LUẬN A TỲ ĐẠT MA THUẬN CHÁNH LÝ
Tác giả: Tôn giả Chúng Hiền
Hán dịch: Tam Tạng Pháp sư Huyền Tráng Đời Đường
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh
Hội Văn Hóa Giáo Dục Linh Sơn Đài Bắc Xuất Bản

 

QUYỂN 62

Phẩm 6: NÓI VỀ HIỀN THÁNH

(PHẦN 6)

Đã nhân tiện nói thuận phần giải thoát, nhập quán theo thứ lớp mới là chính luận. Trong đó đã nói các đạo gia hạnh, pháp Thế đệ nhất là phần sau của thuận phần giải thoát kia, nên nói từ đây, lại sinh vào đạo nào? Tụng rằng:

Thế đệ nhất vô gián

Tức duyên khổ cõi Dục

Sinh pháp Nhẫn vô lậu

Nhẫn kế sinh pháp trí

Kế duyên khổ cõi khác

Sinh loại Nhẫn, loại trí

Duyên tập, diệt, đạo đế

Đều sinh bốn cũng thế

Mười sáu tâm như vậy

Gọi hiện quán Thánh đế

Đây gồm có ba thứ

Tức thấy, duyên, và sự.

Luận nói: Từ thiện căn Thế đệ nhất vô gián, tức duyên theo cảnh Khổ Thánh đế của cõi Dục, có Pháp trí nhẫn thuộc vô lậu sinh. Nhẫn nầy được gọi là Khổ Pháp trí-nhẫn.

Làm sao biết được Nhẫn nầy thuộc về vô lậu, từ Thế đệ nhất vô gián sinh?

Vì trong Khế kinh nói: Thế đệ nhất vô gián, nhập chánh tánh quyết định, hoặc chánh tánh ly sinh. Bấy giờ, gọi là siêu việt địa phàm phu. Nhẫn nầy đã thuộc về một phần quyết định ly sinh, thì quyết định là vô lậu từ Thế đệ nhất vô gián mà sinh. Nói vô lậu, vì muốn phân biệt giản lược pháp Thế đệ nhất đã từ nhẫn thế tục. Nhẫn vô lậu nầy, dùng pháp khổ của cõi Dục làm sở duyên cho nó, được gọi là Khổ pháp nhẫn. Nghĩa là đối với pháp khổ, từ vô thỉ đến nay, thân kiến đã mê chấp ngã, ngã sở; nay mới nhận thấy các khổ kia chỉ là tánh pháp khổ. Nhẫn chịu khổ ấy có thể hiện tiền, gọi là Khổ pháp nhẫn. Nhẫn nầy có công năng dẫn Khổ pháp trí sau sinh, là trí kia sinh đối trị chướng ngại, nên còn gọi là Khổ Pháp trí-nhẫn.

Trong đây, Kinh chủ giải thích thế nầy: Vì để chứng tỏ Nhẫn nầy là vô lậu, nên nêu đẳng lưu sau ; vì để nêu riêng Nhẫn nầy có thể sinh Pháp trí là nhân của Pháp trí, được gọi là Pháp trí nhẫn, như gọi cây hoa, cây quả.

Rõ ràng, ý Kinh chủ kia cho rằng chỉ nói Nhẫn, e như thế có lỗi đồng với gia hạnh Nhẫn. Ýnầy cũng không có lý sâu xa. Chẳng phải “vì pháp kia có, pháp nầy sinh.” Pháp nầy, tất nhiên là đồng loại với pháp kia như cây có hoa, cây có quả, đối trị đoạn bình đẳng, nhưng loại nhân quả khác. Lại, không thể nào thành, vì Khổ Pháp trí là tánh vô lậu.

Không thể nào thành, thì thế nào Nhẫn sinh pháp kia, đồng với trí kia là vô lậu? Lại, Nhẫn nầy không có lỗi đồng với Nhẫn gia hạnh. Nói Thế đệ nhất vô gián sinh, nơi đây có khả năng siêu việt địa phàm phu, không phải Nhẫn hữu lậu mà có thể thành sự nầy.

Lại làm sao biết Khổ Pháp nhẫn nầy, dùng Khổ Pháp trí làm quả đẳng lưu?

Nếu cho rằng vì Nhẫn nầy là vô lậu và vì sinh trước, thì về lý cũng không đúng, vì chưa nói lý vô lậu của Nhẫn nầy. Do đó chứng biết, cách giải thích trước là tốt, tức Nhẫn nầy gọi là nhập chánh tánh quyết định, cũng gọi là nhập chánh tánh ly sinh.

Do Nhẫn nầy là nhập chánh tánh quyết định đầu tiên, cũng là đầu tiên nhập chánh tánh ly sinh, nên kinh nói: Chánh tánh, nghĩa là Niếtbàn, hoặc nói Chánh tánh là gọi các Thánh đạo, khả năng chắc chắn hướng đến Niết-bàn, hoặc vì quyết định rõ về tướng đế. Các Thánh đạo được gọi là quyết định, cho đến khi được quyết định, gọi là nhập.

Nếu vậy, vì sao ở tuệ vô lậu, chỉ lần đầu tiên, kiến đế được gọi là quyết định? Vì vào thời điểm ấy, đối với lý của các đế, mới đạt được nên khó hủy bỏ kiến giải đã quyết định. Hoặc vào lúc ấy, đối với các đạo vị khác có khi không phải một loại tướng quyết định, nghĩa là ở vị Kiến đạo từng sát-na, sát-na nhất định xen lẫn, được hành tướng của Nhẫn trí, còn đạo khác không như vậy. Lại, đối trị chướng trong Kiến đạo chăc chắn là khác, vì quyết định chỉ đoạn phiền não thuộc Kiến đoạn; còn đạo khác thì không như vậy. Nghĩa là trong vị tu, hoặc có đoạn cả hai là Kiến đoạn hoặc và Tu đoạn hoặc, hay chỉ Tu đoạn hoặc. Lại, đạo Giải thoát trong Kiến đạo, về sau chắc chắn khởi vô gián, còn đạo khác thì không như vậy. Lại, trong Kiến đạo quyết định là vô lậu, quyết định mười lăm niệm, quyết định không khởi v.v… đạo khác không như vậy, nên riêng gọi là định.

