LUẬN A TỲ ĐẠT MA PHÁT TRÍ
Tác giả: Tôn giả Ca Đa Diễn Ni Tử
Hán dịch: Đời Đường, Tam Tạng Pháp sư Huyền Tráng
Việt dịch: Cư sĩ Nguyên Huệ

 

QUYỂN 10

Chương 3: TRÍ UẨN

Phẩm 5: BÀN VỀ BẢY THÁNH, phần 2

Hỏi: Các pháp tương ưng với tha tâm trí, pháp ấy tương ưng với thế tục trí chăng?

Đáp: Nên tạo ra bốn trường hợp:

1. Có pháp tương ưng với tha tâm trí không tương ưng với thế tục trí: Nghĩa là thế tục trí không gồm thâu pháp tương ưng của tha tâm trí.

2. Có pháp tương ưng với thế tục trí không tương ưng với tha tâm trí: Nghĩa là tha tâm trí không gồm thâu pháp tương ưng của thế tục trí.

3. Có pháp tương ưng với tha tâm trí cũng tương ưng với thế tục trí: Nghĩa là tha tâm trí gồm thâu pháp tương ưng của thế tục trí.

4. Có pháp không tương ưng với tha tâm trí cũng không tương ưng với thế tục trí: Nghĩa là tha tâm trí, thế tục trí không cùng tương ưng lẫn nhau, tha tâm trí và thế tục trí không tương ưng với các tâm, tâm sở pháp khác, cùng các sắc, vô vi, tâm bất tương ưng hành.

Đối với giác chi trạch pháp, đạo trí, chánh kiến cũng như vậy.

Hỏi: Các pháp tương ưng với tha tâm trí, pháp ấy tương ưng với khổ trí chăng?

Đáp: Không như vậy.

Hỏi: Nếu các pháp tương ưng với khổ trí, pháp ấy tương ưng với tha tâm trí chăng?

Đáp: Không như vậy.

Đối với tập trí, diệt trí, Tam-ma-địa không, Tam-ma-địa vô tướng, vị tri đương tri căn cũng như vậy.

Hỏi: Các pháp tương ưng với tha tâm trí, pháp ấy tương ưng với Tam-ma-địa vô nguyện chăng?

Đáp: Nên tạo ra bốn trường hợp:

1. Có pháp tương ưng với tha tâm trí không tương ưng với vô nguyện: Nghĩa là tha tâm trí tương ưng với vô nguyện và vô nguyện không tương ưng với pháp tương ưng của tha tâm trí.

2. Có pháp tương ưng với vô nguyện không tương ưng với tha tâm trí: Nghĩa là vô nguyện tương ưng với tha tâm trí và tha tâm trí không tương ưng với pháp tương ưng của vô nguyện.

3. Có pháp tương ưng với tha tâm trí cũng tương ưng với vô nguyện: Nghĩa là hai pháp cùng tương ưng.

4. Có pháp không tương ưng với tha tâm trí cũng không tương ưng với vô nguyện: Nghĩa là tha tâm trí không tương ưng với vô nguyện, vô nguyện không tương ưng với tha tâm trí, và các tâm, tâm sở pháp khác, cùng các sắc, vô vi, tâm bất tương ưng hành.

Đối với các giác chi niệm, tinh tấn, hỷ, khinh an, định, xả, chánh tư duy, chánh tinh tấn, chánh niệm, chánh định cũng như vậy.

Hỏi: Các pháp tương ưng với tha tâm trí, pháp ấy tương ưng với dĩ tri căn chăng?

Đáp: Nên tạo ra bốn trường hợp:

1. Có pháp tương ưng với tha tâm trí không tương ưng với dĩ tri căn: Nghĩa là dĩ tri căn không tương ưng với pháp tương ưng của tha tâm trí.

2. Có pháp tương ưng với dĩ tri căn không tương ưng với tha tâm trí: Nghĩa là dĩ tri căn tương ưng với tha tâm trí và tha tâm trí không tương ưng với pháp tương ưng của dĩ tri căn.

3. Có pháp tương ưng với tha tâm trí cũng tương ưng với dĩ tri căn: Nghĩa là hai pháp cùng tương ưng.

4. Có pháp không tương ưng với tha tâm trí cũng không tương ưng với dĩ tri căn: Nghĩa là dĩ tri căn không gồm thâu tha tâm trí, và tha tâm trí, dĩ tri căn không gồm thâu, không tương ưng với các tâm, tâm sở pháp khác, cùng các sắc, vô vi, tâm bất tương ưng hành.

Đối với cụ tri căn cũng như vậy.

*

Hỏi: Các pháp tương ưng với thế tục trí, pháp ấy tương ưng với khổ trí cho đến tương ưng với chánh định chăng?

Đáp: Không như vậy.

Hỏi: Nếu các pháp tương ưng với khổ trí cho đến tương ưng với chánh định, pháp ấy tương ưng với thế tục trí chăng?

Đáp: Không như vậy.

*

Hỏi: Các pháp tương ưng với khổ trí, pháp ấy tương ưng với tập trí chăng?

Đáp: Không như vậy.

Hỏi: Nếu các pháp tương ưng với tập trí, pháp ấy tương ưng với khổ trí chăng?

Đáp: Không như vậy.

Đối với diệt trí, đạo trí, Tam-ma-địa vô tướng cũng như vậy.

Hỏi: Các pháp tương ưng với khổ trí, pháp ấy tương ưng với Tam-ma-địa không chăng?

Đáp: Nên tạo ra bốn trường hợp:

1. Có pháp tương ưng với khổ trí không tương ưng với Tam-mađịa không: Nghĩa là khổ trí tương ưng với không, và không không tương ưng với pháp tương ưng của khổ trí.

2. Có pháp tương ưng với Tam-ma-địa không không tương ưng với khổ trí: Nghĩa là không tương ưng với khổ trí và khổ trí không tương ưng với pháp tương ưng của không.

3. Có pháp tương ưng với khổ trí cũng tương ưng với không: Nghĩa là hai pháp cùng tương ưng.

4. Có pháp không tương ưng với khổ trí cũng không tương ưng với không: Nghĩa là khổ trí không tương ưng với không, không không tương ưng với khổ trí, và không, khổ trí không tương ưng với các tâm, tâm sở pháp khác, cùng các sắc, vô vi, tâm bất tương ưng hành.

Đối với Tam-ma-địa vô nguyện cũng như vậy.

Đối với ba căn vô lậu, bảy giác chi, tám chi đạo, như nói về pháp trí.

*

Hỏi: Các pháp tương ưng với tập trí, pháp ấy tương ưng với diệt trí chăng?

Đáp: Không như vậy.

Hỏi: Nếu các pháp tương ưng với diệt trí, pháp ấy tương ưng với tập trí chăng?

Đáp: Không như vậy.

Đối với đạo trí, Tam-ma-địa không, vô tướng cũng như vậy.

Hỏi: Các pháp tương ưng với tập trí, pháp ấy tương ưng với Tam-ma-địa vô nguyện chăng?

Đáp: Nên tạo ra bốn trường hợp:

1. Có pháp tương ưng với tập trí không tương ưng với vô nguyện: Nghĩa là tập trí tương ưng với vô nguyện.

2. Có pháp tương ưng với vô nguyện không tương ưng với tập trí: Nghĩa là tập trí và tập trí không tương ưng với pháp tương ưng của vô nguyện.

