LUẬN A TỲ ĐẠT MA THUẬN CHÁNH LÝ
Tác giả: Tôn giả Chúng Hiền
Hán dịch: Tam Tạng Pháp sư Huyền Tráng Đời Đường
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh
Hội Văn Hóa Giáo Dục Linh Sơn Đài Bắc Xuất Bản

 

QUYỂN 24

Phẩm 3: NÓI VỀ DUYÊN KHỞI

(PHẦN 4)

Có thuyết khác lại nói: Như cõi Vô sắc mất, khoảng giữa không có sắc sinh liên tục của cõi Dục, cõi Sắc. Như thế, lẽ ra cũng trong tử hữu nầy diệt, không có liên tục sinh hữu của kia khởi. Dẫn dụ như hạt lúa. Chứng minh này không thể thuyết phục. Lại, trong dụ nầy có lỗi phi ái, nghĩa là dụ đồng pháp, so sánh pháp nên đồng, nhưng trong hạt giống lúa v.v… chỉ sinh ra mầm, lúa v.v…

Cũng thế, con người mất, lẽ ra chỉ sinh con người. Khi bò v.v… mất, chỉ sinh bò v.v…. nên dụ ở đây có lỗi phi ái.

Lại, chỗ hạt giống diệt, tức có mầm sinh, lẽ ra thức v.v… trong nhãn căn diệt rồi, tức thức v.v… ở xứ nầy sinh trở lại, thì chỉ một căn thường sinh thức v.v…

Như thế, nhĩ v.v…. ấy là không có công dụng.

Lại, thức v.v… trong một thân đã diệt rồi, tức lại ở thức v.v… nầy sinh trở lại, tức là thường tồn tại, lẽ ra không có nghĩa chết.

Như thế, tử hữu diệt ở chỗ nầy, tức chỗ nầy trung hữu lại sinh. Niệm sau sau sinh, tức ở chỗ trước trước, cho đến trung hữu diệt, tức sinh hữu nầy sinh, thế thì không có nghĩa đi qua chỗ khác sinh? Dụng vượt hơn của trung hữu mất ngay nơi nầy, tức khéo lập dụ để hại tông mình, việc nầy đều phi lý. Vì sao? Vì từ Vô sắc mất sinh cõi có sắc thì khi sắc pháp sinh có sự liên tục tức là mất ở Vô sắc, khi sinh cõi Dục, cõi Sắc, tức do đại chủng xứ ấy hòa hợp, từ thuận với thọ nghiệp sau, có sắc dị thục sinh, nên sắc kia sinh, chẳng phải không liên tục. Hoặc đều nối tiếp nhau, không gián đoạn, nghĩa là dị thục của cõi Vô sắc lúc sau cùng, bốn uẩn Vô sắc uẩn không gián đoạn làm duyên dẫn phát trong cõi Dục cõi Sắc, các uẩn cùng sinh với sắc, khiến khởi, nên sắc kia khởi, chẳng phải không có liên tục. Ở cõi Dục, cõi Sắc mất, ở cõi

Dục, cõi Sắc sinh, xứ sở xa cách Trung gian của tử sinh, nếu không có một ít vật ở giữa gìn giữ liên tục, thì tử sinh ở dưới cõi Vô sắc Há được làm đồng dụ.

Lại, ở đây, không có lỗi phi ái, như một hạt giống lúa làm năm nhân: Mầm, bột, gạo, cơm, tro, phân tán. Như thế một đường hữu tình nối tiếp nhau làm năm nhân, nghĩa là một hạt giống lúa có công năng làm năm nhân. Nếu gặp duyên thuận, thì sẽ sinh tự quả. Một đường như thế, hữu tình nối tiếp nhau, đủ làm năm nhân. Nếu gặp duyên thuận như thế hòa hợp, thì sẽ sinh tự quả, nên không có lỗi con người v.v… diệt, chỉ sinh tự loại. Lại, không có lỗi như giống, mầm sinh diệt đồng chỗ, vì khi hạt giống nối tiếp nẩy mầm v.v… mặc dù không có gián đoạn, nhưng chẳng phải không có khác chỗ.

Căn cứ lý thú nầy, pháp nội cũng như thế, nên không có lỗi quả, nhân chỉ đồng chỗ, nghĩa là các nhóm giống khi diệt hoại, do duyên nước v.v… hòa hợp, thâu nhiếp, giúp sức, là có thể làm sinh nhân của tụ mầm to, thô. Khi hạt giống diệt, mầm khởi chỗ khác. Mặc dù mầm tăng trưởng, chuyển đến phương xa, mà ở trung gian, được gần hạt “giống” kế không có đứt đoạn. Do đó pháp ngoài, từ chỗ hạt giống sinh mầm, không ngăn cách, tức là đạo lý gần mà tiếp nối.

Pháp nội như thế, tùy theo thân, đối tượng nương tựa, tâm chuyển biến nối tiếp nhau, cũng không có lỗi, nghĩa là đến khi chết, các nhóm như đại chủng v.v… do duyên gió nghiệp v.v… gìn giữ ở chỗ gần chết có thể khởi sinh nhóm đại chủng làm nhân năng sinh, nghiệp riêng không thể khiến cho trong nhóm sắc kia không có liên tục, ở chỗ xa bỗng sinh, gần chết sinh ra, tức là Trung hữu. từ chỗ lần lượt nầy hướng đến phương xa sinh, ở trung gian đó chẳng phải, tức chẳng phải vượt qua, có thể đến sinh hữu, như từ hạt giống v.v…. mầm v.v…. sinh dần, có thể đến với quả, nên nêu dụ hạt lúa, không hại tông mình, hoặc đâu cần gượng nhọc công bác bỏ trung hữu, mà ở đời chưa từng thấy, có các nhóm sắc trung gian không có liên tục mà sinh ở chỗ khác! Chỉ thấy trung gian của sự ảnh, ánh sáng, ngọn lửa v.v… liên tục đến chỗ khác mới sinh, nên chẳng phải mất ngay công dụng vượt hơn của trung hữu. Nhưng nhãn thức v.v… duyên sức hòa hợp, không khởi dựa vào thân, ở từng chỗ khác nhau mà khởi, vì không có phương sở, nên chẳng phải trụ một căn, ở trong một thân, thức thường sinh diệt, nên vấn nạn thường không có nghĩa chết do đó, đã hiểu. Lại hoặc người chết, vì uẩn đồng phần diệt, uẩn phần khác sinh, nên không có lỗi nầy. Vả lại, người hóa sinh, nghiệp quả do đời trước gây ra. Sắc căn và xứ chỗ nương,

xứ nầy diệt tức khắc, tức ở xứ nầy chấp nhận có nghiệp quả khác khởi tức khắc, khả nghi phần vị tử không khác với trước. Ba sự sinh khác, nghĩa là nghiệp quả do đời trước đã gây ra. Sắc căn nối tiếp nhau dù diệt, nhưng kiến, y xứ tùy chuyển giống nhau, chẳng phải sắc căn sau, không có xứ chỗ dựa, vì nghiệp quả khác nhau, nên không liền dựa vào trước. Do đó chứng biết nghiệp khác đã chiêu cảm, căn và y xứ, theo thứ lớp gần, thân căn trước diệt, đã dựa vào xứ khác mà khởi. Pháp trở ngại có đối, phương tự nó trụ, tất nhiên, có thể chứơng ngại khác, khiến không khởi, nên ở đây không có hoài nghi thường không chết.

Có sư khác lại nói: Cũng như con sâu đo, trước giữ yên chân trước, chân sau, di chuyển sau. Như thế, phương sở của tử sinh dù cách xa, nhưng trước lấy, sau bỏ, được đến phương khác. Cho nên, ở đây, trung hữu không có dụng.

Phái Tỳ-bà-sa chê bai giải thích nầy: Sự giải thích nầy rất đồng với nghĩa của lời nói quê kệch thấp kém Như thế, ấy là có lỗi chẳng phải hai hữu tình, hai đường hai tâm cùng hiện hành. Lại, dụ con sâu đo, lý ấy không thành, vì trong thân côn trùng kia, không có gián đoạn, giữ yên chân trước, dời đổi chân sau, chỗ cách xa có thể như thế. Tử, sinh có thân, trung gian cách tuyệt, làm sao có thể được lấy thân sinh hữu? Đã chưa lấy sự sinh làm sao bỏ tử. Không phải chỗ tâm, tâm sở không dứt mà có thể thành. Lìa thân nương dựa (sở y) nghĩa nối tiếp không có. Nếu cho rằng các sắc làm y chỉ của không đoạn, thì nghĩa trung hữu được thành lập. Nếu cho rằng chết, sống dù cách trở mà đến, thì dụ con sâu đo, về nghĩa không tương ưng.

Có thuyết khác lại nói: Hai hữu tử, sinh dù cách ngăn mà vẫn đến, như thế ý thông suốt. Cách giải thích nầy cũng không đúng, vì chẳng phải vấn đề đã thừa nhận khác với loại khác nầy, chết ở đây, sinh ở kia, trung gian ngăn cách tuyệt, nên trở thành thông minh.

