LUẬN A TỲ ĐẠT MA THUẬN CHÁNH LÝ
Tác giả: Tôn giả Chúng Hiền
Hán dịch: Đời Đường, Tam Tạng Pháp sư Huyền Tráng
Việt dịch: Cư sĩ Nguyên Huệ

 

QUYỂN 54

Phẩm thứ 5: BIỆN VỀ TÙY MIÊN, phần 10

Như thế là đã biện về tùy miên cùng triền. Đức Thế Tôn nói là Lậu, Bộc lưu v.v… là chỉ có từng ấy, hay là còn có pháp khác? Tụng nêu:

Do kiết cùng sai biệt

Lại nói có năm thứ.

Luận nói: Tức các phiền não như Kiết, Phược, Tùy miên, Tùy phiền não, Triền, về nghĩa có riêng khác, nên lại nói năm thứ như kiết, là thế nào? Tụng nêu:

Kiết chín, vật chấp giữ

Lập hai kiết kiến, thủ

Do hai chỉ bất thiện

Cùng là tự tại khởi.

Trong triền, chỉ tật, xan

Kiến lập hai làm kiết

Hoặc vì hai số hạng

Vì nghèo kém, khốn khổ

Hiển bày khắp tùy hoặc

Vì não loạn hai bộ.

Luận nói: Kiết có chín thứ: (1) Kiết ái. (2) Kiết giận dữ. (3) Kiết mạn. (4) Kiết vô minh. (5) Kiết kiến. (6) Kiết thủ. (7) Kiết nghi. (8) Kiết tật (ganh ghét). (9) Kiết xan (keo kiệt).

Do chín thứ này đối với cảnh, đối với sinh, có khả năng trói buộc, nên gọi là kiết. Như Khế kinh thuyết giảng: Bí-sô nên biết! Không phải mắt trói buộc sắc, không phải sắc trói buộc mắt. Trói buộc ở đây nghĩa là dục tham hiện có.

Lại, Khế kinh nói: Các loại người ngu, phàm phu không có hiểu biết bị kiết trói buộc nên sinh, vì kiết trói buộc nên tử. Do kiết trói buộc nên từ thế gian này đi đến thế gian kia. Hoặc vì có kiết này, nên khiến các hữu tình hợp với rất nhiều thứ khổ, nên gọi là kiết, là xứ đủ an ổn của chúng khổ não. Trong đây, kiết ái gọi là tham của ba cõi. Đây là căn cứ theo đối tượng nương dựa và đối tượng duyên.

Nói tham nghĩa là có tâm sở lạc, hành thọ thuộc về tưởng vừa ý. Tức đối với các hữu và vật dụng của các hữu đã khởi ưa thích chấp trước gọi là tham.

Vì sao tham này được gọi là ái?

Vì tâm nhiễm này đã tùy theo cảnh lạc. Giận dữ, nghĩa là đối với tưởng trái và trong hành thọ thuộc về dục ly biệt, khiến tâm ghét bỏ.

Mạn, nghĩa là bảy mạn, như trước đã giải thích.

Nói kiết vô minh: Nghĩa là không nhận biết về ba cõi. Không nhận biết này là căn cứ vào đối tượng nương dựa, không phải là đối tượng duyên, vì các pháp vô lậu không rơi vào cõi. Vô minh cũng dùng các pháp kia làm đối tượng duyên. Sự việc này đã phân biệt rộng như trong phần duyên khởi.

Kiết kiến, kiết thủ đều cùng có tướng suy tìm lường xét sai lạc.

Hiển bày riêng về tướng đó, quảng diễn như trong năm kiến. Ở trước đã phân biệt về xứ của biên chấp kiến. Kiến chấp làm ngã trong hành hữu lậu. Chấp đoạn, chấp thường, gọi là biên chấp kiến. Trong đó, tên gọi đoạn kiến là nói về điều gì?

Nghĩa là chấp sau khi chết, hành không nối tiếp sinh. Há không phải là chấp này tức là tà kiến đã bác bỏ về hữu sau? Tuy có vấn nạn này, nhưng hiện nhận thấy nơi thế gian có hành tướng đồng mà Thể thì sai biệt. Như từ so với ái, Thể khác, hành đồng.

Vì sao hành đồng mà Thể thì sai biệt?

Như khởi gia hạnh muốn tạo lợi ích cho người khác. Nếu thuộc về tâm nhiễm thì từ nơi ái mà khởi. Nếu từ nơi từ mà khởi thì thuộc về tâm không nhiễm. Đây gọi là hành đồng mà Thể sai biệt.

Như thế, đối với hành thấy không nối tiếp sinh. Từ phương tiện tà sinh, đây là thuộc về đoạn kiến. Lìa phương tiện mà khởi thì đây thuộc về tà kiến. Cũng là hành đồng mà Thể sai biệt.

Đoạn kiến thường kiến này do đâu mà sinh?

Như đoạn kiến sinh, hoặc do tầm tứ, nhận thấy các pháp hành đều có cùng tận, đối với lý duyên khởi không nhận biết rõ. Hoặc do sức của định, đối với hữu tình khác, thừa nhận có phiền não. Hữu tình kia sau khi mạng chung, không thấy hai hữu trung sinh nối tiếp, nên trí túc trụ tùy niệm có trở ngại. Do các thứ như thế v.v… nên có đoạn kiến sinh. Nếu thường kiến sinh, hoặc do tầm tứ. Vì nhận thấy hành tương tợ cùng nối tiếp chuyển. Vì có thể nhớ lại sự việc đã trải qua lúc trước. Vì thọ trì luận thường kiến của ngoại đạo. Hoặc do sức của định, nên tùy niêm túc trụ về sự việc đã trải qua. Như có tụng nói:

Do quán thấy tử sinh

Hoặc nhớ nghĩ đời trước

Vì thiếu nơi chánh đạo

Tiên ngoại, ngã kiến tăng.

Trong đây, ba kiến gọi là kiết kiến. Kiến thủ, giới cấm thủ gọi là kiết thủ.

Vì dựa vào lý như thế, nên có thuyết nói: Từng có pháp tương ưng với kiến là thuộc về kiết ái, không phải thuộc về kiết kiến, không phải không có tùy miên kiến tùy tăng?

Đáp: Có.

Thế nào là tập trí đã sinh diệt trí chưa sinh?

Pháp tương ưng với hai thủ là đối tượng đoạn của kiến diệt, kiến đạo.

Kiết ái của tự bộ là thuộc về đối tượng duyên, không phải hệ thuộc kiết kiến. Vì kiết kiến biến hành đã được đoạn trừ vĩnh viễn nên tương ưng, đối tượng duyên của kiết kiến thuộc về tự bộ, cả hai đều cùng không có, không phải là không có tùy miên kiến tùy tăng. Hai tùy miên kiến thủ đối với pháp kia là tùy tăng.

Do đâu ba kiến lập riêng là kiết kiến? Còn hai thủ thì lập riêng là kiết thủ?

