LUẬN CÂU XÁ TỤNG SỚ BỔN
Sa-môn Viên Huy Chùa Đại Vân trung soạn
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh
Hội Văn Hóa Giáo Dục Linh Sơn Đài Bắc Xuất Bản

 

QUYỂN 7

Dưới đây là thứ hai của toàn văn, nói về Bốn duyên, trong đó chia làm hai:

  1. Nói về bốn duyên.
  2. Giải thích riêng về đẳng Vô gián.

a. Bốn duyên: văn chia làm ba.

  1. Nói về thể của bốn duyên.
  2. Nói về tác dụng trong duyên.
  3. Nói về từ duyên sinh.

b. Nói về Thể của bốn duyên.

Luận chép: đã nói rộng về nhân rồi còn duyên thế nào?

Tụng chép:

Nói có bốn thứ duyên

Tánh nhân duyên năm nhân

Đẳng Vô gián chẳng sau

Tâm, tâm sở đã sinh

Tất cả pháp sở duyên

Tăng thượng tức năng tác.

Nói có bốn thứ duyên: nói: là trong khế kinh nói. Có bốn tánh duyên nghĩa làtánh nhân duyên, tánh duyên đẳng Vô gián, tánh duyên sở duyên, tánh duyên tăng thượng.

Nhân duyên: Nhân tức là duyên, thuộc về trì nghiệp thích.

Đẳng Vô gián: tâm tâm sở trước và tâm tâm sở sau thể đều là một, nên gọi là Đẳng. Như trong tâm vương và tâm sở thể của thọ là một, còn lại tưởng v. v… cũng vậy. Cho nên Luận chép: nghĩa là không ít thọ Vô gián sinh ra nhiều, hoặc từ nghĩa Vô gián sinh ít. Tưởng v. v… cũng vậy. Đối với tự loại đều là nghĩa Đẳng.

Lại giải thích: tâm, tâm sở trước là Đẳng và tâm tâm sở sau là Duyên, không phải là thọ trước sinh thọ sau, tưởng trước sinh tưởng sau là đẳng trong tự loại.

Lại giải thích: tâm và tâm sở sau là đẳng dùng tâm tâm tâm sở trước làm Duyên. Cho nên chữ Đẳng này có cả duyên và quả.

Vô gián: tâm tâm sở trước sinh ra tâm, tâm sở sau, trung gian không có tâm gián cách khác nên gọi là Vô gián. Cho nên Vô gián này có cả duyên và quả. Hoặc Đẳng Vô gián tức là duyên, thuộc về trì nghiệp thích. Hoặc duyên của Đẳng Vô gián là y chủ thích.

Duyên Sở duyên: là duyên của sở duyên năng dẫn dắt phát sinh tâm và tâm sở. Sở duyên tức là duyên, thuộc về trì nghiệp thích.

Duyên tăng thượng: Tăng thượng tức là duyên, là trì nghiệp để giải thích.

Tánh năm nhân của nhân duyên: là nêu ra thể của nhân, trong sáu nhân, trừ nhân năng tác, năm nhân còn lại là tánh nhân duyên. Đẳng Vô gián chẳng phải sau, tâm tâm sở đã sinh.

Không phải sau: là A-la-hán sắc nhập Niết-bàn, tâm tâm sở sau cùng gọi là “sau”.

Tâm tâm sở sau cùng này không phải là duyên đẳng Vô gián. Ngoài tâm sau ra, các tâm tâm sở khác đã sinh đều là duyên đẳng Vô gián

Luận chép: Duyên này sinh ra pháp, đẳng mà Vô gián, y theo nghĩa này mà lập duyên đẳng Vô gián.

(Giải thích: pháp là pháp quả này, pháp quả này đồng với duyên).

Do sắc này v. v… đều không thể lập duyên đẳng Vô gián vì bất đẳng sinh. Nghĩa là sắc cõi Dục, hoặc Vô gián sinh ra hai sắc vô biểu cõi Dục và cõi Sắc.

(Giải thích: nghĩa là người thọ giới, từ lần yết-ma thứ ba thì nhập định cõi Sắc, tức là biệt giải thoát vô biểu ở cõi Dục cùng cới duyên cọng vô biểu sắc của cõi Sắc cùng thời sinh).

Hoặc Vô gián sinh ra hai vô biểu sắc của vô lậu cõi Dục.

(Giải thích: yết-ma lần thứ ba thì nhập vào duyên vô lậu cõi Sắc tức là vô biểu của cõi Sắc và đọa cọng vô biểu cùng thời sinh).

Do các sắc pháp lẫn lộn hiện ra, duyên đẳng Vô gián sinh không lẫn lộn. Cho nên sắc không lập duyên đẳng Vô gián.

Tôn giả Thế Hữu nói như vậy, ở trong một thân, một sắc nuôi lớn nối tiếp không xen hở, sau đó lại có sắc nuôi lớn thứ hai sinh ra không trái nhau, cho nên không lập duyên đẳng Vô gián.

Đại đức lại nói: vì có sắc pháp Vô gián sinh khởi, hoặc ít hoặc nhiều nghĩa là hoặc có khi từ nhiều sinh ra ít, như đốt một đống cỏ lớn thành tro, hoặc có khi từ nhỏ sinh ra lớn, như hạt giống nhỏ mọc lên cây nặc cù đà, cành lá dần dần sum suê, rủ xuống thành bóng mát. Giải thích: Đại đức là ngài Pháp Cứu. Cây nặc-cù-đà, hạt nhỏ mà mọc cây lớn, bóng mát che được năm trăm cỗ xe.

