LUẬN A TỲ ĐẠT MA THUẬN CHÁNH LÝ
Tác giả: Tôn giả Chúng Hiền
Hán dịch: Tam Tạng Pháp sư Huyền Tráng Đời Đường
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh
Hội Văn Hóa Giáo Dục Linh Sơn Đài Bắc Xuất Bản

 

QUYỂN 3

Phẩm 1: NÓI VỀ BẢN SỰ

(PHẦN 3)

Đã nói xứ, giới, tự tánh của bốn uẩn. Xứ, giới, tự tánh của thức uẩn thứ năm, nay sẽ chỉ rõ.

Tụng nói:

Thức, là đều liễu biệt

Đây gọi là ý xứ

Và bảy giới nên biết

Sáu thức chuyển làm ý.

Luận nói: Thức, nghĩa là phân biệt rõ: chỉ chấp chung nghĩa tướng của cảnh giới. Mỗi thức đều chấp chung tướng của cảnh giới kia, gọi đều phân biệt rõ, nghĩa là nhãn thức kia dù có nhiều cảnh có sắc v.v… hiện tiền. Tuy nhiên, chỉ chấp sắc, không chấp tiếng v.v… chỉ chấp màu xanh v.v… chẳng phải nói là xanh v.v… cũng chẳng phải vừa ý, không vừa ý v.v… chẳng phải nam, nữ v.v… chẳng phải người, đường ác v.v… chẳng phải được, mất v.v…

Như nhãn thức kia, đối với cảnh của mình, chỉ chấp chung về tướng. Cũng thế, thức khác, tùy theo chỗ thích ứng nên biết.

Có sư khác nói: Ai đối với pháp tánh, giả nói tác giả?

Vì ngăn dứt lìa thức, có người hiểu rõ chấp.

Hỏi: Ở chỗ nào lại thấy chỉ ở pháp tánh, giả nói tác giả?

Đáp: Vì hiện thấy nói bóng là lay động, nên bóng nầy, ở vào thời gian sinh vô gián, ở chỗ khác, mặc dù không có động tác, mà nói động: thức cũng như thế. Ở cảnh giới khác, vào thời gian nối tiếp nhau sinh, dù không có động tác, mà nói là thấy rõ giả, nghĩa là chủ thể thấy rõ cảnh, nên cũng không có sai lầm.

Hỏi: Làm sao biết thế?

Đáp: Vì hiện thấy chỗ khác, ngăn dứt tác giả, như Đức Thế Tôn

40 bảo Phả-lặc-cụ-na: Ta chung quy không nói có chủ thể nhận biết rõ.

Lại có thuyết nói: Sát-na gọi pháp tánh, nối tiếp nhau, gọi tác giả, tự ý lập ra trong duyên khởi giới, sẽ lại chỉ rõ. Thức nầy căn cứ thế gian, nói chung là ba, căn cứ căn, đối tượng nương tựa, chia riêng làm sáu, nên biết tức thức uẩn ở đây nói, ở trong môn xứ, lập ý xứ, ở trong môn giới, lập thành bảy giới và tiếng nêu rõ một, phân tích thành hai môn, nói thể của mỗi thức, chia ra xứ, giới. Bảy giới là gì? Sáu thức và ý. Nghĩa là giới nhãn thức, đến giới ý thức, tức sáu thức nầy chuyển biến thành giới ý. Giới ý nầy lập riêng môn uẩn, xứ, giới, nên biết thâu nhiếp các pháp đều hết. Trong đây, nên tư duy: nếu tức thức uẩn thì gọi bảy tâm giới. Thuyết trước đã nói thức uẩn, căn cứ ở căn, đối tượng nương tựa, phân biệt thành sáu.

Hỏi: Nay, lìa sáu thức, nói những pháp nào? Lại gọi là ý giới? Đáp: Lại, không có pháp khác tức ở đây.

Tụng nói:

Do tức thân sáu thức

Vô gián diệt là ý.

Luận nói: Tức thân sáu thức vô gián diệt rồi, vì có công năng sinh thức sau, nên gọi là giới ý. Vì thời phần khác, nên lập riêng không có lỗi, cũng như quả của con lập thành hạt giống của cha.

Hỏi: Nếu vậy, thể của giới lẽ ra chỉ mười bảy, hoặc chỉ mười hai. Lại, vì thâu nhiếp nhau, duyên gì kiến lập mười tám giới?

Tụng nói:

Thành chỗ nương thứ sáu

Mười tám giới nên biết.

Luận nói: Như giới năm thức, có riêng năm giới như nhãn giới v.v… làm chỗ nương tựa. Thức thứ sáu không có chỗ nương tựa riêng, như lìa sở duyên, thức không có nghĩa khởi, lìa chỗ nương tựa cũng vậy, thức sẽ không được sinh. Vì thành sự nương tựa nầy, nên nói giới ý.

Như thế, cảnh giới đối tượng nương tựa, chủ thể nương tựa, nên biết mỗi cảnh giới đều có sáu giới, thành mười tám.

Hỏi: Như thế nào đã diệt, gọi là hiện thức y?

Đáp: Là vì hiện thức sinh duyên gần gũi, như dù có sắc, nhưng chủ yếu là dựa vào mắt, nhãn thức được sinh. Như thế, mặc dù đã có cảnh sở duyên mà về sau thức sinh, cần phải nương tựa ý vô gián diệt của niệm trước, cho nên, trước kia nói diệt vô gián, nghĩa là ngăn dứt tâm hữu gián diệt của niệm trước. Dù trước đã nghe, lẫn tránh, nhưng vì chưa sinh, nên do vô gián nầy đã diệt, sáu thức làm hiện thức y, nói là giới ý, hoặc thức hiện tại đang trở thành tác dụng nương tựa, quá khứ đã trở thành duyên đẳng vô gián, cũng vì nhận lấy quả ở hiện tại, nên dù dựa vào thức hiện tại kia sinh, nhưng chẳng theo thức đó, nên tâm dựa vào tâm, không gọi là tâm sở, vì phẩm loại của tâm sở, tất nhiên tùy theo tâm.

Đã giải thích các uẩn, thủ uẩn, xứ, giới, sẽ tư duy lựa chọn nghĩa thâu nhiếp ở đây:

Các uẩn thâu nhiếp chung tất cả hữu vi, thủ uẩn chỉ thâu nhiếp tất cả hữu lậu, xứ, giới thâu nhiếp chung tất cả pháp. Năm uẩn vô vi gọi là tất cả pháp. Thâu nhiếp chung như thế, nên nói thâu nhiếp chung.

Tụng nói:

Tóm chung tất cả pháp

Do một uẩn, xứ, giới.

Nhiếp tự tánh không sót

Do xa lìa tánh khác.

Luận nói: Một uẩn là sắc, một xứ là ý, một giới là pháp. Ba thứ nầy thâu nhiếp chung năm uẩn vô vi, đều là nghĩa nhóm họp. Đặt ra lời nói chung, nghĩa là nay biết ba chung, chớ cho rằng mỗi thứ đều có một.

Có bộ khác chấp: Thâu nhiếp, nghĩa là thâu nhiếp khác, mỗi chỗ nói năng, thâu nhiếp khác vì khác. Vả lại như nói: Ba uẩn thâu nhiếp tám chi Thánh đạo. Nếu thâu nhiếp tự tánh, uẩn tuệ chỉ nên thâu nhiếp chánh kiến, chẳng phải chánh tư duy và chánh tinh tiến, uẩn định chỉ nên thâu nhiếp chánh định, không thâu nhiếp chánh niệm.

Trong Khế kinh đã không nói như thế, nên biết các pháp chỉ thâu nhiếp tánh khác. Lối chấp nầy không đúng, vì không có nhân nhất định. Nếu thâu nhiếp tánh khác thì nhân nào quyết định? Vì uẩn tuệ chỉ có khả năng thâu nhiếp chánh tư duy và chánh tinh tiến, không thâu nhiếp chánh niệm và chánh định, hoặc pháp khác. Nếu nói sự thâu nhiếp nầy cũng có nhân nhất định. Nghĩa là chánh tư duy và chánh tinh tiến, tánh của chúng mạnh mẽ, liên quan với pháp Bát nhã, niệm, định v.v… trái với tướng tuệ, niệm liên quan với tướng định, chẳng phải tư duy.