Vì vật nhận lấy (thủ) v.v… của hai thủ, ba kiến. Nghĩa là ba kiến kia có mười tám vật, hai thủ cũng như thế, nên gọi là vật v.v…

Nói vật v.v… này, đối với nghĩa có ích gì?

Vì ở trong nghĩa của kiết kiến có ích.

Lời này ý nói như tham, sân v.v… mỗi mỗi thứ, riêng có thể thành một sự kiết. Ba kiến, hai thủ đều có mười tám vật, hòa hợp, đều thành một sự kiết. Nếu khác với đây, tức nên nói năm kiến đều làm một kiết, như tham, sân v.v…, nên kiến và thủ đều có mười tám vật, lập chung một kiết, mới đối xứng với tham v.v…

Nếu như vậy thì thân kiến, biên kiến, kiến thủ có mười tám vật, giới thủ, tà kiến có mười tám cũng như thế, há không phải là vật

v.v…? Không như vậy thì Bản luận giải thích theo lý kia quyết định. Vì sao? Vì thủ v.v… nên đối tượng nhận lấy như ba kiến v.v…, chủ thể nhận lấy như hai thủ v.v…, tức hai thứ đối tượng nhận lấy, chủ thể nhận lấy có sai biệt. Nghĩa là đối với các hành, chấp ngã, đoạn, thường. Hoặc bác bỏ cho là không có. Về sau khởi hai thủ, chấp cho kiến là thứ nhất. Hoặc chấp là tịnh, vì không tạp loạn, nên giải thích của Bản luận là tốt.

Có thuyết nói: Do vật và âm thanh v.v….

Có thuyết cho: Tham chấp hữu và của cải thì kiết kiến ở nơi tác dụng hệ thuộc kia là tăng thượng. Nếu có tham chấp về anh lạc của Niết-bàn, thì kiết thủ ở nơi tác dụng hệ thuộc kia là tăng thượng.

Kiết nghi, nghĩa là do dự đối với bốn đế. Do dự này khác với tuệ vì có Thể của pháp riêng. Do dự đối với bốn đế, nghĩa là đối với khổ đế, tâm mang do dự là khổ hay không phải khổ. Cho đến đối với đạo do dự cũng như thế. Bốn thứ trước có thể dẫn dắt chánh quyết định khởi. Bốn thứ sau có thể dẫn dắt tà quyết định sinh. Từ trong sự ngoài do dự tà vạy chuyển, không phải mê lầm nơi đế, nên không gọi là nghi. Người đã kiến đế, nghi ấy cũng chưa diệt. Vì phân biệt với nghĩa kia, nên nói đối với đế đã do dự. Khiến tâm không vui mừng, gọi là tật (ganh ghét). Tánh ganh ghét này khác với sân vì có Thể của pháp riêng.

Có người giải thích: Ganh ghét vì không chịu được đối với người khác đạt vinh hiển. Nghĩa là người này đối với những sự hưng thịnh của người khác, chuyên tìm phương tiện nhằm phá hoại. Khiến tâm nóng nảy, nên gọi là không vui mừng, là quả đẳng lưu của tùy miên sân. Chuyên tâm vì muốn gây tổn hại người khác, chính là tùy theo ưu căn mà hiện hành, nên chỉ hệ thuộc cõi dục, không phải là cõi sắc, vô sắc. Các xứ của cõi dục đều chung cả hiện thành, chỉ trừ châu Bắc thì thành mà không hiện. Khiến tâm tiếc lẫn tham vướng, gọi là xan (keo kiệt). Nghĩa là chớ để vật này lìa bỏ ta, khiến tâm chấp giữ chặt, nên gọi là keo kiệt. Tham đắm pháp tài là trên hết, không muốn lìa khỏi mình nên gọi tiếc lẫn tham vướng. Đây là tánh đẳng lưu của dục tham, vì chuyên tâm bảo vệ của cải vật dụng v.v… của mình, nên chỉ hệ thuộc cõi dục, không phải cõi sắc, vô sắc.

Vì sao hai thứ ganh ghét, keo kiệt trong triền được kiến lập làm kiết, không phải là triền khác?

Nếu lập tám triền thì nên nêu rõ giải thích này: Vì hai thứ chỉ là bất thiện và tự tại khởi. Nghĩa là chỉ hai thứ này có đầy đủ hai nghĩa, sáu thứ còn lại không có một thứ nào gồm đủ hai nghĩa. Không hổ, không thẹn tuy chỉ là bất thiện, nhưng không phải tự tại khởi. Hối thì tự tại khởi, nhưng không phải chỉ là bất thiện. Số còn lại, hai nghĩa đều không có.

Nếu lập mười triền thì nên nêu dẫn giải thích này: Chỉ hai thứ ganh ghét, keo kiệt thì lỗi rất nặng, nên trong mười triền làm hai thứ ấy làm kiết. Do hai thứ này thường hiện hành. Nghĩa là sinh nơi cõi dục tuy có chín, sáu, ba kiết, không có kiết, nhưng kinh chỉ nói hai kiết ganh ghét, keo kiệt, gây não loạn nẻo người, trời, vì trong nẻo vượt hơn hai thứ ấy thường hành. Lại, hai thứ này có thể làm nhân của sự nghèo kém. Nghĩa là tuy sinh ở trong hai nẻo thiện, nhưng luôn bị ách khổ nghèo kém trầm trọng. Hiện thấy kẻ thấp kém, cùng thiếu thốn các thứ của cải, cho đến người rất thân cũng không kính yêu. Lại, hai thứ kia đã làm rõ khắp tùy miên não. Nghĩa là tùy phiền não gồm có hai thứ: (1) Lo lắng cùng hiện hành. (2) Vui mừng cùng hiện hành.

Ganh ghét, keo kiệt đã hiển bày khắp hai tướng như thế. Lại, hai thứ này có thể gây xúc não hai bộ. Nghĩa là chúng tại gia ở trong phần vị của cải, do ganh ghét và keo kiệt nên bị não loạn cùng cực. Nếu chúng xuất gia thì ở trong giáo hành, do ganh ghét và keo kiệt, nên bị não loạn rất nhiều. Hoặc có thể xúc não hàng trời, chúng A-tốlạc. Nghĩa là nhân nơi vị sắc nên đôi bên dốc sức não hại nhau. Hoặc hai thứ này có thể gây xúc não cho hai chúng người trời. Như Đức Thế Tôn bảo Kiều-thi-ca: Do kiết ganh ghét, keo kiệt mà hàng người trời bị não loạn. Hoặc hai thứ này có thể xúc não nơi chúng của mình và người khác. Nghĩa là do ganh ghét nên não loạn bạn bè của người khác. Do trong tâm mang giữ keo kiệt, nên gây não loạn bạn bè của chính mình. Thế nên trong mười triền lập hai thứ này làm kiết.

Ở nơi xứ khác, Đức Phật dựa vào môn sai biệt, tức dùng tiếng kiết để thuyết giảng có năm thứ. Tụng nêu:

Lại, năm thuận phần dưới

Do hai không vượt dục

Do ba lại về dưới.

Thâu môn căn nên ba.

