LUẬN A TỲ ĐẠT MA THUẬN CHÁNH LÝ
Tác giả: Tôn giả Chúng Hiền
Hán dịch: Tam Tạng Pháp sư Huyền Tráng Đời Đường
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh
Hội Văn Hóa Giáo Dục Linh Sơn Đài Bắc Xuất Bản

 

QUYỂN 61

Phẩm 6: NÓI VỀ HIỀN THÁNH

(PHẦN 5)

Như thế, tu thành thục pháp quán bất tịnh, giữ niệm hơi thở (quán sổ tức). Hai gia hạnh đã có thể theo thứ lớp dẫn sở duyên không tạp đó là thân, thọ, tâm, pháp, niệm trụ hiện tiền. Lại, đối với pháp niệm trụ vô gián của duyên không tạp dẫn sinh ra pháp niệm trụ của sở duyên tạp.

Kế là, nên tu pháp niệm trụ duyên chung cộng tướng.

Pháp niệm trụ nầy, tướng nó thế nào? Tụng rằng:

Ở pháp niệm trụ kia

Quán chung bốn sở duyên

Tu hành tướng: vô thường

Và khổ, không, vô ngã.

Luận nói: Pháp niệm trụ của duyên tạp gồm có bốn thứ.

Hai, ba, bốn, năm uẩn là cảnh riêng, chỉ duyên chung năm, gọi là đối tượng của tu nầy. Hành giả kia ở trong đây, tu bốn hành tướng. Quán chung tất cả thân, thọ, tâm, pháp tức gọi là vô thường, khổ không, vô ngã. Tuy nhiên, khi tụ tập niệm trụ nầy, có thiện căn khác có thể làm phương tiện, hành giả kia nên theo thứ lớp tu khiến cho hiện ở trước. Nghĩa là hành giả kia đã tu thành thục pháp niệm trụ duyên tạp , khi sắp muốn tu tập niệm trụ nầy thì trước nên duyên chung hạnh tu vô ngã, tiếp đến quán sinh diệt, kế là quán duyên khởi. Vì người tu hạnh quán, trước là quán các hành đều từ nhân sinh diệt, thì đối với môn nhân quả tương thuộc rất dễ thâm nhập. Hoặc có hành giả muốn cho quán duyên khởi trước, sau nầy, dẫn khởi duyên quán ba nghĩa. Quán nầy, tu vô gián bảy xứ thiện, thiện ở bảy xứ vì được khéo léo tinh xảo, nên có công năng đối với các cảnh đã trông thấy từ trước đến nay, lập đế nhân quả, theo thứ lớp quán sát.

Như thế, đã tu thành thục trí và định rồi, ấy là có khả năng an lập thuận với đế hiện quán. Nghĩa là khổ v.v… của cõi Dục, cõi trên đều khác nhau. Đối với tám đế như thế, tùy theo thứ lớp tu quán mười sáu hành tướng chưa từng tu.

Hành giả kia do văn tuệ ở trong tám đế, bắt đầu khởi quán mười sáu hành như đây, như cách tấm tơ lụa mỏng, nhìn thấy mọi sắc. Mức độ này, gọi là Văn tuệ viên mãn. Tuệ do Tư thành căn cứ Văn tuệ nầy tương ưng nói.

Kế là đối sinh tử, hành giả sanh nhàm chán sâu sắc, ưa thích công đức vắng lặng của Niết-bàn. Từ đây về sau, sẽ dẫn nhiều phương tiện nhàm chán, quán hiện ở trước siêng tu tăng dần vượt hơn dần. Dẫn khởi như thế là có thể thuận với quyết trạch, Tư tạo thành thâu nhiếp thiện căn thù thắng nhất, tức đã tu pháp niệm trụ duyên chung cộng tướng.

Từ đây, tu quán không gián đoạn sinh thiện căn nào? Tụng rằng:

Từ đây, sinh pháp Noãn

Quán đủ bốn Thánh đế

Tu mưới sáu hành tướng

Kế sinh Đảnh cũng vậy

Như thế hai thiện căn

Đều pháp đầu, sau bốn

Kế Nhẫn chỉ pháp niệm

Phẩm trung, hạ giống Đảnh

Thượng chỉ quán khổ, dục

Một hành một sát-na,

Thế đệ nhất cũng vậy

Đều tuệ, năm trừ “đắc.”

Luận nói: Từ quán tổng duyên cộng tướng pháp niệm trụ do tư duy thuận phần quyết trạch tạo thành, sau có thuận với phần quyết trạch do tu tạo thành mà thiện căn đầu tiên được phát khởi, gọi là pháp Noãn, là sự sai khác của tổng duyên cộng tướng pháp niệm trụ.

Như thế, pháp đã khởi là pháp sẽ tu có khả năng đốt củi phiền não, là tướng trạng trước tiên của Thánh đạo. Như ở vị dùi lửa, trước tiên tướng nóng ấm sinh. Vì pháp và Noãn đồng, nên gọi pháp Noãn.

Người ở chốn trống vắng (không nhàn), chấp địa vị Noãn, trước đã khởi tu thành tựu cộng tướng pháp niệm cộng trụ. Tuy cũng có pháp Noãn nầy, nhưng không đều như thế. Hoặc có người trước lìa nhiễm cõi Dục, dựa vào Tu tuệ đã thành thuộc cõi Sắc mà nhàm chán khổ hoạn sinh tử, ưa thích Niết-bàn. Do nhiều hạnh nhàm chán, tác ý thứ lớp dẫn sinh thiện căn Noãn của loại khác. Hoặc có người lúc trước chưa lìa nhiễm dục, dựa vào Tư tuệ đã thành mà dẫn sinh thiện căn Noãn. Vì vậy, hành giả kia không nên hiểu và chấp theo một hướng.

Từ phần vị khơi đầu của thiện căn này phát triển lớn mạnh, có khả năng quán sát cảnh bốn Thánh đế. Do đó, tu đủ mười sáu hành tướng:

Quán Khổ Thánh đế tu bốn hành tướng:

  1. Vô thường.
  2. Khổ.
  3. Không.
  4. Vô ngã.

Quán Tập Thánh đế, tu bốn hành tướng.

  1. Nhân.
  2. Tập.
  3. Sinh.
  4. Duyên.

Quán Diệt Thánh đế tu bốn hành tướng.

  1. Diệt.
  2. Tịnh.
  3. Diệu.
  4. Ly.

Quán Đạo Thánh đế tu bốn hành tướng.

  1. Đạo.
  2. Như.
  3. Hành.
  4. Xuất.

(Tướng sai khác nầy, ở sau sẽ nói).

Như Khế kinh nói: “Hai người ngu si nầy trái vượt pháp Tỳ-nại-da của Ta, ở trong đó, thậm chí cũng không có pháp Noãn.”

Các người không có Noãn, tất cả đều gọi trái vượt pháp Tỳ-nạida không?

