LUẬN A TỲ ĐẠT MA THỨC THÂN TÚC
Tác giả: A la hán Đề Bà Thiết Ma
Hán dịch: Đời Đường, Tam Tạng Pháp sư Huyền Tráng
Việt dịch: Cư sĩ Nguyên Huệ

 

QUYỂN 3

Uẩn thứ 2: BỔ ĐẶC GIÀ LA, phần 2

* Tụng nêu tổng quát thứ nhất (Phần sau):

Ba thứ tự tạo tác

Thấy nghe hiểu biết sau.

– Luận giả về Bổ-đặc-già-la nói như thế nầy: Là nghĩa chắc thật, là nghĩa thù thắng, Bổ-đặc-già-la có thể đạt được, có thể chứng đắc, là hiện có cùng có, thế nên nhất định có Bổ-đặc-già-la.

– Luận giả về tánh không nêu câu hỏi: Ông có cho điều nầy là đúng chăng? Nghĩa là trong Khế kinh, Đức Thế Tôn đã khéo giảng nói lời thiện, ngữ thiện, có nói: Ba thứ Bổ-đặc-già-la như thế quyết định an lập không cùng lẫn lộn, đó là Bổ-đặc-già-la học, Bổ-đặc-giàla vô học và Bổ-đặc-già-la phi học phi vô học.

Người ấy đáp: Đúng như vậy.

Pháp cũng có ba thứ, tức là pháp hữu học, pháp vô học và pháp phi học phi vô học.

Người ấy đáp: Đúng như vậy.

Lại hỏi người ấy: Ông có cho điều nầy là đúng chăng? Trước là Bổ-đặc-già-la phi học phi vô học, kế đến là thành có học, đã thành có học rồi sau thành vô học, đã thành vô học rồi lại thành Bổ-đặc-già-la hữu học.

Người ấy đáp: Đúng như vậy.

Lại hỏi người ấy: Ông có cho điều nầy là đúng chăng? Trước là pháp phi học phi vô học, kế đến là thành có học, đã thành có học rồi sau thành vô học, đã thành vô học rồi lại thành pháp học.

Đáp: Không đúng.

Ông nên lắng nghe kẻo bị rơi vào chỗ thua. Nếu trước là Bổđặc-già-la phi học phi vô học, kế đến thành học, đã thành học rồi sau thành vô học. Thành vô học rồi lại thành Bổ-đặc-già-la hữu học. Tức là nên nói trước là pháp phi học phi vô học, kế đến thành học, đã thành học rồi sau thành vô học. Thành vô học rồi lại thành pháp học. Ông nói như thế là không hợp đạo lý. Nếu ông không nói trước là pháp phi học phi vô học, kế đến thành có học, đã thành có học, sau thành vô học, thành vô học rồi lại trở thành pháp học, tức không nên nói trước là Bổ-đặc-già-la phi học phi vô học, kế đó thành có học, đã thành có học rồi, sau thành vô học, thành vô học rồi lại thành Bổđặc-già-la có học. Nói trước là Bổ-đặc-già-la phi học phi vô học, kế đó thành học, đã thành học rồi, sau thành vô học. Thành vô học rồi lại thành Bổ-đặc-già-la có học, là không hợp đạo lý.

– Luận giả về Bổ-đặc-già-la nói như thế nầy: Có ngã, hữu tình, thọ mạng, sinh ra, nuôi dưỡng, thành sĩ phu, Bổ-đặc-già-la. Do có Bổ-đặc-già-la nên có thể tạo ra các nghiệp, hoặc thuận lạc thọ, hoặc thuận khổ thọ, hoặc thuận thọ không khổ không lạc. Người kia đã tạo các nghiệp thuận lạc thọ rồi sẽ nhận lãnh các lạc thọ, tạo các nghiệp thuận khổ thọ rồi sẽ nhận lãnh các khổ thọ, tạo các nghiệp thuận thọ không khổ không lạc rồi sẽ nhận lãnh các thọ không khổ không lạc.

– Luận giả về tánh không nêu câu hỏi: Ông có cho điều nầy là đúng chăng? Tự mình tạo ra khổ vui?

Đáp: Không đúng.

Ông nên lắng nghe kẻo bị rơi vào chỗ thua. Nếu có ngã, hữu tình, thọ mạng, sinh ra, nuôi dưỡng, thành sĩ phu, Bổ-đặc-già-la. Do có Bổ-đặc-già-la nên có thể tạo ra các nghiệp hoặc thuận lạc thọ, hoặc thuận khổ thọ, hoặc thuận thọ không khổ không lạc. Người kia đã tạo các nghiệp thuận lạc thọ thì sẽ nhận lãnh các lạc thọ, đã tạo các nghiệp thuận khổ thọ thì sẽ nhận lãnh các khổ thọ, đã tạo các nghiệp thuận thọ không khổ không lạc thì sẽ nhận lãnh các thọ không khổ không lạc, tức là nên nói tự mình tạo ra khổ vui. Ông nói lời ấy là không hợp đạo lý. Nếu ông không nói tự mình tạo ra khổ vui thì không nên nói là có ngã, hữu tình, thọ mạng, sinh ra, nuôi lớn, thành sĩ phu, Bổ-đặc-già-la. Do có Bổ-đặc-già-la nên có thể tạo ra các nghiệp hoặc thuận lạc thọ, hoặc thuận khổ thọ, hoặc thuận thọ không khổ không lạc. Người kia tạo ra các nghiệp thuận lạc thọ rồi thì sẽ nhận lãnh lạc thọ, tạo ra các nghiệp thuận khổ thọ rồi thì sẽ nhận lãnh khổ thọ, tạo ra các nghiệp thuận thọ không khổ không lạc rồi thì sẽ nhận lãnh thọ không khổ không lạc. Nếu nói như thế là không hợp đạo lý.

Còn như nói: Tự mình tạo ra khổ vui. Nên hỏi người ấy: Ông có cho điều nầy là đúng chăng? Nghĩa là trong Khế kinh, Đức Thế Tôn đã khéo giảng nói lời thiện, ngữ thiện, có nói: Vì ông Siêm-bộ-lư xuất gia, nên ngoại đạo nói Siêm-bộ-lư đã nhận lãnh các thứ hữu dục khiến tự mình tạo ra các khổ vui. Chuyện về Siêm-bộ-lư ta không nói hết.

Người ấy đáp: Đúng như vậy.

Ông nên lắng nghe kẻo bị rơi vào chỗ thua. Nếu tự mình tạo ra khổ vui thì không nên nói, nghĩa là trong Khế kinh Đức Thế Tôn đã khéo giảng nói lời thiện, ngữ thiện, có kể: Vì ông Siêm-bộ-lư xuất gia nên ngoại đạo nói Siêm-bộ-lư đã nhận lãnh các thứ hữu dục khiến tự mình tạo ra các khổ vui. Chuyện về Siêm-bộ-lư ta không nói hết.

Ông nói như thế là không hợp đạo lý. Ông nay nếu nói nghĩa là trong khế hợp Đức Thế Tôn đã khéo giảng nói lời thiện, ngữ thiện, có nói về việc Siêm-bộ-lư như vừa kể trên, tức không nên nói tự mình tạo ra các khổ vui, vì nói tự mình tạo ra các khổ vui là không hợp đạo lý.

Nếu nói như vầy: Người khác đã tạo ra khổ vui, nên hỏi người ấy: Ông có cho điều nầy là đúng chăng? Nghĩa là trong Khế kinh, Đức Thế Tôn đã khéo giảng nói lời thiện, ngữ thiện, có kể: Vì Siêmbộ-lư xuất gia nên ngoại đạo nói Siêm-bộ-lư nhận khác lãnh khác, hoặc hữu dục khiến kẻ khác tạo ra khổ vui, việc của Siêm-bộ-lư nầy ta không nói hết.

