LUẬN CÂU XÁ TỤNG SỚ BỔN
Sa-môn Viên Huy Chùa Đại Vân trung soạn
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh
Hội Văn Hóa Giáo Dục Linh Sơn Đài Bắc Xuất Bản

 

QUYỂN 10

1. Nói riêng:

Dưới đây là thứ hai của toàn văn là phần nói riêng.

Trong đây có hai:

  1. Nói riêng về bốn pháp.
  2. Chỉ riêng văn còn lại.

Nói riêng bốn pháp là:

  1. Nói về vô minh.
  2. Nói về danh sắc.
  3. Nói về xúc.
  4. Nói về thọ.

Phần vô minh thứ nhất lại chia làm hai: 1. giải thích nghĩa; 2. dẫn chứng.

Giải thích nghĩa.

Luận chép: vô minh là gì? (Là hỏi) Là thể không sáng suốt, (là đáp chẳng phải trí sáng). Nếu vậy vô minh lẽ ra là mắt. (Là vặn hỏi, năm căn như mắt v.v… cũng chẳng phải trí sáng, vì lẽ ra là vô minh). Đã vậy nghĩa này lẽ ra gọi là minh vô. Ở đây lại giải thích riêng về chỗ minh vô, gọi là gọi vô minh. Nếu vậy thể của vô minh đáng lẽ chẳng có, (là nạn, nếu chỗ minh vô gọi là vô minh, đã là tha vô thì lẽ ra chẳng có), vì hiển bày có tự thể nên nghĩa không lạm vào cái khác, (vì hiển bày hữu thể nên khác với giải thích thứ hai, nghĩa không xen lạm cái khác nên không đồng với giải thích đầu).

Tụng rằng:

Minh đối trị vô minh,

Như chẳng thân thật đẳng.

Giải thích: Minh đối trị vô minh: minh có thật khởi, đó là vô minh này không hiểu rõ bốn đế.

Minh đối trị gọi là vô minh, trái với minh nên gọi là vô minh. Không phải lìa minh đều là vô minh, cũng không phải chỗ minh không 21 có gọi là Vô minh.

Như chẳng thân thật v.v… là nêu ví dụ để giải thích thành tựu.

Luận chép: như các bạn thân, đối với kẻ thù, trái với bạn thân gọi là chẳng phải bạn thân, chẳng khác bạn thân, chẳng phải bạn thân không có.

Giải thích: Chẳng phải bạn thân: là nói kẻ thù. Gọi là không phải bạn thân, không phải bạn thân đều gọi là phi bạn thân. Đây là dụ cho vô minh không lạm đến mắt v.v…

Không phải bạn thân không có: là không phải bạn thân không có chỗ ở gọi là phi bạn thân. Đây là dụ cho vô minh có tự thể.

Chẳng thật: lời nói xét kỹ gọi là thật, đối trị lại lời nói luống dối gọi là phi thật, phi đối với thật gọi là phi thật. Cũng là phi thật vô gọi là phi thật.

Đẳng: Là phi pháp, phi nghĩa, phi sự.

Như pháp bất thiện gọi là phi pháp. Nghĩa Bất thiện gọi là phi nghĩa, việc bất thiện gọi là phi sự. Ba việc này trái với pháp thiện nên gọi là phi pháp.

Luận chép: Như thế vô minh có thật thể riêng.

Minh này trị phi dị phi vô.

Giải thích: Phi dị: Chẳng phải là khác minh, gọi chung là vô minh.

Phi vô: Chẳng phải minh không có chỗ nên gọi là Vô minh.

Lại Khế kinh nói: Vô minh duyên hành, nên biết có tự thể, ở đây thì lược chứng.

2. Dẫn chứng rộng:

Dưới đây là thứ hai, dẫn chứng rộng.

Tụng rằng:

Vì nói là kiết thảy

Vì chẳng phải ác tuệ kiến

Vì tương ưng với kiến

Ví nói năng nhiễm tuệ.

Giải thích: câu đầu dẫn chứng, ba câu sau phá thuyết khác.

Nói: là kinh nói.

Kiết là chín kiết.

Đẳng: là lấy ba phược, mười tùy miên, ba lậu, bốn bộc lưu.

Kinh nói kiết v.v… là có vô minh, chẳng lẽ có thật thể mà nói là kiết v.v…

Vì không phải ác tuệ kiến: là phá thuyết cảu các Sư khác.

Có sư khác nói, vô minh lấy ác tuệ làm thể.

Cho nên họ nói: Như người vợ ác gọi là không có vợ.

Ác tuệ như thế lẽ ra gọi là vô minh. Luận chủ bác bỏ đều này cho nên nói chẳng có kiến ác tuệ. Cho rằng tuệ nhiễm ô gọi là ác tuệ. Trong đó vì có kiến cho nên không phải vô minh, như thân kiến là kiến tuệ ác, tuệ đã có kiến thì đâu phải vô minh.

Vì tương ưng với kiến: Là bác bỏ họ chuyển sanh chống chế. Các sư khác nói: nếu vậy chẳng phải kiến, ác tuệ lẽ ra cho là vô minh, tuệ tương ưng như tham v.v… Đây không phải là kiến ác tuệ, đã không phải kiến thì lẽ ra là vô minh. Vì tương ưng với kiến là biết vô minh không phaỉ tuệ. Nếu vô minh không phải tuệ thì chẳng lẽ có hai tuệ ư? Tương ưng nhau ư? Đã chấp nhận vô minh tương ưng với kiến nên biết vô minh tuệ không phải.

Vì nói có thể nhiễm tuệ: là dẫn giác để chứng minh.

Như thế kinh nói: Tham dục làm nhiễm ô tâm, làm cho người không thể giải thoát. Vô minh làm nhiễm ô tuệ khiến không thanh tịnh. Kinh này nói vô minh làm nhiễm ô tuệ, nên biết thể của tuệ không phải vô minh. Nếu vô minh là tuệ thì đâu thể nào thể của tuệ lại làm nhiễm ô tuệ ư? Nhưng thể của vô minh là không biết rõ bốn Đế, Tam Bảo, nghiệp quả thiện ác, tức là biết rõ đối trị pháp khác.

Đại đức Pháp Cứu nói thể của vô minh là tánh loại nương vào ngã cũa các hữu tình.

Giải thích: vô minh nương vào ngã mà sạch khởi tức là loại ngã mạn.