Nếu vậy thì trở thành chỉ thâu nhiếp tự tánh, vì không thừa nhận thâu nhiếp pháp tướng khác, nên các pháp đối đãi, đều là tướng khác, nếu có giống nhau đôi chút, rồi cho là thâu nhiếp nhau, lẽ ra phải thừa nhận tất cả, thâu nhiếp tất cả pháp. Há không như tương ưng với tánh khác, mà chẳng phải tất cả, tương ưng với tất cả.

Như thế, nên thừa nhận thâu nhiếp nhau tánh khác mà chẳng phải tất cả, thâu nhiếp nhau tất cả, việc nầy không nên so sánh. Nói về tương ưng, nghĩa là chỉ duyên pháp, thể khác đối với nhau, khi chung một duyên chuyển biến, dựa vào phẩm loại của hành tướng đều đồng, ở đây, nói tương ưng, nên chẳng phải tất cả. Sự thâu nhiếp nhau kia, là chung cho tất cả pháp.

Hỏi: Có nhân quyết định nào mà pháp nầy chỉ thâu nhiếp pháp kia, không thâu nhiếp pháp khác, nên tất cả thâu nhiếp tất cả, tất cả pháp?

Đáp: Do các sắc pháp và bất tương ưng, lần lượt đối đãi nhau, không có một duyên nào bằng nhau, với nghĩa tương tự nhau, có thể bất tương ưng thâu nhiếp nhau không đúng. Nếu thâu nhiếp tánh khác, vì sao mắt v.v… không thâu nhiếp tai v.v… đắc v.v… lần lượt đối với nhau cũng vậy.

Hỏi: Nếu vậy, vì sao kinh nói như thế?

Đáp: Trong đây, thuận nhau, giả nói là thâu nhiếp, nghĩa là chánh tư duy và chánh tinh tiến, đều là phẩm tuệ, vì thuận với chánh kiến, niệm là phẩm định, vì thuận với chánh định, nên giả nói gọi thâu nhiếp.

Nếu vậy, trong Khế kinh ấy nói: Năm căn như tín v.v… thuộc về tuệ căn. Ta dùng bốn gồm nhiếp các đồ chúng. Tâm trong đài quán thâu nhiếp các thứ trời cho v.v… Thế gian cũng nói hai then cửa thâu nhiếp các cửa, lưới bánh xe thâu nhiếp nan hoa, sợi tơ thâu nhiếp áo v.v…” Hỏi: Nghĩa ấy thế nào?

Đáp: Tất cả như thế, do ý thú giả mà nói, nghĩa là dựa vào phương tiện vời lấy dẫn sinh không tản mát, gìn giữ ý nghĩa, giả nói là thâu nhiếp, các đối tượng dẫn chứng thâu nhiếp tánh người khác nói, là nói tạm thời, vì đối đãi người khác thành, nên thâu nhiếp nghĩa nhân đối đãi thành tựu đồng với không thâu nhiếp. Lại, nếu thừa nhận pháp, nhất định thâu nhiếp tánh người khác, phần vị của một pháp sinh, lẽ ra tất cả sinh, khi một pháp diệt, lẽ ra tất cả diệt, đây là lỗi phi ái, ấy là tăng, khi một bộ dứt thì năm bộ lẽ ra phải dứt, tu đối trị vượt hơn, bèn không có công dụng.

Vì thấy các lỗi lầm như thế v.v…, nên các sư của bộ ta nói là gồm nhiếp tự tánh. Chỗ lập như thế, nói gồm nhiếp tự tánh, là nói rốt ráo, vì không đối đãi với khác, nên thâu nhiếp nhân không đối đãi, là thâu nhiếp chân thật, vì các pháp luôn lúc nào cũng thâu nhiếp tự tánh.

Lại, làm sao biết được không thâu nhiếp tánh khác, vì tất cả pháp đều lìa tánh khác, nghĩa là tánh nhãn căn lìa tánh nhĩ v.v… Pháp kia lìa pháp nầy, mà nói là thâu nhiếp pháp nầy, về lý, tất nhiên không đúng, nên biết các pháp chỉ thâu nhiếp tự tánh.

Như thế, nhãn căn chỉ thâu nhiếp sắc uẩn, xứ nhãn, giới nhãn, khổ, tập đế v.v… vì là tánh của nhãn căn kia, nên không thâu nhiếp uẩn khác, vì xứ, giới v.v… lìa tánh uẩn kia.

Như thế, pháp khác tùy theo chỗ thích ứng nên tư duy, vì tự tánh thâu nhiếp, về nghĩa nầy nên tư duy.

Hỏi: Hai nam căn, nữ thuộc về giới nào? Duyên nào ở đây khi xuất sinh nghi?

Đáp: Trong bộ khác (Dị bộ) nói: Vì chẳng phải thân căn, nên giới thân không thâu nhiếp, nên có thể sinh nghi, phải bỏ nghi nầy, giới thân định thâu nhiếp, khác với công dụng của thân.

Hỏi: Giới, thế nào là cảnh đồng loại, vì thức đồng, nên thuộc về một giới?

Đáp: Nói đồng loại… nghĩa là hai nam căn, nữ, vì đồng loại thân, vì do cảnh đồng, nên biết loại thân kia đồng. Nam, nữ đồng xúc với thân làm cảnh. Trong mắt, mũi, cuống họng tiếp xúc khói nên biết rõ, chỗ khác thì không đúng, há khác thân căn? Ba cảnh nầy đồng, do thức đồng, biểu thị tất cả đều là thân thức nương tựa, nên nghĩa tăng thượng khác, nên lập căn riêng, nghĩa là nam, nữ vì đồng cảnh thức với loại thân. Dù đồng xứ, giới, nhưng nghĩa tăng thượng có sai khác, nên lập riêng hai căn, như mười một căn, mặc dù đồng xứ, giới, nhưng về nghĩa tăng thượng thì khác, đều lập căn riêng, nhãn, nhĩ, tị căn đều dựa vào hai xứ. Duyên nào thể của giới thường không thành nhiều? Vì hợp hai làm một, nên chỉ có mười tám.

Hỏi: Vì sao hợp hai làm một giới?

Tụng nói:

Vì loại, cảnh, thức đồng

Dù hai giới thể một.

Luận nói: Nhãn, nhĩ, tị căn, dù mỗi căn đều có hai xứ, nhưng vì loại v.v… đồng, nên hợp thành một giới. Nói loại đồng, nghĩa là đồng tánh nhãn, nói cảnh đồng, nghĩa là đồng cảnh sắc. Nói thức đồng. Nghĩa là nhãn thức nương tựa, nhĩ, tị cũng thế, nên lập một giới.

Hỏi: Thể giới đã một, vì sao duyên hai xứ?

Tụng nói:

Nhưng vì khiến trang nghiêm

Như mắt… đều sinh hai.

Luận nói: Thân làm đối tượng nương tựa, vì tướng thân trang nghiêm, nên thể giới dù một, nhưng hai xứ sinh. Nếu xứ của nhãn, nhĩ căn chỉ sinh một, thì mũi sẽ không có hai lỗ, thế là thân không trang nghiêm.

Cách giải thích nầy không đúng, vì lạc đà, mèo, chim, diệt v.v… xấu xí như thế, đâu có trang nghiêm. Cho nên, các căn đều mang chủng loại khác nhau, an bài khác nhau như thế mà sinh. Nhân duyên đối đãi nầy, và nhân duyên khác nhau như thế, có ngăn ngại hoặc không hai sinh, cũng như thân căn: đầu, cổ, bụng, lưng, tay, chân v.v… an bài chủng loại khác nhau như thế, không nên nghi ngờ, vấn nạn, cũng có nhân duyên đối đãi, nhân duyên khác nhau như thế có chướng ngại. Hoặc vì sinh dị biệt, nên là rắn v.v… chi thân có thiếu. Lại thấy loại rắn kia, lưỡi chẳng phải một sinh. Cho nên, các căn được an bài khác nhau, nhân duyên đối đãi khởi, chẳng phải vì thân trang nghiêm. Nếu vậy, vì sao nói căn như nhãn v.v… vì khiến trang nghiêm, nên đều sinh hai xứ?

Nhãn căn nầy có nghĩa riêng, chẳng phải vì thân trang nghiêm, hiện thấy thế gian, đối với các tác dụng tăng thượng viên mãn, cũng nói trang nghiêm. Nếu căn như nhãn v.v… đều thiếu một chỗ thì công dụng thấy, nghe, ngửi, đều không sáng rõ, đều đủ cả hai thì tác dụng sáng rõ sinh ra. Cho nên, lời nói nầy là trang nghiêm, nghĩa là chính vì khiến cho nghĩa tăng thượng của tác dụng.

