LUẬN A TỲ ĐẠT MA THỨC THÂN TÚC
Tác giả: A la hán Đề Bà Thiết Ma
Hán dịch: Đời Đường, Tam Tạng Pháp sư Huyền Trang
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh

 

QUYỂN 1

Tụng đầu: Quy Lễ Tán
Lạy bậc Đại giác, vua Giác ngộ,
Vua giác ban mặt trời ba cõi,
Pháp mầu giải thoát nương về trí,
Người tuệ, chỗ dựa các Thánh chúng.
Biển A-tỳ-đạt-ma khó vượt,
Lời Phật tuôn trào ngàn Thánh uống,
Đối cảnh biển lớn khéo quyết đoán,
Nên nay con chí thành kính lễ.
Mặt trời sáng không chiếu nhân gian,
Rừng rậm si mê ai dứt trừ,
Nếu không luận A-tỳ-đạt-ma,
Nẻo trí nhận biết, ai diệt mê?
Đèn chánh pháp A-tỳ-đạt-ma,
Trí căn bản mắt sáng trong tâm,
Gươm tà luận rừng soi biết rõ,
Uy lực Đại sĩ Như Lai tạng.
Đạo mắt tuệ soi khắp ba cõi,
Hết thảy đèn pháp, biển lời Phật,
Phát khởi thắng tuệ phá tan nghi,
Là đường pháp rộng của Hiền Thánh.
Bậc trí, ao đầy tràn nước tuệ,
Dũng mãnh cầu trí nền tảng vững,
Thông sáng tột rõ thắng pháp này,
Chân Phật tử ngộ Thánh giáo ấy.
Bài tụng tóm lược:
Trước: Uẩn Mục-kiền-liên,
Kế: Bổ-đặc-già-la,
Nhân, sở duyên, nhiều loại,
Bốn câu là rốt sau.

Uẩn Thứ I: MỤC KIỀN LIÊN, Phần 1 Tụng Ốt-đà-nam thứ nhất:

Căn, hành ác, tưởng,
Tầm, tứ, giới, lậu,
Lửa ái, sở hữu,
Cấu phược đều ba.

Sa-môn Mục-liên nói thế này: Quá khứ- vị lai đều không, thì hiện tại làm sao có? Nên hỏi thầy ấy: Thầy có cho điều này là đúng chăng? Nghĩa là trong khế kinh, Đức Thế Tôn giảng nói lời hay ý thiện, có nói về ba căn bất thiện: Tham là căn bất thiện, sân là căn bất thiện, si là căn bất thiện. Thầy ấy đáp: Đúng như thế!

Lại hỏi: Thầy có cho điều này là đúng chăng? Nghĩa là có người đối với tham là căn bất thiện đã quan sát, đang quan sát, sẽ quan sát, đó là điều bất thiện. Thầy ấy đáp: Đúng như thế.

Quan sát nó như thế nào? Quán về quá khứ-vị lai hay hiện tại?

Nếu nói quán về quá khứ, nên nói là có quá khứ, chứ không phải là không có quá khứ. Nếu nói không có quá khứ thì không hợp đạo lý.

Nếu nói quán về vị lai, nên nói là có vị lai, chứ không phải là không có vị lai. Nếu nói không có vị lai thì không hợp đạo lý.

Nếu nói quán về hiện tại, nên nói có một Bổ-đặc-già-la không phải là hai tâm trước sau cùng hòa hợp, mà chỉ nói một bên là sở quán (đối tượng được quán), một bên là năng quán (chủ thể quán) thì điều này không đúng lý. Nếu không nói là một Bổ-đặc-già-la không phải là hai tâm trước sau cùng hòa hợp, mà chỉ nói một bên là sở quán, một bên là năng quán, thì không nên nói là quán ở hiện tại. Nếu nói quán hiện tại thì không hợp đạo lý.

Nếu nói không quán về quá khứ-vị lai-hiện tại thì đối với căn bất thiện tham không thể nào đã quán- đang quán và sẽ quán, đó là bất thiện. Nếu không thể quán thì không thể nào đã chán- đang chán và sẽ chán. Nếu không có khả năng chán sợ thì không thể nào đã lìa nhiễm- đang lìa nhiễm và sẽ lìa nhiễm. Nếu không có khả năng lìa nhiễm thì không thể nào đã giải thoát- đang giải thoát và sẽ giải thoát. Nếu không có khả năng giải thoát, thì không thể nào đã nhập Niết-bàn- đang nhập Niết-bàn và sẽ nhập Niết-bàn. Như điều bất thiện đó đúng là sự kết trói, sự ràng buộc của tùy miên và tùy phiền não, nên phải bỏ- phải buông- phải đoạn dứt và biết khắp cũng vậy.

Lại hỏi thầy ấy: Thầy có cho điều này là đúng chăng? Nghĩa la có người đối với căn bất thiện tham lam đã quán- đang quán và sẽ quan sát, thấy ở đời sau sẽ chịu cái khổ dị thục? Người ấy đáp: Đúng như thế.

Vậy quán ra sao? Quán về quá khứ- vị lai hay hiện tại chăng?

Nếu nói quán về quá khứ thì nên nói có quá khứ, chứ không phải là không có quá khứ. Nếu nói không có quá khứ thì không hợp đạo lý.

Nếu nói quán về vị lai, nên nói là có vị lai, chứ không phải là không có vị lai. Vì nếu nói không có vị lai thì không hợp đạo lý.

Nếu nói quán về hiện tại, nên nói là có một Bổ-đặc-già-la không phải trước, không phải sau, cũng hay tạo nghiệp, cũng liền nhận lãnh dị thục của nghiệp đó. Đây là không đúng lý. Nếu không nói là có một Bổ-đặc-già-la không phải trước, không phải sau, cũng hay tạo nghiệp, cũng liền nhận lãnh dị thục của nghiệp đó, thì không nên nói quán về hiện tại. Nếu nói quán về hiện tại thì không hợp đạo lý.

Nếu nói là không quán về quá khứ-vị lai-hiện tại thì đối với căn bất thiện tham lam không thể nào đã quán- đang quán và sẽ quán thấy rõ đời sau phải chiêu cảm cái khổ dị thục. Nếu không có khả năng quan sát thì không thể nào đã chán – đang chán và sẽ chán sợ. Nếu không có khả năng chán sợ thì không thể nào đã lìa nhiễm – đang lìa nhiễm và sẽ lìa nhiễm. Nếu không có khả năng lìa nhiễm thì không thể nào đã giải thoát – đang giải thoát và sẽ giải thoát. Nếu không có khả năng giải thoát, thì không thể nào nhập Niết-bàn- đang nhập Niết-bàn và sẽ nhập Niết-bàn.

Cũng như nói về tham lam là căn bất thiện, thì các căn bất thiện sân giận và ngu si cũng như thế.

Hạnh ác của thân, hạnh ác của ngữ là pháp bất thiện, không phải là kiết (kết), là phược (trói buộc), là tùy miên, là tùy phiền não, mà là cái phải buông bỏ, là đoạn dứt, là biết khắp, chúng có khả năng chiêu cảm cái khổ dị thục ở đời sau.

