LUẬN A TỲ ĐẠT MA THUẬN CHÁNH LÝ
Tác giả: Tôn giả Chúng Hiền
Hán dịch: Tam Tạng Pháp sư Huyền Tráng Đời Đường
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh
Hội Văn Hóa Giáo Dục Linh Sơn Đài Bắc Xuất Bản

 

QUYỂN 63

Phẩm 6: NÓI VỀ HIỀN THÁNH

(PHẦN 7)

Như thế, đã phá tông của phái Thượng tọa bộ, chỉ chấp tám tâm, gọi là Đế hiện quán. Bộ khác ở đây có nói thế nầy: Trong các Thánh đế, chỉ hiện quán tức khắc. Bộ ấy nói: Đã là lý chung, hoặc không có trái. Vì Đế hiện quán, gồm có ba thứ. Ba thứ đó là kiến, duyên, sự.

Chỉ tuệ vô lậu, đối với cảnh các đế, biết rõ đúng như thật, gọi là Kiến hiện quán, tức là nghĩa do kiến phần rõ ràng hiện tiền, như thật mà quán cảnh bốn đế. Tuệ vô lậu và tương ưng khác, đồng một sở duyên, gọi là Duyên hiện quán, là do tâm, tâm sở pháp của kiến v.v… đồng, là nghĩa chủ thể nhận lấy cảnh bốn đế làm sở duyên. Các năng duyên và pháp câu hữu khác, đồng một sự nghiệp, gọi Sự hiện quán, tức do tâm, tâm sở pháp của kiến v.v… và câu hữu khác: giới và tướng sinh v.v… ở trong các đế, đồng nghĩa đối tượng tạo tác, giới tướng sinh v.v… là nhân hiện quán. Ở trong hiện quán, nhân kia có dụng sự, nên từ nơi dụng sự đó, lập ra tên gọi hiện quán.

Như thế, nên biết không phải pháp tương ưng, chỉ một hiện quán, trừ tuệ, còn ngoài ra tâm, tâm sở pháp có hai hiện quán, chỉ tuệ vô lậu có đầy đủ ba.

Các thuyết gọi là hiện quán tức khắc. Nghĩa là khi ở trong một đế được hiện quán, ở trong đế khác cũng được hiện quán. Vì đó, nên đối với hiện quán tức khắc của thuyết trước, cần nên xem xét, tìm tòi, gạn hỏi căn cứ ở đâu mà nói hiện quán? Nếu nói căn cứ ở sự, thì nên khen là: Tốt! Vì đối với khổ đế được hiện quán, đối với khổ đủ cả ba với đế, khác chỉ là sự. Nghĩa là đầu tiên, khi quán kiến khổ Thánh đế, vì đã dứt hết phiền não, nên gọi là đoạn Tập, vì được trạch diệt, tức gọi chứng Diệt, vì siêu việt đối trị nên gọi là Tu đạo. Do ở vị kiến khổ mà ở ba: như Tập v.v… có đoạn, chứng, tu, sự hiện quán. Nếu căn cứ ở sự, thì gọi Đốn hiện quán không có lỗi. Nếu nói căn cứ ở kiến, thì nên bác bỏ: là không phải. Vì hiện quán nầy phải vì các đế khác nhau, nên theo lý một kiến không có nhiều hành tướng, tùy theo tự tướng kia trong mỗi một đế. Đức Thế Tôn nói: Vì mỗi mỗi đều kiến. Như Khế kinh nói: Chánh kiến thế nào? “Nghĩa là Thánh xuất thế vô lậu, không có thủ”, nói rộng cho đến: Các Thánh đệ tử vì hành tướng khổ tư duy về khổ, vì hành tướng tập, tư duy về tập, vì hành tướng diệt tư duy về diệt, vì hành tướng đạo tư duy về đạo, tác ý vô lậu tương ưng với trạch pháp. Đạo lý một kiến, phải đều một hành tướng, nên nhất định không có lý tướng khác trong đế, mà tùy theo tự tướng của đế đó, đều cùng lúc thấy (kiến). Do đó, nhất định phải thừa nhận Tiệm hiện quán (hiện quán dần dần).

Nếu cho rằng dùng một hành tướng vô ngã để Đốn hiện quán (hiện quán tức khắc) bốn đế thì về lý, tất nhiên không đúng. Vì ở đây không đúng gọi tuệ vô lậu, nghĩa là tuệ vô lậu ở trong các đế, mỗi đế quán riêng, mới gọi là kiến đế. Khác với đây, thì nên nói: Dùng hành tướng phi ngã tư duy khổ v.v…, không nên nói: dùng hành tướng khổ v.v… tư duy khổ v.v…

Lại, hiện quán kia nên nói là hiện quán phi ngã, có thể đối trị những hoặc nào mê ba đế, những hoặc chê bai tập v.v…, thì quán phi ngã có thể trị, vì hai hành tướng nầy đều không trái nhau. Do đó, không đúng gọi là hiện quán chân thật. Như, hoặc mê đế có bốn môn riêng, hiện quán cũng nên như hoặc kia có riêng. Chỉ mê cảnh khổ, có ngã chấp sinh, chỉ tỏ ngộ ngã chấp nầy, sinh hành tướng phi ngã có thể làm đối trị không phải là duyên chung tức khắc.

Nếu quán chung tức khắc các pháp phi ngã, thì làm sao đối với đế có thể phân biệt biết rõ? Ái chân thật là có nhân, diệt chân thật là vắng lặng, đạo chân thật là xuất ly. Nếu không biết rõ tướng như thế v.v… thì sao gọi là kiến đế? Nếu quán Diệt, Đạo giống như hành tướng khổ thì nên gọi là tà trí không phải trí như thật. Thế nên, chỉ duyên khổ làm phi ngã, có thể gọi hiện quán chứ không phải tất cả duyên.

Lại, nếu khi kiến khổ, dứt các hoặc mê đạo v.v…, hoặc do Tu đạo đoạn, sao không thể đoạn?

Nếu vậy, đối với khổ khi được hiện quán, lẽ ra đối với tất cả việc phải làm đã làm xong. Đã không phải thừa nhận, vậy về lý không đúng!

Nếu cho rằng thường Tu đạo có thể đối trị mới có khả năng dứt trừ dần hoặc do Tu đạo đoạn, không phải trị khởi tức khắc, có thể gọi thường tu, và cũng phải do các kiến giải về đạo v.v… mới có khả năng dứt hẳn hoặc mê đạo v.v…, không phải khi kiến giải khổ, gọi là Kiến đạo v.v… làm sao có công năng dứt hoặc như mê đạo v.v…?

