LUẬN A TỲ ĐẠT MA THUẬN CHÁNH LÝ
Tác giả: Tôn giả Chúng Hiền
Hán dịch: Tam Tạng Pháp sư Huyền Tráng Đời Đường
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh
Hội Văn Hóa Giáo Dục Linh Sơn Đài Bắc Xuất Bản

 

QUYỂN 69

Phẩm 6: NÓI VỀ HIỀN THÁNH

(PHẦN 13)

Như thế là đã phá tông của Kinh chủ. Có sư khác nói: Như giải thoát vốn có từ Kiến đạo đoạn hoặc, nhất dịnh không có lý lui sụt, vì là quả sở đắc của đạo vô lậu. Và giải thoát vốn có từ Tu đạo đoạn hoặc thuộc địa Hữu Đảnh cũng không có lý lui sụt.

Thuyết của sư kia nói thật phi lý, vì sức của đạo khác, như trước đã nói.

Hơn nữa, đạo vô lậu đã chứng đắc các giải thoát thấy có lui sụt, nghĩa là do dụng sức của Kiến, Tu đạo đều khác: Trong vị Kiến đạo, dùng một phẩm đạo, đoạn nhiều phẩm hoặc, trong vị Tu đạo, dùng nhiều phẩm đạo đoạn nhiều phẩm hoặc.

Nếu cho sự khác biệt nầy là do sức của phiền não, nghĩa là hoặc do Kiến đạo đoạn, dựa vào không có sự mà chuyển; hoặc do Tu đạo đoạn dựa vào có sự, thì việc nầy cũng không đúng. Vì đạo thế tục dứt trừ phiền não ấy cũng nhiều phẩm. Hay lại chỉ nên do Kiến đạo đoạn hoặc, dựa vào không có sự, nên đoạn không có lý lui sụt, mà không phải là quả sở đắc của quả vô lậu.

Nếu cho phàm phu dứt hoặc không có sự, cũng có lui sụt, chứng biết giải thoát do Kiến đạo đoạn của các Thánh không có lui sụt, là quả sở đắc của đạo vô lậu thì không nên nói do không có sự. Mặc dù nhiều phẩm hoặc, nhưng một phẩm đạo đoạn. Cho nên biết do sức của đạo khác nhau, nghĩa đó được thành. Vì vậy, Kiến, Tu không nên làm sự so sánh.

Lại, như trước đã nói. Trước đã nói thế nào? Nghĩa là Kiến đạo đoạn sinh, là do sức quán sát kỹ càng, còn hoặc được Tu đạo đoạn, là do năng lực của cảnh khởi, không phải các bậc Thánh đối với sở duyên, không có chút mong cầu vọng khởi so lường tính toán. Cho nên giải thoát do Kiến đạo đoạn không có lui sụt. Các loại phàm phu vẫn chưa thấy chân thật, nên chấp nhận có vọng khởi so lường tính toán đối với sở duyên. Mặc dù đã có Kiến đạo đoạn hoặc trong tám địa dưới, mà cũng chấp nhận có lui sụt. Thánh đã thấy chân, đối với Kiến đạo đoạn, tất nhiên không có lui sụt nhưng vì mất niệm, nên đối với cảnh ngoài, nhận lấy tướng diệu v.v…, bèn có nhiễm chấp, ghét, trái, cao ngạo, không rõ các hành mà chuyển. Do đạo lý nầy, Thánh giải thoát do Tu đoạn cũng có lui sụt, Cho nên Kinh chủ kia đã nói: “Các người phàm phu dứt hoặc không có sự, cũng có lui sụt, nên chứng biết các bậc Thánh được giải thoát do Kiến đạo đoạn, không có lui sụt, là quả sở đắc của đạo vô lậu”, về lý chắc chắn không đúng. Lại, quả vô lậu khác, cũng thấy có lui sụt, nghĩa là tông của Kinh chủ kia, tất nhiên không có quả dứt phiền não của bậc Thánh, là sở đắc của đạo thế tục, vì luận kia nói: Hoặc do bậc Thánh dứt là quả của đạo thế tục, về lý không thành. Cho nên kinh Ô-đà-di nói: Có bậc Thánh trước đã được định Hữu đảnh, sau sinh trong cõi Sắc, lìa lui sụt dứt hoặc của địa trên, không có nghĩa sinh xuống địa dưới.

Tông kia không thừa nhận Thánh dùng đạo thế tục để chế phục hoặc, không thừa nhận Thánh khởi hành tĩnh v.v… không có quán hữu vi, tĩnh v.v… chứ không phải tông kia lìa kiến vô thường v.v…, màThánh đạo có khả năng dứt thật hoặc. Phàm phu dứt hoặc tiến đến trong vị Thánh nhất định không có việc lui sụt, vì hai đạo trấn giữ. Do đó, chỉ dựa vào đạo vô lậu đoạn. Kinh nói: Trước, được định diệt thọ tưởng, sau vì lui sụt trở lại nên sinh trong cõi Sắc. Thế nên rất thành nghĩa quả đoạn mà đạo vô lậu khác đã đắc cũng có thoái lui. Do đó, lời Kinh chủ như trên nói: Giải thoát vốn có từ Kiến đạo đoạn hoặc và giải thoát từ Tu đoạn hoặc thuộc Hữu Đảnh thì không thoái lui là quả sở đắc của đạo vô lậu, về lý nhất định không như vậy.

Trong đây, Thượng tọa bộ cũng nói rằng: Chắc chắn không có Ala-hán lui sụt quả A-la-hán. Vì sao? Vì lý, giáo.Vì lý là thế nào?

Nghĩa là Ứng quả tất nhiên không có tác ý phi lý. Nếu tâm sau của A-la-hán thuận theo sinh phiền não, nghĩa là nếu việc trụ… trong vị an hòa của Ứng quả rồi mà chuyển vận tướng, sẽ thừa nhận có lui sụt khởi hoặc, thì sao khi chết, chấm dứt các căn không điều thuận, các phiền não nhiễu loạn không sinh. Nếu phiền não sinh, thì mới phải nối tiếp hữu sau.

Thế nào là giáo? Nghĩa là Khế kinh nói: Tôn giả Tuất-noa liền đến trước Phật bạch: “Bạch Đại đức! Nếu có Bí-sô các lậu đã hết, thành A-la-hán,… nói rộng cho đến… có khả năng không quên mất tâm, tánh giải thoát. Giả sử có sắc rất đẹp, mắt nhận biết được sắc đó hiện đến trước mặt thì người kia đối với tâm đã chứng trong giải thoát rồi, chăng mệt sức phải phòng hộ nữa” Kinh Đấu Chiến Dụ nói thế nầy: “Các Thánh đệ tử trụ nơi tâm không có sợ hãi. Bấy giờ, các ma không thể quấy nhiễu.” Kinh Lam Bạc Ca cũng nói: “Nếu lậu đã hết, thành A-la-hán, thì đi, đứng, nằm, ngồi đều yên ổn. Vì sao? Vì ma không phá hoại”.

