LUẬN CÂU XÁ TỤNG SỚ BỔN
Viên Huy Thượng Nhân soạn
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh
Hội Văn Hóa Giáo Dục Linh Sơn Đài Bắc Xuất Bản

 

QUYỂN 2

1. Nói rộng về các môn:

Dưới đây là thứ ba, là nói rộng về các môn, gồm có hai mươi hai môn, nói rộng về mười tám giới. Ở đây có ba môn. Luận chép: “Trong mười tám giới nói trên, có bao nhiêu giới thuộc về hữu kiến, có bao nhiêu giới thuộc về vô kiến, có bao nhiêu giới thuộc về vô đối, có bao nhiêu giới thuộc về thiện, bất thiện, có bao nhiêu giới thuộc về vô ký?”.

Tụng chép:

Một hữu kiến sắc

Mười hữu sắc có đối

Đây trừ sắc thanh tám

Vô ký, ba còn lại.

113. Một hữu kiến là sắc: trong mười tám giới, sắc giới thuộc về hữu kiến; vì hiển sắc và hình sắc ở chỗ này chỗ kia khác nhau khác nhau và có thể dùng ngôn từ để chỉ rõ, tức ngôn từ giảng nói được nên gọi là “kiến”, và vì có ngôn từ giảng nói nên gọi là “hữu kiến”. Cũng giải thích: “kiến” là nhãn căn vì nhãn căn quán chiếu được sắc, sắc có nhãn nhìn thấy nên nói là “hữu kiến”.

114. Mười hữu sắc có đối: “Mười” là chỉ cho năm căn, năm cảnh; vì lấy sắc làm thể nên gọi là “hữu sắc”. Mười sắc giới này do cực vi tạo thành, lại chướng ngại lẫn nhau nên gọi là “hữu đối”. Luận chép: “Giống như tay ngại tay, như đá ngại đá, hoặc cả hai chướng ngại lẫn nhau”. (Tay và đá gọi là hai). Nên biết hữu đối gồm có ba thứ là chướng ngại hữu đối, cảnh giới hữu đối, và sở duyên hữu đối.

Đối nghĩa là ngại: ngại có hai thứ là chướng ngại ngại và câu ngại ngại. 1. Chướng ngại ngại chính là “chướng ngại hữu đối”, có mười sắc làm thể, chướng ngại tức hữu đối, ở đây thuộc về Trì nghiệp thích. 2. Câu ngại ngại chính là thứ “cảnh giới hữu đối” và “sở duyên hữu đối”. Về thể của cảnh giới hữu đối. Luận chép: “Tức mười hai cõi (sáu căn, sáu thức) và một phần pháp giới (trong pháp giới, chỉ đề cập đến tâm sở nên nói là “một phần”), tất cả đều là “pháp có cảnh” đối với các cảnh như sắc cảnh v.v… (vì mười hai cõi và một phần pháp giới ở trên có công năng chấp cảnh nên nói là “các pháp có cảnh”, “đối với các cảnh như sắc v.v…” là chỉ cho cảnh bị chấp). Mười hai cõi này bị cảnh ràng buộc nên gọi là “hữu đối”, tức có sự đối ngại của cảnh giới: thuộc về Y chủ thích. Thể của “sở duyên hữu đối” là toàn bộ bảy tâm giới (tức sáu thức và ý giới) và một phần pháp giới (tức tâm sở). Nói “sở duyên” là chỉ cho sáu cảnh như sắc cảnh v.v… nói “hữu đối” là chỉ cho bảy tâm giới và một phần pháp giới. Bảy tâm giới và một phần pháp giới này gọi là sở duyên hữu đối, vì bị cảnh sở duyên ràng buộc nên gọi là “hữu đối”, tức có sự đối ngại của sở duyên: ở đây thuộc về Y chủ thích.

Luận trích dẫn Thi Thiết Túc Luận để chứng minh “cảnh giới hữu đối” và phân tích bằng bốn trường hợp, vì thế Thi Thiết Túc Luận chép: “Trong đó có loại mắt bị nước ngăn ngại chứ không phải đất khô ngăn ngại, như mắt cá v.v… có loại mắt bị đất khô ngăn ngại chứ không bị nước ngăn ngại, như hầu hết các thứ mắt khác: Như mắt người v.v… có loại mắt đều bị cả nước và đất khô ngăn ngại như mắt của loài Tất-xágià (đời Đường dịch là Huyết nhục quỷ “quỉ ăn máu thịt”) Thất-thú-mala, và người bắt cá, mắt tôm v.v… (các loại tất-xá-già v.v… ở nước cũng như ở đất đều có thể thấy sắc vì thế đều là đối ngại), có loại mắt không bị nước và đất khô ngăn ngại, tức trừ các trường hợp trên”. Luận chép: Cảnh giới và sở duyên có gì khác nhau? (Đây là hỏi). Nếu pháp này có tác dụng đối với pháp kia thì pháp kia là cảnh giới của pháp này; các tâm, tâm sở vì chấp các pháp kia mà sinh khởi thì các pháp kia được gọi là sở duyên của các tâm v.v… này. Giải (tức là đáp: Nói “các pháp kia” là chỉ cho sáu cảnh như sắc cảnh v.v… nói “có công năng” là chỉ cho sáu căn sáu thức, đều có công năng thấy, nghe v.v… đối với các cảnh sắc v.v… kia. Theo văn luận này thì “cảnh giới” là các mà công năng đã nương vào đó: như mắt có công năng thấy sắc, thức có công năng biết sắc nên gọi sắc là cảnh giới vì mắt và thức đều có công năng đối với sắc. Pháp Tâm và tâm sở có tánh yếu ớt, phải đợi khi chấp cảnh thì mới sinh, giống như người gầy yếu nếu không có gậy thì không thể đứng lên được, vì thế các cảnh sắc làm chỗ cho thức nương vào, đều là sở duyên. (Trên đây là chú thích). Theo luận văn này, cảnh giới sở duyên hai nghĩa hoàn toàn khác nhau. Chẳng hạn như một sắc bị mắt nhìn thấy gọi là cảnh giới vì mắt có công năng đối với sắc, tức sắc này có công năng dẫn thức sinh khởi, gọi là sở duyên, vì có năng lực đối với thức. Do đó, nếu y theo tánh chất ngăn ngại sự nắm bắt cảnh thì gọi là: “Cảnh giới hữu đối” và “cảnh giới hữu đối” này chung cho cả sáu căn và sáu thức, vì căn và thức đều có công năng chấp cảnh, nếu y theo tánh chất ngăn ngại sự duyên cảnh thì gọi là “sở duyên hữu đối” và chỉ bao gồm tâm, tâm sở vì tâm và tâm sở phải nương cảnh để khởi.

Pháp sư Quang nói: “Nếu đối ngại thể thì gọi là sở duyên hữu đối, nếu đối ngại dụng thì gọi là cảnh giới hữu đối”. Lại có nhiều giải thích khác nhưng sợ rườm rà nên không nói. Cũng Luận chép: Vì sao khi mắt v.v… chuyển đến cảnh giới hoặc sở duyên của mình lại nói là có ngăn ngại? (Là hỏi về nghĩa của ngại? “Vì sao nhãn căn, nhãn thức v.v… khi chuyển động đến cảnh giới của mình lại nói là ngăn ngại” là câu hỏi về cảnh giới hữu đối, “vì sao nhãn thức v.v… khi chuyển đến sở duyên của mình lại nói là có ngăn ngại” là hỏi về sở duyên hữu đối. Nói “mình” là để phân biệt với các căn và thức khác, như mắt thấy sắc, tai nghe tiếng v.v…). Vì ngoài cái kia ra thì cái này không thể chuyển đối với cái khác. (Giải thích: đây là lời đáp, ngoài các sắc kia v.v… thì nhãn v.v… này không thể chuyển gọi là ngại). Hoặc “ngại” tức là hòa hợp nghĩa là các pháp như nhãn v.v… có thể hòa hợp chuyển với cảnh giới của mình và tự sở duyên của mình. (Giải thích: ở đây y theo nghĩa hòa hợp để giải thích về ngại).

Hỏi: Nếu pháp cảnh giới hữu đối thì cũng chướng ngại hữu đối phải không?

Đáp: Nên phân tích bằng bốn trường hợp: 1. Bảy tâm giới và một phần pháp giới, tức các pháp tương ưng (bốn mươi sáu tâm sở), vì có công năng chấp cảnh nên gọi là cảnh giới hữu đối và không do cực vi tạo thành nên không phải là chướng ngại hữu đối; 2. Năm cảnh như sắc cảnh, v.v… vì được cực vi tạo thành nên gọi là chướng ngại hữu đối, và không có công năng chấp cảnh nên chẳng phải cảnh giới hữu đối; 3. Năm căn nhãn căn, nhĩ căn v.v… được cực vi tạo thành nên gọi là chứơng ngại hữu đối, lại có công năng chấp cảnh nên cũng là cảnh giới hữu đối; . Một phần pháp giới, tức các pháp bất tương ưng (trong pháp giới, ngoài các tâm sở ra các pháp còn lại như đắc, phi đắc v.v… là pháp bất tương ưng), vì không phải cực vi tạo thành nên phải là chướng ngại hữu đối và không có công năng chấp cảnh nên chẳng phải là cảnh giới hữu đối.

Hỏi: Nếu pháp là cảnh giới hữu đối thì cũng là sở duyên hữu đối được không?

Đáp: Nên thuận theo câu sau nghĩa là sở duyên hữu đối chắn chắn

là cảnh giới hữu đối, vì tâm và tâm sở khi duyên cảnh khởi thì cũng chấp vào cảnh, tự có các pháp thuộc cảnh giới hữu đối nhưng chẳng phải là sở duyên hữu đối, nghĩa là năm căn như nhãn căn v.v… các căn như nhãn căn v.v… có công năng chấp cảnh nên gọi là cảnh giới hữu đối, vì không duyên cảnh nên chẳng phải sở duyên hữu đối.