Có sư khác nói: Ở trong vị kiến, quyết định đầu tiên được phần đồng của tám Thánh, nên chỉ Kiến đạo đặt tên quyết định. Phiền não gọi là sinh, như Khế kinh nói: Sao nói là sinh? Nói đủ nghĩa là các phiền não. Vì ở vị Kiến, đầu tiên vượt qua nên gọi là Ly sinh.

Có thuyết nói: Sinh, gọi là căn chưa thành thục, vì vị Kiến đầu tiên siêu việt, nên gọi Ly sinh, cho đến đạt được Ly sinh này gọi là nhập. Như Luận này nói: Thế đệ nhất vô gián, xả tánh phàm phu là Thế đệ nhất, hay Khổ Pháp trí-nhẫn, hay chung cho khả năng xả?

Có sư khác nói: Chỉ có Thế đệ nhất.

Nếu cho rằng vì đây là pháp phàm phu, nên lẽ ra không có năng lực xả thì vấn nạn nầy không đúng, vì tính mâu thuẫn. Dưa vào phàm phu mà xả bỏ tánh phàm phu, như kẻ thù ở trên vai, mà hại mạng kẻ thù.

Có sư khác nói: Chỉ Khổ pháp Nhẫn, khi Nhẫn nầy sinh, thì xả tánh phàm phu. Vị diệt của Nhẫn nầy, dứt mười tùy miên, như khi thắp đèn (sinh) thì xua tan chướng tối tăm, khi tắt đèn (diệt), tim bị đốt, dầu cạn. Nếu cho rằng cả hai công năng thuộc về xúc sáng của đèn, thì không nên dẫn dụ một pháp hai công năng.

Vấn nạn nầy không đúng. Như vị sinh, vị diệt trên một pháp, cả hai có tánh khác, công năng của hai vị nầy cũng phải khác. Về lý, không nên thừa nhận khi sinh có tánh như diệt, cũng không nên thừa nhận lúc diệt có tánh như sinh. Lại, chẳng phải công năng lìa tánh có, lìa tánh có, mà có công năng riêng thì tự thể không thành. Đó là lý luận rõ ràng ở thế gian.

Lại, thấy một pháp có nhiều công năng trong một sát-na, như bốn chánh đoạn, nên dụ đã lập, về lý chẳng phải không thành. Nhưng ý dụ đã lập trong đây, như đèn là căn cứ chung, thể dù là một nhưng vật thật thì khác, nên công năng có khác. Nghĩa là khi có sinh, khởi công năng thì vị có ở diệt, mới có công năng.

Một vật như vậy, vì do thời gian khác nhau nên các công năng vốn có cũng phải có riêng khác. Cho nên, khi Khổ pháp Nhẫn sinh, có công năng xả tánh phàm phu, lúc diệt có tác dụng dứt mười phiền não, việc nầy có lỗi gì? Nếu trách vị lai đâu có tác dụng thì điều nầy, ở trước đã giải thích.

Trước đã giải thích ra sao?

Đây là đối với công năng, giả nói tác dụng, nhất định không có tác dụng ở quá khứ, vị lai. Trong phần nói về tướng thế gian, đã tư duy, lựa chọn đầy đủ.

Có sư khác nói: Hai pháp nầy xả chung, như đạo Vô gián, đạo Giải thoát. Nghĩa là Thế đệ nhất, như đạo Vô gián, cùng với tánh phàm phu thành tựu mà được cùng diệt; Khổ Pháp trí nhẫn, như đạo Giải thoát, cùng với tánh phàm phu không thành mà được cùng sinh. Nhẫn nầy vô gián tức duyên khổ cõi Dục, có Pháp trí sinh, gọi là Khổ Pháp trí. Vì đối với chỉ là pháp khổ mà được tuệ quyết định đoạn. Nên biết, trí nầy cũng thuộc về vô lậu. Nói vô lậu trước truyền khắp về sau. Như duyên theo cảnh Khổ Thánh đế của cõi Dục, có Khổ pháp nhẫn, Khổ pháp trí sinh.

Như thế, lại đối với Pháp trí vô gián, duyên chung theo cảnh Khổ Thánh đế của cõi khác mà có Loại trí Nhẫn sinh, gọi là Khổ Loại trí Nhẫn. Nhẫn nầy Vô gián, tức duyên theo cảnh nầy có Loại trí sinh, gọi là Khổ Loại trí. Vì đầu tiên, chứng biết chân lý các pháp, nên gọi là Pháp trí. Cảnh trí sau nầy tương tợ với trước, nên được gọi là loại, là sau theo trước mà chứng nghĩa cảnh. Hoặc vì từ trước sinh, nên sau được gọi là loại của trước, như thế gian thường nói: “Con là loại của cha”, tức là từ khổ cõi Dục, quyết định biết rõ đãsinh, quyết định biết rõ nghĩa khổ cõi khác, như duyên khổ đế cõi Dục và cõi khác, sinh Pháp Loại nhẫn, Pháp Loại trí có bốn duyên, ba đế còn lại, mỗi đế đều bốn cũng như thế. Tức duyên mỗi đế đều có nghĩa bốn tâm, nghĩa là lại đối với Khổ Loại trí trước, kế sau, là duyên theo cảnh Tập Thánh đế của cõi Dục, có Pháp trí nhẫn sinh, gọi là Tập Pháp trí nhẫn. Nhẫn nầy vô gián tức duyên Tập của cõi Dục, có Pháp trí sinh, gọi Tập Pháp trí. Kế là, duyên theo cảnh Tập Thánh đế của cõi khác, có Loại trí nhẫn sinh, gọi Tập Loại trí nhẫn. Nhẫn nầy vô gián, tức duyên theo cảnh nầy, có Loại trí sinh, gọi là Tập Loại trí. Kế là, duyên theo cảnh Diệt Thánh đế của cõi Dục, có Pháp trí nhẫn sinh, gọi là Diệt Pháp trí nhẫn. Nhẫn nầy vô gián tức duyên Diệt của cõi Dục, có Pháp trí sinh, gọi Diệt Pháp trí. Kế là, duyên theo cảnh Diệt Thánh đế của cõi khác, có Loại trí nhẫn sinh, gọi Diệt Loại trí nhẫn. Nhẫn nầy vô gián tức duyên theo cảnh nầy, có Loại trí sinh, gọi là Diệt Loại trí. Kế là, duyên theo cảnh Đạo Thánh đế của cõi Dục, có Pháp trí nhẫn sinh, gọi là Đạo Pháp trí nhẫn. Nhẫn nầy vô gián, tức duyên Đạo cõi Dục, có Pháp trí sinh, gọi Đạo Pháp trí. Kế là duyên theo cảnh Đạo Thánh đế của cõi khác, có Loại trí nhẫn sinh, gọi Đạo Loại trí nhẫn. Nhẫn nầy vô gián tức duyên theo cảnh ấy, có Loại trí sinh, gọi là Đạo Loại trí,

