LUẬN A TỲ ĐẠT MA TẠNG HIỂN TÔNG
Tác giả: Tôn giả Chúng Hiền
Hán dịch: Tam Tạng Pháp sư Huyền Tráng Đời Đường
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh
Hội Văn Hóa Giáo Dục Linh Sơn Đài Bắc Xuất Bản

 

QUYỂN 8

Phẩm 3: NÓI VỀ SAI KHÁC

(PHẦN 4)

Mặc dù lìa sở tướng, có sinh riêng, v.v… đều cùng lúc với pháp của sở tướng mà khởi nhưng không có lỗi của một pháp, một thời tức sinh, tức trụ, tức diệt. Nhưng vì thể khác nhau, nên dụng có khác, nên chấp ngoài sở tướng, sẽ không có sinh, v.v… riêng, mỗi sát-na có bốn tướng: Như lỗi này không thể cứu chữa. Công năng sai khác của một pháp, một thời, vì về lý không thành, nên thừa nhận ngoài đối tượng tướng có sinh riêng, v.v…, không có lỗi này, thể tướng khác nhau, trợ duyên sai khác, công năng, thời phần về lý có khác. Nhưng phần vị của pháp hữu vi khác nhau, lược có ba thứ: Dụng dẫn quả, chưa được, đang được, vì đã diệt khác nhau.

Các hữu vi này lại có hai thứ, nghĩa là có tác dụng và chỉ có tự thể. Trước là hiện tại sau là quá khứ, vị lai. Hữu vi này lại mỗi pháp đều có hai thứ, nghĩa là công năng của hữu vi kia có hơn, có kém. Các pháp hữu vi, nếu có công năng làm nhân dẫn dắt tự quả, gọi là tác dụng. Nếu làm duyên thâu giữ, giúp đỡ dị loại, gọi là công năng. Nếu có pháp khác ở vào lúc chưa đạt được tác dụng dẫn sinh quả, do gặp chưa được, đang được đã diệt, khi tác dụng dẫn quả, duyên ngoài thâu giữ, giúp đỡ đối với nói về sự mình, phát khởi duyên trong, công năng gồm nhiếp, giúp đỡ, đây gọi là tướng sinh. Hoặc lại có pháp vào lúc đang đạt được tác đụng dẫn đến quả, duyên gặp khi chưa được đang được, đã diệt tác dụng dẫn sinh quả, duyên ngoài gồm nhiếp, giúp đỡ đối với nói về sự mình, phát khởi duyên trong, công năng gồm nhiếp, giúp đỡ, là ba tướng khác, đối với vị đang sinh, sinh làm duyên trong, khởi pháp đã sinh, đến vị đã sinh. Pháp đã sinh này gọi là đã khởi.

Đối với vị đang diệt, trụ là duyên trong, pháp an trụ, khiến dẫn quả mình đến vị đã diệt, đây là pháp đã trụ, gọi đã có công năng đẫn phát đối với quả mình, tức vị đang diệt. Diệt làm duyên trong, phá hoại pháp đã diệt, đến vị đã diệt. Pháp đã diệt này gọi là đã hoại. Tướng dị cũng như vậy nên biết.

Có sư khác nói: Nhân phải đợi, xứ, thế gian, thời phần, vị, bạn, vì công năng cho quả, nên khi sinh, đã sinh, khởi tác dụng sai khác, nghĩa là hoặc có nhân đợi xứ, cho quả, như mưa phải đợi chỗ mây mới sinh, phải ở tòa Kim cương Châu-thiệm-bộ mới chứng Chánh đẳng Bồ-đề vô thượng. Hoặc lại có nhân đợi thế gian cho quả, như nhân dị thục, thuận với phần giải thoát, phải ở quá khứ, mới có công năng cho quả. Hoặc lại có nhân đợi thời gian cho quả, như nghiệp Luân vương, phải vào kiếp tăng, mới có khả năng đạt được ngôi vị vua Chuyển luân. Hoặc lại có nhân đợi vị cho quả, như các hạt giống, đến phần vị biến đổi khác, mới có công năng sinh mầm, tâm vô lậu đầu tiên và ánh sáng, v.v…, thể dù có trước nhưng phải là khả năng có tạo tác trong vị đang sinh ở vị lai. Hoặc lại có nhân đợi ban cho quả, như tâm, tâm sở, v.v… của bốn đại chủng, phải cùng với bạn đều có công năng có tạo tác. Do duyên khác nhau này khởi chánh lý, bốn tướng khởi tác dụng, phần vị khác nhau, nghĩa là lúc đang sinh, tướng sinh khởi tác dụng, đến phần vị đã sinh, trụ dị, diệt ba, đồng với một thời gian đều khởi dụng riêng. Vì khi công dụng của bốn tướng như thế đã khác nhau, nên không có lỗi của một pháp một thời gian tức sinh, tức trụ tức dị, tức diệt. Lại, khi đang diệt, pháp ở đối tượng hiện tướng này do tướng trụ khác làm nhân vượt hơn, nên an trụ tạm thời, có công năng dẫn phát quả mình. Tức vào lúc bấy giờ, do tướng dị làm nhân trội, khiến quả kia suy tổn. Lại tức thời gian ấy vì tướng diệt khác làm nhân vượt hơn, khiến cho quả kia hoại diệt, nên cả ba, cùng lúc không có lỗi trái nhau.

Khi, pháp ở đối tượng hiện tượng được gọi là an trụ, là dị suy hay gọi là diệt hoại? Do năng lực của năng tướng, một thời gian của của đối tượng hiện tướng, đối tượng hy vọng khác nhau, có đủ ba nghĩa.

Thế nào là tướng dị?

Tức ở thời phần trụ, sự suy tổn có thể dẫn tác dụng của quả mình, gây hao tổn ở tác dụng của quả kia, làm cho quả sinh sau kém thua hơn nhân trước là sức tướng dị, quả sau thua kém dần, do nhân có khác, quả này lại do cùng khởi tướng khác, làm duyên suy tổn, có thể khiến cho quả sau, lại kém với quả trước.

Như thế, tất cả hữu vi sát-na sát-na nối tiếp nhau, vì khiến cho dị sau của sau, nên niệm trước của trước, có nghĩa dị thành. Nghĩa này đã thành, lẽ ra là so sánh, nghĩa là vì thấy sau cuối có khác nhau, nên các sát-na trước chắc chắn có khác nhau.

Nếu vậy, khi trạng thái nối tiếp nhau được tăng trưởng dần, thì pháp tương ưng với dị sẽ không có, vì không thấy quả, nên không có lỗi ấy.

Tướng trụ bấy giờ do thế lực giúp đỡ của duyên ngoài tăng cường, nên chiết phục dị.