Kinh Độc Tiễn Dụ cũng nói: Phật bảo: Này Thiện Túc! Người an lạc trong Niết-bàn thì lúc ấy mọi kết của Phi tưởng phi phi tưởng vốn có đều được dứt hẳn, biết khắp, như chặt rễ cây, cắt ngọn Đa la. Vì không để còn sót nên về sau không còn sinh. Các kinh nói về sự lui sụt đều nói: “Nếu đệ tử của Ta cùng an trụ hỗn tạp với các pháp khác, Ta nói do đây mà hiện pháp lạc trú của bốn loại tâm tăng thượng đã chứng từ trước đến nay, tùy theo một tâm sẽ có thoái lui. Nếu do hạnh xa lìa,ở chỗ vắng, một mình, dõng mãnh, tinh cần, không buông lung, an trụ nơi sở đắc không lay động, tâm giải thoát, thân tác chứng, Ta nói chắc chắn người này không có nhân duyên gì lui sụt từ đây”.

Lại, Khế kinh nói: “Nếu các Bí-sô nào đã dứt hết các lậu, thành A-la-hán, thì ta trọn không bao giờ nói A-la-hán đó nên không buông lung. Vì sao? Vì Tôn giả ấy đã không buông lung, không trở lại làm việc buông lung nữa.”

Trình bày về lý mà Thượng tọa bộ đã chấp như thế, còn phi lý thì tác ý phi lý, như trước đã nói. Trước nói là sao? Nghĩa là trước kia đã nói: Hoặc dấy khởi, không nên đều lấy tác ý phi lý làm tác nhân trước. Văn luận lại nói từ nhiễm sinh, nghĩa là nếu các nhiễm khởi, thì tâm nhiễm trước, còn tánh khác, lẽ ra không có nghĩa tâm hiện hành. Lại, về nghĩa của nhân đã lập ra không thành, vì đồng loại với phẩm tông đã lập. Nghĩa là tác ý, nhiễm, được gọi là phi lý. Nhân mà kia đã lập, chứng tỏ A-la-hán vì không khởi nhiễm, nên không sinh phiền não, vì không có phiền não nên gọi là A-la-hán.

Nay muốn tìm tòi nghiên cứu tâm A-la-hán đã không có phiền não thì có sinh thoái lui không?

Phái Thượng tọa kia lập tông: Tất nhiên không có nảy sinh sự thoái lui. Lại, lập nhân: không có khởi nhiễm.

Đã thế, há không là phẩm loại đồng? Đây không thành nhân, người trí đã phán quyết. Lại, kia đã thuyết là nói không có phi lý, tức là không có đã sinh, không có đang khởi. Như thế, hai thứ đều có là không thể thành.

Hoặc ý phái Thượng tọa kia nói: Vì không có chủng tử hoặc, nên các A-la-hán không có thoái lui khởi hoặc. Vấn đề này trước đã đáp rộng. Theo lý thì có và không có chủng tử. Cho nên, đối với tất cả chủng thì Thượng tọa bộ lỗi về có. Do đó cũng đã dứt bỏ sự điên đảo về không có. Vì điên đảo và hoặc không có tánh khác nhau. Tâm sau của A la hán khởi hoặc, cũng không thành nhân. Vì sao? Vì tâm sau của A-lahán không là đẳng vô gián duyên, làm sao có nghĩa công năng dẫn tâm khác? Vì hướng đến nhập Niết-bàn vô dư y, trái với các sự trôi lăn sinh tử, nên hoàn toàn ở trong đó tự nhiên chuyển biến.

Nếu ở vị nầy khởi phiền não, thì lẽ ra trở ngại các uẩn cuối cùng đoạn diệt. Cho nên trong vị tử hữu của A-la-hán, chắc chắn không có khả năng lui sụt, khởi phiền não. Lại, trụ vị nầy rất thuận với tâm nhàm chán. Giả sử lúc trước có phiền não thì khi đạt đến vị nầy, còn đoạn không sót, như Khế kinh nói: Bí-sô kia đối với hiện pháp, phần nhiều đã hoàn thành Thánh chỉ, hoặc khi lâm chung. Huống chi A-la-hán, khi trước đã không có phiền não, nay có hướng nhập Niết-bàn vô dư, tác ý hiện tiền, đâu thể nào là mới khởi hoặc. Cho nên không có lỗi tâm sau khởi hoặc.

Lại nói: Tướng vận chuyển như trụ v.v… trong vị an hòa của Ứng quả, thừa nhận lui sụt khởi hoặc, cũng không đúng lý, vì không được thừa nhận. Nghĩa là ta chỉ thừa nhận trong vị an hòa, có thuận với hoặc, tâm mới có công năng khởi hoặc. Nếu tâm chánh trụ v.v… vững chắc, vận chuyển tướng, có thể làm chướng ngại hoặc sinh, làm sao khởi hoặc? Cho nên chỗ đã lập của phái Thượng tọa kia ngăn cản lý có lui sụt, không thể chứng thành. Ứng quả không có lui sụt về giáo cũng không phải chứng. Vả lại, kinh Tuất-Noa đối với việc có thoái quả đều không có trái hại. Vì căn cứ ngăn chặn sự thọ dục, nên nói kinh nầy. Nghĩa là Tôn giả kia một mình ở chỗ trống vắng, bỗng dưng suy nghĩ đến nhà của mình giàu có, quyến thuộc rất nhiều, nên mau trở về nhà, thọ hưởng dục lạc, thực hành bố thí, tu phước. Đức Phật biết được ý nghĩ của Tôn giả kia, sai người đến, vì hiện thần thông, ghi nhận, thuyết giáo, dạy răn, khiến chế phục, khiến tỉnh ngộ được thành Ứng quả. Thành tựu Ứng quả rồi, bèn nghĩ: Nay, ta hợp thời đến yết kiến Đấng Thiện Thệ.

