LUẬN A TỲ ĐẠT MA THỨC THÂN TÚC
Tác giả: A la hán Đề Bà Thiết Ma
Hán dịch: Đời Đường, Tam Tạng Pháp sư Huyền Tráng
Việt dịch: Cư sĩ Nguyên Huệ

 

QUYỂN 11

Uẩn thứ 5: TẠP, phần 1

* Tụng nêu tổng quát:

Tạp uẩn đầu nhiễm, kế đã biết

Sắc từng có thọ, tâm thế gian

Duyên vô gián, tăng, đoạn thiện, nhiễm

Phần kiến duyên cõi, sau liễu biệt.

*

* Có sáu thức thân: Là các thức nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý.

Năm thức thân chỉ có thể khởi nhiễm không thể lìa nhiễm. Ý thức thân cũng có thể khởi nhiễm cũng có thể lìa nhiễm.

Các nẻo (Thú) Na-lạc-ca (Địa ngục), nẻo bàng sinh và nẻo Tổ vực (Ngạ quỷ), các kẻ đoạn căn thiện, các kẻ thuộc tánh tà định, châu Bắc câu lô, tâm hữu tình cõi vô tưởng v.v… chỉ có thể khởi nhiễm không thể lìa nhiễm.

Những người thuộc tánh bất định, thuộc tánh chánh định, tâm của các hữu tình nơi châu Nam Thiệm-bộ, Đông Tỳ-đề-ha, Tây Cùđà-ni cũng có thể khởi nhiễm cũng có thể lìa nhiễm.

Các cõi trời như trời Tứ Đại Vương Chúng, trời Ba Mươi Ba, trời Dạ-ma, trời Đổ-sử-đa, trời Lạc-biến-hóa, trời Tha-hóa-tự-tại, trời Phạm Thế Gian, trời Quang Âm, trời Biến Tịnh, hữu tình vô tưởng không thuộc trời Quảng Quả, các trung hữu, tâm của các hữu tình nơi các xứ vô sắc cũng có thể khởi nhiễm cũng có thể lìa nhiễm.

Các tâm của bậc Tùy tín hành, Tùy pháp hành chỉ có thể lìa nhiễm, không thể khởi nhiễm. Các tâm của bậc Tín thắng giải, Kiến đắc, Thân chứng có thể khởi nhiễm cũng có thể lìa nhiễm. Các tâm của bậc Tuệ giải thoát, Giải thoát câu phần không thể khởi nhiễm cũng không thể lìa nhiễm. Nhưng có chỗ nói hai bậc đó cũng có thể lìa nhiễm là theo phần xa mà nói.

*

* Có sáu thức thân: Là các thức nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý.

Đối với các pháp có sắc sáu thức nhận biết. Pháp chỉ có sắc năm thức nhận biết. Các pháp không sắc một thức nhận biết. Pháp chỉ không sắc không phải là thức nhận biết.

Các pháp có thấy hai thức nhận biết. Pháp chỉ có thấy một thức nhận biết. Các pháp không thấy năm thức nhận biết. Pháp chỉ không thấy bốn thức nhận biết.

Các pháp có đối sáu thức nhận biết. Pháp chỉ có đối năm thức nhận biết. Các pháp không đối một thức nhận biết. Pháp chỉ không đối không phải là thức nhận biết.

Các pháp hữu lậu sáu thức nhận biết. Pháp chỉ hữu lậu năm thức nhận biết. Các pháp vô lậu một thức nhận biết. Pháp chỉ vô lậu không phải là thức nhận biết.

Các pháp hữu vi sáu thức nhận biết. Pháp chỉ hữu vi năm thức nhận biết. Các pháp vô vi một thức nhận biết. Pháp chỉ vô vi không phải là thức nhận biết.

*

* Có sáu thức thân: Là các thức nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý.

Mắt và sắc làm duyên sinh ra nhãn thức, nếu các sắc xanh hợp ý cùng với lạc, liền phân biệt nhận biết sắc xanh ấy là hợp ý vui thích cùng với xúc, thọ, tưởng, tư. Khi sắc xanh ấy càng hợp ý cùng vui thích do đấy tức có thể nuôi lớn các căn, tăng trưởng các đại chủng.

Mắt và sắc làm duyên sinh ra nhãn thức, nếu các sắc xanh trái ý cùng với khổ, liền phân biệt nhận biết sắc xanh ấy là trái ý khổ sở cùng với xúc, thọ, tưởng, tư. Khi sắc xanh ấy càng trái ý cùng với khổ sở, do đấy tức có thể khiến các căn tổn giảm, các đại chủng bị hủy hoại.

Mắt và sắc làm duyên sinh ra nhãn thức, nếu các sắc xanh không phải là vừa ý cũng không phải là trái ý nên cùng với không khổ không vui, liền phân biệt nhận biết sắc xanh ấy không hợp ý cũng không trái ý, nên cùng với không khổ không vui nơi xúc, thọ, tưởng, tư. Khi sắc xanh ấy chuyển biến, không phải hợp ý cũng không phải trái ý, cùng với không phải khổ vui, do đấy các căn không nuôi lớn cũng không tổn giảm, các đại chủng cũng không tăng không hoại.

Như sắc xanh vừa nói, các sắc vàng, đỏ, trắng cũng như vậy.

Như nhãn thức, các thức nhĩ, tỷ, thiệt, thân v.v… cũng như vậy.

Ý và pháp làm duyên sinh ra ý thức, nếu có các pháp hợp ý cùng với vui thích, liền phân biệt nhận biết pháp ấy hợp ý cùng vui thích nơi xúc, thọ, tưởng, tư. Các pháp ấy chuyển biến càng hợp ý cùng với vui thích, do đấy tức có thể nuôi lớn các căn, tăng trưởng các đại chủng.

Ý và pháp làm duyên sinh ra ý thức, nếu có các pháp trái ý cùng với khổ, liền phân biệt nhận biết pháp ấy là trái ý cùng với khổ nơi xúc thọ tưởng tư. Các pháp ấy chuyển biến càng trái ý cùng với khổ sở, do đấy tức có thể tổn giảm các căn, hủy hoại các đại chủng.

Ý và pháp làm duyên sinh ra ý thức, nếu có các pháp không phải là hợp ý, cũng không phải là trái ý, nên cùng với không khổ không vui, liền phân biệt nhận biết pháp ấy không phải hợp ý cũng không trái ý, nên cùng với không khổ không vui nơi xúc, thọ, tưởng, tư. Các pháp ấy chuyển biến càng không phải hợp ý, không phải trái ý kết hợp với không khổ không vui, do đấy các căn không được nuôi lớn cũng không tổn giảm, các đại chủng cũng không tăng không hoại.

Hoặc có các sắc hiển bày mà không hình tướng. Hoặc có các sắc có hình tướng mà không hiển bày. Hoặc có các sắc có hiển bày, có hình tướng. Hoặc có các sắc không hiển bày, không hình tướng.

