LUẬN A TỲ ĐẠT MA THUẬN CHÁNH LÝ
Tác giả: Tôn giả Chúng Hiền
Hán dịch: Tam Tạng Pháp sư Huyền Tráng Đời Đường
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh
Hội Văn Hóa Giáo Dục Linh Sơn Đài Bắc Xuất Bản

 

QUYỂN 5

Phẩm 1: NÓI VỀ BẢN SỰ

(PHẦN 5)

Lại như Thượng tọa bộ nói: Giới lửa hoặc ít, hoặc không tăng mạnh, tức gọi là lạnh. Vì sao? Vì ở chỗ ấy không có mặt trời. Hoặc cách xa mặt trời, bèn có lạnh. Lại, như vào mùa rất nóng, không có phần ít riêng xúc được tạo khởi, đồng chấp nhận chỉ có hỏa đại tăng nhiều. Khi nhiệt giảm một ít, cũng nên như thế, không có phần ít riêng xúc được tạo sinh, nên thừa nhận chỉ là hỏa đại giảm ít. Nếu có lạnh riêng, cũng nên thừa nhận có xúc được tạo riêng, chẳng phải ấm, chẳng phải lạnh. Cho nên, nhất định không có xúc do lạnh tạo ra, chẳng phải giới lửa ít, hoặc không tăng mạnh, tức gọi là lạnh. Hiện thấy bị tổn hại do tiếp xúc lạnh, nghĩa là khi giới lửa tăng, vì có công năng lợi, nên nhân tổn hại tăng, càng nêu tổn hại. Ai là người có trí tạo ra chấp như thế: Bị một ít lửa hại, quý về, hỏa đại. Nếu cho rằng, người kia vì người thiếu lửa, nên có tổn hại ấy, về mặt lý, tất nhiên không đúng, vì nhất định có nhân khác, tăng có thể tổn hại, nghĩa là lửa ít. Có lạnh khác có thể làm tổn hại, chẳng phải tức do lửa.

Do đó, căn cứ nói lạnh thuộc về lợi ích, nghĩa là ít nhân thuộc về lợi ích, nghĩa là nhân nầy nếu tăng, nên thì càng lợi ích. Thế nên luận kia chẳng phải hợp lý. Lại, luận ấy nói: “Lúc nhiệt tăng, giảm thì không có chỗ tạo sinh, chỉ tức lửa ấy”, cũng không đúng, vì hiện thấy hai pháp lại trái nhau: Vì khi một pháp tăng, thì pháp khác giảm, như đạo chủ thể đoạn và hoặc, đối tượng đoạn, chẳng phải khi đạo tăng, thì không có hoặc riêng khởi. So sánh, phần vị thoái của đạo, thì không có hoặc riêng sinh.

Lại, khi khí lạnh sinh, vì hòa hợp khác, nghĩa là trong nhóm giới nước giới, gió tăng thịnh, có nhân tố của khí lạnh sinh, chứ chẳng phải do giới lửa. Vì thế, không nên căn cứ ở lửa tăng mạnh mà đặt ra vấn nạn.

Lại, chấp giới lửa nóng ít vì lạnh, nghĩa là cực vi lửa trong nhóm tuyết kia rất ít, không thích ứng với cực vi lạnh rất nhiều nầy, người trí không nên nói như, như giới lửa dần dần ít cực vi.

Như thế, như thế giới lửa càng nhiều, là nói theo lý ấy chấp lạnh và lửa không có tự “thể” riêng, nên không thể ít vàng, tức là chẳng phải vàng. Vì thế, nên có vật thể khác nhau với các đại chủng. Do giới lửa giảm, vật thể kia tăng, là xúc được tạo nầy được gọi là khí lạnh.

Có người chấp tông nầy, nghĩa là có đại chủng gia tăng, sinh xúc ra lạnh, sự xúc lạnh tức là đại chủng này: về lý cũng không đúng, vì khí lạnh với tướng nước, gió đều khác. Lại, hai vật thành, thể lẽ ra là giả, nên không làm sở duyên của thân thức, vì chẳng phải lạnh, ấm không có tánh riêng, so với không có lạnh khác nên về lý cũng không đúng. Đại chủng kia tức lạnh v.v… và phẩm loại hạ v.v… là phần vị riêng.

Có sư khác nói: Chất lạnh v.v… chỉ dùng thể vô vi ấm. Thuyết nầy cũng không đúng, vì phẩm loại ấm lạnh khác nhau, giống như ấm v.v…. Không chấp nhận không pháp nào có phẩm loại khác. Hoặc lẽ ra đất v.v… dùng tánh vô vi, nghĩa là cũng có thể nói chỉ có nước v.v… không có giới gọi là đất v.v… nên thuyết kia nói, chẳng phá xúc lạnh là nhân của sắc tạo. Lại, chất lạnh có công năng làm duyên cho cảm giác sinh, nên như giới lửa v.v… chẳng phải tức ấm không có, lẽ ra có nhóm sắc hoàn toàn không có lửa, vì có hay chẳng có, đều không đúng. Trong các nhóm sắc, tất nhiên đã có lửa, thế thì xúc lạnh lẽ ra không bao giờ có, nên biết lìa lửa, có xúc lạnh riêng. Lại, các xúc lạnh, thể của chúng là thật có, tướng trạng rõ ràng, vì hiện có cảm giác giống như ấm v.v…

Lại, trong Khế kinh, như nói ấm, thể của nó tất nhiên có, nên Khế kinh nói: Đối với lạnh, ấm, ta đều có khả năng chịu đựng. Nếu lúc ấy lạnh, ấm điều hòa, thích hợp, thì được thành thục, thủ chứng thành tựu, chẳng phải lúc ấy rất lạnh, rất ấm. Vì nếu lạnh, ấm quá, thì không thể tu nghiệp, nên nghĩa có thật của sắc tạo lạnh được thành lập. Lại như Thượng tọa bộ nói: Hai thứ đói, khát chẳng phải là sắc được tạo, vì tánh mong cầu về lý cũng không đúng. Hai thứ nầy vì đối với nhân nói tên quả. Do sự khác nhau của xúc, gây bức ép ngặt họ, nên sinh ra dục ăn uống, là vì nhân đói khát, nên gọi là đói khát. Như nói khinh an, nghĩa là tánh nhẹ nhàng của thân, vì quả khinh an, nên gọi khinh an.

Nếu vậy thì nhân nầy lẽ ra phải lấy ấm làm tánh, do giới lửa ấm công khả năng nấu chín, tiêu hóa, có thể phát sinh dục ăn uống.

Lời nầy phi lý, vì hai dục ăn, uống nên là sắc tạo, lửa làm nhân.

Lại, chẳng phải giới lửa là nhân của hai dục, vì tất cả thời gian sinh hai dục, hiện thấy hai dục chẳng phải lúc nào cũng có. Há không là dục của tông mình nhân xúc tạo đã nương vào đại chủng. Mặc dù thường chẳng phải không có, nhưng thể của xúc tạo chẳng phải thường có.

Cách so sánh nầy không đúng, vì xúc tạo nhân của dục đối đãi với giới gió, giới lửa tăng cường sinh. Nếu cho rằng hai dục cũng nên như thế, về lý, cũng không đúng, vì như trước đã nói: Vì hai dục nên là tánh của sắc tạo. Nếu cho rằng, như nhân đại chủng, đối tượng xúc, phát sinh thân thức, mà chẳng phải thân thức là tánh sắc tạo, dục cho nên như thế, Sắc tạo nầy không tương tự, vì thức không cần phải nhân đại chủng tăng trưởng dồi dào, mới được sinh khởi, dục thì không đúng, vì nhân tăng trưởng sinh, nên do thân thức kia không nhân đại chủng, hoặc bằng nhau, hoặc gia tăng khác nhau sinh khởi, chỉ tùy theo đối tượng nương dựa, không do xúc thân khác nhau làm duyên mà được sinh khởi. Hai dục không đúng, như sắc được tạo cần phải nhân đại chủng tăng thịnh mà sinh.

Đã tùy theo sự khác nhau của đại chủng mà sinh, vì sao bị ngăn dứt khiến cho chẳng phải sắc tạo? Gió, lửa nếu thịnh, hai dục sẽ gia tăng, nếu gió, lửa yếu, hai dục sẽ giảm. Đã tùy theo đại chủng tăng, giảm không đồng, hai dục vì sao chẳng phải tánh sắc Tạo? Nếu nói hai dục tuy là nhân đại chủng, nhưng vì không dựa vào đại chủng đó, nên chẳng phải sắc tạo, nghĩa là dục dựa vào tâm, không dựa vào đại chủng, cho nên không nêu vấn nạn để thành sắc tạo.

