LUẬN A TỲ ĐẠT MA THUẬN CHÁNH LÝ
Tác giả: Tôn giả Chúng Hiền
Hán dịch: Tam Tạng Pháp sư Huyền Tráng Đời Đường
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh
Hội Văn Hóa Giáo Dục Linh Sơn Đài Bắc Xuất Bản

 

QUYỂN 38

Phẩm 4: NÓI VỀ NGHIỆP

(PHẦN 6)

Các hữu tình quy y Phật, Pháp, Tăng là quy những gì? Tụng nói:

Quy y thành Phật, Tăng

Hai thứ pháp Vô học

Và Niết-bàn trạch diệt

Là nói đủ tam quy.

Luận nói: Như luận này nói: Người quy y Phật là ì quy pháp nào? Nghĩa là nếu các pháp diệu hữu, hiện hữu do tưởng v.v… tưởng lập ra ngôn thuyết, gọi là Phật-đà. Quy y Phật-đà nầy có thể thành Phật.

Nói pháp Vô học, nghĩa là nêu Hữu học, tức là nêu chung nghĩa sẽ được nói.

Nói các pháp, tức chỉ rõ nói thêm vô ngã.

Nói diệu hữu, biểu thị tánh diệu hữu hợp. Hiện hữu tức nghĩa sáng suốt, hiện có thể được. Hoặc vì diệu đức hợp, nên gọi diệu hữu.

Hiện hữu tức biểu thị là tánh của đối tượng nhận thức. Tưởng, nghĩa là danh ngôn v.v., Người tưởng, tức là nêu lên chủ thể biểu thị lập chung với chủ thể giải thích. Vì chủ thể giải thích, nên gọi là lập bày.

Vì sao nêu lên, kế là thích đáp? Do đó có thể trở thành ngôn thuyết không có trái nhau.

Giác ngộ tất cả pháp, tất cả chủng tướng, vì không nhờ người khác truyền dạy, nên gọi Phật-đà.

Hoặc trí v.v… viên thành nầy, vì mọi đức tự nhiên khai giác, nên gọi Phật-đà. Hoặc Phật-đà, gọi biểu thị Phật kia có giác, như vật chất ngại, gọi có chất ngại. Hoặc danh hiệu Phật-đà, chỉ rõ Phật kia có thể giảng nói sự giác ngộ mình đã chứng, để mở mang giác ngộ cho người khác, như Bà-la-môn đến chỗ Phật, dùng bài tụng khen ngợi sự nhiệm mầu, để thưa hỏi Đức Thế Tôn:

Kính lễ bậc đạo sư

Tên Giác giả Tối thượng

Vì sao cha mẹ… Ngài

Tôn hiệu là Phật-đà.

Đức Thế Tôn xót thương Bà-la-môn kia, cũng dùng Già-tha bảo:

Bà-la-môn phải biết !

Ta như Phật khứ, lai

Thành tựu tướng bậc giác

Nên ta tên: Phật-đà

Bà-la-môn nên biết !

Ta quán hành ba đời

Đều có pháp sinh diệt

Nên ta tên: Phật-đà

Bà-la-môn nên biết !

Ta đối chỗ nên dứt

Việc tu chứng đã xong

Nên ta tên: Phật-đà.

Bà-la-môn nên biết !

Ta đối tất cả cảnh

Đủ hết thảy trí, kiến

Nên ta tên: Phật-đà.

Bà-la-môn nên biết

Ta trong vô lượng kiếp

Tu các hạnh thuần tịnh

Trải vô lượng sinh tử

Nay, ở thân sau cùng

Lìa trần nhơ, tên độc

Chứng được giác vô thượng

Nên ta tên Phật-đà.

Nói có khả năng thành Phật là biểu thị các pháp kia với Phật được nêu đặt làm nhân kiến lập.

Sao trong đây, đối với vô lượng pháp mà kiến lập chung, nêu tên một đức Phật?

Như căn cứ trên đa số người hòa hợp, để lập một tăng bảo, một nơi quay về thù thắng. Lại, ở trên đa số đạo vô lậu, lập một uẩn đạo không có lỗi lầm.

Hoặc trước đã nói. trước nói là sao? Nghĩa là tưởng v.v… tưởng lập bày ngôn thuyết, tức Phật nối tiếp nhau, đặt tên một Phật trong pháp Vô 18 học, không có riêng một Phật để thành pháp Phật, vì là những gì?

Nghĩa là Tận trí v.v… và quyến thuộc của Tận trí đó.

Do được pháp Tận trí kia, có thể giác ngộ tất cả, vì thù thắng của pháp kia nên thân được tên Phật, không phải thân sắc v.v… vì trước, sau bình đẳng.

Vì quy một Phật hay tất cả Phật ư?

Về ly thật thì nên nói quy tất cả Phật, vì tướng đạo của chư Phật không có khác.

Trong đây, Kinh chủ nói như thế nầy: Nhưng tìm tòi luận này không thấy có chỗ nào nói chỉ pháp Vô học, tức gọi là Phật, chỉ nói pháp Vô học có công năng thành Phật, không ngăn dứt thân, là đối tượng nương tựa, cũng là thể của Phật.

Cho nên, ở đây không thể vấn nạn: Nếu chỉ có pháp Vô học, tức là Phật ấy, làm sao ở chỗ Phật, với tâm ác làm thân Phật chảy máu, chỉ tổn hại sinh thân, thành tội Vô gián.

Nay, rõ ràng Kinh chủ đối với nghĩa của luận này chưa nghiên cứu, tìm tòi kỹ. Nói khả năng thành Phật, vì đã ngăn thể Phật, thâu nhiếp dựa vào thân, nghĩa là nói danh hiệu Phật căn cứ ở nghĩa Phật để lập, chỉ chỗ Phật nầy, gọi là thể của chân Phật.

Nếu nói danh hiệu Phật căn cứ dựa vào thân để lập, khi chưa chứng được pháp Vô học, là đã có dựa vào thân, lẽ ra cũng gọi là Phật, nên biết hiệu Phật không gọi là dựa vào thân. Do đó, dựa vào thân không thể thành Phật, nên Luận này nói khả năng thành Phật đã ngăn dựa vào thân, cũng là thể của Phật.

Đã rõ thể Phật chỉ là pháp Vô học, hoặc nếu thừa nhận, nhưng cũng chẳng phải không có vấn nạn, nghĩa là thể tánh Phật lược có hai thứ:

  1. Thế tục.
  2. Thắng nghĩa

Quy y Phật, nghĩa là hiện đối với thế tục. Đối với Thắng nghĩa Phật, buộc niệm quy y, vì nhờ y thân mà quy y thắng nghĩa Phật kia. Vì được Phật kia, nên được Phật gọi là pháp. Vì thế, nên chỉ pháp Vô học là thể của Phật thắng nghĩa, thành tội Vô gián, do tổn hại thắng nghĩa. Tuy nhiên, Phật Thắng nghĩa tất nhiên không thể gây tổn hại.

Căn cứ vào nghĩa lý như thế, có thể vấn nạn: Làm sao ở chỗ Phật, với tâm ác làm thân Phật chảy máu, chỉ tổn hại sinh thân, thành tội Vô gián?

Phái Tỳ-bà-sa giải thích: Hủy hoại sinh thân kia. Đối tượng nương tựa thì Thắng nghĩa Phật cũng hoại theo.

Giải thích vấn nạn như thế, rất là hợp lý.

Lại, Kinh chủ kia vấn nạn như thế nầy: Nếu khác với đây, thì Phật với Tăng trụ ở tâm thế tục, không phải tăng, không phải Phật, như thế thì sao?

