LUẬN A TỲ ĐẠT MA ĐẠI TỲ BÀ SA
Tác giả: Năm trăm vị Đại A La Hán
Hán dịch: Đời Đường, Tam Tạng Pháp sư Huyền Trang
Việt dịch: Cư sĩ Nguyên Huệ

 

QUYỂN 66

Chương 2: KIẾT UẨN

Phẩm 3: BÀN VỀ HỮU TÌNH, phần 4

Hỏi: Trước đã nói Thánh đạo là tánh của Sa-môn, hữu vi, vô lậu. Và các trạch diệt là quả của Sa-môn này, nên gọi là quả Sa-môn. Do sức của đạo vô lậu đã chứng đắc, nên có thể lập tên gọi ấy. Sức của đạo thế tục đã chứng đắc, như quả Nhất lai, Bất hoàn, vì sao gọi là quả Sa-môn?

Đáp: Như đạo vô lậu lìa nhiễm cõi dục, hoặc gấp bội, hoặc hoàn toàn, lập nên phần sai biệt của quả. Như thế, Thánh giả dùng đạo thế tục nhằm lìa nhiễm cõi dục, hoặc gấp bội, hoặc hoàn toàn, cũng lập quả Nhất lai và quả Bất hoàn, nên hai quả ấy cũng được mang tên là quả Sa-môn.

Tôn giả Tăng Già Phiệt Tô nói: Do khi đạo thế tục lìa nhiễm cõi dục, cũng tu các đạo vô lậu vị lai đạt được hai quả, là quả kia, nên cũng được kiến lập tên gọi của quả Sa-môn.

Lời bình: Tôn giả kia không nên tạo ra thuyết ấy. Vì sao? Vì Thánh đạo ở vị lai chưa có tác dụng, làm sao ở nơi kia đây mà được tên quả?

Có Sư khác cho: Do khi đạo thế tục lìa nhiễm cõi dục, là đạo vô lậu đạt được luôn nối tiếp chuyển biến, hai quả đã được, là quả kia nên cũng được kiến lập tên gọi của quả Sa-môn.

Lời bình: Sư kia không nên tạo ra thuyết ấy. Vì sao? Vì không có tác dụng đoạn kiết, chứng đoạn, làm sao ở nơi kia đây mà được tên quả?

Lại có thuyết nêu: Do đạo thế tục được hai quả: Khi định kim cang dụ hiện tiền, là đã chứng chung một vị đoạn đắc nơi ba cõi do kiến đạo, tu đạo đoạn, vì đoạn đã được trước là quả này, nên gọi là quả Sa-môn, vì định ấy là tánh của Sa-môn đích thực.

Lời bình: Người kia cũng không nên tạo ra thuyết như thế. Vì sao? Vì khi được hai quả, thì chưa được định này. Nếu được định ấy thì mất tên của hai quả kia, làm sao hai quả kia được gọi là quả Sa-môn?

Nên tạo ra thuyết này: Theo phần nhiều mà lập tên. Nhiều là Thánh đạo đã chứng đắc quả. Nghĩa là khi đạo thế tục được hai quả, là tất cả phần kiến đạo đoạn của ba cõi đều đoạn, đều là do sức của Thánh đạo đạt được, nên gọi là quả Sa-môn. Tuy có đoạn của tu đạo đoạn sáu phẩm, chín phẩm nơi cõi dục, nhưng không phải là Thánh đạo đắc. Nhưng theo phần nhiều cũng được kiến lập là quả Sa-môn, gọi là một vô lậu, vì được cái được chung.

Hỏi: Như thế nói về bốn quả Sa-môn, bao nhiêu thứ là giả danh, bao nhiêu là thật nghĩa?

Đáp: Hai là giả danh là quả Nhất lai, Bất hoàn. Hai là thật nghĩa là quả Dự lưu, A-la-hán.

Hỏi: Vì sao quả Nhất lai, Bất hoàn gọi là quả giả danh, quả Dự lưu, A-la-hán gọi là quả thật nghĩa?

Đáp: Các đạo thế tục là đạo giả danh. Hai quả giữa chỗ đạt được ít, do nhiều theo ít nên gọi là quả giả danh. Các đạo vô lậu là đạo thật nghĩa. Hai quả trước, sau hoàn toàn là chỗ đạt được của đạo vô lậu, nên hai quả ấy gọi là quả thật nghĩa.

Lại nữa, hai quả giữa là hai đạo hữu lậu, vô lậu chung được nên gọi là quả giả danh. Giả danh tức là nghĩa chỗ đạt được là chung, như người có vật chung, gọi là vật giả danh. Hai quả đầu và sau chỉ do sức của đạo vô lậu đạt được nên gọi là quả thật nghĩa. Thật nghĩa tức là nghĩa đã được riêng một mình, như người có vật riêng, gọi là vật thật nghĩa.

Lại nữa, hai quả giữa là thế tục, Thánh đạo, giả nêu danh ngôn mà chứng đắc, nên gọi là quả giả danh. Nghĩa là khi hai đạo kia ở vị lai, giả tạo ra nghĩa ngôn. Đã đồng một sự, thệ nguyện một, việc đã làm một, nên tùy hỷ. Hai quả đầu và sau chỉ Thánh đạo được, không phải do hai đạo giả đặt danh ngôn mà chứng đắc, nên gọi là quả thật nghĩa.

Có Sư khác nói: Quả giả danh, nghĩa là hai quả trước chỉ là đối tượng chứng đắc của Thanh văn thừa. Quả thật nghĩa, nghĩa là hai quả sau, tất cả Thanh văn, Độc giác, Đại giác đều chứng đắc. Nhiều là thật nghĩa, ít là giả danh.

