghiệp vậy thể của nghiệp là gì?

Đáp: Tư và sở tác của tư: Đây là nói về hai nghiệp.

Trong Khế kinh nói có hai nghiệp:

1. Tư nghiệp; 2. Tư dĩ nghiệp.

Tư dĩ nghiệp là sở tác của tư, tư tức là sở tác của ý nghiệp.

Nói Thân ngữ: Là nói về ba nghiệp, tức là hai nghiệp trước chia làm ba thứ:

  1. Tư là ý nghiệp.
  2. Sở tác của tư: Là thân nghiệp ngữ nghiệp.
  3. Vì do tư khởi nên gọi là sở tác của tư.

Nói Ý nghiệp: Y theo bình đẳng khởi mà lập, Nghiệp tức là tư, tương ưng với ý. Ý dẫn khởi gọi là ý nghiệp.

Thân nghiệp: Y theo sở y mà lập.

Thân: Là sắc thân, nghiệp nương vào thân mà khởi nên gọi là thân nghiệp.

Ngữ nghiệp: Y theo tự tánh mà lập. Vì tự tánh của lời nói chính là nghiệp.

Lại Luận chép: Nhưng tâm sở tư chính là ý nghiệp, Nghiệp sở tác của tư là thân nghiệp ngữ. Nghiệp là tư sở đẳng khởi (giải thích: tư gọi là đẳng khởi, tư đồng với tâm, có thể dẫn khởi thân nghiệp ngữ nghiệp).

2. Nói về năm nghiệp.

Dưới đây là thứ hai, nói về năm nghiệp: a. Nói về biểu vô biểu

  1. Nói về thân ngữ biểu
  2. Chứng minh có vô biểu

– Biểu vô biểu:

Luận chép: lại thân nghiệp ngữ nghiệp tự tánh như thế nào?

Tụng chép:

Hai nghiệp thân ngữ này

Đủ tánh biểu vô biểu.

Giải thích: Vì thân ngữ đều có biểu và vô biểu, thân nghiệp và ngữ nghiệp đều có tánh biểu vô biểu.

– Nói về thân ngữ biểu.

Luận trước hỏi rằng: Lại thân ngữ biểu, tướng trạng thế nào?

Tụng chép:

Thân biểu nhận hình khác

Chẳng hành động là thể

Lấy các hữu làm pháp

Có sát-na dứt hết.

Lẽ ra không vô nhân

Nhân sinh đáng phải diệt

Hình cũng chẳng thật có

Nên hai căn chấp lấy,

Không có cực vi khác

Ngữ biểu nhận ngôn thanh.

Giải thích: Chín câu đầu nói về thân nghiệp. Một câu sau nói về ngữ nghiệp.

Một câu đầu Luận chủ nói về tông Nhất Thiết Hữu, cho hình là thân biểu.

Năm câu kế Luận chủ bác bỏ Chánh Lượng bộ, cho động gọi là Thân nghiệp.

Ba câu kế Luận chủ lại phá Tông Nhất Thiết Hữu Bộ cho rằng thật có hình sắt.

Thân biểu chấp nhận hình khác:

Tông Nhất Thiết Hữu Bộ chấp nhận thân biểu nghiệp, hình sắc là thể. Do năng lực của tư cho nên khởi riêng như thế, như thế, thân hình gọi là thân biểu nghiệp. Hình là hình sắc, giống như hình chắp tay v.v… hình tức là biểu vì tiêu biểu cho thiện ác. Biểu tức là nghiệp vì có tạo tác, hình sắc này y vào thân mà sạch khởi, gọi là thân biểu nghiệp, chẳng có hành động là thể: Chánh Lượng Bộ nói: Động gọi là thân biểu, là bác bỏ ở đây, nói chẳng có hành động là Chánh lượng bộ chấp. Trong pháp hữu vi, tâm vương và tâm sở đối với âm thanh, ánh sáng v.v… chấp nhận trong sát-na diệt, chắc chắn không có hành động. Sắc của thân biểu nghiệp chấp nhận có hành động trong sát-na không diệt. Như khi thân cử động lễ Phật v.v… nếu sự chưa hết thì sắc động này trong sát-na không diệt. Khi thân này động vì biểu hiện thiện ác cho nên thân biểu nghiệp lấy hành động làm thể.

Vì các pháp hữu vi có sát-na tận: Là lập lý để bác bỏ, vì các pháp hữu vi có sát-na, chắc chắn không hành động, làm sao biết được đều có sát-na, vì có cùng tận, sau đã có tận, biết trước có diệt. Nên biết pháp hữu vi đều diệt trong sát-na. Cho nên hai chữ “vì tận” của bài tụng giải thích vì có sát-na. “Vì tận” đều này phải lập lượng. Tôn sắc của thân biểu nghiệp là pháp hữu, chắc chắn không có hành động nhân. Vì có sát-na.

Đồng dụ chép: Như tâm sở v.v… Đồng thời chép: tâm v.v… có sát-na, tâm v.v… không có hành động, thân biểu có sát-na, thân biểu không có hành động.

Cho nên Luận chép nếu chỗ kia sinh thì chỗ này diệt, không chấp nhận từ đây chuyển đến phương khác, không thể nói hành động là thân biểu nghiệp.

Tông kia chống chế rằng: Tôi chấp nhận thân biểu không có sátna diệt cho nên có hành động, tức là hiển bày điều Luận chủ nói sát-na là nhân có lỗi bất thành.

Để bác bỏ điều này lẽ ra phải lập lượng rằng: Sắc của thân biểu nghiệp chắc chắn có sát-na. Vì có cùng tận, như tâm sở v.v… đồng thời nói: Tâm sở sau đó có cùng tận,tâm sở có sát-na. sau đó biểu nghiệp có tận, thân biểu có hai chữ sát-na vì có tận thành lập pháp hữu vi, đều có sát-na, lý ấy cực thành.