Vì vào lúc bấy giờ, pháp Học, Vô học không hiện ở trước, nên vấn nạn nầy không đúng. Vì không phải đã được thừa nhận, nghĩa là ta không thừa nhận pháp Học, Vô học, chỉ phần vị hiện tại, mới thành Phật, Tăng. Chỉ nói Phật, Tăng được pháp kia, nên được ở các vị không hề gián đoạn, đâu thể trụ tâm thế tục bèn không phải Tăng, không phải Phật. Nếu thừa nhận hiện tại, mới thành Phật, Tăng, cũng không có lỗi, vì thừa nhận hiện tại kia, được thể Phật, cũng là Hữu học, Vô học, được tất cả thời gian, vì thường hiện ở trước.

Kinh chủ lại nói: Lại, chỉ chấp thành giới Bí-sô, tức là Bí-sô, là tông của ta, Há thành lỗi lầm?

Vì được giới, nên giả nói y thân, cũng gọi Bí-sô, đồng với nghĩa trước. Thế nên Kinh chủ đối với tông đối pháp, không khéo biết rõ về nghĩa văn đã nói.

Bộ Bà-thư tử nói rằng: Bổ-đặc-già-la là Phật, đối tượng quy. Điều nầy không đúng. Vì sao? Vì Phật kia không có sai khác, nên không thành quy, nghĩa là quy Bổ-đặc-già-la Ly hệ và qthế lực Tôn đâu có khác nhau.

Vì sự khác nhau như thiện v.v… cùng không nghi nhận. Nếu cho rằng như lửa tùy theo sự nương tựa khác nhau, nghĩa là như dựa vào trấu, gọi là lửa trấu. Như thế, nương tựa pháp Phật, Bổ-đặc-già-la kia cũng được gọi là Phật.

Lời bào chữa nầy không đúng, vì lẽ ra vô thường, luống bày ra bào chữa chỗ cố chấp mà không được thành. Nghĩa là bộ kia chấp Bổđặc-già-la, đã tùy theo đối tượng nương tựa, nên tánh vô thường. Lại, dựa vào lửa trấu, không phải tức gọi là trấu, Bổ-đặc-già-la nếu nương tựa Phật, pháp, thì chỉ nên gọi Bổ-đặc-già-la Phật, Bổ-đặc-già-la không phải tức gọi là Phật.

Cách bào chữa lối chấp như thế, rốt ráo đâu được thành? Vì đã chấp Bổ-đặc-già-la tùy theo pháp, thành khác nhau, lẽ ra phải thừa nhận có pháp năng khác nhau, tức là Phật, không phải chi khác, vì tên gọi quy y, chỉ rõ chỗ nương tựa. Do sự nương tựa nầy có năng lực tiêu diệt mọi tai hại hiện có nơi sinh tử.

Có công dụng như thế, chỉ pháp tướng nầy, nên nói pháp nầy là chỗ trở về nương tựa, pháp khác đều không như vậy. Thuyết nầy là thiện.

Lại, nên thừa nhận Bổ-đặc-già-la Phật thành pháp thế gian, nên Khế kinh nói: Hiện nay, nhận thấy các căn của Đức Thế Tôn đổi khác, các ông đã chấp Bổ-đặc-già-la vì tùy theo đối tượng nương tựa, nên thành khác nhau.

Vì sao nương tựa Phật pháp, hữu tình kia được gọi là Phật.

Không phải pháp Phật làm nương tựa mà không gọi chẳng phải Phật, vì trong đây không có lý khác nhau. Nếu cho rằng như người mặc dù có màu đen của tóc v.v… nhưng không tùy theo ở tóc của họ mà có thể được gọi người trắng, cho nên thành xả lối bào chữa chấp chặt ở trước nghĩa là trước kia, bào chữa cho lối chấp Bổ-đặc-già-la, vì tùy theo đối tượng nương tựa, nên thành khác nhau. Nay, lại không thừa nhận Bổ-đặc-già-la vì tùy theo đối tượng nương tựa của mình nên thành khác nhau. Há cũng có lửa được gọi là khác nhau?

Tùy theo nương tựa một phần, không tùy theo một phần. Lại, nương tựa hữu lậu, vô lậu đã trở thành Bổ-đặc-già-la, nên trở thành hai thể. Không như vậy, phải bỏ chỗ bào chữa cố chấp ở trước.

Lại, Đức Thế Tôn nói: Ta sinh ở thế gian, không phải Bổ-đặc-giàla, cũng có lý của sự sinh. Nếu khác với đây, thì Đức Thế Tôn lẽ ra phải nói: Ta xuất hiện ở thế gian. Nhưng nói không như vậy, thế nên pháp quyết định là chỗ trở về. Như Đức Thế Tôn nói: Chỉ nên y pháp, không nên y Bổ-đặc-già-la.

Lại, Đức Thế Tôn nói: Nếu người thấy pháp, tức là thấy ta.

Lại, Khế kinh nói: Phật dù chuyển biến, nhưng tâm không khác. Không phải Bổ-đặc-già-la mà ông đã chấp, có thể có chuyển biến, vì ông không nói Bổ-đặc-già-la vô thường.

Nay, nhân nương nghĩa, lại dùng lý khác để đả phá Bổ-đặc-già-la, đối tượng quy y của ông, thể của nó không phải thật (Chỗ khác sẽ nói rộng).

Tôn giả Củ-ma-la-đa thuyết như thế nầy: Pháp hữu lậu, vô lậu đều là thể của Phật, nên Khế kinh nói: Nay, thân Phật già cả gầy yếu.

Lại, Đức Thế Tôn nói: Nay, ta bệnh nặng, sự sống gần với cái chết, bảo A-nan-đà: Ông nên vì Phật, trải bày Ốt-đát-la-tăng ở đây.

Lại, Khế kinh nói: Ông nên đem thức uống ăn như pháp cúng dường Phật, đứng đầu trong tăng.

Lại, Khế kinh nói: Các chúng Bí-sô thọ trì lời Phật dạy.

Lại, Khế kinh nói: Ở chỗ Như Lai, với tâm ác, làm thân Phật chảy máu.

Lại, kinh nói: Phật dùng chân dẫm lên chiếc y.

Lại, Khế kinh nói: Nay, ta xem uy quang của Phật rực rỡ như đài vàng mầu nhiệm.

Lại, như Đức Thế Tôn nói: Nay, ta muốn qua chỗ núi Sa-đa để trả ơn Dược-xoa.

Lại, Khế kinh nói này: Các vị thương chủ, nếu được thấy Phật, thì sẽ đạt lợi vô thượng. Lại làm lợi ích cho người khác mới được gọi Phật.

Làm lợi ích người khác: Đa số là trí thế tục.

Lại, chư Phật vận dụng đại bi làm thể. Đây là pháp hữu lậu, vì hữu tình chuyển biến nhau.

Lý giáo của loại như thế v.v… rất nhiều, chẳng phải trong vô lậu, có thể có việc nầy, nên không phải chỉ pháp Phật vô lậu làm thể của Phật. Điều nầy cũng phi lý, do năng lực của pháp Vô học, đối với pháp thân bình đẳng giả đặt tên thật.

Làm sao biết như thế?

Vì nhãn căn v.v… của Phật cùng với nhãn v.v… ở trước không có khác nhau. Lại, như hữu lậu, gọi là minh của Vô học. Kinh nói Tam minh, vì là Vô học, nên không phải trí tử, sinh có thể là Vô học, vì đây là duyên hình hiển, vì sự cùng chuyển biến của hữu tình, nên thân Vô học, có được tên Vô học. Pháp khác cũng như vậy, với pháp của chư Phật rơi vào một nối tiếp nhau, cũng được gọi là Phật.

Lại, thân Phật bình đẳng, không lẽ Phật nầy vì thích ứng với đoạn?

Hễ nói Phật, đều không có lỗi, vì không thích ứng với đoạn.

Lại, kinh nói: Thân vô minh tập thành.

Há có thể nói: Phật cũng do vô minh tập hợp thành.

Lại, thân chư Phật là cảnh bất tịnh, vì hết thảy sắc cõi Dục là cảnh quán bất tịnh, nên chẳng phải Phật nên làm cảnh quán bất tịnh?