Hoặc không muốn phát hướng

Mê đạo và nghi đạo

Hay chướng ngại giải thoát

Nên chỉ nêu đoạn ba.

Luận nói: Những gì là năm? Nghĩa là hữu thân kiến, giới cấm thủ, nghi, dục tham, giận dữ.

Năm thứ như thế đối với pháp của phần dưới, vì có thể làm thuận ích, nên gọi là phần dưới. Tuy nhiên, pháp của phần dưới lược có hai thứ: (1) Cõi dưới, nghĩa là cõi dục. (2) Hữu tình dưới, nghĩa là các phàm phu.

Tuy được Thánh pháp, nhưng không thể vượt qua. Cõi của phần dưới: Nghĩa là do hai kiết dục tham, giận dữ đã trói buộc. Tuy lìa dục tham, nhưng cũng không thể vượt qua. Hữu tình của nẻo dưới, vì bị kiết thân kiến, giới thủ, nghi trói buộc. Các hữu tình cư trú trong ngục của cõi dục, thì dục tham và sân cũng như ngục tốt, do chúng đã ngăn cấm không được vượt ngục. Ba kiết như thân kiến v.v… như người lính canh phòng. Nếu như có phương tiện vượt khỏi ngục của cõi dục, thì ba kẻ kia bắt giữ đem trở lại trong ngục. Kiết thuận phần dưới do đấy chỉ có năm. Người đã kiến đế, do dục tham, sân, không vượt qua cõi dưới, về nghĩa ấy có thể như thế. Vì tham, sân này chỉ là hệ thuộc cõi dục. Người đã lìa dục tham, do kiến đạo đoạn trừ tất cả, cũng đều khiến không vượt qua. Hữu tình của phần dưới, vì sao Đức Thế Tôn chỉ nói ba thứ?

Tuy có vấn nạn này, nhưng Đức Phật, Thế Tôn đã lược thâu tóm môn căn để thuyết giảng về ba thứ. Nói thâu tóm môn, nghĩa là loại Hoặc do kiến đạo đoạn, gồm có ba: Là chỉ một bộ chung hai bộ, chung bốn bộ. Nên nêu rõ hai thứ này, nhằm thâu tóm ba môn kia so sánh để làm rõ về chúng.

Nói thâu tóm căn, nghĩa là ba kiết như thân kiến v.v… Ba căn còn lại này do biên chấp kiến, kiến thủ, tà kiến, như thứ lớp đó, tùy theo hữu thân kiến, giới cấm thủ, nghi, là ba loại căn vượt hơn mà được chuyển. Nên nói ba thứ này thâu tóm ba căn kia. Nên kiết thuận phần dưới chỉ có năm thứ này.

Nếu chỉ năm thứ này, gọi là kiết thuận phần dưới, vì sao Đức Thế Tôn đã chê trách Cụ thọ Đại mẫu: Người si vì sao thọ trì như thế mà chỉ lập từng ấy gọi là kiết phần dưới?

Do người kia chỉ lập năm thứ kiết như thế, khi đang hiện hành, gọi là kiết phần dưới. Ý của Đức Thế Tôn lập nếu như không hiện hành cũng là thuận phần dưới. Thế nên quở trách vị kia là chỉ rõ về thân kiến v.v… Nếu hiện hành, không hiện hành, chỉ khi chưa đoạn, đều là thuận phần dưới.

Dựa vào lý như thế, nên Đức Phật trách người kia: Nếu như vậy thì ông đồng với trẻ con, đồng với ngoại đạo đã hiểu cạn cợt, cho đến nói rộng.

Nếu đã đoạn thì mất tánh thuận phần dưới chăng?

Tướng thuận phần dưới tuy đoạn mà không mất, nhưng nếu bị đoạn thì mất tên kiết kia. Nếu khi đã đoạn thì không gọi là kiết, tức ba kiết trước đã đoạn rồi thì mất tên kiết. Khế kinh không nên nói như thế này: Đoạn năm kiết phần dưới được thành quả Bất hoàn, vì quả Bất hoàn nói chung có hai: (1) Chứng đắc theo thứ lớp. (2) Siêu việt thành.

Tức đoạn hai, đoạn ba, như thứ lớp đắc quả. Do không nhất định, nên nói là năm, không lỗi.

Căn cứ theo chỗ chấp nhận, có thuyết cho là có thể đoạn dứt năm kiết. Các người chứng đắc quả Dự lưu thì đoạn trừ sáu phiền não, do đâu chỉ nói đoạn ba kiết?

Ở đây cũng như trước đã thâu tóm môn, căn, tuy chỉ có một chung nơi hai bộ, tức nêu lên tướng kia nhằm làm rõ về thể ấy.

Do đấy nên nói là thâu tóm ba môn kia.

Hoặc có Sư khác giải thích như thế này: Người hướng đến phương khác có ba thứ chướng:

1. Không muốn phát. Nghĩa là đã thấy rõ về công đức lỗi lầm của phương khác này, nên tâm thôi dứt không đi đến.

2. Mê lầm nơi chánh đạo. Nghĩa là tuy phát khởi hướng đến, nhưng lại nương theo đường tà, nên không đến phương kia.

3. Nghi nơi chánh đạo. Nghĩa là không am tường, tất thấy có hai đường, người đều thường đi qua. Liền đối với chánh đạo tâm mang do dự: Đường này đối với hướng đến phương kia là phải hay là không phải?

Như thế nên biết, người hướng đến giải thoát cũng có ba chướng ngại tương tợ như vậy. Nghĩa là do thân kiến nên đối với uẩn Niếtbàn, kiến chấp ngã, đoạn có lỗi lầm, công đức, tức đối với giải thoát, không muốn phát khởi hướng đến. Do giới cấm thủ nên tuy mong cầu giải thoát, nhưng mê lầm nơi đường chánh, nương dựa đạo thế gian, luống trải qua khó nhọc, nhưng không đến Niết-bàn. Do nghi nên không thể khéo tự quán sát, thấy các tà đạo có nhiều người tu, liền ở nơi chánh đạo tâm mang do dự: Đối với sự việc hướng đến giải thoát này là đúng hay là sai?

Đức Phật chỉ rõ quả Dự lưu đã vĩnh viễn đoạn trừ như thế. Vì chướng ngại đối với sự việc hướng đến giải thoát, nên nói là đoạn ba. Tuy nhận thấy hành thường, nhưng cũng không hướng đến giải thoát. Thấy đạo của thế gian là hơn, cũng mê lầm nơi chánh đạo. Người bác bỏ cho không có Thánh đạo, cũng không tin chánh đạo, mà ba thứ trước là ba căn sau. Ba thứ sau tất tùy theo ba thứ trước chuyển. Nên nêu phần gốc là thâu tóm ngọn, tức chỉ nói ba thứ trước. Đức Phật ở kinh khác, như thuận phần dưới, nói về kiết thuận phần trên cũng có năm thứ. Tụng nêu:

Thuận phần trên cũng năm

Sắc, vô sắc: hai tham

Trạo cử, mạn, vô minh

Khiến không vượt cõi trên.