Lời bình: Sư kia không nên nói như thế, vì số lượng ít nhiều, không phải là biểu thị cho nghĩa giả thật, nên trong đây thuyết trước về lý là tốt. Vì sao? Vì quả Sa-môn là lực dụng nơi tánh của Sa-môn đã dẫn đến sự chứng đắc, chỉ đạo vô lậu là tánh của Sa-môn. Người thành tựu tánh ấy gọi là chân Sa-môn, nên hai quả đã đạt kia gọi là quả Sa-môn thật nghĩa. Các đạo thế tục không phải là tánh của Samôn, người thành tựu tánh ấy gọi là Sa-môn giả, nên hai quả đã được kia gọi là quả Sa-môn giả danh.

Hỏi: Đạo là hữu vi, có hạ, trung, thượng, thuận theo sức của nhân sinh có thể gọi là quả. Đoạn là vô vi, không có hạ, trung, thượng, không phải do nhân sinh ra, làm sao gọi là quả?

Đáp: Đoạn tuy không sinh nhưng là gia hạnh đã được chứng đắc, nên cũng gọi là quả. Nghĩa là Sư Du-già ở trên đỉnh núi cao, hoặc ở nơi tĩnh thất, luôn tiết chế việc ăn uống, thức tỉnh, giảm ngủ nghỉ, cùng các thứ hỗ trợ cho thân, thọ trì pháp tiểu thất, nhật đại thất nhật, pháp đỉnh an, định trấn hành cúc, nương dựa theo. Từ hôm nay lặn mất, đến sáng hôm sau xuất hiện, phát khởi tinh tấn dũng mãnh thù thắng, lần lượt dẫn sinh Thánh đạo vô lậu. Do đấy, khi đã chứng được bốn quả Sa-môn, chỉ bày, dẫn dắt, ngợi khen, an ủi người kia: Lành thay! Lành thay! Ông có thể tinh tấn tu tập gia hạnh đúng đắn, nay được quả này. Như nhà nông làm ruộng, lo cày bừa, gieo trồng, chăm sóc trong sáu tháng, sau đó thu hoạch lúa thóc tốt cất chứa trong kho lẫm. Nhà nông làm ruộng lâu năm, khen ngợi nông dân kia: Lành thay! Lành thay! Ông đã ân cần, vất vả, khó nhọc nhiều trong sáu tháng, nay được kết quả này! Thế nên đạo với đoạn đều cùng được mang tên là quả.

Như thế là đã nói về bốn quả Sa-môn.

Hỏi: Có bao nhiêu là quả của tĩnh lự?

Đáp: Bốn, là quả của tĩnh lự và quyến thuộc.

Hỏi: Có bao nhiêu là quả của vô sắc?

Đáp: Có một, nghĩa là quả A-la-hán.

Hỏi: Có bao nhiêu là quả của tĩnh lự căn bản?

Đáp: Có hai, nghĩa là quả Bất hoàn và quả A-la-hán.

Hỏi: Có bao nhiêu là quả cận phần của tĩnh lự?

Đáp: Có bốn, nghĩa là cận phần của tĩnh lự thứ nhất, không phải là thứ khác. Tĩnh lự trung gian như nói về căn bản.

Hỏi: Có bao nhiêu là quả của vô sắc căn bản?

Đáp: Có một, nghĩa là quả A-la-hán.

Hỏi: Có bao nhiêu là quả cận phần của vô sắc?

Đáp: Không có.

Hỏi: Có bao nhiêu là quả của kiến đạo?

Đáp: Có ba, nghĩa là trừ quả A-la-hán.

Hỏi: Có bao nhiêu là quả của tu đạo?

Đáp: Có ba, nghĩa là trừ quả Dự lưu.

Hỏi: Có bao nhiêu là quả nhẫn?

Đáp: Có ba, nghĩa là trừ quả A-la-hán.

Hỏi: Có bao nhiêu là quả của trí?

Đáp: Có ba, nghĩa là trừ quả Dự lưu.

Hỏi: Có bao nhiêu là quả của pháp trí?

Đáp: Có ba, nghĩa là trừ quả Dự lưu.

Hỏi: Có bao nhiêu là quả của loại trí?

Đáp: Có một, nghĩa là quả A-la-hán.

Hỏi: Có bao nhiêu là quả của phẩm pháp trí?

Đáp: Có ba, nghĩa là trừ quả Dự lưu.

Hỏi: Có bao nhiêu là quả của phẩm loại trí?

Đáp: Có bốn.

Hỏi: Có bao nhiêu là quả của đạo thế tục?

Đáp: Có hai, nghĩa là quả Nhất lai và quả Bất hoàn.

Hỏi: Có bao nhiêu là quả của đạo vô lậu?

Đáp: Có bốn.

Như Khế kinh nói: Con của Phệ-đề-hí (Vi Đề Hy) là vua Vị Sinh Oán (A-Xà-Thế) chủ nước Ma-kiệt-đà đi đến chỗ Đức Phật. Đến xong, đảnh lễ nơi hai chân Đức Thế Tôn, lùi lại ngồi qua một phía, bạch Phật: Là có hiện thấy quả Sa-môn chăng?

Phật nói: Cũng có.

Nhà vua hỏi: Thế là thế nào?

Đức Thế Tôn bảo: Nay Ta hỏi nhà vua, nên tùy ý đáp: Nếu thị vệ, hoặc các nô tỳ, người không tự tại của đại vương, có lúc thấy đại vương lên điện đài cao, bày biện năm kỹ nhạc, rồi vui vẻ thưởng thức cùng với các quyến thuộc. Các thị vệ kia trông thấy rồi, khởi suy nghĩ: “Ta cũng là người, sao không được như thế? Nhưng đời trước của vua đã tu nhiều nghiệp phước, nên nơi đời này được thọ hưởng phước báo thù thắng. Hiện nay, ta nên tu nghiệp thù thắng, cũng sẽ được mọi người kính trọng như vua”. Nghĩ như thế xong, quan thị vệ bèn từ bỏ pháp nhà, cạo tóc, mặc pháp phục cà sa, thọ trì tam quy và giới thanh tịnh, đối với mười nghiệp đạo có thể đoạn, có thể tu. Người hầu khác của vua ra ngoài, nghe thấy xong, vội quay lại trình tấu với vua sự việc trên, xin truyền lịnh đuổi bắt về. Nhà vua nghe tâu, có chuẩn y chăng?