Dưới đây là thứ hai nói về Danh sắc.

3. Nói về danh sắc:

Luận chép: Danh sắc là gì? Sắc như phân biệt ở trước nay chỉ nói về danh.

Tụng chép:

Danh không bốn uẩn sắc.

Giải thích: danh không phải bổn uẩn của sắc. Tức là thọ tưởng hành thức.

Hỏi: danh đối với bốn uẩn là thuộc về hành uẩn.

Tại sao bốn uẩn đều gọi là Danh?

Đáp: Luận có bốn giải thích.

Một là: Tùy theo chỗ mà đặt tên. Vì thế lực của căn và cảnh đối với nghĩa có thể chuyển biến nên gọi là Danh.

Hỏi: Vì sao theo thế lực của danh mà chuyển biến?

Đáp: cho rằng theo nhiều thứ mà thế gian cùng đặt tên. Đối với nghĩa ấy, chuyển biến giải thích, tức như tên trâu, ngựa, màu sắc, vị.

Hỏi: Ở đây lại vì sao mà nêu tên gọi?

Đáp: đối với cảnh chuyển biến và duyên. Giải thích: Trên đây là văn luận.

Theo ý của sư này: như tên thời nay tùy theo thế lực tên của thời xưa mới được đối với nghĩa chuyển biến giải thích.

Hoặc giải thích cảnh này, cảnh kia. Cảnh kia là chuyển biến. Danh đã như thế, bốn uẩn cũng vậy, đó là thọ, tưởng, hành, thức uẩn. Theo thế lực của căn và cảnh, đối với cảnh chuyển biến và duyên chuyển biến như danh. Cho nên nêu tên gọi.

Chuyển biến, duyên: Duyên cái này duyên cái kia gọi là chuyển biến duyên.

Thứ hai là giải thích lại danh loại tợ. Ý giải thích này là tất cả pháp không ngoài hai thứ.

1. Sắc loại. 2. Phi sắc loại.

Bốn uẩn và danh đồng là phi sắc loại.

Vì loại tợ danh. Bốn uẩn gọi là Danh.

Thứ ba là giải thích, vì theo danh để hiển rõ. Ý giải thích này là sắc pháp thô là có, không cần danh hiển bày rõ như mắt thấy.

Bốn uẩn nhỏ nhiệm, cần danh hiển bày rõ phải nhờ vào danh, cho nên nêu tên gọi.

Thứ tư là giải thích, có Sư khác nói:

Bốn uẩn Vô Sắc, khi xả bỏ thân này rồi, chuyển qua đời khác, chuyển biến như danh nên nêu tên gọi.

Giải thích: sư này y theo sự xả thân mà gọi là chuyển biến. Vị sư đầu y theo duyên với cảnh gọi là chuyển biến. Chuyển biến tuy đồng, mà hai giải thích có khác.

4. Nói về xúc:

Dưới đây là thứ ba, nói về xúc trong đó có ba: a. Nói về sáu xúc.

  1. Nói về hai xúc.
  2. Nói về tám xúc.Sáu Xúc:

Luận chép: xúc nghĩa là gì?

Tụng rằng:

Xúc sáu ba hòa sanh.

Giải thích: Xúc sáu: là sáu thức như nhãn thức v.v… là tương ưng xúc. Đó là nhãn thức tương ưng xúc, cho đến ý thức tương ưng xúc, thể của xúc tuy là một, y theo thức chia làm sáu.

Ba hòa sinh: Là giải thích nghĩa xúc, là căn, cảnh và thức.

Ba hòa sinh: vì có thể xúc chạm cho nên gọi là Xúc.

Luận chép: lại như năm xúc sinh, có thể ba hòa hợp, chấp nhận căn cảnh thức sạch khởi cùng lúc, ý căn quá khứ pháp hoặc vị lai ý thức hiện tại làm sao hòa hợp.

Giải thích: văn này gạn hỏi.

Pháp hoặc vị lai: là duyên với pháp vi lai.

Hoặc: là không chắc chắn. Lại y theo duyên với vị lai, cũng duyên có cả đời khác cho nên nói hoặc.

Ý của gạn hỏi này là ba thứ ý, pháp, thức đều ở vào một đời, chẳng lẽ gọi là hòa hợp ư.

Luận chép: đây tức gọi là hòa hợp là thành nghĩa nhân quả? Hoặc đồng một quả nên gọi là hòa hợp, đó là căn cảnh và thức đồng thuận phát sinh ra xúc.

Giải nói: là đáp câu hỏi trước. Ở đây có hai giải thích.

1. Ý pháp là nhân, ý thức là quả, thành nghĩa nhân quả thì gọi là hòa hợp.

2. Căn cảnh và thức đồng, vì một xúc quả đồng một quả nên gọi là hòa hợp.

Hai giải thích trên đây không y theo đồng thế gian mà gọi hòa hợp.

Theo Tát-Bà-Đa lìa ba hòa chỉ có thể của xúc là pháp tâm sở. Nếu là kinh bộ thì ba hòa tức là xúc, không có tự thể riêng. Luận có phá tướng, rườm ra nên không nêu ra.

5. Nói về hai xúc:

Dưới đây là thứ hai, nói về hai xúc: Luận chép: là sáu xúc trước, lại hòa hợp thành hai, vì sao? Tụng rằng: Năm tương ưng hữu đối Thứ sáu đều tăng ngữ.

Giải thích: năm tương ưng hữu đối: là năm xúc như xúc của mắt, v.v… gọi là xúc hữu đối. Xúc tuy không đối đãi vì y vào mắt v.v… là hữu đối, từ chỗ nương mà gọi là xúc hữu đối. Xúc hữu đối thuộc về y chủ thích.

Thứ sáu đều tăng ngữ: là ý xúc thứ sáu. Gọi là xúc tăng ngữ. Sở dĩ như vậy, là vì tăng ngữ là tên, tên có công năng giải thích tăng thắng đối với lời nói nên gọi là tăng ngữ. Gọi là ý thức sở duyên trường cảnh.

Cho nên y theo đây mà gọi là xúc tăng ngữ.

Hỏi: vì sao gọi là ý thức trường cảnh?

Đáp: Như nhãn thức chỉ rất dễ hiểu màu xanh nhưng không biết rõ tên màu xanh. Ý thức vừa biết màu xanh, cũng biết rõ tên màu xanh nên màu xanh ấy gọi là trường. Trường: là dài.