Nếu vậy, hai dục nầy nên không cần phải nhân đại chủng tăng thịnh, mới được sinh khởi, không thấy, không dựa vào đại chủng, thân thức tùy theo vào sự khác nhau của đại chủng mà sinh, chỉ thấy được đại chủng làm duyên cho thân thức hoặc bằng nhau, hoặc tăng, chỉ tiếp xúc là khởi hai dục.

Nếu vậy, lẽ ra tất cả thời gian, không đợi tăng thịnh, có nhân liền khởi, như trước đã nói: lẽ ra tất cả thời gian sinh hai dục, khó trụ kiên cố, khó sai khiến. Lại, giới gió, gió lửa có lúc dù tăng, mà không hiện khởi hai dục ăn uống, nên biết được nhân hai dục hiện bất sinh. Nhân ấy bấy giờ vì sao không khởi?

Do thân, đối tượng nương tựa vì có lỗi, hoặc bị duyên khác làm chướng ngại. Há không do chướng ngại nầy, nên hai dục không sinh? Sao lại chấp riêng có xúc tạo của nhân dục. Hai dục nầy không nên như thế, vì dục và thân thức cùng khởi, nên dù có chướng ngại, nhưng thức vẫn được sinh, dục không được sinh.

Hỏi: Việc nầy có lý gì?

Đáp: Pháp tâm sở sinh, nhất định hệ thuộc vào sự kết hợp của ý, duyên, thức. Ba thứ đó đã có đủ. Lại, người ta vì mong cầu thuộc về pháp đại địa, nên cùng sinh với phẩm tất cả tâm, sinh nhân vượt hơn của dục. Bấy giờ, có đủ mà không sinh, tất nhiên là vì bị thiếu duyên sinh khác. Duyên khác, nghĩa là xúc được tạo, nên lìa đại chủng, thật có đói khát, sắc tạo làm tánh. Lại, không nên nói xúc tạo sinh chướng, tức chướng tâm, tâm sở. Chớ cho rằng, tâm v.v… sinh chướng, tức chướng ngại xúc tạo, vì không có nhân khác. Vả nên dừng lại cuộc tranh luận rộng! Tất nhiên, nên tin có hai thể đói khát, do xúc tạo làm tánh. Nay, càn phải tư duy lựa chọn.

Hỏi: Nếu các đại chủng trong nhóm sắc tăng, vì thể là dụng thì vì sao lại khuyên tư duy lựa chọn như thế?

Đáp: Vì muốn dứt trừ lỗi không thật, nên Kinh chủ tự biện luận có chổ nói rằng: Đây là lỗi lầm tông kia đã có, Tông kia cho, sư Tỳ-bà-sa kia nói: Thể tất cả của đại chủng trong các nhóm dù đồng có, nhưng hoặc có tác dụng của nhóm tăng riêng, như tâm, tâm sở. Lại như chỗ biết được như vị muối trong nắm muối, chưa xét ý thú của Kinh chủ trong đây đã quyết định, rằng ai là sư Tỳ-bà-sa? Nếu cho rằng các đại luận sư khéo giải thích A-tỳ-đạt-ma, thì Tỳ-bà-sa sẽ không có thuyết nầy. Thuyết A-tỳ-đạt-ma kia nói: Đại chủng do thể nên tăng. Trong nhóm các sắc: đá, nước, ngọn lửa, gió, thể tướng của cứng, ẩm ướt, ấm, lay động tăng riêng, vì trong mỗi nhóm đều biết rõ một. Nếu thể của đại chủng trong các nhóm đều quân bình, không nên trong nhóm nầy, đều chỉ biết rõ một. Lại, tùy theo tưởng đời, lập ra đất v.v… lẽ ra hoàn toàn không có nhân, không có nói năng. Do hiển hình của các nhóm sắc đều đồng. Nếu chấp thể cứng v.v… đồng đều không có khác, nhân đâu được nẩy sinh tưởng riêng đất v.v…?

Nếu cho là dụng của nhân, về lý, thì không đúng, vì dụng và tự thể không có khác nhau. Nếu dụng là thật, tức thể tăng thành, thật tức là thể nên nếu dụng chẳng thật thì thể cũng tăng thành không khác với thể, nên không có dụng không thật, khác với thể có tăng. Do đó, tức giải thích tâm, tâm sở kia, thí dụ như muối trong nắm muối nghĩa là thọ vị mặn bằng nhau, vì dụng tức thể, nên tức thể, dụng tăng.

Nói chung như thế, nhưng có sai khác, nghĩa là các đại chủng, vì có đối ngại, vì có thể chứa nhóm, nên phương xứ khác nhau phân minh có thể hiểu rõ. Thọ v.v… không có đối, không thể chứa nhóm, chỉ do dụng riêng, sự hiểu rõ tăng hơi khác. Cho nên, thể của đại chủng có thể chứa nhóm. Căn cứ thể nói tăng pháp tâm, tâm sở, căn cứ ở dụng khác nhau, nói tăng cực vi khác, há không là sắc pháp, cũng nhận thấy tác dụng tăng, như dấm hòa với nước, thuốc hay trộn với thuốc độc, muối hòa tan trong nước v.v… Mặc dù hai số lượng đồng mà người dùng có khác.

Hỏi: Nói sắc căn cứ thể nói, tăng như thế nào?

Đáp: Thuyết nầy không trái, do dấm và nước, cực vi xúc dù đồng (bằng nhau) nhưng vị không đồng, vì cực vi của vị dấm nhiều, cực vi của vị nước ít, tức vị dấm là hơn. Lại, do thể tăng, có vật thể vị v.v… ở trong các nhóm, vì tăng cường, nghĩa là tác dụng nầy tăng. Vì môn lý duyên khởi thuốc hay, thuốc độc v.v… có khác nhau, nên loại thể như thế. Do loại thể nầy dù ít, nhưng khả năng hàng phục thì nhiều, chẳng phải loại thể khác có dụng sinh riêng, nên chấp là tác dụng tăng, đây là chấp tà. Hoặc như loại khác, phẩm khác cũng cho nên chỉ tâm v.v… căn cứ dụng nói tăng, căn cứ thể nói tăng, nghĩa là các sắc pháp. Thí dụ như vì dựa vào nhiều, dựa vào một mà thành. Lại, các đại chủng căn cứ thể nói tăng, vì hiện có thể được. Vì giáo, vì lý, nghĩa là đại chủng tăng, tức thể có được, chẳng phải dụng, chẳng phải nghiệp, vì có tập ngại. Giáo nghĩa là như Kinh chủng Dụ nói: “Nếu có giới đất, không có giới nước, thì không nhóm họp, vì không có khả năng thâu nhiếp”. Như thế, mỗi mỗi giới nói rộng như kinh. Ý kinh nầy nói: Chẳng phải có nhóm sắc hoàn toàn không có giới nước. Nếu hoàn toàn không có, thì lẽ ra không hòa hợp. Tuy nhiên, có mà không thể thâu nhiếp nhóm sắc khác khiến cho hòa hợp, vì ít sắc kia và các giới khác ngoài chính nó. Căn cứ giải thích nên biết. Về lý, nghĩa là nếu đại chủng, hoặc chỉ tác dụng tăng, chẳng phải chứa nhóm của thể, mà nói tăng ấy, nên có đại chủng. Hoặc trên một cực vi của sắc được tạo, cũng có tác dụng tăng, như trên thể của một pháp thọ v.v… có lúc tác dụng tăng, riêng có thể làm cảnh, đâu có duyên mỗi cực vi để trụ riêng, không thể làm cảnh sinh thân năm thức? Lại, tác dụng của các cực vi tăng cường, nghĩa là tướng cực vi kia thô, vướng mắc, lẽ ra chẳng phải cực vi, nên các sắc pháp, do thể có thể chứa nhóm, có đối ngại, căn cứ thể nói tăng. Các pháp Vô sắc không thể chứa nhóm, vì thể của chúng không có đối ngại. Căn cứ ở dụng để nói tăng, nghĩa nầy đã thành, không thể nghiêng động, mà Kinh chủ nói: Sư Tỳ-bà-sa nói: Thể của tất cả đại chủng trong các nhóm dù đồng có, nhưng hoặc có tác dụng của nhóm tăng riêng: Đây là vì chưa nhận thức rõ về tông, nên tạo ra thuyết ấy.

