LUẬN A TỲ ĐẠT MA THUẬN CHÁNH LÝ
Tác giả: Tôn giả Chúng Hiền
Hán dịch: Đời Đường, Tam Tạng Pháp sư Huyền Tráng
Việt dịch: Cư sĩ Nguyên Huệ

 

QUYỂN 34

Phẩm thứ 4: BIỆN VỀ NGHIỆP, phần 2

Ở trong chánh pháp, có người nói thế này: Thân cùng núi v.v…

trụ lâu không diệt. Nên Khế kinh nêu bày: Hoặc có một loại hữu tình thân trụ mười năm, cho đến nói rộng.

Lại nói: Yết-lạt-lam trụ trong bảy ngày.

Lại nêu: Trì địa trụ trải qua một kiếp.

Do đấy nhận biết thân có thể được trụ lâu, nên có hành động, vì lý của biểu thành.

Nghĩa này là không đúng. Lại, thuyết kia cũng thừa nhận các tâm tâm sở có sát-na diệt. Do đấy có thể chứng biết thuyết kia đã không thừa nhận thân và núi v.v… có nghĩa sát-na diệt v.v… nên nói như thế. Sát-na diệt của thân nhận thấy tùy theo tâm v.v…, vì có chuyển biến. Nghĩa là thấy tướng thân ở vào lúc khởi khổ, vui, tham, sân v.v… tùy theo tâm v.v… chuyển. Đã tùy theo tâm v.v… vì pháp niệm niệm diệt, thân có chuyển biến, nên nghĩa sát-na diệt là thành. Lại thân cùng với tâm là cùng an nguy. Tức là thân đã là sát-na diệt, thì chỗ chấp thọ của tâm tất an nguy là như nhau. Do khi thân có thức thì tiếp tục trụ nhiều. Thức nếu lìa thân, tức liền hủy hoại. Đã cùng với tâm của sát-na diệt an nguy như nhau, thân tức nên như tâm, tất có sát-na diệt.

Lại, thân như thức mà nêu bày rõ. Nghĩa là Khế kinh nói: Tâm ý thức này, Sát-na, Lạp-phược, Mâu-hô-lật-đa, dị biệt mà sinh, dị biệt mà diệt.

Lại, Khế kinh nêu rõ: Thân đối với phần vị sát-na v.v… sinh diệt kia suy già, khô kiệt.

Lại Khế kinh nói: Bí-sô! Các hành không có dừng trụ, nhanh chóng quy về hoại diệt.

Lại nói: Bí-sô! Các hành như huyễn, hoặc tăng hoặc giảm, vừa trụ liền diệt.

Lại, Khế kinh nói: Ma nạp phược ca, từ đêm nhập thai, cho đến già yếu, luôn nhanh chóng đi qua không trụ, không xoay chuyển.

Do các kinh này nên chứng biết các hành đều là sát-na diệt, không có lý trụ lâu. Nhưng nói trụ là chỉ căn cứ nơi các hành tương tợ cùng nối tiếp, giả nêu không trái. Cũng có Khế kinh nêu: Tâm có trụ. Như nói: Tâm trụ không thể di chuyển.

Lại, kinh nói: Tâm từ tĩnh lự thứ nhất dời nhập trong tĩnh lự thứ hai v.v… Lại nói: Tâm điều phục liền có thể trụ ở trên. Lại, đối với các khổ v.v… như sinh đã cùng nối tiếp trụ trong nhiều thời gian, vì giả nói nên thọ nhận.

Lại, kinh kia tuy thừa nhận nguyệt luân trụ kiếp, nhưng giả nói là mới, không phải giả nói trong ấy, tức có thể quyết định chấp là thật có.

Lại, tướng có nghĩa khác của Thể riêng thành, không phải trong một Thể tướng có thể có riêng khác. Hiện thấy Thể khác thì tướng mới riêng khác. Như bò có cổ họng thong xuống, ngựa có lông xoắn vòng v.v… Đối với tướng của một sự việc cùng nối tiếp đã có khác. Do đấy chứng biết, Thể tất có khác. Sữa, lạc là hiển sắc tuy lại đồng nhau, nhưng cùng hành là riêng khác, nên tất có thể khác. Nghĩa là hai hiển sắc, vì vị ngọt chua cùng có, tức Thể tất nên trước sau đều riêng, thân cũng nên như thế. Đã là phần vị trước sau, tướng có không đồng. Do đấy so sánh nhận biết. Nêu dẫn tụ của giới thể, trước sau đều riêng, nên sát-na diệt, lý đó cực thành.

Đã biết tất cả hành đều là sát-na diệt, vì sao quả của nghiệp, lý cảm ứng thành? Vì sao không thành?

Vì không cùng đạt đến. Nghĩa là từng chưa thấy Thể của hạt giống đã diệt, cũng có thể sinh mầm. Cũng không phải đã thừa nhận. Nhưng không phải các nghiệp, như hạt giống sinh mầm vào thời gian đang diệt, cho quả dị thục. Lại, không phải pháp không, có khả năng làm nhân. Vì thế tức nên không có quả của nghiệp cảm đến. Là lỗi của Tông kia. Vì sao gọi là Tông kia? Nghĩa là Tông của phái Thí dụ, nên Tông kia nói: Như quả của hạt giống bên ngoài đã chiêu cảm ứng hợp, về lý là thành.

Như thế nên biết, quả của nghiệp đã chiêu cảm ứng hợp. Nghĩa là như hạt giống bên ngoài, do gặp duyên riêng, làm nhân truyền gần, chiêu cảm quả đã diệt. Do phần vị sau này bèn khởi rễ, mầm, cộng, cành, lá v.v… Các pháp của tướng khác, thể tuy không trụ, nhưng nối tiếp nhau chuyển biến. Ở phần vị sau cùng, lại gặp duyên riêng, mới có thể làm nhân sinh ra tự quả.

Các nghiệp như thế, ở trong sự cùng nối tiếp đều làm nhân truyền gần, chiêu cảm quả đã diệt. Do đấy, trong phần tự cùng nối tiếp về sau, có phần vị riêng khác với pháp tướng khởi. Thể tuy không trụ, nhưng nối tiếp nhau chuyển biến. Nơi phần vị sau cùng, lại gặp duyên riêng mới có thể làm nhân sinh ra tự quả. Tuy hạt giống bên ngoài kia không phải gần gũi làm nhân khiến tự quả được sinh. Nhưng do lần lượt có các nghiệp như thế, cũng không phải gần gũi làm nhân khiến tự quả sinh. Nhưng do sức lần lượt nơi nhân quả trong ngoài cùng nối tiếp, về lý là đồng. Bên ngoài nghĩa là hạt giống, rễ, mầm v.v… Không đoạn gọi là cùng nối tiếp. Pháp nội cùng nối tiếp, nghĩa là tâm trước sau luôn không gián đoạn, nên không có lỗi lầm như ngoại đạo đã vấn nạn.

Nay xem rõ về giải thích kia, tất cả đều có thể như vậy. Nghĩa là nếu chỉ nói hiện tại có, thì có thể có lần lượt cùng nối tiếp, về lý là thành. Nhưng vì về lý không thành, nên chỉ có ngôn ngữ. Còn về lý không thành kia, ở nơi xứ khác đã nói. Nếu như thừa nhận lần lượt cùng nối tiếp về lý là thành, thì lý ấy không nên như đạo lý hạt giống, quả. Vì hiện thấy hạt giống v.v… lần lượt cùng nối tiếp, tất không có cách tuyệt mới có thể sinh quả. Tâm có thể sinh quả, vì sự cùng nối tiếp có gián đoạn. Nên dụ về hạt giống, quả, đối với quả của nghiệp đã chiêu cảm ứng hợp của Tông kia, không có sức để có thể chứng, do nhập hai định vô tưởng vô tâm, thì tâm v.v… không hiện hành, như trước đã biện.