Loại sắc có hiển bày không hình tướng: Là các sắc xanh, vàng, đỏ, trắng v.v… bóng, ánh sáng, bóng tối, một phần hiển sắc của không. Đây tức như các sắc xanh vàng đỏ trắng kia.

Loại có hình tướng không hiển bày: Là biểu nghiệp của thân.

Loại có hiển bày, có hình tướng: Là như các sắc có hiển bày có hình tướng.

Loại không có hiển bày không có hình tướng: Là như các sắc không hiển bày không hình tướng.

*

Hỏi: Từng có tâm ấy hệ thuộc, nghiệp ấy hệ thuộc, thì tâm ấy nghiệp ấy tức có quả hệ thuộc chăng?

Đáp: Có. Như tâm hệ thuộc cõi Dục, nghiệp hệ thuộc cõi Dục, thì tâm ấy nghiệp ấy có quả hệ thuộc cõi Dục. Tâm hệ thuộc cõi Sắc và cõi Vô sắc, nghiệp hệ thuộc cõi Sắc và cõi Vô sắc, thì quả hệ thuộc cõi Sắc và cõi Vô sắc.

Hỏi: Từng có tâm ấy hệ thuộc, nghiệp ấy hệ thuộc, thì tâm ấy nghiệp ấy tức có quả không hệ thuộc chăng?

Đáp: Có. Như đạo của cõi Sắc hóa ra cõi Dục, làm các việc của cõi Dục, nói lời nói của cõi Dục. Như đạo của cõi Sắc, cõi Vô sắc đoạn dứt các kiết tác chứng.

*

Hỏi: Các thọ ở quá khứ thì tất cả thọ ấy đã diệt hết chăng?

Đáp: Các thọ ở quá khứ, tất cả thọ ấy đã diệt hết. Hoặc các thọ đã diệt nhưng thọ ấy không phải ở quá khứ. Nghĩa là các thọ sinh đã diệt trong đời nầy.

Hỏi: Các thọ ở vị lai thì tất cả thọ ấy chưa sinh chăng?

Đáp: Các thọ ở vị lai, tất cả thọ ấy là chưa sinh. Hoặc các thọ chưa sinh, thọ ấy không phải là ở vị lai. Nghĩa là các thọ nhất định sẽ sinh trong đời nầy.

Hỏi: Các thọ ở hiện tại thì tất cả thọ ấy đều hiện tiền chăng?

Đáp: Các thọ hiện tiền, tất cả thọ ấy đều ở hiện tại. Hoặc thọ ở hiện tại, thọ ấy không phải hiện tiền. Nghĩa là thọ sinh trong đời nầy đã diệt và các thọ nhất định sẽ sinh trong đời nầy.

*

* Có sáu tâm: Nghĩa là tâm thuộc cõi Dục do kiến đạo đoạn trừ, do tu đạo đoạn trừ. Tâm thuộc cõi Sắc do kiến đạo đoạn trừ, do tu đạo đoạn trừ. Tâm thuộc cõi Vô sắc do kiến đạo đoạn trừ, do tu đạo đoạn trừ.

Từng có tâm thuộc cõi Dục do kiến đạo đoạn trừ quyết định chỉ duyên nơi pháp thiện chăng? Chỉ duyên nơi pháp bất thiện chăng? Chỉ duyên nơi pháp hữu phú vô ký chăng? Chỉ duyên nơi pháp vô phú vô ký chăng?

Như tâm do kiến đạo đoạn trừ, tâm do tu đạo đoạn trừ cũng như vậy.

Như thuộc cõi Dục, thuộc cõi Sắc và cõi Vô sắc cũng như vậy.

Hỏi: Từng có tâm thuộc cõi Dục do kiến đạo đoạn trừ quyết định chỉ duyên nơi pháp thiện chăng?

Đáp: Có. Nghĩa là các tâm thuộc cõi Dục do kiến diệt, đạo đoạn trừ tương ưng với tùy miên duyên nơi vô lậu.

Hỏi: Từng có tâm thuộc cõi Dục do kiến đạo đoạn trừ quyết định chỉ duyên nơi pháp bất thiện chăng?

Đáp: Có. Nghĩa là các tâm thuộc cõi Dục do kiến tập đoạn trừ không tương ưng với tùy miên biến hành, cùng các tâm thuộc cõi Dục do kiến diệt, đạo đoạn trừ tương ưng với các tùy miên duyên nơi hữu lậu.

Hỏi: Từng có tâm thuộc cõi Dục do kiến đạo đoạn trừ quyết định chỉ duyên nơi pháp hữu phú vô ký và pháp vô phú vô ký chăng?

Đáp: Không có.

Hỏi: Từng có tâm thuộc cõi Dục do tu đạo đoạn trừ quyết định chỉ duyên nơi pháp thiện chăng?

Đáp: Có. Nghĩa là các tâm thuộc cõi Dục tương ưng với các môn không – không, vô nguyện – vô nguyện.

Hỏi: Từng có tâm thuộc cõi Dục do tu đạo đoạn trừ quyết định chỉ duyên nơi pháp bất thiện chăng? Chỉ duyên nơi pháp hữu phú vô ký chăng?

Đáp: Không có.

Hỏi: Từng có tâm thuộc cõi Dục do tu đạo đoạn trừ quyết định chỉ duyên nơi pháp vô phú vô ký chăng?

Đáp: Có. Nghĩa là ba thức thân ở cõi Dục cùng các tâm thuộc cõi Dục tương ưng với môn vô tướng – vô tướng.

Hỏi: Từng có tâm thuộc cõi Sắc do kiến đạo đoạn trừ quyết định chỉ duyên nơi pháp thiện chăng?

Đáp: Có. Nghĩa là các tâm thuộc cõi Sắc do kiến diệt, đạo đoạn trừ tương ưng với các tùy miên duyên nơi vô lậu.

Hỏi: Từng có tâm thuộc cõi Sắc do kiến đạo đoạn trừ quyết định chỉ duyên nơi pháp bất thiện chăng?

Đáp: Không có.

Hỏi: Từng có tâm thuộc cõi Sắc do kiến đạo đoạn trừ quyết định chỉ duyên nơi pháp hữu phú vô ký chăng?

Đáp: Có. Nghĩa là các tâm thuộc cõi Sắc do kiến khổ, tập đoạn trừ không tương ưng với các tùy miên biến hành, cùng các tâm thuộc cõi Sắc do kiến diệt, đạo đoạn trừ tương ưng với các tùy miên duyên nơi hữu lậu.

Hỏi: Từng có tâm thuộc cõi Sắc do kiến đạo đoạn trừ quyết định chỉ duyên nơi pháp vô phú vô ký chăng?

Đáp: Không có.

Hỏi: Từng có tâm thuộc cõi Sắc do tu đạo đoạn trừ quyết định chỉ duyên nơi pháp thiện chăng?

Đáp: Có. Nghĩa là các tâm thuộc cõi Sắc tương ưng với các môn không – không, vô nguyện – vô nguyện.

