LUẬN A TỲ ĐẠT MA THỨC THÂN TÚC
Tác giả: A la hán Đề Bà Thiết Ma
Hán dịch: Đời Đường, Tam Tạng Pháp sư Huyền Trang
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh

 

QUYỂN 4

Uẩn Thứ III: NHÂN DUYÊN, Phần 1

Tụng Ốt-đà-nam:

Các nhân quá khứ và các thiện,

Tùy tăng bao nhiêu nhân và duyên,

Mười, mười lăm tâm không phải nhân,

Kiết phược tùy miên cùng tương ưng.

Có sáu thức thân: Là nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân và ý. Sáu thức như thế hoặc ở quá khứ, hoặc ở vị lai, hoặc ở hiện tại.

Nếu nhãn thức ở quá khứ thì lại có quá khứ làm nhân mà không phải là vị lai hay hiện tại làm nhân.

Lại có thứ do vị lai làm nhân mà không phải là do quá khứ hay hiện tại làm nhân.

Lại có thứ do hiện tại làm nhân mà không phải là do quá khứ hay vị lai làm nhân.

Lại có thứ do quá khứ và hiện tại làm nhân mà không phải là do vị lai làm nhân.

Lại có thứ do quá khứ và vị lai làm nhân mà không phải là do hiện tại làm nhân.

Lại có thứ do cả quá khứ, vị lai và hiện tại đều làm nhân.

Cũng giống như nhãn thức ở quá khứ, các nhãn thức ở vị lai và hiện tại cũng giống như thế. Và cũng giống như nhãn thức, các thức khác như nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý cũng giống như thế.

Nếu nhãn thức của quá khứ thì tất cả đều dùng quá khứ làm nhân, còn tất cả các thức khác đều không thể được.

Còn nhãn thức của vị lai thì dùng quá khứ hoặc vị lai làm nhân chứ không dùng hiện tại làm nhân.

Những nhân ở vị lai là gì? Nghĩa là ở đây đều có các pháp tương ưng với nhau.

Những nhân ở quá khứ là gì? Nghĩa là các pháp ở quá khứ đối với nhãn thức này thì hoặc là đồng loại, hoặc là dị thục, chứ không phải là các pháp ở hiện tại (đối với nhãn thức là đồng loại hoặc dị thục).

Hoặc có thứ do cả quá khứ vị lai và hiện tại làm nhân thì nhân vị lai là gì? Nghĩa là ở đây đều có các pháp cùng tương ưng. Còn nhân của quá khứ và hiện tại là gì? Tức là các pháp của quá khứ và hiện tại, nó đối với nhãn thức này là đồng loại hoặc dị thục. Nhãn thức ở hiện tại thì tất cả đều dùng quá khứ và hiện tại làm nhân, còn tất cả các thứ khác đều không thể được.

Những nhân ở hiện tại là gì? Nghĩa là ở đây đều cùng có các pháp tương ưng.

Những nhân ở quá khứ là gì? Nghĩa là các pháp ở quá khứ thì cùng với nhãn thức này là đồng loại hoặc là dị thục.

Như nhãn thức, các thức khác như nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý cũng giống như vậy.

Ý thức của quá khứ thì tất cả đều dùng quá khứ làm nhân, còn tất cả các thứ khác đều không thể được.

Còn ý thức ở vị lai thì hoặc có vị lai làm nhân chứ không phải do quá khứ và hiện tại làm nhân, nghĩa là chưa chứng được vào chánh tánh ly sinh Bổ-đặc-già-la, là cái ý thức vô lậu đầu tiên ở vị lai.

Nhân vị lai là gì? Nghĩa là các thứ này đều có các pháp tương ưng.

Hoặc có thứ do vị lai và hiện tại làm nhân mà không phải là do quá khứ làm nhân, nghĩa là do Khổ pháp trí nhẫn ở hiện tại và thời trước mà có được ý thức vô lậu ở vị lai.

Nhân vị lai là gì? Nghĩa là các thứ này đều có các pháp cùng tương ưng.

Nhân hiện tại là gì? Nghĩa là khổ pháp trí nhẫn cùng với các pháp đều tương ưng.

Hoặc có thứ do quá khứ và vị lai làm nhân chứ không phải do hiện tại làm nhân, thì nhân của vị lai là gì? Nghĩa là đây có các pháp cùng tương ưng.

Nhân quá khứ là gì? Nghĩa là các pháp ở quá khứ cùng với ý thức này là đồng loại hoặc là dị thục, chứ không phải là hiện tại (cùng với ý thức này là đồng loại hoặc là dị thục).

Hoặc có thứ do cả quá khứ, vị lai và hiện tại cùng làm nhân, thì những gì là nhân vị lai? Nghĩa là đây đều có các pháp cùng tương ưng nhau.

Những gì là nhân quá khứ và hiện tại? Tức là các pháp ở quá khứ và hiện tại cùng với ý thức này là đồng loại hoặc là dị thục mà có ý thức hiện tại.

Hoặc có thứ do hiện tại làm nhân, không phải là do quá khứ hay vị lai làm nhân? Nghĩa là khổ pháp trí nhẫn ở hiện tại và thời trước mà cùng tương ưng với ý thức này.

Nhân hiện tại là gì? Nghĩa là ở đây đều có các pháp cùng tương ưng nhau.

Hoặc có thứ do quá khứ và hiện tại làm nhân mà không phải do vị lai làm nhân? Những gì là nhân hiện tại? Nghĩa là ở đây đều có các pháp cùng tương ưng nhau.

Nhân quá khứ là gì? Nghĩa là các pháp ở quá khứ cùng với ý thức này là đồng loại hoặc là dị thục v.v…

Có sáu thức thân: Là các thức nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý. Sáu thức đó hoặc là thiện, hoặc bất thiện, hoặc vô ký.

Nhãn thức thiện thì có pháp thiện làm nhân mà không phải là pháp bất thiện và vô ký làm nhân.

Lại có thứ do pháp bất thiện làm nhân mà không phải là pháp thiện và vô ký làm nhân.

Lại có thứ do vô ký làm nhân, mà không phải là pháp thiện và bất thiện làm nhân.

Lại có thứ do thiện và vô ký làm nhân, mà không phải là bất thiện làm nhân.

Lại có thứ do bất thiện và vô ký làm nhân mà không phải do thiện làm nhân.

Lại có thứ do thiện và bất thiện làm nhân mà không phải là vô ký làm nhân.

Lại có thứ do cả thiện, bất thiện và vô ký cùng làm nhân.

Như nhãn thức thiện vừa kể, các nhãn thức bất thiện và vô ký cũng vậy. Vì cũng như nhãn thức, các thức khác như nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý cũng vậy.

Nhãn thức thiện thì tất cả đều dùng thiện làm nhân, còn các thứ khác đều không thể được.

Nhãn thức bất thiện thì tất cả đều dùng bất thiện và vô ký làm nhân, các thứ khác đều không thể được.

Nhãn thức vô ký thì hoặc là vô ký làm nhân, không phải do thiện và bất thiện làm nhân, thì tức là nhãn thức có oai nghi và nghề nghiệp khéo léo, mà nhãn thức ô nhiễm ở cõi Phạm thế thì hoặc là có thiện và vô ký làm nhân chứ không phải là bất thiện làm nhân, nghĩ là thiện dị thục sinh ra nhãn thức.

Những gì là nhân vô ký? Nghĩa là ở đây có các pháp đều tương ưng nhau.

Những gì là nhân thiện? Nghĩa là pháp thiện ấy có thể chiêu cảm nhãn thức dị thục này.

Hoặc có thứ do bất thiện và vô ký làm nhân mà không phải do thiện làm nhân, là do quả dị thục bất thiện sinh ra nhãn thức.

Những gì là nhân vô ký? Nghĩa là ở đây đều có các pháp cùng tương ưng.