Lại, do Phật nói không phải quán tức khắc tướng chung trong bốn Đế thành chân hiện quán, nên có lập vấn nạn về đế, lẽ ra như uẩn, một lúc quán chung thành chân hiện quán. Nếu khác với đây, thì pháp tướng vô biên, hiện quán không có thời gian rốt ráo? Và công dụng của hiện quán kia sẽ hóa ra vô ích! Như trong kinh Thiện Thọ: Phật bảo Trưởng giả: Đối với bốn Thánh đế, không phải hiện quán tức khắc, thì phải hiện quán dần, nói rộng cho đến: Không có xứ, không có chấp nhận đối với Khổ Thánh đế chưa hiện quán xong mà có thể hiện quán Tập. Như thế, cho đến: Không có xứ, không có chấp nhận đối với Diệt Thánh đế, chưa hiện quán rồi, có khả năng hiện quán Đạo.

Như thế, Khánh Hỷ và một Bí-sô, hai kinh đã nói, với ý đều đồng với đây. Hai kinh… mỗi kinh đều có dụ riêng.

Nếu nói chúng ta không tụng kinh nầy, về lý, không nên như thế, vì như trước đã dẫn kinh chỉ thị rõ ràng hiện quán dần, kinh hiện quán tức khắc là không thể được, nghĩa là nếu các ông không tụng kinh nầy, lại không có kinh nào nói rõ ràng: Tất nhiên, tức khắc, không phải dần dần. Kinh mà ông đã tụng, có thể làm định lượng, không phải bác bỏ kinh nầy, lẽ nào không có giáo lý rõ ràng nói về hiện quán?

Thế nên, các ông phải tụng kinh nầy. Kinh nầy không trái với các Thánh giáo khác và pháp tánh. Chẳng những không bác bỏ mà còn cùng tụng kinh Chuyển Pháp Luân nói trong hiện quán, quán riêng bốn đế, như kinh đó nói: Khổ Thánh đế nầy là pháp mà trước đây chưa nghe, nên như lý tư duy, nói rộng cho đến: Đạo Thánh đế nầy là pháp mà trước đây chưa được nghe, nên như lý tư duy, không thể xếp vào địa tu nghiệp đầu tiên, nói địa nầy vô gián chứng Đẳng giác, lại không nói riêng hiện quán.

Nếu xếp đây vào địa tu nghiệp đầu tiên, thì phải nói là kinh nào nói khi nhập chân hiện quán?

Đã không có văn nói địa nầy tức hiện quán, nên hiện quán dần, không trái với giáo lý.

Lại, nên hỏi vặn phái Thượng tọa bộ kia về tông hiện quán tức khắc, chấp hiện quán tức khắc được căn cứ ở giáo lý nào?

Căn cứ đủ giáo lý. Giáo nói thế nào? Như Khế kinh nói: Các Thánh đệ tử vì nhập Đế hiện quán, nên cùng lúc dứt ba kết. Trong đây không thấy có nói dần dần.

Lại, Khế kinh nói: Đối với quán bốn đế, nên biết tuệ căn. Đây là đã nói chung lời nói quán bốn đế, biết hiện quán tức khắc.

Lại, Khế kinh nói: Tu tưởng vô thường, dứt trừ các dục tham, cho đến nói rộng, không phải hiện quán dần, chỉ tưởng vô thường là có thể dứt trừ tất cả kết dục tham v.v…

Lại, Khế kinh nói: Nếu dứt trừ tất cả nghi, do biết Tát nhân khổ, Tát nghĩa là bao gồm. Ý kinh nầy nói: Biết khắp khổ hữu, thủ, đều biết khắp khổ, tập chứng tỏ hiện quán tức khắc.

Lại, Khế kinh nói: Nếu không có nghi đối với khổ thì đối với tập, diệt, đạo cũng sẽ được không nghi. Đã xả nghi tức khắc, không phải hiện quán dần. Như thế là giáo.

Lý ấy ra sao? Là khi kiến khổ, đoạn những thứ phải đoạn, thì tập là kiến nên đoạn, hay không phải kiến?

Nếu là kiến thì sao lại ngăn chặn khổ, tập đế cùng thời hiện quán? Nếu không phải kiến, thì khi kiến khổ đế, không nên đoạn tập.

Kinh nói: Khi Thánh tuệ kiến là đoạn. Lại, như nhanh chóng nhận biết cái áo năm màu. Nghĩa là như người thoạt nhìn cái áo năm màu thì mau chóng nhận lấy cả năm thứ hiển sắc trên áo.

Cũng thế, dùng chung một thứ hành tướng, quán khổ v.v… tức khắc, lý đế thành riêng. Lại, như thể của mặt trời, thuyền, đèn dù là một nhưng có thể khởi tức khắc, với các thứ công năng, trí tuệ bậc Thánh cũng thế. Thể của chúng dù một, tạo thành bốn sự nghiệp, cũng không có lỗi. Nghĩa là lúc mặt trời mọc trong khoảng một sát-na đã xua tan khí lạnh, xua tan bóng tối, sinh ấm, phát sáng. Thuyền trong một niệm đã bỏ công sức từ chỗ nầy hướng đến chỗ kia phải vác nặng chuyền đi. Đèn cũng cùng lúc phát ra ánh sáng, thì có công năng xua tan bóng tối, hết dầu, đốt tim. Lại, khi đoạn hoặc thuộc về kiến khổ đoạn, nếu tức liền được sơ quả thì thuận theo quán tức khắc bốn đế; nếu chưa được quả thì khi đoạn tất cả hoặc thuộc Kiến đạo đoạn, lẽ ra cũng chưa được, vì nhân duyên sai khác, không thể được.

Lại chấp hiện quán dần ở đế: Đã chắc chắn thừa nhận ở đế khổ v.v… một lúc nhanh chóng đầy đủ biết đoạn, chứng tu thì cũng phải nên thừa nhận có sự thông suốt tức khắc. Như nói ở Khổ là thông đạt biết khắp, cho đến đối với Đạo là thông đạt tu tập. Cho nên căn cứ kiến hiện quán, mà lý hiện quán tức khắc thành.

Những lời nói trên đều không thành chứng. Vả lại, phái Thượng tọa bộ kia đã dẫn giáo nói tiếng “cùng thời” làm chứng không thành, vì có nghĩa riêng. Thấy ở vô gián cũng nói tiếng “cùng có” như Mạn-đàđa cùng thời bị đọa lạc, nhưng không phải đây nói một sát-na tâm, chỉ vì nói hiện quán, cùng lúc dứt ba kết nghĩa là hiện quán dần ở bốn đế mà thời điểm ấy có thể dứt hẳn ba kết. Do đó, không phải do hiện quán tức khắc nầy thành.

