LUẬN A TỲ ĐẠT MA TẠNG HIỂN TÔNG
Tác giả: Tôn giả Chúng Hiền
Hán dịch: Tam Tạng Pháp sư Huyền Tráng Đời Đường
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh
Hội Văn Hóa Giáo Dục Linh Sơn Đài Bắc Xuất Bản

 

QUYỂN 23

Phẩm 5: NÓI VỀ NGHIỆP

(PHẦN 6)

Nghiệp đạo thiện, ác được quả như thế nào? Tụng rằng:

Đều chiêu cảm dị thục

Quả tăng thượng, đẳng lưu

Đây khiến người chịu khổ

Dứt mạng, hoại thế lực.

Luận chép: Vả lại, trước phân biệt mười nghiệp đạo ác, mỗi đạo nghiệp đều chiêu cảm ba quả. Ba quả đó là gì? Là Dị thục, đẳng lưu, tăng thượng khác nhau, Nghĩa là đối với mười thứ: hoặc tập, hoặc tu, hoặc thường làm. Do sức ấy, nên sinh Nại-lạc-ca, là quả dị thục.

Ra khỏi địa ngục kia rồi sinh đến đây, chiêu cảm thọ quả đẳng lưu trong đồng phần cõi người, như kẻ sát sinh, tuổi thọ ngắn ngủi.

Kẻ không cho mà lấy: Thiếu thốn tiền của.

Người hạnh tà dục: Vợ không trinh tiết.

Kẻ nói lừa dối: bị nhiều người chê bai.

Người nói lời chia rẽ: Bạn thân chống trái hòa mục.

Kẻ nói lời thô ác: thường nghe tiếng ác.

Người nói lời cấu uế, hỗn tạp: Lời nói không oai nghiêm.

Kẻ tham: Tham tăng thịnh.

Kẻ sân: Giận dữ tăng.

Người tà kiến: Si tăng thượng.

Quả tăng thượng gần, cũng gọi là đẳng lưu.

Mười quả tăng thượng chiêu cảm, nghĩa là bên ngoài hiện có các công cụ giúp đỡ sự sinh, vì sát sinh, nên ánh sáng tươi nhuận rất ít.

Vì không cho mà lấy, nên gặp phải nhiều sương, bão, lúa, mạ yếu ớt, quả chắc ít ỏi. Vì dục tà hạnh nên lắm trần ai. Vì nói lời lừa dối, nên phần nhiều cấu uế, hôi hám.

Vì nói lời chia rẽ, nên chỗ ở quanh co, hiểm trở.

Vì nói lời thô ác, nên thường gặp điều xấu, ruộng đầy dẫy chông gai, đất mặn, đầy sành sỏi. Vì nói năng cấu uế, , nên lúc nào cũng chờ chực đổi thay.

Vì tham nên quả ít, vì giận nên quả thưa. Vì tà kiến nên quả ít, hoặc không có, đây gọi là quả tăng thượng khác nhau của nghiệp đạo.

Làm một nghiệp sát, chiêu cảm địa ngục rồi. Lại, chiêu cảm quả bên ngoài: tuổi thọ ngắn ngủi chăng?

Có sư khác nói: Tức một nghiệp sát, trước thọ dị thục, kế là tăng thượng gần, sau vì tăng thượng xa, nên có ba quả. Về lý, khi giết thật, có thể khiến cho kẻ bị giết phải chịu khổ, mạng dứt, mất ánh sáng, oai đức. Vì khiến người khác đau khổ, nên phải đọa vào địa ngục. Vì cắt đứt mạng sống người khác, nên tuổi thọ trong cõi người ngắn ngủi. Trước là quả gia hạnh, sau là quả căn bản, phần gần của căn bản đều gọi là sát sinh.

Do làm hư hoại ánh sáng oai nghiêm, chiêu cảm công cụ ác bên ngoài. Cho nên, nghiệp sát bị ba thứ quả, nghiệp đạo ác khác, như lý nên tư duy. Do đó, nên so sánh biết ba quả của đạo nghiệp thiện. Vả lại, đối với lìa sát, hoặc tập, hoặc tu, hoặc thường tạo tác, vì sức này, nên sinh lên cõi trời, thọ quả dị thục: ở chết cõi trời kia, sinh đến trong cõi người, được sống lâu, quả tăng thượng gần, tức là do quả này, chiêu cảm các cảnh ngoài, có oai quang lớn. Quả tăng thượng xa, ba quả thiện khác trái với ác, nên nói. Lại, Khế kinh nói: Trong tám chi tà nghiệp sắc chia làm làm ba: là tà ngữ, tà nghiệp, tà mạng. Tách lìa Tà ngữ, tà nghiệp thì tà mạng là gì?

Tuy lìa các tà đó không có tà mạng mà vẫn nói riêng: Tụng rằng:

Tham sinh nghiệp thân, ngữ

Vì tà mạng khó trừ

Chấp mạng, giúp tham sinh

Trái kinh, nên phi lý.

Luận chép: Sân, si sinh ra hai nghiệp thân, ngữ, như thứ lớp, chỉ gọi là tà ngữ, tà nghiệp.

Từ tham sinh ra hai nghiệp thân, ngữ, gọi là tà ngữ, tà nghiệp, cũng gọi là tà mạng, vì khó trừ, nên khác với hai, lập riêng. Tham nhỏ nhiệm, hay đoạt tâm các hữu tình, vì người rất thông minh, cũng khó ngăn giữ, nên tham này đối với hai nghiệp là rất khó trừ. Các người tại gia, tà kiến khó dứt, vì có nhiều chấp luống dối, điềm lành, v.v…, nên các người xuất gia khó trừ tà mạng, mạng duyên hiện có đều thuộc về người khác, vì để chánh mạng, khiến ân trọng tu, nên Đức Phật lìa các tà, trước nói riêng làm một.

Có sư khác chấp: Duyên công cụ giúp đỡ mạng, tham dục sinh ra hai nghiệp thân, ngữ mới gọi tà mạng, không phải tham khác sinh. Vì sao? Vì tự vui đùa, ca, múa, v.v…, vì không phải giúp mạng. Điều này trái với kinh, nên về lý chắc chắn không đúng.