Như thế, theo thứ lớp có mười sáu tâm, nói chung, gọi là Thánh đế hiện quán, lấy bốn cảnh Thánh đế ở ba cõi, theo thứ lớp hiện tiền, mà như thật quán. Đã đối với cảnh bốn Thánh đế của ba cõi, xoay vần, tác ý tư duy, sao không thể làm chướng ngại hiện quán?

Địa tập nghiệp, đầu tiên đối với các cảnh đế, thường xoay vần trái lại, đã thuần thục. Và ở Kiến đạo, vì vận hành rất nhanh chóng. Lại, do không khởi A-thế-da (ý lạc). Lại vì thế lực hiện quán rất mạnh mẽ, nhạy bén, sẽ không có khả năng làm chướng ngại tức do lý này, nói địa vị Kiến đạo, gọi là vô tướng, không thể thiết lập. Trụ trong vị nầy, vì tướng nó khó hiểu rõ. Pháp loại Nhẫn trí, đối với cảnh các đế, vì hành tướng sai khác khó thiết lập.

Trong đây, Thượng tọa bộ đã trái vượt qua hàng trăm ngàn các sư Du già căn cứ chân hiện lượng, chứng trí thuyết đã nói, lần lượt truyền đến, như con đường của đại vương.

Lý Đế hiện quán y theo ý lập riêng thứ lớp hiện quán, nghĩa là sư Du già đối với cảnh bốn đế, trước dùng thế trí, như lý quán sát, kế là, dẫn sinh Nhẫn. Tuệ quán cõi Dục thấy cõi nầy tăng tiến, tạo ra duyên Vô gián gần, có thể dẫn sinh chánh tánh, quyết định dẫn khởi Thánh đạo, vì tướng ánh sáng, nên Nhẫn nầy hiện tiền, như Thánh đạo sau, đối với cảnh bốn đế, Nhẫn khả ưa muốn, phân biệt, lựa chọn, quán sát, tìm tòi, so lường, cân nhắc rõ ràng, như cách tấm lụa mỏng trong ánh sáng nhìn rõ vật tượng, địa vị nầy gọi là nhập chánh tánh quyết định. Về sau, đối với bốn đế, dùng quyết trạch khéo léo, với trí kiến không dao động, gọi là Dư lưu. Đức Phật nói Niết-bàn, gọi là chánh tánh. Tánh nầy có thể nhất định hướng đến, được gọi là quyết định. Nên trước kia gọi là nhập chánh tánh quyết định, tức khả năng nhập vị, gọi là đế thuận Nhẫn. Nhẫn nầy không phải ở trước Thế đệ nhất.

Kinh chủ kia cho rằng Phật giảng nói năm thủ uẩn rồi, lại nói lời nầy: Nếu đối với pháp nầy, dùng tuệ thấp kém xem xét có thể nhẫn, thì gọi là Tùy tín hành. Nếu ở pháp nầy dùng tuệ tăng thượng, nhằm xem xét chấp nhận thì gọi là Tùy pháp hành. Cho nên, căn cứ đắc Nhẫn, kiến lập Tùy tín hành, Tùy pháp hành chứ không dưa vào đắc trí.

Lại, vì Đức Thế Tôn đối với thành chứng tịnh, kiến đế viên mãn trong chánh kiến, quyết định dứt trừ Tùy tín hành, Tùy pháp hành nầy, vì ở tập trong Già tha chung, nói hai tối thắng, hai tịnh, vì thông đạt hai thứ ngoài, nên hai thứ nầy chưa được Thánh trí.

Việc nầy đâu có khác với pháp Thế đệ nhất?

Do Thánh định Nhẫn có khác với Nhẫn trước, nghĩa là vì xuất thế, nên gọi là Thánh, vì không dao động, nên gọi là định. Do định của bậc Thánh, nên gọi là kiến đế. Tuy nhiên, kiến đế nầy cũng gọi là chưa được Thánh đạo. Nếu được chuyển vào Thánh đạo, thì gọi là Dư lưu.

Thế nên, Đức Thế Tôn bảo Tôn giả Xá-lợi-tử: “Tám chi Thánh đạo gọi là lưu.”

Nếu vậy vì sao gọi là Thánh? Tức do đó đã được Nhẫn Thánh định, trụ vị Nhẫn nầy, trải qua lâu như dẫn sức Thánh đạo, vững mạnh, chứ không phải lâu, nhưng vì thiếu duyên, nên có lúc tạm phát ra sự nghiệp khác, chẳng phải không có đắc quả, có thể ở trung gian, có lý qua đời.

Nhẫn Thánh định nầy có gì làm chướng ngại?

Mặc dù đã hiện hành, nhưng chưa dứt hoặc, vì trí chưa mãn, vì chưa quyết định.

Kế là, khởi Khổ Pháp trí, gọi là sơ tâm Dư lưu. Bấy giờ, bèn có khả năng dứt ngay ba kết, có công năng dứt hẳn các kết trước đây đã tùy theo cõi. Từ đây, dẫn sinh Khổ Loại trí v.v… Thế nên, hiện quán chắc chắn có tám tâm.

Nay, xét rõ theo thứ lớp hiện quán của tông kia, trái với giáo, trái với lý, trước, sau trái nhau.

Trái với giáo là sao?

Như Đức Thế Tôn nói: Các hữu tình dứt hẳn ba kết, gọi là Dư lưu.