Đại đức Cưu-ma-la-đa thuộc tông Kinh bộ nói: Cưu-ma-la-đa, Hán dịch là Hào Đồng “Khi tâm muốn sinh ở chỗ này nhưng bị pháp khác ngăn ngại khiến không thể sinh thì nên biết là hữu đối, trái lại là vô đối”. Ý bài tụng này là nói như trong trường hợp tâm muốn sinh ở sắc xứ nhưng bị thanh ngăn ngại nên không khởi được thì gọi là hữu đối, nhưng lúc tâm sinh thì gọi là vô đối, khác với Hữu tông lại cho rằng lúc tâm sinh gọi là hữu đối. Luận chủ có ý dựa vào Cưu-ma-la-đa nên nói “điều này được thừa nhận”.

115-116. Đây trừ sắc thanh tám, vô ký ba còn lại, là môn nói rộng ba tánh. Trong mười sắc này, trừ sắc và thanh ra, tám thứ còn lại đều thuộc tánh vô ký. Nghĩa của hai từ “vô ký” thuộc về câu tụng trên. “Dư” là chỉ cho sắc thanh, đều thuộc ba tánh. Ba tánh là thiện, bất thiện và vô ký. Nếu đó là pháp đáng được khen ngợi thì thuộc về phẩm trắng và được gọi là tánh thiện, nếu là pháp đáng bị chê trách thì thuộc về hắc phẩm và được gọi là tánh bất thiện, nếu không nằm trong hai trường hợp này thì gọi là tánh vô ký. Lại giải thích: Không có công năng xác định quả dị thục nên gọi là vô ký. Tám thứ như nhãn v.v… không thể xác định là tánh thiện hoặc bất thiện nên thuộc về vô ký. Nếu hai thứ sắc thanh nhờ năng lực của tâm thiện để “đẳng khởi” các biểu nghiệp thân ngữ thì gọi là tánh thiện, nếu nhờ năng lực của tâm bất thiện để “đẳng khởi” các biểu nghiệp thân ngữ thì gọi là tánh bất thiện, nếu từ tâm vô ký “đẳng khởi” các biểu nghiệp của thân ngữ thì gọi là tánh vô ký, và không “đẳng khởi” từ tâm, gọi chung là vô ký, nói “sắc thanh” là chỉ cho thân biểu và ngữ biểu. Nói “đẳng khởi” nghĩa là tâm vương và tâm sở đều có công năng dẫn khởi, bởi sắc thanh không có tự tánh thiện ác nên phải dựa vào tâm phát khởi để định ra thiện ác. Nếu tâm là thiện, thân ngữ được phát khởi cũng gọi là thiện, nếu tâm là bất thiện, là thân ngữ được phát khởi cũng gọi là bất thiện, vì thế thân ngữ đều gọi là “đẳng khởi thiện”.

2. Nói rộng về ba cõi:

Dưới đây là thứ tư, môn nói rộng về ba cõi. Luận chép: “Đã nói về thiện v.v… trong mười tám giới, có bao nhiêu giới lệ thuộc cõi Dục, cõi Sắc, cõi Vô Sắc?”.

Tụng rằng:

Cõi Dục hệ mười tám

Cõi Sắc hệ mười bốn

Trừ hai thứchương vị

Vô Sắc hệ sau ba.

Giải thích:

117-118-119-120. Lệ thuộc cõi Dục có đủ mười tám thứ, lệ thuộc cõi Sắc chỉ có mười bốn thứ, tức trừ hai cảnh hương vị và hai thức tỷ thiệt. Trừ hương vị vì thuộc tánh đoạn thực, cõi Sắc không có đoạn thực vì thế không có hương vị. Trừ tỷ thức và thiệt thức vì không có sở duyên. Tỷ thức duyên hương, thiệt thức duyên vị, đã không có hương vị thì không có hai thức này. Lệ thuộc cõi Vô Sắc chỉ có ba thứ cuối là ý giới, ý thức giới và pháp giới. Năm căn như nhãn căn v.v… và năm cảnh như sắc cảnh v.v… đều là sắc; Vô Sắc lìa sắc nên không có mười giới này, không có mười giới này thì cũng không có năm thức; vì thế luận chép: “Vì không có y duyên nên cũng không có năm thức, y là năm căn, duyên là năm cảnh”. Do đó chỉ có ba cõi cuối cùng lệ thuộc cõi Vô Sắc.

3. Nói rộng về Hữu lậu, Vô lậu:

Dưới đây là thứ năm: Môn nói rộng về Hữu lậu, Vô lậu. Luận chép: “Đã nói về giới hệ, trong mười tám giới, có bao nhiêu giới thuộc Hữu lậu, Vô lậu?”.

Tụng rằng:

Ý pháp ý thức thông

Còn lại chỉ Hữu lậu.

Giải thích:

121-122. Ý pháp ý thức thông: Có cả hai thứ Hữu lậu và Vô lậu. Ý và ý thức nếu thuộc về Đạo đế tức là Vô lậu, các trường hợp khác còn lại là Hữu lậu. Nếu Pháp giới là Đạo đế, vô vi gọi là Vô lậu, các trường hợp khác cũng gọi là Vô lậu (pháp giới có pháp Vô lậu tâm sở gọi là Đạo đế). Mười lăm giới còn lại đều là Hữu lậu vì không thuộc về Đạo đế và ba vô vi.

4. Nói về Hữu tầm hữu tứ:

Dưới đây là thứ sáu: Môn Hữu tầm hữu tứ, trong đó có hai: 1. Nói rộng; 2. Giải thích câu hỏi. Trong phần nói rộng, luận chép: “Trong mười tám giới, giới nào có tầm có tứ, không có tầm chỉ có tứ, không có cả tầm lẫn tứ?”.

Tụng:

Năm thức chỉ tầm tứ Sau ba ba còn vô.

Giải thích:

123. Năm thức như nhãn thức v.v… có tầm có tứ vì thường tương ưng với chúng. Năm thức này có hai thứ nhân là “hành tướng thô” và “chuyển động hướng về ngoại cảnh” nên mới thường tương ưng với tầm và tứ. Do hai nhân này nên các thức như nhãn thức v.v… thường đi chung với tầm tư, có ý nghĩa quyết định, cho nên nói chỉ có định.

124. Sau ba, ba còn vô: “sau ba” là ý, pháp, ý thức vì đều có căn, cảnh và thức nằm cuối cùng. Từ ba được lặp lại là nói cả ba cõi đều có ba phẩm nên ba phẩm được gọi là ba. Ba phẩm là “hữu tầm hữu tứ”, “vô tầm hữu tứ”, “vô tầm vô tứ”. Cho nên luận chép: “Cả ba cõi cuối cùng này đều có cả ba phẩm. Ý giới, ý thức giới, và pháp giới tương ưng; trừ tầm và tứ”. (Trong pháp giới có bốn mươi sáu pháp tâm sở gọi là pháp giới tương ưng, trong bốn mươi sáu tâm sở này, trừ tầm và tứ ra còn lại bốn mươi bốn tâm sở, vì hai thứ tầm và tứ không có cả ba phẩm. Ở đây ý luận nói chung ba phẩm).

Nếu ở tại cõi Dục và Sơ Tĩnh lự thì có cả tầm và tứ, nếu ở tĩnh lự trung gian thì không có tầm mà chỉ có tứ, nếu ở tĩnh lự thứ hai trở lên cho đến Hữu đảnh thì không có tầm và tứ. (Nói về ý giới, ý thức giới và bốn mươi bốn tương ưng pháp giới ở các địa đều thông cả ba phẩm). Luận chép: “Các pháp bất tương ưng thuộc pháp giới và tứ của tĩnh lự trung gian cũng như vậy”. (Trong pháp giới có mười bốn pháp tướng bất tương ưng, ba vô vi, và sắc vô biểu đều được gọi là pháp phi tương ưng. Các pháp phi tương ưng này cùng với tứ của tĩnh lự trung gian đều giống như phẩm thứ ba là không có tầm và tứ, nên mới nói “cũng vậy”. Tức các pháp phi tương ưng không tương ưng với tầm và tứ nên nói là “vô tầm vô tứ; tứ của tĩnh lự trung gian vì trong địa pháp không có tầm và không tương ưng với tầm nên nói là “vô tầm”, Tứ lại không tương ưng với tứ thứ hai nên nói là “vô tứ). Luận lại chép: Bất cứ lúc nào cũng không có tầm chỉ có tứ không có tầm thứ hai, chỉ có loại tương ưng với tầm”. (Tầm đồng với phẩm thứ hai ở trên gọi là “không có tầm mà chỉ có tứ”, không có hai tầm cùng khởi một lượt nên không có một tầm thứ hai. Tầm không có một tầm thứ hai nên không thể tương ưng với tầm, vì thế tầm được gọi là “vô tầm”, nhưng tầm có thể tương ưng với với tứ vì thế gọi là “chỉ có tứ”. Xin đọc kỹ đoạn này). Luận chép: “Tứ ở cõi Dục và sơ tĩnh lự đều không thuộc về ba phẩm trên thì gọi là gì? (Ý của câu hỏi: Tứ không thuộc ba phẩm trên vì không thể tương ưng với tứ nên không thuộc về phẩm thứ nhất là “có tầm và tứ”, tứ có thể tương ưng với tầm nên không thuộc về phẩm thứ hai là “không có tầm mà chỉ có tứ” và phẩm thứ ba là “không có cả tầm và tứ”, đã không thuộc về ba phẩm thì nên gọi là gì) Nên gọi là “không có tứ mà chỉ có tầm” vì không có một tứ thứ hai và chỉ tương ưng với tầm. (Đây là trả lời câu hỏi trên: vì tứ không tương ưng với một tứ thứ hai nên gọi là “không có tứ”, nhưng lại tương ưng với tầm nên gọi là “chỉ có tầm”). Vì thế nói rằng ở các địa có tầm và tứ gồm có bốn phẩm pháp (nói “vì thế” là vì có phẩm thứ tư là “không có tứ mà chỉ có tầm”; nói “ở các địa có tầm và tứ” là chỉ cho cõi Dục và Sơ tĩnh lự): 1. Có tầm và tứ, tức trừ tầm và tứ ra, là các pháp tương ưng còn lại (bốn mươi bốn pháp tâm sở); 2. Không tầm mà chỉ có tứ, tức là tầm; 3. Không có tầm và tứ, tức tất cả các pháp phi tương ưng (trong pháp giới có mười bốn pháp bất tương ưng, ba pháp vô vi, và sắc vô biểu); . Không có tứ mà chỉ có tầm, tức là tứ.