Nếu sinh ở vị lai, thì sẽ sinh pháp ở sở sinh, tất cả pháp vị lai sao bất sinh tức khắc?

Nhân năng sinh kia, vì đều thường hợp nhau, pháp này trước đây đã nói về.

Trước đã nói về ra sao?

Nghĩa là có pháp riêng ở vào lúc chưa đạt được tác dụng dẫn sinh quả, do đã gặp chưa được, đang được, đã diệt, duyên ngoài gồm nhiếp giúp đỡ khi tác dụng dẫn sinh quả. Đối với nói về sự mình, phát khởi duyên trong, gồm nhiếp công năng giúp đỡ, đây gọi là tướng sinh. Lại nói rằng: Nhân phải đợi, chỗ, thế gian, thời, vị, bạn, mới cho quả, tức dựa vào nghĩa ấy để nói lời như thế:

Tụng rằng:

Sinh, năng sinh, sở sinh

Không lìa nhân, duyên hợp.

Luận chép: Không phải lìa sự hòa hợp nhân duyên khác, chỉ sức của tướng sinh, chủ thể sinh, đối tượng sinh, nên các vị lai không phải đều khởi tức khắc, tướng sinh dù tạo ra cùng khởi nhân gần, chủ thể sinh, đối tượng sinh các pháp hữu vi, sẽ nên đợi nhân tự loại trước và sự hòa hợp của duyên ngoài khác, gồm nhiếp giúp đỡ, như nhân duyên khác nhau giữa hạt giống, đất, v.v…, giúp đỡ sự nảy mầm, v.v…, khiến sinh mầm, v.v…

Nếu vậy chúng ta chỉ thấy nhân duyên có công năng sinh, không có tướng sinh riêng, có nhân duyên hợp với các pháp, tức sinh, không có nhân duyên tức bất sinh, đâu nhọc gì tướng sinh, nên lẽ ra chỉ Có sức nhân duyên sinh chăng?

Vấn nạn này không đúng, vì chỉ thừa nhận các pháp của các duyên sinh, thì lời vấn nạn này đồng, nên nói, nếu chỉ thừa nhận nhân duyên hòa hợp của các pháp vị lai, mà được sinh. Lời vấn nạn ấy cũng đồng, nhân duyên của các pháp vị lai không có khác nhau. Đâu không tức khắc đều sinh? Lại, hễ thiếu một thứ trong nhân duyên, vì đủ các thứ khác, nên quả lẽ ra cũng sinh. Vả lại, như nghiệp trước của nhãn căn đã dẫn, dù lìa đại chủng mà cũng nên sinh. Hoặc chỉ do công sức của đại chủng, không do nghiệp trước, nhãn căn được sinh. Hoặc các nhãn căn do nghiệp dẫn phát, có thể sinh đại chủng, đều hợp thời, đối với thời lượng một thế gian, căn khác cũng nên khởi. Hoặc đại chủng không có công năng đối với mắt, vì không thấy ngoài mắt trước, đai chủng sinh riêng một mình, lẽ ra nhân mắt trước, mắt sau được mà sinh. Chấp nhận đại chủng năng sinh, thành vô dụng. Lại, như hạt giống duyên nước, đất, v.v…, hễ lúc thiếu một duyên, thì sẽ không nẩy mầm. Nên biết công sức của hạt giống, v.v… cực thành đối với mắt, v.v… sinh, công năng sinh của đại chủng như đất, v.v… Không phải được hiện thấy, vì không hiện thấy công sức của đại chủng, nên không làm nhân sinh ra mắt, v.v…

Lại, ông đã chấp có hạt giống nghiệp nối tiếp nhau chuyển biến, cái gì làm chướng ngại không thể sinh ngay tức khắc tất cả nghiệp quả? Nếu do duyên giúp đỡ, thì hạt giống của nghiệp mới có thể sinh lẽ ra chỉ duyên công năng sinh, đâu phiền đến hạt giống nghiệp? Do các duyên giúp đỡ, quả nghiệp mới sinh, vì nếu mọi duyên không có, thì quả sẽ bất sinh. Đã nhờ duyên giúp đỡ, mà hạt giống của nghiệp chẳng phải không có, mặc dù nhờ các duyên nhưng đâu bác bỏ không có tướng sinh. Lại ở trong mắt, v.v… các thức sinh, ở chỗ nào kinh cũng nói: Mặc dù có mắt, sắc nếu lìa tác ý thì nhãn thức bất sinh. Tuy nhiên, ta đã nói thức sinh do duyên mắt và sắc, vì thế ông không nên vấn nạn: Do sức của nhân duyên sinh đâu cần gì tướng sinh chăng?

Lại thấy khi niệm đầu tiên, vô lậu sinh thì sự sinh, có thể làm nhân khởi đắc vô lậu, mà tự tướng của đắc có ở trước đã cực thành, lẽ ra phải gọi là trừ sinh, đâu có pháp nào riêng có công năng tạo ra đắc để trước đây đều có khởi nhân? Nếu hoàn toàn không có nhân thì đắc không nên khởi, sẽ vô lậu đầu tiên lẽ ra không nói cũng tự thành.

Khi tướng sinh, sinh vì cũng có riêng, đều có nhân sinh, không nên nói cũng có trừ thể sinh, có một pháp quả khác.

Thế nào là dị, diệt làm nhân giúp đỡ cho sinh?

Xưa, các Luận sư đều giải thích thế này: Đồng một pháp quả, lần lượt làm nhân, như các đại chủng, lại thuận với nhau. Lại, Có sư giải thích: Tất cả pháp hữu vi vì là tánh sinh, v.v… nên bốn tướng sinh, khi mỗi tướng khởi tác dụng đều lấy bốn tướng này làm môn, các tướng khác đều là sức giúp đỡ. Cho nên, nói: Sinh sinh, đối tượng sinh, không phải lìa nhân duyên, về mặt lý, khéo thành lập. Ngoài ra chắc chắn lựa chọn rộng các tướng hữu vi, như luận Thuận Chánh Lý và giải thích năm sự.

Đã lược phân biệt các tướng hữu vi, loại danh thân, v.v… nghĩa ấy thế nào? Tụng rằng:

Danh thân được gọi là

Tưởng, chương, chữ, nói chung.

Luận chép: Đẳng, là đẳng thủ. Cú thân, văn thân, danh cú, văn thân, vì ả luận nầy nói. Nên các tưởng nói chung tức là danh thân. Các chương nói chung, tức là cú thân. Các chữ nói chung, tức là văn thân.

Nói nói chung là nghĩa nhóm hợp, vì nói uẩn, ngăn giới trong nghĩa nhóm hợp.