Cho nên luận chép: các pháp hữu vi đều có sát-na, lý ấy cực thành. Về sau sẽ cùng tận. Nghĩa là pháp hữu vi diệt mà không đợi nhân. Vì sao? Y theo nhân để gọi quả, diệt chẳng thể không có quả, cho nên không thể đợi nhân (giải thích: pháp quả y theo nhân, diệt là pháp vô, pháp vô không có quả, cho nên không y theo nhân, nên lập lượng rằng: Diệt không y theo nhân, vì pháp vô này như sừng thỏ. Đã là pháp hữu vi thì đều là sát-na diệt).

Vì chẳng thể vô nhân: là bác bỏ chuyền sang chống chế kia. Kia chấp nhận pháp diệt, đợi nhân mà diệt.

Nên Luận chép: Chẳng lẽ phải là hiện thấy củi ở nhân gian, vì hợp với lửa, chắc chắn không có lượng khác vượt ngoài hiện lượng. Cho nên chẳng phải pháp diệt đều không y theo nhân.

Vì phá điều này cho nên nói vì chẳng thể không có nhân. Ông chấp nhận củi. Y theo nhân diệt, lẽ ra tất cả diệt đều không y theo nhân, như sinh đợi nhân chẳng thể không có nhân.

Đồng thời nói: Pháp sinh nương vào nhân sinh, không có trường hợp không có nhân mà sinh. Pháp diệt y theo nhân diệt chẳng có trường hợp không có nhân mà diệt, hiện thấy giác biết ánh lửa v.v… không đợi nhân mà diệt. Biết rõ củi v.v… diệt cũng không nương vào nhân diệt.

Nên lập lượng nói lại củi v.v… tắt chắc chắn không đợi nhân, vì thuộc về hữu vi. Như biết, ánh lửa v.v… biết, lửa là hữu vi, không đợi nhân mà diệt, củi v.v… là hữu vi cũng không nương vào nhân mà diệt. Tâm và tâm sở đều gọi là biết vì rất dễ hiểu cảnh, ánh lửa là ánh đèn, sinh ra nhân lẽ ra là năng diệt y theo lý, nếu củi v.v… lửa hợp làm nhân. Có thể chín chuyển thành sinh hạ, trung, thượng khác nhau, chín bậc hạ thì màu vàng, chín bậc trung là màu đen, chín bậc thượng thì rất đen, nhưng cái chín bậc trung là sinh cái chín bậc hạ là diệt, hoặc cái chín bậc thượng là sinh thì cái chín bậc trung cũng diệt, đáng lẽ sinh ra cái chín bậc trung, bậc thượng thể của nhân tức là diệt, cái chín bậc hạ bậc trung là nhân, sinh diệt trái nhau, đâu dễ nhân của sinh có thể là diệt. Cho nên dùng lý này nói lên cái thành kia là sai.

Luận chép: cho nên không có nhân làm cho các pháp diệt. Pháp tự nhiên diệt là vì tánh hoại, vì tự nhiên diệt, mới sinh liền diệt, do mới sinh liền diệt nên nghĩa sát-na diệt được thành. Vì có sát-na diệt chắc chắn không có hành động. Thân biểu là hình lý được thành lập, hình cũng không thật có, là Kinh Bộ tông nêu để phá thật có hình sắc của Hữu Ttông. Cho nên Luận chép: Nhưng các sư Kinh Bộ cho rằng hình không thật có đó là nói về nhóm sắc. Một mặt đa sinh giả lập sắc dài, đợi sắc dài này đối với nhóm sắc khác.

3. Chủ trương của kinh bộ:

Một mặt thiểu trung giả lập sắc ngắn đối với bốn phương diện. Đồng thời trong nhiều đời giả lập sắc vuông ở tất cả chỗ. Khắp sinh trung giả lập sắc tròn, còn hình sắc khác cần nên biết, các hình sắc còn lại nghĩa là cao thấp v.v… đều là giả lập như thấy lửa sáng ở một phương, nhanh chống không ngừng bèn cho là dài thấy nó chu toàn cho là tròn, cho nên sắc thể khác loại hình không có thật.

Vì hai căn chấp lấy: là các sư Kinh Bộ lập lý để bác bỏ. Bộ Tát Bà Đa nếu cho rằng hình sắc loại khác thì lẽ ra một sắc hai căn có lỗi như sắc v.v…

  1. Nhãn căn thấy.
  2. Thân căn xúc chạm.

Vì khi thân xúc chạm thì biết được ngắn dài. Do đây lẽ ra thành lỗi hai căn chấp lấy. Trong mười hai xứ lý không có sắc, hai căn chấp 28 lấy. Nên biết hình sắc vốn không thật thể.

Luận chép: Như y vào xúc mà chấp tường dài v.v… như thế nương vào hiển để chấp lấy hình. (giải thích: Văn này Kinh Bộ lập chánh nghĩa. Có ý thức ở trong đó, nương vào thân căn xúc chạm chấp lấy cái giả dài v.v… cho nên nói nương vào xúc tức là ý thức, nương vào thân xúc chạm là chấp lấy dài v.v…).

Vì không có cực vi khác: Là nói lý do hình giả, đó là lìa hiển sắc không có tên cực vi khác là dài v.v… Nhưng do hiển sắc sắp đặt như thế, trong tướng khác nhau giả lập dài v.v… (tường vuông tròn v.v… gọi là khác nhau).

Nhưng Kinh Bộ tông nói hình là thân biểu, chỉ là giả chẳng thật, hình tuy là biểu nhưng chẳng phải nghiệp.

4. Nói về ba nghiệp:

Nói thân nghiệp: Là lấy tư làm thể, đó là tư có thể vận động thân, nương vào thân mà hiện hành thì gọi là thân nghiệp. Vì nghiệp của thân nên gọi là Thân nghiệp.

Ngữ nghiệp: Cũng lấy tư làm thể đó là tư phát ra lời nói. Nương vào lời nói để hiện hành, nên gọi là Ngữ nghiệp. Vì nghiệp của lời nói cho nên gọi là ngữ nghiệp.