Tất cả pháp sở duyên: nghĩa là tất cả pháp làm sở duyên cho tâm tâm sở. Tánh của tâm và tâm sở yếu kém chấp vào cảnh giới mới sinh khởi, giống như người yếu gầy không có gậy cây thì không đứng vững được. Cho nên thức nương vào tất cả pháp gọi là Sở duyên. Cảnh sở duyên này có thể tánh riêng, là tâm và tâm sở phát sinh ra duyên gọi là Sở duyên duyên.

Tăng thượng tức là năng tác: là tánh duyên tăng thượng tức là duyên năng tác, vì lấy nhân năng tác làm duyên tăng thượng, thể của duyên này rộng nên gọi là duyên tăng thượng vì tất cả pháp đều là duyên tăng thượng.

Hỏi: đã nói tất cả pháp đều là duyên sở duyên Duyên tăng thượng này vì sao thể nó rộng.

Giải thích: như quán vô ngã cũng quán tất cả pháp, trong một niệm thứ nhất không thấy câu hữu, các pháp câu hữu chưa từng làm sở duyên. Nhưng pháp câu hữu này làm duyên tăng thượng nên thể của tăng thượng rộng.

Giải thích thứ hai: Hoặc sở tác rộng nên gọi là duyên tăng thượng vì tất cả pháp đều trừ tự tánh, làm duyên tăng thượng cho tất cả pháp hữu vi.

Dưới đây là thứ hai, nói về tác dụng của duyên: Ở tác dụng đây nói là nói cái dụng cho quả.

Luận chép: các duyên như thế ở trường hợp nào mà phát khởi tác dụng?

Tụng chép:

Hai nhân đối chánh diệt

Ba nhân đối chánh sinh

Còn hai duyên trái nhau

Mà phát ra tác dụng.

Giải thích: Hai câu đầu nói về nhân duyên. Câu thứ ba nói về hai duyên. Câu thứ tư kiết dụng vì có cả ba câu trước.

Hai nhân đối chánh diệt: nghĩa là hai nhân nhân tương ưng và câu hữu, lúc chánh diệt mà phát khởi tác dụng…

Chánh diệt: là đời hiện tại, vì tướng diệt này ở hiện tại cho nên gọi là lúc chánh diệt.

Ở đây nói tác dụng là tác dụng cho quả. Do hai nhân này làm cho quả câu sinh có tác dụng.

Ba nhân đối chánh sinh: là bà nhân: nhân đồng loại, nhân biến hanh và nhân dị thục, trường hợp đang sinh mà khởi tác dụng.

Chánh sinh: là pháp vị , ở giai vị tướng sinh vì sinh hiện ra nên gọi là lúc đang sinh.

Do ba nhân này mà dẫn khởi pháp quả, đến giai vị tướng sinh thì sinh dụng với quả.

Hai câu trên đây nói về nhân duyên đã xong.

Còn hai duyên trái nhau: là duyên đẳng Vô gián và sở duyên duyên hai duyên này phát khởi cho dụng của quả, trái với các thứ. Duyên đẳng Vô gián ở giai đoạn chánh sinh mà khởi tác dụng, và hai nhân trước ở nơi giai đoạn chánh diệt là trái nhau, vì đẳng Vô gián khi sanh quả pháp thì mở ra con đường để tránh, cùng với xứ ấy, nếu duyên sở duyên ở giai đoạn chánh diệt mới phát khởi tác dụng cùng ba nhân trước đối với giai đoạn chánh sanh là trái nhau, nghĩa là duyên sở duyên ở đoạn năng duyên diệt mới khởi tác dụng.

Do tâm và tâm sở, phải ở hiện tại mới chấp lấy cảnh.

Trong bài tụng không nói về Tăng thượng duyên: là duyên tăng thượng đối với tất cả pháp đều không làm chướng trụ, tùy theo giai đoạn không ngăn ngại. Hoặc lúc chánh sinh, hoặc lúc chánh diệt mà hưng khởi với quả dụng đều không ngăn ngại.

Dưới đây là thứ ba nói về pháp từ duyên sinh, trong đó có hai: a. Nói về chung về các pháp.

b. Tùy câu hỏi mà giải thích riêng.

a. Nói chung về các pháp:

Luận chép: đã nói các duyên và phát khởi tác dụng rồi, lẽ ra phải nói pháp nào do mấy duyên mà sinh?

Tụng chép:

Tâm, tâm sở do bốn

Hai định chỉ do ba

Còn do hai duyên sinh

Vì phi thiện thứ đẳng.

Giải thích: Ba câu trước nói về pháp duyên sinh, câu thứ tư ngăn ngoại đạo.

Tâm tâm sở do bốn: là tâm, tâm sở do bốn duyên mà sinh khởi. Nhân duyên trong đó là năm tánh nhân.

Duyên đẳng Vô gián: là tâm và tâm sở phải có duyên đẳng Vô gián của niệm trước dẫn khởi mà phát sinh.

Duyên sở duyên: vì duyên với cảnh mà sạch khởi.

Duyên tăng thượng : Trử tự tánh, tất cả pháp còn lại đều không chướng ngại.

Hai duyên chỉ do ba: là định vô tưởng và định tận diệt do ba duyên sinh khởi, không phải năng duyên trừ duyên sở duyên.

Do nhân duyên: là do hai nhân, hai nhân câu hữu là bốn tướng sinh v. v… của định vô tưởng và định tận diệt. Hai nhân đồng loại: là thiện pháp đồng địa đã sinh ở trước. Tất cả pháp thiện trong định vô tưởng và tầng trời vô tưởng là đồng địa.