Lại, kinh nói duyên với Phật khiến thiện căn thêm lớn, sinh tác ý hoan hỉ. Các quán bất tịnh hoàn toàn tương ưng với tác ý nhàm chán, nên biết thân Phật không phải chân thật.

Lại, nói về nghiệp, vì ăn là nhân của thân, nên các xứ ở thân Phật, thuộc về dị thục của nghiệp, được nuôi lớn do đoạn thực v.v…

Há nên ở thân nầy, gọi là Phật chân thật!

Nếu có người nói: Phật nhân ở nghiệp có, thì ai là người có trí mà không quở trách?

Há có người trí ngộ nhận nói ra lời nầy: Về sau tự giác sát, mà không có ăn năn, hổ thẹn?

Nếu căn cứ ở tư lương của Phật, y chỉ thâu nhiếp tăng ích v.v… nếu là Phật, về lý không có ngăn dứt, ở chỗ khác cũng từng thấy, vì sự so sánh nầy, như nói: Ăn là mạng căn, lạc là bệnh nóng v.v….

Lại, trong thân Phật, đại bi, trí thế tục, ở địa vị Bồ-tát trước, thể của bi, trí kia đã có. Thể nầy nếu là Phật, thì Phật đã thành trước, nếu có nhân riêng khác, khiến cho hai thứ nầy chuyển biến về sau, gọi là Phật, thì phải thừa nhận pháp năng sai khác nầy là Phật không phải thứ khác.

Đả phá nhân nầy, lẽ ra cũng đồng với một loại trước kia, tự chấp phân biệt, trái với giáo Chánh lý. Nhưng Đại chúng bộ lại nói rằng: Các pháp đã có trong thân Như Lai, đều là vô lậu tận, là chỗ trở về, do kinh nói: “Thân đã tu”, nghĩa là Khế kinh nói: “Đã tu thân, tâm” như nói: Đã tu tâm, thừa nhận tâm là chân tịnh, thân lẽ ra cũng như vậy. Đã nói đã tu, sao có thể nói không phải chân vô lậu?

Như thế v.v… các loại chứng minh như kia thật nhiều. Tông của một loại nầy trong phẩm Biện Bản Sự, đã rộng ngăn dứt, khiển trách, không nhọc công đả phá lại. Nhưng Khế kinh nói: “Đã tu thân”, nghĩa là vì căn cứ Tu đạo đối trị, nên nói như thế, là nghĩa đã tu tập đạo Vô gián có thể lìa nhiễm sắc.

Lại, Khế kinh nói: “Phật đã tu tập bốn thứ niệm trụ”. Lại nói: “Bốn niệm trụ thâu nhiếp chung tất cả pháp”, thì tất cả pháp phải nên đều là vô lậu.

Nếu cho rằng bốn niệm trụ nầy căn cứ ở tự tánh, hai niệm trụ lìa nhau để nói, số còn lại, lẽ ra cũng đồng, nghĩa là Khế kinh nói: Người đã tu thân”. Vì sao không thừa nhận tu thân niệm trụ? Lại, thiện hữu lậu, cũng là đối tượng tu, nên dẫn nói là tu, còn chứng minh vô lậu, thì đây, há được tương ưng với lý?

Lại, như thuyết kia nói, nếu Phật nhãn bình đẳng là cảnh phiền não, nên là hữu lậu, thì há cũng không là sở duyên lìa nhiễm, lý nào có thể ngăn dứt?

Là tánh vô lậu. Tánh nầy so sánh không phải bình đẳng, như trước đã nói, vì sự khác nhau của tướng hữu lậu, vô lậu. Nhưng Khế kinh nói: Sở duyên là phiền não, Thánh đạo đã nhàm chán, gọi hữu lậu, tức nên tìm cầu chung, về ý nghĩa của kinh nầy, còn ý nghĩa của đấng Thiện Thệ, rất khó nhận thức.

Nay, nhận thấy ý kinh nầy đã nói: Nếu duyên theo cảnh vị phiền não chấp trước làm của mình có cũng bị Thánh đạo chán ghét, đó gọi là hữu lậu. Về lý lẽ ra nhãn v.v… các lậu chấp vướng mắc làm của mình, có thể trở thành hữu lậu. Không nên so sánh nói các pháp như nhãn, v.v… bình đẳng vô lậu, vì chán ghét, nên cũng thành vô lậu!

Sự ưa thích, nhàm chán đã khác, làm so sánh không bình đẳng, không phải Phật nhãn v.v… là pháp vô lậu. Các pháp tác đạo v.v… hành tướng vui thích mà duyên, không thể nói, pháp Phật nhãn v.v…, vô lậu chán ghét mà thành vô lậu. Lại, như tham, giận chuyển biến ở các lậu, chuyển biến ở nhãn, tướng chúng cũng như thế, nên có thể nói, các pháp như nhãn v.v… đồng với các pháp hữu lậu, cũng thành hữu lậu, không phải như Thánh đạo chuyển ở Thánh đạo, chuyển biến ở như nhãn v.v… tướng chúng cũng như thế, nên không thể nói các pháp nhãn v.v…. đồng với pháp Thánh đạo, cũng thành vô lậu. Cho nên, bộ kia đã cần cù nhọc sức mà không được thành. Mặc dù mọi thứ giả dối y theo ý mình, mà không gây tổn hại tông ta và pháp tướng mà kinh đã nói. Chỉ có Đại Thánh Ca-đa-diễn-ni-tử nói chỗ trở về, thể của Phật, không có lỗi lầm.

Sự khác nhau nhau Tăng-già, lược có năm loại:

  1. Tăng vô sỉ.
  2. Tăng á dương.
  3. Tăng bằng đảng.
  4. Tăng thế tục.
  5. Tăng thắng nghĩa.

Tăng vô sỉ: Nghĩa là Bổ-đặc-già-la hủy phạm giới cấm mà mặc pháp phục.

Tăng á dương (dê câm): Nghĩa là Bổ-đặc-già-la đối với ba tạng, không có thấu đạt. Ví như con dê câm, không có tác dụng nói năng. Hoặc nói người câm, chứng tỏ không có nói pháp, có thể còn nói là dê, tức biểu thị không có dụng công nghe pháp, tức đủ rõ loại Bổ-đặc-già-la nầy không có tác dụng nghe, nói ba Tạng.

Tăng bằng đảng: Nghĩa là Bổ-đặc-già-la thường đi khắp nơi, kinh doanh, tranh chấp, phương tiện khéo léo kết thành bè phái.

Ba hạng tăng nầy, thường tạo nghiệp phi pháp.

Tăng thế tục: Nghĩa là phàm phu thiện. Hạng nầy có khả năng tạo chung cả nghiệp là pháp và phi pháp.

Tăng thắng nghĩa: Nghĩa là pháp Hữu học, Vô học, và pháp ấy dựa vào thân khí hữu tình Bổ-đặc-già-la. Hạng tăng nầy nhất định không chấp nhận tạo nghiệp phi pháp, là chỗ trở về nương tựa thù thắng nhất trong năm loại. Để khen ngợi quy y Tăng nầy, trong Già-tha có nói:

Quy y nầy tối thắng

Quy y nầy tối tôn

Sẽ nhờ quy y nầy

Giải thoát các thứ khổ.

Với pháp như thế trong Tăng thắng nghĩa có hai Bổ-đặc-già-la, ý của Tôn giả Ca-đa-diễn-ni-tử chỉ dùng pháp làm tăng, đối tượng quy y, nên Luận này nói như thế nầy: Quy y có công năng thành tựu pháp Hữu học, Vô học của Tăng.

Há phải thuyết nầy trái với kinh?

Nghĩa là trong Khế kinh Đức Thế Tôn nói có bốn đôi tám chiếc Bổ-đặc-già-la là tăng ruộng phước, đều nên cúng dường.