Nếu vậy, sinh nầy nên là sự khác nhau của hành?

Thật vậy, vì vi tế, nên khó có thể biết rõ, nghĩa là một sát-na không nên lập vấn nạn, nên dụ hạt lúa trước, về lý không có lỗi được thành, phải là chỗ liên tiếp nhau không có gián đoạn, vì sinh hữu khởi, nên nhất định có Trung hữu. Lại, lý có khác: Trung hữu chẳng phải không có, vì hiện thấy sát-na vô gián sinh, nghĩa là phương sở quyết định, vô gián sinh, nghĩa là đời hiện thấy, từ sắc chấp thọ vô gián lại sinh, sắc chấp thọ: Xứ sở sát-na, cùng vô gián sinh. Nếu sinh hữu sắc, thừa nhận từ sát-na vô gián của tử hữu, gần gũi mà sinh, xứ sở lẽ ra cũng là vô gián gần, nhưng vì không có lý như thế, nên nghĩa Trung hữu được thành.

Nếu cho rằng như từ cõi Vô sắc mất, sinh cõi hữu sắc. Lúc sắc mới khởi thì sắc xưa và nay, phương sở vô gián, sát-na hữu gián, mà được nối tiếp sinh, lẽ ra cũng chết ở cõi dưới, sinh hữu sắc, vô gián sát-na, chỗ hữu gián sinh. Quan niệm nầy cũng không đúng, vì không hiểu rõ tông, nghĩa là khi xưa, từ cõi Dục, cõi Sắc mất, sinh Vô sắc, chỗ sắc thân diệt, nay từ chỗ sắc kia mất, lúc sinh cõi Dục, cõi Sắc, tức chỗ sắc thân trước diệt, vô gián dẫn đến sắc hiện nay khởi, chẳng phải tông của ta. Cho nên, xứ sở sát-na trong đây, đều chẳng phải gần, không nên làm dụ. Lại, nếu sát-na sinh gần, thì xứ sở nhất định như thế, vì chẳng phải do dự, nghĩa là các sát-na vô gián sinh, xứ sở nhất định, cũng vô gián sinh, chẳng phải trái nhau nầy, vì có quyết định nầy, nên sự so sánh kia, về lý không tương ưng.

Lại, duyên khác hợp, mới thành tánh nhân, vì hiện đã thấy, nên nghĩa Trung hữu được thành. Nghĩa là các hạt giống, nhờ duyên giúp đỡ khác hợp, mới có công năng tạo ra nhân mầm, thế gian hiện thấy. Như thế, chủng thức sinh sắc sinh hữu tất nhiên nhờ xứ sinh. Vì sắc bên ngoài làm duyên, nên thức nhất định hợp với sắc xứ sinh, không nên một thức với thân tử hữu và xứ sở của sinh, ở sắc gián đoạn có nghĩa đều cùng hợp, nên có Trung hữu.

Nếu cho không phải sắc, vì không có trụ xứ, nên không có lỗi ấy, thì về lý cũng không đúng. Vì nói vô sở trụ, là căn cứ ở ngăn chặn các thức trụ ở căn và cảnh, như chỗ ngồi của người, chứ không phải nghĩa thức hợp với sắc hoàn toàn không có, vì Khế kinh nói: có thức thân.

Lại kinh nói: Vì thức không lìa thân.

Nếu cho rằng sắc của tử hữu kề cận có khả năng làm nhân, như sắc của trung hữu sinh sắc của sinh hữu, thì cũng không đúng lý. Vì tử hữu cách xứ sở sinh, không thể thành nhân. Hoặc sắc của tinh, huyết v.v… làm duyên hỗ trợ bên ngoài nhưng cách xứ sở sinh kia, không có công dụng giúp đỡ, nên lẽ ra phải riêng có nhân của sắc sinh hữu hợp với tinh, huyết, đây tức trung hữu.

Hỏi: Lại, làm sao biết nhất định có trung hữu?

Đáp: Vì hiện có thể được, nghĩa là thân trung hữu, người có thiên nhãn thanh tịnh, hiện tiền có thể được thấy, nên nói như thế. Thân của các trung hữu, với thiên nhãn cực tịnh, mới có thể thấy. Lại, Tôn giả A-na-luật-đà cũng nói: Nhân giả! Ta quan sát Phật hóa, lượng ấy rất nhiều, chẳng phải các trung hữu. Cho nên, trung hữu quyết định chẳng phải không có. Lại, Thánh giáo nói vì có trung hữu, nghĩa là Khế kinh nói: Có bảy thứ hữu, tức năm cõi hữu, nghiệp hữu, trung hữu.

Lại kinh nói: Vì có Kiện-đạt-phược. Như Khế kinh nói: Người vào thai mẹ, phải do ba sự cùng hiện ở trước:

  1. Thân mẹ thời gian ấy rất điều hòa thích hợp.
  2. Cha mẹ giao ái hòa hợp.
  3. Kiền đạt phược đang hiện ở trước.

Thế thì, ngoài trung hữu, còn có vật thể riêng nào được gọi Kiềnđạt-phược đang hiện ở trước? Nếu cho rằng hai kinh này ta đã không thừa nhận, chẳng phải ông không thừa nhận trung hữu nầy trở thành không có, mà nghĩa là không có nhân nhất định có thể làm chứng thật sự. Ông không thừa nhận, thể nó đều không có nhưng có với nghĩa kinh sau lẽ ra phải nói như vậy: Tắc Kiền-đà-diệt, hiện ra ở trước. Người truyền tụng lầm là Kiền-đạt-phược (thần). Ở trong vị nầy, vì nhạc khí không có, điều ấy không phải nghĩa kinh. Ở trong vị nầy uẩn trước đã diệt, không có nghĩa đến. Nhưng trong kinh khác lại nói: Kiền-đạtphược vì từ các phương Đông, Nam, Tây, Bắc đến như họ tộc Chưởng Mã trong kinh nói: Nay, ông biết không? Kiện-đạt-phược nầy đang hiện ở trước, làm Bà-la-môn, làm Sát-đế-lợi, làm Phệ-xá, Mậu-đạt-la, là từ phương Đông đến hay từ Nam, Tây, Bắc.

Lại, nói như thế nầy: Tùy theo dòng họ nào? Tùy theo từ phương nào đến, hiện ở trước, chứ chẳng phải uẩn trước diệt, mới có thể có nghĩa đến. Vì thuyết kia đã nói dựa vào sự tự chấp so đo. Lại, Thế luận nói: Do hai nhân duyên nam, nữ giao hội, sự ấy rất được thành lập:

  1. Kiện-đạt-phược.
  2. La-sát-bà.

Đầu tiên, khiến tự mình sinh tâm tham hòa hợp, sau do sức mạnh, hiện bị ép ngặt. Nhưng thân trung hữu phù hợp với nghĩa ban đầu. Kinh kia nói: Dù không có nhạc khí, mà Kiện-đạt-phược thành.

Hoặc tùy theo thế gian, giả đặt danh tưởng, đâu nhọc công ở đây, khởi lên cố chấp. Vì giả sử không đọc kinh này, thì há lại không tin Khế kinh như thế? Như nói: Ông chẳng phải ở nơi nầy, nơi khác, đều có đời, mà sẽ ở trung hữu có thể tạo ra hạn khổ. Lại nói: Vì lúc sắp mất, sắp sinh, như Khế kinh nói: Ta dùng thiên nhãn quan sát loài hữu tình sắp mất, sắp sinh. Nói sắp sinh ở đây, tức gọi trung hữu, từ đây mất rồi, vì chưa sinh ở nơi kia. Có thuyết cho rằng: Đây là nói cứu cánh là xa đối với phần vị đã sinh. Nói “sắp sinh”, như nói: Đại vương! Nay từ đâu đến đây? Lẽ ra đối với đã mất, nói là sắp mất, vì nhân duyên sai khác không thể được.

Lại, nếu như thế thì nghĩa trung hữu, cũng thành. Vì ở đây đã mất, chưa sinh nơi kia, hoặc đối với đã sinh, lại nói không có dụng. Lại, chẳng phải chỉ cứu cánh mới nói là xa, vì hiện thấy có lời nói xa, cũng nói vì xa, như Đức Thế Tôn bảo Xá-lợi-tử: Ông hãy xem đứa trẻ nầy, nay đã đến đây.

Do đó, chứng minh nhất định nói “khi sắp sinh”, chỉ là gọi Trung hữu chứ không phải nói “đã sinh”, Lại có thể trụ, kinh nói là ý được thành, nghĩa là lời của Đức Thế Tôn bảo ý kia có thể trụ, là nếu lúc bấy giờ, loại hữu tình kia, thân nầy đã bỏ, trụ trong ý thành, sau đó một loại thân ở phần vị chưa sinh, đã sinh, ta sẽ thiết lập vào lúc bấy giờ, đã trụ ở ý thành, có ái và thủ. Nói ý thành tức là thân trung hữu.