Những gì là nhân bất thiện? Nghĩa là các pháp bất thiện ấy có thể chiêu cảm nhãn thức dị thục này.

Như nhãn thức, các thứ thức khác như nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý cũng vậy.

Trong này có sự khác nhau là tỷ thức và thiệt thức thì không nên nói có ở cõi Phạm thế.

Ý thức thiện thì tất cả đều dùng pháp thiện làm nhân, còn các thứ khác đều không thể được.

Ý thức bất thiện thì tất cả đều dùng pháp bất thiện và vô ký làm nhân, còn các thứ khác đều không thể được.

Ý thức vô ký hoặc là có vô ký làm nhân, chứ không phải thiện và bất thiện làm nhân, nghĩa là ý thức có oai nghi và nghề nghiệp khéo léo, cùng ý thức ô nhiễm hệ thuộc ở cõi Sắc và Vô sắc.

Hoặc có thứ do thiện và vô ký làm nhân chứ không phải do bất thiện làm nhân, là ý thức do quả dị thục thiện sinh ra.

Những gì là nhân vô ký? Nghĩa là ở đây có các pháp đều tương ưng nhau.

Những gì là nhân thiện? Nghĩa là các pháp thiện ấy có thể chiêu cảm ý thức dị thục này.

Hoặc có thứ do bất thiện và vô ký làm nhân, không phải do thiện làm nhân Nghĩa là ở cõi Dục có Thân kiến và Biên chấp kiến tương ưng với ý thức.

Những gì là nhân vô ký? Nghĩa là ở đây đều có các pháp tương ưng.

Những gì là nhân bất thiện? Nghĩa là ở cõi Dục do thấy khổ mà đã cắt đứt được tám thứ tùy miên, và do thấy tập mà cắt đứt được tùy miên biến hành v.v…

– Có sáu thức thân: Là những thức nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân và ý. Sáu thức như thế hoặc là thiện, hoặc là bất thiện, hoặc là hữu phú vô ký, hay là vô phú vô ký.

Đối với nhãn thức thiện thì có bao nhiêu số tùy miên tăng thêm?

Đối với nhãn thức bất thiện, nhãn thức hữu phú vô ký và vô phú vô ký thì có bao nhiêu số tùy miên tùy tăng? Như nhãn thức, các thức khác n nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý cũng như vậy.

Đối với nhãn thức thiện thì có tùy miên biến hành của Dục triền (sự ràng buộc của dục), Sắc triền (sự ràng buộc của sắc) và sự tùy tăng của các tùy miên do tu mà đoạn.

Đối với nhãn thức bất thiện thì có tùy miên biến hành của Dục triền và sự tùy tăng của các tùy miên do tu mà đoạn.

Đối với nhãn thức hữu phú vô ký thì có tùy miên biến hành của Sắc triền và sự tùy tăng của các tùy miên do tu mà đoạn.

Đối với nhãn thức vô phú vô ký thì có tùy miên biến hành của Dục triền, Sắc triền và sự tùy tăng của các tùy miên do tu mà đoạn.

Như nhãn thức, các thức khác như nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý cũng như thế.

Trong này có sự sai khác là đối với tỷ thức và thiệt thức thì không nên nói là có hữu phú vô ký.

Đối với ý thức thiện thì có tùy miên biến hành của ba cõi và sự tùy tăng của các tùy miên do tu mà đoạn.

Đối với ý thức bất thiện thì sự tùy tăng của tất cả các tùy miên thuộc Dục triền.

Đối với ý thức hữu phú vô ký thì có tất cả các tùy miên của Sắc và Vô sắc triền cùng tất cả các tùy miên do thấy khổ mà đoạn, cũng như sự tùy tăng của tùy miên biến hành do tập mà đoạn thuộc về Dục triền.

Đối với ý thức vô phú vô ký thì có tùy miên biến hành của ba cõi và sự tùy tăng của các tùy miên do tu mà đoạn.

– Có sáu thức thân: Là các thức nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân và ý. Sáu thức như thế hoặc thiện, hoặc bất thiện, hoặc hữu phú vô ký, hoặc vô phú vô ký.

Đối với nhãn thức thiện thì có bao nhiêu số tùy miên đáng nói là nhân, đáng nói là duyên, có bao nhiêu tùy miên đáng nói là duyên mà không nên nói là nhân?

Đối với nhãn thức bất thiện, hữu phú vô ký và vô phú vô ký thì có bao nhiêu tuỳ miên đáng nói là nhân, đáng nói là duyên và có bao nhiêu tùy miên đáng nói là duyên mà không nên nói là nhân?

Như nhãn thức, các thức khác như nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý… cũng vậy.

Đối với nhãn thức thiện, tất cả các tùy miên đều đáng nói là duyên mà không nên nói là nhân.

Đối với nhãn thức bất thiện thì có mười lăm tùy miên đáng nói là nhân, đáng nói là duyên, còn các tùy miên khác chỉ đáng nói là duyên mà không nói là nhân.

Đối với nhãn thức hữu phú vô ký thì có mười bốn tùy miên đáng nói là nhân, đáng nói là duyên. Còn các thứ tùy miên khác chỉ đáng nói là duyên mà không nói là nhân.

Đối với nhãn thức vô phú vô ký thì trừ nhãn thức tùy miên dị thục ra, còn các nhãn thức vô phú vô ký khác, và tất cả các tùy miên thì chỉ đáng nói là duyên mà không nói là nhân.

Đối với nhãn thức tùy miên dị thục thì có ba mươi bốn tùy miên đáng nói là nhân, đáng nói là duyên, còn các tùy miên khác thì chỉ đáng nói là duyên mà không nói là nhân.

Hỏi: Có phải là một lòng chăng?

Đáp: Không đúng.

Đối với nhãn thức tùy miên dị thục do thấy khổ mà đoạn tà kiến thì có hai tùy miên đáng nói là nhân, cũng đáng nói là duyên, còn các tùy miên khác chỉ đáng nói là duyên mà không nói là nhân.

Như thấy khổ mà đoạn tà kiến, thì các thứ kiến thủ, giới cấm thủ, nghi ngờ, tham lam, giận dữ, kiêu mạn,… cũng giống như thế.

Đối với nhãn thức tùy miên dị thục do thấy khổ mà đoạn không đi với vô minh thì có một tùy miên đáng nói là nhân, đáng nói là duyên, còn các tùy miên khác thì chỉ đáng nói là duyên mà không nói là nhân.

Đối với nhãn thức tùy miên dị thục do thấy tập mà đoạn tà kiến thì có hai tùy miên đáng nói là nhân, đáng nói là duyên, còn các tùy miên khác thì chỉ đáng nói là duyên mà không nói là nhân.

Như do thấy tập mà đoạn tà kiến, thì các thứ kiến thủ, nghi ngờ, tham lam, giận dữ, kiêu mạn… cũng giống như thế.

Đối với nhãn thức tùy miên dị thục do thấy tập mà đoạn không đi với vô minh thì có một tùy miên đáng nói là nhân, đáng nói là duyên, còn các tùy miên khác thì chỉ đáng nói là duyên mà không nói là nhân.

Đối với nhãn thức tùy miên dị thục do thấy diệt mà đoạn tà kiến thì có hai tùy miên đáng nói là nhân, đáng nói là duyên, còn các tùy miên khác chỉ đáng nói là duyên mà không nói là nhân.

Như do thấy diệt mà đoạn tà kiến, thì các thứ kiến thủ, nghi ngờ, tham lam, giận dữ, kiêu mạn, … cũng vậy.

Đối với nhãn thức tùy miên dị thục do thấy diệt mà đoạn không đi với vô minh, thì có một tùy miên đáng nói là nhân, đáng nói là duyên, còn các tùy miên khác thì chỉ đáng nói là duyên mà không nói là nhân.