Duyên đẳng Vô gián: là nhập định vô tưởng và định tận diệt. Tâm tâm sở pháp ở trước là duyên đẳng Vô gián phát sinh ra hai định ấy.

Tăng thượng duyên: Như trước đã nói: Luận chép: tâm đẳng dẫn sinh của hai định này ngăn ngại tâm đẳng khởi. Cho nên với đẳng tâm chỉ là Đẳng Vô gián, chẳng phải duyên đẳng Vô gián. Giải thích: Tâm đẳng là đẳng chấp tâm sở, còn lại rất dễ hiểu.

Còn do hai duyên sinh: còn (dư): là sắc pháp và bất tưọng ưng. Hai thứ pháp này do hai duyên: Nhân duyên và tăng thượng mà sinh khởi, không phải là năng duyên cho nên trừ duyên sở duyên sinh ra không phải tâm đẳng dẫn sinh, không phải duyên đẳng Vô gián.

Vì chẳng phải thiên thứ v.v… là phá ngoại đạo, ở đây có hai ý: 1. Chánh phi; 2. Lập lý.

Chánh phi: là phi thiên v.v… Lập lý: Là thứ đẳng.

Như ngoại đạo bôi tro vào mình, chấp trời Đại tự tại sinh ra thế gian, ngoại đạo Thắng Luận chấp ngã sinh ra thế gian, ngoại đạo Số Luận chấp thắng tánh nghĩa là ba thứ Tát-đỏa v.v… sinh ra tất cả pháp. Trong Phật pháp của ta, chỉ có nhân duyên sinh ra tất cả pháp, cho nên nói phi thiên. Đẳng đẳng chấp ngã thắng tánh v.v… kế là đẳng, kế là nói thứ lớp.

Đẳng đẳng chấp không có nghĩa lợi và trái với các thế gian, lập ba thứ lý này để ngoại đạo. về ý theo thứ lớp. Luận chép: Nghĩa là các thế gian, như Tự tại v.v… nếu một nhân sanh khởi thì lẽ ra tất cả đồng thời sanh, chẳng phải thứ lớp khởi, hiện thấy các pháp thứ lớp sanh, cho nên biết chắc chắn chẳng phải một nhân sanh khởi. về vô nghĩa lợi, luận chép: Lại Tự tại v.v… làm công đức lớn là sanh ra các thế gian được nghĩa lợi gì? Lại Tự tại như thế nên phát tâm tự vui mừng, than ôi! Đâu nên tự tại như vậy làm gì? Y theo bài tụng kia rằng: Thành thật khéo nói, do hiểm lợi năng thiêu, đáng sợ thường bức hại, thích ăn máu thịt tủy, nên gọi Lỗ-đạt-đa.

Giải thích: Ngoại đạo bôi tro nói trời Tự tại có ba thân, pháp thân cùng khắp pháp giới, báo thân ở tầng trời Tự tại, ba mắt tám tay, là Mahê-thủ-la, hóa thân thì tùy hình trong sáu đường. Bài tụng này nói về hóa thân. Có ba A-tu-la cầm ba cõi nước bay đi trong hư không, đi qua tầng trời Tự tại, trời Tự tại nhìn thấy, liền dùng tên lửa bắn, cùng lúc đều tan hết, đây chính là tên lửa hiểm lợi, đốt cháy cả ba cõi nước. Vì rồng xuyên qua đầu lâu của người rồi quấn trên cổ, giết voi lấy da, bôi máu khắp mình. Đây là việc đáng sợ, thường bức hại hữu tình, thích ăn máu thịt, xương tủy, đó là nói về sở thực. Lỗ-đạt-đa, Hán dịch là Bạo ác. Trời tự tại có một ngàn tên, đây là một trong ngàn tên đó. Thứ ba là trái với thế gian. Luận chép: lại nếu tin nhân tất cả thế gian chỉ có trời Tự tại, một nhân sanh khởi thì đó chẳng phải bác bỏ hiện thấy thế gian còn lại các việc như nhân công, nhân duyên, ngã thắng tánh v.v… Như trời Tự Tại đáng lẽ phải bài trừ, vì không có một pháp nào do một nhân mà sinh ra.

Dưới đây là thứ hai, tùy theo câu hỏi mà giải thích riêng:

Luận chép: trước đã nói pháp còn lại do hai duyên sinh, trong đó lẫn nhau. thế nào là đại chủng sở tạo, tự tha đối nhau, làm nhân duyên lẫn nhau.

Tụng chép:

Đại là hai nhân đại

Là năm thứ sở tạo

Tạo là ba thứ tạo,

Đại chỉ có một nhân.

Giải thích: Đại là hai nhân của Đại:

Đại chủng đối với đại chủng, chỉ là hai nhân câu hữu và đồng loại, không phải tâm sở, nên không có nhân tương ưng, vì đồng tánh vô ký nên không có nhân dị thục, vì không phải là nhiễm nên không có nhân biến hành.

Là năm thứ sở tạo: chữ Đại của câu đầu nói liền đến đây, lẽ ra nói đạo làm năm thứ sở tạo, nghĩa là bốn đại chủng nương vào sắc được tạo ra năng làm năm nhân.