Lại nói về diệt trong đây của ý hành, nên không phải dẫn đến quả sinh là một nghiệp cùng nối tiếp luôn không gián đoạn. Tông kia chỉ thừa nhận tư là nghiệp thật, nghiệp này tức công năng tăng trưởng của ý hành, tùy theo cảnh giới, tập khí, chủng tử để luận. Vì xứ khác đã ngăn chận, nên người ngoài đã vấn nạn nói. Không như phái Thí dụ đã nêu bày về quả của nghiệp, cũng như đạo lý của hạt giống, quả đã chiêu cảm ứng hợp. Đây là vấn nạn chính đáng.

A-tỳ-đạt-ma trong phần vị vô tâm đã nêu rõ về phần cùng nối tiếp không gián đoạn của nhân dị thục, được thể thật có như trước đã thành lập. Tức nói ở đây đã đạt được thể cùng nối tiếp.

Nếu cho thể đạt được cùng với quả của nghiệp là riêng khác, thì không nên nói là nghiệp cùng nối tiếp. Vấn nạn này là phi lý, vì quả của một thân, thân cùng với sự nối tiếp nhau là một nghĩa.

Lại, như nghiệp chủng, nghiệp đạt được cũng như vậy, nên nghiệp cùng nối tiếp không có gián đoạn. Thế nên quả của nghiệp đã chiêu cảm ứng hợp của Tông ta đồng với hạt giống, quả, không có lý nào có thể ngăn chận. Tuy các nghiệp đạt được có gián đoạn, như hạt giống đã diệt, tác dụng tuy diệt, nhưng có phần ít công năng cho quả, do thời gian sau này, có thể cho tự quả. Nghiệp cũng nên như thế, nên Tông Đối pháp không đồng với lỗi của Tông kia. Về sau nên thành lập rồi diệt thì cũng có.

Nếu cho tuy như vậy nhưng có lỗi là tạo tác khác, thọ nhận quả khác, không thừa nhận có một chủ thể tạo tác, thọ nhận, vì thể thường trụ.

Vấn nạn này là không đúng, vì khác có hai, theo quán lý để nói. Khác có hai thứ: (1) Đều cùng nối tiếp riêng, gọi là khác. (2) Thể của một cùng nối tiếp riêng, gọi là khác.

Nếu cùng nối tiếp riêng đã tạo ra nhân của nghiệp, thì quả tất không nên thọ nhận phần cùng nối tiếp khác.

Nếu một phần cùng nối tiếp đã tạo ra nhân của nghiệp thì quả kia đâu có trở ngại với sự thọ nhận cùng nối tiếp này. Há như phần cùng nối tiếp khác, không tạo công năng thọ nhận thì cũng không tạo thọ nhận trong một phần cùng nối tiếp. Nếu cho phần cùng nối tiếp đều riêng gọi là khác, so với thể của một phần cùng nối tiếp riêng gọi là khác, thì khác không riêng. Như nghĩa không tạo thọ nhận đây kia, thì cũng không hợp lý, vì nhân quả là hệ thuộc nhau và không hệ thuộc nhau. Cũng như hạt giống lúa tẻ, đối chiếu với mầm của lúa tẻ, lúa mì. Đâu do hạt giống lúa tẻ đối chiếu với mầm của lúa tẻ, lúa mì. Vì thể của hai thứ khác, không có sai biệt. Tức khiến cho hạt giống lúa tẻ đối chiếu với mầm của lúa tẻ, lúa mì, đồng là hệ thuộc nhau, hoặc không hệ thuộc nhau. Tuy hạt giống lúa tẻ kia đối chiếu với mầm của lúa tẻ, lúa mì, thể khác không riêng, nhưng đối chiếu với mầm của lúa tẻ thì nhân quả hệ thuộc nhau, không phải đối chiếu với mầm của lúa mì.

Như thế tự tha cùng nối tiếp trước sau, có hệ thuộc, không hệ thuộc, lý sai biệt thành, nên trong một phần cùng nối tiếp, không có lỗi tạo tác, thọ nhận khác nhau.

Lại, hạt giống, quả khác, hạt giống diệt, trải qua thời gian lâu mà thấy cho quả, về lý không có ngăn chận. Quả của nghiệp cũng như vậy. Tuy có khác thì có lỗi gì?

Lai, một phần cùng nối tiếp dùng thời gian khác làm nhân, thời gian khác cho quả, thừa nhận là không có lỗi. Nếu cùng nối tiếp khác, thời gian khác làm nhân, thời gian khác cho quả, nên thừa nhận có lỗi. Như thế, há không phải là một khác cùng nối tiếp, nhân quả có không, phân minh có khác.

Lại, như lửa thiêu đốt làng, ngọn lửa cùng nối tiếp. Nghĩa là như có một người muốn đốt làng người khác, đem lửa đốt nhà cỏ của người khác. Phần ít ngọn lửa cháy nối tiếp nhau, cho đến thiêu đốt chung nhà cửa của cả làng đều thành tro tàn. Người trong làng bắt được cùng nhau đánh đập tới tấp. Người kia tự bày tỏ nỗi oan nói: Tôi đem một ít lửa, đốt cháy một vài nhà thôi. Lửa của tôi liền tắt, nên tôi chỉ phải đền trả một nắm cỏ. Người kia tự bày tỏ nỗi oan như thế, há thành người không có lỗi? Người trí nên nhận biết, lửa đốt cháy khắp cả làng, đều từ lửa ban đầu nối tiếp nhau mà sinh. Do vậy người kia đã có lỗi là thiêu đốt khắp làng. Như thế, các uẩn cùng nối tiếp chuyển biến, đã sinh ra các quả, nên biết đều là uẩn ban đầu làm nhân, lần lượt mà khởi, vì vậy các nghiệp cùng với uẩn của đối tượng nương dựa, tuy đã dứt diệt lâu, nhưng đối với uẩn sau, quả kia được sinh, cũng không có lỗi. Hiện thấy nhân đã diệt, pháp của quả được sinh. Vì sao không thấy hạt giống, mầm v.v… như thế? Lại thấy nơi thế gian vị chua của quả cây cẩu cây chuyên cùng nối tiếp chuyển biến, đến khi quả chín. Nhân chua tuy không có quả chua khởi, nên nhận biết quả của nghiệp về lý cũng nên như thế. Về nghĩa sát-na diệt thành, có quả của nghiệp chiêu cảm ứng hợp. Thế nên khéo nói tất cả pháp hữu vi đều có sát-na, tất không hành động.

Nếu như vậy thì vì sao hiện thấy nơi thế gian có khi thân hình hành động có thể đạt được. Sức của duyên như dục v.v… có thể khiến thân hình không gián cách đến phương khác, lần lượt sinh khởi.