Nhà vua nói: Thưa không. Nếu có người này, con sẽ qua đó để gặp, lễ kính, cúng dường, như người ấy khi trước đã phụng sự, cung cấp cho con. Nay con sẽ cung cấp, phụng sự người ấy suốt đời, sẽ thí cho người ấy y phục, thức ăn uống, thuốc thang, phòng nhà, giường nằm và các duyên hỗ trợ, khiến không thiếu thốn.

Phật bảo nhà vua: Việc như trên đây, há chẳng phải là hiện trông thấy quả Sa-môn chăng?

Nhà vua bạch Phật: Thật như Thánh giáo!

Hỏi: Các quả Sa-môn thật sự chỉ có bốn, vì sao kinh này lại nói quả thứ năm?

Đáp: Quả chân Sa-môn thật sự chỉ có bốn, kinh này nói hiện thấy quả Sa-môn, chẳng qua là quả sĩ dụng gần của việc xuất gia.

Hỏi: Xuất gia đã không phải là tánh của chân Sa-môn, vì sao nói có quả Sa-môn?

Đáp: Xuất gia tuy không phải là tánh của chân Sa-môn, nhưng vì đời giả lập tên gọi tánh Sa-môn, nên các thế gian trông thấy người xuất gia, liền cho là ta thấy Sa-môn như thế. Do vậy quả sĩ dụng gần của việc xuất gia cũng được giả lập gọi là quả Sa-môn. Sự hiện thấy tên gọi ở đây là biểu thị, không phải là nghĩa thật. Kinh Sư Tử Hống nói: Chỉ nơi nội pháp của ta có bốn Sa-môn, nghĩa là Sa-môn thứ nhất cho đến thứ tư. Trong pháp của ngoại đạo không có chân Sa-môn và Bà-la-môn, chỉ có danh hiệu suông thôi! Đối với sự việc như thế, Sư Tử Hống đang ở trong đại chúng đều không có sợ hãi. Nên biết ở đây Sa-môn đầu tiên là các Dự lưu, Sa-môn thứ hai là các Nhất lai, Sa-môn thứ ba là các Bất hoàn, Sa-môn thứ tư là các A-la-hán.

Hiếp Tôn giả nói: Nên biết trong đây, Đức Phật thuận theo sự thù thắng, nghĩa là đối với trước mà nói Sa-môn thứ nhất là các A-lahán, Sa-môn thứ hai là các Bất hoàn, Sa-môn thứ ba là các Nhất lai, Sa-môn thứ tư là các Dự lưu.

Trong Kinh Thiện Hiền lại nói: Nếu ở xứ này có tám chi Thánh đạo, nên biết ở xứ ấy có bốn Sa-môn, nghĩa là Sa-môn thứ nhất cho đến thứ tư.

Trong đây có thuyết cho: Hướng tới Hướng bốn quả gọi là bốn Sa-môn. Sa-môn đầu tiên là Hướng Dự lưu, Sa-môn thứ hai là Hướng Nhất lai, Sa-môn thứ ba là Hướng Bất hoàn, Sa-môn thứ tư là Hướng A-la-hán.

Hiếp Tôn giả nói: Trong Khế kinh này nói bốn loại hướng và nói bốn quả. Nếu ở xứ này có tám chi Thánh đạo, tức nói bốn hướng. Nên biết ở xứ này có bốn Sa-môn, tức nói bốn quả.

Trong Kinh Chuẩn Đà cũng nói: Sa-môn có bốn, không có thứ năm. Bốn Sa-môn là: 1. Sa-môn thắng đạo. 2. Sa-môn thị đạo. 3. Sa-môn mạng đạo. 4. Sa-môn ô đạo. Nên biết trong đây Sa-môn thắng đạo: Nghĩa là Đức Phật – Thế Tôn tự có thể giác ngộ. Hết thảy hàng Độc giác nên biết cũng như vậy. Sa-môn thị đạo: Nghĩa là như Tôn giả Xá-lợi-tử, vì không có người sánh cùng, là bậc tướng soái của đại pháp, nên thường xuyên có thể theo Phật chuyển pháp luân. Tất cả hàng Thanh văn vô học nên biết cũng như thế. Sa-môn mạng đạo: Nghĩa là như Tôn giả A-nan-đà, tuy ở phần vị hữu học nhưng đồng với hàng vô học, học rộng, nghe giữ, đủ giới cấm tịnh. Tất cả hàng hữu học nên biết cũng như vậy. Sa-môn ô đạo: Nghĩa là như Bí-sô Mạc-yết-lạc-ca, vui thích trộm của cải vật dụng v.v… của người khác.

Hỏi: Sa-môn được nói đến trong ba kinh đã nêu dẫn như trên có gì khác biệt?

Đáp: Có thuyết nói: Kinh Sư Tử Hống nói về Sa-môn, là người trụ nơi bốn quả. Sa-môn được nói trong Kinh Thiện Hiền, là người hành bốn hướng. Trong Kinh Chuẩn Đà nói Sa-môn là người trụ nơi bốn quả và hành các hướng.

Có Sư khác cho: Kinh Sư Tử Hống nói về Sa-môn là người trụ nơi bốn quả. Sa-môn được nói đến trong Kinh Thiện Hiền là người hành bốn hướng và trụ nơi bốn quả. Trong Kinh Chuẩn Đà nói Samôn là gồm thâu đầy đủ tất cả Sa-môn.

Hoặc có thuyết nêu: Kinh Sư Tử Hống và Kinh Thiện Hiền nói về Sa-môn, là người trụ nơi bốn quả. Sa-môn được nói đến trong Kinh Chuẩn Đà là tất cả Sa-môn trụ nơi quả, hướng.