Kinh có nghĩa riêng, nghĩa là trong kinh kia, nói tăng ruộng phước, xứng đáng được cúng dường. Ý kinh kia chỉ rõ tăng có thể thọ thí. Hai loại trong Tăng thắng nghĩa, có thể thọ người khác bố thí, tức không phải pháp hữu học, Vô học chỉ ở Bổ-đặc-già-la. Trong luận này nói nghĩa quy y là thật sự có thể cứu hộ mới là chỗ trở về nương tựa. Công năng cứu hộ thật sự chỉ có ở Thánh pháp. Nên Khế kinh nói: “Chỉ nên nương theo pháp, không nương theo Bổ-đặc-già-la kia”. Do đó, kinh luận không trái nhau.

Kinh nầy lẽ ra là kinh không liễu nghĩa, tiếp đãi không trái lý, vì ý nghĩa riêng. Vì thọ nhận ý nghĩa sâu xa riêng mới có thể tỏ ngộ. Loại nầy gọi là kinh không liễu nghĩa, nghĩa là ở trong kinh nầy đã lập pháp Bổ-đặc-già-la sai khác của bốn hướng bốn quả.

Hỏi: Bổ-đặc-già-la quyết định căn cứ vào đâu để kiến lập?

Đáp: Căn cứ vào lời nói thẳng, nghĩa lý đều không thành.

Nếu cho rằng căn cứ vào pháp, thì chỉ lập năm, nghĩa là quả Ala-hán và bốn thứ Hướng pháp vô lậu hòa hợp mà thành Tăng-già. Nếu căn cứ Bổ-đặc-già-la, cũng không nhất định tám, do nhân thành tám số nhất định, không thể được, nghĩa là có vô lượng phẩm riêng lập ra Tăng-già. Căn cứ một Bổ-đặc-già-la, cho đến vô lượng, nghĩa là hoặc căn cứ một lập ra tăng-già, như nói, nếu có thể như thứ lớp đó, dùng các thứ uống ăn để cúng dường một vị tăng, nên được cúng dường tất cả tăng phước.

Hoặc có khi dựa vào bốn lập ra tăng-già, như cúng dường chúng tăng, thuyết giới, yết ma v.v… Hoặc có khi căn cứ năm lập ra tăng-già, như tự tứ v.v… Hoặc có khi căn cứ tám lập ra tăng-già, như kinh nầy nói. Hoặc có khi dựa vào mười lập ra tăng-già, như căn cứ ở giữa nước để thọ Cụ giới v.v… Hoặc dựa vào hai mươi lập ra tăng-già, như ra ngoài chúng, đến nơi khác làm yết ma v.v…

Trong đây số sau, sau hay thâu nhiếp số trước trước, không phải ở trước trước, có thể thâu nhiếp sau sau. Từ đây về sau, số không quyết định, cho đến căn cứ vô lượng, cũng lập ra tăng-già. Như chỗ khác nói: Bí-sô tăng-già, Bí-sô ni Tăng-già. Hoặc hai bộ tăng-già, hoặc Hiền Thánh tăng-già, Thanh văn tăng-già v.v… Đối với nhiều thứ nầy, căn cứ ở Bổ-đặc-già-la riêng ở nhiều phẩm, lập ra ở trong tăng, chỉ tăng nầy dựa vào tám Bổ-đặc-già-la, gọi là tăng ruộng phước, không phải dựa vào phẩm khác.

Hỏi: Sự khác nhau như thế, có nhân gì nhất định?

Đáp: Do hai môn nầy vì đều không đúng, nên biết đây là kinh không liễu nghĩa.

Nếu cho rằng chỉ mức độ ở Bổ-đặc-già-la nầy, thâu nhiếp chung các Thanh văn sở hữu các chủng loại công đức vô lậu, mà thành các thứ, hoặc hai, hoặc ba nối tiếp nhau sai khác, nên chỉ căn cứ ở Bổ-đặcgià-la nầy để biểu thị ruộng phước. Điều nầy cũng phi lý, vả lại, thừa nhận lập ra tăng Bổ-đặc-già-la, phải là vì thọ nhận Pháp, Tăng, nên chỉ pháp là Bổ-đặc-già-la Tăng thắng nghĩa như trước đã nói, hoặc trước, hoặc sau không có khác nhau. Lại, căn cứ tám Bổ-đặc-già-la nầy cũng không đủ để được chung hết tất cả chủng loại công đức pháp vô lậu, Thanh văn, vì không phải chỉ một quả Dự lưu, hướng có thể được tất cả. Công đức của hướng nầy như thế, cho đến quả A-la-hán.

Nếu cho rằng vì quả hướng không có khác nhau, nên chỉ ở đây nói chung hết tất cả, sao không nói năm mà nói tám ư?

Vì theo thứ lớp ở trong đây có thể được, vì ba còn lại được thâu nhiếp trong ba nầy. Lại, căn cứ ở pháp lập Bổ-đặc-già-la, chỉ dựa vào bốn đạo song hành, nói tám Bổ-đặc-già-la, vì căn cứ đối tượng nương tựa công đức thù thắng, làm rõ tám thứ sai khác của hữu tình.

Ý nầy nói về Bổ-đặc-già-la. Há tức là vì chỉ dựa vào pháp, lý sai khác của tự tướng, cộng tướng được thành, vì đối với pháp, hoặc chung, hoặc riêng, về mặt lý, đều được thành lập không phải Bổ-đặc-già-la.

Thế nên ở đây chỉ căn cứ vào pháp để lập ra Tăng-già rõ ràng có thể thấy.

Nếu vậy, thì sao không chỉ nói năm?

Vì thâu nhiếp chung hết loại phẩm pháp, vì không phải tất cả hướng quả Nhất lai thâu nhiếp chung hết tất cả quả Dự lưu.

Cũng thế, cho đến hướng A-la-hán không thâu nhiếp hết tất cả quả Bất hoàn. Thế nên, vì biểu thị sự khác nhau của Thánh đạo, nên nói

tám Bổ-đặc-già-la nầy, vì thế nên Khế kinh nầy thành bất liễu nghĩa. Do chỉ căn cứ ở pháp, để kiến lập Tăng-già. Quỹ phạm sư của ta, Cađa-diễn-ni-tử khéo thành lập Tăng-già, là nơi trở về.

Trong các sự lập ra vượt hơn, vì nói hữu tình, nên không phải nhất định chỉ pháp ấy, về lý cũng không như vậy. Hữu tình kia do sức pháp trở thành sai khác, không có phương tiện khác, khiến đối tượng hóa độ sinh, khả năng biết rõ thích đáng đức vượt hơn bình đẳng của Phật, nên Phật vận dụng phương tiện căn cứ môn hữu tình, để lập ra thù thắng, khiến cho biết không có lỗi.

Đối với nghĩa nầy, lại nên tư duy lựa chọn: Phật thuộc về tăng, không phải thuộc về Phật ư? Nếu thuộc về Tăng, thì sự lập ra vượt hơn, tức chứng minh số lượng ngôi báu thanh tịnh lẽ ra giảm, lại trái với chí giáo đã nói, như Khế kinh nói: Phật bảo Trưởng giả! Thế nào là Tăng bảo? Nghĩa là trong thế giới nầy ở vị lai, có người thiện nam sinh vào nhà Bà-la-môn dòng Sát-đế-lợi, hoặc sinh vào nhà Phệ-xá, Thú-đạt-la, trở về nương tựa Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác, xuất gia tu chứng, gọi là Tăng bảo.

Lại, Khế kinh nói: Phật ở trước tăng. Lại, Khế kinh nói: Phật ở chỗ nọ, cùng với ngần ấy số Bí-sô tăng. Nếu không phải thuộc về tăng, thì sao lại Khế kinh nói như thế nầy: Các thầy nếu có thể dùng một ít vật thí, như thứ lớp cúng dường Phật, là thượng thủ, trong tăng thì đối với ruộng tăng, sẽ thu đạt được phước thí thanh tịnh cùng khắp. Lại, Khế kinh nói: Kiều đáp di! Nếu bà dâng thí cho Tăng, thì cũng là cúng dường cho ta.