Hoặc tiếng “cùng thời”, chứng tỏ nghĩa “đều cùng có”, như thế gian nói có một con lừa mẹ cùng mười lừa con đều cùng lúc vác cõng. Thế thì biểu thị dứt hẳn ba kết, với nghĩa Đế hiện quán đều có cùng lúc, không phải chỉ có ở khổ được hiện quán bèn có khả năng cùng lúc dứt hẳn ba kết. Cũng thấy thế gian có nói tiếng “đều cùng có”, không chỉ biểu thị nghĩa một sát-na. Như nói: Động chân đều cùng lúc được của.

Lại nói: Vào thành cùng lúc được giàu sang.

Dẫn giáo tuệ căn để làm chứng cũng không thành. Như tín căn v.v… thì tuệ căn cũng thế.

Như Khế kinh nói: Đối với bốn chứng tịnh, nên biết tín căn, không phải duyên với Phật mà tin tức liền duyên với Tăng v.v…

Lại, như kinh nói: Ở bốn niệm trụ, nên biết niệm căn không phải duyên thân niệm, tức liền duyên thọ v.v…,Tuệ căn cũng thế, không phải tuệ duyên tuệ tức liền duyên tập v.v… Ý ở đây nhằm biểu thị ở mỗi đế, có một tuệ căn, nên ở đây không có công năng chứng hiện quán tức khắc.

Dẫn giáo về tưởng vô thường để làm chứng cũng không thành. Vì ở đây đối với lý của các đế còn lại không thể hiện quán. Do tưởng vô thường, chỉ lấy khổ đế làm cảnh ở sở duyên, không phải cả bốn đế.

Nếu quán khổ đế tu tưởng vô thường, bấy giờ tức liền gọi là quán bốn đế thì khổ nên là bốn lần bốn đế cũng phải là khổ. Như thế là trở thành lỗi “chẳng có gì để yêu thích cả”. Cho nên, duyên một đế tu tưởng vô thường, chắc chắn không thể hiện quán bốn đế. Nhưng chấp nhận ý kinh nói: người Hữu học tu tưởng vô thường, trừ đoạn các dục tham và dứt trừ thuận với kết phần trên, nghĩa là nói vị tu, khởi đạo duyên khổ, dứt tham, trạo, mạn, vô minh trói buộc ba cõi-đối tượng dứt của tu, không phải nói Kiến đạo. Làm sao dẫn kinh nầy để chứng minh hiện quán tức khắc?

Lại dẫn giáo về Tát nhân khổ để chứng minh, cũng không thành. Trong thứ lớp kiến cũng nói Tát, như nói Tát tử, Đề-bà-đạt-đa. Nhưng tiếng Tát nầy cũng chỉ rõ nghĩa “có”. Có nầy tức biểu thị khổ có nhân, không phải biết vị khổ, tức là biết nhân khổ. Hoặc là hành tướng trái nhau riêng biệt, không phải hành tướng khổ, tức liền có thể biết tập. Hoặc là trái nhau, nên biết có nhân, ở vị Khổ Thánh đế, không phải tức liền biết tập. Ý kinh nầy nói khổ chẳng phải không có nhân, về lý, tất nhiên như thế. Do đó kinh nói: Biết khổ có nhân. Không hề có kinh khác Đức Thế Tôn đối với tập nói biết. Do đó làm chứng, biết trong kinh nầy, không phải nói biết nhân, chỉ nói là biết khổ.

Lại, nếu kiến nói là biết và nhân khổ, tức nói khổ, tập hiện quán cùng lúc thì ở đây, đã không nói và biết diệt, đạo, tức phải thừa nhận lý hiện quán, không phải tức khắc được thành.

Lại, theo lý không chấp nhận dứt nghi tức khắc, nghĩa là không có chấp nhận khi thấy khổ có nhân mà nghi mê diệt, đạo, cũng đều đoạn tức khắc.

Vì sao kinh nói: Dứt trừ tất cả nghi?

Nay, trong kinh nầy nói tất cả, là chỉ biểu thị các nghi, đối tượng dứt của kiến nầy, nghĩa là Khế kinh ở đây nói: Mọi duyên khởi hiện có từ trước cho đến cuối cùng sau này, hữu tình đối với duyên khởi đó, ngu nhân quả, nên sinh nhiều nghi hoặc. Như là trong quá khứ, ta đã từng có v.v…chăng? Nhân đó, Khế kinh nầy nói thế nầy: Biết Tát nhân khổ, dứt tất cả nghi hoặc. Hay dù có nói dứt tất cả nghi hoặc, nhưng làm thế nào có thể chứng minh chỉ là đoạn tức khắc?

Do đó, hoặc có thể biểu thị nghĩa gần gũi, nghĩa là chứng tỏ khi khổ, biết khổ có nhân, ấy là rất gần đến việc dứt tất cả nghi. Tất cả nghi nầy, tất nhiên là nghĩa sẽ dứt. Như nói: Nếu các ông không có nổi giận tthì sẽ chứng được rốt ráo Niết-bàn.

Thế nên, kinh nầy hiển thị hiện quán đầu tiên, không thể dẫn chứng chỉ có tức khắc, không phải dần dần. Do đó, kinh nầy đã giải thích giáo lý rằng: Nếu đối với khổ, không có nghi thì đối với tập, diệt, đạo cũng không có nghi ngờ. Bởi thời gian rất ngắn, nhất định sẽ dứt, nên không nêu ra quán. Vì thế nói là “cũng được”, không phải khi kiến khổ, đều đoạn tất cả nghi. Hoặc căn cứ đạt đến quả, mật ý nói. Vì khi đến quả, đều không có nghi ngờ, nên mới có tụng: “Đối với đạo không nghi. Đối với khổ, tập, diệt cũng đều không có nghi” Đã thông suốt giáo, xét về lý, cũng không đúng. Vả lại, khi kiến khổ thì đối tượng đoạn của khổ và tập nhờ bốn thứ hành tướng như vô thường v.v… tùy một hiện tiền thấy (kiến) chúng mới đoạn, vì hai vật khổ, tập không có sai khác. Vì căn cứ ở hành tướng nên cái biết về khổ, tập khác nhau, không phải căn cứ sở duyên có sai khác. Cho nên, kiến khổ đã đoạn, thì đoạn tập có thể như thế; còn kiến tập đã đoạn, đoạn tập thì không đúng. Vì lìa bốn thứ hành tướng như nhân v.v… Biết rõ tập đế thì không thể dứt, vì nói ở tập là thông suốt dứt hẳn, cho đến ở đạo là thông suốt tu tập. Nếu khác với đây, thì kinh chỉ nên nói: tập tương ưng dứt hẳn, cho đến nói rộng. Kinh nầy tức chứng thành hiện quán không phải tức khắc. Tuy nhiên, không phải kiến mới có khả năng dứt tập. Chớ nói trong Tu đạo duyên trí diệt, đạo, không thể dứt hẳn tập thuộc Tu đạo đoạn.