Dư vô: là mười sắc giới còn lại đều không có tầm và tứ vì không tương ưng với chúng.

Dưới đây là thứ hai: Là giải thích câu hỏi. Luận nêu câu hỏi: “Nếu năm thức thân có tầm và tứ, tại sao nói chúng không có phân biệt?”.

Tụng rằng:

Nói năm vô phân biệt

Do so chấp tùy niệm

Do ý địa tán tuệ

Ý các niệm làm thể.

Giải thích: Hai câu tụng đầu giải thích câu hỏi, hai câu tụng sau là nêu thể.

125-126. Theo truyền thuyết, phân biệt lược có ba thứ: tự tánh phân biệt, kế đạc phân biệt, và tùy niệm phân biệt. Tuy năm thức thân có tự tánh phân biệt nhưng không có hai thứ kia nên luận chép: “Như con ngựa một chân gọi là không chân”. Cho nên kinh nói “không phân biệt”. Tự tánh phân biệt chỉ có tầm làm thể, điều này sẽ được nói trong phần Tâm sở ở sau.

127. Do ý địa tán tuệ: Nêu ra thể của loại so chấp phân biệt. Tán thì không phải định, để phân biệt với tuệ của định. “Tương ưng với ý thức” là để phân biệt với loại tâm tương ưng với năm thức thân, vì thế loại tán tuệ tương ưng với ý thức thứ sáu được gọi là so chấp phân biệt.

128. Ý các niệm làm thể: Là nêu thể của tùy niệm phân biệt. Dù định hay tán, các niệm tương ưng với ý thức đều được gọi là tùy niệm phân biệt. (Vì niệm có cả định và tán nên nói là “Các”).

5. Có sở duyên không có sở duyên, có chủng thọ không chấp thọ:

Dưới đây là thứ bảy: có sở duyên, không có sở duyên, và môn thứ tám: có chấp thọ, không có chấp thọ. Luận văn đưa ra câu hỏi: “Trong mười tám giới, giới nào có sở duyên, giới nào không có sở duyên, giới nào có chấp thọ, giới nào không có chấp thọ?”.

Tụng rằng:

Bảy tâm nửa pháp giới

Có sở duyên dư vô

Tám giới trước và thanh

Vô chấp thọ hai món.

Giải thích: Hai câu tụng đầu là trả lời câu hỏi thứ bảy, hai câu tụng cuối trả lời câu hỏi ở thứ tám.

129-130. Bảy tâm: là sáu thức ý giới. Nửa Pháp giới: trong pháp giới có đến bốn phẩm pháp nhưng nay chỉ lấy pháp tâm sở, vì không phải toàn bộ pháp giới nên nói là nửa. Bảy tâm giới này và một phần pháp giới đều có sở duyên. Duyên là đeo bám. Pháp Tâm tâm sở được gọi là “năng duyên”, cảnh được gọi là “sở duyên”. Vì có cảnh để đeo bám nên nói là hữu sở duyên. Dư vô là mười sắc giới còn lại và các pháp phi tương ưng thuộc pháp giới. Vì không có công năng duyên cảnh nên nói là “không có sở duyên”.

131-132. Tám giới trước và thanh vô chấp thọ: “tiền” là chỉ cho bảy tâm giới ở trên và toàn bộ pháp giới. Tám giới này và thanh thành chín giới và được gọi là vô chấp thọ.

Dư nhị: “dư” là chỉ cho số còn lại, tức năm căn như nhãn căn v.v… và sắc, hương, vị, xúc. Chín giới này đều có cả “hữu chấp thọ” và “vô chấp thọ”. Năm căn như nhãn căn v.v… trụ ở đời hiện tại được gọi là “hữu chấp thọ”, nếu ở quá khứ và vị lai thì gọi là “vô chấp thọ”. Sắc, hương, vị, xúc trụ ở đời hiện tại và không tương ưng với năm căn thì gọi là “hữu chấp thọ”, nếu trụ ở hiện tại, không hợp với căn và ở ngoài thân, cộng với các pháp quá khứ, vị lai, đều gọi là “vô chấp thọ”. (Giải thích: sắc, hương, vị, xúc có tất cả ba thứ được gọi là “vô chấp thọ”: 1. Không hợp với căn, tức tóc, lông; 2. Ở ngoài thân, tức đất, nước v.v… của loài phi tình; 3. Pháp quá khứ và vị lai). Luận chép: “hữu chấp thọ”: được pháp tâm, tâm sở cùng chấp trì và thâu nhiếp làm y xứ nên gọi là “hữu chấp thọ; vì dù làm tổn giảm hay tăng ích cũng đều nương nhau mà chuyển”. (Do năm căn như nhãn căn v.v… được tâm tâm sở thâu nhiếp làm chỗ sở y, phù căn thuộc bốn cảnh làm y xứ. Chín giới như nhãn giới v.v… này, vì được tâm, tâm sở chấp thọ nên gọi là “hữu chấp thọ”. Do có chấp thọ nên nhãn v.v… cùng với tâm dù tổn giảm hay tăng ích đều theo nhau: Tâm có hỷ lạc thì thân cũng được tăng ích, tâm bị khổ não thì thân cũng bị tổn giảm).

6. Nói về đại chủng sở tạo:

Dưới đây là thứ chín, là môn đại chủng sở tạo, thứ mười là môn tích tập phi tích tập. Luận hỏi rằng: “Có bao nhiêu giới có tánh đại chủng có bao nhiêu giới là, tánh sở tạo có bao nhiêu giới là, tánh tích tập có bao nhiêu giới là, tánh tích tập?”.

Tụng chép:

Trong xúc giới có hai,

Dư chín sắc sở tạo

Một phần pháp cũng thế

Mười sắc khả chứa nhóm.

Giải thích: Ba câu tụng đầu trả lời câu hỏi thứ chín, câu tụng cuối trả lời câu hỏi thứ mười.

133. Trong Xúc giới có hai: “xúc” là cái được thân cảm giác. Xúc có hai thứ: 1. Đại chủng, là đất, nước, lửa, gió; 2. Sở tạo, là bảy thứ như trơn nhám v.v…

134. Chín thứ còn lại do sắc tạo: “dư” là chỉ cho năm căn như nhãn căn v.v… và bốn cảnh như sắc cảnh v.v… chỉ trừ xúc. Chín sắc giới này là tánh sở tạo.

135. Một phần pháp cũng thế: một phần pháp giới là nghiệp sắc vô biểu cũng là sắc sở tạo nên nói “cũng thế”. Trong pháp giới có bốn phần pháp: 1. Pháp tương ưng. 2. Pháp bất tương ưng. 3. Sắc Vô biểu. . Pháp Vô vi. Ở đây chỉ y theo vô biểu nên nói là “một phần”.

136. Mười sắc khả chứa nhóm: năm căn năm cảnh là “mười sắc”, do cực vi tạo thành nên nói là “khả chứa nhóm”, từ đó biết rằng tám giới còn lại không phải là “khả chứa nhóm, chẳng do cực vi tạo thành.

7. Năng chia chẻ và bị chia chẻ:

Dưới đây là môn năng chia chẻ và bị chia chẻ thứ mười một, có thể đốt cháy và được đốt cháy thứ mười hai, năng cân và được cân thứ mười ba. Luận hỏi: “Trong mười tám giới, giới nào có thể chia chẻ, bị chia chẻ, năng đốt cháy, bị đốt cháy, năng cân, bị cân?”.

Tụng chép:

Chỉ bốn giới bên ngoài

Năng chước và sở chước

Cũng sở thiêu năng xưng

Năng thiêu gọi là tránh.

Giải thích:

137-138. Trong hai câu tụng đầu, bốn giới bên ngoài là sắc, hương, vị, xúc. Chúng được gọi là “năng chia chẻ” và “bị chia chẻ”. Bốn trần thành búa rìu gọi là “năng chước”, bốn trần thành củi v.v… gọi là “sở chước”. Hỏi: pháp nào gọi là “chia chẻ” Đáp: các nhóm sắc như củi v.v… ép ngặt nhau mà sinh khởi nối tiếp, bị búa rìu v.v… chia chẻ chúng vẫn nối tiếp sinh khởi, pháp này gọi là “chia chẻ”.

139. Cũng sở thiêu năng xưng: bốn trần bên ngoài được gọi là “năng chước” và “sở chước”, thể của các giới thuộc loại “sở thiêu” và “năng xứng” cũng vậy.

140. Năng thiêu gọi là tránh: “Tránh” là tranh luận. Hai giải thích về “năng thiêu” và “sơ xứng” không giống nhau, nên nói là tranh luận. Có thuyết cho rằng thể của “năng thiêu” và “sở xứng” cũng như trước trên, tức chỉ có bốn giới bên ngoài, có thuyết lại cho rằng chỉ có hoả giới mới được gọi là “năng thiêu”, mới gọi là trọng, gọi xúc nặng thuộc trong các xúc sở tạo.