Người ấy đáp: Đúng như vậy.

Ông nên lắng nghe kẻo bị rơi vào chỗ thua. Nếu kẻ khác tạo ra các khổ vui, tức không nên nói theo như trong Khế kinh, Đức Thế Tôn đã khéo giảng nói lời thiện, ngữ thiện, đã nói: Vì Siêm-bộ-lư xuất gia nên ngoại đạo nói Siêm-bộ-lư nhận khác lãnh khác các thứ hữu dục khiến kẻ khác tạo ra khổ vui, việc ông Siêm-bộ-lư nầy ta không nói hết. Ông nói như thế là không đúng đạo lý. Ông nay nếu nói là trong Khế kinh Đức Thế Tôn đã khéo giảng nói lời thiện, ngữ thiện, có nói: Vì Siêm-bộ-lư xuất gia, nên ngoại đạo nói Siêm-bộ-lư nhận khác lãnh khác về các thứ hữu dục khiến kẻ khác tạo ra khổ vui, việc Siêm-bộ-lư nầy ta không nói hết, tức không nên nói kẻ khác tạo ra khổ vui. Nói kẻ khác tạo ra các khổ vui là không đúng đạo lý.

– Luận giả về Bổ-đặc-già-la nói như thế nầy: Có ngã, hữu tình, thọ mạng, sinh ra, nuôi dưỡng, thành sĩ phu, Bổ-đặc-già-la. Do có Bổ-đặc-già-la nên có thể tạo ra các nghiệp, hoặc thuận lạc thọ, hoặc thuận khổ thọ, hoặc thuận thọ không khổ không lạc. Người kia tạo ra các nghiệp thuận lạc thọ rồi sẽ nhận lãnh các lạc thọ, tạo ra các nghiệp thuận khổ thọ rồi sẽ nhận lãnh các khổ thọ, tạo ra các nghiệp thuận thọ không khổ không lạc rồi sẽ nhận lãnh các thọ không khổ không lạc.

– Luận giả về tánh không nêu câu hỏi: Ông có cho điều nầy là đúng chăng? Đây làm đây nhận?

Đáp: Không đúng.

Ông nên lắng nghe kẻo bị rơi vào chỗ thua. Nếu có ngã, hữu tình, thọ mạng, sinh ra, nuôi lớn, thành sĩ phu, Bổ-đặc-già-la. Do có Bổ-đặc-già-la nên có thể tạo ra các nghiệp hoặc thuận lạc thọ, hoặc thuận khổ thọ, hoặc thuận thọ không khổ không lạc. Người kia tạo ra các nghiệp thuận lạc thọ rồi sẽ nhận lãnh các lạc thọ, tạo ra các nghiệp thuận khổ thọ rồi sẽ nhận lãnh các khổ thọ, tạo ra các nghiệp thuận thọ không khổ không lạc rồi sẽ nhận lãnh các thọ không khổ không lạc, tức là nên nói đây làm đây nhận. Lời ông nói đó là không đúng đạo lý. Nếu ông không nói đây làm đây nhận, thì không nên nói có ngã, hữu tình, thọ mạng, sinh ra, nuôi lớn, thành sĩ phu, Bổđặc-già-la. Do có Bổ-đặc-già-la nên có thể tạo ra các nghiệp hoặc thuận lạc thọ, hoặc thuận khổ thọ, hoặc thuận thọ không khổ không lạc. Người kia đã tạo ra các nghiệp thuận với lạc thọ rồi sẽ nhận lãnh các lạc thọ, tạo ra các nghiệp thuận với khổ thọ rồi sẽ nhận lãnh các khổ thọ, tạo ra các nghiệp thuận với thọ không khổ không lạc sẽ nhận lãnh các thọ không khổ không lạc. Nếu nói như vừa nêu là không đúng đạo lý.

Nếu nói như vầy: Đây làm đây nhận, nên hỏi người ấy: Ông có cho điều nầy là đúng chăng? Nghĩa là trong Khế kinh, Đức Thế Tôn đã khéo giảng nói lời thiện, ngữ thiện, có nói: Vì một vị Phạm chí nên nói: Nầy Phạm chí! Đây làm đây nhận là rơi vào biên thường.

Người ấy đáp: Đúng như vậy.

Ông nên lắng nghe kẻo bị rơi vào chỗ thua. Nếu đây làm đây nhận thì không nên nói là theo như trong Khế kinh, Đức Thế Tôn đã khéo giảng nói lời thiện, ngữ thiện, có nói: Vì một vị Phạm chí nên nói: Nầy Phạm chí! Đây làm đây nhận là rơi vào biên thường. Lời ông nói đó là không đúng đạo lý. Ông nay nếu nói theo như trong Khế kinh, Đức Thế Tôn đã khéo giảng nói lời thiện, ngữ thiện có nói: Vì một Phạm chí nên nói: Nầy Phạm chí! Đây làm đây nhận là rơi vào biên thường, tức không nên nói đây làm đây nhận. Nếu nói đây làm đây nhận là không đúng đạo lý.

Nếu nói: Làm khác nhận khác, nên hỏi người ấy: Ông có cho điều nầy là đúng chăng? Nghĩa là trong Khế kinh Đức Thế Tôn đã khéo giảng nói lời thiện, ngữ thiện, có nói: Vì một Phạm chí nên nói: Nầy Phạm chí! Làm khác nhận khác là rơi vào biên đoạn.

Người ấy đáp: Đúng như vậy.

Ông nên lắng nghe kẻo bị rơi vào chỗ thua. Nếu làm khác nhận khác thì không nên nói là theo như trong Khế kinh, Đức Thế Tôn đã khéo giảng nói lời thiện, ngữ thiện, có nói: Vì một Phạm chí nên nói: Nầy Phạm chí! Làm khác nhận khác là rơi vào biên đoạn. Ông nói điều đó là không đúng đạo lý. Ông nay nếu nói là theo trong Khế kinh, Đức Thế Tôn đã khéo giảng nói lời thiện, ngữ thiện có nói: Vì một Phạm chí nên nói: Nầy Phạm chí! Làm khác nhận khác là rơi vào biên đoạn, tức không nên nói là làm khác nhận khác. Nói làm khác nhận khác là không đúng đạo lý.

– Luận giả về Bổ-đặc-già-la nói như thế nầy: Có ngã, hữu tình, thọ mạng, sinh ra, nuôi dưỡng, thành sĩ phu, Bổ-đặc-già-la. Do có Bổ-đặc-già-la nên ở trong các pháp thấy, nghe, hiểu, biết, đã có được, đã tìm cầu, ý theo tầm tứ.

– Luận giả về tánh không nêu câu hỏi: Ông có cho điều nầy là đúng chăng? Nghĩa là trong Khế kinh, Đức Thế Tôn đã khéo giảng nói lời thiện, ngữ thiện, có nói: Vì Bí-sô Bản-mục-lư-át-lý-sắt-trá, nên nói: Nầy Bí-sô! Trong các pháp thấy, nghe, hiểu, biết, đã có được, đã tìm cầu, ý theo tầm tứ, như thế tất cả đều không phải là ngã, ngã sở, cũng không phải là ngã của ngã, dùng chánh tuệ để quán thấy đúng như thật như vậy.

Người ấy đáp: Đúng như vậy.

