LUẬN A TỲ ĐẠT MA THUẬN CHÁNH LÝ
Tác giả: Tôn giả Chúng Hiền
Hán dịch: Đời Đường, Tam Tạng Pháp sư Huyền Tráng
Việt dịch: Cư sĩ Nguyên Huệ

 

QUYỂN 53

Phẩm thứ 5: BIỆN VỀ TÙY MIÊN, phần 9

Nhân biện về tùy miên, đối với phần vị như thế đã trói buộc sự như thế. Phần luận thêm đã xong. Nay, ở trong đây lại nên xét chọn. Các sự chưa đoạn, sự ấy tất bị trói buộc chăng? Nếu như sự bị trói buộc, thì sự ấy tất chưa đoạn chăng?

Nếu sự chưa đoạn thì sự ấy tất bị trói buộc. Có sự bị trói buộc nhưng không phải là chưa đoạn. Sự bị trói buộc không phải là chưa đoạn, tướng ấy là thế nào? Tụng nêu:

Ở kiến khổ đã đoạn

Còn tùy miên biến thành

Cùng phẩm trước đã đoạn

Khác duyên đây cũng buộc.

Luận nói: Lại nơi phần vị kiến đạo, khổ trí đã sinh, tập trí chưa sinh, các sự do kiến khổ đoạn đã đoạn, tùy miên biến hành do kiến tập đoạn, nếu chưa đoạn vĩnh viễn, thì có thể duyên nơi kiến đạo này, ở đây cũng còn trói buộc. Và nơi phần vị tu đạo, tùy theo đạo nào sinh? Trong sự của chín phẩm thì phẩm trước đã đoạn, phẩm còn lại chưa đoạn, tùy miên hiện có có thể duyên nơi đấy, thì ở đấy cũng còn trói buộc. Cùng tiếng gồm luôn ánh sáng, trước trước đã đoạn, thì sau sau chưa đoạn, đều là nghĩa có thể trói buộc.

Trong ấy, dùng gì để nói câu duyên nơi đây? Vì chín phẩm do tu đạo đoạn tất duyên với nhau. Không phải là đối tượng duyên, nghĩa là có khi không phải là đối tượng duyên, nên nói duyên ở đây, nhất định là vô dụng.

Nếu cho, nói riêng có, không thể duyên tức trong biến hành cũng nên phân biệt. Vì có biến hành do kiến tập đoạn nên không duyên nơi sự của kiến khổ đoạn.

Kinh chủ theo ý gì phân biệt đây không phải là kia?

Nay đã rõ, Kinh chủ hoặc khởi tư duy thế này: Trong đây như điều đã nói phẩm trước đã đoạn, là căn cứ ở đạo thế tục, tùy theo đối tượng ứng hợp của nó, phân chung phiền não do kiến đạo, tu đạo đoạn, là do chín phẩm dần dần đoạn trừ. Nơi phẩm trước đã đoạn có phẩm còn lại chưa đoạn.

Phiền não biến hành cũng có thể tạo trói buộc. Tùy miên biến hành phân biệt duyên nơi địa khác, tức nói câu duyên ở đây có thể thành có tác dụng. Nhưng ở trước nói: Trong biến hành còn lại, vì thiếu câu nói duyên ở đây nên nghĩa không thành lập. Hoặc nên dùng phần đã nói sau cùng tiếng gồm hiển bày văn trước đã thâu tóm nghĩa duyên ở đây. Nghĩa là ở trước nói, kiến khổ đã đoạn và trong sự đã đoạn của phẩm trước này đều có phẩm còn lại duyên ở đây cũng còn trói buộc.

Văn này lẫn lộn ở trong phần vị kiến. Số còn lại và biến hành nên tùy theo đấy bỏ một. Nhưng ở đây phiền nói thiếu câu duyên nơi đây, tức nên hỏi ý nghĩa sâu xa của bậc Từ Tôn đã tự nói.

Sự nào có bao nhiêu tùy miên tùy tăng?

Trong đây chỉ nên biện về tướng của đối tượng duyên. Nghĩa là biện về đối tượng duyên của pháp nào, thức nào, thì dễ nhận biết rõ sự của đối tượng trói buộc này, nhất định có từng ấy tùy miên tùy tăng.

Lại, số của pháp cùng với thức mỗi thứ đều có bao nhiêu?

Các pháp tuy nhiều nhưng lược làm mười sáu: Ba cõi, năm bộ và các vô lậu. Chủ thể duyên là thức kia, về danh số cũng như thế.

Trong đây, pháp nào làm bao nhiêu cảnh của thức? Tụng nêu:

Kiến khổ, tập, tu đoạn

Như chỗ buộc cõi dục

Sắc một, tự cõi ba

Thức vô lậu đã hành.

Sắc từ dưới đều ba

Cảnh thức tịnh một trên

Vô sắc chung ba cõi

Hành thức tịnh đều ba.

Kiến diệt, đạo đã đoạn

Đều tăng tự thức hành

Trong ba cõi vô lậu

Ba sau cảnh thức tịnh.

Luận nói: Nếu pháp hệ thuộc cõi dục do kiến khổ, kiến tập cùng tu đạo đoạn đều do năm thức duyên. Nghĩa là tự cõi ba, tức như trước đã nói. Và cõi sắc một, tức do tu đạo đoạn. Vì vô lậu thứ năm đều cùng duyên.

Lại pháp hệ thuộc cõi dục do kiến khổ đoạn, là tự cõi ba và đối tượng duyên của thức. Nghĩa là nơi cõi dục do kiến khổ đoạn tất cả. Và biến hành thuộc cõi dục do kiến tập đoạn. Thức thiện, vô ký thuộc cõi dục do tu đạo đoạn. Thức thiện thuộc cõi sắc do tu đạo đoạn không phải thứ khác. Trong thức vô lậu, chỉ là phẩm pháp trí, do kiến tập tu đạo đoạn như chỗ ứng hợp nên biết.

Nếu hệ thuộc cõi sắc, tức như trước đã nói, các pháp của ba bộ đều do tám thức duyên. Nghĩa là tự cõi dưới có ba, đều như trước đã nói, và cõi trên một, tức do tu đạo đoạn. Vì vô lậu thứ tám đều cùng duyên. Lại, pháp hệ thuộc cõi sắc do kiến khổ đoạn, là tự cõi ba, cùng cõi trên một, là đối tượng duyên của thức, căn cứ theo như trước nên biết.

Là đối tượng duyên ba thức thuộc cõi dưới. Nghĩa là nơi cõi dục do kiến khổ, kiến tập đoạn. Thức thiện tương ưng với duyên trên do tu đạo đoạn. Nếu thức vô lậu chỉ là phẩm loại trí, thì do kiến tập, tu đạo đoạn như chỗ ứng hợp nên biết.

Nếu hệ thuộc cõi vô sắc, tức như trước đã nêu. Các pháp của ba bộ đều có mười thức duyên. Nghĩa là ba cõi có ba, đều như trước đã nói. Vô lậu thứ mười đều cùng duyên.

Căn cứ theo phần hệ thuộc cõi sắc, như chỗ ứng hợp nên biết. Các pháp do kiến diệt, kiến đạo đoạn, nên biết mỗi mỗi pháp đều tăng do duyên nơi tự thức.

Điều này lại là thế nào?

Nghĩa là thuộc cõi dục do kiến diệt đoạn, là duyên nơi sáu thức.

Năm thức, tức như trước, thêm cõi dục do kiến diệt đoạn. Về nghĩa do kiến đạo đoạn căn cứ theo đây nên biết.

Hệ thuộc cõi sắc, cõi vô sắc, do kiến diệt, kiến đạo đoạn tùy theo chỗ thích ứng là chín.

Mười một thức duyên nơi tám, mười, như trước, mỗi thức đều tăng tự thức.

Nếu pháp vô lậu là mười thức duyên. Nghĩa là trong ba cõi, mỗi cõi đều có ba bộ sau. Tức là do kiến diệt, kiến đạo, tu đạo đoạn. Thức vô lậu thứ mười đều cùng duyên. Nên không giải thích chồng chất, như chỗ tương ưng nên suy xét.

Nên dùng mười sáu pháp đã lược kiến lập như trước. Thức uẩn ở trong tâm xét chọn sự đã tùy tăng của tùy miên, e văn nhiều rộng, nên lược chỉ rõ về lãnh vực.

Lại có người hỏi: Sự nhãn căn bên trong đã bị hệ thuộc có bao nhiêu tùy miên tùy tăng?