8. Nói rộng về năm loại:

Dưới đây là môn Ngũ loại phân biệt thứ mười bốn. Luận hỏi rằng: “Trong mười tám giới, giới nào thuộc dị thục sinh giới nào thuộc, sở nuôi lớn giới nào thuộc, tánh đẳng lưu, hữu thực sự, giới nào thuộc nhất

Sát-na?” Tụng chép:

Năm trong có thục dưỡng

Thanh vô dị thục sinh

Tám vô ngại đẳng lưu

Cũng dị thục sinh tánh

Còn ba thật chỉ pháp

Sát-na chỉ ba sau.

Giải thích:

141. Năm thứ bên trong có thục dưỡng: Năm căn như nhãn căn v.v… chỉ có hai thứ dị thục sinh và sở nuôi lớn. Do nghiệp chiêu cảm được gọi là dị thục sinh; ở đời hiện tại nhờ vào thức ăn, đồ uống v.v… mà nuôi nhỏ thành lớn, gầy ốm bồi dưỡng thành mập, nên gọi là sở nuôi lớn. Năm căn như nhãn căn v.v… không có thể tánh của pháp vô vi nên không gọi là “hữu thật”, lại chẳng phải là sơ tâm Khổ pháp trí nhẫn nên không gọi là “một sát-na”.

Hỏi: Năm căn như nhãn căn v.v… do nhân đồng loại sinh, có tánh đẳng lưu, tại sao không nói là có cả đẳng lưu?

Đáp: Nghĩa nói về năm loại thể đều khác nhau mà không bao gồm nhau. Nếu năm căn như nhãn căn v.v… không đều thuộc dị thục sinh hết thì mới xếp vào nuôi lớn, nếu đều không thuộc hai thứ này thì mới xếp vào Đẳng lưu. Nay hai thứ này đã bao gồm hết các căn: năm căn như nhãn căn v.v… nếu ngoài hai thứ này thì không còn có các căn như nhãn căn v.v… nào khác cho nên không lập thêm đẳng lưu. Tuy trong nhãn v.v… cũng có đẳng lưu nhưng lìa tánh dị thục và nuôi lớn không có tánh riêng, cho nên không nói. Về nghĩa dị thục sanh luận có bốn giải thích:

1/. Do nhân dị thục sinh khởi nên gọi là dị thục sinh, như chiếc xe được kéo bởi con bò nên nói là xe bò, tức đã lược bỏ các từ ở giữa để gọi như vậy. Giải thích này về dị thục vừa thuộc về nhân vừa thuộc về quả. Nếu thuộc nhân thì dị thục chính là nhân nên gọi là nhân Dị thục, thuộc về Trì nghiệp thích. Nếu thuộc quả thì là nhân của dị thục, gọi là nhân dị thục, đây là Y chủ thích. Nếu nói “dị thục sinh” tức chỉ dựa vào Y chủ thích, vì dị thục sinh nghĩa là “do nhân dị thục sinh ra”, vì lược bỏ hai chữ “nhân sở” nên nói là dị thục sinh, như khi nói xe bò là đã lược bỏ hai chữ “được kéo” trong câu “xe được bò kéo”.

2/. Hoặc nghiệp từ khi mới tạo cho đến khi thành quả phải chuyển biến mới chín cho nên mới nói là dị thục, quả sinh từ sự chuyển biến này được gọi là dị thục sinh. Nghĩa là nghiệp được tạo ra khi chưa đắc quả thì chỉ khởi tác dụng “chấp quả”, đến khi đắc quả mới khởi tác dụng cho quả; tác dụng “cho quả” này khác với tác dụng “chấp quả” trước đó nên gọi là “biến” biến chính là “dị” vì có công năng làm chín (thục) nên gọi là dị thục. Dị chính là thục nên gọi là dị thục, ở đây thuộc về Trì nghiệp thích. Quả sinh ra từ sự “Dị thục” này nên gọi là Dị thục sinh, tức là sự sinh ra của Dị thục, ở đây thuộc về y chủ thích. Giải thích này nói dị thục nằm ở nhân, pháp sinh ra thuộc về quả.

3/ Quả khác loại với nhân nhưng cũng do nhân chín mà thành nên gọi là Dị thục. Giải thích này nói quả thuộc vô ký, nhân thuộc thiện ác, vì thế nói là (quả) khác loại với nhân nên gọi là “dị”, hơn nửa, quả còn là cái đã chín (sở thục) cho nên dị thục chính là sinh đây thuộc về Trì nghiệp thích.

4/ Hoặc vì lấy tên quả đặt cho nhân. (Giải thích này nói quả tên là dị thục, tức giống với giải thích thứ hai, nhân không phải dị thục nhưng nay lại gọi nhân là dị thục tức đã lấy tên của quả đặt cho nhân. Nhân có tên dị thục vì có quả dị thục; thuộc về Hữu tài thích. Quả sinh từ nhân dị thục nên gọi là dị thục sinh, tức là sự sinh ra của dị thục, thuộc về Ý chủ thích).

Sở nuôi lớn: Về “năng nuôi lớn” có bốn thứ là: 1. Thức ăn, đồ uống; 2. Các thứ giúp đỡ như đồ trang sức, tẩy rửa; 3. Ngủ nghỉ; . Thiền định. Bốn duyên tốt này lợi ích năm căn, nuôi nhỏ thành lớn, nuôi gầy ốm thành mập nên nói là “sở nuôi lớn”. Năng nuôi lớn có cả ba tánh, nhưng sở nuôi lớn chỉ có vô ký. Ở phần này chỉ nói về sở nuôi lớn.

142. Thanh vô dị thục sinh: thanh có hai thứ là đẳng lưu và sở nuôi lớn.

Vô dị thục sinh: thông thường sắc dị thục là nhậm vận khởi; thanh chuyển theo dục, có khi bị đứt quãng nên không có là dị thục sinh.

143-144. Tám vô ngại đẳng lưu, cũng là tánh dị thục sinh: Bảy tâm pháp giới vì không chứa nhóm nên nói là “tám vô ngại” và đều có tánh đẳng lưu và dị thục sinh. Nếu sinh từ nhân đồng loại và nhân biến hành thì gọi là tánh đẳng lưu, nếu do nhân dị thục dẫn sinh thì gọi là dị thục sinh, vì không chứa nhóm nên không phải sở trưởng dưỡng.

145. Ba pháp còn lại (Dư tam): “dư” là chỉ cho sắc, hương, vị, xúc. Bốn giới này là năm căn như nhãn căn v.v… và tám vô ngại ở trước nên nói là “Dư” và có cả ba tánh, tức có nhân dị thục, sở nuôi lớn và tánh đẳng lưu.

146. Sát-na chỉ có ba pháp sau: Ba pháp sau là ý, pháp và ý thức. Chỉ có ba cõi này được gọi là “một sát-na”, nghĩa ở sơ tâm của Thấy đạo là Khổ pháp trí nhẫn chỉ có ba cõi này là “một sát-na” vì rốt ráo không sinh từ nhân đồng loại, không phải tánh đẳng lưu nên gọi là “một sát-na”. Các pháp hựu vi đều thuộc tánh đẳng lưu. Tâm tương ưng với Khổ pháp trí nhẫn gọi là ý giới và ý thức giới, y theo thời điểm sau thì gọi là ý, vào thời điểm trước thì gọi là ý thức. Các pháp như thọ v.v… cùng khởi gọi là pháp giới.

Dưới đây là thứ mười lăm: Là môn Đắc thành tựu. Theo Tát-bàđa, nếu đắc ở vào giai đoạn của tướng sinh thì gọi là Đắc, nếu ở giai đoạn hiện tại thì gọi là Thành tựu. Lúc thành tựu thì không gọi đắc, lúc đắc thì không gọi thành tựu. Nói “tướng sinh” là chỉ cho đời vị lai. Luận chép: “Đã nói về dị thục sinh v.v… như vậy, nay nên suy nghĩ: Nếu có nhãn giới thì trước không thành tựu, nay mới thành tựu, thì có thành tựu nhãn thức hay không? Nếu nhãn thức giới trước không thành tựu, nay mới thành tựu thì có thành tựu nhãn giới hay không? Nay sẽ trả lời vắn tắt các câu hỏi trên”.

Tụng chép:

9. Trả lời các câu hỏi trên:

Nhãn và nhãn thức giới

Độc và đắc chẳng phải.

Giải thích:

147. Nhãn và nhãn thức giới được nói rộng qua bốn trường hợp.

148. Độc và đắc chẳng phải: “độc” là hai câu đơn, “đắc một lượt” là câu cú, “phi” là câu câu phi “đẳng” là nói bốn trường hợp về thành tựu không thành tựu.

