LUẬN CÂU XÁ TỤNG SỚ BỔN
Sa-môn Viên Huy Chùa Đại Vân trung soạn
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh
Hội Văn Hóa Giáo Dục Linh Sơn Đài Bắc Xuất Bản

 

QUYỂN 9

1. Nói rộng các môn:

Dưới đây là thứ ba nói rộng các môn, gồm có mười một môn.

Trong đó có ba:

1) Nói về hình tướng trung hữu 2) Nói về chín môn như nhãn v.v… 3) Nói về môn nhập thai.

Nói về hình tướng trung hữu: Luận chép: Sẽ đến đường nào thì khởi hình tướng Trung hữu thế ấy. Tụng rằng:

Vì một nghiệp dẫn này

Như sẽ vốn có hình

Bổn hữu trước khi chết

Ở Sinh sát-na sau.

Giải thích: Hai câu đầu nói về hình tướng. Hai câu sau giải thích nghĩa bổn hữu.

Vì một nghiệp dẫn này, như sẽ vốn có hình, đây là nói trung hữu và bổn hữu tương lai đồng một nghiệp dẫn, vì sự nghiệp đồng nên hình tướng trung hữu như bổn hữu tương lai.

Cho rằng bổn hữu là hình tướng người, trung hữu cũng hình tướng người, đường khác cũng vậy. Hỏi ở trong bụng một con chó có được đốn khởi trong năm đường đã có trung hữu hiện ra trong địa ngục vì sao không thể thiêu đốt thai mẹ.

Đáp khi ở trong bổn hữu cũng không thường thiêu đốt. Như tạm du tăng, huống chi ở nơi trung hữu.

Nói du tăng: Dạo mười sáu tăng, vì kia không có lửa.

Lại giải thích: Trung hữu trong các cõi tuy ở chỗ một thai nhưng chẳng xúc chạm thiêu đốt nhau, vì bị nghiệp ngăn che.

Lại luận chép: chiều cao trung hữu cõi Dục tuy như đưa trẻ năm, sáu tuổi mà căn tánh lanh lợi, trung hữu Bồ-tát lúc thành niên, hình tượng đầy đặn, đủ các tướng tốt, lúc trụ trung hữu sắp vào thai chiếu soi trăm câu chi bốn đại châu.

2. Nói về mười điều mộng:

Như vậy vì sao, mẹ của Bồ-tát nằm mộng thấy con voi trắng đến chui vào hông phải của mình (là hỏi). Đây là điềm lành, không phải trung hữu, vì Bồ-tát xả bỏ cõi bàng sinh từ lâu như vua Ngật-túc-chỉ vua Ngật-túc-chỉ, Hán dịch là Tác Sự vương nằm mộng thấy có mười việc: voi lớn, giếng, gạo chiên đàn rừng diệu viên, voi nhỏ, hai con khỉ, y rộng bền, đấu tranh, tướng voi trắng xinh đẹp nghiêm trang có sáu ngà bốn chân, chánh biết vào thai mẹ, ngủ như tiên ẩn trong rừng. Những giấc mộng như thế như điềm báo trước về sự việc ở tương lai, không phải như đã thấy (như trên là văn luận).

Giải thích: Vua Ngật-túc-chỉ, là cha của Phật Ca-diếp nằm mộng thấy mười điều này liền đến bạch lên Đức Thế Tôn.

Phật dạy rằng: Đây là điềm báo ở tương lai Đức Phật Thích-Ca để lại giáo pháp cho đệ tử.

Vua nằm mộng thấy một con voi lớn ở trong ngôi nhà bị đóng kín lại không có cửa, chỉ có một cửa sổ nhỏ, voi ấy duỗi thân ra được nhưng cái đuôi còn kẹt ở cửa không thể rút ra được. Đây là nói lên đệ tử trong di pháp của Phật Thích ca, có thể bỏ cha mẹ, vợ con đi xuất gia nhưng còn ham danh lợi, như con voi bị kẹt cái đuôi ở cửa.

Lại nằm mộng thấy một người tìm nước uống, bèn có một cái giếng, nước ấy có tám tính chất tốt. Cái giếng đi theo người khát mà người không muốn uống, đây là nói lên các đệ tử trong di pháp Phật Thích ca. Các đạo tục không chịu học pháp có người biết giáo pháp vì cầu danh lợi, nói pháp cho người nghe, cũng giống như người không học giáo pháp.

Lại mộng thấy một người đổi một thăng chân châu lấy một thăng gạo đây là nói lên đệ tử trong di pháp của Phật Thích ca, vì cầu lợi nên đem chánh pháp của Phật nói cho người khác.

Lại mộng thấy có người đổi gỗ chiên đàn lấy gỗ thường đây là nói lên đệ tử trong di pháp, dùng nội chánh pháp đổi lấy sách vở bên ngoài.

Lại mộng thấy có rừng diệu viên, hoa quả sum suê bị bọn cướp điên cuồng phá hoại. Đây là nói lên đệ tử trong di pháp hủy diệt vườn chánh pháp của Như lai.

Lại mộng thấy có các con voi nhỏ đuổi một con voi lớn ra khỏi bầy. Đây là nói lên các đệ tử trong di pháp là bè đảng ác, là chúng Tăng phá giới tẫn xuất người có đức độ.

Lại mộng thấy có một con khỉ trên mình toàn phẩn nhơ, xông vào trong chúng, chúng đều tránh xa.

Đây là nói lên các đệ tử trong di pháp, dùng các việc ác vu báng người lương thiện, mọi người thấy đều tránh xa.

Lại mộng thấy một con khỉ thật không có đức độ mà bầy khỉ đều cung phụng, rưới đầu bằng nước bốn biển, lập lên làm vua. Đây là nói lên các đệ tử trong di pháp, là bè đảng ác, đề cử vị Tăng phá giới làm thượng thủ trong chúng.

Lại mộng thấy một cái y bền và rộng có mười tám người, mỗi người cầm một phần nhỏ, bốn phía tranh nhau giằng kéo mà cái y không rách. Đây là nói lên đệ tử trong di pháp, chia chánh pháp của Phật thành mười tám bộ. Tuy có chút chấp trước khác nhau nhưng pháp chân chánh vẫn còn, nương vào đây tu hành đều được giải thoát.

