LUẬN A TỲ ĐẠT MA THUẬN CHÁNH LÝ
Tác giả: Tôn giả Chúng Hiền
Hán dịch: Đời Đường, Tam Tạng Pháp sư Huyền Tráng
Việt dịch: Cư sĩ Nguyên Huệ

 

QUYỂN 32

Phẩm thứ 3: BIỆN VỀ DUYÊN KHỞI, phần 12

Như thế là đã căn cứ theo du-thiện-na v.v… để biện khí thế gian, về thân lượng có sai biệt. Căn cứ theo năm v.v… để biện về thọ lượng có khác nhau. Hai lượng không đồng, chưa nói, nên phải nêu bày. Để kiến lập các thứ này đều dựa vào danh. Hai pháp trước và danh chưa rõ về phần ít nhất.

Nay nên trước biện về ba lượng ít nhất. Tụng nêu:

Cực vi chữ sát-na

Sắc, danh, thời ít nhất.

Luận nói: Dùng tuệ giác thù thắng để phân tích các sắc, đến một cực vi, nên một cực vi, là phần ít nhất của sắc, vì không thể phân tích.

Như thế phân tích các danh và thời gian, đến một chữ, sát-na là phần ít nhất của danh, thời gian. Danh của một chữ: Như nói danh của chữ trạo.

Những gì gọi là lượng của một sát-na?

Kinh chủ dựa theo ý, tạo ra giải thích này: Nghĩa là khi chúng duyên hòa hợp, trong khoảnh khắc pháp đạt được tự thể.

Giải thích như thế, về lý là không cực thành. Nên xét kỹ pháp sinh hiện tiền, thể là có hay không có. Phái Đối pháp nói: Khi chúng duyên hòa hợp, các pháp được sinh, không phải là đạt được tự thể, vì các pháp chưa sinh đã có Thể. Thể của pháp đã có, thì đâu cần phải sinh lại? Khi chúng duyên hòa hợp, thể tuy đã có, nhưng có thể khiến cho duyên sinh kia dẫn dắt đến phần vị quả, khởi tác dụng vượt hơn nên nói là sinh. Đến hiện đã sinh tức đang có thể dẫn dắt đến quả. Tác dụng của quả được dẫn dắt dứt, nói là quá khứ.

Vị lai vì sao không có công năng dẫn dắt đến quả?

Vấn nạn này là không hợp lý. Tức như có vấn nạn vị lai vì sao không gọi là hiện tại. Nên các tác dụng dẫn dắt đến quả, tôi nói là hiện tại. Vì thế không nên nêu vấn nạn như vậy.

Do đâu cố chấp nơi tông nghĩa như thế?

Nếu khác với tông này, thì phàm có chỗ lập, hiện cùng với vô lượng lý, giáo là trái nhau.

Trong phần biện về ba đời, sẽ xét chọn rộng.

Khứ, lai thật có Thể, lý ấy đã thành.

Thuyết kia nói về lượng sát-na, nhất định không hợp lý. Lại, chờ đợi nêu dẫn riêng lượng khác để làm rõ. Nghĩa là chúng duyên hòa hợp, pháp được tự thể, vẫn chưa quyết định rõ.

Pháp này trải qua thời gian bao lâu? Lại, sát-na của pháp, không phải thế gian hiện thấy, nên hỏi lượng nào gọi là một sát-na? Nên đáp: sát-na, lượng ấy là như thế, trong khoảnh khắc pháp đạt được tự thể. Khoảnh khắc ấy nghĩa là sát-na. Đâu thể nêu dẫn sát-na để làm rõ lượng của sát-na? Nên thuyết kia đã giải thích, lý ấy là không thành.

Sư Tỳ-bà-sa dựa nơi Thắng Nghĩa để nói về lượng sát-na của pháp có thể dùng dụ để làm rõ, nhưng Đức Phật, Thế Tôn từng không thuyết giảng, là vì không thấy có người có thể lãnh hội. Nhưng có người vì muốn mở bày, soi sáng cho học trò mình, nên đã dựa vào môn tỷ lượng làm phương tiện để chỉ rõ. Nghĩa là như tráng sĩ vào một lúc búng ngón tay, tức đã trải qua sáu mươi lăm sát-na vi tế.

Như thế là đã biện về lượng ít nhất của ba thứ. Lượng của hai thứ trước khác nhau. Nay, tiếp theo nên biện về du-thiện-na v.v… Lượng ấy là thế nào? Tụng nêu:

Cực vi, vi kim thủy

Thỏ, dương, ngưu, khích trần

Kiến, rận, lúa, chỉ tiết

Sau sau tăng gấp bảy.

Hai mươi bốn khuỷu, ngón

Bốn khuỷu làm lượng cung

Năm trăm câu-lô-xá

Đây tám du-thiện-na.

Luận nói: Lượng của một cực vi cũng có thể dùng dụ để làm rõ, chỉ Đức Phật mới nhận biết, nên cũng không nêu. Nhưng vì an lập xứ A-luyện-nhã, nên nơi Tỳ-nại-da chỉ lập ra thuyết này: Bảy cực vi tập hợp gọi một vi v.v… Cực vi là đầu, chỉ tiết là sau. Nên biết càng về sau đều tăng gấp bảy lần. Nghĩa là bảy cực vi là một vi lượng. Tích tập vi lượng đến bảy là một kim trần. Tích tập bảy kim trần là một lượng của thủy trần. Tích tập bảy thủy trần thành một thố mao trần. Tích tập bảy thố mao tràn là lượng của một dương mao trần. Tích tập bảy dương mao trần là một ngưu mao trần. Tích tập bảy ngưu mao trần là lượng của một khích du trần. Bảy khích du trần làm một con kiến. Bảy con kiến làm một con rận. Bảy con rận làm một hạt lúa mì. Bảy hạt lúa mì làm một lóng ngón tay. Ba lóng tay làm một ngón tay. Thế gian đã cực thành. Vì vậy ở trong tụng đã không phân biệt riêng. Hai mươi bốn ngón tay xòe khắp theo chiều ngang thành khuỷu dọc. Tích tập bốn khuỷu thành cung. Nghĩa là tầm theo chiều dọc tích tập năm trăm cung làm một câu-lô-xá. Tỳ-nại-da nêu rõ: Đây là từ thôn đến A-luyện-nhã, tức lượng của đường trung gian, nói tám câu-lô-xá là một du-thiện-na.

Đã nêu bày về cực vi, lần lượt tích tập thành vi, cho đến một duthiện-na. Nhưng thừa nhận cực vi lược có hai thứ: (1) Thật. (2) Giả.

Tướng thật giả ấy là thế nào?

Thật, nghĩa là cực thành tự tướng như sắc v.v…, đối với phần vị hòa tập, do hiện lượng mà được. Giả là do phân tích, được nhận biết do tỷ lượng. Nghĩa là trong tụ sắc, dùng tuệ phân tích dần, đến phần vị cùng tột. Sau đấy, ở trong đó, biện về cực vi sắc, thanh v.v… có sai biệt. Sự phân tích này đã đạt đến, gọi là cực vi giả. Vì khiến tuệ tầm tư cuối cùng sinh hỷ, vì vi này tức cùng cực, nên gọi là cực vi. Cực, nghĩa là trong sắc phân tích đến cứu cánh. Vi, tức chỉ là đối tượng hành của tuệ nhãn. Nên nói cực vi là hiển bày nghĩa vi cực.

Lấy gì để chứng biết là có cực vi?

Tức dùng A-cấp-ma và lý làm chứng. A-cấp-ma: Nghĩa là Khế kinh nói: Các sắc hiện có, hoặc tế, hoặc thô. Tế, nghĩa là cực vi, lại không thể phân tích. Sắc có đối còn lại, gọi là thô.

Lại có Sư khác nêu ra giải thích thế này: Bất thiện, vô ký gọi là thô. Sắc thiện còn lại gọi là tế.

Như thế, hệ thuộc cõi dục, cõi sắc, hữu lậu, vô lậu là riêng khác.

Giải thích này là không hợp lý, vì lời nói hơn kém đã gồm thâu tánh như thế cùng có dị biệt.

Lại có giải thích riêng: Cảnh của mắt là thô. Căn khác như nhĩ

v.v… đã nhận lấy gọi là tế.

Giải thích này cũng không phải là tốt, vì cùng chung cho cả hai, lại vì không nhất định. Nghĩa là có sắc vi tế, như phân chia đầu sợi lông, người mắt sáng hết sức cũng khó thấy được. Hoặc có âm thanh lớn, như tiếng sấm, sét v.v… gây chấn động khắp trời đất, có tai đều nghe. Thế nên nói tế là biểu thị cho sắc cực vi, về lý là khéo thành tựu. Nếu cho trong kinh cũng nêu rõ đoạn thực có thô, tế.

