LUẬN A TỲ ĐẠT MA THỨC THÂN TÚC
Tác giả: A la hán Đề Bà Thiết Ma
Hán dịch: Đời Đường, Tam Tạng Pháp sư Huyền Tráng
Việt dịch: Cư sĩ Nguyên Huệ

 

QUYỂN 7

Uẩn thứ 4: SỞ DUYÊN DUYÊN, phần 2

Các tâm thiện thuộc cõi Sắc: Có thể phân biệt nhận biết các pháp thuộc cõi Sắc chăng?

Đáp: Có thể phân biệt nhận biết các pháp như: Hoặc là thô xấu, khổ sở, chướng ngại. Hoặc là tĩnh lặng, vi diệu, xa lìa. Hoặc xem như bệnh hoạn, ung nhọt, tên độc, não hại. Hoặc là vô thường, khổ, không, vô ngã. Hoặc đối với nhân gọi là nhân, là tập, là sinh, là duyên. Hoặc là có nhân, có khởi, có xứ ấy, có việc ấy. Hoặc phân biệt nhận biết dẫn đến như lý.

Hỏi: Có thể phân biệt nhận biết các pháp thuộc cõi Dục chăng?

Đáp: Có thể phân biệt nhận biết các pháp như: Hoặc là thô xấu, khổ sở, chướng ngại. Hoặc xem như bệnh hoạn, ung nhọt, tên độc, não hại. Hoặc là vô thường, khổ, không, vô ngã. Hoặc đối với nhân gọi là nhân, là tập, là sinh, là duyên. Hoặc là có nhân, có khởi, có xứ ấy, có việc ấy. Hoặc phân biệt nhận biết dẫn đến như lý.

Hỏi: Có thể phân biệt nhận biết các pháp thuộc cõi Vô sắc chăng?

Đáp: Có thể phân biệt nhận biết các pháp như: Hoặc là thô xấu, khổ sở, chướng ngại. Hoặc là tĩnh lặng, vi diệu, xa lìa. Hoặc xem như bệnh hoạn, ung nhọt, tên độc, não hại. Hoặc là vô thường, khổ, không, vô ngã. Hoặc đối với nhân gọi là nhân, là tập, là sinh, là duyên. Hoặc là có nhân, có khởi, có xứ ấy, có việc ấy. Hoặc phân biệt nhận biết dẫn đến như lý.

Hỏi: Có thể phân biệt nhận biết các pháp không hệ thuộc chăng?

Đáp: Có thể phân biệt nhận biết các pháp như: Hoặc đối với diệt gọi là diệt, là tĩnh, là diệu, là lìa. Hoặc đối với đạo gọi là đạo, là như, là hành, là xuất. Hoặc là vô thường, khổ, không, vô ngã. Hoặc là có nhân, có khởi, có xứ ấy, có việc ấy. Hoặc phân biệt nhận biết dẫn đến như lý.

Hỏi: Có thể phân biệt nhận biết các pháp thuộc cõi Dục và cõi Sắc chăng?

Đáp: Có thể phân biệt nhận biết các pháp như: Hoặc là thô xấu, khổ sở, chướng ngại. Hoặc xem như bệnh hoạn, ung nhọt, tên độc, não hại. Hoặc là vô thường, khổ, không, vô ngã. Hoặc đối với nhân gọi là nhân, là tập, là sinh, là duyên. Hoặc là có nhân, có khởi, có xứ ấy, có việc ấy. Hoặc phân biệt nhận biết dẫn đến như lý.

Hỏi: Có thể phân biệt nhận biết các pháp thuộc cõi Dục và cõi Vô sắc chăng?

Đáp: Có thể phân biệt nhận biết các pháp như: Hoặc là thô xấu, khổ sở, chướng ngại. Hoặc xem như bệnh hoạn, ung nhọt, tên độc, não hại. Hoặc là vô thường, khổ, không, vô ngã. Hoặc đối với nhân gọi là nhân, là tập, là sinh, là duyên. Hoặc là có nhân, có khởi, có xứ ấy, có việc ấy. Hoặc phân biệt nhận biết dẫn đến như lý.

Hỏi: Có thể phân biệt nhận biết các pháp thuộc cõi Dục và không hệ thuộc chăng?

Đáp: Có thể phân biệt nhận biết các pháp như: Hoặc là vô thường, khổ, không, vô ngã. Hoặc là có nhân, có khởi, có xứ ấy, có việc ấy. Hoặc phân biệt nhận biết dẫn đến như lý.

Hỏi: Có thể phân biệt nhận biết các pháp thuộc cõi Sắc và cõi Vô sắc chăng?

Đáp: Có thể phân biệt nhận biết các pháp như: Hoặc là thô xấu, khổ sở, chướng ngại. Hoặc là tĩnh lặng, vi diệu, xa lìa. Hoặc xem như bệnh hoạn, ung nhọt, tên độc, não hại. Hoặc là vô thường, khổ, không, vô ngã. Hoặc đối với nhân gọi là nhân, là tập, là sinh, là duyên. Hoặc là có nhân, có khởi, có xứ ấy, có việc ấy. Hoặc phân biệt nhận biết dẫn đến như lý.

Hỏi: Có thể phân biệt nhận biết các pháp thuộc cõi Sắc và không hệ thuộc chăng?

Đáp: Có thể phân biệt nhận biết các pháp như: Hoặc là vô thường, khổ, không, vô ngã. Hoặc là có nhân, có khởi, có xứ ấy, có việc ấy. Hoặc phân biệt nhận biết dẫn đến như lý.

Hỏi: Có thể phân biệt nhận biết các pháp thuộc cõi Vô sắc và không hệ thuộc chăng?

Đáp: Có thể phân biệt nhận biết các pháp như: Hoặc là vô thường, khổ, không, vô ngã. Hoặc là có nhân, có khởi, có xứ ấy, có việc ấy. Hoặc phân biệt nhận biết dẫn đến như lý.

Hỏi: Có thể phân biệt nhận biết các pháp thuộc cõi Dục, cõi Sắc và cõi Vô sắc chăng?

Đáp: Có thể phân biệt nhận biết các pháp như: Hoặc là thô xấu, khổ sở, chướng ngại. Hoặc xem như bệnh hoạn, ung nhọt, tên độc, não hại. Hoặc là vô thường, khổ, không, vô ngã. Hoặc đối với nhân gọi là nhân, là tập, là sinh, là duyên. Hoặc là có nhân, có khởi, có xứ ấy, có việc ấy. Hoặc phân biệt nhận biết dẫn đến như lý.