Tưởng, mắt, tai, bình, y, v.v… nghĩa là đối với các pháp phân biệt, chấp mắc. Chữ được an lập chung, phát ra tưởng.

Như vậy tưởng thân tức là danh thân, nghĩa là mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý, v.v… Chương, là chương biện. Luận thế gian là giải thích, Là nói về vô tận, kèm chương khác nhau, có thể nói về rốt ráo về nghĩa mà mình muốn nói, tức phước chiêu cảm dị thục niềm vui, v.v…

Thân chương như thế tức là cú thân, nghĩa là như có nói:

Phước vời dị thục vui

Mong muốn đều như ý

Và sớm chứng bậc nhất

Niết-bàn vắng lặng hẳn.

Cú, v.v… như thế, chữ gọi là chữ lý, a, nhất, y, v.v… Thân chữ như thế tức là văn thân, gọi là Ca, khư, già, v.v…

Có sư khác nói: Trong cả luận nầy nói: Thế nào là nhiều danh thân? Nghĩa là danh danh, sự, v.v…, không phải luận sư kia muốn nói về danh, v.v… là thật có tướng mà dựa vào sự giả hợp để phát ra đầu mối câu hỏi.

Cho nên, câu hỏi kia gồm có nhiều danh thân, v.v…, chắc chắn nên hỏi về thật tướng của thể danh, v.v…, trong tư duy lựa chọn thật tướng của thể danh, v.v…, thì đâu cần tìm tòi, gạn hỏi danh giả hợp, v.v… Lại, sự sai khác của ba tướng danh, v.v… gọi là được sáng tỏ do tiếng, công năng làm sáng rõ nghĩa, để lập chung làm định lượng chủ thể giải thích, biểu thị rõ sự ưa thích được sinh ra do ý đã hiểu biết, có khả năng biểu thị tự thể của cảnh ở đối tượng nhận biết, cũng như bóng, tiếng vang, tướng này là danh. Nếu có khả năng phân tích rộng, lược môn nghĩa trong cảnh ở đối tượng nhận biết, thì tướng ấy là cú.

Đối với người năng nói, phần vị đã diệt của tiếng, vẫn khiến giữ chặt sự nhớ nghĩ, giữ cho không lầm, truyền đi, ký thác khác, thì tướng này là văn.

Danh trong văn này, nghĩa là thuận theo quy hướng, như đối tượng quy hướng của tiếng như ngữ, như thế, như thế, danh ở trong tự tánh, đều theo đuổi tiếng kêu gọi ở người kia. Cú tức là khả năng nói về nghĩa đã nói, gọi là khả năng nói về, phân tích nghĩa môn sai khác.

Văn, nghĩa là công năng có đối tượng được bày tỏ, dựa vào văn này, do tỏ bày ở đây ở kia, đây tức là chữ, nghĩa là sao cho trói buộc sự nhớ nghĩ, không quên mất. Hoặc là do chữ này được giữ gìn sao cho không có ngờ vực, sai lầm, hoặc khả năng giữ lấy chữ kia, truyền đạt, ký thác ở chỗ khác.

Có nói: Như người tĩnh lự dùng cảnh tướng phương tiện, với cảnh đã được nhận biết rõ trong tĩnh lự mà làm thềm thang. Văn đối với danh cú và nghĩa cũng vậy.

Danh, cú, văn, thân, về, thật lý đều là bất tương ưng hành, mà trong kinh luận nói pháp phi sắc, đều là danh, dùng tướng sắc chỉ rõ đương thể đặt danh, tướng phi sắc tiềm ẩn từ giải thích, lập nghĩa mục là có thể nói, không thể nói chăng? Về lý, lẽ ra phải gọi là nghĩa không thể nói. Nhưng, lập chung nghe, lời nói, hiểu, nghĩa, nhân ngữ phát ra danh, vì danh làm rõ nghĩa.

Pháp ba đời, v.v… mỗi thế gian có ba danh, gọi là vì ba thời phần quá khứ, vị lai, hiện tại mà nói. Lại, tất cả pháp không có vô danh, nghĩa là nếu có phải thành chẳng phải cảnh ở đối tượng nhận biết, nên đấng Bạc-già-phạm nói thế này:

Danh làm rõ tất cả

Không gì vượt hơn danh

Cho nên gọi một pháp

Đều tùy hành tự tại.

Có sư khác nói: Nghĩa ít, danh nhiều, vì ở trong một nghĩa có nhiều danh.

Có nói khác lại nói: Danh ít, nghĩa nhiều. Danh chỉ thuộc về phần ít của một giới, còn nghĩa thì gồm nhiếp đủ mười tám giới.

Lại, có nói: Có ít, nhiều lẫn nhau, nghĩa là y cứ ở giới gồm nhiếp nghĩa nhiều, danh ít. Nếu y cứ ở lập giáo, thì nghĩa ít danh nhiều, nghĩa là Phật, Thế tôn đối với mỗi pháp, vì thuận theo nghĩa để lập ra vô biên danh, như tham mang tên ái, tên lửa, tên rắn, tên nối kết, tên khát, tên lưới, tên độc, tên suối, tên sông, tên dài, tên rộng, tên kim, sợi, v.v…

Tất cả như thế kinh chủ trong đây nói thế này: Lẽ nào không phải ba ngữ này làm tánh, dùng tiếng làm thể, gồm nhiếp tự tánh sắc, sao gọi là tâm bất tương ưng hành?

Lời trách cứ này phi lý. Vì sao? Vì lý giáo rõ ràng,vì chứng có riêng, nên giáo, nghĩa là kinh nói: Sức ngữ, sức văn, nếu văn tức ngữ, thì nói riêng làm gì? Lại nói: Nên gìn giữ văn cú chánh pháp. Lại nói: Y nghĩa, không y ở văn. Lại nói: Nhân Già-tha gọi là Xiển-đà. Văn tự Xiển-đà, nghĩa là tạo tụng, phân lượng ngữ làm thể. Lại, Khế kinh nói: Biết pháp, biết nghĩa. Pháp nghĩa là danh, v.v… Nghĩa, nghĩa là đối tượng giải thích. Lại, kinh nói: Nghĩa văn tinh xảo, mầu nhiệm. Lại nói: Nên vì khéo nói văn cú, đọc tụng chánh pháp nói giở văn cú đọc tụng chánh pháp, nghĩa tức khó hiểu. Lại nói: Đức Như lai đạt được danh cú, văn thân ít có. Lại nói: Thắng giải kia kia, văn cú rất là ít có. Do giáo, v.v… này chứng biết có riêng. Các nghĩa có công năng giải thích, danh cú, văn thân, thể chúng như tiếng, thật mà không phải giả, lý gọi là hiện thấy, có lúc được tiếng mà không được chữ đôi khi được chữ mà không được tiếng, nên biết thể riêng. Có khi được tiếng, không được chữ, nghĩa là dù nghe tiếng nhưng không rõ nghĩa. Hiện thấy có người nghe lời người khác nói thô sơ, nhưng lại hỏi rất tỉ mỉ: Ông nói gì? Nghe tiếng ngữ không rõ nghĩa này, đều do chưa đạt văn đã phát sao lại chấp văn không khác với tiếng?