Ông nên lắng nghe kẻo bị rơi vào chỗ thua. Nếu có ngã, hữu tình, thọ mạng, sinh ra, nuôi lớn, thành sĩ phu, Bổ-đặc-già-la. Do có Bổ-đặc-già-la nên ở trong các pháp thấy, nghe, hiểu, biết đã có được, đã tìm cầu, ý theo tầm tứ, tức không nên nói như trong Khế kinh, Đức Thế Tôn đã khéo giảng nói lời thiện, ngữ thiện có nói: Vì Bí-sô Bảnmục-lư-át-lý-sắt-trá nên nói: Nầy Bí-sô! Trong các pháp thấy, nghe, hiểu, biết, đã có được, đã tìm cầu, ý theo tầm tứ như thế tất cả không phải là ngã, ngã sở, cũng không phải là ngã của ngã, nên dùng chánh tuệ để quán thấy đúng như thật như thế. Ông nói lời ấy là không đúng đạo lý. Ông nay nếu nói nghĩa là như trong khế hợp, nói rộng cho đến nên dùng chánh tuệ quán thấy đúng như thật như thế, tức không nên nói là có ngã, hữu tình, thọ mạng, sinh ra, nuôi lớn, thành sĩ phu, Bổ-đặc-già-la. Do có Bổ-đặc-già-la nên ở trong các pháp thấy, nghe, hiểu, biết, đã có được, đã tìm cầu, ý theo tầm tứ. Nói có ngã, hữu tình, thọ mạng, sinh ra, nuôi lớn, thành sĩ phu, Bổ-đặc-già-la, do có Bổ-đặc-già-la nên ở trong các pháp thấy, nghe, hiểu, biết, đã có được, đã tìm cầu, ý theo tầm tứ là không đúng đạo lý.

***

Uẩn thứ 2: BỔ ĐẶC GIÀ LA, phần 3

* Tụng nêu tổng quát thứ hai:

Nói Từ duyên nơi nào?

Thức thân cùng niệm trụ

Các giác chi đạt được

Hữu vi và vô vi.

– Luận giả về tánh không nói như thế nầy: Là nghĩa đúng thực, là nghĩa thù thắng, Bổ-đặc-già-la không phải có thể đạt được, không phải có thể chứng đắc, không phải là hiện có, không phải là cùng có, thế nên không có Bổ-đặc-già-la.

– Luận giả về Bổ-đặc-già-la nêu câu hỏi: Nầy Cụ thọ! Tâm Từ duyên nơi nào?

Đáp: Nơi các pháp tánh là có cùng có, do tưởng cùng tưởng, nên giả nói về hữu tình. Ở trong nghĩa nầy tâm từ duyên nơi chấp thọ có các uẩn tiếp nối.

Người kia hỏi: Ông nói tâm từ duyên nơi chấp thọ có các uẩn nối tiếp nhau phải chăng?

Đáp: Đúng vậy.

Người kia lại hỏi: Ông có cho điều nầy là đúng chăng? Nghĩa là trong Khế kinh, Đức Thế Tôn đã khéo giảng nói lời thiện, ngữ thiện, có nói: Nên khiến cho hữu tình luôn có đủ an lạc. Tư duy như thế mà nhập Tam muội từ.

Người nầy đáp: Đúng vậy.

Người kia nói: Ông nên lắng nghe kẻo bị rơi vào chỗ thua. Nếu tâm từ duyên nơi chấp thọ, các uẩn tiếp nối nhau, thì không nên nói theo như trong Khế kinh, Đức Thế Tôn đã khéo giảng lời thiện, ngữ thiện, có nói: Nên khiến cho hữu tình có đầy đủ các thứ an vui. Tư duy như thế mà nhập Tam muội từ. Ông nói như vậy là không hợp đạo lý. Ông nay nếu nói: Nghĩa là trong Khế kinh, nói rộng cho đến tư duy như thế nhập Tam muội từ thì không nên nói là tâm từ duyên nơi chấp thọ có các uẩn nối tiếp. Nói tâm từ duyên nơi chấp thọ có các uẩn nối tiếp nhau là không đúng đạo lý.

Nên hỏi người ấy: Ông có cho điều nầy là đúng chăng? Nghĩa là trong Khế kinh, Đức Thế Tôn đã khéo giảng nói lời thiện, ngữ thiện, có nói: Có sáu thức thân, đó là nhãn thức, nhĩ thức, tỷ thức, thiệt thức, thân thức, ý thức.

Người ấy đáp: Đúng vậy.

Lại hỏi: Nầy Cụ thọ! Tâm từ cùng tương ưng với thức thân nào? Với nhãn thức hay nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức? Nếu nói tương ưng với nhãn thức, tức nó không duyên với hữu tình, vì các nhãn thức chỉ duyên với sắc. Nếu nói tương ưng với nhĩ thức, tức nó không duyên với hữu tình, vì các nhĩ thức chỉ duyên với tiếng. Nếu nói tương ưng với tỷ thức, tức nó không duyên với hữu tình, vì các tỷ thức chỉ duyên với hương. Nếu nói tương ưng với thiệt thức, tức nó không duyên với hữu tình, vì các thiệt thức chỉ duyên với vị. Nếu nói tương ưng với thân thức, tức nó không duyên với hữu tình, vì các thân thức chỉ duyên với xúc. Nếu nói tương ưng với ý thức, tức nó không duyên với hữu tình, vì các ý thức chỉ duyên nơi pháp. Nếu nói không tương ưng với các thức nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý, tức nêu riêng có thức thứ bảy của hữu tình tương ưng với tâm từ. Về sự tương ưng với thức thứ bảy nầy, Đức Thế Tôn không hiện đẳng giác.

Nầy Cụ thọ! Đức Thế Tôn ở trong sự vô úy đã nói: Ta đối với các pháp luôn hiện bày chánh đẳng giác. Nếu có Sa-môn, Bà-la-môn, hoặc Thiên, Ma, Phạm v.v… đúng như pháp nêu vấn nạn hoặc khiến nhớ nghĩ, ở trong pháp ấy nói Ta không hiện đẳng giác, Ta đối với chánh kiến như thế cho là không duyên với chánh kiến của mình. Khi không duyên với chúng Ta luôn được an ổn, trụ nơi không còn có sợ hãi, tự xưng là bậc Đại tiên tôn quý, đang chuyển đại pháp luân, là tiếng gầm lớn của sư tử trong đại chúng.

Nầy Cụ thọ! Nếu như thế há không phải là đã vấn nạn cho Phật là vô trí sao?

Người kia nói: Nầy Cụ thọ! Tôi không hề vấn nạn Phật cho là kẻ vô trí, vì Đức Thế Tôn đối với sự việc đó tuy hiện bày đẳng giác, nhưng không tuyên thuyết.

Nầy Cụ thọ! Đức Thế Tôn đã từng vì Tôn giả A-nan-đà, nói: Nầy A-nan-đà! Ta đối với các pháp luôn nêu giảng không hề gián đoạn. Nghĩa là các pháp bốn niệm trụ, bốn chánh đoạn, bốn như ý túc, năm căn, năm lực, bảy đẳng giác chi, tám chi Thánh đạo v.v… Nầy A-nan-đà! Như Lai đối với các pháp không hề là bậc thầy luôn nắm giữ nơi bàn tay, nghĩa là tự mình che giấu sợ người khác nhận biết chỗ không hiểu biết của mình.

Nầy Cụ thọ! Nếu như thế không phải là đã vấn nạn Phật là bậc thầy luôn nắm giữ sao?

Người kia nói: Nầy Cụ thọ! Tôi không hề vấn nạn Phật cho là vô trí, cũng không vấn nạn Phật cho là bậc thầy đã nắm giữ sự hiểu biết. Vì Đức Thế Tôn đối với sự việc ấy tuy hiện đẳng giác nhưng không tuyên thuyết. Nầy Cụ thọ! Đức Thế Tôn có nói trong Kinh Thăng Nhiếp Ba Lâm: Nầy các Bí-sô! Cho đến khắp cả đại địa nhiều như số lá cây nơi rừng Thăng Nhiếp Ba nầy, Ta đối với các pháp đó đều tự nhiên nhận biết rõ, tuy hiện bày đẳng giác nhưng không vì người khác giảng nói. Thế nên Đức Thế Tôn nơi sự hiểu biết như thế, tuy hiện đẳng giác nhưng không tuyên thuyết.