Không. Vì hai người đã đầy đủ tư lương. Bởi có pháp chướng ngại mới nói là thối lui và do đã thích ứng được nên nói: trái với pháp Tỳnại-da chứ không phải những người không có Noãn, đều gọi trái vượt. Hoặc hai người nầy may mắn gặp Phật ra đời, từ biệt người thân yêu, quy Phật, xuất gia, đi trên con đường thẳng tắt mà Thánh, Hiền xưa từng đi qua, đã đạt được bước chân yên ổn đầu tiên, nếu siêng năng tu tập, thì hiện thân sớm được lợi ích cao quý. Vì người si mê kia đã trái vượt pháp Tỳ-nại-da, đối với các lợi ích thù thắng đều thối mất, thậm chí dưới đến pháp Noãn, cũng không thể chứng đắc. Thế nên, các người nào gặp Phật, xuất gia giống như hai người nầy, không có khả năng khởi Noãn thì mới gọi trái vượt pháp Tỳ-nại-da, chứ không phải các người không có Noãn, đều gọi trái vượt. Tuy nhiên, các pháp Noãn dù duyên bốn đế mà thường nói hạnh nhàm chán đều có, vì khi khởi hành đó, tưởng uẩn nhiều. Hành giả tu tập thiện căn Noãn nầy tăng tiến dần từ phẩm hạ, trung, thượng, đối với khổ, tập, diệt, đạo mà Phật đã nói, sinh tin tùy thuận, quán sát các hữu luôn bị ngọn lửa dữ hừng hực đốt, tin trong Tam bảo là đứng đầu mà có tu thuận với phần quyết trạch được hình thành thiện căn kế tiếp phát khởi, gọi là pháp Đảnh cũng là sự sai khác của tổng duyên cộng tướng pháp niệm trụ.

Tiếng Đảnh nhằm chỉ rõ đây là chổ cao nhất (Đỉnh), giống như khi sự việc tốt đẹp đã thành mãn, thế gian nói người nầy đã đạt đến tột đỉnh. Nghĩa là trong bốn thiện căn thuộc cõi Sắc thâu nhiếp có hai là có thể động, hai là không thể động. Trong hai có thể động, phẩm hạ là Noãn, phẩm thượng là Đảnh, vì là ở trên trong thiện căn động. Trong hai không thể động, phẩm hạ là Nhẫn, vì rất chịu đựng đối với cảnh Tứ đế. Phẩm thượng là pháp Thế đệ nhất, vì vượt vượt hơn trong pháp thế gian, cũng như đề hồ. Người ở nơi trống vắng nói tu phẩm thiện nầy vì tướng nó tột đỉnh, nên gọi là pháp Đảnh.

Hành tướng của cảnh nầy đồng với pháp Noãn, nghĩa là quán cảnh bốn đế, tu mười sáu hành tướng. Vì sao chỉ nói pháp Đảnh kia duyên Diệt, Đạo đế? Như Khế kinh nói: Đối với Phật, Pháp, Tăng, sinh một ít niềm tin, đây gọi là Đảnh. Nói tin Phật, Tăng là biểu thị duyên Đạo đế. Tin pháp, biểu thị duyên Diệt đế?

Không có lỗi như thế. Nói tin pháp ở đây là biểu thị đủ duyên tin ba đế, như nói: Khi đối với khổ được hiện quán, được pháp chứng tịnh, cho đến nói rộng. Hoặc do diệt, đạo đối với sinh niềm tin vượt hơn, không có lỗi lầm. Nên trong đây nói thiên về hoặc do diệt, đạo đáng tin, đáng cầu, pháp khác không đáng cầu, nên ở đây không nói.

Như thế, hai thứ thiện căn Noãn, Đảnh phát khởi như khi mới đặt bước chân yên ổn, chỉ pháp niệm trụ, sau vị tăng tiến dần thì cả bốn niệm trụ đều hiện tiền. Nói mới đặt bước chân yên ổn, là chỉ rõ do hành tướng, tức bước đầu, đi theo dấu vết bốn Thánh đế. Nói sau tăng tiến, là chỉ rõ từ đây về sau các phẩm hạ, trung, thượng, theo thứ lớp thường tập. Các pháp trước đã được, sau không hiện tiền nên đối với chúng không sinh tâm kính trọng. Vì gia hạnh thù thắng dẫn khởi thiện căn nầy, nên trong những pháp đã được thì không sinh kính trọng. Tuy nhiên, pháp Đảnh nầy dù duyên bốn đế nhưng duyên tin Tam bảo, phần nhiều hiện 50 hành.

Phẩm hạ, trung, thượng của thiện căn Đảnh nầy, sẽ lần lượt tăng trưởng, đến khi thành mãn, mà có tu thuận phần quyết trạch được hình thành thiện căn phát khởi, gọi là pháp Nhẫn cũng là sự sai khác của tổng duyên cộng tướng pháp niệm trụ. Đối với lý bốn đế, có khả năng nhẫn chịu trong đó tốt nhất. Hơn nữa, vị Nhẫn này không lui sụt, nên gọi là pháp Nhẫn. Vị Thế đệ nhất pháp dù đối với Thánh đế, cũng có thể chịu đựng vô gián, có thể nhập Kiến đạo, tất nhiên không có lui, đọa mà không quán đủ lý bốn Thánh đế. Nhẫn nầy vì quán đủ, nên riêng được gọi là Nhẫn, nên nói nghiêng về Nhẫn nầy là thuận đế Nhẫn. Thiện căn Nhẫn nầy tăng tiến đủ yên, đều là pháp niệm trụ, có khác với trước. Nhẫn nầy và Kiến đạo, dần dần giống nhau, vì trong vị Kiến đạo chỉ có pháp niệm trụ. Nhưng pháp Nhẫn nầy có thượng, trung, hạ. Hai phẩm trung, hạ đồng với pháp Đảnh, nghĩa là quán sát đủ cảnh bốn Thánh đế và tu đủ mười sáu hành tướng. Phẩm thượng có khác, chỉ quán khổ cõi Dục vì nối tiếp với tướng Thế đệ nhất. Do đó, có thể định thiện căn như Noãn v.v…, đều có thể duyên đủ khổ của ba cõi v.v… nghĩa đã thành lập, không cần phân biệt.

Nhẫn hạ, trung, thượng phân biệt thế nào?

Nhẫn phẩm hạ có đủ tâm tám loại, nghĩa là sư Du già dùng bốn hành tướng, quán khổ cõi Dục, gọi là một loại tâm. Như thế, kế tiếp quán khổ của Sắc, Vô sắc, tập, diệt, đạo đế cũng quán như thế, thành tám loại tâm, gọi là Nhẫn phẩm hạ. Nhẫn phẩm trung giảm lược hành tướng, sở duyên, nghĩa là sư Du già dùng bốn hành tướng, quán khổ cõi Dục, cho đến đầy đủ. Dùng bốn hành tướng quán đạo cõi Dục. Đối với đạo cõi trên, giảm một hành tướng. Từ đây, gọi là bắt đầu Nhẫn phẩm trung.

Như thế, theo thứ lớp giảm dần, giảm lược dần hành tướng, sở duyên, cho đến rất ít, chỉ dùng hai tâm quán khổ cõi Dục. Như vị Khổ pháp Nhẫn, Khổ pháp trí. Ngang đây, gọi là Nhẫn phẩm trung viên mãn. Nhẫn phẩm thượng, chỉ quán khổ đế cõi Dục, tu một hành tướng, chỉ một sát-na, vì thiện căn nầy khởi không có nối tiếp. Từ Nhẫn phẩm thượng vô gián, có tu được thành, bắt đầu mở cửa Thánh đạo, thù thắng trong các công đức thế gian, cũng là sai khác của tổng duyên cộng tướng pháp niệm trụ là thiện căn thù thắng nhất, thuộc về thuận với phần quyết trạch sinh gọi là Thế đệ nhất pháp. Vì thiện căn nầy hữu lậu, nên gọi là Thế (thế gian), là vì thù thắng nhất nên gọi là đệ nhất. Có sức của sĩ dụng lìa nhân Đồng loại dẫn khởi Thánh đạo, nên gọi thù thắng nhất. Thế nên, gọi là Thế đệ nhất pháp.