Giải thích này là không phải, nhưng cũng không trái nhau, vì kinh này nói sắc, kinh kia nói các thứ ăn, ý đều riêng khác. Do một cực vi có thể gọi là sắc, không thể gọi là ăn, nên ý có khác. Lý tất nên như thế, vì Già tha nói:

Các sắc như đen trắng

Đều có tế, có thô

Tế, nghĩa là rất nhỏ

Thô tức khác có đối.

Do đấy chứng thành cực vi nhất định là có. Lại, như trước đã nói.

Trước đã nói như thế nào?

Nghĩa là Tỳ-nại-da đã nêu bày như thế này: Bảy cực vi tập gọi là một vi v.v…

Như vậy gọi là giáo. Lý ấy là gì?

Nghĩa là như tích tụ sắc thân của hữu tình, đến Sắc cứu cánh, có lượng rất thô. Căn cứ theo đây, cũng nên phân tích các sắc, có xứ cứu cánh, gọi là một cực vi.

Làm sao nhận biết như thế?

Do pháp có thể phân tích, phân tích đến tận cùng, cũng có phần còn lại. Nghĩa là thế gian hiện thấy, dùng sắc của tụ khác, phân tích sắc của tụ khác có tụ tế sinh, phân tích cho đến tận cùng, cũng có phần còn lại, có thể được mắt thấy, lại không thể phân tích.

Sắc của tụ như thế nơi xứ không thể phân tích, cũng như tụ thô, có lý có thể phân tích. Nghĩa là có thể dùng tuệ giác phân tích tụ thô kia, như dùng sắc của tụ phân tích tụ, cho đến tận cùng, tuệ phân tích cho đến tận cùng, tức nên có thứ tồn tại còn lại, có thể của tuệ thấy, lại không thể phân tích. Thứ tồn tại còn lại này, tức là cực vi. Thế nên cực vi thể của nó nhất định là có. Thể này nếu không có thì sắc của tụ tức nên không có. Tụ sắc tất do cực vi này tạo thành.

Như thế là đã nói về du-thiện-na v.v… Nên biện về năm v.v… Lượng của năm là thế nào? Tụng nêu:

Trăm hai mươi Sát-na

Là lượng Đát-sát-na

Lạp-phược: Sáu mươi ấy

Ba mươi chốc lát này.

Ba mươi ngày đêm ấy

Tháng: Ba mươi ngày đêm

Mười hai tháng là năm

Trong ấy nửa, đêm giảm.

Luận nói: Một trăm hai mươi Sát-na là một Đát-sát-na. Sáu mươi Đát-sát-na là một Lạp-phược. Ba mươi Lạp-phược là một Mâu-hô-lật-đa. Ba mươi Mâu-hô-lật-đa là một ngày đêm. Ngày đêm này, có lúc tăng, có lúc giảm, có lúc bằng nhau. Ba mươi ngày đêm là một tháng, gồm mười hai tháng là một năm. Ở trong một năm chia làm ba mùa, nghĩa là lạnh, nóng, mưa, mỗi mùa đều có bốn tháng. Trong mười hai tháng, sáu tháng đêm giảm, do trong một năm, ban đêm giảm gồm có sáu tháng.

Vì sao như thế? Nên có tụng nói:

Trong hai mùa lạnh, nóng

Một tháng rưỡi đã qua

Ở nửa tháng còn lại

Người trí biết đêm giảm.

Như thế là đã biện về sát-na đến năm. Lượng của kiếp không đồng. Nay tiếp theo sẽ biện. Tụng nêu:

Nên biết có bốn kiếp

Là hoại, thành, trung, đại

Hoại từ ngục không sinh

Đến khí ngoại đều hết.

Kiếp thành từ gió khởi

Đến địa ngục mới sinh

Kiếp trung từ vô lượng

Giảm đến thọ chỉ mười.

Tiếp tăng giảm mười tám

Sau tăng đến tám vạn

Như thế, thành rồi trụ

Gọi trung, hai mươi kiếp.

Thành hoại, hoại rồi không

Thời đều đồng kiếp trụ

Tám mươi trung: Kiếp đại

Kiếp đại, ba vô số.

Luận nói: Nói kiếp hoại: Nghĩa là từ địa ngục hữu tình không còn sinh, đến khí thế gian bên ngoài đều dứt hết. Hoại có hai thứ: (1) Nẻo hoại. (2) Cõi hoại.

Lại có hai thứ: (1) Hữu tình hoại. (2) Ngoại khí hoại.

Nhưng hoại cùng với thành chia chung làm bốn phẩm: (1) Đang hoại. (2) Hoại rồi không. (3) Đang thành. (4) Thành rồi trụ.

Nói đang hoại: Nghĩa là thế gian này đã qua ở nơi hai mươi kiếp trung trụ rồi, từ đấy lại có hai mươi kiếp cùng trụ là kiếp hoại liền đến, kiếp hoại sắp khởi. Người trụ nơi châu này, thọ lượng là tám vạn. Nếu vào lúc hữu tình của địa ngục mạng chung, không còn sinh mới, là bắt đầu kiếp hoại. Cho đến địa ngục không có một hữu tình, bấy giờ gọi là địa ngục đã hoại. Các hữu tình nơi địa ngục kẻ nhất định thọ nghiệp, thì do sức của nghiệp dẫn dắt đến trong địa ngục của phương khác. Do đấy căn cứ để nhận biết về bàng sinh, nẻo quỷ. Lúc ấy, trong thân người không có các trùng, so với thân Phật là đồng, vì bàng sinh đã hoại.

Có thuyết nói: Hai nẻo đối với con người là có tăng ích. Nghĩa là đều hoại cùng với con người. Thuyết khác lại nói: Hoại trước.

Hai thuyết như thế, thuyết trước là tốt. Nếu lúc ấy, ở nẻo người, thì một người của châu này với pháp không thầy dạy như thế đạt được tĩnh lự thứ nhất. Từ tĩnh lự khởi, xướng lời như thế này: Ly sinh hỷ lạc, rất an vui, rất tĩnh lặng! Người khác nghe xong đều nhập tĩnh lự, mạng chung đều được sinh trong trời Phạm thế. Cho đến hữu tình của châu này đều hết. Đấy gọi là người của châu Thiệm bộ đã hoại. Hai châu Đông, Tây, so sánh với châu này để nói. Người của châu Bắc mạng hết, sinh lên trời thuộc cõi dục. Do kẻ kia là độn căn, không có lìa dục. Sinh lên trời thuộc cõi dục xong, tĩnh lự hiện tiền, chuyển được y báo thù thắng, mới có thể lìa dục. Cho đến nơi nẻo người không có một hữu tình, bấy giờ gọi là nẻo người đã hoại.

Nếu vào thời gian nơi nẻo trời, sáu trời thuộc cõi dục, tùy theo một pháp như thế, được tĩnh lự thứ nhất, cho đến đều được sinh trong trời Phạm thế, lúc ấy, gọi là trời thuộc cõi dục đã hoại.

Như thế, ở cõi dục không có một hữu tình, gọi là hữu tình trong cõi dục đã hoại.

Nếu vào thời gian nơi trời Phạm thế, tùy thuận một hữu tình, với pháp không thầy dạy như vậy, được hai tĩnh lự. Từ định kia khởi, xướng lên lời như thế này: Định sinh hỷ lạc, rất an vui, rất tĩnh lặng Trời khác nghe xong, đều nhập tĩnh lự kia, mạng chung, đều được sinh lên trời Cực quang tịnh. Cho đến trong trời Phạm thế, hữu tình đều hết. Như thế, gọi là hữu tình thế gian đã hoại.

Chỉ còn khí thế gian, trống không mà trụ. Tất cả hữu tình nơi thế giới của phương khác, chiêu cảm nghiệp của tam thiên thế giới này hết. Ở đây, dần dần có bảy vầng mặt trời xuất hiện, các biển khô cạn, những ngọn núi rỗng suốt. Ba luân của châu bãi đều theo lửa đốt, gió thổi lửa mạnh, thiêu đốt cung điện của các trời trên, cho đến cung Phạm, không có để lại tro tàn. Lửa cháy của tự địa thiêu đốt cung điện của tự địa. Không phải tai họa của địa khác, có thể hủy hoại địa khác. Do cùng dẫn khởi, nên nói thế. Lửa của địa dưới được gió thổi đã thiêu đốt địa trên. Nghĩa là lửa của cõi dục là ngọn lửa dữ bốc lên trên, làm duyên dẫn sinh ngọn lửa của cõi sắc. Tai họa khác cũng như vậy, như chỗ ứng hợp nên biết.