3. Có pháp tương ưng với tập trí cũng tương ưng với vô nguyện: Nghĩa là hai pháp cùng tương ưng.

4. Có pháp không tương ưng với tập trí cũng không tương ưng với vô nguyện: Nghĩa là tập trí không tương ưng với vô nguyện và các tâm, tâm sở pháp khác, cùng các sắc, vô vi, tâm bất tương ưng hành.

Đối với ba căn vô lậu, bảy giác chi, tám đạo chi, như nói về pháp trí.

*

Hỏi: Các pháp tương ưng với diệt trí, pháp ấy tương ưng với đạo trí chăng?

Đáp: Không như vậy.

Hỏi: Nếu các pháp tương ưng với đạo trí, pháp ấy tương ưng với diệt trí chăng?

Đáp: Không như vậy.

Đối với Tam-ma-địa không, vô nguyện cũng như vậy.

Hỏi: Các pháp tương ưng với diệt trí, pháp ấy tương ưng với Tam-ma-địa vô tướng chăng?

Đáp: Nên tạo ra bốn trường hợp:

1. Có pháp tương ưng với diệt trí không tương ưng với vô tướng: Nghĩa là diệt trí tương ưng với vô tướng.

2. Có pháp tương ưng với Tam-ma-địa vô tướng không tương ưng với diệt trí: Nghĩa là diệt trí và diệt trí không tương ưng với pháp tương ưng của vô tướng.

3. Có pháp tương ưng với diệt trí cũng tương ưng với vô tướng: Nghĩa là hai pháp cùng tương ưng.

4. Có pháp không tương ưng với diệt trí cũng không tương ưng với vô tướng: Nghĩa là diệt trí không tương ưng với vô tướng, và các tâm, tâm sở pháp khác, cùng các sắc, vô vi, tâm bất tương ưng hành.

Đối với ba căn vô lậu, bảy giác chi, tám đạo chi, như nói về pháp trí.

*

Hỏi: Các pháp tương ưng với đạo trí, pháp ấy tương ưng với Tam-ma-địa không chăng?

Đáp: Không như vậy.

Hỏi: Nếu các pháp tương ưng với Tam-ma-địa không, pháp ấy tương ưng với đạo trí chăng?

Đáp: Không như vậy.

Đối với Tam-ma-địa vô tướng cũng như vậy.

Hỏi: Các pháp tương ưng với đạo trí, pháp ấy tương ưng với Tam-ma-địa vô nguyện chăng?

Đáp: Nên tạo ra bốn trường hợp:

1. Có pháp tương ưng với đạo trí không tương ưng với vô nguyện: Nghĩa là đạo trí tương ưng với vô nguyện.

2. Có pháp tương ưng với vô nguyện không tương ưng với đạo trí: Nghĩa là đạo trí và đạo trí không tương ưng với pháp tương ưng của vô nguyện.

3. Có pháp tương ưng với đạo trí cũng tương ưng với vô nguyện: Nghĩa là hai pháp cùng tương ưng.

4. Có pháp không tương ưng với đạo trí cũng không tương ưng với vô nguyện: Nghĩa là đạo trí không tương ưng với vô nguyện, và các tâm, tâm sở pháp khác, cùng các sắc, vô vi, tâm bất tương ưng hành.

Đối với ba căn vô lậu, bảy giác chi, tám đạo chi, như nói về pháp trí.

*

Hỏi: Các pháp tương ưng với Tam-ma-địa không, pháp ấy tương ưng với Tam-ma-địa vô nguyện chăng?

Đáp: Không như vậy.

Hỏi: Nếu các pháp tương ưng với Tam-ma-địa vô nguyện, pháp ấy tương ưng với Tam-ma-địa không chăng?

Đáp: Không như vậy.

Đối với Tam-ma-địa vô tướng cũng như vậy.

Hỏi: Các pháp tương ưng với Tam-ma-địa không, pháp ấy tương ưng với vị tri đương tri căn chăng?

Đáp: Nên tạo ra bốn trường hợp:

1. Có pháp tương ưng với không, không tương ưng với vị tri đương tri căn: Nghĩa là vị tri đương tri căn không gồm thâu pháp tương ưng của không.

2. Có pháp tương ưng với vị tri đương tri căn không tương ưng với không: Nghĩa là vị tri đương tri căn gồm thâu không, và không không gồm thâu không tương ưng với pháp tương ưng của vị tri đương tri căn.

3. Có pháp tương ưng với không cũng tương ưng với vị tri đương tri căn: Nghĩa là vị tri đương tri căn gồm thâu pháp tương ưng với không.

4. Có pháp không tương ưng với không cũng không tương ưng với vị tri đương tri căn: Nghĩa là vị tri đương tri căn không gồm thâu không và không, vị tri đương tri căn không gồm thâu, không tương ưng với các tâm, tâm sở pháp khác, cùng các sắc, vô vi, tâm bất tương ưng hành.

Đối với dĩ tri căn, cụ tri căn cũng như vậy.

Hỏi: Các pháp tương ưng với Tam-ma-địa không, pháp ấy tương ưng với giác chi niệm chăng?

Đáp: Nên tạo ra bốn trường hợp:

1. Có pháp tương ưng với không không tương ưng với giác chi niệm: Nghĩa là không tương ưng với giác chi niệm.

2. Có pháp tương ưng với giác chi niệm không tương ưng với không: Nghĩa là không và không không tương ưng với pháp tương ưng của giác chi niệm.

3. Có pháp tương ưng với không cũng tương ưng với giác chi niệm: Nghĩa là hai pháp cùng tương ưng.

4. Có pháp không tương ưng với không cũng không tương ưng với giác chi niệm: Nghĩa là không không tương ưng với giác chi niệm, và các tâm, tâm sở pháp khác, cùng các sắc, vô vi, tâm bất tương ưng hành.

Đối với các giác chi trạch pháp, tinh tấn, khinh an, xả, chánh kiến, chánh tinh tấn, chánh niệm cũng như vậy.

Hỏi: Các pháp tương ưng với Tam-ma-địa không, pháp ấy tương ưng với giác chi hỷ chăng?

Đáp: Nên tạo ra bốn trường hợp:

1. Có pháp tương ưng với không không tương ưng với giác chi hỷ: Nghĩa là không tương ưng với giác chi hỷ, và giác chi hỷ không tương ưng với pháp tương ưng của không.

2. Có pháp tương ưng với giác chi hỷ không tương ưng với không: Nghĩa là giác chi hỷ tương ưng với không, và không không tương ưng với pháp tương ưng của giác chi hỷ.

3. Có pháp tương ưng với không cũng tương ưng với giác chi hỷ: Nghĩa là hai pháp cùng tương ưng.

4. Có pháp không tương ưng với không cũng không tương ưng với giác chi hỷ: Nghĩa là không không tương ưng với giác chi hỷ, giác chi hỷ không tương ưng với không và các tâm, tâm sở pháp khác, cùng các sắc, vô vi, tâm bất tương ưng hành.

Đối với chánh tư duy cũng như vậy.

Hỏi: Các pháp tương ưng với Tam-ma-địa không, pháp ấy tương ưng với giác chi định chăng?

Đáp: Các pháp tương ưng với không, pháp ấy cũng tương ưng với giác chi định. Có pháp tương ưng với giác chi định, không tương ưng với không: Nghĩa là không không gồm thâu pháp tương ưng với của giác chi định.

Đối với chánh định cũng như vậy.

*

Như không đối với phần sau, vô nguyện, vô tướng đối với phần sau cũng như thế.

Có sự sai biệt: Như không đối với giác chi hỷ, chánh tư duy, vô nguyện, vô tướng đối với giác chi hỷ, chánh kiến, chánh tư duy cũng như vậy.