Lại mộng thấy nhiều người cùng nhóm họp đánh giết lẫn nhau vô số người chết. Đây là nói lên các đệ tử trong di pháp thuộc mười tám bộ, mỗi bộ đều có môn nhân, các bộ đều chấp khác nhau, cùng khởi đấu tranh.

Mười điềm mộng này chỉ nói lên điềm báo trước, không phải như những điều trông thấy.

Mẹ của Bồ-tát nằm thấy voi trắng là điềm lành ứng trước chứ chẳng phải voi trắng.

Trung hữu của cõi Sắc số lượng như bổn hữu. Vì câu sanh với y, tăng sự tàm quý. Trung hữu của cõi Dục không câu với y. Do thói quen đời trước không tàm quý. Chỉ có Tỳ-kheo-ni thanh tịnh do nguyện lực của mình, đời đời có y tự nhiên, thường không lìa thân, biến đổi bất cứ lức nào. Cho đến khi nhập Niết-bàn cũng dùng y này quấn thây chết rồi đốt.

Bổn hữu là trước khi chết ở vào sát-sa sanh sau cùng. Bổn là hữu bị nghiệp quá khứ chiêu cảm, nên gọi là bổn hữu. Bổn hữu này, ở trước sinh cõi chết, ở sau cõi sống. Các uẩn trung gian là thể của bổn hữu.

Nói sanh hữu: Uẩn của một sát na khi mới thọ sinh.

Nói tử hữu: Uẩn chết của một sát na sau khi qua đời ở hai cõi Dục, và cõi Sắc, đầy đủ bốn cõi. Nếu cõi Vô Sắc chỉ thiếu Trung hữu, còn có ba cõi khác.

3. Nói về chín môn:

Dưới đây là thứ hai nói về chín môn như nhãn v.v…

Luận chép: Đã nói về hình tướng, nay sẽ nói về nghĩa khác.

Tụng rằng:

Đồng mắt trời tịnh thấy

Nghiệp nhanh chóng đủ căn

Vô đối không thể chuyển

Ăn hương không trụ lâu

Tâm đảo đến cảnh dục

Chỗ nhiểm hương thấp hóa

Đầu trời hướng lên trên.

Đầu địa ngục chúi xuống.

Giải thích: Ở đây có chín môn: Đồng mắt trời tịnh thấy: Thứ nhất là môn Nhãn cảnh: nghĩa là thân trung hữu chỉ có hai cảnh của mắt:

1. Mắt đồng loại thấy, thân trung hữu trong năm đường đều thấy được tự loại của mình.

2 .Mắt trời tịnh thấy: nói mắt trời thanh tịnh: Tu được mắt trời, vì rất thanh tịnh, thấy được trung hữu. Mắt trời sinh đắc thì không thể thấy. Vì thân trung hữu rất nhỏ nhiệm. Có sư khác nói: mắt trung hữu của chư thiên thấy được năm đường mắt trung hữu của loài người thấy được bốn cõi trừ chư thiên. Mắt trung hữu của loài ngạ quỷ thấy được ba cõi trừ loài trời và loài người, mắt trung hữu của loài bàng sinh có thể thấy được hai cõi trừ loài người, loài người và ngạ quỷ, mắt trung hữu của địa ngục chỉ thấy được chủng loại của mình.

Nghiệp nhanh chóng: là môn hành tốc thứ hai, vượt hư không tự tại, đây là nghĩa thần thông, thông do nghiệp mà được, gọi là nghiệp thông, thế dụng của thông này nhanh chóng nên gọi là nhanh chóng, trung hữu được nghiệp thông nhanh nhất, trên đến Thế tôn không thể ngăn cản được, vì thế lực của nghiệp rất mạnh.

Đủ căn: là nói môn đủ căn thứ ba, tất cả trung hữu đều có đủ năm căn.

Vô đối: môn Vô ngại thứ tư.

Đối: là đối ngại.

Trung hữu vượt hư không, Núi Kim Cương không thể ngăn ngại được cho nên nói vô đối, có nghe phá tan sắt v.v… nóng đỏ thấy có con trùng sống.

Không thể chuyển: là môn không thể chuyển thứ năm. Nghĩa là trung hữu trong năm đường không thể chuyển. Trung hữu của loài người chỉ đến cõi người, chắc chắn không thể làm cho trung hữu của loài người chết đi.

Trung hữu của đường khác khởi lên, chư thiên v.v… cũng vậy.

Ăn hương: là môn sở thực thứ sáu. Trung hữu dùng hương làm thức ăn. Vì ăn hương nên gọi là kiện-đạt-phược. Nếu người thiếu phước thì chỉ ăn mùi hương hôi. Nếu người phước nhiều thì được ăn mùi hương thơm tho.

Chẳng trụ lâu: là môn Trụ Thời thứ bảy.

Sư Bà-sa nói: là trụ thời gian ngắn. Tất cả trung hữu vì thích cầu sự sống, đi thọ sinh nhanh chóng, chắc chắn không trụ lâu.

Lại có sư khác nói: nhiều nhất là bốn mươi chín ngày. Tôn giả Thế Hữu nói: nhiều nhất là bảy ngày. Đại Đức Pháp Cứu nói thời gian không có hạn định, sinh duyên chứa hợp thì Trung hữu hằng còn. Cho nên thân trung hữu của Luân vương, phải đến khi con người thọ tám muôn tuổi mới đốn cho quả. Vì Thế tôn nói nghiệp lực không thể nghĩ bàn.

Tâm điên đảo thú hướng cảnh dục:

Chỗ thấp sinh hóa sinh nhiễm hương.

Là môn kiết sinh thứ tám.