Đã giải thích các uẩn và thuộc về xứ, giới, sẽ giải thích nghĩa ấy:

Đối với cảnh của đối tượng nhận thức, uẩn thâu nhiếp hữu vi, xứ, giới cũng thâu nhiếp các pháp vô vi. Vì sao như thế? Vì trong cảnh của đối tượng nhận thức, hoặc gọi là uẩn, hoặc gọi xứ, giới, vì do ba nghĩa uẩn, xứ, giới khác nhau, nghĩa khác nhau là gì?

Tụng nói:

Nhóm, sinh môn, dòng họ

Là nghĩa uẩn, xứ, giới.

Luận nói: Nghĩa chứa nhóm là nghĩa uẩn, nghĩa môn sinh là nghĩa xứ, nghĩa dòng họ là nghĩa giới.

Hỏi: Vì sao biết nghĩa nhóm là nghĩa uẩn?

Đáp: Vì kinh nói, như Khế kinh nói: tất cả các sắc hoặc quá khứ, hoặc vị lai, hoặc hiện tại, hoặc trong, hoặc ngoài, hoặc thô, hoặc tế, hoặc thua kém, hoặc vượt hơn, hoặc xa, gần. Tất cả như thế, lượt làm một nhóm, gọi là sắc uẩn.

Hỏi: Trong kinh nầy chỉ rõ nghĩa nhóm là uẩn, vì sao biết nghĩa môn là xứ?

Đáp: Vì lời dạy bảo. Xứ, nghĩa là môn sinh, vì pháp tâm, tâm sở, ở trong đó sinh trưởng, nên gọi là xứ. Là nghĩa năng sinh trưởng tác dụng của pháp kia. Như Khế kinh nói: Phạm chí nên biết! Dùng mắt làm môn, chỉ vì thấy sắc. Kinh nầy chỉ chứng nghĩa môn có sáu, nhưng tâm, tâm sở có mười hai môn, nên Khế kinh nói: Mắt và sắc làm duyên sinh ra nhãn thức, ba xúc hòa hợp cùng khởi thọ, tưởng, tư. Như thế, cho đến ý và pháp làm duyên sinh ra ý thức. Ba Xúc hòa hợp cùng khởi thọ, tưởng, tư.

Có sư khác nói: Do xứ nầy dựa vào tâm v.v… nầy sinh trưởng, nên gọi là xứ.

Hỏi: Vì sao biết nghĩa dòng họ là giới?

Đáp: Vì tương tự với nghĩa dòng họ của thế gian, như trong một ngọn núi, có các Hùng hoàng, Thư hoàng, đất đỏ, với rất nhiều dòng họ An thiện na v.v… gọi là nhiều giới.

Như thế, một thân, hoặc một tương tục (nối tiếp nhau) có mười tám loại dòng họ các pháp, gọi mười tám giới. Như trong núi kia, có Hùng hoàng v.v… sinh ra các quặng mỏ gốc, gọi là chủng tộc.

Như thế trong đây có tâm, tâm sở sinh, gốc ở các pháp, gọi là chủng tộc.

Nếu vậy nghĩa của xứ, giới lẽ ra xen lạm lẫn nhau, vì đều có tâm, tâm sở sinh ra nghĩa gốc.

Do phân biệt nầy, nên giải thích nghĩa chủng tộc: Như Hùng hoàng v.v… lần lượt so sánh nhau về thể loại không đồng, nên gọi chủng tộc.

Như thế, nhãn v.v… lần lượt so sánh với nhau, vì thể loại không đồng, nên gọi chủng tộc.

Hỏi: Nếu vậy, giới ý so với sáu thức, không có thể loại riêng lẽ ra, chẳng phải giới riêng?

Đáp: Vấn nạn nầy không đúng, vì thể loại của đối tượng nương tựa, chủ thể nương tựa riêng.

Có thuyết nói: Vì thời gian an lập phân ra khác.

Lại có thuyết nói: Sáu là ý trước, vì ý chẳng phải sáu trước, nên rất khác nhau. Mặc dù thể các giới đều chung cho ba đời, nhưng căn cứ phần vị, đặt riêng tên khác. Vì tên nầy nên nói sáu trước, ý sau, ý vị lai sáu.

Hỏi: Đơn vị thời gian chưa phân rõ làm, sao có thể nói trước sáu, sau ý?

Đáp: Nếu dùng nghĩa nhóm để giải thích nghĩa uẩn: uẩn thì chẳng thật, nhóm là giả. Vấn nạn nầy không đúng, vì đối với nhóm đối tượng nương tựa, vì lập ngôn nghĩa, nên chẳng phải nhóm, tức nghĩa, vì nghĩa là sự khác nhau của tên vật thật. Vì nhóm chẳng phải thật.

Cách giải thích nầy biểu thị kinh có nghĩa thú rộng lớn, nghĩa là như nói nhóm. Lìa nhóm, đối tượng nương tựa, không có riêng thể của nhóm thật có thể được.

Như thế, nói ngoài uẩn sắc v.v… của ngã, không nên cầu riêng thật có thể của “ngã. Trong uẩn nối tiếp nhau, vì giả nói ngã, như nhóm thế gian, ngã chẳng phải thật có.

Hỏi: Nếu uẩn thật có thì kinh chỉ rõ nghĩa gì?

Đáp: Chớ cho đối tượng hóa sinh biết pháp sắc v.v… Vô lượng khác nhau của phẩm loại ba thời gian, vì đều là uẩn, mà uẩn thì vô biên, bèn sinh ra khiếp nhược, lùi sụt, nghĩa là ta đâu có thể biết khắp, dứt hẳn vô biên uẩn nầy!

Vì khích lệ người kia, nên nói uẩn dù vô biên, nhưng vì tương đồng, nên nói chung là một. Lại, các người ngu đối với nhiều uẩn, nghĩ là hợp nhất, hiện khởi ngã chấp, vì khiến cho người kia bỏ ý nghĩ hợp nhất, nên nói trong một uẩn có rất nhiều phần. Không vì bảo cho biết rõ năm uẩn sắc v.v… có nhiều pháp hợp thành là giả, chẳng phải thật. Lại, một cực vi thuộc về ba đời v.v…, dùng tuệ lược phân tích làm một nhóm. Dù uẩn tức nhóm, nhưng nghĩa thật thành, pháp khác cũng thế, nên uẩn chẳng phải giả. Lại, trong mỗi một pháp khởi riêng, vì cũng gọi là uẩn, nên uẩn nhất định chẳng phải giả, như nói thọ câu sinh, gọi thọ uẩn, tưởng gọi tưởng uẩn. Thuyết khác như kinh: Đối với tất cả thời gian, vì hòa hợp sinh, nên dù uẩn đều khác nhau, nhưng nghĩa nhóm vẫn thành.

Có sư khác nói: Nghĩa có thể phần đoạn, là nghĩa uẩn. Các pháp hữu vi đều có ba phần đoạn quá khứ, vị lai, hiện tại.

Kinh chủ phán quyết: Cách giải thích nầy vượt qua kinh. Nay nói là không đúng, vì không trái lý.

Hỏi: Với hai nghĩa xứ, giới, Há không vượt qua kinh, mà ở trong đó thâu nhiếp lấy là chánh, lại có lý gì?

Đáp: Chỉ trong nghĩa uẩn, cố nhiên cầu kinh chứng, đối với nghĩa xứ, giới, chỉ dựa vào lý để giải thích, tuyệt đối không cầu kinh. Quán nghĩa nầy nói: Giống như vì chuyên bè bạn, nên như Kinh chủ kia, căn cứ lý không có trái.

Vì sao Đức Thế Tôn đối với cảnh đối tượng nhận thức do môn uẩn v.v… tạo ra ba thuyết?

Tụng nói:

Vì ngu căn thích ba

Nói ba: uẩn, xứ, giới.