Người không quán xét kỹ đã khởi tăng thượng mạn. Nghĩa là có hành thật, hiện tiền có thể nhận lấy, nhưng hiện thấy không nhận lấy. Vầng trăng đi nhanh, có khi do mây, phương khác khởi nhanh, liền khởi tăng thượng mạn. Nghĩa là thấy mặt trăng đi nhanh. Như thế, thân thế gian vội vàng xoay chuyển, cho là các vật trụ đều xoay trở lại gấp. Thế nên hữu vi đều không hành động, nên thân biểu đã nói là hiện bày có sai biệt, lý ấy cực thành. Nghĩa là từ tâm gia hạnh đã sinh, không trụ nơi quả đẳng lưu của đại chủng, là loại hình sắc riêng, không đợi hiển sắc khác làm nhân sinh nhãn thức, có thể ngăn che dị thục sinh nơi hình sắc được nuôi lớn.

Hình sắc như thế, gọi là thân biểu, không phải do tánh như thiện v.v… như thế, khiến cho dị thục sinh được nuôi lớn đoạn, như thiên nhãn, thiên nhĩ khi hiện ở trước. Nhãn căn nhĩ căn khác cùng nối tiếp không đoạn. Các chấp riêng có tâm gia hạnh sinh. Ở trong tụ thân uy lực có sai biệt, làm thân vô gián là nhân sinh của phương khác, tức nhân sinh này gọi là thân biểu.

Nếu như vậy thân biểu tức nên không phải là mắt thấy, vì uy lực có sai biệt tức là gió. Tuy nhiên, Kinh chủ nói: Hình không phải là thật có. Nghĩa là tụ của hiển sắc, một phương sinh nhiều, tức ở trong đó giả lập sắc dài. Chờ đợi sắc dài này ở nơi tụ sắc khác, một mặt trong ấy giả lập sắc ngắn. Ở nơi bốn phương diện đều cùng sinh nhiều, giả lập sắc vuông. Ở trong tất cả xứ, sinh khởi đầy khắp, giả lập sắc tròn. Hình sắc còn lại tùy theo chỗ ứng hợp nên biết. Như trông thấy lửa đốt cháy ở một phương diện không gián đoạn, vận hành nhanh chóng, liền cho là dài. Thấy ngọn lửa kia xoay vòng khắp, cho là sắc tròn, nên hình không có Thể của loại sắc riêng thật.

Nếu cho thật có hình sắc của loại riêng, tức nên một sắc hai căn đã nhận lấy. Nghĩa là ở nơi tụ sắc dài v.v… có sai biệt, mắt thấy thân chạm xúc, đều cùng có thể nhận biết rõ. Do đấy nên thành lỗi của hai căn đã nhận lấy. Về lý không có sắc xứ nơi hai căn đã nhận lấy. Nhưng như dựa vào xúc để nhận lấy tướng dài v.v…

Như thế dựa nơi hiển, có thể nhận lấy nơi hình. Lý này là không đúng, vì tướng nhận biết rõ là riêng khác. Nếu một phương diện, chỉ hiển nhiều đời thì tướng nhận biết rõ ở trong ấy, tức nên không có sai biệt. Đã có hai tướng nhận biết rõ là trắng, dài khác nhau, nên ơbên ngoài hiển có riêng hình sắc. Hiện thấy có xúc đồng với căn đã nhận lấy, vì tướng nhận biết rõ khác, nên Thể có sai biệt. Như cứng cùng với lạnh, hoặc ấm cùng với cứng.

Như thế, trắng, dài, tuy đồng với căn nhận lấy, nhưng vì tướng nhận biết rõ khác, nên Thể phải riêng khác. Vì thế nên biết sắc tụ phân tích nhỏ dần, cho đến trong ấy có thể sinh hình hiểu rõ, tất có phần ít nhân sinh của hình hiểu rõ. Cực vi của hình sắc cũng khởi ở trong ấy. Về lý tất nên như vậy. Do trong tụ sắc có khi chỉ hiển sinh hình sắc không khởi. Ở trong ấy chỉ có hiển hiểu rõ chẳng phải là hình. Như trông thấy ánh sáng cùng sắc trong khoảng không. Nếu tức hiển sắc, thì gọi là hình, không có phần lượng, trong hiển cũng nên khởi hình hiểu rõ, vì không cùng lìa, như hơi ấm của giới lửa. Dụ về lửa đốt cháy kia đối với phần chứng biết là không có công năng. Ở nơi xứ khác thì cực thành, vì có thể giả nêu bày. Nghĩa là ở xứ khác, có tướng dài, tròn v.v… là nhân thật của đối tượng nương dựa đồng thời không gián đoạn đối với nhiều phương đã được an bày có sai biệt, đã tạo thành tụ sắc. Tướng dài v.v… là cực thành.

Do đấy, nên đối với sắc như lửa thiêu đốt v.v… ở xứ riêng, thời gian khác, trong chuyển biến vô gián, tính toán lường xét giả lập làm dài, tròn v.v… là chưa từng thấy có. Thế tục, thắng nghĩa đều không cực thành, nhưng có thể giả lập ứng với hai căn nhận lấy. Vấn nạn như vậy cũng không thành. Tướng dài v.v… chỉ là cảnh của ý thức, vì các thứ giả có, chỉ là cảnh giới của đối tượng duyên nơi ý thức, như trước đã biện. Có thể thành dài v.v… như chủng loại cực vi được an bày như thế.

Nói là hình sắc, là đối tượng nhận lấy của nhãn thức không phân biệt, không phải thân có thể nhận lấy.

Hình sắc như thế, như dựa vào thân căn để phân biệt rõ về chất cứng, ẩm ướt v.v…, phân biệt rõ về tướng dài, ngắn v.v… thì không như thế. Do không phải trong bóng tối phân biệt rõ về chất cứng, ẩm ướt v.v… tức ở nơi phần vị bóng tối kia, hoặc tiếp theo thời gian sau, tức có thể nhận biết rõ tướng dài, ngắn v.v… Chủ yếu là ở trong một mặt có nhiều xúc sinh. Dựa vào môn thân căn để phân biệt về xúc xong mới có thể so sánh, lường xét, nhận biết xúc cùng hành với nhãn thức đã dẫn dắt, ý thức đã thọ nhận. Hình sắc khác biệt của tướng trạng như thế. Như trông thấy sắc lửa và ngửi hương hoa, có thể ghi nhớ cùng hành, xúc của lửa và sắc của hoa. Hiện thấy nhãn thức tùy vào đối tượng ứng hợp của nó, có ở nơi một thời, hình hiển cùng nhận biết rõ. Ý thức phân biệt trước sau không nhất định. Do hiển cùng với hình là một cảnh nơi đối tượng duyên của nhãn thức. Khi ý thức phân biệt, vì sai biệt, vì tướng nhận biết rõ khác, nên Thể ấy không đồng, hình cũng không phải là xúc. Đâu thể có nghĩa của thân căn có thể nhận lấy hình. Vì vậy không nên nêu vấn nạn ứng với hai căn đã nhận lấy.

Kinh chủ ở đây lại nói thế này: Vì hai pháp của các hữu tình nhất định không lìa nhau, nên nhân nhận lấy một có thể được nghĩ đến pháp khác, không có xúc cùng với hình nhất định không lìa nhau.

Vì sao nhận lấy xúc có thể nhất định ghi nhớ hình? Điều này cũng phi lý, vì hiện thấy trong các tụ xúc của thế gian có hình nhất định. Nghĩa là hình đối với xúc, tuy không nhất định, nhưng ở trong một mặt có nhiều xúc sinh, nhất định có sắc dài ở nơi tất cả xứ. Trong xúc sinh khắp, nhất định có sắc tròn.