Có sư khác nói: Vì hữu lậu nầy, nên gọi là thế gian, thành tựu thiện căn nầy thì không có lý đoạn thiện căn, nên gọi là đệ nhất.

Thuyết kia nói không đúng, vì có các hữu tình tu tập Thí, Giới, Văn…, là những thiện căn thù thắng cũng không đoạn thiện, không đến đường ác, không phải đều có thể gọi là Thế đệ nhất pháp. Cho nên thuyết sư kia nói, không phải nhân tố quyết định.

Lại có sư tự nói vì sự sai khác niệm, trụ tương ưng với định, gọi là pháp Thế đệ nhất. Nhưng có được sự sai khác của định, niệm, trụ, về sau lui sụt, vẫn đoạn thiện căn, như Đề-bà-đạt-đa… Cho nên, có Già-tha nói:

Cho đến người ngu kia

Do nuôi lớn vô nghĩa

Tổn hại các phần trắng

Biết ở Đảnh thoái đọa.

Dựa vào Đề-bà-đạt-đa để nói Già-tha như thế. Lại, về lý quả đúng như vậy. Đề-bà-đạt-đa đã từng được công đức thù thắng của các thần cảnh thông v.v… tức do được định, niệm, trụ gồm nhiếp thiện, mà vẫn đoạn thiện căn. Thế nên, Thế đệ nhất pháp theo tông kia nói, cũng chẳng phải quyết định không đoạn thiện căn.

Lại, người thành tựu đạo lìa dục của thế gian, cũng không đoạn thiện, thì phải gọi là thành Thế đệ nhất, vì người ấy nhất định không đoạn thiện căn?

Nếu cho rằng đạo ly dục kia không phải là đạo quyết định không đoạn thiện căn, vì có lui sụt, thế thì theo tông của ông cũng phải thừa nhận pháp Thế đệ nhất có sự lui sụt, và phải chấp nhận có đoạn thiện căn. Nếu vì tông kia thừa nhận đệ nhất có lui sụt thì như nói đạo ly dục này có thối lui cũng không trái nhau, nghĩa là sự lui sụt nầy là nói đối với giáo và lý, đều không có trái nhau, nên thừa nhận cũng không có lỗi. Tuy nhiên sư kia lại nói ở đây, hoặc không có sự lui sụt, vì tính chất thù thắng trong thiện căn.

Như thế, đối với chứng về lý cũng không thành thì đối với tác ý thù thắng trong các hành cũng nên không thối lui. Tông kia thừa nhận đạo ly dục là thù thắng trong thiện căn chứ không phải đây tức là pháp Thế đệ nhất, vì trong giáo kia đều nói riêng.

Nếu cho rằng pháp Thế đệ nhất như thế, tất cả đều không lui sụt, thì điều nầy cũng không phải, bởi vì pháp Thế đệ nhất đối với thiện căn cũng thù thắng, nên tất cả không lui sụt, phải gọi là đệ nhất.

Vì thế, nên lời sư kia đã nói: “Vì không đoạn thiện căn nên gọi là đệ nhất”, ấy không phải là khéo nói.

Tông kia lại có nói: “Vì thiện căn nầy hữu lậu, nên gọi là thế gian. Vì quán bốn đế trong trụ đẳng dẫn, nên gọi là đệ nhất”. Về lý cũng không đúng. Người đã kiến đế, có trụ đẵng dẫn, trí thế tục hiện tiền, quán sát bốn đế cũng nên gọi là Đệ nhất!

Nếu cho rằng đệ nhất có khả năng nhập ly sinh. Lại tất nhiên phải dựa vào thân phàm phu ấy, cũng không đúng, vì tướng nhân bằng nhau. Lại, tác ý thù thắng trong các hành, cũng có tương ưng nầy, gọi là đệ nhất. Lại, không có kinh nào nói Thế đệ nhất quán bốn đế. Vì thế, nên lời nói kia nhất định không đúng. Do đó đã nói: Vì hữu lậu nầy, nên gọi là thế gian. Vì nhập ly sinh, nên gọi là đệ nhất. Về lý là đúng.

Ở đây, như Nhẫn phẩm thượng duyên khổ đế cõi Dục, tu một hành tướng, chỉ một sát-na, như như giảm lược về hành tướng, sở duyên. Như thế, như thế, vì tiếp cận dần kiến đế, nên Thế đệ nhất chỉ duyên khổ cõi Dục, tu một hành tướng chỉ một sát-na. Vì nói vô gián nhập vị ly sinh, nên vị nầy quyết định không có lý nối tiếp nhau.

Nếu cho rằng ở đây đã có chỗ nói: “khởi Thế đệ nhất, sẽ nhập ly sinh,” thì phải nối tiếp nhau ? Điều này cũng không đúng. Vì chỉ rõ muốn nhập ly sinh nhất định phải do khởi thế đệ nhât pháp nên mới nói như thế. Hoặc ở trong đây đã nói “khởi” nghĩa là biểu thị vị Thế đệ nhất từ chưa sinh đến đã sinh; sẽ đến vị đã sinh, nhập chánh tánh ly sinh, không thể dẫn nghĩa “khởi” để chứng minh trạng thái nối tiếp nhau.

Lại, nếu có nối tiếp nhau thì không thành đệ nhất, nghĩa là có hai nghĩa có thể gọi là Đệ nhất.

1. Vì cư trú ở nơi cuối cùng của thân phàm phu, nên thí dụ như ngọn cây.

2. Hoặc vì thù thắng nhất trong pháp thế gian, nên thí như Thắng sĩ (người chiến thắng).

Căn cứ hai lý nầy thì nghĩa nối tiếp nhau không thành, vì đối sát-na sau, sát-na trước không phải đệ nhất, nghĩa là trước đối với sau, không phải mé sau cùng, cũng không phải vượt hơn hết, sao gọi đệ nhất?

Do đó, nên nói Thế đệ nhất pháp mở cổng Thánh đạo, là vượt hơn hết, nên gọi đệ nhất. Nó còn không có hai tâm cùng lúc mà khởi làm duyên đẳng vô gián của Thánh đạo ban đầu, huống là có nhiều tâm? Cho nên, không có sự nối tiếp nhau của thiện căn này với những thiện căn trước.

Vì vậy, Luận này nói: “Chỉ một tâm”. Vì sao? Vì nếu không phải

một thì sau đối với tâm trước sẽ có thua kém, bằng nhau, vượt hơn. Vả lại, thua kém là phi lý, vì khi phải thắng tiến, nhập ly sinh. Bằng nhau, cũng phi lý, vì trước đã có chướng ngại, sau cũng bằng như thế. Sau nếu vượt hơn thì trước không phải đệ nhất!

Trong đây, có vấn nạn các thiện căn như Noãn v.v… cũng dựa theo cách biện bác như trên, mà tìm tòi, gạn hỏi như thế này: “Vị Noãn, Đảnh, Nhẫn, nếu nhiều tâm, thì sau đối với tâm trước là thua kém, bằng nhau, vượt hơn? Vả lại, thua kém là phi lý, vì không phải thua kém có khả năng nhập vị Đảnh. Bằng nhau, cũng phi lý, vì trước không thể nhập, sau lẽ ra như thế. Nếu vượt hơn, thì trước đã không phải Noãn?”