Do đó chứng biết, nhất định có Trung hữu, có tùy theo tự chấp, giải thích sai kinh nầy. Nói tiếng ý thành, là giải thích cõi Vô sắc. Thuyết kia cho rằng, có thể trụ ở bạn bè mạng chung, được siêu việt trời hữu sắc, sinh ở Vô sắc, có thể trụ thiên nhãn, quán sát không thể thấy, đến hỏi Đức Thế Tôn. Nếu vào lúc bấy giờ, loại hữu tình kia… cho đến nói rộng.

Một loại thân. Nghĩa là thân cõi Dục, cõi Sắc, nói trụ ở ý thành, là biểu thị ở Vô sắc. Lối chấp nầy thật phi lý, vì không có nhân nhất định.

Vả lại, phải gạn hỏi bác bỏ trung hữu, thì tiếng ý thành nầy được gọi nhiều nghĩa, sao chấp nhất định giải thích Vô sắc ư?

Nghĩa là ở kiếp sơ, trung hữu biến hóa của cõi Sắc, cõi Vô sắc, cũng đều được gọi tiếng ý thành nầy. Như thứ lớp tóm lược phải chỉ bày. Như nói: Y thành hữu sắc của phần vị kia, với tất cả chi thể đều đầy đủ.

Lại nói: Siêu việt trời ăn đoạn thực, theo đó sinh ở xứ trời của một loại ý thành.

Lại, Đức Thế Tôn bảo Ô-đà-di: Ý thành thân trời, ông cho là những gì? Há không là ông cho tên Vô sắc nầy. Lại nói: Từ thân nầy khởi ý riêng, hóa làm ý hữu sắc của chủng loại thân khác thành tựu.

Lại, nói: Thân nầy vô gián hoại rồi, khởi uẩn như thế. Vì ý hữu sắc thành, nên tiếng ý thành là gọi nhiều nghĩa, sao nhất định cho giải thích Vô sắc?

Nếu cho rằng thuyết khác nói cũng đồng với lời vấn nạn nầy, về lý, không nên như thế, vì, thân trước đã bỏ, thân sau chưa sinh, vì kinh nói. Lại, lối chấp kia, về lý, không nên như thế. Nếu vì có thể trụ, nói cõi Vô sắc là ý thành thì thuyết kia không nên nói dùng thiên nhãn quán thông cõi Dục, cõi Sắc, chẳng phải lìa tham sắc, có thể sinh dục sắc. Nếu vì cầu xứ đã sinh kia, nên dùng thiên nhãn quán thông hai cõi, không nên nói Vô sắc được trụ ở ý thành. Vì biết không nhất định chỗ sinh kia, nên do kinh nầy nói lời nói trụ ý thành, chuyên vì chỉ rõ thành có nghĩa Trung hữu.

Lại, kinh nào chứng minh Trung hữu chẳng phải không có?

Do kinh nói có năm Bất hoàn. Nghĩa là Đức Thế Tôn nói có năm Bất hoàn:

  1. Trung bát.
  2. Sinh bát.
  3. Vô hành bát.
  4. Hữu hành bát
  5. Thượng lưu.

Nếu Trung hữu không có, thì sao gọi Trung bát? Nếu cho rằng trung gian hai cõi Dục, cõi Sắc được bát Niết-bàn, gọi là Trung bát thì không sinh hai cõi, trung hữu sẽ không có. Đâu có hữu tình nào ở trung gian mà hướng đến Bát?

Nếu cho rằng ở xứ kia có trời gọi trung gian thì về lý, tất nhiên không đúng, vì không có lời Thánh nói, nghĩa là ở các Bộ đều không có kinh nào nói có trời trung gian chỉ dựa vào lối chấp của mình. Lại, thuyết kia có lỗi thái quá, nghĩa là cũng có chư thiên sinh v.v… ở cõi trời kia được bát, gọi là Sinh bát v.v…

Nếu cho rằng như nói có Trung bát, Sinh bát mà không thừa nhận lập hai hữu trung, sinh, mặc dù lại nói có hữu hành bát v.v… mà không chấp nhận có hữu hành v.v… Như thế, dù thừa nhận có riêng trời Trung thì đâu bỏ tên trời, không thông suốt sinh v.v…?

Lời nói nầy cũng phi lý, vì ba thứ như hành v.v… đều có đặt riêng tên vì không có dụng riêng, nên chẳng phải vì trụ cõi kia hướng bát Niết-bàn là lập công dụng của hai hữu: Trung và sinh.

Lại, tất nhiên không có trụ trong sinh hữu được bát Niết-bàn, vì một sát-na, nên chẳng còn lập riêng. hữu của hữu hành v.v… đối với lập môn hữu, ít có dụng riêng, ở vị Trung, sinh v.v… đặt riêng tên hữu. Đối với lập môn hữu, đều có tác dụng riêng, chỉ lập bốn hữu, có dụng ấy là đủ, không nhọc công nói riêng tên hữu khác nhau.

Nếu lập trời Trung, chỉ có dụng hướng đến bát Niết-bàn, sinh v.v… thì vì sao không lập riêng tên trời?

Nếu lập trời Trung, không căn cứ dụng nầy, nhưng vẫn thừa nhận lập riêng có tên trời Trung thì sinh v.v… cũng nên như thế, vì không có nhân riêng nhất định. Có dụng của định nào đặt tên trời Trung, mà vì sinh v.v… không có, nên không đúng.

Lại, tên được lập đều vì tùy theo nghĩa, nên không chấp nhận lập giả dối tên khác ở đây, nghĩa là có đạo gia hạnh tinh tiến, siêng năng vận chuyển được bát Niết-bàn, gọi là hữu hành bát. Nếu không có đạo gia hạnh, không phải siêng năng vận chuyển được bát Niết-bàn, gọi là vô hành bát, không chấp nhận ở đây lại đặt tên khác.

Trời Trung được lập chỉ tùy ở ông tự muốn, ai ngăn dứt tự muốn, không lập trời sinh v.v… Cho nên, chẳng phải sự biện luận, phân biệt giả dối nầy có thể ngăn dứt Trung hữu, nên Trung hữu nầy chẳng phải không có.

Hỏi: Lại làm sao biết nhất định có Trung hữu?

Đáp: Do Khế kinh nói: Có bảy hướng đến của sĩ, đó là ở năm bát Niết-bàn trước, thì Trung bát chia làm ba, vì xứ và thời gian trong xa, gần. Ví như lửa thẻ (giấy), khi sao băng vừa khởi gần liền tắt. Sĩ thứ nhất cũng thế. Ví như lửa sắt, thời gian sao vừa xẹt, khởi đến chính giữa mới tắt, là sĩ thứ hai cũng thế. Ví như lửa sắt, thời gian tan rã của ngôi sao lớn, vì xa, nên chưa rơi mà đã tắt, sĩ thứ ba cũng thế.

Nếu không có Trung hữu, thì những việc trên đây căn cứ vào đâu mà lập? Không phải lối chấp của thuyết kia có riêng trời Trung, ba phẩm khác nhau của thời gian, xứ sở nầy, nên thuyết kia đã chấp, nhất định là phi lý.

Có thuyết nói: Các trung gian có lượng sống lâu, dứt phiền não khác, đều gọi Trung bát. Do đến phần vị giới, hoặc tưởng, hoặc tầm mà bát Niết-bàn, nên nói ba phẩm.

Thuyết kia cho, gia hạnh Tu đạo đoạn trong phần vị tùy miên phiền não, gọi là vị đến giới. Ý trong đây nói có chủng chưa hiện hành, nói tên vị giới, tức người căn cơ nhạy bén, bắt đầu khởi phiền não, ấy là có thể tinh tiến, siêng năng gia hạnh Tu đạo đoạn, gọi là vị Chí tưởng. Ý trong đây, biểu thị tưởng nhiễm bắt đầu hiện hành, gọi là vị tưởng, tức người căn bực trung, khởi phiền não lâu, mới có khả năng tinh tiến, siêng năng gia hạnh Tu đạo đoạn, gọi là vị chí tầm. Ý trong đây nói: do sức của phiền não khiến tâm đối với cảnh, có các thứ tìm cầu, nên gọi là vị Tầm, tức người căn cơ chậm lụt.

Đức Thế Tôn căn cứ sĩ hướng đến trung, này để phân tích trung bát, nói là ba thứ. Ba hạng nầy dù khéo chấp, nhưng thật nghĩa thì không như vậy.

Nếu vậy, thì hiện bát lẽ ra không có.

Lại, địa không có tầm cũng nói trung bát, như trong Già tha của Ốt đà nam nói:

Nhóm họp các Hiền Thánh

Bốn Tĩnh lự, đều mười

Ba Vô sắc, đều bảy

Chỉ sáu, là phi tưởng.

Trong Già tha nầy, Tĩnh lự thứ hai trở lên ba địa, cũng nói trung bát. Các trung bát đều dứt năm kết phần dưới, chẳng phải địa không có tầm để nói đến tầm, chẳng phải thiếu một cõi sĩ trong ba địa trên. Lại, cõi Vô sắc lẽ ra có Trung bát. Có tuổi thọ trung gian được bát Niếtbàn.