Những loại như thế v.v… tùy chỗ thích ứng nên nhận biết. Vì thế xúc ở nơi hình là có quyết định. Không phải xúc ở nơi hiển có quyết định như hình. Khi có thể nhận biết rõ xúc, là có thể ghi nhớ hình sắc. Do không có xúc đã an bày như thế. Đối với hiển như thế, quyết định như hình.

Lại, trong mắt, yết hầu cũng được xúc của hơi khói. Hoặc khi dùng mũi ngữi hương khói kia. Nhân đấy nhận biết rõ hiển sắc trong khói, cũng nên là hiển sắc nơi hai căn đã nhận lấy, không phải là vật thật có.

Lại, hiển đây cùng với hình kia, về nghĩa nên đồng. Nghĩa là xúc ấm ở nơi sắc và sắc trắng đối với hương cũng không có nhất định. Như hình đối với xúc không ứng hợp nên nhân nơi sắc lửa hương hoa kia liền có thể suy nghĩ nhận biết xúc của lửa, sắc của hoa. Không phải do đấy có thể ngăn chận trừ bỏ hình khác với hiển sắc, có riêng nghĩa của thể.

Lại có nhân chứng hình không phải là thật có, do các sắc thật hiện có có đối, tất nên có thật cực vi của loại riêng, nhưng không có cực vi gọi là dài v.v… Nên tức nhiều vật được nêu đặt như thế. Trong tướng sai biệt, giả lập dài v.v… Há không phải là đã nói tức cực vi của hình an bày như vậy. Nhãn thức đã đạt được tích tập có sai biệt, giả lập dài v.v… Tuy nói có câu đây là bè nhóm nhưng cực vi của hình sắc, không phải là cực thành. Nghĩa là nếu hình sắc có cực vi riêng, thì tự tướng cực thành, có thể được tích tập, đặt yên như thế, cho là dài v.v… Nhưng không phải hình sắc có cực vi riêng, tự tướng cực thành, như các hiển sắc.

Vì sao có được tích tập an bày khắp? Vì sao Cụ thọ đã thừa nhận có cực vi của hiển sắc cực thành, không phải phần vi tế của hình? Như các hiển sắc, mỗi mỗi cực vi không có lý khởi riêng. Nếu như có khởi riêng, là do rất vi tế. Không phải là mắt đã đạt được. Vào lúc tích tập, vì mắt có thể đạt được, nên chứng biết nhất định có cực vi của hiển sắc. Cực vi của hình sắc cũng nên như thế, đâu riêng gì không thừa nhận tự tướng cực thành. Các sắc có đối ở nơi xứ đã tích tập đều quyết định có cực vi có thể đạt được. Đã ở trong sinh có sai biệt của sắc tụ, có hình hiểu rõ sinh, không chờ đợi ở hiển. Như không chờ đợi pháp khác, hiển có hiển hiểu rõ khác sinh. Thế nên nhất định phải có riêng như chủng tử, có thể thành dài v.v… nơi cực vi của hình sắc. Các cực vi của hiển, vì có chất ngại, tức nên tích tập giả lập là dài v.v… Điều này cũng phi lý, vì cực vi của hương v.v… cũng nên tích tập thành dài v.v… Do cực vi hiện có của hương v.v… kia cũng có chất ngại. Chỉ căn cứ ở xứ sở, không cùng dung nạp, gọi là chất ngại. Nếu cho cực vi hiện có của hương v.v… không phải là có thấy, nên không đồng với lỗi kia. Tức các cực vi hiện có của hiển sắc cũng không phải là hình, há thành dài v.v… vì sao nhận biết Thể của cực vi hiển không phải là hình? Như trước đã nói, tướng nhận biết rõ là khác, nên không chờ đợi hiển sắc vì hình hiểu rõ sinh. Hoặc có tụ hiển, vì không thấy hình, nên không phải Thể là hình có nhiều tích tập. Không chướng ngại nhưng có mắt có thể không thấy hình. Vì vậy nên biết, khác với hiển sắc, cực vi của hình sắc thuộc về xứ có sắc. Do đấy, tập hợp thành sắc giả như dài v.v… Nên phần vi tế của hình, không phải là không cực thành. Vì sao là hình mà không có phần vi tế?

Cực vi không phân nên thể không phải là hình. Như vậy cũng nên nghi ở nơi hiển sắc. Vì sao hiển sắc, thể là có đối, mà có thể thừa nhận là có, không phân cực vi? Đối với các pháp không có phân chia thọ v.v… chưa từng thấy có gọi là hiển v.v… Như cực vi của hiển, đã làm rõ về tướng không có.

Như thế, cũng có cực vi của hình sắc nhưng không có hình tướng, là trái với chí lý nào?

Phàm là tướng hiển, nghĩa là có thể hiển bày chỉ rõ về các tánh như xanh, trắng v.v… không phải cực vi của hiển, có thể có đối tượng hiển bày, nên không có tướng hiển. Nếu khác với hiển sắc, mà thật có hình, thì nên như màu xanh, vàng, rõ ràng nhận biết khác. Tuy đều là thật có, nhưng vì tánh của pháp là như vậy, nên không thể nhận biết rõ ràng là có khác. Như sắc khác xen tạp, thấy ánh sáng của ảnhv.v… Nghĩa là ánh sáng của ảnh v.v… cùng với đất v.v… là hợp, xen tạp sinh thức, nên tướng riêng khó nhận biết, nhưng vì thật thể kia không phải là không có khác. Ban đêm ở nơi vách phấn, có mặt trăng tịnh, sáng rõ. Sáng trắng cùng hỗ trợ, cả hai đều cùng hiển bày.

Thể đã có khác, vì sao không là trí ngu đều có thể nhận biết rõ về tướng kia có dị biệt? Như nghĩa lý ấy, hình hiển cũng như vậy. Nếu hiển cùng với hình xen tạp nhau khó hiểu rõ, tức nên phải dùng chánh lý để siêng năng cầu đạt tướng riêng. Tuy cùng với hiển sắc xen tạp nhau mà sinh, nhưng ở nơi biên của hiển sắc kia, có thể làm bờ cõi, ranh giới, thâu giữ hiển sắc. Đó gọi là hình, nên phá vỡ viên màu xanh, thì hiển còn hình hoại. Nghĩa là hình sắc tròn, chỉ ở nơi biên của hình sắc ấy, nên phá vỡ viên màu xanh, hình tròn liền diệt, nhưng hiển sắc xanh, vì ở khắp trong viên kia, nên hoại hình tròn, hiển sắc xanh cũng còn. Hoặc Thể của hình sắc, vì không phải Thể của hiển, nên không như tướng riêng xanh, vàng dễ thấy rõ.

Lại, các hiển sắc, là Thể của hiển, nên cùng với hiển sắc khác, tướng riêng dễ nhận biết.

Hình sắc như thế, Là thể của hình, nên so với hình sắc khác, tướng riêng dễ biết rõ. Vì vậy hình khác với hiển, tự tướng cực thành.

Lại, hiển cùng với hình tuy đồng một tụ, nhưng Thể tướng của chúng quyết định có khác. Khi có một hoại thì một không hoại. Do nhân cùng trái có sai biệt, nên không phải Thể không có khác. Có thể do trái nhau nên nhân có khác biệt, có hoại, không hoại.

