LUẬN A TỲ ĐẠT MA THỨC THÂN TÚC
Tác giả: A la hán Đề Bà Thiết Ma
Hán dịch: Đời Đường, Tam Tạng Pháp sư Huyền Tráng
Việt dịch: Cư sĩ Nguyên Huệ

 

QUYỂN 14

Uẩn thứ 6: THÀNH TỰU, phần 2

Hỏi: Nếu thành tựu tâm thiện thuộc cõi Vô sắc thì cũng thành tựu tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Vô sắc chăng?

Đáp: Hoặc thành tựu tâm thiện thuộc cõi Vô sắc không phải là tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Vô sắc. Nói rộng có bốn trường hợp:

1. Thành tựu tâm thiện thuộc cõi Vô sắc không phải là tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Vô sắc: Nghĩa là bậc A-la-hán.

2. Thành tựu tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Vô sắc không phải là tâm thiện thuộc cõi Vô sắc: Nghĩa là hàng phàm phu hữu học chưa được tâm thiện nơi cõi Vô sắc.

3. Thành tựu tâm thiện thuộc cõi Vô sắc cũng là tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Vô sắc: Nghĩa là các phàm phu hữu học đã được tâm thiện nơi cõi Vô sắc.

4. Không phải thành tựu tâm thiện thuộc cõi Vô sắc cũng không phải là tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Vô sắc: Nghĩa là không có trường hợp nầy.

Hỏi: Nếu thành tựu tâm thiện thuộc cõi Vô sắc thì cũng thành tựu tâm vô phú vô ký thuộc cõi Vô sắc chăng?

Đáp: Nếu thành tựu tâm vô phú vô ký thuộc cõi Vô sắc thì nhất định thành tựu tâm thiện thuộc cõi Vô sắc. Hoặc thành tựu tâm thiện thuộc cõi Vô sắc không phải là tâm vô phú vô ký thuộc cõi Vô sắc: Nghĩa là sinh trưởng ở cõi Dục, cõi Sắc, đã được tâm thiện nơi cõi Vô sắc, và tâm của quả dị thục sinh trưởng ở cõi Vô sắc không hiện tiền.

Hỏi: Nếu thành tựu tâm thiện thuộc cõi Vô sắc thì cũng thành tựu tâm học chăng?

Đáp: Hoặc thành tựu tâm thiện thuộc cõi Vô sắc không phải là tâm học. Nói rộng có bốn trường hợp:

1. Thành tựu tâm thiện thuộc cõi Vô sắc không phải là tâm học: Nghĩa là các bậc A-la-hán và các phàm phu đã được tâm thiện nơi cõi Vô sắc.

2. Thành tựu tâm học không phải là tâm thiện thuộc cõi Vô sắc: Nghĩa là các hàng hữu học chưa được tâm thiện nơi cõi Vô sắc.

3. Thành tựu tâm thiện thuộc cõi Vô sắc cũng là tâm học: Nghĩa là các hàng hữu học đã được tâm thiện nơi cõi Vô sắc.

4. Không phải thành tựu tâm thiện thuộc cõi Vô sắc cũng không phải là tâm học: Nghĩa là các phàm phu chưa được tâm thiện nơi cõi Vô sắc.

Hỏi: Nếu thành tựu tâm thiện thuộc cõi Vô sắc thì cũng thành tựu tâm vô học chăng?

Đáp: Nếu thành tựu tâm vô học thì nhất định thành tựu tâm thiện thuộc cõi Vô sắc. Hoặc thành tựu tâm thiện thuộc cõi Vô sắc không phải là tâm vô học: Nghĩa là các phàm phu hữu học đã được tâm thiện nơi cõi Vô sắc.

Hỏi: Nếu thành tựu tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Vô sắc thì cũng thành tựu tâm vô phú vô ký thuộc cõi Vô sắc chăng?

Đáp: Hoặc thành tựu tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Vô sắc không phải là tâm vô phú vô ký thuộc cõi Vô sắc. Nói rộng có bốn trường hợp:

1. Thành tựu tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Vô sắc không phải là tâm vô phú vô ký thuộc cõi Vô sắc: Nghĩa là hàng phàm phu hữu học sinh trưởng ở cõi Dục, cõi Sắc, và các phàm phu hữu học sinh trưởng ở cõi Vô sắc, tâm của quả dị thục không hiện tiền.

2. Thành tựu tâm vô phú vô ký thuộc cõi Vô sắc không phải là tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Vô sắc: Nghĩa là các bậc A-la-hán sinh trưởng ở cõi Vô sắc, tâm của quả dị thục đang hiện tiền.

3. Thành tựu tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Vô sắc cũng là tâm vô phú vô ký thuộc cõi Vô sắc: Nghĩa là hàng phàm phu hữu học sinh trưởng ở cõi Vô sắc, tâm của quả dị thục đang hiện tiền.

4. Không phải thành tựu tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Vô sắc cũng không phải là tâm vô phú vô ký thuộc cõi Vô sắc: Nghĩa là các bậc A-la-hán sinh trưởng ở cõi Dục, cõi Sắc, và các bậc A-la-hán sinh trưởng ở cõi Vô sắc, tâm của quả dị thục không hiện tiền.

Hỏi: Nếu thành tựu tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Vô sắc thì cũng thành tựu tâm học chăng?

Đáp: Nếu thành tựu tâm học thì nhất định thành tựu tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Vô sắc. Hoặc thành tựu tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Vô sắc không phải là tâm học: Nghĩa là các phàm phu.

Hỏi: Nếu thành tựu tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Vô sắc thì cũng thành tựu tâm vô học chăng?

Đáp: Nếu thành tựu tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Vô sắc thì nhất định không thành tựu tâm vô học. Nếu thành tựu tâm vô học thì nhất định không thành tựu tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Vô sắc.

Hỏi: Nếu thành tựu tâm vô phú vô ký thuộc cõi Vô sắc thì cũng thành tựu tâm học chăng?

Đáp: Hoặc thành tựu tâm vô phú vô ký thuộc cõi Vô sắc không phải là tâm học. Nói rộng có bốn trường hợp:

1. Thành tựu tâm vô phú vô ký thuộc cõi Vô sắc không phải là tâm học: Nghĩa là các bậc A-la-hán, phàm phu sinh trưởng ở cõi Vô sắc, tâm của quả dị thục đang hiện tiền.

2. Thành tựu tâm học không phải là tâm vô phú vô ký thuộc cõi Vô sắc: Nghĩa là hàng hữu học sinh trưởng ở cõi Dục, cõi Sắc, và hàng hữu học sinh trưởng ở cõi Vô sắc, tâm của quả dị thục không hiện tiền.

