LUẬN A TỲ ĐẠT MA THUẬN CHÁNH LÝ
Tác giả: Tôn giả Chúng Hiền
Hán dịch: Tam Tạng Pháp sư Huyền Tráng Đời Đường
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh
Hội Văn Hóa Giáo Dục Linh Sơn Đài Bắc Xuất Bản

 

QUYỂN 42

Phẩm 4: NÓI VỀ NGHIỆP

(PHẦN 10)

Nay nên tư duy lựa chọn: Thành tướng nghiệp đạo, nghĩa là với mức lượng nào, thì gọi là tự sát sinh, cho đến với mức độ nào gọi là tà kiến?

Vả lại, trước phân biệt về tướng sát sinh, tụng nói:

Sát sinh do cố nghĩ

Tưởng khác không ngộ sát.

Luận nói: Phải do trước hết phát ý muốn giết cố suy nghĩ: Đối với chúng sinh khác là hữu tình, nghĩ chúng sinh khác là hữu tình, tạo nên gia hạnh sát, không giết lầm, nghĩa là chỉ giết hữu tình kia, không giết quàng, hữu tình khác, mức độ nầy, gọi là nghiệp đạo sát sinh.

Có khi do dự không biết là thú dữ hay con người: Nếu là người, là người kia không phải thú dữ kia, nhân đó khởi quyết chí. Hoặc phải, hoặc không phải, ta nhất định sẽ giết, do tâm không đoái nghĩ, hoặc giết hữu tình, cũng thành nghiệp đạo.

Nghiệp đạo như thế, hoặc quyết định, hoặc nghi ngờ, chỉ đủ duyên giết, đều có lý thành.

Đối với sát-na diệt, tội hành sát sao là thành? Sao là không thành?

Vì không có nghĩa sát, nghĩa là mạng chúng sinh, quá khứ đã diệt, hiện tại tự diệt, vị lai chưa đến, thế nên, sẽ không có lý giết sinh mạng.

Nói diệt là là sao?

Ngọn lửa đèn, tiếng chuông. Căn cứ vật thể đó, lẽ ra cũng chung cho suốt nghĩa sát sinh, nghĩa là chướng ngại mạng sẽ sinh nên sinh, không sinh, do khởi tâm ác gia hạnh hành sát, khiến kẻ bị giết, khi hiện mạng diệt, không thể làm nhân, dẫn mạng đồng loại, chướng ngại mạng nên sinh khiến cho không bao giờ sinh, nên gọi là sát sinh. Do đó, mắc phải tội. Mạng bị đoạn nầy là thuộc về ai? Nghĩa là nếu mạng không có, thì mạng kia gọi là người chết, tức là thân, chỗ nương tựa của mạng nầy.

Tiêu biểu tiếng thứ sáu, biểu hiện rõ nghĩa lệ thuộc nhau, như Già-tha Nói thọ, noãn v.v… nên thân có mạng, gọi có mạng, không phải thật có ngã, lý ấy quyết định hiển nhiên.

Đã phân biệt về sát sinh, nay sẽ nói về: Không cho mà lấy. Tụng nói:

Không cho, lấy vật người

Sức trộm lấy thuộc mình.

Luận nói: Nói không lầm v.v… ở trước, như tương ưng đến sau, nghĩa là phải trước phát ý muốn trộm cắp cố suy nghĩ trong các vật của người khác, khởi tưởng vật của người. Hoặc dùng sức, hoặc trộm lấy, khởi gia hạnh trộm cắp. Không lầm mà lấy để cho thuộc về thân mình. Mức độ nầy, gọi là tội không cho mà lấy. Nếu có trộm lấy vật của tháp, thì sẽ đắc tội với Phật. Đức Phật sắp Niết-bàn, thọ chung vật mà thế gian đã thí cho.

Có thuyết nói: Tội nầy đối với người bảo vệ pháp, thì người kia tha hồ sẽ không có tội. Thế nên, thuyết trước nói, về lý là tốt hơn.

Trộm mất vật tăng, đã tác bạch Yết-ma, tăng ở giới nội đắc tội trộm cắp, Yết-ma chưa rồi đối với tất cả tăng, nếu trộm của người khác và voi, ngựa v.v… ra khỏi trụ xứ, thì nghiệp đạo mới thành.

Đã nói không cho mà lấy, sẽ nói về hạnh tà của dục. Tụng nói: Dục tà hạnh bốn thứ Làm điều không nên làm.

Luận nói: Gồm có bốn thứ làm không nên làm, đều được gọi là dục tà hạnh:

1. Đối với không phải cảnh. Nghĩa là được người khác bảo hộ. Hoặc mẹ, hoặc cha, hoặc của cha lẫn mẹ, cho đến hoặc cảnh được người chồng bảo vệ.

2. Đối với phi đạo. Là đặt nơi miệng vợ mình và đường khác.

3. Đối với không phải chỗ. là nơi tháp cao, trong chùa.

4. Đối với phi thời. Là lúc vợ đang mang thai, thời gian cho con bú, lúc thọ trai giới.

Có thuyết nói: Nếu người chồng đã chấp nhận thọ trai, giới, mà có trái phạm, mới nói là phi thời, đã nói không lầm, cũng tương ưng đến đây, nếu đối với vợ của người, cho là vợ mình, hoặc đến với vợ mình, lại cho là vợ người. Đạo, phi đạo v.v… chỉ có tâm lầm, mặc dù có hành dâm, nhưng không phải nghiệp đạo. Nếu đối với vợ người mà nghĩ là vợ người, làm chuyện phi phạm hạnh. Có thuyết nói: Cũng trở thành gia hạnh, vì khi thọ dụng, đều đối với cảnh người khác.

Có thuyết nói: Như nghiệp đạo sát không thành gia hạnh vào lúc cuối cùng, vì cảnh trước đều riêng, nên Bí-sô ni v.v… như có giới vợ, nếu có xâm phạm, thì chợt cũng thành nghiệp đạo.

Có thuyết nói Về tội nầy, đối với chỗ vua ở, vì hay gìn giữ và vì không bằng lòng cho, nếu nhà vua tự trái phạm, thì nghiệp đạo cũng thành. Vì thế, thuyết trước nói, về lý, tốt hơn.

Đã nói về hạnh tà dục, sẽ nói về lời nói lừa dối. Tung nói: Nhiễm tưởng khác, phát ngôn Hiểu nghĩa, nói lời dối.

Luận nói: Nói vì sức nghe, nên thành nói lời lừa dối, nghĩa là đối với thuyết đã nói, với tưởng khác, phát ngôn và người bị lừa dối, đã hiểu nghĩa đã nói, tâm nhiễm không ngộ nhận, mới thành nghiệp đạo. Kẻ bị lừa dối, chưa hiểu gồm nhiếp lời nói nhơ bẩn, xen lẫn, ngữ do nhiều chữ hợp thành, phải là ở nghiệp biểu, vô biểu của ý niệm sau cùng, mới thành nghiệp đạo.

Hoặc tùy theo người bị lừa dối hiểu nghĩa tức thành. Chữ trước đều hiện hành, đều là gia-hạnh nầy. Sự hiểu nghĩa nói trong đây là căn cứ ở người bị lừa dối có thể hiểu, gọi là hiểu, chứ không phải hiểu theo nghĩa thật.

Mức độ nào gọi là chủ thể hiểu và hiểu nghĩa thật?

Trước kia cho rằng hiểu nghĩa là khi ở nhĩ thức, về sau, nói là thật tức có thể phân biệt nghĩa của người kia. Nếu nghĩa hiểu thật là do ý thức nhận biết, thì ngữ biểu, nhĩ thức đều cùng lúc diệt, nên nghiệp đạo nầy chỉ vô biểu thành.

Thế nên, về lý, lẽ ra nghĩa thiện, người nói, tức người nghe ở vị nhĩ thức, thì nghiệp đạo sẽ thành ngay, vì chủ thể lừa dối nay đủ biểu, vô biểu.

Có thuyết nói: Người bị lừa dối còn tùy theo hiểu, không hiểu, chỉ tưởng khác nói là nghiệp đạo tức thành. Không như vậy, lời nói lừa dối ở đây, đồng với ngữ ly gián, nghĩa là tùy theo nhẫn, không nhẫn, phải là nhận hiểu mới thành nghiệp đạo.