Tăng ngữ là cảnh: xúc là năng duyên, vì duyên với cảnh nên gọi là “xúc tăng ngữ”.

Xúc của tăng ngữ thuộc về y chủ thích.

Cho nên luận chép xúc tăng ngữ là y theo sở duyên mà lập: có người nói ý thức là tăng ngữ. Vì ý thức này nói làm tăng thượng, mới đối với cảnh chuyển biến.

Năm thức thì không như vậy, cho nên ý thức chỉ gọi là tăng ngữ. Xúc tương ưng với tăng ngữ ý thức nên gọi là tăng ngữ xúc, vì vậy luận chép: Tăng ngữ xúc là y theo vào tương ưng để lập.

6. Nói về xúc:

Dưới đây là thứ ba, nói xúc:

Luận chép: tức là xúc sáu trước, theo tương ưng khác lại thành tám thứ. Tụng rằng:

Minh vô minh chẳng hai

Vô lậu nhiễm ô khác

Tương ưng: ái và nhuế

Lạc thảy thuận ba thọ.

Giải thích: minh và vô, minh chẳng phải hai: Ở đây có ba xúc

1. Nói về xúc. 2. Nói về vô minh xúc. 3. Phi minh phi vô minh xúc. Tụng nói chẳng hai: là xúc thứ ba, vô lậu nhiễm ô là những thứ khác là giải thích ba xúc trên.

Khác: là ngoài vô lậu nhiễm ô còn có hữu lậu, thiện, vô ký. Tương ưng vô lậu gọi là minh xúc. Xúc tương ưng nhiễm ô, gọi là vô minh xúc và hữu lậu thiện, vô ký tương ưng xúc gọi là phi minh, phi vô minh xúc.

Hai Tương ưng ái nhuế

Ở đây có hai xúc: Một là: Ái xúc tương ưng với tham.

Nhuế xúc tương ưng với sản. Trong phiền não hai thứ này thường khởi. Ngoài xúc vô minh lập riêng thứ này.

Lạc v.v… thuận với ba thọ: y theo theo ba thọ mà nhiếp tất cả xúc gọi chung là ba xúc.

  1. Tương ưng lạc thọ gọi là xúc thuận lạc thọ.
  2. Tương ưng với khổ thọ gọi là xúc thuận khổ thọ.
  3. Tương ưng với xả thọ gọi là xúc thuận bất khổ bất lạc thọ.

Hỏi: vì sao xúc này gọi là thuận thọ?

Đáp: luận có ba giải thích:

  1. Vì ba thứ này có công năng dẫn dắt ba thọ như lạc v.v… giải thích: đây là năng dẫn thuận với sở dẫn.
  2. Hoặc là do lạc v.v… thọ lãnh.

Giải thích: thọ lãnh với xúc thì xúc gọi là Thuận thọ. Đây là y theo sở lãnh thọ thuận với năng lãnh thọ.

  1. Hoặc vì có thể nương vào hành tướng của thọ.

Giải thích: hành tướng của thọ nương vào xúc má sanh nên gọi là thuận thọ. Đây là y theo sở y thuận với năng y.

Lại Luận chép: thế nào là xúc nương vào hành tương sở lãnh của thọ là hỏi về giải thích thứ hai. Thứ ba, Hành tướng rất giống xúc, vì nương vào xúc mà sinh (là đáp).

Giải thích:

Hành tướng rất giống xúc là trả lời xúc là chỗ lãnh nạp của thọ. Như con cháu ở đời đẹp đẽ giống như cha gọi là có thể lãnh nạp cha. Thọ giống như tướng xúc là nói lãnh nạp xúc. Y theo xúc mà sinh khởi là nói sở y của xúc thọ, như thế hợp thành mười sáu thứ xúc.

Trước nói sáu xúc, kế nói hai xúc, lại nói ba xúc, như mình v.v… kế là hai xúc ái nhuế. Sau nói ba xúc như thuận lạc v.v… cho nên thành mười sáu xúc.

7. Nói về chi Thọ:

Dưới đây là thứ tư của toàn văn nói về chi thọ.

1. Nói chung. 2. Nói riêng.

Nói chung: luận chép: Thọ nghĩa là gì?

Tụng rằng:

Từ đây sinh sáu thọ

Năm thuộc thân còn tâm.

Giải thích: từ đây sinh sáu thọ: từ sáu xúc này có khả năng sinh ra sáu thọ, đó là mắt tiếp xúc làm duyên rồi sinh ra các thọ. Cho đến ý tiếp xúc làm duyên rồi sinh ra các thọ.

Năm thuộc thân còn tâm: trong sáu thọ, năm thọ đầu vì thân thọ nương vào sắc căn, sắc căn gọi là thân là nghĩa nhóm họp. Thọ nương vào thân mà khởi nên gọi là thân thọ. Vì là thọ của thân nên đây thuộc về y chủ thích.

Thọ do ý xúc sinh gọi là tâm thọ. Vì nương vào tâm nên gọi là tâm thọ, vì thọ của tâm cũng thuộc về y chủ thích. Hai thọ trên đây đều từ chỗ y theo mà đặt tên. Suy nghĩ sẽ hiểu.

Tông Tát Bà Đa nói thọ và xúc khởi cùng lúc, xúc sinh ra thọ là nhân quả đồng thời.

Nếu Tông Kinh Bộ nói xúc đã làm nhân khả năng sinh ra thọ, thì xúc và thọ chắc chắn không cùng lúc.

Tông kia không chấp nhận nhân quả cùng lúc.

Luận có phá về tướng, vì rườm rà nên không nêu ra.

8. Nói riêng:

Dưới đây là thứ hai nói riêng, trong đó có hai:

1. Khai định số. 2. Nghĩa phân biệt. Về khai định số. Tụng rằng:

Đây lại thành mười tám,

Do ý gần hành khác.

Giải thích: đây lại thành mười tám.

Do ý gần hành khác đây là tâm thọ ở trước. Do ý gần hành khác, lại chia thành mười tám. Nên biết ở đây lại cho hiển bày thừa trước, sạch khởi sau.

Ý cận thành khác có mười tám: Đó là trong tâm thọ có hỷ, ưu, xả duyên với sáu cảnh mà sạch khởi, đều có sáu cận hành, nên thành mười tám, lạc hỷ duyên sáu cảnh, có sáu hỷ cận hành, ưu duyên sáu cảnh, có sáu ưu cận hành, xả duyên sáu cảnh, có sáu xả cận hành.