Luận nói: Năm thứ như thế thể có tám vật. Ba thứ như trạo cử v.v… cũng do cõi riêng khác. Chỉ do tu đạo đoạn, gọi là thuận phần trên. Thuận ích nơi phần trên nên gọi là kiết thuận phần trên. Chủ yếu là đoạn do kiến đạo đoạn thì kiết kia mới hiện hành. Nên Hoặc do kiến đạo đoạn lúc chưa đoạn trừ vĩnh viễn, cũng có thể hỗ trợ cho kiết kia khiến thuận phần dưới, nên chủ yếu là đoạn trừ vĩnh viễn Hoặc do kiến đạo đoạn mới hiện hành, gọi là thuận phần trên. Trong đây đã nói về tham của cõi sắc, vô sắc và nói thuận trên, tức biết trạo cử v.v… cũng hệ thuộc cõi sắc, vô sắc, không phải hệ thuộc cõi dục.

Luận Phẩm Loại Túc đã nói thế này: Pháp kiết là thế nào? Nghĩa là chín kiết. Pháp không phải kiết là những gì? Là pháp còn lại trừ chín kiết. Do đấy chứng thành một thứ trạo cử, phần ít là kiết. Nghĩa là hệ thuộc hai cõi. Phần ít không phải là kiết. Nghĩa là hệ thuộc cõi dục. Đối với phần ít là kiết, nghĩa là Thánh giả. Đối với phần ít không phải là kiết, nghĩa là phàm phu. Có phần vị là kiết, nghĩa là đã lìa dục tham. Có phần vị không phải là kiết, nghĩa là chưa lìa dục tham.

Do những sai biệt không nhất định như thế v.v…, nên Luận Phẩm Loại Túc không nói là kiết. Vì trạo cử đã nhiễu não Tam-mađịa, nên đối với thuận phần trên kiến lập làm kiết. Tức do lý này ở trong thuận phần trên, không nói hôn trầm, vì thuận với đẳng trì.

Đã biện về kiết, còn phược thì thế nào? Tụng nêu:

Phược ba, do ba thọ.

Luận nói: Do có thể trói buộc nên lập tên phược. Tức là nghĩa có thể ngăn cản sự việc hướng đến lìa nhiễm. Hai tướng kiết, phược tuy không có sai biệt, nhưng dựa nơi Bản Mẫu nói phược có ba: (1) Phược tham. (2) Phược sân. (3) Phược si.

Các kiết còn lại vì phẩm loại đồng, nên thâu tóm ở trong ba thứ ấy. Nghĩa là năm kiến, nghi, đồng với phẩm loại si. Hai kiết mạn, keo kiệt, đồng với phẩm loại tham. Kiết ganh ghét đồng với sân, nên đều thâu tóm trong ba. Lại, vì hiển thị người đã kiến đế, phần khác phải làm, nên nói ba phược. Phược chung nơi sáu thức thân, đem đặt ở ngục sinh tử.

Lai, Đức Phật riêng vì người tuệ giác kém, nhằm làm rõ phiền não của tướng thô, nên chỉ nói ba phược.

Có Sư khác cho: Do tùy theo thế mạnh của ba thọ đã dẫn dắt nên nói phược có ba. Nghĩa là tham phần nhiều ở nơi tự lạc thọ. Hai thứ đối tượng duyên, tương ưng đều tùy tăng. Phần ít cũng ở nơi bất khổ bất lạc. Đối với khổ của mình, của người khác và lạc, xả của người khác, chỉ có một thứ đối tượng duyên là tùy tăng. Sân cũng phần nhiều ở nơi tự khổ thọ. Hai thứ đối tượng duyên, tương ưng đều tùy tăng. Phần ít cũng ở nơi bất khổ bất lạc. Đối với lạc của mình, của người khác và khổ xả của người khác, chỉ có một thứ đối tượng duyên là tùy tăng. Si cũng phần nhiều ở nơi xả thọ của mình. Hai thứ đối tượng duyên, tương ưng là tùy tăng. Phần ít cũng ở nơi lạc thọ, khổ thọ. Đối với tất cả thọ của người khác, chỉ đối tượng duyên là tùy tăng. Thế nên Đức Thế Tôn dựa theo lý của phần nhiều để nói tùy theo ba thọ, kiến lập ba phược. Loại tham v.v… nào đã ngăn cản sự việc hướng đến lìa nhiễm, gọi là phược? Nghĩa là chỉ hiện hành. Nếu khác với đây thì đều thành ba, tức nên hoàn toàn ngăn cản hướng đến lìa nhiễm.

Nếu như vậy có các vị không phải là Nhất thiết trí, muốn vì hữu tình nêu bày về sự đối trị, vì sao dùng phương tiện để có thể nhận biết như thật. Hành tướng như tham v.v… của hữu tình được hóa độ là riêng khác mà vì họ thuyết giảng như thật về môn đối trị.

Vì sao không nhận biết hành tướng như tham v.v… là dị biệt? Các kẻ hành tham, có tướng như thế. Nghĩa là ngôn luận nhiều sắc mặt tươi vui, mỉm cười trước khi nói, phần nhiều là ái ngữ. Lìa phẫn có thể nhẫn, tuệ thông, ưa điều kỳ lạ, ham trò chuyện, ưa thơ ca, yêu đắm múa hát, vui mừng dùng y phục đẹp đẽ, vật dụng trang sức để tô điểm thân hình. Thích tiếp đón bạn bè, thường gia tăng tắm gội. Tánh nhiều dâm dật, vội vã, hân hoan, cười nhiều, dung mạo thư thái, tâm xót thương vật. Chọn lấy đức, thô xấu, tiếc lẫn, khiếp nhược, thuận theo dua nịnh, vui biết nhiều bạn, chán bỏ tĩnh lặng. Tánh không trầm kín, không xét kỹ việc làm, xem thường khi có buồn bã, nói nhiều lời vô nghĩa. Da dẻ mềm mại, dung mạo đoan nghiêm, khéo tạo oán, ưa vui, ghét khổ. Nhẹ giao tiếp, mỏng hành động. thể nhiều mồ hôi, thân ấm áp, nơi chốn hôi thối hiện bày nhưng móng răng thì thon nhọn mềm mại. Râu tóc chái chuốt, mặt tươi dễ nhăn nhó, tóc bạc sốm. Đối với các thứ công xảo minh, chú thuật, tánh ưa giữ lấy công sức. Vui nói có tông chỉ, nhiều hỷ lạc về phước. Thích ở hàng đầu nơi chúng, yêu chuộng tập hợp gương sáng. Nhưng tự quan tâm chiêm ngưỡng, tìm cầu gần để phân chia, khen thưởng. Kính thí ái xem mắt tiễn đưa, nhìn cạt cợt. Rõ căn cơ riêng của thế tục, hiểu nhiều giận ít.