1. Sánh. 2. Y. 3. Lập. 4. Trì. 5. Dưỡng.

Năm nhân này đối với sáu nhân ở trước thuộc về nhân Năng tác. Bốn đại chủng này sinh ra sắc sở tạo gọi là nhân sinh. Tạo sắc đã sinh rồi thì theo đại chủng như nương vào thầy v. v… nói là nhân y. đại chủng giữ gìn sắc sở tạo như vách tường giữ bức tranh nên nói là nhân lập. Vì làm cho sắc sở tạo nối tiếp không xen hở, nên gọi là nhân trì. Nhân thêm lớn gọi là nhân dưỡng. Như vậy đã trình bày rõ về đại và sở tạo là tánh nhân của khởi, trì, nhậm, trưởng vì sinh khởi nên gọi là nhân sinh, vì nương tựa nên gọi là nhân y, vì giữ gìn nên gọi là nhân lập, vì bậc trì nên gọi là nhân trì, vì bảo dưỡng nên gọi là nhân dưỡng tạo thành ba thứ đạo: là sở tạo nương vào sở tạo chỉ là ba nhân đó là nhân câu hữu đồng loại và dị thục.

– Nhân câu hữu: là tùy tâm chuyển, bảy chi vô biểu của thân nghiệp và ngữ nghiệp xoay vần làm nhân.

– Nhân đồng loại: tất cả sinh trước ở nơi đồng loại sau đều có thể làm nhân.

– Nhân dị thục: là thân nghiệp và ngữ nghiệp có công năng chiêu vời nhãn v.v… đây là nhân quả đều là sở tạo.

Vì đại chỉ có một nhân: chữ tạo ở câu trước nối liền đến câu này đáng lẽ nói tạo là Đại, chỉ có một nhân. Nghĩa là sắc sở tạo nương vào bốn đại chủng chỉ là một nhân đó là nhân dị thục. Do thân nghiệp và ngữ nghiệp nên chiêu cảm quả đại chủng của dị thục.

Dưới đây là thứ hai của toàn văn nói riêng về đẳng Vô gián, trong đó có hai:

  1. Nói về các tâm sinh nhau.
  2. Nói về đắc tâm nhiều ít

a. Nói về các tâm sinh nhau, trong đó có hai:

  1. Nói về mười hai tâm.
  2. Nói về hai mươi tâm.

Trong mười hai tâm: 1. Nêu mười hai tâm. 2. Nói về sinh nhau.

Trong nêu mười hai tâm: luận trước hỏi rằng: trước đã nói chung các tâm và tâm sở trước có thể làm duyên đẳng Vô gián sau, chưa quyết định nói tâm nào là Vô gián, có mấy tâm sinh, lại từ mấy tâm, có tâm nào khởi. Nay chắc chắn sẽ nói là kiết thúc câu hỏi trước. Nghĩa là lược nói có mười hai tâm.

Thế nào là mười hai tâm (là hỏi).

Tụng chép:

Cõi Dục có bốn tâm

Thiện ác, phú vô ký

Sắc, Vô Sắc trừ ác

Vô lậu có hai tâm.

Giải thích: Lại ở cõi Dục có bốn thứ tâm đó là thiện bất thiện, hữu phú vô ký và vô phú vô ký, cõi Sắc và cõi Vô Sắc đều có ba tâm, là thiện, hữu phú vô ký, và vô phú vô ký còn lại như trên đã nói. Mười loại như thế nói tâm hữu lậu hoặc tâm vô lậu chỉ có hai thứ đó là hữu lậu và Vô học hợp thành mười hai tâm.

Dưới đây là thứ hai, nói về sinh nhau: luận nói mười hai tâm nảy sinh ra lẫn nhau.

Tụng chép:

Cõi Dục thiện sinh chín

Đây lại từ tám sinh

Nhiễm từ mười sinh bốn

Còn từ năm sinh bảy

Sắc thiện sinh mười

Đây lại từ chín sinh

Hữu phú từ tám sinh

Đây lại sinh từ sáu.

Vô phú từ ba sinh,

Đây lại năng sinh sáu,

Thiện Vô Sắc sinh chín,

Đây lại từ sáu sinh.

Hữu phú sinh từ bảy

Vô phú như sắc nói

Học từ bốn sinh năm

Còn từ năm sinh bốn.

Giải thích: Thiện cõi Dục sinh chín: là từ tâm thiện của cõi Dục liên tiếp sinh ra chín tâm, là bốn tâm của cõi Dục, hai tâm cõi Sắc.

Một tâm cõi Vô Sắc, hai tâm vô lậu, nên thành chín tâm.

Hai tâm cõi Sắc: là thiện và nhiễm ô, từ tâm sắc nhập vào định cõi Sắc thì sinh ra tâm thiện. Lại từ tâm thiện cỏi cõi Dục chết, sinh lên cõi Sắc rồi sinh ra tâm nhiễm. Vì trong tâm nối tiếp sinh ắt có nhiễm ô. Cho nên Luận chép: lúc nhập định và trường hợp nối tiếp sinh như thứ tự của nó thì sinh tâm nhiễm thiện.

Một tâm cõi Vô Sắc: Từ trong tâm thiện ở cõi Dục chết đi sinh vào cõi Sắc thì sinh ra tâm nhiễm. Vì trong tâm nối tiếp sinh ắt có nhiễm ô.

Dục giới không sinh tâm thiện Vô Sắc: vì rất xa. Cõi Vô Sắc đối với cõi Dục có bốn điều xa nên xa.

1. Sở y xa; 2. hành tướng xa; 3. sở duyên xa. Đối trị xa.

Sở y xa: là tâm cõi Vô Sắc không làm chổ y theo cho tâm cõi Dục.

Hành tướng xa: Tâm cõi Vô Sắc chỉ ở thiền thứ tư tạo hành tướng chướng ngại khổ thô, ắt không duyên với dục tạo các hành tướng khổ thô.

Sở duyên xa: vì không duyên với dục.

Đối trị xa: vì chưa xa lìa tham ở cõi Dục chắc chắn không khởi định của cõi Sắc. Có thể tạo các giới ác, chán hoại và đoạn hai đối trị.