Vấn nạn này không đúng, vì đối với Noãn, Đảnh, Nhẫn không hề có nói tiếng: Đệ nhất, tiếng đệ nhất nghĩa là ở trong đây, tư duy, lựa chọn đệ nhất. Tiếng ấy có thể có nghĩa một tâm, nhiều tâm, nhưng nghĩa chuẩn là muốn nói tính chất thù thắng nhất. Vị tâm thù thắng nhất mới gọi là đệ nhất. Nó còn không được nói bằng nhau, huống chi tâm thua kém. Trong Noãn, Đảnh, Nhẫn, không nói Đệ nhất, đâu nhọc sức tư duy, lựa chọn là thua kém, bằng nhau và vượt hơn!

Do vị Noãn v.v… không có nói đệ nhất nên có thể được phân tích thành phẩm thượng, trung, hạ. Vì có nhiều phẩm, nên có thể chẳng phải một tâm. Thế đệ nhất pháp không chấp nhận như thế, vì tâm một sát-na của phẩm thượng thượng có thể nhập ly sinh mới có thể gọi là đệ nhất, chứ không phải Noãn, Đảnh, Nhẫn mà có khả năng nhập ly sinh. Vì thế , không nên giống như Thế đệ nhất mà tìm tòi, gạn hỏi. Noãn v.v…, chỉ ở phẩm thượng thượng, được thừa nhận tên gọi đệ nhất, đã được sáng tỏ. Nghĩa là lệ thuộc cõi Sắc có chín thiện căn: Hạ hạ, hạ trung, hạ thượng, gọi là Noãn, trung hạ, trung trung, trung thượng, gọi là Đảnh, thượng hạ, thượng trung, gọi Nhẫn, thượng thượng gọi Thế đệ nhất.

Sư kia lại vấn nạn: Như Noãn, Đảnh, Nhẫn, vì duyên các đế, nên không phải chỉ một tâm, pháp Thế đệ nhất cũng duyên nhiều đế, sao chỉ một tâm?

Cũng không đúng lý. Sư kia không thấu đạt tông chỉ luận nầy. Hễ muốn vấn nạn phải hiểu rõ Tông luận biết người kia thừa nhận điều gì mới có thể gạn hỏi, so sánh. Tông luận của tôi không thừa nhận Thế đệ nhất, có khả năng duyên nhiều đế nên sự so sánh không thành. Lại, trong Noãn v.v… dù đều có đủ phẩm hạ, trung, thượng, không hề đối với chúng nói tiếng đệ nhất. Tiếng đệ nhất, nói phẩm thượng thượng, vì phẩm thượng thượng chỉ một sát-na. Nghĩa là trong ba căn trước đều có phẩm thượng, không nói đệ nhất, nên nói đệ nhất là chỉ phẩm thượng 5 thượng. Do đó, lý đệ nhất của sát-na thành.

Các sư Đối pháp nói thế nầy: Vì đẳng vô gián duyên của khổ pháp phẫn, nên lập một sát-na, gọi Thế đệ nhất pháp

Có người lập vấn nạn: Thuyết nầy không đúng, vì không hề có thuyết nầy. Vì không có lời nói sai khác, nên loại khác làm duyên, trở thành lỗi lầm, vì chỉ một sát-na thì không thể nói được. Nghĩa là không hề có Thánh giáo nói thế nầy: Có thể làm đẳng vô gián duyên của khổ pháp nhẫn, nên lập một sát-na, gọi pháp Thế đệ nhất. Lại, các Thánh giáo không có lời nói sai khác, chỉ tướng chung nói khởi Thế đệ nhất, sẽ nhập ly sinh, đây có lý nầy.

Lại, nếu đệ nhất làm đẳng vô gián duyên của khổ pháp nhẫn, tức không nên nói là loại khác mà cũng như Noãn v.v…, nghĩa là như Noãn v.v… có công năng làm đẳng vô gián duyên cho Đảnh v.v…, không phải là loại khác như là đệ nhất. Nếu là đẳng vô gián duyên của khổ nhẫn thì không phải loại khác. Nếu là loại khác, có công năng làm đẳng vô gián duyên cho khổ nhẫn, thì trở thành lỗi lầm.

Lại, vì nhiều vật hợp lại, tác dụng của một mới thành. Nếu một sát-na lẽ ra không thể nói pháp Thế đệ nhất, có khả năng làm đẳng vô gián duyên của khổ nhẫn, thì nghĩa chỉ một sát-na đã thành lập?

Đối với cách nói như thế về lý là vất đi, không cần đối đáp. Rõ ràng loại người ngu kia vì không thấu đạt chánh tông, nên đối với nghĩa nầy cố chấp làm vấn nạn, gạn hỏi. Nay, vì xót thương loại người đó, nên lại tóm lược triển khai, hỏi vặn lại: tông kia, vì đồng với tông luận nầy. Mặc dù kia nói không có khác mà nghĩa đã thành, vì đẳng vô gián duyên thừa nhận là loại khác, thừa nhận lý thật kia, mà không thể nói. Nghĩa là cũng không có Thánh giáo nói niệm trụ .v.v… gọi là Thế đệ nhất. Và lý thành tựu pháp nầy nhất định không đoạn thiện căn, nên gọi đệ nhất.

Vì sao tông kia nói thế nầy: Lại, trong Thánh giáo, chỉ tướng chung, nói khởi Thế đệ nhất, sẽ nhập nghĩa ly sinh! Tức đã chứng tỏ thành pháp Thế đệ nhất, làm đẳng vô gián duyên của khổ pháp nhẫn, vì khổ pháp nhẫn là một phần ly sinh của Thế đệ nhất.

Các sư Đối pháp vì muốn cho thuyết đã nói có thể dễ hiểu rõ, nên đối với vị ly sinh, nêu rõ sát-na đầu tiên, gọi là khổ pháp nhẫn. Tông kia cũng thừa nhận có khổ pháp nhẫn. Vì tông kia thừa nhận vị khổ pháp nhẫn có nhiều sát-na, nên luận kia nói: Như Thế đệ nhất không phải chỉ một niệm, khổ pháp nhẫn v.v… so sánh lẽ ra cũng như thế.

Hoặc tông kia chỉ thừa nhận ở vị ly sinh có nhiều sát-na, tức thừa nhận sát-na đầu tiên, dùng Thế đệ nhất làm đẳng vô gián, không phải tất cả sát-na ly sinh kia, đều có lý câu sinh. Do đó người kia nói: vì không hề có nói, vì nói không khác, đều không đúng.

Lại, tông ta thừa nhận loại khác, cũng tạo ra duyên đẳng vô gián. Về lý, phải như thế, vì có các pháp câu sinh trái nhau: sự sinh kia do mở đường thoát lẫn nhau, pháp trước làm đẳng vô gián duyên cho pháp sau, không phải câu sinh trái nhau, chỉ vì các đồng loại, loại khác đối nhau cũng làm duyên nầy.

Do đó, nên biết nếu nhiễm, không nhiễm, hữu lậu, vô lậu và giới, địa v.v…, pháp tâm, tâm sở của loại đồng, loại khác, lần lượt chấp nhận làm duyên đẳng Vô gián.