Như thế, bắt đầu từ địa ngục giảm dần, cho đến khí thế gian hết, gọi chung là kiếp hoại.

Nói kiếp thành: Nghĩa là từ gió khởi, cho đến địa ngục, bắt đầu có hữu tình sinh. Nghĩa là tai họa của thế gian này đã hoại xong, hai mươi kiếp trung chỉ có hư không. Vượt qua thời gian dài này, tiếp theo lại có hai mươi kiếp cùng trụ, là kiếp thành liền đến. Do sức tăng thượng nơi nghiệp của tất cả hữu tình, trong khoảng không dần dần có gió vi tế sinh, là tướng trước của khí thế gian sắp thành. Gió dần tăng mạnh, thành lập phong luân, thủy luân, kim luân v.v… như trước đã nói. Nhưng đầu tiên là thành lập cung điện của Đại Phạm thiên, cho đến cung của trời Dạ-ma, về sau thì khởi phong luân v.v… Đó gọi là thành lập khí thế gian bên ngoài. Khí thế gian có hoại thành là do sức của hữu tình. Nếu loài hữu tình tụ tập lâu trên trời thì khí thế gian này tất nên khởi dần, khiến những người phước giảm phân tán cư ngụ nơi cõi dưới. Nghĩa là nơi trời Cực quang tịnh, hữu tình tụ tập lâu, thiên chúng đã nhiều, xứ cư trú quá chật hẹp, các người phước giảm, nên phân tán cư ngụ nơi cõi dưới. Khí thế gian này, về lý tức nên khởi trước, vì thế nơi phần vị kiếp hoại, hữu tình tụ tập lên trên. Vào thời kỳ kiếp thành, hữu tình phân tán xuống dưới, do tội phước giảm và phước tội tăng, nên xoay vòng tụ tán, về lý nên như thế.

Đã thành lập khí thế gian này rồi, đầu tiên một hữu tình, ở nơi trời Cực quang tịnh mất, sinh vào xứ Đại Phạm, trong cung điện trống không. Về sau, các hữu tình cũng từ xứ kia mất. Có người sinh nơi trời Phạm phụ, có người sinh vào trời Phạm chúng, có kẻ sinh nơi cung trời Tha-hóa-tự-tại, dần dần sinh xuống nẻo dưới. Cho đến nẻo người: Câu lô, Ngưu hóa, Thắng thân, Thiệm bộ. Về sau, sinh nơi ngạ quỷ, bàng sinh, địa ngục. Pháp như thế, nên hoại sau, tất thành trước hết, như đầu tiên một hữu tình sinh nơi địa ngục vô gián. Trong hai mươi kiếp thành nên biết là đã đủ.

Sau đấy, lại có hai mươi kiếp trung, gọi là thành rồi trụ, theo thứ lớp mà khởi. Nghĩa là từ gió khởi, tạo ra khí thế gian, cho đến càng về sau, hữu tình kia dần trụ. Đầu tiên một hữu tình nơi trời Cực quang tịnh mất, sinh nơi cung Đại phạm, tức là Đại phạm vương. Các Đại phạm vương, tất thuộc về phàm phu, do không có Thánh giả nào trở lại sinh xuống cõi dưới, nên hai cõi trên không có nhập kiến đạo. Tức do đấy nên không có một hữu tình vô gián hai lần sinh làm nghĩa Đại phạm.

Đã nói Đại phạm sau cùng mạng chung, sinh nơi trời Cực quang tịnh, thọ lượng là tám kiếp đại. Hai mươi kiếp trung, thế giới trở lại thành, vì sao Phạm vương sinh nơi trời Cực quang tịnh, thọ nhận thọ lượng ít, trở lại từ nơi trời kia mất?

Tuy ở nơi trời kia không phải là không có nghĩa trung, yểu, nhưng vì phước rộng lớn, nên mới sinh lên trời kia. Trong tám đại kiếp thọ lượng, bắt đầu trải qua phần ít, nơi khoảng hai mươi kiếp trung, đâu tức liền mạng chung? Do đấy quán biết. Hữu tình khác đến sinh ở đây, thọ lượng của người châu này, trải qua vô lượng thời gian, đến đầu của kiếp trụ thọ lượng mới giảm dần. Từ vô lượng, giảm đến cuối cùng là mười năm, tức gọi là một kiếp trung trụ đầu tiên. Ở đây tiếp theo là mười tám lần, đều có tăng giảm. Nghĩa là từ mười năm, tăng đến tám vạn. Lại từ tám vạn, giảm đến mười năm. Bấy giờ, mới gọi là kiếp trung thứ hai. Tiếp theo mười bảy lần còn lại so sánh đều như thế. Sau lần thứ mười tám, từ mười năm tăng đến cuối cùng là tám vạn năm, gọi là kiếp thứ hai mươi. Tất cả kiếp tăng, không quá tám vạn. Tất cả kiếp giảm chỉ cuối cùng là mười năm. Trong mười tám kiếp, một tăng một giảm, thời lượng mới bằng nhau. Vì đầu tiên giảm, sau tăng, nên nơi hai mươi kiếp thời lượng đều bằng nhau. Ở đây gọi chung là kiếp thành rồi trụ. Thành, hoại còn lại và hoại rồi không, tuy không có hai mươi kiếp giảm tăng có sai biệt, nhưng do thời lượng cùng với kiếp trụ là đồng. Căn cứ theo trụ đều thành hai mươi kiếp trung. Kiếp đầu trong thời kỳ thành khởi khí thế gian. Trong mười chín kiếp sau, hữu tình trụ dần, kiếp sau trong thời kỳ hoại, khí thế gian giảm. Trong mười chín kiếp trước, hữu tình bỏ dần.

Như thế là đã nói về thành, trụ, hoại, không, đều hai mươi kiếp trung, tích tập thành tám mươi. Gồm chung tám mươi kiếp này thành lượng của kiếp đại.

Nếu như vậy lại đối với khổ khổ để nói, nên trong sinh tử, vui nhiều không phải là khổ. Kiếp hoại, không, thành, vì hoàn toàn vui, nên ở trong kiếp trụ, tuy khổ vui xen tạp, nhưng thuần khổ ít, thời gian thuần vui nhiều. Thời phần tuy như vậy, nhưng phần vị của khổ khởi, tăng thượng mãnh liệt. Vui thì không như vậy. Nghĩa là ở vào mùa nắng, ánh nắng của mặt trời gay gắt bức bách thân, tuy dùng bột chiên đàn ô-thi-la và băng tuyết v.v… để đối trị, nên thân có tăng thượng, an vui sinh. Bấy giờ, bỗng gặp phải gai nhọn nhỏ đâm phải, tức thì quên ngay các thứ vui, chỉ nhận biết là có khổ.

Như thế, nếu gặp ân ái biệt ly, trong tâm sinh khởi khổ thọ tăng thượng, chú trọng nơi ân ái, hòa hợp sinh vui. Do những sự việc như thế, nên biết trong sinh tử, vui ít, khổ nhiều, lý ấy là quyết định. Các kiếp chỉ dùng năm uẩn làm thể, trừ thể của thời gian này, vì không thể đạt được.

Kinh nói ba kiếp A-tăng-xí-da, tinh tấn tu hành, được thành Phật. Tức ở trước đã nói trong bốn thứ kiếp, tích tập kiếp đại thành ba vô số kiếp. Nghĩa là từ đầu tiên, gieo trồng chủng tử đại Bồ-đề, trải qua ba kiếp đại A-tăng-xí-da, mới có thể được thành quả đại Bồ-đề.

Đã gọi là vô số, vì sao lại nói ba?

Có giải thích lời nói này: Các người khéo tính toán, dựa vào luận tính đếm, tính đến tận cùng số, bắt đầu không thể nhận biết, gọi là một vô số. Vô số như thế, tích tập đến thứ ba. Lại có giải thích: Trong sáu mươi số, có riêng một số, lập danh xưng vô số. Nghĩa là có trong kinh nói sáu mươi số. Ở đây nói vô số chính là một danh xưng kia. Tích tập số này đến ba, gọi là ba vô số. Không phải là các thứ tính toán không thể tính đếm nhận biết.

Bồ-tát trải qua ba vô số kiếp này mới có thể chứng đắc Bồ-đề vô thượng.

Như vậy là đã biện về số lượng kiếp có sai biệt. Chư Phật, Độc giác xuất hiện ở thế gian, là vào thời kỳ kiếp tăng hay là ở nơi phần vị kiếp giảm? Tụng nêu:

Giảm tám vạn đến trăm

Chư Phật hiện thế gian

Khi Độc giác tăng giảm

Lân giác dụ trăm kiếp.