Người ấy hiện quán đầy đủ trong bốn Thánh đế.

Kinh nầy chỉ rõ hai lý quyết định:

  1. Chỉ rõ không phải được Khổ trí, tức gọi Dự lưu.
  2. Chỉ rõ không phải khi đắc Khổ trí thì dứt ngay ba kết.

Ý kinh nầy nói: Biết khắp bốn đế gọi là Dư lưu.

Lại nói: Dư lưu mới có khả năng rốt ráo dứt ba kết.

Trái với lý là sao? Vả lại, thuyết kia đã nói vị Khổ Pháp trí, tức gọi là Dư lưu, thuận theo khi trụ Nhẫn, gọi là hướng Dư lưu. Hướng Dư lưu nầy, như quả Dư lưu, Đức Phật nói Hữu học. Vì Khế kinh nói: Các vị Hữu học có mười tám, phải được pháp học, gọi người Hữu học. Cho nên biết Nhẫn Thánh cũng gọi pháp học. Nhẫn là pháp học, không gồm nhiếp Thánh đạo. Nói như thế đâu có trái với lý?

Lại, trái với lý khác, nghĩa là Đức Thế Tôn nói: Người Tùy tín hành, Tùy pháp hành nầy nhập tánh quyết định, sẽ vượt qua địa phàm phu, mà chưa được quả Dư lưu, cho đến nói rộng.

Sao thừa nhận người Tùy tín hành, Tùy pháp hành kia vượt qua địa phàm phu mà chưa được gọi thành tựu Thánh đạo?

Lại nói: Tám hạng Bổ-đặc-già-la, từ hướng Dư lưu đến A-la-hán. Tám bậc Thánh nầy, lẽ ra phải ứng thỉnh, nên chắp tay lễ, cho đến nói rộng. Chẳng phải không có Thánh đạo dự vào dòng này.

Lại nói: Như kinh khác đã nói: Vì người được Thánh đạo, nghĩa là Khế kinh nói: Nếu có năm căn tăng thượng, mạnh mẽ, nhạy bén, viên mãn, thì gọi là quả A-la-hán Câu giải thoát, nói rộng cho đến: Nếu người có năm căn rất kém, chậm lụt, gọi là Tùy tín hành, chẳng phải không có Thánh đạo, có thể đồng với thuyết nầy.

Sao thuyết kia nói: Trước, sau trái nhau? Nghĩa là danh mục các đạo, chánh kiến bằng nhau. đạo nầy có hai thứ, là thế gian, xuất thế gian, ngoài hai đạo nầy, không có đạo thứ ba. Đã thừa nhận Nhẫn Thánh là xuất thế gian, lẽ ra như pháp trí v.v… cũng thuộc về Thánh đạo. Nếu không thừa nhận pháp trí nầy thuộc về Thánh đạo, cũng nên không thừa nhận là xuất thế gian. Đã thừa nhận xuất thế gian không thuộc về Thánh đạo. Há không là thuyết kia nói trước, sau trái nhau?

Nếu khi đắc Khổ trí không phải người Dư lưu thì lời của Đấng Thiện Thệ đã nói, làm sao thông suốt? Như kinh nói: Đức Thế Tôn bảo Tôn giả Xá-lợi-tử! Tám chi Thánh đạo gọi là Lưu. Đối với ta không có trái, thì đâu cần giải thích? Nghĩa là ta không nói bắt đầu nhập Thánh đạo gọi là Dư lưu, và danh từ Dư lưu được gọi là được Sơ quả. Kinh cũng không nói được nhập tám Thánh đạo, đều gọi Dư lưu, mà chỉ nói về tên Lưu đâu có sai mà cần giải thích. Về lý tức đã khắp dự tri cảnh tám đế và Thánh đạo lưu tức gọi là Dự lưu. Nhưng kinh nêu bày Gia gia, Thất phản, Nhất gián, Nhất lai cõi Dục, A-la-hán, năm hạng Bất hoàn thành mười bậc Thánh mà thôi. Lại nói thế nầy: Các hữu tình thành tựu chứng tịnh của Phật, tất cả đều gọi kiến đế viên mãn.

Người chánh kiến thâu nhiếp chứng tịnh nầy thành chứng tịnh kiến đế viên mãn trong những người chánh kiến. Năm bậc Thánh trước, chỗ nầy thông đạt chỗ nầy rốt ráo, Năm bậc Thánh sau chỗ nầy chung chỗ kia rốt ráo cho đến nói rộng.

Trong kinh nầy, không nói hai người Tùy tín hành, Tùy pháp hành, là có lý do riêng, nghĩa là phải kiến đầy đủ bốn Thánh đế, mới được gọi là kiến đế viên mãn và thành chứng tịnh không có thiếu bớt. Các vị Tùy tín hành, Tùy pháp hành cho đến khi chứng đắc đạo loại Nhẫn cũng còn gọi là thành tựu tà kiến, nên chưa được gọi là kiến đế viên mãn và thành chứng tịnh không có thiếu bớt. Không phải đối với ba đế khi được hiện quán, là có thể gọi đã thành Phật, tăng trưởng chứng tịnh, tức do đó, chứng minh khi khổ pháp trí, vẫn chưa gọi là người được Dư lưu.

Do đó, kinh nói các vị Dự lưu kiến đế viên mãn, đủ thành chứng tịnh, nên Kinh chủ kia dẫn Khế kinh như thế, tự hại tông mình, chứ không phải trái với thuyết người khác. Hoặc kinh nầy chỉ nói ở trong vị kia, có thể có câu nói: chấp nhận qua đời. Tức là người Tùy tín hành, Tùy pháp hành, vì có hai việc đều không có, nên ở đây không nói. Về lý, không nên nói người Tùy tín hành, người Tùy pháp hành, không thành chứng tịnh. Như Khế kinh nói: Nếu có người đối với bốn thứ chứng tịnh kia, tất cả đều không có, ta nói họ ở phẩm ngoại phàm.

Hai hành giả nầy thừa nhận là Hữu học mà nói là phàm phu, thì không hợp với chánh lý.

Lại, không nằm ở trong mười bậc Thánh, nên không có chứng tịnh v.v… thật có lỗi quá lớn! Nghĩa là Phật Độc giác cũng không nằm trong mười bậc Thánh.