Nên hỏi người ấy: Nầy Cụ thọ! Nơi đoạn kinh đó, không nói thêm điều gì khác nữa chăng? Nghĩa là như Đức Thế Tôn nói: Nầy các Bí-sô! Nơi những pháp kia không thể dẫn đến nghĩa lý, không thể dẫn đến điều thiện, không thể dẫn đến pháp môn, cũng không dẫn đến phạm hạnh, không giúp chứng đạt thần thông, không giúp chứng đắc đẳng giác hay chứng đắc Niết-bàn.

Giả như có loại Bổ-đặc-già-la như thế, cũng không thể dẫn đến nghĩa lý, không thể dẫn đến điều thiện, không thể dẫn đến pháp môn, cũng không dẫn đến phạm hạnh, không giúp chứng đạt thần thông, chứng đắc đẳng giác, chứng đắc Niết-bàn, tức là vô dụng. Thế nên không có Bổ-đặc-già-la.

– Luận giả về tánh không nói như thế nầy: Là nghĩa đúng thực, là nghĩa thù thắng, Bổ-đặc-già-la không phải có thể đạt được, không phải có thể chứng đắc, không phải là hiện có, không phải là cùng có, thế nên không có Bổ-đặc-già-la.

– Luận giả về Bổ-đặc-già-la nêu câu hỏi: Nầy Cụ thọ! Tâm từ duyên vào nơi chốn nào?

Đáp: Các pháp tánh có cùng có, do tưởng cùng tưởng nên giả nói về hữu tình. Ở trong nghĩa nầy tâm từ duyên nơi chấp thọ có các uẩn nối tiếp.

Người kia hỏi: Ông nói tâm từ duyên nơi chấp thọ có các uẩn nối tiếp nhau chăng?

Đáp: Đúng vậy.

Người kia lại hỏi: Ông có cho điều nầy là đúng chăng? Nghĩa là trong Khế kinh, Đức Thế Tôn đã khéo giảng nói lời thiện, ngữ thiện, có nói: Nên khiến các hữu tình luôn đầy đủ an lạc. Tư duy như thế mà nhập Tam muội từ?

Đáp: Đúng vậy.

Lại nói: Ông nên lắng nghe kẻo bị rơi vào chỗ thua. Nếu tâm từ duyên nơi chấp thọ có các uẩn tiếp nối, tức không nên nói là trong Khế kinh, Đức Thế Tôn đã khéo giảng nói lời thiện, ngữ thiện, có nói: Nên khiến các hữu tình luôn có đủ an vui. Tư duy như thế mà nhập Tam muội từ. Ông nói điều đó là không đúng đạo lý. Ông nay nếu nói theo như trong Khế kinh, Đức Thế Tôn đã khéo giảng nói lời thiện, ngữ thiện, có nói: Nên khiến cho các hữu tình luôn có đủ an lạc. Tư duy như thế mà nhập Tam muội từ, tức không nên nói tâm từ duyên nơi chấp thọ có các uẩn nối tiếp, vì nói như vậy là không đúng đạo lý.

Nên hỏi người ấy: Ông có cho điều nầy là đúng không? Nghĩa là trong Khế kinh, Đức Thế Tôn đã khéo giảng nói lời thiện, ngữ thiện, có nói: Có bốn niệm trụ, là thân niệm trụ, thọ niệm trụ, tâm niệm trụ và pháp niệm trụ.

Người ấy đáp: Đúng vậy.

Lại hỏi: Nầy Cụ thọ! Tâm từ tương ưng với những niệm trụ nào? Tương ưng với thân niệm trụ, hay thọ, hay tâm, hay pháp niệm trụ? Nếu nói tương ưng với thân niệm trụ tức nó không duyên với hữu tình, vì thân niệm trụ chỉ duyên với thân. Nếu nói tương ưng với thọ niệm trụ tức nó không duyên với hữu tình, vì thọ niệm trụ chỉ duyên với thọ. Nếu nói tương ưng với tâm niệm trụ tức nó không duyên với hữu tình, vì tâm niệm trụ chỉ duyên với tâm. Nếu nói tương ưng pháp niệm trụ tức nó không duyên với hữu tình, vì pháp niệm trụ chỉ duyên nơi pháp. Nếu nói không tương ưng với bốn niệm trụ thân, thọ, tâm, pháp, tức nên riêng có niệm trụ thứ năm của hữu tình tương ưng với tâm từ. Niệm trụ nầy Đức Thế Tôn không hiện đẳng giác.

Nầy Cụ thọ! Đức Thế Tôn ở trong sự vô úy đã nói: Ta đối với các pháp đều hiện bày Chánh đẳng giác. Nếu có Sa-môn, Bà-la-môn, hoặc Thiên, Ma, Phạm v.v… đúng như pháp nêu vấn nạn, hoặc khiến nhớ nghĩ, ở trong pháp ấy nói Ta không hiện bày đẳng giác. Ta đối với chánh kiến như thế cho là chúng không duyên với chánh kiến của mình. Khi không duyên với chúng Ta luôn được an ổn trụ nơi chốn không còn có sợ hãi, tự xưng là bậc Đại tiên tôn quý, đang chuyển đại phạm luân, là tiếng gầm lớn của sư tử trong đại chúng.

Nầy Cụ thọ! Như thế há không phải là vấn nạn Phật cho là vô trí?

Người kia nói: Nầy Cụ thọ! Tôi không hề vấn nạn Phật cho là vô trí. Đức Thế Tôn đối với việc đó tuy hiện bày đẳng giác nhưng không tuyên thuyết.

Nầy Cụ thọ! Đức Thế Tôn đã từng vì Tôn giả A-nan-đà nói: Nầy A-nan-đà! Ta đối với các pháp luôn tuyên thuyết không gián đoạn. Nghĩa là các pháp bốn niệm trụ, bốn chánh đoạn, bốn như ý túc, năm căn, năm lực, bảy đẳng giác chi, tám chi Thánh đạo v.v… Nầy Tôn giả A-nan-đà! Như Lai đối với các pháp không hề như vị thầy luôn nắm giữ nơi bàn tay, nghĩa là tự mình che giấu sợ người khác nhận biết chỗ không hiểu biết của mình.

Nầy Cụ thọ! Nếu như thế chẳng phải là đã vấn nạn Phật là vị thầy luôn nắm giữ sự hiểu biết?

Người kia nói: Nầy Cụ thọ! Tôi không hề vấn nạn Phật cho là vô trí, cũng không vấn nạn Phật cho là vị thầy luôn nắm giữ sự hiểu biết. Vì Đức Thế Tôn đối với sự việc đó tuy hiện bày đẳng giác nhưng không tuyên thuyết. Nầy Cụ thọ! Đức Thế Tôn trong kinh Thăng Nhiếp Ba Lâm đã nói: “Nầy các Bí-sô! Cho đến khắp đại địa nhiều như số lá cây nơi rừng Thăng Nhiếp Ba, Ta đối với các pháp đó đều tự nhiên hiểu biết rõ, tuy hiện đẳng giác nhưng không vì người khác giảng nói”. Thế nên Đức Thế Tôn đối với các niệm trụ kia tuy hiện đẳng giác nhưng không nêu bày.