Có lúc được chữ không được tiếng. Nghĩa là không nghe tiếng mà được rõ nghĩa. Hiện thấy có người không nghe lời nói của người khác, chỉ nhìn môi mấp máy mà biết họ nói gì. Đây là không nghe tiếng mà được rõ nghĩa, đều do đã đạt, những gì văn đã phát. Do lý này chứng văn khác với có tiếng. Lại, thấy thế gian vì dấu tiếng tụng chú, nên biết chữ chú khác với tiếng chú. Lại, thấy thế gian có hai luận giả, tiếng nói giống nhau: Một thua, một hơn, nhân hơn thua này khác với có tiếng. Lại, hai vô ngại giải: pháp và từ. Vì cảnh giới riêng nên biết chữ lìa tiếng. Cho nên, tiếng chỉ là tướng ngôn, âm không có sai khác u, trong đó, uẩn khúc sẽ dựa vào Già-giá-tra-da-ba, v.v…, phải do tiếng nói phát khởi các chữ. Các chữ trước, sau hòa hợp sinh danh. Danh này đã sinh, thì có thể làm rõ nghĩa, do dây lần lượt nói lời này: Ngữ có thể phát danh, danh có thể làm rõ nghĩa, nên danh khác với tiếng, lý ấy cực thành. Nên biết tiếng trong đây là chủ thể nói, danh, v.v… là đối tượng nói. Nghĩa đều có không phải hai. Như vậy, lức là kiến lập không có trái ngược.

Trong đây, kinh chủ lại nói thế này: Không phải chỉ âm thanh đều gọi là ngữ, mà phải do ngữ này, nên nghĩa có thể biết rõ: Vì âm thanh như thế, mới gọi là ngữ, nghĩa là chủ thể nói, đã lập chung trong các nghĩa, làm định lượng chủ thể giải thích. Nếu cú nghĩa này do danh biểu 12 dương sáng tỏ, thì tiếng là chủ thể giải thích, đâu cần danh, v.v… chăng? Những gì gọi là định lượng chủ thể giải thích? Lẽ nào không phải là lập công tưởng, danh nơi nghĩa đây tức gọi là định lượng chủ thể giải thích, gọi là chủ thể nói. Trong các nghĩa, trước an lập chung các chữ như thế, chắc chắn có thể lần lượt giải thích nghĩa như thế, vì an lập chung chữ như thế.

Nhân chữ như thế, phát danh như thế. Danh này tức là định lượng chủ thể giải thích.

Các vị năng thuyết, khi sắp phát ngữ, phải tư duy trước định lượng như thế. Do đó, khi tiếng nói của mình, hoặc lời nói của người đều cớ thể hiểu rõ đối với nghĩa đã rõ, nên không phải chỉ tiếng mới có thể làm rõ nghĩa, phải là ngữ phát chữ, rồi chữ lại phát danh, danh mới giải thích nghĩa mà mình đã nói. Như lời nói phát ra chữ, chữ lại phát danh. Như vậy, nên tư duy phát đạo lý của câu.

Trong đây, kinh chủ lại nói: Lại, chưa hiểu rõ danh này, thì làm sao do ngữ phát? Vì lời gọi làm rõ hay là do lời nói sinh? Nếu do lời nói sinh vì tính chất của tiếng nói, lẽ ra tất cả đều có thể sinh danh. Nếu cho rằng sinh danh, tiếng có sai khác, thì tiếng này đủ làm rõ nghĩa, đâu đợi danh riêng. Nếu do lời gọi làm rõ tính chất của tiếng nói, nên tiếng lẽ ra tất cả đều có thể làm rõ danh.

Nếu cho rằng làm rõ danh, tiếng có khác nhau thì đây là đủ rõ nghĩa, đâu đợi danh riêng chăng? Chấp tiếng là chủ thể giải thích, vấn nạn này cũng bình đẳng, nghĩa là nếu thể của tiếng thì có thể rõ nghĩa, rốt cuộc tiếng đều là công năng rõ. Nếu cho công năng làm rõ tiếng có khác nhau, thì sự sai khác như thế lẽ ra tức là danh, nên đã tìm tòi, gạn hỏi, chưa thành lỗi vấn nạn. Tuy nhiên, người năng nói do đã ưa danh, trước hết chứa chất ở tâm, mới lại tư duy so lường, ta sẽ phát khởi lời nói như thế, như thế, vì người khác nói nghĩa như thế, như thế. Do đó, thời gian sau thuận theo tư duy, phát lời nói, nhân lời nói phát ra chữ, chữ lại phát ra danh, danh mới làm rõ nghĩa.

Do y cứ ở môn lý lần lượt như thế, lời nói phát ra danh, danh có thể làm rõ nghĩa, như thế, an lập lý ấy sẽ. Nếu không dùng danh chứa đựng trước ở trong tâm, thì nếu hoàn toàn phát ra lời nói sẽ không chắc chắn biểu thị giải thích, cũng không làm cho người khác sinh ra sự hiểu biết về nghĩa. Lại, kinh chủ nói: Hoặc lẽ ra chỉ chấp có thể văn riêng, tức nhóm hợp chung thể này, gọi là đẳng thân. Lại, chấp có đẳng thân khác ấy là vô dụng.

Điều này cũng phi lý vì không có các văn chuyển cùng lúc. Đã không đều có chuyển, thì làm sao nhóm hợp chung được? Hoặc như cội cây, v.v… do đại tạo hợp thành, chẳng phải không duyên sinh riêng này nơi bóng, bóng cây do phát giả mà thể chẳng phải giả. Các văn như thế lẽ ra cũng hợp chung, sinh danh cú riêng, mà danh cú kia dù phát ra giả, nhưng thể chúng chẳng phải giả.

Nếu vậy thì tất cả pháp giả đều có thể an lập làm tánh có thật chăng?

Không có lỗi như thế, vì trong một chữ cũng có danh, nên không có pháp giả. Vì một thật thành, nên giả và danh nghĩa không giống nhau.