Luận nói: Ý nghĩa của đấng Thiện Thệ, dù cùng cực khó biết, nhưng căn cứ vào lý để tìm tòi tương tự thích ứng như ở đây, nghĩa là các đệ tử ngu căn và lạc, vì đều có ba, nên đấng Thiện Thệ đã thuận theo đệ tử kia, nói ba thứ pháp môn: Uẩn, xứ, giới. Lạc, nghĩa là thắng giải ba, nghĩa là đều có ba. Chúng sinh được giáo hóa, ngu có ba thứ: Có tâm sở ngu, chấp chung làm ngã, có khi chỉ ngu sắc, có khi ngu sắc tâm. Căn cũng có ba, nghĩa là căn chậm lụt trung bình, nhạy bén. Lạc cũng có ba thứ, nghĩa là thích văn ngắn gọn, vừa phải và rộng, nên thuận theo chúng sinh được hóa độ, phân biệt phẩm như thế. Như thứ lớp các căn đó, đấng Thiện Thệ vì nói ba thứ uẩn, xứ, giới. Trong đây Kinh chủ nói cũng ít, nghĩa các đệ tử đã qua tác ý, đã tập thành thục, đầu tiên, tu sự nghiệp, vì phân biệt vị, nên ôm ấp hành ngã mạn, chấp sở tùy của ngã, mê thức, y, duyên. Vì phân biệt ba lỗi, nên cậy mạng, của cải, chủng tộc mà sinh kiêu mạn, buông lung, vì ba bệnh khác, nên do các duyên nầy, như thứ lớp các duyên ấy, Đức Thế Tôn vì nói ba thứ uẩn, xứ, giới.

Thượng tọa bộ kia nói: Nói uẩn vì nói đối tượng chấp một, hợp các tướng khác nhau, nói xứ vì nói cảnh và có tướng khác nhau của cảnh, nói giới vì nói cảnh và cảnh hữu và tướng khác nhau của thức được sinh.

Hỏi: Vả lại, nói môn xứ như thế nào lặp cảnh, có tướng cảnh?

Đáp: Trong đây, không nói năm căn như nhãn v.v… và vì làm tánh cảnh của ý căn. Nhưng tất cả pháp đều là cảnh của ý căn. Cảnh nầy đối với cảnh của ý, chẳng phải vì nói khắp để lập môn xứ, chỉ nói bảy pháp, vì làm cảnh của ý, như Khế kinh nói: Bí-sô nên biết! Pháp, là xứ ngoài, là mười một xứ, không thâu nhiếp pháp. Lại, xứ xứ nói pháp, làm cảnh của ý, nên nói trong xứ, dường như chẳng lập cảnh khắp, có tướng cảnh. Các hữu ở đây, lại nói lời nầy: Như Khế kinh nói: Ý và pháp làm duyên sinh ra ý thức, nghĩa là nói tất cả pháp đều là cảnh của ý. Người kia chỉ có lời nói, vì lý, giáo không có.

Nếu phải như thế, thì sao gọi quyết định lập tướng xứ khác?

Vả lại, không lập cảnh khắp và lỗi của cảnh hữu, thì đồng với trước. Lại, Thượng tọa bộ nói: Vì các pháp đều là đối tượng hành của ý, đều thuộc về pháp xứ.

Nếu vậy thì chỉ nên lập một pháp xứ, vì tất cả pháp đều là cảnh của ý. Người nầy chỉ có lời nói, không có định lượng để chứng minh. Lại, người kia nói, dù thật một xứ, mà căn cứ tướng khác nhau ở trong một, để lập mười một thứ khác, nghĩa là đầu tiên, xứ nhãn cũng gọi pháp xứ, cho đến xứ ý, cũng gọi pháp xứ, pháp xứ sau cùng, chỉ gọi là xứ pháp.

Nếu vậy thì vượt qua thuận với kinh Biệt Xứ, như kinh ấy nói: Bísô nên biết! Pháp là xứ ngoài là mười một xứ không thâu nhiếp. Lại, các chỗ đều nói pháp là cảnh của ý, đều không có xứ, ngôn ngữ. Mười một thứ như nhãn v.v… gọi là pháp xứ, nên không thể cho rằng, dù đều là pháp xứ mà căn cứ pháp xứ riêng trong kinh ấy, nói mười một xứ sở không thâu nhiếp pháp, gọi là pháp xứ. Cho nên, kinh ấy nói, chỉ tự tính toán, so đo. Lại, dù kinh kia lập cảnh và cảnh có, nhưng rất tạp loạn.

Hỏi: Tự cảnh của năm thủ, ý duyên tất cả, đâu có tạp loạn?

Đáp: Có cảnh làm cảnh, cảnh làm cảnh có, Há chẳng phải tạp loạn? Không hiểu rõ trong đây cái gì là cảnh có? Cái gì là cảnh? nên rất mê loạn. Đối với kinh nầy, ta nhận thấy ý nghĩa sâu xa như thế nầy: Nói xứ là muốn biểu thị cảnh, đối tượng nương tựa không xen lẫn, khác với cảnh hữu.

Ở đây là là sao? Vì bỏ ngã chấp? Luận giả chấp ngã, đã giả dối tạo ra lời nói nầy: Ta là người thấy, cho đến người biết. Ta đây tức là đối tượng dựa của lạc v.v…?

Kinh nầy chỉ thị có tác dụng của nhiều pháp, chứng tỏ không có một pháp nào được gọi là người năng thấy, cho đến đối tượng nương tựa. Vì lý nầy, nên mặc dù tất cả pháp đều là cảnh của ý, nhưng là cảnh không chung. Chỉ là cảnh: Nghĩa là lập làm cảnh của ý, chỉ đối với cảnh nầy, lập ý làm cảnh “hữu. Người kia chớ cho rằng, cảnh nầy khác với tưởng, nói là ngã, vì đó các pháp xứ, thể chỉ là cảnh, cũng có cảnh hữu. Tuy nhiên, chẳng phải đối tượng nương tựa. Hoặc cảnh nầy với ý, lập một cảnh hữu là chủ thể nương tựa, cũng không có lỗi. Mắt v.v… và ý, dù cho ý căn có nghĩa cảnh không chung, nhưng chẳng phải chỉ có cảnh. Năm uẩn như sắc v.v… dù chỉ là cảnh, nhưng không có nghĩa cảnh không chung của ý căn. Năm căn như nhãn căn v.v… lại không có cảnh khác, tức cảnh sắc v.v…, gọi là không chung, tức đối với cảnh nầy, nói có tên cảnh. Tiếng xứ trong đây, là nói sáu thứ như nhãn v.v… làm xứ, đối tượng nương tựa, nói sáu thứ như sắc v.v… làm xứ, sở duyên, nhằm chỉ bày rõ mắt, sắc nầy làm duyên sinh trưởng pháp khác, nên nói là xứ, tức căn cứ lý nầy, để giải thích tên xứ, nghĩa là vì có công năng sinh trưởng pháp tâm, tâm sở, nên gọi là xứ. Cho nên gọi là xứ là lập cảnh không xen lẫn và cảnh hữu, không lẫn lộn, có tác dụng. Đối với kinh nầy, ta nhận thấy là ý nghĩa, xem xét, lựa chọn pháp, nghĩa là lẽ ra lại tầm tư: vì sao trong tất cả pháp tâm sở, lập riêng hai pháp làm thọ, uẩn, tưởng uẩn?

Hiếp Tôn giả nói: Đức Thế Tôn đối với pháp, thấu đạt mà lập, không nên hỏi vặn, hoặc nói có nhân.

Tụng nói:

Nhân sinh tử, tránh căn

Và vì nhân thứ lớp

Đối các pháp tâm sở

Lập riêng Thọ, tưởng uẩn.

Luận nói: Căn bản tranh chấp của thế gian lược có hai thứ: Là tham đắm dục, đam mê, vướng buộc, và tham đắm kiến, đam mê, trói buộc. Đầu tiên, nhân thọ khởi, sau, do tưởng sinh vị, vì sức thọ, nên tham đắm các dục, vì sức tưởng đảo, nên tham đắm các kiến. Lại. pháp sinh tử, dùng thọ và tưởng làm nhân hơn nhất, vì đam mê thọ lạc, vì chấp tưởng điên đảo, nên hành động ái, kiến, luân hồi sinh tử, do hai nhân nầy, và (sau sẽ nói nhân thứ lớp), nên biết lập riêng thọ, tưởng làm uẩn. (Nhân thứ lớp thọ, tưởng, gần kế sẽ nói). Lại, thọ, tưởng nầy, có thể làm hai pháp tạp nhiễm: Ái, kiến. Vì căn bản của sự sinh, mỗi ái kiến đều được phân biệt rõ tên một thức trụ, nên căn cứ diệt hai nhân nầy lập định diệt.

Hỏi: Các nhân như thế có nhiều phẩm loại. Vì sao vô vi lại nói ở xứ, giới, mà không thuộc về uẩn?

Tụng nói:

Uẩn không nói vô vi

Vì nghĩa không tương ưng.