Lại, đấng Bạc-già-phạm, Xá-lợi-tử v.v… lẽ ra tất cả đều là thuộc về Trung bát, chỉ trừ Bồ-tát thân sau sinh ở cõi trời Đỗ-sử-đa và trừ các hữu tình v.v… sinh ở châu Câu-lô thuộc phía Bắc. Ngoài ra, hữu tình chấp nhận trời Trung.

Lại, thuyết kia hoặc các chấp khác, đều là dụ, lửa thẻ v.v… không tương ưng với xa, gần và sự khác nhau về thời gian, xứ sở ở giữa. Nếu lìa Trung hữu, đều không thành. Các ông chỉ do tham vướng mắc kiến chấp của mình, ghét trái Trung hữu, khởi chấp giả dối nầy, không dựa theo chánh lý của Thánh giáo.

Cho nên, Trung hữu thật có cực thành, bác bỏ trung hữu không có là thuộc về kiến nào?

Là mê nhân quả liên tục là trước khởi tà kiến. Các kinh nói chê bai hữu tình hóa sinh là vì tà kiến, đã rộng thành lập Trung hữu chẳng phải không có.

Nay, lại nên tư duy, sẽ đi đến đường nào? Đã khởi hình trạng trung hữu như thế nào? Đây là nỗi ngờ vực nào?

Trung hữu nầy và sinh hữu là một quả nghiệp khác, đều có lỗi. Vì sao? Vì nếu trung, sinh hữu đều đồng một nghiệp quả, ấy là trái với kinh nói: Hữu thường nhận lấy đường, đã dứt kết sinh, chưa dứt kết khởi, cho đến nói rộng. Các nghiệp tất nhiên vì phiền não khởi, nên nghiệp như phiền não, lẽ ra có sai khác, thì hình trạng hữu nên khác với đường tương lai. Nếu Trung, sinh hữu đều nghiệp quả khác, thì vì sao hai quả nhất định sinh trước sau?

Trong đây, có nghiệp thuận với hiện thọ v.v…. vì đối tượng không thâu nhiếp, nên chỉ không nhất định. Lại thấy nghiệp đời trước của người v.v… dù khác nhau, nhưng vẫn có thân hình giống nhau không khác. Có nghiệp dù là một mà quả có khác, nên có thể sinh nghi. Trung hữu của các đường với hình của đường vị lai là đồng, khác, vì dứt bỏ nghi nầy, tụng nói:

Một nghiệp nầy dẫn dắt

Như hình trạng bản hữu

Bản hữu ở trước tử

Sinh ở sau sát-na.

Luận nói: Nghiệp có hai thứ:

  1. Nghiệp dẫn dắt.
  2. Nghiệp viên mãn.

Hai hữu trung, sinh đồng với nghiệp dẫn dắt, khác với nghiệp viên mãn, vì đồng với dẫn nghiệp nên hình của Trung hữu nầy với bản hữu tương lai, hình trạng tương tự, như in ấn, văn vẽ được in không khác.

Nếu vậy, ở trong bụng một con heo v.v…. chấp nhận có Trung hữu của năm đường, khởi ngay tức khắc, có thể có năm con đồng thời chết, sẽ sinh đến trong một đường.

Đã có Trung hữu địa ngục hiện ở trước, sao không thể đốt cháy bụng mẹ?

Không có lỗi nầy, vì ngọn lửa địa ngục chỉ đốt các hữu tình có tội, chẳng phải không chứa nhóm chiêu cảm nghiệp địa ngục kia. Hoặc khi chưa được quả có thể bị đốt do lửa địa ngục, lý ấy chắc chắn.

Lại, Trung hữu kia chẳng phải thường bị đốt, làm sao liền khiến cho nung đốt bụng mẹ. Bản hữu địa ngục còn không luôn đốt, như tạm thời đi dạo thêm, huống chi trung hữu kia, có thuyết nói: Giả sử thừa nhận trung hữu thường đốt, như không thể thấy, cũng không thể xúc chạm, vì thân rất nhỏ. Vấn nạn nầy phi lý, trung hữu ở các đường tuy ở trong một bụng mà không phải tiếp xúc lửa đốt lẫn nhau, vì bị nghiệp ngăn che, nên lượng trung hữu cõi Dục, dù nhỏ bé như đứa trẻ năm, sáu tuổi, nhưng căn tánh rất sáng suốt, nhạy bén.

Có sư khác nói: Trung hữu cõi Dục đều như thời lượng tuổi trẻ của bản hữu. Có người nói Trung hữu của Bồ-tát có thể như thế. Chẳng phải trung hữu của hữu tình khác cũng thế. Trung hữu của Bồ-tát, như thời tráng niên, hình lượng tròn khắp, vì đủ các tướng tốt, nên trụ Trung hữu, khi sắp vào thai mẹ, soi sáng một trăm câu chi bốn châu lục lớn v.v… Vì thuận với điềm tốt lành của phương cõi, nên khiến thân mẫu của Bồ-tát nằm mộng thấy con voi trắng đến chui vào hông phải. Chín mươi mốt kiếp đã bỏ bàng sinh, huống chi thân sau cùng mà còn làm voi trắng.

Có thuyết nói: Trung hữu đều vào cổng sinh, chẳng phải phá vỡ bụng mẹ mà được vào thai, nên người song sinh, nhỏ vào trước, lớn vào sau. Về lý, thật ra Trung hữu tùy dục vào thai, không phải môn sinh, vì không có chướng ngại. Tuy nhiên, do sức của nghiệp nên bị câu thúc do thai tạng. Lượng trung hữu cõi Sắc, viên mãn như bản hữu. chẳng phải thân hình Trung hữu của Sắc cứu cánh thân cao mười sáu ngàn du-na. Cõi châu Thiệm-bộ, không có chỗ nào chứa nổi, vì hư không rất rộng lớn. Sắc thân trung hữu, như ngọc báu ma ni, ánh sáng đèn v.v…. vì không có chướng ngại. trung hữu cõi Sắc cùng sinh với y phục, vì tăng hổ thẹn. Trung hữu cõi Dục phần nhiều không có y phục, vì không có hổ thẹn, chỉ trừ Bồ-tát và ni Tiên bạch, vì sức bản nguyện.

Có sư khác nói: Chỉ trừ vị ni nầy bố thí cho tăng cà-sa, vì phát nguyện thù thắng, nên từ đây, đời đời có y tự nhiên, thường không rời thân, thay đổi theo thời tiết, cho đến khi bát Niết-bàn sau cùng, liền quàng y nầy vào thi hài hỏa táng. Người tu thu lượm xương còn lại, xây tháp thờ, cũng có mặc áo, quấn quanh khắp thân.

Bồ-tát khởi tất cả pháp, đều chỉ hồi hướng Bồ-đề vô thượng. Tông của ta thừa nhận cả hai đều có.

Có thuyết nói: Đối tượng giống với bản hữu, thể đó là gì?

Nghĩa là uẩn trước tử hữu, uẩn sau sinh hữu, đều nói có tự thể. Mặc dù có ở tất cả pháp tánh hữu lậu, mà căn cứ ở phần vị trước, sau của hữu tình riêng, được phân tích làm bốn:

  1. Trung hữu, nghĩa là như trước nói.
  2. Sinh hữu, nghĩa là sát-na kết sinh ở các đường.
  3. Bản hữu, trừ sát-na sinh, vị khác trước tử.
  4. Tử hữu, nghĩa là các niệm sau cùng.

Nếu có ở cõi Sắc chưa được lìa tham. Có Trung hữu vô gián nầy, nhất định khởi, tức ở một vị sinh, chia làm bốn vị.

Há không là các hữu tối sơ của Trung hữu, thì tên bản hữu, nên gọi là Trung hữu, không gọi trung hữu, vì ba hữu như sinh v.v… sẽ vô gián, vì chẳng phải quả trung hữu kia, nên nếu vị chấp nhận có, thì sinh các vị trung v.v… sẽ vô gián, có thể gọi bản hữu, đối với các vị của sự sinh khác, an đặt tên nầy, chẳng phải đặt tên nầy đối với một sinh ba vị.

Lại, vô gián nầy nhất định sinh hữu kia, hữu nầy đối với hữu kia đặt tên bản hữu.

Lại, danh từ bản hữu, được gọi chính thức đường được đến, ba hữu còn lại không đúng, không được mang tên nầy.

Đã nói hình lượng, nghĩa khác sẽ nói. Tụng nói: Đồng tịnh, thiên nhãn thấy

Nghiệp chung căn đủ nhanh

Vô đối không thể chuyển

Hương thực không trụ lâu.

Tâm đảo, hướng cảnh dục

Thấp, hóa nhiễm xứ hương

Trời: đầu trên. Ba ngang.

Địa ngục, đầu quay xuống.

Luận nói: Thân trung hữu nầy là cảnh của mắt nào, làm đồng loại nhãn tịnh, thiên nhãn thấy. Nghĩa là thân Trung hữu chỉ mắt đồng loại và mắt khác, tu được thiên nhãn tịnh thấy, không phải không đồng loại, bất tịnh, thiên nhãn có thể quán vì rất vi tế, nên sinh được thiên nhãn còn không thể quán, huống chi mắt khác mà thấy được. Do nói: Nếu có thiên nhãn cực tịnh, mới thấy được.