Hành ác của ý là bất thiện, là kết buộc, là sự ràng buộc của tùy miên, của tùy phiền não, là cái khổ phải bỏ, phải buông, phải đoạn dứt và biết khắp, chúng hay chiêu cảm cái khổ dị thục ở đời sau.

Các tưởng về dục, về sân giận, về ác hại đều là bất thiện, không phải là kết, không phải là buộc, không phải là sự buộc ràng của tùy miên, của tùy phiền não, mà là cái phải bỏ, phải buông, phải cắt đứt và phải biết khắp, chúng có khả năng chiêu cảm cái khổ dị thục ở đời sau.

Các tầm về dục, về giận dữ, về ác hại đều là bất thiện, không phải là kết buộc, không phải là sự buộc ràng của tùy miên, mà là tùy phiền não, là cái phải buông, phải bỏ, phải cắt đứt, phải biết khắp, chúng có khả năng chiêu cảm cái khổ dị thục ở đời sau.

Lĩnh vực về dục, lĩnh vực về sân là điều bất thiện, là kết buộc, là sự ràng buộc của tùy miên tùy phiền não, là cái phải buông, phải bỏ, phải cắt đứt, phải biết khắp, chúng có khả năng chiêu cảm cái khổ dị thục ở đời sau.

Lĩnh vực về hại là điều bất thiện, không phải là kết, không phải là buộc, không phải là sự buộc ràng của tùy miên, mà là tùy phiền não, là cái phải bỏ, cái phải buông, phải cắt đứt và phải biết khắp, nó có khả năng chiêu cảm cái khổ dị thục ở đời sau.

Lậu dục, lậu vô minh là điều bất thiện, là kết buộc, là sự ràng buộc của tùy miên, tùy phiền não, là cái phải bỏ, phải buông, phải cắt đứt và phải biết khắp, chúng có khả năng chiêu cảm cái khổ dị thục ở đời sau.

Pháp hữu lậu không phải là điều bất thiện, mà là sự kết buộc, là sự ràng buộc của tùy miên, tùy phiền não, là cái phải bỏ, phải buông, phải cắt đứt, phải biết khắp, nó không chiêu cảm cái khổ dị thục ở đời sau.

Lửa tham, lửa sân, lửa si và ái dục là các điều bất thiện, là kết buộc, là sự ràng buộc của tùy miên, tùy phiền não, là cái phải bỏ, phải buông, phải cắt đứt, phải biết khắp, chúng có khả năng chiêu cảm cái khổ dị thục ở đời sau.

Ái sắc, ái vô sắc không phải là bất thiện, mà là kết buộc, là sự ràng buộc của tùy miên, tùy phiền não, là cái phải bỏ, phải buông, phải cắt đứt, phải biết khắp, chúng không chiêu cảm cái khổ dị thục ở đời sau.

Hiện có tham, có sân, có si; tham cấu, sân cấu, si cấu; sự cột trói của tham, cột trói của sân, cột trói của si…, đều là bất thiện. Chúng là kết buộc, là sự ràng buộc của tùy miên, tùy phiền não, là cái phải bỏ, phải buông, phải cắt đứt, phải biết khắp, chúng có khả năng chiêu cảm cái khổ dị thục ở đời sau.

Uẩn Thứ I: MỤC KIỀN LIÊN, Phần 2 Tụng Ốt-đà-nam thứ hai:

Bộc, ách, thủ, hệ, cái,
Dưới, trên, tài, câu, ngại,
Kiến ái và tùy miên,
Tà chi, kiết, nghiệp đạo.

Sa-môn Mục-liên nói thế này: Quá khứ- vị lai đều không, thì hiện tại làm sao có? Nên hỏi: Thầy có cho điều này là đúng chăng? Nghĩa là trong Khế kinh, Đức Thế Tôn giảng nói lời hay ý thiện, có nói về bốn thứ bộc lưu (dòng thác) là: Dục bộc lưu, Hữu bộc lưu, Kiến bộc lưu và Vô minh bộc lưu. Thầy ấy đáp: Đúng vậy.

Lại hỏi: Thầy có cho điều này là đúng chăng? Nghĩa là có người có khả năng đối với Dục bộc lưu đã quan sát- đang quan sát- sẽ quan sát, thấy nó là bất thiện. Thầy ấy bảo: Đúng vậy.

Và quán như thế nào? Quán về quá khứ- vị lai hay hiện tại?

Nếu nói quán về quá khứ, thì nên nói là có quá khứ, chứ không phải là không có quá khứ. Nếu nói không có quá khứ thì không hợp đạo lý.

Nếu nói quán về vị lai, nên nói là có vị lai, chứ không phải là không có vị lai. Nếu nói không có vị lai thì không hợp đạo lý.

Nếu nói quán về hiện tại, nên nói là có một Bổ-đặc-già-la không phải trước sau hai tâm hòa hợp nhau. Một bên là sở quán, một bên là năng quán, điều này không đúng lý.

Nếu không nói có một Bổ-đặc-già-la không phải trước sau hai tâm hòa hợp nhau, một bên là sở quán, một bên là năng quán, thì không nên nói là quán hiện tại. Nếu nói quán hiện tại thì không hợp đạo lý. Nếu nói không quán quá khứ-vị lai-hiện tại thì đối với Dục bộc lưu không có thể đã quán- đang quán và sẽ quán để thấy đó là bất thiện. Nếu không khéo quan sát thì không có thể đã chán sợ- đang chán sợ và sẽ chán sợ. Nếu không khéo chán sợ thì không có thể đã lìa nhiễm- đang lìa nhiễm và sẽ lìa nhiễm. Nếu không khéo lìa nhiễm thì không có thể đã giải thoát- đang giải thoát và sẽ giải thoát. Nếu không khéo giải thoát thì không có thể đã nhập Niết-bàn- đang nhập Niết-bàn và sẽ nhập Niếtbàn. Điều bất thiện như thế đúng là sự kết buộc, là sự ràng buộc của tùy miên và tùy phiền não. Nó là cái phải bỏ, phải buông, phải cắt đứt, phải biết khắp, cũng thế.

Lại hỏi: Thầy có cho điều này là đúng chăng? Nghĩa là có người có khả năng đối với Dục bộc lưu đã quán- đang quán và sẽ quan sát, thấy nó sẽ chiêu cảm cái khổ dị thục? Thầy ấy đáp: Đúng như thế! Quán sát như thế nào? Quán về quá khứ- vị lai hay hiện tại?

Nếu nói quán về quá khứ, thì nên nói là có quá khứ, chứ không phải là không có quá khứ. Nếu nói không có quá khứ thì không hợp đạo lý.

Nếu nói quán về vị lai, nên nói là có vị lai, chứ không phải là không có vị lai. Nếu nói không có vị lai thì không hợp đạo lý.

Nếu nói quán về hiện tại, nên nói có một Bổ-đặc-già-la không phải trước, không phải sau, cũng có thể tạo nghiệp, cũng liền nhận lãnh các dị thục của nghiệp đó. Điều này không đúng lý.