*

Hỏi: Các pháp tương ưng với vị tri đương tri căn, pháp ấy tương ưng với dĩ tri căn chăng?

Đáp: Không như vậy.

Hỏi: Nếu các pháp tương ưng với dĩ tri căn, pháp ấy tương ưng với vị tri đương tri căn chăng?

Đáp: Không như vậy.

Đối với cụ tri căn cũng như vậy.

Hỏi: Các pháp tương ưng với vị tri đương tri căn, pháp ấy tương ưng với giác chi niệm chăng?

Đáp: Nên tạo ra bốn trường hợp:

1. Có pháp tương ưng với vị tri đương tri căn không tương ưng với giác chi niệm: Nghĩa là vị tri đương tri căn gồm thâu giác chi niệm.

2. Có pháp tương ưng với giác chi niệm không tương ưng với vị tri đương tri căn: Nghĩa là vị tri đương tri căn không gồm thâu pháp tương ưng của giác chi niệm.

3. Có pháp tương ưng với vị tri đương tri căn cũng tương ưng với giác chi niệm: Nghĩa là vị tri đương tri căn gồm thâu pháp tương ưng của giác chi niệm.

4. Có pháp không tương ưng với vị tri đương tri căn cũng không tương ưng với giác chi niệm: Nghĩa là vị tri đương tri căn không gồm thâu giác chi niệm và các tâm, tâm sở pháp khác, cùng các sắc, vô vi, tâm bất tương ưng hành.

Đối với các giác chi trạch pháp, tinh tấn, định, chánh kiến, chánh tinh tấn, chánh niệm, chánh định cũng như vậy.

Hỏi: Các pháp tương ưng với vị tri đương tri căn, pháp ấy tương ưng với giác chi hỷ chăng?

Đáp: Nên tạo ra bốn trường hợp:

1. Có pháp tương ưng với vị tri đương tri căn không tương ưng với giác chi hỷ: Nghĩa là vị tri đương tri căn gồm thâu giác chi hỷ và giác chi hỷ không gồm thâu, không tương ưng với pháp tương ưng của vị tri đương tri căn.

2. Có pháp tương ưng với giác chi hỷ không tương ưng với vị tri đương tri căn: Nghĩa là vị tri đương tri căn không gồm thâu pháp tương ưng của giác chi hỷ.

3. Có pháp tương ưng với vị tri đương tri căn cũng tương ưng với giác chi hỷ: Nghĩa là vị tri đương tri căn gồm thâu pháp tương ưng của giác chi hỷ.

4. Có pháp không tương ưng với vị tri đương tri căn cũng không tương ưng với giác chi hỷ: Nghĩa là vị tri đương tri căn không gồm thâu giác chi hỷ, và giác chi hỷ, vị tri đương tri căn không gồm thâu, không tương ưng với các tâm, tâm sở pháp khác, cùng các sắc, vô vi, tâm bất tương ưng hành.

Hỏi: Các pháp tương ưng với vị tri đương tri căn, pháp ấy tương ưng với giác chi khinh an chăng?

Đáp: Nên tạo ra bốn trường hợp:

1. Có pháp tương ưng với vị tri đương tri căn không tương ưng với giác chi khinh an: Nghĩa là vị tri đương tri căn tương ưng với giác chi khinh an.

2. Có pháp tương ưng với giác chi khinh an không tương ưng với vị tri đương tri căn: Nghĩa là vị tri đương tri căn không tương ưng với pháp tương ưng của giác chi khinh an.

3. Có pháp tương ưng với vị tri đương tri căn cũng tương ưng với giác chi khinh an: Nghĩa là vị tri đương tri căn tương ưng với pháp tương ưng của giác chi khinh an.

4. Có pháp không tương ưng với vị tri đương tri căn cũng không tương ưng với giác chi khinh an: Nghĩa là vị tri đương tri căn không tương ưng với giác chi khinh an và các tâm, tâm sở pháp khác, cùng các sắc, vô vi, tâm bất tương ưng hành. Đối với giác chi xả cũng như vậy.

Hỏi: Các pháp tương ưng với vị tri đương tri căn, pháp ấy tương ưng với chánh tư duy chăng?

Đáp: Nên tạo ra bốn trường hợp:

1. Có pháp tương ưng với vị tri đương tri căn không tương ưng với chánh tư duy: Nghĩa là vị tri đương tri căn tương ưng với chánh tư duy, và chánh tư duy không tương ưng với pháp tương ưng của vị tri đương tri căn.

2. Có pháp tương ưng với chánh tư duy không tương ưng với vị tri đương tri căn: Nghĩa là vị tri đương tri căn không tương ưng với pháp tương ưng của chánh tư duy.

3. Có pháp tương ưng với vị tri đương tri căn cũng tương ưng với chánh tư duy: Nghĩa là vị tri đương tri căn tương ưng với pháp tương ưng của chánh tư duy.

4. Có pháp không tương ưng với vị tri đương tri căn cũng không tương ưng với chánh tư duy: Nghĩa là vị tri đương tri căn không tương ưng với chánh tư duy và các tâm, tâm sở pháp khác, cùng các sắc, vô vi, tâm bất tương ưng hành.

*

Như vị tri đương tri căn đối với phần sau, dĩ tri căn, cụ tri căn đối với phần sau cũng như vậy.

Có sự sai biệt: Cụ tri căn đối với chánh kiến, nên tạo ra bốn trường hợp:

1. Có pháp tương ưng với cụ tri căn không tương ưng với chánh kiến: Nghĩa là cụ tri căn gồm thâu chánh kiến và chánh kiến không gồm thâu, không tương ưng với pháp tương ưng của cụ tri căn.

2. Có pháp tương ưng với chánh kiến không tương ưng với cụ tri căn: Nghĩa là cụ tri căn không gồm thâu pháp tương ưng của chánh kiến.

3. Có pháp tương ưng với cụ tri căn cũng tương ưng với chánh kiến: Nghĩa là cụ tri căn gồm thâu pháp tương ưng của chánh kiến.

4. Có pháp không tương ưng với cụ tri căn cũng không tương ưng với chánh kiến: Nghĩa là cụ tri căn không gồm thâu chánh kiến và các tâm, tâm sở pháp khác, cùng các sắc, vô vi, tâm bất tương ưng hành.

*

Giác chi niệm cho đến chánh niệm đối với phần sau, nói rộng như phẩm Bàn về giác chi.

*

Như nói: “Bí-sô! Ta sẽ vì ông nói về bốn mươi bốn sự trí, ông nên lắng nghe, hết sức khéo tác ý”.

Hỏi: Thế nào là bốn mươi bốn sự trí?

Đáp: Nghĩa là trí nhận biết lão tử (già chết), trí nhận biết lão tử tập, trí nhận biết lão tử diệt, trí nhận biết hành hướng đến lão tử diệt.

Như thế, trí nhận biết về: Sinh, Hữu, Thủ, Ái, Thọ, Xúc, Lục xứ, Danh sắc, Thức, Hành. Trí nhận biết hành tập, trí nhận biết hành diệt, trí nhận biết hành hướng hành diệt. Đó gọi là bốn mươi bốn sự trí.

Hỏi: Trong đây, bốn mươi bốn sự trí như trí nhận biết lão tử

v.v… nên nói là pháp trí cho đến đạo trí chăng?