Không thể chế ngự lâu bốn oai nghi của thân. Xem thường, có thể từ bỏ những mong muốn về của cải, giáo pháp, bạn bè, lại nhân đấy tìm cầu dấy sinh hối tiếc. Trí hiểu biết về xảo thuật, muốn hành tập chóng thành. Vừa được thành xong liền lại quên mất.

Những thứ trên đây, gọi là tướng của kẻ hành tham.

Các kẻ hành sân có tướng như thế. Nghĩa là tánh nóng nảy, vội vã, thô bạo, hung hiểm, mang giữ nhiều phẫn hận, khó cùng ở chung, ưa chê trách người khác, nhiều lo buồn, không có tâm từ, ưa tranh chấp. Mắt luôn lộ dữ, tròng mắt thấp xuống, ít ngủ, ít nói, trầm tư, khó vui, giữ chắc những thứ đã yêu thích. Bạn bè bền, oán đối lâu, việc làm thì gấp vội, tuệ thông chìm kín khó hoại, biết ân. Cương quyết siêng mạnh, không bi, ưa đoạn dứt. Chí niệm dũng mãnh, nhanh nhẹn, khó đương đầu, tánh ưa quán sát nhiều, thích xuất ly, ưa thí cho, lợi căn, nói nhiều lời chánh trực. Ý mang giữ khó được, là xứ thấy lỗi. Xúc sự luôn nghi, ganh ghét hiện bày tàn ác. Nhiều các bệnh xúc não, ít biết bạn lợi ích. Oán kết thảm hại cùng sắc, tin tưởng kiên cố, ít kinh, không sợ, rất dũng cảm, nhiều sầu. Đầu, cổ, cánh tay thô tháo, khó có thể điều phục, ương ngạnh, nhiều sức mạnh vì tánh hung dữ. Xảo thuật, trí hiểu biết, dục hành tập dễ thành. Đã được thành rồi, rốt cục là khó quên mất. Của cải, giáo pháp, bạn bè, mong muốn, xả xong, thì không theo đuổi.

Những thứ trên đây gọi là tướng của kẻ hành sân.

Các kẻ hành si, có tướng như thế. Nghĩa là phần nhiều do dự, ưa nói năng không có tông chỉ. Tuy không có khả năng tạo tác nhưng có nhiều đề cao, không kính, thiếu tin, ưa bóng tối, nhiều hôn trầm, không vui thích quán xét kỹ, ham ngủ, khó thức, phần nhiều thích kính phụng ngoại đạo, trời tà, đối tượng tạo tác thì hung dữ, sai trái. Thắng giải kém thua, có nhiều quên mất. Biếng trễ, không có tâm cố gắng, mắt mờ tối, phá hoại pháp thông hợp, thường vui nhắm mắt. Công việc làm không rõ. Mặt mày nhăn nhó, không thông sáng, không biết gieo phó, không cùng tin cậy, không theo căn cơ riêng. Ghét ganh người hiền lương, hành theo chuyên chấp. Đối với thiện ác nói nêu không rõ đúng sai. Hung ác như dung mạo sư tử, rốt cuộc là khó khai thông để hiểu biết. Không thể phân biệt rõ trong xứ oán thân. Râu tóc lông móng phần nhiều là dài cứng nhọn. Mắt, miệng, y phục đầy cấu uế đáng chán. Không ưa tràng hoa, vật dụng trang sức, hành tác tối tăm, khinh suất trong việc làm. Ăn nhiều, buồn nhiều, ít hổ, ít thẹn. Không bảo thì làm, khiến làm thì không làm. Nên sợ khi tình yên, nên yên thì lại sợ. Nên thương tổn lại vui, nên vui lại thương tổn. Nên cười lại khóc, nên khóc lại cười. Đối với việc đáng làm thì khó khuyên tu hành. Trong việc không nên làm khó khiến thôi dứt. Phước đức ít, phiền não suy, không thể phân biệt nhận biết các vị như chua, lạt v.v… Nói mê nhiều, phun nhổ nước dãi, nghiến răng, ưa liếm môi, răng đầy cáu bẩn. Có thể an trụ lâu nơi bốn oai nghi của thân.

Những thứ này gọi là tướng của người hành si.

Các người hành mạn có tướng như thế. Nghĩa là tâm đề cao, thân nhỏ thấp, thể thật cứng chắc, ưa vật xen cầu danh tiếng. Đối với những người đáng tôn sùng thì không thể kính trọng. Khoe khoang đức của mình, ưa hủy báng năng lực của người khác. Không thể kiên trì dẫn đường để có thể thọ nhận. Không vui thích lắng nghe lời khuyên dạy của thầy, bạn. Đối với các thứ người khác hiện có, phần nhiều không hợp thuận. Tham được cung kính, chạy theo danh, nhướng mày chịu khổ. Ít bạn thân, tâm phép tắc theo tác phong mỏng kém. Chí rộng lớn, quyết đoán mạnh mẽ, ít mang giữ ưu sầu, phần nhiều ưa ra khỏi gia đình, ngôn luận biết lượng. Công việc làm không vội vã, biết đủ nhưng dục lớn gồm đủ biện tài hay khéo, không dua nịnh, không mềm mỏng, khó có thể xoay chuyển. Có thắng giải lớn, không thể khuất phục, phát ngôn chất trực, không quanh co thuận tình.

Những thứ này gọi là tướng của người hành mạn.

Các người hành kiến có tướng như thế. Nghĩa là chấp giữ kiên cố, độn căn, dua nịnh, quanh co, ưa ghét bỏ, vui mừng nơi phước, phát ngôn nhẹ nhàng như thế, ưa đàm luận, yêu mến tư duy, lựa chọn, khó khuất phục, tập tụng mạnh mẽ.

Phàm có tạo tác không tùy theo duyên của người khác, khó đắc ý tâm mang giữ khó khiến sinh vui mừng, ít nhàm chán xả bỏ, thiếu chánh tín, ưa thọ trì trai giới.

Chán báo về tai họa, an lành. Gần gũi bạn ác, xa bạn lành, tánh không xót thương, mang giữ thông tuệ, kiêu mạn. Loạn nhìn xem thảm, dung mạo có nhiều xấu ác. Nằm mộng có nhiều phân biệt vui vẻ. Ôm giữ nghi ngờ trở ngại, tâm luôn bị nhiễu loạn, đắm theo việc ác đã làm, tánh ưa tầm tư, vui thích thí cho, ít lo buồn, bảo thủ kiến cố, khó khiến nhàm chán. Tướng chung của người hành kiến, ở đây là thuật chung về các tướng riêng như thế, mỗi mỗi như lý nên suy xét.

Các kẻ hành nghi, có tướng như thế. Nghĩa là phần nhiều không hợp thấy khắp lỗi lầm. Vui mừng khi ôm giữ sầu lo. Chí tánh cương quyết, không thiện, biếng nhác, ưa ham ngủ nghỉ, thích nói năng không nhất định, sự việc không chuyên nhất, thường sinh hối tiếc, khó được ý mang giữ, ít lời, xa tìm cầu, mưu lợi riêng tư đều có thể chịu đựng, luôn tạo mưu lược, ít có hân hoan. Không vội vã, không sáng suốt, không nhận biết phương tiện. Giao du với bạn dễ tan rã, khó vui mừng, quên ơn, xem nhìn luôn ngưng trệ, tròng mắt thấp, phần nhiều không tin thuận. Trí đã hành tập biện luận, không cứu xét cội nguồn. Ít xem chi tiết nhưng hình trạng như đã biết đều khắp. Phàm có hành tác phần nhiều không thành công.