3. Thành tựu tâm vô phú vô ký thuộc cõi Vô sắc cũng là tâm học: Nghĩa là hàng hữu học sinh trưởng ở cõi Vô sắc, tâm của quả dị thục đang hiện tiền.

4. Không phải thành tựu tâm vô phú vô ký thuộc cõi Vô sắc cũng không phải là tâm học: Nghĩa là các bậc A-la-hán và phàm phu sinh trưởng ở cõi Dục, cõi Sắc, cùng sinh trưởng ở cõi Vô sắc, tâm của quả dị thục không hiện tiền.

Hỏi: Nếu thành tựu tâm vô phú vô ký thuộc cõi Vô sắc thì cũng thành tựu tâm vô học chăng?

Đáp: Hoặc thành tựu tâm vô phú vô ký thuộc cõi Vô sắc không phải là tâm vô học. Hoặc thành tựu tâm học không phải là tâm vô phú vô ký thuộc cõi Vô sắc. Hoặc thành tựu tâm vô phú vô ký thuộc cõi Vô sắc cũng là tâm vô học. Hoặc không phải thành tựu tâm vô phú vô ký thuộc cõi Vô sắc cũng không phải là tâm vô học.

Thành tựu tâm vô phú vô ký thuộc cõi Vô sắc không phải là tâm vô học: Nghĩa là hàng phàm phu hữu học sinh trưởng ở cõi Vô sắc, tâm của quả dị thục đang hiện tiền.

Thành tựu tâm vô học không phải là tâm vô phú vô ký thuộc cõi Vô sắc: Nghĩa là các bậc A-la-hán sinh trưởng ở cõi Dục, cõi Sắc, và các A-la-hán sinh trưởng ở cõi Vô sắc, tâm của quả dị thục không hiện tiền.

Thành tựu tâm vô phú vô ký thuộc cõi Vô sắc cũng là tâm vô học: Nghĩa là các bậc A-la-hán sinh trưởng ở cõi Vô sắc, tâm của quả dị thục đang hiện tiền.

Không phải thành tựu tâm vô phú vô ký thuộc cõi Vô sắc cũng không phải là tâm vô học: Nghĩa là hàng phàm phu hữu học sinh trưởng ở cõi Dục, cõi Sắc, và các phàm phu hữu học sinh trưởng ở cõi Vô sắc, tâm của quả dị thục không hiện tiền.

Hỏi: Nếu thành tựu tâm học thì cũng thành tựu tâm vô học chăng?

Đáp: Nếu thành tựu tâm học thì nhất định không thành tựu tâm vô học. Nếu thành tựu tâm vô học thì nhất định không thành tựu tâm học.

*

* Có mười hai tâm: Thuộc cõi Dục có 4: 1. Tâm thiện. 2. Tâm bất thiện. 3. Tâm hữu phú vô ký. 4. Tâm vô phú vô ký. Thuộc cõi Sắc có 3: 1. Tâm thiện. 2. Tâm hữu phú vô ký. 3. Tâm vô phú vô ký. Thuộc cõi Vô sắc có 3: 1. Tâm thiện. 2. Tâm hữu phú vô ký. 3. Tâm vô phú vô ký. Cùng 2 tâm: 1. Tâm học. 2. Tâm vô học.

Nếu không thành tựu tâm thiện thuộc cõi Dục thì cũng không tạo thành tâm bất thiện thuộc cõi Dục chăng? Nếu như không tạo thành tâm bất thiện thuộc cõi Dục thì cũng không thành tựu tâm thiện thuộc cõi Dục chăng?

Nếu không thành tựu tâm thiện thuộc cõi Dục, cho đến cũng không thành tựu tâm vô học chăng? Nếu như không thành tựu tâm vô học thì cũng không thành tựu tâm thiện thuộc cõi Dục chăng?

Cho đến: Nếu không thành tựu tâm học thì cũng không thành tựu tâm vô học chăng? Nếu như không thành tựu tâm vô học thì cũng không thành tựu tâm học chăng?

Hỏi: Nếu không thành tựu tâm thiện thuộc cõi Dục thì cũng không tạo thành tâm bất thiện thuộc cõi Dục chăng?

Đáp: Hoặc không thành tựu tâm thiện thuộc cõi Dục không phải là tâm bất thiện thuộc cõi Dục. Hoặc không tạo thành tâm bất thiện thuộc cõi Dục không phải là tâm thiện thuộc cõi Dục. Hoặc không thành tựu tâm thiện thuộc cõi Dục cũng là tâm bất thiện thuộc cõi Dục. Hoặc không phải không thành tựu tâm thiện thuộc cõi Dục cũng không phải là tâm bất thiện thuộc cõi Dục.

Không thành tựu tâm thiện thuộc cõi Dục không phải là tâm bất thiện thuộc cõi Dục: Nghĩa là Bổ-đặc-già-la đã đoạn dứt căn thiện.

Không tạo thành tâm bất thiện thuộc cõi Dục không phải là tâm thiện thuộc cõi Dục: Nghĩa là Bổ-đặc-già-la sinh trưởng ở cõi Dục, đã lìa tham nơi cõi Dục.

Không thành tựu tâm thiện thuộc cõi Dục cũng là tâm bất thiện thuộc cõi Dục: Nghĩa là Bổ-đặc-già-la sinh trưởng ở cõi Sắc, cõi Vô sắc.

Không phải không thành tựu tâm thiện thuộc cõi Dục cũng không phải là tâm bất thiện thuộc cõi Dục: Nghĩa là Bổ-đặc-già-la không đoạn dứt căn thiện, chưa lìa tham nơi cõi Dục.

Hỏi: Nếu không thành tựu tâm thiện thuộc cõi Dục thì cũng không thành tựu tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Dục chăng?

Đáp: Hoặc không thành tựu tâm thiện thuộc cõi Dục không phải là tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Dục. Nói rộng có bốn trường hợp:

1. Không thành tựu tâm thiện thuộc cõi Dục không phải là tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Dục: Nghĩa là Bổ-đặc-già-la đã đoạn dứt căn thiện.

2. Không thành tựu tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Dục không phải là tâm thiện thuộc cõi Dục: Nghĩa là các phàm phu sinh trưởng ở cõi Dục, đã lìa tham nơi cõi Dục, và hàng Thánh giả chưa lìa tham nơi cõi Dục, hiện quán biên, khổ pháp trí đã sinh.