Đối với nhãn thức tùy miên dị thục do thấy đạo mà đoạn tà kiến thì có hai tùy miên đáng nói là nhân, đáng nói là duyên, còn các tùy miên khác chỉ đáng nói là duyên mà không nói là nhân.

Như do thấy đạo mà đoạn tà kiến, thì các thứ kiến thủ, giới cấm thủ, nghi ngờ, tham lam, giận dữ, kiêu mạn cũng như thế.

Đối với nhãn thức tùy miên dị thục do thấy đạo mà đoạn không đi với vô minh, thì có một tùy miên đáng nói là nhân, đáng nói là duyên, còn các tùy miên khác thì chỉ đáng nói là duyên mà không nói là nhân.

Đối với nhãn thức tùy miên dị thục do thấy tu mà đoạn trừ tham lam thì có hai tùy miên đáng nói là nhân, đáng nói là duyên, còn các tùy miên khác chỉ đáng nói là duyên mà không nói là nhân.

Như do tu mà đoạn tham, thì các thứ giận hờn, kiêu mạn, … cũng như thế.

Đối với nhãn thức tùy miên dị thục do tu mà đoạn không đi với vô minh, thì có một tùy miên đáng nói là nhân, đáng nói là duyên, còn các tùy miên khác chỉ đáng nói là duyên mà không nói là nhân.

Như nhãn thức, các thức như nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý cũng giống như thế.

Trong này có sự sai khác là tỷ thức và thiệt thức, thì không nên nói là có hữu phú vô ký.

Đối với ý thức thiện thì tất cả tùy miên đều đáng nói là duyên mà không nói là nhân.

Đối với ý thức bất thiện thì có ba mươi sáu tùy miên đáng nói là nhân, đáng nói là duyên, còn các tùy miên khác thì chỉ đáng nói là duyên mà không nói là nhân.

Hỏi: Có phải là một lòng chăng?

Đáp: Không đúng.

Đối với ý thức bất thiện do thấy khổ mà đoạn thì có mười bốn tùy miên đáng nói là nhân, đáng nói là duyên, còn các tùy miên khác thì chỉ đáng nói là duyên mà không nói là nhân.

Đối với ý thức bất thiện do thấy tập mà đoạn thì có mười bốn tùy miên đáng nói là nhân, đáng nói là duyên, còn các tùy miên khác thì chỉ đáng nói là duyên mà không nói là nhân.

Đối với ý thức bất thiện do thấy diệt mà đoạn thì có mười tám tùy miên đáng nói là nhân, đáng nói là duyên, còn các tùy miên khác thì chỉ đáng nói là duyên mà không nói là nhân.

Đối với ý thức bất thiện do thấy đạo mà đoạn thì có mười chín tùy miên đáng nói là nhân, đáng nói là duyên, còn các tùy miên khác thì chỉ đáng nói là duyên mà không nói là nhân.

Đối với ý thức bất thiện do tu mà đoạn trừ thì có mười lăm tùy miên đáng nói là nhân, đáng nói là duyên, còn các tùy miên khác thì chỉ đáng nói là duyên mà không nói là nhân.

Đối với ý thức hữu phú vô ký thì có bảy mươi sáu tùy miên đáng nói là nhân, đáng nói là duyên, còn các tùy miên khác thì chỉ đáng nói là duyên mà không nói là nhân.

Hỏi: Có phải là một lòng chăng?

Đáp: Không đúng.

Đối với ý thức hữu phú vô ký thuộc cõi Dục thì có mười bốn tùy miên đáng nói là nhân, đáng nói là duyên, còn các tùy miên khác thì chỉ đáng nói là duyên mà không nói là nhân.

Đối với ý thức hữu phú vô ký do thấy khổ mà đoạn thuộc cõi Sắc thì có mười ba tùy miên đáng nói là nhân, đáng nói là duyên, còn các tùy miên khác thì chỉ đáng nói là duyên mà không nói là nhân.

Đối với ý thức hữu phú vô ký do thấy tập mà đoạn thuộc cõi Sắc thì có mười ba tùy miên đáng nói là nhân, đáng nói là duyên, còn các tùy miên khác thì chỉ đáng nói là duyên mà không nói là nhân.

Đối với ý thức hữu phú vô ký do thấy diệt mà đoạn thuộc cõi Sắc thì có mười bảy tùy miên đáng nói là nhân, đáng nói là duyên, còn các tùy miên khác thì chỉ đáng nói là duyên mà không nói là nhân.

Đối với ý thức hữu phú vô ký do thấy đạo mà đoạn thuộc cõi Sắc thì có mười tám tùy miên đáng nói là nhân, đáng nói là duyên, còn các tùy miên khác thì chỉ đáng nói là duyên mà không nói là nhân.

Đối với ý thức hữu phú vô ký do tu mà đoạn trừ thuộc cõi Sắc thì có mười bốn tùy miên đáng nói là nhân, đáng nói là duyên, còn các tùy miên khác thì chỉ đáng nói là duyên mà không nói là nhân.

Như thuộc cõi Sắc, Vô sắc thì cũng như thế.

Đối với ý thức vô phú vô ký, tất cả tùy miên đáng nói là duyên mà không nói là nhân.

– Có sáu thức thân: Là các thức nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý. Sáu thức như thế thì hoặc thuộc các thời quá khứ, vị lai, hiện tại hoặc là thiện hoặc bất thiện, hoặc thuộc hữu phú vô ký hay vô phú vô ký.

Đối với nhãn thức thiện thời quá khứ, có các tùy miên. Nếu nó đối với tâm này mà có tùy tăng thì cũng coi nó là nhân chăng? Giả sử như đối với tâm này có thể làm nhân thì nó có là tùy tăng chăng?

Như nhãn thức thiện ở thời quá khứ, các nhãn thức thiện ở thời vị lai và thời hiện tại cũng giống như thế.

Và cũng như nhãn thức thiện, các nhãn thức bất thiện hữu phú vô ký và vô phú vô ký cũng như thế. Và cũng như nhãn thức, các thức khác như nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý cũng như vậy.

Đối với nhãn thức thiện thời quá khứ mà có các tùy miên, nếu nó đối với tâm này mà khiến tùy tăng thì nó không phải là nhân. Nếu nó làm nhân đối với tâm này thì nó không phải là tùy miên mà cũng không phải là tùy tăng.

Như nhãn thức thiện ở thời quá khứ, các nhãn thức thiện ở thời vị lai và thời hiện tại cũng vậy.

Đối với nhãn thức bất thiện thời quá khứ mà có các tùy miên, thì đối với tâm này hoặc có khả năng làm nhân thì nó không phải là tùy tăng, hoặc nó là tùy tăng thì không thể làm nhân, hoặc là có thể làm nhân mà cũng là tùy tăng, hoặc không thể làm nhân mà cũng không phải là tùy tăng.

Vả lại, nếu có thể làm nhân thì không thể là tùy tăng. Nghĩa là các thứ tùy miên ở trước tâm này, đồng loại biến hành, tức là tùy miên đó hoặc là không duyên vào đây, hoặc là có duyên rồi nhưng đã dứt, và tùy miên tương ưng này đã dứt.

Vì là sự tùy tăng không thể làm nhân. Nghĩa là các thứ tùy miên sau tâm này, đồng loại biến hành, tức là tùy miên đó còn duyên vào đây chưa dứt.

Lại có thể làm nhân mà cũng là chỗ tùy tăng. Nghĩa là các thứ tùy miên ở trước tâm này, đồng loại biến hành, tức là tùy miên ấy duyên vào đây chưa dứt và các thứ tùy miên tương ưng này cũng chưa dứt.