Ý nghiệp: Là tư suy xét và tư quyết định là thể của ý nghiệp, cho nên ba nghiệp này đều lấy Tư làm thể, và tùy theo môn khác mà đặt tên khác nhau. Nương vào ý môn mà hiện hành nên gọi là ý nghiệp, nương vào thân để hiện hành nên gọi là Thân nghiệp, nương vào lời nói để hiện hành nên gọi là Ngữ nghiệp.

Gồm có bốn tư:

  1. Tư suy xét.
  2. Tư quyết định.
  3. Tư động thân.
  4. Tư phát ngữ.

Hai tư đầu thuộc về ý nghiệp, tư thứ ba thuộc về thân nghiệp, tư phát ngữ thuộc về ngữ nghiệp. Bộ Tông Kinh cho rằng vì sắc tánh của thân nghiệp ngữ biểu thuần thục nên chỉ có tánh vô ký. Không đồng với thân ngữ nghiệp mà Hữu tông nêu ra là lấy sắc làm thể.

Thân nghiệp là hình sắc, ngữ nghiệp là âm thanh, đều thuộc về sắc, cho nên Luận chép:

Gia hạnh trước là khởi lấy nghĩ rằng, ta phải làm như vậy như vậy v.v… việc nên làm gọi là Tư nghiệp, đã suy nghĩ rồi khởi tâm làm việc gọi là theo sự suy nghĩ mà làm việc, có thể phát ra thân, ngữ gọi là tư dĩ nghiệp, giải thích: Kinh bộ giải thích hai nghiệp trong kinh, muốn nói về hai nghiệp, đều lấy Tư làm thể. tư duy là xét nghĩ tư, quyết định tư. Ngữ biểu chấp nhận ngôn thanh.

Đây là nói ngữ nghiệp, tức ngôn thanh là ngữ biểu nghiệp. Thân và ngữ nghiệp này đều có vô biểu, như phẩm Giới ở trước đã phân biệt rồi.

– Dưới đây là thứ ba Chứng minh có vô biểu: Như phẩm Giới ở trước vì Kinh Bộ tông không chấp nhận vô biểu là thật có. Họ nói vô biểu là loại tư, đó là suy xét, phán quyết và phát, ra bốn tư hiện hành nay ở trong một sắc tâm huân tập thành hạt giống. Loại tư này ngăn quấy dứt lỗi giả lập vô biểu nhưng không làm ác gọi là vô biểu, lại không có thật khởi, cho nên Luận chép: Kinh Bộ cũng nói, tư này chẳng thật có do trước có thệ hạn, nhưng không làm, họ cũng nương vào đại chủng quá khứ mà lập bày. Nhưng đại chủng quá khứ thể không thật có.

Lại các vô biểu không có sắc tướng.

Giải thích:

  1. Do không làm gọi là vô biểu.
  2. Vô biểu nương vào đại chủng quá khứ, đại chủng còn chẳng có, vô biểu há có ư?
  3. Lại không có sắc tướng, do ba nhân này cho nên vô biểu chẳngthật có.

5. Tông Tát-bà-đa dẫn chứng:

Dưới đây là, tông Tát-Bà-Đa dùng tám nghĩa dẫn chứng vô biểu thật có.

Tụng chép: Nói ba sắc vô lậu, vì tăng chẳng tác thảy.

Giải thích: Bài tụng này có tám chứng.

1. Nói ba sắc chứng; 2. Nói về Vô lậu sắc chứng; 3. Nói về Phước thêm lớn chứng; 4. Nói về phi tác thành nghiệp chứng; 5. Pháp xứ sắc chứng; 6. Bát đạo chi chứng; 7. Biệt giải thoát giới chứng; 8. Giới vi đề đường chứng.

Nói ba sắc vô lậu: Đây là nêu hai chứng:

  1. Nói về ba sắc chứng.
  2. Nói về vô lậu sắc chứng.

Tăng phi tác vân vân: Tăng là nói phước tăng trưởng, chứng thứ ba phi tác là nói không làm mà thành nghiệp thứ tư, Bốn chứng còn lại dùng Đẳng để gồm nhiếp.

– Nói về ba sắc chứng: Khế Kinh nói sắc có ba thứ, ba thứ này là xứ nhiếp tất cả sắc.

  1. Có sắc, có kiến, có đối (là sắc xứ).
  2. Có sắc không kiến có đối năm căn (như mắt… thanh hương vị, xúc).
  3. Có sắc, vô kiến, vô đối (vô biểu sắc).

Kinh này đã nói có vô kiến vô đối sắc, biết rõ thật có vô biểu.

– Vô lậu sắc chứng: Như khế kinh nói: Pháp vô lậu là gì? Là tất cả các sắc ở quá khứ, Vị lai, hiện tại, không khởi ái nhuế, cho đến thức cũng vậy, đó gọi là pháp vô lậu. Kinh này đã nói có sắc vô lậu, thì biết rõ thể của vô biểu phải là thật có, ngoài vô biểu không còn có sắc nên gọi là Vô lậu

– Phước thêm lớn chứng:

Như Khế kinh nói: Có các tịnh tín, nếu có người thiện nam hoặc người thiện nữ thành tựu bảy việc phước hữu y. Hoặc đi, hoặc đứng, hoặc ngủ, hoặc thức, thường hằng nối tiếp các phước nghiệp sanh khởi, không chỗ nương cũng vậy. Kinh này nói phước nghiệp thêm lớn, phước nghiệp thêm lớn tức là vô biểu. Nghĩa là thí chủ kia sau khi làm việc bố thí hoặc khởi tâm ác và tâmvô ký, hoặc là vô tâm, nếu không có vô biểu thì y theo pháp nào mà nói phước nghiệp thêm lớn, nên biết vô biểu thật có thể.

Có bảy điều nương vào phước:

  1. Bố thí cho người lỡ đường.
  2. Bố thí khách đi đường.
  3. Thí cho người bịnh.
  4. Thí cho người chăm sóc bệnh.
  5. Thí cho người coi vườn rừng.
  6. Thí cho người thường khất thực.
  7. Bố thí bất cứ lúc nào.