Lại, kinh nói: Có bốn hướng bốn quả Bổ-đặc-già-la, gọi là tăng ruộng phước. Không nên nói Phật lìa tám mà có. Tăng có nhiều hạng, nghĩa là người hữu tình, ruộng phước Thanh văn và Thánh Tăng v.v…

Phật ở trong đây, không phải tăng Thanh văn mà có thể là tăng khác, vì giác tự nhiên, lại vì không thành tựu pháp Thanh văn, lại vì Thanh văn chế lập học xứ nói: Không nên thọ lãnh, chứa để v.v… lượng y như y của Phật.

Nếu Phật, Đức Thế Tôn thuộc về tăng Thanh văn, lẽ ra cũng thọ học, các học xứ như thế.

Lại, thế nào là vật, áo, sở hữu của Thanh văn, Đức Thế Tôn chấp nhận cho chúng Bí-sô được chia dùng.

Nếu Phật, Đức Thế Tôn thuộc về Thanh văn tăng, thì vật, áo của Đức Thế Tôn cũng nên chấp nhận chia dùng. Đã không thừa nhận chia, cho nên, biết Phật có thể thuộc về tăng khác, không phải tăng Thanh văn. Do đó cực thành Phật, Tăng không xen lẫn, nhưng Khế kinh nói: Nếu các thầy có thể dùng một ít vật thí cho, như thứ lớp cúng dường Phật, đứng đầu trong tăng. Đạt được phước khắp, nghĩa là căn cứ ruộng phước để nói, nên không có lỗi.

Do đó, đã hiểu kinh Kiều Đáp Di, hoặc kinh kia nói: “Cũng cúng dường ta”, cũng nói ý phân biệt rõ Phật không phải Tăng.

Nếu Phật tức Tăng thì nói cũng có tác dụng gì?

Phật đã nói tám Bổ-đặc-già-la, vì biểu thị vị khác nhau của tăng Thanh văn.

Nói trong tăng có tám vị không đồng. Không nói rằng: Tám đều thuộc về tăng. Hoặc tám đã nói đều là tăng ruộng phước, vì Đức Phật cũng là ruộng phước, nên không có lỗi.

Thí cho tăng, thí cho Phật thí nào được quả lớn?

Có thuyết nói: Quả thí cho tăng lớn, vì tất cả chủng loại của Thánh pháp vô lậu đều ở trong tăng, đầy đủ có thể được. Lại nói: Vì tăng là ruộng phước bậc thượng. Lại có thí chủ thí vật cho Phật, Đức Thế Tôn khuyên họ đem về thí cho tăng. Nhưng tông của ta chủ trương: Quả thí cho Phật lớn, vì Khế kinh nói: Chư Phật, Đức Thế Tôn đã chứng được tất cả tự tại tăng, thượng, vì công đức thù thắng, nên gọi là tối tôn.

Lại, Phật, Đức Thế Tôn hoàn toàn không có lỗi, vì tập khí phiền não, đều không còn.

Lại, công đức mà tăng đã tu phạm hạnh, tất cả đều do Phật sinh ra.

Lại, đức lợi mình, lợi người của Phật, Đức Thế Tôn đều đã viên mãn, đến tột cùng. Kinh nói: Vì đức nầy thù thắng nhất, vì có thể nhanh chóng dẫn dắt tâm người khác, vì nguỵên rộng lớn, tư duy duyên sinh nầy. Nhưng thuyết kia nói: “Tất cả chủng loại Thánh pháp vô lậu đều ở trong tăng, đủ có thể được”, điều nầy không thành chứng, vì vô lượng vô biên công đức không chung trong thân Đức Thế Tôn đầy đủ có thể được, như nói: Giả sử tất cả công đức hữu tình trong các thế giới đều là A-la-hán, hoặc Độc Thắng Giác muốn so sánh với Đức Thế Tôn, cũng vẫn không bằng chút phần.

Nói Tăng là ruộng phước phẩm thượng: Cũng không phải nhân chứng, vì có ý riêng, nghĩa là căn cứ ở chúng tăng, với số ấy rất nhiều, có thể thọ dụng nhiều của vật đã được thí cho, có khả năng giúp cho phước mà thí chủ đã nhận dùng. Thế nên, nói là phẩm thượng trong ruộng phước tăng. Hoặc vì nhằm biểu thị chúng tăng trụ trong thời gian lâu và khắp các phương, nên nói như thế. Hoặc tăng dù lại là ruộng phước phẩm thượng, nhưng ruộng phước Phật là cùng cực trong phẩm thượng.

Do thuyết trước nói: “Vì các nhân duyên, nên đã nói thí chủ thí vật cho Phật, Đức Thế Tôn lại khuyên bảo hãy hồi thí cho Tăng”, bằng chứng nầy phi lý, vì xét thấy có nhân khác, nghĩa là Đức Phật vì muốn tăng trụ trì chánh pháp vô thượng, được tồn tại lâu dài hơn, nên mới khuyên thí chủ hãy đem vật thí cho chúng tăng.

Sư Tỳ-bà-sa nói rằng: Vì khiến cho thí chủ được duyên thân tướng sắc vàng của đấng Thánh Từ tôn, và vì để gieo trồng nhân thù thắng. Quy y pháp, nghĩa là trở về với Niết-bàn ái tận, lìa diệt.

Tất cả như thế là phiền não dứt, được gọi là sự khác nhau giữa Phật và tăng.

Hoặc có thuyết nói: Chuyển biến môn vướng mắc vị ái, vì không nên từ bỏ, nên gởi ái, gọi là biểu thị chung tất cả phiền não đều dứt hết hẳn, vì ái với mọi phiền não khác đều đồng một đối trị.

Nói ái hết, nghĩa là các ái, đối tượng dứt của kiến, dứt trừ vĩnh viễn.

Dự lưu: Khi ái nầy dứt hết, ấy là tự ghi nhận riêng các đường ác đã dứt hết, nghĩa là ta đã dứt hết Na-lạc-ca v.v…

Nói lìa nghĩa là các tham hiện có trong cõi Dục, phần nhiều đã dứt trừ, tức là nghĩa đã làm mỏng đi tham của cõi Dục.

Diệt, nghĩa là các ái của cõi Dục dứt bật hoàn toàn. Các phiền não của địa nầy, ngay từ bấy giờ, quyết định không có nghĩa năng ràng buộc nữa.

Nói Niết-bàn. Nghĩa là các ái của cõi Sắc, Vô sắc dứt trừ hẳn. Do khi dứt hết nầy, các khổ hiện có đều vắng lặng hẳn. Trạng thái nầy, tức là biểu thị bốn quả Sa-môn. Hoặc bốn thứ nầy như thứ lớp đó, chứng tỏ ái của ba cõi đã dứt và mãi mãi bát Niết-bàn. Hoặc ái hết. Nghĩa là ái ba cõi đã dứt. Nói lìa, nghĩa là dứt trừ ái thì các phiền não khác đều dứt.

Nói diệt, nghĩa là biểu thị cõi hữu dư y bát Niết-bàn. Nói Niếtbàn. Nghĩa là biểu thị cõi Niết-bàn vô dư y.

Có sư khác nói: Quy y pháp. Nghĩa là quy y chung pháp tạp nhiễm và thanh tịnh mà chư Phật, Đức Thế Tôn đã nói.

Thuyết của sư kia phi lý. Vì sao? Vì Đức Phật nói: Niết-bàn gọi là pháp trên hết. Lại có kinh nói: Diệt là tối thượng. Thế nên, chỉ nên quy y pháp nầy.

Trong đây, pháp nào là đối tượng quy y? Chủ thể quy y là gì? Quy y là nghĩa gì?

Đối tượng quy y, nghĩa là diệt đế hoàn toàn, một phần đạo đế, trừ công đức vô lậu ở vị Độc giác thừa, Bồ-tát học.