Đã thế, sư kia nói: Nếu Thế đệ nhất làm đẳng vô gián duyên của khổ pháp nhẫn, thì không nên nói là loại khác, mà như Noãn v.v…”, nghĩa là có lời nói, không có nghĩa. Lại, ta không nói pháp Thế đệ nhất “có thể nói” làm sao vì đây thừa nhận Thế đệ nhất có nhiều sátna? Nhưng tông ta thừa nhận pháp Thế đệ nhất thật sự không thể nói, mà nói gọi là Thế đệ nhất, như nói về sát-na, nghĩa là như sát-na thật không thể nói, vì muốn lần lượt khai thị lẫn nhau, nên thế gian chẳng phải không nói là sát-na, nói về Thế đệ nhất, nên biết cũng thế. Tuy nhiên, thuyết của sư kia nói: phải là nhiều vật hợp thì dụng của một mới thành.

Việc nầy cũng không nhất định, vì dụng có hai thứ: 1. Thế tục. 2. Thắng nghĩa.Tức là giả thật. Thế tục, dụng của một dựa vào nhiều vật thành. Thắng nghĩa, dụng của một dựa vào một vật thành. Thế đệ nhất pháp đã là thắng nghĩa, đâu thể nói là dụng của một phải dựa vào nhiều vật thành, vì thừa nhận sự thật trong đây không thể nói, nên Thế đệ nhất chỉ một sát-na. Do đó đã nói: đẳng vô gián duyên của khổ pháp nhẫn, lập một sát-na, gọi là Thế đệ nhất, về lý khéo thành lập, nghĩa nầy đã rõ.

Nay, lại nên tư duy bốn pháp như Noãn v.v… lấy gì làm thể?

Tự tánh của Noãn v.v… đều lấy tuệ làm thể. Nếu gồm cả trợ lực thì đều thuộc về năm uẩn. Khi có cả hai thì ắt phải có tùy chuyển sắc, nhưng loại trừ đắc kia. Chớ cho rằng các thiện căn Noãn v.v… của các bậc Thánh tái hiện lại . Nhưng đã kiến đế, không thừa nhận Noãn v.v… tái hiện lại. Người đã kiến đế các gia hạnh hiện tiền trở thành vô dụng.

Có sư khác nói: Vì dựa vào pháp phàm phu, không chấp nhận hiện hành trong thân bậc Thánh.

Có sư khác nói: Hai thứ nầy đều không có lỗi. Đắc dù thuộc về Noãn v.v., mà như tánh phàm phu. Nghĩa là như tánh phàm phu kia tức không đắc Thánh pháp, đắc Thánh pháp rồi tánh kia cũng hiện hành. Nhưng thể của Noãn v.v… kia không thuộc về tánh phàm phu, vì không được tất cả pháp Thánh, mới gọi là tánh phàm phu. Như thế, đắc Noãn v.v…dù là thể của Noãn v.v…, mà không có lỗi hiện hành trong thân bậc Thánh, đều cùng sinh thể nối tiếp nhau mà không phải thể. Như quả Sa-môn là “đắc” các vô lậu. Nếu cho rằng quả Sa-môn nối tiếp nhau, “đắc” cũng là quả Sa-môn, nên thí dụ là không đúng, thì ở trong đạo quả vượt hơn sau, có quả hiện tiền trở thành lỗi trái với tông. Vì tông an lập tám Thánh tức là trong đó khi trụ đạo quả vượt hơn đối với quả Samôn trước, thừa nhận đắc thành tựu. Vì ngăn chặn đạo trước hiện hành ở thân nên sự thừa nhận của sư kia, có lỗi trái với tông.

Lại, lẽ ra quả, hướng đều cùng lúc hiện hành thì sự lập ra tám Thánh, ấy là không thành tựu. Trụ Quả sau, thì quả Hướng trước chỉ thành mà không hiện hành mới có thể lập tám. Cho nên, có các người cho rằng Quả là sau, còn Hướng là nói quả của vị trước không ở thân hiện hành. Vì ngăn chặn cho rằng quả hoàn toàn hiện hành ở thân, nên nói rằng: Đắc dù là quả, nhưng không phải hoàn toàn. Giả như thiết lập hiện hành của vị sau, thì không có lỗi trụ quả trước. Sư kia lẽ ra thừa nhận rốt ráo không có trụ quả, nghĩa là rốt ráo không có quả hoàn toàn, hiện hành ngay tức khắc.

Lại, vì đạo quả vượt hơn không hoàn toàn hiện hành thì cũng lẽ ra không có trụ ở đạo quả vượt hơn? Trụ phần ít quả, so sánh lẽ ra cũng như thế.? Nếu cho rằng trong định có đạo đã chứng đắc, ở vị xuất định, đạo kia không hiện hành, thì đâu khác với qua, mà quyết định nói: Chỉ là trụ hướng chứ không phải trụ quả. Lại, người trụ quả, khởi tâm hữu lậu, đạo quả không hiện hành, thì tương ưng chẳng phải trụ quả, vì không phải quả hoàn toàn hiện ở trước. Hoặc nên tư duy, lựa chọn chung với quả kia. Vì sao chỉ căn cứ ở sự hiện hành của Thánh đạo, để lập tám Thánh, không phải căn cứ ở thành tựu. Chớ cho rằng trụ hai Thánh quả, và hướng xen lẫn nhau. Không có lỗi như thế, vì nếu khi trụ đạo quả sau vượt hơn thì đạo quả ấy vượt hơn, như vị Bí-sô dù thành tựu luật nghi Cần sách, luật nghi Cận trụ, nhưng theo chỗ vượt hơn, chỉ gọi Bí-sô, không gọi Cần sách v.v…

Mặc dù lập tám Thánh như thế cũng thành, nhưng căn cứ hiện hành lập tám Thánh tức là chứng biết không phải khi trụ đạo quả vượt hơn, quả không hiện hành hoàn toàn, mà không gọi là trụ quả. Do đó, trước đã nói trái bỏ đối với tông và lẽ ra quả, hướng, đều hiện hành cùng lúc. Hai thứ lỗi nầy, sư kia nhất định không tránh khỏi.

Thế nên, như trên đã nói: “ …đều sinh thể nối tiếp mà không phải thể,” Cho nên các đắc của Noãn v.v… trong thân bậc Thánh mặc dù cũng hiện khởi, nhưng không có lỗi Noãn v.v… vận hành trong thân bậc Thánh. Ở đây, lẽ ra nói rõ: Vì sao các đắc Noãn v.v… không phải thể của Noãn v.v..?. Do điều này đã ngăn chặn rồi.

Có sư khác nói: Chớ cho vì Thế đệ nhất có lỗi nối tiếp nhau, nên “đắc” nhất định không phải thể của Thế đệ nhất. Lại có lỗi riêng, nghĩa là ba vị như Noãn, Đảnh, Nhẫn vì nối tiếp nhau nên “đắc”, lẽ ra là thể của chúng. Hoặc không nên nói pháp Thế đệ nhất, vì một sát-na, nên “đắc” không phải thể của Thế đệ nhất kia.

Như thế, thuyết kia lời có mà lý không, nên phải bỏ pháp đã thâu nhiếp mà trước nói, nghĩa là đắc Noãn v.v… như tánh phàm phu. Về lý, không nên như thế, vì thể tánh của phàm phu với các Thánh pháp, rất trái nhau, nên thể của đắc Noãn v.v… với các pháp Thánh, đều không trái nhau, làm sao thành so sánh? Vì các đắc như Noãn v.v… đều có ở thân Thánh, đắc của tánh phàm phu thì không đúng, nên sư kia đã dẫn là so sánh không ngang bằng.