Bảy điều như vậy vì thiện nên gọi là phước, ví có làm nên gọi là nghiệp, nghiệp nương vào bảy thứ này nên gọi là Sự.

Không nương vào phước: Là không có vật bố thí, chỉ phát khởi tâm thí, tùy hỷ cung kính cũng sinh phước thù thắng.

– Không làm mà thành nghiệp chứng: Lại tự mình không làm mà xúi giục người khác giết v.v… nếu không có vô biểu thì không thể thành nghiệp đạo. Sở dĩ như vậy gọi là phân phát ngữ xứ.

Sai người khác giết v.v… phát ngữ biểu này không thuộc về nghiệp đạo đó là sai những việc chưa làm như giết v.v… nếu người kia sai mà thực hành giết xong rồi thì ngữ biểu trước này lại không có dị tánh. Vì sao người dạy thành nghiệp đạo như sát v.v… biết rõ có vô biểu riêng như sát v.v… vào trong thân cho nên có thể dạy người được thành nghiệp đạo:

Cho nên nghiệp đạo này thuộc về vô biểu.

– Pháp xứ sắc chứng:

Khế kinh chép: Tỳ-kheo nên biết! pháp là ngoại xứ là mười một xứ không thuộc về pháp, vô kiến vô đối. Kinh này đối với pháp. Xứ không nói Vô Sắc, cho nên biết trong pháp xứ thật có vô biểu sắc, nếu không có vô biểu sắc thì kinh này thiếu sót, trở hành vô dụng. Vì kinh này thiếu sót không nói về sắc, đã không nói Vô Sắc nên biết thật có vô biểu.

– Bát đạo chi chứng: Nếu không có vô biểu thì lẽ ra không có tám chi đạo. Vì trong tám chánh đạo: Thì ba chánh đạo: Chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng là vô biểu. Cho nên Luận chép: lúc nhận định vì không có lời nói v.v…

(Giải thích: Nhập định không có lời nói là không có chánh ngữ, thân không vận động thực hành lễ Phật, là không có chánh nghiệp, không khất thực v.v… là không có chánh mạng. Đã ở trong định nói chánh ngữ v.v… vì ở trong định có chánh ngữ v.v… ba sắc vô biểu sau khi xuất định có thể khời ba đều chánh, không khởi ba tà cho nên ở trong định nói chánh ngữ. Đây là đối với nhân mà lập quả, nhân là vô biểu sắc, quả là chánh ngữ).

– Biệt giải thoát giới chứng: Nếu không có vô biểu thì cũng không có giới biệt giải thoát. Vì sao khi thọ giới tuy sanh tâm ác vô ký, duyên khác mà gọi là Tỳ-kheo, biết rõ chỉ có vô biểu giới sắc gọi là giới biệt giải thoát. Trong ác vô ký nối tiếp chuyển gọi là Tỳ-kheo.

– Giới là đê đường chứng: Lại Khế kinh nói: Lìa giới sát sinh v.v…

gọi là giới ngăn dứt. Vì có thể nối tiếp trong thời gian dài, nên ngăn dứt lỗi pháp giới. Kinh này đã nói giới là ngăn dứt, biết rõ chỉ có sắc của giới vô biểu. Tông Tát Bà Đa dẫn chứng tám thứ trên chứng minh vô biểu thật có. Từ kinh bộ này, hiểu thông thuyết trước.

6. Tông Tát-bà-đa chứng minh:

Lại nói:

1. Ba sắc: Là sắc trong cảnh định, không có sắc vô biểu. Các sư phái Du-Già Hán dịch là Tương ưng, nghĩa là tâm cảnh tương ưng, nói: Lúc tu thiền định, năng lực của định phát sinh, sắc trong cảnh giới của định mắt không thể thấy được, nên gọi là vô kiến, không có sự chướng ngại nên gọi là Vô đối.

2. Sắc Vô lậu : Cũng là sắc của cảnh định, nương vào định vô lậu mà sinh ra sắc, gọi là sắc vô lậu.

3. Phước thêm lớn: Chỉ là bố thí, hiện hành khéo suy nghĩ, Huân tập thành hạt guống giả lập vô biểu, gọi là phước thêm lớn.

Cho nên Luận chép: duyên bố thí trước được tư huân tập, nối tiếp nhỏ nhiệm, dần dần chuyển biến, khác nhau mà sinh khởi. Do đây tương lai chiêu cảm nhiều quả, Ccho nên mật ý nói: Hằng thường thời nối tiếp, phước nghiệp tăng dần, phước nghiệp nối tiếp sanh khởi.

(Giải thích: 1. Huân tập; 2. Vi tế; 3. Nối tiếp; 4. Chuyển biến; 5. Khác nhau đều là tên khác của hạt giống).

4. Không làm mà thành nghiệp chứng: Tự thể cũng là hạt giống Tư.

5. Pháp xứ nhiếp sắc: Là sắc của cảnh giới định ở trước.

6. Tám chi Thánh đạo:

Luận chép: Tuy không có vô biểu, nhưng khi đối với đạo được như vậy, cũng là ý lạc y chỉ. Cho nên sau khi xuất định do đó mà có thể phát khởi ba chánh, không khởi ba tà, vì ở trong nhân đặt tên quả, nên an lập đủ tám chánh đạo.

(Giải thích: Theo Kinh bộ tông khi tạo đầy đủ Tư gọi là ý lạc. Sau khi xuất định nương vào ba chánh nên gọi là y chỉ. Đạo này đầy đủ tư, giả lập vô biểu gọi là đạo đủ vô biểu, vô biểu không có thật thể, đối với tư này lập chánh ngữ v.v… Văn còn lại rất dễ hiểu) . Giới Biệt giải thoát:

Cũng lấy hạt giống Tư làm thể, đối với loại tư này có công năng ngăn quấy dứt ác, giả lập vô biểu. Cho nên Luận chép: do nguyện lực của tư, trước lập nên sự cốt yếu, có công năng ngăn dứt hai nghiệp thân và ngữ. Do đây mà kiến lập luật nghi biệt giải thoát.