Lại có thuyết nói: Sa-môn như trong Kinh Sư Tử Hống và Kinh Thiện Hiền nói là hàng hữu học, vô học. Sa-môn được nói đến trong Kinh Chuẩn Đà là hàng hữu học, vô học và phi học phi vô học.

Có thuyết cho: Kinh Sư Tử Hống và Kinh Thiện Hiền nói Samôn là các Thánh giả. Sa-môn được nói đến trong Kinh Chuẩn Đà là các Thánh giả và các phàm phu.

Lại có thuyết nêu: Kinh Sư Tử Hống và Kinh Thiện Hiền nói

Sa-môn là người giữ giới. Sa-môn được nói đến trong Kinh Chuẩn Đà là người giữ giới và kẻ phạm giới.

Hoặc có thuyết biện: Về nghĩa Sa-môn đã nói trong ba kinh không có khác biệt.

Hỏi: Hai kinh trước nói có bốn Sa-môn, Sa-môn ô đạo há thuộc về bốn?

Đáp: Cũng thuộc về bốn quả. Nghĩa là hướng Dự lưu. Tuy nhiên, hướng Dự lưu có gần có xa. Gần, nghĩa là kiến đạo. Xa, gọi là trước kiến đạo này, thuận với phần quyết định chọn lựa, thuận với phần giải thoát, cho đến chánh tín mà xuất gia. Như Khế kinh nói: Có bốn thứ chi Dự lưu, nghĩa là người thân cận với thiện tri thức, lắng nghe chánh pháp, tác ý như lý, pháp tùy pháp hành, về danh nghĩa của hướng không có khác biệt.

Hỏi: Kinh Thiện Hiền nói: Nếu ở xứ này có tám chi Thánh đạo, nên biết xứ ấy có bốn Sa-môn. Sa-môn ô đạo há thuộc về bốn Samôn này?

Đáp: Cũng thuộc về bốn Sa-môn này, vì chi Thánh đạo có thật, có giả. Thật, nghĩa là tám thứ như chánh kiến vô lậu v.v… Giả, nghĩa là tám thứ như chánh kiến hữu lậu v.v… Sa-môn ô đạo cũng được thành tựu chánh kiến hữu lậu, nên Sa-môn ấy cũng thuộc về Sa-môn đầu.

Lại có thuyết cho: Hai kinh trước nói bốn hạng Sa-môn, tức là thứ ba. Khế kinh nói bốn thứ như thắng đạo v.v…, không phải là Dự lưu v.v…, nên nơi ba kinh đã nói không có dị biệt.

Hỏi: Như nơi Kinh đầu đã nói làm sao thông suốt? Như nói: Chỉ nơi nội pháp của ta có bốn Sa-môn. Phật ở trong chúng chính là sư tử gầm. Đức Thế Tôn há nói chỉ nơi nội pháp của ta có kẻ hủy phạm giới mà là tiếng gầm của sư tử chăng?

Đáp: Có nói cũng không có lỗi. Vì sao? Vì Sa-môn ô đạo tuy phá giới nhưng không phá kiến, tuy phá gia hạnh nhưng không phá ý lạc. Nếu như có ai hỏi: Ông phạm giới ác là thiện hay bất thiện? Sa-môn kia nói: Bất thiện.

Là nên làm hay không nên làm? Sa-môn kia đáp: Không nên làm. Là có dị thục hay không có dị thục? Sa-môn kia đáp: Có dị thục.

Là được quả đáng yêu thích hay là được quả không đáng yêu thích? Sa-môn kia đáp: Được quả không đáng yêu thích.

Là thọ nhận nẻo ác hay là thọ nhận nẻo thiện? Sa-môn kia đáp: Là thọ nhận nẻo ác.

Là thân mình thọ nhận hay thân người khác thọ nhận? Sa-môn kia nói: Thân mình thọ nhận.

Là lỗi ở thầy, là lỗi ở giáo pháp, hay là lỗi của mình? Sa-môn kia nói: Chẳng phải lỗi ở thầy, cũng chẳng phải lỗi ở giáo pháp, mà là lỗi của chính mình.

Sa-môn kia đã có chánh kiến hữu lậu như thế, tin có nhân quả, không ngu tối về nhân quả. Chánh kiến như thế chín mươi sáu thứ ngoại đạo đã không có, tức Phật ở trong chúng, chính là tiếng gầm của sư tử, nên dựa vào Kinh kia mà nói, cũng không có lỗi.

Như Khế kinh nói: Phật bảo Bí-sô! Ta thật sự thấy biết có ba hạng người, đối với các hữu tình có nhiều tạo tác, ơn ấy khó đền đáp. Giả sử suốt đời dùng các thứ y phục, thức ăn uống, giường nằm, thuốc thang, các duyên hỗ trợ khác cúng dường người ấy, cũng không thể đền đáp. Những gì là ba?

1. Có người vì người khác giảng nói pháp, khuyên bảo họ từ bỏ pháp nhà, hướng tới pháp không phải nhà, cạo bỏ râu tóc, mặc pháp phục cà sa, do tâm chánh tín nhận giữ tịnh giới.

2. Có người vì người khác giảng nói pháp khiến người nghe nhận biết pháp tập đều là pháp diệt, xa trần, lìa cấu, ở trong các pháp sinh pháp nhãn thanh tịnh.

3. Có người vì người khác giảng nói pháp khiến họ dứt hết các lậu, chứng được tâm tuệ vô lậu giải thoát, ở trong hiện pháp tự có thể thông tỏ nẻo sinh tử đã hết v.v… an trụ đầy đủ.

Hỏi: Khuyên người khác khiến họ thọ nhận luật nghi của hàng cận sự, người ấy cũng được gọi là có nhiều tạo tác, ơn người ấy thật khó đền đáp. Vì sao trong Khế kinh này không nói đến?