Nếu không nói có một Bổ-đặc-già-la không phải trước, không phải sau, cũng có thể tạo nghiệp, cũng liền nhận lãnh các dị thục của nghiệp đó, thì không nên nói là quán về hiện tại. Nếu nói quán về hiện tại thì không hợp đạo lý.

Nếu nói không có quán về quá khứ-vị lai-hiện tại thì đối với Dục bộc lưu không có thể đã quán, đang quán và sẽ quán, để thấy nó chiêu cảm cái khổ dị thục ở đời sau. Nếu không có khả năng quan sát thì không có thể đã chán sợ- đang chán sợ và sẽ chán sợ. Nếu không có khả năng chán sợ thì không có thể đã lìa nhiễm- đang lìa nhiễm và sẽ lìa nhiễm. Nếu không có khả năng lìa nhiễm thì không có thể đã giải thoát-đang giải thoát và sẽ giải thoát. Nếu không có khả năng giải thoát thì không có thể đã nhập Niết-bàn- đang nhập Niết-bàn và sẽ nhập Niết-bàn được.

Cũng như nói về Dục bộc lưu, các thứ bộc lưu như: Kiến bộc lưu, Vô minh bộc lưu cũng giống như thế.

Hữu bộc lưu không phải là bất thiện, mà là kết buộc, là sự ràng buộc của tùy miên, tùy phiền não, là cái phải bỏ, phải buông, phải cắt đứt, phải biết khắp. Nó không chiêu cảm cái khổ dị thục ở đời sau.

Cũng như bộc lưu, ách cũng thế.

Trong các thứ thủ (chấp giữ) thì dục thủ, kiến thủ, giới cấm thủ là bất thiện, là kết buộc, là sự ràng buộc của tùy miên, tùy phiền não, là cái phải bỏ, phải buông, phải cắt đứt, phải biết khắp, chúng có khả năng chiêu cảm cái khổ dị thục ở đời sau.

Ngã ngữ thủ không phải là bất thiện, mà là kết buộc, là sự ràng buộc của tùy miên, tùy phiền não. Nó là cái phải bỏ, phải buông, phải cắt đứt, phải biết khắp, không chiêu cảm cái khổ dị thục ở đời sau.

Các hệ là bất thiện. Nó là kết buộc, là sự ràng buộc của tùy miên, tùy phiền não, là cái phải bỏ, phải buông, phải cắt đứt, phải biết khắp, chúng có khả năng chiêu cảm cái khổ dị thục ở đời sau.

Đối với các thứ cái (sự che ngăn) gồm có cái tham dục, cái giận dữ, cái si mê…, đều là bất thiện. Nó là kết, là buộc, là sự ràng buộc của tùy miên, tùy phiền não, là cái phải bỏ, phải buông, phải cắt đứt, phải biết khắp, chúng có khả năng chiêu cảm các khổ dị thục ở đời sau.

Cái hôn trầm – tùy miên, cái trạo cử – ố tác (hối) đều là bất thiện, không phải là kết, là buộc, không phải là tùy miên, mà là sự ràng buộc của tùy phiền não, là cái phải bỏ, phải buông, phải cắt đứt, phải biết khắp. Chúng có khả năng chiêu cảm cái khổ dị thục ở đời sau.

Trong kiến phần dưới thì thân kiến không phải là bất thiện, mà là kết là buộc, là sự ràng buộc của tùy miên, tùy phiền não, là cái phải bỏ, phải buông, phải cắt đứt, phải biết khắp, nó không chiêu cảm cái khổ dị thục ở đời sau.

Các kiết phần dưới còn lại là bất thiện, là kết, là buộc, là sự ràng buộc của tùy miên, tùy phiền não, là cái phải buông, phải bỏ, phải cắt đứt, phải biết khắp, vì nó có khả năng chiêu cảm cái khổ dị thục ở đời sau.

Trong kiết phần trên, thì kiết trạo cử, không phải là bất thiện, không phải là kết, là buộc, không phải là tùy miên, mà à sự ràng buộc tùy phiền não, là cái phải buông, phải bỏ, phải cắt đứt, phải biết khắp. Nó không chiêu cảm các khổ dị thục ở đời sau.

Các kiết phần trên còn lại không phải là bất thiện, mà là kiết, là buộc, là sự ràng buộc của tùy miên, tùy phiền não, là cái phải buông, phải bỏ, phải cắt đứt, phải biết khắp. Nó không chiêu cảm các khổ dị thục ở đời sau.

Năm tâm Căn tài và năm tâm Câu ngại đều là bất thiện, là kiết, là buộc, là sự ràng buộc của tùy miên, tùy phiền não, là cái phải buông, phải bỏ, phải cắt đứt, phải biết khắp, nó có khả năng chiêu cảm các khổ dị thục ở đời sau.

Trong các kiến, thì Tát-ca-da kiến (Thân kiến) và Biên kiến chấp không phải là bất thiện, mà là kết, là buộc, là sự ràng buộc của tùy miên, tùy phiền não, là cái phải buông, phải bỏ, phải cắt đứt, phải biết khắp, chúng không chiêu cảm các khổ dị thục ở đời sau.

Tà kiến, Kiến thủ, Giới cấm thủ là bất thiện, là kết là buộc, là sự ràng buộc của tùy miên, tùy phiền não, là cái phải buông, phải bỏ, phải cắt đứt, phải biết khắp, chúng có khả năng chiêu cảm cái khổ dị thục ở đời sau.

Các ái thân là bất thiện, mà là kết là buộc, là sự ràng buộc của tùy miên, tùy phiền não, là cái phải buông, phải bỏ, phải cắt đứt, phải biết khắp, nó có khả năng chiêu cảm cái khổ dị thục ở đời sau.

Trong các tùy miên, có tham tùy miên, không phải là bất thiện, mà là kết là buộc, là sự ràng buộc của tùy miên, tùy phiền não, là cái phải buông, phải bỏ, phải cắt đứt, phải biết khắp, nó không chiêu cảm các khổ dị thục ở đời sau.

Còn các tùy miên khác đều là bất thiện, là kết là buộc, là sự ràng buộc của tùy miên, tùy phiền não, là cái phải buông, phải bỏ, phải cắt đứt, phải biết khắp, nó có khả năng chiêu cảm các khổ dị thục ở đời sau.

Trong các tà chi, thì tà kiến là bất thiện, là kết là buộc, là sự ràng buộc của tùy miên, tùy phiền não, là cái phải buông, phải bỏ, phải cắt đứt, phải biết khắp, nó có khả năng chiêu cảm các khổ dị thục ở đời sau.

Tà ngữ, tà nghiệp, tà mạng đều là bất thiện, nó không phải là kiết, là buộc, là tùy miên, cũng không phải là tùy phiền não ràng buộc, là cái phải buông, phải bỏ, phải cắt đứt, phải biết khắp, nó có khả năng chiêu cảm các khổ dị thục ở đời sau.

Còn các tà chi khác đều là bất thiện, không phải là kết là buộc, không phải là tùy miên, mà là tùy phiền não không ràng buộc, mà là cái phải buông, phải bỏ, phải cắt đứt, phải biết khắp, nó có khả năng chiêu cảm các khổ dị thục ở đời sau.