Lại, các đắc nối tiếp nhau của quả Sa-môn, dù cũng đã thừa nhận làm thể của quả Sa-môn, nhưng không có lỗi xen lẫn nhau của tám bậc Thánh. Vì người đã an trụ đạo quả vượt hơn thì pháp thuộc về quả đã được chắc chắn không hiện hành, và người an trụ quả, thuộc về đạo quả vượt hơn, các pháp đã được cũng không thành.

Nếu vậy, thì nên thừa nhận như khổ nhẫn v.v… nghĩa là nên như tự tánh của khổ pháp trí-nhẫn là tuệ. Nếu với giúp đỡ tức gồm đều có được năm uẩn làm tánh, khi khổ pháp trí v.v… hiện ở trước, thì đắc của khổ pháp nhẫn kia, không gọi là khổ pháp nhẫn. Không vậy, thì phải có lỗi nối tiếp nhau; khi trí hiện hành phải tu nhẫn và hai thể của nhẫn, trí phải đều hiện hành.

Như thế, Noãn v.v…, đều cùng lúc sinh các đắc, dù cũng gọi là thể của pháp Noãn v.v… mà khi pháp Đảnh hiện ở trước, đắc của Noãn v.v… kia không gọi Noãn v.v… Không như vậy, thì Noãn cùng Đảnh v.v… cùng làm nhân và sẽ có lỗi đã nói như trước đã nói.

Như thế, thuyết đây nói cũng không có lý gì sâu xa, vì do loại tánh của pháp Noãn v.v… là đồng, nên ba vị Noãn, Đảnh, Nhẫn nối tiếp nhau, nghĩa là trước kia đã nói: Lệ thuộc cõi Sắc có chín thiện căn, được chia thành Noãn v.v…, vì đồng loại nên không trái nhau. Niệm sau khởi trước cũng không có lỗi. Lại, vị Noãn, Đảnh, Nhẫn nối tiếp nhau lớn mạnh, thể dù đã diệt, nhưng đắc nối tiếp nhau khởi, gọi là Noãn v.v…, điều nầy có lỗi gì?

Không phải vì một sát-na của Thế đệ nhất, nên đắc kia không phải thể của Thế đệ nhất, vì đồng loại với tánh thiện căn khác, thuận với tướng phần quyết trạch, không có khác.

Nếu đều sinh đắc, cũng là thể của Thế đệ nhất kia thì lý nào có thể ngăn chặn sự đắc nối tiếp nhau kia? Đắc sau đã không phải, do đó trở thành đắc trước cũng không đúng. Nếu kèm theo mọi trợ lực thì đều là tánh năm uẩn, nhưng trừ đắc kia.

Pháp Noãn trong đây, lúc đặt chân đầu tiên, thuận theo duyên đế nào trong ba đế? Pháp niệm trụ hiện tại, tùy theo một hành tướng, tu bốn niệm trụ ở vị lai, chỉ tu phần đồng, chẳng phải phần không đồng.

Duyên diệt đế, pháp niệm trụ hiện tại, tu vị lai một, tùy theo một hành tướng hiện tại, tu vị lai bốn, không phải đầu tiên quán uẩn diệt, có thể tu duyên uẩn đạo. Sau, vị tăng tiến ở trong ba đế, thuận theo duyên đế nào thì thuận theo một niệm trụ hiện tại, tu vị lai bốn. Thuận theo một hành tướng hiện tại, tu vị lai mười sáu.

Duyên diệt đế, pháp niệm trụ hiện tại, tu vị lai bốn, thuận theo một hành tướng hiện tại, tu vị lai mười sáu.

Bước đầu đặt chân nầy, chỉ tu phần đồng, tức là trước chưa từng được chủng tánh như thế, vì hành chưa rộng ở trong các đế. Sau, vị tăng tiến trái với đây, nên người kia có khả năng tu phần đồng, phần khác.

Đặt chân đầu tiên của Đảnh, ở trong bốn đế, thuận theo duyên pháp niệm trụ của đế nào? Hiện tại tu vị lai bốn, tùy theo một hành tướng, hiện tại tu vị lai mười sáu. Sau, vị tăng tiến trong ba đế, thuận theo duyên đế nào, thuận theo một niệm trụ hiện tại tu vị lai bốn thuận theo một hành tướng hiện tại tu vị lai mười sáu.

Duyên pháp niệm trụ của diệt đế, hiện tại tu vị lai bốn, thuận theo một hành tướng, hiện tại tu vị lai mười sáu.

Bước đầu đặt chân của Nhẫn và tăng tiến sau. Trong bốn đế, tùy duyên pháp niệm trụ của đế nào trong bốn đế, hiện tại tu vị lai bốn thuận theo một hành tướng hiện tại tu vị lai mười sáu.

Đây là nói theo tướng chung của loại Nhẫn. Nói sai khác: tức là khi lược bỏ sở duyên, tùy theo lược sở duyên của Nhẫn kia, không tu hành tướng kia, nghĩa là duyên đủ bốn, tu đủ mười sáu. Nếu duyên ba, hai, một, tu mười hai, tám, bốn.

Thế đệ nhất pháp duyên khổ đế cõi Dục, pháp niệm trụ hiện tại, tu vị lai bốn, tùy theo một hành tướng hiện tại, tu vị lai bốn, chỉ tu phần đồng, không duyên đế khác. Vì vậy, Thế đệ nhất pháp chỉ tu ngần ấy hành tướng.

Có sư khác nói: Vì gần với Kiến đạo, vì giống với Kiến đạo, nên chỉ tu ngần ấy, nghĩa là khổ pháp nhẫn chỉ duyên với khổ đế cõi Dục, tu bốn hành tướng Thế đệ nhất cũng như thế.

Đã nói về thể, tướng của thiện căn đã sinh. Nay, kế nên nói về nghĩa sai khác của thiện căn kia. Tụng rằng:

Đây, thuận phần quyết trạch

Bốn đều tu nên thành

Sáu địa hai hoặc bảy

Dựa thân cõi Dục chín

Ba nữ, nam được hai

Nữ thứ tư cũng vậy

Thánh do mất địa xả

Phàm phu do qua đời

Sơ, nhị cũng lui xả

Dựa gốc, thì kiến đế

Xả xong đắc không trước

Hai xả tánh không đắc.

Luận nói: Pháp Noãn, Đảnh, Nhẫn, Thế đệ nhất, bốn thiện căn thù thắng, gọi là thuận phần quyết trạch. Do hạ, trung, thượng và phẩm thượng thượng, chia làm bốn thứ, như trước đã nói.

Quyết, là quyết đoán. Trạch, nghĩa là giản trạch. Quyết đoán, giản trạch, là các Thánh đạo, vì đạo của các Thánh có công năng dứt nghi, và chủ thể phân biệt tướng bốn đế. Phần, là phần dứt, tức là Kiến đạo, là vì chọn một phần quyết trạch, Noãn v.v… làm duyên dẫn đến quyết trạch. Vì thuận ích nơi quyết trạch kia, nên được thuận với tên quyết trạch, nên đây gọi là thuận phần quyết trạch.

Bốn thứ như thế, đều do Tu tạo thành, không phải Văn, Tư, tạo thành.

Vì là phần quyết trạch xa nên bốn thiện căn nầy đều dựa vào sáu địa, nghĩa là bốn tĩnh lự, Vị chí, Trung gian. Vì không thiếu đẳng dẫn trong cõi Dục, và vì các địa còn lại ở trên cũng không có quyến thuộc với Kiến đạo. Lại, tâm cõi Vô sắc không duyên cõi Dục, cõi Dục, trước phải biết khắp đoạn, vì ở trong ba cõi, thì cõi Dục kia rất thô.