Hỏi: Từng có tâm thuộc cõi Sắc do tu đạo đoạn trừ quyết định chỉ duyên nơi pháp bất thiện chăng? Chỉ duyên nơi pháp hữu phú vô ký chăng?

Đáp: Không có.

Hỏi: Từng có tâm thuộc cõi Sắc do tu đạo đoạn trừ quyết định chỉ duyên nơi pháp vô phú vô ký chăng?

Đáp: Có. Nghĩa là một thức thân thuộc cõi Sắc cùng các tâm thuộc cõi Sắc tương ưng với môn vô tướng – vô tướng.

Hỏi: Từng có tâm thuộc cõi Vô sắc do kiến đạo đoạn trừ quyết định chỉ duyên nơi pháp thiện chăng?

Đáp: Có. Nghĩa là các tâm thuộc cõi Vô sắc do kiến diệt, đạo đoạn trừ tương ưng với các tùy miên duyên nơi vô lậu.

Hỏi: Từng có tâm thuộc cõi Vô sắc do kiến đạo đoạn trừ quyết định chỉ duyên nơi pháp bất thiện chăng?

Đáp: Không có.

Hỏi: Từng có tâm thuộc cõi Vô sắc do kiến đạo đoạn trừ quyết định chỉ duyên nơi pháp hữu phú vô ký?

Đáp: Có. Nghĩa là các tâm thuộc cõi Vô sắc do kiến khổ, tập đoạn trừ không tương ưng với các tùy miên biến hành, cùng các tâm thuộc cõi Vô sắc do kiến diệt, đạo đoạn trừ tương ưng với các tùy miên duyên nơi hữu lậu.

Hỏi: Từng có tâm thuộc cõi Vô sắc do kiến đạo đoạn trừ quyết định chỉ duyên nơi pháp vô phú vô ký chăng?

Đáp: Không có.

Hỏi: Từng có tâm thuộc cõi Vô sắc do tu đạo đoạn trừ quyết định chỉ duyên nơi pháp thiện chăng?

Đáp: Có. Nghĩa là các tâm thuộc cõi Sắc tương ưng với các môn không – không, vô nguyện – vô nguyện.

Hỏi: Từng có tâm thuộc cõi Vô sắc do tu đạo đoạn trừ quyết định chỉ duyên nơi pháp bất thiện chăng? Chỉ duyên nơi pháp hữu phú vô ký chăng?

Đáp: Không có.

Hỏi: Từng có tâm thuộc cõi Vô sắc do tu đạo đoạn trừ quyết định chỉ duyên nơi pháp vô phú vô ký chăng?

Đáp: Có. Nghĩa là các tâm thuộc cõi Vô sắc tương ưng với môn vô tướng – vô tướng.

Hỏi: Từng có các pháp hữu lậu thế gian tùy thuận hữu thủ, thuộc về thủ uẩn, nhưng tự bên trong cùng khởi suy nghĩ chọn lựa sinh ra tánh thiện diệu thuộc cõi Dục, chỉ bậc Thánh mới có không chung với tất cả hàng phàm phu chăng?

Đáp: Có. Nghĩa là các trí thế tục thuộc cõi Dục hiện quán hậu biên.

Hỏi: Từng có các pháp hữu lậu thế gian tùy thuận hữu thủ, thuộc về thủ uẩn, nhưng tự bên trong cùng khởi suy nghĩ chọn lựa sinh ra tánh thiện diệu thuộc cõi Sắc, chỉ bậc Thánh mới có không chung với tất cả hàng phàm phu chăng?

Đáp: Có. Nghĩa là các trí thế tục thuộc cõi Sắc hiện quán hậu biên.

Hỏi: Từng có các pháp hữu lậu thế gian tùy thuận hữu thủ, thuộc về thủ uẩn, nhưng tự bên trong cùng khởi suy nghĩ chọn lựa sinh ra tánh thiện diệu thuộc cõi Vô sắc, chỉ bậc Thánh mới có không chung với tất cả hàng phàm phu chăng?

Đáp: Có. Nghĩa là định diệt tận.

Hỏi: Từng có các pháp hữu lậu thế gian tùy thuận hữu thủ, thuộc về thủ uẩn, nhưng tự bên trong cùng khởi suy nghĩ chọn lựa sinh ra tánh thiện diệu thuộc cõi Dục, có pháp định vô lậu cùng vô gián sinh duyên nơi pháp vô lậu, chỉ bậc Thánh mới có không chung với tất cả hàng phàm phu chăng?

Đáp: Có. Nghĩa là các môn không – không, vô nguyện – vô nguyện, vô tướng – vô tướng thuộc cõi Dục.

Hỏi: Từng có các pháp hữu lậu thế gian tùy thuận hữu thủ, thuộc về thủ uẩn, nhưng tự bên trong cùng khởi suy nghĩ chọn lựa sinh ra tánh thiện diệu thuộc cõi Sắc, có pháp định vô lậu cùng vô gián sinh duyên nơi pháp vô lậu, chỉ bậc Thánh mới có không chung với tất cả hàng phàm phu chăng?

Đáp: Có. Nghĩa là các môn không – không, vô nguyện – vô nguyện, vô tướng – vô tướng thuộc cõi Sắc.

Hỏi: Từng có các pháp hữu lậu thế gian tùy thuận hữu thủ, thuộc về thủ uẩn, nhưng tự bên trong cùng khởi suy nghĩ chọn lựa sinh ra tánh thiện diệu thuộc cõi Vô sắc, có pháp định vô lậu cùng vô gián sinh duyên nơi pháp vô lậu, chỉ bậc Thánh mới có không chung với tất cả hàng phàm phu chăng?

Đáp: Có. Nghĩa là các môn không – không, vô nguyện – vô nguyện, vô tướng – vô tướng thuộc cõi Vô sắc.

*

* Có mười hai tâm: Thuộc cõi Dục có 4: 1. Tâm thiện. 2. Tâm bất thiện. 3. Tâm hữu phú vô ký. 4. Tâm vô phú vô ký. Thuộc cõi Sắc có 3: 1. Tâm thiện. 2. Tâm hữu phú vô ký. 3. Tâm vô phú vô ký. Thuộc cõi Vô sắc có 3: 1. Tâm thiện. 2. Tâm hữu phú vô ký. 3. Tâm vô phú vô ký. Cùng 2 tâm: 1. Tâm học. 2. Tâm vô học.

Hỏi: Tâm thiện thuộc cõi Dục cùng vô gián sinh bao nhiêu tâm? v.v… Cho đến tâm vô học cùng vô gián sinh bao nhiêu tâm?

Đáp: Tâm thiện thuộc cõi Dục cùng vô gián sinh chín tâm. Tâm bất thiện, tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Dục cùng vô gián sinh bốn tâm. Tâm vô phú vô ký thuộc cõi Dục cùng vô gián sinh bảy tâm.