Ý nầy nhằm chỉ rõ, nay nhờ Phật bảo đến, khi đã thù thắng hơn trước đây, thì không có tư duy tà vạy. Nghĩ như thế rồi, lại căn cứ ở môn khác, hiển bày ghi nhận tự thân cùng với các Ứng quả có tướng chung không thọ dục ở Ứng quả. Bèn bạch Phật rằng: “Bạch Đại đức! Nếu có Bí-sô các lậu đã hết, thành A-la-hán, Bí-sô ấy bấy giờ trụ ở sáu xứ, tâm được giải thoát, nghĩa là trụ xuất ly, không hại, viễn ly, ái hết, thủ hết, tâm không quên mất, được tánh giải thoát. Giả sử có sắc rất đẹp, mắt nhận biết được sắc đó hiện đến trước mặt thì người kia đối với tâm đã chứng trong giải thoát rồi, chăng mệt sức phải phòng hộ nữa.” Ý nầy biểu thị tất cả Ứng quả do sức đối trị đã nhiếp giữ, nên không có chỗ và không chấp nhận thọ các cảnh dục. Vì thế nếu có diệu cảnh hiện tiền, thì tâm chẳng mệt sức phải phòng hộ, là nghĩa trong đấy.

Hoặc Tôn giả kia vì căn cứ tự thuyết, không nên làm chứng! Không phải các Ứng quảnào cũng đều đồng căn tánh với Tuất Noa. Hoặc đây là căn cứ chung các Ứng quả để nói. Vì Tôn giả kia tự nói lên lời sai khác, như Tôn giả kia tự nói rằng: trụ xuất ly, không hại, xa lìa… cho đến nói rộng. Đây là biểu thị nếu có thể trụ xuất ly v.v… thì sẽ không nhọc công phòng hộ pháp khác thì không đúng.

Tông ta cũng nói: Lúc nào cũng tôn trọng tu gia hạnh, ấy là khả năng không lui sụt.

Với ý nghĩa như thế, trong kinh Độc Tiễn Dụ, Đức Thế Tôn chỉ rõ: Sau ta đến kia, sẽ phân biệt rộng.

Kinh Đấu Chiến Dụ cũng không thành chứng. Kinh nầy căn cứ ở chỗ ngăn dứt sợ hãi hữu sau để nói; như chỗ khác nói, so với kinh nầy cũng nói thế. Nghĩa là kinh nầy nói: “Ma không thể quấy nhiễu”, không phải ý kinh nầy nói ma phiền não, chỉ nói chủ Đại tự tại trời Dục, vì sau kinh nầy nói như thế nầy: “Bấy giờ, ma kia bỗng nhiên biến mất”. Ý trong đây biểu thị: Nếu nhập Niết-bàn, thì ma sẽ không có năng lực tìm cầu sinh thức của người kia, nghĩa là đệ tử Phật ngay khi xả mạng, phần nhiều có ma đến tìm sinh thức của họ. Chớ cho rằng thần thức của họ vượt qua cảnh giới của ta. Như ở chỗ khác cũng vì ngăn chặn Ứng quả sợ hãi hữu sau, như Khế kinh nói:

Đã nhổ rễ ái

Không sầu, sợ gì?

Lại, kinh khác nói:

Như rễ cây chưa nhổ

Mầm chặt, chặt lại sinh

Chưa nhổ tùy miên ái

Khổ diệt, diệt lại khởi.

Lại, Khế kinh nói:

Nếu đã thấy Thánh đế

thì đường các hữu dứt

Gốc sinh tử đã diệt.

Không nhận hữu sau nữa.

Lại, tất cả chỗ khen ngợi Ứng quả rằng: Bỏ các gánh nặng, dứt hết các kết hữu. Cho nên gọi là tận.

Kết hữu: Nghĩa là kết chiêu cảm hữu, gọi là kết hữu. Các A-lahán ở trong kết hữu tâm khéo giải thoát, nên gọi là tận. Vì thế không phải phái Thượng tọa kia dẫn Khế kinh có thể ngăn cản nghĩa Ứng quả có thoái lui của Tông ta. Do đó đã giải thích kinh Lam Bạc Ca. A-la-hán kia đều tự biết không thọ hữu sau. mặc dù cũng có sợ lui sụt hiện pháp lạc, nhưng vì đối với oai nghi đều yên ổn. Cho nên các pháp của Ứng quả có trí sinh, có công năng tự biết rõ không thọ hữu sau. Xét theo ý khác mà nói thì Kinh Độc Tiễn Dụ cũng không thể ngăn nghĩa có lui sụt.

Nếu A-la-hán đối với kết ba cõi, tất cả đều được dứt hẳn, biết khắp, như chặt đứt rễ cây, cắt ngọn Đa la, không còn sót lại, nên về sau không còn sinh thì sao trong đây nghiêng về nói Phi tưởng? Nên biết thuyết nầy, nhất định xét theo ý khác.

Nay sẽ trình bày nguyên nhân khởi thuyết kinh này. Nghĩa là trong kinh nầy, Phật bảo Thiện Túc: “Nếu người ưa thích của cải thế gian đứng ở trước mặt thì sẽ vì họ mà nói ngôn luận tương ưng như đây. Nếu tâm người kia liền trụ trong nghĩa đã nói thì cũng có thể ở trong nghĩa đó, tạo Tùy pháp hành…” nói rộng cho đến dẫn thí dụ để so sánh với mình. Tôn giả Thiện Tú bạch Đức Thế Tôn: “Bổ-đặc-già-la nầy ở chốn thôn, ấp v.v…, bị kết tham dục ràng buộc tâm họ…” nói rộng cho đến… “vì nói ngôn luận tương ưng với bất động, không ưa nghe, thọ nhận…” nói rộng như thế.

Người ưa Bất động, đối với ngôn luận tương ưng với Vô sở hữu xứ, không thích nghe, nhận Người ưa thích Vô sở hữu xứ, đối với ngôn luận tương ưng Phi tưởng phi phi tưởng xứ không thích nghe nhận. Người ưa Phi tưởng xứ, đối với ngôn luận tương ưng với nhập Niết-bàn, không ưa nghe, nhận. Người ưa Niết-bàn, cũng đối với ngôn luận tương ưng với Phi tưởng, Phi phi tưởng xứ, không ưa nghe, nhận.

Trong kinh như thế, theo thứ lớp nói rộng, không phải ở đây, ta nói như thế nầy: Các A-la-hán nghe ngôn luận tương ưng với Phi tưởng Phi phi tưởng xứ, tâm trụ trong đó, tạo ra Tùy pháp hành.

Do đây, là đối với Bổ đặc già la kia tùy theo cõi ưa thích mà châp trước, sao lại dẫn kinh nầy để làm chứng A-la-hán, không đối với Phi tưởng Phi phi tưởng xứ mà bị kết tham dục ràng buộc tâm họ.