Luận nói: Từ thọ lượng của người ở châu này là tám vạn năm, giảm dần cho đến thọ lượng tột cùng là một trăm năm. Ở trung gian của thọ lượng này, chư Phật xuất hiện.

Do đâu ở phần vị tăng không có Phật xuất hiện?

Hữu tình lạc tăng, khó chỉ dạy nhàm chán, vì phần nhiều hành hạnh diệu, nên ít có bị đọa nơi ba đường dữ.

Khi giảm còn một trăm tuổi. Vì sao không có Phật xuất hiện?

Vì ở vào thời kỳ thọ lượng ngắn ngủi như thế, thì không thể thành tựu đủ những việc làm của Phật. Nghĩa là tất cả Phật xuất hiện ở thế gian, quyết định xả bỏ thọ lượng của phần thứ năm. Từ định đã khởi mạng hành dựa vào thân, không phải ở vào thời bấy giờ, đối tượng được hóa độ vui thích gặp. Nếu như do xuất thế mà làm Phật sự ít, nên nơi thời ấy Đức Phật không xuất thế. Kinh chủ ở đây, tạo ra giải thích này: Vì năm trược tăng cùng tột, khó có thể hóa độ. Há không phải là người đời nay giảm còn một trăm năm, năm trược tuy tăng, nhưng có thể hoàn thành nhập chánh quyết định, lìa nhiễm đắc quả, Phật chỉ vì điều ấy nên xuất hiện thế gian. Vì vậy Kinh chủ đã nêu bày không là giải thích tốt. Không phải ở phần vị trăm năm, khi Đức Phật xuất thế, tất cả đều có thể tôn sùng, tuân theo Thánh giáo, nhập chánh quyết định, lìa nhiễm đắc quả, thì có thể nói trăm năm giảm một phần là không thể hoàn thành Phật sự này, nên không có Phật ra đời. Nhưng ở thời kỳ giảm một trăm, nếu như Phật xuất thế, cũng có một phần có thể tuân theo giáo pháp v.v… Như thời kỳ một trăm năm, vì sao Đức Phật không xuất thế? Nếu cho giảm còn một trăm năm, vì hữu tình có thể hóa độ được là rất ít ỏi, nên Đức Phật không xuất thế, tức là nên nói về nhân đã lập ở trước, không thể thành tựu đủ đối tượng hành tác của Phật. Tuy ở thời kỳ giảm một trăm năm, năm trược đã tăng tột độ, tức không thể thành tựu đủ những việc làm của Phật. Do đấy nên Đức Phật không xuất hiện nơi thế gian. Nhưng đây là nhân gần, không phải như Kinh chủ đã nói.

Nói năm trược nghĩa là: (1) Thọ mạng trược. (2) Kiếp trược. (3) Phiền não trược. (4) Kiến trược. (5) Hữu tình trược.

Nghĩa trược là thế nào?

Vì rất xấu xa, thấp kém, cần phải từ bỏ, như cặn bã cấu uế. Há không phải là thọ mạng trược, kiếp trược, hữu tình trược, ba thứ cùng không lìa nhau.

Kiến trược, tức dùng phiền não làm Thể, năm thứ tức nên không thành. Lý thật là nên như thế, chỉ vì theo thứ lớp hiển bày về thời kỳ năm thứ suy tổn, tăng thịnh cùng cực.

Những gì gọi là năm thứ suy tổn?

    1. Thọ mạng suy tổn, vì thời gian rất ngắn ngủi.

 

  • Tiền của, vật dụng suy tổn, vì ít tươi sáng.

 

  1. Phẩm thiện suy tổn, vì vui thích hành ác.
  2. Tịch tĩnh suy tổn, vì lần lượt chống trái nhau, trở thành tranh cãi huyên náo.
  3. Tự thể suy tổn, vì không phải là vật chứa của công đức xuất thế gian.

Vì nhằm theo thứ lớp hiển bày năm thứ suy tổn này là không đồng, nên phân làm năm trược. Độc giác xuất hiện, chung cho kiếp tăng giảm. Nhưng các Độc giác có hai hạng: (1) Bộ hành. (2) Lân giác dụ.

Độc giác bộ hành: Trước là Thanh văn, khi được quả thù thắng, chuyển gọi là độc thắng.

Có thuyết khác nói: Độc giác bộ hành kia, trước là phàm phu, đã từng tu Thanh văn, thuận với phần quyết trạch. Nay tự chứng đạo, được danh xưng Độc thắng. Do trong Bản sự nói: Nơi một ngọn núi, gồm có năm trăm vị tiên ngoại tu khổ hạnh. Có một con vượn, từng cùng với vị Độc giác gần gũi mà trụ. Thấy oai nghi của vị Độc giác kia, lần lượt du hành, đến chỗ ở của các vị tiên ngoại, hiện bày oai nghi của vị Độc giác mà vượn đã thấy từ trước. Các vị tiên ngắm nhìn, đều sinh kính mộ. Trong chốc lát đều chứng đắc Bồ-đề Độc giác. Nếu trước là Thánh nhân thì không nên tu khổ hạnh.

Lân giác dụ: Nghĩa là tất cư trú một mình. Trong hai hạng Độc giác thì Lân giác dụ, chủ yếu là trong trăm kiếp đại, tu tư lương Bồđề, sau đấy mới thành Độc giác Lân giác dụ.

Nói Độc giác: Nghĩa là trong hiện thân, tuy vâng theo chí giáo, nhưng chỉ tự giác ngộ đạo, do có thể tự điều phục, không điều phục người khác.

Do đâu Độc giác nói là không điều phục người khác?

Không phải Độc giác kia không có khả năng giảng nói chánh pháp, vì họ cũng đạt được vô ngại giải. Lại có thể nhớ nghĩ trong quá khứ đã từng nghe những lời giảng nói của chư Phật, có thể vì người khác nêu bày, vì đã được trí túc trụ của cảnh rất xa. Lại, không thể nói Độc giác kia không có từ bi, vì gồm thâu hữu tình, hiện bày thần thông. Lại, không thể nói không có cơ duyên thọ lãnh giáo pháp. Bấy giờ, hữu tình cũng có khả năng phát khởi lìa nhiễm thế gian, là đạo đối trị. Tuy có lý ấy, nhưng nay lường xét. Độc giác kia nhận biết căn dục của hữu tình bấy giờ, nhập kiến đế v.v… vì không nhờ vào sự giáo hóa của người khác, nên không thuyết pháp để điều phục người khác. Ngoại trừ điều này ngoài ra còn gồm thâu các sự việc của hữu tình, không phải nhọc công thiết lập giáo pháp, chỉ hiện thần thông tức liền thành. Lại, các Độc giác thiếu lực vô úy, đối nơi luận ngã thì chấp chặt. Trong chúng muốn nói về vô ngã, tâm liền khiếp nhược, nên không nói giáo pháp để điều phục người khác.

Có cách giải thích khác: Do Độc giác kia, trong thời gian dài thường hành tập thiểu dục, thắng giải. Lại, vì tránh sự việc gồm thâu các thứ lỗi lầm huyên tạp, nên không thuyết pháp để điều phục người khác. Nếu tự có khả năng, người khác có căn dục, từ bỏ mà không tế độ, há gọi là có từ bi? Vì thế tức nên như giải thích trước là tốt.

Luân vương xuất thế là ở vào thời kỳ nào? Có bao nhiêu loại? Bao nhiêu đều cùng có oai nghi và tướng nào? Tụng nêu:

Luân vương trên tám vạn

Kim, Ngân, Đồng, Thiết luân

Một, hai, ba, bốn châu

Ngược lớp riêng như Phật.

Khác đón, tự đến phục

Tranh trận thắng không hại

Tướng không chánh, sáng tròn

Nên cùng Phật không bằng.

Luận nói: Từ người của châu này thọ lượng vô lượng năm, cho đến tám vạn năm, có Chuyển luân vương sinh. Thời kỳ giảm còn tám vạn năm, hàng hữu tình giàu vui, thì thọ lượng tổn giảm, không phải là khí thế gian kia. Hoặc thuận với nghiệp được thọ nhận ấy, nhất định vào thời kỳ đó mới cho quả. Như chiêu cảm nghiệp của thân Phật, chủ yếu là thời kỳ kiếp giảm, mới có thể cho quả. Vua do luân (xe) báu, chuyển vận thích ứng dẫn đường, dùng uy lực hàng phục tất cả, nên gọi là Chuyển luân vương.