Những thứ ấy gọi là tướng của kẻ hành nghi.

Nếu ở trong sáu thứ tướng như thế, có đủ hai, ba thứ cho đến đều gồm đủ, nên biết loại này gọi là người hành xen tạp, là tướng của các kẻ hành nơi tùy phiền não khác. Vì là đẳng lưu của sáu thứ tướng này, tức nên căn cứ theo đây để giải thích.

Đã phân biệt về phược, còn tùy miên thì thế nào? Tụng nêu:

Tùy miên trước đã nói.

Luận nói: Tùy miên có sáu, hoặc bảy, hoặc mười, hoặc chín mươi tám, như trước đã nêu rõ.

Tùy miên đã nói xong. Thế nào là tùy phiền não? Tụng nêu:

Tùy phiền não còn đây

Tâm sở nhiễm hành uẩn.

Luận nói: Vì có thể làm nhiễu loạn, nên gọi là phiền não. Tùy theo các phiền não chuyển nên được mang tên là tùy phiền não.

Có Sư xưa nói: Nếu pháp không đầy đủ tướng phiền não thì gọi là tùy phiền não. Như mặt trăng không đầy, được mang tên là tùy mặt trăng. Tuy nhiên, các tùy miên gọi là phiền não, tức các thứ tùy này cũng được mang tên là tùy phiền não. Vì là phẩm phiền não đầy đủ, do đấy nên nói tức các phiền não có nghĩa kiết, phược, tùy miên, tùy phiền não, triền. Ngoài ra là hành uẩn của tâm sở nhiễm ô. Tùy phiền não khởi vì tùy theo tâm để xúc não, nên được mang tên tùy phiền não. Không được gọi là phiền não, vì thiếu tướng phiền não đầy đủ.

Nếu như vậy thì các tâm sở như tư v.v… nhiễm ô, tất cả nên là thuộc về tùy phiền não chăng?

Lý thật phải là như thế.

Nếu như thế thì vì sao nói riêng về hành uẩn? Chớ cho như tư cùng thọ, tưởngcũng nên thuộc về tùy phiền não. đây kia có dị biệt gì? Không phải là không có nghĩa riêng khác. Nghĩa là phiền não tương ưng với phiền não là đồng pháp uẩn. Do hai nghĩa tương tợ nên được mang tên là tùy phiền não.

Nói tâm sở nhiễm là làm rõ về tư v.v… nhiễm, được gọi là tùy phiền não. Do phiền não tương ưng, nên nói chữ hành uẩn, vì phân biệt thọ v.v… Chủ yếu là phiền não đồng với uẩn, gọi là tùy phiền não.

Do đấy, Bản luận nói như thế này: Trừ các phiền não, tâm sở nhiễm ô còn lại là thuộc về hành uẩn, gọi là tùy phiền não. Hoặc nếu có pháp từ phiền não khởi, tương ưng với phiền não là thuộc về hành uẩn. So với tướng của các phiền não là rất gần gũi mới có thể kiến lập tên tùy phiền não. Nhưng gồm loại bỏ trong tùy phiền não, nên có Luận sư khác đã giải thích thế này: Keo kiệt tức là ái. Hôn trầm tức là vô minh. Phẫn tức là sân v.v… Nói câu số còn lại này là hiển bày các tùy phiền não kia đều là nghĩa của số còn lại ấy. Có người đối với nghĩa này vẫn còn sinh nghi. Nghĩa là câu nói số còn lại ấy cũng nên thâu tóm thọ. Vì ngăn chận chỗ còn nghi kia, nên nói từ hành uẩn. Không như vậy thì chỉ nên nói số còn lại này là tâm sở nhiễm, Bản luận không nên nói câu thuộc về hành uẩn. Vì quyết định không có uẩn nào khác được thâu tóm từ phiền não khởi, thế nên ở đây thuyết nói từ hành uẩn là trở lại chỉ rõ về nghĩa này.

Do đấy, nếu pháp cùng với các phiền não chủ yếu có ba nghĩa tương tợ thì được mang tên là tùy phiền não: (1) Là cấu của phiền não. (2) Tương ưng của phiền não. (3) Đồng uẩn của phiền não.

Nên tôi ở đây, nhận thấy rõ trong Tụng có nghĩa như thế. Nghĩa là phiền não này cũng gọi là tùy phiền não. Và số còn lại này là hành uẩn của tâm sở nhiễm. Số còn lại ấy là làm rõ về nghĩa cùng hệ thuộc.

Ý chứng tỏ nếu số còn lại ấy là phiền não này đã khởi, mới có thể kiến lập tên tùy phiền não, nhưng gồm luôn việc ngăn chận cho keo kiệt tức ái v.v…

Nếu như vậy vì sao nói từ hành uẩn? Vì câu nói số còn lại này, về nghĩa là đã thành. Không như vậy thì ngăn chận sẽ lẫn lộn với câu nói hành uẩn. Nghĩa là tham, sân, si như thứ lớp đã khởi lạc, khổ xả nhiễm. Vì chấp nhận lẫn lộn với số còn lại này, nên nói câu hành uẩn để trở lại hiển bày chỉ rõ không có uẩn nào khác thâu tóm phiền não cấu ấy.

Nếu không như vậy thì chỉ nói số còn lại này, và dùng câu nói nào để ngăn chận chỗ lẫn lộn đã nói ở trước, nên cần phải nói câu thuộc về hành uẩn.

Danh xưng tùy phiền não là gồm có bao nhiêu pháp?

Vì kinh nơi vô số xứ đã nói nên có rất nhiều. Nghĩa là phẫn phát, không nhẫn và loại khởi lời nói ác. Như Đức Thế Tôn nói với Bà-la-môn: Có hai mươi mốt thứ các tùy phiền não có thể não loạn tâm, cho đến nói rộng. Phần sau sẽ lược biện.

Triền thuộc về phiền não cấu, lại nên biện trước tướng của triền là thế nào? Tụng nêu:

Triền tám: không hổ, thẹn

Tật, xan và hối miên

Cùng trạo cử, hôn trầm

Hoặc mười, thêm phẫn, phú

Không hổ, xan, trạo cử

Đều từ tham xuất sinh

Không thẹn, miên, hôn trầm

Từ vô minh dấy khởi

Tật, phẫn từ giận khởi

Hối từ nghi, phú, tránh.

Luận nói: Phiền não căn bản cũng gọi là triền. Kinh nói: Triền dục tham làm duyên.

Nếu khác với đây thì tham v.v… làm sao có thể được gọi là phiền não gồm đủ?