Thế nên, Đức Thế Tôn vì ngăn chặn Ứng quả tham sinh về Phi phi tưởng nên nói hai dụ, cũng là lý mà Tông của chúng ta thừa nhận. Đâu thể chấp nhận dẫn kinh này để ngăn nghĩa Ứng quả có thoái lui. Kinh nầy nhất định phải là ngăn quả A-la-hán, tạo các kết hành chiêu cảm hữu Phi tưởng sau. Do trong kinh nầy nói: “ Này Thiện nam tử! Nếu được tâm chánh giải khéo giải thoát, đối với sáu xứ như sắc v.v… chẳng thích nghi, mắt thấy v.v… rồi, không tùy theo trói buộc trụ chấp, nói rộng, cho đến ở trong cảnh kia không do tầm tư, tùy theo quán mà trụ, không bị kết tham theo đuổi phá hoại tâm họ, tập cảm pháp ác bất thiện của đời sau, cho đến không tập sinh già chết sau, đối với mình như thế, có công năng biết như thật.

Nay xét rõ ý đã nói trong đây, là nhằm biểu thị các Ứng quả có công năng biết như thật. Đối với các tư lương của hữu sau, không bao giờ ta chứa nhóm. Tuy nhiên có thể nói trong kinh nầy, Đức Phật căn cứ dụ mũi tên độc, để chỉ rõ lý có lui sụt. Nghĩa là Đức Phật ở đây, nói lời như thế nầy: Như có thầy thuốc khéo nhổ mũi tên độc, trước quan sát mũi tên đã cắm vào thịt cạn hay sâu. Kế là, tìm cách thích nghi, để nhổ mũi tên sao cho ra khỏi thân, sau trao cho thuốc thật hay, sao cho chất độc không còn sót, bèn bảo nạn nhân kia: Chao ôi! Thiện sĩ! Ta đã vì ông nhổ bỏ mũi tên độc. Nay thế độc trong thân ông không còn, từ nay ông nên, hãy cẩn thận kiêng dè. Ăn khi cần ăn để cho sạch nhọt lở kia. Nếu ăn thức ăn không hợp, thì mụt nhọt sẽ chảy ra, cho đến phải khéo gìn giữ. Ý ông thế nào? Người bệnh kia nhờ thầy thuốc nhổ bỏ mũi tên, tẩy trừ chất độc. Nếu cẩn thận kiêng cữ, chỉ ăn thức nên ăn, bấy giờ, sẽ tịnh hóa nhọt kia. Há không là nhất định được không có bệnh, yên vui, khí lực tăng thêm hay sao?

Do dụ như thế, biểu thị lương y Phật đã nhổ mũi tên độc hữu sau của chúng sinh được hóa độ, khiến dẫn kết kia cũng hết sạch không còn. Nếu đối với sáu xứ như sắc v.v… không thích nghi, mắt nhìn thấy v.v… rồi, tùy theo trói buộc mà trụ chấp, nói rộng, cho đến: Ở trong cảnh kia, do khởi tầm từ tùy theo quán, mà trụ, phiền não rò rỉ, do đây mà sinh. Nếu không thừa nhận như vậy, thì tâm giải thoát, sẽ có lỗi gì mà phát khởi đồng với lậu?

Lại, trong kinh nầy Đức Phật tự hợp dụ nói: Nếu một loại có khả năng nhận biết rõ đúng, sự nương tựa là gốc khổ như mũi tên độc, bệnh ung nhọt, phương tiện trụ chỗ nương tựa ấy để trừ hết không còn chỗ nương tựa, không gì vượt hơn trong tâm giải thoát, đây có việc nầy. Trụ rồi, đối với nương tựa kia, thuận theo nhận lấy pháp. Thân nhận lấy, tâm chấp thì không có việc nầy.

Kinh nầy, về sau nói về nghĩa ấy: Nương tựa tức là thân-chỗ nương tựa của khổ. Thuận nhận lấy, tức là công năng làm lợi ích, nhận lấy pháp.

Vì là các hoặc nương tựa, chấp chặt nên trong đây, có nói nương tựa, tức thuận với nhận lấy. Như nghĩa thật thì nương tựa, thuận theo nhận lấy có khác. Nghĩa là như thứ lớp: cảnh không phải thích nghi của thân. Nói thân nhận lấy nghĩa là các căn như mắt v.v… nhận lấy cảnh không thích nghi. Nói tâm chấp, nghĩa là thức như nhãn thức v.v… chấp cảnh không thích nghi.

Người ưa Niết-bàn, thường an trụ tâm Niết-bàn giải thoát, đối với việc nương tựa vào thuận theo nhận lấy mà thân nhận lấy, tâm chấp, thì không có lý nầy.

Nay, hiểu rõ ý thú sơ lược trong đây, nghĩa là nếu các Ứng quả thường an trụ, xuất ly khỏi sáu xứ v.v…, trong tâm giải thoát đối với sáu xứ không phải thích nghi, không tùy theo trói buộc trụ, cẩn thận kiêng dè thì phiền não chẳng sinh. Nếu không thường an trụ sáu pháp như xuất ly v.v… đối với sáu xứ không thích nghi bèn tùy theo trói buộc trụ. Về sau sinh ra độc, mũi tên dù đã nhổ hẳn, nhưng lậu mủ độc phiền não ở mắt v.v… vẫn sinh, như lỡ phạm vào nhọt, vỡ mủ, rỉ ra.

Như thế, phái Thượng tọa dẫn Khế kinh nầy, chỉ tổn hại thân mình, đâu thể trái với nghĩa người khác nói?

Lại, phái Thượng tọa kia nói các kinh biện luận về sự lui sụt, đều chỉ nói lui sụt tâm sở tăng thượng, không nói giải thoát, điều nầy cũng không đúng. Vì trong Khế kinh khác, nói về A-la-hán thời giải thoát, lui sụt do năm nhân duyên, không nói A-la-hán lui mất tâm sở tăng thượng. Cho nên kinh Kiều để Ca cũng nói về sự lui mất quả A-la-hán và tánh thời giải thoát.

Để ngăn dứt sự chấp tà kia (như trước nên biết), trong kinh Khôi dụ cũng nói có lui sụt quả A-la-hán (như sau sẽ nói thành). Kinh Ô-đàdi cũng nói có lui sụt đạo quả vô lậu.

Kinh Độc Tiễn Dụ cũng nói có thoái (như trước đã nói).

Các kinh mà phái Thượng tọa kia đã dẫn trên đây, vì chỉ căn cứ A-la-hán ở phẩm thù thắng để nói nên không thành chứng.

Có giải thích kinh nầy: Đức Phật căn cứ ở tự thuyết để nói, vì đệ tử an trụ các pháp hỗn tạp nên phần trước kinh để đối trị nói “không phóng dật”. Vì Kinh chủ, đã quyết trạch đủ nghĩa này, nên cũng không phải chứng cứ.

Thế nên, phái Thượng tọa lập quả A-la-hán,không có thoái mất, về lý, giáo đều không có.

Luận sư phân biệt nói như thế nầy: Vì tất cả Thánh đạo đều không có lui sụt, nên hoặc đã dứt hoàn toàn không thể sinh.