Lại, nay nên nói: Cứng v.v… nhân nào là đối tượng nương tựa của sắc, chẳng phải sắc khác v.v… vì tất cả xứ đầy khắp, nghĩa là bốn tướng của địa v.v… trong các nhóm đều có đủ khắp, sắc v.v… không đúng. Do ba nghĩa như đất v.v… nầy mà thành lập:

  1. Nghĩa đối tượng nương dựa.
  2. Nghĩa chủ thể sinh.
  3. Nghĩa rộng lớn.

Lại, vì sắc v.v… nầy theo đuổi, nên hiện thấy các vật thể như bình, chậu v.v… do lửa thành thục (nung chín), ấy là có sắc v.v… chuyển biến có thể được, vì gõ, đập, vỗ có khác nhau, nên âm thanh chuyển biến sinh, trong sắc v.v… khác, không có việc như thế. Cho nên, chất cứng v.v… đối tượng tùy theo của sắc, đối tượng nương tựa của sắc, chẳng phải sắc v.v… khác, lại vì có công năng gây tổn hại vật sắc khác. Sắc v.v… nương tựa đất, không có công năng hủy hoại tác dụng.

Nếu vậy, quan sát, ngắm nhìn lâu sắc thịnh như: Tuyết v.v… nhãn căn không hoại. Nếu không như vậy, thì đối tượng nương tựa của sắc có công năng phá hoại đối tượng nương dựa của căn, vì ở trong bóng tối, biết rõ sinh khổ kia, nên biết chỉ hủy hoại đại chủng, chẳng phải căn, vì nếu làm hư hoại căn, không nên biết rõ đại chủng kia phát sinh thân thức.

Lại, sắc không thể tổn hoại đại chủng, vì chẳng phải đối tượng xúc. Cho nên, một mình đại chủng có công năng gây tổn hoại vật sắc khác là đối tượng nương tựa của sắc nầy, chẳng phải sắc v.v… khác.

Có thuyết nói: Vì tánh của đối tượng tiếp xúc cứng v.v… có công năng làm đối tượng nương tựa.

Thuyết nầy phi lý, vì nếu vậy thì chất lạnh v.v… lẽ ra phải trở thành tánh đại chủng, nhưng vì xúc lạnh v.v… chẳng phải đầy khắp, nên không thành đại chủng, há không là trong ấm không có xúc lạnh, ở trong xúc lạnh, cũng không có hơi ấm, hơi ấm nên như khí lạnh, cũng chẳng phải đại chủng? Vấn nạn nầy không đúng, vì lạnh có ấm, do bị khí lạnh che lấp mà không thể biết.

Nếu vậy, xúc lạnh lẽ ra phải đồng với hơi ấm cùng khắp, vì nếu không như vậy, vì tác dụng lạnh không có trong hơi ấm, do tác dụng ấm trong khí lạnh có thể được chẳng phải tác dụng lạnh trong ấm có thể được nên lạnh đồng với hơi ấm cùng khắp?

Vấn nạn nầy nên dừng lại! Vì tác dụng ấm là gì? Có nghĩa là năng lượng thành chín, vì nào không thấy khí lạnh cũng có công năng làm thành chín, chẳng hạn như vì hơi ấm, nên vật không bị đốt cháy, hư hoại, nhân của không bị đốt cháy, hư hoại, gọi năng thành thục. Khí lạnh cũng như thế, nên đồng với hơi ấm?

Vấn nạn nầy không đúng, vì giới nước, giới gió tăng thịnh, tạm thời ngưng kết, trong đây, thành thục, tức là tác dụng ấm. Do vậy, không nên nói: Vì tánh của đối tượng xúc: Cứng v.v… có thể làm đối tượng nương tựa, khí lạnh v.v… lẽ ra thành tánh đại chủng? Tuy nhiên, xúc lạnh kia, là do giới nước, giới gió tăng, vì quả của bốn đại là sắc được tạo.

Lại, xúc lạnh kia thâu nhiếp, giữ lấy, tự thành thục, nuôi lớn, vì bốn tác dụng quyết định không thể được, nên thể của chúng chẳng phải đại chủng.

Há không do khí lạnh, tuyết v.v… ngưng kết, có tác dụng cao hơn?

Lời nói nầy phi lý, vì giới nước, giới gió tăng thịnh, như xúc lạnh tạo, vì sinh quả đại chủng kia, vì cũng do hơi ấm, nên nước mía ngọt v.v… ngưng kết có thể được.

Nếu nói khí lạnh là quả của đại chủng, thì khí lạnh, hơi ấm sẽ trái nhau, không nên hòa hợp. Vậy làm sao từ hơi ấm sinh ra khí lạnh?

Như chất cứng và ẩm ướt đồng một việc, thì không trái nhau, nước hay lửa cũng vậy. Đã đồng một việc, về lý, không có trái nhau, như dùng nước lạnh tưới lên than đá, từ khí lạnh sinh ra nhiệt. Chất cứng với ẩm ướt nầy cũng nên như thế, vì các đại chủng đồng một việc. Mặc dù tánh trái nhau, nhưng thường hòa hợp. Khí lạnh là quả đã sinh gần của nước, gió, giới đất với nước, gió kia đều không trái nhau. Tánh lửa dù trái, nhưng không làm hao tổn, vì đồng một quả thì đâu trở ngại hòa hợp.

Lại, nếu vì nhận thấy các giới kia tăng, nên lập đại chủng khác ở trong các nhóm, tức các giới kia là nhân, chủ thể sinh trưởng các sắc tạo, gọi là đại chủng, chứ chẳng phải vì khí lạnh gia tăng, nên lập lại đại chủng khác ở trong các nhóm, do đó, chẳng phải đại chủng. Nhưng vì hơi ấm tăng, nên tưởng đại khác ở trong các nhóm khác nhau, tưởng đại khác sinh, còn khí lạnh tức không đúng. Vì thế, nên hai tánh lạnh, ấm, chủ thể nương tựa, đối tượng nương dựa khác nhau.

Hỏi: Há không hiện thấy vì do không khí lạnh tăng, nên giới nước ngưng kết. Về việc nầy, thế gian cũng lập các thứ tên: Băng, tuyết, mưa đá?

Đáp: Vấn nạn nầy, như trước đã giải thích về giới nước, giới gió thịnh vượng, như xúc tạo lạnh, sinh ra quả đại chủng. Hoặc băng, tuyết, mưa đá, là tên khác của nước, chẳng phải tên khác của cỏ, cây v.v… gọi là lửa, nên vấn nạn kia, về lý, nhất định không bằng nhau. Cho nên, xúc lạnh chỉ là tánh được tạo. Do giới xúc ở đây có hai nghĩa được thành, chín sắc giới còn lại chỉ là được tạo, nghĩa là năm sắc căn, sắc, thanh, hương, vị, một phần giới pháp, cũng chỉ sở tạo.

Hỏi: Đây là thế nào?

Đáp: Nghĩa là nghiệp vô biểu, vì dựa vào đại chủng sinh, nên gọi là sở tạo. Nhưng tiếng vì biểu thị nhất định không có một giới, chỉ có tánh đại chủng, giới bảy tâm khác, một phần giới pháp, trừ vô biểu sắc, đều chẳng phải hai thứ, căn cứ nghĩa đã thành. Luận sư Thí Dụ tạo ra thuyết như thế nầy: Các sắc được tạo, chẳng khác đại chủng. Vì sao? Vì Khế kinh đã nói, như nói: “Thế nào là giới của địa nội? Nghĩa là trong mắt thịt, nếu nội tại đều là chấp thọ gần của loại cứng, của tánh cứng riêng, cho đến nói rộng”. Nếu đại chủng khác có các căn riêng, không nên đối với căn nói tánh đại chủng.

Lại, kinh khác nói: Bí-sô nên biết! Sĩ phu các hữu đều tức là sáu giới, đã nhất định nói sáu, vì sự thật đối tượng nương tựa của hữu tình giả, nên biết sắc tạo, mắt v.v… sắc v.v… đều chẳng phải đại chủng khác.

Hỏi: Nếu sắc được tạo khác với các đại chủng, thì sẽ có ý nghĩa gì?