Há có thể nói rằng, Phật và Độc giác hiện thành chứng tịnh, kiến đế viên mãn, ngoài người chánh kiến?

Nếu cho rằng Phật, Độc giác ở trong A-la-hán, thì hai nghĩa tối thắng, mà kinh nói trở thành vô dụng! Nghĩa là kinh kia nói có mười bậc Thánh, bốn Hướng, bốn quả và Phật, Độc giác, chỉ Phật, Độc giác, được danh hiệu là Tối thắng. Mặc dù A-la-hán cũng có thể gồm nhiếp Phật, Độc giác, mà lại nói riêng, vì lý do tối thắng. Nên biết kinh nầy, về lý cũng như thế. Không phải hai thâu nhiếp trong A-la-hán. Nhưng trong kinh nầy, không nói hai thâu nhiếp kia đạt được. Há vì do không nói, nên không có chứng tịnh v.v…?

Về lý, đã phải thừa nhận Phật và Độc giác, không thuộc về mười bậc Thánh thành chứng tịnh v.v… Tùy tín hành, Tùy pháp hành sao không thừa nhận như thế?

Lại, Khế kinh nầy không phải thuyết liễu nghĩa. Do kinh nầy nói: Mười bậc Thánh đều thành tựu đủ mười chi Thánh đạo, tức tám chi đạo, là chánh kiến v.v… Lại, thêm chánh trí và chánh giải thoát. Khế kinh khác nói: Các vị Hữu học chỉ có thể thành tựu tám chi đạo trước, thành tựu đủ mười chỉ A-la-hán. Ý Khế kinh nầy nói: Nên lại tìm cầu, thế nên biết chắc chắn không phải thuyết liễu nghĩa.

Lại, Dư lưu v.v… đều thông đạt chỗ nầy, sẽ đối với xứ kia được rốt ráo, nghĩa là hiện thân của Dư lưu kia sẽ hoàn toàn lìa Dục, sinh cõi Sắc, Vô sắc, mới nhập Niết-bàn.

Những vị trụ Dư lưu, Nhất lại v.v… là mười bậc Thánh, có thể thâu nhiếp hay không? Nếu có thâu nhiếp thì ấy là trái với thuyết kinh nầy đã nói, không phải kinh nầy nói quả Dư lưu v.v…, vì ở việc này thông đạt rốt ráo của xứ kia, nếu không thâu nhiếp, thì phải thừa nhận loại Dư lưu kia, cũng là người không thành chứng tịnh v.v…

Căn cứ ở đây, nên trách A-la-hán cõi Dục, ở địa vị Hữu học, có khi nào thuộc về mười bậc Thánh hay không? Nếu cho rằng tùy theo ở sở học thâu nhiếp vị khác kia thì Tùy tín hành, Tùy pháp hành cũng ở trong mười. Ở đây, nếu không như vậy thì ở kia làm sao như thế? Lại, Độc giác, Phật ở địa vị Hữu học, phải nói là thâu nhiếp trong bậc Thánh nào? Không thâu nhiếp, tức trở nên không có chứng tịnh v.v… nên ý kinh nầy lẽ ra lại tư duy tìm cầu. Do đó, biết nhất định không phải là thuyết liễu nghĩa, không phải do Tùy tín hành, Tùy pháp hành không có chứng tịnh. Thế nên, không đem việc không nói ở trong mười Thánh bèn chắc chắn chứng minh thành Tùy tín hành, Tùy pháp hành chưa được Thánh trí. Lại, người Tùy tín hành, Tùy pháp hành nầy, lẽ ra khởi Thánh đạo, như Hướng, Quả khác. Nghĩa là như đã được quả Dư lưu, v.v… về sau, khi tiến đến Nhất lai v.v…, chưa được quả Nhất lai kia, gọi là hướng quả kia, trung gian, sẽ có Thánh đạo hiện tiền. Căn cứ ở đây, nên biết Tùy tín hành, Tùy pháp hành đã là hướng Dư lưu nên nhất định thuộc về khởi Thánh đạo, hướng quả Thánh, không có sai khác.

Do đây, Khế kinh nói hai hành giả chưa được quả Dự lưu, trung gian không qua đời. Tuy nhiên, dòng Thánh đạo gồm có hai hạng: Là quả, không thuộc về quả. Phải là đến quả trong dòng Thánh mới gọi quả Dư lưu. Hai hạng nầy dù được dư vào nhưng không phải dòng quả, mà chưa được gọi người Dư lưu quả, tức là nếu hạng nầy chưa được quả, trung gian không qua đời. Đã dùng tiếng quả để tiêu biểu vị chưa được, nên biết hai hạng nầy không phải hoàn toàn chưa được Dư lưu. Nếu không như vậy thì trong kinh, lẽ ra nói thế nầy: Chưa được vị Dư lưu, trung gian không qua đời đâu cần dùng tiếng quả nêu rõ đối tượng chưa được. Lại, nếu người Tùy tín, Tùy pháp hành chưa được Thánh đạo, thì người mới được được trụ vị Kiến đạo, tức gọi Dư lưu. Lúc bầy giờ, tên nầy, về lý, lẽ ra chưa được. Người trụ Kiến đạo vì kiến chưa tịnh nên phải kiến tịnh rồi, mới được gọi Dư lưu.

Kinh nói: Kiến Dư lưu đã thanh tịnh, vì khiến cho kiến tịnh, nên tu Thánh đạo. Nếu lìa Thánh đạo, thì không có pháp nào khác có công năng làm cho kiến tịnh. Do đó, vì Kiến đạo kiến chưa tịnh, nên chưa được gọi là Dư lưu. Nhưng kinh kia cũng nói Tùy tín hành, Tùy pháp hành, có khả năng khiến kiến tịnh, mà lại chấp họ chưa được Thánh đạo, thì không phải khéo chấp!

Kinh chủ kia cho rằng Phật nói: Nếu đối với pháp nầy, dùng tuệ thấp kém xem xét mà nhẫn chịu có thể được gọi là Tùy tín hành, cho đến nói rộng. Cho nên, do sức Nhẫn có khả năng khiến kiến tịnh, chứ không phải do Thánh đạo?