Đáp: Nên nói: Trí nhận biết lão tử là bốn trí: pháp, loại, thế tục, khổ trí. Trí nhận biết lão tử tập là bốn trí: pháp, loại, thế tục, tập trí. Trí nhận biết lão tử diệt là bốn trí: pháp, loại, thế tục, diệt trí. Trí nhận biết hành hướng đến lão tử diệt là bốn trí: pháp, loại, thế tục, đạo trí. Bốn trí của Sinh cho đến Hành, cũng như vậy.

*

Như nói: “Bí-sô! Ta sẽ vì ông nói về bảy mươi bảy sự trí, ông nên quán thật kỹ, khéo tác ý”.

Hỏi: Thế nào là bảy mươi bảy sự trí?

Đáp: Nghĩa là trí nhận biết sinh duyên lão tử. Trí nhận biết sinh không phải không duyên lão tử. Trí nhận biết sinh quá khứ duyên lão tử. Trí nhận biết sinh quá khứ kia không phải không duyên lão tử. Trí nhận biết sinh vị lai duyên lão tử. Trí nhận biết sinh vị lai kia không phải không duyên lão tử. Và trí pháp trụ nhận biết khắp sự nầy là hữu vi, vô thường, do tâm tạo ra, từ duyên sinh, là pháp tận, pháp giảm, pháp lìa, pháp diệt.

Như thế, trí nhận biết hữu, thủ, ái, thọ, xúc, lục xứ, danh sắc, thức, hành, vô minh, vô minh duyên hành. Trí nhận biết vô minh không phải không duyên hành. Trí nhận biết vô minh quá khứ duyên hành. Trí nhận biết vô minh quá khứ kia không phải không duyên hành. Trí nhận biết vô minh vị lai duyên hành. Trí nhận biết vô minh vị lai kia không phải không duyên hành, cùng trí pháp trụ nhận biết khắp sự nầy là hữu vi, vô thường, do tâm tạo ra, từ duyên sinh, là pháp tận, pháp giảm, pháp lìa, pháp diệt.

Hỏi: Ở đây, bảy mươi bảy sự trí như trí nhận biết sinh duyên lão tử v.v…, nên nói là pháp trí cho đến đạo trí chăng?

Đáp: Nên nói: Sáu trí trước như trí nhận biết sinh duyên lão tử v.v… đều là bốn trí: pháp, loại, thế tục, tập trí. Trí pháp trụ thứ bảy là một trí: thế tục trí. Như bảy trí nhận biết sinh duyên lão tử, cho đến bảy trí nhận biết vô minh duyên hành cũng như vậy.

*

Hỏi: Nếu thành tựu pháp trí là thành tựu loại trí chăng?

Đáp: Có thể được.

Hỏi: Nếu như thành tựu loại trí là thành tựu pháp trí chăng?

Đáp: Đúng vậy.

Hỏi: Nếu thành tựu pháp trí là thành tựu tha tâm trí chăng?

Đáp: Nếu được không mất.

Hỏi: Nếu như thành tựu tha tâm trí là thành tựu pháp trí chăng?

Đáp: Đúng vậy.

Hỏi: Nếu thành tựu pháp trí là thành tựu thế tục trí chăng?

Đáp: Có thể được.

Hỏi: Nếu như thành tựu thế tục trí là thành tựu pháp trí chăng?

Đáp: Đúng vậy.

Hỏi: Nếu thành tựu pháp trí là thành tựu khổ trí chăng?

Đáp: Đúng vậy.

Hỏi: Nếu như thành tựu khổ trí là thành tựu pháp trí chăng?

Đáp: Đúng vậy.

Hỏi: Nếu thành tựu pháp trí là thành tựu tập trí chăng?

Đáp: Có thể được.

Hỏi: Nếu như thành tựu tập trí là thành tựu pháp trí chăng?

Đáp: Đúng vậy.

Hỏi: Nếu thành tựu pháp trí là thành tựu diệt trí chăng?

Đáp: Có thể được.

Hỏi: Nếu như thành tựu diệt trí là thành tựu pháp trí chăng?

Đáp: Đúng vậy.

Hỏi: Nếu thành tựu pháp trí là thành tựu đạo trí chăng?

Đáp: Đúng vậy.

Hỏi: Nếu như thành tựu đạo trí là thành tựu pháp trí chăng?

Đáp: Đúng vậy.

*

Hỏi: Nếu thành tựu loại trí là thành tựu tha tâm trí chăng?

Đáp: Nếu được không mất.

Hỏi: Nếu như thành tựu tha tâm trí là thành tựu loại trí chăng?

Đáp: Có thể được.

Hỏi: Nếu thành tựu loại trí là thành tựu thế tục trí chăng?

Đáp: Đúng vậy.

Hỏi: Nếu như thành tựu thế tục trí là thành tựu loại trí chăng?

Đáp: Đúng vậy.

Hỏi: Nếu thành tựu loại trí là thành tựu khổ trí chăng?

Đáp: Đúng vậy.

Nếu như thành tựu khổ trí là thành tựu loại trí chăng?

Đáp: Có thể được.

Hỏi: Nếu thành tựu loại trí là thành tựu tập trí chăng?

Đáp: Có thể được.

Hỏi: Nếu như thành tựu tập trí là thành tựu loại trí chăng?

Đáp: Đúng vậy.

Hỏi: Nếu thành tựu loại trí là thành tựu diệt trí chăng?

Đáp: Có thể được.

Hỏi: Nếu như thành tựu diệt trí là thành tựu loại trí chăng?

Đáp: Đúng vậy.

Hỏi: Nếu thành tựu loại trí là thành tựu đạo trí chăng?

Đáp: Có thể được.

Hỏi: Nếu như thành tựu đạo trí là thành tựu loại trí chăng?

Đáp: Đúng vậy.

*

Hỏi: Nếu thành tựu tha tâm trí là thành tựu thế tục trí chăng?

Đáp: Đúng vậy.

Hỏi: Nếu như thành tựu thế tục trí là thành tựu tha tâm trí chăng?

Đáp: Nếu được không mất.

Hỏi: Nếu thành tựu tha tâm trí là thành tựu khổ trí chăng?

Đáp: Có thể được.

Hỏi: Nếu như thành tựu khổ trí là thành tựu tha tâm trí chăng?

Đáp: Nếu được không mất .

Hỏi: Nếu thành tựu tha tâm trí là thành tựu tập trí chăng?

Đáp: Có thể được.

Hỏi: Nếu như thành tựu tập trí là thành tựu tha tâm trí chăng?

Đáp: Nếu được không mất.

Hỏi: Nếu thành tựu tha tâm trí là thành tựu diệt trí chăng?

Đáp: Có thể được.

Hỏi: Nếu như thành tựu diệt trí là thành tựu tha tâm trí chăng?

Đáp: Nếu được không mất.

Hỏi: Nếu thành tựu tha tâm trí là thành tựu đạo trí chăng?

Đáp: Có thể được.

Hỏi: Nếu như thành tựu đạo trí là thành tựu tha tâm trí chăng?

Đáp: Nếu được không mất.

*

Hỏi: Nếu thành tựu thế tục trí là thành tựu khổ trí chăng?

Đáp: Có thể được.

Hỏi: Nếu như thành tựu khổ trí là thành tựu thế tục trí chăng?

Đáp: Đúng vậy.

Hỏi: Nếu thành tựu thế tục trí là thành tựu tập trí chăng?

Đáp: Có thể được.

Hỏi: Nếu như thành tựu tập trí là thành tựu thế tục trí chăng?

Đáp: Đúng vậy.

Hỏi: Nếu thành tựu thế tục trí là thành tựu diệt trí chăng?

Đáp: Có thể được.

Nếu như thành tựu diệt trí là thành tựu thế tục trí chăng?

