LUẬN CÂU XÁ TỤNG SỚ BỔN
Sa-môn Viên Huy Chùa Đại Vân trung soạn
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh
Hội Văn Hóa Giáo Dục Linh Sơn Đài Bắc Xuất Bản

 

QUYỂN 12

1. Nói về ba giới hạn:

Dưới đây là thứ ba của toàn văn nói về ba giới hạn, là:

  1. Nói về ba cực tiểu.
  2. Nói về hai lượng.

– Nói về ba cực tiểu:

Luận chép: Như thế đã y theo du-thiện-na, nói rộng sự khác nhau về lượng thân khí thế gian, y theo năm v. v… mà nói về tuổi thọ có khác nhau. Hai lượng không đồng trước chưa nói nay nói. Kiến lập hai lượng này, chẳng thể không nương vào danh, hai lượng trước và danh chưa nói rõ cực tiểu nay nên nói về lượng ba cực tiểu.

Tụng chép:

Chữ cực vi sát-na

Sắc danh thì cực nhỏ

Giải thích: Câu trên là nêu, câu dười là giải thích.

Cực vi: Là sắc rất nhỏ.

Sát-na: Là Thời gian rất ngắn.

Một chữ: Là danh rất nhỏ. Đó là phân tích các sắc cho đến cực vi là cực vi của sắc.

Phân tích các danh cho đến một chữ gọi là cực nhỏ của danh, phân tích thời gian đến một sát-na gọi là thời gian rất ngắn.

Một chữ Danh: Như nói tên Cù.

Hỏi: Thế nào là sát-na?

Đáp: các duyên hòa hiệp được tự thể của pháp.

Lại giải thích: hoặc có pháp động, hành độ một cực vi.

Lại giải thích: Các sư Đối pháp nói rằng: Như một cái búng ngón tay của người tráng sĩ là sáu mươi lăm sát-na, như thế gọi là một sátna.

2. Nói về hai lượng:

Dưới đây là thứ hai, nói về hai lượng là:

– Nói về du-thiện-na v.v…

– Nói về năm v.v…

a. Nói về du-thiện-na: Luận chép:

Đã biệt ba cực nhỏ.

Hai lượng trước thế nào? (Là hỏi chung). Nay nói về du-thiện-na v.v… ở trước (là hỏi riêng). Tụng chép:

Cực vi vi vàng nước

Thỏ, dê, trâu bụi nhỏ

Con rận, mạch, chỉ tiết

Sau sau tăng bảy lần

Hai mươi bốn khuỷu tay

Bốn khuỷu là một cung

Năm trăm câu-lô-xá

Tám du-thiện-na này.

Giải thích: Cực vi là trước, chỉ tiết là sau, nên biết sau sau tăng bảy lần, nghĩa là bảy cực vị là một vi lượng. Bảy vi lượng là một kim trần. (Giải thích: Hạt bụi trụ ở trên vàng. Lại giải thích: Hạt bụi thấu qua vàng đến dưới, thảy trần có hai giải thích). Bảy kim trần là một thủy trần, bảy thủy trần là một thố mao trần.

(Chú giải: 1. Trụ trên đầu lông thỏ; 2. Nhỏ như đầu lông thỏ và cho đến lông bò).

Bảy thố mao trần thành một dương mao trần.

Bảy dương mao trần thành một ngưu mao trần, bảy ngưu mao trần là một khích du trần).

Bảy khích du trần hạt bụi qua kẽ hở là một kỷ. Bảy kỷ là một sắt, bảy sắt là một mạch, bảy mạch là một chỉ tiết, ba tiết là một chỉ, hai mươi bốn chỉ bày theo chiều ngang là một khuỷu tay, dọc bốn khuỷu tay là một cung.

Tầm theo chiều dọc là năm trăm là một câu-lô-xá. Một câu-lô-xá lá từ thôn đến A-lan-nhã, (Hán dịch là vô huyên tạp) lượng con đường trung gian, nói tám câu-lô-xá là một du-thiện-na.

Giải thích: Một Khuỷu tay là một thước tám tấc, một cung là bảy thước hai tấc. Cho đến một câu-lô-xá gồm có hai dặm, một du-thiện-na có mười sáu dặm

3. Dưới đây thứ hai là nói về năm v.v… trong đó có hai:

– Nói từ sát-na đến năm.

– Nói về các kiếp số.

a. Nói từ sát-na đến năm.

Luận chép: như vậy đã nói về du-thiện-na rồi, nay sẽ nói về năm.

Tụng chép:

Trăm hai mươi sát-na

Là lượng Đát sát-na

Lạp-phược sáu mươi này

Ba mươi tu-du này

Ba mười ngày đêm này

Tháng ba mươi ngày đêm.

Mười hai tháng là năm

Trong đó giảm nửa đêm.