Trong kinh giới uẩn, xem voi đấu nhau, v.v…, Đức Thế tôn cũng lập trong tà mạng, vì thọ cảnh trần bất chánh bên ngoài, luống dối kéo dài mạng sống. Do đó, không phải một mình tham tư lượng của mạng, đã phát thân, ngữ, mới gọi là tà mạng. Chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, trái với đây, nên biết. Trong các nghiệp đạo, tùy theo thô, tế nói, thân trước, ngữ sau. Trong tám chi đạo, vì y cứ thuận với sinh nhau, ngữ trước, thân sau, nên trong Khế kinh nói: Tầm, tứ đã phát ngữ, như’trước đã nói: Quả có năm thứ. Nghiệp nào có bao nhiêu quả?

Tụng nói.

Dứt nghiệp đạo hữu lậu

Đầy đủ có năm quả

Nghiệp vô lậu có bốn

Tức chỉ trừ dị thục.

Thiện, ác, hữu lậu khác

Cũng bốn, trừ ly hệ

Vô ký, vô lậu khác

Ba, trừ chỗ trừ trước.

Luận chép: Đạo có thể chứng dứt và có thể dứt hoặc, nên được gọi là đạo dứt, tức đạo Vô gián.

Đạo này có hai thứ, là hữu lậu và vô lậu. Nghiệp đạo hữu lậu có đủ năm quả:

1. Quả đẳng lưu, nghĩa là đạo sau trong địa mình, hoặc tăng thêm các pháp giống nhau.

2. Quả dị thục, nghĩa là đạo dứt trong địa mình, đã chiêu cảm dị thục đáng ưa thích.

3. Quả ly hệ, nghĩa là sức của đạo này, là dứt hoặc, đã chứng trạch diệt vô vi.

4. Quả sĩ dụng, nghĩa là đạo đã dẫn dắt câu hữu, giải thoát, đã tu và dứt. Nói câu hữu, nghĩa là pháp câu sinh (cùng sinh). Nói giải thoát, là Vô gián sinh, tức đạo Giải thoát. Nói đã tu, là tu vị lai. Dứt, là trạch diệt. Vì sức đạo, nên đắc kia mới khởi.

5. Quả tăng thượng. Có nói thế này: Gọi là lìa tự tánh, pháp hữu vi khác chỉ trừ sinh trước. Có người nói: Dứt, lẽ ra cũng là quả của đạo tăng thượng, vì sức đạo tăng thượng có khả năng chứng quả tăng thượng đạo kia, tức nghiệp đạo vô lậu trong đạo dứt, chỉ có bốn quả, đó là trừ dị thục, thiện hữu lậu khác. Và nghiệp bất thiện cũng có bốn quả, nghĩa là trừ ly hệ, vì khác với đạo dứt ở trước, nên gọi là khác.

Kế sau là nói khác, sau là so sánh với khác này, nên giải thích, nghĩa là vô lậu khác và nghiệp vô ký chỉ có ba quả, trừ đối tượng trừ ở trước, nghĩa là trừ dị thục, đối tượng trừ ở trước và ly hệ.

Đã phân biệt chung các nghiệp có quả. Kế là sẽ nói về nghiệp của môn khác có tướng quả, ở trong đó, trước là nói về ba nghiệp như thiện, v.v… Tụng rằng:

Thiện cùng đối với thiện

Đầu có bốn, hai, ba

Giữa có hai, ba, bốn

Sau, hai, ba, ba quả.

Luận chép: Nói sau cuối đã nêu, đều như thứ lớp nói, nhằm biểu thị rõ tùy theo đối tượng. thích ứng, khắp nghĩa của môn trước. Vả lại, ba nghiệp thiện, bất thiện và vô ký, mỗi nghiệp làm nhân, như thứ lớp đó, đối với ba pháp thiện, bất thiện và vô ký, nói về có số quả. Về sau, so sánh nên biết, nghĩa là nghiệp thiện đầu tiên, dùng pháp thiện làm bốn quả, trừ dị thục. Dùng bất thiện làm hai quả, đó là sĩ dụng và tăng thượng Dùng vô ký làm ba quả, trừ đẳng lưu và nghiệp bất thiện trong ly hệ. Dùng pháp thiện làm hai quả, gọi là sĩ dụng và tăng thượng. Dùng bất thiện làm ba quả, trừ dị thục và ly hệ. Dùng vô ký làm bốn quả, trừ quả đẳng lưu và ly hệ, nghĩa là do kiến khổ dứt. Tất cả nghiệp bất thiện và nghiệp bất thiện, biến hành do kiến tập dứt, vì dùng các pháp vô ký của phẩm thân kiến, biên kiến trong cõi Dục, làm Đẳng lưu. Nghiệp vô ký sau, dùng pháp thiện làm hai quả, đó là sĩ dụng và tăng thượng, dùng bất thiện làm ba quả, trừ dị thục và ly hệ. Quả đẳng lưu, là các nghiệp vô ký của phẩm thân kiến, biên kiến, vì dùng năm bộ bất thiện làm đẳng lưu. Dùng vô ký làm ba quả, như bất thiện.

Đã nói về ba tánh, nay sẽ nói về ba đời.

Tụng rằng:

Quá hơn ba đều bốn

Hiện đối vị cũng vậy

Hiện đối hiện, hai quả

Vị ở quả vị ba.

Luận chép: Ba nghiệp: quá khứ, hiện tại, vị lai, mỗi nghiệp làm nhân, như sự thích ứng, dùng quá khứ, v.v… làm quả riêng, là nghiệp quá khứ, dùng pháp ba đời, mỗi thế gian đều làm bốn quả trừ ly hệ, nghiệp ở đời hiện tại, dùng vị lai làm bốn quả, như trước nói, dùng đời hiện tại làm hai quả, là sĩ dụng và tăng thượng, nghiệp ở đời vị lai, dùng vị lai làm ba quả, trừ đẳng lưu và ly hệ.

Không nói nghiệp sau có quả trước. Nghĩa là pháp trước nhất định chẳng phải quả của nghiệp sau.

Đã nói về ba đời, sẽ nói về các địa, tụng rằng: Đồng địa có bốn quả

Địa khác, hai hoặc ba.