Trong các kiết, thì kiết ganh ghét, kiết keo kiệt là bất thiện, là kết là buộc, không phải là tùy miên, màlà tùy phiền não ràng buộc, là cái phải buông, phải bỏ, phải cắt đứt, phải biết khắp, nó có khả năng chiêu cảm các khổ dị thục ở đời sau.

Còn các kiết khác đều là bất thiện, là kết là buộc, là sự ràng buộc của tùy miên, tùy phiền não, là cái phải buông, phải bỏ, phải cắt đứt, phải biết khắp, nó có khả năng chiêu cảm các khổ dị thục ở đời sau.

Trong các nghiệp đạo thì bảy nghiệp đạo trước đều là bất thiện, nó không phải là kiết, là buộc, là tùy miên, cũng không phải là tùy phiền não buộc ràng, mà là cái phải buông, phải bỏ, phải cắt đứt, phải biết khắp, nó có khả năng chiêu cảm các khổ dị thục ở đời sau.

Ba nghiệp đạo sau đều là bất thiện, là kết là buộc, là sự ràng buộc của tùy miên, tùy phiền não, là cái phải buông, phải bỏ, phải cắt đứt, phải biết khắp, nó có khả năng chiêu cảm các khổ dị thục ở đời sau.

Uẩn Thứ I: MỤC KIỀN LIÊN, Phần 3 Tụng Ốt-đà-nam thứ ba:

Kiết, cái, giác chi, tâm, thọ ý,
Điều luyện, trì kiên ở rốt sau.

Sa-môn Mục-liên nói: Quá khứ- vị lai đều không, thì hiện tại làm sao có? Nên hỏi: Thầy có cho như thế này là đúng chăng? Nghĩa là trong Khế kinh, Đức Thế Tôn giảng nói lời hay ý thiện, có nói: Nếu có kiết nội nhãn thì biết đúng như thật ta đang có kiết nội nhãn. Nếu không có kiết nội nhãn thì biết đúng như thật ta không có kiết nội nhãn. Còn như nhãn kiết ấy chưa sinh mà sinh, đã sinh ra rồi thì nên khiến cho cắt đức, khi đã cắt đứt thì giữ gìn khiến nó sau này đừng sinh lại nữa. Cũng đều biết đúng như thật các việc như thế.

Người ấy đáp: Đúng như vậy. Nhưng biết như thế nào? Nó thuộc về quá khứ- vị lai hay ở hiện tại?

Nếu nói biết về quá khứ, thì nên nói là có quá khứ, chứ không nên nói không có quá khứ. Nếu nói không có quá khứ thì không hợp đạo lý.

Nếu nói biết về vị lai, nên nói là có vị lai, chứ không nên nói không có vị lai. Nếu nói không có vị lai thì không hợp đạo lý.

Nếu nói biết về hiện tại thì nên nói là có một Bổ-đặc-già-la, không phải trước, không phải sau, hai tâm cùng hòa hợp, một bên là sở tri (đối tượng được nhận biết), một bên là năng tri (chủ thể nhận biết), thì điều đó không đúng lý.

Nếu nói không có một Bổ-đặc-già-la không phải trước, không phải sau, hai tâm cùng hòa hợp, một bên là sở tri, một bên là năng tri, thì không nên nói là biết về hiện tại. Nếu nói biết về hiện tại thì không hợp đạo lý.

Nếu nói không biết về quá khứ-vị lai-hiện tại thì trong kinh Đức Thế Tôn giảng nói lời hay ý thiện, có nói: Nếu có các kiết nội nhãn thì biết đúng như thật là ta có kiết nội nhãn. Nếu không có kiết nội nhãn thì biết đúng như thật là ta không có kiết nội nhãn. Còn như kiết nhãn ấy chưa sinh mà sinh, đã sinh rồi thì nên cắt đứt, khi đã cắt đứt thì giữ gìn khiến nó sau này đừng sinh lại nữa. Cũng biết đúng chính xác như thế. Như vậy thì với kinh do Đức Thế Tôn giảng nói đó, ông chê bai chống đối, vượt bỏ, trái nghịch lại. Nếu ông chê bai, chống đối với các điều trong kinh do Đức Thế Tôn đã giảng nói như thế thì không hợp với đạo lý.

Cũng như nói về kiết nhãn, các thứ kiết về tai- mũi- lưỡi- thân ý cũng giống như thế.

Sa-môn Mục-liên nói lời thế này: Quá khứ- vị lai đều không, thì hiện tại làm sao có? Nên hỏi: Thầy có cho điều này là đúng chăng? Như trong các kinh do Đức Thế Tôn giảng nói lời hay ý thiện, có nói: Nếu ta đang bị tham dục điều khiển thì biết đúng như thật ta đang bị tham dục điều khiển. Còn nếu ta không bị tham dục điều khiển, thì biết đúng như thật ta không bị tham dục điều khiển. Còn như tham dục đó chưa sinh mà sinh, đã sinh rồi thì diệt, đã đoạn dứt nó thì đừng để sau này sinh lại. Các việc như thế đều biết đúng như thật. Người ấy đáp: Đúng như vậy. Nhưng biết nó như thế nào? Nó thuộc về quá khứ-vị lai hay ở hiện tại?

Nếu nói biết về quá khứ, thì nên nói là có quá khứ, chứ không nên nói không có quá khứ. Nếu nói không có quá khứ thì không hợp đạo lý.

Nếu nói biết về vị lai, nên nói là có vị lai, chứ không nên nói không có vị lai. Nếu nói không có vị lai thì không hợp đạo lý.

Nếu nói biết về hiện tại, nên nói là có một Bổ-đặc-già-la không phải trước, không phải sau, hai tâm cùng hòa hợp, một bên là sở tri, một bên là năng tri. Điều đó không đúng lý.

Nếu nói là không có một Bổ-đặc-già-la không phải trước, không phải sau, hai tâm cùng hòa hợp, một bên là sở tri, một bên là năng tri, thì không nên nói là biết về hiện tại. Nếu nói biết về hiện tại thì không hợp đạo lý.

Nếu nói không biết về quá khứ-vị lai-hiện tại thì theo như kinh do Đức Thế Tôn giảng nói lời hay ý thiện, có nói: Nếu ta đang bị tham dục điều khiển thì biết đúng như thật ta đang bị tham dục điều khiển. Còn nếu ta không bị tham dục điều khiển, thì biết đúng như thật ta không bị tham dục điều khiển. Còn như tham dục đó chưa sinh mà sinh, đã sinh rồi phải cắt đứt, đã cắt đứt thì không để nó sinh lại sau này. Các việc như thế đều biết đúng như thật. Như vậy thì đối với lời Đức Thế Tôn đã giảng nói trong Khế kinh, ông lại chê bai chống báng, vượt bỏ, trái nghịch. Nếu ông đã chê bai, chống đối các điều trong kinh do Đức Thế Tôn giảng nói thì không hợp với đạo lý.