Trong trường hợp chỉ thành tựu một loại thì “đơn cú” thứ nhất chỉ cho đắc nhãn mà không đắc thức: như sinh vào cõi Dục dần dần đắc được nhãn căn. Nói “dần dần đắc” là chỉ cho thai sinh, noãn sinh và thấp sinh; nếu là hóa sinh thí đắc ngay nhãn căn. Thông thường khi nói về nhãn căn thì vì nhãn căn thuộc về dị thục vô ký nên chỉ có “đắc một lượt”, vì thế nếu y theo trường hợp “dần dần đắc” thì chỉ nói là đắc được nhãn. Trong lúc đó nhãn thức lại có cả ba tánh nên có cả “tiền” “Đắc sau một lượt”, giai đoạn trung hữu ở trước đã khởi được nhãn thức. Ở đây khi nói “dần dần đắc được nhãn căn” là chỉ cho giai đoạn sau khi thọ sinh, vì thức đã được thành tựu trước đó nên không gọi là Đắc, mất ở cõi Vô Sắc và sinh lên tĩnh lự thứ hai, thứ ba, thứ tư cũng như vậy. (Sinh vào các tĩnh lự này thì lúc mới khởi trung hữu chỉ có nhãn căn mà không có nhãn thức, vì thức chưa khởi nên chẳng nói là Đắc). “Đơn cú” thứ hai hàm ý chỉ đắc thức mà không đắc nhãn, đó là trường hợp đã sinh vào các địa thuộc Tĩnh lự thứ hai, thứ ba, thứ tư tức có nhãn thức hiện khởi. (Nói “hiện” nghĩa là “đang”, nói “khởi” là chỉ cho sự sinh ra thức, ở tại tướng sinh gọi là hiện khởi. Thức được khởi này phải ở vào giai đoạn tướng sinh, tức vào đúng lúc đang ở vị lai thì lúc đó mới được gọi là “Đắc”, nhưng nhãn căn thì ở hiện tại nên được gọi là Thành tựu chứ không phải Đắc).

Câu thứ ba thì đều được cả căn và thức, tức là trường hợp mất ở cõi Vô Sắc nhưng sinh vào cõi Dục và Phạm Thế. Ở cõi Dục và Phạm Thế đều có sơ tâm tức có cả nhãn căn và nhãn thức nên nói là “Đắc một lượt”.

Trường hợp không thành tựu loại nào cả (câu phi đắc) là trừ các trường hợp trên.

Bài tụng nói Đẳng là chỉ cho bốn trường hợp thành tựu: 1. Thành tựu nhãn căn không thành tựu nhãn thức, tức sinh lên tĩnh lự thứ hai, thứ ba, thứ tư mà nhãn thức không khởi; 2. Thành tựu nhãn thức không thành tựu nhãn căn, tức sinh vào cõi Dục mà chưa được nhãn căn hoặc được được nhưng đã mất. Nghĩa là sinh vào cõi Dục tất thành tựu nhãn thức vì thành tựu địa pháp, chưa được nhãn căn là trường hợp lúc mới thọ thai. Được nhưng đã mất là trường hợp bì mù sau khi thọ sinh. Vì không có nhãn căn nên không nói là thành tựu; 3. Thành tựu cả nhãn căn và nhãn thức, tức sinh vào cõi Dục và được nhãn mà không bị mất, hoặc sinh vào Phạm Thế. Nếu sinh lên tĩnh lự thứ hai, thứ ba, thứ tư thì lúc thấy sắc tức đều thành tựu cả căn và thức; . Không thành tựu cả hai thứ, tức trừ các trường hợp trên.

10. Nói về trong ngoài:

Dưới đây là thứ mười sáu: Là môn Nội Ngoại Luận chép: “Trong mười tám giới, giới nào thuộc nội, giới nào thuộc ngoại?”.

Tụng chép:

Mười hai nhãn nội thảy

Sáu sắc thảy là ngoại Giải thích:

149-150. Thuộc bên trong có mười hai cõi: sáu căn và sáu thức, chúng là sở y của tâm và là sở y tức rất gần nên gọi là “Nội”. Sáu cảnh như sắc cảnh v.v… là sở duyên xa của tâm, sở duyên xa nên nói là “ngoại”.

Dưới đây là thứ mười bày: là môn đồng phần bỉ đồng phần. Luận chép: “Trong mười tám giới, giới nào thuộc đồng phần, giới nào thuộc bỉ đồng phần?”.

Tụng chép:

Pháp đồng phần dư hai

Tác bất tác tự nghiệp.

Giải thích:

151. Pháp đồng phần: “pháp” là pháp giới; trong pháp giới này chỉ có đồng phần mà không có bỉ đồng phần. Nói chung, sáu cảnh được gọi là đồng phần, chắc chắn làm sở duyên cho thức năng duyên, “chắc chắn” có hai nghĩa: 1. Năm cảnh như sắc cảnh v.v… chắc chắn làm sở duyên cho thức nên nói là “Định” tức năm thức được gọi là “định” vì duyên cảnh không lẫn lộn. Nay nói năm cảnh là “định” là vì chắc chắn làm sở duyên cho thức. Khi được năm thức duyên thì gọi là đồng phần; và tuy cũng đựơc ý thức duyên nhưng vì không chắc chắn nên không gọi là đồng phần; 2. Pháp cảnh gọi là “định”, thể của nó là “định”, vì chắc chắn chỉ làm sở duyên cho ý thức, do đó dựa vào ý thức gọi là Đồng phần. Luận chép: “Không có một pháp nào mà đối với nó lại không có một ý thức vô biên đã sinh, đang sinh và sẽ sinh, vì thế pháp giới thường gọi là Đồng phần”. (Ý thức vô biên là quán vô ngã, “đã sinh, đang sinh và sẽ sinh” là đã sinh ở quá khứ, đang sinh ở hiện tại, và sẽ sinh ở vị lai).

Dư nhị: mười bảy giới còn lại đều có Đồng phần và Bỉ đồng phần.

152. Nếu “tác tự nghiệp” thì gọi là đồng phần, nếu bất “tác tự nghiệp” thì gọi là Bỉ đồng phần.

Tác tự nghiệp: “nghiệp” là nghiệp dụng, như sáu căn và sáu thức vì dựa vào công năng chấp cảnh nên gọi là “Tự nghiệp dụng”, nếu không có công năng chấp cảnh thì gọi là bất tác tự nghiệp, như trường hợp năm cảnh như sắc v.v… nếu làm cảnh thì gọi là “tác tự nghiệp”, nếu không thể chấp cảnh thì gọi là “bất tác tự nghiệp”. Năm cảnh như sắc v.v… y theo chấp cảnh gọi là tác tự nghiệp, không làm cảnh gọi là bất tác tự nghiệp. Trong đó, nhãn căn nếu đối với loại sắc có thể được nhìn thấy mà đã thấy, đang thấy hoặc sẽ thấy thì đó là “nhãn đồng phần, cho đến ý căn đối với cảnh của tự nghiệp lẽ ra có dụng của tự nghiệp.

Về nhãn đồng phần kia chỉ có bốn thứ: Tức không nhìn thấy sắc vì nhãn đã diệt, đang diệt, sẽ diệt và pháp không sinh. Như nhãn có bốn thứ, cho đến thân giới cũng có bốn thứ.

Ý đồng phần lại chỉ có một loại là pháp bất sinh. Nếu ý sinh thì thuộc đồng phần, vì thế chỉ có trường hợp bất sinh gọi là bỉ đồng phần kia.

Cõi Sắc được, nhãn dùng chánh kiến mà thấy thì gọi là sắc đồng phần. Sắc của đồng phần kia chỉ có bốn thứ, tức là thứ sắc không được nhãn nhìn thấy vì đã diệt, đang diệt, sẽ diệt và pháp bất sinh. Như sắc đã như thế cho đến xúc nên biết cũng vậy, đồng phần có ba, đồng phần kia có bốn.

Đối với sáu thức như nhãn thức v.v… đồng phần có ba thứ là đã sinh, đang sinh và sẽ sinh, nhưng đồng phần kia thì chỉ một loại là “bất sinh”, cũng như ý giới.

Hỏi: Vì sao gọi là đồng phần và đồng phần kia?

Đáp: Ở đây có ba giải thích. 1. Căn, cảnh và thức có quan hệ lẫn nhau nên nói là “phần”, cùng có phần quan hệ lẫn nhau nên nói là “đồng phần”. 2. “Phần” là đã có tác dụng, “tác tự nghiệp” được gọi là “đã có tác dụng”, cùng có phần tác dụng này nên gọi là “đồng phần”. 3. “Phần” là xúc được sinh khởi: căn, cảnh và thức hòa hợp sinh ra xúc, cả ba cùng sinh ra xúc nên nói là “đồng phần”. Luận chép: “Do “phi đồng

phần” có chủng loại đồng với “đồng phần” kia nên gọi là “đồng phần kia”. Giải thích: Như trường hợp mắt không thấy sắc thì gọi là “phi đồng phần”, Nhãn “phi đồng phần” này so với nhãn “nhìn thấy sắc” kia lại có chủng loại giống nhau nên gọi là “đồng phần kia”. Nói “chủng loại giống nhau” là vì cùng có tự tánh của nhãn, cùng dẫn khởi lẫn nhau, và lệ thuộc lẫn nhau.

11. Môn ba đoạn:

Dưới đây là thứ mười tám, là môn Tam đoạn. Luận chép: “Trong mười tám giới, giới nào thuộc thấy thì dứt, giới nào thuộc tu đoạn và giới nào không thuộc về đoạn?”.

Tụng chép:

Mười lăm chỉ tu đoạn

Ba cõi sau có ba,

Bất nhiễm chẳng sáu sinh

Sắc định chẳng thấy thì dứt.