Kinh nói các lời nói, lược có mười sáu, nghĩa là đối với việc không thấy, không nghe, không hay không biết, nói là thấy thật v.v… trong việc đã trông thấy v.v… nói là không thấy v.v…

Tám thứ như thế, gọi là không phải lời Thánh nói. Trong thấy v.v… nói không thấy v.v… đối với việc thấy v.v… nói thật thấy v.v…

Tám thứ như thế gọi là lời nói của Thánh.

Những gì gọi là tướng thấy v.v…? Tụng nói:

Do nhãn, nhĩ, ý thức

Và ba chỗ chứng khác

Như thứ lớp gọi là

Chỗ thấy, nghe, hay biết.

Luận nói: Nếu cảnh (đối tượng) do mắt, tai, ý, thức đã chứng, thì như thứ lớp gọi là đối tượng nhận thức v.v… Mũi, lưỡi, thân căn nhận lấy, vì đến cảnh nên gọi chung là biết nữa. Kinh nói nhất định đối tượng nhận lấy của ba căn là đối tượng nhận biết. Kinh nói: Đại mẫu! Ý ông nghĩ sao? Các sắc hiện có khi không phải mắt ông thấy, không phải ông từng thấy, không phải ông sẽ thấy, không phải mong cầu thấy.

Ông vì nhân các đối tượng nầy, có khởi dục, khởi tham, khởi thân thích, khởi ái, khởi A-lại-da, khởi Ni-diên-để, khởi mê đắm hay không?

Không bạch Đại đức.

Các tiếng hiện có không phải tai ông nghe, nói rộng cho đến các pháp hiện có không phải ý ông nhận biết, nói rộng cho đến: Không, bạch Đại đức.

Đức Phật lại bảo: Đại Mẫu! Ở đây ông nên biết, đối tượng thấy chỉ có đối tượng thấy, nên biết đối tượng nghe, đối tượng hiểu, đối tượng biết, chỉ có đối tượng nghe, hiểu, biết.

Kinh nầy đã đối với cảnh của pháp, sắc, tiếng, nói là đối tượng thấy, đối tượng nghe, đối tượng biết.

Căn cứ đây, ngoài ra có, nhất định lập đối tượng hiểu biết. Nếu không thừa nhận như thế, thì đối tượng nhận biết là gì? Lại, ba cảnh như hương v.v… ở ngoài đối tượng thấy v.v… đối tượng ba cảnh kia, lẽ ra không khởi nói năng.

Kinh chủ bác rằng: Lập luận nầy không thành chứng, vì nghĩa kinh khác nhau, không phải trong kinh nầy Đức Phật muốn phán quyết bốn tướng đã nói, nhưng nhận thấy nghĩa mà kinh nầy nói, nghĩa là Đức Phật khuyên Đại Mẫu kia ở trong sáu cảnh và đối với bốn việc đã nói thấy v.v… nên biết, chỉ có lời nói đã thấy v.v… không nên tăng ích tướng ái, phi ái.

Nếu vậy, tướng nào được gọi là đối tượng thấy v.v…?

Có sư khác nói: Nếu là cảnh đã chứng hiện tại của năm căn, thế

gọi là đối tượng thấy. Nếu theo truyền thuyết của người khác thì gọi là sở văn nếu vận dụng tâm mình, dùng các thứ lý lẽ để so sánh, lường xét đối tượng được thừa nhận, thì gọi là đối tượng nhận biết. Nếu ý hiện chứng thì gọi là đối tượng nhận thức. Trong năm cảnh, đều chấp nhận khởi bốn, ở cảnh thứ sáu, trừ kiến có ba. Do giác nầy, gọi là chẳng phải không có đối tượng gọi. Ba cảnh như hương v.v… nói là chẳng phải không có.

Lại dẫn Sư xưa giải thích riêng về bốn cảnh nầy. Nay cho rằng Kinh chủ chỉ phô bày lối chấp của mình, không phải điều chúng ta thừa nhận. Kinh phán quyết tướng đã nói, nên chỉ nói kinh chứng đối tượng nhận lấy của ba căn, gọi là đối tượng hiểu biết. Vì khởi nói đối tượng hiểu biết, nên tông của Sư ta thuận theo kinh nầy, lập tướng của đối tượng thấy v.v… về lý không có trái. Mặc dù nói: Vì ngăn dứt sự tăng ích nơi tưởng ái, phi ái kia, nhưng chẳng phải không đúng.

Nói sáu, bốn riêng, về lý, không đúng, vì nghĩa của kinh trước, kinh sau đều giống nhau. Ta thấy nghĩa mà kinh nầy đã nói là giáo hóa Đại Mẫu, như trong cảnh sắc v.v… ở ba thời gian. Nếu không thấy v.v… vì không mong cầu, nên dục v.v… không sinh. Như thế, nếu biết cảnh đã thấy v.v… chỉ có đối tượng thấy v.v… thì dục v.v… cũng không sinh dục v.v… chỉ do tự phân biệt, nên ta thuận theo nghĩa kinh nhằm giải thích văn kinh nầy, không phải như Kinh chủ thuận theo sự phân biệt của mình, nên về sau, Đại Mẫu đã lãnh hội lời Phật nói, còn ta thì giải thích về nghĩa mà Đức Thế Tôn đã nói:

Thấy sắc rồi, mất niệm

Vọng tăng thêm tướng ái

Tâm bèn thọ ái nhiễm

Và trụ trong tham đắm.

Kia do khởi đây thọ

Rất nhiều tướng hiện tiền

Nên tâm kia thường hay

Bị các tham não hại.

Như thế tập các khổ

Thành cách xa Niết-bàn

Ái tận như đã nói:

Ngày càng gần Niết bàn

Thấy sắc rồi chánh niệm

Không tăng thêm tướng ái

Tâm không thọ ái nhiễm

Và không trụ tham đắm.

Kia do không khởi thọ

Rất nhiều tướng hiện tiền

Nên tâm kia thường hay

Lìa các tham não hại.

Như thế, diệt mọi khổ

Được gần với Niết-bàn !

Ái hết như đã nói:

Ngày càng gần Niết bàn.

Như thế, đối với tiếng, hương, vị, xúc, pháp, mỗi thứ đều nói rộng. Đức Thế Tôn cũng khen khả năng hiểu như thế nầy: “Lành thay! Lành thay!” nên Kinh chủ nói nghĩa kinh có riêng, nghĩa là thành thật như đã nói, do nghĩa kinh riêng, nên qua đó, Kinh chủ phân biệt khác.

Lại, với ý thú gì nói là cách giải thích trái với lý giáo của hai Sư kia, mà nghiêng một bên càng thêm trái. Phái Tỳ-bà-sa thuận theo lý giáo nói: Vả lại, hai Sư kia đã giải thích trái với giáo tướng đã thấy v.v… ở trong kinh, Đức Phật đối với cảnh sắc v.v… nói riêng một cách rõ ràng, mà hai sư kia vì từ bỏ cái khác để kiến lập, nên cũng thuận theo giáo, trái với chánh lý.

Nói trong năm cảnh, mỗi cảnh đều có bốn, trong cảnh thứ sáu, chỉ có ba v.v… Tuy nhiên, pháp rất có thể đặt tên đối tượng thấy, không phải trong tiếng v.v… có thể gọi đối tượng trông thấy. Như nói: Đức Phật nhận thấy đời quá khứ, vị lai v.v… đối tượng thấy nầy đều là cảnh không chung của ý thức.

Không hề có Thánh giáo nào nói: Tai thấy tiếng, mũi thấy mùi hương v.v… làm sao năm cảnh đều gọi là đối tượng thấy, chỉ không phải cảnh thứ sáu.

Lại, sư kia tự nói: Nếu ý hiện chứng, gọi là đối tượng nhận biết, thì pháp đã nhận thức lẽ ra phải gọi đối tượng thấy. Vì hiện đối tượng chứng, nên giống như sắc v.v…

Ở đây có lý gì chỉ năm đối tượng chứng, đặt tên đối tượng thấy.

Lại, về sau, sư giải thích: Tự nội tại được thọ nhận và tự được chứng gọi là đối tượng nhận biết.

Nếu vậy, thì thấy duyên nào không phải tự nội tại? Thế thì đối tượng thấy lẽ ra tức là đối tượng giác ngộ?! Lại, đối tượng giác ngộ, đối tượng nhận biết, lẽ ra không có khác nhau, vì đều là tự chứng đắc của ý thức. Lại, các tị lượng, hiện lượng làm trước, người đạt được chánh lý đều thừa nhận chung.