Luận chép: Trong các địa, tùy theo nghiệp của địa nào, dùng pháp của đồng địa làm bốn quả, trừ ly hệ. Nếu là hữu lậu thì sẽ dùng pháp của địa khác làm hai quả: là sĩ dụng và tăng thượng. Nếu là vô lậu thì sẽ dùng pháp của địa khác làm ba quả, trừ dị thục và ly hệ, vì không rơi vào giới nên không ngăn dứt đẳng lưu.

Đã nói về các địa, nay sẽ nói về Hữu học, v.v… Tụng rằng:

Học đối ba đều ba

Vô học một, ba, hai

Phi học, phi Vô học

Có hai, hai, năm quả.

Luận chép: Ba nghiệp như Hữu học, v.v…, mỗi nghiệp làm nhân, như thứ lớp ba nghiệp đó, mỗi nghiệp đều dùng ba pháp làm quả riêng. Nghĩa là nghiệp Hữu học, dùng pháp học làm ba quả, trừ dị thục và ly hệ. Dùng pháp Vô học làm ba quả, cũng như vậy. Dùng không phải Hữu học, không phải Vô học làm ba quả, trừ dị thục và đẳng lưu. Nghiệp Vô học dùng pháp Hữu học làm một quả, gọi là tăng thượng. Dùng Vô học làm ba quả, trừ dị thục và ly hệ.

Dùng không phải hai làm hai quả, nghĩa là sĩ dụng và tăng thượng, không phải hai nghiệp.

Dùng pháp học làm hai quả, nghĩa là sĩ dụng và tăng thượng, dùng pháp Vô học làm hai quả cũng vậy, dùng không phải hai làm năm quả.

Đã nói về Hữu học, v.v…, sẽ nói về đối tượng dứt, v.v… của kiến, tụng rằng:

Nghiệp do kiến dứt trừ,

Mỗi nghiệp đều ở ba

Đầu có ba, bốn, một

Giữa hai, bốn, ba quả

Sau có một, hai, bốn

Như thứ lớp, nên biết.

Luận chép: Ba nghiệp do kiến dứt, v.v…, như thứ lớp, mỗi nghiệp làm nhân, đều dùng ba pháp làm quả riêng:

Đầu tiên, nghiệp, bị kiến dứt, dùng pháp do kiến dứt làm ba quả, trừ dị thục và ly hệ. Dùng pháp do tu dứt làm bốn quả, trừ ly hệ. Dùng pháp không phải dứt làm một quả, nghĩa là nghiệp do tu dứt trong tăng thượng. Dùng pháp do kiến dứt làm hai quả, gọi là sĩ dụng và tăng thượng. Dùng pháp do tu dứt làm bốn quả, trừ ly hệ. Dùng pháp không phải dứt làm ba quả, trừ dị thục và đẳng lưu. Về sau, nghiệp không phải dứt, dùng pháp do kiến dứt làm một quả, gọi là tăng thượng, dùng pháp do tu dứt làm hai quả, gọi là sĩ dụng và tăng thượng.

Dùng pháp không phải dứt làm bốn quả, trừ dị thục. Đều như thứ lớp tùy theo đối tượng thích ứng của bốn quả, khắp các môn trên, pháp lược, nên như thế.

Nhân nói về các nghiệp, nên lại hỏi: Như ba nghiệp đã nói trong ả luận nầy, là nghiệp nên tạo tác, nghiệp không nên tạo tác, và chẳng phải nên tạo, chẳng phải không nên tạo, tướng của chúng thế nào?

Tụng rằng:

Nghiệp nhiễm, không nên tạo

Có thuyết cũng hoại phép.

Nghiệp nên tạo trái đây

Đều trái với thứ ba.

Luận chép: Có nói: Nghiệp thân, ngữ ý nhiễm ô, gọi là không nên tạo tác, vì từ tác ý phi lý sinh.

Có sư khác nói: Đối với các nghiệp thân, ngữ, ý hủy hoại phép tắc, nếu là bất nhiễm, thì cũng không nên tạo tác, vì nghiệp thân, ngữ kia không đúng với phép tắc thế gian, nghĩa là các thân nghiệp vô phú vô ký, hoặc đứng, hoặc đi, hoặc ăn uống, v.v… Các hữu không đúng với lễ nghi thế tục, đều gọl là thân nghiệp hủy hoại phép tắc.

Ngữ nghiệp vô phú vô ký của các hữu khi lời nói hủy hoại mình và tác giả, v.v…, chỉ có không đúng với lễ nghi của thế tục, đều gọi là ngữ nghiệp hủy hoại phép tắc. Tư cùng khởi với hai nghiệp trước, gọi là ý nghiệp hủy hoại phép tắc. Ý nghiệp này và nghiệp nhiễm, gọi là không nên tạo tác. Nghiệp nên tạo tác trái với tướng này, đều trái với hai nghiệp trước, là nghiệp thứ ba. Nếu dựa vào thế tục, thì nói sau cũng có thể như vậy Nếu y cứ ở thắng nghĩa, thì nói trước là đúng, nghĩa là chỉ nghiệp thiện, gọi là nên tạo tác, chỉ các nghiệp nhiễm, gọi là không nên tạo tác. Nghiệp thân, ngữ, ý vô phú vô ký, gọi là không nên tạo tác, chẳng phải không nên tạo tác, nhưng chẳng phải tất cả không nên tạo nghiệp, đều thuộc về hành vi ác, chỉ có bất thiện, vì là tánh ác, nên được gọi là hành vi ác, do chiêu cảm quả ái, gọi là hạnh diệu, chiêu cảm quả không đáng yêu, gọi là hành vi ác. Hữu phú vô ký dù không làm, mà không thuộc về hành vi ác.

Do đối tượng hành này chắc chắn không thể chiêu cảm quả ái, phi ái, nay ở trong đây lại nên tư duy lựa chọn.

Vì một nghiệp dẫn một thế gian, hay nhiều thế gian. Lại vì một thế gian, chỉ một nghiệp dẫn hay nhiều nghiệp dẫn.

Tụng rằng:

Một nghiệp dẫn một đời

Nhiều nghiệp nên viên mãn.