Đáp: Kinh nầy không nói, lời nói kia phi lý, vì không hiểu rõ ý thú sâu mầu của Khế kinh, nên kinh đã dẫn trước kia vì thuận với danh, tưởng thế gian, nên tạo ra thuyết nầy, nghĩa là trong khối thịt của mắt thế gian, khởi tưởng, tên gọi mắt, tưởng tên gọi mắt nầy, dựa vào đại chủng v.v…, đối tượng nương tựa của mắt mà khởi, khối thịt của mắt, nghĩa là nói chung tất cả không rời đại chủng đã tạo nhãn căn. Nếu không như vậy, kinh nầy chỉ nên nói: Đối với mắt thịt, đều là riêng v.v… Nói tánh cứng v.v… đã ngăn dứt mắt tuệ, lẽ ra không cần nói lời trong khối thịt. Lại, đối với mắt, nói là nhân thứ bảy trong khối thịt, là nương tựa vào thứ bảy. Vì ở đây biểu hiện, biết thâu nhiếp chung tất cả nhân ở mắt khởi, không rời đại chủng của nhãn căn được tạo, là nhân đối với mắt, khởi lên khối thịt, trong tất cả bên khối thịt đó đều khác nhau v.v… gọi là giới nội địa. Đây là biểu thị nhân sinh của mắt v.v… dựa vào địa của nhân v.v… Do đó, nói lại hai lời nói thứ bảy, thâu nhiếp chung tất cả mắt và khối thịt, chỗ nương tựa đại chủng. Kinh dẫn, trở sau, chỉ nói về sáu giới, không nói thứ khác, nghĩa là có ý thú riêng, nghĩa là khi nối tiếp sinh, mắt v.v… không có, nhưng dù ở phần vị nầy cũng có thân căn, nhưng cũng chưa thể cảm giác xúc lạnh v.v… Nếu pháp có tự “thể”, chưa khởi tác dụng, không nên lập trong phẩm có tác dụng. Lại, chỉ sáu giới, là bản sự có tác dụng của các hữu tình.

Từ tâm nối tiếp sinh, cho đến tâm mạng chung, vì thường có tác dụng, nên người trụ định diệt, thức có tác dụng gì?

Thức quá khứ kia có thể tạo ra duyên đẳng vô gián ở vị lai. Do đó, quả vị lai quyết định hiện khởi, là tác dụng của thức quá khứ kia.

Hỏi: Nếu vậy, thân căn lẽ ra cũng có tác dụng, vì tác dụng của nhân Đồng loại chưa từng không có?

Đáp: Vấn nạn nầy không đúng, vì chẳng phải thành tựu nhất định cho thành tựu nhất định, vì có sai khác, nghĩa là có thân căn, tuy không thành tựu nhưng có cho quả. Tác dụng của nhân Đồng loại, nhất định không có “thể” của thức quá khứ không thành tựu công năng tạo ra duyên đẳng vô gián của quả tương lai, nên thức và thân nghĩa chẳng phải đồng đều.

Lại, tác dụng của thân căn, chẳng phải nhân Đồng loại, mà làm chỗ dựa sinh thức, là dụng của thân căn. Người nhập định diệt, quyết định sẽ xuất ra thức sau, sinh chỗ dựa, là dụng của thức trước, nên chỉ có sáu giới. Là bản sự có tác dụng của các hữu tình. Lý, cực thành lập, hoặc nêu ra giới không, biểu thị các sắc tạo, nên dẫn kinh nầy chẳng phải ngăn ngừa chỗ tạo, giới không thật có là sắc được tạo, vì trước đã thành.

Lại, chấp sắc tạo không khác đại chủng, lẽ ra sắc v.v… đều đồng một tướng, nghĩa là tướng cứng v.v…

Nếu vậy, năm căn như nhãn căn v.v… hiện hành, nên không có khác nhau, tức là trái với kinh nói: Đối tượng hiện hành của nhãn v.v… đều khác.

Hỏi: Đối tượng chấp như thế nào?

Đáp: Cảnh sắc giới v.v… đều đồng một tướng, nghĩa là tướng cứng v.v… Nhưng chẳng phải đối tượng hiện hành của tất cả căn, tất cả cảnh. Căn cảnh nầy không thể làm cho tâm người trí vui mừng. Nếu nói như thuyết nói năm cảnh sắc v.v… dù đồng một tướng, nghĩa là tướng tạo sắc mà không có lỗi nầy.

Như thế, đại chủng và sắc được tạo dù đồng một tướng, nghĩa là tướng cứng v.v… nhưng không có lỗi. Thuyết nầy cũng không đúng, vì chẳng phải thừa nhận tánh của sắc tạo có “thể” của pháp riêng. Lại, nhãn căn v.v… đối với cảnh sắc v.v…, chấp lấy tướng riêng nhất định, chẳng phải tướng chung nhất định. Vì sao? Vì tông nầy không thừa nhận tánh của sắc được tạo, như tướng cứng v.v… có “thể” của pháp riêng, nên không thể cho rằng như nói sắc v.v…, dù đồng với tự tánh của một pháp được tạo, nhưng nghĩa riêng của cảnh, như nhãn căn v.v… được thành.

Như thế, sắc v.v… dù đồng với tự tướng của một pháp như cứng v.v… mà nghĩa riêng căn cảnh như nhãn v.v… được lập, lại các căn như mắt v.v… đối với các cảnh như sắc v.v… chấp lấy tướng riêng nhất định, chẳng phải tướng chung nhất định, chớ cho rằng các căn như mắt v.v… và các cảnh như sắc v.v… vì đồng với tướng chung, nên cũng là đối tượng chấp lấy của năm căn như mắt v.v… là thành lỗi lớn.

Lại, các pháp như thọ v.v… và các cảnh như sắc v.v… cũng đồng một tướng, cái gọi là hành tướng, thọ v.v… cũng là đối tượng chấp lấy của mắt v.v… Thế nên, quyết định phải thừa nhận sắc v.v… có chủng loại khác nhau của tướng không chung, do mắt v.v… nầy mặc dù mỗi căn có thể nhận lấy nhiều tướng, mà không có lỗi, cảnh lẫn lộn, xen lẫn của năm căn vì chủng loại khác nhau. Nếu cho rằng, năm căn như mắt v.v… kia dù đồng một tướng, nghĩa là tướng trong sạch, nhưng có thể mỗi căn đều nhận lấy cảnh giới riêng.

Sắc như thế, dù đồng một tướng, nghĩa là tướng cứng v.v… mà là mắt v.v… đều có đối tượng hiện hành khác, thuyết nầy cũng không đúng, vì pháp khác cũng có tướng trong sạch. Nếu tướng trong sạch là tướng khác nhau của mắt v.v… không nên thừa nhận pháp khác cũng có tướng trong sạch là đối với các căn như mắt v.v… chẳng phải tướng khác nhau, nhưng tướng cứng, ẩm ứơt, v.v… là tướng khác nhau. Nếu chấp tướng nầy của sắc v.v… đều đồng, mà nói nhãn căn chỉ nhận lấy xứ sắc, chẳng phải xứ xúc, nghĩa là không có chứng nhân riêng. Hoặc lại mắt v.v… dù đồng với tướng tịnh, nhưng công năng khác, nên nhận lấy riêng cảnh công năng khác, có nghĩa là do từng nhân riêng, nên mắt v.v… dù đồng với quả của bốn đại chủng, nhưng các đại chủng tăng, giảm không đồng, nhân đã không đồng với quả, đương nhiên, công năng khác nhau. Do đó, nghĩa là nhận lấy sự khác nhau của cảnh sẽ được thành lập. Lại, không nên nói sự khác nhau của sắc v.v… cũng sẽ do đại chủng tăng, giảm bất đồng.

Nếu vậy, vì vật thể cực vi có lỗi không thành, nên việc chống chế này của ông. Về lý, nhất định không đúng. Lại, Cụ thọ (Tôn giả) kia làm sao an lập cảnh, khác với cảnh, có nghĩa là nếu có người tự tiếp xúc phần thân mình, đã chấp xúc thân đều đồng một tướng trong một sát-na, không có khác nhau, sẽ lập cái gì làm cảnh, cái gì làm cảnh có. Nếu có nghĩa riêng của tánh khác nhau được thành, nghĩa là đối tượng xúc của tướng cứng v.v… gọi cảnh, thân trái nhau với cảnh nầy, gọi cảnh có, vì đã thừa nhận tánh của xúc thân có khác nhau. Nếu không có khác nhau, sẽ không an lập cảnh, khác với cảnh có ấy là trái với lý, giáo. Nếu nói, như ý dù đồng một tướng, một sát-na, lập cảnh với cảnh có không trái nhau ấy, về lý cũng không đúng, vì ý dù làm cảnh, nhưng vì tất cả thời gian đều lập làm cảnh có, nên không có lỗi nầy. Tuy nhiên, căn thân, cảnh, là đại chủng của cứng v.v…, vì chưa từng có lúc nào lập làm cảnh có, nên thuyết kia đã bào chữa bằng cách so sánh, về lý không ngang bằng, thừa nhận đại chủng cứng v.v… của căn thân, cảnh cũng là cảnh có.