Bốn thiện căn nầy có thể cảm dị thục năm uẩn cõi Sắc, làm nhân viên mãn, vì không thể dẫn dắt chúng phần đồng, nên rất nhàm chán 600 các hữu, ưa viên tịch.

Hoặc tiếng vì biểu thị nói hai thứ có khác, đó là hai pháp Noãn, Đảnh. Tôn giả Diệu Âm nói: Dựa vào sáu trước và cõi Dục là bảy địa. Các sư Đối Pháp không thừa nhận thuyết kia, vì không phải do Văn, Tư tạo thành thuận phần quyết trạch. Bốn thiện căn nầy đều dựa vào thân cõi Dục khởi. Chín xứ người trời, trừ Bắc Câu Lô châu chỉ dựa vào chín thân cõi Dục, chấp nhận nhập ly sinh, trừ Thế đệ nhất pháp, Nhẫn tăng thượng. Ba thiện căn đầu tiên khởi ở cõi người thuộc ba châu, cũng nối tiếp nhau hiện tiền ở dời sau trên cõi trời. Thiện căn còn lại cũng dựa vào xứ trời mà bắt đầu khởi.

Có sư khác nói: Nếu lúc trước ở cõi người đã từng tu trị bốn gia hạnh nầy, ở xứ trời người kia đều được khởi đầu tiên. Bốn thiện căn nầy chỉ dựa vào nam, nữ. Ba thiện căn trước, nam nữ đều cùng chung được hai. Thiện căn thứ tư nữ cũng được hai thứ. Chớ cho rằng về sau được thân nam, không thành Noãn v.v… dựa vào nam, chỉ được thiện căn của thân nam. Bậc Thánh chuyển đến đời khác, cũng không làm nữ, nên vị Noãn, Đảnh, Nhẫn chấp nhận có chuyển hình. Hai căn dựa vào thiện căn, lần lượt chuyển làm tánh nhân. Pháp Thế đệ nhất dựa vào thân nữ, tức có thể làm hai nhân, nữ được Thánh rồi, chấp nhận có lý chuyển được thân nam, còn đã dựa vào thân nam, chỉ làm một nhân. Vì thân nữ đã được không phải trạch diệt.

Thánh dựa vào địa nầy, được thiện căn nầy, khi mất địa nầy, thiện căn mới xả. Nói mất địa, là chỉ rõ phàm phu dời chuyển sinh lên địa trên; ở địa dưới mất, hoặc không mất. Nhưng mất chúng đồng phần, tất nhiên xả thiện căn và mọi hổ trợ nơi lực Kiến đạo của thân Thánh. Bốn thiện căn nầy không có xả khi qua đời. Làm sao biết qua đời xả, chỉ có phàm phu không có Thánh?

Vì Luận này nói: Phàm phu trong trứng, thai, chỉ thành tựu thân không thành thân nghiệp.

Há không là phàm phu, trước không dựa vào địa dưới khởi pháp Noãn v.v…, sau sinh lên địa trên, cũng chắc chắn xả thiện căn Noãn v.v…? Không có lỗi như thế, vì phàm phu kia bấy giờ xả thiện căn, vì xả phần đồng, nghĩa là trụ tử hữu, không có sự giúp đỡ của Thánh đạo. Xả các thiện căn, không phải do trung hữu của địa trên đẳng khởi. Nếu các bậc Thánh trụ trong tử hữu, do Thánh đạo trợ giúp không xả Noãn v.v…, chỉ do trung hữu của địa trên đẳng khởi, xả thiện căn của địa dưới. Khi xả dù đồng mà lý do có khác. Thế nên, phàm phu không có mất địa xả, bậc Thánh thì không do qua đời xả. Phàm phu qua đời dù xả pháp Nhẫn, nhưng nhất định không đọa vào các đường ác. Được sinh đường ác, không phải trạch diệt, nên thân là pháp Nhẫn, từng đã ở, có thể chiêu cảm các nghiệp phiền não đường ác, mà không có công năng lại vận hành trong thân, như hang sư tử, thú khác không ở. Thiện căn đầu tiên, thứ hai cũng do lui sụt xả.

Lùi sụt xả như thế, là phàm phu không phải bậc Thánh. Hai thiện căn sau, phàm phu cũng không có lùi sụt xả. Dựa vào địa căn bản khởi các thiện căn như Noãn v.v… Họ sinh ở đây, chắc chắn được kiến đế, vì căn tánh lanh lợi, nên chán hữu sâu đậm. Người dựa vào Vị chí, Trung gian khởi Noãn v.v…, sinh ở định nầy, không hẳn được nhập kiến đế.

Có sư khác nói: Dựa vào định căn bản khởi Noãn v.v… sinh ở đây, nhất định được đến Niết-bàn, vì chán hữu sâu sắc. Nếu trước kia xả rồi, thời gian sau lại được, chỗ đắc bây giờ không phải trước đã xả, do trước đã xả, về sau, khi được lại, cũng dùng nhiều sức, mới khởi được, nên trước kia đã xả vì không kính trọng. Như trước đã xả giới biệt giải thoát. Về sau, khi thọ lại, là được chưa từng được. Noãn v.v… cũng vậy, về sau được chẳng phải trước. Nếu trước đã được các thiện căn như Noãn v.v…, vì trải qua sự sinh (kinh sinh), nên xả. Gặp phần vị rõ, sư khéo thuyết pháp, ấy là sinh Đảnh v.v… Nếu không gặp thì sẽ trở lại tu từ căn bản. Hai xả: Lùi, mất, phi đắc làm tánh. Lùi lại, xả, tất nhiên do khởi lỗi mà được, xả mất.

Hoặc có người do đức tăng tiến, nên được thiện căn nầy có lợi thù thắng nào?

Tụng rằng:

Noãn sẽ đến Niết-bàn

Đảnh trọn không đoạn thiện

Nhẫn không đọa đường ác

Đệ nhất nhập ly sinh.

Luận nói: Trong bốn thiện căn, nếu được pháp Noãn, thì cho dù có lui sụt, dứt thiện căn, tạo nghiệp Vô gián, bị đọa vào đường ác v.v…, nhưng trôi lăn không lâu, chắc chắn sẽ đến Niết-bàn. Nếu vậy, thì đâu khác gì thuận phần giải thoát?

Nếu không có chướng ngại, ngăn cách gần với kiến đế, thì Noãn nầy sẽ đồng với hành tướng Kiến đạo, là đẳng dẫn thâu nhiếp thiện căn thù thắng.

Nếu được pháp Đảnh thì dù có lui sụt v.v…, nhưng vẫn tăng, rốt ráo không dứt thiện căn. Vì công đức quán sát Tam bảo cao quý làm môn dẫn sinh tâm tịnh tín.

Nếu được Đảnh rồi, không dứt thiện căn, thế sao kinh nói Đềbà-đạt-đa ở Đảnh lui sụt? Lại do ông ta đã từng khởi gần với thiện căn Đảnh. Dựa vào chưa được lui sụt, mật nói như thế: Nếu được pháp Nhẫn thì dù qua đời, xả trụ ở vị phàm phu, nhưng tăng không lui sụt, không tạo Vô gián, không đọa đường ác, nhưng tụng chỉ nói: Không đọa đường ác. Về nghĩa, căn cứ đã biết là không tạo nghiệp Vô gián. Vì người tạo nghiệp Vô gián, sẽ đọa đường ác, nên vị Nhẫn không có lui sụt, như trước đã nói. Đắc Nhẫn không đọa các đường ác: Đã hướng đến xa nghiệp phiền não kia, nên bị đường ác sinh không phải trạch diệt, vì sức Nhẫn phẩm hạ đã được không đọa tất cả đường ác. Do sức Nhẫn phẩm thượng, lại được phần ít sinh v.v… không sinh.