Giải thích:

153. Mười lăm giới là năm căn, năm thức và năm cảnh. Các giới này chỉ thuộc về tu đoạn.

154. Ba cõi sau có ba: ý, pháp và ý thức có cả ba thứ đoạn, Ý giới và ý thức giới tương ưng với tám mươi tám tùy miên, cùng pháp câu hữu, đồng thời đắc đi chung đều thuộc về thấy thì dứt. Khổ đế có mười phiền não, tập và diệt, mỗi đế đều có bảy phiền não vì dứt trừ thân kiến, biên kiến, và giới cấm thủ; đạo đế có tám phiền não vì dứt trừ thân kiến và biên kiến. Tổng cộng bốn đế có tất cả ba mươi hai phiền não. Ở cõi trên mỗi đế đều dứt trừ sân có hai mươi tám. Nghĩa là trong bốn đế đều trừ sân, thành hai mươi tám. Hai cõi trên mỗi cõi đều có hai mươi tám phiền não hợp thành năm mươi sáu, cộng với ba mươi hai phiền não cõi Dục mà thành tám mươi tám. Các tùy miên này là các phiền não thuộc về phân biệt, vì mê lý mà khởi. Đến khi thấy được lý Tứ đế thì dứt trừ nên nói là “thấy thì dứt”. “Kiến” là thấy đế, kiến là năng đoạn, hoặc là sở đoạn, tức là sở đoạn của thấy nên nói là “thấy thì dứt”, thuộc về Y chủ thích. “Pháp câu hữu” là các tâm sở tương ưng với hoặc và có cả bốn tướng. Ba thứ như ý v.v… này, trừ các pháp thuộc thấy thì dứt ra, tất cả các pháp Hữu lậu còn lại đều thuộc về tu đoạn. Các giới này cũng thuộc tánh Vô lậu nên nói là “Phi sở đoạn”.

155-156. Bất nhiễm phi lục sinh, sắc định phi thấy thì dứt: nhằm giải thích câu hỏi ở ngoài. Kinh bộ thừa nhận thân nghiệp ngữ nghiệp v.v… của tánh dị sinh và chúng sinh chiêu cảm đường ác đều thuộc về thấy thì dứt, tức khi được thấy đạo thì dị sinh kia v.v… không bao giờ còn sinh nửa vì hoàn toàn trái với thấy đạo, cho nên lẽ ra phải thuộc về thấy thì dứt. Vì để đáp lại câu hỏi trên nên mới có bài tụng này: tuy vậy, các pháp này chắc chắn không thuộc về thấy thì dứt. Nói chung có ba thứ không thuộc về thấy thì dứt: 1. Pháp bất nhiễm, tức các pháp thiện và vô ký; 2. Phi lục sinh, tức năm thức, vì không sinh khởi từ ý thức thứ sáu nên gọi là “phi lục sinh”; 3. Sắc pháp. Ba thứ này chắc chắn không thuộc thấy thì dứt: không do sự mê mờ lý Tứ đế, đích thân sinh khởi nên gọi là bất nhiễm, không mê mờ đế lý nên gọi là phi lục sinh, không do “kiến hoặc” đích thân sinh khởi nên gọi là sắc pháp. Tánh dị sinh là pháp bất nhiễm ô, thuộc tánh vô ký và thân ngữ nghiệp chính là sắc pháp cho nên hai thứ này không thuộc thấy thì dứt.

Dưới đây là thứ mười chín, nói về kiến và phi kiến, trong đó có hai: trình bày chính thức và bàn luận thêm. Trong phần trình bày chính thức luận chép: “Trong mười tám giới, giới nào thuộc về thấy, giới nào không thuộc về thấy?”.

Tụng chép:

Nhãn một phần pháp giới

Tám thứ gọi là thấy

Năm thức câu sinh tuệ

Phi kiến không so chấp

Nhãn thấy sắc đồng phần

Chẳng thức năng y kia

Truyền thuyết không thể quán

Bị ngăn chướng các sắc cố.

Giải thích:

157-158-159-160. Nhãn hoàn toàn thuộc thấy vì quán chiếu sắc. Tám thứ của một phần pháp giới cũng thuộc về kiến: 1-5. Năm thứ kiến nhiễm ô, tức thân kiến v.v… . Chánh kiến thế gian, tức thiện tương ưng với ý thức và tuệ Hữu lậu; . Chánh kiến Hữu học, tức các kiến Vô lậu trong thân Hữu học; 8. Chánh kiến Vô học, tức các kiến Vô lậu trong thân Vô học. Tám thứ này đều là tuệ, vì so chấp cảnh nên đều gọi là kiến, lại thuộc về pháp giới nên nói là “một phần pháp giới”.

Hỏi: Vì sao chánh kiến thế gian chỉ là thứ tuệ tương ưng với ý thức?

Đáp: Văn tụng nói rằng “loại tuệ cùng sinh với năm thức không phải là kiến vì không có công năng giải quyết”. Không phân biệt thì không có công năng quyết đoán, vì thế nói là “chẳng phải kiến”.

161-162-163-164. Bốn trường hợp tụng cuối là bác bỏ các Luận sư chủ trương thức kiến. Tôn giả Pháp Cứu nói rằng nhãn thức có thể thấy. Tôn giả Thế Hữu nói rằng nhãn căn có thể thấy, vì thế luận chép: “Nếu, nhãn căn không có công năng so chấp thì làm sao có thể nói là thấy? (Đây là câu hỏi của các Luận sư chủ trương “thức kiến”) Vì có công năng biết rõ và quán chiếu các sắc nên nói là thấy. (Đây là trả lời của các Luận sư chủ trương “nhãn kiến”) Nếu nhãn thấy được thì vào lúc có thức khác vận hành lẽ ra cũng vẫn có thể thấy? (Câu hỏi này hàm ý: theo bộ phái này, vì sáu thức không thể cùng khởi một lúc nên khi có thức khác vận hành thì nhãn sẽ không có thức, như vậy, nếu thừa nhận nhãn có thể thấy thì khi có thức khác vận hành vì sao nhãn lại không thấy). Vì không phải tất cả nhãn đều có công năng hiện thấy. (đây là trả lời của các Luận sư chủ trương “nhãn thấy”). Cái gì có công năng hiện thấy? (Đây là lời hỏi vặn). Là nhãn đồng phần: khi phối hợp với thức thì thấy được, chứ không phải pháp nào khác. (Đây là giải thích câu tụng thứ năm). Nếu vậy, thì lẽ ra loại thức “năng y” kia nhìn thất chứ không phải nhãn. (Câu hỏi của các Luận sư chủ trương “thức kiến”). Nhãn thì không như thế nhìn nhãn thức chắc chắn chẳng thể thấy. (Là giải thích câu tụng thứ sáu). Vì sao? (Đây là lời hỏi vặn). Theo Truyền thuyết nhãn thức không thể thấy các sắc bị chướng ngại. Nhãn căn vốn thuộc hữu đối cho nên đối với ngoại sắc bị chướng ngại đương nhiên là không thể thấy; nhưng đối với nhãn thức vì thuộc vô đối, thì sẽ không bị tường v.v… ngăn ngại, lẽ ra phải thấy được các sắc bị chướng ngại. (Đây là trả lời của các Luận sư chủ trương “mắt thấy”, là câu tụng thứ bảy, thứ tám). Theo Kinh Bộ, nói “nhãn căn có thể nhìn thấy” là giả chẳng phải thật, nên luận chép: “Các Luận sư Kinh bộ cho rằng là cộng tụ, xem xét hư không, vì có các duyên là nhãn sắc v.v… cho nên nhãn thức mới sinh. Đối với sự thấy thì các pháp này đã bị chấp làm năng (kiến), sở (kiến). Chỉ vì thuận theo thế tình nên mới nói rằng nhãn là “năng kiến”, thức là “năng liễu”, nhưng người hiểu biết không nên mê chấp điều này”.

13. Nói thêm bảy điểm:

Dưới đây là thứ hai: bàn luận thêm, gồm có bảy điểm là: 1. Thứ lớp trước sau của hai mắt khi thấy; 2. Sự tách rời và phối hợp của sáu căn và sáu cảnh; 3. Kích cỡ nhỏ hay lớn của căn và cảnh; . Thuộc về sáu thức nương thế gian; 5. Nhãn v.v… được gọi là “y”; . Thức được gọi tên theo căn; . Sự đồng nhất và khác nhau của các địa sở y. Về điểm thứ nhất, luận chép: “Khi thấy sắc thì một mắt thấy hay cả hai mắt đều 0 thấy? Điều này không chắc chắn”.

Tụng chép:

Hoặc hai mắt cùng lúc

Vì thấy sắc rõ ràng.

Giải thích:

165-166. Các Đại Luận sư của A-tỳ-đạt-ma đều nói rằng có khi cả hai mắt cùng thấy vì mở hai mắt thì thấy sắc rõ hơn, nếu nhắm một mắt thì thấy không rõ vì thế mà biết có lúc cả hai mắt đều thấy. Hơn nửa, nếu mở một mắt và khép hờ mắt kia thì sẽ thấy có hai mặt trăng, nhưng tình trạng này sẽ không xảy ra khi khép một mắt và nhắm hờ mắt kia. Vì thế mà biết có khi cả hai mắt đều thấy. Chẳng phải vì có hai sở y mà thức bị chia làm hai. Thức không chắc chắn trú một nơi nào cả, vì thế không đồng với ngại sắc.

14. Sự ly hợp giữa sáu căn sáu cảnh:

Dưới đây là thứ hai: sự tách rời và phối hợp của sáu căn và sáu cảnh. Luận chép: “Nếu bộ phái này nói rằng mắt thấy, tai nghe… cho đến ý biết rõ, vậy khi một căn chấp cảnh thì căn này đến với cảnh hay không đến với cảnh?”.

Tụng chép:

Nhãn nhĩ ý căn cảnh

Không đến ba trái nhau.

Giải thích:

167-168. Nhãn căn, nhĩ căn, ý căn chấp cảnh mà không đến với cảnh vì nhãn căn có thể nhìn thấy các sắc ở xa mà không thấy thuốc bôi ở mắt, nhĩ căn cũng có nghe tiếng ở xa, ý căn không phải sắc pháp nên không đến được với cảnh.

Ba trái nhau: Tỷ, thiệt và thân ba chấp này đến với cảnh nên trái với trên.

15. Độ lớn nhỏ của căn cảnh:

Dưới đây là thứ ba: kích cỡ lớn nhỏ của căn và cảnh.