Vì sao các pháp kia không phải là đối tượng quy y?

Vì pháp của các bậc ấy không thể cứu vớt nỗi sợ hãi sinh tử, nghĩa là các Độc giác không có khả năng nói pháp, răn dạy các hữu tình, khiến chúng được thoát ly sự sợ hãi về sinh tử, học vị Bồ-tát vì không khởi tâm trông mong, nên cũng không có nghĩa khả năng giáo hóa, khuyên răn người khác. Pháp Hữu học, Vô học, trong bản thân họ, không thể cứu hộ, nên không phải đối tượng quy y.

Có sư khác nói: Vì không hòa hợp, vì không hiểu rõ, nên như thứ lớp đó, Độc giác, Bồ-tát, đều không phải đối tượng quy y, vì duyên họ cũng sinh ý tịnh, vô lậu, nên họ cũng thuộc về cảnh chứng tịnh.

Trong đây, chủ thể quy ngữ biểu làm thể, tự lập kỳ hạn lời thề làm tự tánh, hoặc với năm uẩn quyến thuộc làm thể, vì chủ thể quy y đã có ngôn thuyết, do tâm đẳng khởi, không lìa ngoài tâm.

Quy y như thế, lấy sự cứu giúp làm nghĩa. Thánh pháp của thân người khác và vô vi thiện, làm sao có thể vì thân mình cứu giúp?

Do quy y Pháp kia, có thể dứt hết vô biên nỗi sợ lớn lao của luân hồi sinh tử, không phải như mục đồng đứng sửng canh chừng đàn bò, Đề-bà-đạt-đa coi giữ người khác v.v… chỉ khiến không phân tán, không phải là đối tượng quy y, vì không thể khiến cho chấm dứt nỗi lo sợ sinh tử. Dù là cũng có quy y Phật, pháp, tăng, nhưng họ không nhờ người hiện đang cứu giúp, vì họ đã trái với giáo lý Phật. Như có người nương tựa vua mà vì trái với lệnh vua ban, nên nhà vua sẽ không cứu giúp, người nầy lẽ ra cũng như thế.

Có sư khác nói: Người kia cũng có thể làm hạt giống của thiện căn cho mé sau, nên quy y chỉ làm hạt giống của chánh hạnh, không phải tức do quy y nầy mà có thể dứt khổ luân hồi, nên có khi quy y mà chưa nhờ cứu vớt.

Có sư khác nói: Người kia dù đã quy y, nhưng chưa có thể vâng làm công việc của quy y.

Việc làm của quy y, thể nó là gì?

Nghĩa là kiến tứ đế, nên Già-tha nói:

Các hữu quy y Phật

Và quy y Pháp, Tăng

Đối với bốn Thánh đế

Thường dùng tuệ quán sát.

Biết khổ, biết khổ tập

Biết vượt hẳn các khổ

Biết tám chi Thánh đạo

Hướng Niết-bàn an ổn.

Quy y nầy hơn hết

Quy y nầy tôn quý

Nhất định quy y nầy

Năng giải thoát các khổ.

Ba đối tượng quy y có khác nhau: Phật chỉ Vô học, pháp, cả hai đều cùng không phải, thể tăng có cả Hữu học, Vô học. Lại, thể Phật là phần ít của mười căn, Tăng có cả mười hai. Thể của pháp không phải căn. Trạch diệt Niết-bàn không thuộc về căn. Lại, quy y Phật, nghĩa là chỉ quy y một quả Sa-môn hữu vi. Quy y Pháp, nghĩa là quy y chung bốn quả Sa-môn vô vi. Quy y Tăng, nghĩa là quy y chung bốn quả Sa-môn hữu vi và bốn quả có thể hướng đến.

Lại, Đức Phật, thí như người dẫn đường, pháp như phương, cõi nơi hướng đến sự yên ổn, tăng như bạn bè cùng đi trên chánh đạo.

Nên tìm hiểu nguyên nhân khác nhau của ba ngôi vị nầy. Nên tư duy vì sao ở chỗ luật nghi khác lập lìa phi phạm hạnh, làm sở học của mình, mà chỉ ở trong một luật nghi Cận sự chỉ ngăn dứt, giúp cận sự kia lìa dục, hạnh tà? Tụng nói:

Tà hạnh thật đáng trách

Dễ lìa, được không làm.

Luận nói: Chỉ dục, hạnh tà, có thể xem đây là điều mà thế gian, người khác cực lực cùng chê trách, do xâm chiếm vợ v.v… người nên cảm nhận đường ác, không phải phi phạm hạnh.

Lại, hạnh dục, tà vì dễ xa lìa. Các người tại gia vì ham vui, vướng mắc dục, nên lìa phi phạm hạnh, khó có thể thọ giữ. Vì Phật quán sát người tại gia kia không thể tu học trong thời gian dài, nên không ngăn dứt họ lìa phi phạm hạnh, nghĩa là từ vô thỉ đến nay, vì sức thường tập, nên phiền não dâm dục thường xuyên khởi hiện hành. các người tại gia thuận theo cảnh dục, thường dễ hòa hợp, vì chế ngự khó, nên không chế tại gia kia, khiến xa lìa hoàn toàn.

Lại, các bậc Thánh đối với dục, hạnh tà, tất cả nhất định được, luật nghi không tạo tác. Kinh sinh, bậc Thánh cũng không thực hành, vì lìa phi phạm hạnh, thì không đúng, nên đối với luật nghi mà Cận sự đã thọ, chỉ vì chế lập, lìa hạnh tà dục. Nếu khác với đây, thì kinh sinh Hữu học, nên không thể gìn giữ tánh giới của Cận sự. Nếu các Cận sự, về sau lại từ sư lập kỳ hạn chắc chắn, lại thọ lìa phi phạm hạnh, được chưa từng được luật nghi nầy hay không?

Có sư khác nói: Được luật nghi nầy, nhưng không do đó mới thành Cận sự, cũng không do đó, mất đi danh từ Cận sự, cũng không phải ở thời gian trước, giới không viên mãn.

Có thuyết nói: Không được chưa được luật nghi, nhưng đạt được nhiều công đức hơn hết. Gọi là đạt pháp xa lìa hơn hết. Nghĩa là xa lìa được pháp dâm dục, do đó, nếu có thể xa lìa vợ, nhà, tu tịnh phạm hạnh, thì công không vô ích. Nếu có người lúc trước chưa lấy vợ, thiếp, đã thọ luật nghi Cận sự ở khắp loại hữu tình, về sau, khi lấy vợ, đâu không phải phạm giới.

Nay, vì không phải thuộc về người khác, nên như dùng của thuộc về mình, nghĩa là vào thời đại ngày nay, người ta dùng sức chú thuật hoặc các thứ phương tiện của cải, lý lẽ v.v… thu nhiếp người kia thuộc về của mình, không lệ thuộc người khác, làm sao khó, khiến cho người kia phạm giới.

Lại có lý lẽ riêng, nay khi lấy người kia, không có trái phạm đối với luật nghi trước. Tụng nói:

Được luật nghi như thệ

Chẳng đều nối tiếp nhau.

Luận nói: Các người thọ dục, thọ giới Cận sự, như xưa đã thọ lời thề, mà được luật nghi. Xưa đã thọ lời thề là sao? Nghĩa là lìa dục tà hạnh, đối với các người nữ thuộc về người khác, nghĩ thuộc về người khác, mà làm việc phi pháp. Như thế, gọi là phạm dục tà hạnh, không phải nối tiếp nhau đối với tất cả hữu tình, trước kia lập lời thề nầy: Tôi sẽ đối với người nữ kia, lìa phi phạm hạnh mà được luật nghi, sao nay, có thể gọi phạm giới? Đã lập thệ như xưa mà được luật nghi. Nay, đang thực hành theo, đâu gọi là phạm?