Phần ít sinh là sinh Noãn, Thấp sinh. Do hai sinh nầy thường ngu muội. Nói đẳng (v.v…) biểu thị xứ thân, xứ có, hoặc, nghĩa là Vô tưởng, Đại Phạm, Bắc Châu. Vô tưởng, Đại Phạm, xứ tà kiến, châu câu-lô ở phía Bắc, không có hiện quán.

Thân, là phiến-đệ v.v., vì nhiều các phiền não, nghĩa là bậc Thánh thứ tám v.v., không có thọ.

Hoặc, là hoặc kiến dứt, tất nhiên không khởi lại, nên đắc pháp Thế đệ nhất, dù trụ vị phàm phu, mà có khả năng nhập chánh tánh ly sinh. Tụng dù không nói lìa qua đời xả. Vì đã Vô gián nhập chánh tánh lý sinh, về nghĩa, căn cứ đã thành tựu không có qua đời, xả.

Vì sao chỉ Thế đệ nhất nầy có khả năng nhập ly sinh?

Đã được phàm phu phi trạch diệt. Có khả năng như đạo Vô gián, vì xả tánh phàm phu.

Bốn thiện căn nầy đều có ba phẩm. Do Thanh văn v.v… vì chủng tánh khác nhau.

Tùy theo thiện căn của chủng tánh nào đã sinh? Thiện căn kia có thể dời đổi, hướng đến thừa khác hay không? Tụng rằng:

Chuyển chủng tánh Thanh văn

Hai thành Phật, ba khác

Lân giác Phật, không chuyển

Một phen ngồi thành giác.

Luận nói: Chưa gieo trồng Phật thừa thuận phần giải thoát, dựa vào chủng tánh Thanh văn khởi thiện căn Noãn, Đảnh, chấp nhận có thể chuyển sinh Noãn, Đảnh của Phật thừa, là nghĩa trải qua thời gian dài, mới có công năng khởi. Nếu khởi Nhẫn kia, không hướng đến Phật thừa, dùng gia hạnh của Thanh văn thừa rất lâu, trải qua sáu mươi kiếp, tự quả sẽ thành. Bồ-tát chỉ cầu việc lợi tha, vì muốn cứu vớt vô biên hữu tình, thệ nguyện rộng trang nghiêm trải qua vô lượng kiếp, nên đi qua đường ác, như đi dạo nơi vườn hoa. Vì nếu không như vậy thì sẽ không có nghĩa thành Phật. Khởi Nhẫn được tất cả đường ác, không phải trạch diệt, khởi Nhẫn kia, không hướng Phật thừa, đoạn tuyệt rất nhiều sự nghiệp lợi tha. Hoặc bấy giờ, Bồ-tát đã gieo trồng Phật thừa thuận phần giải thoát, vì ngăn dứt đường ác, lần lượt thâu nhiếp vững chắc ba thứ thí, giới tuệ. Bấy giờ, đã không có nhọc công sức khởi Nhẫn của thừa khác, nên Noãn, Đảnh của Thanh văn, có thể chuyển hướng Phật thừa, khởi Nhẫn thì sẽ không có nghĩa chuyển thành Phật. Dựa vào chủng tánh Thanh văn, khởi ba thứ Noãn, Đảnh, Nhẫn, đều có thể chuyển sinh đạo Độc giác thừa, không phải pháp Nhẫn của chủng tánh Thanh văn đã sinh, đối với Bồ-đề Độc giác có nghĩa làm chướng ngại. Cho nên, khởi Nhẫn kia cũng trở thành Độc giác. Vì đây là ở ngoài Phật, nên bài tụng nói khác. Khởi Noãn, Đảnh, chủng tánh Độc giác thừa, vì có lý chuyển hướng khác, là không đúng.

Độc giác thừa gồm có hai hạng:

  1. Dụ lân giác.
  2. Trước Thanh văn.

Nếu trước Thanh văn, như đã nói Thanh văn “Lân giác và Phật đều không thể chuyển, vì đều cùng có một tòa ngồi, thành Bồ-đề. tĩnh lự thứ tư là không thể nghiêng động, vì Tam-ma-địa rất sáng suốt nhạy bén, có khả năng làm đối tượng nương tựa cho Độc giác Đại giác, nên Phật Độc giác kia đều dựa vào tĩnh lự đệ tứ thiền. Từ thân niệm trụ đến Tận, Vô sinh, hễ ngồi thì có khả năng theo thứ lớp khởi, nên dụ Lân giác và thiện căn Noãn v.v… của chủng tánh Phật, đều không thể chuyển.

Có khi đầu tiên gieo trồng thuận phần giải thoát, sự sinh nầy thì khởi thuận phần quyết trạch ư?

Nếu không đúng thì sao? Tụng rằng:

Trước thuận phần giải thoát

Chóng ba đời giải thoát

Văn, tư thành ba nghiệp

Trồng ở ba châu người.

Luận nói: Thuận phần quyết trạch, nay sinh khởi, nghĩa là sự sinh trước, sẽ khởi thuận phần giải thoát. Các hữu sáng lập gieo trồng thuận phần giải thoát, cực nhanh thì ba thì mới được giải thoát, nghĩa là đời đầu tiên, gieo trồng thuận phần giải thoát. Kế là, là thành thục, đời thứ ba, khởi thuận phần quyết trạch, tức nhập Thánh đạo.

Nếu cho rằng đời thứ hai, khởi thuận phần quyết trạch, đời thứ ba, nhập Thánh, cho đến được giải thoát.

Lời nói kia hóa ra trái với thuyết trước đã nói, nghĩa là dựa vào địa căn bản khởi Noãn, v.v… người kia sẽ sinh ở đây, được nhập kiến đế, hoặc người kia nên thừa nhận hai sinh đời là nhanh nhất, nghĩa là đời thứ hai dựa vào địa căn bản. Khởi Noãn v.v…, nghĩa là người kia ở đời hiện, tại sẽ nhập Thánh đạo, được giải thoát, nên thuận phần giải thoát, do văn tư tạo thành, không phải tu tạo thành. Các hữu chưa gieo trồng thuận phần giải thoát, nghĩa là người kia không thể gieo trồng, nên thuận với ba nghiệp của phần giải thoát làm thể, hơn hết chỉ là ý nghiệp của địa ý. Sức nguyện tư duy nầy thâu nhiếp khởi thân, ngữ, cũng được gọi là thuận phần giải thoát, có khi do phần ít thí, giới, văn v.v… ấy là có thể gieo trồng thuận phần giải thoát, nghĩa là ý ưa thích vượt hơn đến sự nối tiếp chân thật, chán trái sinh tử, ưa vui Niết-bàn. Trái với đây, dù phần nhiều tu thiện mà không thể gieo trồng phần giải thoát, do ý nghiệp vượt hơn gieo trồng thiện căn nầy, nên chỉ ba châu trong cõi người, có khả năng gieo trồng, vì chán lìa chỗ khác nhập nhã yếu kém. Có Phật ra đời, nếu không có Phật, vẫn đều có khả năng gieo trồng thuận phần giải thoát.