Trong Luận Thi Thiết nói có bốn hạng: Kim, Ngân, Đồng, Thiết luân, nên có dị biệt. Như thứ lớp ấy là thắng, thượng, trung, hạ. Ngược thứ lớp ấy là vua có thể thống lãnh một hai ba bốn châu. Nghĩa là Thiết Luân vương trị vì một châu, Đồng Luân vương hai châu, Ngân Luân vương ba châu. Nếu là Kim Luân vương thì làm vua cai trị bốn châu. Khế kinh căn cứ theo chỗ vượt hơn, tức chỉ nói Kim luân. Nên Khế kinh nói: Nếu vua sinh nơi chủng tộc Sát-na đế lợi, nối tiếp ngôi vị Quán đảnh, vào ngày mười lăm, khi thọ trai giới, tắm gội đầu, thân, thọ trai giới thù thắng, bước lên điện của đài cao, có quan viên phò tá. Từ phương đông, đột nhiên có báu kim luân hiện ra, luân kia gồm ngàn tăm, đầy đủ bầu, trục xe, vành, bánh xe, các tướng đều viên tịnh, không phải do thợ tạo thành, tỏa ánh sáng vi diệu ứng hợp đến chỗ vua, thì vị vua này nhất định là Chuyển Kim Luân vương. Chuyển luân vương còn lại, nên biết cũng như vậy. Luân vương như Phật, không có hai vị cùng sinh. Nên Khế kinh nói: Không xứ, không vị, không phải trước, không phải sau, có hai Đức Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác, xuất hiện nơi thế gian. Có xứ, có vị, chỉ một Đức Như Lai. Như nói về Đức Như Lai, thì Luân vương cũng như vậy. Tức nên xét chọn kỹ.

Ở đây nói chỉ có một, là căn cứ theo một đại thiên, hay là căn cứ theo tất cả cõi? Nên nói tất cả cõi, vì không nói có sai biệt. Nghĩa là không có kinh nói: Chỉ nơi thế gian này. Lại không có kinh nói: Chỉ một thế giới. Vì sao các kinh không nói mà có thể nhất định nhận biết chỉ căn cứ theo một đại thiên, không phải căn cứ theo tất cả cõi?

Nếu như vậy thì vì sao kinh Phạm Vương đã nêu: Ta nay ở trong các thế giới của tam thiên đại thiên này được tự tại chuyển?

Vì kinh kia có mật ý.

Mật ý là gì?

Nghĩa là nếu Đức Thế Tôn không khởi gia hạnh, thì chỉ có thể quán tam thiên đại thiên này. Nếu khi Đức Thế Tôn phát khởi gia hạnh, thì vô biên thế giới đều là cảnh của Phật nhãn. Thiên nhĩ thông v.v… so sánh với cảnh của Phật nhãn này, nên biết.

Nếu không thừa nhận như thế, thì Đức Phật đối với cõi khác, do đâu không có khả năng hóa độ tự tại?

Vì thiếu đại bi. Vì trí có ngăn ngại chăng?

Thiếu đại bi: Tức kinh không nên nói: Tâm bi của Đức Như Lai phủ trùm khắp tất cả.

Trí có ngăn ngại: Tức kinh không nên nói: Không có một cảnh giới nào mà trí Phật không chuyển.

Nếu trí bi của Đức Phật đối khắp tất cả không có ngăn ngại, không thiếu, tức nên thuyết giảng pháp, có thể tế độ khắp tất cả hữu tình. Trong vô biên cõi, Đức Như Lai đều có lực không thể nghĩ bàn, có thể hóa độ khắp.

Lại, từ trước Đức Phật ở nơi ba vô số kiếp, phát nguyện độ thoát tất cả hữu tình, khiến các hữu tình, hoặc tự đã hóa độ, hoặc tha đã hóa độ, đều đã gieo trồng tư lương thành thục, trụ ở mười phương, không ngoài sở nguyện cùng cảnh của Đức Thế Tôn.

Vì sao Đức Phật này không hóa độ phương khác?

Nếu như một Đức Như Lai chỉ hóa độ một cõi, cũng không phải toàn bộ một cõi đều đạt được Niết-bàn. Tuy nhiên, vì đã thừa nhận Đức Như Lai có thể hóa độ một cõi, nên thừa nhận một Đức Phật hóa độ khắp mười phương. Tuy hóa độ không hết, nhưng cũng không có lỗi. Ngoài ra, còn là đối tượng hóa độ của Phật vị lai, do lý này, nên kinh Phạm Vương nói: Ta nay ở trong các thế giới của tam thiên đại thiên này được tự tại chuyển, nhất định là có mật ý, là chứng không thành. Lại, về lý tất như thế. Như Tôn giả Xá-lợi-tử căn cứ nơi chung hiện tại, bạch Đức Thế Tôn: Con được người kia hỏi, nên đáp như thế này: Thời nay, không có Phạm chí, Sa-môn đạt được Bồ-đề vô thượng so với Đức Thế Tôn của con là ngang bằng. Vì sao? Vì con theo Đức Thế Tôn, thân cận nghe, thân cận thọ trì, không xứ, không vị, không trước, không sau, có hai Đức Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác, xuất hiện ở thế gian. Có xứ, có vị, chỉ một Đức Như Lai.

Như ở nơi phương người khác có riêng Phật, thì không phải Tôn giả Xá-lợi-tử mang tâm ganh ghét, vì sao không nói phương khác tuy có, nhưng nơi một thế giới không có hai Đức Như Lai.

Há không phải là kinh này cũng có mật ý, dẫn chứng nghĩa của tự mình, cũng không được thành.

Mật ý là thế nào?

Nghĩa là Tôn giả Xá-lợi-tử kia đã dẫn không xứ, vị v.v… có hai Đức Như Lai. Như nói về Như Lai thì Luân vương cũng như vậy. Nếu không có mật ý, thì căn cứ nơi hiện tại để ngăn chận chung, tức nên Luân vương nơi cõi khác là không phải có, vì Tôn giả Xá-lợi-tử kia, như Đức Phật đã ngăn chận cùng sinh, nên nếu Luân vương của cõi khác, tuy ngăn chận mà vẫn có, thì chư Phật của cõi khác không thể nói là không có.

Thế nên, kinh này căn cứ theo một cõi để nói, không thể đem Phật nhất định so sánh Phật với Luân vương. Tức trong kinh này ngăn chận người nữ thành Phật.

Há cũng có Đức Phật do thân nữ thành. Như ngăn chận Luân vương cùng sinh không phải là nhất định. Lại không thể dùng Đức Phật để so sánh với Luân vương, vì Chuyển Luân vương như chủ nghiệp dị biệt xứ sở đã sinh là có cách biệt. Nghĩa là Chuyển Luân vương về nghiệp có phần hạn, nên nơi chốn do vua thống lãnh, cũng có cách biệt. Không phải một trong bốn châu cùng lúc có hai chủ đồng làm vua thống lãnh, huống chi là được có nhiều. Vì thế nên biết, vì chủ có cách biệt về nơi chốn sinh kia, lý có phần hạn. Do có phần hạn, nên trong một cõi, không có hai Luân vương. Ở cõi khác, có riêng Phật, nhân vì không có phần hạn khác, nên là chủ, làm vua hóa độ, cũng không có phần hạn. Do ở đây, không có quốc độ và Phật cách biệt, nên không thể nói là thuộc về đây, thuộc về kia.

Vì sao Đức Phật này chỉ hóa độ ở phương này, trong thế giới khác, có Đức Phật khác hóa độ? Làm sao nhận biết Đức Phật là hóa chủ không có giới hạn?

Vì đối với cảnh của tất cả cõi đều có trí. Các cõi có sai biệt là do hai thứ nương dựa. Nghĩa là nương dựa nơi thân khác và pháp có sai biệt. Đức Phật ở trong tướng có sai biệt của các cõi, có trí thù thắng có thể nhận biết khắp. Nên ở trong cảnh có sai biệt của tất cả pháp nơi tất cả hữu tình trí chuyển vô ngại. Như Khế kinh nói: Phật nói với Bí-sô: Ta quán sát hữu tình, không phải là dễ có thể đạt được, vì từ lâu, lưu chuyển trong sinh tử đến nay, những người nào không phải là cha mẹ của ông v.v… Cho đến nói rộng.

Lại, Khế kinh nói: Phật nói với Bí-sô: Ta quán phương xứ, cõi nước không phải dễ có thể đạt được, vì từ lâu lưu chuyển trong sinh tử đến nay, nơi nào không phải là chốn cư trú của ông. Cho đến nói rộng.