Làm sao biết được? Do giáo lý. Giáo nghĩa là kinh nói: Phật bảo Tôn giả Ca Diếp Ba: “Nếu có rất nhiều pháp thiện như thế, ta nói người kia pháp thiện còn không trụ, huống chi có lui sụt. Các A-la-hán đã có rất nhiều pháp thiện như thế, nên không có sự lui sụt”.

Lại, Khế kinh nói: “Như thế, Ứng quả vĩnh viễn lìa cấu, vĩnh viễn rốt ráo. Vô minh làm nhân sinh các nhiễm chấp, minh làm nhân sinh lìa các nhiễm chấp. Các A-la-hán đều không có tội lỗi, chỉ trừ hết cái cũ không tạo mới, lìa nhiễm, không có tham. Vì đã đốt hạt giống hữu, không sinh trưởng lại các mầm mộng hữu, như đốt đèn, dầu cạn, ấy là diệt hẳn”. Đây là nói về giáo.

Lại lập lý: Không phải giống bị đốt, nên có việc nẩy mầm.

Như thế, tất cả phần nhiều đồng với cách đả phá ở trước. Phần ít có khác, tức là nay riêng ngăn dứt. Vả lại, phần giáo đầu, kia làm chứng không thành. Vì vị Học trở nên phải thừa nhận có lui sụt, không phải vị Hữu học có nhiều pháp thiện đồng với Vô học và trong vị Hữu học có thành bất thiện như phàm phu. Cho nên, nhất định xét theo ý riêng mà kinh nói như thế, còn kinh khác nói Ứng quả có lui sụt, không lui sụt. Nếu cho rằng nói lui sụt, căn cứ riêng thế tục thì lẽ ra cũng căn cứ riêng lời nói không có lui sụt, nghĩa là trong kinh khác, nói lui sụt không có khác, mà thừa nhận căn cứ riêng để nói về lui sụt, chứ không phải pháp khác. Nói không có lui sụt nầy, dù không có sai khác, nhưng về lý, lẽ ra cũng thừa nhận căn cứ riêng để nói. Tuy nhiên, về nghĩa mà trong kinh nầy đã nói, Đức Thế Tôn vì khen ngợi, sự tôn trọng , luôn luôn tu hành trong pháp thiện sẽ đạt được lợi ích thù thắng! Hoặc ý vì biểu thị khi đang tu thiện, không chấp trụ, không lui sụt, không cho là thường như thế. Hoặc không phảiđều đồng với pháp thiện của Ứng quả, vì tuệ giải thoát v.v… có sai khác. Trong đây, chỉ căn cứ ở người đã thành tựu nhiều pháp thiện thù thắng để nói không có lui sụt. Trái với đây thì có lý lui sụt hẳn chẳng nghi ngờ. Vĩnh viễn lìa cấu v.v…, như ở trước đã giải thích.

Trước kia đã giải thích ra sao?

Căn cứ sự nối tiếp về sau sinh phiền não cấu v.v… mà mật thuyết, không ngoài dựa theo nghĩa này mà giải thích theo. Nói tận trừ cái cũ v.v… vô minh làm nhân, sinh ra nhiễm chấp v.v…, như trước kia đã nói không có chủng, là giải thích về nghĩa không có lui sụt. Thượng tọa bộ kia lập luận, về lý bị rơi vào lỗi phi lý, vì thừa nhận mầm của hữu sau, tất nhiên không sinh, chỉ lập dụ, nói về lý không thành.

Hoặc nên gạn hỏi Luận sư phân biệt: Ông thừa nhận lấy gì để đốt các phiền não? Luận sư kia nhất định phải đáp: Dùng lửa trí đốt. Thuận theo lại hỏi: Điều nầy không hợp lý. Bởi trí nên dựa vào phiền não, như lửa dựa vào củi. Nhưng không nên nói trí vô lậu sinh, dùng các phiền não làm chổ dựa dẫm. Lại, khi ở vị trí hoặc đã hết, thì trí lẽ ra cũng mất. Như khi hết củi, thì lửa sẽ tắt theo. Lại, như củi hết, tất nhiên có tro thừa, vì trong thân A-la-hán, lẽ ra phải có hoặc thừa.

Nếu cho rằng pháp và dụ không thể hoàn toàn giống chớ cho rốt ráo, không có dụ đồng pháp.

Đã thế vì sao không nhận lấy như thế nầy: Hoặc không có lý đốt, chỉ vì một ít như đốt thành thử không nên nói pháp hoàn toàn đồng dụ.

Nếu như vậy, thì sao lại nói dứt hoặc? Như củi đốt như không sinh lại, vì mầm không sinh hữu sau.

Do đó, đối với lui sụt, không có lý có thể ngăn dứt.

Luận giả Chánh lý nói như thế nầy: Người Tu đạo, dứt hoặc, chấp nhận có lui sụt. Nghĩa là trong văn luận trên lý giáo trong đây, nhân đả phá tông người khác phần nhiều đã nói. Nay vì thành lập tông, mà mình đã thừa nhận, sẽ lại biểu thị pháp mà trước đây chưa nói, nghĩa là từ Ứng quả cũng có nghĩa thoái; trong kinh Thán dụ, đã nói rõ rồi. Như nói: “các Thánh đệ tử đa văn, hoặc đi, hoặc ở, có xứ, có thời gian, vì mất niệm nên sinh giác bất thiện ác, dẫn sinh dục tham, hoặc giận, hoặc si. Như thế, các Thánh đệ tử đa văn, dần dần mất đi chánh niệm, nhanh chóng hoàn phục khả năng làm cho những gì đã lui sụt, dấy khởi lên tận-mất-diệt-ly.

Lấy gì làm chứng biết?

Các Thánh đệ tử đa văn tức là A-la-hán, đâu cần nhọc công gạn hỏi. Do kinh nầy nói: “Các Thánh đệ tử kia với tâm thuận theo hạnh xa lìa v.v…, suốt đêm dài…” Giống như kinh khác nói, nên cho rằng trong kinh nầy nói chữ “như thế”. “Như thế, các Thánh đệ tử đa văn hoặc đi, hoặc ở, hoặc vua, hoặc người thân đến trước mặt, xin thọ nhận địa vị, của cải…”nói rộng cho đến: “Do các Thánh đệ tử đa văn nầy, trong suốt đêm dài, thuận theo hạnh xa lìa, hướng xa lìa, sắp nhập xa lìa, thuận theo xuất ly, hướng xuất ly, sắp nhập xuất ly, thuận theo Niếtbàn, hướng Niết-bàn, sắp nhập Niết-bàn. Ưa vui tịch tĩnh, ưa vui xa lìa, và vì xuất ly, nên ta nói các Thánh đệ tử ấy, khắp đối với tất cả thuận với pháp lậu, đã có thể loại bỏ hẳn rồi được trong mát.” Lại, trong kinh nầy, trước tiên nói: “Thánh đệ tử kia quán các dục như một phần tro than nóng. Vì do quán nầy, nên đối với dục dục, dục tham, thân dục, ái dục, A lại da dục, Ni diên để dục trong các dục tham đắm nhiễm chấp, không làm nhiễm tâm họ”.