Có thuyết nói: Trung hữu của địa ngục, bàng sinh, ngạ quỷ, người, trời, như thứ lớp đó đều trừ sau sau, thấy tự mình và trước, có khả năng ngăn dứt hành của trung hữu không?

Trên, đến chư Phật cũng không thể ngăn dứt, vì trong các thông, nghiệp thông rất nhanh, vì trung hữu thành tựu nghiệp thông rất nhanh chóng, nên trong Khế kinh nói: Sức của nghiệp rất là mạnh mẽ, tất cả hữu tình, tất cả gia hạnh, đều không có khả năng ngăn dứt, ức chế. Thường tự tại, đây là nghĩa thông. Thông suốt do nghiệp được, gọi là nghiệp thông. Thế, dụng của thông nầy vì nhanh chóng nên gọi là nhanh. Trung hữu có đủ thông nghiệp rất nhanh chóng nầy. Các thông vận hành nhanh chóng không có khả năng vượt hơn, dựa vào đây nên nói là sức của nghiệp rất mạnh. Tùy theo các căn địa, Trung hữu đều đủ. Mặc dù nói Trung hữu, như hình bản hữu, mà dị thục đầu tiên rất thắng diệu.

Lại, vì cầu hữu, nên đều đủ căn. Nghe nói chẻ vỡ hòn sắt đỏ lửa, thấy ở trong đó có trùng cư ngụ, nên biết nghĩa không có đối được thành. Đối, nghĩa là đối ngại, vì kim cương nầy v.v… đã không thể ngăn dứt, nên gọi vô đối. Chỗ của các đường ở cõi nầy đều không thể chuyển đổi, nghĩa la quyết định không có Trung hữu có sắc mất, Trung hữu cõi Dục sinh, cũng không có trái lại. Trung hữu nầy vì cùng một dẫn nghiệp với sinh hữu nên phải biết, chỗ của đường không chuyển đổi cũng như thế. Thân trung hữu này có được nuôi nấng bằng đoạn thực hay không?

Vả lại, như Trung hữu cõi Dục ăn hương, tùy theo phước nhiều, phước ít, mùi hương có tốt, có xấu. Đó nên được gọi là Kiện-đạt-phược. Vì nghĩa trong các giới chữ, chẳng phải một, nên giới Át-phược dù chánh gọi là hành, nhưng ở trong đó, cùng có nghĩa ăn, vì ăn hương, nên gọi Kiện-đạt-phược mà âm ngắn, như Thiết-kiến-đề và Yết-kiến-đồ, vì lược qua, nên không có lỗi.

Có thuyết nói: Trung hữu nhờ mùi hương giữ gìn thân, do hành động tìm kiếm mùi hương, nên gọi Kiền-đạt-phược.

Trung hữu như thế, dừng lại trong thời gian bao lâu?

Thân Trung hữu nầy nhất định không ở lâu. Vì duyên sinh chưa hợp, nên không ở lâu.

Vậy tại sao Đại đức giải thích: Đường thường chẳng phải lâu. Duyên chưa hợp, nghĩa là chấp nhận ở lại nhiều thời gian. Do mạng căn của Trung hữu kia, không là dẫn nghiệp riêng.

Có sư khác nói: Trung hữu nầy chỉ ít thời gian, vì Trung hữu thường tìm sự sinh. Nếu đối với cha mẹ, đều nhất định không dời. Mặc dù đang ở phương xa, nhưng nghiệp khiến hợp nhanh chóng. Nếu đối với cha, mẹ, tùy theo một cơ thể dời đổi, dù là người rất trong sạch, trinh tiết, quở trách, nhàm chán dục, mà đối với cảnh khác, khởi hiện hành nhiễm. Khi các khởi nhiễm nhất định, khiến phi thời cũng khởi. Hoặc gởi trong loại khác tương tự mà sinh, nghĩa là thân lừa v.v… giống với ngựa v.v… chẳng phải do đồng phần đã gởi có khác, ấy là sinh trong mất, do một nghiệp đã dẫn, duyên sinh dù khác, nhưng vì dắt dẫn một, nếu thừa nhận chuyển thọ sinh loại tương tự, do ít loại đồng, cũng không có lỗi. Lại, cõi, đường, xứ, nếu không hoàn toàn dời, thì cho dù một ít loại khác, cũng không có lỗi, vì nghiệp của, cõi, đường, xứ, nhất định không dời, sinh ngoài khác, duyên thấy có khác nhau, như đậu, chân v.v… đây có lỗi gì? Hoặc chủng loại nghiệp khác nhau vô biên, chỉ Phật, Đức Thế Tôn, mới có thế cứu xét thấu đáo.

Hỏi: Trung hữu của chánh kết là dùng tâm nào?

Đáp: Dùng tâm nhiễm ô.

Ví như sinh hữu, sắp Kết sinh hữu, phương tiện như thế nào?

Trụ trong Trung hữu, vì đến chỗ sinh, do điên đảo, rong ruổi, hướng đến cảnh dục. Do sức của nghiệp đời trước sanh khởi nhãn căn. Dù ở phương xa, nhưng có thể thấy chỗ sinh, khi cha mẹ giao hợp mà khởi tâm đảo: Nếu đương là nam, thì khởi ái đối với mẹ, khởi giận đối với cha, còn nữ thì trái lại. Do nhân duyên nầy, nam, nữ sinh rồi, đối với mẹ, đối với cha, như thứ lớp riêng, bạn bè. Vì thế, nên Luận Thi Thiết nói như thế nầy: Lúc Kiền-đạt-phược, ở trong hai tâm, hễ bất cứ một tựu nào hiện hành, nghĩa là yêu hoặc giận. Trung hữu kia do khởi hai thứ tâm điên đảo, ấy là thân mình hợp với đối tượng yêu, đã ghét

bất tịnh khi rơi rớt đến thai, cho là mình có, bèn sinh vui lòng, sẽ sinh phần vị hỷ, gọi vào thai mẹ, nhận lấy chừng hai, ba, giọt tinh, huyết sau cùng bị sót lại, hình thành Yết-thích-lam, tinh, huyết dựa vào nhau, vô gián mà trụ. Uẩn Trung hữu diệt, uẩn sinh hữu sinh. Nếu nam ở trong thai, thì sẽ nương vào hông phải mẹ, hướng về phía lưng, ngồi xoạc đùi, nếu là nữ ở thai, thì dựa vào hông trái mẹ, măt hướng về bụng mà trụ, vì việc phải, trái, tập quán nữ, nam. Do sức tự phân biệt của đời trước, khiến như thế. Chẳng phải nữ, chẳng phải nam của trung hữu không có dục, vì thân Trung hữu không thiếu căn. sau khi vào thai mẹ, hoặc tạo ra bất nam.

Sao thể đại chủng của Yết-thích-lam không có căn, tức có thể tạo ra các sắc căn sinh chủ thể nương tựa?

Ai cho sắc căn dựa vào đại chủng kia. Đại chủng Trung hữu dùng đại chủng Yết-thích-lam làm chỗ nương tựa, có thể sinh ra sinh hữu, nghĩa là Trung hữu kia và đại chủng Yết-thích-lam nương tựa nhau. Đại chủng Trung hữu của phần vị diệt sau cùng, nhờ đại chủng Yết-thíchlam kia làm duyên, làm nhân, dẫn sinh khác với đại chủng ở trước… đại chủng khác kia có thể tạo ra căn nương tựa, như hạt giống sinh mầm, tất nhiên dựa vào đất v.v…

Nếu vậy, vì sao trong Khế kinh nói: Bất tịnh của cha mẹ, sinh Yết-thích-lam. Dựa vào bất tịnh sinh, không có lỗi trái với kinh.

Có sư khác nói: Đại chủng tinh huyết, đối với phần vị chuyển biến, tức tạo ra căn, y, nghĩa là trung hữu không có căn trước kia đều diệt. Căn của hữu sau, vô gián nối tiếp sinh, như trạng thái diệt sinh của hạt giống và mầm.

– Sư kia chấp khi sắc pháp sinh hữu sinh, chẳng phải sắc Trung hữu nối tiếp nhau khởi, trái với đạo lý mầm từ hạt giống. Vô tình và tình làm giống dẫn khởi, không hợp đạo lý, vì khác với sự nối tiếp nhau. Hai sắc hữu tình, vô tình đều diệt, sắc của tình sau khởi, vô tình làm nhân, tình không làm nhân, nói không hợp lý. Thế nên, thuyết trước về lý là vượt hơn. Luận nầy nói: Hai sinh thai, noãn cõi Dục, hai sinh thấp, hóa tiêm nhiễm ở xứ, hương. Nếu thấp sinh, vì nhiễm mùi hương nên sinh, nghĩa là ngửi từ xa, biết mùi hương phát ra từ chỗ sinh, bèn sinh ái nhiễm, đi đến đó để thọ sinh. Tùy vào nghiệp chủng thích ứng mà mùi hương có sạch, nhơ. Nếu hóa sinh, vì chỗ (xứ) nhiễm nên sinh, nghĩa là ngắm nhìn từ xa, biết được chỗ mình sẽ sinh, bèn sinh nhiễm ái, đến đó để thọ sinh. Tùy theo nghiệp thích ứng mà xứ có sạch, nhơ.