Hỏi: Có thể phân biệt nhận biết các pháp thuộc cõi Dục, cõi Sắc và không hệ thuộc chăng?

Đáp: Có thể phân biệt nhận biết các pháp như: Hoặc là vô thường, khổ, không, vô ngã. Hoặc là có nhân, có khởi, có xứ ấy, có việc ấy. Hoặc phân biệt nhận biết dẫn đến như lý.

Hỏi: Có thể phân biệt nhận biết các pháp thuộc cõi Dục, cõi Vô sắc và không hệ thuộc chăng?

Đáp: Có thể phân biệt nhận biết các pháp như: Hoặc là vô thường, khổ, không, vô ngã. Hoặc là có nhân, có khởi, có xứ ấy, có việc ấy. Hoặc phân biệt nhận biết dẫn đến như lý.

Hỏi: Có thể phân biệt nhận biết các pháp thuộc cõi Sắc, cõi Vô sắc và không hệ thuộc chăng?

Đáp: Có thể phân biệt nhận biết các pháp như: Hoặc là vô thường, khổ, không, vô ngã. Hoặc là có nhân, có khởi, có xứ ấy, có việc ấy. Hoặc phân biệt nhận biết dẫn đến như lý.

Hỏi: Có thể phân biệt nhận biết các pháp thuộc cõi Dục, cõi Sắc, cõi Vô sắc và không hệ thuộc chăng?

Đáp: Có thể phân biệt nhận biết các pháp như: Hoặc là vô thường, khổ, không, vô ngã. Hoặc là có nhân, có khởi, có xứ ấy, có việc ấy. Hoặc phân biệt nhận biết dẫn đến như lý.

Các tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Sắc: Có thể phân biệt nhận biết các pháp thuộc cõi Sắc chăng?

Đáp: Có thể phân biệt nhận biết các pháp như: Hoặc chấp là ngã, là ngã sở. Hoặc chấp là đoạn, là thường. Hoặc bài bác cho là không có nhân, không có tạo tác, hoặc lại tổn giảm. Hoặc chấp cho là tôn quý, là hơn hết, là trên hết, là bậc nhất. Hoặc chấp cho là thanh tịnh, là giải thoát, là xuất ly. Hoặc là mê lầm, nghi ngờ, do dự. Hoặc là tham, mạn, si. Hoặc phân biệt nhận biết dẫn đến không như lý.

Hỏi: Có thể phân biệt nhận biết các pháp thuộc cõi Vô sắc chăng?

Đáp: Có thể phân biệt nhận biết các pháp như: Hoặc bài bác cho là không có nhân, không có tạo tác, hoặc lại tổn giảm. Hoặc chấp cho là tôn quý, là hơn hết, là trên hết, là bậc nhất. Hoặc chấp cho là thanh tịnh, là giải thoát, là xuất ly. Hoặc là mê lầm, nghi ngờ, do dự. Hoặc là vô trí, tối tăm, ngu si. Hoặc phân biệt nhận biết dẫn đến không như lý.

Hỏi: Có thể phân biệt nhận biết các pháp không hệ thuộc chăng?

Đáp: Có thể phân biệt nhận biết các pháp như: Hoặc tổn giảm về diệt, tổn giảm về đạo. Hoặc phân biệt nhận biết còn do dự, hoặc ngu si. Hoặc phân biệt nhận biết dẫn đến không như lý.

Hỏi: Có thể phân biệt nhận biết các pháp thuộc cõi Sắc, cõi Vô sắc chăng?

Đáp: Có thể phân biệt nhận biết các pháp như: Hoặc bài bác cho là không có nhân, không có tạo tác, hoặc lại tổn giảm. Hoặc chấp cho là tôn quý, là hơn hết, là trên hết, là bậc nhất. Hoặc chấp cho là thanh tịnh, là giải thoát, là xuất ly. Hoặc là mê lầm, nghi ngờ, do dự. Hoặc là vô trí, tối tăm, ngu si. Hoặc phân biệt nhận biết dẫn đến không như lý.

Phân biệt nhận biết như thế, còn các thứ khác thì không phân biệt nhận biết.

Các tâm vô phú vô ký thuộc cõi Sắc: Có thể phân biệt nhận biết các pháp thuộc cõi Sắc chăng?

Đáp: Có thể phân biệt nhận biết như: Phân biệt nhận biết dẫn đến không phải như lý không phải không như lý.

Hỏi: Có thể phân biệt nhận biết các pháp thuộc cõi Dục chăng?

Đáp: Có thể phân biệt nhận biết như: Phân biệt nhận biết dẫn đến không phải như lý không phải không như lý.

Phân biệt nhận biết như thế, còn các thứ khác thì không phân biệt nhận biết.

Các tâm thiện thuộc cõi Vô sắc: Có thể phân biệt nhận biết các pháp thuộc cõi Vô sắc chăng?

Đáp: Có thể phân biệt nhận biết các pháp như: Hoặc là thô xấu, khổ sở, chướng ngại. Hoặc là tĩnh lặng, vi diệu, xa lìa. Hoặc xem như bệnh hoạn, ung nhọt, tên độc, não hại. Hoặc là vô thường, khổ, không, vô ngã. Hoặc đối với nhân gọi là nhân, là tập, là sinh, là duyên. Hoặc là có nhân, có khởi, có xứ ấy, có việc ấy. Hoặc phân biệt nhận biết dẫn đến như lý.

Hỏi: Có thể phân biệt nhận biết các pháp thuộc cõi Sắc chăng?

Đáp: Có thể phân biệt nhận biết các pháp như: Hoặc là thô xấu, khổ sở, chướng ngại. Hoặc phân biệt nhận biết dẫn đến như lý.

Hỏi: Có thể phân biệt nhận biết các pháp không hệ thuộc chăng?

Đáp: Có thể phân biệt nhận biết các pháp như: Hoặc đối với diệt gọi là diệt, là tĩnh, là diệu, là lìa. Hoặc đối với đạo gọi là đạo, là như, là hành, là xuất. Hoặc là vô thường, khổ, không, vô ngã. Hoặc là có nhân, có khởi, có xứ ấy, có việc ấy. Hoặc phân biệt nhận biết dẫn đến như lý.