Không thể làm nhân cũng không phải là sự tùy tăng. Nghĩa là các thứ tùy miên ở sau tâm này, đồng loại biến hành, tức là tùy miên ấy hoặc là không duyên vào đây, hoặc có duyên rồi nhưng đã dứt, hoặc là nó duyên với cái khác, hoặc là tùy miên khác, hoặc là tùy miên không đồng với giới biến hành.

Như nhãn thức bất thiện thời quá khứ, các nhãn thức bất thiện thời vị lai cũng thế.

Đối với nhãn thức bất thiện thời hiện tại, có các tùy miên, nó đối với tâm này hoặc có thể làm nhân thì không phải là sự tùy tăng, hoặc là sự tùy tăng thì không thể làm nhân, hoặc có thể làm nhân mà cũng là sự tùy tăng, hoặc là không thể làm nhân mà cũng không phải là sự tùy tăng.

Nếu chỉ có thể làm nhân mà không phải là sự tùy tăng, là các thứ tùy miên ở trước tâm này, đồng loại biến hành, tức là tùy miên đó, hoặc không duyên vào đây, hoặc đã duyên rồi mà đã dứt.

Sự tùy tăng này mà không thể làm nhân, là các thứ tùy miên ở sau tâm này, đồng loại biến hành. Tức là tùy miên đó duyên vào đây hoặc chưa dứt và có các tùy miên tương ưng này.

Nó hay làm nhân lại cũng là sự tùy tăng, là các thứ tùy miên ở trước tâm này, đồng loại biến hành. Tức là tùy miên đó duyên vào đây chưa dứt và có các tùy miên tương ưng này.

Nó không thể làm nhân mà cũng không phải là sự tùy tăng. Nghĩa là các thứ tùy miên ở sau tâm này, đồng loại biến hành. Tức là tùy miên đó hoặc là không duyên vào đây, hoặc có duyên mà đã dứt, hoặc duyên với cái khác, hoặc là có thứ tùy miên khác, hoặc là có tùy miên không đồng với giới biến hành.

Như nhãn thức bất thiện, nhãn thức hữu phú vô ký cũng như thế.

Đối với nhãn thức vô phú vô ký ở thời quá khứ, có các thứ tùy miên nó đối với tâm này là sự tùy tăng, mà cũng là nhân chăng?

Trừ các nhãn thức tùy miên dị thục khác, đối với các nhãn thức vô phú vô ký ở thời quá khứ khác, có các thứ tùy miên thì nó đối với tâm này, hoặc là sự tùy tăng mà không thể làm nhân, hoặc là đối với tâm này có thể làm nhân, tức là không phải tùy miên mà cũng không phải là tùy tăng.

Nếu các nhãn thức tùy miên dị thục, có các thứ tùy miên, nó đối với tâm này, hoặc có thể là nhân mà chẳng phải là sự tùy tăng, hoặc là sự tuỳ tăng mà không thể làm nhân, hoặc có thể làm nhân mà cũng là sự tùy tăng, hoặc không thể làm nhân mà cũng không phải là sự tùy tăng.

Vả lại, có thể làm nhân nhưng không phải là sự tùy tăng, là các thứ tùy miên làm nhân, có thể chiêu cảm được quả dị thục cho tâm này. Tức là tùy miên đó hoặc không duyên vào đây, hoặc đã duyên rồi mà đã dứt.

Là sự tùy tăng nhưng lại không thể làm nhân, là các thứ tùy miên không thể làm nhân chiêu cảm quả dị thục cho tâm này. Tức là tùy miên đó, duyên vào đây chưa dứt.

Nó có thể làm nhân mà cũng là sự tùy tăng, là các thứ tùy miên làm nhân, có thể chiêu cảm quả dị thục cho tâm này, tức là tùy miên đó, duyên vào đây chưa dứt. Không thể làm nhân cũng không phải là sự tùy tăng, nghĩa là các tùy miên không làm nhân chiêu cảm quả dị thục cho tâm này, tức là tuỳ miên đó không thể duyên vào đây, hoặc có duyên nhưng đã dứt, hoặc duyên với cái khác, hoặc là tùy miên khác, hoặc là tùy miên không đồng với giới biến hành.

Như nhãn thức vô phú vô ký ở quá khứ, nhãn thức vô phú vô ký ở vị lai và hiện tại cũng như thế.

Như nhãn thức, các thức khác như nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý cũng thế.

Trong này có sai khác, là đối với tỷ thức và thiệt thức thì không nên nói là có hữu phú vô ký, và không nên nói là có tùy miên đã chiêu cảm ý thức dị thục.

– Có sáu thức thân: Là các thức nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân và ý. Sáu thức của thân như thế hoặc ở các thời quá khứ, vị lai, hiện tại; hoặc thiện, hoặc bất thiện, hoặc là hữu phú vô ký, hoặc là vô phú vô ký.

Đối với nhãn thức thiện thời quá khứ có các thứ tùy miên, nó đối với tâm này hoặc không phải là tùy tăng mà cũng không làm nhân chăng?

Giả sử đối với tâm này nó không làm nhân, mà cũng không phải là tùy tăng chăng?

Như nhãn thức thiện thời quá khứ, thì nhãn thức thiện thời vị lai và hiện tại cũng như thế.

Như nhãn thức thiện, các thứ nhãn thức bất thiện – hữu phú vô ký và vô phú vô ký cũng như thế.

Như về nhãn thức, các thức kia như nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý cũng thế.

Đối với nhãn thức thiện ở thời quá khứ có những thứ tùy miên. Nó đối với tâm này hoặc không phải là tùy tăng mà cũng không làm nhân, hoặc không làm nhân mà cũng không phải là tùy tăng, là các thứ tùy miên đó duyên vào đây chưa dứt.

Như nhãn thức thiện ở thời quá khứ, các nhãn thức thiện ở thời vị lai và hiện tại cũng giống như thế.

Đối với nhãn thức bất thiện ở thời quá khứ có các thứ tùy miên. Nó đối với tâm này hoặc không làm nhân, cũng không phải là không tùy tăng, hoặc không phải là tùy tăng mà đều là làm nhân, hoặc không làm nhân mà cũng không phải là tùy tăng, hoặc đều làm nhân và đều là tùy tăng.

Nếu nó không làm nhân mà đều là tùy tăng, là các thứ tùy miên ở sau tâm này, có biến hành đồng loại, tức là các tùy miên đó còn duyên vào đây chưa dứt.

Không phải là sự tùy tăng mà đều làm nhân, là các thứ tùy miên đó ở trước tâm này, có biến hành đồng loại, tức là các thứ tùy miên đó, hoặc là không duyên vào đây, hoặc có duyên mà đã dứt, và các thứ tùy miên tương ưng này đã dứt.

Không thể làm nhân cũng không phải là tùy tăng, là các thứ tùy miên ở sau tâm này, có biến hành đồng loại. Tức là các thứ tùy miên đó, hoặc là không duyên vào đây, hoặc có duyên nhưng đã dứt, hoặc duyên nơi khác hoặc là khác tùy miên, hoặc không đồng giới với các tùy miên biến hành.

Cũng đều làm nhân và đều là tùy tăng, là các thứ tùy miên ở trước tâm này có biến hành đồng loại. Tức là các thứ tùy miên đó, còn duyên vào đây chưa dứt, và sự tương ưng của tùy miên này chưa dứt.

Như nhãn thức bất thiện ở quá khứ, nhãn thức bất thiện ở vị lai cũng như thế.

Đối với nhãn thức bất thiện ở hiện tại, có các thứ tùy miên đối với tâm này, hoặc không làm nhân mà đều là tùy tăng, hoặc không phải là tùy tăng mà đều làm nhân, hoặc không làm nhân mà cũng không phải là tùy tăng, hoặc đều làm nhân và đều là tùy tăng.

Vả như không làm nhân mà đều là tùy tăng, là các thứ tùy miên ở sau tâm này, có biến hành đồng loại, tức là các tùy miên này còn duyên vào đây chưa dứt.