Trong Khế kinh khác nói: “A-la-hán có tám thứ lực v.v…” đồng với kinh nầy. Nghĩa là kinh khác nói: “Phật bảo Tôn giả Xá-lợi-tử! Các A-la-hán có tám thứ lực. Những gì là tám? Nghĩa là A-la-hán, các lậu đã hết, suốt đêm dài sinh tử, tâm họ thuận theo hạnh xa lìa, hướng đến xa lìa…” cho đến nói rộng

Lại, trong kinh kia cũng nói thế nầy: “Quán các dục kia, như một phần tro than”…, nói rộng cho đến… Đều như kinh nầy.

Lại, nói thế nầy: “Các Thánh đệ tử kia đã tu tập, đã khéo tu tập niệm trụ, chánh đoạn, thần túc, căn, lực, chi giác, chi đạo.”

Trong kinh Tuất Noa nói: “A-la-hán an trụ trong xuất ly, không có hại, xa lìa, ái hết, thủ hết và tâm không quên mất, tánh giải thoát”. Kinh Độc Tiễn Dụ cũng nói: “Phật bảo Thiện Tuc! Người an lạc trong Niết-bàn, thì lúc ấy, mọi kết của Phi tưởng, Phi phi tưởng đều được dứt hẳn, biết khắp.”

Do đó chứng biết kinh này vốn nói các Thánh đệ tử là A-la-hán.

Nghĩa ấy quyết định, không nên sinh nghi.

Kinh chủ trong đây nói thế nầy: Thật sự về sau kinh mới nói là Ala-hán, nghĩa là sau đó cho đến khi đi, ở… tức chưa khéo thông đạt, chấp nhận có việc nầy. Nghĩa là người Hữu học, khi đi ở, vì do mất niệm, nên chấp nhận khởi phiền não. Về sau, trở thành Vô học, thì không có nghĩa khởi. Trước căn cứ vị Hữu học nên nói không có lỗi.

Xét thấy rõ ràng ý Kinh chủ, cho rằng trong kinh nầy, trước nói vị Học, sau nói Vô học. Nay, nên xem xét, quyết định có thể nương tựa lời Đức Thế Tôn nói hay là ý Kinh chủ? Nhưng trong kinh nầy, không có một ít nương tựa, hy vọng có thể dẫn chứng thành: trước, căn cứ vào vị Hữu học, văn sau mới căn cứ ở vị Vô học để nói. Nghĩa là trong kinh nầy, trước nói là đệ tử do quán các dục như một phần tro than, đã khiến cho dục v.v… không nhiễm tâm họ. Kế là, nói có lúc mất niệm, khởi hoặc. Lại, nữa, nói Thánh đệ tử kia, lại nhanh chóng được lìa. Về sau, tức nói khi Thánh đệ tử kia đi, ở, vua v.v… đến thỉnh, không thọ nhận địa vị, của cải . Do Thánh đệ tử kia suốt đêm dài, thuận với xa lìa v.v… cho đến nói Thánh đệ tử kia đối với pháp thuận theo lậu đã có thể loại bỏ hẳn rồi được trong mát. Kinh nầy nói trước sau đều không thấy Phật, vì nói pháp khác, cũng không thấy nói Thánh đệ tử kia tu hạnh khác, có chứng minh riêng. Lấy gì chứng biết Thánh đệ tử kia, trước ở vị Hữu học, sau trở thành Vô học?

Nay xét rõ kinh nầy vốn vì ngăn dứt, như Kinh chủ v.v… vọng chấp so lường. Thế nên, trước nói các Thánh đệ tử, do quán các dục, như một phần tro than, có khả năng khiến cho dục v.v… không nhiễm tâm mình. Đây tức là chỉ rõ thàng đã chứng Ứng quả. Kế lại nói Thánh đệ tử kia mất niệm, khởi hoặc, tức đã biểu thị thành Ứng quả có lui sụt. Do lý như thế, biết trong kinh nầy, hai văn trước, sau, đều nói Vô học.

Lại, Kinh chủ kia nói: “rồi sau Thánh đệ tử… cho đến khi đi, ở, chưa khéo thông đạt, chấp nhận có việc nầy” thì về lý cũng không đúng. Do trong kinh nầy nói: “Đệ tử kia, nếu đi, nếu ở, thuận theo giác thông đạt, đôi khi quên mất, khởi phiền não.”

Nếu cho rằng không nói câu “khéo thông đạt,” thì điều ấy cũng không đúng, vì nghĩa đã nói. Nghĩa là kinh nầy nói: “Thánh đệ tử kia, nếu đi, nếu ở, thuận theo giác thông đạt, đôi khi quên mất, giống với tâm các thế gian khởi tham, lo pháp ác bất thiện.” Há câu này không phải là nói “khéo thông đạt sao”? Nếu nói thông đạt, để chỉ rõ khéo thông đạt, thì sao khéo thông đạt lại chấp nhận khởi phiền não nữa? Tức lời trách nầy không đúng! Vì trước kia đã nói, nghĩa là vì mất niệm, nên khởi các phiền não. Đã vậy, thì tức nên chưa khéo thông đạt. Nếu không như thế, thì không quên mất, chỉ Đức Thế Tôn mới có.

Nếu như vậy, vì sao trong Khế kinh nói: Tôn giả Xá-lợi-tử thành tựu sáu pháp hằng trụ?

Nên biết kinh nầy nói có hai ý: Một là biểu thị tất cả quả A-lahán, không phải đều thành tựu sáu pháp hằng trụ. Hai là chỉ rõ tất cả dù đều thành đủ, nhưng không phải đều có khả năng an trụ hiện tiền. Nếu khác với đây, thì Đức Thế Tôn không nên lấy đây làm môn, nhằm chứng tỏ sự thù thắng kia không phải chúng Bí-sô, biết Xá-lợi-tử là bậc trí tuệ bậc nhất trong chúng Thanh văn, là viên tướng của đại pháp, có khả năng chuyển pháp luân mà không tin biết là A-la-hán phải là Bạcgià-phạm, đem các Ứng quả có chung công đức khen thuật, khuyên biết.

Lại, trong Khế kinh nói: “A-la-hán bất thời giải thoát, thế gian rất ít có”.

Lại, trong Khế kinh nói: “Nếu có Bổ-đặc-già-la, thành tựu sáu hằng trụ, đời rất hy hữu.”