Nếu cảnh tị lượng mới gọi là đối tượng giác ngộ, không nên đối tượng giác ngộ lại ở trước đối tượng nhận biết. Nên về nghĩa của hai Sư kia không có đầu mối!

Nay cho rằng Kinh chủ có chấp tà ở tâm, trái với chánh tông nầy, hợp với bè nhóm của tà thuyết kia.

Có khi nào nghĩa tưởng khác với thân biểu, thành nói dối không?

Có, nên luận nói: Vả lại có thân bất động tiếp xúc với tội sát sinh?

Đáp: Có, là phát ngữ.

Có khi nào không phát ngữ tiếp xúc với tội nói dối?

Đáp: Có, nghĩa là thân động.

Có khi nào thân bất động không phát ngữ, tiếp xúc do hai tội?

Đáp: Có, là ý vị tiên phẫn nộ và khi nghiệp được nuôi lớn. Kinh chủ ở đây lập ra vấn nạn như thế nầy: Nếu thân bất động, cũng không phát ngữ thì dục sẽ không có vô biểu, lìa biểu mà sinh hai pháp nầy làm sao được thành nghiệp đạo?

Đối với vấn nạn như thế, nên lập ra sự cần cù khổ nhọc. Kinh chủ kia cho rằng thật sự không có nghiệp biểu, vô biểu. Há chấp nhận không lập hai nghiệp đạo nầy? Kinh chủ kia cũng nên nói về nhân tiếp xúc với hai tội, không phải chỉ khởi tư duy ác, vì có lỗi thái quá. Nếu phải dựa vào tư duy chuyển biến hai môn thân, ngữ, thì khởi tâm muốn sát, lừa dối, lẽ ra thành nghịch. Nếu kia không thành, thì vị tiên v.v… lẽ ra đồng?

Đã thân không động, cũng không phát ngữ, làm sao thành nghiệp đạo?!

Và dựa vào môn thân, ngữ, lẽ ra lập ra sự cần cù khó nhọc. Giải thích về vấn nạn như thế. Nhưng ta lại giải thích: Khi Bố-tát, như do thân cử động có thể biểu hiện nghĩa ngữ, sinh ngữ nghiệp đạo. Nếu thân bất động, có thể biểu hiện nghĩa ngữ nghiệp đạo cũng sinh. Tuy nhiên, khi thuyết giới, người kia có trái phạm, im lặng biểu hiện sự thanh tịnh, khiến chúng đều biết, làm sao không sinh nghiệp đạo nói dối? Nghĩa: Ý vị tiên nổi giận đều bảo cho người khác biết vị tiên kia đối với hữu tình, tâm không chiếu cố, phi nhân kính họ, biết có tâm ác, thân dao động, vì giết chúng sinh nghiệp đạo.

Vị tiên do biểu gì mà khiến cho quỷ biết tâm?

Vị tiên kia do ý phẫn nộ, thân, ngữ tất nhiên biến đổi. Hoặc chú thuận nguyền rủa, tất nhiên động thân ngữ.

Có sư khác nói: Không phải tất cả vô biểu ở cõi Dục đều dựa vào biểu sinh, như khi đắc quả thì năm Bí-sô đồng được giới biệt giải thoát.

Bất thiện, lẽ ra cũng như thế, nhưng Bí-sô kia, thời gian trước quyết định có biểu khác lẽ ra cũng thế. Trước như trước nói: Khi Bố-tát, người được nói dối, nghĩa là người không thanh tịnh, dối trá vào trong tăng ngồi, biểu hiện oai nghi, hoặc có nói năng, đây là biểu trước. So sánh khác, nên tư duy.

Đã nói về ngữ lừa dối, sẽ nói về ba ngữ còn lại, tụng nói:

Tâm nhiễm nói hại người

Gọi là Ly gián ngữ

Thô ác ngữ chẳng yêu

Các Tạp ngữ nhiễm nhơ

Thuyết khác, ba nhiễm khác

Dua nịnh, ca, tà luận…

Luận nói: Nếu tâm nhiễm ô, phát ngữ phá hoại người khác. Nếu người khác bị tổn hại, không tổn hại, đều trở thành ngữ chia rẽ. Hiểu nghĩa, không lầm, truyền đến trong đây. Nếu dùng tâm nhiễm, phát ngữ phi ái, chê bai chỉ trích người khác, gọi ngữ thô ác, tâm nhiễm chấp, phát, ngữ lưu truyền đến đây. Hiểu nghĩa không lầm, cũng đồng với trước. Tất cả tâm nhiễm phát ra các ngữ, goi là ngữ tạp nhơ. Vì đều nhơ tạp, nên chỉ chữ ngữ trước kia lưu truyền đến trong đây.

Có thuyết nói: Khác với ba thứ trước, tâm nhiễm khác đã phát ra ngữ ngôn dua nịnh ca hát, các tà luận v.v… mới gồm nhiếp ngữ nhơ, tạp.

Dua nịnh nghĩa là Bí-sô cầu danh, lợi bất chính, phát ái ngữ dua nịnh, ca hát, là xướng hát, nhiễm tâm, làm đẹp lòng người khác, sáng tác các từ khúc, và tâm nhiễm nghĩa là ngâm vịnh hòa điệu.

Tà luận nghĩa là thắng, số, minh v.v… thuật lại những lời xấu ác v.v… nghĩa là với tâm nhiễm, đã phát ra lời thở than bi lụy và ngôn ngữ hý luận.

Các ngữ ca, vịnh v.v… hiện thời của Luân vương. Thuận theo xuất ly, trái với nhiễm, nên chúng đều không phải thuộc về ngữ nhơ, tạp.

Có thuyết nói: Lời nói có gả cưới v.v… thuộc ngữ nhơ, tạp, không phải thuộc về nghiệp đạo. Vì loại bạc trần, nên không dẫn vô biểu, chẳng phải không có vô biểu, mà có thể thuộc về nghiệp đạo.

Đã nói ba ngữ, sẽ nói ý có ba, tụng nói:

Dục ác tham của người

Giận dữ ghét hữu tình

Chấp bác bỏ thiện ác

Là nghiệp đạo tà kiến.

Luận nói: Đối với tài vật của người khác, ham mê, mong muốn phi lý, khiến thuộc về mình, hoặc dùng sức hoặc trộm. Dục ác như thế gọi là nghiệp đạo tham.

Há là ái dục, đều gọi là tham?

Như kinh Ngũ Cái nói: Dựa vào cái tham dục, Phật nói cần phải dứt trừ. Tham của thế gian nầy, mặc dù đều gọi tham, nhưng không phải đều là nghiệp đạo. Do trước đây đã nói. Phẩm thô thuộc trong các hạnh ác, làm mười nghiệp đạo, nên chỉ khởi tham dục ác đối với vật của người gọi là nghiệp đạo tham. Nếu khác với đây, thì nghiệp đạo tham đắm vật của mình, lẽ ra thành? Châu phía Bắc, của Luân vương vì vấn nạn cũng như thế. Khởi tâm ghét, giận đối với loài hữu tình, muốn gây ép ngặt, gọi là nghiệp đạo giận. Ác kiến đối với việc thiện, ác v.v… bài bác không có, kiến nầy gọi là nghiệp đạo tà kiến.

Vì nêu ban đầu để thâu nhiếp sau, nên nói là “thảy” v.v… đầy đủ, nên như Khế kinh đã nói tức chê bai nhân quả, hai Đức Thế Tôn v.v… Nói chung có mười một loại tà kiến khác nhau là không thí cho, cho đến nói rộng.

Như thế, đã nói tướng của mười nghiệp đạo, dựa vào nghĩa nào giải Thích-các tên gọi nghiệp đạo, tụng nói:

Ba trong ấy chỉ đạo

Vì bảy nghiệp cũng đạo.

Luận nói: Ba nghiệp sau trong mười nghiệp đạo, là đạo. Trong nghiệp nên đặt tên là nghiệp đạo. Chúng tương ưng với tư gọi là nghiệp. Vì nghiệp kia chuyển, nên chuyển, vì nghiệp kia vận hành, nên vận hành, như theo thế lực của nghiệp kia mà tạo tác. Bảy thứ trướcvì là thân nghiệp, ngữ nghiệp, nên cũng là đạo của nghiệp, là chỗ du hành của tư, do có thể đẳng khởi tư của nghiệp thân, ngữ, vì nhờ nghiệp thân, ngữ làm cảnh chuyển. Vì đạo của nghiệp, đặt tên nghiệp đạo. Cho nên, ở trong đây nói nghiệp đạo, nghĩa là đủ rõ: đạo của nghiệp, nghiệp của nghiệp, nghiệp của đạo. Mặc dù về loại khác nhau, nhưng một là khác vì trong luận Thế Ký đều cực thành.