Nên quán nhãn căn gồm chung chỉ có hai. Nghĩa là cõi dục, cõi sắc, mỗi cõi đều do tu đạo đoạn. Nhãn căn này, tùy nơi đối tượng ứng hợp nơi cõi dục, cõi sắc do tu đạo đoạn, và tùy miên biến hành tùy tăng của cõi dục, cõi sắc kia.

Nếu có người hỏi: Thức duyên nhãn căn, lại có bao nhiêu thứ tùy miên tùy tăng?

Nên quán thức này gồm có tám thứ. Nghĩa là mỗi cõi dục, cõi sắc đều có ba thức, tức các biến hành cùng do kiến khổ, kiến tập đoạn và do tu đạo đoạn hợp lại thành sáu: Cõi vô sắc có một, tức do tu đạo đoạn, thuộc về cận phần của không xứ. Thức thiện vô lậu thứ tám đều duyên nơi nhãn căn. Lại nên nhận biết rõ tất cả vô lậu, quyết định không bị tùy miên tùy tăng. Bảy tùy miên trước, ứng với cõi dục, cõi sắc, mỗi cõi đều có ba bộ. Tùy miên biến hành nơi cõi vô sắc do tu đạo đoạn là tùy tăng. Nghĩa là tùy miên biến hành thuộc cõi dục do kiến khổ đoạn đều cùng có với thức. Tùy miên biến hành thuộc cõi dục do kiến khổ, kiến tập đoạn là tùy tăng. Trái với đây, nên biết là thức do kiến tập đoạn, thức do tu đạo đoạn, và các tùy miên biến hành thuộc cõi dục do tu đạo đoạn là tùy tăng.

Căn cứ theo đây nên biết, ba thức của cõi sắc, thức thiện của cõi vô sắc, đều có thể duyên nơi nhãn căn của tĩnh lự thứ tư, và tùy miên biến hành thuộc cõi vô sắc do tu đạo đoạn là tùy tăng.

Nếu lại có người hỏi: Thức duyên theo với duyên nơi nhãn căn lại có bao nhiêu thứ tùy miên tùy tăng?

Nên quán thức này có mười ba thứ. Nghĩa là đối với ba cõi, mỗi cõi đều có bốn thức. Trừ do kiến diệt đoạn, hợp thành mười hai và các thức vô lậu, có thể duyên theo với duyên nơi nhãn căn. Nhãn căn này tùy theo đối tượng thích hợp nơi bốn bộ của ba cõi, trừ tùy miên tùy tăng do kiến diệt đoạn. Nghĩa là tùy miên biến hành hệ thuộc cõi dục do kiến khổ đoạn cùng có với thức, có thể duyên nơi nhãn căn. Thức này cùng làm biến hành thuộc cõi dục do kiến khổ, kiến tập đoạn. Thức thiện, vô ký do tu đạo đoạn cùng thức thiện hệ thuộc cõi sắc và thức vô lậu của phẩm pháp trí do tu đạo đoạn. Duyên nơi các thứ có thể duyên theo duyên nơi thức của nhãn căn, tùy chỗ ứng hợp với kiến khổ, kiến tập thuộc cõi dục do tu đạo đoạn. Tu đạo đoạn tùy miên biến hành của cõi sắc là tùy tăng. Phần còn lại theo đối tượng thích hợp, nên giải thích như lý. Cho đến thức vô lậu duyên nơi nhãn căn. Thức này cùng là đối tượng hệ thuộc của ba cõi. Thức duyên nơi vô lậu do kiến đạo đoạn, thức vô lậu thiện do tu đạo đoạn, duyên nơi các thứ này, có thể duyên nơi duyên nơi thức của nhãn căn, tùy nơi chỗ thích ứng với ba cõi do kiến đạo đoạn, tùy miên biến hành do tu đạo đoạn là tùy tăng. Nếu giải thích riêng từng phần nơi mười hai thứ trước, thì mỗi thứ đều có từng ấy tùy miên tùy tăng. Nên nói nơi cõi dục do kiến khổ đoạn. Các duyên duyên nơi thức, cùng tùy miên biến hành thuộc cõi dục do kiến khổ đoạn, kiến tập đoạn là tùy tăng. Trái với đây nên biết là thức do kiến tập đoạn, thức do tu đạo đoạn, thuộc cõi dục do tu đạo đoạn và các tùy miên biến hành là tùy tăng. Thức do kiến đạo đoạn thuộc cõi dục do kiến đạo đoạn và các tùy miên biến hành là tùy tăng. Nhưng duyên vô lậu chỉ tương ưng với trói buộc. Pháp còn lại chỉ tạo đối tượng duyên tùy tăng.

Căn cứ theo đây, nên biết cõi sắc, cõi vô sắc có sai biệt. Nghĩa là thức do kiến đạo đoạn thuộc cõi dục, cõi trên, như thứ lớp nên biết. Duyên nơi phẩm pháp, loại, duyên nơi thức của nhãn căn, sự đã hệ thuộc còn lại, so sánh với nhãn nên suy xét.

Nay, ở trong đây lại nên xét chọn.

Nếu tâm do tùy miên kia nên gọi là có tùy miên, thì tùy miên kia đối với tâm này nhất định là tùy tăng chăng? Điều này không quyết định. Nghĩa là tùy miên kia chưa đoạn là tùy tăng, không phải là đã đoạn. Như Bản luận nói: Tùy miên kia ở nơi tâm này, hoặc có tùy tăng, hoặc không có tùy tăng. Thế nào là tùy tăng? Nghĩa là tùy miên kia cùng với tâm này là tương ưng và duyên nơi tâm chưa đoạn. Thế nào là không tùy tăng? Nghĩa là tùy miên kia cùng với tâm này là tương ưng đã được đoạn trừ vĩnh viễn.

Những gì gọi là tâm có tùy miên? Tên gọi có tùy miên là dựa nơi nghĩa nào để lập? Lại do những gì gọi là có tùy miên?

Lại như trước đã nói: Ba cõi đều có năm bộ là mười lăm thứ thức, gọi là tâm có tùy miên.

Các tâm như thế đều có hai thứ. Nghĩa là biến hành, phi biến hành, hữu lậu, vô lậu. Vì duyên nơi tâm nhiễm, không nhiễm có sai biệt. Dựa nơi hai nghĩa để lập tên gọi có tùy miên: (1) Là đối tượng tùy tăng của tùy miên. (2) Do tùy miên làm trợ bạn.

Do tùy miên nên gọi là có tùy miên. Tùy miên tương ưng chung cho đoạn, chưa đoạn. Đối tượng duyên chỉ là tâm chưa đoạn, gọi là có tùy miên.

Thế nào là phiền não cùng với tâm tương ưng? Cho đến chưa đoạn ở nơi tâm tùy tăng. Nghĩa là tùy miên kia có thể dẫn khởi đạt được, đối với tâm cùng nối tiếp, có thể làm chướng ngaị.

Lại, cùng với đời vị lai làm nhân đồng loại. Dẫn tâm đẳng lưu sinh khởi trong phần cùng nối tiếp. Cho đến chưa đoạn, nói ở nơi tâm đã tùy tăng. Đoạn thì không như thế, không có nghĩa tùy tăng, vì không phải do đoạn, nên khiến tùy tăng kia lìa bỏ tâm. Nên tuy đã đoạn mà gọi là có tùy miên kia, do tánh trợ bạn, là không thể hoại. Nghĩa là sức đối trị ở trong phần cùng nối tiếp, có thể ngăn chận tùy miên, khiến không hiện khởi, cùng có thể ngăn chận tùy miên kia đã dẫn khởi đạt được. Đối với tâm cùng nối tiếp không còn bị chướng ngại. Nên nói tùy miên tương ưng đã đoạn, không có lý tùy tăng. Không phải sức đối trị có thể ngăn chận tánh trợ bạn của tùy miên cùng hành. Tùy miên kia tuy đã đoạn, nhưng tâm còn gọi là có tùy miên.

Nếu các tùy miên duyên nơi tâm chưa đoạn, thì tùy theo tâm đã đoạn, chưa đoạn, ở nơi tâm là tùy tăng, vì luôn khiến tâm được mang tên là có tùy miên. Nếu trợ bạn kia duyên nơi tâm có tùy miên đã đoạn, thì tâm không do trợ bạn kia gọi là có tùy miên. Do sức của đạo khiến tâm lìa tùy miên, tuy làm trợ bạn và chủ thể duyên, đối tượng duyên, nhưng đều không phải là sức của đạo có khả năng khiến chúng lìa nhau. Nhưng đối với trợ bạn, thì chủ thể duyên, đối tượng duyên là xa, nên tên gọi có này là chỉ căn cứ theo chỗ chưa đoạn tánh trợ bạn, vì đoạn gần cũng gọi là có.