Tâm thiện thuộc cõi Sắc cùng vô gián sinh mười một tâm. Tâm hữu phú vô ký, tâm vô phú vô ký thuộc cõi Sắc cùng vô gián sinh sáu tâm.

Tâm thiện thuộc cõi Vô sắc cùng vô gián sinh chín tâm. Tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Vô sắc cùng vô gián sinh bảy tâm. Tâm vô phú vô ký thuộc cõi Vô sắc cùng vô gián sinh sáu tâm.

Tâm hữu học cùng vô gián sinh năm tâm. Tâm vô học cùng vô gián sinh bốn tâm.

*

* Có mười hai tâm: Thuộc cõi Dục có 4: 1. Tâm thiện. 2. Tâm bất thiện. 3. Tâm hữu phú vô ký. 4. Tâm vô phú vô ký. Thuộc cõi Sắc có 3: 1. Tâm thiện. 2. Tâm hữu phú vô ký. 3. Tâm vô phú vô ký. Thuộc cõi Vô sắc có 3: 1. Tâm thiện. 2. Tâm hữu phú vô ký. 3. Tâm vô phú vô ký. Cùng 2 tâm: 1. Tâm học. 2. Tâm vô học.

Hỏi: Tâm thiện thuộc cõi Dục đối với tâm thiện thuộc cõi Dục do bao nhiêu duyên nên nói là có thể làm duyên? Tâm thiện thuộc cõi Dục v.v… cho đến đối với tâm vô học do bao nhiêu duyên nên nói là có thể làm duyên? Cho đến tâm vô học đối với tâm vô học do bao nhiêu duyên nên nói là có thể làm duyên? Tâm vô học đối với tâm thiện thuộc cõi Dục, cho đến đối với tâm hữu học, do bao nhiêu duyên nên nói là có thể làm duyên?

Trả lời:

Tâm thiện thuộc cõi Dục: Đối với tâm thiện thuộc cõi Dục do nhân duyên, đẳng vô gián duyên, sở duyên duyên, tăng thượng duyên nên nói là có thể làm duyên. Đối với tâm bất thiện và tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Dục do đẳng vô gián duyên, sở duyên duyên, tăng thượng duyên nên nói là có thể làm duyên. Đối với tâm vô phú vô ký thuộc cõi Dục do nhân duyên, đẳng vô gián duyên, sở duyên duyên, tăng thượng duyên nên nói là có thể làm duyên.

Đối với tâm thiện thuộc cõi Sắc do đẳng vô gián duyên, sở duyên duyên, tăng thượng duyên nên nói là có thể làm duyên. Đối với tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Sắc do đẳng vô gián duyên, tăng thượng duyên nên nói là có thể làm duyên. Đối với tâm vô phú vô ký thuộc cõi Sắc do sở duyên duyên, tăng thượng duyên nên nói là có thể làm duyên.

Đối với tâm thiện, tâm vô phú vô ký thuộc cõi Vô sắc do một tăng thượng duyên nên nói là có thể làm duyên. Đối với tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Vô sắc do đẳng vô gián duyên, tăng thượng duyên nên nói là có thể làm duyên.

Đối với tâm học và tâm vô học do đẳng vô gián duyên, sở duyên duyên, tăng thượng duyên nên nói là có thể làm duyên.

Tâm bất thiện thuộc cõi Dục: Đối với tâm bất thiện thuộc cõi Dục do nhân duyên, đẳng vô gián duyên, sở duyên duyên, tăng thượng duyên nên nói là có thể làm duyên. Đối với tâm hữu phú vô ký, tâm vô phú vô ký thuộc cõi Dục do nhân duyên, đẳng vô gián duyên, sở duyên duyên, tăng thượng duyên nên nói là có thể làm duyên.

Đối với tâm thiện, tâm vô phú vô ký thuộc cõi Sắc do sở duyên duyên, tăng thượng duyên nên nói là có thể làm duyên. Đối với tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Sắc cùng tất cả tâm thuộc cõi Vô sắc do một tăng thượng duyên nên nói là có thể làm duyên.

Đối với tâm học và tâm vô học do sở duyên duyên, tăng thượng duyên nên nói là có thể làm duyên.

Đối với tâm thiện thuộc cõi Dục do đẳng vô gián duyên, sở duyên duyên, tăng thượng duyên nên nói là có thể làm duyên.

Tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Dục: Đối với tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Dục do nhân duyên, đẳng vô gián duyên, sở duyên duyên, tăng thượng duyên nên nói là có thể làm duyên. Đối với tâm vô phú vô ký thuộc cõi Dục do đẳng vô gián duyên, sở duyên duyên, tăng thượng duyên nên nói là có thể làm duyên.

Đối với tâm thiện và tâm vô phú vô ký thuộc cõi Sắc do sở duyên duyên, tăng thượng duyên nên nói là có thể làm duyên. Đối với tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Sắc cùng tất cả tâm thuộc cõi Vô sắc do một Tăng thượng duyên nên nói là có thể làm duyên.

Đối với tâm học và tâm vô học do sở duyên duyên, tăng thượng duyên nên nói là có thể làm duyên.

Đối với tâm thiện thuộc cõi Dục do đẳng vô gián duyên, sở duyên duyên, tăng thượng duyên nên nói là có thể làm duyên. Đối với tâm bất thiện thuộc cõi Dục do nhân duyên, đẳng vô gián duyên, sở duyên duyên, tăng thượng duyên nên nói là có thể làm duyên.

Tâm vô phú vô ký thuộc cõi Dục: Đối với tâm vô phú vô ký thuộc cõi Dục do nhân duyên, đẳng vô gián duyên, sở duyên duyên, tăng thượng duyên nên nói là có thể làm duyên.

Đối với tâm thiện thuộc cõi Sắc do đẳng vô gián duyên, sở duyên duyên, tăng thượng duyên nên nói là có thể làm duyên. Đối với tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Sắc do đẳng vô gián duyên, tăng thượng duyên nên nói là có thể làm duyên. Đối với tâm vô phú vô ký thuộc cõi Sắc do sở duyên duyên, tăng thượng duyên nên nói là có thể làm duyên.

Đối với tâm thiện và tâm vô phú vô ký thuộc cõi Vô sắc do một tăng thượng duyên nên nói là có thể làm duyên. Đối với tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Vô sắc do đẳng vô gián duyên, tăng thượng duyên nên nói là có thể làm duyên.

Đối với tâm học và tâm vô học do sở duyên duyên, tăng thượng duyên nên nói là có thể làm duyên.

Đối với tâm thiện, tâm bất thiện, tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Dục do đẳng vô gián duyên, sở duyên duyên, tăng thượng duyên nên nói là có thể làm duyên.

Tâm thiện thuộc cõi Sắc: Đối với tâm thiện thuộc cõi Sắc do nhân duyên, đẳng vô gián duyên, sở duyên duyên, tăng thượng duyên nên nói là có thể làm duyên. Đối với tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Sắc do đẳng vô gián duyên, sở duyên duyên, tăng thượng duyên nên nói là có thể làm duyên. Đối với tâm vô phú vô ký thuộc cõi Sắc do nhân duyên, đẳng vô gián duyên, tăng thượng duyên nên nói là có thể làm duyên.