3. Không thành tựu tâm thiện thuộc cõi Dục cũng là tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Dục: Nghĩa là Bổ-đặc-già-la sinh trưởng ở cõi Sắc, cõi Vô sắc.

4. Không phải không thành tựu tâm thiện thuộc cõi Dục cũng không phải là tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Dục: Nghĩa là các phàm phu sinh trưởng ở cõi Dục, không đoạn dứt căn thiện, chưa lìa tham nơi cõi Dục, và hàng Thánh giả chưa lìa tham nơi cõi Dục, hiện quán biên, khổ pháp trí chưa sinh.

Hỏi: Nếu không thành tựu tâm thiện thuộc cõi Dục thì cũng không thành tựu tâm vô phú vô ký thuộc cõi Dục chăng?

Đáp: Nếu không thành tựu tâm vô phú vô ký thuộc cõi Dục thì nhất định không thành tựu tâm thiện thuộc cõi Dục. Hoặc không thành tựu tâm thiện thuộc cõi Dục không phải là tâm vô phú vô ký thuộc cõi Dục: Nghĩa là Bổ-đặc-già-la đã đoạn dứt căn thiện cùng sinh trưởng ở cõi Sắc.

Hỏi: Nếu không thành tựu tâm thiện thuộc cõi Dục thì cũng không thành tựu tâm thiện thuộc cõi Sắc chăng?

Đáp: Hoặc không thành tựu tâm thiện thuộc cõi Dục không phải là tâm thiện thuộc cõi Sắc. Nói rộng có bốn trường hợp:

1. Không thành tựu tâm thiện thuộc cõi Dục không phải là tâm thiện thuộc cõi Sắc: Nghĩa là Bổ-đặc-già-la sinh trưởng ở cõi Sắc.

2. Không thành tựu tâm thiện thuộc cõi Sắc không phải là tâm thiện thuộc cõi Dục: Nghĩa là Bổ-đặc-già-la sinh trưởng ở cõi Dục, không đoạn dứt căn thiện, chưa được tâm thiện nơi cõi Sắc.

3. Không thành tựu tâm thiện thuộc cõi Dục cũng là tâm thiện thuộc cõi Sắc: Nghĩa là Bổ-đặc-già-la đoạn dứt căn thiện, sinh trưởng ở cõi Vô sắc.

4. Không phải không thành tựu tâm thiện thuộc cõi Dục cũng không phải là tâm thiện thuộc cõi Sắc: Nghĩa là Bổ-đặc-già-la sinh trưởng ở cõi Dục, đã được tâm thiện nơi cõi Sắc.

Hỏi: Nếu không thành tựu tâm thiện thuộc cõi Dục thì cũng không thành tựu tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Sắc chăng?

Đáp: Hoặc không thành tựu tâm thiện thuộc cõi Dục không phải là tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Sắc. Nói rộng có bốn trường hợp:

1. Không thành tựu tâm thiện thuộc cõi Dục không phải là tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Sắc: Nghĩa là Bổ-đặc-già-la đoạn dứt căn thiện, sinh trưởng ở cõi Sắc, chưa lìa tham nơi cõi Sắc.

2. Không thành tựu tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Sắc không phải là tâm thiện thuộc cõi Dục: Nghĩa là Bổ-đặc-già-la sinh trưởng ở cõi Dục, đã lìa tham nơi cõi Sắc.

3. Không thành tựu tâm thiện thuộc cõi Dục cũng là tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Sắc: Nghĩa là Bổ-đặc-già-la sinh trưởng ở cõi Sắc, đã lìa tham nơi cõi Sắc cùng sinh trưởng ở cõi Vô sắc.

4. Không phải không thành tựu tâm thiện thuộc cõi Dục cũng không phải là tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Sắc: Nghĩa là Bổ-đặcgià-la sinh trưởng ở cõi Dục, không đoạn dứt căn thiện, chưa lìa tham nơi cõi Sắc.

Hỏi: Nếu không thành tựu tâm thiện thuộc cõi Dục thì cũng không thành tựu tâm vô phú vô ký thuộc cõi Sắc chăng?

Đáp: Hoặc không thành tựu tâm thiện thuộc cõi Dục không phải là tâm vô phú vô ký thuộc cõi Sắc. Nói rộng có bốn trường hợp:

1. Không thành tựu tâm thiện thuộc cõi Dục không phải là tâm vô phú vô ký thuộc cõi Sắc: Nghĩa là Bổ-đặc-già-la sinh trưởng ở cõi Sắc.

2. Không thành tựu tâm vô phú vô ký thuộc cõi Sắc không phải là tâm thiện thuộc cõi Dục: Nghĩa là Bổ-đặc-già-la sinh trưởng ở cõi Dục, không đoạn dứt căn thiện, chưa lìa tham nơi cõi Dục.

3. Không thành tựu tâm thiện thuộc cõi Dục cũng là tâm vô phú vô ký thuộc cõi Sắc: Nghĩa là Bổ-đặc-già-la đã đoạn dứt căn thiện và sinh trưởng ở cõi Vô sắc.

4. Không phải không thành tựu tâm thiện thuộc cõi Dục cũng không phải là tâm vô phú vô ký thuộc cõi Sắc: Nghĩa là Bổ-đặc-giàla sinh trưởng ở cõi Dục, đã lìa tham nơi cõi Dục.

Hỏi: Nếu không thành tựu tâm thiện thuộc cõi Dục thì cũng không thành tựu tâm thiện thuộc cõi Vô sắc chăng?

Đáp: Hoặc không thành tựu tâm thiện thuộc cõi Dục không phải là tâm thiện thuộc cõi Vô sắc. Nói rộng có bốn trường hợp:

1. Không thành tựu tâm thiện thuộc cõi Dục không phải là tâm thiện thuộc cõi Vô sắc: Nghĩa là Bổ-đặc-già-la sinh trưởng ở cõi Sắc, đã được tâm thiện nơi cõi Vô sắc, cùng sinh trưởng ở cõi Vô sắc.

2. Không thành tựu tâm thiện thuộc cõi Vô sắc không phải là tâm thiện thuộc cõi Dục: Nghĩa là Bổ-đặc-già-la sinh trưởng ở cõi Dục, không đoạn dứt căn thiện, chưa được tâm thiện nơi cõi Vô sắc.

3. Không thành tựu tâm thiện thuộc cõi Dục cũng là tâm thiện thuộc cõi Vô sắc: Nghĩa là Bổ-đặc-già-la đã đoạn dứt căn thiện và sinh trưởng ở cõi Sắc, chưa được tâm thiện nơi cõi Vô sắc.