Lại, Tôn giả Xá-lợi-tử đã tán thán thuật lại Đức Thế Tôn đã thành tựu trí túc trụ niệm vô thượng, nói như thế này: Đại đức Thế Tôn, ở nơi xứ xứ kia, đã từng, không từng trụ, hoặc có sắc, hoặc không sắc, hoặc có tưởng, hoặc không tưởng, hoặc phi tưởng phi phi tưởng, tức ở nơi xứ xứ kia các hành tướng hiện có, các nêu bày hiện có, có vô lượng thứ trí túc trụ niệm vi diệu vô thượng.

Há không phải do trí này tức thành Như Lai?

Ở nơi xứ không sinh cũng có trí chuyển, có thể làm hóa chủ, hóa độ hữu tình kia. Không phải Chuyển Luân vương có đức như thế, nên không thể dẫn đấy để so sánh với Đức Thế Tôn. Lại, Chuyển Luân vương đối với đại thiên giới phần nhiều cùng xuất hiện, đều làm vua cai trị bốn châu, là một Luân vương, làm vua chung như Phật. Nếu như vậy thì có lỗi gì?

Cả hai đều không hợp lý. Vì nếu phần nhiều cùng sinh, đều làm vua riêng, thì như vua cùng với Phật nơi hai lời ngăn chận là đồng. Nhưng thừa nhận Luân vương ở nơi đại thiên giới đồng thời xuất hiện nhiều, không phải là Đức Phật, Thế Tôn.

Như thế cũng nên thừa nhận nơi thế giới khác có Luân vương xuất hiện, không có Đức Phật Thế Tôn. Nếu một Luân vương sinh nơi một châu của bốn châu, mà có thể làm vua chung trăm câu chi cõi, thì Luân vương ít phước, đều không có diệu trí, mà thừa nhận là vua chung cai trị tam thiên đại thiên, huống chi là Đức Thế Tôn của ta có đủ phước đức lớn, đối với tất cả cõi, tất cả hữu tình, có công năng lớn lao, diệu trí vô ngại mà cho nơi chốn làm vua không vượt quá đại thiên, cùng với Luân vương là đồng. Điều này có lý gì? Lại, lối chấp kia đều không có chí giáo, chỉ dựa nơi ít lý để nói như thế. Hiện thấy ở thế gian, có nhiều Bồ-tát cùng thời tu tập tư lương Bồ-đề. Nơi một cõi, một thời, có thể không có nhiều Phật, nhưng nhiều cõi có nhiều Phật, thì lý nào có thể ngăn chận? Vì thế trong vô biên cõi, có vô biên Đức Phật xuất hiện. Lý đã lập này nên cùng tìm xét. Cùng thời tạo tu nghiệp Chuyển Luân vương và cùng tu tập tư lương Bồ-đề, hai loại hữu tình, loại nào nhiều, loại nào ít?

Lai, quả của Luân vương, quả Bồ-đề vô thượng, không có chướng ngại, thành tựu viên mãn, thì cái gì chậm, cái gì nhanh? Lại có lý cố định nào không hai, không nhiều tạo ra một cõi, đồng thời với nghiệp của Chuyển luân vương?

Bồ-đề vô thượng kia, theo nghiệp như thế thành thục, đã đồng thời, lý nào ngăn chận không cùng sinh nơi một cõi. Trong đây lý nhất định, đối với Phật cũng như vậy, không thể do bị vấn nạn liền thừa nhận một cõi không có hai, hay nhiều tạo nghiệp, hoặc không phải là một cùng sinh.

Lại, trong Hiền kiếp, Khế kinh nói nhất định có năm trăm vị Phật xuất hiện ở thế gian.

Hoặc có thuyết nói: Ngàn vị Phật ra đời, hoặc ngàn vị Bồ-tát nơi tư lương Bồ-đề đồng trong một kiếp, có thể được viên mãn.

Do đâu thành Phật nhất định không đồng thời?

Là vì Đức Phật kia ở nơi ba vô số kiếp đều siêng năng, tinh tấn tu tập tư lương Bồ-đề, có trong một kiếp, đồng xứ thành Phật.

Vì sao không có đồng xứ, đồng thời?

Do ở nơi một đại thiên, không có lý cùng thời, nhiều cõi chỉ một, về lý cũng nên đồng. Chỉ Đức Phật, Thế Tôn mới có thể đối với nghĩa này thông đạt rốt ráo. Chúng ta tùy theo sức, lại ở đây nên tạo ra tầm tư như thế. Các người có trí, nên xét tường tận lý ấy.

Như thế là đã nói về bốn hạng Luân vương. Uy lực an định các phương, cũng có khác biệt. Nghĩa là Kim Luân vương thì các tiểu quốc vương đều tự đến nghênh đón, nói lời thỉnh cầu như thế này: Quốc độ của chúng tôi rộng lớn, phì nhiêu, yên ổn, giàu vui. Hầu hết dân chúng chỉ mong Thiên tôn đích thân chỉ dạy, chúng tôi xin đều phục tùng Thiên tôn.

Nếu là Ngân Luân vương, thì tự đi tới quốc độ kia, uy nghiêm đến gần, tức quần thần của phương ấy chịu khuất phục.

Nếu là Đồng Luân vương, thì khi đến nước kia xong, nói rõ về uy đức lớn mạnh, vua quan của phương đó suy tôn là hơn.

Nếu là Thiếc Luân vương, thì cùng đi đến nước kia, hiện rõ uy lực, bày biện thế trận, đạt được thắng lợi mới dừng.

Tất cả Luân vương đều không bị tổn hại, khiến điều phục được thắng lợi rồi, đều an định nơi chốn cư trú, khuyến hóa khiến tu tập mười đạo nghiệp thiện, nên Luân vương qua đời, phần nhiều được sinh lên cõi trời.

Kinh nói: Luân vương xuất hiện ở đời liền có bảy báu xuất hiện nơi thế gian. Năm báu như voi v.v… thuộc về số hữu tình.

Vì sao nghiệp khác sinh ra hữu tình khác, không phải hữu tình khác từ nơi nghiệp khác khởi. Nhưng do trước đã tạo nghiệp cùng hệ thuộc nhau, nên ở trong ấy, nếu một kẻ vâng nhận nơi tự nghiệp sinh, thì hữu tình khác cũng cùng thời nhân nơi tự nghiệp khởi?

Như thế là đã nêu bày về các Chuyển Luân vương, không phải chỉ có bảy báu so với vua khác là dị biệt, mà cũng có ba mươi hai tướng Đại sĩ khác biệt.

Nếu như vậy thì Luân vương so với Phật đâu có khác?

Tướng Đại sĩ của Đức Phật ở nơi chánh, sáng rõ, viên mãn, còn tướng của vua thì không như vậy, nên có sai biệt.

Nói ở chánh: Nghĩa là nơi thân Phật, các tướng đều không riêng, vì được nơi chỗ ấy.

Nói sáng rõ: Nghĩa là nơi thân Phật, các tướng hết sức phân minh, có thể khuất phục ý người.

Nói viên mãn: Nghĩa là nơi thân Phật, các tướng đều tròn đủ, không có thiếu giảm. Các hữu tình của kiếp đầu tiên có vua hay không có? Tụng nêu:

Kiếp đầu như trời sắc

Sau, tăng dần tham vị

Do biếng trữ, giặc khởi

Vì ngừa, thuê giữ ruộng.

Luận nói: Người của thời kỳ kiếp đầu tiên, đều như trời Cực quang tịnh của cõi sắc mất, đến sinh trong nẻo người. Trải qua thời gian lâu, dần dần có vua xuất hiện. Nên Khế kinh nói: Người của thời kỳ kiếp đầu tiên có sắc, ý thành, chi thể viên mãn, các căn không thiếu, hình sắc đoan nghiêm, thân mang ánh sáng, bay đi trong không tự tại, ăn uống, vui mừng, trụ trong thời gian lâu dài. Có loại vị đất như thế sinh dần, vị đất ấy ngon ngọt, hơi thơm xông tỏa. Bấy giờ, có một người bẩm tánh tham đắm vị, ngửi mùi hương khởi ái, nhặt lên nếm, bèn ăn. Người khác bắt chước theo, tranh nhau lấy ăn. Lúc ấy mới gọi là đầu tiên thọ nhận đoạn thực. Nhờ nơi đoạn thực, nên thân dần dần chắc nặng, ánh sáng ẩn mất, màu đen tối liền sinh. Mặt trời, mặt trăng, các vì sao từ đây xuất hiện. Do dần dần tham đắm vị, vị đất liền ẩn mất. Từ đấy, lại có bánh da đất sinh, con người giành nhau ăn, bánh đất lại ẩn mất.