Kinh nói: Khi Thánh tuệ kiến là đoạn. Nói khi kiến là có thể đoạn không phải nói thấy pháp đã đoạn. Như pháp đã chứng, tu không phải cần nhờ thấy pháp đã chứng, tu. Chớ cho rằng trí khổ, tập của vị Tu đạo khởi, không có đối tượng tu chứng, đoạn lẽ ra cũng thế, không phải do kiến!

Nói nhanh chóng nhận biết cái áo năm màu, về lý cũng không đúng. Ở một sát-na rõ ràng, nhận lấy năm, nhưng không phải đối tượng thừa nhận. Do khi nhãn thức nhận biết chung chiếc áo năm màu, không thể phân biệt rõ màu xanh, vàng v.v… khác nhau, chỉ có thể tạo tác chung, chuyển biến hành tướng hiển lộ, ý thức tiếp theo sau mà liễu biệt. Do hành tướng sinh nhanh chóng tăng thượng mạn, nghĩa là cùng lúc, nhận lấy tức khắc năm màu. Nhưng nhất định khi không có hiện quán khởi, sẽ không thể nhận biết phân minh. Sự khác nhau của khổ v.v…, nếu chỉ chuyển biến hành tướng chung bốn đế thì giống như nhãn thức mới duyên tổng quát không thể phân biệt màu sắc rõ ràng. Vì thế không nên dẫn làm thí dụ hiện quán tức khắc. Mặc dù cũng thừa nhận có trí duyên tướng chung, duyên tức khắc nhiều cảnh tướng riêng mà khởi, nhưng không thể liễu biệt tướng riêng của nhiều cảnh. Đối với chân hiện lượng làm thí dụ không thành.

Như mặt trời, thuyền, đèn, cũng không đúng lý. Vì một thể có nhiều nghiệp, không thể thành.

Vì chung cảm xúc ấm giữa trưa trừ được cái lạnh, chung sắc ánh sáng xua tan bóng tối. Ánh sáng, hơi ấm mỗi thứ mỗi loại, cái sau từ cái trước sinh, không phải từ một khởi. Đã không có một thể tạo ra bốn sự nghiệp, nên pháp nầy không thể dụ cho hiện quán tức khắc.

Lại, mặt trời mới mọc, ánh sáng không có công năng chiếu khắp, xua tan, lạnh rét, bóng tối, nên không phải dụ hiện quán tức khắc. Đèn không thành dụ; so với đây thì biết hết dầu, tim lụn, không có công dụng khác. Bỏ thuyền, hướng đến, cũng không có riêng, gánh nặng, cắt đứt dòng chảy, đều không phải toàn phần, nên cũng không thể dụ cho hiện quán tức khắc.

Mặc dù có nhiều công năng đồng dưa vào một thể, mà không phải hiện quán, có thể đồng với thể kia. Bốn hành tướng khác trái nhau, huống chi là thể của ba dụ nầy, đều chẳng phải một, làm sao có thể dẫn chứng hiện quán tức khắc?

Dẫn chứng được quả về lý, cũng không đúng. Giống như đoạn hoặc phẩm thượng thành tựu quả tương ứng, cũng giống như dần dần đoạn tất cả phiền não cõi trên, thành quả A-la-hán, không có lỗi.

Cũng thế, nên biết dần dần đoạn tất cả hoặc thuộc Kiến đạo đoạn thì thành quả Dự lưu. Lại như tuy đồng vị Học mà có riêng khác. Như Dự lưu v.v… tuy đồng vị Học nhưng không phải không có sai biệt. Như thế, loại thứ tám lẽ ra cũng như thế.

Lại, trong Tu đạo, lẽ ra cũng phải gạn hỏi, vấn nạn. Khi đoạn hoặc thuộc đạo phẩm hạ hạ đoạn, nếu liền được Nhất lai, sẽ dứt tức khắc sáu phẩm. Nếu thừa nhận như thế, thì không có Tu đạo đoạn, và hoặc như chưa được Nhất lai thì về sau cũng không nên được, vì không có nhân riêng, nên vị khác cũng vậy. Vì thế, nên phái Thượng tọa kia nói không có hiệu dụng có thể làm chứng.

Nói về khổ đế là thông đạt v.v…, thì điều này không trái với tông của tôi. Vì có nghĩa riêng, nên mới nói: Khổ đến Đạo là thông đạt, nhằm chỉ rõ bốn vị thiện căn trước của Kiến đạo, do ưa thích bốn Thánh đế mà quán riêng, từ đây có thể bước vào vị Kiến đạo. Như thứ lớp của Kiến đạo kia, đối với bốn đế, chính là có thể biết khắp, cho đến tu tập. Đây là ý nhằm nói rõ hiện quán dần dần. Nói như thế, đâu trái với tông của tôi? Tuy nhiên ý nghĩa thông đạt chính là biểu thị Kiến đạo, đối với dấu vết bốn đế, ưa muốn thấy, trước ắt phải khởi tâm mong cầu thông đạt, nên trong địa vị nầy, nói là thông đạt. Hoặc vì thông đạt tức là Kiến đạo. Vì đạt lý đế, Kiến đạo sinh. Nhưng sợ chỉ kiến đế, tức cho là sự thành, khi kiến đế, có tạo tác riêng, nên kế lại nói: biết khắp v.v… Hoặc kinh nầy nên nói đối với khổ đế v.v…, do thông đạt, biết khắp, cho đến tu tập, chứng tỏ sự tạo tác do tuệ mà thành. Nếu không thừa nhận như vậy, thì không nên nói lặp lại, và nghĩa thông đạt, biết khắp không có khác. Cho nên, giáo dẫn chứng ở đây, chỉ như văn kinh kia, đủ có thể chứng thành nghĩa hiện quán dần dần.

Vì nói khổ được thông đạt biết khắp, cho đến đạo thông đạt tu tập, rõ ràng, biểu thị nghĩa hiện quán dần. Nếu khác với đây, không nên nói riêng.

Đã mỗi thứ nói riêng là nói thông đạt, nên tướng cảnh của bốn Thánh đế đều khác nhau. Cho nên, chỉ trong một sát-na, thể của một tuệ, không chấp nhận quyết định rõ bốn tướng riêng. Như khi xem xét biết rõ tướng riêng của bốn đế, mới có khả năng đoạn mê hoặc tướng riêng. Cho nên chứng tỏ biết hiện quán không phải tức khắc mà phải dần dần. Nhằm hiểu đúng chính xác lời Khế kinh kia đã dẫn chỉ rõ do sức bốn kiến thành bốn sự hiện quán chứ không phải chỉ rõ do sức một kiến, mà thành bốn sự hiện quán Do vậy, không nên dẫn kinh để chứng minh cho hiện quán tức khắc.