8. Giới là bờ đê:

Luận chép: Trước lập thệ nguyện chắc chắn không làm ác sau đó thường nhớ nghĩ, khởi tâm hổ thẹn, có thể tự giữ gìn, làm cho không phạm giới. Cho nên nghĩa bờ đê do tâm thọ trì, lượt nói về nghĩa của loại tư trong Kinh bộ. Lại như thọ giới, thệ nguyện dứt trừ bảy phi pháp. Đối với giai đoạn gia hạnh, huân thành bảy hạt giống tư của gia hạnh, sau đó đến thọ giới, yết ma lần thứ ba gặp duyên thù thắng theo gia hạnh này hạt giống tư tăng thượng lại huân thành hạt giống tư căn bản và hạt giống tư gia hạnh trước, đồng thời khởi niệm ban đầu hạt giống của bảy chi. Niệm thứ hai hạt giống mười bốn chi. Niệm thứ ba hạt giống của hai mươi mốt chi. Cho đến chưa gặp duyên xả, niệm niệm bảy chi thêm lớn. Nếu gặp duyên xả thì không thêm lớn giới ác cũng vậy.

Lại giải thích: Đối với hạt giống của một tư, sát-na, sát-na công năng, của bảy chi thêm lớn, Đại thừa cũng vậy. Huân tập thức thứ tám. Nếu Tông Kinh Bộ cho là huận tập sắc tâm tức là sắc tâm giữ gìn hạt giống. Đối với sắc tâm có công năng sinh ra quả, giả lập hạt giống, lìa sắc tâm thì không có tự thể riêng.

7. Nói về đại chủng năng tạo:

Dưới đây là thứ hai nói về đại chủng năng tạo trong đó có ba:

  1. Nói về biểu vô biểu đại chủng dị.
  2. Nói về năng tạo thời đồng dị.
  3. Nói về đại chủng y địa dị.

Về biểu vô biểu đại chủng dị.

Luận chép: Trước nói đại chủng sở tạo vô biểu là đại chủng sở tạo của biểu phải chăng? Có khác nhau không?

Tụng chép:

Đại chủng năng tạo này.

Khác với biểu sơ y.

Giải thích: Này là vô biểu này. Biểu và vô biểu do đại chủng khác sinh, vô biểu sắc này nhỏ nhiệm, biểu sắc thì thô, không thể một tứ đại chủng có thể sinh ra hai lớp thô tế. Cho nên phải khác.

8. Năng tạo thời đồng khác:

Dưới đây là thứ hai nói về năng tạo thời đồng khác.

Luận chép: Như biểu và đại chủng phải sinh đồng thời vô biểu và đại chủng có một phần thời dị.

Tụng nói:

Sau dục niệm vô biểu.

Nương chủng quá khứ sinh.

Giải thích: Dục: là phân biệt với định câu vô biểu của cõi Sắc. Định, câu vô biểu và đại chủng năng tạo chắc chắn đồng thời. Chỉ ràng buộc cõi Dục, sau một sát-na tất cả vô biểu. Nương vào đại chủng quá khứ sinh đó là vô biểu của niệm đầu đi chung với đại chủng. Đại chủng lúc này đến đời tương lai có nhiều vô biểu. Cho nên niệm thứ hai tất cả vô biểu. Nương vào đại chủng quá khứ mà sinh. Đại chủng quá khứ có thể tạo vô biểu. Cùng năm nhân: như sinh v.v… gọi là sở y, sở y này phát khởi vô biểu, lúc vô biểu khởi nương vào đại chủng hiện tại, đại chủng thân hiện tại, chỉ có thể làm ở nơi nương tựa, không phải sở y.

Luận chép:

Là chuyển nhân tùy chuyển

Như bánh xe lăn trên đất

Đất tây làm chỗ nương.

(Giải thích: Đại chủng quá khứ gọi là chuyển nhân. Chuyển là khởi vì vô biểu khởi, đại chủng của thân hiện tại, gọi là nhân tùy chuyển. Vì vô biểu chuyển theo đại chủng. Nhân tùy chuyển thuộc về y chú thích. Tay rờ mặt trời, mặt trời nhờ địa cầu mà chuyển mặt trời dụ cho vô biểu, tay dụ cho đại chủng thân hiện tại).

Hỏi: Đại chủng của niệm đầu tạo vô biểu ở niệm sau, tức là dụng, niệm sau tạo đại chủng vô biểu niệm đầu, hay khởi đại chủng khác tạo vô biểu ở niệm sau?

Đáp: Theo luận bà sa: Có ba giải thích.

1. Tức dụng tạo vô biểu của niệm đầu, đại chủng tạo vô biểu ở niệm sau.

2. Giải thích: Riêng khởi một đại chủng xa tạo rất nhiều vô biểu ở đời vị lai .

3. Giải thích lúc niệm ban đầu khởi nhiều đại chủng, xa tạo rất nhiều vô biểu ở vị lai, sát-na sát-na bốn đại tạo riêng.

4. Nói về năng tạo địa biệt sinh:

Dưới đây là thứ ba nói về năng tạo địa biệt sinh:

Luận chép: Địa nào là thân nghiệp ngữ nghiệp. Địa nào là sở tạo của đại chủng

Tụng chép:

Hữu lậu nương tự địa

Vô lậu tùy chỗ sinh.

Giải thích: Hữu lậu nương tự địa y: Là nói về đại chủng sở y của giới hữu lậu. Muốn biệt giải thoát và sắc định cộng, hai luật nghi này gọi là giới hữu lậu; đều tùy đương địa, sở tạo đại chủng. Vì pháp hữu lậu ràng buộc định địa. Cho nên Luận chép: Cõi Dục bị ràng buộc, hai nghiệp thân và ngữ, chỉ ràng buộc cõi Dục. Sở tạo đại chủng như thế cho đến thiền thư tư thân nghiệp và ngữ nghiệp chỉ là địa kia, sở tạo đại chủng. (Như trên là văn luận).