Hai tâm vô lậu: từ tâm thiện gia hạnh cỏi cõi Dục nhập vào quán Hữu học và Vô học.

Đây lại từ tám sinh: tâm thiện gia hạnh cỏi cõi Dục này lại từ tám tâm mà sinh khởi là bốn tâm ở tự giới, hai tâm ở cõi Sắc và hai tâm, vô lậu hợp thành tám tâm.

Hai tâm cõi Sắc: Một tâm thiện cõi Sắc sanh thiện cõi Dục. Đó là từ định xuất khởi tâm thiện cõi Dục.

2. Tâm nhiễm cõi Sắc sinh thiện cõi Dục. Nghĩa là người nhập định nguyện rằng: Ta thà khởi tâm thiện ở địa dưới chứ không khởi tâm nhiễm ở địa trên. Vì nguyện này mà khi định nhiễm ô bức não thì từ định nhiễm ô sinh ra thiện hạ dưới làm ngăn ngại lui sụt bởi vậy sắc nhiễm sinh ra thiện cõi Dục.

Hai tâm vô lậu: từ bậc Hữu học và Vô học quán ra vào tâm thiện cõi Dục.

Nhiễm từ mười sinh bốn nhiễm có hai thứ: bất thiện và hữu phú. Hai tâm nhiễm này từ mười tâm sinh ra, có thể sinh ra bốn tâm.

Từ mười sinh ra: Trong mười hai tâm trừ Học và Vô học. Đó là bốn tâm cõi Dục, ba tâm cõi Sắc và ba tâm Vô Sắc. Trong mười tâm này đều chấp nhận khi chết sinh nhiễm cõi Dục.

Cho nên Luận chép: Ở giai dứt dứt tâm nối tiếp, thì các tâm của ba cõi đều có thể sinh tâm nhiễm cõi Dục không xen hở. Cho nên có thể sinh bốn tâm, là bốn tâm cõi Dục, còn lại không có lý sinh, nghĩa là tâm nhiễm cõi Dục không sinh định cõi trên và sinh về cõi kia cho nên không có cái lý về giới cõi.

Còn từ năm sinh bảy: Còn lại: là vô phú vô ký cõi Dục. Tâm vô ký này, ngoài tâm thiện v.v… ra gọi là còn lại.

Từ năm tâm sinh ra, có thể sinh ra bảy tâm.

Từ năm tâm sinh: là bốn tâm cõi Dục và hiện cõi Sắc. Đó là cõi Dục thông quả vô ký, vì từ thiện định cõi Sắc mà sinh ra.

Có thể sinh bảy tâm: Là bốn tâm cõi Dục và một tâm cõi Vô Sắc cộng lại thành bảy tâm.

Hai tâm cõi Sắc:

1. Một Sinh thiện kia, nghĩa là thông quả vô ký, trở lại sinh định kia vì tâm thông quả chỉ xuất nhập với tâm định.

2. Sinh nhiễm kia: Trong tâm vô ký, dị thục, oai nghi, khi chết sinh tâm nhiễm đó là trường hợp nối tiếp sinh.

Một tâm cõi Vô Sắc: tâm vô ký cõi Dục chết đi, căn cứ vào giai đoạn nối tiếp thì sinh tâm nhiễm Vô Sắc.

Sắc thiện sinh mười một:

Sắc thiện: là tâm thiện cõi Sắc nối tiếp sinh ra mười một tâm, trong mười hai tâm chỉ trừ tâm vô phú vô ký của Vô Sắc. Vì cõi Vô Sắc chỉ có tâm dị thục sinh vô ký. Phàm tâm dị thục không chấp nhận dị địa khởi, cho nên không sinh khởi.

Có thể sinh tâm nhiễm cõi Vô Sắc là y theo sự chết để nói.

Đây lại từ chín sinh: Tâm thiện cõi Vô Sắc này lại từ chín tâm mà sinh khởi, nghĩa là trong mười hai tâm chỉ trừ tâm nhiễm ô cõi Dục và trừ vô phú vô ký ở Vô Sắc.

Cho nên rất dễ hiểu.

Hữu phú từ tám sinh: là tâm hữu phú cõi Sắc từ tám tâm mà sinh khởi. Trong mười hai tâm trừ nhiễm cõi Dục và Hữu học, Vô học.

Đây lại sinh từ sáu: là tâm hữu phú cõi Sắc, lại có thể sinh ra sáu tâm. Nghĩa là ba tâm cõi Dục gọi là thịên, bất thiện, hữu phú vô ký cõi Dục

Sinh dục thiện: Từ định nhiễm ô sinh ra thiện cõi dục.

Sinh bất thiện hữu phú cõi Dục: từ tâm nhiễm cõi Sắc, chết trong giai đoạn nối tiếp thì sinh hai nhiễm ô cõi Dục.

Vô phú từ ba sinh: là ba tâm cõi Dục, còn lại không có lý sinh.

Đây lại hay sinh sáu: tâm vô phú cõi Sắc này lại có thể sinh ra sáu tâm. Đó là ba tâm cõi Dục, hai nhiễm ô cõi Dục, một nhiễm ô cõi Vô Sắc. Y theo giai đoạn nối tiếp sinh suy nghĩ rất dễ hiểu.

Thiện Vô Sắc sinh chín: tâm thiện Vô Sắc sinh ra chín tâm.

Chín tâm: Trong mười hai tâm trừ hai tâm thiện và vô ký cõi Dục, trừ một vô ký cõi Sắc.