Đã nói hiện quán đủ mười sáu tâm. Mười sáu tâm nầy đã dựa vào địa nào? Tụng rằng:

Đều với Thế đệ nhất

Đồng dựa vào một địa.

Luận nói: Tùy theo Thế đệ nhất đã nương dựa các địa, nên biết tức mười sáu tâm nầy. Thế đệ nhất kia đã dựa vào sáu địa như trước đã nói, nghĩa là: bốn tĩnh lự, vị chí và trung gian.

Vì sao phải có Nhẫn-Trí như thế trước, sau theo thứ lớp xen lẫn nhau mà khởi? Tụng rằng:

Nhẫn-trí như thứ lớp

Đạo Vô gián, Giải thoát

Luận nói: Bốn Pháp Loại nhẫn trong mười sáu tâm, gọi là đạo Vô gián. Bốn Pháp Loại trí, gọi là đạo Giải thoát.

Về tên gọi, như trước đã nói. Có thể chịu đựng khổ của cõi Dục từ trước đến nay chưa gặp, có thể nhẫn chịu niệm Tuệ vô lậu đầu tiên, được gọi là Khổ pháp Nhẫn. Vì trong Khế kinh Đức Thế Tôn tự nói: Nếu đối với pháp nầy, dùng tuệ thấp kém, hoặc tuệ tăng thượng để xem xét, chịu đựng, sẽ gọi là Tùy tín hành, Tùy pháp hành. Nên biết Nhẫn nầy tức đạo Vô gián.

Chỗ nào nói tên đạo Vô gián nầy?

Kinh nói một pháp khó có thể thông đạt, gọi là tâm đẳng trì Vô gián.

Lại Đức Thế Tôn nói: Có Khổ Pháp trí, có Khổ Loại trí, cho đến nói rộng. Không phải hai trí nầy đồng duyên theo cảnh khổ v.v… của ba cõi khởi, như trước đã phân biệt.

Cho nên đối với Khổ Pháp nhẫn đã thấy trong khổ cõi Dục, quyết đoán, kiến giải sinh, gọi là Khổ Pháp trí. Nhẫn, trước có công năng đắc dứt trừ mười phiền não, trí sau có khả năng đều cùng sinh đắc ly hệ kia.

Kinh nói: Trí sinh tùy theo Nhẫn trước, nên biết trí sau, gọi là đạo Giải thoát. Từ cõi Dục nhẫn chịu không gián đoạn các khổ của cõi Sắc, Vô sắc chưa từng gặp đến sát-na thứ ba, tuệ vô lậu sinh, gọi là Khổ Loại nhẫn cũng chính là chủng loại Nhẫn của kiến khổ cõi Dục. Tiếp đến, Khổ Loại nhẫn quán khổ cõi trên, quyết đoán, kiến giải sinh ra, được gọi Khổ Loại trí.

Nhẫn, trí, như thứ lớp đạt được sự đoạn trừ phiền não, được gọi là đạo Vô gián; đạt được ly hệ, đều gọi là đạo Giải thoát. Căn cứ ở trước, thuận theo nói: Với ba đế còn lại, căn cứ ở khổ, nên biết. Vì thế nên, tám Nhẫn trước được gọi là đạo Vô gián, tám trí sau được gọi là đạo Giải thoát.

Lại vì sao nói đối trị đoạn, gọi là đạo Vô gián? Nói ly hệ đắc đều cùng thời gian khởi trí, gọi đạo Giải thoát?

Kinh chủ giải thích: Căn cứ sự đạt được (đắc) đoạn hoặc không có gì có thể trở ngại, nên gọi là đạo Vô gián. Đã đạt được giải thoát hoặc thì cùng với đạt được ly hệ đều cùng lúc khởi, gọi là đạo Giải thoát.

Nếu vậy đạo Giải thoát cũng nên gọi là đạo Vô gián! Vì căn cứ ở đều cùng có sự đạt được ly hệ cũng không có gì có thể cách ngại. Lẽ ra nên giải thích rằng: Vì không có gián cách, nên gọi là Vô gián. Vô gián tức đạo, gọi là đạo Vô gián” là không có đạo đồng loại có thể làm gián cách, khiến cho đạo Giải thoát không làm nghĩa duyên. Các đạo Vô gián chỉ một sát-na, các đạo Giải thoát, hoặc vì nối tiếp nhau, nên đối với các phiền não đắc tự đối trị, đã được giải thoát, với đoạn, đắc kia đều cùng lúc khởi đạo, gọi là đạo Giải thoát.

Nói tự đối trị là muốn chỉ rõ nghĩa gì?

Các đạo Vô gián của Khổ Loại nhẫn v.v…, cũng với ly hệ đắc, đối tượng trị của cõi khác đều cùng sinh. Chớ cho rằng đạo Vô gián kia cũng gọi là đạo Giải thoát. Nếu sau Khổ Pháp nhẫn thì có Khổ Loại nhẫn cùng với sự đạt được đoạn hoặc của quả nhẫn trước đều cùng sinh, thì ở vị khác cũng như thế, điều nầy có lỗi gì?

Nếu vậy, thì vị nầy duyên khổ v.v… cõi Dục đã dứt nghi, trí lẽ ra không được sinh. Thừa nhận sự không sinh nầy thì có lỗi gì?

Tức ở vị tu sau, ta đã biết khổ v.v… các trí quyết định lẽ ra không được sinh. Đối với cảnh khổ v.v… vì trước trí chưa sinh, nên nếu ở vị trước chưa có trí sinh, sau nói đã biết thì trở thành vô nghĩa. Nếu vị Kiến đạo chỉ Nhẫn có khả năng dứt hoặc thì lẽ ra trái với chín nhóm kết của Luận này, vì trong Luận này nói bốn Pháp Loại trí và Tu đạo đoạn làm chín nhóm kết. Nhưng không trái nhau, vì dựa vào các Nhẫn, là quyến thuộc của trí, mật ý nói.

Mười sáu tâm nầy đều kiến lý đế, tất cả đều nói là thuộc về Kiến đạo? Tụng rằng:

Mười lăm trước: Kiến đạo

Vì kiến chưa từng kiến.

Luận nói: Kiến( thấy) chưa từng kiến lý bốn Thánh đế, gọi là

Kiến đạo, nên mười lăm tâm trước ở trong mười sáu tâm hiện quán, là thuộc về Kiến đạo.