Như nói về cái tham dục, các thứ cái giận dữ, hôn trầm tùy miên, trạo cử, ác tác, nghi ngờ…, cũng giống như thế.

Sa-môn Mục-liên nói thế này: Quá khứ- vị lai đều không, thì hiện tại làm sao có? Nên hỏi: Thầy có cho điều này là đúng chăng? Đối với các lời hay ý thiện trong Khế kinh, Thế Tôn có nói: Nếu bên trong ta đang có các giác chi như Niệm v.v… thì biết đúng như thật, trong ta đang có các giác chi như Niệm v.v… Còn nếu ta không có các giác chi như Niệm v.v… thì biết đúng như thật trong ta không có các giác chi như Niệm v.v… Còn như các giác chi như Niệm v.v… này chưa sinh thì khiến cho sinh, đã sinh ra rồi thì khiến còn mãi không quên mất, tu tập đầy đủ, thêm lớn rộng đến trí tác chứng. Cũng biết đúng như thật các việc như thế. Người ấy đáp: Đúng như vậy. Nhưng biết như thế nào? Nó thuộc về quá khứ-vị lai hay ở hiện tại?

Nếu nói biết về quá khứ thì nên nói là có quá khứ, chứ không phải là không có quá khứ. Nếu nói không có quá khứ thì không hợp đạo lý.

Nếu nói biết về vị lai, thì nên nói là có vị lai, chứ không phải là không có vị lai. Nếu nói không có vị lai thì không hợp đạo lý.

Nếu nói biết về hiện tại, nên nói là có một Bổ-đặc-già-la, không phải trước, không phải sau, hai tâm cùng hòa hợp, một bên là sở tri, một bên là năng tri, thì điều này không đúng lý.

Nếu nói không có một Bổ-đặc-già-la, không phải trước, không phải sau, hai tâm cùng hòa hợp, còn thấy một bên là sở tri, một bên là năng tri, thì không nên nói là biết về hiện tại. Nếu nói biết về hiện tại thì không hợp đạo lý.

Nếu nói không biết về quá khứ-vị lai-hiện tại thì với lời hay ý thiện Đức Thế Tôn đã nói: trong kinh Nếu bên trong ta đang có giác chi như Niệm v.v… thì biết đúng như thật là trong ta đang có giác chi như Niệm v.v… Còn trong ta không có giác chi như Niệm v.v… thì biết đúng như thật là trong ta không có giác chi như Niệm v.v… Còn như giác chi như Niệm v.v… này chưa sinh thì khiến cho nó sinh, đã sinh rồi thì khiến nó còn mãi không quên, tu tập đầy đủ, khiến càng rộng lớn đến trí tác chứng. Các việc như thế đều biết đúng như thật.

Như vậy đối với kinh do Đức Thế Tôn giảng nói, ông lại chê bai, chống đối, vượt bỏ, đi ngược lại. Nếu ông đã chê bai chống đối lại thì không hợp với đạo lý.

Như nói về giác chi Niệm, thì các giác chi khác như Trạch pháp, Tinh tấn, Hỷ, Khinh an, Định, Xả v.v… cũng giống như thế.

Sa-môn Mục-liên nói thế này: Quá khứ-vị lai đều không thì hiện tại làm sao có? Nên hỏi thầy ấy: Thầy có cho điều này là đúng chăng?

Nghĩa là trong Khế kinh do Đức Thế Tôn giảng nói lời hay ý thiện, có nói: Nếu đang có tâm tham thì biết đúng như thật là đang có tâm tham. Nếu đã lìa bỏ tâm tham thì biết đúng như thật là đã lìa bỏ tâm tham? Người ấy đáp: Đúng như vậy. Nhưng phải biết như thế nào, nó thuộc về quá khứ-vị lai hay hiện tại?

Nếu nói biết về quá khứ, thì nên nói là có quá khứ, chứ không phải là không có quá khứ. Nếu nói không có quá khứ thì không hợp đạo lý.

Nếu nói biết về vị lai, nên nói là có vị lai, chứ không phải là không có vị lai. Nếu nói không có vị lai thì không hợp đạo lý.

Nếu nói biết về hiện tại, nên nói là có một Bổ-đặc-già-la, không phải trước, không phải sau, hai tâm cùng hòa hợp. Nếu còn thấy một bên là sở tri, một bên là năng tri, thì điều này không đúng lý.

Nếu nói không có một Bổ-đặc-già-la không phải trước, không phải sau, hai tâm cùng hòa hợp, một bên là sở tri, một bên là năng tri, thì không nên nói là biết về hiện tại. Nếu nói biết về hiện tại thì không hợp đạo lý.

Nếu nói không biết về quá khứ-vị lai-hiện tại thì đối với Khế kinh do Đức Thế Tôn giảng nói lời hay ý thiện, có nói: Nếu đang có tâm tham thì biết đúng như thật là đang có tâm tham, còn như đã lìa bỏ tâm tham thì biết đúng như thật là đã lìa bỏ tâm tham. Như thế thì đối với Khế kinh do Đức Thế Tôn giảng nói, ông nhằm chê bai, chống đối, vượt bỏ, đi ngược lại. Nếu ông đã chê bai, chống báng thì không hợp đạo lý.

Cũng như nói về có tâm tham, lìa bỏ tâm tham, các thứ như có tâm sân – lìa bỏ tâm sân, có tâm si – lìa bỏ tâm si, tâm tóm tắt, tâm phân tán, tâm chìm xuống, tâm nổi dậy, tâm quấy động, tâm không quấy động, tâm không vắng lặng, tâm vắng lặng, tâm không định, tâm định, tâm không tu, tâm tu tập, tâm không giải thoát, tâm giải thoát…, đều biết đúng như thật, cũng như vậy.

Sa-môn Mục-liên nói: Quá khứ-vị lai đều không, thì hiện tại làm sao có? Nên hỏi: Thầy có cho điều này là đúng chăng? Nghĩa là trong Khế kinh Thế Tôn giảng nói lời hay ý thiện, có nói: Thọ có hai thứ: Một là thân thọ, hai là tâm thọ. Người ấy đáp: Đúng thế. Nầy thầy, nếu ta nhận được các thọ về thân, các thọ về tâm, thì lúc đó nên nói ở thời nào? Quá khứ-vị lai hay hiện tại?

Nếu nói nó ở quá khứ, thì nên nói là có quá khứ, chứ không phải là không có quá khứ. Nếu nói không có quá khứ thì không hợp đạo lý.

Nếu nói nó ở vị lai, nên nói là có vị lai, chứ không phải là không

có vị lai. Nếu nói không có vị lai thì không hợp đạo lý.

Nếu nói nó ở hiện tại, nên nói là có một Bổ-đặc-già-la, không phải trước, không phải sau, cùng nhận lãnh hai thứ thọ: Một là thọ của thân, hai là thọ của tâm. Điều này không đúng lý.

Nếu nói là không có một Bổ-đặc-già-la không phải trước, không phải sau, nhận lãnh hai thứ thọ: một là thọ của thân, hai là thọ của tâm, thì không nên nói là nó ở hiện tại. Nếu nói ở hiện tại thì không hợp đạo lý.