Đáp: Đúng vậy.

Hỏi: Nếu thành tựu thế tục trí là thành tựu đạo trí chăng?

Đáp: Có thể được.

Hỏi: Nếu như thành tựu đạo trí là thành tựu thế tục trí chăng?

Đáp: Đúng vậy.

*

Hỏi: Nếu thành tựu khổ trí là thành tựu tập trí chăng?

Đáp: Có thể được.

Hỏi: Nếu như thành tựu tập trí là thành tựu khổ trí chăng?

Đáp: Đúng vậy.

Hỏi: Nếu thành tựu khổ trí là thành tựu diệt trí chăng?

Đáp: Có thể được.

Hỏi: Nếu như thành tựu diệt trí là thành tựu khổ trí chăng?

Đáp: Đúng vậy.

Hỏi: Nếu thành tựu khổ trí là thành tựu đạo trí chăng?

Đáp: Có thể được.

Hỏi: Nếu như thành tựu đạo trí là thành tựu khổ trí chăng?

Đáp: Đúng vậy.

*

Hỏi: Nếu thành tựu tập trí là thành tựu diệt trí chăng?

Đáp: Có thể được.

Hỏi: Nếu như thành tựu diệt trí là thành tựu tập trí chăng?

Đáp: Đúng vậy.

Hỏi: Nếu thành tựu tập trí là thành tựu đạo trí chăng?

Đáp: Có thể được.

Hỏi: Nếu như thành tựu đạo trí là thành tựu tập trí chăng?

Đáp: Đúng vậy.

*

Hỏi: Nếu thành tựu diệt trí là thành tựu đạo trí chăng?

Đáp: Có thể được.

Hỏi: Nếu như thành tựu đạo trí là thành tựu diệt trí chăng?

Đáp: Đúng vậy.

*

Hỏi: Nếu thành tựu pháp trí quá khứ thì thành tựu pháp trí vị lai chăng?

Đáp: Đúng vậy.

Hỏi: Nếu như thành tựu pháp trí vị lai là thành tựu pháp trí quá khứ chăng?

Đáp: Nếu đã diệt không mất thì thành tựu. Nếu chưa diệt, hoặc diệt rồi mất thì không thành tựu.

Hỏi: Nếu thành tựu pháp trí quá khứ thì thành tựu pháp trí hiện tại chăng?

Đáp: Nếu hiện ở trước.

Hỏi: Nếu như thành tựu pháp trí hiện tại là thành tựu pháp trí quá khứ chăng?

Đáp: Nếu đã diệt không mất thì thành tựu. Nếu chưa diệt, hoặc diệt rồi mất thì không thành tựu.

Nếu thành tựu pháp trí vị lai thì thành tựu pháp trí hiện tại chăng?

Đáp: Nếu hiện ở trước.

Hỏi: Nếu như thành tựu pháp trí hiện tại là thành tựu pháp trí vị lai chăng?

Đáp: Đúng vậy.

*

Hỏi: Nếu thành tựu pháp trí quá khứ thì thành tựu pháp trí vị lai, hiện tại chăng?

Đáp: Vị lai nhất định thành tựu, hiện tại nếu hiện ở trước.

Hỏi: Nếu như thành tựu pháp trí vị lai, hiện tại là thành tựu pháp trí quá khứ chăng?

Đáp: Nếu đã diệt không mất thì thành tựu. Nếu chưa diệt, hoặc diệt rồi mất thì không thành tựu.

Hỏi: Nếu thành tựu pháp trí vị lai thì thành tựu pháp trí quá khứ, hiện tại chăng?

Đáp: Có vị lai không phải là quá khứ, hiện tại: Nghĩa là pháp kia đã được chưa diệt, hoặc đã diệt rồi mất, không hiện ở trước.

Có vị lai và quá khứ không phải là hiện tại: Nghĩa là pháp kia đã diệt không mất, không hiện ở trước.

Có vị lai và hiện tại không phải là quá khứ: Nghĩa là pháp kia hiện ở trước chưa diệt, hoặc diệt rồi mất.

Có vị lai và quá khứ là hiện tại: Nghĩa là pháp kia đã diệt không mất cũng hiện ở trước.

Hỏi: Nếu như thành tựu pháp trí quá khứ, hiện tại là thành tựu pháp trí vị lai chăng?

Đáp: Đúng vậy.

Hỏi: Nếu thành tựu pháp trí hiện tại thì thành tựu pháp trí quá khứ, vị lai chăng?

Đáp: Vị lai nhất định thành tựu, quá khứ nếu đã diệt không mất thì thành tựu, nếu chưa diệt, hoặc diệt rồi mất thì không thành tựu.

Hỏi: Nếu như thành tựu pháp trí quá khứ, vị lai là thành tựu pháp trí hiện tại chăng?

Đáp: Nếu hiện ở trước.

*

Như pháp trí trải khắp sáu lượt, các trí loại, khổ, tập, diệt, đạo cũng như vậy.

*

Hỏi: Nếu thành tựu tha tâm trí quá khứ thì thành tựu tha tâm trí vị lai chăng?

Đáp: Đúng vậy.

Hỏi: Nếu như thành tựu tha tâm trí vị lai là thành tựu tha tâm trí quá khứ chăng?

Đáp: Nếu đã diệt không mất thì thành tựu. Nếu chưa diệt, giả như diệt rồi mất thì không thành tựu.

Hỏi: Nếu thành tựu tha tâm trí quá khứ thì thành tựu tha tâm trí hiện tại chăng?

Đáp: Nếu hiện ở trước.

Hỏi: Nếu như thành tựu tha tâm trí hiện tại là thành tựu tha tâm trí quá khứ chăng?

Đáp: Đúng vậy.

Nếu thành tựu tha tâm trí vị lai thì thành tựu tha tâm trí

hiện tại chăng?

Đáp: Nếu hiện ở trước.

Hỏi: Nếu như thành tựu tha tâm trí hiện tại là thành tựu tha tâm trí vị lai chăng?

Đáp: Đúng vậy.

*

Hỏi: Nếu thành tựu tha tâm trí quá khứ thì thành tựu tha tâm trí vị lai, hiện tại chăng?

Đáp: Vị lai nhất định thành tựu, hiện tại nếu hiện ở trước.

Hỏi: Nếu như thành tựu tha tâm trí vị lai, hiện tại là thành tựu tha tâm trí quá khứ chăng?

Đáp: Đúng vậy.

Hỏi: Nếu thành tựu tha tâm trí vị lai thì thành tựu tha tâm trí quá khứ, hiện tại chăng?

Đáp: Có vị lai không phải là quá khứ, hiện tại: Nghĩa là pháp kia đã được không mất, chưa diệt, giả như diệt rồi mất, không hiện ở trước.

Có vị lai và quá khứ không phải là hiện tại: Nghĩa là pháp kia đã diệt không mất, không hiện ở trước.

Có vị lai và hiện tại, không phải là quá khứ:

Có vị lai và quá khứ là hiện tại: Nghĩa là pháp kia hiện ở trước.

Hỏi: Nếu như thành tựu tha tâm trí quá khứ, hiện tại là thành tựu tha tâm trí vị lai chăng?

Đáp: Đúng vậy.

Hỏi: Nếu thành tựu tha tâm trí hiện tại thì thành tựu tha tâm trí quá khứ, vị lai chăng?

Đáp: Đúng vậy.

Hỏi: Nếu như thành tựu tha tâm trí quá khứ, vị lai là thành tựu tha tâm trí hiện tại chăng?

Đáp: Nếu hiện ở trước.