Đây lại từ sáu sinh: ba tâm cõi Dục và thiện cõi Sắc cùng Học, Vô học

Hữu phú sinh từ bảy: hữu phú Vô Sắc có thể sinh ra bảy tâm, cũng từ bảy tâm này mà phát sinh ra.

Bảy tâm: ba tâm cõi Dục và hai tâm cõi Sắc sinh ra tâm thiện nhiễm cùng với bất thiện hữu phú ở cõi Dục. Cũng từ bảy tâm này mà phát sinh ra nối tiếp. Đó là trừ nhiễm cõi Dục, cõi Sắc và tâm Học, Vô học.

Vô phú như sắc mà nói: hữu phú cõi Vô Sắc như cõi Sắc mà nói.

Từ ba tâm sinh: có thể sinh ra sáu tâm.

Từ ba tâm sinh: Ba tâm cõi Dục.

Có thể sinh sáu tâm: là từ ba tâm cõi Dục và nhiễm cõi Sắc gồm bất thiện hữu phú cõi Sắc.

Hữu học từ bốn sinh năm: là tâm Hữu học từ bốn tâm mà sinh ra, có thể sinh ra năm tâm.

Từ bốn tâm sinh ra: thiên và tâm Hữu học của ba cõi.

Có thể sinh năm tâm: là bốn tâm ở trước thêm Vô học.

Còn từ năm sinh bốn: còn lại: Gọi là tâm Vô học. Tâm Vô học từ năm tâm mà sinh khởi có thể sinh bốn tâm.

Từ năm tâm sinh: thiện của ba cõi và tâm Vô học, Hữu học.

Có thể sinh bốn: năm tâm trước chỉ trừ tâm Hữu học.

Dưới đây là thứ hai nói về hai mươi tâm sinh nhau:

Luận chép: nói mười hai tâm sinh nhau rồi, vì sao chia nó thành hai mươi tâm.

Tụng chép:

Mười hai thành hai mươi

Là tâm thiện ba cõi

Phân gia hạnh sinh đắc

Vô phú Dục chia bốn

Oai nghi lộ dị thục

Công xảo thứ thông quả

Cõi Sắc trừ công xảo

Còn như trước đã nói.

Giải thích: Tâm thiện ba cõi: đều chia làm hai thứ là gia hạnh đắc và sinh đắc khác nhau.

Vô phú cõi Dục chia làm bốn tâm.

1. Dị thục sinh; 2. Oai nghi lộ; 3. Công xảo xứ; 4. Tâm thông quả vô phú cõi Sắc lại chia làm ba thứ, trừ công xảo xứ. Cõi trên đều không tạo tác những việc công xảo.

Cõi Vô Sắc, vô phú chỉ có một nghĩa là dị thục sinh. Cho nên vô phú ở trước hợp thành tám thứ. Như vậy mười hai tâm phân thành hai mươi tâm. Nghĩa là cõi Dục có tám tâm: hai thiện, hai nhiễm và bốn vô ký.

Cõi Sắc có sáu thứ: là tám tâm ấy chỉ trừ bất thiện, công xảo gồm Học, Vô học cho nên thành hai mươi tâm.

Oai nghi lộ tâm: là đi đứng ngồi nằm gọi là oai nghi lộ, ở đây dùng sắc, hương, vị làm thể. Sở duyên của tâm oai nghi này gọi là lộ, oai nghi là lộ, gọi là oai nghi lộ, duyên với oai nghi lộ nên tâm gọi là oai nghi lộ tâm. Tâm của oai nghi lộ thuộc về y chủ thích.

Oai nghi lộ tâm này gồm có ba thứ:

1. Khởi oai nghi lộ tâm: chỉ có ý thức.

2. Duyên oia nghi lộ tâm: Có cả bốn thức như nhãn thức v.v.. trừ nhĩ thức và chấp lấy ý thức.

3. Tợ oai nghi lộ tâm: tức có cả sáu thức, như phiếm nhĩ duyên sắc thanh bên ngoài nên gọi là tợ oai nghi lộ. Hai công xảo xứ tâm: công xảo có hai:

a. Thân công xảo: như khắc bản v.v…

b. Ngữ công xảo: như ca vịnh.

Thân công xảo lấy bốn cảnh làm thể. Vì khi thân công xảo sạch khởi thì không lìa bốn cảnh. Ngữ công xảo dùng năm cảnh làm thể. Vì khi lời nói phát khởi không lìa năm cảnh. Hai công xảo này làm sở duyên của tâm nên gọi là. Công xảo tức là xứ, gọi công xảo xứ, tâm của công xảo xứ gọi là tâm công xảo xứ, thuộc về y chủ thích.

Tâm Công xảo này lược có ba thứ:

  1. Tâm khởi công xảo: chỉ ở nơi ý thức.
  2. Tâm duyên công xảo: Có cả năm thức và ý thức.
  3. Tâm tợ công xảo: cũng có cả có cả sáu thức.

Thông quả tâm: là tâm năng biến hóa. Và quả thông mắt trời nhĩ, tâm năng biến hóa này duyên với bốn cảnh như sắc nghĩa là vì hiện hóa bốn cảnh nên cũng duyên với thanh, vì có phát tâm thông quả của lời nói. Cho nên Luận chép: ba tâm vô phú, của oai nghi lộ v. v… cũng lấy sắc, hương, vị, xúc làm cảnh sở duyên công xảo xứ cũng duyên với thanh. Ba tâm như thế chỉ là ý thức, oai nghi lộ, công xảo xứ, gia hạnh. Cũng chung với bốn thức, năm thức (giải thích: Ở đây nói gia hạnh là tâm duyên với oai nghi v.v…).