Không phải là tùy tăng nhưng lại đều làm nhân, là các thứ tùy miên ở trước tâm này, có biến hành đồng loại. Tức là các thứ tùy miên đó, hoặc là không duyên vào đây, hoặc có duyên mà đã dứt.

Không thể làm nhân cũng không phải là tùy tăng, là các thứ tùy miên ở sau tâm này, có biến hành đồng loại, tức là những tùy miên đó hoặc là không duyên vào đây, hoặc có duyên mà đã dứt, hoặc duyên nơi khác, hoặc là khác tùy miên, hoặc có tùy miên không đồng giới với biến hành.

Đều làm nhân và đều là tùy tăng, là các thứ tùy miên ở trước tâm này có biến hành đồng loại, tức là thứ tùy miên đó còn duyên vào đây chưa dứt, và có các tùy miên tương ưng này.

Như nhãn thức thiện, nhãn thức hữu phú vô ký cũng thế.

Đối với nhãn thức vô phú vô ký ở thời quá khứ, có các thứ tùy miên, nó đối với tâm này hoặc không phải là tùy tăng mà cũng không làm nhân sao?

Nghĩa là trừ các nhãn thức tùy miên dị thục ra, thì đối với các nhãn thức vô phú vô ký khác, có các thứ tùy miên, nó đối với tâm này hoặc là không phải tùy tăng mà cũng không phải làm nhân, hoặc không làm nhân mà là đều tùy tăng, nghĩa là có các thứ tùy miên còn duyên vào đây chưa dứt. Nếu các nhãn thức tùy miên dị thục, có các thứ tùy miên, nó đối với tâm này hoặc không làm nhân cũng không phải là không tùy tăng, hoặc không phải tùy tăng mà đều làm nhân, hoặc không làm nhân mà cũng không phải là tùy tăng, hoặc đều làm nhân và đều là tùy tăng.

Vả như không làm nhân mà đều là tùy tăng, là các thứ tùy miên không làm nhân để chiêu cảm quả dị thục cho tâm này, tức là các thứ tùy miên đó còn duyên vào đây, hoặc có duyên nhưng đã dứt rồi.

Không thể làm nhân cũng không phải tùy tăng, là các thứ tùy miên đó không làm nhân để chiêu cảm quả dị thục cho tâm này, tức là các thứ tùy miên đó hoặc là không duyên vào đây, hoặc có duyên mà đã dứt, hoặc duyên nơi khác, hoặc là khác tùy miên, hoặc không có tùy miên đồng giới với biến hành.

Đều làm nhân và đều là tùy tăng, là các thứ tùy miên làm nhân có thể chiêu cảm quả dị thục cho tâm này, tức là thứ tùy miên đó còn duyên vào đây chưa dứt.

Như nhãn thức vô phú vô ký ở thời quá khứ, các nhãn thức vô phú vô ký ở vị lai và hiện tại cũng như thế.

Như nhãn thức thiện, các thức nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý cũng vậy. Trong này có sự sai khác, là đối với tỷ thức và thiệt thức thì không nên nói là có hữu phú vô ký và cũng không nên nói là có tùy miên chiêu cảm quả dị thục cho ý thức.

– Có mười loại tâm: Đó là thuộc cõi Dục có tâm thiện, tâm bất thiện, tâm hữu phú vô ký và tâm vô phú vô ký.

Thuộc cõi Sắc có tâm thiện, tâm hữu phú vô ký và tâm vô phú vô ký.

Thuộc cõi Vô sắc có tâm thiện, tâm hữu phú vô ký và tâm vô phú vô ký.

Nói về tâm thiện thuộc cõi Dục, nếu Thể của nó chưa dứt thì do cái chưa dứt làm nhân, giả sử do chưa dứt làm nhân mà Thể của nó chưa dứt…; cho đến tâm vô phú vô ký thuộc cõi Vô sắc thì Thể của nó chưa dứt là do chưa dứt làm nhân, giả sử vì chưa dứt làm nhân mà Thể của nó chưa dứt chăng?

Nói về tâm thiện thuộc cõi Dục, có phải là cái Thể chưa đoạn dứt là do sư chưa đoạn làm nhân? Đúng thế. Giả sử do chưa đoạn dứt làm nhân mà cái Thể chưa đoạn dứt?

Đúng như thế.

Còn các tâm bất thiện, có phải là cái Thể chưa đoạn dứt là do sự chưa đoạn dứt làm nhân?

Nó hoặc là cái Thể chưa đoạn dứt là do sự chưa đoạn dứt làm nhân, hoặc là cái Thể chưa đoạn dứt mà do sự đã đoạn dứt làm nhân và sự chưa đoạn dứt làm nhân.

Vả như Thể chưa đoạn dứt là do chưa đoạn dứt làm nhân, là các Bổ-đặc-già-la có đầy đủ các sự trói buộc, các tâm bất thiện mà Thể của nó chưa đoạn dứt chưa đoạn dứt làm nhân, hoặc là Thể của nó chưa đoạn dứt là do đã đoạn dứt làm nhân, và do chưa đoạn dứt làm nhân, là chưa lìa bỏ tham dục ở cõi Dục. Khổ trí đã sinh mà Tập trí chưa sinh. Thấy rõ Tập- Diệt- Đạo và tu pháp đoạn trừ các tâm bất thiện.

Những gì là nhân chưa đoạn? Nghĩa là ở đây đều có các pháp tương ưng nhau.

Những gì là nhân đã đoạn? Nghĩa là ở cõi Dục, thấy Khổ mà đoạn trừ các tùy miên biến hành và các pháp mà nó tương ưng. Lúc đó thì Tập trí đã sinh mà Diệt trí chưa sinh, đã thấy rõ Diệt và Đạo mà tu pháp đoạn trừ các tâm bất thiện.

Những gì là nhân chưa đoạn? Nghĩa là ở đây đều có các pháp cùng tương ưng.

Những gì là nhân đã đoạn? Nghĩa là các tùy miên biến hành ở cõi Dục và các pháp mà nó tương ưng, thì Diệt trí đã sinh mà Đạo trí chưa sinh, thấy rõ Đạo mà tu pháp đoạn trừ các tâm bất thiện.

Nhân chưa đoạn là gì? Nghĩa là ở đây đều có các pháp cùng tương ưng.

Nhân đã đoạn là gì? Nghĩa là có các tùy miên biến hành ở cõi Dục và các pháp tương ưng với nó. Nếu thấy trọn vẹn đầy đu, là đệ tử của Thế Tôn nhưng chưa lìa bỏ tham ở cõi Dục và tu pháp đoạn trừ các tâm bất thiện.

Nhân chưa đoạn là gì? Nghĩa là ở đây đều có các pháp tương ưng nhau.

Nhân đã đoạn là gì? Nghĩa là có các tùy miên biến hành ở cõi Dục và các pháp tương ưng với nó. Đó gọi là Thể chưa đoạn mà do đã đoạn và chưa đoạn làm nhân. Giả sử chưa đoạn làm nhân thì Thể chưa đoạn chăng?

Hoặc là do chưa đoạn làm nhân mà Thể cũng chưa đoạn, hoặc do chưa đoạn và đã đoạn làm nhân mà Thể chưa đoạn, hoặc là do chưa đoạn làm nhân và đã đoạn làm nhân mà Thể ấy đã đoạn.

Chưa đoạn làm nhân mà Thể chưa đoạn. Nghĩa là các Bổ-đặc-giàla có đầy đủ mọi trói buộc và các tâm bất thiện. Đó gọi là do chưa đoạn làm nhân mà Thể cũng chưa đoạn.