*

Hỏi: Nếu thành tựu thế tục trí quá khứ thì thành tựu thế tục trí vị lai chăng?

Đáp: Đúng vậy.

Hỏi: Nếu như thành tựu thế tục trí vị lai là thành tựu thế tục trí quá khứ chăng?

Đáp: Đúng vậy.

Hỏi: Nếu thành tựu thế tục trí quá khứ thì thành tựu thế tục trí hiện tại chăng?

Đáp: Nếu hiện ở trước.

Hỏi: Nếu như thành tựu thế tục trí hiện tại là thành tựu thế tục trí quá khứ chăng?

Đáp: Đúng vậy.

Hỏi: Nếu thành tựu thế tục trí vị lai thì thành tựu thế tục trí hiện tại chăng?

Đáp: Nếu hiện ở trước.

Hỏi: Nếu như thành tựu thế tục trí hiện tại là thành tựu thế tục trí vị lai chăng?

Đáp: Đúng vậy.

*

Nếu thành tựu thế tục trí quá khứ thì thành tựu thế tục trí

hiện tại, vị lai chăng?

Đáp: Vị lai nhất định thành tựu, hiện tại nếu hiện ở trước.

Hỏi: Nếu như thành tựu thế tục trí hiện tại, vị lai là thành tựu thế tục trí quá khứ chăng?

Đáp: Đúng vậy.

Hỏi: Nếu thành tựu thế tục trí vị lai thì thành tựu thế tục trí quá khứ, hiện tại chăng?

Đáp: Quá khứ nhất định thành tựu, hiện tại nếu hiện ở trước.

Hỏi: Nếu như thành tựu thế tục trí quá khứ, hiện tại là thành tựu thế tục trí vị lai chăng?

Đáp: Đúng vậy.

Hỏi: Nếu thành tựu thế tục trí hiện tại thì thành tựu thế tục trí quá khứ, vị lai chăng?

Đáp: Đúng vậy.

Hỏi: Nếu như thành tựu thế tục trí quá khứ, vị lai là thành tựu thế tục trí hiện tại chăng?

Đáp: Nếu hiện ở trước.

*

Hỏi: Nếu thành tựu pháp trí quá khứ thì thành tựu loại trí quá khứ chăng?

Đáp: Nếu đã diệt không mất thì thành tựu. Nếu chưa diệt, hoặc diệt rồi mất thì không thành tựu.

Hỏi: Nếu như thành tựu loại trí quá khứ là thành tựu pháp trí quá khứ chăng?

Đáp: Nếu đã diệt không mất thì thành tựu. Nếu chưa diệt, hoặc diệt rồi mất thì không thành tựu.

Hỏi: Nếu thành tựu pháp trí quá khứ thì thành tựu loại trí vị lai chăng?

Đáp: Có thể được.

Hỏi: Nếu như thành tựu loại trí vị lai là thành tựu pháp trí quá khứ chăng?

Đáp: Nếu đã diệt không mất thì thành tựu. Nếu chưa diệt, hoặc diệt rồi mất thì không thành tựu.

Hỏi: Nếu thành tựu pháp trí quá khứ thì thành tựu loại trí hiện tại chăng?

Đáp: Nếu hiện ở trước.

Hỏi: Nếu như thành tựu loại trí hiện tại là thành tựu pháp trí quá khứ chăng?

Đáp: Nếu đã diệt không mất thì thành tựu. Nếu chưa diệt, hoặc diệt rồi mất thì không thành tựu.

*

Hỏi: Nếu thành tựu pháp trí quá khứ thì thành tựu loại trí quá khứ, hiện tại chăng?

Đáp: Có pháp trí quá khứ không phải là loại trí quá khứ, hiện tại: Nghĩa là pháp trí đã diệt không mất, loại trí chưa diệt, giả sử diệt rồi mất không hiện ở trước.

Có pháp trí quá khứ và loại trí quá khứ không phải là hiện tại: Nghĩa là pháp, loại trí đã diệt không mất, loại trí không hiện ở trước.

Có pháp trí quá khứ và loại trí hiện tại, không phải là quá khứ: Nghĩa là pháp trí đã diệt không mất, loại trí hiện ở trước chưa diệt, giả sử diệt rồi mất.

Có pháp trí quá khứ và loại trí quá khứ, hiện tại: Nghĩa là pháp, loại trí đã diệt không mất, loại trí hiện ở trước.

Hỏi: Nếu như thành tựu loại trí quá khứ, hiện tại là thành tựu pháp trí quá khứ chăng?

Đáp: Nếu đã diệt không mất thì thành tựu. Nếu chưa diệt, hoặc diệt rồi mất thì không thành tựu.

Hỏi: Nếu thành tựu pháp trí quá khứ thì thành tựu loại trí hiện tại, vị lai chăng?

Đáp: Có pháp trí quá khứ không phải là loại trí hiện tại, vị lai: Nghĩa là pháp trí đã diệt không mất, chưa được loại trí.

Có pháp trí quá khứ và loại trí vị lai, không phải là hiện tại: Nghĩa là pháp trí đã diệt không mất, đã được loại trí, không hiện ở trước.

Có pháp trí quá khứ và loại trí hiện tại, vị lai: Nghĩa là pháp trí đã diệt không mất, loại trí hiện ở trước.

Hỏi: Nếu như thành tựu loại trí hiện tại, vị lai là thành tựu pháp trí quá khứ chăng?

Đáp: Nếu đã diệt không mất thì thành tựu. Nếu chưa diệt, hoặc diệt rồi mất thì không thành tựu.

Hỏi: Nếu thành tựu pháp trí quá khứ thì thành tựu loại trí quá khứ, vị lai chăng?

Đáp: Có pháp trí quá khứ không phải là loại trí quá khứ, vị lai: Nghĩa là pháp trí đã diệt không mất, chưa được loại trí.

Có pháp trí quá khứ và loại trí vị lai không phải là quá khứ: Nghĩa là pháp trí đã diệt không mất, đã được loại trí chưa diệt, nếu diệt rồi mất.

Có pháp trí quá khứ và loại trí quá khứ, vị lai: Nghĩa là pháp, loại trí đã diệt không mất.

Hỏi: Nếu như thành tựu loại trí quá khứ, vị lai là thành tựu pháp trí quá khứ chăng?

Đáp: Nếu đã diệt không mất thì thành tựu. Nếu chưa diệt, hoặc diệt rồi mất thì không thành tựu.

Hỏi: Nếu thành tựu pháp trí quá khứ thì thành tựu loại trí quá khứ, hiện tại, vị lai chăng?

Đáp: Có pháp trí quá khứ, không phải là loại trí quá khứ, hiện tại, vị lai: Nghĩa là pháp trí đã diệt không mất, chưa được loại trí.

Có pháp trí quá khứ và loại trí vị lai, không phải là quá khứ, hiện tại: Nghĩa là pháp trí đã diệt không mất, đã được loại trí chưa diệt, nếu như diệt rồi mất, không hiện ở trước.

Có pháp trí quá khứ và loại trí hiện tại, vị lai, không phải là quá khứ: Nghĩa là pháp trí đã diệt không mất, loại trí hiện ở trước, chưa diệt, nếu như diệt rồi mất.

Có pháp trí quá khứ và loại trí quá khứ, vị lai, không phải là hiện tại: Nghĩa là pháp, loại trí đã diệt không mất, loại trí không hiện ở trước. Có pháp trí quá khứ và loại trí quá khứ, hiện tại, vị lai: Nghĩa là pháp, loại trí đã diệt không mất, loại trí hiện ở trước.