Tụng chép:

Nên biết ba tỷ thảy

Chỉ chấp cảnh đẳng lượng.

Giải thích:

169-170. Tỷ thảy: chữ “thảy” là chỉ cho thiệt và thân. Ba căn này chỉ có thể chấp cảnh “đẳng lượng”. Nói “đẳng lượng” nghĩa là số lượng cực vi của căn bằng với số lượng cực vi của cảnh, phối hợp tương xứng để sinh ra tỷ thức v.v… Nhãn căn và nhĩ căn khi chấp cảnh có kích cỡ

lớn nhỏ không chắc chắn. Có khi cảnh nhỏ hơn căn như khi nhìn thấy đầu sợi lông, có khi lớn hơn căn như khi nhìn thấy ngọn núi lớn, có khi cảnh bằng căn như khi nhìn thấy trái nho. Nhĩ căn không chắc chắn, như khi chấp lấy các âm thanh khác nhau của muỗi, “mây”, đàn. Âm thanh của “mây” tức là tiếng sấm vì nương vào mây để khởi, người phương Tây gọi tiếng sấm là tiếng mây, Ý nói không phải chất ngại nên không thể nói về kích cỡ.

16. Sáu thức thuộc về nương thế gian:

Dưới đây là thứ tư: Sáu thức Thuộc về nương thế gian. Luận chép: “Như đã nói trên, thức có sáu thứ là nhãn thức, giới… cho đến ý thức giới. Năm thức đầu chỉ duyên hiện tại, ý thức duyên cả ba đời và chẳng phải ba đời, các thức như vậy cũng nương như vậy phải không? Không đúng, vì sao?”.

Tụng chép:

Hậu y chỉ quá khứ

Năm thức y hoặc câu.

Giải thích:

171. Hậu y chỉ quá khứ: “Hậu” là thức thứ sáu vì nằm ở cuối cùng trong sáu thức. Thức thứ sáu này chỉ nương vào diệt ý vô gián ở quá khứ.

172. Năm thức y hoặc câu: “hoặc” biểu không chắc chắn. Sở y của năm thức như nhãn thức v.v… có hai: 1. Quá khứ, tức ý vô gián; 2. Hiện tại, năm căn như nhãn căn v.v… vì thức và năm căn đều ở hiện tại nên gọi là “câu”. Nói “biểu” là năm thức này cũng nương quá khứ, vì thế sở y của năm thức được nói là “hoặc câu”.

Hỏi: Tánh sở y của nhãn thức như thế có thể cùng lúc làm duyên đẳng vô gián cho nhãn thức hay không, duyên đẳng vô gián của nhãn thức có thể làm sở y cho nhãn thức hay không?

Đáp: Nên phân tích qua bốn trường hợp: 1. Nhãn căn câu sinh làm sở y của nhãn thức chứ chẳng phải duyên đẳng vô gián, duyên đẳng vô gián là tâm tâm sở, nhãn căn là sắc vì thế duyên đẳng vô gián không làm sở y; 2. Nghĩa là vô gián diệt, tâm sở pháp giới vô gián diệt chỉ làm duyên đẳng vô gián cho nhãn thức hiện tại chứ chẳng phải tâm vương vì tâm vương không có tánh chất làm sở y cho nhãn thức; 3. Ý căn quá khứ, tức vô gián diệt ý, làm sở y cho nhãn thức hiện tại và cũng làm duyên đẳng vô gián cho nhãn thức vì vô gián diệt ý là một tâm pháp; . Trừ các pháp đã nói ở trước như nhãn, đã thế cho đến thân thức nên biết cũng vậy.

17. Hỏi đáp về ý thức:

Hỏi: Sở y của ý thức có thể làm duyên đẳng vô gián cho ý thức hay không, duyên đẳng vô gián của ý thức có thể làm sở y cho ý thức hay không?

Đáp: Trả lời thuận theo câu trước, đáp là ý thức. Tánh sở y chắc chắn là duyên đẳng vô gián của ý thức. Sở y của ý thức chính là ý căn vì thế có cả hai trường hợp. Cũng có trường hợp duyên đẳng vô gián của ý thức không làm tánh sở y cho ý thức là vô gián liệt tâm sở pháp giới chẳng phải tâm vương vì tâm vương không phải sở y.

Theo Đại Tỳ-bà-sa, cách hỏi đáp không ngoài bốn thứ: 1. Dùng hẹp để hỏi rộng, thuận theo câu hỏi ở trước để đáp; 2. Dùng rộng để hỏi hẹp, thuận theo câu hỏi thứ hai; 3. Vừa rộng vừa hẹp, tức trình bày qua bốn trường hợp; . Không rộng không hẹp, tức trả lời là “đúng vậy”. Như nay hỏi: “Có phải sở y của ý thức cũng là duyên đẳng vô gián?” thì đây là dùng hẹp để hỏi rộng, nghĩa là nếu sở y của ý thức chỉ là tâm vương thì sẽ là duyên đẳng vô gián “hẹp, nếu có cả tâm vương tâm sở thì lại là “rộng” vì thuận theo hỏi đáp ở trước. Trả lời thuận theo câu trước nghĩa là nếu là tánh sở y của ý thức thì chắc chắn cũng làm duyên đẳng vô gián. Dùng rộng để hỏi hẹp thì trả lời thuận theo câu hỏi sau, nghĩa là thay đổi câu hỏi trước thành “Có phải duyên đẳng vô gián của ý thức cũng là tánh sở y của ý thức hay không?”. Đây là dùng rộng để hỏi hẹp, tức duyên đẳng vô gián của ý thức thì “rộng” vì có cả tâm vương và tâm sở; nếu là sở y thì lại “hẹp” đối với tâm vương. Nên trả lời thuận theo câu hỏi sau, nghĩa là nếu làm sở y cho ý thức thì cũng làm duyên đẳng vô gián vì thuận theo câu hỏi sau. Nếu dùng cả sở y và duyên đẳng vô gián của nhãn thức để đặt câu hỏi thì đây là dùng cả rộng và hẹp, vì sở y của nhãn thức có cả tâm và sắc cho nên “rộng”, nhưng vì không có tâm sở cho nên “hẹp”, nếu làm duyên đẳng vô gián thì có cả tâm và tâm sở cho nên “rộng”, nhưng không có sắc cho nên “hẹp”.

18. Nhãn v.v… được gọi là y:

Dưới đây là thứ năm: nhãn v.v… được gọi là “y”. Luận chép: Vì sao “Nhãn thức khi khởi đều nương vào hai duyên, được gọi là sở y mà ở căn không ở cảnh?” Vì căn cảnh là hai duyên?

Tụng rằng:

Tùy căn biến thức khác,

Nên nhãn thảy gọi y.

Giải thích:

173-174. Tùy căn biến: thức chuyển biến theo căn mà nếu căn chuyển biến thì thức cũng đổi khác, nghĩa là nếu căn được tăng ích thì thức được rõ ràng, nếu căn bị tổn giảm thì thức sẽ tối tăm yếu kém. Không phải thức bị đổi khác là do cảnh chuyển biến, vì thức dựa vào căn chứ không dựa vào cảnh, vì thế chỉ gọi nhãn v.v… là “y” chứ không phải pháp nào khác. Nói “nhãn” v.v… là chỉ cho sáu giới như nhãn giới, v.v…

19. Thức được gọi tên tùy theo căn:

Dưới đây là thứ sáu: thức được gọi tên tùy theo căn. Luận chép: “Vì sao sắc v.v… chính là cái được nhận thức nhưng lại gọi là nhãn thức cho đến ý thức, mà không gọi là sắc thức, cho đến pháp thức?”.

Tụng rằng:

Kia và nhân bất cộng

Nên tùy căn nói thức.

Giải thích:

175-176. Kia là thuyết đã được nói trước kia, nhãn v.v… được gọi là “y”. Và nhân bất cộng: năm căn như nhãn căn v.v… làm “nhân bất cộng” đối với năm thức như nhãn thức v.v… nghĩa là nhãn chỉ làm sở y cho nhãn thức của tự thân nên nói là “nhân bất cộng”. Nếu là sắc thì lại được nắm bắt bởi cả nhãn thức của mình người và ý thức của mình cũng như người khác cho nên sắc mới là “cộng nhân”. Như nhãn đã thế cho đến thân xúc nên biết cũng vậy. Năm căn như nhãn căn v.v…, do hai nghĩa đã nói ở trên làm sở y và nhân bất cộng cho nên mới được gọi là tùy theo căn chứ không phải cảnh. Nhưng theo văn luận thì chỉ y theo căn để nói về nhân bất cộng, năm cảnh nói về cộng nhân, chứ không phải ý pháp, vì ý có công năng sinh khởi năm thức cho nên chẳng phải “nhân bất cộng”. Pháp chỉ được ý thức duyên nên cũng gọi là “nhân bất cộng”. Tuy ý chẳng phải “nhân bất cộng” nhưng lại làm tánh sở y cho ý thức cho nên dựa vào sở y để gọi là ý thức. Pháp tuy là nhân bất cộng nhưng không phải sở y nên không gọi là “pháp thức”. Nay năm căn này vì làm sở y và là nhân bất cộng, trong khi cảnh lại không có các nghĩa này, cho nên năm thức đều dựa vào căn để gọi tên. Dụ như tiếng trống và mầm lúa v.v… nhân của tiếng trống là cả tay và trống nhưng chỉ gọi là “tiếng trống” chứ không gọi “tiếng tay” vì trống có cả hai nghĩa, một là sở y, tức tiếng dựa vào trống để chuyển biến, và hai là nhân bất cộng để sinh ra “tiếng trống”, trong lúc tay lại thiếu cả hai nghĩa này nên không gọi là “tiếng tay”. Trống là tỷ dụ cho căn, tiếng là dụ cho thức, tay là dụ cho cảnh. Đối với các pháp khác cũng vậy, chỉ gọi là “mầm lúa” mà không gọi là “mầm nước” v.v… vì lúa có hai nghĩa, như ví dụ về trống.