Lại, đối với sắc xứ có riêng như thiện v.v… không nên cho là hiển sắc có tánh như thiện v.v… như trước đã biện, nên có hình riêng. Nếu cho trong hiển tự có sai biệt. Nghĩa là đợi tâm khởi, hoặc không đợi, tâm tức đã cực thành. Thân nghiệp thật có, chỉ ở nơi danh tưởng, ít có mê lầm. Tuy nhiên có sắc xứ tâm gia hạnh sinh, nơi biên của tụ sắc hiện bày khắp mà khởi, có thể làm biên giới cách biệt với hiển sắc. Ở đây so với hiển sắc không phải là đồng pháp. Các nhà Đối pháp lập dùng tên gọi hình, tức đây nói là thân có biểu nghiệp. Ví như nói là hiển hoặc nói tên khác, lại là cực thành thật có thân biểu.

Nếu cho tướng của nghiệp không thành tựu, nên không phải thật có, về lý cũng không đúng. Do đấy, như tướng của nghiệp tư thành. Lại, hình so với hiển, như nước, đất, gió. Tướng như lạnh v.v… khác, tướng nhận biết rõ khác, do thể của chúng đều riêng. Lý gì có thể ngăn chận?

Lại, hình tất nên khác với hiển sắc, vì như hiển sắc sinh tham riêng của loại khác. Nói về môn bất tịnh là pháp kia được đối trị. Lại có Chí giáo chứng có hình riêng khác. Như trong tụng nói:

Có thô có tế

Có ngắn có dài

Cùng tịnh, bất tịnh.

Lại, Khế kinh nêu rõ: Dung mạo đoan nghiêm, không phải ngắn, không phải dài, không phải thô, không phải tế, không phải trắng, không phải đen, sáng sạch, mềm mại. Không phải là không có Thể riêng để có thể nói riêng.

Lại, nếu ngăn chận loại trừ hành động và hình, thì tông Kinh bộ của các ông, lập gì làm thân biểu?

Trong đây Kinh chủ biện về Tông kia, nói: Thân biểu tức là hình, nhưng là giả không phải là thật.

Nghĩa ngữ như thế, ý hướng sâu xa là khó nhận biết. Vì các hình như dài v.v… là giả không phải là thật. Vì thành dài v.v… như cực vi của hạt giống, nói là hình, là giả không phải là thật. Nếu các hình như dài v.v… là giả không phải là thật, thì so với phái Đối pháp đã nói là không trái. Nếu thành dài v.v… như cực vi của hạt giống, nói là hình, là giả không phải là thật, thì không hợp lý, vì Tông kia đã lập dùnghiển thành hình, làm rõ không phải là giả. Hiển nếu không phải là thật, tức là Kinh bộ đã đồng hoại pháp luân, không thể cùng ngôn thuyết.

Nếu ý nói là thể của hình, không khác với hiển, nên nói không phải là thật, thì khác với hỏa giới, không có riêng ấm, cũng nên không phải là thật.

Nếu như thừa nhận thuyết nói: Hình không phải là khác với hiển, như chấp khác với hiển thật, không có riêng hình, nên nói hình không phải là thật.

Như thế, cũng nên chấp khác với hiển giả, không có riêng hình, do chấp tức hiển sắc lập làm dài v.v… Tức là Kinh bộ nên lập dài v.v… không phải là thật, không phải là giả. Vì sao nói là giả?

Lại, Tông kinh bộ, nếu chấp hình sắc có đối tượng nương dựa thâu tóm cực vi của thể thật, các Sư của Đối pháp cũng tạo ra thuyết này, đã khởi tranh luận, là đối tượng nương dựa nào? Vì cực vi của hiển, tức là giả như dài v.v… đã nắm lấy thật, hay là không như thế? Không như vậy, vì như trước đã thành lập. Hoặc đối với tụ hiển là có, không thấy có tướng sai biệt của hình như dài, ngắn v.v… Do đấy thuyết kia đã thành lời nói vô dụng.

Lại, kinh bộ kia lập hình giả để làm thân biểu, lại lập pháp nào làm thân nghiệp?

Thuyết kia cho nghiệp dựa nơi thân, lập làm thân nghiệp. Nghĩa là thân tư có thể tạo vô số thứ vận động, vì dựa vào hành của môn thân, nên gọi là thân nghiệp. Ngữ nghiệp, ý nghiệp tùy vào đối tượng ứng hợp của chúng, lập danh xưng có sai biệt, nên biết cũng như vậy.

Nếu như thế thì vì sao trong Khế kinh nói có hai thứ nghiệp: (1) Tư nghiệp. (2) Tư dĩ nghiệp.

Kinh kia tạo ra giải thích này: Nghĩa là gia hạnh trước khởi tư duy suy xét ta phải nên làm các sự việc ứng hợp như thế, như thế, gọi là Tư nghiệp. Đã tư duy xong, khởi tư duy làm việc tùy vào tư duy đã có ở trước, tạo sự việc của đối tượng tạo tác, thân động phát ra lời nói, gọi là Tư dĩ nghiệp.

Trong đây là gồm thâu hết tất cả nghiệp, hay là gồm thâu phần ít nghiệp có sai biệt?

Có thuyết nói: Trong đây là gồm thâu hết tất cả nghiệp.

Có thuyết cho: Không gồm thâu vô lậu.

Giải thích này không cùng với nghĩa của kinh phù hợp, vì trong đây không nên gồm thâu ý nghiệp. Nghĩa là phát động hai thứ thân, ngữ, khởi tư duy suy xét chính thức phát động hai thứ thân, ngữ, khởi tác động tư duy về sự việc. Hai thứ này đều dựa vào môn thân, ngữ chuyển, đều nên gồm thâu ở trong nghiệp thân, ngữ.

Đã như thế, trong đây vì sao gọi ý nghiệp?

Nếu dựa nơi hai môn thân ngữ chuyển biến, tư duy, thì cũng thừa nhận một phần gọi là ý nghiệp, tức là lập nghiệp có lỗi tạp loạn. Ví như thừa nhận vì muốn phát động thân, ngữ, khởi tư duy suy xét, là tánh của ý nghiệp, cũng không phải trong đây đã gồm thâu chung các nghiệp. Do có ý nghiệp hữu lậu chuyển biến, không dựa vào hai môn thân ngữ, lượng ấy là vô biên, đều đã không gồm thâu ở trong kinh này. Lại, tất không thâu tóm dựa vào nhãn xúc v.v… dấy khởi các tư, vì các tư kia không phải ở trước đã nói. Tư duy tác sự là thuộc về hai tư.

Nếu cho kinh này đã nói về tư nghiệp, là gồm thâu chung tất cả ý nghiệp đều hết, nói là tư dĩ nghiệp, là gồm thâu chung tất cả tư, dựa vào hai môn thân, ngữ chuyển biến. Lại, không phải là nghĩa của kinh này nên nêu bày. Nếu như thừa nhận đều là do kinh này đã nói, vì muốn phát động hai thứ thân ngữ khởi tư duy suy xét, là thuộc về nghiệp nào? Nếu thuộc về tư nghiệp, thì về lý tất không đúng. Như tư duy suy xét, dựa vào thân ngữ chuyển biến, thừa nhận thuộc về tư nghiệp, thì pháp khác cũng nên như vậy, tức nên chỉ nói câu một tư nghiệp.

Như thế cũng thành lỗi là nghiệp bị tạp loạn, vì ý nghiệp cũng dựa vào thân ngữ chuyển.