Hỏi: nếu do tự tánh lẽ ra chỉ có ba, vì ba tự tánh hỷ hữu xả khác nhau, nếu do tương ứng thì lẽ ra chỉ có một vì tất cả đều tương ứng với ý. Nếu do sở duyên thì lẽ ra chỉ có sáu. Sáu cảnh như sắc v. v… làm sở duyên phải không?

Đáp: Ở đây thành mười tám đầy đủ do ba, vì tự tánh, tương ưng với ba nghĩa sở duyên nên thành mười tám.

Trong đó mười lăm thứ gọi là bất tạp duyên, là năm thứ như sắc v. v…

Mười lăm cận hành vì cảnh đều khác nhau nên gọi là bất tạp duyên.

Ba pháp cận hành đều có cả hai thứ. Pháp lại có hai:

1. Pháp riêng: Ngoài năm cảnh các pháp còn lại.

2. Pháp chung: Đó là năm cảnh, hoặc hai hai hợp duyên cho đến năm năm hợp duyên. Vì tạp duyên, nên năm cảnh này cũng gọi là Pháp. Ba thứ hỷ, ưu, xả nếu duyên với pháp riêng thì gọi là bất tạp duyên. Khi duyên với pháp riêng gồm duyên cả sắc v. v… hoặc chỉ hợp duyên với năm cảnh như sắc v.v… gọi là tạp duyên, cho nên pháp cận hành có cả hai thứ.

9. Hỏi đáp về nhân:

Hỏi: Ý này lấy tên cận hành làm nhân, vậy nhân là gì?

Đáp: Theo truyền thuyết thì hỷ v.v… ý là cận duyên, đối với các cảnh vì thường du hành. Có thuyết nói: hỷ v.v… có thể làm cận duyên, làm cho ý thường du hành trong cảnh. Thân thọ không gọi là ý cận hành; đó là thân thọ có hai thứ nương tựa.

  1. Nương vào năm căn.
  2. Nương vào ý căn.

Vì không chỉ nương vào ý cho nên không gọi là Cận.

Vì không có phân biệt, cũng chẳng phải hành.

Đệ Tam thiền chỉ nương vào ý căn cũng có phận biệt, chẳng phải cận hành: Đó là cõi Dục ý thức không thích căn vì Cõi Dục không thích cận hành, niềm vui của cõi trên cũng không lập. Lại đối với ý có hỷ có ưu.

Vì đối nhau nên đều lập cận hành.

Thiền thứ ba tuy có ý lạc nhưng không có ý khổ.

Vì đối đãi nên không lập cận hành.

10. Nói rộng về nghĩa:

Dưới đây là thứ hai Phân biệt: Nghĩa.

Nói rộng về hệ duyên. 2. Nói rộng về Hữu lậu, Vô lậu.

Nói rộng về hệ duyên: Luận chép: Các ý cận hành có mấy ràng buộc ở cõi Dục. Ý cận hành ở cõi Dục có bao nhiêu sở duyên cõi Sắc và Vô Sắc là hỏi cũng vậy.

Tụng rằng:

Dục duyên mười tám Dục

Sắc mười hai trên ba

Hai duyên dục mười hai

Tám tự hai Vô Sắc

Hai duyên sau, dục sáu,

Bốn tự một duyên trên

Sơ Vô Sắc cận phân

Duyên sắc bốn tự một

Tứ bổn và ba biên

Chỉ một duyên cảnh mình.

Giải thích: Hai câu đầu nói vể cõi Dục. Bốn câu kế nói về cõi Sắc. Bốn câu cuối nói về cõi Vô Sắc.

Dục duyên dục mười tám: trên là muốn nói về mười tám ràng buộc. Dưới là muốn nói mười tám duyên cảnh. Đó là ràng buộc cõi Dục có đủ mười tám.

Duyên theo cảnh cõi Dục. Số ấy cũng vậy.

Sắc mười hai ba trên.

Đây là nói cận hành cõi Dục duyên vào số cảnh giới trên.

Dục duyên với cảnh giới sắc chỉ có mười hai.

Đó là hỷ ưu xả đều duyên với bốn sắc, ba nhân bốn thành mười hai. Kia không có hương vị là trừ sáu hương vị.

Ba pháp trên: Trên tức là cõi Vô Sắc. Cõi Dục duyên với cõi Vô Sắc chỉ có được ba, đó là hỷ ưu xả, mỗi thứ đều duyên với pháp, pháp kia không có năm cảnh sở duyên như sắc v. v… cho nên có ba pháp.

Hai duyên dục mười hai.

Hai là Sơ thiền và Nhị thiền. Sơ thiền và nhị thiền chỉ ràng buộc mười hai là sáu hỷ và sáu xả, chỉ trừ sáu ưu. Vì cõi kia không có ưu. Duyên với cảnh cõi Dục cộng lại cũng có mười hai thứ trừ sáu ưu cảnh.

Tám tự hai Vô Sắc: Đó là Sơ thiền và Nhị thiền duyên với cõi của mình nên có tám. Đó là hỷ, xả kia đều duyên với bốn cảnh, trừ hương vị có bốn.

Hai Vô Sắc: Duyên với cõi Vô Sắc có hai thứ. Đó là hỷ và xả đều duyên với pháp kia.

Hai duyên sau là dục, sáu, đệ tam và đệ tứ thiền gọi là hai sau. Đệ tam và tứ thiền chỉ ràng buộc sáu thứ.

Chỉ có sáu xả không có sáu hỷ, duyên với cảnh cõi Dục cũng có sáu, đó là sắc v. v…

Bốn tự một duyên trên:

Đệ tam và tứ thiền duyên với cảnh của mình đó là xả duyên với bốn cảnh trừ hương, vị.

Một là duyên trên:

Một duyên với Vô Sắc, gọi là pháp cận hành

Sơ Vô Sắc cận phần Duyên sắc bốn tự một.

Là không xứ cận phân chỉ rằng buộc bốn thứ: Duyên với cảnh cõi Sắc cũng có bốn thứ: Đó là không xứ cận phân phát khởi đạo hữu lậu, có thể duyên với bốn cảnh như sắc v.v… của cõi Sắc và đệ tứ thiền. Duyên đã có bốn thì ràng buộc cũng có bốn, duyên với tự cảnh đó là chỉ có pháp cảnh.