Hoặc vì đạo của nghiệp, nên gọi là nghiệp đạo, vì vừa là nghiệp, vừa là đạo, nên gọi là nghiệp đạo, đầy đủ, nên nói: Nghiệp đạo của nghiệp đạo, vì một là khác, chỉ nói nghiệp đạo. Nghĩa của nghiệp đạo thiện, so với đây nên biết.

Gia hạnh, hậu khởi nên gọi nghiệp đạo.Vì tư cũng duyên với chúng làm cảnh chuyển, nên về lý lẽ ra cũng nên nói, mà không nói, vì vốn dựa vào nghiệp căn bản kia mới chuyển và trước có nói phẩm thô, vì làm nghiệp đạo. Lại, do căn bản vì có bớt, thêm, nên đã khiến vật thể trong, ngoài, có giảm, có tăng, hai phần kia không như vậy, nên không phải là nghiệp đạo. Tất cả nghiệp đạo ác đều biểu hiện trái với thiện.

Dứt các thiện căn do nghiệp đạo nào? Dứt sự khác nhau của nối tiếp, tướng khác nhau thế nào? Tụng nói:

Chỉ tà kiến đoạn thiện

Đoạn Dục giới sinh đắc

Bỏ nhân, quả tất cả

Dứt dần, hai đều xả

Người nam, nữ ba châu

Kiến hành dứt, phi đắc

Nối thiện, nghi có kiến

Liền hiện, trừ người nghịch.

Luận nói: Trong nghiệp đạo ác, chỉ có phẩm thượng gồm đủ tà kiến, có thể đoạn thiện căn.

Nếu vậy, vì sao trong luận này nói: Thế nào là các căn bất thiện của phẩm thượng? Nghĩa là các căn bất thiện có thể đoạn đứt thiện căn, hoặc vị lìa dục đầu tiên đã trừ. Do bất thiện căn có công năng dẫn tà kiến, nên sự tà kiến được truy tìm ở gốc bất thiện kia. Như lửa cháy làng, do giặc phóng hỏa đốt, nên thế gian nói: Làng bị giặc đốt.

Những thiện căn nào bị bất thiện căn nầy đoạn?

Nghĩa là chỉ đoạn thiện căn sinh đắc của cõi Dục, còn thiện của cõi Sắc, Vô sắc trước đó thì không đoạn thành. Như vậy, làm sao giải thích thông suốt Thi Thiết túc luận, như luận kia nói: Chỉ do lượng nầy là con người đã đoạn thiện căn của ba cõi? Vì y chỉ vào thiện căn vốn đã được, lại nói xa, vì hiện nay thiện căn nối tiếp không còn đủ sức chứa nhận (khí cụ).

Vì sao chỉ đoạn thiện căn sinh đắc?

– Do gia hạnh thiện căn trước kia đã lùi sụt. Như nói: Như thế Bổđặc-già-la thành tựu thiện pháp… cho đến nói rộng.

Thành tựu thiện pháp đã nói trong đây, là nói chung thành tựu gia hạnh, sinh đắc. Lại nói thiện pháp biến mất, nghĩa là lời nói nầy chỉ nói thiện gia hạnh. Lúc sắp đoạn thiện là đầu tiên xả, nên nói có thiện căn tùy chuyển, câu hành chưa dứt: Đây là chỉ rõ vẫn có thiện căn sinh đắc, thời gian sau đó, tất cả đều dứt. Vì do sự dứt nầy, nên gọi là đoạn đứt thiện căn.

Hỏi: Việc đoạn thiện căn nầy nhân, vị nào?

Đáp: Nghĩa là có một loại trước kia đã thành tùy miên ý thích bạo ác, sau gặp phải sức duyên của bạn ác trợ giúp càng tăng mạnh thêm, nên thiện căn giảm, bất thiện căn gia tăng. Về sau khởi tà kiến bác nhân, bác quả, khiến cho tất cả thiện đều chìm mất. Do sự nối tiếp nhau nầy lìa thiện mà trụ. Nhân nầy, vị nầy mà đoạn thiện căn.

Hỏi: Sao gọi là tà kiến bác nhân, bác quả?

Đáp: Chê bai hạnh diệu hạnh ác, gọi là bác nhân, chê bai quả dị thục, gọi là bác quả.

Tà kiến có hai, là duyên giới mình và duyên giới người, hoặc duyên hữu lậu và duyên vô lậu.

Hỏi: Ai có thể đoạn thiện căn?

Đáp: Nên nói tất cả bất thiện căn có thể đoạn đứt thiện căn. Chín phẩm thiện căn có thể bị đoạn ngay, như Kiến đạo đoạn những phiền não thuộc kiến chăng? Nếu không như vậy thì sao? Nghĩa là đoạn dần chín phẩm tà kiến, chín phẩm thiện căn thuận nghịch đối nhau, thứ tự dứt dần, như Tu đạo đoạn những phiền não hoặc thuộc tu. Nghĩa là tà kiến phẩm hạ hạ đoạn thiện căn phẩm thượng thượng cho đến tà kiến phẩm thượng thượng đoạn thiện căn phẩm hạ hạ. Cho nên, Luận này nói: Thế nào gọi là các thiện căn vi tế câu hành? Là các thiện căn được xả bỏ cuối cùng khi đoạn thiện căn, vì xả thiện căn đó nên gọi là đoạn thiện căn.

Nếu vậy, vì sao văn kia lại nói: Thế nào là các bất thiện căn phẩm thượng? Nghĩa là các bất thiện căn có thể làm đứt đoạn thiện căn?

Không nên ở đây lại gạn hỏi về nghĩa lý đó. Vì nương theo trước để hỏi lý đó đã thành, nghĩa là ở đây nhân trước đoạn thiện căn vi tế, tức mới hỏi bất thiện căn thượng phẩm có khả năng đoạn. Thiện căn vi tế trước đã thuộc về hạ phẩm, sau có thể đoạn, lý thuộc về bất thiện căn thượng phẩm, không nhọc công gạn hỏi làm gì.

Nếu giống như Tu đạo đã đoạn các hoặc thì lẽ ra ở trung gian, chung cả khởi và không khởi. Quả của các luật nghi có từ gia hạnh, có từ thiện tâm sinh đắc sinh ra. Nếu từ thiện tâm gia hạnh sinh, thì trước tiên xả luật nghi, sau mới đoạn thiện căn. Tuy nhiên, đoạn căn bản, gia hạnh thiện, đều gọi là đoạn thiện căn. Y theo nghĩa này, nên nói ở vị trí đoạn thiện căn, xả các luật nghi. Nếu từ thiện tâm sinh đắc sinh ra ấy, tùy theo đoạn phẩm nào có thể sinh thiện căn, thì Luật nghi đã sinh, bấy giờ bèn xả. Xả chủ thể cùng khởi, thiện căn kia xả theo.

Ở xứ nào có thể đoạn thiện căn?

Ba châu cõi người, không phải cõi ác, cũng không phải cõi trời. Vì sao thế? Vì tuệ nhiễm, không nhiễm trong đường ác không bền chắc, vì 238 trong cõi trời hiện thấy quả của các nghiệp thiện ác.

Nói ba châu: Trừ Bắc câu-lô, vì xứ ấy không có A-thế-da cực ác.

Có sư khác nói: Chỉ châu Thiệm bộ.

Nếu vậy, thì sẽ trái với Luận này đã nói. Như Luận này nói: Người châu Thiệm-bộ thành tựu ít nhất là tám căn; châu Đông, Tây cũng vậy.

Như thế, đoạn thiện căn được dựa vào thân loại nào?

Chỉ thân nam, nữ, vì ý chí quyết định.

Có sư khác nói: Cũng không phải thân nữ, vì dục, cần, tuệ v.v… đều tối tăm, chậm lụt.

Nếu vậy thì sẽ trái với thuyết của Luận này đã nói. Như Luận này nói: Nếu thành tựu nữ căn thì nhất định thành tựu tám căn. Nam căn cũng vậy.

Hỏi: Vì hành nào có khả năng đoạn thiện căn?