Luận nói: Các pháp vô vi, nếu nói là uẩn, lập ở trong năm, hoặc làm thứ sáu, đều không hỡp lý, vì nghĩa trái nhau. Vì sao? Vì vô vi kia chẳng phải sắc, cho đến chẳng phải thức, nên chẳng phải ở thứ năm. Nghĩa nhóm là nghĩa uẩn, chẳng phải pháp vô vi. Như sắc v.v… kia có phẩm loại sai khác: quá khứ v.v… có thể lược thành một nhóm, gọi là uẩn vô vi, nên chẳng phải thứ sáu. Lại, pháp vô vi, khởi nương tựa điên đảo và phương tiện dứt, vì nghĩa trái nhau, nên nói uẩn hữu lậu, chứng tỏ là chỗ nương dựa điên đảo, nói uẩn vô lậu, chứng tỏ là phương tiện dứt. Vô vi đối với hai nghĩa nầy đều không có, vì nghĩa không tương ưng, nên không lập uẩn.

Có thuyết nói: Vì vô vi là sự dừng nghỉ của uẩn, nên không thể gọi uẩn, như chiếc bình vở của đời, không còn gọi là bình.

Kinh chủ vấn nạn: Chiếc bình vở kia, nếu đem so sánh với xứ, giới, lẽ ra thành lỗi, nghĩa là ở sự nghỉ ngơi của xứ, giới, lẽ ra chẳng phải xứ, giới, trái với chỗ y cứ, hoàn toàn là do chúng sinh chấp ngã ở môn uẩn, nhập vào địa vị vô dư các uẩn liền dứt, xứ, giới thì không đúng, vì chẳng phải hoàn toàn sinh, nên chỉ thủ uẩn khởi giả gọi là sinh, nếu các uẩn dứt, cũng lập làm uẩn. Khi nhập Niết-bàn rồi, uẩn khác lẽ ra còn. Chúng sinh sợ uẩn có nhiều lỗi lầm, lẽ ra đối với Niết-bàn không có tưởng yên ổn. Vì chẳng phải đối với xứ, giới, hoàn toàn có nhiều lỗi, nên xứ, giới của địa vị vô dư vẫn tùy theo, thành ra uẩn không nên so sánh với xứ, giới kia, sẽ trở thành lỗi. Lại, ý nói sự thôi dứt nầy chẳng phải chỉ rõ dứt, vì thể của không, phi trạch diệt, chẳng phải dứt. Lời nói nầy, ý biểu thị, nếu tướng uẩn ở xứ nầy thì đều không gọi là uẩn dứt, vì nghĩa nhóm trên ba vô vi, đều không thể gọi là uẩn dứt, chẳng phải nghĩa tộc, môn. Vì ở vô vi kia cũng không có, thành ra không nên so sánh.

Cách giải thích nầy, khéo phù hợp với nghĩa tụng. Đức Thế Tôn khởi sự giáo hóa, lấy tuệ giác làm ưu tiên. Căn cứ vào đâu để nói uẩn theo thứ lớp như thế?

Tụng nói:

Tùy thô, nhiễm,chứa đựng

Giới lập thứ lớp riêng.

Luận nói: Năm uẩn tùy theo thô, tùy theo đồ đựng v.v… nhiễm và giới khác nhau, nên lập theo thứ lớp. Tùy theo thô mà lập, là thô nhất trong năm thứ, đó là sắc uẩn, vì có đối, ngại. Vì năm thức nương tựa, vì cảnh của sáu thức, nên thuyết đầu tiên trong năm, là thô nhất trong bốn thứ, đó gọi là thọ uẩn, dù không có hình chất, vì công dụng của hành tướng dễ biết rõ, nên nói đầu tiên trong bốn, thô nhất trong ba, đó gọi là Tưởng uẩn. Chấp lấy tác dụng hành tướng nam, nữ v.v… vì dễ biết rõ, nên nói thứ nhất trong ba, thô nhất trong hai, đó gọi là Hành uẩn, tham v.v… khởi hiện hành tướng rõ ràng, vì dễ biết rõ, nên nói đầu tiên trong hai, vì thức uẩn rất vi tế, nên nói sau cùng. Nói tùy theo nhiễm lập, nghĩa là từ vô thỉ sinh tử đến nay, nam, nữ đối với thân, lại ái nhiễm nhau, vì do hiển hình v.v…, nên trước nhất nói sắc. Như thế, sắc tham, vì đam mê vị chiêu cảm thọ, nên kế nói thọ, sự thọ nhận vị vui quá nầy, vì do tưởng điên đảo, nên kế là nói tưởng. Tưởng nầy điên đảo, vì do sức của phiền não, nên kế là nói hành. Sức của phiền não nầy vì dựa vào chủ thể dẫn phát thức của hữu sau sinh, nên sau, nói thức.

Tùy theo đồ đựng v.v… Nghĩa là sắc như đồ đựng, vì đối tượng nương tựa của thọ, nên thọ loại uống ăn, vì tăng ích, tổn giảm thân hữu tình, nên tưởng đồng giúp vị. Do chấp lấy tướng bình đẳng trong oán, thân, vì giúp sinh thọ, nên hành giống như người đầu bếp, do sức của phiền não của nghiệp tư tham v.v…, vì dị thục sinh của ái, phi ái v.v… thức dụ cho người ăn: Vì làm chủ vượt hơn trong gốc hữu tình, nên thức làm thượng thủ (đứng đầu) vì thọ v.v… sinh, tức do lý nầy, đối với thọ, tưởng v.v…, tùy theo phước hạnh. Chỉ nói thức vì tùy theo phước hạnh: lại do lý nầy, nói hành duyên thức. Và do đó Đức Phật bảo Nan-đà: Nếu thức không có, thì không vào thai mẹ. Vì tâm tạp nhiễm nên hữu tình tạp nhiễm, vì tâm thanh tịnh nên hữu tình thanh tịnh.

Ở trong pháp đều khởi (câu khởi) của thọ, tưởng v.v…, thì các kinh như thế v.v… chỉ nêu lên thức là chủ. Tùy theo giới khác nhau, nghĩa là sắc trong cõi Dục, là hơn nhất, vì cảnh sắc của các căn, đều có đủ. Thọ ở cõi Sắc là hơn, thọ hưởng các thọ vi diệu, thù thắng trong sinh tử, có thể được đủ. Trong ba Vô sắc, tưởng vượt hơn hết. Vì địa Vô sắc kia, nhận lấy tướng rất rõ ràng. Trong hữu thứ nhất, hành là hơn, vì tư kia hay chiêu cảm quả rất lớn, bản uẩn nầy tức thức trụ, thức trụ trong bốn uẩn đó, biểu thị như hạt giống ở thế gian theo thứ lớp, gieo trồng. Cho nên, thứ lớp các uẩn như thế. Do năm uẩn nầy không có lỗi tăng, giảm, tức do các nhân thứ lớp như thế, đối với tâm sở, lập riêng thọ, tưởng, nghĩa là thọ và tưởng, là tướng thô ở trong tâm sở sinh nhiễm, giống như thức ăn đồng giúp, vì mạnh mẽ trong hai cõi, nên lập riêng uẩn.

Đã tùy theo bản tụng, lại căn cứ ở môn chuyển để nói nhân thứ lớp. Bốn thứ như thế, sẽ căn cứ ở môn hoàn. Lại, nói một thứ, nghĩa là nhập pháp Phật có hai môn quan trọng:

  1. Quán bất tịnh.
  2. Niệm Giữ gìn hơi thở (Quán sổ tức).

Môn quán bất tịnh, quán sắc tạo. Môn gìn giữ niệm hơi thở, nghĩ nhớ đại chủng. Vì sở duyên ở môn quan trọng, nên trước hết nói sắc. Do sức quán nầy, phân tích Sát-na cực vi của tướng sắc, lần lượt khác nhau.

Khi quán như thế, vì thân khinh an (nhẹ nhàng), nên tâm có cảm giác vui, nên kế là nói thọ. Thọ hợp với thân, nhất định làm tổn ích, tổn ích đối với ngã, về lý tất nhiên không thành. Do quán giải này, tưởng ngã liền diệt tưởng pháp bèn sinh, nên kế là nói tưởng. Vì tưởng nầy, nên chỉ đạt pháp hữu. Vì phiền não không hiện hành, nên kế là nói hành. Phiền não đã dứt, tâm trụ ở điều hòa, nhu thuận, có khả năng kham chịu tâm ấy nên kế là, nói thức.