Hỏi: Có thể phân biệt nhận biết các pháp thuộc cõi Vô sắc và không hệ thuộc chăng?

Đáp: Có thể phân biệt nhận biết các pháp như: Hoặc là vô thường, khổ, không, vô ngã. Hoặc là có nhân, có khởi, có xứ ấy, có việc ấy. Hoặc phân biệt nhận biết dẫn đến như lý.

Phân biệt nhận biết như thế, còn các thứ khác thì không phân biệt nhận biết.

Các tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Vô sắc: Có thể phân biệt nhận biết các pháp thuộc cõi Vô sắc chăng?

Đáp: Có thể phân biệt nhận biết các pháp như: Hoặc chấp là ngã, là ngã sở. Hoặc chấp là đoạn, là thường. Hoặc bài bác cho là không có nhân, không có tạo tác, hoặc lại tổn giảm. Hoặc chấp cho là tôn quý, là hơn hết, là trên hết, là bậc nhất. Hoặc chấp cho là thanh tịnh, là giải thoát, là xuất ly. Hoặc là mê lầm, nghi ngờ, do dự. Hoặc là tham, mạn, si. Hoặc phân biệt nhận biết dẫn đến không như lý.

Hỏi: Có thể phân biệt nhận biết các pháp không hệ thuộc chăng?

Đáp: Có thể phân biệt nhận biết các pháp như: Hoặc tổn giảm về diệt, tổn giảm về đạo. Hoặc phân biệt nhận biết còn do dự, ngu si. Hoặc phân biệt nhận biết dẫn đến không như lý.

Phân biệt nhận biết như thế, còn các thứ khác thì không phân biệt nhận biết.

Các tâm vô phú vô ký thuộc cõi Vô sắc: Có thể phân biệt nhận biết các pháp thuộc cõi Vô sắc chăng?

Đáp: Có thể phân biệt nhận biết như: Phân biệt nhận biết dẫn đến không như lý, không phải không như lý.

Phân biệt nhận biết như thế, còn các thứ khác thì không phân biệt nhận biết.

Các tâm hữu học: Có thể phân biệt nhận biết các pháp không hệ thuộc chăng?

Đáp: Có thể phân biệt nhận biết các pháp như: Hoặc đối với diệt gọi là diệt, là tĩnh, là diệu, là lìa. Hoặc đối với đạo gọi là đạo, là như, là hành, là xuất. Hoặc là có nhân, có khởi, có xứ ấy, có việc ấy. Hoặc phân biệt nhận biết dẫn đến như lý.

Hỏi: Có thể phân biệt nhận biết các pháp thuộc cõi Dục chăng?

Đáp: Có thể phân biệt nhận biết các pháp như: Hoặc là vô thường, khổ, không, vô ngã. Hoặc đối với nhân gọi là nhân, là tập, là sinh, là duyên. Hoặc là có nhân, có khởi, có xứ ấy, có việc ấy. Hoặc phân biệt nhận biết dẫn đến như lý.

Hỏi: Có thể phân biệt nhận biết các pháp thuộc cõi Sắc chăng?

Đáp: Có thể phân biệt nhận biết các pháp như: Hoặc là vô thường, khổ, không, vô ngã. Hoặc đối với nhân gọi là nhân, là tập, là sinh, là duyên. Hoặc là có nhân, có khởi, có xứ ấy, có việc ấy. Hoặc phân biệt nhận biết dẫn đến như lý.

Hỏi: Có thể phân biệt nhận biết các pháp thuộc cõi Vô sắc chăng?

Đáp: Có thể phân biệt nhận biết các pháp như: Hoặc là vô thường, khổ, không, vô ngã. Hoặc đối với nhân gọi là nhân, là tập, là sinh, là duyên. Hoặc là có nhân, có khởi, có xứ ấy, có việc ấy. Hoặc phân biệt nhận biết dẫn đến như lý.

Hỏi: Có thể phân biệt nhận biết các pháp thuộc cõi Sắc và cõi Vô sắc chăng?

Đáp: Có thể phân biệt nhận biết các pháp như: Hoặc là vô thường, khổ, không, vô ngã. Hoặc đối với nhân gọi là nhân, là tập, là sinh, là duyên. Hoặc là có nhân, có khởi, có xứ ấy, có việc ấy. Hoặc phân biệt nhận biết dẫn đến như lý.

Phân biệt nhận biết như thế, còn các thứ khác thì không phân biệt nhận biết.

Các tâm vô học: Như tâm hữu học, tâm vô học cũng như vậy.

*

* Có mười hai tâm: Thuộc cõi Dục có 4: 1. Tâm thiện. 2. Tâm bất thiện. 3. Tâm hữu phú vô ký. 4. Tâm vô phú vô ký. Thuộc cõi Sắc có 3: 1. Tâm thiện. 2. Tâm hữu phú vô ký. 3. Tâm vô phú vô ký. Thuộc cõi Vô sắc có 3: 1. Tâm thiện. 2. Tâm hữu phú vô ký. 3. Tâm vô phú vô ký. Cùng 2 tâm: 1. Tâm hữu học. 2. Tâm vô học.

Các tâm thiện thuộc cõi Dục: Nếu có thể phân biệt nhận biết các pháp thuộc cõi Dục, trong đó có bao nhiêu thứ tùy miên là tùy tăng? Nếu phân biệt nhận biết các pháp khác, trong đó có bao nhiêu thứ tùy miên là tùy tăng?

Cho đến: Các tâm vô học: Nếu có thể phân biệt nhận biết các pháp không hệ thuộc, trong đó có bao nhiêu thứ tùy miên là tùy tăng? Nếu phân biệt nhận biết các pháp khác, trong đó có bao nhiêu thứ tùy miên là tùy tăng?

Trả lời:

Các tâm thiện thuộc cõi Dục: Nếu có thể phân biệt nhận biết các pháp thuộc cõi Dục, trong đó có các tùy miên biến hành của dục triền và các tùy miên do tu đạo đoạn trừ là tùy tăng. Nếu có thể phân biệt nhận biết các pháp khác, trong đó cũng có các tùy miên biến hành của dục triền và các tùy miên do tu đạo đoạn trừ là tùy tăng.