Đã ở một chữ cũng được có danh, thì danh này làm sao biết được lìa chữ mà có? Như vậy, một chữ như không có nghĩa, thì chữ ấy sẽ không có đối tượng giải thích. Căn cứ ở chữ này làm duyên có danh khởi riêng mới có thể biểu thị nghĩa, nhưng vì rất gần nhau, nên khó biết được tướng riêng, như ánh sáng trên vách, Khó nói rõ được hai sắc.

Nếu thừa nhận tức tiếng, do khế ước trước đã nói lên sự sai khác, có thể biểu thị ở nghĩa, gọi là danh, v.v…, việc này đâu có lỗi gì phải không?

Cách giải thích này cũng không đúng, vì khế ước của chủ thể giải thích tức sự sai khác của tiếng, về lý đã không thành. Vì nếu đã lập chung chủ thể khế ước giải thích tức khác nhau tiếng ấy và phải như sự sai khác tiếng ấy, thì phải như sự sai khác của sắc không phải lập chung khế ước cũng có thể biết rõ, không phải sự sai khác giữa hai sắc: xanh và vàng.

Phải lập chung khế ước, về sau có thể biết, dù trong hai sắc, trước đã không lập chung khế ước khác nhau, nhưng vì màu xanh, vàng kia không phải sắc khác nhau nên nhãn thức duyên được rồi, ý thức tức có công năng thuận theo phân biệt nhận biết sự sai khác đây, kia.

Lại, về lý không đúng, vì trên khế ước lại tạo ra khế ước, vì thế không nên nói khế ước của chủ thể giải thích, vì mặc dù tiếng không khác, nhưng ở trước không lập chung khế ước, nên dù lại được tiếng, nhưng vì còn phải đợi lập khế ước khác, nên chưa thể rõ biết được tiếng này đối với tiếng khác có tướng khác nhau. Lại, nếu khế ước đã lập, tức khác nhau của tiếng, thì đối với tiếng có nghĩa và tiếng vô nghĩa đã Có sự sai khác, mặc dù ở trước chưa lập chung khế ước khác nhau, nhưng cũng biết rõ chăng? Nghĩa là ở một tiếng Có sự sai khác này, ở trên tiếng khác sự sai khác này không có. Trước kia, khi chưa lập chung khế ước khác nhau, đã được hai tiếng, dù không biết rõ nghĩa, nhưng như sự sai khác của hai sắc kia, tức công năng biết rõ tướng khác nhau giữa tiếng có khế ước, tiếng không có khế ước, nên biết có riêng danh cú, văn thân, duyên tiếng mà sinh, có thể hiểu rõ nghĩa.

Lại kinh chủ nói: Các tiếng sát-na không thể nhóm họp, cũng không có một pháp nào được chia từng phần sinh dần, thì làm sao gọi là sinh có thể do lời nói phát ra.

Lại, tự giải thích: Thế nào là đợi các biểu sát-na quá khứ, sau cùng biểu sát-na có thể sinh vô biểu hay không? Lại, tự vấn nạn: Nếu vậy, tiếng, vị sau mới sinh danh, chỉ nghe tiếng sau cùng có thể hiểu rõ nghĩa chăng?

Nếu chấp như vậy thì lời nói có công năng sinh văn, văn lại sinh danh, danh mới làm rõ nghĩa. Lỗi vấn nạn trong đây nên đồng với lỗi của nói trước, vì các ý niệm, văn không thể nhóm họp, lời gọi làm rõ danh hơn, phải so sánh như sinh. Lại, văn do lời nói, hoặc sáng tỏ, hoặc sinh. Y theo lời nói ở danh đều không đúng.

Vấn nạn này trái bỏ tông mà mình đã y cứ. Nói kia nói quá khứ, vị lai đều không có tự thể. Tiếng trước, sau, ý niệm không thể sinh ngay tức khắc, làm sao thành văn, thành danh, thành cú. Nếu niệm trước trước, truyền truyền giúp đỡ nhau, sát-na sau cùng thành văn, danh, cú, chỉ nghe sau cùng, nên rõ nghĩa thành. Lại, không có giúp nhau, vì quá khứ, vị lai không có. Đã thường có một ý niệm làm sao giúp đỡ nhau? Đã không nhờ vả nhau, trước sau giống nhau, sau như niệm đầu, nên không phải giải thích. Nghe sau như lần đầu, nên không rõ nghĩa, nên lối chấp của nói kia trước sau giúp nhau, tức lý chủ thể giải thích không thành lập. Tông ta chủ trương ba đời đều có, chẳng phải không có, nên sau đợi trước, có thể sinh danh, v.v… Mặc dù với ý nghĩ sau cùng, danh, v.v… mới sinh mà chỉ nghe danh kia, không thể rõ nghĩa, do không nghe đủ, như ở trước lập chung khế ước danh, v.v…, vì có thể phát ra tiếng, nhưng nghe một tiếng cũng có khi rõ nghĩa là vì tập quán, vì y cứ ở tiếng này để so sánh với tiếng khác, nên kinh chủ nói: Đã phá tiếng kia, không phải tiếng này.

Tỳ-bà-sa nói: Ba thứ danh, cú, văn đều có ba thứ danh. Ba thứ danh là danh, danh thân, nhiều danh thân, cú văn cũng vậy, danh có nhiều vị, gọi một chữ sinh, hoặc hai chữ sinh, hoặc nhiều chữ sinh.

Một chữ sinh: Khi nói một chữ, chỉ có thể có danh. Khi nói hai chữ, tức gọi là danh thân. Hoặc nói thế này: Khi nói ba chữ tức gọi là nhiều danh thân. Hoặc nói thế này: Khi nói bốn chữ mới gọi nhiều danh thân. Hai chữ sinh, nghĩa là khi nói hai chữ, chỉ có thể có danh, khi nói bốn chữ tức gọi danh thân. Hoặc nói như vầy: Khi nói sáu chữ tức gọi nhiều danh thân. Hoặc nói rằng: Khi nói tám chữ mới gọi là nhiều danh thân. Ba chữ sinh trong nhiều chữ sinh nghĩa là khi nói ba chữ, chỉ có thể có danh: Khi nói sáu chữ tức gọi đanh thân. Hoặc nói thế này. Khi nói chín chữ tức gọi nhiều danh thân. Hoặc nói: Khi nói mười hai chữ mới gọi nhiều danh thân: Vì đây là môn nên nhiều chữ khác sinh, danh thân, nhiều danh thân, như lý nên nói. Câu cũng nhiều vị, nghĩa là câu trong xứ, câu đầu, câu sau, câu ngắn, câu dài. Nếu tám chữ sinh gọi câu trong xứ, vì không dài, không ngắn, nghĩa là ba mươi hai chữ trong xứ sinh ra bốn câu.