Tâm điên đảo: biết rõ trung hữu trước khởi tâm điên đảo, vội hướng đến cảnh dục. Do nghiệp lực mà nhãn căn khởi động. Do nhãn lực mà nhãn căn phát khởi, tuy ở nơi xa nhưng thấy chỗ cha mẹ giao hội mà khởi tâm điên đảo. Nếu thân trung ấm là nam thì sinh tâm ái dục với mẹ, nếu thân trung hữu (trung ấm) là nữ thì khởi tâm ái dục với cha, trái với hai tâm này thì khởi tâm tức giận. Cho nên Luận Thi Thiết chép: bấy giờ, Kiện-đạt-phược đối với hai tâm tùy theo bất cứ một tâm nào mà hiện hành, nghĩa là ái hoặc nhuế. Do khởi hai thứ tâm điên đảo này bèn cho là mình ưa thích liền tiết ra chất bất tịnh, rồi chảy vào thai, cho là của mình bèn sanh vui mừng. Sinh tâm này rồi thì trung hữu liền mất; thọ sinh có thân. Nếu là thai nam thì nương vào hông phải của mẹ, ngồi ở lưng. Nếu là thai nữ thì tựa vào hông trái của mẹ, ngồi ở bụng. Nếu không phải nam không phải nữ thì trụ vào thai mẹ, theo việc mà khởi tâm tham, đúng như sự thích ứng trụ, chắc chắn không có trung hữu chẳng phải nam chẳng phải nữ. Vì thân trung hữu chắc chắn đủ căn. Nhưng thân trung hữu, hoặc nam hoặc nữ, sau đó thai thêm lớn mới thành không nam nữ, như trên đã nói rõ là thai sinh và noãn sinh, nay sẽ nói về thấp sinh và hóa sinh.

4. Nói về Thấp sinh và hóa sinh:

Chỗ nhiễm hương của thấp sinh và hóa sinh: hễ nói về thọ sinh đều phải khởi nhiễm, thấp sinh và hóa sinh không có thai thì nương vào đâu mà khởi nhiễm. Vì thế nói thấp sinh nhiễm hương cho nên sinh, nghĩa là từ xa ngửi biết được chỗ có mùi hương bèn sinh ái nhiễm, nên đến

đó mà thọ sinh. Nghiệp có hơn kém hương có tịnh uế. Nếu là hóa sinh sinh vào chỗ nhiễm là từ xa nhìn biết chỗ sẽ sinh, bèn sinh ái nhiễm liền đến đó thọ sinh. Nghiệp theo thiện ác, chỗ có tịnh uế, ở chỗ địa ngục khởi tâm điên đảo cũng sinh ái nhiễm. Nghĩa là thân trung hữu ấy thấy thân mình bị mưa gió lạnh buốt ép ngặt, thấy địa ngục rất nóng khởi tâm ưa thích sưởi ấm, gieo thân vào đó, hoặc thấy thân mình bị nóng đầy lửa ép ngặt. Thấy địa ngục rất lạnh tâm muốn mát mẻ rồi gieo thân vào đó các sư xưa nói rằng: Do trước thấy người kia gây ra nghiệp ác bây giờ bạn bè của mình liền đến đó.

Đầu chư thiên hướng lên đầu địa ngục chúc xuống các vị trời đầu đều thẳng lên, như từ chỗ ngồi đứng dậy. Thân trung hữu của người, súc sinh ngạ quỷ hành tướng lại giống như loài người. Thân trung hữu của địa ngục đầu chúc xuống chân hướng lên, nên có bài tụng rằng:

Đọa vào chốn địa ngục,

Chân hướng lên đầu chúc xuống.

Do chê bai các tiên

Thích tịch tu khổ hạnh.

Giải thích rằng trên đây là nói căn cứ vào loài người chết rồi sinh vào cõi người.

Nếu chung đường khác thì hành tướng không chắc chắn. Cho nên Bà sa chép: nếu chết ở địa ngục lại sinh vào địa ngục thì không chắc chắn đầu chúc xuống chân hướng lên. Nếu chết ở tầng trời lại đọa vào tầng trời thì chắc chắn là đầu hướng lên chân duỗi xuống. Nếu chết ở địa ngục lại sinh lên cõi người đầu hướng lên. Nếu chết ở tầng trời sinh xuống loài người thì lẽ ra đầu chúc xuống.

5. Nói về môn nhập thai:

Dưới đây là thứ ba nói về môn nhập thai:

Luận chép:

Trước nói tâm đảo

Nhập vào thai mẹ

Tất cả trung hữu

Đều chắc chắn chăng?

Kinh nói không đúng

Vào thai có bốn

Bốn ấy là gì?

Tụng rằng:

Một là nhập chánh tri

Hai ba gồm trụ xuất

Bốn đối tất cả vị

Và noãn hằng không biết

Ba thứ nhập thai trước

Là luân vương hai Phật

Vì nghiệp trí cao quý

Như thế bốn dư sanh.

Giải thích: hai bài tụng này là môn nhập thai thứ mười một, tất cả nhập thai không ngoài bốn trường hợp: Một đối với nhập tri, là một giai vị nhập thai, chỉ biết nhập thai không biết trụ xuất.

Hai ba gồm trụ xuất: Hai gồm trụ: hai là giai đoạn nhập thai, nghĩa là biết trụ thai, cũng biết nhập thai.

Ba gồm xuất: là giai đoạn thứ ba nhập thai.

Nghĩa là biết xuất thai và biết trụ nhập thai. Nói gồm là hiển bày phần sau gồm cả phần trước.

Bốn đối với tất cả giai đoạn: Là giai đoạn nhập thai thứ tư, giai đoạn nhập trụ xuất, tất cả giai đoạn không biết.

Noãn thai hằng không biết: bốn giai đoạn trước chỉ nói thai sinh.

Nếu là noãn sinh thì giai đoạn nhập thai v.v… ba thời đều không biết, nên nói là hằng không biết, vì đồng với trường hợp thứ tư là thai sinh ở trước, bài tụng có nói.

Hơi: thế nào là noãn sinh? Mà nói nhập thai tạng?

Đáp: loài noãn sinh, trước phải nhập thai, theo tên đầu mà nói, hoặc có thể là noãn, nói là y theo đương danh nghĩa là trước nhập thai, sau đó từ noãn mà sinh, nói thai, nói noãn là y theo tên.

Như khi nấu gạo gọi là nấu cơm là y theo tên.

Ba thứ nhập thai trước.

Là luân vương hai Phật.

Là y theo loài người để phối hợp.

Nhập thai thứ nhất, là vua Chuyển luân, khi nhập thai không có tư tưởng điên đảo, biết chân chánh về sự nhập thai, nhưng không biết trụ xuất.

Nhập thai thứ hai là Độc Thắng Giác, các đối với giai đoạn nhập thai, biết chân chánh về nhập trụ, không biết giai đoạn xuất thai.