Đáp: Nên nói nhưng không nói, phải biết là nghĩa này nêu bày chưa trọn vẹn.

Lại nữa, luật nghi xuất gia là nhân, là quả, nên kinh nói riêng. Nghĩa là đây là quả của luật nghi cận sự, luật nghi Bí-sô là nhân.

Lại nữa, khuyên người xuất gia, tức là khuyên người đi vào Thánh pháp, nên kinh nói riêng. Nghĩa là nhập nơi Thánh pháp lược có hai thứ: 1. Thế tục. 2. Thắng nghĩa. Thế tục: Nghĩa là lìa bỏ pháp nhà, hướng tới pháp không phải nhà, cạo bỏ râu tóc, mặc pháp phục cà sa, do tâm chánh tín nhận giữ tịnh giới. Thắng nghĩa: Nghĩa là từ pháp thế đệ nhất nhập khổ pháp trí nhẫn.

Lại nữa, khuyên người xuất gia, tức là khuyên người cởi bỏ các sự việc thấp kém, dung tục, nên kinh nói riêng. Nghĩa là người tại gia đa số đều bị bức bách do những sự việc xấu ác, tầm thường, còn các người xuất gia đã giải thoát mọi thứ tệ hại ấy.

Lại nữa, khuyên người xuất gia, tức là khuyên người giải thoát các thứ khổ đau, nên kinh nói riêng. Nghĩa là người xuất gia đã giải thoát mọi sự khổ não của hiện thân, do đấy lần lượt giải thoát tất cả pháp sinh tử, ưu bi khổ não của sinh, lão, bệnh, tử.

Lại nữa, khuyên người xuất gia, tức là khuyên người thọ nhận an vui nơi hiện pháp. Do đấy, lần lượt lại được yên vui, tự tại rốt ráo, nên kinh nói riêng.

Lại nữa, khuyên người xuất gia, tức là khuyên người hiện bày việc Phật ra đời, nên kinh nói riêng. Hiện bày Phật ra đời lược có hai hạng: 1. Thế tục. 2. Thắng nghĩa. Thế tục: Nghĩa là lìa bỏ pháp nhà, hướng tới pháp không phải nhà, cạo bỏ râu tóc, mặc pháp phục cà sa, do tâm chánh tín nhận giữ tịnh giới. Thắng nghĩa: Nghĩa là đối với bốn Thánh đế được giác ngộ chân tịnh, khi mới xuất gia đã hiện bày Phật xuất hiện ở đời theo thế tục. Đã xuất gia rồi lần lượt tu hành, lại hiện bày Phật xh ở đời theo thắng nghĩa.

Lại nữa, khuyên người xuất gia, tức là khuyên người học thân chư Phật, nên kinh nói riêng. Nghĩa là thân chư Phật lược có hai thứ: 1. Sinh thân. 2. Pháp thân. Nếu từ bỏ pháp nhà, hướng tới pháp không phải nhà, cạo bỏ râu tóc, mặc pháp phục cà sa, do tâm chánh tín nhận giữ tịnh giới, nên biết tức là học sinh thân của Phật. Nếu có thể lần lượt tu tập chánh hạnh đối với bốn Thánh đế, khởi giác ngộ chân tịnh, nên biết tức là học pháp thân Phật.

Lại nữa, khuyên người xuất gia, tức là khuyên người học hạnh của chư Phật, nên kinh nói riêng. Hạnh của chư Phật lược có hai thứ: 1. Thế tục. 2. Thắng nghĩa. Thế tục: Nghĩa là lìa bỏ pháp nhà, hướng tới pháp không phải nhà, cạo bỏ râu tóc, mặc pháp phục cà sa, do tâm chánh tín nhận giữ tịnh giới. Thắng nghĩa: Nghĩa là đối với bốn Thánh đế có thể nhận biết rõ. Khi mới xuất gia, đã có thể thuận học hạnh Phật theo thế tục. Đã xuất gia rồi, tu hành tinh tấn, lại có thể thuận học hạnh Phật theo thắng nghĩa.

Lại nữa, khuyên người xuất gia, tức là khuyên người vào biển pháp Phật, nên kinh nói riêng. Nghĩa là nếu có người từ bỏ pháp nhà, tịnh tín xuất gia, gọi là đầu tiên vào biển pháp của chư Phật. Nếu dứt hết các lậu, chứng bát Niết-bàn, gọi là vào trọn vẹn nơi biển pháp của chư Phật.

Lại nữa, khuyên người xuất gia, tức là khuyên người quyết định hướng nhập con đường chân giải thoát, nên kinh nói riêng. Như Khế kinh nói: Các người xuất gia, đối với bốn Thánh đế, quyết định được thấy biết hiện quán như thật.

Lại nữa, khuyên người xuất gia, tức là khuyên người quyết định sẽ được ba thứ luật nghi, nghĩa là luật nghi biệt giải thoát, luật nghi tĩnh lự và luật nghi vô lậu, nên kinh nói riêng.

Lại nữa, khuyên người xuất gia, tức là khuyên người quyết định sẽ được ba thứ uẩn thiện, nghĩa là uẩn giới, uẩn định, uẩn tuệ, nên kinh nói riêng. Như ba uẩn thiện, ba học, ba tu, ba tịnh, nên biết cũng như vậy.

Lại nữa, khuyên người xuất gia, tức là khuyên người quyết định sẽ được ba thứ chánh đạo, nghĩa là kiến đạo, tu đạo, vô học đạo, nên kinh nói riêng. Như ba chánh đạo, ba địa cũng như thế.

Lại nữa, khuyên người xuất gia, tức là khuyên người quyết định sẽ được ba căn vô lậu, nghĩa là vị tri đương tri căn, dĩ tri căn, cụ tri căn, nên kinh nói riêng.

Lại nữa, khuyên người xuất gia, tức là khuyên người tu tập sẽ được ba thứ Bồ-đề, nghĩa là Bồ-đề Thanh văn, Bồ-đề Độc giác, Bồđề Vô thượng, nên kinh nói riêng.