Bốn câu như thế thành Thất lộ ca, văn chương kinh, luận phần nhiều đều dựa vào số này. Nếu sáu chữ trở lên sinh, thì gọi câu đầu, hai mươi sáu chữ trở xuống sinh gọi là câu sau. Nếu giảm sáu chữ sinh thì gọi câu ngắn, quá hai mươi sáu chữ sinh thì gọi là câu dài. Vả lại, dựa vào câu trong xứ để nói về ba thứ. Khi nói tám chữ chỉ có thể có câu, khi nói mười sáu chữ thì gọi là cú thân. Hoặc nói rằng: Khi nói hai mươi bốn chữ thì gọi là nhiều cú thân.

Hoặc nói rằng: Khi nói ba mươi hai chữ, mới gọi là nhiều cú thân, vì văn tức chữ, chỉ có một vị. Khi nói một chữ chỉ có thể có văn, khi nói hai chữ thì gọi là văn thân.

Hoặc nói rằng: Khi nói ba chữ tức gọi nhiều văn thân.

Hoặc nói rằng: Khi nói bốn chữ mới gọi nhiều văn thân.

Do lý này nên tạo ra nói này: Khi nói một chữ có danh, không có danh thân, không có nhiều danh thân, không có cú, không có cú thân, không có nhiều cú thân. Có văn, không có văn thân, không có nhiều văn thân. Khi nói hai chữ có danh, có danh thân không có nhiều danh thân, không có ba cú, v.v… Có văn, có văn thân, không có nhiều văn thân. Khi nói bốn chữ có ba danh, v.v…, không có ba cú, v.v…, có ba văn, v.v… Khi nói tám chữ có ba danh, v.v…, có cú, không có cú thân, không có nhiều cú thân, có ba văn, v.v… Khi nói mười sáu chữ có ba danh, v.v…, có cú, có cú thân, không có nhiều cú thân, có ba văn, v.v… Khi nói ba mươi hai chữ gọi ba cú văn đều có đủ ba thứ. Do đó làm môn pháp khác, như lý mà nói. Lại nên tư duy.

Danh, v.v… như thế bị lệ thuộc cõi nào?

Vì là số hữu tình hay là số phi hữu tình? Vì là dị thục sinh, hay vì đối tượng nuôi lớn? Là tánh đẳng lưu chăng? Hay là thiện, hay là bất thiện, hay là vô ký?

Tất cả nghi vấn này đều nên giải thích:

Tụng rằng:

Hữu tình thuộc Dục, Sắc

Tánh đẳng lưu, vô ký.

Luận chép: Ba thứ như danh, v.v… này chỉ là lệ thuộc cõi Dục và cõi Sắc.

Căn cứ trong cõi Sắc có nói: Chỉ ở địa Sơ tĩnh lự.

Có nói: Cũng có ở ba tĩnh lự trên, vì tùy theo ngữ, tùy thân bị lệ thuộc khác nhau.

Nếu nói ba danh này tùy ngữ lệ thuộc, thì nói khi sinh cõi Dục, tạo ra cõi Dục, thân, ngữ, danh, v.v… đều lệ thuộc cõi Dục.

Nghĩa đã nói kia, hoặc lệ thuộc ba cõi, hoặc có cả không lệ thuộc, tức hữu tình kia khi tạo ra ngữ định đầu tiên, ngữ và danh, v.v… thuộc về địa định đầu tiên, thân lệ thuộc cõi Dục, về nghĩa như trước đã nói. Như thế, nếu sinh địa tĩnh lự đầu tiên tác ngữ địa thứ hai, Như lý nên suy nghĩ.

Nếu sinh địa tĩnh lự thứ hai, ba, bốn tác ngữ địa thứ hai, cũng như lý nên suy nghĩ.

Nếu nói ba danh này tùy thân lệ thuộc tức nói sinh ở cõi Dục và tĩnh lự thứ tư. Danh…và thân đều tự lệ thuộc địa của mình, ngữ hoặc tự địa mình, hoặc ngữ khác, địa khác ràng buộc, nghĩa như trước nói.

Trong hai nói này, hoặc nói địa trên cũng có danh, v.v… mà không thể nói, dù có hai nói, nhưng nói đầu là đúng. Lại, ba danh, v.v… thuộc về số hữu tình, vì hữu vi phi tình không thành, nên người năng thuyết được thành, không phải nghĩa đã rõ, chỉ thành hiện tại, không thành quá khứ, vị lai. Lại, ba danh, v.v… chỉ là tánh đẳng lưu, không phải đối tượng nuôi lớn, không phải dị thục sinh mà nói danh, v.v… từ nghiệp sinh, là vì nghiệp đã sinh quả tăng thượng. Lại, ba danh vì chỉ thuộc về tánh vô phú vô ký, nên người dứt thiện, khi nói pháp thiện, dù đã thành danh, v.v… thiện mà không thành pháp thiện.

Người lìa dục tham không thành bất thiện. Các người Vô học không thành nhiễm ô, vì thành danh, v.v… chủ thể giải thích, vì không phái pháp đối tượng giải thích.

Về nghĩa bất tương ưng khác chưa nói. Nay sẽ nói lược.

Tụng rằng:

Đồng phần cũng như thế

Và dị thục, Vô sắc

Được chung cả ba loại

Không được định đẳng lưu.

Luận chép: Cũng nói như thế vì làm rõ đồng phần, như danh thân, v.v… có cả cõi Dục, cõi Sắc, đẳng lưu hữu tình vô phú vô ký và nói Vô sắc, chứng tỏ không phải chỉ cõi Dục, cõi Sắc. Lời nói và dị thục, chứng tỏ không phải chỉ đẳng lưu, cõi này có cả ba loại, có cả hai nghĩa.

Thế nào là dị thục?

Nghĩa là sinh đồng phần của địa ngục, v.v… và các đường như noãn sinh, v.v…

Thế nào là Đẳng lưu?

Nghĩa là đồng phần hiện có của giới địa, xứ, chủng tánh, họ loại, Sa-môn, Phạm chí, Hữu Hữu học, Vô học, v.v…

Có sư khác nói: Nghiệp trước đã dẫn sinh, là đồng phần dị thục, hiện tại khởi gia hạnh là đồng phần đẳng lưu, đắc và loại các tướng đều có cả ba, nghĩa là có dị thục đẳng lưu sát-na, không phải hai định của đắc chỉ là đẳng lưu, chỉ gọi là minh, không phải dị thục, v.v…, pháp khác nên nói mà không nói. Nghĩa là vì mạng căn, Vô tưởng, như trước đã nói, về nghĩa khác so sánh với trước, có thể biết. Nghĩa là nói đắc, v.v…, vì chỉ thành tựu nên nghĩa thuộc số hữu tình có thể biết chuẩn xác nói vì các hữu vi có sinh, v.v…, nên so sánh biết các tướng có cả tình, phi tình, hữu vi khác tùy theo nghĩa được thích hợp, đều đã rõ. Cho nên, ở đây không nhọc nói lại.