Nhập thai thứ ba là Vô thượng giác, giai đoạn, nhập, trụ, xuất thai đều biết đúng.

Nói hai Phật: là bậc Độc Giác và Đại Giác. Vì trí nghiệp đều cao siêu: là giải thích lý do ở trước.

Nghiệp cao siêu thứ nhất, biết đúng đắn về sự nhập thai, nghĩa là vua Chuyển luân do đời trước có tu phước rộng lớn.

Trí cao siêu thứ hai: biết đúng về việc nhập thai trụ thai.

Đó là Độc Thắng Giác từ lâu đã học rộng, suy nghĩ chọn lựa thù thắng. Thứ ba là phước trí đều thù thắng, nghĩa là vô thượng giác, nhiều kiếp tu hành phước trí thù thắng.

Như thế bốn dư sinh: hai chữ như thế là phối hợp với nghiệp trí đều thù thắng ở trên, là vua chuyển luân và hai Phật.

Bốn dư sinh: Bốn là nhập thai thứ tư, tức giai đoạn nhập trụ xuất đều không biết đúng, trừ ba thứ trước còn lại là thai sinh và noãn sinh, phước trí đều thấp kém đều thuộc về giai đoạn nhập thai thứ tư.

6. Ngăn dứt sự vặn hỏi của ngoại đạo:

Dưới đây là thứ hai của toàn văn, là ngăn dứt sự vặn hỏi của ngoại đạo. Đây là sự viên mãn của phái Số Luận, Thắng luận và ngoại đạo.

Luận chép: Trong đây ngoại đạo chấp ngã nói: nếu cho rằng loài hữu tình chuyển đến đời khác thì thành nghĩa sở chấp có ngã, nay vì ngăn dứt họ.

Tụng chép:

Vô ngã chì các uẩn

Nghiệp phiền não tạo ra

Do trung hữu nối tiếp

Nhập thai như lửa đèn

Như dẫn thứ lớp tăng

Nối tiếp do hoặc nghiệp

Lại thú hướng đời khác

Xoay vần không bắt đầu.

Giải thích: Một hàng trước nói về vô ngã.

Chỉ do hoặc nghiệp, nối tiếp nhập thai.

Một bài sau nói về sự luân hồi sinh tử.

Vô ngã chỉ là các uẩn:

Vô ngã: là ngăn dứt các ngoại đạo. Vì ngoại đạo chấp ngã khi sắp chết có thể xả bỏ các uẩn này, khi thọ sinh có thể tiếp nồi uẩn khác. Nếu uẩn khác không có ngã thì ai tiếp nối uẩn, cho nên có ngã. Vì phá chấp này cho nên nói vô ngã. Bởi vậy Luận chép: bên trong dùng sĩ phu, điều này chắc chắn không có, như sắc, mắt v. v… là không thật có.

Giải thích: ngoại đạo chấp ngã gọi là sĩ phu, như dụng của sĩ phu. Cho nên Luận chủ bác bỏ rằng. Đây chắc chắn không có năm cảnh như sắc vv… là cái biết của hiện lượng. Năm căn như mắt vv là cái biết của tỷ lượng. Nay ông chấp ngã không phải là cái biết của tỷ lượng, hiện 20 tượng như sắc, nhãn v.v… cho nên không thật có.

Đức Thế tôn cũng nói: có nghiệp có dị thục. Người tạo tác không thật có, có thể xả uẩn này và có thể tiếp nối uẩn khác, chỉ trừ pháp giả.

Chú thích: người tạo tác là tên khác của Ngã. Chúng sinh sinh tử do nghiệp dị thục, không do thật ngã của người tạo tác.

Pháp giả là gì? (là hỏi). Vì cái này có nên cái kia có, vì cái này sinh nên cái kia sinh, nói đủ về duyên khởi như trên là văn luận.

Chú thích: vì vô minh có nên hành có, vì vô minh sinh nên hành sinh, mười hai duyên khởi giả lập thành ngã gọi là pháp giả.

Chỉ có các uẩn: là nghĩa chính lập chỉ có năm uẩn lại không có thật ngã, đối với uẩn này giả lập làm ngã, đây là lý chân chánh, không bị ngăn che.

Nghiệp phiền não tạo ra do trung hữu nối tiếp là giải thích vặn hỏi. Đã không có thật ngã thì lẽ ra phải chấp nhận các uẩn tức có thể từ đây hướng đến đời khác. Trung hữu nhập thai là ngăn dứt vặn hỏi này, cho nên có bài tụng này.

Uẩn sát-na diệt, không thể từ đây chuyển đến đời khác nhưng do nghiệp lực của phiền não làm cho uẩn trung hữu nối tiếp vào thai.

Nhập thai như lửa đèn, Như dẫn thứ lớp tăng.

Là nói về sự nối tiếp.

Thí như lửa đèn, tuy sát-na diệt nhưng có thể chuyển đến đời khác một cách nối tiếp. Các uẩn cũng vậy, gọi là chuyển không mất. Cho nên tuy không có ngã nhưng do hoặc nghiệp làm nhân nên các uẩn nối tiếp nghĩa nhập thai được thành. Như bị nghiệp dẫn làm cho uẩn trong thai lần lượt thêm lớn.

Lần lượt tăng: là từ yết-la-lam cho đến bát-la-xà-khư gọi là lần lượt tăng.

Nối tiếp do nghiệp hoặc.

Lại sinh ở cõi khác là nói về sự trôi lăn trong ba cõi, đó là lần lượt tăng cho đến khi chết. Hiện tại uẩn nối tiếp, ở đời hiện tại lại khởi hoặc nghiệp, lấy hoặc nghiệp này làm nhân.

Lại hướng đến đời khác.

Nên có trôi lăn không đầu mối là nói về vô thỉ.

Hoặc nghiệp này vì làm nhân cho nên có sinh, sinh trở lại làm nhân mà khởi các hoặc nghiệp. Từ hoặc nghiệp này nên lại có sinh, nên biết có sự trôi lăn tuần hoàn vô thỉ. Lại văn luận nói về nghĩa lần lượt tăng, dẫn bài tụng trong kinh rằng:

Đầu tiên là Yết-thích-lam, Hán dịch là Ngưng hoạt, cũng dịch là Hòa hợp.