4. Không phải không thành tựu tâm thiện thuộc cõi Dục cũng không phải là tâm thiện thuộc cõi Vô sắc: Nghĩa là Bổ-đặc-già-la sinh trưởng ở cõi Dục, đã được tâm thiện ở cõi Vô sắc.

Hỏi: Nếu không thành tựu tâm thiện thuộc cõi Dục thì cũng không thành tựu tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Vô sắc chăng?

Đáp: Hoặc không thành tựu tâm thiện thuộc cõi Dục không phải là tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Vô sắc. Nói rộng có bốn trường hợp:

1. Không thành tựu tâm thiện thuộc cõi Dục không phải là tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Vô sắc: Nghĩa là hàng phàm phu hữu học đã đoạn dứt căn thiện và sinh trưởng ở cõi Sắc, cõi Vô sắc.

2. Không thành tựu tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Vô sắc không phải là tâm thiện thuộc cõi Dục: Nghĩa là các bậc A-la-hán sinh trưởng ở cõi Dục.

3. Không thành tựu tâm thiện thuộc cõi Dục cũng là tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Vô sắc: Nghĩa là các bậc A-la-hán sinh trưởng ở cõi Sắc, cõi Vô sắc.

4. Không phải không thành tựu tâm thiện thuộc cõi Dục cũng không phải là tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Vô sắc: Nghĩa là hàng hữu học sinh trưởng ở cõi Dục và các phàm phu không đoạn dứt căn thiện.

Hỏi: Nếu không thành tựu tâm thiện thuộc cõi Dục thì cũng không thành tựu tâm vô phú vô ký thuộc cõi Vô sắc chăng?

Đáp: Hoặc không thành tựu tâm thiện thuộc cõi Dục không phải là tâm vô phú vô ký thuộc cõi Vô sắc. Nói rộng có bốn trường hợp:

1. Không thành tựu tâm thiện thuộc cõi Dục không phải là tâm vô phú vô ký thuộc cõi Vô sắc: Nghĩa là sinh trưởng ở cõi Vô sắc, tâm của quả dị thục đang hiện tiền.

2. Không thành tựu tâm vô phú vô ký thuộc cõi Vô sắc không phải là tâm thiện thuộc cõi Dục: Nghĩa là sinh trưởng ở cõi Dục, không đoạn dứt căn thiện.

3. Không thành tựu tâm thiện thuộc cõi Dục cũng là tâm vô phú vô ký thuộc cõi Vô sắc: Nghĩa là đã đoạn dứt căn thiện cùng sinh trưởng ở cõi Sắc. Hoặc sinh trưởng ở cõi Vô sắc, tâm của quả dị thục không hiện tiền.

4. Không phải không thành tựu tâm thiện thuộc cõi Dục cũng không phải là tâm vô phú vô ký thuộc cõi Vô sắc: Nghĩa là không có trường hợp nầy.

Hỏi: Nếu không thành tựu tâm thiện thuộc cõi Dục thì cũng không thành tựu tâm học chăng?

Đáp: Hoặc không thành tựu tâm thiện thuộc cõi Dục không phải là tâm học. Nói rộng có bốn trường hợp:

1. Không thành tựu tâm thiện thuộc cõi Dục không phải là tâm học: Nghĩa là hàng hữu học sinh trưởng ở cõi Sắc, cõi Vô sắc.

2. Không thành tựu tâm học không phải là tâm thiện thuộc cõi Dục: Nghĩa là các bậc A-la-hán sinh trưởng ở cõi Dục và các phàm phu không đoạn dứt căn thiện.

3. Không thành tựu tâm thiện thuộc cõi Dục cũng là tâm học: Nghĩa là các bậc A-la-hán cùng phàm phu đã đoạn dứt căn thiện và sinh trưởng ở cõi Sắc, cõi Vô sắc.

4. Không phải không thành tựu tâm thiện thuộc cõi Dục cũng không phải là tâm học: Nghĩa là hàng hữu học sinh trưởng ở cõi Dục.

Hỏi: Nếu không thành tựu tâm thiện thuộc cõi Dục thì cũng không thành tựu tâm vô học chăng?

Đáp: Hoặc không thành tựu tâm thiện thuộc cõi Dục không phải là tâm vô học. Nói rộng có bốn trường hợp:

1. Không thành tựu tâm thiện thuộc cõi Dục không phải là tâm vô học: Nghĩa là các bậc A-la-hán sinh trưởng ở cõi Sắc, cõi Vô sắc.

2. Không thành tựu tâm vô học không phải là tâm thiện thuộc cõi Dục: Nghĩa là hàng phàm phu hữu học sinh trưởng ở cõi Dục, không đoạn dứt căn thiện.

3. Không thành tựu tâm thiện thuộc cõi Dục cũng là tâm vô học: Nghĩa là hàng phàm phu hữu học đã đoạn dứt căn thiện và sinh trưởng ở cõi Sắc, cõi Vô sắc.

4. Không phải không thành tựu tâm thiện thuộc cõi Dục cũng không phải là tâm vô học: Nghĩa là các bậc A-la-hán sinh trưởng ở cõi Dục.

Hỏi: Nếu không tạo thành tâm bất thiện thuộc cõi Dục thì cũng không thành tựu tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Dục chăng?

Đáp: Nếu không tạo thành tâm bất thiện thuộc cõi Dục thì nhất định không thành tựu tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Dục. Hoặc không thành tâm tựu hữu phú vô ký thuộc cõi Dục không phải là tâm bất thiện thuộc cõi Dục: Nghĩa là Thánh giả chưa lìa tham nơi cõi Dục, hiện quán biên, khổ pháp trí đã sinh.

Hỏi: Nếu không tạo thành tâm bất thiện thuộc cõi Dục thì cũng không thành tựu tâm vô phú vô ký thuộc cõi Dục chăng?

Đáp: Nếu không thành tựu tâm vô phú vô ký thuộc cõi Dục thì nhất định không tạo thành tâm bất thiện thuộc cõi Dục. Hoặc không tạo thành tâm bất thiện thuộc cõi Dục không phải là không thành tựu tâm vô phú vô ký thuộc cõi Dục: Nghĩa là Bổ-đặc-già-la sinh trưởng ở cõi Dục, đã lìa tham nơi cõi Dục cùng sinh trưởng ở cõi Sắc.

Hỏi: Nếu không tạo thành tâm bất thiện thuộc cõi Dục thì cũng không thành tựu tâm thiện thuộc cõi Sắc chăng?