Lại nữa, khuyên người xuất gia, tức là khuyên người quyết định sẽ được ba thứ mâu ni (Tịch tĩnh), nghĩa là mâu ni thân, mâu ni ngữ, mâu ni ý, nên kinh nói riêng. Như ba tịch tĩnh, ba thanh tịnh cũng như thế.

Lại nữa, khuyên người xuất gia, tức là khuyên người thân tâm xa lìa, nên kinh nói riêng. Nghĩa là khi xuất gia, thân ít việc, vì thân ít việc nên tâm cũng ít việc, do đấy được xa lìa phiền não, nghiệp ác.

Lại nữa, khuyên người xuất gia, tức là khuyên người thân tâm lìa cấu uế, nên kinh nói riêng. Nghĩa là khi xuất gia, thân được thanh tịnh, vì thân thanh tịnh nên tâm cũng thanh tịnh, vì thân tâm thanh tịnh nên nghiệp phiền não cấu uế nhanh chóng được diệt trừ.

Lại nữa, khuyên người xuất gia, tức là khuyên người thân tâm thù thắng, nên kinh nói riêng. Nghĩa là khi xuất gia, thân được thù thắng, vì thân thù thắng nên tâm cũng thù thắng.

Lại nữa, khuyên người xuất gia, tức là khuyên người thân tâm đoan nghiêm, nên kinh nói riêng. Nghĩa là khi xuất gia, thân được đoan nghiêm, vì thân đoan nghiêm nên tâm cũng đoan nghiêm.

Lại nữa, khuyên người xuất gia, tức là khuyên người quyết định sẽ được tịch tĩnh cứu cánh, tức là Niết-bàn, nên kinh nói riêng.

Lại nữa, khuyên người xuất gia, tức là khuyên người được pháp không chung, nên kinh nói riêng. Nghĩa là khi xuất gia, phục sức, oai nghi, sự việc hành tác không chung với tất cả người tại gia.

Lại nữa, khuyên người xuất gia, tức là khuyên người trừ bỏ nghiệp phiền não, nên kinh nói riêng. Nghĩa là khi xuất gia, cạo bỏ râu tóc, mặc pháp phục cà sa, nhận giữ tịnh giới, nghiệp ác phiền não đều lìa bỏ dần. Tức trong hình tướng xuất gia, không phải đồ đựng chứa các thứ nghiệp phiền não kia như mùi hương tinh khiết và con người hôi bẩn, không ở chung.

Lại nữa, khuyên người xuất gia, tức là khuyên người tạo nghiệp vô tận sẽ được của cải vô tận, tạo nghiệp vô tội sẽ được của cải vô tội, tạo nghiệp không hại sẽ được của cải không hại, tạo nghiệp không chung với ngoại đạo sẽ được của cải không chung với ngoại đạo, tạo nghiệp không chung với phàm phu sẽ được của cải không chung với phàm phu, nên kinh nói riêng.

Lại nữa, khuyên người xuất gia, tức là khuyên người nên tu học hoàn toàn hạnh họa ốc, nghĩa là suốt đời tu phạm hạnh thanh bạch, các người tại gia không thể như thế, nên kinh nói riêng.

Hỏi: Hạnh họa ốc, nghĩa ấy là thế nào?

Đáp: Tôn giả Thế Hữu nói: Xưa trong châu này có hai người tiên, một tên Hướng Khư, hai tên Lý Xí, đầy đủ phạm hạnh phép tắc thứ nhất, các người tại gia đều không thể theo kịp. Khuyên người xuất gia tức khuyên đồng với người xuất gia kia.

Có thuyết nói: Như tượng nét vẽ, chạm trổ trên vỏ ốc, bền chắc khó tan, gió thổi, phơi nắng và các duyên ngoài khác hoàn toàn khó hủy diệt. Hạnh của người xuất gia cũng lại như thế. Người tại gia không thể tu hạnh như vậy, tuy tạm thời nhận giữ nhưng liền hủy hoại.

Có Sư khác cho: Như trên vỏ ốc, vẽ chạm các hình nét thanh khiết rõ ràng không chút cấu uế. Hạnh của người xuất gia cũng lại như vậy. Người tại gia không thể tu hạnh như thế, tuy cực lực nhận giữ, nhưng cũng tạp uế. Hiện thấy người tại gia được quả Bất hoàn, tuy đã lìa nhiễm dục, những vẫn còn ở nhà, thọ nhận nuôi các vật thuộc số sinh không phải số sinh, sự nghiệp đã tạo dựng chưa hoàn toàn thanh tịnh. Huống chi có người tại gia được hai quả đầu không có khác biệt với loại phàm phu. Người xuất gia tuy phá giới cấm, nhưng cũng hơn người ở tục vâng giữ giới, nên kinh nói riêng. Khuyên người xuất gia, ơn ấy khó đền đáp.

Lại nữa, khuyên người xuất gia, tức là khuyên người tu nghiệp tôn quý sẽ được quả báo vượt hơn, như Diệm Ma vương, Luân vương, Đế thích, nên kinh nói riêng.

Khuyên người xuất gia, ơn ấy khó đền đáp. Khuyên người vâng giữ giới v.v… cận sự, không có sự việc như thế, nên kinh không nói.

Hỏi: Vì sao kinh này chỉ nói khiến được hai quả trước, sau, ơn ấy khó đền đáp, không nói khiến được hai quả trung gian?

Đáp: Nên nói nhưng không nói, phải biết nghĩa này nêu bày chưa trọn vẹn.