Trong đây tâm tương ưng với thân kiến là do thân kiến đã tương ưng với vô minh, tánh trợ bạn tùy tăng, gọi là có tùy miên. Do kiến tập đoạn khắp các tùy miên còn lại của tự bộ, tức chỉ tánh tùy tăng gọi là có tùy miên. Pháp còn lại vì đều không phải nên không phải là có tùy miên kia, Ngoài ra do kiến khổ, kiến tập đoạn tâm hiện bày khắp không khắp, nên tư duy như lý.

Tà kiến do kiến diệt đoạn trừ đều cùng có với tâm. Do tà kiến đã tương ưng với vô minh, tánh trợ bạn tùy tăng, gọi là có tùy miên. Do tự bộ thâu tóm hữu lậu duyên khắp, tức chỉ tánh tùy tăng gọi là có tùy miên. Vì pháp khác đều cùng không phải, nên không phải có tùy tăng kia. Ngoài ra, do kiến diệt, kiến đạo đoạn, nếu tâm duyên nơi vô lậu cùng duyên nơi hữu lậu, như đối tượng ứng hợp kia để so sánh, nên theo đấy xét chọn.

Tâm tương ưng với tham do tu đạo đoạn. Do đối tượng tương ưng là vô minh và ái, nên tánh trợ bạn tùy tăng, gọi là có tùy miên. Do tự bộ và các biến hành còn lại, thì chỉ tánh tùy tăng, gọi là có tùy miên. Vì pháp khác đều cùng không phải, nên không phải là có tùy tăng kia. Phiền não còn lại do tu đạo đoạn đều cùng có với tâm. Như đối tượng ứng hợp của tâm kia, so sánh nên theo đấy xét chọn.

Các tâm không nhiễm ô do tu đạo đoạn, do tự bộ đã thâu tóm tùy miên và biến hành, nên chỉ tánh tùy tăng, gọi là có tùy miên.

Phần đã luận như thế là đều căn cứ nơi tùy miên chưa đoạn. Nếu tùy miên kia đã đoạn rồi, còn có tánh trợ bạn, thì chỉ do tánh trợ bạn, gọi là có tùy miên.

Dựa vào môn nghĩa này, nên nêu bày như thế. Tụng nêu:

Tâm có tùy miên hai

Là có nhiễm, không nhiễm

Tâm có nhiễm chung hai

Không nhiễm riêng tùy tăng.

Luận nói: Tâm có tùy miên gồm có hai thứ: Là tâm có nhiễm, không nhiễm có sai biệt. Trong đó, tùy miên hiện có có nhiễm, nếu khi chưa đoạn thì tương ưng đủ hai, còn đối tượng duyên thì chỉ một. Nếu khi đã đoạn, thì tương ưng có một, đối tượng duyên đều không có. Tâm không nhiễm kia hiện có phiền não, chỉ ở phần vị chưa đoạn, gọi là có tùy miên, đoạn xong thì đều không, vì không có trợ bạn.

Duyên này không nhiễm nơi tùy miên hiện có, ở trước tâm có, hoặc đều cùng lúc đoạn. Người đoạn duyên nhiễm, là chung cả trước sau đều cùng có. Tương ưng với tâm, tất đều cùng lúc đoạn, nên nhiễm chung cả hai gọi là có tùy miên. Không nhiễm thì hạn chế một có tánh tùy tăng.

Như trên đã biện, mười thứ tùy miên, lúc theo thứ lớp sinh, thì tùy miên nào trước, tùy miên nào sau?

Các tùy miên khởi, không có thứ lớp nhất định, có thể sau tất cả, vì tất cả sinh. Nhưng có một loại phiền não hiện hành, trước sau cùng lôi kéo, không phải là không có thứ lớp.

Nay lại căn cứ nơi tùy miên kia để biện về thứ lớp. Nghĩa là quan sát có một loại bất thiện, do sức nghe tà vạy, vì sức hành tập đời trước, nhân duyên đã dẫn trong hành vô ngã. Đầu tiên, bỗng nhiên sinh khởi ngã, ngã sở kiến. Tiếp theo, ở trong hành đã chấp như thế, mê lầm về nhân cho là thường, mê lầm về quả cho là đoạn. Người rơi vào biên đoạn, liền tăng tà kiến, chấp cho là hơn hết, tức là kiến thủ.

Kẻ rơi vào biên thường cho là ta được vui, đã lìa các khổ.

Phụng thờ Tự tại v.v… tu nhân sinh hơn hết và đạo giải thoát, khởi giới thủ xong, đối với các tà sư, trong chấp đạo nhân có sai biệt. Không có sư để quyết định, bèn lại sinh nghi. Trong các đối tượng chấp, thứ nào là chân, thứ nào là vọng? Tùy theo đấy cho một thứ là hơn hẳn thứ kia, khởi tham, chấp làm bạn của mình, ỷ thị mà sinh mạn. Đối với bạn người khác, thấy như bị lấn hiếp, miệt thị, khởi sân. Nếu ở trong đó, không quyết định được chân, vọng, nghi ngờ bị nhiễu loạn, thì đối với quán, sinh khó nhọc, khởi tâm chán nản, lười biếng, liền tự can ngăn, dừng dứt. Sau cùng quyết định vấn nạn: Dùng gì để quán xét, vượt hơn tiên, có thể hiểu rõ không phải là đối tượng nhận biết của ta.

Người kia đã tự dứt trừ chí siêng năng quán sát, liền từ bỏ quán xét, ái lạc không nhận biết.

Do đấy, dứt hết tâm nghỉ nơi nhà vô minh. Đó là một loại nơi mười thứ tùy miên đã cùng dẫn dắt, lôi kéo, hiện hành theo thứ lớp trước sau.

Lại có một loại bẩm tánh ngu si, đối với những điều do các Samôn, Phạm chí đã nói, không thể suy xét kỹ về chỗ hơn kém có khác, bèn lại sinh nghi: Trong đây thứ nào là hơn?

Nhân nơi quán sát này, rơi vào ngã kiến. Do sức của ngã kiến, liền chấp đoạn, thường. Vì ta nơi vị lai được vui, lìa khổ, liền khởi vọng quả nhân điên đảo.

Nếu khi quán sát rơi vào vô ngã, vì không hiểu rõ lý vô ngã chân thật, nên bài bác cho là không có nhân quả, như thí cho v.v… Ở trong kiến này, chấp là hơn hết. Do thấy đức vượt hơn, nên ở trong đấy khởi tham.

Nhân nơi tham này, nên đối với kẻ khác tỏ ra lấn hiếp, khởi mạn. Ở nơi kiến chấp còn lại hướng tới ghét bỏ, khởi sân. Người kia do vui buồn thuận nghịch như thế, liền khởi vô lượng phiền não tạp nhiễm, xa lìa Thánh giáo của bậc Chánh Đẳng Giác đã giảng nói, chìm đắm trong biển khổ, cứu vớt thật là khó.

Lại có người đối với sự việc này đã lập riêng thứ lớp. Tụng nêu:

Vô minh, nghi, tà kiến

Biên kiến, giới, kiến thủ

Tham, mạn, sân như thế

Do trước dẫn sau sinh.

Luận nói: Nghĩa là khi các phiền não sinh theo thứ lớp, trước hêt do vô minh ở nơi đế không hiểu rõ, không muốn quán khổ cho đến đạo đế. Vì không hiểu rõ, nên không có khả năng quán xét. Đã nghe nói về hai đường, liền mang tâm do dự: Là khổ, không phải khổ, cho đến nói rộng. Nếu gặp tà thuyết, liền sinh tà kiến, bác bỏ cho là không có khổ đế, cho đến nói rộng.

Ở trong thủ uẩn, đã bác cho là không có khổ. Nhân đấy liền khởi Tát-ca-da-kiến (Thân kiến). Từ đấy lại chấp ngã có đoạn, thường. Tùy chấp một biên cho là có thể tịnh.

Đối với chỗ suy tính như thế, chấp cho là thứ nhất. Kiến chấp rồi, thấy đức, duyên nơi đức khởi tham. Nghĩa là do đức này hơn hẳn người khác, ỷ thị mà sinh mạn. Đối với người khác đã khởi kiến chấp trái ngược, thì sinh sân. Như đám chấp ngã ghét kiến vô ngã. Hoặc đối với kiến thủ của mình, trong phần vị xả bỏ tất nên khởi sân ghét ngờ điều đã bỏ.