Hỏi: Lại có lỗi gì?

Đáp: Như ý chỉ nên lập làm một xứ, tức là không có quyết định an lập, đây là xứ thân, đây là xứ xúc, nên nói là trong đây có định lý nào? Theo phán quyết ở đây chỉ là cảnh, ở đây vì chỉ cảnh có, nên tông của thuyết kia đã nói, vấn nạn tạp loạn. Lại, nếu sắc v.v… tức các đại chủng, thì thuyết kia nói mỗi cực vi sắc xanh, tức bốn đại chủng, hoặc chỉ là một. Hai đều có lỗi. Nhưng xứ sắc v.v… dù sắc, danh đồng nhau, nhưng vẫn có sự khác nhau về tánh tướng của hùng xanh, thơm, ngọt, mát lạnh v.v… Do năm cảnh nầy lần lượt không đồng, năm căn như mắt v.v… không có lỗi của cảnh chung. Nếu tánh, tướng của các đại chủng đều khác, thì không có khác gì với “thể” cực vi xanh, há vì không là một, nên bốn tánh không thành? Nếu cực vi xanh chỉ một đại chủng, tức bốn đại chủng, lẽ ra lìa nhau, một nhóm chỉ có một đại chủng, nên tức là trái với chủng, các kinh, thí dụ v.v… không thích ứng với đại chủng tánh tướng khác nhau, thành không có khác nhau. Một nhóm sắc xanh, nếu nói vì tùy theo một tăng, cho nên như thế, lẽ ra phải nói vì tăng theo giới nào, nên là xanh? Nếu cho, là giới đất, thì vũng nước, sông, biển, lẽ ra phải không có sắc xanh? Nếu cho, là giới nước thì ngọc, đá xanh v.v… nên không xanh lắm? Nếu cho giới lửa, thì lửa mạnh thế gian, không nên đỏ lắm, nếu cho, là giới gió thì trong gió, không nên có sắc không thể được. Nếu nói sắc xanh khác với các đại chủng, thì thật có một thể, bất cứ một giới nào tăng, thì có nhiều bốn đại chủng, đều sinh ra sắc xanh hợp thành một nhóm, vì về lý, không có trái, nên khác với đại chủng có sắc được tạo. Lại có chí giáo chứng minh thành tựu. Như Khế kinh nói: tất cả Các sắc đều là bốn đại chủng và thuộc về bốn đại chủng được tạo, lại có lý gì? Biết được tạo khác với các đại chủng, là có nhân riêng.

Nhưng Khế kinh nói: “Có các người ngu do sáu xúc xứ, các xúc đối, biết vui, biết khổ, hoặc tùy theo một”, do chỗ tạo của các cảm giác vui khổ kia, không thể do lời nói được tạo ở đây mà có xứ xúc thứ bảy riêng có thể được, vì đây chẳng phải chứng minh cố định có ở “thể” khác, cũng nói như nói có chỗ tạo như thế. Như Phật bảo Tôn giả Anan-đà: Chỗ tạo ta thấy rõ là tạo cái gì? Nghĩa là sắc được tạo cho đến nói rộng. Nếu thấy xứ khác có nói chỗ tạo, không có sở nhân riêng nghĩa là thuyết nầy cũng thế, nên hữu thân kiến dùng sắc làm thể, nên có lỗi trái với tông chỉ của mình. Lại, không nên dùng lời nói chỗ tạo nhận thấy khác làm thể của pháp, hoặc khác, không khác, ấy là nghi kinh nầy nói chỗ tạo đại chủng vì có Khế kinh khác quyết định chứng minh khác. Như Khế kinh nói: Bí-sô nên biết! Mắt là xứ trong, là tịnh sắc bốn của đại chủng được tạo, có sắc, không thấy, có đối, cho đến xứ thân, nói rộng cũng thế. Bí-sô phải biết! Sắc là xứ ngoài, là chỗ tạo của bốn đại chủng, có sắc, có thấy, có đối. Âm thanh là đại chủng được tạo của xứ ngoài, có sắc, không thấy, có đối, hai xứ hương, vị, nói rộng cũng thế. Xúc, nghĩa là xứ, ngoài là bốn đại chủng và chỗ tạo của bốn đại chủng có sắc, không thấy, có đối.

Trong đây, biểu thị rõ ràng các đại chủng chỉ thuộc về một phần của xúc xứ, còn xứ có sắc đều chẳng phải đại chủng, nên nhất định biết xứ nầy và lời nói được tạo, như chỗ tạo của kinh ta thấy, có sở nhân riêng, quyết định chẳng phải như kinh sáu xứ xúc, thuận theo bất cứ chỗ tạo, không có sở nhân riêng. Cho nên, một phần giới pháp của chín sắc giới với nghĩa được tạo của bốn đại chủng mà thành.

Như thế, đã nói tánh của đại chủng v.v…. Trong mười tám giới, năm căn, năm cảnh thuộc về mười giới có sắc, là có thể chứa nhóm, vì thể cực vi nầy có thể chứa nhóm. Về nghĩa, căn cứ tám giới khác, chẳng thể chứa nhóm, vì thể chẳng phải cực vi, nên không thể chứa nhóm.

Như thế đã nói có thể chứa nhóm v.v…. trong mười tám giới, có bao nhiêu giới là chủ thể chặt? Bao nhiêu giới là đối tượng chặt? Bao nhiêu giới là chủ thể đốt? Bao nhiêu giới là đối tượng đốt? Bao nhiêu giới là chủ thể khen ngợi? Bao nhiêu giới đối tượng khen ngợi? Với sáu môn như thế, nay nên đáp chung. Tụng nói:

Nghĩa chỉ bốn giới ngoài

Năng chặt và Sở chặt

Cũng Sở thiêu, Năng thiêu

Năng cân, Sở cân. Tranh

Luận nói: Sắc, hương, vị, xúc thành búa, củi v.v… Đây tức gọi là chủ thể(Năng) chặt, đối tượng(Sở) chặt, chỉ là định nghĩa, ý biểu lộ rõ quyết định về đối tượng chặt v.v… là bốn giới ngoài, chẳng phải giới khác. Và nói: Vì biểu thị chủ thể chặt, đối tượng chặt đều chung cả bốn giới.

Há không vì tánh của sát-na hữu vi nên đều không có nghĩa chủ thể chặt, đối tượng chặt?

Về lý dù như thế, nhưng các nhóm sắc ép ngặt nhau nối tiếp sinh, duyên khác phân cách, khiến đều nối tiếp khởi. Cho nên, chẳng phải không có chủ thể chặt, đối tượng chặt. Về nghĩa của đối tượng chặt nầy, thân căn v.v… không có, chẳng phải các sắc căn khác duyên với chia cách, có thể khiến thành hai, đều nối tiếp nhau khởi chi chia lìa thân, thì không có căn.

Lại, căn thân v.v… cũng chẳng phải là chủ thể chặt, vì tướng diệu tịnh, như ánh sáng của ngọc báu. Nói của những nghĩa nầy là chỉ nói nghĩa vốn đã rõ, như thể của chủ thể chặt, đối tượng chặt, chỉ là bốn giới ngoài. Đối tượng thiêu, chủ thể cân, thể của chúng cũng vậy, nghĩa là chỉ bốn giới ngoài được gọi đối tượng thiêu, chủ thể cân. Sắc căn như thân v.v… là tướng diệu tịnh, nên cũng chẳng phải hai việc, như ánh sáng của ngọc báu, thanh chẳng phải sắc v.v… nối tiếp nhau cùng chuyển, vì có gián đoạn, nên sáu nghĩa đều không có. Chủ thể thiêu, đối tượng cân, có các tranh luận khác nhau: nghĩa là hoặc có thuyết nói: Chủ thể thiêu, đối tượng cân, thể của chúng cũng như trước đã nói: Chỉ bốn giới ngoài.

Hoặc lại có thuyết nói: Chỉ có giới lửa, có thể gọi là chủ the thiêu, đối tượng cân chỉ có nặng.