Đáp: Hoặc không tạo thành tâm bất thiện thuộc cõi Dục không phải là tâm thiện thuộc cõi Sắc. Nói rộng có bốn trường hợp:

1. Không tạo thành tâm bất thiện thuộc cõi Dục không phải là tâm thiện thuộc cõi Sắc: Nghĩa là Bổ-đặc-già-la sinh trưởng ở cõi Dục, đã lìa tham nơi cõi Dục cùng sinh trưởng ở cõi Sắc.

2. Không thành tựu tâm thiện thuộc cõi Sắc không phải là tâm bất thiện thuộc cõi Dục: Nghĩa là Bổ-đặc-già-la sinh trưởng ở cõi Dục, chưa được tâm thiện nơi cõi Sắc.

3. Không tạo thành tâm bất thiện thuộc cõi Dục cũng là tâm thiện thuộc cõi Sắc: Nghĩa là Bổ-đặc-già-la sinh trưởng ở cõi Vô sắc.

4. Không phải không tạo thành tâm bất thiện thuộc cõi Dục cũng không phải là tâm thiện thuộc cõi Sắc: Nghĩa là Bổ-đặc-già-la sinh trưởng ở cõi Dục, chưa lìa tham nơi cõi Dục, đã được tâm thiện nơi cõi Sắc.

Hỏi: Nếu không tạo thành tâm bất thiện thuộc cõi Dục thì cũng không thành tựu tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Sắc chăng?

Đáp: Nếu không thành tựu tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Sắc thì nhất định không tạo thành tâm bất thiện thuộc cõi Dục. Hoặc không tạo thành tâm bất thiện thuộc cõi Dục không phải là tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Sắc: Nghĩa là Bổ-đặc-già-la sinh trưởng ở cõi Dục, đã lìa tham nơi cõi Dục, chưa lìa tham nơi cõi Sắc, cùng sinh trưởng ở cõi Sắc, chưa lìa tham nơi cõi ấy.

Hỏi: Nếu không tạo thành tâm bất thiện thuộc cõi Dục thì cũng không thành tựu tâm vô phú vô ký thuộc cõi Sắc chăng?

Đáp: Hoặc không tạo thành tâm bất thiện thuộc cõi Dục không phải là tâm vô phú vô ký thuộc cõi Sắc. Nói rộng có bốn trường hợp:

1. Không tạo thành tâm bất thiện thuộc cõi Dục không phải là tâm vô phú vô ký thuộc cõi Sắc: Nghĩa là Bổ-đặc-già-la sinh trưởng ở cõi Dục, đã lìa tham nơi cõi Dục, cùng sinh trưởng ở cõi Sắc.

2. Không thành tựu tâm vô phú vô ký thuộc cõi Sắc không phải là tâm bất thiện thuộc cõi Dục: Nghĩa là Bổ-đặc-già-la sinh trưởng ở cõi Dục, chưa lìa tham nơi cõi Dục.

3. Không tạo thành tâm bất thiện thuộc cõi Dục cũng là tâm vô phú vô ký thuộc cõi Sắc: Nghĩa là Bổ-đặc-già-la sinh trưởng ở cõi Vô sắc.

4. Không phải không tạo thành tâm bất thiện thuộc cõi Dục cũng không phải là tâm vô phú vô ký thuộc cõi Sắc: Nghĩa là không có trường hợp nầy.

Hỏi: Nếu không tạo thành tâm bất thiện thuộc cõi Dục thì cũng không thành tựu tâm thiện thuộc cõi Vô sắc chăng?

Đáp: Hoặc không tạo thành tâm bất thiện thuộc cõi Dục không phải là tâm thiện thuộc cõi Vô sắc. Nói rộng có bốn trường hợp:

1. Không tạo thành tâm bất thiện thuộc cõi Dục không phải là tâm thiện thuộc cõi Vô sắc: Nghĩa là Bổ-đặc-già-la sinh trưởng ở cõi Dục, cõi Sắc, đã được tâm thiện nơi cõi Vô sắc, cùng sinh trưởng ở cõi Vô sắc.

2. Không thành tựu tâm thiện thuộc cõi Vô sắc không phải là tâm bất thiện thuộc cõi Dục: Nghĩa là Bổ-đặc-già-la sinh trưởng ở cõi Dục, chưa lìa tham nơi cõi Dục.

3. Không tạo thành tâm bất thiện thuộc cõi Dục cũng là tâm thiện thuộc cõi Vô sắc: Nghĩa là Bổ-đặc-già-la sinh trưởng ở cõi Dục, đã lìa tham nơi cõi Dục, chưa được tâm thiện nơi cõi Vô sắc, cùng sinh trưởng ở cõi Sắc, chưa được tâm thiện nơi cõi Vô sắc.

4. Không phải không tạo thành tâm bất thiện thuộc cõi Dục không phải là tâm thiện thuộc cõi Vô sắc: Nghĩa là không có trường hợp nầy.

Hỏi: Nếu không tạo thành tâm bất thiện thuộc cõi Dục thì cũng không thành tựu tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Vô sắc chăng?

Đáp: Nếu không thành tựu tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Vô sắc thì nhất định không tạo thành tâm bất thiện thuộc cõi Dục. Hoặc không tạo thành tâm bất thiện thuộc cõi Dục không phải là tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Vô sắc: Nghĩa là hàng phàm phu hữu học đã lìa tham nơi cõi Dục.

Hỏi: Nếu không tạo thành tâm bất thiện thuộc cõi Dục thì cũng không thành tựu tâm vô phú vô ký thuộc cõi Vô sắc chăng?

Đáp: Hoặc không tạo thành tâm bất thiện thuộc cõi Dục không phải là tâm vô phú vô ký thuộc cõi Vô sắc. Nói rộng có bốn trường hợp:

1. Không tạo thành tâm bất thiện thuộc cõi Dục không phải là tâm vô phú vô ký thuộc cõi Vô sắc: Nghĩa là sinh trưởng ở cõi Vô sắc, tâm của quả dị thục đang hiện tiền.

2. Không thành tựu tâm vô phú vô ký thuộc cõi Vô sắc không phải là tâm bất thiện thuộc cõi Dục: Nghĩa là Bổ-đặc-già-la sinh trưởng ở cõi Dục, chưa lìa tham nơi cõi Dục.

3. Không tạo thành tâm bất thiện thuộc cõi Dục cũng là tâm vô phú vô ký thuộc cõi Vô sắc: Nghĩa là sinh trưởng ở cõi Dục, đã lìa tham nơi cõi Dục, cùng sinh trưởng ở cõi Sắc, hoặc sinh trưởng ở cõi Vô sắc, tâm của quả dị thục không hiện tiền.