Đối với tâm thiện thuộc cõi Vô sắc do đẳng vô gián duyên, sở duyên duyên, tăng thượng duyên nên nói là có thể làm duyên. Đối với tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Vô sắc do đẳng vô gián duyên, tăng thượng duyên nên nói là có thể làm duyên. Đối với tâm vô phú vô ký thuộc cõi Vô sắc do một tăng thượng duyên nên nói là có thể làm duyên.

Đối với tâm học và tâm vô học do đẳng vô gián duyên, sở duyên duyên, tăng thượng duyên nên nói là có thể làm duyên.

Đối với tâm thiện, tâm bất thiện thuộc cõi Dục do đẳng vô gián duyên, sở duyên duyên, tăng thượng duyên nên nói là có thể làm duyên. Đối với tâm hữu phú vô ký, tâm vô phú vô ký thuộc cõi Dục do đẳng vô gián duyên, tăng thượng duyên nên nói là có thể làm duyên.

Tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Sắc: Đối với tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Sắc do nhân duyên, đẳng vô gián duyên, sở duyên duyên, tăng thượng duyên nên nói là có thể làm duyên. Đối với tâm vô phú vô ký thuộc cõi Sắc do đẳng vô gián duyên, sở duyên duyên, tăng thượng duyên nên nói là có thể làm duyên.

Đối với tâm thiện thuộc cõi Vô sắc do sở duyên duyên, tăng thượng duyên nên nói là có thể làm duyên. Đối với tâm hữu phú vô ký, tâm vô phú vô ký thuộc cõi Vô sắc do một tăng thượng duyên nên nói là có thể làm duyên.

Đối với tâm học và tâm vô học do sở duyên duyên, tăng thượng duyên nên nói là có thể làm duyên.

Đối với tâm thiện, tâm bất thiện thuộc cõi Dục do đẳng vô gián duyên, sở duyên duyên, tăng thượng duyên nên nói là có thể làm duyên. Đối với tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Dục do đẳng vô gián duyên, tăng thượng duyên nên nói là có thể làm duyên. Đối với tâm vô phú vô ký thuộc cõi Dục do một tăng thượng duyên nên nói là có thể làm duyên.

Đối với tâm thiện thuộc cõi Sắc do đẳng vô gián duyên, sở duyên duyên, tăng thượng duyên nên nói là có thể làm duyên.

Tâm vô phú vô ký thuộc cõi Sắc: Đối với tâm vô phú vô ký thuộc cõi Sắc do nhân duyên, đẳng vô gián duyên, sở duyên duyên, tăng thượng duyên nên nói là có thể làm duyên.

Đối với tâm thiện thuộc cõi Vô sắc do sở duyên duyên, tăng thượng duyên nên nói là có thể làm duyên. Đối với tâm hữu phú vô thuộc cõi Vô sắc do đẳng vô gián duyên, tăng thượng duyên nên nói là có thể làm duyên. Đối với tâm vô phú vô ký thuộc cõi Vô sắc chỉ do một tăng thượng duyên nên nói là có thể làm duyên.

Đối với tâm học và tâm vô học do sở duyên duyên, tăng thượng duyên nên nói là có thể làm duyên.

Đối với tâm thiện thuộc cõi Dục do sở duyên duyên, tăng thượng duyên nên nói là có thể làm duyên. Đối với tâm bất thiện thuộc cõi Dục do đẳng vô gián duyên, sở duyên duyên, tăng thượng duyên nên nói là có thể làm duyên. Đối với tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Dục do đẳng vô gián duyên, tăng thượng duyên nên nói là có thể làm duyên. Đối với tâm vô phú vô ký thuộc cõi Dục chỉ do một tăng thượng duyên nên nói là có thể làm duyên.

Đối với tâm thiện, tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Sắc do đẳng vô gián duyên, sở duyên duyên, tăng thượng duyên nên nói là có thể làm duyên.

Tâm thiện thuộc cõi Vô sắc: Đối với tâm thiện thuộc cõi Vô sắc do nhân duyên, đẳng vô gián duyên, sở duyên duyên, tăng thượng duyên nên nói là có thể làm duyên. Đối với tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Vô sắc do đẳng vô gián duyên, sở duyên duyên, tăng thượng duyên nên nói là có thể làm duyên. Đối với tâm vô phú vô ký thuộc cõi Vô sắc do nhân duyên, đẳng vô gián duyên, sở duyên duyên, tăng thượng duyên nên nói là có thể làm duyên.

Đối với tâm học và tâm vô học do đẳng vô gián duyên, sở duyên duyên, tăng thượng duyên nên nói là có thể làm duyên.

Đối với tâm thiện thuộc cõi Dục do sở duyên duyên, tăng thượng duyên nên nói là có thể làm duyên. Đối với tâm bất thiện thuộc cõi Dục do đẳng vô gián duyên, sở duyên duyên, tăng thượng duyên nên nói là có thể làm duyên. Đối với tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Dục do đẳng vô gián duyên, tăng thượng duyên nên nói là có thể làm duyên. Đối với tâm vô phú vô ký thuộc cõi Dục chỉ do một tăng thượng duyên nên nói là có thể làm duyên.

Đối với tâm thiện và tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Sắc do đẳng vô gián duyên, sở duyên duyên, tăng thượng duyên nên nói là có thể làm duyên. Đối với tâm vô phú vô ký thuộc cõi Sắc chỉ do một tăng thượng duyên nên nói là có thể làm duyên.

Tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Vô sắc: Đối với tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Vô sắc do nhân duyên, đẳng vô gián duyên, sở duyên duyên, tăng thượng duyên nên nói là có thể làm duyên. Đối với tâm vô phú vô ký thuộc cõi Vô sắc do đẳng vô gián duyên, sở duyên duyên, tăng thượng duyên nên nói là có thể làm duyên.

Đối với tâm học và tâm vô học do sở duyên duyên, tăng thượng duyên nên nói là có thể làm duyên.

Đối với tâm thiện thuộc cõi Dục do sở duyên duyên, tăng thượng duyên nên nói là có thể làm duyên. Đối với tâm bất thiện thuộc cõi Dục do đẳng vô gián duyên, sở duyên duyên, tăng thượng duyên nên nói là có thể làm duyên. Đối với tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Dục do đẳng vô gián duyên, tăng thượng duyên nên nói là có thể làm duyên. Đối với tâm vô phú vô ký thuộc cõi Dục chỉ do một tăng thượng duyên nên nói là có thể làm duyên.

Đối với tâm thiện và tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Sắc do đẳng vô gián duyên, sở duyên duyên, tăng thượng duyên nên nói là có thể làm duyên. Đối với tâm vô phú vô ký thuộc cõi Sắc chỉ do một tăng thượng duyên nên nói là có thể làm duyên.