Ở đây không có chí giáo, không có chánh lý, để chứng minh Nhẫn không phải Thánh đạo, chỉ y theo ý vọng tình của mình, nên đối với lời nói ấy, không có nhọc công dứt trừ rộng. Kinh chỉ nói Thánh đạo có công năng khiến cho kiến tịnh. Lại, đã lập tám tâm hiện quán, hai tâm Pháp và Loại với công dụng lẽ ra không có riêng khác. Nghĩa là phẩm Pháp trí đã có khả năng kiến đủ tất cả tướng đế. Về sau, lại khởi đạo phẩm Loại trí để làm gì nữa?

Kinh chủ kia nói rằng: Vả lại, Khổ Pháp trí do duyên trong, ngoài, vì được dẫn sinh do thế lực của niệm, trụ, nên trí nầy sinh, theo đuổi ở cõi nội ngoại biết được tướng khổ. Kế là, Khổ Loại trí thuận theo Pháp trí sinh, đối với các hành có khả năng thuận theo quyết định rõ ràng tướng khổ tương tự với tướng khổ ở trước. Pháp Loại trí khác, so sánh với Pháp trí nầy, nên biết.

Nay, nhận xét rõ lời Kinh chủ kia nói: Hai trí: Pháp, Loại không có phần ít thế lực, công dụng sai khác, nghĩa là Khổ Pháp trí ở trong các hành, đã có công năng biết khắp tất cả tướng khổ. Kế là, khởi Loại trí ở trong các hành, lại có gì khác, nên thuận theo quyết đoán hiểu rõ. Hoặc Kinh chủ kia lẽ ra phải nói: Khi Khổ Pháp trí, ở trong tướng khổ có gì chưa hiểu rõ, vì thuận theo quyết đoán hiểu rõ sinh Khổ Loại trí, tức Kinh chủ thừa nhận tướng hành khổ ba cõi, không có tướng chung, riêng, tư duy, nhập chánh tánh quyết định, vì tông kia nói phải ở tướng chung, quán pháp khổ ba cõi, là có thể nhập hiện quán!

Đã thế, Pháp trí đã biết tướng chung, về sau, Loại trí sinh, thì còn dùng làm gì? Lại, Khổ Pháp trí tùy theo niệm trụ sinh, tùy theo biết khắp tướng khổ của ba cõi kia, lẽ ra phải gọi là Loại trí, mất tên Pháp trí, vì nhân duyên sai khác, không thể được.

Do lý nầy chứng biết tông kia lập tướng riêng rất giả dối về Pháp, Loại. Lại, các trí được lập kia đều dùng Thánh giáo làm đối tượng nương tựa cao hơn.

Căn cứ ở chí giáo nào biết quyết định hiện quán?

Tâm chỉ có tám, nếu không nương tựa chí giáo đã nói, tùy theo cái mình ham muốn, không xem xét, tư duy, cần cầu, thấy một ít lời Thánh nói, ấy là sinh tâm hoan hỷ. Do đó, khinh suất, lập riêng tông thú, tức là lập ra các thứ đường lối tông chỉ, lẽ ra đều được thành, đâu chấp chỉ có tám. Nghĩa là nếu thấy thuyết nói có pháp lẽ ra phải quán tất cả chỉ là pháp vô ngã, nên chấp hiện quán nhất tâm. Nếu lại thấy nói cắt đứt các lưới nghi, do biết nhân khổ, nên chấp hiện quán của hai tâm. Lại, nếu thấy nói pháp từ nhân sinh, cho đến nói rộng, nên chấp hiện quán của ba tâm. Lại, nếu thấy nói biết khổ như thật, cho đến biết đạo, nên chấp hiện quán của bốn tâm. Lại, nếu thấy nói như thật biết rõ lỗi làm của tập, một, vị ái và lợi ích xuất ly, thì phải chấp nhận hiện quán của năm tâm.

Lại, nếu thấy nói tu thiện bảy xứ, thì nên chấp nhận quán bảy tâm.

Những thuyết như thế v.v…, với số lượng rất nhiều. Há có thể theo lời nói, khởi các thứ chấp, khuấy nhiễu Thánh giáo, mê hoặc hữu tình. Cho nên, sư Du già căn cứ chân hiện lượng, chứng biết Trí đã nói, lần lượt truyền đến, như con đường của đại vương, đế lý hiện quán dù bị phân tích thành nhiều bộ khác, nhưng lẽ ra phương tiện phân biệt. Giả dối dưa vào chân, không có chấp nhận y theo ý mình, lại lập ra tông chỉ, như người nhà mình bị lửa đốt cháy, lại còn đem cỏ khô giúp thêm cho ngọn lửa dữ.

Lại, trong vị Thánh Nhẫn, Thượng tọa bộ kia nói, do vì thiếu duyên, nên đôi khi phát ra tạo sự nghiệp khác cũng không đúng, vì gia hạnh sơ tâm của các Kiến đạo, Tu đạo là một.

Làm sao biết như thế?

Lại, vì không nói là có gia hạnh riêng. Lại, nói trung gian không có qua đời.

Nếu cho rằng người Tùy tín, Tùy pháp hành, thì Đức Thế Tôn sẽ nói người ấy không buông lung. Tu tập các căn, như Hữu học khác, lẽ ra có xuất quán, nên Khế kinh nói: Bí-sô hãy lắng nghe! Những gì là loại sắc? Ta nói người Tùy tín, Tùy pháp hành kia là nên không buông lung. Nói rộng cho đến: Lại, Bí-sô! Không phải Câu giải thoát, không phải Tuệ giải thoát, không phải Thân chứng, không phải Kiến chí, không phải Tín Thắng giải, nên không buông lung, tu tập các căn, như Tùy tín hành, nói rộng cho đến: Bí-sô nên biết! Loại sắc như thế, ta nói người kia nên không buông lung. Vì sao? Vì nhân giả kia nên không buông lung, tu tập các căn, đối với thân thuận theo giường nằm v.v… tốt đẹp, cũng không nhiễm đắm, thân cận, thừa sự, cúng dường bạn lành, vì được lậu tận, nên thành tâm giải thoát.