Nên hỏi người ấy: Nầy Cụ thọ! Nơi đoạn kinh kia không còn nói thêm điều gì khác nữa chăng? Nghĩa là như Đức Thế Tôn nói: Nầy các Bí-sô! Những pháp kia rõ ràng là không thể dẫn đến nghĩa lý, không thể dẫn đến điều thiện, không thể dẫn đến pháp môn, cũng không đưa đến phạm hạnh, không giúp chứng được thần thông, chứng đắc Đẳng giác, chứng đắc Niết-bàn. Giả như có loại Bổ-đặc-già-la như thế, cũng không thể dẫn đến nghĩa lý, không thể dẫn đến điều thiện, không thể dẫn đến pháp môn, không giúp chứng được thần thông, chứng đắc Đẳng giác, chứng đắc Niết-bàn, tức là vô dụng. Thế nên không có Bổ-đặc-già-la.

– Luận giả về tánh không nói như thế nầy: Là nghĩa đúng thực, là nghĩa thù thắng, Bổ-đặc-già-la không phải có thể đạt được, không phải có thể chứng đắc, không phải là hiện có, không phải là cùng có, thế nên không có Bổ-đặc-già-la.

– Luận giả về Bổ-đặc-già-la nêu câu hỏi: Nầy Cụ thọ! Tâm từ duyên nơi nào?

Đáp: Các thứ pháp tánh có cùng có, do tưởng cùng tưởng nên giả nói về hữu tình. Ở trong nghĩa nầy thì tâm từ duyên nơi chấp thọ có các uẩn nối tiếp.

Người kia hỏi: Ông nói tâm từ duyên nơi chấp thọ có các uẩn tiếp nối chăng?

Đáp: Đúng vậy.

Người kia lại hỏi: Ông có cho điều nầy là đúng chăng? Nghĩa là trong Khế kinh, Đức Thế Tôn đã khéo giảng nói lời thiện, ngữ thiện, có nói: Nên khiến cho hữu tình luôn có đủ an lạc. Tư duy như thế mà nhập Tam muội từ.

Người nầy đáp: Đúng vậy.

Người kia nói: Ông nên lắng nghe kẻo bị rơi vào chỗ thua. Nếu tâm từ duyên nơi chấp thọ có các uẩn tiếp nối thì không nên nói là trong Khế kinh, Đức Thế Tôn đã khéo giảng nói lời thiện, ngữ thiện, có nói: Nên khiến cho hữu tình luôn có đủ an lạc. Tư duy như thế mà nhập Tam muội từ. Ông nói như thế là không đúng đạo lý. Ông nay nếu nói trong Khế kinh, Đức Thế Tôn đã khéo giảng nói lời thiện, ngữ thiện, nói rộng cho đến: Tư duy như thế mà nhập Tam muội từ, tức không nên nói tâm từ duyên nơi chấp thọ có các uẩn nối tiếp, vì nói như thế là không đúng đạo lý.

Nên hỏi người ấy: Ông có cho điều nầy là đúng không? Nghĩa là trong Khế kinh, Đức Thế Tôn đã khéo giảng nói lời thiện, ngữ thiện, có nói: Có bảy đẳng giác chi, là niệm, trạch pháp, tinh tấn, hỷ, khinh an, định và xả.

Người ấy đáp: Đúng vậy.

Lại hỏi: Nầy Cụ thọ! Tâm từ tương ưng với những giác chi nào? Tương ưng với niệm giác chi hay trạch pháp, tinh tấn, hỷ, khinh an, định và xả? Nếu nói tâm từ tương ưng với niệm giác chi tức nó không duyên với hữu tình, vì niệm giác chi chỉ duyên nơi pháp. Nếu nói tâm từ tương ưng với trạch pháp, tinh tấn, hỷ, khinh an, định và xả v.v… tức nó không duyên với hữu tình, vì các giác chi như xả v.v… chỉ duyên nơi pháp. Nếu nói tâm từ không tương ưng với bảy giác chi như niệm v.v…, tức nên riêng có giác chi thứ tám của hữu tình tương ưng với tâm từ. Giác chi nầy Đức Thế Tôn không hiện bày đẳng giác.

Nầy Cụ thọ! Trong sự vô úy, Đức Thế Tôn có nói: Ta đối với các pháp đều hiện bày Chánh đẳng giác. Nếu có Sa-môn, Bà-la-môn, hoặc Thiên, Ma, Phạm v.v… đúng như pháp nêu vấn nạn, hoặc khiến nhớ nghĩ, ở trong pháp ấy nói Ta không hiện bày đẳng giác. Ta đối với chánh kiến như thế cho là không duyên với chánh kiến của mình. Khi không duyên với chúng Ta luôn được an ổn trụ nơi chốn không có sự sợ hãi, tự xưng là bậc Đại tiên tôn quý, đang chuyển đại phạm luân, là tiếng gầm lớn của sư tử trong đại chúng.

Nầy Cụ thọ! Nếu như thế há chẳng phải là đã vấn vấn nạn Phật cho là vô trí?

Người kia nói: Nầy Cụ thọ! Tôi không hề vấn nạn Phật cho là vô trí, vì Đức Thế Tôn đối với các sự việc ấy tuy đã hiện đẳng giác nhưng không tuyên thuyết.

Nầy Cụ thọ! Đức Thế Tôn đã từng vì Tôn giả A-nan-đà nói: Nầy Tôn giả A-nan-đà! Ta đối với các pháp luôn giảng nói không gián đoạn. Nghĩa là các pháp: bốn niệm trụ, bốn chánh đoạn, bốn như ý túc, năm căn, năm lực, bảy đẳng giác chi, tám chi Thánh đạo v.v… Nầy Tôn giả A-nan-đà! Như Lai đối với các pháp không hề là vị thầy nắm giữ chặt sự hiểu biết, nghĩa là tự che giấu sợ người khác nhận biết điều không hiểu biết của mình.

Nầy Cụ thọ! Nếu như thế chẳng phải là đã vấn nạn cho Phật là vị thầy luôn nắm giữ chặt sự hiểu biết?

Người kia nói: Nầy Cụ thọ! Tôi không hề vấn nạn Phật cho là vô trí, cũng không vấn nạn Phật cho là vị thầy luôn nắm giữ sự hiểu biết. Vì Đức Thế Tôn đối với các pháp đó tuy đã hiện bày đẳng giác nhưng không tuyên thuyết. Nầy Cụ thọ! Đức Thế Tôn trong kinh Thăng Nhiếp Ba Lâm đã nói: “Nầy các Bí-sô! Cho đến khắp cả đại địa nhiều như số lá cây ở rừng Thăng Nhiếp Ba, Ta đối với các pháp đó đều tự nhiên hiểu biết rõ, tuy hiện bày đẳng giác nhưng không vì kẻ khác nêu giảng”. Thế nên Đức Thế Tôn đối với các giác chi kia tuy đã hiện bày đẳng giác nhưng không tuyên thuyết.

Nên hỏi người ấy: Nầy Cụ thọ! Nơi đoạn kinh kia lại không có nói thêm điều gì khác nữa chăng? Nghĩa là như Đức Thế Tôn nói: Nầy các Bí-sô! Các pháp kia rõ ràng là không thể dẫn đến nghĩa lý, không thể dẫn đến điều thiện, không thể dẫn đến các pháp môn, cũng không dẫn đến phạm hạnh, không giúp chứng được thần thông, chứng đắc Đẳng giác, chứng đắc Niết-bàn. Giả như có loại Bổ-đặcgià-la như thế, cũng không thể dẫn đến nghĩa lý, không thể dẫn đến điều thiện, không thể dẫn đến các pháp môn, cũng không giúp chứng được thần thông, chứng đắc Đẳng giác, chứng đắc Niết-bàn, tức là vô dụng. Thế nên nói không có Bổ-đặc-già-la.

– Luận giả về Bổ-đặc-già-la nói như thế nầy: Hữu vi có thể đạt được, vô vi có thể đạt được, Bổ-đặc-già-la cũng có thể đạt được.