Giải thích: Một trăm hai mươi sát-na là một đát-sát-na, sáu mươi đát sát-na là một lạp phược, ba mươi lạp phược là mâu-hô-túc-đa, ba mươi mâu hô túc đa là một ngày đêm. Ba mươi ngày đêm là một tháng, mười hai tháng là một năm, một năm chia làm ba mùa: mùa lạnh, mùa nóng và mùa mưa, mỗi mùa có bốn tháng, trong mười hai tháng có sáu tháng đêm giảm, trong một năm sáu tháng đều giảm đêm. Vì sao như vậy? cho nên có bài tụng:

Trong mùa lạnh, nóng, mưa

Một tháng rưỡi đã qua

Còn lại là nửa tháng

Người trí biết đêm giảm.

4. Nói về kiếp:

Dưới đây là thứ hai, nói về thời gian một kiếp, trong đó có ba:

  1. Nói về kiếp số.
  2. Nói về con người trong kiếp đó.
  3. Nói về tại họa trong kiếp đó.

Về kiếp số.

Luận chép: Như thế đã nói từ sát-na đến năm, thời gian của một kiếp không đồng nay kế sẽ nói.

Tụng chép:

Nên biết có bốn kiếp

Là hoại thành trung đại

Hoại từ ngục bất sinh

Đến khí ngoài đều hết,

Thành kiếp từ gió khởi

Đến địa ngục mới sinh

Trung kiếp từ vô lượng

Giảm đến thọ mười tuổi

Kế tăng giảm mười tám

Sau tăng đến tám muôn

Như thế thành đã trụ

Gọi hai mươi kiếp trung

Thành hoại hoại đã không

Thời đều đồng kiếp Trụ

Tám mươi trung đại kiếp

Đại kiếp ba vô số.

Giải thích: Kiếp có bốn thứ:

1. Hoại; 2. thành; 3. trung; 4. đại.

Nói kiếp hoại là hữu tình ở địa ngục không còn sinh trở lại, đến lúc khí bên ngoài đều hết.

Hoại có hai thứ:

  1. Đường hoại.
  2. Giới hoại.

Giới hoại lại có hai thứ: a. Hữu tình hoại. b. Ngoại khí hoại.

Nghĩa là thế gian này trụ hơn hai mươi trung kiếp rồi. Từ đây lại có trụ được hai mươi trung kiếp, kiếp hoại lại đến có khi hữu tình ở địa ngục qua đời thì không còn sinh lại mới, là sự bắt đầu của kiếp hoại.