Hỏi: Nếu như thành tựu loại trí quá khứ, hiện tại, vị lai là đã thành tựu pháp trí quá khứ chăng?

Đáp: Nếu đã diệt không mất thì thành tựu. Nếu chưa diệt, hoặc diệt rồi mất thì không thành tựu.

*

Như đối với loại trí tạo ra bảy phần nhỏ, đối với tập, diệt, đạo trí cũng như vậy.

*

Hỏi: Nếu thành tựu pháp trí quá khứ thì thành tựu tha tâm trí quá khứ chăng?

Đáp: Nếu đã diệt không mất thì thành tựu. Nếu chưa diệt, hoặc diệt rồi mất thì không thành tựu.

Hỏi: Nếu như thành tựu tha tâm trí quá khứ là thành tựu pháp trí quá khứ chăng?

Đáp: Nếu đã diệt không mất thì thành tựu. Nếu chưa diệt, hoặc diệt rồi mất thì không thành tựu.

Hỏi: Nếu thành tựu pháp trí quá khứ thì thành tựu tha tâm trí vị lai chăng?

Đáp: Nếu đã được không mất.

Hỏi: Nếu như thành tựu tha tâm trí vị lai là thành tựu pháp trí quá khứ chăng?

Đáp: Nếu đã diệt không mất thì thành tựu. Nếu chưa diệt, hoặc diệt rồi mất thì không thành tựu.

Hỏi: Nếu thành tựu pháp trí quá khứ thì thành tựu tha tâm trí hiện tại chăng?

Đáp: Nếu hiện ở trước.

Hỏi: Nếu như thành tựu tha tâm trí hiện tại là thành tựu pháp trí quá khứ chăng?

Đáp: Nếu đã diệt không mất thì thành tựu. Nếu chưa diệt, hoặc diệt rồi mất thì không thành tựu.

*

Hỏi: Nếu thành tựu pháp trí quá khứ thì thành tựu tha tâm trí quá khứ, hiện tại chăng?

Đáp: Có pháp trí quá khứ không phải là tha tâm trí quá khứ, hiện tại: Nghĩa là pháp trí đã diệt không mất, tha tâm trí chưa diệt, nếu như diệt rồi mất, không hiện ở trước.

Có pháp trí quá khứ và tha tâm trí quá khứ không phải là hiện tại: Nghĩa là pháp trí, tha tâm trí đã diệt không mất, tha tâm trí không hiện ở trước.

Có pháp trí quá khứ và tha tâm trí quá khứ, hiện tại: Nghĩa là pháp trí đã diệt không mất, tha tâm trí hiện ở trước.

Hỏi: Nếu như thành tựu tha tâm trí quá khứ, hiện tại là thành tựu pháp trí quá khứ chăng?

Đáp: Nếu đã diệt không mất thì thành tựu. Nếu chưa diệt, hoặc diệt rồi mất thì không thành tựu.

Hỏi: Nếu thành tựu pháp trí quá khứ thì thành tựu tha tâm trí hiện tại, vị lai chăng?

Đáp: Có pháp trí quá khứ không phải là tha tâm trí hiện tại, vị lai: Nghĩa là pháp trí đã diệt không mất, chưa được tha tâm trí, hoặc được rồi mất.

Có pháp trí quá khứ và tha tâm trí vị lai không phải là hiện tại: Nghĩa là pháp trí đã diệt không mất, tha tâm trí đã được không mất, không hiện ở trước.

Có pháp trí quá khứ và tha tâm trí hiện tại, vị lai: Nghĩa là pháp trí đã diệt không mất, tha tâm trí hiện ở trước.

Hỏi: Nếu như thành tựu tha tâm trí hiện tại, vị lai là thành tựu pháp trí quá khứ chăng?

Đáp: Nếu đã diệt không mất thì thành tựu. Nếu chưa diệt, hoặc diệt rồi mất thì không thành tựu.

Hỏi: Nếu thành tựu pháp trí quá khứ thì thành tựu tha tâm trí quá khứ, vị lai chăng?

Đáp: Có pháp trí quá khứ không phải là tha tâm trí quá khứ, vị lai: Nghĩa là pháp trí đã diệt không mất, chưa được tha tâm trí, nếu như được rồi mất.

Có pháp trí quá khứ và tha tâm trí vị lai, không phải là quá khứ: Nghĩa là pháp trí đã diệt không mất, đã được tha tâm trí không mất chưa diệt, nếu như diệt rồi mất.

Có pháp trí quá khứ và tha tâm trí quá khứ, vị lai: Nghĩa là pháp, tha tâm trí đã diệt không mất.

Hỏi: Nếu như thành tựu tha tâm trí quá khứ, vị lai là thành tựu pháp trí quá khứ chăng?

Đáp: Nếu đã diệt không mất thì thành tựu. Nếu chưa diệt, hoặc diệt rồi mất thì không thành tựu.

Hỏi: Nếu thành tựu pháp trí quá khứ thì thành tựu tha tâm trí quá khứ, hiện tại, vị lai chăng?

Đáp: Có pháp trí quá khứ không phải là tha tâm trí quá khứ, hiện tại, vị lai: Nghĩa là pháp trí đã diệt không mất, chưa được tha tâm trí, hoặc được rồi mất.

Có pháp trí quá khứ và tha tâm trí vị lai, không phải là quá khứ, hiện tại: Nghĩa là pháp trí đã diệt không mất, tha tâm trí đã được không mất chưa diệt, giả như diệt rồi mất, không hiện ở trước.

Có pháp trí quá khứ và tha tâm trí quá khứ, vị lai, không phải là hiện tại: Nghĩa là pháp trí, tha tâm trí đã diệt không mất, tha tâm trí không hiện ở trước.

Có pháp trí quá khứ và tha tâm trí quá khứ, hiện tại, vị lai: Nghĩa là pháp trí, tha tâm trí đã diệt không mất, tha tâm trí hiện ở trước.

Hỏi: Nếu như thành tựu tha tâm trí quá khứ, hiện tại, vị lai là thành tựu pháp trí quá khứ chăng?

Đáp: Nếu đã diệt không mất thì thành tựu. Nếu chưa diệt, hoặc diệt rồi mất thì không thành tựu.

*

Hỏi: Nếu thành tựu pháp trí quá khứ thì thành tựu thế tục trí quá khứ chăng?

Đáp: Đúng vậy.

Hỏi: Nếu như thành tựu thế tục trí quá khứ là thành tựu pháp trí quá khứ chăng?

Đáp: Nếu đã diệt không mất thì thành tựu. Nếu chưa diệt, hoặc diệt rồi mất thì không thành tựu.

Hỏi: Nếu thành tựu pháp trí quá khứ thì thành tựu thế tục trí vị lai chăng?

Đáp: Đúng vậy.

Hỏi: Nếu như thành tựu thế tục trí vị lai là thành tựu pháp trí quá khứ chăng?

Đáp: Nếu đã diệt không mất thì thành tựu. Nếu chưa diệt, hoặc diệt rồi mất thì không thành tựu.

Hỏi: Nếu thành tựu pháp trí quá khứ thì thành tựu thế tục trí hiện tại chăng?

Đáp: Nếu hiện ở trước.

Hỏi: Nếu như thành tựu thế tục trí hiện tại là thành tựu pháp trí quá khứ chăng?

Đáp: Nếu đã diệt không mất thì thành tựu. Nếu chưa diệt, hoặc diệt rồi mất thì không thành tựu.

*

Hỏi: Nếu thành tựu pháp trí quá khứ thì thành tựu thế tục trí quá khứ, hiện tại chăng?