Nếu nói nó không ở quá khứ-vị lai-hiện tại thì đối với Khế kinh mà Đức Thế Tôn giảng nói lời hay ý thiện, có nói: Thọ có hai thứ: Một là thọ của thân, hai là thọ của tâm. Như vậy đối với kinh điển của Đức Thế Tôn giảng nói, ông nhằm chê bai, chống đối, vượt bỏ, đi ngược lại. Nếu ông đã chê bai, chống đối, đi ngược lại thì không đúng đạo lý.

Sa-môn Mục-liên nói: Quá khứ-vị lai đều không có, thì hiện tại làm sao có? Nên hỏi người ấy: Thầy có cho điều này là đúng không? Nghĩa là trong kinh điển Đức Thế Tôn giảng nói lời hay ý thiện, có nói: Thọ có ba thứ: Một là thọ vui, hai là thọ khổ, ba là thọ không khổ không vui. Người này đáp: Đúng như thế. Nầy thầy, nếu khi lãnh nhận ba thứ thọ đó, thì nên nói ở vào thời nào? Quá khứ-vị lai hay hiện tại?

Nếu nói nó ở quá khứ, thì nên nói là có quá khứ, chứ không phải là không có quá khư. Nếu nói không có quá khứ thì không hợp đạo lý.

Nếu nói nó ở vị lai, nên nói là có vị lai, chứ không phải là không có vị lai. Nếu nói không có vị lai thì không hợp đạo lý.

Nếu nói nó ở hiện tại, nên nói là có một Bổ-đặc-già-la, không phải trước, không phải sau, cùng nhận lãnh ba thứ thọ: Một là thọ vui, hai là thọ khổ, ba là thọ không khổ không vui. Điều này không đúng lý.

Nếu nói không có một Bổ-đặc-già-la không phải trước, không phải sau, nhận được ba thứ thọ: Một là thọ vui, hai là thọ khổ, ba là thọ không khổ không vui, thì không nên nói là nó ở hiện tại. Nếu nói ở hiện tại thì không hợp đạo lý.

Nếu nói không ở quá khứ-vị lai và hiện tại thì là đối với kinh điển Đức Thế Tôn đã giảng nói lời hay ý thiện, nói: Có ba thứ thọ: Một là thọ vui, hai là thọ khổ, ba là thọ không khổ không vui. Như vậy là đối với các kinh điển do Đức Thế Tôn đã giảng nói, ông nhằm chê bai, chống báng, vượt bỏ, đi ngược lại. Nếu ông chê bai chống đối thì không hợp đạo lý.

Sa-môn Mục-liên nói: Quá khứ-vị lai đều không, thì hiện tại làm sao có? Nên hỏi: Thầy có cho điều này là đúng không? Nghĩa là trong Khế kinh Đức Thế Tôn giảng nói lời hay ý thiện, có nói: Ý và pháp làm duyên phát sinh ra ý thức.

Người ấy đáp: Đúng như thế. Nhưng này thầy, khi ý thức khởi lên thì lúc đó ý nên nói nó ở thời nào? Là quá khứ-vị lai hay hiện tại?

Nếu nói nó ở quá khứ, thì nên nói là có quá khứ, chứ không phải là không có quá khư. Nếu nói không có quá khứ thì không hợp đạo lý.

Nếu nói nó ở vị lai, nên nói là có vị lai, chứ không phải là không có vị lai. Nếu nói không có vị lai thì không hợp đạo lý.

Nếu nói nó ở hiện tại, nên nói là có một Bổ-đặc-già-la, không phải trước, không phải sau, hai tâm cùng hòa hợp với ý và ý thức, thì không nên nói nó ở trong hiện tại. Nếu nói nó ở hiện tại thì không hợp đạo lý.

Nếu nói nó không ở trong quá khứ-vị lai-hiện tại thì trong kinh Đức Thế Tôn giảng nói lời hay ý thiện, nói là: Ý và pháp làm duyên phát sinh ra ý thức. Như vậy, đối với kinh do Đức Thế Tôn giảng nói, ông nhằm chê bai, chống báng, vượt bỏ, đi ngược lại. Nếu ông đã chê bai, chống đối thì không hợp đạo lý.

Sa-môn Mục-liên nói thế này: Không có quá khứ-vị lai, thì hiện tại làm sao có? Nên hỏi: Thầy có cho điều này là đúng chăng? Nghĩa là các kinh điển Đức Thế Tôn đã giảng nói lời hay ý thiện, có nói: Lấy răng giữ răng đưa đầu lưỡi để trên nóc họng. Lại dùng tâm ấy để hàng phục, giữ gìn, điều luyện tâm mình. Điều phục ở thời nào? Ở quá khứ-vị lai hay hiện tại?

Nếu nói điều luyện tâm ở quá khứ thì nên nói là có quá khứ, chứ không phải là không có quá khư. Nếu nói không có quá khứ thì không hợp đạo lý.

Nếu nói điều luyện tâm ở vị lai, nên nói là có vị lai, chứ không phải là không có vị lai. Nếu nói không có vị lai thì không hợp đạo lý.

Nếu nói điều luyện tâm ở hiện tại, nên nói là có một Bổ-đặc-giàla, không phải trước, không phải sau, hai tâm cùng hòa hợp, một là đối tượng điều luyện, hai là chủ thể điều luyện. Điều này không đúng lý.

Nếu nói không có một Bổ-đặc-già-la không phải trước, không phải sau, hai tâm cùng hòa hợp, một bên là đối tượng được điều luyện, một bên là chủ thể điều luyện, thì không nên nói là điều luyện ở hiện tại. Nếu nói được điều luyện trong hiện tại thì không hợp đạo lý.

Nếu nói không điều luyện trong quá khứ-vị lai và hiện tại thì trong Khế kinh Đức Thế Tôn giảng nói lời hay ý thiện, có nói là dùng răng giữ răng, đầu lưỡi để trên nóc họng, lại dùng tâm giữ gìn, điều luyện tâm. Thì như thế là đối với kinh điển ông có ý chê bai, chống báng, trái bỏ, đi ngược lại. Nếu ông chê bai, chống đối thì không hợp đạo lý.

Sa-môn Mục-liên có nói như vầy: Quá khứ-vị lai đều không, thì hiện tại làm sao có? Nên hỏi: Thầy có cho điều này là đúng chăng? Nghĩa là nơi Khế kinh Đức Thế Tôn giảng nói lời hay ý thiện, có nói: Nay nói để thầy Bí-sô Bổ-sắc-yết-la-sa-lợi biết: Có mười tám ý cận hành gọi là sĩ phu. Người ấy đáp: Đúng như vậy.

Lại hỏi: Nầy thầy, nếu khi mắt thấy sắc rồi thì thuận theo chỗ vui nơi các sắc mà cận hành, bấy giờ thì mười bảy ý cận hành kia phải nói là chúng đang ở đâu? Ở thời quá khứ-vị lai hay hiện tại?

Nếu nói chúng ở quá khứ, thì nên nói là có quá khứ, chứ không phải là không có quá khư. Nếu nói không có quá khứ thì không hợp đạo lý.