Luận chép: Nếu y cứ ở Chánh lý, nên chắc chắn nói: chỉ do một nghiệp, chỉ dẫn một thế gian. Một thế gian này, là nói chúng đồng phần, do được đồng phần, mới nói tên thế gian. Nếu nói một thế gian do nhiều nghiệp dẫn, hoặc nói một nghiệp năng dẫn nhiều thế gian. Như thế, hai lời nói, về lý có lỗi gì? Như, đầu tiên có lỗi, nghĩa là quả nghiệp trước trong một thế gian, chung quy, quả nghiệp sau khởi, vì quả nghiệp khác nhau, nên có tử sinh. Hoặc lẽ ra nhiều thế gian, không có lý tử, sinh, quả nghiệp sau cùng khởi, vì như một thế gian, nên cả hai đều có lỗi. Trong một bản hữu, nên có số nhiều, có tử, sinh, hoặc lẽ ra cho đến Niết-bàn vô dư, trung gian không bao giờ có chết. Và sinh, cho nên duyên vào hạn định nào trong một xứ cõi có quả nghiệp khác sinh, bèn có sinh tử, có quả nghiệp khác khởi, mà không có tử sinh, một nghiệp quả sau và quả nghiệp khác khởi, về lý, chắc chắn nên lập có chết, có sống.

Lại, thừa nhận một thế gian chắc chắn thành nhiều thứ tạo tác tăng trưởng do dẫn nghiệp, thì nên chắc chắn sẽ không có kẻ sống lâu, vừa, yểu, hoặc không thọ quả mà bỏ hẳn nghiệp kia, nhưng trước đã nói.

Trước đã gọi là sao? Nghĩa là về lý, là không có thời phần chắc chắn, do nghiệp chiêu cảm dị thục chuyển biến thọ vào thời phần khác. Lại, về lý, sẽ không có nghiệp chắc chắn thời phần, không phải tăng trưởng tạo tác, sẽ thọ dị thục. Nếu cho rằng có sinh, do nhiều thứ dẫn nghiệp định, bất định. Hoặc lại có sinh, chỉ vì nhiều thứ được dẫn do định nghiệp, nên có trung, yểu và sống hết tuổi thọ.

Điều này cũng không đúng, vì nghiệp quả của thời phần, chiêu cảm thọ định, bất định, không có chắc chắn.

Nếu có nghiệp quả chắc chắn thời phần của một loại trung niên, già niên nên chiêu cảm thọ, thì phải chiêu cảm thọ nghiệp quả không chắc chắn của trẻ con, đồng tử, thiếu niên. Việc ấy như thế nào?

Về lý không chấp nhận lìa trước, có sau, hoặc tất cả nghiệp quả mà vị trước đã có, hẳn là vì thọ quả chắc chắn. Tuy nhiên, trong đây không có lý chắc chắn, khiến cho nghiệp của vị trước thọ quả chắc chắn, khiến cho nghiệp quả của vị sau thọ quả bất định, nên không có một thế gian do nhiều nghiệp dẫn sinh.

Nói sau cũng có lỗi, vì một nghiệp dẫn nhiều đời, với thời phần nhất định, nghiệp phải thành lẫn lộn. Nhưng vì nghiệp này không có tạp loạn, như trước đã nói về, nên không có một nghiệp có thể dẫn sinh nhiều thế gian.

Nếu vậy, thì vì sao Tôn giả Vô Diệt tự nói: Ta nhớ lại xưa kia, vào một thuở nọ, đối với ruộng phước cao quý, một lần thí thức ăn, là một lần chiêu cảm dị thục từ đây, ta đã bảy lần sinh trở lại cõi trời Ba Mươi Ba, bảy lần sinh trong loài người, làm vua Thánh Chuyển luân. Đời sau cuối, ở nhà Đại Thích-ca, đầy đủ châu báu, thọ hưởng nhiều vui sướng.

Phái Tỳ-bà-sa giải thích việc này, nói: Một lần thí thức ăn, là vì y cứ khởi nhiều tư duy cao quý, nguyện có thể dẫn vị khác nhiều dị thục sinh, nên nói như vầy: Một lần thí thức ăn, dị thục không ứng với công năng dị thục chiêu cảm sự sinh nữa, chỉ vì biểu thị dựa vào cảnh một lần thí thức ăn, khởi nhiều tư duy, nguyện chiêu cảm phần vị sai khác của dị thục. nên nói thế này: Hoặc vì làm sáng tỏ nền tảng đầu tiên, nên nói rằng: Hữu tình kia do một nghiệp chiêu cảm nhiều của, sang trọng lớn trong một thế gian và túc sinh trí. Nhân trí này lại tạo ra cảnh phước của thế gian khác.

Như thế lần lượt đến thân sau cuối, sinh vào nhà giàu sang được quả rốt ráo, như có duyên một Ca lật sa bát noa, dùng phương tiện siêng năng cầu lợi thì thành gấp ngàn lần, nói: Ta vốn do một Ca-lật-sa-bátnoa, tức là đến thời nay thành rất giàu sang.

Cho nên, một nghiệp chỉ dẫn một thế gian, dù nói một thế gian do một nghiệp dẫn, mà thừa nhận viên mãn, do nhiều nghiệp thành. Thí như họa sĩ, trước, dùng một màu để vẽ hình dáng người kia, sau, tô họa lại các màu sắc.

Nay, ở trong đây, một màu dụ cho một loại nghiệp, là một sátna. Nếu dụ một loại, trái với lý của tông này, do nól không phải một nghiệp dẫn một thế gian, có thể y cứ một loại. Vì loại hẳn có nhiều, nhiều nghiệp dẫn một thế gian là không đúng.

Nếu nói một sắc dụ cho một sát-na, không phải một sát-na có thể vẽ hình trạng, tức dụ đã lập, đối với chứng không có khả năng. Nay thấy trong đây dụ một loại nghiệp.

Làm sao dẫn nghiệp y cứ ở loại được thành? Vì dẫn nghiệp một đường, có rất nhiều. Lời nói này, ý biểu thị rõ chỉ một sát-na trong một loại nghiệp, dẫn chúng đồng phần, đồng loại, dị loại, nhiều nghiệp sátna, có thể làm viên mãn nên gọi là nhiều, cho nên như dùng một màu sắc, trước vẽ hình dáng, sau tô họa thêm các màu sắc, lời nói này hợp lý. Cho nên, dù có cùng bẩm thọ thân người, mà ở trong đó có đủ thể chi, sắc lực, hình lượng các căn trang nghiêm, hoặc có khi trước nhiều thiếu, giảm, vì chỉ do nghiệp có thể dẫn, đầy đủ sinh. Không như vậy thì một pháp quả của tất cả nghiệp, vì thế lực mạnh, nên cũng dẫn sinh, sinh đầy đủ, trái với đây, có thể đầy đủ, chẳng phải dẫn.