Đọa vào địa ngục, cũng do sức của nghiệp: hoặc thấy thân gặp mưa lạnh, gió rét, hoặc thấy thân gặp phải gió nóng, lửa dữ, khí lạnh lấn át, nóng bức ép ngặt, tàn khốc, độc hại, khó chịu, hy vọng gặp được khí hậu ấm, mát, mong trừ dứt tai ách. Thấy địa ngục nóng, lửa hừng hực cháy. Trong địa ngục lạnh, gió lạnh thổi, rít lên như tiếng trống vỗ, ấy là sinh nhiễm ái, liền chạy tới đó.

Có sư khác nói: Do khi thấy chiêu cảm nghiệp của họ lúc trước gây tạo xem như loại bạn của mình, tâm sinh yêu mến, chạy vội đến nơi ấy.

Đường nào trung hữu đi qua? Tướng đến chỗ sinh như thế nào?

Vả lại, Trung hữu của trời, đầu thẳng đứng lên trời, như thân ngay thẳng của cón người, từ tư thế ngồi đứng dậy. Trong ba đường: Người v.v… trung hữu đi xuống sống nằm ngang, như chim bay trên không, đến xứ châu khác. Trung hữu địa ngục, đầu chúc xuống, chân hướng lên trên, rơi lộn ngược trong đó, nên Già tha nói:

Ngược rơi ở địa ngục

Chân chỏng, đầu chúc xuống

Do chê bai các Tiên

Ưa tĩnh tu khổ hạnh.

Nhân nói về Trung hữu, lại nên truy xét: Vì sao ở Vô sắc không có Trung hữu ư?

Vì nghiệp kia không thể dẫn trung hữu.

Vì sao nghiệp kia không có công năng đối với Trung hữu nầy?

Vì kết khởi đã dứt rồi, mới sinh Trung hữu kia, phiền não giúp đỡ nghiệp, mới có thể dẫn quả, không lìa phiền não, mà nghiệp có công năng dẫn, vì A-la-hán dù có các nghiệp, nhưng không thể dẫn dắt hữu vị lai.

Có thuyết nói: Nếu địa đầy đủ nghiệp thô, tế, thì ở trong địa đó sẽ được có Trung hữu. nhưng cõi Vô sắc có tế, không có thô. Nghiệp thô tế là sắc, phi sắc. Hoặc nghiệp thân v.v… hoặc mười nghiệp đạo. Vấn đề nầy lại vặn hỏi:

Vì sao, nếu địa có đủ nghiệp thô, tế, mới có Trung hữu?

Nay, ở trong đây, thấy ý thế nầy: Trung hữu là tế, đối tượng hướng đến là thô, vì mãn nghiệp nhiều trong đối tượng hướng đến.

Lại, ở đường tuổi thọ có giới hạn chấp nhận có nhất định. Nên có vị trí trung hữu thọ nhận quả của mãn nghiệp thô, tế, có vị trí trung hữu thọ nhận quả của mãn nghiệp thô. Trong cõi Dục, cõi Sắc, vì đủ quả của hai nghiệp, nên có Trung hữu, còn ở Vô sắc thì không như vậy.

Có sư khác nói: Vì đi qua chỗ sinh, biểu thị hình của đường, nên lập trung hữu, chẳng phải cõi Vô sắc có xứ, có hình.

Nếu vậy, ngay ở chỗ diệt của thân căn từ trong tử thi, chết đi, thọ sinh, không đi qua phương khác, thì Trung hữu đâu có dụng. Ở đây lập Trung hữu là biểu thị hình đã hướng đến. Hai duyên của thuyết trước vì tùy theo có một.

Lời bào chữa nầy phi lý, vì biểu thị hình của đường đến đối với hướng đến sinh, không có tác dụng vượt hơn. Nếu Trung hữu đã khởi, có thể biểu thị hình của đường đến không có công dụng, nên không khởi công năng nào nhằm biểu thị sự hướng đến, cho nên biểu thị đối tượng hướng đến chẳng phải là nhân của trung hữu. Tuy nhiên, Thượng tọa bộ nói: Nếu chỗ qua đời, tức thọ sinh thì Trung hữu sẽ không có.

Lời Thượng tọa bộ kia nói chẳng phải, chẳng phải vị tử hữu mới dẫn Trung hữu, làm sao có thể nói? Nếu sinh chỗ tử, không dẫn đến Trung hữu, nhất định lúc trước kia đã tạo tăng trưởng, chiêu cảm nghiệp Trung hữu. Nay, ai làm trở ngại khiến cho quả trung hữu không khởi hiện ở trước. Hoặc lại trung, sinh hữu đồng với quả của một nghiệp, Trung hữu lại là đầu tiên của một thời kỳ sinh. Nếu Trung hữu không có thì sinh lẽ ra không nối tiếp nhau, như tất nhiên sẽ không có vượt qua Yết-thích-lam, sinh Át-bộ-đàm, là đầu tiên của Trung hữu kia.

Nếu cho rằng sinh hữu là một kỳ hạn bắt đầu, Trung hữu, chẳng phải ban đầu, thì không cần phải dẫn, đây đều là vô nghĩa, vì chỉ có lời nói giả dối. Vì hữu tình kia sinh, khởi kết đều chưa dứt. Ông cũng nên phải thừa nhận, chưa dứt kết sinh, sinh hữu hoặc không có, vì không có nhân khác, nên không cần công dụng riêng, mới có uẩn khởi. Uẩn khởi, phải do nhân chưa lìa ái. Ái kia tức nhân mà Trung hữu cần khởi, như hữu trong thai nhất định sẽ chết, nghĩa là trừ do sức của nhân đâu dùng căn sinh.

Nếu cho rằng Trung hữu nầy như trung bát, thì sẽ không sinh mãn nghiệp. Như thế, tức sinh ở chỗ tử, không có trung mãn nghiệp.

Sự so sánh nầy không bình đẳng, như phần vị sinh hữu, tất nhiên dựa vào Trung hữu chẳng phải phần vị Trung hữu, cũng dựa vào sinh hữu, nên so sánh không bình đẳng. Do đó, tất cả hữu tình chưa lìa tham Tĩnh lự thứ tư, nếu người đó đã tạo mãn nghiệp của sinh hữu, thì tất nhiên cũng có thể tạo ra mãn nghiệp của Trung hữu, không nói tự thành.

Hoặc có Bất hoàn do sức đối trị, vì chế phục nối tiếp nhau, nên kết sinh không hiện hành. Ở đây, chỉ có thể tạo ra mãn nghiệp Trung hữu, nếu thiếu đối trị là cùng pháp đọa. Mãn nghiệp kia không có khả năng gây trở ngại cho hai kết hiện hành. Do vậy người chưa lìa tham cõi Sắc, sinh hữu tất nhiên dựa vào Trung hữu khởi. Nếu ở chỗ chết tức thọ sinh thì cũng nhất định nên thừa nhận, Tử hữu vô gián, Trung hữu tức sinh, Trung hữu vô gián, Sinh hữu mới khởi. Lại, Trung hữu nầy có tướng quyết định, nghĩa là không có chưa lìa tham cõi Dục, cõi Sắc mà sinh hữu, không từ sau Trung hữu khởi, cũng không có Trung hữu với đối tượng hướng sinh đến, không phải đồng một nghiệp đã dẫn dắt đến quả, cũng không có Trung hữu có thể nhập vô tâm, có thể làm thân chứng, câu phần giải thoát và khởi tâm không đồng phần của thế tục. Trụ trong Trung hữu, không có nghĩa chuyển căn, cũng không có năng đoạn, Kiến đạo đoạn hoặc và không có đoạn, tùy miên do Tu đạo cõi Dục dứt trừ.

Các môn như thế, đều nên tư duy lựa chọn. Tất cả Trung hữu đều khởi tâm đảo, nhập vào thai mẹ phải không? Nếu không như vậy, sao trong Khế kinh nói: Vào thai có bốn bốn thứ đó là gì? Tụng nói:

Một, nhập ở chánh tri

Hai, ba gồm trụ, xuất

Bốn ở tất cả vị

Và noãn thường vô tri

Ba thứ trước vào thai

Tức Luân vương, hai Phật

Trí, nghiệp đều vượt hơn

Thứ lớp bốn khác sinh.

Luận nói: Có các hữu tình vì tu nhiều phước, tuệ, nên phần vị tử, sinh do niệm lực gìn giữ, tâm tưởng rõ ràng, chánh tri không có rối loạn, ở trung hữu, hoặc có chánh tri vào thai, hoăc có chánh tri trụ thai, gồm vào, hoặc chánh tri xuất gồm biết nhập, trụ. Nói “gồm” vì chỉ rõ sau, tất gồm trước. Có các hữu tình phước, tuệ đều ít, ở vị nhập, trụ, xuất đều không chánh tri, vị sau, tất nhiên như thế.