Như thế đã nói về chủ thể, đối tượng chặt v.v…. trong mười tám giới, có bao nhiêu giới là dị thục sinh? Bao nhiêu giới là nuôi lớn? Bao nhiêu giới là tánh đẳng lưu? Bao nhiêu giới là sự có thật? Bao nhiêu giới là một sát-na?

Với năm câu hỏi như thế, nay sẽ đáp chung. Tụng nói:

Năm trong có thục, dưỡng

Tiếng không dị thục sinh

Đẳng lưu, tám vô ngại

Cũng tánh dị thục sinh

Ba khác thật chỉ pháp

Sát-na chỉ ba sau.

Luận nói: Năm trong, nghĩa là mắt, tai, mũi, lưỡi, thân. Có dị thục sinh và được nuôi lớn, ngăn tánh đẳng lưu, cho nên, không nói.

Há không là năm giới như nhãn giới v.v… đời trước nên nói với đời sau và các căn như nhãn chưa sinh v.v… làm nhân quyết định.

Như thế, nhãn v.v… lẽ ra có nhân đẳng lưu, đồng loại sinh, vì quả đẳng lưu.

Vì sao nói ngăn tánh đẳng lưu, không nói mắt v.v… hoàn toàn không có đẳng lưu?

Chỉ là tánh nuôi lớn dị thục sinh, không có đẳng lưu riêng nên phải ngăn dứt, như khác với nuôi lớn, có dị thục sinh, khác với dị thục sinh có nuôi lớn chẳng phải khác với hai thứ nầy có đẳng lưu riêng. Vì nói môn khác, bỏ biện luận chung, cách ly riêng nhân mà thành thục, nên gọi dị thục. Thể của dị thục sinh, gọi dị thục sinh, hoặc là vì nhân Dị thục đã sinh, nên gọi là dị thục sinh.

Vì lược bỏ lời nói giữa, nên tạo ra thuyết nầy: Ví dụ như nói xe bò. Hoặc nghiệp gây tạo, đến khi được quả, vì biến đổi mà thành thục, nên gọi Dị thục. Quả từ nhân Dị thục kia sinh, gọi dị thục sinh, hoặc ở trên nhân, giả đặt tên quả, như ở trên quả, giả đặt tên nhân. Như Khế kinh nói: Nay, xứ sáu xúc, nên biết tức là nghiệp đã tạo từ xưa. Uống ăn, giúp, ngủ nghỉ, đẳng trì, thù thắng được tăng ích gọi là được nuôi lớn các duyên uống, ăn v.v… ở thể dị thục, chỉ có công năng thâu nhiếp, bảo hộ, không thể tăng ích. Có tăng ích riêng, gọi là được nuôi lớn. Nên biết sự nối tiếp nhau nuôi lớn trong đây, thường hay hộ trì, dị thục nối tiếp nhau, giống như thành quách bên ngoài, đề phòng tiếp viện thành trong. Không có dị thục sinh nào lìa sự nuôi lớn, có sự nuôi lớn rời dị sinh như thiên nhãn, thiên nhĩ do tu tập, chúng đắc.

Đã nói về giới tiếng không có dị thục sinh, nghĩa trên chuẩn không phải không có đẳng lưu, nuôi lớn, vì sao giới tiếng chẳng phải dị thục sinh?

Vì thường gián đoạn, lại sinh trở lại, nên dịthục sinh sắc, không có việc như thế, chẳng phải tùy theo ưa muốn mà quả dị thục sinh, tiếng tùy theo muốn mà sanh, nên chẳng phải dị thục.

Há không như Luận Thi Thiết nói: Khéo tu xa lìa ngữ thô ác. Nên chiêu cảm được tiếng Phạm âm của Đại sĩ. Mặc dù do nghiệp chiêu cảm, nhưng chẳng phải dị thục. Vì tiếng khởi truyền đi thứ ba, nghĩa là từ nghiệp thô ác kia sinh các đại chủng, từ các đại chủng duyên với tánh phát ra tiếng.

Nếu vậy, thân thọ nhận nhân do nghiệp sinh và đại chủng phát ra, nên chẳng phải dị thục?

Vấn nạn nầy không đúng, vì chẳng phải các thọ của thân đều nhân đại chủng và nhân nghiệp sinh được đại chủng phát ra, cũng chẳng phải tất cả đều là dị thục. Nhưng các thọ của thân cũng nhân đại chủng của phi nghiệp sinh và phi đại chủng mà được sinh, nghĩa là thọ của thân khởi chủ yếu là nhờ thân tiếp xúc duyên với thân thức v.v… Do đó, cũng duyên đại chủng bên ngoài mà khởi, chẳng phải đợi nghiệp chiêu cảm mới sinh, đối với lý không trái, nên chung với dị thục. Nếu chấp giới tiếng là dị thục sinh, thì giới tiếng như thế chỉ nhân đại chủng, chỉ nhân Dị thục của đại chủng mà sinh, không lìa lỗi đã nói như trước. Nếu nói giới tiếng chẳng phải dị thục sinh, thì giới tiếng như thế chỉ nhân đại chủng, có cả nhân Dị thục và chẳng phải dị thục của đại chủngmà khởi, đối với lý không trái cũng không như lỡi lầm ở trước. Cho nên phải phân biệt giới tiếng như thế, chẳng phải các thân, thọ chỉ nhân đại chủng là dị thục, nghĩa là chẳng phải chỉ dị thục của đại chủng làm nhân. Lại, không đồng với giới tiếng kia vì có lỗi trái lý. Cho nên, đã so sánh về lý rất không ngang bằng.

Có sư khác nói: Tiếng chẳng phải dị thục, làm sao đại chủng dị thục được sinh? Nên phải thừa nhận tiếng thuộc về truyền thứ tư, hoặc truyền thứ năm, nên chẳng phải dị thục, nghĩa là từ nghiệp sinh dị thục đại chủng. Từ đại chủng nầy truyền sinh đại chủng nuôi lớn, đại chủng nầy lại truyền sinh đại chủng đẳng lưu, đại chủng nuôi lớn, phát ra tiếng nuôi lớn, đại chủng đẳng lưu phát ra tiếng đẳng lưu. Thuyết nầy phi lý.

Há không như từ đại chủng vô ký phát ra tiếng thiện, ác, từ có chấp thọ, phát ra tiếng không chấp thọ. Từ cảnh giới thân phát ra cảnh giới tai?

Cũng thế, nếu từ dị thục của đại chủng phát ra phi dị thục, thì có gì trái nhau ? Cho nên, thuyết kia nhất định là phi lý.

Tám vô ngại, nghĩa là giới pháp bảy tâm. Chúng có tánh dị thục sinh đẳng lưu. Nếu chẳng phải dị thục sinh và là nhân Đồng loại biến hành, gọi là tánh đẳng lưu. Nếu được nhân Dị thục sinh khởi, gọi là dị thục sinh. Há trong đây cũng có tánh nuôi lớn? Nghĩa là sức của nhân trước dẫn quả sau sinh, cũng khiến công năng chuyển biến sáng suốt, tăng thịnh.

Khế kinh cũng nói: Các pháp Vô sắc tăng trưởng rộng lớn, nên có tánh nuôi lớn. Mặc dù có lời nói nầy, nhưng chẳng phải nuôi lớn, tức nói đẳng lưu tăng trưởng rộng lớn. Nếu sức của nhân trước dẫn quả sau sinh, khiến công năng của nhân kia càng sáng suốt, tăng thịnh. Công năng nầy cũng tức là dựa vào tánh đẳng lưu để nói, vì được sinh từ nhân Đồng loại, biến hành. Các pháp có ngại do cực vi thành tựu, cùng lúc chứa nhóm, có thể gọi nuôi lớn. Các pháp vô ngại, vì chẳng phải cực vi, nên không có nghĩa chứa nhóm, không gọi là nuôi lớn.