Do chưa đoạn làm nhân và đã đoạn làm nhân mà Thể vẫn chưa đoạn. Nghĩa là chưa lìa bỏ tham của cõi Dục, Khổ trí đã sinh mà Tập trí chưa sinh, thấy rõ Tập – Diệt – Đạo và tu các pháp đoạn trừ các tâm bất thiện.

Nhân chưa đoạn là gì? Nghĩa là ở đây đều có các pháp cùng tương ưng.

Nhân đã đoạn là gì? Nghĩa là thấy Khổ nên đoạn trừ các tùy miên biến hành ở cõi Dục và các pháp tương ưng với nó, Tập trí đã sinh mà Diệt trí chưa sinh, thấy rõ Diệt – Đạo và tu pháp đoạn trừ các tâm bất thiện.

Nhân chưa đoạn là gì? Nghĩa là ở đây đều có các pháp cùng tương ưng.

Nhân đã đoạn là gì? Nghĩa là có các tùy miên biến hành ở cõi Dục và các pháp tương ưng với nó, Diệt trí đã sinh mà Đạo trí chưa sinh, thấy rõ Đạo và tu pháp đoạn trừ các tâm bất thiện.

Nhân chưa đoạn là gì? Nghĩa là ở đây đều có các pháp cùng tương ưng.

Nhân đã đoạn là gì? Nghĩa là có các tùy miên biến hành ở cõi Dục và các pháp tương ưng với nó, dường như thấy trọn vẹn đầy đủ là đệ tử của Thế Tôn, nhưng chưa lìa bỏ tham Dục tu pháp đoạn trừ các tâm bất thiện.

Nhân chưa đoạn là gì? Nghĩa là ở đây đều có đủ các pháp cùng tương ưng.

Nhân đã đoạn là gì? Nghĩa là có các tùy miên biến hành ở cõi Dục và các pháp tương ưng với nó. Đó gọi là chưa đoạn làm nhân và đã đoạn làm nhân mà Thể của nó chưa đoạn.

Còn do chưa đoạn làm nhân và đã đoạn làm nhân mà Thể của nó cũng đã đoạn chăng?

Nghĩa là chưa lìa bỏ tham của cõi Dục, Khổ trí đã sinh mà Tập trí chưa sinh, thấy Khổ mà đoạn trừ các tâm bất thiện.

Nhân đã đoạn là gì? Nghĩa là ở đây đều có đủ các pháp tương ưng.

Nhân chưa đoạn là gì? Nghĩa là ở cõi Dục, do thấy Tập mà đoạn trừ các tùy miên biến hành và các pháp tương ưng với nó. Đó gọi là chưa đoạn làm nhân và đã đoạn làm nhân mà Thể của nó đã đoạn.

Có các tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Dục, nếu Thể chưa đoạn là do chưa đoạn làm nhân chăng?

Đúng như thế.

Giả sử do chưa đoạn làm nhân mà Thể của nó chưa đoạn chăng?

Hoặc là do chưa đoạn làm nhân mà Thể của nó chưa đoạn, hoặc là do chưa đoạn làm nhân và đã đoạn làm nhân mà thể của nó đã đoạn.

Do chưa đoạn làm nhân mà Thể của nó chưa đoạn. Nghĩa là các Bổ-đặc-già-la có đầy đủ mọi trói buộc, có các tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Dục. Đó gọi là do chưa đoạn làm nhân mà Thể của nó chưa đoạn.

Do chưa đoạn làm nhân và đã đoạn làm nhân mà Thể của nó đã đoạn. Nghĩa là chưa lìa bỏ tham dục cõi Dục, Khổ trí đã sinh mà Tập trí chưa sinh, do thấy rõ Khổ mà đoạn trừ các thứ tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Dục.

Nhân đã đoạn là gì? Nghĩa là ở đây đều có đủ các pháp tương ưng.

Nhân chưa đoạn là gì? Nghĩa là ở cõi Dục, do thấy Tập mà đoạn trừ các tùy miên biến hành và các pháp tương ưng với nó. Gọi đó là do nhân chưa đoạn và nhân đã đoạn mà Thể của nó đã đoạn.

Tâm vô phú vô ký thuộc cõi Dục, hoặc Thể của nó chưa đoạn là do chưa đoạn làm nhân chăng?

Và trừ các tùy miên đã chiêu cảm quả dị thục, các tâm vô phú vô ký thuộc cõi Dục khác thì nếu Thể chưa đoạn là do chưa đoạn làm nhân chăng?

Đúng như thế.

Giả sử do chưa đoạn làm nhân thì Thể của nó cũng chưa đoạn chăng?

Đáp: Đúng như thế.

Nếu các tùy miên đã chiêu cảm quả dị thục, hoặc là Thể của nó chưa đoạn là do chưa đoạn làm nhân, hoặc là Thể chưa đoạn làm nhân là do đã đoạn làm nhân và do chưa đoạn làm nhân.

Thể của nó chưa đoạn là do chưa đoạn làm nhân, nghĩa là các Bổđặc-già-la có đủ mọi thứ buộc ràng và các tùy miên đã chiêu cảm các tâm dị thục. Nếu chưa lìa bỏ các tham dục cõi Dục thì Khổ trí đã sinh mà Tập trí chưa sinh, thấy rõ Tập Diệt Đạo và tu pháp đoạn trừ các tùy miên đã chiêu cảm các tâm dị thục. Khi Tập trí đã sinh mà Diệt trí chưa sinh, do thấy Diệt và Đạo mà tu pháp đoạn trừ các tùy miên đã chiêu cảm các tâm dị thục. Khi Diệt trí đã sinh mà Đạo trí chưa sinh, do thấy Đạo mà tu pháp đoạn trừ các tùy miên đã chiêu cảm các tâm dị thục. Nếu thấy được đầy đủ trọn vẹn các đệ tử của Thế Tôn, nhưng chưa lìa bỏ các tham ở cõi Dục và tu pháp đoạn trừ các tùy miên đã chiêu cảm các tâm dị thục, đó gọi là Thể chưa đoạn là do chưa đoạn làm nhân.

Thể của nó chưa đoạn là do đã đoạn làm nhân và chưa đoạn làm nhân.

Nghĩa là chưa lìa bỏ tham ở cõi Dục, Khổ trí đã sinh mà Tập trí chưa sinh, do thấy rõ Khổ mà đoạn trừ các tùy miên đã chiêu cảm các tâm dị thục.

Nhân chưa đoạn là gì? Nghĩa là ở đây đều có đủ các pháp tương ưng.

Nhân đã đoạn là gì? Nghĩa là thấy Khổ mà đoạn trừ các tùy miên, có thể chiêu cảm các tâm dị thục như vậy. Khi Tập trí đã sinh mà Diệt trí chưa sinh, do thấy Khổ – Tập – Diệt mà đoạn trừ các thứ tùy miên đã chiêu cảm các tâm dị thục.

Nhân chưa đoạn là gì? Nghĩa là ở đây đều có đủ các pháp tương ưng.

Nhân đã đoạn là gì? Nghĩa là thấy Khổ và Tập mà đoạn trừ các tùy miên, có thể chiêu cảm các tâm dị thục như vậy. Khi Diệt trí đã sinh mà Đạo trí chưa sinh, do thấy Khổ- Tập- Diệt mà đoạn trừ các thứ tùy miên đã chiêu cảm các tâm dị thục.

Nhân chưa đoạn là gì? Nghĩa là ở đây đều có đầy đủ các pháp tương ưng.

Nhân đã đoạn là gì? Nghĩa là thấy Khổ -Tập – Diệt mà đoạn trừ các tùy miên, có thể chiêu cảm các tâm dị thục như thế, nếu thấy đầy đủ trọn vẹn Đức Thế Tôn và các đệ tư, nhưng chưa lìa bỏ các tham dục ở cõi Dục, thấy đã đoạn trừ các thứ tùy miên vốn chiêu cảm các tâm dị thục.