Kế sinh át-bộ-đàm (Hán dịch là pháo).

Từ đây sinh bế-thi (dịch là máu thịt).

Bế thi sinh kiện-nam (dịch là thịt cứng).

Kế bát-la xà-khư (Hán dịch là chi tiết).

Sau là tóc lông móng.

Và sắc căn hình tướng.

Dần dần càng thêm lớn tóc lông v.v… đều là giai đoạn thứ năm, trên đây là năm giai đoạn trong thai.

7. Nói về mười hai duyên khởi:

Dưới đây là thứ tám của toàn văn nói về mười hai duyên khởi. Thứ nhất nói rộng về mười hai duyên khởi, thứ hai lược nhiếp dụ để hiện rõ.

Trong phần nói rộng về mười hai duyên khởi, trong đó có hai:

1. Nói chung. 2. Nói riêng.

Trong phần nói chung lại chia làm sáu đoạn:

  1. Sắp xếp chung về chi vị.
  2. Nói riêng về thể tánh.
  3. Nói về ý bổn thuyết.
  4. Dùng lược nhiếp rộng.
  5. Ngăn dứt nghi nạn chung.
  6. Hội giải thích văn kinh.

Sắp xếp chung về chi vị:

Luận chép: như uẩn này nối tiếp, nói ba đời là giai đoạn.

Tụng rằng:

Các duyên khởi như thế,

Mười hai chi ba đời.

Mé trước sau đều hai,

Trung tám cứ viên mãn.

Giải thích hai câu đầu nêu tên và số, hai câu sau y theo đời mà lập chi.

Mười hai chi gồm:

1. Vô minh. 2. Hành. 3. Thức. 4. Danh sắc. 5. Sáu nhập. 6. Xúc. 7. Thọ. 8. Ái. 9. Thủ. 10. Hữu. 11. Sinh. 12. Chết.

Nói ba đời:

  1. Đời trước tức là quá khứ.
  2. Đời sau tức là vị lai.
  3. Đời giữa tức là hiện tại.

Đời trước sau đều có hai: nghĩa là đời trước sau mỗi đời đều lập ra hai chi, vô minh và hành thuộc đời quá khứ. Sinh già chết thuộc đời tương lai.

Hiện tại tám chi viên mãn. Đây là nói đời hiện tại lập ra tám chi, trừ đời quá khứ, tám chi còn lại ở đời hiện tại.

Nói viên mãn: là đời hiện tại có tám chi, chẳng phải các hữu tình đều có đủ.

Nay nói tám: Y theo sự tròn đầy thì trải qua tám chi vị gọi là viên mãn. Nếu nói người chết giữa chừng yểu: thì không có đủ tám chi trải qua hai chi đó là chết trong thai: lại tám chi này, nói theo cõi Dục không phải cõi Sắc, cõi Vô Sắc. Là trong cõi Vô Sắc không có chi danh sắc. Vì loài hóa sinh cõi ấy các căn đầy đủ ngay, nếu cõi Vô Sắc không có chi danh sắc và sáu nhập thì không có sắc. Cho nên kinh Đại Duyên Khởi nói có đủ.

Kinh ấy chép: Phật bảo A-Nan nếu thức không vào thai thì danh sắc có tăng rộng thêm lớn rộng lớn không?

A-Nan: không! bạch Đức Thế Tôn.

Giải thích: kinh này nói: nhập thai mới có sự thêm lớn của danh sắc v.v… Biết rõ tám chi y theo cõi Dục, vì cõi Sắc không nhập thai.

Có khi chỉ nói hai phần duyên khởi: Một là thuộc về đời quá khứ, hai thuộc đời tương lai, đó là từ chi Vô minh cho đến chi thọ. Bảy chi này thuộc đời quá khứ, hoặc chi ái cho đến già chết, năm chi này thuộc đời tương lai, vì nhân quả quá khứ vị lai thuộc về hai phần.

Nhân quả đời quá khứ: đó là vô minh và hành làm nhân thức v. v… làm quả.

Nhân quả tương lai: là ái thủ hữu làm nhân, sinh già chết là quả.

Đây là y theo theo nhân quả mà chia làm hai đời.

8. Nói riêng về thể tánh:

Dưới đây là thứ hai, nói riêng về thể tánh. Luận chép: Các chi như vô minh v.v… lấy gì làm thể? Tụng chép:

Vị túc hoặc vô minh

Các nghiệp xưa là hành

Thức là kiết sinh uẩn

Sáu xứ danh sắc trước

Từ sinh nhãn căn thảy,

Ba hòa sáu xứ trước

Đối nhân ba thọ khác

Chưa biết rõ gọi xúc

Ở dâm ái thọ trươc,

Tham giúp đủ dâm ái,

Vì được các cảnh giới

Tìm cầu khắp là Thủ

Hữu chính là năng tạo

Dẫn đến có nghiệp quả

Kiết đương hữu gọi sinh

Đến sẽ thọ già chết.

Giải thích: Giai đoạn hoặc trước vô minh là đời quá khứ sanh khởi phiền não gọi là giai đoạn hoặc trước. Năm uẩn ở giai đoạn nay đến này quả chín muồi gọi chung là vô minh. Đó là năm uẩn, chỉ nêu vô mình.

Luận chép: Năm uẩn và vô minh hiện hành cùng lúc.

Do năng lực vô minh mà năm uẩn hiện hành. Như nói vua ban hành chẳng thể không vâng theo, vì vua là trên hết nên gọi là vua ban hành. Giải thích: Kia là giai đoạn hoặc xưa kia, là năm uẩn.

Các nghiệp xưa gọi là hành: là trong đời quá khứ khởi nghiệp vị, năm uẩn ở vị này gọi chung là Nghiệp, Nghiệp gọi là Hành, vì là nghĩa tạo tác. Mười hai chi này đều có chữ vị cho nên chữ vị ở câu đầu là nói trôi đến sinh già chết.

Thức là kiết sinh uẩn: nếu ở trong thai mẹ v.v… lúc kiết sinh trong một giai đoạn sát-na, năm uẩn gọi là Thức, vì thức thọ sinh mạnh mẽ nên chỉ nêu thức mà thôi.