Hai loại như thế, thể của chúng ra sao?

Tụng rằng:

Hai vô tâm định đắc,

Không thể dẫn chung khác.

Luận chép: Hai định vô tâm dù có dị thục, nhưng không có thế lực dẫn chúng đồng phần, vì không phải cùng có với các nghiệp, nên tất cả đắc của bất thiện, thiện hữu lậu, cũng không có thế lực dẫn chúng đồng phần, vì không phải một quả với các nghiệp, nên các pháp hữu lậu thiện, bất thiện khác đều có cả hai, nghĩa là dẫn và mãn.

Trong Khế kinh nói: Chướng nặng có ba, là nghiệp chướng, phiền não chướng và dị thục chướng.

Ba chướng như thế thể chúng là gì?

Tụng rằng:

Ba chướng, nghiệp Vô gián

Và thường hành phiền não

Cùng tất cả đường ác

Châu Bắc, trời Vô tưởng.

Luận chép: Thể của nghiệp chướng, là năm Vô gián:

  1. Hại mẹ.
  2. Hại cha.
  3. Hại A-la-hán.
  4. Phá hòa hợp tăng.
  5. Có tâm ác làm thân Phật chảy máu.

Thể phiền não chướng, nghĩa là phiền não thường hiện hành, phiền não phẩm hạ, nếu có khi thường hiện hành, dù muốn chế phục, dứt trừ, cũng khó được dịp.

Do sự lần lượt của phiền não kia, khiến phẩm thượng sinh, khó có thể hàng phục, dứt trừ, nên cũng gọi là chướng. Phiền não phẩm thượng nếu không thường hiện hành, thì đạo đối trị sinh sẽ được dễ dàng, mặc dù phiền não này rất mạnh mẽ, nhưng không thuộc về chướng. Mặc dù ở cõi Dục, Cụ phược, hữu tình bình đẳng đều thành tất cả phiền não, nhưng vì hiện hành khác nhau, làm chướng ngại khác nhau, cho nên phẩm thượng hạ tùy theo trong phiền não, chỉ thường hiện hành, gọi là phiền não chướng.

Thể dị thục chướng, nghĩa là ba đường ác hoàn toàn và một phần cõi thiện, tức châu Bắc và Vô tưởng.

Vì sao gọi là chướng?

Vì chướng ngại Thánh đạo, đạo tư lương và lìa nhiễm, nên cho dù có nghiệp khác làm chướng ngại kiến đạo, nhưng vì có thể chuyển, nên không phải như năm tội nghịch. Tỳ-bà-sa nói: Năm nhân duyên này dễ thấy, dễ biết, gọi là nghiệp chướng, nghĩa là xứ cõi sinh quả và Bổ-đặcgià-la, bỏ, lập chướng khác, như lý nên tư duy. Trong ba chướng này, phiền não nặng nhất, do có thể phát nghiệp, nghiệp chiêu cảm quả.

Có sư khác nói: Hai chướng phiền não và nghiệp đều rất nặng, vì có hai chướng này, nên trong đời thứ hai cũng không thể trị.

Vô gián nghĩa là gì?

Nghiệp Vô gián này, vì sinh ở Vô gián, thì phải thọ quả, vì không có nghiệp quả đời khác có thể làm chướng ngại.

Có nói: Bổ-đặc-già-la gây ra tội nghịch, từ đây chết đi, chắc chắn sẽ đọa vào địa ngục, vì không có gián cách, nên gọi là Vô gián.

Ba chướng nên biết có trong cõi nào?

Tụng rằng:

Ba châu có Vô gián

Không phải Phiến-để khác

Ít ơn, ít hổ thẹn

Chướng khác khắp năm đường.

Luận chép: Không phải tất cả chướng, các đường đều có. Vả lại, nghiệp Vô gián chỉ có ở ba châu cõi người, không phải Câu-lô ở phía Bắc, đường, giới khác. Trong ba châu chỉ nữ và nam, không có phiến để, v.v…, như không có giới ác.

Có nói: Vì cha mẹ đối với họ ít ơn, họ đối với cha mẹ ít xấu hổ, nghĩa là cha mẹ kia sinh thân không đủ, vì niệm ái lại nhỏ nhiệm, nên nói ít ơn. Người phiến để kia đối với cha mẹ, sự hổ thẹn cũng nhỏ nhiệm, phải là ôm giữ sự hổ thẹn nặng, mới gọi là tội Vô gián.

Nếu có người hại phi nhân, cha mẹ, cũng không thành tội nghịch, vì ít ơn, xấu hổ, nghĩa là cha mẹ kia đối với con, không có ơn như người, con đối với cha mẹ kia không biết hổ thẹn như người.

Đã nói về nghiệp chướng chỉ có ở ba châu cõi người, chướng khác nên biết năm đường đều có. Nhưng phiền não chướng khắp tất cả xứ, nếu dị thục chướng thì hoàn toàn ở ba đường ác, con người chỉ châu phía Bắc, trời chỉ ở Vô tưởng.

Ở trong ba lớp chướng đã nói ở trước, nói năm Vô gián là thể của nghiệp chướng.

Năm nghiệp Vô gián, thể chúng là gì?

Tụng rằng:

Trong năm Vô gián này

Bốn thân, một ngữ nghiệp

Ba sát, một nói dối

Một gia hạnh sát sinh.

Luận chép: Trong năm Vô gián, bốn là thân nghiệp, một là ngữ nghiệp, ba là sát sinh, một ngữ lừa dối. Đạo nghiệp căn bản, một là gia hạnh đạo nghiệp sát sinh, vì thân Như lai không thể hại, nên phá tăng Vô gián là ngữ lừa dối.

Đã là nói dối vì sao gọi là phá tăng?

Nhân thọ tên quả, hoặc vì công năng phá.

Nếu vậy thì tăng phá, thể ấy là gì?

Chủ thể, đối tượng, người phá.

Ai đã thành tựu?