Nhân chưa đoạn là gì? Nghĩa là ở đây đều có đủ các pháp tương ưng.

Nhân đã đoạn là gì?

Nghĩa là thấy đã đoạn trừ các tùy miên, có thể chiêu cảm các tâm dị thục như thế. Đó gọi là Thể chưa đoạn do đã đoạn làm nhân và chưa đoạn làm nhân.

Nếu do chưa đoạn làm nhân mà Thể của nó chưa đoạn chăng?

Đúng như thế .

Các tâm thiện ở cõi Sắc, nếu Thể của nó chưa đoạn là do chưa đoạn làm nhân chăng?

Đúng thế.

Nếu do chưa đoạn làm nhân mà Thể của nó chưa đoạn chăng?

Đúng như thế.

Các tâm hữu phú vô ký ở cõi Sắc, nếu Thể của nó chưa đoạn là do chưa đoạn làm nhân chăng?

Hoặc là Thể của nó chưa đoạn là do chưa đoạn làm nhân, hoặc là Thể của nó chưa đoạn là do đã đoạn làm nhân và chưa đoạn làm nhân.

Thể của nó chưa đoạn là do chưa đoạn làm nhân.

Nghĩa là các Bổ-đặc-già-la có đủ mọi trói buộc, các tâm hữu phú vô ký ở cõi Sắc, đã lìa bỏ tham ở cõi Dục, nhưng chia lìa bỏ tham ở cõi Sắc, Khổ loại trí chưa sinh, các tâm hữu phú vô ký ở cõi Sắc. Đó là Thể chưa đoạn là do chưa đoạn làm nhân.

Thể của nó chưa đoạn mà do đã đoạn làm nhân và chưa đoạn làm nhân.

Nghĩa là chưa lìa bỏ các tham ở cõi Sắc, Khổ loại trí đã sinh mà tập trí chưa sinh, ở các cõi Sắc thấy rõ Tập – Diệt – Đạo và tu pháp đoạn trừ các tâm hữu phú vô ký.

Nhân chưa đoạn là gì? Nghĩa là ở đây đều có đủ các pháp tương ưng.

Nhân đã đoạn là gì? Nghĩa là ở cõi Sắc, do thấy Khổ đoạn trừ các thứ tùy miên biến hành và các pháp tương ưng với nó. Khi Tập loại trí đã sinh mà Diệt loại trí chưa sinh, ở các cõi Sắc do thấy Diệt và Đạo mà tu pháp đoạn trừ các tâm hữu phú vô ký.

Nhân chưa đoạn là gì? Nghĩa là ở đây đều có đủ các pháp tương ưng.

Nhân đã đoạn là gì? Nghĩa là ở cõi Sắc, có các tùy miên biến hành và các pháp tương ưng với nó, khi diệt loại trí đã sinh mà Đạo loại trí chưa sinh, thì ở các cõi Sắc do thấy Đạo mà tu pháp đoạn trừ các tâm hữu phú vô ký.

Nhân chưa đoạn là gì? Nghĩa là ở đây đều có đủ các pháp tương ưng.

Nhân đã đoạn là sao? Nghĩa là ở cõi Sắc, có các tùy miên biến hành và các pháp tương ưng với nó, dường như thấy vẹn toàn đầy đủ Đức Thế Tôn và đệ tử, nhưng chưa lìa bỏ các tham ở cõi Sắc và các tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Sắc.

Nhân chưa đoạn là sao? Nghĩa là ở đây đều có đủ các pháp tương ưng.

Nhân đã đoạn là sao? Nghĩa là có các tùy miên biến hành ở cõi Sắc và các pháp tương ưng với nó. Đó gọi là Thể chưa đoạn do đã đoạn làm nhân và chưa đoạn làm nhân.

Giả sử do chưa đoạn làm nhân nên Thể của nó chưa đoạn chăng? Hoặc là do chưa đoạn làm nhân mà Thể của nó chưa đoạn, hoặc là do chưa đoạn làm nhân và đã đoạn làm nhân mà Thể của nó chưa đoạn, hoặc là do chưa đoạn làm nhân, đã đoạn làm nhân mà Thể của nó đã đoạn.

Do chưa đoạn làm nhân mà Thể của nó chưa đoạn.

Nghĩa là các Bổ-đặc-già-la có đầy đủ mọi trói buộc và tâm hữu phú vô ký thuộc các cõi Sắc, đã lìa bỏ tham thuộc cõi Dục, nhưng chưa lìa bỏ tham thuộc cõi Sắc, Khổ loại trí chưa sinh, các tâm hãy còn là hữu phú vô ký thuộc cõi Sắc. Đó là do chưa đoạn làm nhân nên Thể của nó chưa đoạn.

Do chưa đoạn làm nhân và đã đoạn làm nhân mà Thể của nó chưa đoạn.

Nghĩa là chưa lìa bỏ được tham thuộc cõi Sắc, Khổ loại trí đã sinh mà Tập loại trí chưa sinh. Ở cõi Sắc do thấy rõ Tập Diệt Đạo mà tu pháp đoạn trừ các tâm hữu phú vô ký.

Nhân chưa đoạn là sao? Nghĩa là ở đây đều có đủ các pháp tương ưng.

Nhân đã đoạn là sao? Nghĩa là ở cõi Sắc do thấy Khổ mà đoạn trừ các thứ tùy miên biến hành và các pháp tương ưng với nó. Tập loại trí đã sinh còn Diệt loại trí chưa sinh, ở các cõi Sắc thấy rõ Diệt và Đạo mà tu pháp đoạn trừ các tâm hữu phú vô ký.

Nhân chưa đoạn là sao? Nghĩa là ở đây đều có đủ các pháp tương ưng.

Nhân đã đoạn là sao? Nghĩa là ở cõi Sắc có các thứ tùy miên biến hành và các pháp tương ưng với nó, thì Diệt loại trí đã sinh mà Đạo loại trí chưa sinh, ở các cõi Sắc do thấy Đạo mà tu pháp đoạn trừ các tâm hữu phú vô ký.

Nhân chưa đoạn là sao? Nghĩa là ở đây đều có đủ các pháp tương ưng.

Nhân đã đoạn là sao? Nghĩa là ở cõi Sắc có các thứ tùy miên biến hành và các pháp tương ưng với nó. Nếu thấy đầy đủ trọn vẹn Đức Thế Tôn và chúng đệ tử, nhưng chưa lìa bỏ các tham ở cõi Sắc, ở các cõi Sắc mà tu pháp đoạn trừ các tâm hữu phú vô ký.

Nhân chưa đoạn là sao? Nghĩa là ở đây đều có đủ các pháp tương ưng.

Nhân đã đoạn là sao? Nghĩa là ở cõi Sắc có các tùy miên biến hành và các pháp tương ưng với nó. Đó gọi là do chưa đoạn làm nhân và đã đoạn làm nhân mà Thể của nó chưa đoạn.

Do chưa đoạn làm nhân và đã đoạn làm nhân mà Thể của nó đã đoạn. Là chưa lìa bỏ được tham cõi Sắc, Khổ loại trí đã sinh mà Tập loại trí chưa sinh. Ở cõi Sắc do thấy Khổ mà chưa đoạn trừ các tâm hữu phú vô ký.

Nhân đã đoạn là sao? Nghĩa là ở đây đều có đủ các pháp tương ưng.

Nhân chưa đoạn là sao? Nghĩa là ở cõi Sắc do thấy Tập mà đoạn trừ các thứ tùy miên biến hành và các pháp nó tương ưng. Đó gọi là chưa đoạn làm nhân và đã đoạn làm nhân mà Thể của nó đã đoạn.

Tâm vô phú vô ký, thuộc các cõi Sắc nếu Thể của nó chưa đoạn là do chưa đoạn làm nhân chăng?