– Luận giả về tánh không nêu câu hỏi: Nầy Cụ thọ! Bổ-đặcgià-la đó nên nói là hữu vi hay là vô vi? Nếu nói là hữu vi nên đồng với hữu vi có thể thiết lập, nghĩa là có sinh trụ dị diệt. Nếu nói là vô vi nên đồng với vô vi có thể thiết lập, tức là không có sinh trụ dị diệt. Nầy Cụ thọ! Đức Thế Tôn vì các Bí-sô nói có hai vật: một là hữu vi, hai là vô vi, ngoài ra không riêng có một vật nào khác. Thế nên không có Bổ-đặc-già-la.

Uẩn thứ 2: BỔ ĐẶC GIÀ LA, phần 4

* Tụng nêu tổng quát thứ ba:

Bổ-đặc-già-la không có không

Các pháp hòa hợp đều tạo tác

Biết rõ do mấy, câu sinh hai

Tâm tánh vô thường rõ ái duyên.

* Có sáu thức thân: Là các thức nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý.

Mắt và sắc làm duyên sinh ra nhãn thức. Như vậy nhãn thức chỉ có thể nhận biết các sắc, không phải là Bổ-đặc-già-la. Bổ-đặc-già-la nầy không phải là nhãn thức đã nhận biết, chỉ có các sắc là đối tượng được nhận biết của nhãn thức. Thế nên nhãn thức nầy không phải là Bổ-đặc-già-la nhận biết.

Lại, mắt và sắc làm duyên sinh ra nhãn thức, ba thứ hòa hợp nên có xúc. Như vậy nhãn xúc chỉ có thể tiếp xúc các sắc, không phải là Bổ-đặc-già-la. Bổ-đặc-già-la nầy không phải là đối tượng được tiếp xúc của nhãn xúc, chỉ có các sắc là đối tượng được tiếp xúc của nhãn xúc. Thế nên nhãn xúc nầy không phải là Bổ-đặc-già-la tiếp xúc.

Lại, mắt và sắc làm duyên sinh ra nhãn thức, ba thứ hòa hợp nên có xúc, xúc làm duyên nên sinh ra thọ. Như vậy nhãn xúc sinh ra thọ, chỉ có thể thọ nhận các sắc, không phải Bổ-đặc-già-la. Bổ-đặcgià-la nầy không phải là thọ do nhãn xúc sinh ra đã thọ nhận, chỉ có các sắc là thọ do nhãn xúc sinh ra đã thọ nhận. Thế nên thọ nầy là do nhãn xúc sinh ra, không phải là Bổ-đặc-già-la tiếp xúc sinh ra thọ.

Lại, mắt và sắc làm duyên sinh ra nhãn thức. Ba thứ mắt, sắc, thức hòa hợp nên có xúc. Xúc làm duyên nên sinh ra tưởng. Như vậy nhãn xúc sinh ra tưởng, chỉ có thể tưởng các sắc, không phải là Bổđặc-già-la. Bổ-đặc-già-la nầy không phải là tưởng do nhãn xúc sinh ra đã nghĩ tưởng, chỉ có các sắc là tưởng do nhãn xúc sinh ra đã nghĩ tưởng. Thế nên tưởng nầy là do nhãn xúc sinh ra, không phải là Bổđặc-già-la tiếp xúc sinh ra tưởng.

Lại, mắt và sắc làm duyên sinh ra nhãn thức, ba thứ hòa hợp nên có xúc. Xúc làm duyên nên sinh ra tư. Như vậy nhãn xúc sinh ra tư, chỉ có thể tư duy các sắc, không phải là Bổ-đặc-già-la. Bổ-đặcgià-la nầy không phải là tư do nhãn xúc sinh ra đã tư duy, chỉ có các sắc là tư do nhãn xúc sinh ra đã tư duy. Thế nên tư nầy là do nhãn xúc sinh ra, không phải Bổ-đặc-già-la tiếp xúc sinh ra tư.

Do các pháp nầy tiếp xúc là Bổ-đặc-già-la thứ năm không thể đạt được, không thể chứng đắc, không phải là hiện có, không phải là cùng có, thế nên không có Bổ-đặc-già-la.

Như nhãn thức, các thức nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý cũng như vậy.

*

* Có sáu thức thân: Là các thức nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý.

Mắt và sắc làm duyên sinh ra nhãn thức. Trong đó, hoặc là mắt, hoặc là sắc, hoặc là nhãn thức đều không phải là Bổ-đặc-già-la, chỉ có mắt và sắc làm duyên sinh ra nhãn thức.

Lại, mắt và sắc làm duyên sinh ra nhãn thức, ba thứ hòa hợp nên có xúc. Trong đó, hoặc là mắt, hoặc là sắc, hoặc là nhãn thức, hoặc là nhãn xúc đều không phải là Bổ-đặc-già-la, chỉ có mắt và sắc làm duyên sinh ra nhãn thức, ba thứ hòa hợp nên có xúc.

Lại, mắt và sắc làm duyên sinh ra nhãn thức, ba thứ hòa hợp nên có xúc, xúc làm duyên nên sinh thọ. Trong đó, hoặc là mắt, hoặc là sắc, hoặc là nhãn thức, hoặc là nhãn xúc, hoặc là nhãn xúc sinh ra thọ đều không phải là Bổ-đặc-già-la, chỉ có mắt và sắc làm duyên sinh ra nhãn thức, ba thứ hòa hợp nên có xúc, xúc làm duyên nên sinh thọ.

Lại, mắt và sắc làm duyên sinh ra nhãn thức, ba thứ hòa hợp nên có xúc, xúc làm duyên nên sinh tưởng. Trong đó, hoặc là mắt, hoặc là sắc, hoặc là nhãn thức, hoặc là nhãn xúc, hoặc là nhãn xúc sinh ra tưởng đều không phải Bổ-đặc-già-la, chỉ có mắt và sắc làm duyên sinh ra nhãn thức, ba thứ hòa hợp nên có xúc, xúc làm duyên nên sinh tưởng.

Lại, mắt và sắc làm duyên sinh ra nhãn thức, ba thứ hòa hợp nên có xúc, xúc làm duyên nên sinh tư. Trong đó, hoặc là mắt, hoặc là sắc, hoặc là nhãn thức, hoặc là nhãn xúc, hoặc là nhãn xúc sinh ra tư đều không phải là Bổ-đặc-già-la, chỉ có mắt và sắc làm duyên sinh ra nhãn thức, ba thứ hòa hợp nên có xúc, xúc làm duyên nên sinh tư.

Do các pháp nầy tiếp xúc là Bổ-đặc-già-la thứ năm không thể đạt được, không thể chứng đắc, không phải là hiện có, không phải là cùng có, thế nên không có Bổ-đặc-già-la.

Như nhãn thức, các thức nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý cũng như vậy.

*

* Có sáu thức thân: Là các thức nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý.

Mắt và sắc làm duyên sinh ra nhãn thức. Ở đây, mắt sinh, sắc sinh, nhãn thức không sinh, như vậy là không thể được. Mắt sinh, sắc sinh, nhãn thức cũng sinh, như vậy là có thể được. Ở đây, mắt diệt, sắc diệt, nhãn thức không diệt, như vậy là không thể được. Mắt diệt, sắc diệt, nhãn thức cũng diệt, như vậy là có thể được.

Lại, mắt và sắc làm duyên sinh ra nhãn thức, ba thứ hòa hợp nên có xúc. Ở đây, mắt sinh, sắc sinh, nhãn thức sinh, nhãn xúc không sinh, như vậy là không thể được. Mắt sinh, sắc sinh, nhãn thức sinh, nhãn xúc cũng sinh, như vậy là có thể được. Ở đây, mắt diệt, sắc diệt, nhãn thức diệt, nhãn xúc không diệt, như vậy là không thể được. Mắt diệt, sắc diệt, nhãn thức diệt, nhãn xúc cũng diệt, như vậy là có thể được.