Tuy nhiên, các Luận giả khi lìa các tùy miên, căn cứ ở chỗ vượt hơn để nói là triền hoặc tám, hoặc mười. Nghĩa là Luận Phẩm Loại Túc nói có tám triền. Tông Tỳ-bà-sa nói triền có mười, tức ở tám trước, lại thêm phẫn, phú.

Mười thứ như thế là đã trói buộc muôn loài, đặt vào ngục sinh tử, nên gọi là triền. Hoặc mười thứ ấy làm nhân khởi các hành ác, khiến bị câu thúc ở nẻo ác, nên gọi là triền. Vô tàm (Không hổ), vô quý (Không thẹn), tật, xan, và hối, trạo cử, hôn trầm, như trước đã biện.

Khiến tâm mờ tối tương ưng với hôn trầm, không thể giữ lấy thân, đây là tướng của miên (Ngủ). Miên tuy cũng có hôn (tối), nhưng không tương ưng.

Vì đây chỉ biện về triền, nên nói như thế. Ở đây nói rõ về ba tướng của miên. Vì ba tướng này cùng với nghĩa của miên là thuận nhau.

Người giải nghĩa chữ giải thích: Miên, nghĩa là ở thân có khả năng làm thấm nhuần, tức là có sức có thể nuôi lớn thân. Do tâm yên nên miên khiến thân tăng ích.

Trong đây, thiện v.v… tóm lược riêng có bốn thứ. Nghĩa là thiện, bất thiện, hữu phú, vô phú. Các Sư Du già từ lâu đã khéo tư duy, lựa chọn. Những người tụng tập đã làm việc khổ nhọc trong thời gian dài. Thí chủ nhiều lúc đã thực hành việc tạo lợi ích cho người khác. Các thứ gia hạnh trong phần vị nghỉ ngơi này, đã nêu dẫn ngủ nghỉ (thùy miên), đều gọi là thiện. Nhưng ở nơi gia hạnh theo tâm thiện văn, tư, thì miên không hiện hành, vì tánh là trái nhau. Miên này ở nơi gia hạnh tâm do tu tạo thành, cũng không hiện hành, vì tâm kia có thể đối trị. Chỉ đối với một loại tâm thiện sinh đắc thì miên có thể hiện hành, tánh yếu kém. Các người không luật nghi như đồ tể dê v.v… đã chuyên tâm hành lâu gia hạnh bất thiện. Các người tham đắm dục, ở trong cảnh của dục, đã chuyên tâm hành lâu gia hạnh bất thiện. Những người khác đã hành tập theo tất cả hành ác, trong thời gian dài luôn khởi gia hạnh bất thiện. Những thứ gia hạnh này, trong phần vị nghỉ ngơi, đã dẫn đến thùy miên, đều gọi là bất thiện. Tất cả phiền não ở trong vị miên đều cùng hiện ở trước.

Hữu phú vô ký căn cứ theo đây nên giải thích.

Vô phú vô ký chỉ là dị thục sinh, khởi công xảo v.v… thì thùy miên liền bị hoại.

Có Sư khác cho: Ở trong phần vị miên cũng có tâm oai nghi, công xảo khởi, nhưng không phải ở phần vị đầu, miên kia có thể tức hiện hành. Về sau, trong mộng mới có thể hành.

Nhân tổn hại bạn mình, kẻ oán đối tăng ích mà sinh thì giận dữ là ưu tiên, tâm phẫn nộ gọi là phẫn.

Có Sư khác nêu: Nhân nơi xứ phi xứ có trái nghịch mà sinh, sức có thể khiến tâm không đoái hoài đến mà chuyển, cho tới đối với con cái, khiến tâm tức giận, phát ra lời nói, gọi là phẫn. Che giấu tội của cải mình, gọi là phú. Tội, nghĩa là đáng quở trách, tức là hủy phạm phép tắc của Thi la và các tịnh mạng. Che giấu tức là giấu nhân dục của tội.

Có Sư khác nói: Lau xóa gọi là phú, nghĩa là bên trong ôm giữ điều ác, lau xóa bên ngoài, là nghĩa muốn khiến cho người khác không nhận biết.

Trước đã nói: Nếu pháp từ phiền não khởi mới có thể kiến lập gọi là tùy phiền não. Ở đây, pháp nào từ phiền não nào khởi?

Không hổ, xan, trạo cử là đẳng lưu của tham. Chủ yếu do tham làm nhân gần mới được sinh. Không thẹn, miên, hôn trầm là đẳng lưu của vô minh, vì chúng cùng với tướng của vô minh là rất gần gũi với nhau. Tật, phẫn là đẳng lưu của sân, do hai thứ này tương đồng với sân.

Hối là đẳng lưu của nghi, vì nhân nơi do sự sinh. Phú có thuyết nói là đẳng lưu của tham.

Có thuyết cho là đẳng lưu của vô minh.

Có thuyết nêu: Là đẳng lưu. Các người che giấu tội có nhận biết là nhân nơi ái sinh. Không nhận biết thì nhân nơi si sinh. Tức do tướng này. Có thuyết nói: Tâm tham đắm ở tiếng khen, lợi dưỡng, được cung kính, không hiểu rõ về hành ác, đã chiêu cảm quả vị lai, đối với tội của mình, che giấu nhân dục, là hai quả đẳng lưu của vô minh và ái.

Pháp tùy theo đấy não hại tâm gọi là phú.

Mười thứ như thế, từ phiền não sinh, là đẳng lưu của phiền não nên gọi là tùy phiền não. Phiền não cấu còn lại, tướng của chúng là thế nào? Tụng nêu:

Phiền não cấu sáu: Não

Hại, hận, siểm, cuống, kiêu

Cuống, kiêu từ tham sinh

Hại, hận từ sân khởi

Não từ kiến thủ khởi

Siểm từ các kiến sinh.

Luận nói: Đối với sự việc đáng hủy bỏ, quyết định chấp chặt, khó khiến bỏ nhân, gọi là não. Do có não này, nên thế gian nói là không thể dẫn dắt. Chấp điều xấu ác, đã chấp đối với hữu tình khác, không phải hoàn toàn không đoái tưởng, theo đấy thâu nhận lại, là nhân của tổn não. Tâm bị chướng ngại xúc não, gọi là hại. Đối với tướng phi ái, tùy nhớ nghĩ phân biệt sinh nối tiếp. Sau phẫn khởi tâm kết oán, gọi là hận.

Có Sư khác nói: Muốn bỏ oán kết nhưng không thể giải thoát. Nhân này gọi là hận. Do có hận ấy, nên oán kết vây buộc tâm. Tự xúc não trong thời gian dài, hoàn toàn không có quả. Ở nơi cảnh đáng yêu, khiến không tùy thuận. Đối với sự việc cần gắng sức, khiến tâm quên mất. Đối với các người có ân, khiến không thể báo đáp. Khiến ở nơi sự việc vui mừng, tợ như có lo buồn. Khiến đối với bạn bè không cùng tin nhiệm. Khiến đối với thân thuộc luôn mang giữ tâm từ bỏ. Khiến ở trên gương mặt dễ phát ra sắc buồn thảm. Đối với những lời bàn luận dịu dàng tốt đẹp, chúc mừng khiến tâm buồn bã đều chẳng quan tâm đến. Sự việc không đạt được thì miễn chỉ rõ là có vui thích. Là xứ đã xa lìa của các bậc hiền lương, có thể làm kẻ xấu ác hủy hoại phước điền thật.