Tụng rằng:

Phá Tăng, không hòa hợp

Tâm bất tương ưng hành

Tánh vô phú vô ký

Do tăng bị phá thành.

Luận chép: Thể phá tăng là tánh không hòa hợp, thuộc về tâm vô phú vô ký bất tương ưng hành uẩn. Lẽ nào thành Vô gián chăng?

Như vậy, phá tăng do nói dối mà sinh, nên nói phá tăng là quả Vô gián, không phải chủ thể phá, thành tăng phá này, nhưng tăng bị phá là do chúng thành.

Người năng phá này đã thành tựu những gì? Dị thục phá tăng ở chỗ nào? Vào lúc nào?

Tụng rằng:

Chủ thể phá chỉ thành

Tội ngữ lừa dối này

Vô gián Một kiếp đủ

Hễ tội tăng, khổ tăng.

Luận chép: Người hay phá tăng, thành tội phá tăng. Tội phá Tăng này dùng lời lừa dối làm tánh, tức phá tăng đều sinh, nghiệp biểu, vô biểu của lời nói. Nghiệp này sẽ đọa vào đại địa ngục Vô gián, trải qua một trung kiếp, chịu hổ rất nặng, tội nghịch khác không hẳn đọa vào Vô gián. Nhưng tội này không trải qua một đại kiếp, vì ở cõi Dục, không có tuổi thọ này, nên thời giang một trung kiếp cũng không đầy đủ.

Kinh nói: Khi Đề-bà-đạt-đa sống lâu bốn vạn năm, thì sinh đến trong loài người, thì chứng Bồ-đề Độc giác, nhưng không trái với sống lâu một kiếp, nói trong phần ít của một Kiếp đặt tên một kiếp, nên hiện có một phần, cũng đặt tên hoàn toàn, như nói: Ở đây nói: Ta có chướng, v.v…, nếu gây ra nhiều tội nghịch, một tội đầu tiên đã chiêu cảm đọa ngục Vô gián, tội khác lẽ ra không có quả.

Không có lỗi Vô quả. Người gây ra nhiều tội nghịch chỉ một tội có thể dẫn, tội khác thì giúp cho mãn nghiệp, nên hễ tội kia tăng, thì khổ ại tăng dữ dội. Nghĩa là do nhiều tội nghịch, chiêu cảm thân mềm mại lớn trong địa ngục, nhiều khổ cụ mạnh mẽ, chịu hai, ba, bốn, năm lần khổ nặng gấp bội. Hoặc không có thọ khổ trung yểu trong nhiều thời gian.

Sao có thể nói tội khác lẽ ra không có quả? Ai ở chỗ nào có thể phá ai? Phá vào lúc nào? Trải qua bao nhiêu thời gian để phá?

Tụng rằng:

Bí-sô thấy tịnh hạnh

Người ngu phá chỗ khác

Khi nhẫn đạo sư khác

Gọi phá, không qua đêm.

Luận chép: Kẻ có khả năng phá tăng, phải là đại Bí-sô, không phải người tại gia, Bí-sô-ni, v.v…, vì họ nương dựa không có oai đức, nên chỉ thấy người tu hành không phải kẻ ái hành, do ý ưa xấu ác rất sâu, vững chắc, vì đều có lay động, vội vã đối với phẩm nhiễm, tịnh, mà phải ở hạnh thanh tịnh mới phá tăng được, vì người phạm giới không có oai đức, tức do đó chứng biết. Sau tạo tội nghịch khác, không thể phá tăng, do tạo tội nghịch khác và thọ quả của tội kia. Vì ở chỗ không nhất định, nên ở đây nêu hạnh thanh tịnh làm đầu, nhằm biểu thị rõ lời nói trang nghiêm tròn đủ, v.v…, vì người xấu xí, nói năng chậm chạp, v.v… không có khả năng phá, phải phá ở chỗ khác, không phải đối với Đại sư, vì các Như lai không thể bức não, khinh suất, lời nói oai phong, nghiêm túc, nên không có khả năng, chỉ phá phàm phu, không thể phá bậc Thánh, người khác không thể dẫn đắc chứng tịnh.

Có nói: Đắc nhẫn cũng không thể phá, vì nhẫn chắc chắn mà Phật đã nói, vì hàm súc hai nghĩa, gọi lời của người ngu, phải là tăng bị phá, sư nhẫn khác với Phật, nhẫn khác với Phật nói.

Có Thánh đạo khác, nên nói phá tăng, ở thời gian như thế, ngay đêm này phải hòa hợp, không được ở qua đêm. Như vậy, gọi là phá pháp luân tăng, làmchướng ngại pháp luân Phật, vì hủy hoại hòa hợp Tăng, nghĩa là khi chuyển biến tà đạo phá hoại Tăng, Thánh đạo bị ngăn dứt tạm thời không chuyển vận.

Nói tà đạo, nghĩa là Đề-bà-đạt-đa nói giả dối năm việc là đạo xuất ly:

  1. Không nên thọ dụng sữa, v.v…
  2. Không ăn thịt.
  3. Không ăn muối.
  4. Nên mặc y phục không cắt may.
  5. Nên ở chùa bên cạnh thôn xóm.

Nếu khi chúng bằng lòng những điều người kia nói, gọi là phá pháp luân, cũng gọi là phá tăng.

Là người của châu nào? Có bao nhiêu người phá pháp luân tăng, yết-ma tăng? Bao nhiêu người thuộc châu nào?

Tụng rằng:

Châu Thiệm-bộ có chín

Mới phá Pháp luân tăng

Chỉ phá yết-ma tăng

Chung ba châu là tám.

Luận chép: Chỉ người ở châu Thiệm-bộ, ít nhất là chín, đôi khi còn quá số này, phá được pháp luân, không phải ở châu khác, vì không có Phật, nên phải có trụ xứ Phật có thể lập sư khác, phải tám Bí-sô, chia làm hai chúng, dùng làm đối tượng phá, chủ thể phá, vì thứ chín nên chúng rất ít, vẫn phải có chín người.

Nói thảy, là chứng tỏ vượt quá số này không có giới hạn, chỉ phá yết-ma có cả ở ba châu, ít nhất là tám người, nhiều cũng không có giới hạn.