20. Nói rộng về địa đồng khác:

Dưới đây là thứ bày: nói rộng về địa đồng, khác.

Tụng chép:

Nhãn không thấp hơn thân

Sắc thức chẳng thượng nhãn

Sắc đối tất cả thức

Đối hai thân cũng thế

Như mắt, tai cũng thế.

Ba kế đều tự địa

Thân thức tự hạ địa

Ý bất định nên biết.

Giải thích: Muốn giải thích văn tụng này, trước nên biết rằng ba thứ thân, nhãn và sắc đều có năm địa, tức ở cõi Dục và bốn tĩnh lự, nhãn thức chỉ có ở cõi Dục và sơ thiền.

177. Mắt không thấp hơn: đối với thân thì mắt hoặc bằng hoặc cao hơn chứ không bao giờ thấp hơn, hơn nửa cõi Dục nhãn chỉ thấy sắc cõi Dục, tức mắt và thân bằng nhau. (“Bằng nhau” nghĩa là “đồng địa”). Thân ở cõi Dục nhưng đắc được nhãn thuộc bốn thiền, tức nhãn ở trên thân. Chắc chắn không có trường hợp thân ở địa cao hơn lại khởi nhãn thuộc địa thấp hơn, vì thân sinh địa trên thì có mắt cao quý nên không cần khởi loại nhãn yếu kém của địa dưới.

178. Sắc thức chẳng phải mắt trên: sắc thức đối với mắt hoặc bằng hoặc thấp hơn chứ không thể cao hơn. Nói “bằng” là đồng địa, như cõi Dục nhãn chỉ thấy sắc cõi Dục, tức sắc và thức đều đồng địa với mắt. Nếu dùng nhãn thuộc thứ hai tĩnh lự để nhìn sắc thuộc sơ tĩnh lự thì sắc và thức thuộc sơ tĩnh lự, nhãn thuộc thứ hai tĩnh lự; tức sắc và thức đều thấp hơn mắt. Sắc thuộc địa trên vốn nhỏ nhiệm nên nhãn thuộc địa dưới không thể nhìn thấy vì thế sắc không thể cao hơn mắt. Thức thuộc địa trên không nương nhãn ở địa dưới nên thức không thể cao hơn mắt. Vì lẽ này, sắc và thức không cao hơn nhãn.

179. Sắc đối với tất cả thức: đối với thức thì sắc có thể bằng, cao hơn hoặc thấp hơn vì thế nói là “tất cả”, như thức ở cõi Dục có thể biết rõ sắc cõi Dục, tức sắc bằng với thức. Nhãn thức ở sơ tĩnh lự có thể biết rõ sắc cõi Dục, tức sắc thấp hơn thúc. Đắc được thiên nhãn thuộc thứ hai tĩnh lự, nương vào nhãn thức thuộc Sơ tĩnh lự để biết rõ sắc ở hai địa, tức sắc cao hơn thức.

180. Đối hai thân cũng thế: Hai là sắc và thức, hai thứ này đối với thân có thể bằng, cao hơn hoặc thấp hơn, như Sắc đối với Thức nên nói là cũng vậy, Thân sinh cõi Dục, khởi nhãn thức cõi Dục đã biết rõ sắc cõi Dục, tức sắc và thức đồng địa với thân. Thân ở cõi Dục, phát sinh thiên nhãn thuộc địa trên, khởi nhãn thức thuộc sơ tĩnh lự để biết rõ sắc thuộc sơ tĩnh lự, tức sắc và thức đều cao hơn thân. Thân sinh vào thứ hai tĩnh lự, nương nhãn thức thuộc Sơ tĩnh lự để biết rõ sắc thuộc địa dưới, tức sắc và thức đều thấp hơn thân. Các trường hợp trên chỉ lược nên được một phần chứ không phải tất cả, người trí nên biết điều này.

181. Như mắt tai cũng thế: Là giải thích nhĩ căn, nếu trái lại với văn tụng ở trên thì có thể nói rằng “nhĩ không thấp hơn thân, thanh và thức không cao hơn tai, đối với tất cả thức, cả hai đối với thân cũng vậy”. Ở đây nói “thức” là chỉ cho nhĩ thức.

182. Ba kế đều tự địa: Ba kế là ba căn tỷ, thiệt và thân, vì tiếp theo mắt và tai nên nói là ba kế, tức bốn thứ tỷ căn, tỷ thức, hương, thân, bốn thứ thiệt căn, thiệt thức, vị, thân, ba thứ thân căn, thân thức, xúc. Tất cả đối nhau đều ở tự địa vì ba thứ này khi chấp cảnh đều đến với cảnh, và vì tỷ thức và thiệt thức chỉ có ở cõi Dục. Chỉ có thân thức đối với thân xúc là có cả tự địa và địa dưới vì hơi khác hai thứ trước.

183. Thân thức tự hạ địa: “tự” nghĩa là sinh ở cõi Dục và sơ tĩnh lự: ở cõi Dục và sơ tĩnh lự, thân thức đối với thân xúc đều đồng địa nên nói là “Tự”. “Dưới” nghĩa là sinh ở ba tĩnh lự cao hơn, nương vào thức thuộc sơ tĩnh lự để cảm giác được xúc thuộc địa trên, tức thân thức thấp hơn thân xúc.

184. Ý bất định nên biết: nên biết rằng ý giới có bốn việc bất định. Có khi ý và thân, thức, pháp đều đồng địa, có khi cao hơn hoặc thấp hơn. Khi ở Đẳng chí (Tam-ma-địa) hoặc lúc thọ sinh thì tùy theo sự thích ứng mà ở cùng địa hoặc khác địa. Vấn đề này sẽ nói rộng ở phẩm Định. Bảy đoạn trên đây đã kết thúc phần nói thêm. Kế là về chánh luận.

21. Giới nào được thức nhận biết:

Dưới đây là thứ hai mươi: trong mười tám giới, đối với sáu thức thì giới nào được thức nhận biết, thứ hai mươi mốt: Có mấy môn thường, mấy môn vô thường, và thứ hai mươi hai: Mấy giới là căn, mấy giới không phải căn. Tụng chép:

Hai sở thức ngoài năm,

Thường pháp giới vô vi

Một phần Pháp là căn

Và nội giới mười hai.

Giải thích:

185. Hai ngoài năm sở thức: năm cảnh như sắc cảnh v.v… gọi là “ngoài năm”. Năm cảnh này được hai thứ thức nhận biết là năm thức thân và ý thức. Ngoài năm giới này ra có thể biết được mười ba cõi còn lại chỉ được ý thức nhận biết vì không phải cảnh sở duyên của năm thức thân.

186. Thường pháp giới vô vi: chỉ có một phần pháp giới là thường, đó là pháp vô vi, theo nghĩa thì vô thường pháp dư và các giới còn lại. Nói “số còn lại của pháp” tức ngoài vô vi ra là phần còn lại của pháp giới; nói “các giới còn lại” là chỉ cho toàn bộ mười bảy giới còn lại. Luận chép: “Hơn nửa, kinh còn nói về hai mươi hai căn là nhãn căn, nhĩ căn, tỷ căn, thiệt căn, thân căn, ý căn, nữ căn, nam căn, mạng căn, lạc căn, khổ căn, hỷ căn, ưu căn, xả căn, tín căn, cần căn, niệm căn, định căn, tuệ căn, vị tri đương tri căn, dĩ tri căn và cụ tri căn. (Trên đây là nêu số căn dựa vào kinh). Các đại Luận sư của A-tỳ-đạt-ma đều ra ngoài thứ lớp của kinh về sáu xứ, tức sau mạng căn mới nói về ý căn vì ý căn có sở duyên. Giải thích: Kinh dựa vào thứ lớp sáu xứ nên nói về ý căn ngay sau năm căn như nhãn căn v.v… luận dựa vào thứ lớp không có sở duyn và có sở duyên nên phải đợi hết mạng căn mới nói ý căn, tức tám căn trước như mạng căn v.v… đều không có môn sở duyên, mười bốn căn như ý căn v.v… thì có môn sở duyên.

187. Một phần pháp là căn: trong pháp giới có một phần là căn, tức mạng căn, năm thọ căn như lạc căn v.v… năm căn như Tín căn căn, v.v… Mười một căn này thuộc về pháp giới. Một phần trong ba căn Vô lậu cuối cùng cũng thuộc về pháp giới vì ba căn này có chín căn làm thể là ý căn, lạc căn, hỷ căn, xả căn và năm căn như Tín căn căn v.v… Trong chín căn này chỉ có ý căn không thuộc về pháp giới, tám căn còn lại đều thuộc về pháp giới, vì thế lấy một phần trong ba căn Vô lậu để nói là “thuộc về pháp giới”.

188. Và nội giới mười hai: năm giới như nhãn giới v.v… và bảy tâm giới gọi là “mười hai”, không lấy một phần pháp giới làm căn, có mười hai nội giới làm căn thể. chẳng hạn năm giới như nhãn giới v.v… đã bao gồm năm căn như nhãn căn v.v… bảy tâm giới bao gồm ý căn; ý giới và ý thức giới bao nhiếp một phần của ba căn Vô lậu. Nói “một phần” là ba căn Vô lậu có chín căn làm thể nhưng trong chín căn này chí có ý căn thuộc về ý giới và ý thức giới, cho nên nói là “một phần”. Nữ căn và nam căn thuộc về một phần của thân căn, vấn đề này sẽ được nói sau. Từ đó suy ra năm giới như sắc giới v.v… và một phần pháp giới đều là thể chẳng phải căn.