Vô lậu tùy chỗ sinh: Đây là nói đại chủng sở y của giới vô lậu, đạo cận vô biểu gọi là giới vô lậu. Giới vô lậu này tùy chỗ sinh của thân, sở tạo đại chủng. Nghĩa là sinh ở cõi Dục, vô lậu có hiện ra mặt, tức là sở tạo đại chủng của cõi Dục. Dục này vô lậu tuy nương vào Lục địa cõi Sắc mà sạch khởi, không nương vào sở tạo đại chủng của địa kia vì pháp vô lậu không rơi vào giới, lại không có các đại chủng là vô lậu. Lại không thể nói không ràng buộc đại chủng. Do thân làm sở y nên vô lậu sạch khởi. Cho nên tùy vào sở tạo đại chủng của sinh xứ. Như thế cho đến thân sinh ở thiền thứ tư, vô lậu hiện ra. Chỉ là sở tạo đại chủng của Địa. Vì tùy chỗ sinh nghĩa y theo trước đã nói.

10. Nói rộng các môn:

Dưới đây là thứ hai phân biệt các môn, trong đó gồm:

  1. Y theo loại.
  2. Y theo địa giới tánh.

– Nói theo loại.

Luận chép: Biểu vô biểu này về loại thế nào, lại loại nào là sở tạo đại chủng.

Tụng chép:

Vệ biểu không chấp thọ

Cũng tình số đẳng lưu

Tán nương tánh đẳng lưu

Có thọ khác đại sanh

Định sinh nương nuôi lớn

Vô thọ chẳng khác đại

Biểu chỉ tánh đẳng lưu

Thuộc thân có chấp thọ.

Giải thích: Sáu câu đầu nói về loại dị biểu và đại chủng sở y. Hai câu sau nói về loại biểu và đại chủng sở y.

Vô biểu không chấp thọ: hoặc định, hoặc tán loạn, tất cả vô biểu vì không biến đổi ngăn ngại nên gọi là không chấp thọ.

Cũng tình số đẳng lưu: Là nói sắc vô biểu, do nhân đồng loại mà sinh là tánh đẳng lưu. Cũng nói là hiển bày đây có sát-na là khổ, nhẫn Câu, đạo cọng vô biểu, vì chẳng phải đẳng lưu nên gọi là có sát-na.

Nói tình số: Vô biểu này nương vào nội thân mà sạch khởi, thuộc về số hữu tình. Tán nương tánh đẳng lưu, có thọ dị đại chủng phát sinh là nói đại chủng sở y của vô biểu. Tán là cõi Dục là biệt giải thoát vô biểu.

Nương: là vô biểu, là đại chủng sở y.

Đại chủng tán loạn này từ nhân đồng loại mà sinh, chỉ có tánh đẳng lưu. Lại đại chủng này vì quả tâm tán loạn, gọi là hữu chấp thọ, chắc chắn có tâm ái chấp làm tự thể cho nên có chấp thọ.

Đại chủng khác sinh là nói: Thân có ba nghiệp, miệng có bốn là bảy chi vô biểu, mỗi pháp đều có bốn đại chủng tạo. Vì tẩn mát bảy chi xoay vần đối nhau, chẳng phải một quả, bởi vậy bảy chi này đều có đại tạo riêng.

Định sinh nương nuôi lớn

Không thọ, không đại khác.

Là nói đại chủng sở y vô biểu của định, định sinh vô biểu gồm có hai thứ:

Là giới định và giới vô lậu.

Hai vô biểu này là đại chủng sở y chỉ là tánh nuôi lớn, vì ở trong đinh có thể nuôi lớn bốn đại chủng, định sinh đại chủng chỉ là tánh nuôi lớn.

Lại đại chủng của định là không chấp thọ, vì ở trong định thì không có tâm ai chấp vào đại chủng này làm tự thể bên trong. Không chấp thọ không có đại chủng khác: là nói bảy chi vô biểu của định, đồng một tứ đại chủng tạo vì đại chủng này và tâm định đều đi chung. Vì tâm định là một nên đại chủng này cũng chỉ có một.

Lại bảy chi này xoay vần đối nhau, vì đồng một quả không có đại chủng khác tạo, biểu là tánh đẳng lưu. Nói thân, ngữ là nói lên cho sắc, do nhân cùng loại mà sinh. Chỉ có tánh đẳng lưu, thuộc thân có chấp thọ. trong đó thân biểu thuộc về thân nên gọi là hữu chấp thọ, vì ngữ biểu không thuộc về thân, cho nên không chấp thọ. Nhưng có đại chủng đẳng lưu mới sinh trụ ở khắp thân có tạo biểu nghiệp, không phá hoại bản thân, thân cũng không lớn, dị thục rỗng rang, vì có kẽ hở cho nên được dung nạp.

11. Nói về tánh giới địa:

Dưới đây là thứ hai nói về tánh giới địa.

  1. Nói về tánh giới địa.
  2. Nói về ba tánh.

Luận chép: Đã nói về hai nghiệp môn, ba nghiệp môn, năm nghiệp môn khác nhau, tánh giới địa này khác nhau thế nào?

Tụng chép:

Vô biểu ký dư ba

Bất thiện chỉ ở Dục

Vô biểu khắp sắc dục

Biểu chỉ hai hữu, tứ

Dục không có phú biểu,

Vì không có đẳng khởi.

Giải thích: Vô biểu ký dư ba: Nói rộng ba tánh, đó là vô biểu sắc, không có ở vô ký, chỉ có tánh thiện ác nên nói là ký.

Nói dư là biểu nghiệp: và với ý tứ có cả ba tánh.

Hỏi: thế nào là vô biểu không có vô ký?

Đáp: vì tâm vô ký, nên thế lực yếu kém, không thể dẫn phát nghiệp vô biểu mạnh mẽ. Lúc nhân diệt, quả vẫn tiếp tục sạch khởi. Cho nên nghiệp vô biểu không phải vô ký.