Bốn bổn và ba biên

Chỉ một duyên cảnh mình.

Đó là bốn địa căn bản như Không Xứ v.v… và ba cận phần địa như Thức xứ v. v… gọi là ba biên. Trong bảy địa này chỉ có một, đó là Pháp. Căn bản Vô Sắc không duyên với cõi Sắc, ba biên kia cũng không duyên với sắc cho nên chỉ có một cận hành là Pháp. Không duyên với cõi sắc đến phẩm Định sẽ nói.

11. Phân biệt hữu lậu và Vô lậu:

Dưới đây là thứ hai nói rộng về hữu lậu và vô lậu. Luận chép: ý là cận hành có vô lậu hay không? Tụng rằng:

Mười tám chỉ hữu lậu.

Giải thích: Nói cận hành ràng buộc ba cõi. Cho nên chỉ có hữu lậu, không có vô lậu. Luận chép: Chỉ thành tựu mấy ý cận hành ư? Nghĩa là sinh cõi Dục. Nếu chưa được tâm thiện cõi Sắc, mà muốn thành tất cả Sơ định, Nhị định, Bát định, ba định, bốn định, bốn cõi Vô Sắc để thành cõi trên đều không duyên được. Vì chỉ nhiễm ô. Giải thích: Hữu tình cõi Dục thành nhiễm ba cõi, tuy chưa đắc tâm thiện cõi trên mà thành cận phần nhiễm ô của địa ấy.

Luận chép: Nếu đã được tâm thiện cõi Sắc, chưa lìa dục tham muốn thành Sơ thiền cõi Dục. Chỉ thành bốn hỷ nhiễm, không duyên với cảnh hương vị cõi dưới, xả đều thành sáu, trong định Vị Chí tâm thiện được duyên với cảnh hương vị.

Còn lại y theo lý này nên biết.

Giải thích: Chưa lìa tham dục là nói chưa đắc căn bản nói được thiện kia là chỉ có cận phần. Nhưng địa cận phần chỉ là xả vô hỷ, đã được thiện xả cho nên xả có sáu là khéo duyên cõi dưới. Chưa được căn bản, thành nhiễm hỷ nên chỉ có bốn, là nhiễm không duyên cõi dưới.

Lại Luận chép: Nếu sinh cõi Sắc chỉ thành một cận hành xả pháp ở cõi Dục, đó là tâm thông quả.

Giải thích: vì là tâm thông quả nên chỉ tương ưng xả.

Trên đây nói về mười tám cận hành đều có cả hữu lậu đây là Tông Bà-sa. Nhưng theo Kinh bộ trong hữu lậu chỉ chấp lấy tạp nhiễm nên gọi là cận hành. Cho nên ở trong môn ái lập ra hỷ cận hành hoặc, trong môn Tắng lập ưu cận hành.

Hoặc ở trong môn Bất trạch xả lập ra xả cận hành.

Vì tạp nhiễm, cho nên cận hành gọi là đam mê nương tựa là nhiễm hỷ ưu xả. Vì đối trị tạp nhiễm nên lập lìa nương tựa tức là thiện xả.

Cho nên luận chép: tức hỷ v.v… là câu của ba mươi sáu sư, là tham nương tựa và xuất ly nương tựa. Câu này khác nhau với Đại Sư nói.

Đam mê nương tựa là các nhiễm thọ.

Xuất ly nương tựa là các thiện thọ.

Giải thích: Nhiễm thiện đối nhau đều có mười tám thứ, thành ba mươi sáu câu.

12. Chỉ ra các văn khác:

Dưới đây là thứ hai, chỉ ra các văn khác.

Luận chép: Vì sao không nói chi hữu còn lại.

Tụng rằng:

Còn đã nói sẽ nói.

Giải thích: Ở trên nói bốn thứ như vô minh v.v… sáu chi còn lại đã nói sẽ nói nên ở đây không nói. Lại thức và sáu xứ đã nói ở phẩm Giới.

Trước nói thức đều là phân biệt, đó làchi thức, gọi là năm căn như căn mắt v.v… là chi sáu xứ.

Hai chi Hành, và hữu đến phẩm Nghiệp sẽ nói.

Hai chi Ái thủ sẽ nói ở phẩm Tùy miên

Sinh, già chết vì thuộc về thức v.v… cho nên không nói.

13. Lược nhiếp dụ hiển:

Dưới đây là thứ hai của toàn văn, lược nhiếp dụ hiển.

Luận chép: các duyên khởi này lược lập thành ba, là phiền não, nghiệp dị thục, quả sự. Lẽ ra phải nương bên ngoài ví dụ hiển bày công đức khác. Tụng nói:

Trong đây nói phiền não

Như hạt giống, như rồng

Như rễ cỏ thân cây

Như gạo ở trong vỏ

Nghiệp như có gạo trấu

Như cỏ thuốc, như hoa

Các dị thục, quả sự

Như ăn uống thành thục.

Giải thích: Bốn câu đầu là ví dụ nói về phiền não, hai câu kế là ví dụ nói về nghiệp nhân, hai câu sau là ví dụ nói về quả sự.

Phiền não như hạt giống, như từ hạt giống mà nẩy mầm v.v… là từ phiền não sinh ra các nghiệp sự phiền não, phiền não như rồng:

Như ao có rồng canh giữ, nước thường không cạn, nghiệp do phiền não canh giữ cảm quả vô cùng.

Phiền não như rễ cỏ: Như rễ cỏ chưa nhổ, nhổ hết rồi lại mọc, chưa nhổ sạch gốc phiền não, thì diệt nó lại sinh.

Như thân cây: Như thân cây sinh nhiều cành láhoa quả. Từ các phiền não mà khởi các hoặc nghiệp.

Như gạo ở trong vỏ: Gạo ở trong vỏ trấu sẽ nẩy mầm, trong nghiệp phiền não có thể chiêu cảm đời khác. Nghiệp như gạo có vỏ. Như gạo có vỏ sẽ nẩy mầm. Nghiệp có phiền não sẽ chiêu cảm dị thục.

Nghiệp như cỏ thuốc: Như các cỏ thuốc quả chín làm hậu biên. Nghiệp quả chín rồi lại không chiêu quả dị thục.