Đây là dựa nơi một loại để biện về mười tùy miên, cùng lôi kéo dẫn dắt hiện hành theo thứ lớp trước sau. Về lý thật thì hành tướng của phiền não là vô biên, vì duyên nơi chỗ đối đãi có sai biệt, không có quyết định theo thứ lớp mà sinh, nên phần biện luận ở trên chỉ lược nêu một, hai các phiền não khởi. Do bao nhiêu thứ đồng duyên nơi phiền não này khởi nhân duyên mới có nhiều loại. Hoặc đồng phần là từ nhân duyên này khởi. Nghĩa là thấy hữu tình, tùy theo chúng đồng phần, nhất định có phiền não của loại này hiện hành. Như các thứ chim bồ câu, uyên ương, thì tham rất mãnh liệt. Loài rắn độc, bò cạp thì rất giận dữ.

Như thế, số còn lại tùy theo loại nên nêu bày.

Hoặc giàu vui là từ nhân duyên này khởi. Nghĩa là đa số hữu tình có đủ ý lạc thiện, có khả năng đạt đến thù thắng. Do được giàu vui khi các phiền não dấy khởi, thì không có khả năng chịu đựng, chủ yếu là bỏ giàu vui mới có thể đạt đến thù thắng.

Hoặc phương xứ là từ nhân duyên này khởi. Nghĩa là người sinh ở phương nam, thì nhiều tham mãnh liệt. Người sinh nơi phương bắc, thì nhiều sân bùng phát.

Như thế, ở phương khác, tùy chỗ ứng hợp nên nêu rõ.

Hoặc tà luận là từ nhân duyên này khởi. Nghĩa là hành tập binh thư liền tăng thêm giận dữ. Nghe hát xướng, bàn bạc phóng túng, liền nuôi lớn dục tham. Học sách ngoại đạo, thì ngu si càng thêm đầy. Nếu nghe chánh pháp, thì phiền não không sinh. Do sợ sinh tử, nên tham v.v… chấm dứt. Hoặc ít nghe là từ nhân duyên này khởi. Nghĩa là người không hiểu biết thì phiền não tăng thịnh. Các người đa văn thì phiền não nhẹ yếu. Do hành tập đa văn đã điều phục phiền não. Hoặc ngủ nghỉ nhiều là từ nhân duyên này khởi. Nghĩa là kẻ ham ngủ nghỉ thì phiền não tăng trưởng. Hoặc vui v.v… là từ nhân duyên này khởi. Nghĩa là vui thì tăng tham, khổ thì tăng sân v.v… Hoặc ăn uống là từ nhân duyên này khởi. Nghĩa là uống rượu v.v… thì phiền não tăng thịnh. Hoặc ở phần vị tuổi tác là từ nhân duyên này khởi. Nghĩa là thiếu niên, tráng niên, tuổi cao, thì dấy khởi phiền não khác nhau.

Hoặc thường hành tập là từ nhân duyên này khởi. Nghĩa là tập quen với hoặc này, thì phiền não ấy liền tăng nhiều.

Hoặc thân, cảnh là từ nhân duyên này khởi. Nghĩa là gặp được cảnh giới tương xứng với thân, tùy thuận chỗ thích hợp, liền phát khởi loại phiền não này. Hoặc thời phần là từ nhân duyên này khởi. Nghĩa là có hữu tình, ở vào thời phần này, tùy thuận chỗ thích hợp, tức phát sinh loại phiền não này.

Các loại nhân duyên như thế là vô biên, nhưng ở trong ấy vượt hơn hết chỉ là ba thứ. Tụng nêu:

Do chưa đoạn tùy miên

Cùng tùy cảnh hợp hiện

Tác ý phi lý khởi

Nói hoặc đủ nhân duyên.

Luận nói: Do ba nhân duyên nên các phiền não khởi. Lại như tùy miên dục tham sắp khởi, vì chưa đoạn, chưa nhận biết khắp tùy miên dục tham. Vì thuận với cảnh dục tham hiện ở trước. Vì duyên nơi tác ý phi lý kia khởi. Tùy miên khác khởi, so sánh với tùy miên này, nên biết.

Tùy miên dục tham chưa đoạn, chưa nhận biết khắp: Nghĩa là vì ba duyên, nên nói là chưa đoạn, chưa nhận biết khắp. Nghĩa là vì đắc chưa đoạn, đối trị chưa sinh, vì cảnh chưa nhận biết khắp.

Lại, đoạn có hai: (1) Đoạn có phần. (2) Đoạn không có phần.

Nên nói câu chưa đoạn, chưa nhận biết khắp. Ở đây nói tùy miên là do sức của nhân khởi.

Thuận với cảnh dục tham hiện ở trước. Lại nên nêu hỏi cảnh này là thế nào? Nếu cho ở đấy có các dục tham trói buộc, cũng như sân đã trói buộc gọi là cảnh sân, tức thuận với cảnh sân thì cũng thuận với dục tham.

Cảnh của dục tham như thế là không nhất định, tức không nên nói có thuận với cảnh hiện ở trước.

Nếu cho vừa ý, gọi là thuận với cảnh tham. Cảnh vừa ý này cũng không phải quyết định, vì một cảnh được yêu thích, cảnh khác thì không yêu thích.

Nếu cho nương dựa khắp ở một phần cùng nối tiếp để nói thyì không phải là không quyết định, cũng không hợp lý. Hiện thấy một sắc ở nơi một hữu tình, có lúc thuận với hữu tình, có khi trái. Tuy nhiên tất nên thừa nhận có cảnh giới nhất định, duyên nơi cảnh giới ấy mới có dục tham hiện tiền. Do đấy nên nói thuận với cảnh tham hiện tiền.

Vấn nạn vừa nêu đặt, phần sau sẽ giải thích chung.

Vậy thì nói tùy miên do sức của cảnh giới khởi. Duyên nơi tác ý phi lý kia khởi: Nghĩa là có cảnh giới như cây hiện tiền cùng có tác ý phi lý như khoan dùi lửa dấy khởi. Cảnh giới khoan dùi lửa nơi cây gỗ thì lửa dục tham sinh.

Trong đây, vì sao gọi là tác ý phi lý? Nghĩa là đối với các thứ y phục thượng diệu, tràng hoa, vật dụng trang sức, hương xoa, tô điểm cho nhan sắc kiều diễm, đã hiển bày tưởng về người nữ như đống phân cấu uế. Khởi tưởng về hữu tình tâm đều cùng đã trụ giữ, cảnh giác điên đảo, gọi là tác ý phi lý. Đây tức nói về tùy miên do sức của gia hạnh khởi. Nếu các tùy miên khởi đều đủ ba nhân duyên.

Vì sao thừa nhận có A-la-hán thoái chuyển?

Không phải tùy miên của A-la-hán chưa đoạn. Lại không phải nhất định thừa nhận phiền não hiện tiền mới được gọi là A-la-hán thoái chuyển.

Hoặc ở đây lại căn cứ từ phiền não trước, vô gián dẫn sinh, nên nói không có lỗi. Do phiền não sinh gồm có hai thứ: (1) Từ phiền não vô gián dẫn sinh. (2) Tiếp theo pháp khác, không phải phiền não khởi.

Nếu khác với đây thì tâm thiện vô ký vô gián, không nên có phiền não khởi.

Trong đây, không căn cứ vào số còn lại tiếp theo sinh, vì thế không nên nêu dẫn phần thoái chuyển để vấn nạn.

Hoặc ở đây lại căn cứ đủ nhân duyên để nêu bày. Thật có chỉ do nhờ nơi sức của cảnh giới mà sinh.

Sư bộ Thí dụ nói như thế này: Do sức phân biệt về khổ, vui sinh, nên biết Thể của các cảnh giới là không thành thật. Vì Đức Phật ở trong Khế kinh Ma Kiến Địa kia đã nói: Các người bị bệnh hủi, khi tiếp xúc lửa khổ, cho là vui.

Lại nói: Một sắc đối với một hữu tình, gọi là cảnh vừa ý, không phải đối với pháp khác.

Lại như tịnh uế là không thành thật. Nghĩa là đồng phần hữu tình của nẻo sinh riêng khác, ở trong một sự, nhận lấy tịnh uế khác nhau.

Đã cho tướng tịnh uế không phải nhất định có thể đạt được, nên không có hai cảnh tịnh uế thành thật.

Luận giả Chánh lý thì cho: Tất cả cảnh giới thảy đều thành thật. Kinh nói: Có sắc vui thích tùy hành.