Nếu nói chúng ở vị lai, nên nói là có vị lai, chứ không phải là không có vị lai. Nếu nói không có vị lai thì không hợp đạo lý.

Nếu nói chúng ở hiện tại, nên nói là có một Bổ-đặc-già-la, không phải trước, không phải sau, mà có mười tám ý cận hành, đồng thời cùng hiện hành. Điều này không đúng lý.

Nếu nói không có một Bổ-đặc-già-la, không phải trước, không phải sau, có mười tám ý cận hành đồng thời cùng hiện hành, thì không nên nói là ở hiện tại. Nếu nói chúng ở hiện tại thì không hợp đạo lý.

Nếu nói không có cả quá khứ-vị lai-hiện tại thì trong Khế kinh Đức Thế Tôn giảng nói lời hay ý thiện, có nói: Nay xin nói để thầy Bí-sô Bổ-sắc-yết-la-sa-lợi biết: Có mười tám ý cận hành, gọi là sĩ phu. Như thế thì đối với Khế kinh do Đức Thế Tôn giảng nói, ông có ý chê bai chống báng, trái bỏ, đi ngược lại. Nếu ông đã chê bai chống báng thì không hợp đạo lý.

Uẩn Thứ I: MỤC KIỀN LIÊN, Phần 4 Tụng Ốt-đà-nam thứ tư:

Vô sở duyên, tĩnh lự,
Dị sinh, Đại sĩ, thẹn,
Nói chỗ ở hữu tình,
Ăn, Thánh đế, đoạn, lậu.

Sa-môn Mục-liên nói: Có tâm vô sở duyên. Nên hỏi người ấy: Thầy có thấy điều ấy đúng chăng? Nghĩa là trong Khế kinh do Đức Thế Tôn đã khéo trình bày giảng dạy: Các thầy Bí-sô nên phân biệt biết rõ. Vì biết rõ nên gọi là thức. Phân biệt biết rõ những gì? Nghĩa là phân biệt, biết rõ về sắc-thanh-hương-vị-xúc-pháp? Người ấy đáp: Đúng như thế. Thầy hãy lắng nghe, kẻo lại rơi vào chỗ tranh luận bị thua.

Nếu thầy nói là có tâm vô sở duyên, thì không nên nói trong Khế kinh Đức Thế Tôn đã khéo trình bày, giảng dạy: Các thầy Bí-sô nên phân biệt biết rõ, vì phân biệt biết rõ nên gọi là thức. Phân biệt biết rõ những gì? Nghĩa là phân biệt biết rõ về sắc, biết rõ về thanh, hương, vị, xúc, pháp… Nên nếu nói như thầy thì không hợp đạo lý.

Nếu đã nói trong Khế kinh, Đức Thế Tôn đã khéo trình bày chỉ dạy: Các thầy Bí-sô cần phân biệt biết rõ nên gọi là thức. Phân biệt rõ biết những gì? Nghĩa là phân biệt rõ biết về sắc-thanh-hương-vị-xúcpháp, thì không nên nói là có tâm vô sở duyên. Nếu nói có tâm vô sở duyên thì không hợp đạo lý.

Người ấy nói: Nhất định là có tâm vô sở duyên. Vì sao như thế? Nghĩa là nó duyên với quá khứ hoặc duyên với vị lai. Nên hỏi người ấy: Thầy có chấp nhận điều này là đúng chăng? Nghĩa là trong Khế kinh Đức Thế Tôn đã khéo giảng dạy trình bày là:

Vì thầy Bí-sô Bổn-ngư-sư-sa-để mà nói: Các thầy Bí-sô, do các nhân, do các thứ duyên mà phát sinh ra thức. Khi thức đã sinh rồi thì rơi vào mọi thứ số. Do mắt (nhãn căn) và sắc mà phát sinh ra thức, thức đã sinh rồi thì rơi vào số nhãn thức. Do tai- mũi- lưỡi- thân- ý và pháp mà phát sinh ra thức, khi thức đã sinh rồi thì rơi vào số ý thức? Người ấy đáp: Đúng như thế.

Thầy hãy nghĩ kỹ kẻo rơi vào sự trái ngược.

Nếu thầy nói nhất định là có tâm vô sở duyên thì không nên nói trong Khế kinh Đức Thế Tôn khéo giảng dạy trình bày, vì thầy Bí-sô Bổn-ngư-sư-sa-để mà nói: Này các vị Bí-sô, do mọi thứ nhân, do mọi thứ duyên mà phát sinh ra thức. Khi thức đã sinh rồi thì rơi vào các thứ số. Do mắt và sắc mà phát sinh ra thức. Khi thức đã sinh ra rồi thì rơi vào số nhãn thức. Do tai- mũi- lưỡi- thân- ý và pháp mà phát sinh ra thức. Khi thức đã sinh ra rồi thì rơi vào số ý thức. Nếu nói như thầy thì không hợp đạo lý.

Nay nếu thầy nói trong Khế kinh Đức Thế Tôn khéo giảng dạy trình bày, vì thầy Bí-sô Bổn-ngư-sư-sa-để mà nói: Này các vị Bí-sô, do các thứ nhân, do các thứ duyên mà phát sinh ra thức. Khi thức đã sinh rồi thì rơi vào số nhãn thức. Do tai-mũi-lưỡi-thân-ý và pháp mà sinh ra thức. Khi thức đã sinh ra rồi thì rơi vào số ý thức. Như vậy thì không nên nói nhất định là có tâm vô sở duyên. Nếu nói nhất định là có tâm vô sở duyên thì không hợp đạo lý.

Sa-môn Mục-liên nói thế này: Quá khứ và vị lai đều không, thì hiện tại làm sao có? Nên hỏi người ấy: Thầy có cho điều này là đúng không? Nếu như có kẻ biết hổ thẹn, xấu hổ hối hận giữ gìn và ham thích học tập, nương thân lâu dài ở những nơi tốt lành và chứng được bốn thứ tĩnh lự của thế gian? Người ấy đáp đúng như thế.

Khi thầy đó sắp qua đời, có các bậc trí thức đồng tu phạm hạnh đến hỏi: Nầy thầy, thầy có nhớ rõ được các quả chứng của mình không? Người này thưa: Thưa các vị, tôi đã chứng được bốn thứ tĩnh lự ở thế gian. Nên hỏi thầy ấy: Thầy ấy đã nhớ được những chỗ chứng nào? Ở quá khứ-vị lai hay hiện tại?

Nếu nói là ghi nhớ ở quá khứ, thì nên nói là có quá khứ, chứ không phải là không có quá khư. Nếu nói không có quá khứ thì không hợp đạo lý.

Nếu nói là ghi nhớ ở vị lai, nên nói là có vị lai, chứ không phải là không có vị lai. Nếu nói không có vị lai thì không hợp đạo lý.

Nếu nói là ghi nhớ ở hiện tại, nên nói là có một Bổ-đặc-già-la, không phải trước, không phải sau, hai tâm cùng hòa hợp, một bên là sở ký, một bên là năng ký (đối tượng được ghi nhớ – người ghi nhớ). Lại ở trong định thì nói lời khác, điều này không đúng lý.