Đúng thế.

Nếu do chưa đoạn làm nhân thì Thể của nó là chưa đoạn chăng?

Đúng thế.

Các tâm thiện ở cõi Vô sắc, nếu Thể của nó chưa đoạn là do chưa đoạn làm nhân chăng?

Đúng thế.

Giả sử do chưa đoạn làm nhân mà Thể của nó chưa đoạn chăng?

Đúng thế.

Tâm hữu phú vô ký, thuộc cõi Vô sắc nếu Thể của nó chưa đoạn là do chưa đoạn làm nhân chăng?

Hoặc là Thể của nó chưa đoạn là do chưa đoạn làm nhân, hoặc Thể của nó chưa đoạn là do đã đoạn làm nhân và chưa đoạn làm nhân.

Thể của nó chưa đoạn là do chưa đoạn làm nhân.

Nghĩa là các Bổ-đặc-già-la có đủ mọi trói buộc và các tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Vô sắc, đã lìa bỏ được tham ở cõi Dục, nhưng chưa lìa bỏ tham ở cõi Sắc, Khổ loại trí chưa sinh. Ở cõi Vô sắc thì các tâm hữu phú vô ký đã lìa được tham ở cõi Sắc, Khổ loại trí chưa sinh. Ở cõi Vô sắc mà còn tâm hữu phú vô ký. Đó gọi là Thể chưa đoạn là do chưa đoạn làm nhân.

Cái Thể chưa đoạn là do đã đoạn làm nhân và chưa đoạn làm nhân.

Nghĩa là Khổ loại trí đã sinh mà Tập loại trí chưa sinh. Ở các cõi

Vô sắc thấy rõ Tập- Diệt- Đạo và tu pháp đoạn trừ các tâm hữu phú vô ký.

Nhân chưa đoạn là sao? Nghĩa là ở đây đều có đủ các pháp tương ưng.

Nhân đã đoạn là sao? Nghĩa là ở cõi Vô sắc do thấy Khổ mà đoạn trừ các thứ tùy miên biến hành và các pháp nó tương ưng. Khi đó Tập loại trí đã sinh mà Diệt loại trí chưa sinh. Ở các cõi Vô sắc thấy rõ Diệt Đạo mà tu pháp đoạn trừ các tâm hữu phú vô ký.

Nhân chưa đoạn là sao? Nghĩa là ở đây đều có đủ các pháp tương ưng.

Nhân đã đoạn là sao? Nghĩa là ở cõi Vô sắc có các tùy miên biến hành và các pháp nó tương ưng. Khi đó Diệt loại trí đã sinh mà Đạo loại trí chưa sinh. Ở cõi Vô sắc do thấy Đạo mà tu pháp đoạn trừ các tâm hữu phú vô ký.

Nhân chưa đoạn là sao? Nghĩa là ở đây đều có đủ các pháp tương ưng.

Nhân đã đoạn là sao? Nghĩa là ở cõi Vô sắc có các thứ tùy miên biến hành và các pháp nó tương ưng. Dường như thấy Đức Thế Tôn và các đệ tử đều đầy đủ trọn vẹn, nhưng chưa lìa bỏ được các tham ở cõi Vô sắc. Ở cõi Vô sắc mà tu pháp đoạn trừ tâm hữu phú vô ký.

Nhân chưa đoạn là sao? Nghĩa là ở đây đều có đủ các pháp tương ưng.

Nhân đã đoạn là sao? Nghĩa là ở cõi Vô sắc có các thứ tùy miên biến hành và các pháp nó tương ưng. Đó gọi là Thể chưa đoạn do đã đoạn làm nhân và chưa đoạn làm nhân.

Giả sử do chưa đoạn làm nhân thì Thể của nó cũng chưa đoạn chăng? Hoặc do chưa đoạn làm nhân mà Thể của nó chưa đoạn chăng? Hoặc do chưa đoạn làm nhân và đã đoạn làm nhân mà Thể của nó chưa đoạn, hoặc là do chưa đoạn làm nhân và đã đoạn làm nhân mà Thể của nó đã đoạn chăng?

Do chưa đoạn làm nhân mà Thể của nó chưa đoạn. Nghĩa là các Bổ-đặc-già-la có đủ mọi trói buộc. Ở cõi Vô sắc mà còn tâm hữu phú vô ký, đã lìa được tham cõi Dục, nhưng chưa lìa được các tham cõi Sắc. Khổ loại trí chưa sinh. Ở các cõi Vô sắc còn có tâm hữu phú vô ký, đã lìa các tham ở cõi Sắc, Khổ loại trí chưa sinh. Ở các cõi Vô sắc mà còn tâm hữu phú vô ký, đó gọi là do chưa đoạn làm nhân nên Thể của nó cũng chưa đoạn.

Do chưa đoạn làm nhân và đã đoạn làm nhân mà Thể của nó chưa đoạn.

Nghĩa là Khổ loại trí đã sinh mà Tập loại trí chưa sinh. Ở cõi Vô sắc thấy rõ Tập Diệt Đạo mà tu pháp đoạn trừ các tâm hữu phú vô ký.

Nhân chưa đoạn là sao? Nghĩa là ở đây đều có đủ các pháp tương ưng.

Nhân đã đoạn là sao? Nghĩa là ở cõi Vô sắc do thấy Khổ mà đoạn trừ các thứ tùy miên biến hành và các pháp nó tương ưng. Khi đó Tập loại trí đã sinh còn Diệt loại trí chưa sinh, ở cõi Vô sắc thấy rõ Diệt Đạo mà tu pháp đoạn trừ các tâm hữu phú vô ký.

Nhân chưa đoạn là sao? Nghĩa là ở đây đều có đủ các pháp tương ưng.

Nhân đã đoạn là sao? Nghĩa là ở cõi Vô sắc có các thứ tùy miên biến hành và các pháp nó tương ưng. Khi ấy Diệt loại trí đã sinh mà Đạo loại trí chưa sinh. Ở các cõi Vô sắc do thấy Đạo mà tu pháp đoạn trừ các tâm hữu phú vô ký.

Nhân chưa đoạn là sao? Nghĩa là ở đây đều có đủ các pháp tương ưng.

Nhân đã đoạn là sao? Nghĩa là ở cõi Vô sắc có các thứ tùy miên biến hành và các pháp mà nó tương ưng. Dường như thấy được Đức Thế Tôn và các đệ tử vẹn toàn đầy đủ, nhưng chưa lìa các tham ở cõi Vô sắc. Ở các cõi Vô sắc mà tu pháp đoạn trừ các tâm hữu phú vô ký.

Nhân chưa đoạn là sao? Nghĩa là ở đây đều có đủ các pháp tương ưng.

Nhân đã đoạn là sao? Nghĩa là ở cõi Vô sắc có các tùy miên biến hành và các pháp nó tương ưng. Đó gọi là do chưa đoạn làm nhân và đã đoạn làm nhân mà Thể của nó chưa đoạn.

Do chưa đoạn làm nhân và đã đoạn làm nhân mà Thể của nó đã đoạn.

Nghĩa là Khổ loại trí đã sinh còn Tập loại trí chưa sinh. Ở cõi Vô sắc do thấy Khổ mà đoạn trừ các tâm hữu phú vô ký.

Nhân đã đoạn là sao? Nghĩa là ở đây đều có đủ các pháp tương ưng.

Nhân chưa đoạn là sao? Nghĩa là ở cõi Vô sắc do thấy Tập mà đoạn trừ các thứ tùy miên biến hành và các pháp nó tương ưng.

Ở các cõi Vô sắc mà có các tâm vô phú vô ký, nếu Thể của nó chưa đoạn là do chưa đoạn làm nhân chăng?

Đúng thế Giả sử do chưa đoạn làm nhân mà Thể của nó cũng chưa đoạn chăng?

Đúng thế.