Sáu xứ danh sắc trước: từ kiết sinh sau, sáu xứ sinh trước. Các vị trung gian, tất cả năm uẩn gọi chung là Danh sắc.

Các vị trung gian: tức là trong thái từ Yết-la-lam cho đến Bát-la- xà-khư là năm vị.

Luận chép: Trong đây lẽ ra nói bốn chỗ sinh tiền mà nói sáu là y theo con số đầy đủ mà lập. Sinh nhãn căn vân vân, ba hòa sáu xứ trước:

Đây là Bát-la-xà-khư, giai đoạn này có nhiều niệm.

Từ sau danh sắc, ba hòa về trước sinh ra nhãn căn v.v… Năm uẩn ở giai đoạn này gọi là sáu xứ. Sáu xứ tròn đầy, căn tướng hiển lộ, chỉ nêu sáu xứ, đối với ba thọ nhân khác chưa biết rõ gọi là Xúc:

Ba thọ nhân là ba thọ cảnh, cảnh gọi là nhân, năng sinh ra thọ là sau khi ra khỏi thai khoảng hai, ba tuổi thì căn cảnh thức, có thể đối đãi xúc chạm. Năm uẩn ở giai đoạn này gọi chung là Xúc. Vì tướng xúc hiển bày nên chỉ nêu xúc mà thôi. Đối với ba thọ cảnh chưa biết rõ cho nên chưa gọi là Thọ. Ở thọ trước dâm ái: Nghĩa là năm sáu tuổi đến mười bốn, mười lăm tuổi biết rõ tướng khác nhau của ba thọ nhưng chưa khởi dâm tham. Năm uẩn ở giai đoạn này gọi chung là Thọ. Vì thọ dụng cao siêu cho nên chỉ nêu tên thọ mà thôi.

Tham giúp đủ dâm ái.

Mười lăm tuổi trở lên tham những thứ tốt đẹp, dâm ái hiện hành nhưng chưa tìm cầu khắp. Năm uẩn ở giai đoạn này gọi là ái. Vì dụng của ái mạnh mẽ nên chỉ nêu tên ái. Vì được các cảnh giới tìm cầu khắp là thủ.

Thủ là tham, khi tuổi lớn, tham cảnh năm dục tìm cầu khắp bốn phương không biết mệt nhọc, năm uẩn ở giai đoạn này gọi là Thủ. Vì thủ mạnh mẽ nên nêu tên Thủ.

Ái thủ khác nhau, lúc mới khởi gọi là ái, tiếp nối làm cho mạnh mẽ nên đặt riêng cái tên thủ, vì cảnh thủ nối tiếp dần dần mạnh mẽ. Hữu chính là năng tạo

Dẫn đến có nghiệp quả.

Nhân vì tìm cầu chứa nhóm có thể dẫn đến có nghiệp quả. Năm uẩn ở giai đoạn này gọi là Hữu, có các quả tương lai, vì nghiệp mạnh mẽ nên chỉ nêu tên Hữu.

Kết quả sẽ có sinh

Từ đây xả bỏ thân mạng, sẽ kiết ở tương lai. Năm uẩn ở giai đoạn này gọi chung là Sinh. Chi sinh ở tương lai thì như nay biết. Vì tương lai sinh hiển nên gọi là sinh.

Thức hiện tại mạnh mẽ,

Ngay nơi thể mà được tên.

Đến sẽ thọ già chết: vào đời tương lai, sau khi thọ sinh rồi có chi danh sắc kế sinh ra chi sáu xứ, kế sinh chi xúc xúc sinh thọ, giai đoạn của bốn chi này tất cả năm uẩn gọi chung là già chết, già chết như vậy tức là bốn chi danh sắc, sáu xứ, xúc thọ đời nay. Từ chi sinh sau đó tướng già chết hiển hiện, là nêu cái tên già chết.

9. Có bốn chi duyên khởi khác nhau:

Luận chép: lại chi duyên khởi có bốn thứ khác nhau:

1. Sát-na. 2. Liên phược. 3. Phần vị. 4. Viễn tục.

Sát na là gì? Là trong khoảng sát-na do tham lam mà giết hại, đủ mười hai chi. Si là vô minh, tư là hành, chung với đại địa tư thì tham phải là có đối với việc của các cảnh phân biệt rõ gọi là Thức. (Tham khởi có thức biết rõ cảnh.

Thức đủ ba uẩn gọi chung là danh sắc.

Chú thích: Nói ba uẩn: là sắc uẩn, tưởng uẩn và hành uẩn.

Ba uẩn này cùng khởi chung với thức. Tưởng uẩn chấp lấy toàn phần, sắc uẩn chấp một phần, trừ năm căn và sắc biểu, sắc vô biểu.

Vì lập chi riêng nên chấp lấy sắc uẩn còn lại tức là bốn cảnh của phù trần căn.

Hành uẩn cũng chấp một phần, trừ vô minh, tư, xúc, thọ, tham và vô tàm, vô quý, hôn trầm, trạo cử đồng thời sinh dị diệt. Vì lập chi riêng nên chấp vào hành uẩn tức là tác ý v.v… trụ gọi là sắc căn, nói là sáu xứ, năm căn như nhãn căn v.v… trụ gọi là Sắc, nói năm cảnh này để làm sáu xứ thì tuy là năm mà thuộc sáu xứ, gọi là sáu xứ, sáu xứ đối đãi hòa hợp là xúc, sáu xứ tức là căn, đối cảnh khác gọi là thức, ba hòa có xúc sai khiến xúc gọi là thọ, tham tương ưng thọ, tham tức là ái. Tức khi thực hành sát vốn là tâm tham.

Tương ưng với các triền phược này gọi là thủ nghĩa là vô tàm, vô quý, hôn trầm, trạo cử gọi là các triền, tương ưng với tham. Thân nghiệp, ngữ sanh khởi gọi là hữu, nghĩa là khi thực hành sát khởi thân nghiệp ngữ nghiệp, gọi là chi Hữu.

Các pháp như vậy phát khởi giai vị gọi là Sinh.

Chín muồi và biến hóa gọi là già, diệt hoại gọi là chết. (Đó là ba tướng, biến là dị tướng).