Vị Đạo Loại nhẫn vì kiến viên mãn ở trong các đế, nên đến lúc Đạo Loại trí thứ mười sáu, mặc dù cũng có một tâm trước kia chưa biết lý đế mà không có một đế nào trước đó chưa có kiến, vì tất cả Nhẫn đều là tánh kiến. Do đó, bấy giờ, không gọi là Kiến đạo!

Há không là cũng kiến đế chưa từng kiến, nghĩa là Đạo Loại trí, Kiến đạo Loại nhẫn, tương ưng, câu hữu một niệm đạo? Các trường hợp chỉ kiến chưa từng kiến, gọi là Kiến đạo, nhưng lúc này có cả thấy và chưa thấy, nên không có lỗi nầy.

Hoặc ở đây căn cứ theo đế, không căn cứ ở sát-na. Không phải bấy giờ, quán xét lý đế chưa từng kiến chứ không phải đối với một đế trong nhiều sát-na, có sát na chưa thất mà có thể gọi là chưa kiến đế. Ví như cắt thửa ruộng lúa còn lại một nắm, không thể gọi là thửa ruộng lúa nầy chưa cắt. Cho nên, kiến chưa kiến, gọi là Kiến đạo.

Vì nghĩa tướng Kiến đạo nầy khéo thành lập, nên tông của tôi nói: Phẩm Đạo Loại trí-ranh giới hiện quán sau cùng-là thuộc về Tu đạo, vì gồm tu hành tướng cảnh trí khác. Nghĩa là vị Kiến đạo chỉ tu cảnh trí và hành tướng của đồng loại với nó ở vị lai; nhưng ở vị Đạo Loại trí như Tu đạo khác thì tu chung cả trí cảnh và hành tướng của loại đồng, loại khác ở vị lai. Do đó, thuộc về Tu đạo.

Nếu cho rằng Kiến đạo có đủ loại, như hoặc có lúc chỉ tu vô lậu, có khi tu cả hữu lậu, và vô lậu. Như thế, nên thừa nhận có lúc chỉ tu trí cảnh và hành tướng đồng loại với chính nó, đôi khi tu chung trí cảnh của loại đồng loại khác thì sự so sánh nầy không đúng. Vì chỉ tu mỗi loại của cảnh đồng. Nếu thừa nhận, ấy là có lỗi thái quá. Nghĩa là ở Kiến đạo, rốt cùng chỉ thành trong sát-na, chỉ căn cứ ở chủ thể tu với trí cảnh và hành tướng đồng với chủ thể, gọi là các loại. Nhưng Đạo Loại trí là được tu ở vị lai, giống như pháp khác rốt cùng thành vị Tu đạo, chắc chắn không thể dùng pháp trong Kiến đạo. vì có tu các thứ chủng loại khác ở vị lai, nên so sánh cũng lại có tu các thứ chủng loại khác.

Nếu thừa nhận so sánh như thế thì Tận trí v.v… cũng thuộc về Kiến đạo.Vì sao? Vì nhân của mỗi thứ chủng loại của Kiến đạo đã lập không có sai khác, nghĩa là cũng có thể so sánh như trong Kiến đạo. Khổ Pháp trí v.v… vừa là kiến, vừa là trí, Nhẫn chỉ là kiến gọi là các chủng loại.

Như thế, nên thừa nhận chánh kiến Vô học, vừa là kiến, vừa là trí; trong vị Vô học, Tận-Vô sinh trí chỉ là trí không phải kiến. Vì có các thứ, nên cũng thuộc về Kiến đạo.

Đã không thừa nhận như thế, thì không nên thừa nhận do tu các chủng loại của cảnh đồng, mà tức cũng là tu các thứ hành tướng trí của cảnh đồng cảnh khác. Cho nên, trước đã nói phẩm Đạo Loại trí, vì gồm tu hành tướng trí cảnh khác, là thuộc về Tu đạo, về lý không nghiêng động.

Lại, Kiến đạo nên dưa vào thân cõi Sắc, Vô sắc, nghĩa là người đó trước đã lìa dục, nhập ly sinh, khi Đạo Loại trí, chứng quả Bất hoàn, người ấy qua đời rồi, sinh cõi Sắc, Vô sắc, cho đến chưa được quả A-lahán, thành tựu Đạo Loại trí, không có nhân xả.

Đã không thừa nhận quả Bất hoàn kia thành tựu trong Kiến đạo, nên Đạo Loại trí là thuộc về Tu đạo. Nếu thừa nhận người sinh cõi Sắc, cõi Vô sắc thành tựu Kiến đạo thì việc nầy có lỗi gì?

Có lỗi lẽ ra sinh cõi kia phải nhập ly sinh, mà ở địa vị Kiến đạo, mỗi sát-na đều là đã nhập tánh ly sinh.

Nếu cho rằng người sinh cõi Sắc, Vô sắc kia dù thành mà không hiện hành, thì đây chỉ nói có, mà không nói có chướng hành? Hoặc cho sinh cõi kia vì hành không có công dụng, nên dù thành, nhưng không hành. Như người đã đạt được quả đạo Thắng tiến, thì hành cũ của họ không có công dụng. Cho nên sinh cõi kia, là bậc Thánh đã bỏ Thánh đạo phía sau, vì nếu khi đạt được đạo tăng thượng, đối với đạo thấp kém, có thể sinh bỏ lại phía sau. Đã chưa thu đạt được Thánh đạo tăng thượng, sinh cõi kia, khởi lại, thì việc nầy đâu có lỗi? Lại, vào lúc bấy giờ, hiện quán đã mãn, Kiến đạo hiện tiền, trở thành vô dụng. Nghĩa là khởi Kiến đạo để thành hiện quán. Hiện quán của vị Đạo Loại trí đã thành, Kiến đạo hiện tiền đều không có công dụng mạnh hơn; vả lại, trí nầy hiện khởi, nên không thuộc về Kiến đạo.

Đã là thuộc về Tu đạo, chưa được đạo quả thắng tấn, sinh hai cõi trên, lẽ ra phải chấp nhận hiện hành Kiến đạo? Lại, phẩm Đạo Loại trí thuộc về dĩ tri căn, nghĩa là đối với đạo quả khác thì rất thành thuộc về Tu đạo, thuộc về dĩ tri căn.

Đạo Loại trí nầy đã thừa nhận thuộc về dĩ tri căn. Chớ cho rằng có lỗi một Thánh thành hai căn. Thật không thể nào thành Kiến đạo thừa nhận là dĩ tri căn. Thế nên, nếu Thánh đạo thuộc về một căn, thì cũng nên thừa nhận là gồm nhiếp một đạo. Đạo Loại trí là thuộc về Tu đạo.