Đã nói thuận theo thứ lớp, trái với thứ lớp, lẽ ra phải nói, vì e sẽ nhàm chán văn phiền phức, nên thôi.

Như thế, đã nói về thứ lớp các uẩn, ở trong giới, xứ, lẽ ra trước phải nói, nói về thứ lớp sáu căn, nhưng do thứ lớp thức, cảnh nầy có thể biết.

Hỏi: Nhãn v.v… vì sao có thứ lớp như thế?

Tụng nói:

Năm cảnh trước chỉ hiện

Bốn cảnh chỉ được tạo

Dụng khác, xa, nhanh, rõ

Hoặc tùy chỗ thứ lớp…

Luận nói: Năm căn trước: Nhãn căn v.v… ở trong sáu căn, chỉ chấp lấy hiện cảnh, nên nói. Cảnh của ý không nhất định: Vô vi ba đời, hoặc chỉ chấp lấy một, hoặc hai, ba, bốn, nên nói sau. Cảnh quyết định, nghĩa là dụng không có tạp loạn, tướng nó rõ ràng, cho nên nói trước. Cảnh không nhất định, nghĩa là dụng có tạp loạn, tướng không rõ ràng, cho nên nói sau.

Đã nói bốn cảnh, chỉ đối tượng tạo, nghĩa là trước lưu truyền đến đây, bốn cảnh trước trong năm cảnh, chỉ có đối tượng tạo, cho nên nói trước. Cảnh của thân không nhất định, vì sắc tạo, đại chủng đều làm cảnh, cho nên nói sau, đôi khi thân căn chỉ chấp lấy đại chủng, hoặc có lúc thân căn chỉ chấp lấy sắc tạo, hoặc có khi thân căn cùng chấp lấy cả hai thứ, cho nên nói thân thức.

Có thuyết nói: Rất nhiều duyên năm xúc khởi, nghĩa là tùy theo một xúc trơn v.v… trong bốn đại chủng.

Có thuyết nói: Nhiều duyên nhất là mười một duyên khởi. Khác, nghĩa là bốn trước, như chúng thích nghi có, công dụng xa, nhanh, và rõ, cho nên nói trước. Nghĩa là nhãn, nhĩ căn vì chấp lấy cảnh xa, nên nói hai căn nầy trước. Trong đó, công dụng của mắt là xa nên nói trước. Như rừng cây ở xa, gió thổi v.v… lay động, hiện thấy cây lay động mà không nghe tiếng. Lại, công dụng của mắt là nhanh: Đằng trước từ xa trông thấy người đang đánh trống, dóng chuông, mà nghe tiếng sau. Công dụng của hai căn mũi, lưỡi đều chẳng phải xa.

Nói mũi trước là do nhanh và rõ, như khi đối với mùi hương, các thức uống ăn ngon, mũi ngửi mùi hương trước, lưỡi nếm vị sau.

Như thế, căn có công năng tác dụng xa, nhanh, rõ, cảnh định, bất định, để nói về thứ lớp căn, hoặc tùy theo chỗ nương dựa ở trong thân, an bài trên, dưới, để nói thứ lớp căn. Theo truyền thuyết, xứ mắt trong thân ở trên, lại hiện rõ ở mặt, cho nên nói trước, chỗ dựa căn của căn tai, mũi, lưỡi, xuống dưới dần, xứ thân phần nhiều ở dưới, ý không có phương xứ, có thì nương dựa ở năm căn sinh, nên nói sau cuối, Há không là lý thật? Tị căn rất vi tế, ở giữa mũi, trán, chẳng phải ở phía dưới mắt, nên nói: Ba căn tạo thành hàng ngang ở chỗ không cao, thấp, như mũ, hoa, búi tóc. Về lý thật nên như thế. Nhưng ý Kinh chủ căn cứ ở chỗ căn, giả nói như thế, Kinh chủ hoặc nói là vì giống như, chung cho cách giải thích khác, nên nay ở đây làm văn tụng riêng:

Năm dụng trước, khởi trước

Năm dụng, một, hai xa

Ba dụng một, hai, rõ

Hoặc tùy xứ thứ lớp.

Năm căn trước như mắt v.v… trong sáu căn, trước khởi công dụng ở cảnh như sắc v.v… sau, ý mới sinh, cho nên nói trước, như bản luận này nói: Năm cảnh sắc v.v… năm thức thọ nhận trước, ý thức biết sau. Vì là thức chính nó dựa vào và chấp lấy cảnh chính nó nên biết đều là công dụng của mắt v.v…

Hai dụng đầu trong năm căn, là xa vì cảnh không hợp, cho nên nói trước. Công dụng của mắt trong hai, lại xa đối với tai. Dẫn sự như trước, cho nên nói trước. Ba dụng như mũi v.v… vì hai dụng đầu rõ ràng, nên mũi ở trước, lưỡi kế thân sau. Như đối với hương mũi có công năng chấp lấy vi tế, thân đối với sự lạnh, ấm, thì không đúng.

Tùy theo xứ thứ lớp, giải thích không khác trước.

Hỏi: Nếu cảnh như sắc v.v… năm thức trước thọ, ý thức biết sau, làm sao trong mộng, có thể chấp lấy sắc v.v…?

Có sư khác nói: Trong mộng nghĩ, nhớ lại cảnh đã thọ nhận trước kia. Nếu không như vậy, thì các người mù bẩm sinh lẽ ra cũng chấp lấy sắc ở trong mộng của họ?

Đáp: Có thuyết nói: Trong mộng, chẳng phải nhất định nhớ lại cảnh mà mình đã thọ nhận trước kia, vì nhận lấy cảnh tướng rõ ràng hiện tiền, nên chẳng phải nhớ lại phân biệt rõ cảnh đã thọ nhận ở phần vị thức giác, như sắc v.v… hiện tiền, rõ ràng có thể chấp lấy ở trong mộng, chẳng phải khi ở phần vị mộng nhớ lại cảnh xưa. Có công đức thù thắng, vượt qua ở phần vị thức giác. Do cảnh đã thọ nhận trước của sự nhớ lại nầy sáng rõ hiện tiền hơn phần vị giác. Cho nên, trong mộng, có thể nhận lấy. Chẳng phải sắc v.v… đã thọ nhận trước kia, tuy nhiên ở phần vị mộng, đôi khi cũng có thể nhớ lại cảnh xưa, đây chẳng phải mộng thật, vì không thể chấp lấy cảnh tướng rõ ràng.

Hỏi: Nếu vậy, người mù bẩm sinh vì sao ở phần vị mộng, không thể chấp lấy sắc?

Đáp: Ai nói người mù bẩm sinh không thể chấp lấy sắc ở phần vị mộng của họ? Nếu cho trong mộng thì nhất định sẽ nhớ lại cảnh trong mộng đã thọ nhận trước kia, chẳng phải trước đó chưa thọ nhận, nên tuy người mù bẩm sinh nhận lấy sắc ở trong mộng. Trong sự sinh khác xưa kia vì đã từng thấy sắc, lại ở trong mộng, chẳng phải chỉ mộng thấy sự việc đã từng trải qua, như chỗ khác nói. Cho nên, mộng của người mù bẩm sinh, cũng nên như vậy, mà luận này nói: Năm cảnh như sắc v.v… năm thức thọ nhận trước nhất, ý biết sau, nghĩa là căn cứ ở thọ nhận.

Có thuyết nói: Chẳng phải nhất định thế.

Như thế đã nói: Đối với cảnh như sắc v.v…, mắt v.v… tác dụng trước, ý sinh sau, cũng chẳng phải nhất định. Năm thức như nhãn v.v… lần lượt lẫn nhau làm duyên đẳng vô gián. Vì bản luận đã nói.

Trong đây, lại căn cứ ở phần vị tán chẳng phải mộng, thọ nhận xong thứ lớp sắc v.v… mà nói.

Do đó, là giải thích chỗ định nhận lấy sắc. Người ở chỗ rảnh rang, nhàn nhã, đều nói lời nầy: Màu xanh v.v… trong định, là sắc có thấy, không thể nói là định sắc nầy là sắc tướng dị loại mà nhãn thức đã từng thọ nhận, vì biểu hiện rõ ràng ở trong định nầy, nên cảnh sắc của định nầy là cảnh được tạo, đại chủng do định sinh, trong sạch, rõ ràng, không có gì chướng ngại, như sắc cõi không (không, giới, sắc).