Những thứ này gọi là pháp hiện có của hận. Hận so với tướng của phẫn có sai biệt: Như lửa nơi vỏ cây hoa, tướng ấy là mãnh liệt, nhưng uy lực khác thì yếu, được gọi là phẫn. Như mùa đông, hơi nóng trong căn nhà, tướng ấy là nhẹ mỏng, nhưng uy lực khác thì mạnh, gọi là hận. Do đấy, nên có thuyết nói về tướng của hận: Phẫn dứt xong, nối tiếp sinh, khiến tâm vẩn đục gọi là hận. Đối vơi sự tình của chính mình, dùng phương tiện che giấu, giả vờ, dùng mưu kế khuyên dụ nhận lấy tình người khác. Tâm quanh co cùng trái với thật trí, gọi là siểm (Dua nịnh). Đối với danh lợi v.v… vì tham trước hết, nên muốn khiến người khác mê hoặc, thị hiện nhân bất chánh, tâm hiểm ác cùng trái với chánh định gọi là cuống (Lừa dối).

Giải thích danh xưng này, nghĩa là trước thì trù tính trao lập phương tiện ấy, khiến hữu tình kia vào thời gian sau, sinh hiểu biết điên đảo, nên gọi là cuống. Tuy nhiên, thế gian nói vì lợi, vì danh, nên hiện tướng làm mê hoặc người khác, gọi là kẻ lừa dối. Nói rõ cuống là sự việc đã dẫn dắt hai nghiệp thân, ngữ, là quả của cuống nên giả lập tên gọi cuống. Như dùng tên chung để nói về sự việc của quả chung. Tướng của tâm hiểm ác và tâm quanh co có sai biệt: Như con đường, như chiếc gậy, đối với người khác, đối với chính mình, nhân nơi tham, nhân nơi kiến, nên có sai biệt. Nghĩa là như con đường hiểm trở, đối với các hữu tình muốn hướng đến một phương khác, có thể bị trở ngại, tổn hại.

Như thế, hành giả muốn hướng đến Niết-bàn, tâm cùng với cuống đều có thể làm tổn hại, trở ngại. Như cây bị bẻ cong, tuy đã đoạn dứt gốc rễ của nó, nhưng ở trong rừng rậm khó kéo ra ngoài.

Như thế, người thiếu tin có tâm quanh co, dua nịnh, tuy đã dùng phương tiện dứt trừ căn của cõi dục, nhưng vẫn khó dẫn dắt khiến ra khỏi sinh tử. Lại, tạo huyễn hoặc đối với người khác gọi là cuống. Giấu giếm sự tình của mình, gọi là siểm.

Lại, cuống cùng với siểm, như thứ lớp là đẳng lưu của tham, của các kiến. Như phần sau sẽ biện.

Tướng của kiêu, như trước đã phân biệt rộng.

Có Sư khác cho: Từ tham sinh ra, cậy mình tuổi trẻ, không có bệnh hoạn, các sự việc hưng thịnh như thọ mạng v.v… tâm cao ngạo, gọi là kiêu.

Có Sư khác nêu: Đối với các hành hưng thịnh nơi phần cùng nối tiếp của chính mình, đắm nhiễm là trước hết, không đoái nghĩ đến người khác, cho mình là hơn, tâm tự đề cao, ỷ thị, gọi là kiêu. Do không quan tâm đến người khác nên so với mạn có dị biệt. Sáu thứ như thế, từ phiền não sinh, tướng cấu uế thô, gọi là phiền não cấu. Ở trong sáu thứ phiền não cấu này, cuống, kiêu là đẳng lưu của tham. Hại, hận là đẳng lưu của sân. Não là đẳng lưu của kiến thủ. Siểm là đẳng lưu của các kiến. Như nói thế nào là quanh co? Nghĩa là các ác kiến, nên siểm nhất định là đẳng lưu của các kiến.

Vì sáu cấu này cũng từ phiền não sinh, nên như triền cũng được mang tên là tùy phiền não.

Đã nói các triền và phiền não cấu. Nay tiếp theo nên biện về đoạn đối trị chúng. Trong các triền, cấu thì thứ gì và do pháp nào đoạn? Tụng nêu:

Triền vô tàm, quý, miên

Hôn, trạo, kiến, tu đoạn

Khác và phiền não cấu

Tự tại nên chỉ tu.

Luận nói: Lại trong mười triền thì không hổ (vô tàm), không thẹn (vô quý) là cùng chung với tất cả tâm bất thiện cùng có. Miên trong cõi dục thì chung với tất cả ý thức cùng khởi.

Hôn trầm, trạo cử thì chung với tất cả tâm nhiễm ô cùng có. Nên năm triền đều chung do kiến đạo, tu đạo đoạn. Tật, xan, hối, phẫn, phú còn lại và cấu, vì tự tại khởi, nên chỉ do tu đạo đoạn. Chỉ cùng do tu đạo đoạn về tha lực, vì cùng tương ưng với vô minh, nên gọi là tự tại khởi. Cùng với tự tại khởi tương ưng với triền cấu và vô minh hiện có chỉ do tu đạo đoạn.

Các triền cấu này, thứ gì chung nơi tánh nào? Tụng nêu:

Dục ba, hai khác ác

Cõi trên đều vô ký.

Luận nói: Ba thứ miên, hôn trầm, trạo cử hệ thuộc cõi dục, đều chung nơi hai tánh bất thiện, vô ký. Tất cả triền cấu còn lại đều chỉ là bất thiện. Tức bảy triền, sáu cấu hệ thuộc cõi dục.

Trong hai cõi trên tùy chỗ ứng hợp hiện có, tất cả chỉ thuộc về tánh vô ký. Tức siểm, cuống, kiêu, hôn trầm, trạo cử, các triền cấu này thứ nào hệ thuộc nơi cõi nào? Tụng nêu:

Siểm cuống, dục, định một

 Ba, ba cõi khác dục.

Luận nói: Siểm, cuống chỉ ở nơi cõi dục và định thứ nhất. Vì sao nhận biết trời Phạm thế có siểm, cuống? Do Đại Phạm Vương đã che giấu sự tình của mình, hiện tướng lừa dối để mê hoặc Bí-sô Mã Thắng. Nghe truyền hai thứ này chỉ là phàm phu khởi không phải các Thánh giả cũng có thể hiện tiền.

Ba triền hôn trầm, trạo cử, kiêu, hệ thuộc chung nơi ba cõi. Tất cả triền cấu còn lại, đều chỉ ở nơi cõi dục. Nghĩa là năm trong mười sáu thứ, như trước đã biện. Mười một thứ còn lại, chỉ hệ thuộc nơi cõi dục.

HẾT – QUYỂN 54