Lại có thuyết nói sát-na buộc ràng nối tiếp, như Phẩm Loại Túc, khắp các hữu vi, mười hai chi vị, tất cả năm uẩn đều thuộc về phần vị, tức là xa xưa nối tiếp vô thỉ nên gọi là viễn tục (như trên là văn luận).

Giải thích:

Nói sát na: là một sát-na.

Nói ràng buộc nối tiếp: là nhân quả sạch khởi không đứt quãng:

hữu tình vô tình đều có sinh diệt, từng niệm nối tiếp, sát na buộc ràng nối tiếp là tất cả hữu vi.

Trước giải thích sát na chỉ là hữu tình, vị Sư này giải thích sát na có cả vô tình. Phần vị duyên khởi là y theo theo thuận sinh thọ nghiệp và bất định thọ nghiệp.

Phần vị mười hai chi năm uẩn của ba đời.

Viễn tục: là phần vị trước, y theo thuận hậu thọ nghiệp và bất định thọ nghiệp, cách nhiều đời, nhân quả xa xưa nối tiếp từ vô thỉ.

10. Nói về ý của bổn thuyết:

Từ đây thứ ba nói về ý của bổn thuyết: trong đó có hai:

  1. Nói về ý thuyết.
  2. Xóa bỏ ngu hoặc cho người khác.

trước nói về ý thuyết. Luận chép: Thế Tôn ngay nơi đây. Thế nào là ý thuyết? Tụng chép:

Truyền hứa y vị nói

Từ thắng lập tên chi.

Giải thích: truyền hứa y theo vị mà nói.

Truyền hứa: là Thế tôn chỉ y theo phần vị mà nói mười hai chi.

Không y theo sát-na.

Phần vị duyên khởi, Kinh bộ có bác bỏ.

Ý Luận chủ nói nên nói truyền hứa.

Từ thắng đặt tên chi.

Đây là giải thích vặn hỏi của ngoài đạo, phần vị duyên khởi đều có năm uẩn. Vì sao chỉ đặt tên là vô minh v.v…vì giải thích vần nạn này, vì trong các vị thì vô minh v.v… là mạnh mẽ. Tuy có năm uẩn, nhưng từ sự mạnh mẽ mà đặt tên, nêu lên vô minh v.v… nói đủ như giải thích ở trước.

Kinh nói phần vị chỉ là hữu tình. Luận nói sát na buộc ràng là có cả hữu tình và vô tình. Phần vị viễn tục cũng đồng kinh nói. Chỉ là hữu tình. Kinh vì dứt hoặc nên chỉ nói hữu tình. Luận y theo pháp tướng, có cả hữu tình và vô tình, để rõ nghĩa này. Kế dưới là hỏi tức là môn khiển hoặc thứ hai

Luận chép: Vì sao Khế kinh chỉ nói hữu tình.

Tụng rằng:

Quá khứ, hiện tại, vị lai

Vì dứt hoặc cho người.

Giải thích: Thế Tôn vì dứt trừ ngu hoặc trong ba đời. Cho nên nói duyên khởi. Chỉ y theo hữu tình.

Hỏi: thế nào là sự ngu hoặc của hữu tình ba đời?

Đáp: Đời quá khứ sinh nghi rằng: ta ở đời quá khứ vì từng có, chẳng có, những gì ta từng có? Thế nào là ta từng có.

Giải thích: từng có chẳng có: là nghi ta có hay không.

Cái gì là ta: là nghi tự tánh của ta, là uẩn ngã hay lìa uẩn ngã.

Thế nào là từng có: Là nghi sự khác nhau của ta là ngã thường hay vô thường.

Hỏi: thế nào là ngu hoặc ở đời vị lai của hữu tình?

Đáp: ở đời vị lai sinh nghi rằng: Ta ở đời vị lai là có hay không, những gì ta sẽ có, vì sao ta sẽ có.

Giải thích: sẽ có không có: là nghi ta không có.

Cái ta là ta: là nghi tự tánh của ta.

Thế nào là ta: nghi sự khác nhau của ngã.

Hỏi: thế nào là sự ngu hoặc trong đời hiện tại của hữu tình?

Đáp: ngay ở đời hiện tại sinh nghi rằng: cái gì là ta, ngã này thế nào. Ngã do cái gì có, ta sẽ có cái gì.

Giải thích: cái gì là ngã: là nghi tự tánh của ta.

Ngã này thế nào: là nghi sự khác nhau của ngã.

Ngã do cái gì có: là nghi cái nhân của ta, vào thời hiện tại, quá khứ ta do cái gì mà có. Ta sẽ có cái gì: là nghi cái quả của ta. Cho rằng ta sẽ có quả gì.

Vì dứt bỏ sự ngu hoặc trong ba đời như thế. Kinh chỉ nói duyên khởi của hữu tình. Như Khế kinh nói:

Các Tỳ-kheo lắng nghe! Nếu có Tỳ-kheo đối với các duyên khởi đã phát sinh ra pháp, có thể dùng tuệ chân chánh để quán thấy, chắc chắn sẽ không ở vào sự ngu hoặc của ba đời. Cho rằng ta ở đời quá khứ là từng có không có.

11. Dùng lược nhiếp rộng:

Dưới đây là thứ tư dùng lược nhiếp rộng.

Luận chép: Lại nên biết chi duyên khởi này, tuy có mười hai chi nhưng lấy hai, ba làm tánh. Ba nghĩa là sự hoặc nghiệp, hai là quả và nhân. Nghĩa này thế nào?

Tụng rằng:

Ba phiền não hai nghiệp

Bảy việc cũng gọi quả

Lược quả và lược nhân

Do trung so sánh hai.

Giải thích: hai câu đầu là nói nhiếp nhau, hai câu cuối giải thích sự ngăn ngại.

Ba phiền não: là vô minh, ái, thủ, lấy phiền não làm tánh.

Hai nghiệp: là hai chi Hành và Hữu, lấy nghiệp làm thể.

Bảy sự cũng gọi là quả: Trừ năm chi trước còn lại bảy chi sau như thức v.v… gọi là sự. Vì nghiệp phiền não này làm chỗ nương cho sự. Bảy sự như thế cũng gọi là quả. Nghĩa y theo các pháp còn lại cũng gọi là nhân, nghĩa là vô minh và hành là nhân, thức v.v… làm quả, ái thủ hữu làm nhân, sinh già chết làm quả.