Cho đến địa ngục không có một hữu tình, bấy giờ gọi là địa ngục đã hoại, có các chúng sinh ở địa ngục quyết định thọ nghiệp thì nghiệp lực dẫn dắt vào địa ngục ở phương khác. Từ đây y theo biết được cõi ngạ quỷ, bàng sinh, nhưng mới ở cõi trước hoại chỗ ở cũ. Chỗ trời người tạp cư, người đồng hoại với trời. Bấy giờ cõi người, một người ở châu này không có Sư pháp như vậy. Đắc Sơ thiền, khi xả thiền thì nói rằng: ly sinh hỷ lạc, rất vui rất thanh tịnh, những người khác nghe nói như vậy cùng nhau nhập thiền định lúc chết đều được sinh lên cõi Phạm Thế. Cho đến hữu tình ở châu này đều diệt tận gọi là người ở Châu-thiệmBộ đã hoại. Hai châu Đông Tây liệt so với đây nên biết. Chúng sinh ở bắc châu khi chết thì sinh vào cõi Dục, vì họ không thể nhập định ly dục (hữu tình bắc châu không nhập định rõ ràng không sinh lên cõi Sắc). Cho nên cõi người không có một chúng sinh. Bấy giờ, gọi là cõi người đã hoại nếu bấy giời, ở cõi trời, bốn Đại Thiên Vương tùy một pháp như thế, đắc Sơ tĩnh lự, cho đến đều được sanh lên cõi Phạm Thế, bấy giờ bốn vị Đại Thiên Vương, hữu tình đều dứt hết, đó gọi là Tứ Đại Thiên 22 vương đã hoại, năm tầng trời Dục còn lại xếp vào đây nên, cho đến cõi Dục không có một hữu tình gọi là hữu tình trong cõi Dục đã hoại. Nếu bấy giờ không có một hữu tình bắt chước như vậy thì đắc Nhị thiền. Tù định ra họ xướng lên rằng: định sinh hỷ lạc rất vui rất yên tĩnh, tầng trời khác như vậy đều nhập định khi chết đều sinh lên tầng trời Cực Quang Tịnh. Cho đến hữu tình ở cõi Phạm Thế đều dứt hết gọi là đã hoại hữu tình thế gian, chỉ còn khí thế gian, rỗng rang trống trãi, tất cả hữu tình ở thế giới mười phương khác cảm được. Tam thiên đại thiên thế giới này, ở đây nghiệp hết, dần dần có bảy mặt trời xuất hiện, các biển nước khô cạn, các núi đều rúi tàn, châu bãi tam luân đều thiêu rụi theo, gió thổi lửa mạnh thiêu đốt cung trời cho đến Phạm cung, không để lại tro than, lửa của mình thiêu đốt cung của mình, không phải tai họa nơi các phá hoại được cung của mình. Từ sự dẫn khởi cho nên nói rằng: gió lửa cõi dưới đốt cháy cõi trên, những tai họa khác cũng như vậy. Như vậy bắt đầu địa ngục hoại dần cho đến khi hết đều gọi là kiếp hoại. Như trên là giải thích hàng tụng đầu. Nói kiếp Thành là từ gió khởi phát cho đến địa ngục mới bắt đầu có hữu tình sinh đó là thế gian này bị tai họa thiêu hoại, hai mươi trung kiếp chỉ có hư không, trải qua thời gian dài này, kế lại có hai mươi kiếp trụ, kiếp Thành liền đến tất cả hữu tình nghiệp lực mạnh mẽ trong hư không dần dần có sinh ra gió nhỏ nhiệm. Là khí thế gian sẽ thành tướng trước v.v… gió dần dần tăng mạnh, thành lập như trước đã nói, phong luân, thủy kim luân v.v… Trước thành lập cung của Đại Phạm thiên cho đến cung của tầng trời Da-ma, sau đó phát khởi phong luân v.v… ấy gọi là thế gian thành lập bên ngoài. Trước một hữu tình chết ở trời Cực Quang Tịnh sinh lên chỗ Đại Phạm làm Đại Phạm Vương. Sau đó các hữu tình cũng chết theo có hữu tình sinh lên trời phạm Phụ. Có người sinh lên trời Phạm Chúng, Có người sinh lên cung tầng trời Tha Hóa tự tại, dần dần sinh xuống cho đến cõi người rồi châu-câu-lô, châu ngưu hóa, châu thắng thân và Châu-thiệm-Bộ. Sau đó đọa vào địa ngục ngạ quỷ, súc sinh. Cách thức như vậy là hoại sau mà thành trước. Nếu đầu tiên một chúng sinh đọa vào địa ngục Vô gián hai mươi trung kiếp thành, nên biết đã mãn, như trên là giải thích câu thứ năm, thứ sáu, sau đó lại có hai mươi Trung kiếp, gọi là Thành đã trụ thứ lớp mà khởi đó là từ phong luân mà tạo thành khí thế gian. Cho đến về sau hữu tình dần trụ, tuổi thọ của loài người ở châu này trải qua vô lượng năm đến kiếp trụ bắt đầu có thì tuổi thọ mới giảm dần, giảm từ vô lượng kiếp đến mười tuổi gọi là một trụ trung kiếp đầu. Như trên là giải thích câu thứ bảy, thứ tám. Sau đó đều có mười tám kiếp đầu có tăng giảm gọi là từ một tuổi tăng lên tám muôn tuổi. Từ tám muôn tuổi giảm xuống còn mười tuổi, mười kiếp của kiếp thứ hai chỉ tăng chứ không giảm. Đó là từ mười tuổi tăng đến tám muôn tuổi gọi là mười kiếp thứ hai, tất cả kiếp tăng không quá tám muôn tuổi, tất cả kiếp giảm ít nhất là mười tuổi. Trong mười tám kiếp, một tăng một giảm, thì thời lượng mới đồng, trước giảm sau tăng cho nên hai mươi kiếp thời lượng đều đồng nhau, đây gọi là kiếp thành đã trụ. (Như trên là giải thích hai câu thứ chín cho đến thứ mười hai). Còn thành hoại và hoại đã thành không tuy chẳng có tăng giảm, có hai mươi khác nhau nhưng do thời lượng đồng với kiếp trụ y theo kiếp trụ (như trên là giải thích câu thứ mười ba, mười bốn) mà thành hai mươi kiếp trung, kiếp sơ trong kiếp thành phát khởi khí thế gian, mười chín trung kiếp sau có hữu tình trụ dần, kiếp sau trong kiếp hoai hoại khí thế gian. Mười chín kiếp trước hữu tình xả bỏ dần, như thế đã nói thành trụ hoại không, mỗi kiếp đều có hai mười trung kiếp chứa nhóm thành mười tám cộng chung tám mươi kiếp, này thành lượng đại kiếp. Hỏi: Tánh của kiếp là gì?

5. Hỏi đáp để làm sáng tỏ:

Đáp: Chỉ có năm uẩn, thời không có tự thể riêng, y vào pháp mà lập.

Hỏi: kinh nói ba A-tăng-tỳ kiếp Hán dịch là vô số chứa nhóm kiếp nào mà thành ba vô số kiếp?

Đáp: Chứa nhóm đại kiếp trước là mười trăm ngàn kiếp, cho đến nhóm chứa thành ba vô số kiếp.

Hỏi: Đã nói là vô sốtại sao là nói ba kiếp?

Đáp: Chẳng phải vô số mà nói lên cái không thể đếm. Kinh Giải Thoát nói trong sáu mươi số A-tăng-kỳ là con số thứ năm mươi hai.

Hỏi:Sáu mươi là gì?