Do đó chứng biết, không phải A-la-hán, đối với cảnh chẳng phải thích nghi lúc thấy, nghe v.v…, tất cả đều có thể tâm an trụ xả và có thể hằng trụ chánh niệm, chánh tri. Cho nên, các Ứng quả có quên mất niệm.

Do đó, Kinh chủ kia nói trong đây không có lời nói: Khéo thông đạt nên biết, văn trước nói vị Hữu học thì không đúng với chánh lý. Lại, nếu như thế, thì sẽ có lỗi thái quá nghĩa là Khế kinh nói: “Sự sinh của ta đã hết”. Không nói: “Khéo hết”, lẽ ra là Hữu học.

Lại, Khế kinh nói: “Đã thấy Thánh đế,” không nói “khéo thấy”, lẽ ra là phàm phu.

Lại, Khế kinh nói: “Khiến cho con đường hữu dứt bặt”, không nói “khéo dứt bặt”, thì không phải Ứng quả!.

Những lời kinh nói đã không như thế, nên biết được Kinh chủ nói không đúng. Do đó, nên nói nghĩa thông đạt, là có khéo, có nhiều thứ khác nữa.

Ở đây, lại cố chấp nói: Kinh Thán dụ nầy nhất định nói về vị Hữu học.

Làm sao biết như thế? Vì nghĩa làm nương tựa.

Nghĩa nương tựa nào? Nghĩa là người Hữu học thừa nhận có phiền não, không phải Vô học. Vì Vô học đã dứt trừ các điên đảo, vì hạt giống hoặc không có, nên tất nhiên không có việc lui sụt. Lại, vì thuộc về quả Thánh đạo, giống như hoặc dứt do Kiến đạo đoạn, không có lý lui sụt.

Xét rõ Tôn giả kia, tự chấp lấy nghĩa tà làm chỗ dựa, đều không muốn nương tựa chánh nghĩa của Khế kinh- lời đấng Thiện Thệ đã nói. Sao các ông lâu nay cứ che giấu tình mình, thường giả vờ nói: Ta y theo kinh nói, không dùng chánh lý của Đối pháp làm chỗ dựa, vì tông chỉ của Đối pháp có vượt qua kinh. Nay, mới biểu lộ rõ ràng là không chiếu cố đến văn kinh, theo vọng tình của mình ngang ngạnh thiết lập nghĩa lý học chánh lý nói như thế này: Lấy nghĩa làm chỗ dựa là biết nói về vị Hữu học.

Há không là dù thừa nhận lấy nghĩa làm chỗ dựa, nhưng xưng tụng Đức Thế Tôn làm thầy ta, thì nghĩa lý vốn đã lập không nên trái với kinh. Vì nếu trái với kinh, ấy là phi chánh lý. Nếu phi chánh lý thì làm chứng không thành, sao lại nói nghĩa làm nương dựa mà nói Hữu học thừa nhận có phiền não, đối với Vô học lui sụt đâu có chổ nào trái nhau? Tuy nhiên, trong kinh nầy không nói Hữu học, chỉ nói Vô học (trước đã biện luận nghĩa này) Cho nên biết Ứng quả là có lui sụt mất niệm. Nghĩa mà Kinh chủ nói rất đáng được nương tựa, không phải ông ta theo vọng tình mà chấp nghĩa. Nếu chỉ Hữu học vì có phiền não, nên phiền não có thể sinh, không phải người Vô học thì vì sao Đức Thế Tôn không nói sai khác, để cho đối tượng hóa độ sinh khởi trí không có sai lầm? Biết mất niệm, thoái lui vị Hữu học, không phải pháp khác, không phải Phật, Đức Thế Tôn đã khởi các lỗi, tạo ra thuyết mê lầm, khiến chúng sinh nghi, mặc dù trong kinh nầy không có thuyết sai khác, nhưng so sánh với pháp khác, biết được kinh nầy nói về vị Vô học, nên thuyết kia nói là lời của nhà mình.

Lại, thuyết kia nói Vô học đã dứt các điên đảo v.v… chứng minh không có nhân lui sụt. Như trước đã ngăn dứt, nên không có công dụng chứng. Do Vô học nầy có khởi hoặc lui sụt, lý đó rất thành, không thể nghiêng động.

Ở đây, phái Thượng tọa lại giải thích lầm: Kinh Thán dụ nầy nói vị Bất hoàn, vì vị Hữu học hoặc cấu chưa dứt trừ, nên chấp nhận có gặp duyên mất niệm, khởi hoặc, không phải các Vô học có khởi hoặc về lý. Đức Thế Tôn mặc dù nói Thánh đệ tử kia đối với tất cả pháp thuận với lậu, đã có khả năng dứt bỏ hẳn rồi, được trong mát, mà do chỉ nói đối với các pháp thuận theo lậu không nói về lậu, nên nói Bất hoàn không sai. Đây không thành giải thích. Vì sao? Vì các lậu cũng gọi pháp thuận lậu, nghĩa là pháp thuận lậu, gồm nhiếp hết hữu lậu. Về lý, không nên nói: Không gồm nhiếp các lậu.

Thừa nhận Thánh đệ tử nầy đối với tất cả hữu lậu, đã có khả năng loại bỏ ra hẳn rồi, được trong mát, mà nói chưa thành quả A-la-hán, thì chưa hề nghe giáo lý nào nói giác ngộ nầy. Hoặc nên thừa nhận lậu, không phải pháp thuận theo lậu, tức tự mình chấp trái với giáo lý.

Lại, phái Thượng tọa kia sao lại thừa nhận người Bất hoàn đối với địa Hữu đảnh, các pháp thuận với lậu, đã có công năng dứt trừ hẳn rồi, được trong mát? Nếu các lậu trong địa nầy chưa dứt, thì nhất định các pháp thuận với lậu ở địa nầy chưa lìa trói buộc thừa nhận các pháp nầy chưa được lìa trói buộc mà nói ở đây, đã có thể dứt bỏ hẳn rồi, được trong mát. Lời nói như thế, chứng tỏ tuệ kỳ diệu đặc biệt!

Lậu và pháp thuận theo lậu, đều dứt cùng lúc. Đã nói về thuận với lậu, đã loại bỏ được trong mát, thì đủ chứng biết Thánh đệ tử kia đã dứt hết các lậu. Cho nên không chấp nhận giải thích ở đây của phái Thượng tọa nói là người Bất hoàn.

Lại, thuyết kia nói: Mặc dù kinh nầy nói tâm Thánh đệ tử kia, suốt đêm dài, thuận với hạnh xa lìa v.v… Kinh khác nói: Đây gọi là lực của Ứng quả. Mà phải đủ tám mới được gọi là lực A-la-hán, cho nên không có lỗi.