Đối với tâm thiện thuộc cõi Vô sắc do đẳng vô gián duyên, sở duyên duyên, tăng thượng duyên nên nói là có thể làm duyên.

Tâm vô phú vô ký thuộc cõi Vô sắc: Đối với tâm vô phú vô ký thuộc cõi Vô sắc do nhân duyên, đẳng vô gián duyên, sở duyên duyên, tăng thượng duyên nên nói là có thể làm duyên.

Đối với tâm học và tâm vô học do sở duyên duyên, tăng thượng duyên nên nói là có thể làm duyên.

Đối với tâm thiện thuộc cõi Dục do sở duyên duyên, tăng thượng duyên nên nói là có thể làm duyên. Đối với tâm bất thiện thuộc cõi Dục do đẳng vô gián duyên, sở duyên duyên, tăng thượng duyên nên nói là có thể làm duyên. Đối với tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Dục do đẳng vô gián duyên, tăng thượng duyên nên nói là có thể làm duyên. Đối với tâm vô phú vô ký thuộc cõi Dục chỉ do một tăng thượng duyên nên nói là có thể làm duyên.

Đối với tâm thiện thuộc cõi Sắc do sở duyên duyên, tăng thượng duyên nên nói là có thể làm duyên. Đối với tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Sắc do đẳng vô gián duyên, sở duyên duyên, tăng thượng duyên nên nói là có thể làm duyên. Đối với tâm vô phú vô ký thuộc cõi Sắc chỉ do một tăng thượng duyên nên nói là có thể làm duyên.

Đối với tâm thiện và tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Vô sắc do đẳng vô gián duyên, sở duyên duyên, tăng thượng duyên nên nói là có thể làm duyên.

Tâm học đối với tâm học do nhân duyên, đẳng vô gián duyên, sở duyên duyên, tăng thượng duyên nên nói là có thể làm duyên. Đối với tâm vô học cũng do nhân duyên, đẳng vô gián duyên, sở duyên duyên, tăng thượng duyên nên nói là có thể làm duyên.

Đối với tâm thiện thuộc cõi Dục do đẳng vô gián duyên, sở duyên duyên, tăng thượng duyên nên nói là có thể làm duyên. Đối với tâm bất thiện thuộc cõi Dục do sở duyên duyên, tăng thượng duyên nên nói là có thể làm duyên. Đối với tâm hữu phú vô ký và tâm vô phú vô ký thuộc cõi Dục do một tăng thượng duyên nên nói là có thể làm duyên.

Đối với tâm thiện thuộc cõi Sắc do đẳng vô gián duyên, sở duyên duyên, tăng thượng duyên nên nói là có thể làm duyên. Đối với tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Sắc do sở duyên duyên, tăng thượng duyên nên nói là có thể làm duyên. Đối với tâm vô phú vô ký thuộc cõi Sắc chỉ do một tăng thượng duyên nên nói là có thể làm duyên.

Đối với tâm thiện thuộc Vô sắc do đẳng vô gián duyên, sở duyên duyên, tăng thượng duyên nên nói là có thể làm duyên. Đối với tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Vô sắc do sở duyên duyên, tăng thượng duyên nên nói là có thể làm duyên. Đối với tâm vô phú vô ký thuộc cõi Vô sắc chỉ do một tăng thượng duyên nên nói là có thể làm duyên.

Tâm vô học đối với tâm vô học do nhân duyên, đẳng vô gián duyên, sở duyên duyên, tăng thượng duyên nên nói là có thể làm duyên.

Đối với tâm thiện thuộc cõi Dục do đẳng vô gián duyên, sở duyên duyên, tăng thượng duyên nên nói là có thể làm duyên. Đối với tâm bất thiện thuộc cõi Dục do sở duyên duyên, tăng thượng duyên nên nói là có thể làm duyên. Đối với tâm hữu phú vô ký và tâm vô phú vô ký thuộc cõi Dục chỉ do một tăng thượng duyên nên nói là có thể làm duyên.

Đối với tâm thiện thuộc cõi Sắc do đẳng vô gián duyên, sở duyên duyên, tăng thượng duyên nên nói là có thể làm duyên. Đối với tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Sắc do sở duyên duyên, tăng thượng duyên nên nói là có thể làm duyên. Đối với tâm vô phú vô ký thuộc cõi Sắc chỉ do một tăng thượng duyên nên nói là có thể làm duyên.

Đối với tâm thiện thuộc cõi Vô sắc do đẳng vô gián duyên, sở duyên duyên, tăng thượng duyên nên nói là có thể làm duyên. Đối với tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Vô sắc do sở duyên duyên, tăng thượng duyên nên nói là có thể làm duyên. Đối với tâm vô phú vô ký thuộc cõi Vô sắc do một tăng thượng duyên nên nói là có thể làm duyên.

Đối với tâm hữu học do sở duyên duyên, tăng thượng duyên nên nói là có thể làm duyên.

*

Hỏi: Thế nào là Tăng thượng duyên?

Đáp: Nghĩa là mắt và sắc làm duyên sinh ra nhãn thức, nhãn thức nầy do mắt làm tăng thượng duyên. Cũng do sắc nên tai, tiếng và nhĩ thức, mũi, hương và tỷ thức, lưỡi, vị và thiệt thức, thân, xúc và thân thức, ý, pháp và ý thức, hoặc các thứ đó đều tương ưng với pháp, hoặc các thứ đó đều có pháp, hoặc có sắc – không sắc, hoặc có thấy – không thấy, hoặc có đối – không đối, hoặc hữu lậu – vô lậu, hoặc hữu vi – vô vi v.v… tất cả các pháp như thế đều là Tăng thượng duyên, chỉ trừ tự tánh của chúng. Như thế, tai mũi lưỡi thân ý pháp đều làm duyên sinh ra ý thức, ý thức nầy do ý làm Tăng thượng duyên. Cũng do pháp nên mắt, sắc và nhãn thức, tai, tiếng và nhĩ thức, mũi, hương và tỷ thức, lưỡi, vị và thiệt thức, thân, xúc và thân thức, hoặc các thứ nầy cùng tương ưng với pháp, hoặc các thứ nầy cùng có pháp, hoặc có sắc – không sắc, hoặc có thấy – không thấy, hoặc có đối – không đối, hoặc hữu lậu – vô lậu, hoặc hữu vi – vô vi v.v… tất cả các pháp như thế đều là Tăng thượng duyên, chỉ trừ tự tánh của chúng. Đó gọi là Tăng thượng duyên.

*

Hỏi: Các kẻ đoạn dứt căn thiện, chúng đoạn dứt như thế nào? Hành tướng của việc đoạn dứt ấy ra sao?

Đáp: Nghĩa là như có một hữu tình hại cha, hại mẹ, hại A-lahán, phá hòa hợp Tăng, khởi tâm độc ác khiến thân Như Lai chảy máu v.v… là có thể đoạn dứt căn thiện.