Lại nêu: Tham đắm nơi sắc đáng yêu thích.

Lại nói: Có mắt đáng yêu thích đã nhận thức sắc.

Lại cho: Cảnh của ý cận hành đã quyết định.

Lại, Khế kinh nêu rõ: Trong sắc như thế, tướng tịnh diệu ẩn mất, tướng lỗi lầm hiện ra. Nhưng vì đoạn trừ tham, nên nói là đối với sự đáng yêu thích là đáng sân si.

Nên người đoạn trừ tham: Đây là dựa vào bất tịnh, nhận biết rõ về cõi tịnh. Do ở trong đấy có cõi tịnh, nên nói các mẫu ấy là cảnh đáng yêu thích.

Lại người lìa tham thì không quán sắc kia.

Lại, Khế kinh nói: Trong các sắc tụ đều có tướng lỗi lầm tai hại của vị ái.

Về lý cũng nên như thế. Thấy trong các sự, các phiền não sinh đều có sai biệt. Nghĩa là ở trong sự của các cảnh vừa ý, tuy có sinh sân, không phải như tham nặng. Người chưa lìa tham, khi gặp sự vừa ý, tự nhiên sinh tham, phân biệt khởi sân, do nhân nơi gia hạnh, tuy không có sai biệt, nhưng thấy phiền não hiện hành có riêng khác, nên biết Thể của các cảnh không phải là không thành thật. Do sức của cảnh giới, khiến phiền não kia riêng khác.

Há không phải là đã làm rõ cảnh là không thành thật, vì thừa nhận trong một sự đã khởi tham, sân? Không như vậy thì trong một tụ cùng có hai cảnh. Nghĩa là trong tụ vừa ý có một ít tướng đáng giận. Như y phục đẹp, ít bị phân uế dính bám. Các người ưa tịnh cùng sinh chung chán ghét. Lại, như đối với tỏi, người ghét mùi vị của nó, tức đối với mùi vị v.v… ấy, cũng đều sinh chung là không thích ý.

Ở trong vị của tỏi kia, có người sinh tham, nên đối với hương vị v.v… ấy cũng đều sinh ái. Nên biết các pháp đồng tụ cùng sinh. Nghĩa là trong một tụ, có các pháp như đáng tham v.v… nên ở nơi một tụ, cùng khởi tham, sân, si, không phải khởi cảnh tham, tức khởi hai thứ kia, nên các cảnh giới đều là thành thật.

Nếu như vậy là đã có tướng tịnh thành thật. Tùy theo kiến quán tịnh, nên đều như thật. Nhân nơi kiến như thật, nên không sinh tham, nhưng ở trong cảnh không có tướng tịnh thật, vọng chấp là tịnh, nhân đấy sinh tham, nên biết các cảnh đều không thành thật. Không như vậy thì người nói cảnh không phải là thành thật, đã nhận lấy kiến bất tịnh, là đồng với lỗi này. Nghĩa là trong tướng bất tịnh không có thành thật, tùy theo quán bất tịnh, nên không phải như thật. Ở đây, lại vì sao có thể hàng phục phiền não?

Nếu hàng phục phiền não do sức của thắng giải, tức là không nên tạo ra chấp như thế. Chủ yếu kiến như thật mới có thể lìa tham. Khởi tham thì chính là do kiến giải không như thật. Nhưng ứng hợp nơi sự của cảnh tuy cũng thật có phần ít tướng tịnh, do sức của thắng giải, quán là bất tịnh, có thể hàng phục phiền não. Tuy cũng thật có phần ít bất tịnh, nhưng do tăng ích, nên ở trong đó khởi tham.

Lại, nếu các pháp không có tánh thành thật, chỉ do sức phân biệt khởi tham, hoặc lìa tham.

Vì sao Thánh giáo có thể nêu bày: Sự này đáng nhàm chán. Sự này đáng vui thích. Sự này thuận với kiết. Sự này không thuận với kiết. Sự này nên tu, sự này không nên tu.

Lại, nếu một sự hoặc có khởi ái, khởi giận, khởi si, tức nói trong cảnh có các tướng như đáng yêu thích v.v… là không thành thật.

Há không phải là đã từng nghe, có kẻ mang giữ tà kiến đã tạo ra tụng, nghĩa lý cũng nên thành. Như trong luận kia có tụng như thế này:

Do có nơi một sự

Thấy thường, thấy vô thường Thấy, đều thấy, cùng không Nên pháp đều không tánh.

Nếu như vậy thì điên đảo cũng nên không thành, vì ở trong tịnh thật nhận lấy làm tịnh. Không như thế thì trong đây, đối với một ít chủng tử tịnh, do sức của tác ý chuyển biến tăng ích. nghĩa là đối với cảnh vừa ý, không vừa ý, tác ý đã tăng ích tướng tịnh, bất tịnh.

Do điên đảo này khởi sân, khởi tham, không phải tăng ích nương dựa cũng không thành thật. Nên đối với một ít chủng tử, do sức của tác ý tăng ích mà chuyển, không phải là không điên đảo.

Lại tham v.v… vui v.v… đối với cảnh giới sinh khởi không có quyết định, nên cảnh tuy thành thật, nhưng thể của điên đảo không phải là không được thành.

Nếu như vậy thì tâm thiện cũng nên trở thành điên đảo. Có nhận lấy cảnh vừa ý, làm không vừa ý. Không như vậy thì tác ý thắng giải như thế, có khả năng đoạn trừ phiền não, nên không phải là điên đảo. Có tác ý thiện, do sức của thắng giải, ở trong cảnh giới, chỉ nhận lấy tướng tịnh.

Vì sao không phải là điên đảo?

Không phải thắng giải này đối với các phiền não có sức mạnh đoạn trừ. Người kia vì tự quán, đối với tham đã đoạn, có uy lực chăng? Nên tuy đối với cảnh đã nhận lấy tướng tịnh chuyển biến nhưng không phải điên đảo. Hoặc nay chỉ nghĩ đến tâm nhiễm như xưa đã nhận lấy tướng cảnh. Vì tự quán xét quả do tu đạt được là thành, không thành, không có tăng ích riêng, nên không phải là điên đảo.

Hoặc tác ý thiện ở trong các sự tùy theo chỗ thích ứng, chỉ duyên nơi tướng tịnh, bất tịnh, nên không phải là điên đảo.

Tác ý như tham v.v… ở trong các sự tùy theo chỗ thích ứng, duyên chung nơi tịnh, bất tịnh, nên không đồng với thiện.

Nhưng phái Thí dụ kia đã nói: Do sức của phân biệt, vì khổ, vui sinh, nên cảnh không thành thật. Kinh Ma Kiến Địa Ca làm chứng, lý tất không hợp. Hiện thấy có người đối với cảnh không phải là chỗ mong muốn, cũng sinh tham. Không như vậy liền là bác bỏ sức của cảnh giới. Lại, hiện thấy có người do lỗi của căn, nên đối với các vị như ngọt v.v… điên đảo mà nhận lấy. Đối với các thứ lạnh, ấm v.v… điên đảo cũng như vậy.

Thuyết kia không thể nói cho điên đảo này là do cảnh giới không thành thật, nên mới dẫn đến như thế.

Lại nói một sắc đối với một hữu tình, gọi là cảnh vừa ý, không phải là ở nơi cảnh khác, nên biết các cảnh giới là không thành thật, về lý cũng không đúng, vì như trước đã nêu rõ.

Trước đã nói một tụ cùng có hai cảnh. Nghĩa là trong một tụ cùng có thứ vừa ý, không vừa ý, trong ấy tăng ích tức là chung, nghĩa là vừa ý, không vừa ý.

Có thuyết cho: Căn cứ nơi Thể của cảnh vị là thành thật. Nghĩa là đối với cảnh của thời này, là thành vừa ý, không phải là không vừa ý, nơi phần vị khác thì trái nhau.

Lại như tịnh uế, vì không thành thật, nên biết cảnh của tịnh uế là không thành thật, về lý cũng không đúng. Vì ở trong bất tịnh, điên đảo chấp là tịnh, nên không thành. Nghĩa là nếu đều cho bất tịnh là không thành thật. Nếu như nhận lấy là tịnh, vì sao được thành? Ở trong bất tịnh đã điên đảo khởi tưởng tịnh, là đã thừa nhận một cảnh cũng tịnh, cũng bất tịnh, trong ấy khởi tưởng nào là điên đảo, không phải điên đảo?