Bất thiện chỉ ở Dục: Là tư của biểu và vô biểu, trong đó bất thiện chỉ ở cõi Dục, thiện và vô ký thì. Có khắp các địa. Vô biểu ở khắp cõi dục, cõi Sắc.

Ở đây nói vô biểu không cõiVô Sắc. Vì cõi Vô Sắc không có đại chủng. Đã không có đại chủng thì vô biểu đâu có. Lại có thân ngữ, mới có luật nghi. Trong cõi Vô Sắc không có thân ngữ hoạt động, nên không có luật nghi, lại sư Tỳ-bà-sa nói rằng: vì trị giới ác nên sạch khởi thi la, chỉ ở cõi Dục có các giới ác. Cõi Vô Sắc đối với dục đủ cả bốn thứ viễn.

  1. Sở y viễn.
  2. Hanh tướng viễn.
  3. Sở duyên viễn.
  4. Đối trị viễn.

Cho nên ở cõi Vô Sắc không có sắc vô biểu. Biểu chỉ có tứ hai: Sơ thiền của cõi Dục gọi là có tứ hai. Biểu sắc chỉ ở địa hữu tư, phải có tâm tứ, mới phát sinh được biểu, Nhị thiền trở lên, vì không có tầm tứ cho nên không có biểu nghiệp.

Cõi Dục không có hữu phú biểu vì không có đẳng khởi nói hữu phú biểu chỉ ở Sơ thiền. Nói về biểu nghiệp, y theo tâm Đẳng khởi, để phân chia thiện ác.

Đẳng khởi: Là tâm có thể phát sinh, vì trong cõi Dục không có tâm hữu phú có công năng phát sinh biểu nghiệp cho nên hữu phú biểu không có ở cõi Dục.

Cõi Dục tuy có thân kiến, biên kiến, là tâm hữu phú, là sở đoạn của kiến, không thể phát nghiệp:

Phát nghiệp chỉ ở tu thì dứt.

Hỏi: Vì sao gọi là hữu phú biểu nghiệp ở sơ thiền?

Đáp: Như Đại Phạm Vương đối với chỗ ngựa hơn, khởi tâm dua nịnh, phát ra thân ngữ nghiệp. Gọi là hữu phú biểu.

Luận chép: Lại vì sao mà từ thiền thứ hai trở lên đều không có biểu nghiệp, cõi Dục không có hữu phú vô ký biểu nghiệp. Vì không phát khởi tâm đẳng khởi của nghiệp cho nên có tâm tầm tứ, mới phát nghiệp được.

Từ nhị thiền trở lên đều không có tâm này. Lại phát tâm biểu chỉ tu thì dứt, kiến sở đoạn hoặc, vì bên trong chuyển nên ở cõi Dục quyết định thân có hữu phú vô ký. Hoặc tu sở đoạn, chính là biểu nghiệp, ba 288 địa trên đều không có. Cõi Dục không có biểu nghiệp hữu phú vô ký.

(Như trên là văn luận, suy nghĩ sẽ biết).

Dưới đây là thứ hai, nói về lý do của ba tánh: Trong đó có hai:

  1. Nói về lý do của ba tánh.
  2. Nói về hai thứ đẳng khởi.

Nói về ba tánh: Luận chép bốn nhân năng thành ba tánh: a. Do thắng nghĩa.

  1. Do tự tánh.
  2. Do tương ứng.
  3. Do đẳng khởi.

Trong đây nên nói về pháp nào, tánh nào, do đâu mà thành.

Tụng chép:

Thắng nghĩa khéo giải thoát

Tự tánh gốc tàm quý

Tương ưng tương ưng kia

Đẳng khởi sắc nghiệp thảy

Trái đây là bất thiện

Hai thường hơn vô ký.

Giải thích: Thắng nghĩa khéo giải thoát: Niết-bàn gọi là giải thoát vì trong Niết-bàn rất an ổn, khổ đau không còn, giống như không bị bệnh, là thiện là thường nên gọi là thắng. Vì có thật thể nên còn gọi là nghĩa. Cho nên Niết-bàn này gọi là thắng nghĩa thiện.

Tự tánh gốc tàm quý: Gốc: Là ba gốc lành: vô tham, vô sân, vô si. Và hai thứ tàm, quý. Năm pháp này khởi tánh là thiện, giống như thuốc hay gọi là tự tánh thiện.

Tương ưng tương ưng kia: Tương ưng trên là nêu, tương ưng dưới là giải thích. Nói kia là năm thứ như: vô tham, vô sân, vô si, tàm, quý ở trước, còn lại là tâm và tâm sở, tự tánh bất thiện, tương ưng với vô tham vô sân v.v… mà được gọi là thiện gọi là tương ưng thiện. Như xen lẫn nước thuốc.

Đẳng khởi sắc nghiệp v.v… sắc nghiệp là thân, ngữ biểu nghiệp, vô biểu nghiệp v.v… Đằng là chấp bốn tướng trong bất tương ưng và đắc, hai định vô tâm, các pháp này gọi là Đẳng khởi thiện. Vì tự tánh và tương ưng thiện, sở đẳng khởi mà được gọi là thiện, như nước thuốc hay, như sữa làm cho sống còn.

Trái với tên này gọi là bất thiện, lập ra bốn pháp bất thiện.

1. Thắng nghĩa bất thiện: là pháp sinh tử. Do pháp sinh tử lấy khổ làm tự tánh, rất không an ổn, giống như bệnh tật.

2. Tự tánh bất thiện: Là không tàm quý và tham sân v…v. và ba gốc bất thiện, tánh là bất thiện, giống như thuốc độc.

3. Tương ưng bất thiện: Trừ vô tàm quý v. v… còn lại là tâm vương và tâm sở. Phải tương ưng với vô tàm, vô quý v. v… mới gọi là bất thiện. Như nước có lẫn chất độc.

4. Đẳng khởi bất thiện: Là thân nghiệp ngữ nghiệp, bốn tướng và đắc trong bất tương ưng, vì là tự tánh tương ưng bất thiện đẳng khởi nên giống như nứơc thuốc độc, sinh ra sữa.