Đáp: như kinh ấy nói có một, không có số khác mới là một, mười là mười, mười x mười = một trăm, mười trăm là một ngàn, mười muôn là một lạc-xoa, mười lạc-xoa là một độ lạc-xoa, mười độ lạc-xoa là một câu chi, mười câu chi là một mạt-đà, mười mạt-đà là một a-dữuđa, mười a-dữu-đa là một đại a-dữu-đa, mười đại a-dữu-đa là một bátla-na-dữu-đa, mười bát-la-na-dữu-đa là một đại bát na-dữu-đa, mười đại bát-la-na-dữu-đa là một căng-yết-la, mười căng-yết-la là một đại căng-yết-la, mười đại căng-yết-na là một tần-bạt-la, mười tần-bạt-la là một đại tần bạt-la, mười đại-tần-bạt-la là một a-sô-bà, mười a-sô-bà là một a-sô-bà, mười đại a-sô-bà là một tỳ-bà-ha, mười tỳ-bà-ha là một ôn-thặng-già, mười ôn-thặng-già là một đại ôn-thặng-già, mười đại ôn- thặng-già là một bà-yết-na, 10 bà-yết-na là một đại bà-yết-na, mười bà-yết-na là một địa-trí-bà, mười địa-trí-bà là một đại địa-trí-bà, mười đại địa-trí-bà là một hê-đô, mười hê-đô là một đại hê-đô, mười đại hê- đô là một yết-lạp-bà, mười yết-lạp-bà là một đại yết-lạp-bà, mười đại yết-lạp-bà là một ấn-đạt-la, mười ấn-đạt-la là một đại ấn-đạt-la, mười ấn-đạt-la là một tam-ma-bát-đam, mười tam-ma-bát-đam là một yết để, mười yết-để là một đại yết-để, mười đại yết-để là một niêm-phiệt-la xà, mười niêm-phiệt-la-xà là một đại niêm-phiệt-la-xà, mười đại niêmphiệt-la-xà là một mụ-đạt-la, mười mỗ-đạt-la là một đại, mụ-đạt-lam, mười đại mụ-đạt-lam là một bạt-lam, mười bạt-lam là một đại bạt-lam, mười đại bạt-lam là một san-nhược, mười san-nhược là một đại san- nhược, mười đại san-nhược là một tỳ-bộ-đa, mười tỳ-bộ-đa là một đại tỳ-bộ-đa, mười đại tỳ-bộ-đa là một bạt la sạn, mười bạt la sạn là một đạt bạt-la-sạn, mười đại bạt-la-sạn là một một a-tăng-kỳ da. Trong số này quên mất, tám cái khác như đem đại kiếp đến a-tăng-kỳ da, gọi là vô số kiếp. Vô số kiếp này lại chứa đến ba kiếp, trong kinh nói ba vô số kiếp không thể tính đếm biết được. Cho nên nói là ba vô số kiếp

Hỏi:Vì sao Bồ tát phát nguyện tinh tấn tu hành trong thời gian dài mới thành quả Phật?

Đáp: Vô thượng bồ đề rất khó được, không nhiều hạnh nguyện thì không thể thành Bồ đề. Bồ-tát phải trải qua ba số kiếp tu đại phước đức, đại trí tuệ, sáu ba la mật, trăm ngàn khổ hạnh mới chứng vô thượng bồ đề, cho nên phải phát nguyện lâu dài.

Hỏi: nếu dùng phương tiện khác cũng đắc Niết-bàn, cần gì Bồ-tát tu khổ hạnh lâu dài?

Đáp: vì muốn làm lợi lạc cho tất cả chúng sinh, cầu bồ đề phát nguyện lâu dài, làm sao khiến cho ta đủ khả năng ở trong biển khổ cứu vớt các hàm thức cho nên xả bỏ con đường Niết-bàn cầu vô thượng bồ đề?

Hỏi: Cứu vớt các chúng sinh khác mình có lợi ích gì?

Đáp: Bồ tát cứu vật, vì tâm bi của mình, cho nên cứu người khác tức là làm lợi ích cho mình.

Hỏi: Ai tin Bồ-Tát có những việc làm như thế.

Đáp: Có lo nghĩ làm lợi ích cho mình nhưng không có tâm đại bi đối với hữu tình như vậy, việc này thật khó tin, không có tâm lo cho mình mà có tâm đại bi đối với hữu tình như thế thì việc này chẳng khó tin. Như có người từ lâu có thói quen không thương xót, tuy không có lợi ích cho mình mà thích làm tổn hại người khác, thì thế gian đều như Bồ-tát, người có lòng từ bi tu tập đã lâu tuy không dành lợi ích cho mình nhưng thích làm lợi ích cho người vì sao mà không tin. Lại Bồ-tát này do chúng tánh khác lạ mới phát khởi chí nguyện này, người khác khổ cũng như mình khổ lấy niềm vui của người làm niềm vui của mình, không lấy cái khổ vui của mình làm việc khổ vui của mình không thấy lợi 1ich người khác mà có lợi ích cho mình riêng. Y theo các nghĩa như thế cho nên có bài tụng rằng:

Hạ sĩ siêng phương tiện

Hằng cầu vui tự thân

Trung sĩ cầu diệt khổ

Vì chẳng thích khổ nương

Thượng sĩ hằng siêng cầu

Mình khổ người an vui

Dứt khổ hẳn cho người

Vì lấy người làm mình.