Các tâm bất thiện thuộc cõi Dục: Nếu có thể phân biệt nhận biết các pháp thuộc cõi Dục, trong đó có các tùy miên duyên nơi hữu lậu của dục triền là tùy tăng. Nếu có thể phân biệt nhận biết các pháp thuộc cõi Sắc, trong đó có hai bộ tùy miên của dục triền là tùy tăng. Nếu có thể phân biệt nhận biết các pháp thuộc cõi Vô sắc, trong đó có hai bộ tùy miên của dục triền là tùy tăng. Nếu có thể phân biệt nhận biết các pháp không hệ thuộc, trong đó có hai bộ tùy miên của dục triền và các tùy miên biến hành là tùy tăng. Nếu có thể phân biệt nhận biết các pháp thuộc cõi Sắc và cõi Vô sắc, trong đó có hai bộ tùy miên của dục triền là tùy tăng.

Các tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Dục: Nếu chỉ có thể phân biệt nhận biết các pháp thuộc cõi Dục, trong đó có tất cả tùy miên của dục triền do kiến khổ đoạn trừ cùng tùy miên biến hành do kiến tập đoạn trừ là tùy tăng.

Các tâm vô phú vô ký thuộc cõi Dục: Nếu chỉ có thể phân biệt nhận biết các pháp thuộc cõi Dục, trong đó các tùy miên biến hành của dục triền cùng các tùy miên do tu đạo đoạn trừ là tùy tăng.

Các tâm thiện thuộc cõi Sắc: Nếu có thể phân biệt nhận biết các pháp thuộc cõi Sắc, trong đó có các tùy miên biến hành của sắc triền cùng các tùy miên do tu đạo đoạn trừ là tùy tăng. Nếu có thể phân biệt nhận biết các pháp khác, trong đó có các tùy miên biến hành của sắc triền cùng các tùy miên do tu đạo đoạn trừ là tùy tăng.

Các tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Sắc: Nếu có thể phân biệt nhận biết các pháp thuộc cõi Sắc, trong đó có các tùy miên duyên nơi hữu lậu của sắc triền là tùy tăng. Nếu có thể phân biệt nhận biết các pháp thuộc cõi Vô sắc, trong đó có hai bộ tùy miên của sắc triền là tùy tăng. Nếu có thể phân biệt nhận biết các pháp không hệ thuộc, trong đó có hai bộ tùy miên của sắc triền cùng tùy miên biến hành là tùy tăng. Nếu có thể phân biệt nhận biết các pháp thuộc cõi Sắc và cõi Vô sắc, trong đó có hai bộ tùy miên của sắc triền là tùy tăng.

Các tâm vô phú vô ký thuộc cõi Sắc: Nếu có thể phân biệt nhận biết các pháp thuộc cõi Sắc, trong đó có các tùy miên biến hành của sắc triền cùng các tùy miên do tu đạo đoạn trừ là tùy tăng. Nếu có thể phân biệt nhận biết các pháp khác, trong đó có các tùy miên biến hành của sắc triền cùng các tùy miên do tu đạo đoạn trừ là tùy tăng.

Các tâm thiện thuộc cõi Vô sắc: Nếu có thể phân biệt nhận biết các pháp thuộc cõi Vô sắc, trong đó có các tùy miên biến hành của vô sắc triền cùng các tùy miên do tu đạo đoạn trừ là tùy tăng. Nếu có thể phân biệt nhận biết các pháp khác, trong đó có các tùy miên biến hành của vô sắc triền cùng các tùy miên do tu đạo đoạn trừ là tùy tăng.

Các tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Vô sắc: Nếu có thể phân biệt nhận biết các pháp thuộc cõi Vô sắc, trong đó có các tùy miên duyên nơi hữu lậu của vô sắc triền là tùy tăng. Nếu có thể phân biệt nhận biết các pháp không hệ thuộc, trong đó có hai bộ tùy miên của vô sắc triền cùng các tùy miên biến hành là tùy tăng.

Các tâm vô phú vô ký thuộc cõi Vô sắc: Nếu chỉ có thể phân biệt nhận biết các pháp thuộc cõi Vô sắc, trong đó có các tùy miên biến hành của vô sắc triền cùng các tùy miên do tu đạo đoạn trừ là tùy tăng.

Các tâm hữu học: Nếu có thể phân biệt nhận biết các pháp không hệ thuộc, trong đó không có tùy miên là tùy tăng. Nếu có thể phân biệt nhận biết các pháp khác, trong đó cũng không có tùy miên là tùy tăng.

Các tâm vô học: Như tâm hữu học, tâm vô học cũng như vậy.

*

* Có mười tâm: Thuộc cõi Dục có 4: 1. Tâm thiện. 2. Tâm bất thiện. 3. Tâm hữu phú vô ký. 4. Tâm vô phú vô ký. Thuộc cõi Sắc có 3: 1. Tâm thiện. 2. Tâm hữu phú vô ký. 3. Tâm vô phú vô ký. Thuộc cõi Vô sắc có 3: 1. Tâm thiện. 2. Tâm hữu phú vô ký. 3. Tâm vô phú vô ký.

Các tâm thiện thuộc cõi Dục: Nếu thể của nó chưa đoạn là đối tượng duyên chưa đoạn chăng? Nếu như đối tượng duyên chưa đoạn là thể của nó chưa đoạn chăng?

Cho đến: Các tâm vô phú vô ký thuộc cõi Vô sắc: Nếu thể của nó chưa đoạn là đối tượng duyên chưa đoạn chăng? Nếu như đối tượng duyên chưa đoạn là thể của nó chưa đoạn chăng?

Các tâm thiện thuộc cõi Dục: Nếu thể của nó chưa đoạn là đối tượng duyên chưa đoạn chăng?

Đáp: Hoặc là thể của nó chưa đoạn đối tượng duyên chưa đoạn. Hoặc là thể của nó chưa đoạn đối tượng duyên đã đoạn. Hoặc là thể của nó chưa đoạn đối tượng duyên đã đoạn và chưa đoạn. Hoặc là thể của nó chưa đoạn là không thể phân biệt được đối tượng duyên của tâm nầy đã đoạn hay chưa đoạn.