Đáp: Chỉ người có hành thuộc về kiến (kiến hành) chứ không phải hành thuộc về ái (ái hành). Các kiến hành là A thế-da ác rất bền chắc, rất sâu xa.Vì ý ác ưa tìm cầu nối tiếp , nên gọi là rất bền chắc, vì kiến xa nhập theo, nên gọi là rất sâu xa. Bởi rất bền chắc, rất sâu xa nên có khả năng đoạn thiện căn Các người ái hành A-thế-da ác rất háo động.

Do nghĩa lý nầy, nên cũng không phải Phiến-đệ v.v… có thể đoạn thiện căn. Lại người loại nầy như chúng sinh trong cõi ác.

Thể của sự đoạn thiện căn là gì?

Nên biết, nó lấy phi đắc làm thể. Vì khi tà kiến nặng nề hiện ở trước, có thể khiến trở thành diệt các thiện căn, sự đắc thiện căn không thành tựu cứ tiếp nối sinh, vị nầy được gọi là thiện căn đã dứt, nên thể của đoạn thiện căn tức là phi đắc (trái nghịch với đắc).

Trước kia đã thành lập phi đắc là có thật, thiện căn đã dứt rồi, do đâu lại nối tiếp?

Do nghi có kiến, nghĩa là ở vị trí thiện nối tiếp, hoặc do sức của nhân, hoặc nương tựa bạn lành. Có đối với nhân quả, bỗng nhiên lại sinh nghi sự chiêu cảm đời sau, là có đối với nhân quả hay không, bỗng sinh chánh kiến, nhất định có đời sau, trước chấp là tà. Bấy giờ, thiện căn thành tựu, được khởi trở lại, sự không thành tựu đắc thiện căn diệt, gọi là nối tiếp thiện căn. Chín phẩm thiện căn nối tiếp tức khắc, khởi dần, như hết bệnh ngay, khí lực tăng dần.

Ở trong hiện thân có thể nối tiếp thiện căn hay không?

Cũng có khả năng nối tiếp, trừ người gây ra năm tội nghịch.

Có sư khác nói: Người chấp đoạn tăng, cũng không phải hiện đời có thể nối tiếp thiện căn. Dựa vào hai loại người kia, kinh nói: Người kia nhất định đối với hiện pháp không thể nối tiếp thiện căn. Người kia nhất định từ địa ngục sắp mất, hoặc đối với người kia khi sắp thọ sinh, có thể nối tiếp thiện căn, không phải vị khác. Cho nên, nói vị sắp sinh, nghĩa là trong trung hữu; nói khi sắp mất, nghĩa là người kia sắp chết. Nếu do năng lực của nhân, người kia dứt thiện căn, sẽ được nối tiếp khi sắp chết, nếu do sức duyên mà người kia dứt thiện căn, sẽ được tiếp nối khi sắp sinh. Do tự lực, tha lực, nên biết cũng thế.

Lại, ý ưa phá hoại, không phải do gia hạnh phá hoại mà đoạn thiện căn là người hiện đời có thể nối tiếp thiện căn. Nếu ý ưa phá hoại và gia hạnh cũng phá hoại mà đoạn thiện căn, thì phải là sau khi thân hủy hoại mới được nối tiếp thiện căn. Nghĩa là thế gian có người bác bỏ không có đời sau, gọi là ý ưa phá hoại. Nhưng không thuận theo ý đó, tạo tác không phải gia hạnh phá hoại, giới không hoại và kiến hoại giới cũng hoại mà đoạn thiện căn, nên biết cũng thế. Cũng không phải kiếp sắp hoại và kiếp sơ thành, có dứt thiện căn, vì khí thế gian, hoại làm sức tăng thượng thấm nhuần liên tục. Người thực hành hạnh diệu, không dứt thiện căn, vì tâm vững chắc, có hạnh lạc. Tà kiến đoạn thiện nhất định có bốn trường hợp: Bổ-thích-noa, vua Vị Sinh Oán, Đề-bà-đạt-đa, cùng một số người khác v.v… Như thứ lớp đó, nên biết khác nhau. Tà kiến, dứt thiện, phá tăng, nói dối, phải biết nhất định chiêu cảm dị thục Vô gián, nghiệp Vô gián khác, hoặc chiêu cảm dị thục của địa ngục khác.

Đã nhân nghĩa ấy, nói về dứt thiện căn. Nay, lại nên nói về nghĩa nghiệp đạo căn bản. Như nói trong hai nghiệp đạo thiện, ác, có bao nhiêu cùng sinh, cùng chuyển với tư? Tụng nói:

Nghiệp đạo tư cùng chuyển

Bất thiện: một đến tám

Thiện chia chung đến mười

Riêng ngăn: một, tám, năm.

Luận nói: Ở trong các nghiệp đạo đều cùng chuyển với tư. Vả lại, bất thiện cùng chuyển với tư từ một đến tám.

Một đều cùng chuyển, nghĩa là ngoài phần lìa bỏ, tùy theo một trong ba thứ như tham v.v… hiện khởi, nếu gia hạnh trước đã tạo ác nghiệp, khi tâm nhiễm và không nhiễm của tham… hiện ở trước, thì tùy theo một mà được rốt ráo. Kinh chủ chỉ nói “Tâm không nhiễm ô”. Đây là nói giảm thái qúa, vì lúc tâm nhiễm mạn, nghi v.v… khởi, cũng có gia hạnh trước đã khởi mà nghiệp đạo thành. Lại, nói gia hạnh tạo sắc ác, sắc nghiệp là nói tăng thái qúa. Không sắc nghiệp nào mà không chấp 20 nhận gia hạnh tạo trước, tâm không nhiễm khởi, nghiệp đạo mới thành.

Cần phải phân biệt. Sau, so sánh loại như thế, phải nên chỉ trích.

Có sư khác nói: Ba nghiệp đạo của thân, mỗi nghiệp đạo đều có tư cùng chuyển, nghĩa là sát, trộm, tà dâm. Về lý, không nên như thế, vì tà dâm, tất nhiên có hai, không sai khiến người khác làm, tất nhiên tham rốt ráo, vì sát, trộm tự làm, tất nhiên cũng có hai. Nếu căn cứ ở sai người khác làm, phải nói là khác nhau, tức vào lúc rốt ráo thì, tham v.v… không khởi.

Lại nói: Tạp uế ngữ và ba thứ như tham, giận v.v…, hễ có một thứ nào hiện tiền, gọi là một đều cùng chuyển.

Cách giải thích nầy cũng phi lý, vì thiếu chỉ lời nói, như trước kia ta nói, về lý là tốt.

Cả hai đều cùng chuyển: là hành tà hạnh Nếu tự hành động sát sinh, trộm cắp, tạp uế ngữ; hoặc sai bảo người khác làm thì tùy theo một thành, tham, giận, tà kiến tùy một hiện tiền. Nếu trước gia hạnh đã gây ra nghiệp ác tham v.v… với nhiễm và tâm không nhiễm hiện ở trước, thì tùy theo hai mà được rốt ráo.

Ở đây, Kinh chủ nói thế này: Nghĩa là khi tâm nỗi giận thì rốt ráo thành nghiệp sát. Nếu khởi vị tham, thì rốt ráo thành nghiệp trộm hoặc hạnh tà dục, hoặc tạp uế ngữ

Cách nói nầy cũng phi lý, vì nếu tự nó rốt ráo, thì đối với sát, không có nhọc sức thuyết minh về giận. Ở đây, lại không chấp nhận do khác làm rốt ráo. Đối với trộm, tà hạnh, nói tham, cũng như thế.

Nói khi khởi tham, thành tạp uế ngữ . Lời nói nầy thiếu sót, vì chấp nhận có ba được thành.

Nếu gia hạnh ở trước, vào lúc rốt ráo mỗi mỗi nên nói tùy theo một như tham v.v….

Có sư khác nói: Đối với tiền của, mạng sống của người khác, khởi tâm muốn giết, trộm, khiến cho khi người ấy vừa chết liền lấy. Hoặc khi tớ gái… của người khác ở trong thuyền v.v… mà phạm tà hạnh; trộm lấy rời chổ cũ Hành vi nầy không phải chỉ hai, vì trong tham, giận, tùy theo sự thích ứng phải có một. Lại, nói: Lời lừa dối, ly gián, thô ác, tùy khởi một lúc cũng cả hai đều cùng chuyển.

Cách nói nầy cũng phi lý, vì ba thứ như tham v.v… tùy theo sự thích ứng chấp nhận có một.