Nếu cho, vì nhằm phát động thân ngữ, khởi tư duy suy xét, tư này không dựa vào thân ngữ chuyển, tức là cảnh khác, khởi tư duy suy xét, tư kia cũng nên không dựa vào cảnh khác, vì không có nhân khác, thế thì ý nghiệp tức nên không dựa vào cảnh. Tuy nhiên, không phải là điều đã thừa nhận, nên về lý là không đúng.

Nếu cho tư này như dựa vào môn thân ngữ chuyển, gọi là dựa vào thân ngữ, không phải là thân, ngữ nghiệp, thì đây là ở nơi ý nghiệp tức nên thành lỗi, vì trong ấy cũng cùng có phân biệt này, nên thuộc về tư dĩ nghiệp cũng không hợp lý. Do về sau chỉ nói câu tư dĩ, nên không phải sự việc đã tư duy có thể gọi là tư duy, vì nghĩa cùng với danh là không tương ưng.

Lại, Kinh bộ của ông đã nói: Ý của các tiên nhân đã phẫn nộ, sát sinh, là thuộc về nghiệp nào? Vì là thân nghiệp hay là ý nghiệp? Nhưng trong đây, không có đối tượng phát khởi trước sau, hai tư có sai biệt của tư duy, tác sự, vì tư của tư duy tức là tác sự, nên không thể lìa lỗi nghiệp có tạp loạn. Lại, Đức Thế Tôn nói: Người tu khổ hạnh, thân, ngữ, ý nghiệp đều có riêng khác. Vì thế nhất định nên thừa nhận trong đây là có. Dựa vào môn thân chuyển, tác sự tư nghiệp. Do đấy, đều cùng lúc sát sinh nhiều. Lại, nghiệp sát sinh là thuộc về thân nghiệp. Tức là Đức Thế Tôn nên nói: Thân nghiệp tạo ác ở trong các nghiệp là tội rất lớn. Thế nên kinh bộ, tư lập ra các nghiệp. Lại có lý chứng, nghiệp không phải chỉ có tư. Nghĩa là vừa khởi tư vì muốn giết cha v.v… tức nên đã đắc tội vô gián v.v…

Nếu cho mắc tội, cần phải cử động thân. Ở đây vì thân chưa cử động, nên không có lỗi, tức là ở ngoài tư, có thân nghiệp, lý ấy là thành. Nghĩa là thân có cử động, mới có thân nghiệp, thành tội như sát v.v… Nếu thân không hành động, tư ác tuy khởi, nhưng tội chưa thành.

Há không phải như tông chấp có thân nghiệp riêng khác, nếu lìa tư ác, thì không thành vô gián v.v…?

Như thế, tuy thừa nhận chỉ tư là nghiệp, nếu lìa thân hành động, tức không thành tội này, so sánh ấy là không tương xứng. Vì sao? Vì như Tông Đối pháp nói về hai nghiệp thân ngữ thành vô gián v.v… chủ yếu là do tư ác. Nếu không có tư ác, thì nghiệp này không khởi, nên nghiệp tội của thân phải chờ đợi tư ác mới thành. Chỉ tông của tư nghiệp nói tư nghiệp khởi, không chờ đợi thân ngữ. Tức ở phần vị tư sinh, đã thành thân nghiệp, vì sao lại nhờ vào thân hành động?

Lại, Tông Đối pháp do nhân cùng khởi, nên tư có tánh sai biệt như thiện v.v… Đã khởi tánh như thiện v.v… của thân ngữ thành, nên có thể nói tất chờ đợi tư có sai biệt, thì thân nghiệp mới thành tội vô gián v.v… Không phải Kinh bộ nói khi tư nghiệp khởi, chủ yếu phải chờ đợi thân ngữ mới thành thiện, ác.

Kinh bộ kia đã thừa nhận thân ngữ chỉ là vô ký, vì sao có thể nói chủ yếu phải chờ đợi thân hành động thì tư nghiệp mới thành tội vô gián v.v… Nên dẫn so sánh này cùng không ngăn chận được lỗi kia.

Nếu cho như Tông chấp nhãn căn là thấy, tuy nhãn căn sinh, không phải chờ đợi nhãn thức, nhưng công dụng thấy sắc phải chờ đợi thức mới thành.

Như thế, chỉ nói tư là nghiệp, là tư bất thiện khởi, tuy không chờ đợi thân, nhưng chủ yếu là chờ đợi thân hành động mới thành vô gián v.v… Điều này cũng không phải là so sánh. Vì sao? Vì thức so với căn là có cùng thời khởi. Thừa nhận căn do thức có tác dụng vượt hơn sinh, nên nhãn căn sinh, tuy không chờ đợi thức, nhưng tác dụng thấy sắc phải chờ đợi thức mới thành. Tuy nhiên, tư ác kia chủ yếu trước sinh xong, thời gian sau mới có nghĩa thân vận động, không phải ở phần vị tư sinh, do thân vận động sau, ít khiến tư trước kia khởi dụng sai biệt.

Lại, chỗ biện hộ giúp này, về lý tất không thành. Vì không có pháp nào là không có công năng khiến các pháp có khởi dụng thù thắng.

Lại có Chí giáo ngăn chận Tông của Kinh bộ, an lập lý của nghiệp. Như Khế kinh nói: Đêm thì tầm tư cho đến ban ngày, do thân ngữ biểu. Không phải ở đây nói về chủ thể biểu hiện, nghĩa là tư. Trong Khế kinh khác nêu rõ biểu tức là nghiệp. Nên kinh khác nói: Các ái là thể của biểu tức là nghiệp.

Lại, Đức Phật khuyên dạy La-hỗ-la: Ông nếu do thân, do ngữ tạo nghiệp, thì ở trong thân, ngữ nghiệp đã tạo này phải nên chánh cần, thường quán xét kỹ. Không phải tư, tức dùng thân ngữ làm Thể, vì sao có thể nói tư đã tạo nghiệp, gọi là do thân, ngữ đã tạo nghiệp?

Vì thế nên biết Khế kinh tức nói về hai biểu thân, ngữ, là thân, ngữ nghiệp. Không nên nhận lấy nghĩa của kinh này như thế. Kinh này đã nói: Do thân, do ngữ, tạo tác nghiệp này, là do dựa vào thân và dựa vào ngữ, là nghĩa của tư đã tạo nghiệp. Không có nghĩa như thế. Vì sao? Vì từng không có nêu giảng.

Lại, không ngăn chận. Nghĩa là nếu có kinh đã từng nói thế này: Dựa vào thân ngữ, tư đã tạo ra các nghiệp, gọi là thân, ngữ nghiệp, không phải tức là thân, ngữ.

Lại, nếu có kinh ngăn chận thân ngữ biểu, tức là tự tánh của hai nghiệp thân ngữ, cùng có thể ở nơi lời nói không có sai biệt này, căn cứ theo Khế kinh kia, tạo ra giải thích khác biệt. Nhưng từng không xứ nào có lời nói như thế. Lại, tôi nêu dẫn kinh không trái với chánh lý, nên những phi lý kia luôn tuân theo tình mình. Những thứ giải thích phá bỏ các kinh, khiến trái với nghĩa thật, về lý nên gọi là sư hoại kinh bộ, vì không phải kinh liễu nghĩa làm định lượng. Lại, Già tha nêu:

Do nội tâm thô, ác

Ngoài động thân phát ngữ

Nhân đấy chiêu cảm khổ

Trái lại chiêu cảm vui.