Đáp: Quá khứ nhất định thành tựu, hiện tại nếu hiện ở trước.

Hỏi: Nếu như thành tựu thế tục trí quá khứ, hiện tại là thành tựu pháp trí quá khứ chăng?

Đáp: Nếu đã diệt không mất thì thành tựu. Nếu chưa diệt, hoặc diệt rồi mất thì không thành tựu.

Hỏi: Nếu thành tựu pháp trí quá khứ thì thành tựu thế tục trí hiện tại, vị lai chăng?

Đáp: Vị lai nhất định thành tựu, hiện tại nếu hiện ở trước.

Hỏi: Nếu như thành tựu thế tục trí hiện tại, vị lai là thành tựu pháp trí quá khứ chăng?

Đáp: Nếu đã diệt không mất thì thành tựu. Nếu chưa diệt, hoặc diệt rồi mất thì không thành tựu.

Hỏi: Nếu thành tựu pháp trí quá khứ thì thành tựu thế tục trí quá khứ, vị lai chăng?

Đáp: Đúng vậy.

Hỏi: Nếu như thành tựu thế tục trí quá khứ, vị lai là thành tựu pháp trí quá khứ chăng?

Đáp: Nếu đã diệt không mất thì thành tựu. Nếu chưa diệt, hoặc diệt rồi mất thì không thành tựu.

Hỏi: Nếu thành tựu pháp trí quá khứ thì thành tựu thế tục trí quá khứ, hiện tại, vị lai chăng?

Đáp: Quá khứ, vị lai nhất định thành tựu, hiện tại nếu hiện ở trước.

Hỏi: Nếu như thành tựu thế tục trí quá khứ, hiện tại, vị lai là thành tựu pháp trí quá khứ chăng?

Đáp: Nếu đã diệt không mất thì thành tựu. Nếu chưa diệt, hoặc diệt rồi mất thì không thành tựu.

*

Hỏi: Nếu thành tựu pháp trí quá khứ thì thành tựu khổ trí quá khứ chăng?

Đáp: Nếu đã diệt không mất thì thành tựu. Nếu chưa diệt, hoặc diệt rồi mất thì không thành tựu.

Hỏi: Nếu như thành tựu khổ trí quá khứ là thành tựu pháp trí quá khứ chăng?

Đáp: Nếu đã diệt không mất thì thành tựu. Nếu chưa diệt, hoặc diệt rồi mất thì không thành tựu.

Hỏi: Nếu thành tựu pháp trí quá khứ thì thành tựu khổ trí vị lai chăng?

Đáp: Đúng vậy.

Hỏi: Nếu như thành tựu khổ trí vị lai là thành tựu pháp trí quá khứ chăng?

Đáp: Nếu đã diệt không mất thì thành tựu. Nếu chưa diệt, hoặc diệt rồi mất thì không thành tựu.

Hỏi: Nếu thành tựu pháp trí quá khứ thì thành tựu khổ trí hiện tại chăng?

Đáp: Nếu hiện ở trước.

Hỏi: Nếu như thành tựu khổ trí hiện tại là thành tựu pháp trí quá khứ chăng?

Đáp: Nếu đã diệt không mất thì thành tựu. Nếu chưa diệt, hoặc diệt rồi mất thì không thành tựu.

*

Hỏi: Nếu thành tựu pháp trí quá khứ thì thành tựu khổ trí quá khứ, hiện tại chăng?

Đáp: Có pháp trí quá khứ, không phải là khổ trí quá khứ, hiện tại: Nghĩa là pháp trí đã diệt không mất, khổ trí chưa diệt, nếu như diệt rồi mất, không hiện ở trước.

Có pháp trí quá khứ và khổ trí quá khứ, không phải là hiện tại: Nghĩa là pháp trí, khổ trí đã diệt không mất, khổ trí không hiện ở trước.

Có pháp trí quá khứ và khổ trí hiện tại, không phải là quá khứ: Nghĩa là pháp trí đã diệt không mất, khổ trí hiện ở trước, chưa diệt, nếu như diệt rồi mất.

Có pháp trí quá khứ và khổ trí quá khứ, hiện tại: Nghĩa là khổ trí, pháp trí đã diệt không mất, khổ trí hiện ở trước.

Hỏi: Nếu như thành tựu khổ trí quá khứ, hiện tại là thành tựu pháp trí quá khứ chăng?

Đáp: Nếu đã diệt không mất thì thành tựu. Nếu chưa diệt, hoặc diệt rồi mất thì không thành tựu.

Hỏi: Nếu thành tựu pháp trí quá khứ thì thành tựu khổ trí hiện tại, vị lai chăng?

Đáp: Vị lai nhất định thành tựu, hiện tại nếu hiện ở trước.

Hỏi: Nếu như thành tựu khổ trí hiện tại, vị lai là thành tựu pháp trí quá khứ chăng?

Đáp: Nếu đã diệt không mất thì thành tựu. Nếu chưa diệt, hoặc diệt rồi mất thì không thành tựu.

Hỏi: Nếu thành tựu pháp trí quá khứ thì thành tựu khổ trí quá khứ, vị lai chăng?

Đáp: Vị lai nhất định thành tựu. Quá khứ nếu đã diệt không mất thì thành tựu, nếu chưa diệt, hoặc diệt rồi mất thì không thành tựu.

Hỏi: Nếu như thành tựu khổ trí quá khứ, vị lai là thành tựu pháp trí quá khứ chăng?

Đáp: Nếu đã diệt không mất thì thành tựu. Nếu chưa diệt, hoặc diệt rồi mất thì không thành tựu.

Hỏi: Nếu thành tựu pháp trí quá khứ thì thành tựu khổ trí quá khứ, hiện tại, vị lai chăng?

Đáp: Có pháp trí quá khứ và khổ trí vị lai, không phải là quá khứ, hiện tại: Nghĩa là pháp trí đã diệt không mất, khổ trí chưa diệt, nếu như diệt rồi mất, không hiện ở trước.

Có pháp trí quá khứ và khổ trí hiện tại, vị lai, không phải là quá khứ: Nghĩa là pháp trí đã diệt không mất, khổ trí hiện ở trước, chưa diệt, nếu như diệt rồi mất.

Có pháp trí quá khứ và khổ trí quá khứ, vị lai, không phải là hiện tại: Nghĩa là pháp trí, khổ trí đã diệt không mất, khổ trí không hiện ở trước.

Có pháp trí quá khứ và khổ trí quá khứ, hiện tại, vị lai: Nghĩa là pháp trí, khổ trí đã diệt không mất, khổ trí hiện ở trước.

Hỏi: Nếu như thành tựu khổ trí quá khứ, hiện tại, vị lai là thành tựu pháp trí quá khứ chăng?

Đáp: Nếu đã diệt không mất thì thành tựu. Nếu chưa diệt, hoặc diệt rồi mất thì không thành tựu.

*

Như pháp trí đối với phần sau tạo ra bảy phần nhỏ, cho đến diệt trí đối với đạo trí, tùy chỗ thích hợp tạo ra bảy phần nhỏ cũng như vậy.

Như bảy phần nhỏ, bảy phần lớn cũng như thế.

Sự sai biệt: Dùng hai hoặc nhiều đối chiếu với một. Hoặc dùng một đối chiếu với hai, hoặc nhiều. Như quá khứ đứng đầu có bảy, vị lai cho đến quá khứ, vị lai, hiện tại đứng đầu cũng đều có bảy, như sự ứng hợp nên biết.

HẾT – QUYỂN 10