Những kẻ do cố ý hại mạng mẹ, kẻ ấy hại như thế nào? Hành tướng của việc giết hại ấy ra sao?

Đáp: Nghĩa là như có một hữu tình gồm đủ tham sân si, tánh hung dữ mãnh liệt. Do tham sân si luôn mãnh liệt, nên ham thích tham đắm cờ bạc, rượu chè, dâm dục, kết bạn xấu ác, nhiễm quen với đủ xứ phóng dật. Người mẹ quyết chí thực hiện việc ngăn cản, nói với con: Con nay chớ nên ham thích tham đắm nơi các việc cờ bạc, rượu chè, dâm dục, kết với bạn xấu ác, quen nhiễm theo xứ phóng dật. Con nay chớ nên tạo các nghiệp ác mà bị đọa vào các nẻo dữ địa ngục, ngạ quỷ, bàng sinh. Do người mẹ quyết chí can ngăn nên người con càng sinh giận dữ, đã không nghe, không tin, lại oán trách: Khổ thay! Thật là độc hại! Vì sao mẹ ta lại ngăn cản ta vui thích với các sự việc như thế? Nếu bà ấy còn đến đây nói mãi những điều không lợi ích ấy nữa, ta quyết sẽ giết ngay. Như thế là có thể đoạn dứt căn thiện.

Càng về sau, kẻ kia lại thêm sân giận, càng không biết tin nhận điều phải trái, càng trở nên hung dữ, càng bị trói buộc vào sự sân hận, nên khởi cố ý hại mạng mẹ mình. Kẻ ấy do các nghiệp thân, ngữ, ý như vậy, nên khi mong cầu ước muốn làm việc gì đều là tánh tà vạy. Vì thế đã trừ bỏ các việc từng làm từ trước, các tưởng cùng tưởng, giả lập mà nói, trụ vào tụ bất định, là chủng tánh bất định. Do đó có thêm các điều trước đây chưa tạo tác, các tưởng cùng tưởng, giả lập mà nói, trụ nơi tụ định tà, là chủng tánh định tà, là một trong năm thứ hữu tình tạo nghiệp vô gián. Tức là hại mẹ, hại cha, hại bậc A-la-hán, phá hòa hợp Tăng, khởi tâm độc ác làm thân Phật chảy máu. Các kẻ do cố ý hại mạng mẹ mình, đã hại như thế theo hành tướng như thế.

Như nói về hại mẹ, hại cha cũng như vậy.

Những kẻ hại mạng Thanh văn A-la-hán, kẻ ấy hại như thế nào? Hành tướng của việc giết hại ấy ra sao?

Đáp: Nghĩa là như có một hữu tình đối với các thứ y, bát của bậc Thanh văn A-la-hán, hoặc các thứ vật dụng sinh sống đúng pháp của các Sa-môn, lại sinh tâm tham nhiễm cùng cực, không bỏ, khởi suy nghĩ: Ta nay phải đoạt lấy các thứ đó. Nếu họ nhân đấy tổn hại ta, như bắt bớ, giam giữ, đuổi đi hay mắng nhiếc, khiến ta rơi vào chỗ thấp kém không còn được tôn trọng nữa, thì ta quyết định giết ngay. Như thế là có thể đoạn dứt căn thiện.

Lại như có các vị Thanh văn A-la-hán, ở giữa đại chúng tự bàn luận nêu bày chỉ rõ các điều sai trái để ngăn cấm, trừ bỏ các lỗi lầm của người khác. Ở đây có các Sa-môn hoặc Bà-la-môn xấu, ôm lòng oán hận, thấy bạn mình bị luận bàn, chê trách cho là bị oán hại, nên trách cứ: Khổ thay! Đúng là độc hại! Vì sao các vị Sa-môn nầy cứ ở giữa đại chúng bàn luận, chỉ bày về việc sai trái của người khác để ngăn cấm, trừ bỏ? Nếu các ông ấy đối với ta nói mãi những điều không lợi ích như thế thì ta quyết định sẽ giết họ ngay. Như thế là có thể đoạn dứt căn thiện.

Càng về sau, kẻ kia càng thêm sân giận không còn tin nhận điều hay lẽ phải, càng ngày sự giận dữ càng tăng mạnh trói buộc sai khiến, nên khởi cố ý hại mạng bậc A-la-hán. Kẻ ấy, do các nghiệp của thân, ngữ, ý như thế, nên khi mong cầu ước muốn làm việc gì đều là tánh tà vạy. Như vậy là đã trừ bỏ các việc từng làm từ trước, các tưởng cùng tưởng, giả lập mà nói, trụ nơi tụ bất định, là chủng tánh bất định, vì thế có thêm các việc trước đây chưa hành tác, các tưởng cùng tưởng, giả lập để nêu bày tụ định tà, là chủng tánh định tà, là một trong năm loài hữu tình, thuộc chủng loại hỗn tạp, chủng loại hỗ trợ cho chúng đồng phận xấu ác, xứ đắc, sự đắc, xứ sinh trưởng đắc (tạo nghiệp vô gián). Tức là hại mẹ, hại cha, hại A-la-hán, phá hòa hợp Tăng, khởi tâm độc ác khiến thân Phật chảy máu. Các kẻ hại Thanh văn A-la-hán đã hại như thế với hành tướng như thế.

Những kẻ phá hoại sự hòa hợp của Tăng chúng là đệ tử Thanh văn của Đức Như Lai, thì sự phá hoại ấy như thế nào? Hành tướng của sự phá hoại ấy ra sao?

Đáp: Nghĩa là như có một hữu tình đối với phi pháp tưởng là pháp, đối với các thứ không phải là Tỳ-nại-da tưởng là Tỳ-nại-da. Kẻ kia không che giấu tưởng đó, không che giấu sự chấp nhận ấy, cũng không che giấu sự ưa thích theo trí quán thấy như thế. Đối với các đệ tử Thanh văn của Đức Như Lai là Tăng chúng hòa hợp cần chỉ dạy khuyên bảo khiến họ đều hoan hỷ thọ trì, tu học, kẻ ấy nói: Đây là chánh pháp, là Tỳ-nại-da, là lời dạy của bậc Đại sư. Nầy Bí-sô! Ông nay đối với chánh pháp ấy, Tỳ-nại-da ấy, lời dạy của bậc Đại sư ấy, phải nên chấp nhận, thọ nhận, mở bày, làm sáng tỏ. Nên khởi sự suy xét để thọ nhận. Nếu do thân kia là loại thứ năm khởi sự thọ nhận, tính xét, dù đó là loại hữu tình thấp kém nhất trong số ấy, tuy nói là có thể phá hoại sự hòa hợp của Tăng chúng, là đệ tử của Đức Như Lai, nhưng không thể sống đủ một kiếp để chịu tội.