Ở cả ba châu, nghĩa là do có Thánh giáo và vì có chúng đệ tử xuất gia, nên phải là tăng trong một giới được chia ra hai bộ, làm yết-ma riêng, nên cần tám người, vì vượt quá số này không có ngăn dứt, nên cũng nói thảy.

Vào thời gian nào chấp nhận có phá tăng, phá yết-ma tăng? Từ khi kết giới rồi đến nay cũng có, cho đến pháp chưa diệt. Phá pháp luân tăng trừ sáu thời phần. Thời phần là:

Tụng rằng:

Đầu, sau, vỡ, song, trước

Phật diệt chưa Kết giới

Trường hợp sáu như thế

Không phá tăng pháp luân.

Luận chép: Đầu tiên, nghĩa là Đức Thế tôn thành Phật chưa bao lâu, vì hữu tình có a-thế-da thiện, nên A-thế-da ác cũng chưa khởi. Sau, nghĩa là đấng Thiện Thệ sắp nhập Niết-bàn, Thánh giáo tăng rộng vì khéo an trụ, phải hòa hợp tăng, Đức Phật mới Niết-bàn.

Có sư khác nói: Vì chứng pháp tánh nhất định, vì chúng đều lo buồn, nên không phải đầu tiên, không phải sau, hai sự đổ vỡ về giới, kiến ở trong Thánh giáo nếu là vị chưa khởi, cũng không có phá tăng, phải là pháo kiến sinh, mới dám phá, khi chưa lập song thứ nhất của chỉ quán. Pháp như thế do chỉ quán kia nhanh chóng hợp trở lại, nên sau Phật diệt độ, bấy giờ người khác không tín thọ, vì không có chân Phật làm đối địch. Khi chưa kiết giới, không có một nội giới, hai bộ phận tăng có thể gọi là phá tăng. Ở sáu trường hợp này, không có phá pháp luân.

Phá tăng như thế, Chư Phật đều có. Không như vậy, phải có đời trước phá nghiệp người khác, khi Phật Ca Diếp Ba ở kiếp Hiền này, đức Thích-ca Mâu-ni từng phá chúng người khác. Vả lại, nên dừng luận một bên, nên nói về duyên nghịch.

Tụng rằng:

Bỏ, hoại ruộng ân đức

Chuyển hình cũng thành nghịch

Mẹ là nhân máu kia

Lầm nơi không hoặc có

Đánh tâm, Phật chảy máu

Sau hại, Vô học không.

Luận chép: Vì sao hại mẹ, v.v… thành Vô gián, không phải tội khác? Vì bỏ ruộng ơn, hủy hoại ruộng đức, nghĩa là hại cha mẹ là vứt bỏ ruộng ơn.

Làm sao có ơn?

Vì gốc sinh ra thân, làm sao vứt bỏ gốc kia. Nghĩa là bỏ ruộng ơn đức kia, là A-la-hán, v.v… khác đủ các đức vượt hơn và vì chủ thể sinh, vì hủy hoại đối tượng nương tựa của đức, nên thành tội nghịch.

Nếu có đứa con khi sơ sinh, bị cha mẹ đem vứt bỏ ngoài đường cho sói, báo ăn thịt, v.v…, hoặc tìm cách muốn giết lúc còn ở trong thai, do sức định nghiệp, đứa con không chết.

Cha mẹ kia có ơn gì mà vứt bỏ thành tội nghịch. Cha mẹ kia do có nỗi sợ sệt không sống được, v.v… đối với việc con, khởi tâm muốn giết, nhưng khi vứt bỏ, v.v… tâm phải xót thương, thường duyên sự luyến ái con ràng buộc nơi tâm. Nếu từ bỏ ơn này, là tiếp xúc tội nghịch phẩm hạ. Vì chỉ rõ tội nghịch có hạ, trung, thượng, nên gọi là từ bỏ ơn, đều thành tội nghịch. Hoặc do pháp khí, ruộng, mẹ, v.v…, nhưng nếu cha mẹ kia không có ơn, chỉ hại mạng mình, thì lẽ ra phải Vô gián sinh trong địa ngục, các người thông minh đều nói rằng: Đức Thế tôn đối với pháp đều thấu đạt cùng tận cội nguồn, nói như vầy: Chỉ nên tin sâu hình của cha mẹ chuyển biến sát, thành tội nghịch chăng? Tội nghịch cũng thành, vì chỗ dựa một. Nếu có Yết-thích-lam nơi người nữ làm rớt, người nữ khác lượm lấy bỏ vào sản môn sinh, con rồi giết, thì đâu thành tội nghịch hại mẹ.

Nhân máu của mẹ kia sinh, vì thức gởi hình tích mới tăng, nên người nữ thứ hai chỉ như mẹ nuôi. Mặc dù các đối tượng tạo tác, đều nên hỏi han chắc chắn, nhưng hại, chỉ thành đồng loại Vô gián, nên chỉ kết của cõi người sinh vượt hơn, duyên hại thành tội nghịch hại mẹ, không phải chỉ gìn giữ nuôi nấng, nghĩa là nếu khởi gia hạnh sát đối với cha, mẹ, giết lầm người khác, thì sẽ không mắc tội Vô gián, đối với không phải cha mẹ, khởi gia hạnh giết, giết lầm cha mẹ cũng không thành nghịch. Nếu một gia hạnh hại mẹ và người khác, thì cả hai vô biểu sinh, biểu chỉ tội nghịch, vì thế lực của nghiệp Vô gián mạnh mẽ, nên gọi Tôn giả nói: Cũng có hai biểu: biểu là do cực vi chứa nhóm thành, nên nay quán ý Tôn giả kia, biểu có nhiều cực vi, có gồm nhiếp tội nghịch, có gồm nhiếp tội khác, chỉ có ở A-la-hán không có tưởng A-la-hán, cũng không hiểu quyết định, đây không phải A-la-hán, vì không có phân biệt, nên hại, thành tội nghịch, không phải đối với cha mẹ hoàn toàn đồng với tội này, vì dễ nhận biết, mà không nhận biết, nghĩa là dù tâm hành động giết hại, nhưng không có bỏ ơn. Bậc A-la-hán không có nêu riêng tướng. Vì đã khó nhận biết là phải, cũng khó biết là quấy, nên 06 tâm buông tuồng sát, cũng thành Vô gián.