Do đó, thuyết trước nói, về lý là tốt.

Cả ba đều cùng chuyển. Nghĩa là gia hạnh trước đã tạo nghiệp ác, lúc khởi tham v.v…, tùy theo hai được rốt ráo. Nếu sai khiến một, sử tạo

sát bình đẳng là một, tự hành dâm bình đẳng, đều cùng thời được rốt ráo. Nếu tự tạo tác hai, thì như lý, nên tư duy. Nếu gia hạnh trước kia đã tạo nghiệp ác, ngoài nhiễm, tham v.v… và lúc tâm không nhiễm hiện ở trước, thì tùy theo ba được rốt ráo. Nếu lúc khởi tâm nhiễm khác: Tham v.v… tự thành thâu nhiếp nghiệp ngữ lừa dối, ly gián v.v… bèn tạo ra một v.v… nên tư duy như lý.

Có sư khác nói: Sai khiến hai, sử rồi tự thực hành hạnh tà, đều được rốt ráo và ba nghiệp trước của ngữ, tùy theo đều có khởi hai.

Cách nói nầy cũng phi lý, vì lúc dâm được rốt ráo, nhất định có tham, nên phát nghiệp đạo ngữ, trong ba thứ như: Tham v.v… chấp nhận có một. Nếu khởi tâm khác, thì khác nhau, bốn đều cùng chuyển, nghĩa là vì muốn phá hoại người khác, nên nói lời lừa dối, hoặc ngữ thô ác, nghiệp đạo của ý một, nghiệp đạo ngữ ba. Nếu sai khiến hai, sử tự hành dâm v.v… nếu gia hạnh trước đã tạo nghiệp ác, lúc tham v.v… khởi, tùy theo ba được rốt ráo.

Các loại như thế, căn cứ so sánh, nên tư duy.

Có sư khác nói: Đều nói bốn ngữ.

Thuyết nầy phi lý, vì nên phân biệt. Như thế, năm, sáu, bảy đều như lý, nên tư duy.

Tám đều cùng chuyển. Nghĩa là gia hạnh trước kia tạo nên sáu nghiệp ác. Tự hành tà dục, đều cùng lúc rốt ráo. So sánh khác nên tư duy.

Vì ba nghiệp sau không cùng có, nên không có chín và mười.

Vì sao tà dục, phải tự nó rốt ráo, không phải như sát v.v…

Sai khiến người khác, cũng thành sát v.v… Sai khiến người khác vì tâm nhiễm nhất định, nghĩa là nếu xúi giục người khác làm việc sát sinh v.v… thì nhất định có tâm nhiễm. Xúi giục người khác hành dâm, chấp nhận tâm không có nhiễm, như gã con gái v.v….

Lại, hoặc của loại nầy, tất nhiên vì hiện tiền, nghĩa là do phiền não của thứ nầy hiện khởi, tự hành động sát v.v… khiến người khác cũng làm như thế. Không phải khiến người khác mê hoặc dâm, tất nhiên như mình. Lại, như tự mình xa lìa vi không nên làm, không sai khiến người khác làm, gọi là tự trái phạm, nghĩa là có hạnh xa lìa không nên làm. Trao con gái cho chồng nó, tự không phạm, nếu đối với cảnh nầy, tự lìa sát sinh, lúc sai bảo người khác giết, tự gọi là giết, nghĩa là nghe nói Bồ-tát đem con gái của mình thí cho người khác, nên đạt được quả ái. Nhưng không phải phạm hạnh, thuộc về nghiệp bất thiện. Nếu khiến người khác phạm, thì đồng với mình làm.

Há chấp nhận an trụ gia hạnh nghiệp ác, có thể chiêu cảm quả phước? Hoặc các Bồ-Tát lẽ ra phạm hạnh tà!

Lại, lìa sát v.v… căn cứ vào ngăn dứt cảnh mà thành. Lìa hành tà dâm, vì ngăn dứt thân mình. Do đó, không phải giết tất cả hữu tình, đều thành tội tha thắng (tội Ba-la-di), tùy theo giết tất cả, mà chỉ có hành dâm đều gọi là phạm trọng.

Lại, về lý, tất nhiên như thế. Vì các Bí-sô chỉ sai người giết, tất nhiên trở thành tội tha thắng, mặc dù làm mai mối nhưng không phạm trọng.

Vì sao khiến lìa sát, không được giới lìa sát mà chỉ sai khiến người khác sát sinh nên mắc tội sát sinh?

Sự so sánh nầy không bình đẳng. Chẳng phải không có tư duy sát mà có sai bảo người khác giết nhưng có tư duy không lìa sát mà sai bảo người khác lìa sát, về nghĩa không đồng nhau.

Lại, vâng giữ giới, ở chỗ mình, gượng xả phạm Thi-la, vì vượt hơn so với chỗ người khác, nên đối với phạm giới, có xúi giục người khác phạm, gọi là tự phạm. Nếu đối với vâng giữ giới, không sai bảo người khác vâng giữ, gọi là tự gìn giữ.

Lại, trước đã nói. Trước đã nói là sao?

Nghĩa là trong cõi Dục, ác mạnh, thiện yếu. Lại vì pháp duyên khởi có đủ loại thù thắng không thể vấn nạn. Vả lại, như nhãn thức không trụ trong sắc, cũng không phải dừng lại ở mắt có thêm, bớt, mà không tùy theo sắc.

Lại, như từ tâm sinh đại, hiển v.v… không tùy theo sức tâm, thành tánh thiện v.v… mà hình thiện v.v… khác nhau tùy tâm.

Lại, tánh chất tiếng của ngữ nghiệp tùy theo tâm chuyển. Trong thời gian búng ngón tay, tánh chất của tiếng không tùy theo tâm.

Lại, người khác qua đời, mới thành nghiệp sát. Người khác bị hoại, không bị hoại, cũng thành chia sẽ v.v… Như thế, đối với giới, sai khiến người khác vâng giữ, mình không tự vâng giữ, hoặc như đối với phạm giới, sai khiến người khác hủy phạm, có tự hủy phạm, trong đó sai khiến người sát, trở thành chủ nhân sát. Sai khiến người khác hành dâm, không thành chủ thể hành dâm.

Như thế, đã nói về nghiệp đạo bất thiện, đều chuyển với tư, số có không đồng. Nghiệp đạo thiện được triển khai chung với tư, chấp nhận đến mười.

Căn cứ riêng, biểu thị tướng, ngăn dứt một, tám, năm, cả hai đều cùng chuyển, nghĩa là năm thức thiện và dựa vào Vô sắc, tận vô sinh trí hiện ở trước, không có tán thiện bảy. Vì tuệ tương ưng với trí nầy, không phải kiến tánh, vì định Vô sắc đều không có luật nghi.

Cả ba cùng chuyển. Nghĩa là tương ưng với chánh kiến. Khi ý thức hiện ở trước, không có bảy sắc thiện.

Bốn cùng chuyển. Nghĩa là tâm vô ký ác, hiện ở trước, được luật nghi Cận trụ, Cận sự Cần sách.

Sáu cùng chuyển. Nghĩa là năm thức thiện, lúc hiện ở trước, được ba giới trên.

Bảy đều cùng chuyển. Là ý thức thiện, không tùy theo chuyển sắc, tương ưng với chánh kiến, khi hiện ở trước, được ba giới trên, hoặc tâm vô ký ác khi hiện tiền, được giới Bí-sô.

Chín cùng chuyển là năm thức thiện và dựa vào Vô sắc, lúc tận vô sinh trí hiện ở trước, được giới Bí-sô. Hoặc Tĩnh-lự gồm nhiếp tận vô sinh trí, khi tương ưng với ý thức hiện ở trước.

Mười cùng chuyển. Nghĩa là ý thức thiện không có tùy chuyển sắc, tương ưng với chánh-kiến, lúc hiện ở trước, được giới Bí-sô. Hoặc ngoài ra tất cả có tùy chuyển sắc, tương ưng với chánh kiến ở vị tâm chánh khởi.

Căn cứ riêng, biểu thị đối tượng ngăn dứt của tưởng. Như thế, y cứ chung ẩn, hiển, thì không có đối tượng ngăn dứt, nghĩa là lìa luật-nghi có một, tám, năm.

Một cùng chuyển. Nghĩa là tâm vô ký ác, khi hiện ở trước, được một chi xa lìa.