Như thế, nói có bốn thứ nhập thai, thâu nhiếp tất cả, nhập thai đều hết. Pháp tụng thuận với kết, thứ lớp như thế, nhưng trong Khế kinh, thứ lớp không đúng.

Bốn thứ như thế, lại nói về thai sinh, có sự khác nhau giữa phần vị ngu, không ngu, các noãn sinh, nghĩa là phần vị nhập thai v.v… điều thường không nhận biết.

Hỏi: Sao noãn sinh, từ trứng mà ra?

Đáp: Nói vào thai tạng, đây là căn cứ ở vị lai để đặt tên, không lỗi. Như thế gian nói: Chế tạo xuyến, dệt áo. Hoặc nói Noãn sinh, từng nhập thai v.v… căn cứ hiện nay, để nói xưa, nên không có lỗi. Nên biết trong đây, vì dựa vào tưởng, thắng giải có đảo, không có đảo, nên nói là chánh tri, bất chánh tri, nghĩa là các hữu tình, có giải của tưởng đảo, tức là trong đó, hoặc có nghiệp trí, có mất nên. vị nhập thai kia khởi giải của tưởng đảo, thấy mưa, gió to, nhiệt độc, lạnh giá, tiếng nói của chúng đại quân oai dũng hỗn loại, dồn dập, đoạn thấy mình đi lạc vào đám cỏ rậm rạp, rừng lá um tùm, chui vào hang, lều tranh, từ trên cây, vách tường cao, rơi xuống. Ở trong đó, hoặc có nghiệp dù không có mất, do trí có mất: Khởi giải tưởng đảo vào phần vị thai mẹ, tự thấy mình đi vào vườn cây, bước lên điện đài hoa, ngồi, nằm trên giường đẹp đẽ.

Đến khi dừng lại, thì thấy mình ở trong đây, vị xuất, thấy thân mình từ chỗ nầy đi ra, là ba vị trí đều không chánh tri.

Nếu các hữu tình không có giải tưởng đảo, họ vào vị thai, biết tự vào thai, lúc trụ, xuất thai, tự biết trụ, xuất là đối vói ba vị trí đều có thể chánh tri.

Bốn hạng vào thai, kinh nên giải thích theo nghĩa nầy.

Hỏi: Duyên gì người nhập thai không chánh tri?

Đáp: Đối với vị trụ, xuất, tất nhiên không chánh tri. Ngộ kém, mê vượt hơn, về lý, vì không có chấp nhận, nghĩa là vị sắp nhập thai, các căn chi thể đầy đủ, không có hao tổn, mạnh mẽ, vượt hơn, sáng suốt, nhạy bén, còn không chánh tri, huống gì lúc trụ, xuất, căn chi hao tổn, khuyết, kém, tối tăm, mà có thể chánh tri, về lý, không có chấp nhận. Người trụ chánh tri, do khi vào thai nhân, chánh tri vượt hơn do một lực dẫn. Người xuất chánh tri, do nhập, trụ do lực của hai nhân vượt hơn dẫn dắt.

Lại ba hạng trước nhập thai không đồng, nghĩa là vua Chuyển luân, Độc giác Đại giác, như thứ lớp đó, người vào thai thứ nhất, nghĩa là là Chuyển luân nhập vị chánh tri, không phải trụ, chẳng phải xuất.

Loại nhập thai thứ hai, là Độc thắng giác: Vị nhập, trụ chánh tri, chẳng phải ơ vị xuất.

Loại nhập thai thứ ba, nghĩa là Vô thượng Giác. Vị nhập, trụ, xuất, đều có thể chánh tri.

Ba người đầu tiên nầy, để làm rõ tên gọi, lại có khác nhau, như thứ lớp nên biết do trí, nghiệp cùng có ba thứ vượt trội.

Thứ nhất do Nghiệp vượt hơn: Đời trước từng tu phước rộng lớn.

Thứ hai do Trí vượt trội: Vì tập lâu, học rộng, tư duy lựa chọn vượt trội.

Thứ ba cùng vượt trội: Vì nhiều kiếp tu hành phước, tuệ thù thắng.

Trừ ba hạng trước, thai, noãn sinh khác, phước trí đều kém, hợp thành thứ tư.

Có thuyết nói: Bốn hạng nầy đều nói Bồ-tát, nghĩa là hữu sau cùng tức là trời Đổ-sử-đa thứ ba. Sinh trước ở Trời thứ hai, gặp Phật Ca-diếp-ba. Theo thứ tự sinh trước là loại đầu tiên. Từ đây về trước đều là loại thứ tư. Hoặc lại sơ, nhị, tam vô số kiếp. Như thứ lớp đó, ba hạng trước vào thai. Từ đây về trước, đều là thứ tư.

Há không là sự nối tiếp nhau hữu nhất định là tâm nhiễm, sao chấp nhận chánh tri nhập tạng thai mẹ?

Chánh tri, chánh niệm, gọi là luật nghi căn.

Luận về luật nghi căn, quyết định nên là, không có lỗi nầy. Tất cả chánh tri đều thuộc về tính, vì chẳng phải đối tượng thừa nhận, khác với nầy, nên nói dối không có chánh tri.

Hoặc ở vị nhập thai, căn cứ nối tiếp nhau mà nói, chẳng phải chỉ chánh kết, sát-na sinh hữu. Ở trong vị nầy, vì tâm thường khởi, tâm nhiễm ô ít, nên nói chánh tri, như thế gian nói nhóm đậu trắng v.v… Hoặc khiến cho họ phát khởi cung kính, đối với không mê loạn, đặt tên chánh tri, nghĩa là biết như thật: Người nầy là cha ta, người nầy là mẹ ta, nên gọi chánh tri.

Hỏi: Thế nào là thứ ba?

Đáp: Bồ-tát hữu sau, đều nhận biết rõ về giới quả v.v…, khi nhập thai có việc như thế, chẳng phải nhập vị trụ, có bất chánh tri, có thể khi xuất thai, có lý chánh tri. Xuất chánh tri, vì nhân dẫn trước kia, nên không có lỗi. Do tập quán từ vô thỉ đến nay, vì ái của thế tục như thế, nên thế gian hiện thấy, do sức tập quán, nên lúc vừa sinh, ấy là có ái nhiễm, làm sao có thể nói là bốn hạng nhập thai, chỉ có hai hạng chánh, bất chánh, tri nhập thai, nên chẳng phải trụ và xuất, có thể nói vì nhập thai, vì thế không nên nói nhập thai có bốn, vì sự nhập có vượt trội, nên nói bốn, không có lỗi. Nghĩa là có khác nhau khi nhập thai, đối với vị trụ, xuất, có công năng chánh tri, vì đều chánh tri khi vào tạng thai mẹ, đối với vị trụ hoặc xuất có thể có chánh trị, nên ở trụ, xuất, không có hiểu rõ tưởng đảo, có thể tự biết, nghĩa là do nhập khác nhau.

Cho nên, tiếng nhập thai vì gồm nói vị trụ, xuất, nên phần vị trụ, xuất mặc dù có chánh tri và bất chánh tri, nhưng vẫn không thành sáu, vì nhập vượt hơn dù có ba thứ loại đồng dị đăc biệt, mà nói chung nhập, sở dĩ vì môn như thế, nên nói là ở thai mẹ, vì sự rốt ráo. Như thế loại khác có hai thập thai, ở trong đồng loại, lại, hai thành bốn. Trong đây, phải nói: Ai đi đến nhập thai.

Vì sao hỏi: Ai?

Vì không có ngã, nghĩa là nếu không có ngã, thì lại nói ai. Từ thế gian nầy, nhân uẩn Trung hữu hướng qua đời người khác, nhập, trụ, xuất thai.

Cho nên, lẽ ra có dụng sĩ phu bên trong, từ thế gian nầy, đi đến nhập thai v.v… vì ngăn dứt thật ngã kia, nên tụng nói:

Không ngã chỉ các uẩn

Nghiệp phiền não đã làm

Do Trung hữu nối tiếp

Vào thai như lửa đèn

Như dẫn thứ lớp tăng

Nối tiếp do hoặc nghiệp

Lại hướng về đời khác

Nên có vòng vô tận.

Luận nói: Không thật có ngã có thể đi đến nhập thai.Vì sao? Vì như tự tánh của mắt, sắc v.v… tạo nghiệp, vì không thể được, nên nhờ duyên nơi đối tượng nương tựa, phần vị khởi thức v.v… như chấp thật ngã của tác dụng riêng không thành. Tác dụng riêng đã không có, lại, không có tự tánh sáng rõ có thể được, như sừng thỏ v.v…

Thế nào là chấp có dụng sĩ phu bên trong?

Đức Thế Tôn cũng ngăn dứt lối chấp thật ngã, là tác thọ giả, có thể đi qua đời sau, nên Đức Thế Tôn nói: Có nghiệp, có dị thục, tác giả không thể được, nghĩa là chủ thể bỏ uẩn nầy vàchủ thể nối tiếp uẩn khác, cho đến nói rộng.