Như thế đã nói về bất tương ưng hành. Trước đã nói tướng sinh, lúc sinh sở sinh, không lìa pháp khác, nhân duyên hòa hợp. Trong đây pháp nào gọi là nhân duyên? Vả lại, sáu thứ nhân, sáu thứ nhân là:

Tụng rằng:

Năng tác và câu hữu

Đồng loại và tương ưng

Biến hành và dị thục

Chỉ sáu thứ nhân ấy.

Luận chép: Luận nầy thừa nhận nhân chỉ có sáu thứ không thêm, không bớt:

  1. Nhân năng tác.
  2. Nhân câu hữu.
  3. Nhân đồng loại.
  4. Nhân tương ưng.
  5. Nhân biến hành.
  6. Nhân dị thục.

Thể của nhân năng tác có cả tất các pháp. Cho nên ở trước đã nói:

Vì thể của nhân câu hữu hiện khắp các hữu vi, nên ở thứ hai, đồng loại, v.v… khác, ở trong hữu vi như đối tượng thích ứng, đều gồm nhiếp phần ít. Tùy theo lời nói ấy là giấu thứ lớp mà nói, vì đã nhờ dựa vào pháp sinh, nên gọi là nhân, tức thuận ích gần với nghĩa đã sinh quả.

Như vậy, sáu nhân chẳng phải do Phật nói, sao ả luận nầy tự đặt tên này, chắc chắn sẽ không có nghĩa nào mà đại sư không nói, A-tỳđạt-ma liền có nói, vì trong kinh hiện không cớ do ẩn mất, nên tự tướng có thể được chắc chắn phải có. Lại, vì sức hóa độ trong các kinh, nên Đức Thế tôn dùng phương tiện tạo ra môn khác để nói Đối pháp. Các sư do thấy một ít tướng mà biết được tướng kia chắc chắn có, nên đã kết tập rõ ràng. Do vậy, có nói: Nghĩa của sáu nhân này được nói trong kinh Tăng Nhất, Tăng Lực, đã trải qua thời gian lâu xa, nên văn của Tăng Nhất, Tăng Lực kia đã ẩn mất, Tôn giả Ca-đa-diễn-ni-tử, v.v… đối với các pháp tăng đã tư duy, tìm cầu không bỏ dở, đã thầm chiêu cảm thiên tiên hiện đến truyền trao cho, như chư thiên trao cho kinh Phiệt Đệ Già, lý ấy sẽ. Như nghĩa bốn duyên, dù đã nêu đủ trong kinh bộ này, nhưng trong bộ khác, có người không đọc. Do thời gian chìm lâu vì thường ẩn mất, vì đã thấy kinh khác ít có ẩn mất, nên biết xứ này cũng không còn đủ. Lại, vì thấy chỗ nào trong kinh cũng nói tản mác, nên về nghĩa sáu nhân, chắc chắn là có thật, nghĩa là như kinh nói: Mắt, sắc làm duyên sinh ra nhãn thức. Lại, như kinh nói: Hai nhân, hai duyên có thể sinh chánh kiến. Các pháp như thế, v.v… tức nhân năng tác. Các pháp đối với người khác có nghĩa năng tác. Vì sinh không có chướng ngại, nên lập nhân này. Như Khế kinh nói: Có ba chi đạo, chánh kiến tùy chuyển. Lại như kinh nói: Ba xúc hòa hợp đều khởi thọ, tưởng, tư. Các pháp như thế tức là nhân câu hữu. Các hành đều cùng lúc, đồng làm một việc. Vì tùy chuyển lẫn nhau, nên lập nhân này. Như nói: Bổ-đặc-già-la như thế đã thành tựu pháp thiện và pháp bất thiện. Nên biết Bổ-đặc-già-la như thế pháp thiện ẩn mất, pháp ác xuất hiện, có thuận theo đều có hiện hành, căn thiện chưa dứt, vì chưa dứt, nên từ căn thiện này cũng có nghĩa có thể khởi căn thiện khác. Lại nói: Bí-sô, nếu ở các chỗ ấy, phần nhiều tùy theo tầm, tứ, tức ở mỗi chỗ đó, tâm thường hướng về. Vô minh làm nhân khởi các đắm nhiễm, vì minh làm nhân, nên lìa các đắm nhiễm.

Các pháp như thế tức nhân đồng loại. Các pháp đồng loại quá khứ, hiện tại, vì dẫn dắt quả mình, nên lập nhân này. Như Khế kinh nói: Kiến là căn, tín tương ưng với trí chứng. Lại, như kinh nói: Nếu có rõ biết, tức có biết rõ, ở định biết rõ chính là như thật, không phải không ở định.

Các pháp như thế, v.v… tức nhân tương ưng, tương ưng với tâm, tâm sở, đồng làm một việc, vì nhận lấy chung một cảnh, nên lập nhân này. Như Khế kinh nói: Các kẻ tà kiến tất cả thân nghiệp, ngữ nghiệp, ý nghiệp có nguyện cầu, đều như sở kiến, tất cả các hành đều là loại kiến đó.

Các pháp như thế đều có công năng chiêu cảm không phải vui vẻ, ưa thích, quả không vừa ý. Lại, kinh nói: Khi tất cả kiến hướng đến sự sinh, đều có thân kiến làm căn bản cho sự sinh đó. Nếu kiến này sinh ra bất nhẫn tất cả, thì kiến này sẽ sinh ra tham dục, giận dữ.

Các pháp như thế tức nhân biến hành, nghi, kiến, vô minh, đối tượng dứt của kiến, khổ tập quá khứ, hiện tại và tương ưng, câu hữu. Đối với các pháp nhiễm ô của loại đồng, khá, vì công năng dẫn khởi, nên lập nhân này, vì một bộ làm nhân, sinh ra quả của năm bộ, nên ngoài đồng loại có lập nhân biến hành. Như Khế kinh nói: Nếu nghiệp đã tạo ra là hữu lậu thiện, thì sẽ do tu thành, sinh thọ các dị thục ở xứ đó. Lại như kinh nói đối với các nghiệp ác cũ đã gây ra và tăng trưởng, chắc chắn sẽ chiêu cảm dị thục.

Các pháp như thế tức là nhân dị thục. Tất cả pháp hữu lậu thiện, bất thiện, vì chiêu cảm dị loại, nên lập nhân này.

Ở chỗ nào Đức Phật cũng nói sáu nhân như thế, các người ghét, trái vì mê nên không nhận thấy, các người có trí nên siêng năng biết rõ.