Lại như đối với không phải là thường, tưởng là thường thành điên đảo, nên biết tánh bất tịnh quyết định là thành thật. Hoặc đối với hành hữu lậu, nhận lấy chung thường, không phải thường, nên tánh không phải thường cũng không thành thật. Hoặc như tánh không phải thường, thì tánh bất tịnh cũng như thế.

Vậy nên tịnh bất tịnh không phải không thành thật. Nói đồng phần hữu tình của nẻo sinh riêng khác, ở trong một sự đã nhận lấy tịnh uế khác nhau, nên biết cảnh tịnh uế là không thành thật, về lý là cũng không đúng. Vì trước đã giải thích trong một tụ cùng có hai cảnh, nghĩa ấy là đã thành. Nói tướng tịnh uế không phải nhất định có thể đạt được, nên cảnh tịnh uế là không thành thật, về lý cũng không hợp, vì căn cứ theo trước đã nói. Nghĩa là không phải không có tướng mà có tánh tịnh uế. Tánh nếu không có thì điên đảo không thành, tức không nên nói là tướng không thể đạt được. Nên tịnh uế không thành nhân thật.

Lại, Đức Phật Thế Tôn, đối với pháp hữu lậu quyết định thành lập có tánh bất tịnh. Nghĩa ấy là thế nào? Nghĩa là pháp hữu lậu bị nhiễm do phiền não, gọi là thắng nghĩa bất tịnh, nên biết tịnh uế không phải là không thành thật.

Nếu như vậy thì há không phải các pháp hữu lậu đều là bất tịnh?

Hoặc có ở trong ấy khởi nhận biết rõ tịnh diệu. Cảnh giới của nhận biết rõ này đã không thành thật, cảnh giới khác so sánh tức nên như thế. Nhận biết rõ này đã tăng, tuy không thành thật, nhưng cảnh bất tịnh là thành thật, trong đó cho là tịnh, tức nghĩa điên đảo thành. Về sau, khi tham khởi, tùy vào kiến tịnh này, nên tướng đã tăng tuy không thành thật, nhưng không có lỗi về đối tượng duyên không phải là thành thật.

Lại, trước đã nêu rõ trong tụ bất tịnh, có ít chủng tử tịnh. Vì chủng tử tịnh là tánh tịnh không có Thể khác, nên cảnh tịnh không phải là không có, chỉ do ở trong ấy đã tăng chung thành điên đảo.

Lại, các pháp như sắc v.v… có tự thể tịnh, chỉ do hữu lậu lập tên bất tịnh, nên tất cả cảnh không phải là không thành thật.

Có Sư khác cho: Dựa nơi năm thức thân khởi cảnh giới của phiền não là thành thật, không phải ở nơi một cảnh có hai tâm chuyển. Năm thức chỉ nhận lấy cảnh hiện tại. Sắc v.v… của đối tượng nhận lấy là tánh sát-na, nên cảnh của phiền não khác là không thành thật. Do một sát-na nhận lấy sắc v.v… xong, sau đấy cùng nối tiếp, khởi phân biệt khác. Ở đây cũng nên căn cứ theo tụ chung để ngăn chận, trừ bỏ. Nghĩa là ở trong tụ khả ái của quá khứ, có cảnh đáng ghét có thể phát sinh giận dữ. Trước duyên nơi phần khả ái ở nơi tụ sinh tham, sau nhớ lại phần đáng ghét, ở nơi tụ sinh giận dữ. Thế nên ý địa đã khởi phiền não nơi cảnh giới của đối tượng duyên không phải là không thành thật. Tức ở trên đã nói về tùy miên và trợ bạn.

Đức Phật đã thuyết giảng về lậu, bộc lưu, ách, thủ.

Lậu, nghĩa là ba lậu: (1) Lậu dục. (2) Lậu hữu. (3) Lậu vô minh.

Nói bộc lưu: Nghĩa là bốn bộc lưu: (1) Bộc lưu dục. (2) Bộc lưu hữu. (3) Bộc lưu kiến. (4) Bộc lưu vô minh.

Ách, nghĩa là bốn ách, như nói về bộc lưu.

Thủ, nghĩa là bốn thủ: (1) Dục thủ. (2) Kiến thủ. (3) Giới cấm thủ. (4) Ngã ngữ thủ.

Lậu v.v… như thế, thể của chúng là thế nào? Tụng nêu:

Dục, phiền não và triền

Trừ si, gọi lậu dục

 Lậu hữu hai cõi trên

Chỉ phiền não, trừ si.

Môn trong đồng vô ký

Địa định nêu hợp một

Vô minh gốc các hữu

Nên riêng làm một lậu.

Bộc lưu, ách cũng thế

Lập riêng vì kiến lợi

Do kiến không thuận trụ

Không ở lậu lập riêng.

Dục hữu, ách và si

Kiến phân hai gọi thủ

Vô minh không lập riêng

 Do chẳng chủ thể lấy.

Luận nói: Phiền não và triền thuộc cõi dục trừ si, bốn mươi mốt vật, gọi chung là lậu dục. Nghĩa là ba mươi mốt thứ phiền não căn bản hệ thuộc cõi dục và mười triền.

Phiền não của hai cõi sắc, vô sắc trừ si, có năm mươi hai vật gọi chung là lậu hữu. Nghĩa là phiền não căn bản của hai cõi trên đều có hai mươi sáu. Cõi sắc, vô sắc tuy lại cũng có hôn trầm, trạo cử, nhưng triền thì không nên dựa vào cõi để phân biệt. Ở cõi trên triền ít, không tự tại, do đấy hữu lậu chỉ nói là phiền não. Nếu triền cũng dựa vào cõi để phân biệt, thì Thể của hữu lậu có đến năm mươi sáu. Nên Luận Phẩm Loại Túc nói như thế này: Thế nào là lậu hữu? Nghĩa là trừ vô minh, còn lại là kiết, phược, tùy miên, tùy phiền não, triền hệ thuộc hai cõi trên.

Do đâu hợp nói phiền não của hai cõi là một lậu hữu?

Vì đồng tánh vô ký, ở nơi môn trong chuyển dựa vào địa định sinh. Do ba nghĩa đồng, nên hợp làm một. Phiền não của cõi kia cũng ở nơi môn ngoài, có duyên nơi cảnh của sắc, thanh, xúc chuyển, nên lại nói riêng về nhân của hợp thứ hai. Nghĩa là tùy miên kia đồng một đối trị. Nếu như dựa vào nghĩa này thì không hủy hoại văn tụng. Nghĩa là ở đây nên nói: Do đâu hợp nêu phiền não của hai cõi làm một lậu hữu? Vì đồng vô ký, đối trị, địa định nên hợp một. Vì sao chỉ hai cõi kia được mang tên lậu hữu? Đây tức như trước gọi hữu tham.

Giải thích nghĩa đã căn cứ nơi ba cõi. Mười lăm vô minh là thể của lậu vô minh, nên tụng không nói riêng.

Vì sao chỉ lập riêng vô minh này mang tên lậu?

Vì làm rõ lỗi lầm tai hại của vô minh là hơn hẳn. Nghĩa là riêng có thể tạo tác căn bản của sinh tử. Như Khế kinh đã nói rõ: Vô minh làm nhân sinh ra tham nhiễm, cho đến nói rộng. Lại, như tụng nói:

Các nẻo ác hiện có

Đây cùng thế gian khác

Đều vô minh làm rễ

Tham dục đã cùng khởi.

Đã biện về ba lậu. Lại nên xét chọn.

Như Bản luận nói: Kiết, phược, tùy miên, tùy phiền não, triền làm hai lậu trước. Nếu gồm đủ năm nghĩa mới được mang tên lậu. Tức là mười triền, nên không phải là Thể của lậu. Nếu tùy theo đủ một, liền được tên lậu. Tư, hận v.v… nhiễm cũng nên gọi là lậu. Tức số vật của kiết ở trên đã nêu là vô ích. Nay ở đây chỉ căn cứ phần vượt hơn để nói một trăm lẻ tám các Hoặc là lậu. Nghĩa là không phải tư v.v… hận v.v… nhiễm ô, không phải thuộc về lậu. Chỉ các Hoặc này đã ngăn cản hữu tình, ở lâu trong sinh tử. Hoặc khiến lưu chuyển trong sinh tử, từ trời Hữu đảnh cho đến ngục Vô gián, tác dụng mạnh, dễ thấy rõ. Thế nên nói riêng.