Các sư quỹ phạm đều tạo ra thuyết nầy: Khác, nghĩa là bốn sắc, hương, vị, xúc khác đều có cả ba thứ, nghĩa là dị thục sinh, cũng được nuôi lớn và tánh đẳng lưu. Thật chỉ có pháp: Thật, nghĩa là vô vi, vì là chắc thật, nên thuộc về giới pháp nầy, vì thế, nên chỉ xúc của giới pháp gọi là có thật. Ý, pháp, ý thức, gọi là ba sau. Trong sáu lần, ba vì nói sau cùng, nên chỉ ba giới nầy có một sát-na, nghĩa là phẩm khổ pháp nhẫn vô lậu đầu tiên, vì chẳng phải đẳng lưu, nên gọi một sát-na, đây nói chánh hiện hành cũng chẳng phải đẳng lưu, nghĩa là pháp hữu vi khác, đều là đẳng lưu, chỉ sát-na năm uẩn vô lậu đầu tiên, không có nhân Đồng loại mà được sinh khởi. Pháp hữu vi khác, không có việc như thế, vì uy lực mạnh của duyên đẳng vô gián, nên nhân trước dù thiếu, nhưng duyên nầy vẫn được sinh. Thế mạnh của duyên đẳng vô gián, nghĩa là đồng phẩm loại Thánh đạo ban đầu, vì được nuôi lớn do vô lượng pháp thiện, tánh bình đẳng với Thánh đạo ban đầu, vì duyên nầy, nên tu rộng các gia hạnh. Tâm tương ưng khổ pháp nhẫn được gọi là giới ý, giới ý thức. Pháp câu khởi (cùng khởi) khác, gọi là giới pháp.

Lại có sư khác nói: Thuyết khác trong đây, nghĩa là tất cả pháp đều có sự thật, vì có thật tướng, trừ pháp vô vi, đều một sát-na, vì nhanh chóng diệt, nên trừ tâm vô lậu đầu tiên và bạn giúp, pháp hữu vi khác, đều là đẳng lưu, phần ít, mười sắc là tánh được nuôi lớn, phần ít, mười bảy là dị thục sinh. Do đó, năm sắc, căn bên trong như nhãn căn v.v… đều có hai thứ, nghĩa là được nuôi lớn và dị thục sinh, dù có ba khác mà không có tánh riêng, vì nghĩa lẫn lộn, cho nên không nói, nghĩa khác đều căn cứ theo đây.

Giới tiếng có hai, năm thức cũng như thế, ý, ý thức có ba sắc v.v… cũng như vậy.

Giới pháp có bốn, trừ đối tượng nuôi lớn. Trong đây, Thượng tọa bộ căn cứ mười hai xứ, lập nhất thiết chủng đều dị thục sinh, chẳng phải tánh dị thục sinh tức là tánh được nuôi lớn, như bên trong bị trói, vòng ngoài thì giữ gìn. Lại, trong một thân, mắt v.v… lẽ ra có hai chủng loại. Vì không thấy có hai thứ tạo tác riêng, nên không có nuôi lớn riêng. Lại, xứ tiếng kia nên là dị thục sinh, vì lý do thừa nhận nhân kia là dị thục. Lại, dị thục, nghĩa là nhân dẫn phát tức khắc, nhậm vận tùy chuyển, không cần thường khởi lại gia hạnh, mới được sinh khởi.

Lại, đối với mắt v.v… việc nầy lẽ ra đồng. Nếu nói xứ tiếng, nếu là dị thục, ở địa vị vô tâm, lẽ ra thường hiện hành, ý v.v… thế nào?

Nếu hỏi ý v.v… có nối tiếp nhau, điều nầy cũng không đúng, vì chẳng phải dị thục sinh đã gián đoạn hẳn.

Tông của Thượng tọa bộ kia, lược thuật như thế, về thuyết của họ, về lý đều không thích hợp. Vả lại, mười hai xứ chẳng phải tất cả chủng loại đều được dị thục sinh thiện, nhiễm ô v.v… vì tánh dị thục sinh không thành lập. Nếu thiện nhiễm ô là dị thục sinh, đã dứt thiện căn và A-la-hán, như ý dị thục nên được hiện hành, vì nhân duyên khác nhau không thể được. Lại, pháp vô lậu là dị thục sinh, vì không đúng. Lại, mười hai xứ thâu nhiếp tất cả pháp. Nếu lập tất cả pháp đều là dị thục sinh, lẽ ra phi tình cũng là dị thục. Nếu là dị thục, sẽ trái nhau với lý. Theo Tông chỉ của Thượng tọa bộ thì không thể y cứ, vì như nhờ vào tảng đá lớn, thì khó làm cho nổi! Nếu lập dị thục sinh chung cho tất cả chủng, thì chẳng phải tất cả chủng chỉ là dị thục sinh, trừ dị thục sinh, nên nói tướng riêng, ấy là so với nghĩa của đối pháp có phù hợp nhau. Các sư Đối pháp cũng không có lập nhất định một xứ, một giới, chỉ là dị thục sinh, tùy theo đối tượng thích hợp của xứ, giới đó. Không phải dị thục là lập các môn: Nuôi lớn v.v… sai khác. Lại, Sư đối pháp kia đã nói: Chẳng phải dị thục sinh là được nuôi lớn, như giữ gìn xung quanh bên trong bị trói buộc, nghĩa là điều kiện nầy chẳng được tông thừa nhận, mà chỉ chấp nhận trong thân có tánh được nuôi lớn, sắc dị thục sinh. Sự nuôi lớn nối tiếp nhau thường có khả năng gìn giữ, sự nối tiếp nhau của dị thục, khiến cho không gián đoạn.

Há không là tất cả đều chỉ được dẫn sinh do năng lực của dị thục, mà là vì tùy vào sức hơn, kém, nên có nối tiếp nhau, hoặc có gián đoạn? Điều nầy chẳng phải là thuyết của Phật giáo hỏi tất cả quả đều do nhân kiếp trước tạo nên, vì đồng với ngoại đạo, nên không có đồng với lỗi kia, cũng thừa nhận các duyên hiện tại, có công năng giúp dẫn sinh.

Nếu vậy, không nên nói là tất cả chủng kia đều chỉ được thế lực dẫn sinh? Lại, uy lực của dị thục do một nghiệp dẫn, không nên đôi khi có vượt hơn, có thua kém, không nên tính lường uy lực của một nghiệp, hoặc có lúc gia tăng vượt hơn, hoặc có khi yếu kém, uy lực của dị thục, tùy vào nghiệp dẫn dắt, không nên đôi khi có hơn, có kém. Lại, đối với nỗi lo, mừng, mạnh mẽ, yếu đuối, sự khác nhau của mỗi thứ sắc tướng mà sinh. Điều nầy không thể làm tánh dị thục sinh, vì chẳng phải sự chuyển biến nối tiếp nhau tương tự. Sắc nầy cùng khởi, cùng diệt với tâm, vì căn cứ ở tâm chuyển, nên gọi là tánh được nuôi lớn. Lại, hiện thấy thân tăng, giảm có thể được, dị thục không nên tùy duyên tăng, giảm. Nếu gặp hiện duyên tăng ích, thì duyên nầy đã tăng ích, tất nhiên chẳng phải do nghiệp sinh, vì hiện duyên sinh, nên nhất định chẳng phải là dị thục. Nếu mặc dù bị tùy theo do uy lực của nghiệp, do thiếu duyên giúp mà tổn giảm, thì sự tổn giảm nầy chẳng phải do nghiệp sinh, cũng chẳng phải dị thục. Do lý nầy nên quyết định biết, nếu có tăng, giảm thì chẳng phải dị thục. Nếu là dị thục, sẽ không có tăng, giảm. Do có hai việc nầy nên biết tánh được nuôi lớn lìa thể dị thục, có nghĩa riêng được thành, cũng không nên nói sắc dị thục sinh, là cực vi tăng mà có tăng ích, rời cực vi giảm mà có tổn giảm. Nhóm cực vi kia, tạm thời hệ thuộc hiện duyên, thể sinh, lại diệt ngay, nên là tác dụng tăng, chứ chẳng phải thể, vì trái nhau với lý nên tác dụng cực vi tăng, vượt qua thuyết như trước đã nói: Nếu chấp tất cả chỉ do dị thục sinh, tức tất cả quả đều do nhân đời trước đã gây ra, ấy là đồng với lỗi lầm mà luận ngoại đạo đã tạo ra. Lại nói: Mắt v.v… của một thân lẽ ra có hai chủng loại. Ở đây không ngăn ngại chủng loại nhóm sự, vì hai thứ khác nhau, nghĩa là dị thục sinh là chủng loại sự khác nhau và tánh được nuôi lớn, vì nhân có khác, do mắt v.v… nầy không có tánh đẳng lưu riêng v.v… vì lìa hai nhân trước, không có nhân riêng, nên căn cứ ở chủng loại tụ, nói một không có lỗi, hai sự thành một, vì chủng loại nhóm. Lại, nói không thấy. Hai đối tượng tạo tác, nghĩa là nên thấy làm chủ thể nương tựa phát sinh nhãn thức và pháp tương ưng, là hai đối tượng tạo tác, không nên chỉ nói nhãn dị thục sinh làm nương tựa cho thức sinh, chẳng phải tánh được nuôi lớn, chớ cho thiên nhãn kia không có khả năng làm nương tựa phát sinh nhãn thức, vì thành lỗi lầm. Dị thục sinh nhãn, lìa tánh được nuôi lớn, không thể làm chỗ dựa phát sinh nhãn thức, nên sinh một thức là hai công năng. Lại, thuyết kia nên nói: Thừa nhận trong một thân, có hai nhãn v.v… sinh thức chung, riêng.