Có Sư khác nói: có oai nghi lộ và công xảo xứ dẫn sanh ý thức, có thể đều đủ duyên với mười hai xứ cảnh.

Giải thích: sư này y theo tợ oai nghị lộ tâm mà nói.

Dưới đây là thứ hai của đại văn nói về đắc tâm nhiều hay ít:

Luận chép: Trong hai mươi tâm nói ở trước tâm nào hiện ra, mấy tâm có thể đắc?

Tụng chép:

Trong tâm nhiễm ba cõi

Đắc hai thứ sáu sáu

Thiện Sắc ba, học bốn,

Còn lại đều tự biết.

Giải thích: trong tám nhiễm ba cõi, đắc hai thứ sáu sáu, ở cõi Dục đây nói về tâm nhiễm, đặt tâm nhiều ít. Tâm nhiễm cõi Dục đắc sáu tâm, tâm nhiễm cõi Sắc cũng đắc sáu tâm, tâm nhiễm cõi Sắc chỉ có hai tâm.

Lại tâm nhiễm cõi Dục lại đắc sáu tâm: là tâm nhiễm dục ở giai đoạn hiện ra đắc sáu tâm đó là ba tâm cõi Dục và thiện ác vô ký. Sắc và cõi Vô Sắc đều đắc một tâm, là hữu phú vô ký, gồm học tâm thì thành sáu.

Lại thứ nhất đắc tâm thiện cõi Dục:

Luận chép: do nghi có thể nối tiếp gốc lành, và cõi trên trở lại sinh tâm thiện cõi Dục. Bấy giờ gọi là đắc.

Giải thích: do nghi mà nối tiếp pháp, nghĩa là tâm nghi phát sinh chánh kiến, có thể nối tiếp tâm gốc lành.

Nghi: là tâm nhiễm, đây là tâm nhiễm phát sinh thiện cõi Dục.

Cõi trở lại: là từ cõi trên trở lại sinh tâm nhiễm cõi Dục, sự phát nối tiếp sinh của cõi Dục ắt là tâm nhiễm.

Lúc khởi tâm nhiễm thì tâm thiện cõi Dục lúc này cũng được khởi pháp tiền đắc. Để đắc, đắc bất thiện hữu phú cõi Dục và tâm hữu phú cõi Sắc.

Luận chép: do khởi hoặc mà lui sụt và từ cõi trên trở lại đắc hai tâm bất thiện hữu phú ở cõi dục, và đắc một tâm hữu phú ở cõi Sắc.

Giải thích: do khởi hoặc lui sụt trở lại đây là y theo lìa phiền não cõi Sắc, sau đó khởi dục nhiễm mà lui sụt. Khi đang khởi dục hoặc lui sụt tâm nhiễm. Tâm bất thiện và hữu phú ở cõi Dục gồm cà tâm hữu phú cõi Sắc lúc này là đắc chung.

Từ cõi trên lui sụt, từ cõi Vô Sắc trở lại sinh ở cõi Dục, trong tâm thô sinh đắc hai nhiễm cõi Dục, và tâm nhiễm cõi Sắc, đắc tâm Hữu học và hữu phú Vô Sắc.

Luận chép: do khởi hoặc mà lui sụt đắc một tâm hữu phú cõi Vô Sắc, và đắc tâm Hữu học cho nên gọi là đắc sáu tâm.

Giải thích: Do khởi hoặc lui sụt: quả A-la-hán, khởi hoặc cõi Dục khi lui sụt khởi dục nhiễm đắc hữu phú và tâm Hữu học của Vô Sắc.

Tâm nhiễm cõi Sắc lúc đang hiện ra đắc sáu tâm: nghĩa là ba tâm tự giới, vô phú cõi Dục, hữu phú cõi Vô Sắc và đắc tâm Hữu học nên 1 thành sáu tâm

Lại đắc ba tâm cõi Dục, vô phú cõi Dục:

Luận chép: do từ cõi trên lui sụt đắc một tâm vô phú vô ký của cõi Dục và ba tâm cõi Sắc, một tâm nhiễm cõi Sắc, cũng do lui sụt mà đắc

Giải thích: Từ cõi trên lui sụt đây là y theo chết đi ở cõi Vô Sắc sinh vào cõi Sắc. Khi khởi nhiễm nối tiếp sinh ở cõi Sắc có ba tâm tự giới, một tâm thông quả cõi Dục, lúc này là đắc chung. Tâm nhiễm cõi Sắc cũng do thối mà đắc: Đây là nói nhiễm cõi Sắc không những do cõi trên lui sụt mà đắc mà cũng do khởi hoặc cõi Sắc lui sụt mà đắc.

Đắc tâm học và hữu phú của của cõi Vô Sắc.

Luận chép: do khởi hoặc lui sụt mà đắc một tâm hữu phú Vô Sắc và đắc tâm Hữu học cho nên nói là đắc sáu tâm.

(Giải thích: Do khởi hoặc lui sụt: đây là y theo bậc A-la-hán vì khởi hoặc cõi Sắc lui sụt nên đắc hữu phú và tâm Hữu học cõi Vô Sắc).

Tâm nhiễm cõi Vô Sắc đắc hai tâm:

Luận chép: Tâm nhiễm cõi Vô Sắc chính ở giai đoạn hiện ra, trong mười hai tâm chỉ đắc hai tâm, do khởi hoặc lui sụt mà đắc tâm nhiễm ấy, và đắc tâm Hữu học. Cho nên gọi là đắc hai tâm.

(Giải: Do khởi hoặc lui sụt: đây y theo bậc A-la-hán khởi hoặc cõi Vô Sắc lui sụt. Lúc đang khởi tâm nhiễm thì đắc nhiễm và tâm Hữu học ở tự giới.