Nói thượng sĩ là chỉ cho Bồ-tát, ý nói Bồ-tát xem người khác cũng như bản thân mình. Cho nên thấy người khác vui chính là mình vui.

6. Nói về người thấy trung.

Dưới đây là thứ hai, nói về người ở thấy trung. Trong đó chia làm ba:

  1. Nói về Phật Độc giác.
  2. Nói về Luân vương xuất hiện.
  3. Nói về Kiếp sơ có vua.

Về Phật Độc giác.

Luận chép: đã nói về lượng kiếp khác nhau như vậy rồi, Chư Phật, Độc giác xuất hiện ở thế gian là lúc kiếp tăng hay kiếp giảm.

Tụng chép:

Giảm tám muôn đến trăm

Chư Phật hiện thế gian,

Độc giác khi tăng giảm,

Lân giác dụ trăm kiếp.

Giải thích: Từ người ở châu này thọ tám muôn năm giảm dần cho đến một trăm tuổi, lúc này Chư Phật xuất hiện.

Hỏi: Vì sao ở giai đoạn tăng không có Phật xuất hiện?

Đáp: hữu tình thích tăng, vì khó giáo hóa nên không xuất hiện.

Hỏi: Vì sao giảm còn một trăm tuổi. Không có Phật xuất hiện?

Đáp: đời năm vẩn đục tăng mạnh, vì khó chuyển hóa.

Năm vẩn đục là:

  1. Vẩn đục về Mạng.
  2. Vẩn đục về Kiếp.
  3. Vẩn đục về Phiền não.
  4. Vẩn đục về Kiến.
  5. Vẩn đục về Hữu tình.

Kiếp giảm gần hết, tuổi thọ v. v… bỉ lậu, giống như cặn uế nên gọi là Trược.

Nghĩa là Thọ trược là tổn mạng, kiếp trược tổn tự cụ, phiền não và kiến làm tổn hại phẩm thiện. Do phiền não sự vẩn đục về mà đam mê dục lạc. Do sự vẩn đục về kiến mà tự khổ hạnh, hoặc sự vẩn đục về phiền não làm tổn thiện tại gia, hoặc do sự vẩn đục về kiến mà tổn hại điều thiện xuất gia. Như trược của hữu tình làm suy tổn sắc lực của thân lượng tư thân, vì niệm trí mạnh mẽ và không bị bệnh. Cho nên thường bị bệnh làm tổn hại không bệnh. Độc giác xuất hiện có cả kiếp tăng, kiếp giảm. nhưng các Độc giác có hai thứ khác nhau:

1. Bộ hành, là hữu Bộ đảng.

2. Lân giác: Xuất thế. Duy nhất, như ký lân một sừng. Bộ hành độc giác trước là Thanh văn, trước đắc ba quả, sau đắc quả Vô học, không do người khác mà ngộ, dần dần gọi là độc thắng.

Có Sư khác nói: trước là chúng sinh từng tu Thanh Văn thuận phần quyết trạch, nay tự ngộ đạo, được gọi là Độc thắng. Do trong bổn sư nói: trong một ngọn núi có năm trăm vị tiên tu khổ hạnh, có một con khỉ cái đã từng gần gũi một vị Độc giác, thấy vị ấy có oai nghi. Sau đó con khỉ cái ấy đến chỗ vị tiên ngoại đạo ở, hiện oai nghi Độc giác, chư tiên thấy vậy sinh lòng cung kính, trong chốc lát đều chứng bồ đề Độc giác. Nếu trước là bậc Thánh không cần tu khổ hạnh, Lân giác là dụ cho phải một trăm đại kiếp tu bồ đề tư lương sau đó mới thành quả Độc giác.

7. Nói về Luân vương xuất hiện:

Dưới đây là thứ hai nói về Luân vương xuất hiện:

Luận chép: Luân vương xuất hiện từ lúc nào? Câu hỏi một, có mấy loại? Câu hỏi hai tư cụ gì, là câu hỏi ba, oai nghi gì là câu hỏi bốn, tướng gì là câu hỏi năm. Luận vương trên tám muôn.

Kim, ngân, đồng, thiết, luân

Một hai ba bốn châu,

Ngược thứ lớp riêng như Phật

Được nghênh tự đến phục

Tranh trận thắng không hại

Tướng bất chánh tròn đầy

Nên chẳng giống với Phật.