Nghiệp như hoa: Như hoa đối với quả là nhân sinh gần, Nghiệp làm nhân gần, có thể sinh ra dị thục.

Như ăn uống thành thục: Như thức ăn uống chín mới nên thọ dụng, không thể chuyển thành thức thức ăn khác.

Quả dị thục đã thành thục rồi, không thể chiêu cảm lại dị thục đời khác.

14. Nói về bốn hữu:

Dưới đây là thứ chín của toàn văn nói về bốn hữu:

Luận chép: Duyên khởi, phiền não, nghiệp sự như thế nối tiếp đời đời không ngoài bốn hữu. Trong sinh vốn có tử như trước đã giải thích, nghĩa nhiễm bất nhiễm, ba cõi hữu vô, nay sẽ nói lược.

Tụng rằng:

Đối với bốn thứ hữu

Sinh hữu chỉ nhiễm ô

Do phiền não tự địa

Dư ba, Vô Sắc ba.

Giải thích: ba câu đầu và câu thứ tư, còn chữ ba là môn nói rộng ba tánh. Chữ ba cuối cùng là nói rộng ba cõi. Trong bốn hữu, sinh hữu chỉ nhiễm ô. Là khi thọ sinh. Phiền não tự địa đều có thể nhân khắp, Ccho nên người đối pháp đều nói đối với các phiền não, không có một phiền não nào đối với kiết sử mà sinh ra, không có công năng thấm nhuần nhưng các kiết sử sinh ra là do năng lực của phiền não không do tự lực sạch khởi triền cấu.

Giải thích: Ràng buộc của tự lực: là tật, san, phẫn, phú, hối, miên.

Cấu: Là sáu cấu. Triền và cấu sạch khởi không nương vào pháp khác, cho nên gọi là Tự lực.

Vì tự lực nên phải suy lường mới hiện ra.

Lúc mới thọ sinh thân tâm mê muội yếu kém cho nên không khởi,

Vô tàm, vô quý, hôn trầm, trạo cử đi theo triền. Khi phiền não khởi vì chắc chắn tương ưng, ở giai đoạn thọ sinh cũng có sạch khởi.

Lại luận chép: tuy trong giai đoạn này thân tâm mê muội yếu kém, nhưng vì thường sạch khởi hoặc gần hiện hành dẫn phát năng lực, nên phiền não sạch khởi.

Giải thích: Vô thỉ gọi là thường khởi, đời quá khứ gọi là cận hành, mới thọ thân trung ấm cũng chỉ nhiễm ô, giống như sinh hữu.

Ba thứ còn lại Vô Sắc có ba: Trừ sinh hữu, ba hữu còn lại đều có cả ba tánh gọi là ba thứ còn lại là: Thiện, nhiễm và vô ký.

15. Nói về hữu tình trụ:

Vô Sắc có ba: Là cõi Vô Sắc chỉ có ba hữu. Nhưng không có thân Trung hữu. Trong bài tụng không nói cõi Dục và cõi Sắc. Nên biết trong đó có đủ bốn hữu. Ở trên đều là thứ nhất nói về hữu tình sinh rồi. Dưới đây là thứ hai của toàn văn nói về hữu tình trụ.

Luận chép: duyên khởi của hữu tình đã nói rộng, vậy các hữu tình này do đâu mà trụ.

Tụng rằng:

Hữu tình nhờ ăn trụ

Thể dứt dục có ba.

Chẳng sắc không lợi ích

Tự căn được giải thoát

Xúc, tư và thức thực

Hữu lậu khắp ba cõi

Ý thành và cầu sinh

Trong ăn hương có khởi

Hai trước lợi đời này

Sở y và năng y

Hai sau đối đương hữu

Dẫn và khởi thứ lớp.

Giải thích: Hữu tình do ăn mà trụ: là nêu.

Kinh nói: Thế tôn tự ngộ tất cả pháp, biết đúng, nói đúng, rằng tất cả các hữu tình đều do ăn mà sống.

Có bốn cách ăn:

1. Đoạn thực; 2. Xúc thực; 3. Tư thực; 4. Thức thực.

Đoạn thực có hai thứ là tế và thô:

Tế là trong cõi Dục có thức ăn bằng hương, thức ăn của các vị trời và thức ăn ở kiếp sơ của loài người cũng gọi là tế.

Vì không có uế tạp, như dầu mỡ. Vì lúc tan vào cơ thể, hoặc nhỏ như con trùng ăn mồ hôi, hoặc thức ăn cho trẻ con. Cũng gọi là tế. Cho rằng thân có vi khuẩn nhỏ nhờ ăn mồ hôi mà sống, nên gọi là vi khuẩn mồ hôi.

Thể đoạn dục chỉ có ba: Là nói về thể của đoạn thực. Đoạn thực này chỉ ràng buộc cõi Dục, thể chỉ có ba trần là hươngvị và xúc.

Đoạn thực: có thể cắn thành từng đoạn riêng mà nhai nuốt, là dùng miệng và mũi để thọ nạp từng phần, ánh sáng, bóng mát, lạnh, nóng và xoa rửa v.v… tuy không có phân đoạn nhưng có lợi ích nên cũng gọi là Thực. Cho nên đoạn thực nói từ nhiều phần nói ánh sáng, lạnh nóng đều gọi là Thực.

Lúc lạnh gặp ánh mặt trời và gặp lửa, lúc nóng gặp bóng cây hoặc ngọn gió mát có lợi ích cho người đều gọi là Thực.

Chẳng phải sắc không thể có lợi ích giải thoát cho tự căn, là nói sắc chẳng phải đoạn thực.

16. Dẫn luận chứng minh:

Luận chép: sắc cũng có thể thành từng miếng riêng nhai nuốt.

Thế nào chẳng phải thực? Là không thể làm lợi ích cho mình và đối trị giải thoát cho căn mình.

Giải thích: Lại sắc không làm lợi ích cho căn của mình, căn của mình là nhãn căn. Khi mắt thấy sắc mà không có lợi ích, đại chủng của tự căn còn không có lợi ích huống chi là làm lợi ích cho đại chủng của căn khác. Cho nên sắc chẳng phải thức ăn. Vì không lợi ích cho giải thoát nghĩa là không chứng quả Bất Hoàn cho đến A-la-hán, không tham đoạn thực gọi là giải thoát. Quả Bất Hoàn này đều lìa được tham sắc, hương, vị, xúc. Dù thấy thưc ăn ngon nhưng hương vị không thể có ích cho việc thức ăn liền có lợi ích, lìa một loại tham, thấy sắc không có lợi ích, lấy đây để biết sắc chẳng phải đoạn thực.