Lại nữa, trong đây gồm thâu đủ bốn quả Sa-môn. Vì sao? Vì xa lìa trần cấu, sinh pháp nhãn thanh tịnh ở trong các pháp, là nói về ba quả trước. Tức là các phàm phu bị trói buộc đủ và người đã lìa nhiễm nơi năm phẩm của cõi dục xong, nhập chánh tánh ly sinh, sinh pháp nhãn thanh tịnh, là được quả Dự lưu. Nếu đã lìa nhiễm nơi sáu, bảy phẩm của cõi dục xong, nhập chánh tánh ly sinh, sinh pháp nhãn thanh tịnh, là được quả Nhất lai. Nếu đã lìa nhiễm cõi dục, cho đến lìa nhiễm của Vô sở hữu xứ xong, nhập chánh tánh ly sinh, sinh pháp nhãn thanh tịnh, là được quả Bất hoàn. Khiến dứt hết các lậu, được vô lậu, tâm tuệ giải thoát, tức là khiến được quả A-la-hán, nên trong kinh này là đã gồm thâu đủ bốn quả.

Lại nữa, kinh này nói được hai quả trước, sau, tức nói đủ là được bốn quả Sa-môn, vì hiện bày đầu cuối. Đầu nghĩa là quả Dự lưu, cuối tức là quả A-la-hán. Như hiện bày đầu cuối, mới nhập, đã vượt qua, gia hạnh cứu cánh, nên biết cũng như thế.

Lại nữa, kinh này nói được hai quả trước, sau, tức đã nói được hai quả trung gian. Nghĩa là được quả Dự lưu là quyết định vô gián được quả Nhất lai. Được quả A-la-hán nghĩa là quyết định tiếp theo trước là được quả Bất hoàn.

Lại nữa, hai quả trước, sau, quyết định do sức của đạo vô lậu đạt được nên nói riêng. Hai quả trung gian, hoặc là do sức của đạo thế tục đạt được, nên kinh này không nói. Như sức của đạo hữu lậu, vô lậu đạt được, sức của sự trói buộc, đạo giải thoát đạt được, nên biết cũng như thế.

Lại nữa, hai quả trước, sau đều cùng siêu việt Phi tưởng phi phi tưởng xứ mà được, nên nói riêng. Nghĩa là quả Dự lưu siêu việt kiến đạo đoạn của Phi tưởng phi phi tưởng xứ mà được. Quả A-la-hán siêu việt tu đạo đoạn của Phi tưởng phi phi tưởng xứ mà được.

Lại nữa, kinh này lược hiện bày môn nhập đầu tiên, do đấy chỉ nói hai quả trước, sau. Nghĩa là các quả Sa-môn, có quả nhân nơi kiến đạo được, có quả nhân nơi tu đạo được. Nếu nói quả Dự lưu, nên biết là nói chung về kiến đạo được. Nếu nói quả A-la-hán, nên biết là nói chung về tu đạo được. Như kiến đạo, tu đạo được, kiến địa, tu địa, vị tri đương tri căn, dĩ tri căn đạt được, nên biết cũng như vậy.

Lại nữa, các quả Sa-môn, có quả nhân nơi kiến đạo đoạn phiền não hết nên lập, có quả nhân nơi tu đạo đoạn phiền não hết nên lập. Nếu nói quả Dự lưu, nên biết là nói chung về nhân nơi kiến đạo đoạn phiền não hết nên lập. Nếu nói quả A-la-hán, nên biết là nói chung về nhân nơi tu đạo đoạn phiền não hết nên lập. Như nhân nơi kiến đạo, tu đạo đoạn phiền não hết nên lập, như thế nhân nơi phiền não vô sự, hữu sự hết, nhẫn đối trị, trí đối trị phiền não hết nên lập, nên biết cũng như vậy.

Lại nữa, các quả Sa-môn, có quả nhân nơi đối trị hý luận của kiến nên lập, có quả nhân nơi đối trị hý luận của ái nên lập. Nếu nói quả Dự lưu, nên biết là nói chung về nhân nơi đối trị hý luận của kiến nên lập. Nếu nói quả A-la-hán, nên biết là nói chung về nhân nơi đối trị hý luận của ái nên lập. Như nhân nơi sự đối trị hai thứ hý luận nên lập, như thế nhân nơi sự đối trị hai biên, hai mũi tên, hai gốc tranh cãi nên lập, nên biết cũng như vậy.

Lại nữa, các quả Sa-môn, hoặc nhân nơi đoạn tức khắc phiền não nên được, hoặc nhân nơi đoạn dần phiền não nên được. Nếu nói quả Dự lưu, nên biết là nói chung về nhân nơi đoạn tức khắc phiền não nên được, tức cùng siêu việt được quả Nhất lai, Bất hoàn. Nếu nói quả A-la-hán, nên biết là nói chung về nhân nơi đoạn dần phiền não nên được, tức theo thứ lớp cùng được quả Nhất lai, Bất hoàn.

Do những thứ nhân duyên như thế v.v…, nên kinh này chỉ nói khiến người khác chứng được hai quả trước, sau, ơn ấy khó đền đáp.

***

* Các người Dự lưu đã thành tựu pháp học, pháp này thuộc về quả Dự lưu chăng? Cho đến nói rộng.

Hỏi: Vì sao tạo ra phần Luận này?

Đáp: Trước chỉ nói quả Sa-môn vô vi. Nay vì muốn nói quả Sa-môn hữu vi, vô vi, nên tạo ra phần Luận này. Trong đây, câu hỏi trước lược, sau rộng. Nghĩa là trước hỏi về pháp học, vô học đã thành tựu, tiếp theo hỏi về pháp vô lậu đã thành tựu, sau hỏi về tất cả pháp đã thành tựu.

Hỏi: Các người Dự lưu đã thành tựu pháp học, pháp này thuộc về quả Dự lưu chăng?

Đáp: Hoặc thuộc về, hoặc không thuộc về, vì nghĩa không nhất định.

Thế nào là thuộc về? Đáp: Là quả Dự lưu hữu vi đã được không mất.