Giải thích: Câu đầu trả lời câu hỏi thứ nhất. Hai câu kế trả lời câu thứ hai, một câu kế trả lời câu hỏi thứ ba, hai câu kế nữa trả lời câu hỏi thứ tư. Hai câu sau cùng trả lời cho câu hỏi thứ năm. Người ở châu này tuổi thọ đến tám muôn tuổi, thì có Luân vương xuất hiện. Vị vua này do luân chuyển ứng với đạo, uy phục được tất cả nên gọi là vua chuyển luân. Và kim ngân đồng thiết luân ứng khác, vua thiết luân là vua của một châu giới, vua đồng luân là vua của hai châu giới, vua ngân luân là vua ba châu, vua Luân vương giống như Phật, sinh ra không có hai cụ, xuất hiện duy nhất, không có hai vị. Theo Tát-Bà-Đa thì: thế giới mười phương chỉ có một đức Phật. Theo kinh Bộ Tông thì các thế giới ở mười phương chấp nhận Phật mười phương, luận có phá tướng, vì rườm rà nên không nêu ra.

Bốn vị luân vương này có oai đức ổn định được các phương cũng có khác nhau. Nói vua kim luân là vua các nước nhỏ. Các nước nhỏ đều tự đến nghênh đón, nói thế này, cõi nước chúng tôi an ổn, giàu có, dân cư đông đúc, chỉ mong Thiên tôn từ bi chỉ dạy. Chúng tôi chỉ là người hậu cận thiên tôn. Nếu vua ngân luân tự đến chỗ kia thì nơi kia thần phục. Nếu vua đồng luân đến nước kia rồi dùng uy và đức hơn được nơi kia. Nếu vua thiết luân cũng đến nước kia hiện uy bày trận chiến thắng mới thôi.

Tất cả Luân Vương đều không làm thương tổn, làm cho thắng rồi mới xếp đặt chỗ ở, khuyên hóa làm cho tu mười điều thiện, cho nên Luân Vương qua đời chắc chắn sẽ sinh lên tầng trời.

Kinh chép: Luân vương có bảy thứ báu.

  1. Bánh xe báu
  2. Voi báu
  3. Ngựa báu
  4. Châu báu
  5. Nữ báu
  6. Chủ tạng thần báu
  7. Chủ binh thần báu.

Như các Luân vương không chỉ là bảy báu, khác với vua khác, có ba mươi hai tướng, tướng đại sĩ khác với vua khác.

Hỏi: Nếu thế, Luân vương có gì khác với Phật?

Đáp: Phật là tướng đại sĩ, chính là nói tướng của vua tròn đầy như hư không như vậy. Cho nên có khác nhau.

8. Nói về kiếp sơ có vua:

Dưới đây là thứ ba nói về kiếp sơ có vua:

Luận chép: Người ở kiếp sơ rất đông, có vua hay không?

Tụng chép:

Kiếp sơ như sắc thiên

Sau dần tăng vị tham

Do lười biếng, sinh trộm

Nên phòng giữ rộng vườn.

Giải thích: Người ở kiếp sơ đều như người cõi Sắc. Các căn không thiếu, hình sắc xinh đẹp,thân có ánh sáng, tự tại bay đi trong hư không, thức ăn vui sướng, tuổi thọ lâu dài. Có loại như thế, vị của đất dần dần sinh ra rất ngon ngọt, thơm tho. Bấy giờ có, một người bẩm tánh tham mùi vị, ngửi hương lấy ăn. Bấy giờ mới gọi là trước thọ đoạn thực. Vì đoạn thực nên thân nặng thô dần, ánh sáng tắt mất, sinh ra đen tối mặt trời, mặt trăng và các sao từ đây xuất hiện, do đắm vị, này nên vị của đất dần biến mất. Từ đó lại sanh ra bánh da đất, mọi người đua nhau lấy ăn, bánh đất lại ẩn. Bấy giờ lại có cây leo xuất hiện, mọi người đua nhau đến lấy ăn, dây rừng lại biến mất. Bấy giờ có những thứ không thể cày cấy, lúa thơm tự mọc lên, mọi người đua nhau đến lấy để làm thức ăn, vì thức ăn này thô cho nên làm dơ uế thân, vì muốn trừ bỏ bèn sinh ra hai đường từ đây sinh ra căn nam căn nữ. Do hai căn khác nhau nên hình tướng cũng khác nhau. Do nghiệp lực kiếp trước nên nhìn nhau liền sinh ra tác ý phi lý, dục tham quỹ mị mê hoặc thân tâm, thất ý cuồng loạn, làm điều phi phạm hạnh, quỷ dục trong loài người lúc này mới phát khởi .

Bấy giờ mọi người cùng dấy lúa thơm cất chứa làm thức ăn về sau, có người bẩm tánh biếng nhác, gom lấy lúa thơm một cách dư thừa, định để dành về sau ăn, người khác bắt chước theo, chứa để càng nhiều, do đây mà đối với lúa nghĩ là của mình, lấy nhiều không biết thỏa mãn. Từ đây lúa không mọc nữa, họ bèn phân chia ruộng đất với nhau để phòng ngừa lúc hết.

Đối với ruộng của mình sinh tâm keo kiệt rồi giữ gìn kỹ.