Lại làm sao biết đối tượng chấp thật ngã là tác giả v.v… thật không thể được, vì là thể không có hay thể thật có?

Không nhân không được, vì không có nhân được, tông của ta nhất định thừa nhận, do thể của ngã không có, nên không thể được, vì chẳng phải nhân khác.

Các khởi chấp ngã, không có quá bốn thứ:

  1. Chấp có ngã, tức uẩn làm tánh
  2. Chấp uẩn khác, trụ ở trong uẩn
  3. Chấp uẩn khác, trụ pháp uẩn khác
  4. Chấp uẩn khác, đều không có chỗ trụ.

Bốn thứ chấp ngã như thế, thật có mà không thể được, đều không đúng. Vả lại, chẳng phải có ngã, tức uẩn làm tánh, tức riêng, tức chung, đều không thành vì sao? Vì bốn thứ đều có tự tướng riêng, vì không thâu nhiếp, vì thành giả, nên cũng không phải uẩn khác trụ ở trong uẩn, thể thường, vô thường, đều có lỗi.

Nếu vô thường, thì mỗi niệm đều khác, nên không phải một ngã. Có tử có sinh, tức tác giả, nên mất, không là tác giả, nên được.

Lại, chẳng phải lìa uẩn, có phần ít pháp sinh diệt có thể được, nên chẳng phải vô thường.

Nếu cho là thường, thì không có chuyển biến, sinh, già, bệnh, chết đều không nên thành.

Lại, lẽ ra không chấp nhận riêng đi qua đường khác. Lại khi cảnh ái, phi ái hợp, ngã không nên chuyển biến theo khổ, vui, cũng không nên bị xúc não do phiền não tương ưng với khổ vui. Đã không bị xúc não, thì không nên do đó khởi pháp, phi pháp, thì thân ái, phi ái ở đời vị lai không có nhân thì không có lý sinh, tức không thể nói là thể của ngã dù thường mà do sự đổi thay của thân. Nói ngã đổi khác, tức là thể của ngã, không tùy theo nghiệp phiền não quả, khổ vui nơi các đường, sinh già bệnh chết của tự thân mà chuyển biến, nên lẽ ra tức bản lai là, giải thoát rốt ráo.

Đã không thừa nhận như thế, nên ngã chẳng phải thường, lìa thường, vô thường không thể chấp riêng có nhóm thứ ba chấp đó làm ngã, như hư không v.v… Vì thể của các pháp vô vi khác với uẩn, nên không trụ trong uẩn. Ngã nầy cũng nên như thế, nên không trụ uẩn, cũng không khác uẩn. Trụ pháp uẩn khác, pháp uẩn nhiểm, tịnh đã không nương tựa nhau, thì đối tượng chấp ngã bèn trở thành không dùng. Đã không nương tựa uẩn, thì không uẩn nương tựa cái gì. Vì ngã và không uẩn không tương quan, nên cũng chẳng phải khác với uẩn, đều không có chỗ trụ như pháp vô vi, có lỗi đồng với trước.

Lại, lẽ ra bản lai, vì thường giải thoát, nghĩa là đối tượng chấp ngã đã không có chỗ gì trụ thì với sắc thân, thọ khổ vui v.v… tưởng lớn nhỏ v.v… hành, ác v.v… Thức sắc, thanh v.v… đều không tương quan, thì lẽ ra xưa nay xa lìa năm uẩn, không do công dụng, tự nhiên giải thoát.

Cho nên, chấp thật ngã, tác giả, có thể bỏ nó, nối tiếp cái khác không có, nên không thể được, chẳng phải thể thật có. Có, không được nhân, được, nhân không có mà không thể được.

Nếu vậy, thì ngoại đạo sẽ duyên chỗ nào? Mà khởi chấp ngã. Dù lìa các uẩn, không có tánh riêng của ngã để được duyên chấp, nhưng chỉ các uẩn làm cảnh khởi chấp, như Khế kinh nói: Các hữu chấp ngã tùy theo quán thấy tất cả chỉ đối với năm thủ uẩn khởi. Dù không như tánh của ngã chân thật mà ngoại đạo kia đã nói, mà có Thánh giáo thuận theo thế gian nói là ngã giả.

Đã không có ngã thật, thì dựa vào đâu nói?

Dù không có ngã thât, nhưng ở trong uẩn tùy theo thế gian, giả nói là ngã.

Làm sao biết nói ngã chỉ nương uẩn, không phải thứ khác? Vì pháp nhiễm, và tịnh chỉ dựa vào uẩn thành, nghĩa là thật ngã không có, vì các tạp nhiễm, chỉ nương tựa các uẩn nối tiếp nhau sát-na. Do thế lực nghiệp phiền não dẫn Trung hữu nối tiếp được vào thai mẹ, như ngọn đèn nối tiếp các sát-na chuyển đến phương khác, các uẩn cũng thế.

Vả lại, ở cõi Dục, nến chưa lìa tham, xứ trong, ngoài làm duyên khởi tác ý phi lý phiền não tham v.v… từ đây mà sinh. Các tư vượt trội, trung bình, yếu kém và thức cùng khởi. Khởi rồi, có thể dẫn đến quả phi ái ở vị lai, cũng làm duyên sinh thức v.v… vô gián. Thức v.v… vô gián, quán loại đồng, khác, duyên câu sinh trước kia, mà lúc được khởi, hoặc, nhiễm, hoặc tánh vô ký. Khởi rồi, lại có thể dẫn quả vị lai của mình, và làm duyên sinh thức v.v… vô gián.

Như thế, làm duyên theo thứ lớp sau, có thể dẫn dắt hai quả, tùy theo sự thích ứng nên biết các uẩn nầy nối thọ lãnh nạp hoặc nghiệp đời trước mà dẫn các pháp có hạn lượng như tuổi thọ v.v… với thế lực dị thục của chúng đến khi cùng tận là chết, thức và chỗ nương tựa đều đến phần vị diệt, có công năng làm duyên sinh thức v.v… của trung hữu. Các uẩn Trung hữu do hoặc, nghiệp trước, nối tiếp nhau như huyễn, đi đến chỗ được sinh, đến trong bụng mẹ. Lúc trung hữu dịêt, lại có khả năng làm duyên sinh, ra uẩn sinh hữu. Ví như ngọn đèn dù sát-na tắt, nhưng có thể lần lượt, nối tiếp nhau vô gián của nhân quả trước sau, được đến phương khác, nên dù vô ngã, sát-na uẩn diệt, nhưng có thể qua đến, đời sau nghĩa đó được thành. Tức các uẩn nầy, như thế lực của nghiệp, hoặc trước kia đã dẫn, thứ lớp tăng dần trong một thời kỳ, lần lượt nối tiếp nhau. Lại do hoặc, nghiệp đi qua hướng đến đời khác. Hiện thấy nhân khác, quả kia có khác, nên các dẫn nghiệp, lượng quả không bình đẳng. Quả sống lâu dài, ngắn, do nghiệp không đồng, tùy theo nghiệp mạnh, yếu, mà dẫn mạng sống lâu, với thân căn v.v… lần lượt dựa vào nhau, ở Yết-thích-lam, Át-bộ-đàm v.v… Các phần vị sau, chuyển tăng dần.

Những gì gọi là Yết-thích-lam v.v…? Nghĩa là uẩn nối tiếp nhau, chuyển biến không đồng.

Như thế, tăng dần, đến phần vị căn thành thục, quán xứ trong ngoài duyên tác ý v.v… hòa hợp phát sinh các phiền não như tham v.v… tăng trưởng tạo tác các thứ nghiệp, do hoặc, nghiệp nầy, lại có Trung hữu nối tiếp nhau như trước, chuyển hướng đến đời khác nên biết như thế, có vòng tròn không có điểm khởi đầu, nghĩa là hoặc làm nhân, chủ

thể tạo ra nghiệp, vì nghiệp làm nhân, nên sức có thể dẫn sinh, sinh lại làm nhân, khởi hoặc, nghiệp. Từ hoặc nghiệp nầy lại có sinh nữa, nên biết có vòng tuần hoàn vô thỉ (không có ban đầu). Nếu chấp có ban đầu, thì ban đầu không có nhân, ban đầu đã không có nhân, thì các pháp tự khởi, vì không có nhân khác, nên hiện thấy trái nhau. Do đó, nhất định không có pháp nào không có nhân mà khởi, không có một pháp thường ít khả năng làm nhân.

Trong phá bỏ sự tự tại, đã ngăn dứt rộng, thế nên, sự sinh tử quyết định không có ban đầu, cũng như hạt lúa v.v… lần lượt nối tiếp nhau, nhưng có mé sau, do nhân hết, như hạt giống v.v… đã hết, thì mầm v.v… sẽ không mọc.

Sinh tử đã không có, thì rốt ráo thanh tịnh, nên nhiễm và tịnh chỉ nương tựa uẩn thành, chấp thật có ngã, ấy là vô dụng.