Thể của nó chưa đoạn đối tượng duyên chưa đoạn: Nghĩa là các Bổ-đặc-già-la có đủ mọi thứ trói buộc. Các tâm thiện thuộc cõi Dục duyên với cõi Dục, duyên với cõi Sắc, duyên với cõi Vô sắc, duyên với cõi Dục và cõi Sắc, duyên với cõi Dục và cõi Vô sắc, duyên với cõi Sắc và cõi Vô sắc, duyên với cõi Dục, cõi Sắc và cõi Vô sắc. Nếu chưa lìa tham nơi cõi Dục, khổ trí đã sinh, tập trí chưa sinh, các tâm thiện thuộc cõi Dục duyên nơi kiến tập, diệt, đạo và tu đạo đoạn trừ. Tập trí đã sinh, diệt trí chưa sinh, các tâm thiện thuộc cõi Dục duyên nơi kiến diệt, đạo và tu đạo đoạn trừ. Diệt trí đã sinh, đạo trí chưa sinh, các tâm thiện thuộc cõi Dục duyên nơi kiến đạo và tu đạo đoạn trừ. Nếu đệ tử của Đức Thế Tôn có kiến giải viên mãn chưa lìa tham nơi cõi Dục, các tâm thiện thuộc cõi Dục duyên nơi tu đạo đoạn trừ. Đó gọi là thể của nó chưa đoạn đối tượng duyên chưa đoạn.

Thể của nó chưa đoạn đối tượng duyên đã đoạn: Nghĩa là chưa lìa tham nơi cõi Dục, khổ trí đã sinh, tập trí chưa sinh, các tâm thiện thuộc cõi Dục duyên nơi kiến khổ đoạn trừ. Tập trí đã sinh, diệt trí chưa sinh, các tâm thiện thuộc cõi Dục duyên nơi kiến khổ, tập đoạn trừ. Diệt trí đã sinh, đạo trí chưa sinh, các tâm thiện thuộc cõi Dục duyên nơi kiến khổ, tập, diệt đoạn trừ. Nếu đệ tử của Đức Thế Tôn có kiến giải viên mãn chưa lìa tham nơi cõi Dục, các tâm thiện thuộc cõi Dục duyên nơi kiến đạo đoạn trừ. Đó gọi là thể của nó chưa đoạn đối tượng duyên đã đoạn.

Thể của nó chưa đoạn đối tượng duyên đã đoạn và chưa đoạn: Nghĩa là chưa lìa tham nơi cõi Dục, khổ trí đã sinh, tập trí chưa sinh, các tâm thiện thuộc cõi Dục duyên nơi kiến khổ tập diệt đạo và tu đạo đoạn trừ. Tập trí đã sinh, diệt trí chưa sinh, các tâm thiện thuộc cõi Dục duyên nơi kiến khổ tập diệt đạo và tu đạo đoạn trừ. Diệt trí đã sinh, đạo trí chưa sinh, các tâm thiện thuộc cõi Dục duyên nơi kiến khổ tập diệt đạo và tu đạo đoạn trừ. Nếu đệ tử của Đức Thế Tôn có kiến giải viên mãn chưa lìa tham nơi cõi Dục, các tâm thiện thuộc cõi Dục duyên nơi kiến đạo, tu đạo đoạn trừ. Đó gọi là thể của nó chưa đoạn đối tượng duyên đã đoạn và chưa đoạn.

Thể của nó chưa đoạn là không thể phân biệt được đối tượng duyên của tâm nầy đã đoạn hay chưa đoạn: Nghĩa là các Bổ-đặc-giàla có đủ mọi thứ trói buộc, các tâm thiện thuộc cõi Dục duyên nơi không đoạn trừ. Nếu chưa lìa tham nơi cõi Dục, khổ trí đã sinh, tập trí chưa sinh, các tâm thiện thuộc cõi Dục duyên nơi không đoạn trừ. Tập trí đã sinh, diệt trí chưa sinh, các tâm thiện thuộc cõi Dục duyên nơi không đoạn trừ. Diệt trí đã sinh, đạo trí chưa sinh, các tâm thiện thuộc cõi Dục duyên nơi không đoạn trừ. Nếu đệ tử của Đức Thế Tôn có kiến giải viên mãn chưa lìa tham nơi cõi Dục, các tâm thiện thuộc cõi Dục duyên nơi không đoạn trừ. Đó gọi là thể của nó chưa đoạn là không thể phân biệt được đối tượng duyên của tâm nầy đã đoạn hay chưa đoạn.

Hỏi: Nếu như đối tượng duyên chưa đoạn là thể của nó chưa đoạn chăng?

Đáp: Hoặc là đối tượng duyên chưa đoạn thể của nó chưa đoạn. Hoặc là đối tượng duyên chưa đoạn thể của nó đã đoạn. Hoặc là đối tượng duyên chưa đoạn và đã đoạn thể của nó chưa đoạn. Hoặc là đối tượng duyên chưa đoạn và đã đoạn thể của nó đã đoạn.

Đối tượng duyên chưa đoạn thể của nó chưa đoạn: Nghĩa là các Bổ-đặc-già-la có đủ mọi thứ trói buộc, các tâm thiện thuộc cõi Dục duyên với cõi Dục, duyên với cõi Sắc, duyên với cõi Vô sắc, duyên với cõi Dục và cõi Sắc, duyên với cõi Dục và cõi Vô sắc, duyên với cõi Sắc và cõi Vô sắc, duyên với cõi Dục, cõi Sắc và cõi Vô sắc. Nếu chưa lìa tham nơi cõi Dục, khổ trí đã sinh, tập trí chưa sinh, các tâm thiện thuộc cõi Dục duyên nơi kiến tập, diệt, đạo và tu đạo đoạn trừ.

Tập trí đã sinh, diệt trí chưa sinh, các tâm thiện thuộc cõi Dục duyên nơi kiến diệt, đạo và tu đạo đoạn trừ. Diệt trí đã sinh, đạo trí chưa sinh, các tâm thiện thuộc cõi Dục duyên nơi kiến đạo và tu đạo đoạn trừ. Nếu đệ tử của Đức Thế Tôn có kiến giải viên mãn chưa lìa tham nơi cõi Dục, các tâm thiện thuộc cõi Dục duyên nơi tu đạo đoạn trừ. Đó gọi là đối tượng duyên chưa đoạn thể của nó chưa đoạn.