Kiếp trộm sinh khởi bắt đầu từ đây. Vì muốn ngăn dứt mọi người nhóm họp bàn tán, xét trong chúng một người có đức độ nhất, mỗi người lấy một phần sáu thuê để giữ gìn, phong người có đức làm chủ ruộng. Do đây mà đặt tên là sát-đế-lợi. Mọi người khâm phục thừa ân coi giữ đất đai, nên gọi là Đại tam mạt đa vương. (Hán dịch là Cộng Hứa Vương).

Các vua về sau, vua này là đứng đầu. Bấy giờ, có người nhàm chán nhà ở, thích ở chỗ yên tĩnh tịnh, tu giới hạnh, do đây gọi là bàla- môn. Sau đó, có vị vua tham lam tài vật nhân dân trong nước không được cung cấp đầy đủ. Cho nên người nghéo túng thiếu sinh ra trộm cắp. Để cấm ngăn những việc đó vua liền hành phạt nặng nhẹ nên nghiệp giết hại bắt đầu có từ đó. Bấy giờ người có tội tâm họ bắt đầu sợ hình phạt nên che giấu tội mình phát ngôn không đúng tội nói dối xuất phát từ đó.

9. Nói về tai họa trong kiếp.

Dưới đây là thứ ba nói về tai họa của trong kiếp :

  1. Tiểu ba tai.
  2. Đại ba tai.

Về Tiểu ba tai. Luận chép: Ở giai đoạn kiếp giảm có tiểu, ba tai tướng ấy thế nào?

Tụng chép:

Nghiệp đạo tăng thọ giảm

Đến mười ba tai hiện

Bệnh, đói khát như thế

Bảy ngày tháng năm dừng

Giải thích: Từ khi hữu tình nói lời gian dối, các nghiệp đạo ác tăng dần. Do nghiệp ác tăng nên người ở tuổi thọ của châu này cũng giảm dần. Đến lúc còn mười tuổi thì tiểu ba tai xuất hiện, cho nên hai pháp tai hoạ là gốc.

  1. Tham thức ăn ngon.
  2. Tánh lười biếng.

Tiểu ba tai này khởi lên vào cuối kiếp Trung.

Nói ba tai:

1. Tai đạo binh. 2. Tai bệnh tật. 3. Tai đói khát.

Con người lúc mười tuổi gây ra việc phi pháp nên lòng tham thêm lớn, thương yêu không bình đẳng, tâm tệ xấu. Tâm sức giận tăng mạnh, gặp nhau thì khởi tâm lợi hại, giết hại lẫn nhau. Lại vào cuối kiếp Trung con người bấy giờ chỉ sống đến mười tuổi, còn do những lỗi lầm như thế, nên phi nhân tiết ra chất độc, tật dịch lan tràn, người này gặp phải chất độc này liền bị mất mạng không thể cứu được. Lại vào cuối kiếp Trung, con người bấy giờ cũng chỉ thọ mười tuổi, cũng đầy dẫy tội lỗi như trước nên trời rồng giận dữ không mưa, do đói khát nên người chết với nhiều đống xương trắng.

Có hai thứ đống:

1. Đống người: là con người lúc bấy giờ do đói khát nhóm lại mà chết.

2. Đống hạt giống: vì lợi ích của người sau, những thức ăn đó được bỏ vào cái tráp nhỏ để làm hạt giống, xương trắng cũng có hai:

1/ Người lúc ấy qua đời không bao lâu xương trắng liền hiện.

2/ Người lúc ấy bị đói khát ép ngặt, gom nhóm xương trắng nấu nước để uống.

Vận trù cũng có hai:

Một là do lượng ít nên phát thể để ăn. Trong một nhà, từ lớn đến nhỏ hễ ngày nào thẻ đếm đến thì được chút thức ăn thô.

Hai là dấu thẻ đếm ở sân cũ, được chút ít lúa gạo, đổ nước rất nhiều để nấu, cùng chia nhau ăn, để cứu giúp mạng sống người khác. Nhưng có Thánh giáo nói trị phương kia đó là nếu có người một ngày đêm trì giới không sát sinh chắc chắn không gặp kiếp đạo binh.

Nếu cúng dường chúng tăng một hạt mè với tâm trong sạch, người ấy chắc chắn không gặp kiếp tật bệnh, nếu cúng dường chúng tăng bát cơm với tâm kính trọng thì người ấy chắc chắn không gặp nạn đói khát, không gặp đạo binh, cùng lắm chỉ bày ngày. Nạn tật dịch phát khởi, bảy tháng bảy ngày nạn đói khát sinh khởi, bảy năm, bảy tháng, bảy ngày. Xong nạn này thì dừng tuổi thọ con người giảm dần. Hai châu Đông Tây nếu có tai hoại khởi thì đó là sân giận tăng mạnh, sức thân yếu kém, thường thêm đói khát, nhưng châu phía Bắc đều không có.

Dưới đây là thứ hai nói về đại ba tai.

Luận chép: Trước nói về hỏa tai thiêu đốt thế giới, tai họa khác cũng vậy cần nên biết. Thế nào là tai họa khác? Nay sẽ nói rõ.