Năm cùng chuyển. Nghĩa là ý thức hiện, khộng có tùy chuyển sắc, tương ưng với chánh kiến, khi hiện ở trước được hai chi v.v…

Tám cùng chuyển. Nghĩa là khi ý thức nầy hiện ở trước, sẽ được năm chi v.v…

Nghiệp đạo thiện, ác, ở giới, đường, xứ nào? Có bao nhiêu chỉ thành tựu? Bao nhiêu vừa có thành tựu, vừa hiện hành?? Tụng nói:

Trong địa ngục bất thiện

Giận, thô tạp, chung hai

Tham, tà kiến thành tựu

Châu Bắc thành ba sau.

Tạp ngữ, chung hiện, thành

Dục khác, mười chung hai

Thiện ở tất cả xứ

Ba sau chung hiện, thành.

Vô sắc trời vô tưởng

Chỉ thành tựu bảy trước

Các xứ chung thành hiện

Trừ địa ngục, châu Bắc.

Luận nói: Vả lại, đối với mười nghiệp đạo bất thiện trong Na-lạcca có ba nghiệp đạo chung cả hai thứ. Đó là thô ác ngữ, tạp uế ngữ, giận đều có cả hai thứ: hiện hành, thành tựu. Vì khổ sở ép ngặt mắng chửi nhau, nên có lời nói thô, ác. Vì oán than, kêu la thê thảm, nên có lời nói tạp, nhơ. Thân, tâm thô mạnh, hung ác, không điều hòa thích hợp, vì oán ghét lẫn nhau, nên có tâm giận dữ. Tham và tà kiến thành tựu mà không hiện hành, vì không có cảnh đáng yêu, vì hiện thấy nghiệp quả.

Vì không có pháp hại nhau, nên không có sát sinh, nghĩa là chúng sinh địa ngục chỉ do nghiệp hết thì chết. Vì không có thâu lấy của cải, người nữ, nên không có trộm, dâm. Vì vô dụng, nên không có ngữ lừa dối. Hoặc nói lời lừa dối, làm cho người nghĩ tưởng đảo điên, nhưng tưởng của chúng sinh địa ngục kia do thường đảo điên nên không có lời nói lừa dối. Vì chúng sinh địa ngục thường lìa nhau, hoặc vì vô dụng, nên không có ly gián ngữ.

Tham, giận, tà kiến của châu Bắc Câu-lô, đều quyết định thành tựu, mà không hiện hành. Vì không thâu nhiếp ngã sở, nên thân, tâm điều hòa không có tham hiện hành. Vì không có việc não hại nên không có sân hiện hành. Vì không có ý ưa thích điều ác, nên không có tà kiến hiện hành. Chỉ có tạp uế ngữ là đều thành tưu và hiện hành. Do người xứ kia có lúc ca vịnh với tâm nhiễm ô. Lại vì lượng sống lâu nhất định, nên không có sát sinh. Vì không thâu lấy của vật và người nữ, nên không có trộm và dục tà hạnh. Vì không có tâm lừa dối, nên không có lời nói dối trá, lừa đảo, hoặc vì vô dụng. Vì thường hòa vui, nên không có lời chia rẽ. Vì lời nói thanh tao, đẹp đẽ, nên không có lời thô ác.

Người xứ kia hành động phi phạm hạnh thế nào?

Nghĩa là khi người nam, người nữ kia khởi nhiễm với nhau, nắm tay dắt nhau đi đến dưới gốc cây, nhánh cây rũ xuống, che khuất họ, biết là nên hành dâm, nếu cây không rũ nhánh xuống, thì hai người cảm thấy thẹn, rồi chia tay nhau

Trừ châu Bắc câu-lô và địa-ngục, còn lại trong cõi Dục có mười nghiệp đạo đều chung cả hai, nghĩa là cõi tầng trời cõi Dục, quỷ, bàng sinh và ba châu người, mười nghiệp đạo ác đều đủ thành-hiện, nhưng vẫn có khác nhau. Nghĩa là trời, quỷ, bàng sinh. Bảy nghiệp đạo trước chỉ có ở giữa (phi luật nghi, phi bất luật nghi) và đều thâu nhiếp luật nghi. Hai thứ đều có trong ba châu người.

Mặc dù chúng chư thiên không có giết trời, nhưng hoặc có khi sát hại loài khác.

Có sư khác nói: Trời cũng giết trời, chi thân trời bị dứt rồi, mọc ra trở lại. Vì thế, nên trong cõi trời Dục có nghiệp đạo sát.

Đã nói về bất thiện. Ba thứ như vô tham v.v… trong nghiệp đạo thiện, ở ba cõi, năm đường, đều có cả hai thứ, là: Thành tựu, và hiện hành.

Bảy chi thân, ngữ, Vô tưởng Vô sắc chỉ chấp nhận thành tựu, tất nhiên không hiện hành, nghĩa là hữu tình bậc Thánh sinh cõi Vô sắc, thành tựu luật nghi vô lậu quá khứ, vị lai. Hữu tình vô tưởng tất nhiên thành tựu luật nghi tĩnh lự thứ tư quá khứ, vị lai.

Nhưng bậc Thánh tùy theo dựa vào địa tĩnh lự nào từng khởi, từng diệt Thi-la vô lậu?

Lúc sinh cõi Vô sắc thành quá khứ kia. Nếu sáu địa ở đời vị lai đều thành, thì hai xứ đều không có nghĩa hiện khởi, nghĩa là Vô sắc chỉ có tánh bốn uẩn, vì hữu tình vô tưởng không có tâm định, nên luật nghi tất nhiên phải nương nhờ đại chủng, tâm định, vì hai xứ lẫn nhau không có, nên không hiện khởi. Giới thú, xứ khác, trừ địa ngục, châu phía Bắc bảy thiện đều có cả hiện hành và thành tựu, nhưng có khác nhau, nghĩa là quỷ, bàng sinh có nghiệp đạo ở giữa lìa luật nghi. Nếu ở cõi Sắc chỉ có luật nghi, thì các tầng trời cõi Dục, ba châu đều đủ hai thứ. Nghiệp đạo thiện ác, được quả thế nào? Tụng nói: Đều cảm quả dị thục, tăng thượng và đẳng lưu Khiến người khác thọ khổ Vì dứt mạng, hoại uy.

Luận nói: Vả lại, trước kia đã phân biệt mười nghiệp đạo ác, đều chiêu cảm ba quả.

Ba quả là gì?

Dị thục, đẳng lưu, tăng thượng khác nhau, nghĩa là đối với mười thứ ác, hoặc tập, hoặc tu, hoặc nhiều tạo tác. Vì công sức nầy, nên đọa Nại-lạc-la, là quả dị thục.

Từ khi ra khỏi địa ngục kia đến nay, sinh trong đồng phần của nhân gian nầy, thọ quả đẳng lưu, nghĩa là: Kẻ sát sinh thì tuổi thọ ngắn ngủi, người trộm cắp thì thiếu thốn về tiền của, người dục tà hạnh, thì vợ sẽ không trinh tiết, hiền thục, người nói lời lừa dối, thì thường bị chê bai, kẻ nói lời ly gián thì bạn thân bất hòa, người nói lời thô ác thì thường nghe tiếng ác, người nói nhơ tạp thì lời nói không có uy lực, nghiêm túc, người tham thì tham nhiều, kẻ giận dữ thì giận gia tăng, người tà kiến thì si tăng thượng.

Vì sao tà kiến làm cho si càng tăng? Sự huân tập khác không nên làm cho cái khác nó gia tăng?

Kinh chủ giải thích rằng: Phẩm tà kiến kia là si tăng. Há không là tà kiến tương ưng với vô minh, không phải dụng tướng tăng? Vì dựa vào tà kiến nên nay xem xét nghĩa nầy: ta nhận thấy khi tà kiến khởi thì trong sự việc hiện hữu không có hành tướng chuyển biến hư hoại các việc hiện thấy. So với tham sân tương ưng với vô minh thì si kia tăng nặng, sự tham, giận có hành tướng chuyển biến ở cảnh hữu. Hoặc kiến hành, là do sức tà kiến có thể khiến chân-trí xa lại càng xa hơn, vì si tăng là tà kiến tăng. Vì si chuyển khiến tìm cầu điên đảo. Người tà kiến tăng, si lại càng tăng. Do kiến chuyển biến khiến chướng ngại chân-trí. Do đó, mới nói tà trí là kẻ thù cận kề bên chánh trí, vì làm bè bạn với vô minh, ở đây phân biệt gọi là quả đẳng lưu của nghiệp đạo.