Lại, mắt và sắc làm duyên sinh ra nhãn thức, ba thứ hòa hợp nên có xúc, xúc làm duyên nên sinh thọ. Ở đây, mắt, sắc, nhãn thức, nhãn xúc đều sinh nhưng nhãn xúc sinh ra thọ không sinh, như vậy là không thể được. Mắt, sắc, nhãn thức, nhãn xúc đều sinh và nhãn xúc sinh ra thọ cũng sinh, như vậy là có thể được. Ở đây, mắt, sắc, nhãn thức, nhãn xúc đều diệt nhưng nhãn xúc sinh ra thọ không diệt, như vậy là không thể được. Mắt, sắc, nhãn thức, nhãn xúc đều diệt và nhãn xúc sinh ra thọ cũng diệt, như vậy là có thể được.

Lại, mắt và sắc làm duyên sinh ra nhãn thức, ba thứ hòa hợp nên có xúc, xúc làm duyên nên sinh tưởng. Ở đây, mắt, sắc, nhãn thức, nhãn xúc đều sinh nhưng nhãn xúc sinh ra tưởng không sinh, như vậy là không thể được. Mắt, sắc, nhãn thức, nhãn xúc đều sinh và nhãn xúc sinh ra tưởng cũng sinh, như vậy là có thể được. Ở đây, mắt, sắc, nhãn thức, nhãn xúc đều diệt nhưng nhãn xúc sinh ra tưởng không diệt, như vậy là không thể được. Mắt, sắc, nhãn thức, nhãn xúc đều diệt và nhãn xúc sinh ra tưởng cũng diệt, như vậy là có thể được.

Lại, mắt và sắc làm duyên sinh ra nhãn thức, ba thứ hòa hợp nên có xúc, xúc làm duyên nên sinh tư. Ở đây, mắt, sắc, nhãn thức, nhãn xúc đều sinh nhưng nhãn xúc sinh ra tư không sinh, như vậy là không thể được. Mắt, sắc, nhãn thức, nhãn xúc đều sinh và nhãn xúc sinh ra tư cũng sinh, như vậy là có thể được. Ở đây, mắt, sắc, nhãn thức, nhãn xúc đều diệt nhưng nhãn xúc sinh ra tư không diệt, như vậy là không thể được. Mắt, sắc, nhãn thức, nhãn xúc đều diệt và nhãn xúc sinh ra tư cũng diệt, như vậy là có thể được.

Các pháp như thế, xúc là Bổ-đặc-già-la thứ năm, cùng sinh, cùng trụ và cùng diệt. Khi một thứ sinh tất cả cùng sinh, khi một thứ diệt tất cả cùng diệt. Do các pháp nầy nên xúc là Bổ-đặc-già-la thứ năm không thể đạt được, không thể chứng đắc, không phải là hiện có, không phải là cùng có, thế nên không có Bổ-đặc-già-la.

Như nhãn thức, các thức nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý cũng như vậy.

*

* Có sáu thức thân: Là các thức nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý.

Mắt và sắc làm duyên sinh ra nhãn thức. Như thế nhãn thức có thể nhận biết các sắc, không phải là xúc, thọ, tưởng, tư, do có thể nhận biết tướng là nhãn thức.

Lại, mắt và sắc làm duyên sinh ra nhãn thức, ba thứ hòa hợp nên có xúc. Như thế nhãn xúc có thể tiếp xúc các sắc, không phải là thọ, tưởng, tư, thức, do có thể tiếp xúc tướng là nhãn xúc.

Lại, mắt và sắc làm duyên sinh ra nhãn thức, ba thứ hòa hợp nên có xúc, xúc làm duyên nên sinh thọ. Như thế nhãn xúc sinh ra thọ có thể thọ nhận các sắc, không phải là tưởng, tư, thức, xúc, do có thể thọ nhận tướng là thọ do nhãn xúc sinh ra.

Lại, mắt và sắc làm duyên sinh ra nhãn thức, ba thứ hòa hợp nên có xúc, xúc làm duyên nên sinh tưởng. Như thế tưởng do nhãn xúc sinh ra có thể nghĩ tưởng các sắc, không phải là tư, thức, xúc, thọ, do có thể tưởng về tướng là tưởng do nhãn xúc sinh ra.

Lại, mắt và sắc làm duyên sinh ra nhãn thức, ba thứ hòa hợp nên có xúc, xúc làm duyên nên sinh tư. Như thế tư do nhãn xúc sinh ra có thể tư duy các sắc, không phải là thức, xúc, thọ, tưởng, do có thể tư duy về tướng là tư do nhãn xúc sinh ra.

Các pháp như thế, nên xúc là pháp thứ năm đồng sinh, đồng trụ và đồng diệt. Khi một thứ sinh tất cả cùng sinh, khi một thứ diệt tất cả cùng diệt. Đã sinh khởi rồi thì mỗi mỗi thứ đều riêng tạo tác sự việc của mình, không làm công việc của thứ khác. Do các pháp nầy nên xúc là Bổ-đặc-già-la thứ năm không thể đạt được, không thể chứng đắc, không phải là hiện có, không phải là cùng có, thế nên không có Bổ-đặc-già-la.

Như nhãn thức, các thức nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý cũng như vậy.

*

* Có sáu thức thân: Là các thức nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý.

Hỏi: Nhãn thức phân biệt nhận biết những gì, không phân biệt nhận biết những gì?

Đáp: Nhãn thức phân biệt nhận biết các sắc, không phân biệt nhận biết mười một xứ kia. Như thế:

Nhĩ thức phân biệt nhận biết các tiếng, không phân biệt nhận biết mười một xứ kia.

Tỷ thức phân biệt nhận biết các hương, không phân biệt nhận biết mười một xứ kia.

Thiệt thức phân biệt nhận biết các vị, không phân biệt nhận biết mười một xứ kia.

Thân thức phân biệt nhận biết các xúc chạm, không phân biệt nhận biết mười một xứ kia.

Hỏi: Ý thức phân biệt nhận biết những gì?

Đáp: Ý thức phân biệt nhận biết về mắt, sắc và nhãn thức, về tai, tiếng và nhĩ thức, về mũi, hương và tỷ thức, về lưỡi, vị và thiệt thức, về thân, xúc chạm và thân thức, về ý, pháp và ý thức. Sáu thức thân như vậy là chủ thể phân biệt nhận biết, có tánh phân biệt nhận biết, không phải là tánh không phân biệt nhận biết. Bổ-đặc-già-la không có tánh như vậy, thế nên không có Bổ-đặc-già-la.

*

* Có mười hai xứ: Là nhãn xứ, sắc xứ, nhĩ xứ, thanh xứ, tỷ xứ, hương xứ, thiệt xứ, vị xứ, thân xứ, xúc xứ, ý xứ, pháp xứ.

Hỏi: Nhãn xứ có bao nhiêu thức nhận biết? v.v… Cho đến pháp xứ có bao nhiêu thức nhận biết?

Đáp: Sắc xứ có hai thức nhận biết, đó là nhãn thức và ý thức.

Thanh xứ có hai thức nhận biết, đó là nhĩ thức và ý thức.

Hương xứ có hai thức nhận biết, đó là tỷ thức và ý thức.

Vị xứ có hai thức nhận biết, đó là thiệt thức và ý thức.

Xúc xứ có hai thức nhận biết, đó là thân thức và ý thức.

Bảy xứ còn lại chỉ có ý thức nhận biết.