Lấy gì làm chứng biết phải đủ tám mới gọi là lực của Ứng quả mà mỗi mỗi một không đúng?

Trong đây, đều không có giáo, lý làm chứng, chỉ tuân theo ý mình, chải chuốt lời lẽ.

Lại, sao thuyết kia thừa nhận tổng cộng đủ tám, mới được gọi là lực, mỗi mỗi một thì không đúng, không phải tông chỉ

Các A-la-hán đều thừa nhận tám thứ lực cùng thời gian hiện hành, vì thế không nên nói chung mới thành lực. Lại, không phải mỗi một pháp nầy của Ứng quả, lúc hiện ở trước, bị chiết phục do các phiền não, là thiếu nghĩa lực. Sao có thể chấp mỗi mỗi không phải lực? Cho nên thuyết kia nói, nhất định không đúng. Lại, nếu thừa nhận gồm có tám, mới được gọi lực, mà nêu mỗi lực, cũng là nêu rõ Ứng quả, như kinh Tuất Noa nói: A-la-hán chỉ trụ xa lìa không có hại, xuất ly ái tận, thủ tận và tâm không quên mất, tánh giải thoát. Kinh Độc Tiễn dụ chỉ nói rằng:

Người ưa thích Niết-bàn, dứt hẳn kết của phi tưởng, phi phi tưởng xứ.

Chẳng lẽ nêu không khắp, ấy là không phải Ứng quả?

Nay ta xét thấy các lời phát biểu kia, chỉ vì khiến người khác biết mình có khả năng nói mà thôi. Như vậy, tạm nêu kinh Thánh dụ để chứng Ứng quả có lui sụt là tánh của Ứng quả.

Lại, nói Ứng quả có hai thứ, như nói có hai quả A-la-hán:1. Thoái Pháp. 2. Bất thoái. Nếu cho rằng chỉ thoái lui hiện pháp lạc trụ thì về lý, sẽ không đúng. Bởi trong kinh nầy nói có hai loại A-la-hán. Nếu chỉ nói thoái hiện pháp lạc, thì chỉ có một loại Thoái pháp, còn Ứng quả tất cả đều có hiện hành thoái lui. Như Khế kinh nói: Ta nói do đó đã chứng bốn thứ tâm sở tăng thượng, hiện pháp lạc trụ, tùy theo một tâm mà thoái pháp đã đắc, còn tâm bất động, thân giải thoát tác chứng, Ta chắc chắn nói không có nhân duyên lui sụt từ đây.

Nếu cho rằng chỉ căn cứ thoái định tự tại, thì trong các Khế kinh nói là loại Thoái pháp, không phải các Ứng quả đều có thoái nầy, nghĩa là ở trong tĩnh lự hiện ở trước, có thể lui sụt tự tại, gọi là Thoái pháp. Nếu sự việc khác, không có rỗi hiện tiền, tạm thời không hiện tiền, không mất tự tại, dù có lui sụt thọ dụng, mà gọi Bất thoái pháp. Thế nên Ứng quả có hai nghĩa thành.

Lời bào chữa nầy không đúng, vì Khế kinh nói quả A-la-hán có hai loại. Lại, trước đã nói, người thoái lui tự tại ở các tĩnh lự đối với các dục, nếu xả bỏ hạnh xa lìa thì phiền não tương ưng dấy khởi, nếu đã không xả tức đã lìa dục không còn lui mất. Mà nay nói lui mất, ly sinh hỷ lạc, há không là trái nhau? Cho nên ở tĩnh lự có lui mất tự tại về lý thì phải có phiền não hiện tiền. Nếu A-la-hán không khởi phiền não, thì nên không có mất định tự tại, bèn trở nên tất cả A-la-hán quả chỉ có một loại gọi là Bất thoái pháp. Nếu Thời giải thoát là tánh của Ứng quả, thì thể của hai Ứng quả sẽ không tạp lẫn nhau. Vì thế, ta nói kinh thuyết Ứng quả có hai loại, nên lý có thoái lui thành.

Lại, nói biết chỗ đã dứt phương tiện không sinh, như kinh nói: Ta như vị thầy thuốc, nhận biết như thật các pháp đối trị dứt. Chắc chắn có phương tiện không sinh về sau. Do tiêu chuẩn nầy biết phiền não đã dứt có lý sinh lại, cho nên mới căn cứ ở khéo nhận biết, có thể khiến chỗ dứt phương tiện không sinh, tự khen ta như vị thầy thuốc khéo léo. Nếu các bệnh thế gian không phát thì không nên khen, chỉ vì vị lương y khéo biết phương tiện. chữa lành bệnh không sinh lại. Cho nên, biết dứt hoặc có khả năng thoái lui sinh.

Hoặc cho rằng kinh nầy căn cứ phàm phu để thuyết. Không như vậy. Vì kinh kia nói có Giác chi. Nghĩa là nói: Ta có nội niệm giác chi như thật biết có… cho đến nói rộng. Cho nên biết quyết định không nói cho phàm phu. Lại vì nói Ứng quả có hai trí, như nói A-la-hán có TậnVô sinh trí. Nếu các dứt đã hết không bao giờ sinh, thế thì uổng công lập Vô sanh trí! Nếu cho rằng vì phân biệt phàm phu đã dứt, để hiển bày A-la-hán là an ổn bậc nhất, nên dựa vào lợi ích lớn lập Vô sanh trí, thì điều nầy không đúng lý. Chỉ vì Tận trí sinh theo như tông của ông đã thừa nhận là thành tựu an ổn bậc nhất. Lại, các A-la-hán đều tự biết rõ: Sự sinh của ta đã hết, phạm hạnh đã lập, việc làm đã rồi, không thọ hữu sau. An ổn như thế, lẽ nào không phải bậc nhất? Vì các phàm phu tuy được Tam-ma-bát-để của Hữu đảnh mà có thoái đọa, cho đến sẽ đọa trong đường ác, chỉ Tận trí khởi rồi mới có thể tự biết: Ta đều không có sinh sau, không còn chút tạo tác. Tức chỉ rõ A-la-hán đắc an ổn bậc nhất, nghĩa đó đã thành, đâu phải nhờ Vô sanh trí?

Tuy đã thành tựu an ổn bậc nhất mà các Ứng quả lại khởi Vô sanh trí như Đức Thế Tôn nói đủ là Tận trí, Vô sinh trí. Do đó quyết định biết có A-la-hán, phiền não đã dứt, sợ sau sinh lại, mà phương tiện siêng năng cầu trí của sự vĩnh viễn không sinh. Cho nên lập Vô sanh trí, có lý lợi ích lớn được thành.

Do thế, chứng minh biết Ứng quả có nghĩa lui sụt.