4. Không phải không tạo thành tâm bất thiện thuộc cõi Dục cũng không phải là tâm vô phú vô ký thuộc cõi Vô sắc: Nghĩa là không có trường hợp nầy.

Nếu không tạo thành tâm bất thiện thuộc cõi Dục thì cũng không thành tựu tâm học chăng?

Đáp: Hoặc không tạo thành tâm bất thiện thuộc cõi Dục không phải là tâm học. Nói rộng có bốn trường hợp:

1. Không tạo thành tâm bất thiện thuộc cõi Dục không phải là tâm học: Nghĩa là hàng hữu học đã lìa tham nơi cõi Dục.

2. Không thành tựu tâm học không phải là tâm bất thiện thuộc cõi Dục: Nghĩa là các phàm phu sinh trưởng ở cõi Dục, chưa lìa tham nơi cõi Dục.

3. Không tạo thành tâm bất thiện thuộc cõi Dục cũng là tâm học: Nghĩa là các bậc A-la-hán cùng các phàm phu đã lìa tham nơi cõi Dục.

4. Không phải không tạo thành tâm bất thiện thuộc cõi Dục cũng không phải là tâm học: Nghĩa là các hàng hữu học chưa lìa tham nơi cõi Dục.

Hỏi: Nếu không tạo thành tâm bất thiện thuộc cõi Dục thì cũng không thành tựu tâm vô học chăng?

Đáp: Hoặc không tạo thành tâm bất thiện thuộc cõi Dục không phải là tâm vô học. Nói rộng có bốn trường hợp:

1. Không tạo thành tâm bất thiện thuộc cõi Dục không phải là tâm vô học: Nghĩa là các bậc A-la-hán.

2. Không thành tựu tâm vô học không phải là tâm bất thiện thuộc cõi Dục: Nghĩa là hàng phàm phu hữu học chưa lìa tham nơi cõi Dục.

3. Không tạo thành tâm bất thiện thuộc cõi Dục cũng là tâm vô học: Nghĩa là các phàm phu hữu học đã lìa tham nơi cõi Dục.

4. Không phải không tạo thành tâm bất thiện thuộc cõi Dục cũng không phải là tâm vô học: Nghĩa là không có trường hợp nầy.

Hỏi: Nếu không thành tựu tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Dục thì cũng không thành tựu tâm vô phú vô ký thuộc cõi Dục chăng?

Đáp: Nếu không thành tựu tâm vô phú vô ký thuộc cõi Dục thì nhất định không thành tựu tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Dục. Hoặc không thành tựu tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Dục không phải là tâm vô phú vô ký thuộc cõi Dục: Nghĩa là các phàm phu sinh trưởng ở cõi Dục, đã lìa tham nơi cõi Dục, cùng Thánh giả chưa lìa tham nơi cõi Dục, hiện quán biên, khổ pháp trí đã sinh. Hoặc các Bổ-đặc-già-la sinh trưởng ở cõi Sắc.

Hỏi: Nếu không thành tựu tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Dục thì cũng không thành tựu tâm thiện thuộc cõi Sắc chăng?

Đáp: Hoặc không thành tựu tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Dục không phải là tâm thiện thuộc cõi Sắc. Nói rộng có bốn trường hợp:

1. Không thành tựu tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Dục không phải là tâm thiện thuộc cõi Sắc: Nghĩa là các phàm phu sinh trưởng ở cõi Dục, đã lìa tham nơi cõi Dục và hàng Thánh giả chưa lìa tham nơi cõi Dục, hiện quán biên, khổ pháp trí đã sinh, hoặc Bổ-đặc-già-la sinh trưởng ở cõi Sắc.

2. Không thành tựu tâm thiện thuộc cõi Sắc không phải là tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Dục: Nghĩa là Bổ-đặc-già-la sinh trưởng ở cõi Dục, chưa được tâm thiện ở cõi Sắc.

3. Không thành tựu tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Dục cũng là tâm thiện thuộc cõi Sắc: Nghĩa là Bổ-đặc-già-la sinh trưởng ở cõi Vô sắc.

4. Không phải không thành tựu tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Dục cũng không phải là tâm thiện thuộc cõi Sắc: Nghĩa là các phàm phu sinh trưởng ở cõi Dục, chưa lìa tham nơi cõi Dục, đã được tâm thiện nơi cõi Sắc, và hàng Thánh giả chưa lìa tham nơi cõi Dục, hiện quán biên, khổ pháp trí chưa sinh.

Nếu không thành tựu tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Dục thì cũng không thành tựu tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Sắc chăng?

Đáp: Nếu không thành tựu tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Sắc thì nhất định không thành tựu tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Dục. Hoặc không thành tựu tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Dục không phải là không thành tựu tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Sắc: Nghĩa là các phàm phu sinh trưởng ở cõi Dục, đã lìa tham nơi cõi Dục, chưa lìa tham nơi cõi Sắc, và hàng Thánh giả chưa lìa tham nơi cõi Sắc, hiện quán biên, khổ pháp trí đã sinh. Hoặc Bổ-đặc-già-la sinh trưởng ở cõi Sắc, chưa lìa tham nơi cõi đó.

Hỏi: Nếu không thành tựu tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Dục thì cũng không thành tựu tâm vô phú vô ký thuộc cõi Sắc chăng?

Đáp: Hoặc không thành tựu tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Dục không phải là tâm vô phú vô ký thuộc cõi Sắc. Nói rộng có bốn trường hợp:

1. Không thành tựu tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Dục không phải là tâm vô phú vô ký thuộc cõi Sắc: Nghĩa là Bổ-đặc-già-la sinh trưởng ở cõi Dục, đã lìa tham nơi cõi Dục cùng sinh trưởng ở cõi Sắc.

2. Không thành tựu tâm vô phú vô ký thuộc cõi Sắc không phải là tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Dục: Nghĩa là các phàm phu sinh trưởng ở cõi Dục, chưa lìa tham nơi cõi Dục, và hàng Thánh giả chưa lìa tham nơi cõi Dục, hiện quán biên, khổ pháp trí chưa sinh.

3. Không thành tựu tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Dục cũng là tâm vô phú vô ký thuộc cõi Sắc: Nghĩa là Bổ-đặc-già-la sinh trưởng ở cõi Vô sắc.