Nếu nói không có một Bổ-đặc-già-la không phải trước, không phải sau, hai tâm cùng hòa hợp, một bên là sở ký, một bên là năng ký. Lại ở trong định không nói lời khác, thì không nên nói là ghi nhớ ở hiện tại. Nếu nói ghi nhớ ở hiện tại thì không hợp đạo lý.

Nếu nói là không ghi nhớ ở các thời quá khứ-vị lai và hiện tại, tức là trống không, không có pháp vượt hơn người khác, mà tự bảo là có. Người ấy nên bỏ đi thì đúng hơn.

Sa-môn Mục-liên nói: Quá khứ-vị lai đều không thì hiện tại sao có được. Nên hỏi người ấy: Thầy có cho điều này là đúng chăng? Nghĩa là trong Khế kinh Đức Thế Tôn đã khéo léo diễn giảng trình bày:

Có năm thứ căn, đó là Tín căn, Tinh tấn căn, Niệm căn, Định căn và Tuệ căn. Nầy các thầy Bí-sô, nếu như có người đối với năm căn này, do ở bậc cao, do mạnh mẽ lanh lợi, do điều phục căn thiện, do tu hành toàn vẹn mà chứng được A-la-hán, đầy đủ các phần giải thoát. Tự mình đã được hàng phục nên chuyển đổi được những phần nhỏ, chậm thành tựu tuệ giải thoát. Từ nay tự hàng phục lấy mình nên chuyển đổi được những phần nhỏ, chậm thành tựu sự chứng đắc của thân. Từ nay đã chuyển đổi được những phần nhỏ, chậm thành tựu các kiến đắc (chánh tri kiến). Từ nay đã chuyển đổi được các phần nhỏ, chậm thành tựu tín giải thoát. Từ nay đã điều phục, chuyển đổi những phần nhỏ chậm thành tựu hạnh tùy pháp, thành tựu hạnh tùy tín. Này các thầy Bí-sô, như thế nên biết: Do căn Ba-la-mật-đa làm duyên mà quả Ba-la-mật-đa được thành lập, do quả Ba-la-mật-đa làm duyên mà Bổ-đặc-già-la Bala-mật-đa được thành lập. Như thế thì năm căn đâu có vô ích.

Này các thầy Bí-sô, nếu có người đối với năm căn này, tất cả đều vô ngã, thì có thể nói người ấy đã vượt ra ngoài hạng phàm phu? Người ấy đáp: Đúng như thế.

Này thầy, kẻ hữu học hiện khởi tâm ràng buộc. Bấy giờ thì năm căn ấy nên nói là ở vào thời nào, quá khứ-vị lai hay hiện tại?

Nếu nói ở quá khứ, thì nên nói là có quá khứ, chứ không phải là không có quá khư. Nếu nói không có quá khứ thì không hợp đạo lý.

Nếu nói ở vị lai, nên nói là có vị lai, chứ không phải là không có vị lai. Nếu nói không có vị lai thì không hợp đạo lý.

Nếu nói ở hiện tại, nên nói là có một Bổ-đặc-già-la, không phải trước, không phải sau, hai tâm cùng hòa hợp, một là tâm tu học, hai là tâm ràng buộc. Điều này không đúng lý.

Nếu nói không có một Bổ-đặc-già-la không phải trước, không phải sau, hai tâm cùng hòa hợp, một là tâm tu học, hai là tâm ràng buộc, thì không nên nói là nó ở vào thời hiện tại. Nếu nói nó ở thời hiện tại thì không hợp đạo lý.

Nếu nói không ở cả ba thời quá khứ-vị lai-hiện tại thì kẻ hữu học hiện khởi tâm ràng buộc, nên nói đó là ở ngoài, nên nói đó là hàng phàm phu, nên nói là trụ ở bên ngoài thứ bậc của hàng phàm phu.

Sa-môn Mục-liên có nói: Không có quá khứ-vị lai, thì hiện tại sao có được? Nên hỏi người ấy: Thầy có cho điều này là đúng chăng? Nghĩa là trong Khế kinh Đức Thế Tôn khéo léo giảng dạy trình bày, nói: Vì các thầy chưa diệt, nên đối với tầm tứ của bậc Đại sĩ mà nói thì thiểu dục là pháp, còn đại dục là phi pháp. Người ấy đáp: Đúng như thế. Này các thầy, thiểu dục là pháp thế nào? Tức là tâm sở pháp cùng tương ưng với tâm. Nầy thầy, nếu bậc A-la-hán, thân đang ở cõi Dục mà hiện nhập vào định diệt tận thì thiểu dục như thế phải nói là ở vào đời nào? Đời quá khứ-vị lai hay hiện tại?

Nếu nói ở vào quá khứ, thì nên nói là có thời quá khứ, chứ không phải là không có quá khư. Nếu nói không có quá khứ thì không hợp đạo lý.

Nếu nói ở vào vị lai, nên nói là có vị lai, chứ không phải là không có vị lai. Nếu nói không có vị lai thì là không hợp đạo lý.

Nếu nói ở hiện tại, thì không thể nói là hiện nhập vào định diệt. Nếu nói hiện nhập vào định diệt thì không hợp đạo lý.

Nếu nói không ở cả quá khứ-vị lai-hiện tại thì bậc A-la-hán có thân còn ở cõi Dục, mà hiện nhập vào định diệt sẽ không phải là thiểu dục.

Sa-môn Mục-liên nói: Quá khứ-vị lai đều không thì hiện tại sao có được? Nên hỏi người ấy: Thầy có cho điều này là đúng không? Nghĩa là trong Khế kinh Đức Thế Tôn khéo léo giảng dạy, trình bày: Vì thầy La-hỗ-la mà nói: Nầy thầy La-hỗ-la, nếu có thầy nào biết đúng sự việc mà lại nói dối, lại không biết xấu hổ, không có ăn năn. Ta nói người ấy không có hạnh ác nào mà chẳng dám làm. Người ấy đáp:

Đúng như thế.

Này thầy, xấu hổ là pháp như thế nào?

Tức là tâm sở pháp cùng tương ưng với tâm.

Này thầy, bậc A-la-hán có thân đang ở cõi Dục mà hiện nhập định diệt, thì xấu hổ sẽ ở vào thời nào? Là quá khứ-vị lai hay hiện tại?

Nếu nói ở quá khứ, thì nên nói là có quá khứ, chứ không phải là không có quá khư. Nếu nói không có quá khứ thì không hợp đạo lý.

Nếu nói ở vị lai, nên nói là có vị lai, chứ không phải là không có vị lai. Nếu nói không có vị lai thì là trái đạo lý.

Nếu nói ở hiện tại, thì không nên nói là hiện nhập vào định diệt.

Nếu nói hiện nhập vào định diệt thì không hợp đạo lý.

Nếu nói không ở cả ba thời quá khứ-vị lai-hiện tại, tức là bậc Ala-hán có thân đang ở cõi Dục, hiện nhập vào định diệt sẽ không biết xấu hổ.