Thức nầy đối với pháp tánh có tổn hại gì?

Chỉ nên chớ như thuyết kia thừa nhận hai thức chung một căn, vì thuyết ấy trái với lời Thánh nói, hiển bày pháp tánh, còn không thẹn, huống chi là thuận với lý nầy! Chính lúc hiểu rõ lời Thánh, ôm lòng xấu hổ, sợ hãi, nên quyết định thừa nhận năm căn như nhãn v.v… trong một thân chung, đều có hai chủng loại chung, riêng sinh thức, đối với lý không trái. Lại, nói xứ tiếng ứng với dị thục sinh, do thừa nhận nhân năm căn kia là dị thục, về lý, rất thô cạn, chỗ nhân của xứ tiếng, dị thục của đại chủng lẽ ra chẳng phải dị thục sinh, vì thành lỗi lầm. Do đó, không nên chấp nhất định nghĩa nầy.

Từ dị thục sinh: Đều gọi dị thục sinh. Nếu nói như thế, thì còn có lỗi gì?

Xứ tiếng chỉ thuộc về xúc phi nhiễm, do tánh nhận thức của tiếng kia giống như thế. Lại, tiếng không lẽ là sắc được tạo, vì đại chủng của nhân kia chẳng phải được tạo. Lại, đối tượng nương tựa, sở duyên nhân nhiễm v.v… phát sinh ý thức, ý thức như thế, lẽ ra chỉ có nhiễm bình đẳng vì thành lỗi lầm. Lại, một ý thức, một thời gian, nên thành lỗi thiện, nhiễm bình đẳng. Vì chỗ dựa, chỗ duyên của ý thức trong một thời gian chấp nhận có thể thiện, nhiễm bình đẳng nên lỗi là do sự bình đẳng nầy, không nên chấp vì dị thục sinh của tiếng, nên trở thành dị thục sinh. Cho nên phải biết giải thích đầu tiên là tốt.

Lại nói: Nhân Dị thục dẫn phát tức khắc, nhậm vận tùy chuyển, không cần thường khởi lại gia hạnh, mới được sinh. Nhân Dị thục nầy không thể lập tiếng là tánh dị thục sinh. Do đó, trái lại có công năng lập tiếng chẳng phải dị thục sinh. Nếu chấp tiếng làm tánh dị thục sinh thì một khi khởi đoạn rồi thì nên không sinh lại. Vì dị thục sinh một phen khởi đoạn rồi, không có nhân của gia hạnh có thể khởi lại.

Chúng ta đều thừa nhận nghiệp chiêu cảm dị thục, không do khởi lại gia hạnh mới sinh. Vì sao các ông nói lại ý chỉ nầy?

Chấp trước thuyết kia đã nói không có gì chứng minh tác dụng dị thục sinh, chỉ nên vì thoả mãn số văn luận của mình, gây nên lời phù phiếm nầy. Lại, thuyết kia chấp là, có tùy giới riêng, vì không có tác dụng vì ở trong chuyển dị thục do nghiệp dẫn, giới tùy theo kia không có tác dụng, nên đã thừa nhận dị thục do nghiệp nhân dẫn tức khắc, không cần thường phát lại gia hạnh, đâu cần chấp riêng, làm giới tùy theo nầy, hoặc nên thừa nhận dẫn nghiệp nầy không có tác dụng. Lại, ý ta nói: Tiếng thường gián đoạn, tùy theo muốn sinh lại. Sắc của dị thục sinh không có việc như thế. Nay vì sao ông lại nói: Về sự việc nầy của mắt v.v… lẽ ra đồng? Há sắc dị thục dứt rồi khởi lại?

Lại, ý vấn nạn của ta: Tiếng đã là sắc khác, với pháp khởi sắc dị thục lẽ ra chẳng phải dị thục. Với ý v.v… dự định gì mà ông có ý v.v… vấn nạn thế nào? Ông tự cho đại chủng được làm nhân của tiếng, là dị thục, nên tiếng khác với dị thục sinh. Nếu thừa nhận ý v.v… cũng như thế, nghĩa là từ phi dị thục sinh v.v… lẽ ra chẳng phải hoàn toàn là dị thục sinh. Nếu từ dị thục sinh ra ý v.v… thì cũng hoàn toàn là dị thục sinh.

Đã không thừa nhận như thế, sao lại so sánh trách cứ, lại vì pháp sắc, phi sắc có khác, nên dị thục nối tiếp nhau, lẽ ra cũng không đồng, chẳng phải không là mắt dị thục sinh của người mù bẩm sinh khởi rồi dứt hoại, sau cùng không sinh lại, tức khiến cho pháp dị thục sinh của ý v.v… nối tiếp nhau rồi gián đoạn, cũng không khởi lại. Lại, tâm dị thục vì chẳng phải dị thục gián đoạn. Lại, khi dị thục sinh, tức chẳng phải dị thục có thể làm nhân cho sự sinh kia, lại có công năng dứt sinh kia, chẳng phải tiếng sinh ra nhân, liền khiến tiếng dứt. Thế nên, sắc dị thục và sự nối tiếp nhau của ý v.v… đều khác, không nên so sánh.

Nói tóm lại, thuyết kia đối với ngôn, nghĩa đẳng lưu, nuôi lớn dị thục của luận nầy, đều không hiểu rõ, đến nỗi vì cạnh tranh, lăng xăng ở đây, cho nên phải dừng lại, người xem xét nên biết.

Như thế, đã nói về dị thục sinh v.v…, nay nên tư duy, lựa chọn.

Nếu có giới nhãn trước không thành tựu, nay được thành tựu, thì cũng là nhãn thức ư? Nếu giới nhãn thức trước không thành tựu, nay được thành tựu cũng là giới nhãn?

Các câu hỏi như thế, nay nên lược đáp. Tụng nói:

Nhãn và nhãn thức giới

Riêng, đều được, phi đẳng….

Luận nói: Riêng được: Nghĩa là hoặc có giới nhãn trước không thành tựu, nay được thành tựu, chẳng phải nhãn thức, nghĩa là sinh cõi Dục, dần dần được nhãn căn. Và mất Vô sắc, khi sinh ở địa Tĩnh lự hai, ba, bốn. Hoặc có nhãn thức, trước không thành tựu, nay được thành tựu, chẳng phải giới nhãn, nghĩa là sinh lên địa Tĩnh lự hai, ba, bốn, nhãn thức hiện khởi và khi từ địa bốn Tĩnh lự kia mất, sinh địa dưới. Đều được, nghĩa là hoặc có hai giới trước không thành tựu, nay được thành tựu, nghĩa là mất ở Vô sắc khi sinh ở cõi Dục và Phạm thế. Phi nghĩa là câu phi, nghĩa là dứt trừ tướng trước. Đẳng(v.v..): Thâu nhiếp nghĩa chỗ khác chưa nói.

Đây là thế nào? Nghĩa là nếu thành tựu giới nhãn, cũng là giới nhãn thức phải không?

Nên tạo ra bốn luận chứng:

1. Luận chứng thứ nhất. Nghĩa là sinh ở địa Tĩnh lự hai, ba, bốn, nhãn thức không khởi.

2. Luận chứng thứ hai. Nghĩa là sinh cõi Dục, chưa được nhãn căn, hoặc được rồi mất.

3. Luận chứng thứ ba. Nghĩa là sinh cõi Dục, được mắt không mất. Và sinh Phạm thế. Nếu sinh ở địa Tĩnh lự hai, ba, bốn, nhãn thức hiện khởi.

4. Luận chứng thứ tư. Nghĩa là trừ tướng trước.

Cũng thế, giới nhãn và sắc giới, nhãn thức và sắc giới, được và thành tựu, tư duy như lý.

Do đường lý nầy, so sánh nên tư duy lựa chọn. Năm thứ sau, ba được và thành tựu và lẫn nhau đối nhau và xả không thành, như văn ở Tỳ-bà-sa đã chỉ rõ, e vì lời lẽ phiền phức, nên nay không nói lại.