Như thế, đã nói về thứ lớp của xứ giới tức ở trong xứ, giới, nên lại tư duy lựa chọn:

Hỏi: Vì sao thể mười xứ đều là sắc? Chỉ ở một thứ, đặt tên xứ sắc? Lại, thể của mười hai xứ đều là pháp, chỉ ở một thứ đặt tên xứ pháp?

Tụng nói:

Vì sai khác hơn hẳn

Nhiếp nhiều pháp tăng thượng

Nên một xứ gọi sắc

Một gọi là pháp xứ.

Luận nói: Dù mười hai xứ, mười sắc đều là pháp, mà vì khác nhau: Một đặt tên chung, nói khác nhau, nghĩa là mỗi danh đều có xứ riêng. Nếu tánh của pháp, sắc bình đẳng, nên tên đồng, thế thì tên xứ, danh, lẽ ra hai hoặc một. Các đệ tử Phật v.v… do tên chung nầy, chỉ lẽ ra biết chung, không rõ tướng riêng. Vì khiến cho biết rõ cảnh và có cảnh các thứ khác nhau của cảnh, nên đặt tên khác. Do đó, Đức Như lai đối với thanh v.v… kia, mắt v.v… trên sắc, đặt tên, nghĩa khác, xứ sắc, lại vì không có danh, nghĩa khác, nên gọi chung tức riêng, như nhân Năng tác phần nhiều đặt tên riêng, vì biểu thị nghĩa riêng. Ở đây, vì biểu thị nghĩa riêng nên tức danh riêng, xứ pháp cũng thế. Nói vượt hơn nghĩa là do hai nhân duyên. Chỉ tướng sắc vượt hơn trong xứ sắc.

  1. Vì có kiến (thấy) nên có thể bảo cho biết sự khác nhau ở đây, ở kia.
  2. Vì có đối nên khi tay v.v… xúc chạm, tức là biến hoại.

Lại, vì nhiều thứ, vì ba cảnh của mắt, nên thế gian chung với cảnh nầy, đặt tên sắc.

Các Đại luận sư vì chẳng phải đặt tên sắc ở thanh v.v… nên chỉ một danh-sắc ở trong pháp xứ, vì đa số pháp thâu nhiếp thọ, tưởng v.v…, nên phải đặt tên chung. Nếu lìa tên chung, làm sao có thể thâu nhiếp nhiều pháp tướng riêng, đồng là một xứ. Lại, thâu nhiếp nhiều phẩm loại ở đây. Pháp, là gọi các pháp, nên đặt tên pháp, nghĩa là trạch pháp, pháp giác chi, pháp trí, pháp tùy niệm, pháp chứng tịnh, pháp niệm trụ, pháp vô ngại giải, pháp bảo quy. Các pháp nầy gọi có vô lượng thứ, tất cả thâu nhiếp trong pháp xứ nầy nên chỉ gọi là pháp.

Lại, pháp tăng thượng gọi là Niết-bàn. Vì thâu nhiếp trong đây, nên chỉ gọi là pháp. Trong các Khế kinh có các thứ uẩn khác và xứ, giới, danh, tưởng có thể được, đều thâu nhiếp ở đây, như chỗ ưng hợp nên biết.

Vả lại, nói về thâu nhiếp danh, tưởng của các uẩn khác.

Tụng nói:

Mâu-ni nói pháp uẩn

Số có tám mươi ngàn

Thể ấy ngữ hoặc danh

Sắc nầy thuộc hành uẩn.

Luận nói: Có thuyết nói: lời Phật dạy là tự thể Đức Phật kia nói pháp uẩn, đều thuộc về sắc uẩn, ngữ dùng âm thanh làm tự tánh.

Có thuyết nói: Giáo pháp Phật gọi là tự thể. Đức Phật kia nói pháp uẩn đều thuộc về hành uẩn, vì gọi bất tương ưng hành làm tánh. Ngữ, tên khác của giáo, giáo chấp nhận là ngữ. Danh, giáo, thể riêng, giáo vì sao là danh? Thuyết kia đưa ra cách giải thích nầy: Chủ yếu do có danh, mới nói là giáo, cho nên, thể Phật giáo tức là danh. Vì sao? Vì giải thích nghĩa như thật, nên gọi là Phật giáo. Vì danh có thể giải thích nghĩa, nên giáo là danh, do đó, Phật giáo nhất định danh làm thể, danh làm đầu để thâu nhiếp câu văn.

Hỏi: Ngang đâu nên biết là lượng của các pháp uẩn?

Tụng nói:

Có nói các pháp uẩn

Lượng như luận ấy nói

Hoặc tùy giải thích uẩn …

Như thật hành đối trị.

Luận nói: Có các sư nói: Tám vạn pháp uẩn mỗi pháp đều bằng nhau. Túc Luận Pháp Uẩn cho rằng: Mỗi pháp uẩn có sáu ngàn bài tụng, như Túc Luận Pháp Uẩn trong Đối pháp nói hoặc thuyết pháp uẩn, tùy theo uẩn bình đẳng nói mỗi mỗi sai khác, số có tám vạn, nghĩa là uẩn, xứ, giới, duyên khởi, đế, thực, tĩnh lự Vô sắc, vô lượng giải thoát, thắng xứ, biến xứ, giác phần, thần thông, vô tránh, nguyện trí, vô ngại giải v.v… Mỗi giáo môn gọi là một pháp uẩn. Thuyết như thật, nghĩa là hữu tình, được hóa độ, có tám vạn hành tướng tham, giận, si, ngã mạn, thân kiến và tầm tư v.v… Vì đối trị tám vạn hành tướng kia, Đức Thế Tôn nói, tám vạn pháp uẩn, nghĩa là nói các môn đối trị, Bất tịnh, từ bi, duyên khởi, vô thường, tưởng không gìn giữ niệm hơi thở v.v… các môn nầy thuận với làm rõ tùy uẩn… mà nói, không uẩn… nói v.v… không vì đối trị bệnh hữu tình, hoặc hành luống uổng mà nói. Như tám vạn pháp uẩn đã nói kia, đều thuộc về hai uẩn trong năm uẩn nầy.

Như thế, ở chỗ khác, các loại uẩn, xứ, giới lẽ ra cũng như vậy.

Tụng nói:

Các uẩn khác như thế

Đều tùy chúng tương ứng

Thâu nhiếp trong thuyết trước

Nên quán xét tự tướng.

Luận nói: Trong Khế kinh khác, các uẩn, xứ, giới đều tùy theo chỗ thích ứng, trong thuyết trước đã nói, như uẩn v.v… đã nói trong luận nầy, nên xem xét quán sát mỗi tự tướng của uẩn, xứ, giới kia.

Vả lại, trong các kinh, nói năm uẩn khác, nghĩa là năm uẩn: Giới, định, tuệ, giải thoát, giải thoát tri kiến. Giới uẩn trong năm uẩn kia là thuộc về Sắc uẩn nầy, là nghiệp thân, ngữ, chẳng phải ý tư bốn uẩn còn lại kia, thuộc về hành uẩn nầy, là pháp tâm sở, chẳng phải thọ tưởng.

Lại, các kinh nói: Mười biến xứ v.v… tám biến xứ trước và tám thắng xứ, vì tánh vô tham, thuộc về pháp xứ nầy. Nếu gồm trợ bạn, vì tánh của năm uẩn, nên tức thuộc về ý xứ, pháp xứ nầy. Không, vô biên v.v… hai biến xứ sau. Bốn Xứ Vô sắc, vì tánh bốn uẩn, cũng thuộc về ý xứ, pháp xứ nầy, năm xứ giải thoát, vì tuệ làm tánh, nên thuộc pháp xứ nầy. Nếu gồm trợ bạn, tức thuộc về pháp xứ, ý, thanh nầy.

Lại có hai xứ, nghĩa là xứ vô tưởng hữu tình thiên và xứ Phi tưởng, phi phi tưởng. Xứ đầu tức thuộc về mười xứ nầy, vì không có hương, vị, xứ sau, là thuộc về ý, pháp xứ nầy, vì tánh Vô sắc.

Lại, nhiều giới kinh nói về sự khác nhau của giới: Có sáu mươi hai, nên tùy theo tướng sai khác kia, phải biết thuộc về mười tám giới.

Vả lại, trong kinh ấy nói sáu giới: bốn giới đất, nước, gió, lửa, đã nói, còn hai giới không và thức, chưa nói về tướng chung. Tướng của hai giới như thế, ra sao?