Đối tượng duyên chưa đoạn thể của nó đã đoạn: Nghĩa là đã lìa tham nơi cõi Dục, chưa lìa tham nơi cõi Sắc, khổ loại trí chưa sinh, các tâm thiện thuộc cõi Dục duyên với cõi Sắc, duyên với cõi Vô sắc, duyên với cõi Sắc và cõi Vô sắc. Đã lìa tham nơi cõi Sắc, khổ loại trí chưa sinh, các tâm thiện thuộc cõi Dục duyên với cõi Vô sắc. Đó gọi là đối tượng duyên chưa đoạn thể của nó đã đoạn.

Đối tượng duyên chưa đoạn và đã đoạn thể của nó chưa đoạn: Nghĩa là chưa lìa tham nơi cõi Dục, khổ trí đã sinh, tập trí chưa sinh, các tâm thiện thuộc cõi Dục duyên nơi kiến khổ, tập, diệt, đạo và tu đạo đoạn trừ. Tập trí đã sinh, diệt trí chưa sinh, các tâm thiện thuộc cõi Dục duyên nơi kiến khổ, tập, diệt, đạo và tu đạo đoạn trừ. Diệt trí đã sinh, đạo trí chưa sinh, các tâm thiện thuộc cõi Dục duyên nơi kiến khổ, tập, diệt, đạo và tu đạo đoạn trừ. Nếu đệ tử của Đức Thế Tôn có kiến giải viên mãn chưa lìa tham nơi cõi Dục, các tâm thiện thuộc cõi Dục duyên nơi kiến đạo, tu đạo đoạn trừ. Đó gọi là đối tượng duyên chưa đoạn và đã đoạn thể của nó chưa đoạn.

Đối tượng duyên chưa đoạn và đã đoạn thể của nó đã đoạn: Nghĩa là đã lìa tham nơi cõi Dục, chưa lìa tham nơi cõi Sắc, các tâm thiện thuộc cõi Dục duyên với cõi Dục và cõi Sắc, duyên với cõi Dục và cõi Vô sắc, duyên với cõi Dục, cõi Sắc và cõi Vô sắc. Đã lìa tham nơi cõi Sắc, chưa lìa tham nơi cõi Vô sắc, các tâm thiện thuộc cõi Dục duyên với cõi Dục và cõi Vô sắc, duyên với cõi Sắc và cõi Vô sắc, duyên với cõi Dục, cõi Sắc và cõi Vô sắc. Đó gọi là đối tượng duyên chưa đoạn và đã đoạn thể của nó đã đoạn.

Các tâm bất thiện thuộc cõi Dục: Nếu thể của nó chưa đoạn là đối tượng duyên chưa đoạn chăng?

Đáp: Hoặc là thể của nó chưa đoạn đối tượng duyên chưa đoạn. Hoặc là thể của nó chưa đoạn đối tượng duyên đã đoạn. Hoặc là thể của nó chưa đoạn đối tượng duyên đã đoạn và chưa đoạn. Hoặc là thể của nó chưa đoạn là không thể phân biệt được đối tượng duyên của tâm nầy đã đoạn hay chưa đoạn.

Thể của nó chưa đoạn đối tượng duyên chưa đoạn: Nghĩa là các Bổ-đặc-già-la có đủ mọi thứ trói buộc, các tâm bất thiện duyên với cõi Dục, duyên với cõi Sắc, duyên với cõi Vô sắc, duyên với cõi Sắc và cõi Vô sắc. Chưa lìa tham nơi cõi Dục, khổ trí đã sinh, tập trí chưa sinh, các tâm bất thiện do kiến tập đoạn trừ duyên nơi kiến tập, diệt, đạo và tu đạo đoạn trừ. Các tâm bất thiện do kiến tập đoạn trừ duyên nơi kiến tập đoạn trừ. Các tâm bất thiện do kiến diệt đoạn trừ duyên nơi kiến diệt đoạn trừ. Các tâm bất thiện do kiến đạo đoạn trừ duyên nơi kiến đạo đoạn trừ. Các tâm bất thiện do tu đạo đoạn trừ duyên nơi tu đạo đoạn trừ. Tập trí đã sinh, diệt trí chưa sinh, các tâm bất thiện do kiến diệt đoạn trừ duyên nơi kiến diệt đoạn trừ. Các tâm bất thiện do kiến đạo đoạn trừ duyên nơi kiến đạo đoạn trừ. Các tâm bất thiện do tu đạo đoạn trừ duyên nơi tu đạo đoạn trừ. Diệt trí đã sinh, đạo trí chưa sinh, các tâm bất thiện do kiến đạo đoạn trừ duyên nơi kiến đạo đoạn trừ. Các tâm bất thiện do tu đạo đoạn trừ duyên nơi tu đạo đoạn trừ. Nếu đệ tử của Đức Thế Tôn có kiến giải viên mãn chưa lìa tham nơi cõi Dục, các tâm bất thiện do tu đạo đoạn trừ duyên nơi tu đạo đoạn trừ. Đó gọi là thể của nó chưa đoạn đối tượng duyên chưa đoạn.

Thể của nó chưa đoạn đối tượng duyên đã đoạn: Nghĩa là chưa lìa tham nơi cõi Dục, khổ trí đã sinh, tập trí chưa sinh, các tâm bất thiện do kiến tập đoạn trừ duyên nơi kiến khổ đoạn trừ. Đó gọi là thể của nó chưa đoạn đối tượng duyên đã đoạn.

Thể của nó chưa đoạn đối tượng duyên đã đoạn và chưa đoạn: Nghĩa là chưa lìa tham nơi cõi Dục, khổ trí đã sinh, tập trí chưa sinh, các tâm bất thiện do kiến tập đoạn trừ duyên nơi kiến khổ, tập, diệt, đạo và tu đạo đoạn trừ. Đó gọi là thể của nó chưa đoạn đối tượng duyên đã đoạn và chưa đoạn.

Thể của nó chưa đoạn là không thể phân biệt được đối tượng duyên của tâm nầy đã đoạn hay chưa đoạn: Nghĩa là các Bổ-đặc-giàla có đủ mọi thứ trói buộc, các tâm bất thiện duyên nơi không đoạn trừ. Chưa lìa tham nơi cõi Dục, khổ trí đã sinh, tập trí chưa sinh, các tâm bất thiện duyên nơi không đoạn trừ. Tập trí đã sinh, diệt trí chưa sinh, các tâm bất thiện do kiến diệt, đạo đoạn trừ duyên nơi không đoạn trừ. Diệt trí đã sinh, đạo trí chưa sinh, các tâm bất thiện do kiến đạo đoạn trừ duyên nơi không đoạn trừ. Đó gọi là thể của nó chưa đoạn là không thể phân biệt được đối tượng duyên của tâm nầy đã đoạn hay chưa đoạn.