Xúc thực, tư thực, thức thực: Xúc là ba hòa sinh xúc, Tư là ý nghiệp, thức là thức uẩn. Đều có thể giữ gìn thân nên gọi là Thực.

Hữu lậu khắp ba cõi: xúc thực, tư thực và thức thực dù có cả vô lậu nhưng nay thể của thực chỉ chấp hữu lậu, vì có lợi ích cho hữu, nếu pháp vô lậu phá hoại các hữu thì chẳng phải thức ăn.

Xúc, tư và thức thực có cả ba cõi. Ý thành và cầu sinh, trong thực hương có khởi. Đây là tên trung hữu mà kinh nói.

Khế kinh nói thức ăn có bốn thứ làm cho Bộ-đa hữu tình an trụ và có công năng làm lợi ích cho người cầu sống.

Giải thích: Bộ đa: Hán dịch là dĩ sinh, đã sinh trong năm đường đều gọi là dĩ sinh. Cho nên nói bộ đa là thuộc về năm đường.

17. Trung hữu có năm tên gọi:

Cầu sinh: làthân trung ấm. Vì Thế tôn dùng năm tên để gọi trung hữu.

  1. Ý thành, là từ ý mà sinh ra không có tinh huyết để duyên thành.
  2. Cầu sinh vì thường thích tìm chỗ cúng tế để nuôi sống.
  3. Thực hương vì lấy mùi làm thức ăn.
  4. Trung hữu tất cả uẩn trong hai cõi.
  5. Khởi: đối với đời sau tạm thời phát khởi.

Lại Khế kinh nói: Hữu loại tự thể khởi, hữu hoại thế gian sinh.

Giải thích: Khởi là Trung hữu, sinh là sinh hữu. Vì hai thứ này có thể bị vô thường phá hoại nên gọi là hữu hoại. Trung hữu nêu lên để làm tự thể, sinh hữu nhiều lỗi nên gọi là Thế gian.

Lại khế kinh nói: Có bổ-đặc Già-la đã dứt khởi kiết chưa đoạn sinh kiết. Trong kinh này nói có bốn trường hợp. Đó là thượng lưu là trường hợp thứ nhất, là thượng lưu cõi Vô Sắc, ở cõi Vô Sắc không thọ trung hữu, đã dứt khởi kiết lại có thọ sanh là chưa dứt sinh kiết. Là trường hợp thứ hai đó là bát Niết-bàn. Khi đang ở thân Trung hữu chưa dứt khởi kiết, lại không thọ sinh là dứt sinh kiết. Đây là trường hợp thứ ba của các bậc La-hán. Lại vì không sinh dứt trừ các tướng ở trước là trường hợp thứ tư. Trước dẫn ý kinh làm chứng thân trung hữu gọi là Khởi.

Lại Bộ-đa: là nghĩa vô sinh là bậc La-hán không thọ sinh các hữu ái gọi là cầu sinh, vì còn thọ sinh. Bốn câu tụng sau là nói thức ăn phế lập.

Hỏi: Các pháp hữu lậu đều giúp cho Hữu thêm lớn, vì sao Thế Tôn nói thức ăn chỉ có bốn thứ?

Đáp: Tuy như vậy, nhưng nói hơn bốn cũng không sao.

Hỏi: Hơn là thế nào?

Đáp: tụng chép: Hai thứ trước lợi đời này, sở y và năng y: Đây là nói hai thứ thức ăn là hơn.

Đời này: Là đời hiện tại.

Sở y là có căn thân. Đoạn thực có công năng làm lợi ích cho thân căn.

Năng y: Là tâm vương và tâm sở.

Xúc thực có thể làm lợi ích cho tâm vương và tâm sở. Hai thứ thức ăn như thế có công năng lợi ích cho chúng sinh trong năm đường rất mạnh mẽ.

Hai món đầu đối đương hữu dẫn và khởi như thứ lớp. Nói về hai thức ăn thù thắng.

Nói đương hữu: Là đời vị lai, tư thực là nghiệp, có thể dẫn đến đời vị lai, tư thực đã dẫn khởi, năng lực hạt giống của thức có thể phát khởi đời tương lai. Do nghiệp huân vào năng lực hạt giống của thức, mới có trung hữu đời sau. Cho nên hai món thức ăn này có thể làm lợi ích cho đời tương lai rất thù thắng. Cho nên tuy hữu lậu đều có lợi ích thêm lớn cho hữu. Nhưng y theo sự thù thắng thì chỉ có bốn món thứ ăn, hai thứ đầu như mẹ nuôi vì nuôi dưỡng chúng sinh trong năm đường. Hai món sau như mẹ đẽ, vì sinh ra đời vị lai. Lại văn luận nói về đoạn thực, chia ra bốn trường hợp.

Trường hợp thứ nhất là đoạn chẳng phải thực. Đó là lấy thức ăn làm duyên làm tổn hại đại chủng các căn. Trường hợp thứ hai thức ăn không phải đoạn thực. Đó là ba món thức ăn: Xúc thực, tư thực và thức thực. Trường hợp thứ ba là dứt vừa là thực, gọi là lấy thức ăn làm duyên, làm lợi ích cho đại chủng các căn.

Trường hợp thứ tư là trừ tướng trước. Xúc thực tư thực và thức thực đều có bốn trường hợp, trong đó xúc thực v.v… chẳng phải thực đó là xúc vô lậu và xúc hữu lậu làm duyên, tổn hại đến đại chủng các căn, còn lại tư thực rất dễ hiểu.

Luận chép: Năm đường bốn sanh đều có đủ bốn thực.

Hỏi: Thế nào là địa ngục có đoạn thực?

Đáp: Uống thuốc sắt nóng chảy v.v… tuy thức ăn có thể làm tổn hại nhưng có thể tạm thời hết đói khát. Vì được tưởng của thức ăn cũng gọi là Thực. Lại địa ngục có thức ăn giống như người. Cho nên trong năm đường đều có đủ bốn cách ăn.