Trong đây nêu rõ tư và thân ngữ biểu là nghĩa có thể chiêu cảm quả ái, quả phi ái. Kinh khác lại nói: Các người tà kiến, thân nghiệp, ngữ nghiệp, ý nghiệp hiện có, tất cả đều chỉ có thể chiêu cảm quả phi ái. Chiêu cảm quả ái thì cùng với đây là trái nhau. Do đấy chứng biết, trong Già tha nói: Nhân nơi hai biểu thân, ngữ, chiêu cảm quả ái, phi ái. Tức là trong kinh nói thân, ngữ nghiệp có thể chiêu cảm quả ái, quả phi ái. Về nghĩa cũng không hợp. Nghĩa là dựa vào thân ngữ tư gọi là thân ngữ biểu. Do Kinh bộ kia tự nêu bày hình là thân biểu, là giả không phải thật. Nhưng tư không nên cho là hình không phải thật.

Lại, Khế kinh nói: Đứng dậy, đón tiếp, chấp tay, cung kính lễ bái là thân biểu nghiệp. Kinh khác lại nêu: Biểu tức là nghiệp. Do đấy chứng biết, dục, tác ý v.v… lần lượt được khởi. Hình riêng như tay v.v… gọi là thân biểu, tức là thân nghiệp. Nên Tông Đối pháp lập thân, ngữ nghiệp là phù hợp giáo, thuận với lý, không có lỗi tạp loạn. Do đấy, đã nêu rõ về bốn câu (Bốn trường hợp), về lý là thành. Nhưng ở trong ấy, người tụng có sai biệt. Nghĩa là có người tụng tạo nên tụng nói: Hoặc có tụ sắc, chỉ hiển sắc là có thể nhận biết rõ. Tức là tụ sắc tạo của đại chủng như màu xanh v.v… hình ảnh

v.v… do ở trong đó, hiển sắc là nhiều, sắc còn lại thì không phải nhất định nhận lấy, nên chỉ hiển sắc là có thể nhận biết rõ. Không là một hiển, nghĩa là trông thấy trong không, núi Tô-mê-lô đã hiện ra thuần là sắc.

Há các sắc như hình ảnh v.v… có vô số thứ hiển, nhưng chỉ nói đây là một hiển chăng? Không như vậy thì thế nào? Do các sắc như hình ảnh v.v… so với các hiển như đất v.v… thì hòa tạp khó biện. Không thể thấy riêng, dựa nơi nghĩa không thuần, nói không phải là một hiển. Sắc của không giới này không có đối tượng nương dựa riêng, do thuần có thể thấy, nên gọi là một hiển. Hoặc có tụ sắc, chỉ hình là có thể nhận biết rõ. Nghĩa là thân biểu cùng có tụ động do đại tạo, do động thâu nhận tánh pháp cùng nối tiếp, vì giả nêu bày, nên Thể không phải là chân thật. Chỉ tâm sở trong tụ thân cùng khởi đẳng lưu đại tạo, các hình có sai biệt trong tụ vật thật, đấy gọi là thân biểu. Hoặc có tụ sắc, cả hai cùng có thể nhận biết rõ. Nghĩa là đã nói về các tụ hình hiển khác, do không phải tụ ở đây lìa một, là có thể nhận lấy tụ còn lại.

Trong nghĩa này, Kinh chủ trước đã nêu vấn nạn như thế nào?

Một sự có hai Thể: Vấn nạn này không thành, vì không phải là điều đã thừa nhận.

Là có hình, hiển hỗ tương nương dựa, hệ thuộc như nói: Con cò trắng không phải là cờ hiệu và cờ hiệu không phải là quạ v.v… Trong đây, hiển hình đều cùng có thể nhận biết rõ. Hoặc có tụ sắc cả hai cùng không phải có thể nhận biết rõ như hương, vị v.v… và tụ vô biểu.

Có người tụng khác tạo ra tụng này: Hoặc có tụ sắc, chỉ có hiển sắc. Trường hợp thứ nhất: Nghĩa là tụ sáng, tối. Tức sự khác biệt này, nói là ánh sáng hình ảnh.

Trường hợp thứ hai: Nghĩa là như trước nói.

Trường hợp thứ ba: Nghĩa là hai trường hợp trước đã nói không gồm thâu đều cùng có tụ sắc xứ, tụ sắc như màu xanh v.v… cũng có hình lượng sai biệt như dài v.v…, hiện có thể thấy.

Trường hợp thứ tư: Cũng như trước nói.

Há không phải là ảnh v.v… cũng có hình lượng phân minh có thể thấy, tức nên gọi là đều cùng có?

Thuyết kia nói trong tụ như ảnh v.v… là không có hình, do hư giả, phân tán, nên vật rất bị ngăn ngại khác, đến vào trong ấy, vật kia không hủy hoại. Hiện thấy nơi thế gian hợp tập rất ngăn ngại, có tụ hình, sắc, vật rất bị ngăn ngại khác, đến vào trong ấy, vật kia liền bị tổn hoại. Tụ như hình ảnh v.v… thì không như vậy, nên trong ấy không có hình.

Lại, các tụ sắc rất bị ngăn ngại hợp tập có cực vi của hình được an bày vây quanh.

Do tụ hình đã thâu giữ như thế, nên có phần hạn, lỗ hổng có thể đạt được, không phải ở nơi biên của các tụ sắc như hình ảnh v.v… có hình thâu giữ, như hợp tập v.v… do không thấy có tự dao động. Nhưng có hình lượng như dài v.v… phân minh, hiện có thể đạt được, là tùy nơi bản chất.

Nếu như vậy tức nên không có hình tượng trong gương. Vì sao như thế? Vì như ảnh không có hình, tùy theo bản chất mà hình có thể đạt được.

Các hình tượng như thế, tức nên không có hiển sắc, tùy theo bản chất, hiển sắc có thể nhận biết.

Lại, hình tượng nên không phải lấy hình sắc làm thể. Tuy thấy có cao thấp, nhưng như bức họa không có, nên như tùy theo bản chất và tùy theo đối tượng nương dựa. Hình sắc tuy không có, nhưng hiện giống như có. Hiển cũng nên như thế, tợ như có, thật thì không.

Tức là hình tượng không phải hình, cũng không phải hiển làm Thể. Không phải hiển sắc của hình tượng như hình ảnh không có các hình tượng đã tùy theo, vì không quyết định. Do hình tượng tùy theo chất và đối tượng nương dựa. Nghĩa là hình tượng nơi hình, hiển, hoặc khi tùy theo đối tượng nương dựa, hoặc khi tùy theo bản chất mà hiển hiện. Ảnh hiển từng không có lý tùy theo bản chất, hình cũng không có nghĩa tùy theo đối tượng nương dựa. Vì xứ đã trụ này, gọi là đối tượng nương dựa, nên hình tượng cùng với ảnh không có nghĩa đồng.

Nếu cho hình tượng cùng với ảnh nghĩa tùy theo là đồng, nên hình tượng tức phải không có Thể, về lý cũng không hợp. Nghĩa tùy theo tuy đồng, nhưng thấy thì riêng khác. Nghĩa là hình tượng, ảnh hình tuy đồng tùy nơi chất, nhưng hình tượng tùy nơi chất cũng có cao thấp, còn ảnh chỉ tùy theo chất có phần lượng thô. Đối với phần lượng thô, nghĩa tùy theo tuy đồng, nhưng hình tượng tùy theo chất có phần lượng quyết định, ảnh thì không quyết định, cùng với lượng của chất là đồng, hoặc lớn, hoặc nhỏ, hoặc có lúc là bằng nhau. Do đấy, hình tượng cùng với ảnh, nghĩa tùy theo tuy đồng, nhưng chỉ ảnh không có hình, không phải hình tượng không có hiển. Nếu hiển cũng không có, tức không có tùy theo. Nghĩa là đối với ảnh, sắc có hiển tự thành. Ảnh này đã dùng hiển sắc làm Thể. Nói hình tùy theo chất, có thể không có lỗi. Thể của hình tượng đã không phải là hình, nếu cũng không phải là hiển, tức không có Thể của hình tượng, vì sao có thể nói hình tượng tùy theo bản chất?