Hỏi: Nếu như đối tượng duyên chưa đoạn là thể của nó chưa đoạn chăng?

Đáp: Hoặc là đối tượng duyên chưa đoạn thể của nó chưa đoạn. Hoặc là đối tượng duyên chưa đoạn thể của nó đã đoạn. Hoặc là đối tượng duyên chưa đoạn và đã đoạn thể của nó chưa đoạn. Hoặc là đối tượng duyên chưa đoạn và đã đoạn thể của nó đã đoạn.

Đối tượng duyên chưa đoạn thể của nó chưa đoạn: Nghĩa là các Bổ-đặc-già-la có đủ mọi thứ trói buộc, các tâm bất thiện duyên với cõi Dục, duyên với cõi Sắc, duyên với cõi Vô sắc, duyên với cõi Sắc và cõi Vô sắc. Chưa lìa tham nơi cõi Dục, khổ trí đã sinh, tập trí chưa sinh, các tâm bất thiện do kiến tập đoạn trừ duyên nơi kiến tập, diệt, đạo và tu đạo đoạn trừ. Các tâm bất thiện do kiến tập đoạn trừ duyên nơi kiến tập đoạn trừ. Các tâm bất thiện do kiến diệt đoạn trừ duyên nơi kiến diệt đoạn trừ. Các tâm bất thiện do kiến đạo đoạn trừ duyên nơi kiến đạo đoạn trừ. Các tâm bất thiện do tu đạo đoạn trừ duyên nơi tu đạo đoạn trừ. Tập trí đã sinh, diệt trí chưa sinh, các tâm bất thiện do kiến diệt đoạn trừ duyên nơi kiến diệt đoạn trừ. Các tâm bất thiện do kiến đạo đoạn trừ duyên nơi kiến đạo đoạn trừ. Các tâm bất thiện do tu đạo đoạn trừ duyên nơi tu đạo đoạn trừ. Diệt trí đã sinh, đạo trí chưa sinh, các tâm bất thiện do kiến đạo đoạn trừ duyên nơi kiến đạo đoạn trừ. Các tâm bất thiện do tu đạo đoạn trừ duyên nơi tu đạo đoạn trừ. Nếu đệ tử của Đức Thế Tôn có kiến giải viên mãn chưa lìa tham nơi cõi Dục, các tâm bất thiện do tu đạo đoạn trừ duyên nơi tu đạo đoạn trừ. Đó gọi là đối tượng duyên chưa đoạn thể của nó chưa đoạn.

Đối tượng duyên chưa đoạn thể của nó đã đoạn: Nghĩa là chưa lìa tham nơi cõi Dục, khổ trí đã sinh, tập trí chưa sinh, các tâm bất thiện do kiến khổ đoạn trừ duyên nơi kiến tập, diệt, đạo và tu đạo đoạn trừ. Tập trí đã sinh, diệt trí chưa sinh, các tâm bất thiện do kiến khổ, tập đoạn trừ duyên nơi kiến diệt, đạo và tu đạo đoạn trừ. Diệt trí đã sinh, đạo trí chưa sinh, các tâm bất thiện do kiến khổ, tập đoạn trừ duyên nơi kiến đạo và tu đạo đoạn trừ. Nếu đệ tử của Đức Thế Tôn có kiến giải viên mãn chưa lìa tham nơi cõi Dục, các tâm bất thiện do kiến đạo đoạn trừ duyên nơi tu đạo đoạn trừ. Đã lìa tham nơi cõi Dục, chưa lìa tham nơi cõi Sắc, khổ loại trí chưa sinh, các tâm bất thiện duyên với cõi Sắc, duyên với cõi Vô sắc, duyên với cõi Sắc và cõi Vô sắc. Đã lìa tham nơi cõi Sắc, khổ loại trí chưa sinh, các tâm bất thiện duyên với cõi Vô sắc. Đó gọi là đối tượng duyên chưa đoạn thể của nó đã đoạn.

Đối tượng duyên chưa đoạn và đã đoạn thể của nó chưa đoạn: Nghĩa là chưa lìa tham nơi cõi Dục, khổ trí đã sinh, tập trí chưa sinh, các tâm bất thiện do kiến tập đoạn trừ duyên nơi kiến khổ, tập, diệt, đạo và tu đạo đoạn trừ. Đó gọi là đối tượng duyên chưa đoạn và đã đoạn thể của nó chưa đoạn.

Đối tượng duyên chưa đoạn và đã đoạn thể của nó đã đoạn: Nghĩa là chưa lìa tham nơi cõi Dục, khổ trí đã sinh, tập trí chưa sinh, các tâm bất thiện do kiến khổ đoạn trừ duyên nơi kiến khổ, tập, diệt, đạo và tu đạo đoạn trừ. Tập trí đã sinh, diệt trí chưa sinh, các tâm bất thiện do kiến khổ, tập đoạn trừ duyên nơi kiến khổ, tập, diệt, đạo và tu đạo đoạn trừ. Diệt trí đã sinh, đạo trí chưa sinh, các tâm bất thiện do kiến khổ, tập đoạn trừ duyên nơi kiến khổ, tập, diệt, đạo và tu đạo đoạn trừ. Diệt trí đã sinh, đạo trí chưa sinh, các tâm bất thiện do kiến khổ, tập đoạn trừ duyên nơi kiến khổ, tập, diệt, đạo và tu đạo đoạn trừ. Nếu đệ tử của Đức Thế Tôn có kiến giải viên mãn chưa lìa tham nơi cõi Dục, các tâm bất thiện do kiến đạo đoạn trừ duyên nơi kiến đạo, tu đạo đoạn trừ. Đã lìa tham nơi cõi Sắc, chưa lìa tham nơi cõi Vô sắc, các tâm bất thiện duyên với cõi Sắc và cõi Vô sắc. Đó gọi là đối tượng duyên chưa đoạn và đã đoạn thể của nó đã đoạn.

Các tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Dục: Nếu thể của nó chưa đoạn là đối tượng duyên chưa đoạn chăng?

Đáp: Đúng vậy.

Hỏi: Nếu như đối tượng duyên chưa đoạn là thể của nó chưa đoạn chăng?