Hai thường hơn vô ký: Thắng nghĩa vô ký gọi là hư không phi trạch diệt, là hai pháp thường. Vì là thướng nên gọi là thắng nghĩa, vì không phải đạo sở chứng nên gọi là vô ký, thật ra hữu vi vô ký gọi là tự tánh vô ký. Luận này lược qua không nói, luận chánh lý đều nói rõ nên biết trong vô ký không có tương ưng, đẳng khởi vô ký.

Hỏi: nếu sức của đẳng khởi làm cho thân nghiệp, ngữ nghiệp thành thiện, bất thiện tức là đại chủng năng tạo của nghiệp này cũng sinh đẳng khởi, vì sao đại chủng chỉ có tánh vô ký?

Đáp: vì tâm người tạo ác vốn muốn khởi nghiệp, chẳng phải bốn đại chủng cho nên không thành ví dụ.

12. Nói về nghĩa Đẳng khởi:

Dưới đây là thứ hai nói về nghĩa đẳng khởi: Dẫn kinh nêu câu hỏi.

Cho nên Luận chép: như trên đã nói hoặc do kiến sở đoạn, không thể phát sinh biểu. Nếu như vậy thì vì sao trong Khế Kinh nói: do tà kiến mà khởi tà tư duy, tà ngữ, tà nghiệp và tà mạng.

(Giải thích: tà kiến là hoặc kiến sở đoạn, đã từ tà kiến phát ra tà ngữ vì sao kiến hoặc không sinh ra biểu), ở đây không trái (là đáp chung). Vì sao? (Là hỏi).

Tụng chép:

Đẳng khởi có hai thứ

Nhân và sát-na kia

Như thứ lớp nên biết

Gọi là chuyển gọi tuỳ chuyển

Kiến đoạn thức chỉ chuyển

Chỉ chuyển theo năm thức

Tu đoạn ý có hai

Vô lậu dị thục không

Đối tánh chuyển thiện thảy

Tùy chuyển đều có ba

Mâu ni thiện ắt đồng

Vô ký tùy hoặc thiện.

Giải thích: Một hàng đầu nói về hai đẳng khởi, hàng thứ hai y theo sáu thức nói về sự khác nhau. Một hàng sau y theo ba tánh để nói về đồng khác. Đẳng khởi có hai thứ là: nêu, biểu sắc, vô biểu sắc đẳng khởi có hai thứ:

Nhân và sát-na kia: là nêu danh.

1. Nhân đẳng khởi; 2. Sát-na đẳng khởi.

Phát ra nghiệp tâm ở trước gọi là nhân đẳng khởi, vì ở trước là nhân nên cùng nghiệp có tâm gọi là sát-na đẳng khởi. Vì đồng một sátna.

Như thứ lớp nên biết gọi là chuyển tùy chuyển: Do tâm đẳng khởi mà gọi là chuyển, nghĩa là có khả năng chuyển nghiệp. Nói chuyển là khởi. Vì lúc sắp gây ra nghiệp có công năng dẫn phát, sát-na đẳng khởi gọi làtùy chuyển, nghĩa là tùy nghiệp chuyển. Chính lúc gây ra nghiệp không tương ưng.

Kiến đoạn thức chỉ chuyển: Bốn câu dưới này phân biệt câu đầu này. Là kiến đoạn, thức chỉ chuyển. Nhưng vì nhân xa giúp cho tâm tầm tứ. Có thể khởi biểu, không thể tùy chuyển, đối với tâm: ngoại môn chính lúc khởi nghiệp thì kiến đoạn không còn (Giải thích: ngoại môn là tu đoạn).

Chỉ chuyển theo năm thức: là câu thứ hai: là năm thức thân vì không phân biệt, không thể chuyển vì ngoại môn khởi nên có thể tùy chuyển.

Tu đoạn ý có cả hai: Nói đều là câu. Thức tu sở đoạn có phân biệt nên có khả năng chuyển vì ngoại môn khởi nên cũng là tùy chuyển.

Vô lậu dị thục không: là đều chẳng phải câu, đó là pháp vô lậu, vì chỉ ở trong định cho nên không thể phát nghiệp. Chẳng chuyển chẳng tùy chuyển, như tâm dị thục tùy ý sạch khởi, nên không thể phát nghiệp.

Chẳng chuyển chẳng tùy chuyển. Đối với các tánh như chuyển thiện v.v… tùy chuyển đều dung nạp ba tánh: là nói ba tánh chuyển, tùy chuyển khác nhau.

Các tánh như thiện v.v… là chấp vào bất thiện vô ký.

Nói ba: là ba tánh, là tâm chuyển, nếu thiện tùy chuyển mà dung nạp ba tánh, chuyển tâm, hoặc bất thiện tùy chuyển cũng dung nạp ba tánh. Tâm chuyển hoặc vô ký thì cũng dung nạp ba tánh.

Mâu ni thiện ắt đồng: là tâm Phật là tâm chuyển của Phật, hoặc

là tánh thiện. Sau đó tùy tâm chuyển, cũng phải là thiện, cho nên nói là đồng.

Vô ký tùy hoặc thiện: là tâm vô ký của Phật, nếu là chuyển thì tâm chuyển theo, hoặc là tánh thiện cũng có vô ký cho nên nói “hoặc”. Lúc Phật nói pháp, tâm thêm lớn không có thụt lùi cho nên tâm vô ký chuyển có cả tâm thiện tùy chuyển nên nói Phật có tâm vô ký.

Nếu theo tông Tát-Bà-Đa chấp nhận Phật có ba tâm vô ký dị thục, thông quả, oai nghi.

Nếu theo tông Đại chúng bộ nói Phật không có tâm vô ký, tâm chỉ là thiện vì Phật dị thường trụ trong định. Cho nên Khế Kinh nói: Na-già ở trong định, Na-già trụ trong định, Na-già ngồi trong định, Na-già nằm trong định. Na-già, (Hán dịch là Long đầu, chỉ cho Phật, Thế tôn).