Lược quả và lược nhân: đây là nêu môn lược vì cho là ngại. Đời vị lai lược quả, vì nói hai quả đó là năm chi như thức v.v… hợp lại làm hai quả nên gọi là lược quả.

Đời quá khứ lược nhân. Vì hoặc chỉ có một đó lại hai hoặc ái và thủ vì một nhân vô minh nên nói là lược nhân.

Nhưng đời hiện tậi nói rộng về nhân quả, chia làm năm việc, đó là năm quả như thức v.v… vì hoặc có hai đó là chia vô minh thành hai chi ái và thủ.

Vì sao đời hiện tại nói rộng nhân quả, đời quá khứ và vị lai thì lược nhân lược quả.

Do trung có thể so sánh hai: là giải thích sự ngăn ngại ở trước. Do đời hiện tại rộng, có thể hơn hai đời quá khứ và vị lai. Đã thành nghĩa rộng, cho nên không nói riêng nói thì thành vô dụng.

12. Giải thích chung về nghi nạn:

Dưới đây là thứ năm giải thích chung về nghi nạn.

Luận chép: Nếu duyên khởi chỉ có mười hai chi, không nói quả già chết, vì sinh từ đáng lẽ có kiết cuộc. Không nói nhân vô minh, sinh tử đáng lẽ có sự bắt đầu. Hoặc đáng lẽ lập chi duyên khởi khác. Khác thì lại có thừa, thành lỗi vô cùng là hỏi. Không nên lập lại, nhưng không có lỗi ở trước. Trong đây Thế Tôn từ nghĩa đã hiển bày, vì sao đã hiển bày (là gạn lại)? Tụng chép:

Từ hoặc sinh hoặc nghiệp

Tự nghiệp sinh ở sự

Từ sự sự hoặc sinh

Lý chi hữu chỉ thế.

Giải thích: từ hoặc sinh hoặc nghiệp:

  1. Từ hoặc sinh hoặc, là do ái sinh thủ.
  2. Từ hoặc sinh nghiệp, là do thủ sinh hữu, vô minh, sinh ra hành.

Từ nghiệp sinh ở sự: đó là hành sinh ra thức, từ hữu sinh ra sinh. Từ sự sự hoặc sinh:

  1. Từ sự sự sinh
  2. Từ sự hoặc mà sinh.

Từ sự sự sinh: là sự có thể sinh ra sự; đó là thức sinh ra danh sắc cho đến xúc sinh ra Thọ.

Lý chi hữu chỉ thế: là giải thích vặn hỏi. Do lập chi hữu lý ấy như thế. Đó là nói danh sắc sinh ra sáu xứ, thọ sinh ra ái. Đã nói lên già chết là nhân sự hoặc, nghĩa là danh sắc và thọ là già chết, thọ sinh ra ái, ái sinh ra thủ.

Đã nói vô minh là quả của sự hoặc đó là ái và thủ là vô minh. Vô minh có nhân, sinh tử vô thỉ. Già chết có quả, sinh tử vô chung. Vì thế không cần lập chi duyên khởi khác, nên kinh chép: Như thế ngu độn và đại khổ khi uẩn chứa nhóm. Giải thích: Như thế là mười hai nhân duyên như thế không có ngã và ngã sở. Cho nên gọi là Độn.

Vì gần với nghĩa quả nên gọi là khổ uẩn. Vì gần với nghĩa nhân nên gọi là chứa nhóm. Khổ uẩn này chứa nhóm vô thỉ vô chung. Cho nên gọi là Đại. Đã mười hai chi đều gọi là khổ tập, nên biết vô minh có nhân, già chết có quả. Nếu không như vậy kinh này nói làm gì.

13. Giải thích văn kinh:

Dưới đây là thứ sáu giải thích văn kinh.

Luận chép: Như Thế Tôn nói: Nay ta nói pháp duyên khởi cho ông, duyên đã sinh ra pháp, hai đều này có gì khác nhau?

Lại, văn luận này nói hai điều này không khác nhau, vì lời nói thuộc tất cả pháp. Giải thích: Luận này nói duyên khởi thuộc tất cả hữu vi, duyên đã sanh pháp, cũng thuộc tất cả hữu vi, đã nói hai pháp này đều thuộc tất cả hữu vi thì biết là chẳng khác. Dưới đây là Luận chủ giải thích ý kinh.

Tụng rằng:

Ý trong đây là nói

Nhân khởi quả đã sinh.

Giải thích: hai câu này là giải thích ý kinh.

Trong đây: là trong Khế kinh này nhân khởi quả đã sinh.

Theo trong kinh này phần nhân các chi gọi là Duyên khởi. Do nhân có duyên có công năng sinh quả. Nên biết phần nhân gọi là duyên khởi. Phần quả các chi là nói duyên đã sinh, do quả đều từ duyên mà sinh. Nên biết phần quả gọi là duyên đã sinh. Vì lý này như thế, hai nghĩa tất cả đều thành, vì các chi đều có tánh nhân quả.

Giải thích: Tất cả: Là mười hai nhân duyên.

Hai nghĩa: là duyên khởi, duyên đã sinh.

Lại Luận chép: Nếu an lập như vậy lẽ ra không câu thành. Giải thích: Là vặn hỏi. Thể nhân quả các chi đã không khác, làm sao an lập duyên khởi, duyên đã sanh ra pháp. Cho nên nói lẽ ra đều không thành.

Luận chép: Không đúng, vì sở quán có khác nhau.

Nghĩa là nếu năng quán đều này gọi là duyên đã sinh, chẳng phải ngay nơi quán này gọi là duyên khởi, giống như gọi là nhân quả, cha con v.v…

Giải thích: Là đáp vặn hỏi trước đó. Sở vọng khác nhau, hai nghĩa thường khác. Như hành vọng đến vô minh thường gọi là duyên đã sinh. Cho nên thể tuy là một mà thành hai nghĩa. Như người con ở đời mong ở bên cha nên thường gọi là con, không thể gọi là cha. Cha mong ở bên con thường gọi là cha không thể gọi là con được. Tuy là một mà được hai tên, so sánh với pháp rất dễ hiểu.