Bấy giờ lại có dây mây rừng xuất hiện, vì tranh giành nhau lấy ăn, nên dây mây rừng lại ẩn mất. Có loại lúa thơm tự mọc lên, không phải do cày bừa gieo trồng. Nhiều người cùng nhau thu hoạch để được ăn no. Do thức ăn này là thô, nên cặn bã của nó tồn đọng nơi thân. Vì muốn loại bỏ chúng, nên sinh ra hai đường. Nhân đây bèn có nam căn, nữ căn sinh. Do hai căn khác nhau nên hình tướng cũng khác. Vì sức hành tập của đời trước, nên liền ngắm nhìn nhau. Nhân đấy tức sinh tác ý phi lý. Quỷ quái dục tham làm mê loạn thân tâm, khiến mất ý thành điên cuồng, hành phi phạm hạnh, là lúc quỷ dục trong người phát khởi đầu tiên.

Lúc ấy, các người thuận theo bữa ăn sớm tối, theo đấy nhận lấy lúa thơm, không có tích trữ. Thời gian sau có người bẩm tánh biếng trễ, luôn lấy lúa thơm dự trữ dành cho những bữa ăn sau. Người khác học theo, tích trữ lúa nhiều dần. Do đấy, đối với lúa sinh tâm ngã sở, đều mặc sức tham lam thu nhặt nhiều không chán, nên tùy nơi chốn thâu lượm rồi thì không có lúa thơm sinh nữa. Bèn cùng nhau phân chia ruộng. Lo nghĩ phòng xa sợ hết, nên đối với phần ruộng của mình sinh tâm keo kiệt, giữ gìn. Đối với ruộng đã phân cho người khác, có tâm lấn đoạt. Tội lỗi trộm cướp khởi, bắt đầu từ nơi thời kỳ này. Vì muốn phòng ngăn, nên cùng tụ họp để bàn bạc tường tận, cân nhắc chọn trong chúng một người có đức, đều đem một phần sáu số lúa đã thu được gộp lại để thuê người khiến canh giữ, bầu người có đức kia làm điền chủ. Nhân đấy nên lập ra danh xưng Sát-đế-lợi. Đại chúng kính vâng, ân truyền khắp xứ, nên gọi là Đại tam mạt đa vương. Các vua từ đấy về sau, vua này là đầu.

Hữu tình thời ấy, hoặc có người chán đời sống ở nhà, ưa thích chốn thanh vắng yên tĩnh, tinh tấn tu giữ giới hạnh, nhân đấy nên được danh xưng là Bà-la-môn.

Thời gian sau, có vua tham tiếc của cải vật dụng, không thể phân phát đều cho muôn dân trong quốc độ, nên những kẻ nghèo khổ, thiếu thốn, đa số hành nghề ăn trộm. Vua vì ngăn cấm, nên ban bố những hình phạt nặng nhẹ, làm nghiệp giết hại bắt đầu vào thời này. Bấy giờ, có tội nhân, tâm sợ hãi hình phạt, nên che giấu lỗi của mình, theo tưởng khác phát ngôn, lời nói hư dối dấy sinh thời này là đầu.

Ở nơi phần vị giảm của kiếp, có ba tai họa nhỏ. Tướng của chúng như thế nào? Tụng nêu:

Nghiệp tăng, thọ mạng giảm

Đến mười, ba tai hiện

Binh đao, bệnh tật đói

Bảy ngày, tháng, năm dứt.

Luận nói: Từ nơi các hữu tình khởi lời nói hư dối, tức các đạo nghiệp ác càng về sau chuyển tăng. Nên người của châu này thọ lượng giảm dần, cho đến sau cùng là mười năm. Vì ba tai họa nhỏ xuất hiện, nên các tai họa lấy hai pháp làm gốc: (1) Tham ăn ngon. (2) Tánh biếng trễ.

Ba tai họa nhỏ này, đến cuối kiếp trung khởi. Ba tai họa là: (1) Đao binh. (2) Bệnh dịch. (3) Đói khát.

Nghĩa là vào cuối kiếp trung, thời kỳ con người chỉ thọ mười tuổi, vì tham phi pháp, nhiễm ô cùng nối tiếp, ái không bình đẳng che lấp tâm họ, pháp tà vây buộc, giận độc tăng thượng, thấy nhau là liền khởi tâm bức hại mãnh liệt, như hiện nay người thợ săn trông thấy các loài cầm thú hoang dã. Tùy theo vật được cầm ở tay, đều trở thành đao bén, đều mặc sức hung ác điên cuồng, tàn hại lẫn nhau.

Lại vào cuối kiếp trung, thời kỳ con người chỉ có mười tuổi, do có đủ các thứ lỗi lầm như trước đã nêu, nên không phải con người nôn ra chất độc mà là bệnh dịch hiện khắp, gặp phải liền mạng chung, khó có thể cứu chữa khỏi.

Lại vào cuối kiếp trung, thời kỳ con người chỉ có mười tuổi, cũng tạo đủ các lỗi lầm như trước. Trời, rồng phẫn nộ, trách cứ không mưa xuống nước ngọt. Do đấy thế gian, từ lâu đã gặp phải nạn đói khát. Đã không cố sức cứu giúp, nên phần nhiều là mạng chung. Vì thế nói câu do đói khát. Liền có tụ tập, xương trắng, xoay vòng dùng thẻ để phân chia thức ăn. Do hai thứ nhân, gọi là có tụ tập:

1. Người tụ tập: Nghĩa là người của thời kia, do quá đói khát, gầy ốm, tụ tập mà chết.

2. Giống tụ tập: Nghĩa là người của thời đó, vì tạo lợi ích cho người sau, bớt đi phần ăn của mình, để dành trong hộp nhỏ, định làm hạt giống. Nên vào thời đói khát, gọi là có tụ tập.

Nói có xương trắng, cũng do hai nhân:

1. Người của thời đó, thân hình khô gầy, mạng chung chưa lâu, xương trắng liền hiện.

2. Người của thời đó, bị đói khát bức bách, bèn góp nhặt xương trắng lại để nấu nước uống.

Nói có xoay vòng dùng thẻ để phân chia thức ăn, cũng do hai nhân:

1. Do lương thực ít, nên truyền thẻ để ăn. Nghĩa là trong một nhà, từ lớn đến bé, theo thẻ đến ngày, được một bữa ăn thô.

2. Nghĩa là dùng thẻ tre khều những lỗ trũng nơi sân phơi cũ được một ít hạt lúa, dùng nhiều nước để nấu, rồi cùng chia nhau uống, để cứu giúp mạng sống còn sót.

Nhưng có Chí giáo (Thánh giáo) nói về phương pháp đối trị sự việc kia. Nghĩa là nếu có người có thể trong một ngày một đêm giữ giới không giết hại, thì ở nơi đời vị lai, quyết định không gặp tai họa đao binh dấy khởi. Nếu người có thể dùng một Ha lê đát kê, khởi tâm tịnh, ân cần dâng thí chúng Tăng, thì vào đời vị lai, quyết định không gặp tai họa bệnh tật dấy khởi. Nếu có người có thể dùng một nắm thức ăn, khởi tâm tịnh ân cần dâng thí chúng Tăng, thì ở nơi đời vị lai, quyết định không gặp tai họa đói khát dấy khởi.

Ba tai họa này khởi, đều phải trải qua bao nhiêu thời gian?

Tai họa đao binh khởi, nhiều nhất chỉ là bảy ngày. Tai họa bệnh tật khởi là bảy tháng, bảy ngày. Tai họa đói khát khởi thì bảy năm, bảy tháng, bảy ngày. Qua thời gian này liền dứt.

Thọ lượng của con người tăng dần. Hai châu Đông, Tây có tai họa giống nhau khởi lên. Nghĩa là giận dữ tăng thịnh, sức thân gầy yếu, luôn tăng thêm đói khát. Châu Bắc đều không có.

Ở trước đã nói: Tai họa lửa thiêu đốt thế giới, tai họa còn lại cũng vậy. Như thế nên nhận biết.

Những gì là còn lại? Nay sẽ biện đủ. Tụng nêu:

Ba tai: lửa, nước, gió

Ba định trên làm đỉnh

Như tiếp theo nội tai

Nên bốn không bất động.

Nhưng vật kia vô thường

Tình đều cùng sinh diệt

Chính bảy lửa, một nước

Sau bảy nước, lửa, gió.

Luận nói: Ba tai họa lớn này bức bách loài hữu tình, khiến bỏ địa dưới, tập hợp trong trời bên trên.

Đầu tiên, tai họa lửa dấy khởi, do bảy mặt trời xuất hiện.

Có thuyết nói: Bảy vầng mặt trời vận hành như thế, cũng như chim nhạn bay đi, phân chia đường vận chuyển vòng quanh.