Sao tuổi thọ ngắn ngủi là quả đẳng lưu của sát? Sự sống lâu của con người, tất nhiên là quả của nghiệp thiện phải không?

Về vấn đề nầy, Kinh chủ giải thích như vầy: Không nói tuổi thọ con người tức là quả của nghiệp sát, mà chỉ nói là do giết người, nên tuổi thọ ngắn. Nên biết nghiệp sát làm nhân chướng-ngại cho mạng căn của con người, khiến cho không sống lâu.

Với nghĩa mà Kinh chủ nói ở đây, thật khó biết rõ, vì nếu sự giết hại làm nhân có thể chiêu cảm tuổi thọ ngắn, thì ngắn chính là chỉ một pháp nào đó là quả của sát không phải tuổi thọ? Ví dụ như thỏi vàng ròng ngắn, tức là vàng, tuổi thọ lẽ ra cũng như vậy. Sự ngắn ngủi há không phải tuổi thọ? Vậy sao có thể nói tuổi thọ không phải quả sát? Nếu cho rằng nghiệp sát có thể chiêu cảm tai họa của mạng nên sát làm nhân không phải chiêu cảm tuổi thọ, thì trong đây nên nói thế nào gọi là tai họa của mạng? Không thể nói nghĩa là nào dao, nào thuốc độc v.v… dao v.v… chỉ là duyên của tai họa.

Lại, không nên nói là quả đẳng lưu của sát, vì đó là quả tăng thượng của hữu tình. Cho nên tai họa của mạng, chướng ngại của mạng, nghĩa ấy là một. Đã nói nghiệp sát làm nhân chướng ngại mạng, nên nói chướng ngại mạng trong đây là gì? Nếu cho chướng ngại của mạng tức tuổi thọ không sinh, thì đây lại nên tư duy là có hay không? Nếu “không có” là quả, thì thể sẽ không thành, vì không phải con người trụ ở bản tâm nói không là có quả, nếu là có thì chướng ngại của mạng không khác với tuổi thọ, ấy là trái với đã nói tuổi thọ không phải quả của sát. Về lý, nên giải thích: Không nói tuổi thọ của người là quả dị thục của sát, mà chỉ nên nói nghiệp sát sinh nầy đến gần quả tăng thượng, nghĩa là dù sự sống lâu của con người là do nghiệp thiện chiêu cảm, mà là do sức tăng thượng của nghiệp sát sinh, nên đã khiến cho sự sống lâu kia được nối tiếp nhau chỉ qua một ít thời gian, vì trong cõi Dục, bất thiện thường vượt hơn thiện. Và có sức tăng thượng có thể khuất phục thiện.

Hỏi: Nếu vậy sao gọi là quả đẳng lưu?

Đáp: Vì biểu thị có rất gần trong quả tăng thượng. Nếu cả hai đều đặt tên là quả tăng thượng, thì sẽ không nói rõ quả có gần, xa khác nhau. Nếu cho rằng không như vậy, thì sao bất thiện lại dùng Tu đạo đoạn vô phú vô ký làm quả đẳng lưu? Với lý thì không có trái, cho nên, có thể nói tuổi thọ ngắn ngủi của con người là do nghiệp sát sinh đã dẫn đẳng lưu.

Mười nghiệp đạo nầy chiêu cảm quả tăng thượng, nghĩa là mọi vật sở hữu bên ngoài giúp cho đời sống, vì sát sinh nên vẻ sáng láng, tươi nhuận ngày càng rất ít. Vì không cho mà lấy, nên thường gặp phải sương, mưa đá, thu hoạch lúa thưa thớt, hạt chắc rất ít. Vì dục tà hạnh nên gặp nhiều trần cấu. Vì nói lời lừa dối, nên có nhiều thứ hôi thối, nhơ bẩn. Vì nói lời chia rẽ, nên chỗ cư trú nay quanh co, hiểm trở. Vì nói lời thô ác, nên gặp nhiều sự, xấu ác, ruộng đầy gai chông ruộng muối mặn đắng. Vì nói lời tạp uế, nên thời gian đổi thay. Vì tham, nên quả ít, vì giận nên quả thưa, vì tà kiến, nên quả ít, hoặc không có. Đó gọi là phân biệt quả tăng thượng của nghiệp đạo.

Gây ra một nghiệp sát, chiêu cảm địa ngục rồi, lại chiêu cảm quả tuổi thọ ngắn ngủi bên ngoài quả ác nữa?

Có sư khác nói: Đối với một nghiệp sát, trước hết, thọ dị thục, kế là tăng thượng gần, sau, làm tăng thượng xa, nên có ba quả. Về lý, khi thật sự giết thì khiến cho người bị giết chịu khổ, mạng sống bị cắt đứt, mất dáng vẻ uy phong. Vì làm cho người khác khổ, nên đọa vào địa ngục. Vì cắt đứt mạng sống người khác, nên tuổi thọ trong cõi người ngắn ngủi, trước là quả gia hạnh, sau là quả căn bản, sát sinh, đều có mạng, phần gần của căn bản. Do hủy hoại dáng vẻ oai phong, nên chiêu cảm công cụ ác bên ngoài.

Thế nên, nghiệp sát có ba thứ quả, nghiệp đạo ác khác, như lý nên tư duy.

Do đó, nên căn cứ biết được ba quả của nghiệp đạo thiện. Vả lại, đối với lìa sát, hoặc tập, hoặc tu, hoặc tạo tác nhiều, vì năng lực nầy, nên thọ quả dị thục được sinh lên cõi trời. Từ cõi trời kia mất rồi sinh đến trong cõi người, chiêu cảm thọ quả tăng thượng gần của thọ sống lâu, tức là do đó, chiêu cảm các công cụ bên ngoài, có quả tăng thượng xa của dáng vẻ đại uy phong.

Ba quả thiện còn lại, trái với ác nên nói.

Lại, Khế kinh nói: Trong tám chi tà chia nghiệp sắc làm ba tức là tà ngữ, tà nghiệp, tà mạng.

Lìa tà nghiệp, tà ngữ, tà mạng là gì?

Mặc dù tách rời tà nghiệp, tà ngữ, tà mạng kia, không mà nói riêng. Tụng nói:

Tham sinh nghiệp thân, ngữ

Vì tà mạng khó trừ

Chấp mạng, giúp tham sinh,

Phi lý, trái với kinh.

Luận nói: Sự giận, si sinh ra hai nghiệp ngữ và thân. Như thứ lớp, chỉ gọi tà ngữ, tà nghiệp. Từ tham, sinh ra hai nghiệp thân, ngữ. Tà ngữ, tà nghiệp, cũng gọi là tà mạng, do khó dứt trừ, nên đặt riệng khác với hai.

Tham nhỏ nhiệm, hay đoạt lấy tâm của các hữu tình. Người rất thông minh, cũng khó ngăn dứt, bảo vệ, nên tà mạng nầy đối với hai thứ tà ngữ, tà nghiệp rất khó dứt trừ. Các người tại gia khó đoạn dứt tà kiến vì phần nhiều vọng chấp sự an lành v.v… Người xuất gia khó dứt bỏ tà mạng vì duyên mạng hiện có đều thuộc về người khác. Vì muốn phải tu trân trọng, nên Phật lìa phần trước, nói riêng làm một.

Có sư khác chấp: Duyên mạng, tiền của, tham dục sinh ra hai nghiệp, thân, và ngữ mới gọi tà mạng, không phải tham khác sinh. Vì sao? Vì tự đùa bỡn, ưa thích ca, múa v.v… không phải giúp nuôi mạng. Việc nầy trái với kinh, nên về lý, nhất định không đúng. Xem đấu voi v.v… trong kinh Giới Uẩn, Đức Thế Tôn cũng lập các sự như: Tà thọ bên ngoài trần gian, giả kéo dài tuổi thọ v.v… là tà mạng. Do đó, không phải chỉ giúp bản mạng, mà tham phát ra thân, ngữ, mới gọi tà mạng. Chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng trái với tà nầy, nên biết.

Vì sao trong nghiệp đạo, trước thân, sau ngữ, còn trong tám chi đạo, trước ngữ, sau thân?

Vì trong nghiệp đạo tùy theo thô tế, nói. Chi đạo, vì theo thứ lớp, căn cứ thuận với sinh nhau, nên trong Khế kinh nói tầm tứ đã phát ngữ.