Lại, thành bậc Thánh kia được gọi là khác nhau, nghĩa là trở thành Bổ-đặc-già-la Tu đạo, gọi là Tín thắng giải, hoặc gọi Kiến chí, thành tựu Bổ-đặc-già-la của Đạo Loại trí cũng được tên gọinầy, Cho nên, biết không phải Kiến đạo. Nhật định không thể nào thành người Kiến đạo, được hai tên Tín thắng giải, và Kiến chí. Vì thế, một tên gọi Thánh đạo, biết đều là thuộc về một đạo, nên Đạo Loại trí là thuộc Tu đạo.

Lại, vì ngăn chặn tu tha tâm trí trong Kiến đạo, nên nói Đạo Loại trí như chổ khác được thành. Nghĩa là các đạo Giải thoát thuộc Tu đạo, cũng có khả năng tu tha tâm trí, nhưng Luận này nói trong vị Kiến đạo, quyết định không thể tu tha tâm trí, nên Đạo Loại trí như Tu đạo khác, là thuộc Tu đạo, vì tu trí kia. Lại, vì trở thành có luyện căn v.v… trong vị nầy, nên nói đẳng (v.v…) vì chỉ rõ chấp nhận nối tiếp nhau khởi, vì qua đời, thọ sinh, xả đạo v.v… trước kia, nên Đạo Loại trí thuộc về Tu đạo, chứ không phải thuộc Kiến đạo, lý đó rất thành.

Hoặc có người muốn cho Đạo Loại trí thuộc về Kiến đạo, vì tâm sau cùng hiện quán của một đế, như duyên ba tâm sau của Đế hiện quán, nghĩa là đối với bốn Thánh đế trong hiện quán, mỗi Thánh đế đều có bốn tâm sát-na, ba tâm sau cùng tức là thuộc về Kiến đạo, nên Đạo Loại trí chắc chắn là Kiến đạo.

Cách nói nầy cũng phi lý, vì khi Đạo Loại trí Nhẫn thì Kiến đạo đã đầy đủ, nghĩa là khi Đạo Loại trí thứ mười sáu, không có một lý đế nào chưa thấy, mà nay thấy. Giống như là niệm sau cùng nên không phải Kiến đạo. Bảy trí như Khổ v.v… trong thời gian Kiến đạo trước đây còn có lý đế khác sẽ phải thấy nên chưa ngừng A-thế-da cầu thấy. Do đó, không thể phán định là không thuộc Kiến đạo. Còn Đạo Loại trí Nhẫn dù có một đế chưa biết, sẽ biết, mà đối với các đế, kiến đã đầy đủ, vì là sau cùng của Kiến đạo, nên được gọi là đã đầy đủ.

Do bảy trí như khổ v.v… được chuyển biến trong quá trình thấy lý các đế tương ưng nên thuộc về Kiến đạo, chẳng phải Đạo Loại trí. Cũng có thể Đạo Loại trí kia vì đồng, siêu việt tướng kiến, nên thuộc về Tu đạo. Hoặc như thứ khác, phân biệt nên có khác. Nghĩa là như ba tâm sau Đế hiện quán, có khả năng tu trí thế tục ở vị lai, không phải duyên theo tâm sau hiện quán Đạo đế.

Như thế, cũng nên thừa nhận ba trí kia thuộc về Kiến đạo, không phải Đạo Loại trí. Lại, Đạo Loại trí là quả Sa-môn, biên giới sau cùng của kiến khởi cách quãng sinh thành tựu. Các pháp ở vị lai tu là chẳng nhất định, không sinh. Còn ba loại trí khác thì không đúng, nên ba trí đó thuộc về Kiến đạo. Do đó, thuyết kia nói: như duyên ba tâm sau của Đế hiện quán, tâm nầy cũng là tâm sau, lẽ ra thuộc về Kiến đạo, điều nầy chắc chắn là phi lý.

Nếu vậy, phải nói Đạo Loại trí nầy không thường xuyên tu tập, thuộc về Kiến đạo. Nghĩa là người căn tánh chậm lụt lúc khởi Tu đạo, phải do thường tập. Vì Thánh đạo kia thường tập khởi, nên được gọi là Tu đạo. Đạo Loại trí nầy, nếu người căn tánh chậm lụt, cũng có khả năng khởi tức khắc, không do thường tập, tức là cũng như sát-na Kiến đạo của vị trước. Cho nên giống như trước, thì phải thuộc Kiến đạo?

Điều nầy cũng phi lý, vì người căn tánh chậm lụt khi khởi Tận trí cũng chỉ là tức khắc, với một gia hạnh khởi Kim cương dụ định. Hoặc kia nên nói về Tận trí như thế nào do thường tập sinh, mà không phải Đạo Loại trí? Hay như đồng loại Tận trí kia, thường hiện ở trước, nên thừa nhận thuộc về Tu đạo? Đạo Loại trí nầy so sánh lẽ ra cũng như thế, không nên cho là thuộc về Kiến đạo.

Có sư khác nói: Đạo Loại trí nầy, tất nhiên không lui sụt, nên thuộc về Kiến đạo. Nghĩa là người căn tánh chậm lụt, đối với Đạo Loại trí cũng sẽ không thoái lui, có thoái lui Tu đạo, nên chắc chắn phải thừa nhận là thuộc Kiến đạo.

Thuyết nầy cũng không đúng, do những thứ Nhẫn vốn đã đoạn thì không khởi lại, người nầy không lui sụt. Nghĩa là Đạo Loai trí giả thiết thừa nhận có lui sụt, ấy nhất định là do các phiền não thuộc Kiến đạo đoạn hiện tiền Nếu các căn tánh chậm lụt, Kiến đạo đoạn đã dứt, tất nhiên không có khởi lại, nên Đạo Loại trí nầy không lui sụt.

Lại, không có lui sụt, trụ trong đạo Vô gián. Nếu Đạo Loại trí lui sụt, tất nhiên lui sụt Đạo Loại nhẫn. Nhưng Nhẫn hiện quán được thừa nhận nhất định không có lui sụt, nên Đạo Loại trí chắc chắn không có lý lui sụt.

Lại, Đạo Loại trí kia do công năng gìn giữ các phiền não đoạn thuộc Kiến đạo đoạn nên dù người căn tánh chậm lụt, cũng không có lui sụt.

Nếu cho rằng lẽ ra thuộc Kiến đạo thì vấn nạn nầy không đúng. Vì quả Nhất lai v.v… lẽ ra cũng đồng thuộc về Kiến đạo nầy. Nghĩa là Nhất lai kia, thời gian sau, xả quả Dư lưu, đến trong đạo Giải thoát như quả Nhất lai v.v…, cũng có công năng gìn giữ pháp đoạn thuộc Kiến đạo đoạn nên Nhất lai kia lẽ ra cũng thuộc về Kiến đạo!