18. Nói về hữu tình chết:

Dưới đây là thứ ba của toàn văn nói về hữu tình chết. Luận chép: Nay phải nói thức nào hiện ra, thọ nào tương ưng, có sinh tử v.v…

Tụng rằng:

Dứt gốc lành nối tiếp

Lìa nhiễm lùi sinh tử

Chấp nhận trong ý thức

Sinh tử chỉ xả thọ

Chẳng định, vô tâm hai

Hai vô ký Niết-bàn,

Chết dần ở chân rốn tim,

Sau cùng ý thức diệt,

Dưới trời người bất sanh,

Dứt nước mạt-na thảy.

Giải thích: Hai câu đầu nêu sáu pháp.

  1. Dứt gốc lành.
  2. Nói tiếp gốc lành.
  3. Lìa nhiễm vị.
  4. Lúc lui sụt hoặc.
  5. Chết.
  6. Sinh.

Chỉ chấp nhận trong ý thức: Đối với sáu pháp này chỉ chấp nhận tương ưng với ý thức thứ sáu.

Sinh tử chỉ xả thọ: sinh tử chỉ chấp nhận tương ưng với xả thọ. Còn khổ thọ và lạc thọ lanh lợi không thuận với sinh tử. Xả thọ trung bình nên thuận với sinh tử. Chẳng định vô tâm hai: Là sinh tử, định và vô tâm không có nghĩa sinh tử, cho nên nói chẳng phải.

Nói chẳng nhất định: là do ba nghĩa:

1. Thân ở cõi dưới, khởi định cõi trên, chắc chắn không có sinh tử, vì địa giới khác nhau.

2. Vì gia hạnh sinh, nhưng tâm tử sinh nhậm vận sanh khởi.

3. Vì có thể lợi ích, sinh tử có tổn hại, định đã có lợi ích nên không có sinh tử.

Không có vô tâm: ở giai đoạn vô tâm chắc chắn không tổn tính mạng, nếu thân làm sở y cũng sẽ biến hoại, tâm chắc chắn định trở lại sạch khởi thuộc sở y của tâm. Nhưng khi qua đời thì không có lý khác. Trong trường hợp vô tâm cũng không thọ sinh. Khi thọ sinh lấy phiền não làm nhân. Ở trường hợp vô tâm không có nhân phiền não cho nên không có sinh.

Hai vô ký Niết-bàn: tâm nhập vào Niết-bàn chỉ có hai vô ký là dị thục sinh và oai nghi lộ. Chỉ có tâm vô ký nhập Niết-bàn, thế lực của vô ký nhỏ nhiệm vì thuận với tâm đoạn diệt, công khéo léo mạnh mẽ, quả thông, chắc chắn phát, tuy là vô ký nhưng không nhập Niết-bàn.

Chết dần ở chân, rốn, tim

Sau cùng ý thức diệt,

Dưới trời người, bất sinh

Là nói về thức khi chết Nói hạ:

Là ba đường ác Bất sinh là A-la-hán.

Nếu chợt chết đi thì ý thức và thân căn bỗng nhiên tiêu diệt.

Nếu chết dần: là đọa vào đường ác, thức diệt ở chân. Nếu sinh lên làm người thì thức diệt ở rốn. Nếu được sinh lên tầng trời thì thức diệt ở tim. Nếu đắc La-hán thức cũng diệt ở tim, có chỗ nói trên đầu. Trước hết nói y theo ý thức diệt cuối cùng.

Dứt nước mạt-ma thảy: Là nói nghĩa chết.

Mạt-ma Hán dịch là chi tiết, nhưng trong thân có chi tiết khác trăm chỗ, lượng nó rất nhỏ, đụng đến liền chết ấy gọi là Mạt-ma.

Nước vân vân: như chấp lấy gió, lửa, ở nơi đại này tùy theo một đại nào tăng mạnh, như dao bén, đụng đến mạt-ma kia, vì thế mà chết. Cho nên gọi là dứt.

Nói dứt không phải như chặt củi thành hai khúc, nhưng do ba đại đụng đến mạt ma làm cho thân không hay biết nên gọi là dứt. Địa giới không gọi là dứt mạt-ma. Vì không có tai họan, trong ba tai hoạn là gió, nhiệt, đàm.

Đàm là thủy tăng, đàm duyên với nhiệt nên lửa phát khởi. Bệnh gió là do phong (gió) tăng, vì không có tại hoạn thứ tư là không có đoạn mạt ma ở địa giới.

Có thuyết nói: đây giống như ba tai hoạn ở khí bên ngoài, không phải ở trên trời. Nhưng các vị trời lúc sắp chết có năm tướng suy.

  1. Áo dính bụi nhơ.
  2. Hoa trên tóc héo úa.
  3. Hai nách chảy mồ hôi.
  4. Mùi hôi xông vào thân.
  5. Không thích chỗ ngồi của mình nữa.

Năm tướng này hiện ra thì chắc chắn sẽ chết.

19. Nói về ba nhóm:

Dưới đây là thứ hai của toàn văn, nói về ba nhóm.

Luận chép: Đức Thế Tôn đối với sinh, trụ, dị, diệt của hữu tình thế gian này mà lập ba nhóm, ba nhóm là gì?

Tụng rằng:

Nhóm chánh tà bất định

Thánh tạo Vô gián dư.

Giải thích: Câu trên là nêu, câu dưới giải thích, nghĩa là. Các bậc Thánh gọi là nhóm chánh tánh định.

Người gây ra năm tội Vô gián gọi là nhóm tà tánh định. Còn phàm phu gọi là nhóm bất định tánh.

Bài tụng nói dư: Là chánh tá định, dư, tức là ngoài Vô gián còn lại là phàm phu.

Nói chánh tánh: Là nói Niết-bàn.

Định: Định giả là bậc Thánh, có con đường vô lậu xa lìa tất cả ác, nên gọi là Thánh, vì đạt được ly hệ(trí tuệ làm cho phiền não không phát sinh) chắc chắn dứt hết phiền não, nên gọi là Định. Bậc Thánh đối với chánh tánh được quyết định nên gọi là định chánh tánh.

Tà định: Là ba đường ác, định là người gây ra Vô gián, tạo năm Vô gián, chắc chắn đọa đường ác, cho nên gọi là định, người gây ra Vô gián ở trong tà tánh, vì được quyết định nên gọi là định tà Tánh.

Bất định tánh: Ngoài chánh định và tà định, tất cả hữu tình còn lại gặp Thánh theo Thánh, gặp tà theo tà nên gọi là nhóm bất định tánh.