Trước kia đã lấy vợ, thiếp, về sau, thọ luật nghi, đối với vợ v.v…

của mình, cũng phát giới nầy. Do luật nghi biệt giải thoát Cận sự v.v… là chổ tất cả hữu tình vốn được. Nếu khác với đây, thì đối với vợ, thiếp của mình, không phải chỗ, không phải thời, không phải chi, thể, lẽ ra cũng không phạm giới dục tà hạnh.

Đã thọ khi xưa, đã có phạm, đối với người mới thọ, lẽ ra phải có không trái phạm, vì thế không nên vì như trước mà vấn nạn!

Vì sao ở trong bốn ngữ nghiệp đạo, lập lìa hưi cuống ngữ (lừa dối) làm học xứ của Cận sự? Mà không phải lập lìa ly gián ngữ v.v… còn lại?

Cũng do ba thứ nhân trước đã nói, nghĩa là ngữ lừa dối rất đáng quở trách, vì các người tại gia rất dễ bỏ, tất cả bậc Thánh được không tạo tác. Lại có nhân riêng. Tụng nói: Vì mở lời lừa dối

Là vượt các học xứ.

Luận nói: Vượt qua các học xứ, khi bị tra hỏi, nếu khai ngữ lừa dối, bèn nói: Tôi không làm. Do đây, đối với giới, có nhiều trái vượt, nên Đức Phật vì muốn cho Cận sự kia giữ vững, nên đối với tất cả luật nghi, đều ngăn lời lừa dối.

Làm sao khiến cho sức duyên kia phạm giới?

Bấy giờ, lập tức cảm thấy xấu hổ, như thật tự phát lộ.

Vì sao trong tất cả lìa tánh tội, lập bốn thứ làm học xứ của Cận sự, nhưng đối với tất cả lìa tội giá, đối với luật nghi Cận sự chỉ chế không uống rượu? Tụng nói:

Trong giá chỉ lìa rượu

Để giữ luật nghi khác.

Luận nói: Các người uống rượu, tâm thường nhiều buông lung, không thể giữ gìn các luật nghi khác, nên vì bảo vệ luật nghi khác, khiến lìa uống rượu, nghĩa là uống rượu rồi đối với ác tác, thuyết biệt hối, đọa lạc. Mọi luật nghi khác trong tội năm bộ vượt hơn của người khác, không thể ngăn giữ. Hoặc có chỗ nầy, do đó, nhiễu loạn, vượt trái khắp ở các biển học xứ. Do đó Đức Thế Tôn biết uống các thứ rượu là nhân khởi tất cả tội tánh, nên có thể tổn hại chánh niệm và chánh trí, có thể dẫn đến phá giới, phá kiến, ngu si, nên đối với tất cả thứ lìa tội già, chỉ nói đây là học xứ của Cận sự. Cho nên, lìa uống rượu mặc dù thuộc về giới giá, nhưng trong tất cả lập học xứ với lìa tội tánh, thuận theo nhau mà chế.

Có thuyết nói: Uống rượu là tướng thuộc về tội tánh, vì A-cấp-ma và chánh lý. A-cấp-ma, nghĩa là Khế kinh nói: Thân có bốn hành vi ác: sát sinh cho đến uống rượu, không nên tội già thuộc về hành vi ác.

Lại, như Thượng tọa bộ Ô-ba-ly nói: Ta phải làm sao để cung cấp cho người bệnh? Đức Thế Tôn bảo: Chỉ trừ tội tánh, tội khác, tùy đối tượng thích hợp, đều có thể cung cấp. Tuy nhiên, bị bệnh truyền nhiễm, Thích chủng, cần rượu, Đức Thế Tôn không khai dùng rượu cung cấp, chẳng phải Phật không xót thương bệnh nhiễm kia, mà Bí-sô tự nói là làm thầy mà không thương xót.

Do chánh lý, nghĩa là bậc Thánh dị sinh, cũng không phạm, như sát sinh v.v…

Lại, lìa uống rượu, Đức Thế Tôn nói là luật nghi Cận sự vì như sát v.v…

Luận Chánh Lý nói rằng: Mặc dù ở trong đây, nếu nói như lý, tất nhiên sẽ gặp phải sự chê cười do một loại người ngu. Nhưng tâm họ đi dạo ngoài tướng chánh pháp, không có chấp nhận lý tà. Vì đánh đổ lời nói tà của họ, nên ta phải nói về tướng chánh pháp, không phải uống các thứ rượu là thuộc về tội tánh. Do trong đây, vì không có tướng của tội tánh.

Tội tánh, tội già, tưởng của các tội đó thế nào?

Khi Phật chưa chế giới, các người lìa dục quyết định không khởi, là tướng của tội tánh, nếu dục kia cũng hiện hành là gọi tội là già.

Lại, nếu chỉ nương vào tâm nhiễm ô mà thực hành là tướng của tội tánh, nếu có cũng nương vào, tâm không nhiễm mà thực hành là gọi tội già. Vì phòng ngừa lỗi lầm khác, nên Phật ngăn dứt.

Nay, ở trong đây, nên cùng lựa chọn tư duy.

Vì có uống rượu, dù rất ghét, mà vì thầy thuốc bảo uống thuốc để trị bệnh. Biết thật sự là gượng uống, không khởi tâm nhiễm, vì không có tâm vô nhiễm như đây, nghĩa là nếu thừa nhận có, đã không có tâm nhiễm làm sao có thể thành hành vi ác của tội tánh? Còn nếu cho rằng không có uống rượu, làm sao vì trị bệnh đang biết gượng uống mà có tâm nhiễm? Há là trước đã biết uống rượu là tội, vì không có xấu hổ nên uống. Hoặc ngu đối với tội uống rượu, nghĩa là không phải tội tức là tâm nhiễm.

Lời bào chữa nầy không đúng, vì, thể tánh của uống các thứ rượu là tội. Về lý, vì không thành, nên phải xem xét vì sao việc uống rượu nầy đều là tội tánh? Các bệnh hữu vi, do tâm không có nhiễm, biết lượng mà uống, có thể không say loạn. Như vì chữa bệnh, biết lượng mà uống thuốc độc, có công năng khiến không có tổn hại, há là tội, nên không phải uống rượu, đều thuộc về hành vi ác. Nếu vì kiêu mạn, buông lung, hoặc vì hân hoan, vui vẻ, hoặc biết say loạn, mà vì tham nên uống, những hành vi nầy đều mượn tâm nhiễm ô sinh.

Căn cứ trong kinh nói về hành vi ác của thân, nên biết hành vi nầy là thuộc về tội tánh. Nếu Đức Phật không giá, cũng là vì tội. Hoặc uống các thứ rượu, do vì chỗ buông lung, nên gọi hạnh ác, vì không phải do tội tánh, nên ở đây lập riêng chỗ buông lung để gọi, không phải sát sinh v.v… là tội tánh. Nhưng vì người bệnh, nên khai chung giới giá. Lại vào lúc khác, ngăn dứt người uống rượu, là vì đề phòng nhân rượu nầy phạm tội tánh, nghĩa là chớ cho biết uống là tội già không có nhiều

16 lỗi lầm, bèn phóng túng ý tham, dần dần uống nhiều, đến nỗi say loạn. Nhân buông lung nầy, gây ra nhiều tội tánh. Vì muốn phòng xa tạo các tội tánh nên thậm chí với lượng rượu ít bằng đầu sợi lông cũng không cho thấu môi. Lại, vì khiến say loạn, tửu lượng không có hạn định, nên ngăn dứt, cho đến lượng rượu trên đầu sợi lông, không phải nhất định ngăn dứt, tức cho uống rượu là thuộc tội tánh.

Như chơi cờ bạc, như nói: Bí-sô! Các thầy nhất định không nên cờ bạc. Không phải các trò chơi đánh bạc, vì quyết định ngăn dứt, nên là tội tánh, nhưng người chơi đánh bạc, vì phạm nhiều tai hại lỗi lầm, bị đời cực lực quở trách, nên Phật quyết định nghiêm cấm. Uống rượu nầy lẽ ra cũng như thế, nên không phải tội tánh.