Hoặc tùy theo đối tượng nương dựa. Hình tượng nhất định nên chỉ hiển làm Thể. Hình sắc có giới hạn sai biệt, dựa vào phần ngăn ngại nhất. Hiển sắc có giới hạn sai biệt thì chỉ dựa vào tướng hiển. Thế nên ảnh, hình tượng nơi bức họa v.v… là không hình. Do đấy, đã ngăn chận vấn nạn hình tượng và hình sắc là đồng. Do hình tướng kia, về nghĩa tùy theo tuy đồng, nhưng như hình cao thấp có thể nhận lấy mà không phải là có. Trước đã nói hình sắc cũng do tỷ lượng nhận lấy, nên hình sắc ở trong ấy không phải như đối tượng nhận lấy. Vì nhận lấy không nhất định, nên có thể cho là không có. Hiển sắc ở trong ấy nhận lấy đều nhất định, vì đồng với hiển khác nhận lấy, nên hình tượng chỉ dùng hiển làm Thể.

Nếu như vậy thì như ảnh, tượng, hình sắc, nghĩa tùy theo tuy riêng khác, nhưng không có nghĩa bằng nhau.

Như thế, hình tượng nơi hiển sắc và cùng với ảnh nơi hình sắc, nghĩa tùy theo tuy riêng, tức nên không có nghĩa bằng nhau.

So sánh này không đúng, vì như trước đã nói. Nghĩa là hình tượng nếu không có hiển, thì nghĩa tùy theo cũng nên không có.

Lại, ông do đâu không tạo ra sự nhận lấy này? Như ảnh cùng với hình tượng nơi hình sắc, phần tùy theo tuy đồng, nhưng ở trong chỗ tùy theo đó, không phải là không có sai biệt.

Như thế, hình tượng nơi hiển sắc cùng với ảnh nơi hình sắc, nghĩa tùy theo tuy đồng, nhưng có, không riêng khác.

Há không phải ở đây nên nêu ra vấn nạn: Như trong ảnh v.v… tuy không có hình sắc, nhưng đối với hiển sắc, hiện có phần lượng. Như thế cũng nên đối với các tụ sắc ngăn ngại nhất đã hợp tập, chỉ có hiển sắc không có hình sắc? Vấn nạn này không đúng. Nếu các tụ sắc ngăn ngại nhất đã hợp tập, thì cũng không có hình ảnh, hình tượng, nên không có phần lượng để có thể nhận lấy. Đối với bức họa tô màu v.v… các người thợ khéo, dùng hiển sắc còn lại, xen lẫn hiển khác, mô phỏng theo bản chất, tạo các hình cao, thấp v.v… thật ra ở trong ấy không có cao, thấp v.v…

Nếu các tụ sắc rất ngăn ngại đã hợp tập, cũng không có hình thật, chỉ có hiển, nên như bức họa v.v… nhờ nơi hiển sắc khác xen lẫn hiển sắc khác, tướng trạng giống như có hình, nhưng thật sự ở trong ấy không có cao, thấp v.v… Tuy nhiên các tụ sắc ngăn ngại nhất đã hợp tập, không chờ đợi hiển sắc khác xen lẫn với hiển khác sắc mà tự có cao, thấp, bằng nhau, là hình lượng thật có thể nhận lấy. Thế nên chứng biết các tụ rất ngăn ngại, khác với các hiển sắc, có riêng hình thật. Do đấy, có thể khiến cho ảnh, hình tượng, bức họa v.v… tuy không có hình sắc, mà giống như có hình. Vì vậy thuyết kia nêu bày không phải là vấn nạn chính đáng.

Há không phải như từ không phải hình làm Thể, hình tượng được bản chất kia đã sinh ra hình tượng riêng, tuy hiện có thể nhận lấy mà không có hình thật?

Như thế nên từ không phải hình làm thể, các tụ rất ngăn ngại có ảnh, hình tượng sinh, có hiển không có hình, nhưng hình có thể nhận lấy. Điều này cũng phi lý. Tùy vào hình của bản chất, đã khởi hiển sắc của hình tượng, giống như có hình, nên từ hình này đã sinh ra hình tượng, cũng giống như có hình lượng có thể đạt được, về lý tất nên như vậy. Từ chất không có hình, đã khởi hiển sắc của hình tượng, sinh ra hình tượng riêng, chỉ có hiển không có hình, nên hình tượng không có hình, chỉ hiển làm Thể. Tức do hỏi đáp như thế để phân biệt.

Đã trừ bỏ luận chấp hình tượng, ảnh làm Thể, do hình tượng cùng với ảnh không phải là pháp đồng. Hình tượng như bản chất có vô số thứ tướng, còn ảnh thì không như vậy, nên không phải là pháp đồng.

Lại, các ảnh khởi, do ngăn che ánh sáng, ánh sáng có xứ, tất không có ảnh. Hình tượng thì không như vậy, nên không phải là pháp đồng.

Lại, thấy các hình tượng nhập vào trong nước, gương thì thấy, ảnh tức không như vậy, nên không phải là pháp đồng.

Lại, không phải nhân nơi ảnh, có riêng ảnh sinh. Hình tượng có thể làm nhân sinh khởi hình tượng riêng, nên hình tượng cùng với ảnh nhất định không phải là pháp đồng. Lại, ảnh không tùy nơi chất có cao, thấp, hình tượng thì không như vậy, nên không phải là pháp đồng. Vì thế không nên chấp hình tượng tức là ảnh. Nhưng người tụng ban đầu đã nói như thế này: Trong tụ như ảnh v.v… Đều không hình, sắc. Do hiển đã tăng. Chỉ hiển biết rõ.

Nhưng các hình sắc lược có hai thứ:

  1. Ở nơi biên của tụ ngăn ngại nhất nơi hiển sắc đã hợp tập, sắp đặt quanh khắp.
  2. Ở nơi biên của tụ không ngăn ngại thuộc hiển sắc đã hợp tập, sắp đặt quanh khắp.

Chỉ ở nơi biên của tụ ngăn ngại nhất đã hợp tập, hình có sai biệt, được gọi là thân biểu, nên ở trong đây không có lỗi như đã nói.

Đã biện về thân biểu nghiệp, ngữ biểu nghiệp.

Thế nào gọi là tức ngôn thanh (ngôn ngữ âm thanh) gọi là ngữ biểu nghiệp? Do đâu Thể của ngữ biểu tức là ngôn ngữ? Thân biểu, ý nghiệp không phải tức là thân, ý do lìa ngôn ngữ, thì không có riêng âm thanh có thể biểu thị. Vì lìa thân và ý, còn có sắc biểu nơi tư nghiệp nên lập tên thân nghiệp từ đối tượng nương dựa. Ngữ nghiệp thì căn cứ nơi tự tánh, ý nghiệp thì tùy theo cùng khởi. Do đấy ở đây không có lỗi trái nhau.

HẾT – QUYỂN 34