Đáp: Hoặc là đối tượng duyên chưa đoạn thể của nó chưa đoạn. Hoặc là đối tượng duyên chưa đoạn thể của nó đã đoạn. Hoặc là đối tượng duyên chưa đoạn và đã đoạn thể của nó đã đoạn.

Đối tượng duyên chưa đoạn thể của nó chưa đoạn: Nghĩa là các Bổ-đặc-già-la có đủ mọi thứ trói buộc, các tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Dục duyên với cõi Dục. Đó gọi là đối tượng duyên chưa đoạn thể của nó chưa đoạn.

Đối tượng duyên chưa đoạn thể của nó đã đoạn: Nghĩa là chưa lìa tham nơi cõi Dục, khổ trí đã sinh, tập trí chưa sinh, các tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Dục do kiến khổ đoạn trừ duyên nơi kiến tập, diệt, đạo và tu đạo đoạn trừ. Tập trí đã sinh, diệt trí chưa sinh, các tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Dục do kiến khổ đoạn trừ duyên nơi kiến diệt, đạo và tu đạo đoạn trừ. Diệt trí đã sinh, đạo trí chưa sinh, các tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Dục do kiến khổ đoạn trừ duyên nơi kiến đạo và tu đạo đoạn trừ. Nếu đệ tử của Đức Thế Tôn có kiến giải viên mãn chưa lìa tham nơi cõi Dục, các tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Dục duyên nơi tu đạo đoạn trừ. Đó gọi là đối tượng duyên chưa đoạn thể của nó đã đoạn.

Đối tượng duyên chưa đoạn và đã đoạn thể của nó đã đoạn: Nghĩa là chưa lìa tham nơi cõi Dục, khổ trí đã sinh, tập trí chưa sinh, các tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Dục duyên nơi kiến khổ, tập, diệt, đạo và tu đạo đoạn trừ. Tập trí đã sinh, diệt trí chưa sinh, các tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Dục duyên nơi kiến khổ, tập, diệt, đạo và tu đạo đoạn trừ. Diệt trí đã sinh, đạo trí chưa sinh, các tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Dục duyên nơi kiến khổ, tập, diệt, đạo và tu đạo đoạn trừ. Nếu đệ tử của Đức Thế Tôn có kiến giải viên mãn chưa lìa tham nơi cõi Dục, các tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Dục duyên nơi kiến đạo và tu đạo đoạn trừ. Đó gọi là đối tượng duyên chưa đoạn và đã đoạn thể của nó đã đoạn.

Các tâm vô phú vô ký thuộc cõi Dục: Nếu thể của nó chưa đoạn là đối tượng duyên chưa đoạn chăng?

Đáp: Hoặc là thể của nó chưa đoạn đối tượng duyên chưa đoạn. Hoặc là thể của nó chưa đoạn đối tượng duyên đã đoạn. Hoặc là thể của nó chưa đoạn đối tượng duyên đã đoạn và chưa đoạn.

Thể của nó chưa đoạn đối tượng duyên chưa đoạn: Nghĩa là các Bổ-đặc-già-la có đủ mọi thứ trói buộc, các tâm vô phú vô ký thuộc cõi Dục duyên với cõi Dục. Chưa lìa tham nơi cõi Dục, khổ trí đã sinh, tập trí chưa sinh, các tâm vô phú vô ký thuộc cõi Dục duyên nơi kiến tập, diệt, đạo và tu đạo đoạn trừ. Tập trí đã sinh, diệt trí chưa sinh, các tâm vô phú vô ký thuộc cõi Dục duyên nơi kiến diệt, đạo và tu đạo đoạn trừ. Diệt trí đã sinh, đạo trí chưa sinh, các tâm vô phú vô ký thuộc cõi Dục duyên nơi kiến đạo và tu đạo đoạn trừ. Nếu đệ tử của Đức Thế Tôn có kiến giải viên mãn chưa lìa tham nơi cõi Dục, các tâm vô phú vô ký thuộc cõi Dục duyên nơi tu đạo đoạn trừ. Đó gọi là thể của nó chưa đoạn đối tượng duyên chưa đoạn.

Thể của nó chưa đoạn đối tượng duyên đã đoạn: Nghĩa là chưa lìa tham nơi cõi Dục, khổ trí đã sinh, tập trí chưa sinh, các tâm vô phú vô ký thuộc cõi Dục duyên nơi kiến khổ đoạn trừ. Tập trí đã sinh, diệt trí chưa sinh, các tâm vô phú vô ký thuộc cõi Dục duyên nơi kiến khổ, tập đoạn trừ. Diệt trí đã sinh, đạo trí chưa sinh, các tâm vô phú vô ký thuộc cõi Dục duyên nơi kiến khổ, tập, diệt đoạn trừ. Nếu đệ tử của Đức Thế Tôn có kiến giải viên mãn chưa lìa tham nơi cõi Dục, các tâm vô phú vô ký thuộc cõi Dục duyên nơi kiến đạo đoạn trừ. Đó gọi là thể của nó chưa đoạn đối tượng duyên đã đoạn.

Thể của nó chưa đoạn đối tượng duyên đã đoạn và chưa đoạn: Nghĩa là chưa lìa tham nơi cõi Dục, khổ trí đã sinh, tập trí chưa sinh, các tâm vô phú vô ký thuộc cõi Dục duyên nơi kiến khổ, tập, diệt, đạo và tu đạo đoạn trừ. Tập trí đã sinh, diệt trí chưa sinh, các tâm vô phú vô ký thuộc cõi Dục duyên nơi kiến khổ, tập, diệt, đạo và tu đạo đoạn trừ. Diệt trí đã sinh, đạo trí chưa sinh, các tâm vô phú vô ký thuộc cõi Dục duyên nơi kiến khổ, tập, diệt, đạo và tu đạo đoạn trừ. Nếu đệ tử của Đức Thế Tôn có kiến giải viên mãn chưa lìa tham nơi cõi Dục, các tâm vô phú vô ký thuộc cõi Dục duyên nơi kiến đạo, tu đạo đoạn trừ. Đó gọi là thể của nó chưa đoạn đối tượng duyên đã đoạn và chưa đoạn.

Hỏi: Nếu như đối tượng duyên chưa đoạn là thể của nó chưa đoạn chăng?

Đáp: Đúng vậy.

HẾT – QUYỂN 7