Có thuyết cho: Bảy vầng mặt trời vận hành như thế, trên dưới là đường đi, phân chia đường vận chuyển vòng quanh, trung gian đều cách nhau năm ngàn du-thiện-na.

Tiếp theo là tai họa nước dấy lên. Do trận mưa dữ dội trút xuống.

Có thuyết nêu: Từ trong biên không của ba định, bỗng nhiên mưa xuống nước tro nóng.

Có thuyết khác lại nói: Từ thủy luân ở dưới khởi, nước sôi vọt ra, tràn ngập lên trên. Nghĩa quyết định, tức biên này sinh.

Sau là tai họa gió nổi lên. Do gió cùng đập vỗ vào nhau.

Có thuyết cho: Từ trong biên không của bốn định, bỗng nhiên gió thổi mạnh đập vỗ khởi lên.

Có thuyết lại nêu: Từ phong luân bên dưới, gió ào tới đập vỗ, như tiếng trống khua vang, thổi bốc lên trên.

Nghĩa quyết định này, căn cứ theo trước nên biết.

Nếu ba tai họa này hủy hoại khí thế giới, cho đến không có phần nhỏ nhặt nào còn sót. Vật thô sau sinh, thì cái gì là hạt giống?

Há không phải tức do gió nơi đỉnh cao của tai họa trước làm duyên dẫn sinh. Gió là chủng tử. Hoặc trước đã nói: Do nghiệp của các hữu tình đã sinh khởi gió, có thể làm chủng tử. Trong gió có đủ vô số thứ vật vi tế làm nhân đồng loại, dẫn vật thô khởi. Hoặc các thế giới hoại, không phải cùng một lúc. Có gió của phương khác đủ vô số công năng đến đây làm chủng tử, cũng không có lỗi. Nên trong Khế kinh của Hóa địa bộ nói: Gió từ phương khác thổi, cuốn theo hạt giống đến nơi này, như trước đã nói.

Gió nơi đỉnh cao của tai họa trước trong đây là tai họa gì, lấy gì làm đỉnh?

Lửa, nước, gió như thứ lớp, do ba định trên là đỉnh. Nên Đức Thế Tôn nói: Đỉnh của tai họa có ba. Nếu thời gian tai họa lửa thiêu đốt thế giới, thì dùng trời Cực quang tịnh làm đỉnh của tai họa lửa này. Nếu thời gian tai họa nước tràn ngập, hủy nát thế giới, thì dùng trời Biến tịnh làm đỉnh của tai họa này. Nếu thời gian tai họa gió thổi tan thế giới, thì dùng trời Quảng quả làm đỉnh của tai họa này.

Tùy theo sức mạnh của tai họa nào mà nơi chốn tai họa đã không đến, tức gọi là đỉnh của tai họa ấy.

Do đâu ba định dưới gặp phải các tai họa lửa, nước, gió? Vì trong ba định thứ nhất, thứ hai, thứ ba, do tai họa bên trong là bằng với các tai họa kia. Nghĩa là tầm tứ nơi tĩnh lự thứ nhất là tai họa bên trong, có thể thiêu đốt não hại tâm, ngang bằng với tai họa lửa bên ngoài. Hỷ thọ của tĩnh lự thứ hai là tai họa bên trong, cùng với khinh an cùng sinh, vì thấm nhuần như nước, nên khắp thân thô nặng. Do đấy đều nên loại trừ.

Kinh nói: Khổ căn nơi tĩnh lự thứ hai diệt, do nói hỷ của nội tâm, được thân khinh an, không phải chỉ tầm tứ của tai họa lửa ngừng dứt. Cũng do thức thân là đối tượng nương dựa của diệt khổ, nên nói khổ căn nơi tĩnh lự thứ hai đã diệt. Tuy sinh nơi địa trên, nhưng thức thân cùng hiện tiền. Tùy theo dục không hành tự tại, nên không có lỗi. Nhưng kinh nói diệt khổ là căn cứ vào lúc đang nhập định. Trong tĩnh lự thứ nhất cũng có tầm tứ, không có hỷ tăng thượng, nên không nói khổ diệt. Tĩnh lự thứ ba hơi thở loạn động là tai họa bên trong. Hơi thở cũng là gió, là bằng với tai họa gió bên ngoài. Nếu nhập tĩnh lự này tức có tai họa bên trong như thế. Sinh trong tĩnh lự ấy, là gặp phải tai họa bên ngoài này hủy hoại. Nên trong tĩnh lự thứ nhất có đủ ba tai họa, bên ngoài cũng gặp đủ ba tai họa hủy hoại. Trong tĩnh lự thứ hai có hai tai họa, nên bên ngoài cũng gặp phải hai tai họa hủy hoại. Bên trong tĩnh lự thứ ba chỉ có một tai họa, nên bên ngoài chỉ gặp một tai họa hủy hoại.

Do đâu không lập địa cũng bị tai họa? Do khí thế gian tức là địa, nên chỉ có thể lửa v.v… cùng với địa là trái nhau, tức không thể nói là địa trở lại trái với địa.

Như trước đã nói: Ba đoạn Mạt ma, Mạt ma đã đoạn, tức là địa, nên không thể lập địa dùng làm chủ thể đoạn, chủng loại đồng vì không trái nhau. Lại, ba định dưới do lửa, nước, gió, như thứ lớp làm tai họa, tổn hoại khí thế gian bên ngoài. Nếu lại lập địa là tai họa thứ tư, tức nên có thể tổn hại tĩnh lự thứ tư. Nhưng tĩnh lự kia tất không có tai họa bên ngoài, vì định thứ tư kia không có tai họa bên trong. Do đấy, Đức Phật nói: Tĩnh lự thứ tư ấy gọi là bất động, vì ba tai họa trong ngoài đều không đạt tới. Vì thế nên nói tai họa chỉ có ba.

Sư Tỳ-bà-sa nói định thứ tư vì gồm thâu trời Tịnh cư, nên tai họa không thể tổn hại, do trời Tịnh cư kia không thể sinh lên trời vô sắc, cũng lại không còn đi đến xứ khác. Thế nên chứng biết cõi khác không có trời Tịnh cư. Nếu trong thế giới khác có trời Tịnh cư, tức nên như địa ngục được di chuyển tới phương khác, đâu thể nói không còn đi đến xứ khác. Xứ của ba trời dưới, do oai lực của trời Tịnh cư thâu giữ, nên không có tai họa hủy hoại. Không chấp nhận xứ của một địa có phần ít không đồng, tức có bị tai họa hủy hoại không hủy hoại dị biệt.

Nếu như vậy, khí thế gian của địa kia tức nên là thường. Không như thế thì cùng với hữu tình cùng sinh, cùng diệt? Nghĩa là xứ trời Tịnh cư kia, không có địa hình chung, chỉ như xứ cư trú của các vì sao, đều có hữu tình riêng, ở nơi xứ kia khi sinh, khi tử, thì nơi cung trời đã trụ, theo đấy khởi diệt. Vì thế nên thể của khí thế gian nơi trời Tịnh cư cũng không phải là thường.

Đã nói về ba tai họa. Thế nào là thứ lớp?

Chủ yếu trước hết là vô gián khởi bảy tai họa lửa. Thứ lớp của bảy tai họa đó, nhất định ứng hợp. Một tai họa nước khởi. Từ đấy về sau vô gián lại có bảy tai họa lửa. Vượt qua bảy tai họa lửa, lại có một tai họa nước. Như thế cho đến đủ bảy tai họa nước, lại có bảy tai họa lửa. Sau là tai họa gió nổi lên.

Như thế gồm có tám lần bảy tai họa lửa, một lần bảy tai họa nước. Một tai họa gió khởi, tai họa nước gió nổi lên, đều tiếp theo tai họa lửa. Từ tai họa nước, gió, tất tai họa lửa khởi. Nên thứ lớp của tai họa, lý tất nên như vậy.

Do đâu có bảy tai họa lửa mới một tai họa nước?

Vì uy lực của thọ lượng nơi trời Cực quang tịnh. Nghĩa là thọ lượng của trời kia tối đa là tám kiếp đại, nên đến kiếp đại thứ tám, mới có một tai họa nước.

Do đấy nên biết, chính là vượt qua bảy nước, sau tám lần, bảy tai họa lửa, mới có một tai họa gió. Do uy lực của thọ lượng nơi trời Biến tịnh. Nghĩa là thọ lượng của trời đó là sáu mươi bốn kiếp, nên đến tám lần thứ tám mới có một tai họa gió.

Như các hữu tình tu tập định dần dần vượt hơn đã chiêu cảm thọ lượng của thân dị thục dần dần tăng trưởng, do đấy nơi chốn cư trú cũng dần dần trụ lâu.

HẾT – QUYỂN 32