4. Không phải không thành tựu tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Dục cũng không phải là tâm vô phú vô ký thuộc cõi Sắc: Nghĩa là không có trường hợp nầy.

Hỏi: Nếu không thành tựu tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Dục thì cũng không thành tựu tâm thiện thuộc cõi Vô sắc chăng?

Đáp: Hoặc không thành tựu tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Dục không phải là tâm thiện thuộc cõi Vô sắc. Nói rộng có bốn trường hợp:

1. Không thành tựu tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Dục không phải là tâm thiện thuộc cõi Vô sắc: Nghĩa là Bổ-đặc-già-la sinh trưởng ở cõi Dục và cõi Sắc, đã được tâm thiện nơi cõi Vô sắc, cùng sinh trưởng ở cõi Vô sắc.

2. Không thành tựu tâm thiện thuộc cõi Vô sắc không phải là tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Dục: Nghĩa là các phàm phu sinh trưởng ở cõi Dục, chưa lìa tham nơi cõi Dục, và hàng Thánh giả chưa lìa tham nơi cõi Dục, hiện quán biên, khổ pháp trí chưa sinh.

3. Không thành tựu tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Dục cũng là tâm thiện thuộc cõi Vô sắc: Nghĩa là các phàm phu sinh trưởng ở cõi Dục, đã lìa tham nơi cõi Dục, chưa được tâm thiện nơi cõi Vô sắc và hàng Thánh giả chưa lìa tham nơi cõi Dục, hiện quán biên, khổ pháp trí đã sinh, cùng Bổ-đặc-già-la sinh trưởng ở cõi Sắc, chưa được tâm thiện nơi cõi Vô sắc.

4. Không phải không thành tựu tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Dục cũng không phải là tâm thiện thuộc cõi Vô sắc: Nghĩa là không có trường hợp nầy.

Hỏi: Nếu không thành tựu tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Dục thì cũng không thành tựu tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Vô sắc chăng?

Đáp: Nếu không thành tựu tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Vô sắc thì nhất định không thành tựu tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Dục. Hoặc không thành tựu tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Dục không phải là tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Vô sắc: Nghĩa là các phàm phu đã lìa tham nơi cõi Dục, và hàng Thánh giả chưa lìa tham nơi cõi Dục, hiện quán biên, khổ pháp trí đã sinh.

Nếu không thành tựu tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Dục thì cũng không thành tựu tâm vô phú vô ký thuộc cõi Vô sắc chăng?

Đáp: Hoặc không thành tựu tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Dục không phải là tâm vô phú vô ký thuộc cõi Vô sắc. Nói rộng có bốn trường hợp:

1. Không thành tựu tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Dục không phải là tâm vô phú vô ký thuộc cõi Vô sắc: Nghĩa là sinh trưởng ở cõi Vô sắc, tâm của quả dị thục đang hiện tiền.

2. Không thành tựu tâm vô phú vô ký thuộc cõi Vô sắc không phải là tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Dục: Nghĩa là các phàm phu sinh trưởng ở cõi Dục, chưa lìa tham nơi cõi Dục, và hàng Thánh giả chưa lìa tham nơi cõi Dục, hiện quán biên, khổ pháp trí chưa sinh.

3. Không thành tựu tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Dục cũng là tâm vô phú vô ký thuộc cõi Vô sắc: Nghĩa là các phàm phu sinh trưởng ở cõi Dục, đã lìa tham nơi cõi Dục, và hàng Thánh giả chưa lìa tham nơi cõi Dục, hiện quán biên, khổ pháp trí đã sinh. Hoặc sinh trưởng ở cõi Sắc, cõi Vô sắc, tâm của quả dị thục không hiện tiền.

4. Không phải không thành tựu tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Dục cũng không phải là tâm vô phú vô ký thuộc cõi Vô sắc: Nghĩa là không có trường hợp nầy.

Hỏi: Nếu không thành tựu tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Dục thì cũng không thành tựu tâm học chăng?

Đáp: Hoặc không thành tựu tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Dục không phải là tâm học. Nói rộng có bốn trường hợp:

1. Không thành tựu tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Dục không phải là tâm học: Nghĩa là hàng hữu học hiện quán biên, khổ pháp trí đã sinh.

2. Không thành tựu tâm học không phải là tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Dục: Nghĩa là các phàm phu sinh trưởng ở cõi Dục, chưa lìa tham nơi cõi Dục.

3. Không thành tựu tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Dục cũng là tâm học: Nghĩa là các bậc A-la-hán và các phàm phu đã lìa tham nơi cõi Dục.

4. Không phải không thành tựu tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Dục cũng không phải là tâm học: Nghĩa là hàng Thánh giả chưa lìa tham nơi cõi Dục, hiện quán biên, khổ pháp trí chưa sinh.

Hỏi: Nếu không thành tựu tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Dục thì cũng không thành tựu tâm vô học chăng?

Đáp: Hoặc không thành tựu tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Dục không phải là tâm vô học. Nói rộng có bốn trường hợp:

1. Không thành tựu tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Dục không phải là tâm vô học: Nghĩa là các bậc A-la-hán.

2. Không thành tựu tâm vô học không phải là tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Dục: Nghĩa là các phàm phu sinh trưởng ở cõi Dục và hàng Thánh giả chưa lìa tham nơi cõi Dục, hiện quán biên, khổ pháp trí chưa sinh.

3. Không thành tựu tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Dục cũng là tâm vô học: Nghĩa là các phàm phu sinh trưởng ở cõi Dục, đã lìa tham nơi cõi Dục, và hàng Thánh giả chưa lìa tham nơi cõi Dục, hiện quán biên, khổ pháp trí đã sinh. Hoặc hàng phàm phu hữu học sinh trưởng ở cõi Sắc, cõi Vô sắc.

4. Không phải không thành tựu tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Dục cũng không phải là tâm vô học: Nghĩa là không có trường hợp nầy.

Hỏi: Nếu không thành tựu tâm vô phú vô ký thuộc cõi Dục thì cũng không thành tựu tâm thiện thuộc cõi Sắc chăng?

Đáp: Nếu không thành tựu tâm vô phú vô ký thuộc cõi Dục thì nhất định không thành tựu tâm thiện thuộc cõi Sắc. Hoặc không thành tựu tâm thiện thuộc cõi Sắc không phải là tâm vô phú vô ký thuộc cõi Dục: Nghĩa là Bổ-đặc-già-la sinh trưởng ở cõi Dục, chưa được tâm thiện nơi cõi Sắc.

Hỏi: Nếu không thành tựu tâm vô phú vô ký thuộc cõi Dục thì cũng không thành tựu tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Sắc chăng?