Bộc lưu và ách, thể đồng với lậu. Nhưng ở trong đó, kiến cũng lập riêng. Nghĩa là lậu dục trước tức bộc lưu dục và ách dục. Như thế, lậu hữu tức bộc lưu hữu và ách hữu. Tách xuất ra các kiến làm bộc lưu kiến và ách kiến, do mạnh mẽ nhanh nhẹn. Nghĩa là nghĩa trôi nổi hợp với chấp giữ, lập bộc lưu, ách, thủ. Như phiền não khác chỉ trừ vô minh, đều cùng hỗ trợ có thể khiến trôi nổi hợp với chấp giữ. Các kiến cũng như thế, do mạnh mẽ, nhanh nhạy, nên lìa tương trợ khác, có thể khiến trôi nổi hợp với chấp giữ nên cũng lập riêng với bộc lưu, ách, thủ. Lại, các phiền não đều khiến chúng sinh chìm nổi trong pháp nhiễm. Lìa các phẩm thiện thì không có hiểu biết, là tà giải. Chúng sinh trôi nổi bị sóng cả xô đẩy nhận chìm đối với phần thiện lại cách xa, nên vô minh kiến ở đây đã lập riêng.

Nếu như vậy vì sao không lập riêng lậu kiến khiến trụ gọi là lậu?

Như tiếp sau sẽ nêu rõ: Kiến không thuận với nghĩa của lậu kia, vì có riêng khác. Nghĩa là khiến hàng phàm phu và các Thánh giả, cùng trụ nơi sinh tử, nên gọi là lậu. Các kiến không có công năng khiến các Thánh trụ. Vì nghĩa của lậu là không hoàn toàn nên không lập riêng.

Nghĩa đối với trôi nổi hợp với chấp giữ thì Thánh và phàm phu là khác nhau, nên ba môn sau đều lập riêng kiến. Nghĩa là những Hoặc này có thể làm trôi nổi các phàm phu, cùng có thể khiến lìa tất cả phẩm thiện. Làm trôi nổi các Thánh thì không thể như thế. Trôi nổi xong thì có thể khiến các loại phàm phu thọ sinh khắp cùng với cõi, nẻo phi ái sinh hợp. Khiến cho Thánh giả hợp thì không thể như thế. Hợp rồi thì có thể khiến các loại phàm phu đều nương dựa vào chấp giữ. Khiến các Thánh thì không như vậy. Do ba môn này nên phàm phu khác với Thánh. Trong ấy, kiến là hơn hẳn, thế nên lập riêng.

Có Sư khác nói: Kiến vì nóng vội, nhanh nhạy, đối với nghĩa khiến trụ giữ, một mình không thể làm xong, nên ở nơi môn lậu cùng với thứ khác hợp lập. Nếu cùng với thứ khác hợp, thì có khả năng trụ. Như đối với việc điều phục voi chúa, cần trói buộc để sinh voi con.

Như thế là đã chỉ rõ hai mươi chín vật, gọi là bộc lưu dục. Nghĩa là tham, sân, mạn, đều có năm thứ, nghi bốn, triền mười. Hai mươi tám vật gọi là bộc lưu hữu. Nghĩa là tham với mạn đều có mười, nghi tám. Ba mươi sáu vật gọi là bộc lưu kiến. Nghĩa là trong ba cõi đều có mười hai kiến. Mười lăm vật gọi là bộc lưu vô minh. Nghĩa là nơi ba cõi vô minh đều có năm. Nên biết bốn ách cùng với bộc lưu là đồng. Bốn thủ nên biết thể đồng với bốn ách. Nhưng dục thủ, ngã ngữ thủ mỗi thứ đều cùng với vô minh, kiến thủ phân làm hai. So với ách trước là khác, tức ách dục trước và dục, vô minh. Ba mươi bốn vật gọi chung là dục thủ. Nghĩa là tham, sân, mạn, vô minh đều có năm. Nghi có bốn và mười triền. Tức ách hữu trước và vô minh của hai cõi. Ba mươi tám vật gọi chung là ngã ngữ thủ. Nghĩa là tham, mạn, vô minh đều có mười. Nghi có tám, ở trong ách kiến, trừ giới cấm thủ, còn lại ba mươi vật, gọi chung là kiến thủ. Sáu vật còn lại gọi là giới cấm thủ. Do đấy, riêng làm oán đối của Thánh đạo, tức cùng lừa dối hai chúng tại gia, xuất gia.

Vì sao vô minh không lập riêng làm thủ? Dựa vào nghĩa có thể thủ để kiến lập tên thủ. Nhưng vì các vô minh không phải là có thể thủ. Nghĩa là không hiểu rõ về tướng, gọi là vô minh. Vô minh kia không phải là có thể thủ, vì không mạnh mẽ, nhanh nhạy, tức chỉ có thể cùng với pháp khác hợp lập làm thủ. Phần còn lại kiến lập thủ và quyết định lựa chọn rộng. Như trong duyên khởi, nên lãnh hội như lý.

Bộc lưu, ách, thủ, nếu có thể gồm thâu chung tất cả phiền não thì trái với Khế kinh. Như Khế kinh nói: Thế nào là ách dục? Nghĩa là loại người ngu, loại phàm phu không hiểu biết, không nhận biết đúng như thật về các dục tập hợp, ẩn mất, về những lỗi lầm tai hại của vị ái và với nẻo xuất ly. Cho đến nói rộng.

Loại phàm phu kia đối với các dục: Dục tham, dục dục, dục thân, dục ái, dục lạc, dục sầu muộn, dục tham đắm, dục ham thích, dục vui lòng, dục che giấu, dục theo đuổi, dục vướng mắc, đã bị vây buộc đè ép nơi tâm. Đó gọi là ách dục. Ách hữu, Ách kiến nên biết cũng như thế.

Các thứ này đối với thể của ái, nói tên ba ách. Lại, kinh khác nêu: Dục tham gọi là thủ. Do đấy nên biết, đối với bốn thứ như dục v.v… đã khởi thì dục tham được gọi là thủ như dục v.v…

Làm sao gồm thâu đủ các phiền não?

Ở đây là không trái với ý của kinh, vì riêng khác. Căn cứ theo đối tượng được hóa độ, thì căn cơ hành tác có sai biệt, nên mật ý giảng nói, cũng như bộc lưu. Nghĩa là Khế kinh thuyết giảng: Có bốn bộc lưu. Nhưng trong kinh khác, Đức Phật quán xét về căn cơ hành tác nơi đối tượng được hóa độ có sai biệt, nên nói như thế này: Bí-sô! Nếu có thể trụ nhiều nơi đây, tức là đã vượt qua năm bộc lưu trước. Bộc lưu thứ sáu cũng có thể vượt qua.

Làm sao nhận biết đây là lời nói mật ý?

Không phải chỉ do ái làm thể của ba ách, vì trong Khế kinh đã nói: Có chín kiết. Kiết cùng với ách về nghĩa so sánh là tương tợ, nên biết phiền não đều có tướng của ách. Đức Phật quán xét về chỗ nơi căn cơ hành tác của đối tượng hóa độ, tức ở trong nhiều Thể, lại lược nêu lên một. Lại như Khế kinh nói: Nếu đoạn trừ một pháp, thì Ta có thể chứng nhận là ông được quả Bất hoàn. Một pháp nghĩa là Tát-ca-da-kiến. Không phải chỉ đoạn trừ Tát-ca-da-kiến này là được quả Bất hoàn.

Lại, như kinh nêu bày: Nên đoạn trừ hại, phẫn, không phải là phiền não khác, không nên đoạn trừ hại.

Lại như nói: Vô minh có thể che ngăn loại hữu tình. Nhưng ở xứ khác thì nói cái (ngăn che) có năm. Kinh này cũng như thế. Tùy theo chúng sinh của đối tượng được hóa độ trong hiện tại cùng nối tiếp, vì bị ái não hại, nên lược tóm vì hữu tình kia nói ái là không lỗi. Hai ách dục, hữu có thể lược nêu là ái, vì ái thuộc về hai ách kia.

Ách kiến thì thế nào?

Ái cùng với ách kiến về tánh là đều riêng khác nên nêu dẫn cũng không có lỗi. Vì tên gọi ách kiến là dựa vào môn huấn thích, có chung hai nghĩa: (1) Nếu kiến tức là ách, gọi là ách kiến, như ách vô minh. (2) Nếu ở nơi kiến là ách thì gọi là ách kiến, cũng như ách hữu.

Đức Phật vì khiến đệ tử nhận biết hai nghĩa. Tuy cũng đối với ái, lập tên ách kiến, nhưng cũng không có lỗi trái với pháp tánh.