Tụng nói:

Giới Không là kẽ hở

Truyền thuyết nói sáng tối

Giới Thức, thức hữu lậu

Chỗ dựa hữu tình sinh.

Luận nói: Lỗ hở trong, ngoài, được gọi là giới không.

Hỏi: Lỗ hở như thế, làm sao biết được?

Đáp: Theo truyền thuyết: Lỗ hở tức là ánh sáng, bóng tối, nghĩa là cửa sổ, ngón tay v.v… Lỗ kẽ hở sáng tối, là sự khác nhau của hiển sắc, gọi là giới không. Trong luận, này nói về tướng của giới không nầy, cũng nói gọi là sắc Lân a-già nói A-già, nghĩa là sắc cực ngại, do đại tạo chứa nhóm, có công năng dẫn qua lại có thể gìn giữ, vì cực, làm ngại. Lân nghĩa là gần. Sắc của giới không nầy gần với tướng giới không kia. Mặc dù là loại giới không kia, nhưng chẳng phải tức giới không kia. Sắc là giới sắc, xứ sắc, uẩn sắc. Vì tự tánh của sắc lân cực ngại nầy lại là tánh sắc. Cho nên, gọi là sắc Lân-a-già.

Có thuyết nói: A-già tức là sắc của giới không, vì không có trở ngại trong đây, nên gọi A-già, tức sắc không có ngăn ngại, vì gần với tướng ngăn ngại khác, nên, gọi là sắc Lân-a-già. Nói như truyền thuyết, biểu thị sự truyền thừa không đáng tin cậy. Ý của thuyết ấy nói: Đâu có lý nầy, nên Thượng tọa bộ kia và tất cả sư của Bộ thí dụ khác, đều lập ra thuyết nầy. Giới hư không: Không rời hư không, nhưng thể hư không kia, chẳng thật có, nên thể của giới hư không, cũng chẳng thật. Thuyết nầy nói có giả dối mà không có thật nghĩa. Hư không có thật (sẽ nói rộng sau). Nay, nhân giới không, lại lược thành lập: Vì lìa giới hư không, có thật hư không, nên Đức Thế Tôn nói: Hư không chẳng có sắc, chẳng có thấy, chẳng có đối sẽ nương tựa chỗ nào? Hẳn nhờ ánh sáng hư không mới hiện rõ. Ý kinh nói: Hư không vô vi mặc dù không có chỗ nương, nhưng có chỗ được tạo tác, nghĩa là dụng thọ tất cả ánh sáng. Dùng quả làm sáng tỏ nhân có thể tướng thật. Hư không chẳng thật có, lẽ ra không có ánh sáng. Đã có ánh sáng, thì nhãn thức chấp lấy, vì là sự khác nhau của sắc, nên có hư không. Vì dung chứa ánh sáng v.v… nên cái lý thật có hư không được thành lập cùng cực.

Do thuyết nầy, câu văn của Khế kinh nêu hai rõ ràng, đều riêng, thật có. Lại, khi được lìa nhiễm ở cõi Sắc, vì cũng nói dứt cõi hư không nầy, như Đức Thế Tôn nói: Khi lìa sắc nhiễm, tâm đối với năm giới, giải thoát lìa nhiễm, chỉ giới thức khác, không nên nói dứt hư không vô vi, vì các lậu ở trong đó, chưa từng chuyển. Lại, Khế kinh nói: Giới hư không nầy có trong, có ngoài, chẳng phải tức hư không. Như Khế kinh nói: Giới hư không bên trong, chỗ gọi là lỗ ghèn, cho đến nói rộng, giới hư không ở ngoài, chỗ gọi là trong không và những chỗ có lỗ hở ở cái cửa, cửa sổ v.v… chẳng phải pháp vô vi có thể nói trong, ngoài. Há không là giới không và không vô vi không có tướng chướng ngại, là giống nhau, với thể nên không có khác? Lời nầy vô lý. Vì sao? Vì hư không vô vi, không có tướng chướng ngại, nghĩa là chẳng phải chủ thể chướng, cũng chẳng phải là đối tượng chướng, giới hư không tuy chẳng phải chủ thể chướng, mà là đối tượng chướng vì bị chướng ngại khác. Do đó, không nên nói nhất định giới không chẳng có tướng chướng ngại, là giống với hư không vô vi kia, vì nếu như vậy, các thuyết nói sắc tạo không lìa xứ đại chủng, nghĩa là thuyết kia nói đại chủng không có chướng ngại sắc tạo, đại chủng cũng chẳng bị trở ngại do sắc tạo. Thế thì, đại chủng không có chướng ngại làm tướng, lẽ ra đồng với hư không, thuyết kia là phi lý, vì đều có đối, đại chủng, sắc tạo chướng ngại lẫn nhau, lẽ ra đều có chỗ riêng, há dung chứa nhau? Đã không dung chứa nhau, làm sao đại chủng không có chướng ngại làm tướng đồng với hư không?

Lại, thuyết kia đã thừa nhận phần ít sắc không có trở ngại, nên với hư không, tướng của sắc ấy có riêng. Thuyết kia nói đại tạo tuy không chướng ngại nhau, nhưng vẫn chướng ngại sắc khác, nên khác với hư không. Mặc dù các đại chủng không chướng ngại quả chính nó, cũng lại không bị quả chính nó gây trở ngại, mà chướng ngại lẫn nhau với sắc khác. Cho nên, hư không lấy vô chướng ngại làm tướng, khác với giới hư không, về mặt lý, được thành lập.

Do giới không nầy chẳng phải tức hư không. Lại, thể thật có. Vì kinh nói có, nên giống như địa v.v…, như Khế kinh nói: Thật có sáu giới, thành sĩ phu giả. Lại, vì sỉ phu giả hữu vi nầy nương tựa, giống như đất v.v… Lại, vì sự tối, sáng nầy làm rõ tánh sắc. Lại, hữu lậu nầy nói hữu lậu làm duyên vào thai mẹ, nên khi lìa sắc nhiễm, vì nói dứt hữu lậu kia, nên tức do nhân nầy chứng thể là sắc. Lại như có Tụng nói:

Vì như mặt trăng tròn

Vận hành không chút bợn.

Không, tức giới không, làm sáng tỏ không là sắc có nhơ, không có nhơ, vì ở thể sắc, nên có bài tụng khác nói: Như vầng trăng tròn sáng Đi khắp cõi hư không.

Hư không nầy, cũng là giới không, vì không có nhơ chướng ngại, nghĩa vầng trăng không có nhơ, chẳng khác với trước.

Lại, như thế nào nói pháp có sắc, hiện hành nơi không có sắc, tương ưng với lý?

Lại nói: Các ông nên xem tay ta đưa lên hư không, cho đến nói rộng. Các trưởng lão kia không khéo quán đế. Lý, giáo như thế, thuận theo hữu tình đã nói: Đối với Thánh Hiền xưa, lần lượt truyền trao, thuận với lý, ngôn giáo mà không cung kính theo.

Đã nói giới không, giới thức thế nào? Là thức hữu lậu.

Hỏi: Vì sao không nói các thức vô lậu là thức giới?

Đáp: Vì không tương ưng với nghĩa giới thức, do pháp vô lậu, đối với hữu tình, sinh chuyển biến khác đoạn diệt, hại, hoại v.v… nên chẳng phải đối tượng nương tựa của sự sinh. Sáu giới như thế, đối với hữu tình, đời đời nuôi lớn nhân, vì chuyển biến khác nhau, nên là đối tượng nương tựa của sự sinh. Nhân của sinh, nghĩa là thức giới tiếp nối sinh chủng tử.

Nhân nuôi dưỡng. Nghĩa là nương dựa của đại chủng sinh.

Nhân trưởng thành. Nghĩa là giới không, chứa đựng sinh.

Tôn giả Thế Hữu nói như thế nầy: Giới là vì lập bày nhân của hữu tình, chẳng phải pháp vô lậu như Khế kinh nói: Vì sáu giới làm duyên vào thai mẹ. Do giới nầy, gọi là thuận theo nghĩa mà lập, nghĩa là giữ gìn sự sinh, nên gọi là giới. Duyên vào thai mẹ, xuyên suốt qua sáu giới, chỉ một giới thức, riêng có thể nối tiếp sinh.

Sáu giới của kinh kia thâu nhiếp chín giới nầy. Tùy theo đối tượng thích ứng khác, nên quán nghĩa thâu nhiếp, nên các giới khác thâu nhiếp mười tám giới.