Nếu cho vị sau cũng có công năng gìn giữ pháp đoạn do Tu đạo đoạn, thì sẽ không có lỗi nầy. Về lý, cũng không đúng. Vì phải có hai tánh. Hoặc không nên nói do công năng gìn giữ pháp đoạn thuộc Kiến đạo đoạn, nên thuộc Kiến đạo. Vì nhân của kia, đây là khác biệt, không thể được. Nghĩa là có lý nào vị Nhất lai v.v… đều có khả năng gìn giữ hai pháp đoạn để đoạn mà chỉ gọi Tu đạo không thuộc về Kiến đạo?!

Thế nên, không thể căn cứ ở công năng nhậm trì phiền não để đoạn lập Kiến, Tu đạo. Hoặc vì kiến pháp tánh có nhiều loại, chẳng phải do không lui sụt, mà nói thuộc về Kiến đạo. Nghĩa là thấy các bậc Thánh có thoái đọa, nhưng không phải tất cả bậc Thánh đều có thể lui sụt. Thấy các căn tánh chậm lụt, có thoái đọa, nhưng không phải tất cả căn tánh chậm lụt đều có lý lui sụt. Thấy người thối pháp tánh có thoái đọa, nhưng không phải tất cả thối pháp đều lui sụt. Mặc dù có từ quả thù thắng, lui sụt đạo quả, nhưng không phải tất cả đều lui sụt, nghĩa là thoái lui dần, không phải siêu việt, không trải qua lui sụt sinh, không phải trải qua sự sinh, như thuyết kia chấp nhận thoái lui, có người không thoái, pháp thoái nầy lẽ ra cũng như thế, sao cố chấp riêng? Nghĩa là dù thừa nhận có từ Tu đạo lui sụt, nhưng không phải tất cả, trừ sát-na đầu tiên, khi thoái lui tu khác, không hẳn là kiến thoái lui, nên chấp nhận có lui sụt tu ban đầu. Nếu thoái lui, thì cũng phải thoái lui kiến. Cho nên không có lý lui sụt. Vì chắc chắn không có Kiến đạo thoái lui, chẳng phải vì không thoái, nên thuộc về Kiến đạo.

Có sư khác nói: Đây là do gia hạnh của Kiến đạo thành, nên là thuộc Kiến đạo. Nghĩa là Đạo Loại trí tức do gia hạnh Kiến đạo mà thành, như Kiến đạo khác, không nên nói là thuộc về Tu đạo.

Thuyết nầy cũng phi lý, vì nếu tâm trông mong không vượt ra ngoài Kiến đạo thì tâm thứ mười bảy v.v…, lẽ ra cũng đồng.

Nếu cho rằng bất định, về lý, cũng không đúng. Vì mặc dù bất định có khi thuộc Tu đạo, nghĩa là có gia hạnh Kiến đạo đã sinh, thuộc không phải Kiến đạo nhưng vì gia hạnh Kiến đạo nầy thành, nên không phải nhân quyết định. Lại, đây có lỗi lầm thái quá, nghĩa là Thế đệ nhất đã với một gia hạnh của Kiến đạo sinh lẽ ra thuộc về Kiến đạo? Lại, các giải thoát với một gia hạnh của đạo Vô gián sinh, nên thuộc về Vô gián? Do vậy, luận cứ của thuyết kia chẳng phải là nhân chứng nhất định.

Có sư khác nói: Có riêng chí giáo chỉ rõ Đạo Loại trí thuộc Kiến đạo, như Luận này nói có chín nhóm kết. Nếu Đạo Loại trí thuộc về Tu đạo, thì kết của nó đoạn phải gọi là Tu đạo đoạn mới phải, không nên lại lập nhóm kết của Tu đạo? Hoặc tụ kết do Kiến đạo đoạn chỉ bảy, nhưng kết thứ tám, về lý nên thuộc là Đạo Loại trí đoạn. Vì đạo Giải thoát đồng tạo tác với đạo Vô gián, như nói chín căn được quả Dư lưu.

Cách giải thích nầy cũng phi lý, vì ý giáo khác. Trong Luận này nói nhóm kết của Kiến đạo đoạn chính là các Nhẫn đoạn, không phải Trí đoạn. Lại, vì Chánh lý chứng minh kết được đoạn chính của Đạo Loại trí, không phải do Kiến đạo đoạn. Vì trong Thánh giáo nói hai nhóm kết:

  1. Kiến đạo đoạn.
  2. Tu đạo đoạn.

Nhưng tuệ vô lậu có ba loại riêng:

  1. Chỉ là kiến.
  2. Chỉ là trí.
  3. Có cả hai thứ.

Trong ba loại nầy chỉ là trí, không thể đoạn kết. Chỉ Kiến đoạn, gọi là Kiến đạo đoạn. Có cả hai đoạn thì gọi Tu đạo đoạn. Nếu không như vậy, thì đặt tên lẽ ra không có nghĩa. Vì thể của Đạo Loại trí đã chung trí, kiến, nên đối tượng đoạn của nó không thuộc về Kiến đoạn. Tuy nhiên, không phải chín nhóm kết đã lập chỉ hoàn toàn có danh, không có nghĩa.

Vì biểu thị Vô gián là thuộc sự giúp đỡ của đạo Giải thoát, nên làm rõ Vô gián này đồng tạo tác, sao lại dùng để chứng minh thành Kiến đạo?

Trong Luận này đã nói: Tám, mười, chín có làm quả Sa-môn do đạo Vô gián là Sa-môn, nên sức Vô gián nầy dẫn sinh đạo Giải thoát. Nếu đạo Vô gián không đắc đoạn kết, thì đạo Giải thoát không chấp nhận được sinh, như quan có dẹp trừ giặc thù, thì vua mới được tự tại ở yên trong đó. Hoặc do trí, nên nhẫn có sai khác. Vì thế, đối với đối tượng đoạn của Nhẫn, Luận giả nói tên trí, hoặc lại đâu nhọc công dùng phương tiện để giải thích chung.

Văn nầy, đáng lý ra phải nói Pháp Loại trí nhẫn đoạn, nhưng không nói là vì lược trung gian mà nói. Nói chín căn được nghĩa Dư lưu như ở phần nói về Căn, Xứ đã tư duy, lựa chọn đủ, không thể do đó mà chứng minh Đạo Loại trí nầy, như Đạo Loại nhẫn là thuộc về Kiến đạo. Cho nên vị Kiến đạo chỉ có mười lăm tâm.