Thiện ba Hữu học bốn cõi Sắc: là tâm thiện cõi Sắc ở giai đoạn hiện tại tiền, trong mười hai tâm đắc ba tâm, một là Đắc thiện của tự giới, và đắc thông quả vô ký của cõi Dục và cõi Vô Sắc nên thành ba tâm.

Sở dĩ như vậy là do thăng tiến cho nên đắc ba tâm ấy.

Nghĩa là từ cõi Dục nhập định Vị Chí mà đắc tâm thiện cõi Sắc. Đây là từ cõi Dục nhập vào cõi Sắc gọi là thăng tiến.

Dứt hoặc cõi Dục hết, đạo giải thoát thứ chín nhập địa căn bản đắc hai tâm thông quả của cõi Dục và cõi Sắc. Đây là từ gia hạnh nhập địa cản bản gọi là Thăng tiến.

Hữu học có bốn: là tâm Hữu học, ở giai đoạn trong hiện ra thì đắc bốn tâm, đắc tâm Hữu học và hai tâm thông quả, của cõi Dục và cõi Sắc cùng với tâm thiện cõi Vô Sắc cho nên thành bốn.

Đắc tâm Hữu học: do trước chứng nhập chánh tánh ly sinh, trong giai vị khổ pháp nhẫn đắc tâm Hữu học.

Đắc hai tâm thông quả của cõi Dục và cõi Sắc:

Là do Thánh đạo xa lìa tâm nhiễm cõi Dục nhập vào địa căn bản đắc thông quả của cõi Dục.

Đắc thiện cõi Vô Sắc: cũng do Thánh đạo xa lìa tâm nhiễm cõi Sắc nên đắc tâm thiện cõi Vô Sắc.

Cho nên Luận chép: do trước chứng nhập chánh tánh ly sinh. Và do Thánh đạo xa lìa nhiễm cõi Dục cõi Sắc.

Còn lại tự có thể đắc: còn lại: nghĩa là tâm nhiễm v.v… nói ở trước, còn lại tức là thiện cõi Dục, vô ký ba cõi và thiện cõi Vô Sắc, cùng tâm Vô học. Cho nên trong bài tụng nói chữ dư (còn lại) là bao gồm sáu tâm này. Nhưng sáu tâm này lúc hiện ra chỉ có thể tự đắc mà không thành tha.

Luận chép: còn lại nói chung ở đây Tụng chép:

Bậc tuệ nói tâm nhiễm

Khi sạch khởi đắc chín

Trong tâm thiện đắc sáu

Vô ký chỉ vô ký.

Giải thích: Đây là Luận chủ dẫn bài tụng của sư luận Tạp tâm để nói về đắc tâm nhiều ít.

Luận chủ nói tâm nhiễm hiện ra khởi đắc chín tâm. Luận này nói nhiễm có mười bốn tâm. Đó là sáu tâm cõi Dục, sáu tâm cõi Sắc và hai tâm cõi Vô Sắc.

Luận này y theo tâm nhiễm trùng đắc. Nói mười bốn tâm, luận ấy y theo đơn đắc nên chỉ nói chín. Trong mười bốn tâm của luận này tâm có năm tâm trùng đắc nghĩa là tâm nhiễm của cõi Sắc lại có hai lần đắc: 1. Đắc lúc tâm Cõi Dục nhiễm; 2. Đắc lúc tâm Cõi Sắc nhiễm là tạp tâm trừ một tâm, tâm nhiễm của cõi Vô Sắc và tâm Hữu học đều có ba lần đắc. Nghĩa là lúc tâm nhiễm ba cõi thì đều đắc. Tạp tâm đều trừ hai tâm, gồm một tâm trước, trừ chung năm tâm. Cho nên nói đắc chín tâm đều y theo một nghĩa cũng không trái nhau.

Trong tâm thiện đắc sáu: là vô phú của cõi Dục, thiện và vô phú của cõi Sắc, thiện của cõi Vô Sắc, và Học cùng Vô học, cho nên thành sáu tâm. Tạp tâm y theo đơn đắc chỉ nói sáu tâm này. Luân này y theo trùng đắc mà nói đắc bảy tâm, nghĩa là ba tâm thiện cõi Sắc, bốn tâm Hữu học thành bảy tâm. Trong bảy tâm này trừ hai tâm trùng.

Hai tâm: vô phú ở cõi Dục và cõi Vô Sắc đều hai lần đắc.

1. Đắc lúc thiện cõi Sắc; 2. Đắc lúc tâm Hữu học, mỗi bên đều trừ một tâm, lấy năm tâm còn lại gồm hai Vô học nên thành sáu.

Luận chép: vì thuộc về nghĩa trước, lại nói tụng chép: Do gá sinh nhập định, một là do gá sanh, là ở cõi trước lui sụt. Thứ hai là nhập định, là thiện và tâm Hữu học của cõi Sắc ở trước. Và khi lìa nhiễm lui sụt, thứ ba và lìa nhiễm, là trước lìa tâm nhiễm cõi Dục. Thứ tư là khi lui sụt, là trước do khởi hoặc mà lui sụt lúc thiện tượng tục sinh thì đắc tâm, thứ năm là giai đoạn nối tiếp thiện, là tâm nghi nối tiếp thiện ở trước vì không phải do sự thành tựu ở trước là nói về nghĩa Đắc, ở đây nói Đắc, thời nay thành tựu gọi là Đắc. Đây là Luận chủ vì nhiếp nghĩa ở trước nên gom thành năm môn hiển rõ một bài tụng, xin xem cho kỹ.