Tụng rằng:

Ba tai lửa, nước, gió

Ba định trên là đảnh

Nội tại như thế thảy

Vì bốn vô bất động

Sau đó khí chẳng thường

Vì tình đều sinh diệt

Phải bảy lửa một nước

Bảy nước lửa rồi gió.

Giải thích:

Ba tai là lửa, nước, gió:

Ba tai họa lớn này ép ngặt loài hữu tình làm cho hữu tình xả bỏ địa dưới mà nhóm họp ở cung trời cõi trên. Hỏa tai phát khởi từ bảy mặt trời xuất hiện, thủy tai phát khởi do mưa rào đổ xuống, phong tai phát

sinh do tướng gió phát động.

Năng lực của ba tai họa này hủy hoại khí thế gian cho đến cực vi.

Cũng không tồn tại được.

Ba định trên là đảnh.

Đệ nhị thiền đứng đầu của hỏa tai, dưới thiền này bị lửa thiêu đốt. Đệ tam thiền là đỉnh của thủy tai, dưới thiền này bị nước cuốn trôi. Đệ Tứ thiền là đỉnh của phong tai, dưới nó bị gió thổi đi.

Như kế là nội tai v.v… Sơ thiền tầm tứ tai họa bên trong có thể thiêu đốt tâm phiền não. Vì đồng với hỏa tai bên ngoài.

Đệ nhị thiền hỷ thọ là tai họa bên trong, và khinh an đều thấm nhuần vào thân như nước vì giống thủy tai bên ngoài.

Đệ tam thiền: động hơi thở là tai họa bên trong, hơi thở chính là gió vì giống với phong tai bên ngoài.

10. Hỏi đáp để làm sáng tỏ:

Ba thiền định ấy có tai họa bên trong như thế, bị tai họa bên ngoài hủy hoại.

Hỏi: Vì sao không xếp địa vào tai họa?

Đáp: Vì khí thế gian chính là địa, nhưng hỏa v.v… có thể trái với địa, không thể nói địa trái với địa.

Hỏi: Đệ Tứ thiền vì sao là tai họa bên ngoài?

Đáp: Bài tụng nói bốn vô bất động nên không có tai họa bên ngoài. Vì lìa tai họa bên trong, do Phật nói nên gọi là bất động địa, ba tai trong ngoài không bằng.

Hỏi: Nếu như vậy thì khí của địa kia lẽ ra là thường.

Đáp: Tụng nói nhưng khí kia không thường vì tình đều sinh biệt. Nghĩa là thiên sứ kia không có hình tướng chung của địa. Chỉ như chỗ các ngôi sao ở có khác khác, lúc tầng trời kia sinh thì cung trời cũng sinh theo. Khi tầng trời kia chết thì cung trời cũng diệt theo.

Hỏi: Ba tai đã nói thứ lớp thế nào?

Đáp: Tụng chép: Phải bảy lần lửa một lần nước, bảy lần lửa nước sau đó gió mới phát khởi, phải khởi bảy hỏa tai không gián đoạn kế đó chắc chắn phải có một lần thủy tại xảy ra, sau đó lại bảy lần hỏa tai xảy ra không xen hở lại có một thủy tai, như thế cho đến mãn đủ bảy lần thủy tai lại có bảy lần hỏa tai, sau đó phong tai xảy ra. Như thế đều có tám lần bảy hỏa tai xảy ra. Một là bảy hỏa tai xảy ra và một phong tai xảy ra, nên biết tám lần bảy hỏa tai xảy ra là có bảy lần thủy tai bảy hỏa tai lần thứ tám là có một phong tai, tổng cộng có sáu mươi bốn tai họa.

Hỏi: Vì sao sau bảy hỏa tai lại có một thủy tai.

Đáp: Vì thuận với tuổi thọ ở trời Cực Quang Tịnh là tám đại kiếp. Đó là thủy tai hủy hoại đệ nhị thiền. Vì tuổi thọ tầng trời Cực Quang là tám đại kiếp, tai họa thứ tám mới có thủy tai hủy hoại nhị thiền.

Hỏi: Vì sao sáu tám lần của bảy hỏa tai mới có một phong tai khác?

Đáp: Là thuận với tuổi thọ ở tầng trời Biến Tịnh là sáu mươi bốn đại kiếp đó là phong tai khởi lên hoại đệ Tam thiền.

Vì tuổi thọ tầng trời Biến Tịnh là sáu mươi bốn đại kiếp, tai họa sáu mươi bốn lần mới là phong tai phá hoại đệ Tam thiền.

Cho nên luận chép: Do hữu tình tu định nên cùng mà tăng lên dần và cảm được tuổi thọ của thân, số lượng ấy tăng dần. Do đó mà chỗ ở cũng dần dần lâu dài. Do đây khéo giải thích văn Thi Thiết túc luận, tuổi thọ ở tầng trời Biến Tịnh với sáu mươi bốn kiếp.