Mười hai xứ như thế là đối tượng được nhận biết, có tánh được nhận biết, không phải không có tánh được nhận biết. Bổ-đặc-già-la không có tánh như vậy, thế nên không có Bổ-đặc-già-la.

*

* Có sáu thức thân: Là các thức nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý.

Mắt và sắc làm duyên sinh ra nhãn thức, ba thứ hòa hợp nên có xúc, cùng với xúc cùng sinh có thọ, tưởng, tư. Do các pháp nầy nên xúc là Bổ-đặc-già-la thứ năm không thể đạt được, không thể chứng đắc, không phải là hiện có, không phải là cùng có, thế nên không có Bổ-đặc-già-la.

Như nhãn thức, các thức nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý cũng như vậy.

Đối với các sự việc đáng yêu thích đều do vô trí nên sinh ra các tham. Ở đây, vô trí tức là vô minh, các tham là hành, phân biệt nhận biết sự tướng tức là thức. Thức kết hợp cùng với bốn uẩn gọi là danh sắc. Danh sắc nương vào các căn tức là lục xứ. Lục xứ hòa hợp tức là xúc, trong đó lãnh nạp tức là thọ. Thọ sinh vui mừng tức là ái. Ái nầy tăng rộng tức gọi là thủ. Vì thủ có thể sinh ra nghiệp của đời sau tức gọi là hữu. Các uẩn hiện khởi tức gọi là sinh, các uẩn thành thục gọi là lão, các uẩn rời bỏ gọi là tử. Trong tâm bứt rứt nóng nảy gọi là sầu, phát ra tiếng oán than gọi là than. Năm thức tương ưng với sự thọ nhận không bình an gọi là khổ, ý thức tương ưng với thọ nhận không bình an gọi là lo. Tâm bị nóng bức, buồn rầu không yên gọi là nhiễu não. Cùng khởi lên gọi là sinh.

Nói như thế là chỉ bày, làm sáng tỏ, mở phát tăng ngữ, có thể sinh khởi, nên gọi là tập hợp, chứa nhóm. Thuần nghĩa là tột cùng, viên mãn rốt ráo. Uẩn khổ lớn là tai ương lớn, sự ngang trái hoạn nạn, sầu não lớn, tức là các pháp khổ tụ chiếm phần lớn cuộc đời.

Lại, các vô minh chưa đoạn dứt, chưa nhận biết, nên làm nhân làm duyên cho các hành sinh khởi, tức là theo các hành phước, hành phi phước, hành bất động. Các hành như thế chưa đoạn dứt, chưa nhận biết, nên làm nhân làm duyên sinh khởi các thức, hoặc đi đến nẻo thiện, hoặc đi đến nẻo ác. Các thức như vậy chưa đoạn dứt, chưa nhận biết, nên làm nhân làm duyên cho danh sắc sinh khởi, hoặc tại đời nầy, hoặc tại đời sau. Danh sắc như thế chưa đoạn dứt, chưa nhận biết, nên làm nhân làm duyên sinh khởi lục xứ, hoặc có đầy đủ, hoặc không đầy đủ. Lục xứ hòa hợp nên có xúc. Theo xúc lãnh nhận nên có thọ. Thọ sinh ra vui mừng nên có ái. Tức ái tăng rộng nên gọi là thủ. Có thể chiêu cảm các nghiệp của đời sau gọi là hữu. Các uẩn hiện khởi gọi là sinh, các uẩn thành thục gọi là già, các uẩn dứt bỏ gọi là chết. Nội tâm bứt rứt nóng nảy gọi là sầu, phát ra lời oán than gọi là than. Năm thức tương ưng với các thọ không bình an gọi là khổ, ý thức tương ưng với thọ không bình an gọi là lo. Tâm nóng bức, quấy động không yên gọi là nhiễu não. Cùng khởi gọi là sinh.

Nói như thế tức là chỉ bày, làm sáng tỏ, mở phát tăng ngữ, có thể sinh khởi, gọi là tập hợp, chứa nhóm. Thuần nghĩa là tột cùng, rốt ráo viên mãn. Uẩn khổ lớn là các tai ương lớn, sự ngang trái hoạn nạn khổ não lớn, tức các pháp khổ tụ chiếm phần lớn cuộc đời.

Do mười bốn nhân nên biết tâm tánh quyết định là vô thường. Nghĩa là do gia hạnh, do tương ưng, do đường oai nghi, do xứ công xảo, do thân nghiệp, do ngữ nghiệp, do ý nghiệp, do nhân, do đẳng vô gián, do đối tượng duyên, do tăng thượng, do nhiễm không nhiễm, do thọ nhận sai biệt, do sự nghiệp được tạo tác lần lượt dị biệt.

Nếu tâm đã sinh có thể hiểu rõ phân minh, hoặc nơi thời nầy hoặc nơi thời khác. Các sự nhớ nghĩ đều nhận biết rõ. Tâm tánh như thế không lìa tâm trước. Lại, tâm tánh nầy không lìa tâm trước, do đạo lý ấy nên các tâm lần lượt nối tiếp. Thứ lớp của các tâm không từ nơi đời trước lại. Như thế gọi là khổ tập Thánh đế. Như thế nên quán khổ tập Thánh đế. Nếu quán như vậy gọi là chánh quán. Nếu quán khác gọi là tà trí.

Nếu có các ái chưa đoạn dứt, chưa nhận biết, nên làm nhân làm duyên sinh khởi các khổ ở đời sau. Nếu có các ái đã đoạn dứt, đã nhận biết, thì không nhân không duyên có thể khiến các khổ đời sau lại được sinh khởi. Như khiến các ái đã đoạn dứt, đã nhận biết, chúng làm nhân làm duyên cho khổ đời sau sinh khởi. Do đó, các Cụ thọ nên thấy, nên nghe. Như thế các Cụ thọ đã lìa các ái. Sinh nơi thế gian nhưng nay các ái đã đoạn dứt, đã nhận biết, nên không còn nhân duyên nào có thể khiến các khổ ở đời sau được sinh khởi. Thế nên các Cụ thọ không còn thấy nghe. Như thế là các Cụ thọ đã lìa các ái sinh nơi thế gian. Như vậy gọi là khổ diệt Thánh đế. Như vậy nên quán về khổ diệt Thánh đế. Quán như vậy gọi là chánh quán. Nếu quán khác với đây gọi là tà trí.

*

* Có sáu thức thân: Là các thức nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý.

Nhãn thức có bốn duyên: 1. Duyên nhân. 2. Duyên đẳng vô gián. 3. Duyên sở duyên. 4. Duyên tăng thượng.

Thế nào là duyên nhân? Nghĩa là ở đây cùng có pháp tương ưng.

Thế nào là duyên đẳng vô gián? Nghĩa là như từ đó, các tâm tâm pháp đều bình đẳng không gián đoạn. Như thế là nhãn thức đã sinh đang sinh.

Thế nào là duyên sở duyên? Nghĩa là tất cả các sắc.

Thế nào là duyên tăng thượng? Nghĩa là trừ tự tánh, còn lại là tất cả các pháp.

Đó gọi là nhãn thức hiện có bốn duyên, tức là duyên nhân, duyên đẳng vô gián, duyên sở duyên, duyên tăng thượng.

Nhãn thức như thế, cái gì là duyên nhân? Nghĩa là ở đây cùng có pháp tương ưng.

Cái gì là duyên đẳng vô gián? Nghĩa là từ nhãn thức bình đẳng không gián đoạn, đã sinh và đang sinh các tâm và tâm pháp.

Cái gì là duyên sở duyên? Nghĩa là có thể duyên với các tâm, tâm pháp nầy.

Cái gì là duyên tăng thượng? Nghĩa là trừ tự tánh, còn lại là tất cả pháp.

Như nhãn thức, các thức nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý cũng như vậy.

HẾT – QUYỂN 3