Như thế là đã biện tùy miên và triền. Kinh nói là lậu, bộc lưu, ách, thủ. Tên gọi như tùy miên v.v… này có nghĩa gì? Tụng nêu:

Vi tế hai tùy tăng

Theo đuổi cùng tùy buộc

Trụ lưu nổi hợp chấp

Là nghĩa của tùy miên.

Luận nói: Lúc phiền não căn bản hiện tiền, vì hành tướng của chúng khó nhận biết, nên gọi là vi tế. Thế nên Thánh giả A-nan-đà nói: Ta nay không biết đối với người đồng phạm hạnh, có khởi tâm kiêu mạn chăng?

Không nói là hoàn toàn không có, do hành tướng của tùy miên mạn là vi tế. Thánh giả kia hãy còn không hiểu rõ tâm mạn là có, không có, huống chi là các phàm phu? Các tùy miên còn lại so sánh tức nên như thế.

Có giải thích cho: Nơi cực vi của một sát-na cũng có tùy tăng, nên gọi là vi tế.

Hai tùy tăng: Nghĩa là đối với đối tượng duyên và đối tượng tương ưng, là đều tùy tăng. Vì sao phiền não có tùy tăng đối với đối tượng duyên và đối tượng tương ưng?

Như trước đã biện. Hoặc như kẻ oán hại luôn dò xét cầu tìm các thứ sơ hở, tỳ vết, cùng như thấy chất độc. Nên biết phiền não đối với đối tượng duyên của chính nó đã có nghĩa tùy tăng. Như viên sắt nóng có thể khiến cho nước nóng lên và như tiếp xúc với chất độc. Nên biết phiền não đối với phần tương ưng của chính nó đã có nghĩa tùy tăng. Cả hai đều đồng như nhũ mẫu khiến trẻ con tùy tăng. Nhũ mẫu có thể khiến trẻ con tăng trưởng cùng khiến cho tài năng dần dần tích tập. Đối tượng duyên, tương ưng khiến cho các phiền não cùng nối tiếp tăng trưởng và được tích tập.

Nói theo đuổi (tùy trục): Nghĩa là từ vô thủy đến nay, ở trong phần cùng nối tiếp, luôn có thể dấy khởi theo đuổi, gắn liền.

Nói tùy buộc (tùy phược): Nghĩa là rất khó lìa. Như bệnh sốt rét bốn ngày và loài chuột độc v.v…

Có thuyết nói: Tùy buộc nghĩa là luôn bị theo đuổi. Như bóng đi trên biển là tùy theo vật đi trên không. Do đấy đã nói về các nhân duyên, mười thứ phiền não lập danh xưng tùy miên.

Dựa nơi môn huấn từ để giải thích danh xưng này. Nghĩa là tùy theo dòng chảy, trong phần cùng nối tiếp đã miên (ngủ), nên gọi là tùy miên. Tức thuận theo dòng, an trụ trong thân, tăng thêm nghĩa mờ tối, ngưng trệ. Hoặc tùy theo chỗ vượt hơn, trong phần cùng nối tiếp đã ngủ yên (miên), nên gọi là tùy miên. Tức là hướng nhập phần vị thắng giải như thật, là nghĩa mê mờ tối tăm. Hoặc có thời gian dài ở trong ngục bị theo đuổi, ngăn che loại hữu tình, nên gọi là tùy miên.

Do đâu tùy miên chỉ là mười thứ như tham v.v… không phải là các thứ khác như phẫn v.v…?

Nghĩa là chỉ mười thứ tập khí bền chắc này, dấy khởi tức khó thôi dứt. Như lửa cháy dựa vào núi. Hoặc như oán kết, nên gọi là tùy miên.

Nếu như vậy thì hận nên là tánh của tùy miên? Không phải như thế. Vì tùy miên là tự nhiên chuyển. Chủ yếu là tạo nên công dụng thì hận mới tùy chuyển. Tuy nhiên, vì tánh của các tùy miên là rất nặng, nên không tạo lập công dụng thì cũng kiên cố chuyển. Hoặc hận thì tùy theo sân có đối tượng tạo tác. Nghĩa là các thứ cấu hận là đẳng lưu của sân, tùy theo đối tượng thực hiện của sân mới có chỗ tạo tác. Như khi nhớ nghĩ về vô số tướng giận dữ, tùy theo đối tượng thực hiện của sân mà kiết hận không bỏ. Cho nên không có lỗi cấu hận thành tùy miên, đó là huấn thích. Kiến lập tùy miên đã ngăn giữ hữu tình ở lâu nơi sinh tử. Hoặc khiến lưu chuyển trong sinh tử, từ trời Hữu đảnh đến địa ngục vô gián. Do tùy miên kia cùng nối tiếp ở nơi sáu cửa tiết ra chất bất tịnh đã rò rỉ lỗi lầm vô cùng, nên gọi là lậu. Vì cuốn trôi hết sạch các phẩm thiện, nên gọi là bộc lưu. Ở nơi cõi, nẻo sinh khởi hòa hợp, gọi là ách. Chấp giữ lấy ách kia, là tự thể của ách kia, gọi là thủ.

Ở đây, Kinh chủ lại nêu bày thế này: Nếu khéo giải thích tức nên nói: Trong các cảnh giới, tuôn chảy cùng nối tiếp, rỉ chảy lỗi lầm không dứt, nên gọi là lậu. Nếu thế mạnh tăng thượng gọi là bộc lưu. Nghĩa là các hữu tình nếu rơi vào cảnh kia thì chỉ có thể tùy thuận, không thể trái ngược vọt nổi lên, bồng bềnh cuồn cuộn khó chống cự được. Vào lúc hiện hành thì không hoàn toàn tăng thượng, tức gọi là ách. Chỉ khiến các hữu tình cùng với vô số thứ khổ hòa hợp. Hoặc vì thường hiện hành, nên gọi là ách. Vì chấp giữ dục v.v… nên gọi là thủ.

Giải thích kia có gì là thiện? Trong phần giải thích bốn tên gọi có hai thứ so với tôi là đồng. Hai thứ thì trái lý. Nghĩa là Kinh chủ kia đã nói: Trong các cảnh giới tuôn chảy cùng nối tiếp, rỉ chảy lỗi lầm không dứt, nên gọi là lậu. Tức tông của tôi nói: Do tùy miên kia cùng nối tiếp, ở nơi sáu cửa tiết ra chất bất tịnh, đã rò rỉ lỗi lầm vô cùng, nên gọi là lậu. Không phải lìa các lậu mà có cùng nối tiếp riêng. Do thế mạnh cùng nối tiếp đó, nên ở nơi cảnh rỉ chảy ra lỗi lầm. Tức các phiền não hoặc chung, hoặc riêng, tuôn chảy không dứt, được mang tên là cùng nối tiếp.

Nói nơi sáu cửa tiết ra chất bất tịnh, tức nói ở nơi sáu cảnh. Thuyết kia nói không dứt, tức tôi nói là vô cùng, so với tôi giải thích đâu có gì khác, mà riêng nói thuyết kia là thiện. Thế mạnh của tùy miên kia tăng thượng, gọi là bộc lưu, tức tông của tôi nói cuốn trôi hết sạch các phẩm thiện, so với tôi có khác biệt mà riêng cho thuyết kia là thiện chăng?

Nói lúc hiện hành thì không hoàn toàn tăng thượng, gọi là ách, khiến cùng với vô số thứ khổ hòa hợp, thì điều này là trái với lý. Vì vào lúc hiện hành, nếu không tăng thượng, thì sao có thể khiến cùng với vô số thứ khổ hòa hợp?

Vì sao có thể nói giải thích của thuyết kia là thiện?

Lại, các pháp thiện thường thường hiện hành, cũng khiến cho hữu tình cùng với chúng khổ hòa hợp, tức nên cùng với phiền não cùng lập ra tên ách.

Nếu nói giải thích của tôi cũng đồng với lỗi ấy thì vấn nạn này là phi lý, vì tôi nói phiền não là do môn nghiệp phát khởi. Vì có khả năng này, nên chỗ giải thích về nghĩa của thủ cũng trái với lý. Nghĩa là nếu tên gọi thủ chỉ nhân nơi ái, thì nói thủ duyên nơi hữu nghĩa ấy làm sao thành? Nên chỉ nói là ái duyên nơi hữu. Lại, như duyên của nghiệp nơi đời trước, đời sau, cũng nên gồm thâu chung tất cả phiền não. Như trong phần duyên khởi đã xét chọn rộng.

Do thuyết kia đã giải thích trái với chánh lý, nên Sư Tỳ-bà-sa không tạo ra thuyết ấy.

HẾT – QUYỂN 53