Nếu có người hại cha, cha là bậc A-la-hán, thì sẽ mắc một tội nghịch, vì chỗ dựa một, nhưng rõ ràng một tội nghịch do hai duyên thành, hoặc do hai môn quở trách tội nghịch kia, nên bảo bắt đầu thiếu gìn giữ, ông đã gây ra hai tội nghịch, gọi là hại cha, giết A-la-hán.

Nếu ở chỗ Phật, với tâm ác, làm thân Phật chảy máu, thì tất cả đều có mắc tội Vô gián chăng?

Chủ yếu là phải do tâm sát, mới thành tội nghịch, đánh ngay tim xuất huyết thì không có Vô gián, vì không có tâm chắc chắn hủy hoại ruộng phước. Nếu vị gia hạnh sát thì A-la-hán kia chưa thành Vô học, đến khi sắp chết, mới được quả A-la-hán. Giết người kia có tội nghịch hay không?

Không vì thân Vô học, không có gia hạnh sát.

Nếu gây ra gia hạnh Vô gián không thể chuyển, thì có lìa nhiễm và được quả Thánh hay chăng?

Tụng rằng:

Tạo nghịch, gia hạnh định

Không lìa nhiễm, được quả.

Luận chép: Gia hạnh Vô gián, nếu tất định thành, thì trung gian chắc chắn sẽ không có lìa nhiễm được quả, trung gian gia hạnh nghiệp đạo khác. Nếu Thánh đạo sinh, nghiệp đạo không khởi, thì sự chuyển vận sẽ được nối tiếp nhau, chắc chắn trái với nghiệp đạo kia. Không phải đã kiến đế, nghĩa là bị tiếp xúc tội của nghiệp đạo nhưng gia hạnh Vô gián của tông ta, nói chung có hai:

  1. Gần.
  2. Xa.

Gần, không thể chuyển, xa có thể chuyển.

Trong các tội Vô gián của hành vi ác, tội nào nặng nhất? Các hạnh diệu trong nghiệp thiện thế gian được quả nào lớn nhất?

Tụng rằng:

Lời lừa dối phá Tăng

Lớn nhất trong các tội

Cảm tư hữu thứ nhất

Quả lớn thiện thế gian.

Luận chép: Vì phá tăng, nên nói lời lừa dối. Trong các hành vi ác, tội này rất lớn.

Hỏi: Sao tội này gồm nhiếp lời nói lừa dối?

Đáp: Vì lời nói đã phát ra, dựa vào tưởng khác nhau, nghĩa là người kia đối với pháp nghĩ là pháp, đối với phi pháp nghĩ là phi pháp, đối với Đại sư nghĩ là Đại sư, đối với bản thân mình nghĩ là không phải Nhất thiết trí. Nhưng do A-thế-da ác bền chắc, che lấp ý nghĩ này, tạo ra nói khác. Nếu có khi không do tưởng khác phá tăng thì sẽ không thể sinh ra tội nặng trong một kiếp.

Hỏi: Vì sao tội này nặng nhất trong các hành vi ác?

Đáp: Vì tội này hủy hoại pháp thân Phật, vì chướng ngại thế gian sinh lên cõi trời, đạo giải thoát, nên chiêu cảm tư của quả dị thục đệ nhất hữu, là quả rất lớn trong các thiện ở thế gian nên có thể chiêu cảm dị thục rất vắng lặng.

Vì y cứ ở quả dị thục, nên nói rằng: y cứ ở năm quả để nói, tức là nên nói tư tương ưng với định Kim Cương dụ, có công năng được quả lớn, nghĩa là quả này có thể được các hữu vi, vô vi, bốn quả A-la-hán ngoài quả dị thục. Mặc dù các tư của đạo Vô gián vô lậu đều dứt trừ dị thục, được bốn quả khác, nhưng quả đã được ở đây rất cao quý, vì các Kết đã dứt hẳn làm thành quả này. Vì phân biệt quả này, nên gọi là thiện thế gian. Vì chỉ có tội Vô gián, chắc chắn đọa địa ngục, các đồng loại Vô gián, cũng quyết định sinh kia, không phải chắc chắn sinh Vô gián, vì không phải nghiệp Vô gián.

Đồng loại Vô gián, tướng của chúng thế nào?

Tụng rằng:

Nhiễm mẹ, Ni ,Vô học

Giết Bồ-tát trụ, định

Và bậc Thánh Hữu học

Đoạt duyên hòa hợp tăng

Phá hoại các tháp tượng

Là đồng loại Vô gián.

Luận chép: Nói đồng loại, nghĩa là giống nhau. Nếu có người làm việc phi phạm hạnh đối với mẹ, ni A-la-hán, làm việc rất ô nhục, đây gọi là tướng mạo của nghiệp đồng loại hại mẹ. Nếu có kẻ giết hại Bồ-tát trụ định, gọi là tướng mạo của nghiệp đồng loại hại cha. Nếu có người giết hại bậc Thánh Hữu học, gọi là tướng nghiệp đồng loại thứ ba. Nếu có duyên xâm đoạt hòa hợp tâng, gọi là tướng nghiệp đồng loại phá tăng. Nếu có kẻ phá hoại tháp Phật, gọi là tướng nghiệp đồng loại thứ năm.

Có nghiệp dị thục có khả năng làm chướng ngại trong ba thời gian, nói là ba thời.

Tụng rằng:

Bất hoàn, sắp được Nhẫn

Vô học, nghiệp lam chướng.

Luận chép: Nếu khi từ vị Đảnh, sắp được Nhẫn, chiêu cảm nghiệp đường ác, đều rất chướng ngại, vì nhẫn siêu việt địa dị thục kia, như người sắp lìa khỏi nước mà họ đã cư ngụ trước đây, tất cả chủ nợ đều rất chướng ngại. Nếu có người khi sắp được quả Bất hoàn, nghiệp trói buộc cõi Dục đều rất chướng ngại. Hoặc có người khi sắp được quả Vô học, nghiệp sắc, Vô sắc đều rất chướng ngại, hai vị sau này, dụ nói như trước. Nhưng trong đây, trừ thuận với hiện thọ và thuận với nghiệp bất định, thọ dị thục bất định và không phải thành thục ở chỗ khác trong định dị thục.