Lại, ở chỗ nào trong kinh, đức Bạc-già-phạm cũng nói về nghĩa nhân trước sinh và đều sinh, dựa vào sự sinh này Có sự sinh kia, vì có sinh này nên có sinh kia, như thứ lớp nên biết có nghĩa của hai nhân.

Lại, Đức Bạc-già-phạm trong Khế kinh nói rõ về nghĩa của hai thứ nhân, nghĩa là Khế kinh nói: Đối với kẻ vô minh có chỗ không danh lợi, vì vô minh nên cũng tạo ra phước hành.

Kinh này tức chỉ rõ có nhân đời trước. Lại Khế kinh nói: Mắt, sắc làm duyên, nói rộng, cho đến ý, pháp làm duyên sinh ra si, tác ý sinh nhiễm, vẩn đục. Ý trong đây, nghĩa là si, tức vô minh, mong cầu tức ái, ái biểu hiện tức nghiệp. Kinh này tức chỉ rõ có nhân câu sinh, trong nhất tâm vì nói có lần lượt làm nhân, nên không phải cho là kinh này y cứ ở trạng thái nối tiếp nhau để nói, vì về lý không thành, nên nhân đồng, đã khởi chấp không cùng có sinh, thật là mê lầm.

Đây là chắc chắn lựa chọn rộng, như luận Thuận Chánh Lý và luận Ngũ sự, nên biết như thật.

Đã lược nêu nhân, nay sẽ nói về rộng. Vả lại, đầu tiên tướng của nhân năng tác thế nào?

Tụng rằng:

Trừ tự, năng tác khác.

Luận chép: Nhân năng tác này lược có hai thứ:

  1. Sức có sinh.
  2. Chỉ không có chướng.

Lúc các pháp sinh, chỉ trừ tự thể, vì tất cả pháp làm nhân năng tác, vì khi sự sinh kia đều không bị ngăn ngại, ở trong đó phần ít Có sức để sinh. Vả lại, như khi có một nhãn thức sinh, vì mắt, đối tượng nương tựa làm nhân nương dựa, do sắc, đối tượng duyên làm nhân kiến lập. Dùng nhãn thức, v.v… như pháp hạt giống làm nhân không dứt, dùng pháp tương ưng làm nhân nhiếp thọ, dùng pháp câu hữu làm nhân giúp đỡ, dùng nhĩ căn, v.v… làm nhân y trụ.

Các nhân này, v.v… gọi chung là nhân năng tác, ở trong đó một phần gọi nhân Có sức, vì có công năng sinh, công năng vượt hơn, còn các phần khác gọi là nhân không Có sức, vì chỉ không làm chướng ngại cho trụ. Nhân tức là công năng tạo, gọi là nhân năng tác. Nhân này Có sức, vì quả năng tác, nên dù tánh nhân khác, cũng là nhân năng tác. Nhưng nhân năng tác lại không có tên riêng, như xứ sắc, v.v… chung, tức danh riêng. Hoặc là nhân này năng tạo ra hai nghĩa, vì không có chướng ngại, nên có thể gọi là nhân, có thể gọi là phi nhân, vì bất sinh công năng. Lại, công năng tạo tác, là nhân gần khác. Công năng này giúp đỡ cho người kia, gọi là nhân năng tác. Hoặc công năng này khiến công năng người khác có đối tượng tạo tác, người khác tức là quả. Nhân năng tạo tác gọi nhân năng tác, tự thể của duyên nào không phải nhân năng tác của mình, do nhân năng tác đối với tự thể không có, nên gọi là nghĩa không có chướng ngại, là nhân năng tác. Tự đối với tự thể thường bị chướng ngại. Lại, tất cả pháp không đối đãi với tự thể, có luôn thành tổn giảm, v.v… Nếu có thì trái với việc hiện tại. Khi một pháp sinh, pháp trái và khác vì cũng không có chướng ngại trụ, nên có thể là nhân, không phải pháp kia với pháp này có lúc làm nhân, có lúc chẳng phải nhân, vì hợp với chánh lý nên tất cá pháp đều có công năng làm nhân. Các pháp đối nhau đều Có sức chướng ngại mà không bị chướng ngại, nên có khả năng làm nhân. Nếu xứ có một, xứ khác thì không, Vô sắc cũng có lúc dựa vào đẳng định, nên sự đối nhau của pháp kia cũng Có sức chướng ngại. Lại, các pháp nội tại, khi một pháp sinh, như pháp dữ dục, pháp khác đều không chướng ngại, vì hai duyên nên pháp không được sinh:

  1. Thuận với nhân không có.
  2. Trái với duyên có.

Vị sinh của các pháp, sẽ đợi chờ sức vượt hơn, vì đều là nhân duyên riêng và đợi pháp khác không có chướng ngại khác mà trụ, pháp duyên tăng thượng, do nhân năng sinh, có công năng chướng ngại nhân, vì không có các pháp mới sinh, nên chỉ do nói tất cả pháp không có chướng ngại, nên gọi là nhân năng tác, không phải có sức chướng ngại mà không bị chướng ngại, với sức không có chướng ngại, không bị chướng ngại, thì có một ít khác nhau vào lúc không có chướng ngại, đều Có sức không có chướng ngại, vì đồng với không có tác dụng vượt hơn.

Do lý này, nên các pháp bất sinh ngay tức khắc, không phải như tạo tác đều thành các nghiệp như sát sanh, v.v…, thiếu đẳng khi nhân duyên của tác dụng vượt hơn, tức do lý này, các pháp quá khứ làm nhân năng tác cho hai thế gian khác. Pháp của hai thế gian kia lại làm quả tăng thượng cho quá khứ, các pháp vị lai làm nhân năng tác cho hai thế gian khác, vì pháp của hai thế gian kia chẳng phải đều có về sau, nên không làm quả tăng thượng cho vị lai. Vì quả phải do nhân mà nhận lấy, nên chỉ có hai nhân, vì chỉ y cứ không có chướng ngại, nên thừa nhận có cả cả ba. Các pháp hiện tại làm nhân năng tác cho hai thế gian khác.

Trong hai thế gian kia, chỉ pháp vị lai làm quả hiện tại, hữu vi đối với hữu vi, lần lượt làm nhân quả. Hữu vi đối với hữu vi, đây chẳng phải nhân, kia chẳng phải quả. Vô vi và vô vi lần lượt không phải nhân, quả. Vô vi đối với hữu vi, đây là nhân, kia không phải quả.

Vì vậy nên nói quả ít, nhân nhiều, do nhân năng tác có cả tất cả pháp, vì quả tăng thượng kia chỉ là hữu vi.