Như thế, nên nói Tùy pháp hành, không phải hai hành giả đều không xuất quán. Có thể có đạo lý đã nói như trên.

Lại, như Phật bảo Bà-đà-lê: Bí-sô nên biết! An trí nơi Câu giải thoát, nói rộng cho đến: An trí nơi Tín giải thoát. Nếu người Tùy pháp hành đi đến chỗ ta, ta nếu bảo: Lành thay Bí-sô! Thầy hãy ở trong bùn, vì ta làm cầu, đường để Ta bước qua khỏi chỗ bùn nầy, ý thầy thế nào? Người Tùy pháp hành kia, khi ta sắp bước lên có bỏ ta đứng lên không? Lúc đang bước lên, người ấy có lay động không? Về sau, dùng lời lẽ nói năng có tỏ vẻ mệt nhọc không?

Bà-đà-lê đáp: Không, bạch Đức Thế Tôn.

Nói Tùy tín hành, nên biết cũng thế. Không phải hai hành giả đang ở trong định, mà có thể được Đức Thế Tôn dạy bảo. Và lý khởi thân nghiệp phát ra lời nói lý:

Lại, thiên thần bảo Ốc-yết-la: Trưởng giả nên biết! Đây là Câu giải thoát, đây là tuệ giải thoát…, nói rộng cho đến: Đây là Tùy pháp hành, ở đây là Tùy tín hành! Đây là quả A-la-hán. Đây là hướng A-lahán, nói rộng cho đến: Đây là quả Dư lưu. Đây là hướng Dư lưu! Ông nên cúng dường, rất tự may mắn.

Lại, Khế kinh nói: Nếu có cúng dường một vị hướng Dư lưu, cho đến nói rộng.

Do đó chứng biết Tùy tín hành, tùy pháp hành, vì thiếu duyên, nên có khi tạm phát ra.

Như thế, đã dẫn làm chứng không thành. Đối với thời gian trước kia, vì đặt tên sau, như kinh khác nói: Bị vô minh che mờ, bị ái ràng buộc, kẻ ngu, người trí đồng chiêu cảm thân nầy. Không phải những người hiểu biết bị vô minh che khuất chiêu cảm được thân nầy. Nhưng trước chiêu cảm thân, sau thành người trí. Trước kia không phải người trí, đặt tên người trí sau.

Lại, như kinh khác nói: Trung nhập Niết-bàn v.v… cũng ở vị trước đặt tên vị sau, khi trung hữu v.v… được quả A-la-hán, phải đến sau cùng, mới nhập Niết-bàn.

Lại, như kinh khác nói: A-la-hán v.v… cõi Dục, việc này thông đạt, không phải A-la-hán v.v… có thể có nghĩa thông đạt, chỉ nói là thời gian trước như thế, nên biết.

Nói người Tùy tín hành, Tùy pháp hành, nên không buông lung, tu tập các căn v.v…, đều ở vị trước, đặt tên vị sau, vì tất nhiên sẽ thành Tùy tín hành v.v…

Khi vị chưa thành, Dư định đặt tên kia, làm sao biết được kinh có ý nầy?

Vì kinh ở trước nói: Nghĩa là nhân giả kia vì được lậu tận, nên thành tâm giải thoát, không phải người Tùy tín hành, Tùy pháp hành, có thể được lậu tận thành tâm giải thoát. Nhưng ở vị sau, đặt tên vị trước, vì khi lậu tận, nói với vị trước, đã từng là người Tùy tín, Tùy pháp hành.

Cũng thế, vị trước nên không buông lung, tu tập các căn và ở vũng bùn v.v… Về sau, sẽ thành Tùy tín hành, Tùy pháp hành nên ở vị trước, đặt tên vị sau. Như Khế kinh khác nói lẫn nhau, không có lỗi.

Do đó, thuyết trước nói vì các gia hạnh của sơ tâm Kiến đạo, Tu đạo là một, nên Tùy tín hành, Tùy pháp hành không có lý xuất quán thành, nên lời Kinh chủ kia đã nói: Đối với vị Thánh Nhẫn, vì thiếu duyên, nên có khi tạm phát tạo ra sự nghiệp khác, chỉ theo ý mình. Lại, lời Kinh chủ kia đã nói: khổ pháp trí khởi, có năng lực dứt tức khắc ba kết tùy theo giới. Bấy giờ gọi là sơ tâm Dư lưu.

Điều nầy cũng không đúng, vì lý không thành, nghĩa là khổ pháp Trí đoạn tức khắc lỗi của ba kết tùy theo cõi xưa. Vì lúc sinh dứt, hay vì khi diệt đoạn? Nếu lúc sinh dứt thì tâm học sau cùng lẽ ra trở thành Vô học, do người kia sinh rồi, không có phiền não. Nếu khi diệt đoạn, trụ khổ pháp trí, ấy là không phải Dư lưu. Bấy giờ, ba kết vì tùy theo cõi ràng buộc, do Khế kinh nói: Ba kết đã dứt, mới gọi Dư lưu. Thế nên, sao các ông nói rằng khổ pháp trí Nhẫn đoạn ba kết tùy cõi, khổ pháp trí khởi thành sơ tâm Dư lưu? Tất nhiên, không nên nói khổ pháp Trí đoạn. Nhưng về sau Kinh chủ lại nói: Vị Nhẫn định của Thánh vì chưa quyết định, nên không dứt phiền não, thì trí cũng nên nói là chưa được quyết định, vì khi khổ pháp trí hiện ở trước, chưa dứt lỗi nghi, tùy theo cõi rồi. Nếu không vì nghi tùy theo cõi đều có, thì vì sao Nhẫn Thánh nói chưa quyết định? Lại, hiện quán dần là tông của Thượng tọa bộ: Khi khổ pháp trí, nghi khác chưa dứt, lẽ ra như Nhẫn Thánh chưa được quyết định, lẽ ra cũng chưa có công năng dứt các phiền não. Nhưng tông Thượng tọa bộ kia nói: Khi khổ trí đầu tiên, có năng lực dứt tức khắc ba kết tùy theo cõi, tức rất trái với Thánh đạo. Nghĩa là khi Thánh đạo của phẩm hạ sau cùng sinh, với thế lực đã có, có thể thanh lọc, nối tiếp nhau, khiến cho ba kết kia tùy theo cõi được đoạn tức khắc. Do duyên vô thường, khổ, không, vô ngã kiến trong nối tiếp nhau đều chưa có thời gian. Tát-ca-da-kiến, giới cấm thủ, nghi, vì chấp nhận chuyển biến nối tiếp nhau, nên khi khổ pháp trí hiện ở trước, là dứt ngay ba kết.