Lại như có một hữu tình đối với pháp tưởng là phi pháp, đối với Tỳ-nại-da tưởng không phải là Tỳ-nại-da. Kẻ kia không che giấu tưởng ấy, không che giấu sự chấp nhận ấy, cũng không che giấu sự ưa thích theo trí quán thấy như thế. Đối với các đệ tử Thanh văn của Đức Như Lai là Tăng chúng hòa hợp cần khuyên bảo chỉ dạy khiến họ đều vui vẻ thọ trì, tu học, kẻ ấy nói: Không phải là chánh pháp, không phải là Tỳ-nại-da, không phải là lời dạy của bậc Đại sư. Nầy Bí-sô! Ông nay đối với các thứ không phải là pháp ấy, các thứ không phải là Tỳ-nại-da ấy, không phải là lời dạy của bậc Đại sư ấy, phải nên chấp nhận, thọ nhận, mở bày, làm sáng tỏ. Nên khởi sự suy xét để thọ nhận. Nếu do thân kia là loại thứ năm khởi sự thọ nhận, nghĩ xét, dù đó là loại hữu tình thấp kém nhất trong số ấy, tuy nói là có thể phá hoại sự hòa hợp của Tăng chúng, là đệ tử của Đức Như Lai, nhưng không thể sống đủ một kiếp để chịu tội.

Lại như có một hữu tình đối với phi pháp tưởng là phi pháp, đối với không phải là Tỳ-nại-da tưởng không phải là Tỳ-nại-da. Kẻ ấy che giấu nghĩ tưởng đó, che giấu sự chấp nhận đó, cũng che giấu sự ưa thích theo trí quán thấy như thế. Đối với các đệ tử Thanh văn của Đức Như Lai là Tăng chúng hòa hợp cần chỉ dạy khuyên bảo khiến họ đều vui vẻ thọ trì, tu học, kẻ ấy nói: Đó là chánh pháp, là Tỳ-nạida, là lời dạy của bậc Đại sư. Nầy Bí-sô! Ông nay đối với chánh pháp ấy, Tỳ-nại-da ấy, lời dạy của bậc Đại sư ấy, phải nên chấp nhận, thọ nhận, mở bày, làm sáng tỏ. Nên khởi sự suy xét để thọ nhận. Nếu do thân kia là loại thứ năm khởi sự thọ nhận, nghĩ xét, dù đó là loại hữu tình thấp kém nhất trong số ấy, nên nói là có thể phá hoại sự hòa hợp của Tăng chúng, là đệ tử của Đức Như Lai, cũng có thể sống một kiếp để chịu tội.

Lại như có một hữu tình đối với pháp tưởng là pháp, đối với Tỳnại-da tưởng là Tỳ-nại-da. Người ấy che giấu ý tưởng ấy, che giấu sự chấp nhận ấy, cũng che giấu sự ưa thích quán theo trí thấy như thế. Đối với các đệ tử Thanh văn của Đức Như Lai là Tăng chúng hòa hợp cần chỉ dạy, khuyên bảo khiến họ vui vẻ thọ trì, tu học, người ấy nói: Không phải là chánh pháp, không phải là Tỳ-nại-da, không phải là lời dạy của bậc Đại sư. Nầy Bí-sô! Ông nay đối với không phải là pháp nầy, không phải là Tỳ-nại-da nầy, không phải là lời dạy của bậc Đại sư nầy, phải nên chấp nhận, thọ nhận, mở bày, làm sáng tỏ. Nên khởi sự suy xét để thọ nhận. Nếu do thân kia là loại thứ năm để khởi sự thọ nhận, xét tính, dù đó là loại hữu tình thấp kém nhất trong số ấy. Nên nói là có thể phá hoại sự hòa hợp của Tăng chúng, là đệ tử của Đức Như Lai, cũng có thể sống một kiếp để chịu tội.

Kẻ kia do các nghiệp thân, ngữ, ý như thế nên khi mong cầu, ước muốn làm việc gì, đều là tánh tà vạy. Do đó nên đã từ bỏ các sự việc từng có từ trước, các tưởng cùng tưởng, giả lập nói năng, trụ nơi tụ bất định, là chủng tánh bất định. Vì thế thêm các điều trước đây chưa tạo tác, các tưởng cùng tưởng, giả lập nêu bày, trụ nơi tụ tà định, là chủng tánh tà định, là một trong năm loại hữu tình tạo nghiệp vô gián. Đó là hại mẹ, hại cha, hại A-la-hán, phá hòa hợp Tăng, khởi tâm độc ác làm thân Như Lai chảy máu. Các kẻ phá hoại sự hòa hợp của Tăng chúng là những đệ tử Thanh văn của Đức Như Lai đã phá hoại như thế với các hành tướng như thế.

Những kẻ khởi tâm độc ác khiến thân Như Lai chảy máu, thì sự việc đó, hành tướng đó như thế nào?

Đáp: Nghĩa là như Đức Như Lai ở giữa đại chúng tự giảng nói, nêu bày, luận bàn, chỉ dẫn, làm sáng tỏ nhằm ngăn chận, phá bỏ các luận thuyết sai trái của kẻ khác. Ở đây hiện có hoặc các Sa-môn, hoặc các Bà-la-môn ôm giữ tâm oán hại, không muốn các thứ kiến giải sai trái bị loại bỏ nên nói lời oán trách: Khổ thay! Thật là độc hại. Vì sao gọi là loại Sa-môn như thế, ở giữa đại chúng tự giảng nói, nêu bày, luận bàn, chỉ dẫn, làm sáng rõ nhằm ngăn chận, dứt bỏ các luận thuyết sai trái của người khác? Nếu ông ấy đến chỗ ta giảng nói các điều không lợi ích như thế, nhất định ta sẽ lấy mạng ngay. Như thế là có thể đoạn dứt căn thiện. Về sau các kẻ kia do tức giận nên không còn tin nhận điều phải trái, càng ngày càng tăng mạnh, càng bị trói buộc vào sự sân hận, nên cố ý khởi suy nghĩ: Ta nay quyết định sẽ hại thân mạng Như Lai. Nhưng các Đức Như Lai theo như pháp thì không gì, không ai có thể hại mạng được, chỉ có thể khởi tâm độc ác làm cho thân Như Lai chảy máu. Kẻ kia do nghiệp thân, ngữ, ý như thế, nên khi mong cầu, ước muốn làm điều gì đều là tánh tà, nên đã trừ bỏ các thứ thành tựu từng làm từ trước, các tưởng cùng tưởng, giả lập nêu bày, trụ nơi tụ bất định, là chủng tánh bất định, do đó có thêm các việc trước kia chưa làm, rơi vào tụ định tà, chủng tánh định tà, là một trong năm loại hữu tình tạo nghiệp vô gián. Tức là hại mẹ, hại cha, hại A-la-hán, phá hòa hợp Tăng, khởi tâm độc ác khiến thân Như Lai chảy máu. Các kẻ khởi tâm độc ác khiến thân Như Lai chảy máu những việc làm và hành tướng là như thế.

HẾT – QUYỂN 11