Đáp: Nếu không thành tựu tâm vô phú vô ký thuộc cõi Dục thì nhất định không thành tựu tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Sắc. Hoặc không thành tựu tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Sắc không phải là không thành tựu tâm vô phú vô ký thuộc cõi Dục: Nghĩa là Bổ-đặc-già-la sinh trưởng ở cõi Dục và cõi Sắc, đã lìa tham nơi cõi Sắc.

Hỏi: Nếu không thành tựu tâm vô phú vô ký thuộc cõi Dục thì cũng không thành tựu tâm vô phú vô ký thuộc cõi Sắc chăng?

Đáp: Nếu không thành tựu tâm vô phú vô ký thuộc cõi Dục thì nhất định không thành tựu tâm vô phú vô ký thuộc cõi Sắc. Hoặc không thành tựu tâm vô phú vô ký thuộc cõi Sắc không phải là tâm vô phú vô ký thuộc cõi Dục: Nghĩa là Bổ-đặc-già-la sinh trưởng ở cõi Dục, chưa lìa tham nơi cõi Dục.

Hỏi: Nếu không thành tựu tâm vô phú vô ký thuộc cõi Dục thì cũng không thành tựu tâm thiện thuộc cõi Vô sắc chăng?

Đáp: Nếu không thành tựu tâm vô phú vô ký thuộc cõi Dục thì nhất định không phải không thành tựu tâm thiện thuộc cõi Vô sắc. Nếu không thành tựu tâm thiện thuộc cõi Vô sắc thì nhất định không phải không thành tựu tâm vô phú vô ký thuộc cõi Dục.

Hỏi: Nếu không thành tựu tâm vô phú vô ký thuộc cõi Dục thì cũng không thành tựu tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Vô sắc chăng?

Đáp: Hoặc không thành tựu tâm vô phú vô ký thuộc cõi Dục không phải là tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Vô sắc. Nói rộng có bốn trường hợp:

1. Không thành tựu tâm vô phú vô ký thuộc cõi Dục không phải là tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Vô sắc: Nghĩa là hàng phàm phu hữu học sinh trưởng ở cõi Vô sắc.

2. Không thành tựu tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Vô sắc không phải là tâm vô phú vô ký thuộc cõi Dục: Nghĩa là các bậc A-la-hán sinh trưởng ở cõi Dục, cõi Sắc.

3. Không thành tựu tâm vô phú vô ký thuộc cõi Dục cũng là tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Vô sắc: Nghĩa là các bậc A-la-hán sinh trưởng ở cõi Vô sắc.

4. Không phải không thành tựu tâm vô phú vô ký thuộc cõi Dục cũng không phải là tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Vô sắc: Nghĩa là hàng phàm phu hữu học sinh trưởng ở cõi Dục, cõi Sắc.

Hỏi: Nếu không thành tựu tâm vô phú vô ký thuộc cõi Dục thì cũng không thành tựu tâm vô phú vô ký thuộc cõi Vô sắc chăng?

Đáp: Hoặc không thành tựu tâm vô phú vô ký thuộc cõi Dục không phải là tâm vô phú vô ký thuộc cõi Vô sắc. Nói rộng có bốn trường hợp:

1. Không thành tựu tâm vô phú vô ký thuộc cõi Dục không phải là tâm vô phú vô ký thuộc cõi Vô sắc: Nghĩa là sinh trưởng ở cõi Vô sắc, tâm của quả dị thục đang hiện tiền.

2. Không thành tựu tâm vô phú vô ký thuộc cõi Vô sắc không phải là tâm vô phú vô ký thuộc cõi Dục: Nghĩa là Bổ-đặc-già-la sinh trưởng ở cõi Dục, cõi Sắc.

3. Không thành tựu tâm vô phú vô ký thuộc cõi Dục cũng là tâm vô phú vô ký thuộc cõi Vô sắc: Nghĩa là sinh trưởng ở cõi Vô sắc, tâm của quả dị thục không hiện tiền.

4. Không phải không thành tựu tâm vô phú vô ký thuộc cõi Dục cũng không phải là tâm vô phú vô ký thuộc cõi Vô sắc: Nghĩa là không có trường hợp nầy.

Hỏi: Nếu không thành tựu tâm vô phú vô ký thuộc cõi Dục thì cũng không thành tựu tâm học chăng?

Đáp: Hoặc không thành tựu tâm vô phú vô ký thuộc cõi Dục không phải là tâm học. Nói rộng có bốn trường hợp:

1. Không thành tựu tâm vô phú vô ký thuộc cõi Dục không phải là tâm học: Nghĩa là Bổ-đặc-già-la hữu học sinh trưởng ở cõi Vô sắc.

2. Không thành tựu tâm học không phải là tâm vô phú vô ký thuộc cõi Dục: Nghĩa là các bậc A-la-hán, phàm phu sinh trưởng ở cõi Dục, cõi Sắc.

3. Không thành tựu tâm vô phú vô ký thuộc cõi Dục cũng là tâm học: Nghĩa là các bậc A-la-hán, phàm phu sinh trưởng ở cõi Vô sắc.

4. Không phải không thành tựu tâm vô phú vô ký thuộc cõi Dục cũng không phải là tâm học: Nghĩa là Bổ-đặc-già-la hữu học sinh trưởng ở cõi Dục, cõi Sắc.

Hỏi: Nếu không thành tựu tâm vô phú vô ký thuộc cõi Dục thì cũng không thành tựu tâm vô học chăng?

Đáp: Hoặc không thành tựu tâm vô phú vô ký thuộc cõi Dục không phải là tâm vô học. Nói rộng có bốn trường hợp:

1. Không thành tựu tâm vô phú vô ký thuộc cõi Dục không phải là tâm vô học: Nghĩa là các bậc A-la-hán sinh trưởng ở cõi Vô sắc.

2. Không thành tựu tâm vô học không phải là tâm vô phú vô ký thuộc cõi Dục: Nghĩa là các phàm phu hữu học sinh trưởng ở cõi Dục, cõi Sắc.

3. Không thành tựu tâm vô phú vô ký thuộc cõi Dục cũng là tâm vô học: Nghĩa là các phàm phu hữu học sinh trưởng ở cõi Vô sắc.

4. Không phải không thành tựu tâm vô phú vô ký thuộc cõi Dục cũng không phải là tâm vô học: Nghĩa là các bậc A-la-hán sinh trưởng ở cõi Dục, cõi Sắc.

HẾT – QUYỂN 14