Nếu như vậy, thì ở vị sau, công sức quán Thánh đế khác, đều trở nên vô ích?

Thượng tọa bộ kia vặn trái lại: Sao không nhân vấn nạn vị nầy lẽ ra được quả A-la-hán? Há không là dứt kết, chưa dứt khác nhau?

Lập luận nầy của Thượng tọa bộ hoàn toàn vô lý, vì mê mờ nghi tập v.v…, Khổ trí có thể diệt, về lý không thành, nghĩa là đối với tập v.v… có người mê hoặc không phải do kiến khổ, đối với tập v.v… kia có thể giải thoát, vì khi thấy tướng khổ, chưa thấy tướng tập v.v… Không phải chưa hiểu diệt kia, mê, nghi diệt kia, không phải khổ trí trái với tập và nghi v.v… Hoặc lẽ ra khổ trí cũng trái với các Kiến đạo đoạn kết khác, vì không có nhân sai khác, nên không phải kiến thường v.v… đều chưa có thời gian. Các Kiến đạo đoạn trong sự nối tiếp nhau, đều có nghĩa dứt, nên khổ trí sinh, nên đều dứt ngay, sao chỉ có ba kết?

Do đó, thuyết kia không phải nhân hợp lý. Thượng tọa bộ kia lại hỏi vặn lại: Cũng không đúng, vì chưa thích ứng được A-la-hán. Nếu vào thời gian bấy giờ, có các kết là đối tượng đoạn của Kiến đạo đều đoạn tận, cũng chưa chấp nhận được A-la-hán, vì khả năng kiến đủ tất cả đế, kết do Tu đạo đoạn vẫn còn.

Do đó, hoặc nên thừa nhận Khổ Pháp trí, không có khả năng dứt ngay ba kết tùy theo cõi. Hoặc nên thừa nhận khi đắc Khổ Pháp trí, là dứt tức khắc tất cả kết thuộc Kiến đạo đoạn.

Như thế, đối với vị sau, công năng quán Thánh đế khác, đều hóa ra vô ích. Đã như thế, không nên thừa nhận hiện quán dần!

Lại xét rõ tông nghĩa mà Thượng tọa bộ đã lập, giống như thừa nhận Dư lưu đều chưa kiến đế. Vì Thượng tọa bộ kia đã tự nói rằng: Khi Thánh đạo của phẩm hạ cuối sinh, với thế lực đã có, có thể thanh lọc, nối tiếp nhau, khiến cho ba kết kia tùy theo cõi được đoạn tức khắc. Ở vị Thánh đạo sinh, tất nhiên ở vị lai. Nhưng tông của Thượng tọa bộ ở vị lai chưa có. Nếu Thánh đạo chưa có, mà có thể thanh lọc, nối tiếp nhau, khiến ba kết kia tùy theo cõi được dứt tức khắc. Há nói ở vị chưa kiến đế, ba kết tùy theo cõi trong thân đã không có, bèn trở thành Dư lưu đều chưa kiến đế?

Nếu ý Thượng tọa bộ kia cho rằng khi Thánh đạo sinh, trong sự nối tiếp nhau cũng có tùy theo cõi, làm sao có thể nói khi Thánh đạo sinh, với thế lực đã có có thể thanh lọc, nối tiếp nhau. Ba kết tùy theo cõi, cũng còn trong thân người đó, mà nói là đã có thể thanh lọc nối tiếp nhau.

Cũng thế, ý thú sâu xa rất khó hiểu rõ. Nếu lại ý cho Thánh đạo đang sinh, ba kết tùy theo cõi bấy giờ đang diệt, cũng không nên nói khi Thánh đạo sinh, với thế lực đã có có thể tự thanh lọc nối tiếp nhau.

Hễ nói là đang diệt, thì đó là hiện tại. Khi Thánh đạo sinh, vì tùy theo cõi có.

Lại, Thượng tọa bộ kia nếu cho rằng khi tùy theo cõi diệt, không thể làm nhân dẫn dắt về sau tùy theo cõi tức dưa vào nghĩa nầy, gọi là đã giặt rửa, cũng không nên nói lời đã giặt rửa, mà chỉ có thể nói là đang giặt rửa.

Lại, trước đã nói, thì lỗi người thành Dự lưu, đều chưa kiến đế, chung quy khó tránh khỏi. Dự lưu kia đối với một đế lý, vì kiến vẫn chưa mãn, nên đối với một, hai, ba đế, khi kiến chưa viên mãn, vẫn có thể gọi là kiến đế chưa kiến, phải là phải kiến đủ đế, mới được gọi là Dự lưu. Vì kinh nói: Dự lưu kiến đế viên mãn, huống chi đối với một đế, cũng thấy chưa viên mãn, mà có thể gọi là người được Dự lưu.

Nếu cho rằng Thánh đạo hiện tại gọi là sinh, thì bấy giờ đã có thể giặt rửa nối tiếp nhau, thì cõi tùy theo xưa là đối tượng dứt của Nhẫn.

Lúc ấy trí khởi, thể của Nhẫn kia đã không có, thì đối với tự tông sẽ có lỗi trái nhau.

Lại, Thượng tọa bộ kia đã thừa nhận, Nhẫn không thuộc về Thánh đạo gồm nhiếp, làm sao có khả năng dứt ba kết tùy theo cõi?!

Lại, đời hiện tại gọi là đã sinh, nói là khi sinh không đúng chánh lý. Thế nên tông nghĩa Thượng tọa bộ đã lập về lý, hoặc không nên thừa nhận hiện quán dần, hoặc nhất định nên thừa nhận khi Kiến đạo đế, mới có khả năng dứt hẳn ba kết không còn, tức là phù hợp, thuận với tông Đối pháp ta, không nên tự nói lập riêng tông thú.