Tuy nhiên, thuyết kia nói: bậc Thánh dị sinh, cũng không phạm, nên như sát sinh v.v… là tội tánh. Vì sao không nói có A-la-hán cũng hiện hành, nên thuộc về tội già, như ăn phi thời v.v… Nếu bậc Thánh kinh sinh được luật nghi không tạo tác, thì nhất định không nên uống các thứ rượu, nghĩa là các A-la-hán cũng nên nhất định được luật nghi không uống, như sát sinh v.v…

Nếu cho rằng vì đại sư chưa chế giới, nên chấp nhận có người uống, thì không thọ luật nghi tại gia, các bậc Thánh vì sao không uống rượu? Không phải lìa uống rượu có thể là tự tánh của luật nghi vô lậu, như trước đã nói.

Lại, nếu vì bậc Thánh nhất định không làm là thuộc tội tánh thì tất cả hành vi của bậc Thánh đều không phải tội tánh? Thế thì, phi phạm hạnh lẽ ra không phải thuộc về tội tánh? Nhưng vì không phải điều được thừa nhận, nên những lý luận trên đây không phải là nhân, do đó cũng ngăn dứt.

Có thuyết nói: Vì Khế kinh nói: Vì thường tập, có thể khiến đọa các đường ác, nên như sát sinh v.v… nên uống các thứ rượu là thuộc về tội tánh, vì phi phạm hạnh dù là tội tánh, nhưng vì nói thường làm, không đọa vào đường ác, nên thuyết kia nói không phải là nhân quyết định. Nhưng nói thường tập, đọa vào đường ác, chứng tỏ thường uống rượu, hay khiến các pháp bất thiện trong thân thường chuyển biến nối tiếp nhau. Lại, vì có công năng phát dẫn nghiệp của đường ác, hoặc khiến cho nghiệp ác kia chuyển biến tăng thịnh.

Cũng thấy có thuyết nói: Chặt đứt cỏ sống v.v… khiến đọa vào đường ác. Cho nên, những điều nầy không có khả năng chứng minh uống các thứ rượu, là thuộc về tội tánh.

Có sư khác giải thích: Như nói tu Từ. Vì môn mật ý để nói đọa đường ác, nghĩa là Khế kinh nói: Hay tu tâm Từ được tám điều lợi thù thắng, vì không phải tu Từ, nên có thể khiến cho bậc Thánh kia được quả Bất hoàn. Chỉ căn cứ được quả, dùng tu Từ làm trước, mật ý tạo ra thuyết như thế. Uống rượu cũng vậy, nghĩa là rượu làm tổn hại các căn đại chủng, quên mất chánh niệm, sinh ra buông lung, đeo đuổi tạo nghiệp nhân, đọa đường ác. Căn cứ vào nghĩa như thế, nên nói như thế.

Lại, thuyết kia đã nói: Lìa uống các thứ rượu, Đức Thế Tôn nói là luật nghi Cận sự, nên việc uống rượu nầy nhất định là tội tánh, cũng không đúng, vì không phải nhất định, nên phải như luật nghi mà Cận trụ đã thọ, như ăn phi thời trong tám giới, lìa bốn sát v.v… lập chi Cận trụ. Nhưng uống rượu kia nhất định không thuộc về tội tánh, ăn phi thời nầy vì cũng như thế, nên không phải chứng nhân.

Mặc dù thuyết kia chê bai, vì tham uống rượu, giả lập uống rượu là thuộc về tội già. Nay, nên gạn hỏi: Ăn phi thời v.v… các ông thừa nhận là thuộc về tội tánh ư? Thuyết kia đáp: Không phải.

Há cũng các ông cho rằng ăn phi thời, ham vui chơi cờ bạc, ca múa, đào đất, chặt đứt cỏ sống v.v… giả vờ lập ra nhưng thứ nầy là tội già?

Nếu cho rằng không đúng, vì pháp tướng như thế, thì lời chê bai mà các ông đã lập sẽ vô ích, tự thêm đạo nghiệp phi ái, như Khế kinh nói: Tốt-la, Mê-lệ-da, Mạt-đà là chỗ buông lung.

Nói Tốt-la. Nghĩa là gạo, lúa mì v.v… nấu nướng như pháp, bột trộn với nước ép, bỏ vào các vật thuốc, ủ rượu đủ thành sắc rượu, vị thơm uống rồi, say sưa mờ tối.

Mê-lệ-da: Nghĩa là các rễ, cọng lá, hoa, quả, nước cất làm phương tiện trước. Không trộn bột với nước cỏ Tiết, ủ rượu đủ, thành sắc rượu, vị thơm, uống rồi say sưa mờ tối.

Trong đó, một loại mía ngọt hình thành, được gọi là thí đồ. Nước quả nhờ đã được ủ thành rượu, gọi là Mạt-đồ. Tức Mạt-đồ nầy khiến con người vui say hơn thứ rượu khác, nên gọi Mạt-đà. Hoặc tức Tốt-la, Mệ-lệ-da, uống rồi làm cho say sưa, gọi chung là Mạt-đà. Hoặc như nước nho ủ thành vị rượu, uống rồi, buồn bực, không được tự tại. Như uống thuốc độc, bị quỷ, yêu quái bắt giữ, làm cho thất chí, cuồng loạn, nên không cho uống. Không phải thành giấm và rượu, khi chưa thành, cũng không nên uống. Như nước mía ngọt, không nên xem lượng uống hoặc nhiều, hoặc ít, chỉ thật được gọi là rượu, đều thì không nên uống, vì ít, nhiều, đều là chỗ buông lung.

Vì ngăn dứt một loại ngu tối, tăng cường ham vui vị ràng buộc tâm, nói như thế nầy: Uống rượu không phải lỗi lầm, chỉ ngăn dứt quá lượng, có thể không say, mờ tối, uống cũng không có tội, nên nói các thứ rượu, gọi là chỗ buông lung, nghĩa là dù không say sưa, mà có khiến cho say, có thể Đức Phật vì đề phòng xa, nên đều không cho uống. Vì thế, nên giới kinh nói: Nếu có Bí-sô uống các thứ rượu, đều phạm tội đọa. Khế kinh cũng nói: Nếu uống các thứ rượu, thì chiêu cảm quả không đáng ưa, loại đó thật nhiều.

Hoặc ở trong đây, vì muốn bảo cho biết rõ ý lìa uống rượu, nên nói về các thứ rượu xong, lại, nói nói là chỗ buông lung nữa, ý chỉ rõ rượu không phải tội tánh bất tịnh, mà vì là chỗ buông lung, vì thế không nên uống.

Nói buông lung là nghĩa không đoái nghĩ việc nên làm cho đến việc không nên làm, nên gọi là buông lung, là nhân của buông lung, gọi chỗ buông lung.

Có thuyết nói: Ủ thức ăn thành rượu, gọi là Tốt-la. Ủ vật khác được thành, gọi rượu Mê-lệ-da, tức hai thứ rượu trước chưa chín, đã hoại, không thể làm cho say, không gọi Mạt đà, nếu khiến cho say, gọi là rượu Mạt-đà.

Phân biệt phần vị không có công dụng để lặp lại tên nầy. Nhưng dùng cây cau, cỏ Bại v.v… cũng có thể làm cho say. Vì phân biệt thứ đó, nên phải nói rượu Tốt-la, Mê-lệ-da. Mặc dù là tội già, nhưng làm cho buông lung, gây ra mọi điều ác đọa các đường ác.

Vì nêu rõ rượu kia là hành vi ác mà bậc Thánh đã xa lìa, nên dứt nói là chỗ buông lung.

Nếu uống rượu rồi không nôn ra, chưa tiêu hóa, rượu kia tất nhiên không thể thọ luật nghi v.v… Vì rượu là chỗ nương tựa cho buông lung.