Đã được: Nghĩa là tín thắng giải đã được quả Dự lưu của tín thắng giải gồm thâu các căn chủng tánh. Kiến chí đã được quả Dự lưu của kiến chí gồm thâu các căn chủng tánh.

Không mất: Nghĩa là tín thắng giải không chuyển căn tạo kiến chí nên không mất quả Dự lưu của tín thắng giải gồm thâu các căn chủng tánh, hoặc không thoái mất.

Thế nào là không thuộc về? Đáp: Là pháp hữu vi như căn vô lậu v.v… nơi đạo thắng tấn của các người Dự lưu đã được, nghĩa là lìa nhiễm nơi sáu phẩm trước ở cõi dục do tu đạo đoạn. Các đạo gia hạnh, sáu đạo vô gián, năm đạo giải thoát, các đạo thắng tấn, người Dự lưu của pháp học như thế tuy đã thành tựu, nhưng không thuộc về quả Dự lưu, vì đạo quả vượt hơn không thuộc về quả.

Hỏi: Nếu như pháp thuộc về quả Dự lưu, pháp ấy là pháp học chăng?

Đáp: Hoặc là học, hoặc là phi học phi vô học, vì nghĩa không nhất định.

Thế nào là học? Đáp: Là quả Dự lưu hữu vi. Nghĩa là đạo loại trí v.v… và quyến thuộc của trí đó.

Thế nào là phi học phi vô học? Đáp: Là quả Dự lưu vô vi. Nghĩa là pháp đoạn nơi ba cõi do kiến đạo đoạn.

Hỏi: Các người Nhất lai đã thành tựu pháp học, pháp này thuộc về quả Nhất lai chăng?

Đáp: Hoặc thuộc về, hoặc không thuộc về, vì nghĩa không nhất định.

Thế nào là thuộc về? Đáp: Là quả Nhất lai hữu vi đã được không mất.

Đã được: Nghĩa là tín thắng giải đã được quả Nhất lai của tín thắng giải gồm thâu các căn, chủng tánh. Kiến chí đã được là quả Nhất lai của kiến chí gồm thâu các căn, chủng tánh.

Không mất: Nghĩa là tín thắng giải không chuyển căn tạo kiến chí nên không mất quả Nhất lai của tín thắng giải gồm thâu các căn, chủng tánh, hoặc không thoái mất.

Thế nào là không thuộc về? Đáp: Là pháp hữu vi như căn vô lậu v.v… nơi đạo thắng tấn, các người Nhất lai đã đạt được. Nghĩa là lìa nhiễm của ba phẩm sau nơi cõi dục do tu đạo đoạn. Các đạo gia hạnh, ba đạo vô gián, hai đạo giải thoát, các đạo thắng tấn, pháp học như thế, người Nhất lai tuy đã thành tựu, nhưng không thuộc về quả Nhất lai, vì đạo quả vượt hơn không thuộc về quả.

Hỏi: Nếu như pháp thuộc về quả Nhất lai, pháp ấy là pháp học chăng?

Đáp: Hoặc là học, hoặc là phi học phi vô học, vì nghĩa không nhất định.

Thế nào là học? Đáp: Là quả Nhất lai hữu vi. Nghĩa là đạo loại trí v.v… hoặc đạo giải thoát thứ sáu đã lìa nhiễm cõi dục và quyến thuộc của đạo đó.

Thế nào là phi học phi vô học? Đáp: Là quả Nhất lai vô vi. Nghĩa là pháp đoạn nơi ba cõi do kiến đạo đoạn và pháp đoạn nơi sáu phẩm trước của cõi dục do tu đạo đoạn.

Hỏi: Các người Bất hoàn đã thành tựu pháp học, pháp này thuộc về quả Bất hoàn chăng?

Đáp: Hoặc thuộc về, hoặc không thuộc về, vì nghĩa không nhất định.

Thế nào là thuộc về? Đáp: Là quả Bất hoàn hữu vi đã được không mất.

Đã được: Nghĩa là tín thắng giải đã được quả Bất hoàn của tín thắng giải gồm thâu các căn, chủng tánh. Kiến chí đã được quả Bất hoàn của kiến chí, gồm thâu các căn, chủng tánh.

Không mất: Nghĩa là tín thắng giải không chuyển căn tạo kiến chí, nên không mất quả Bất hoàn của tín thắng giải gồm thâu các căn, chủng tánh, hoặc không thoái mất.

Thế nào là không thuộc về? Đáp: Là các người Bất hoàn đã được pháp hữu vi như căn vô lậu nơi đạo thắng tấn v.v… Nghĩa là lìa nhiễm của tĩnh lự thứ nhất, cho đến lìa nhiễm của Phi tưởng phi phi tưởng xứ, các đạo gia hạnh, đạo vô gián và đạo thắng tấn, đạo giải thoát hữu học, pháp học như thế, người Bất hoàn tuy đã thành tựu nhưng không thuộc về quả Bất hoàn, vì đạo quả vượt hơn không thuộc về quả.

Hỏi: Nếu như pháp thuộc về quả Bất hoàn, pháp ấy là pháp học chăng?

Đáp: Hoặc là học, hoặc là phi học phi vô học, vì nghĩa không nhất định.

Thế nào là học? Đáp: Là quả Bất hoàn hữu vi. Nghĩa là đạo loại trí v.v… hoặc đạo giải thoát thứ chín v.v… đã lìa nhiễm cõi dục và quyến thuộc của đạo đó.

Thế nào là phi học phi vô học? Đáp: Là quả Bất hoàn vô vi. Nghĩa là pháp đoạn nơi ba cõi do kiến đạo đoạn và pháp đoạn nơi cõi dục do tu đạo đoạn.

Hỏi: Các A-la-hán đã thành tựu pháp vô học, pháp này thuộc về quả A-la-hán chăng?

Đáp: Đúng vậy. Nghĩa là A-la-hán đã thành tựu tất cả đạo gia hạnh, vô gián, giải thoát, thắng tấn, đều thuộc về quả A-la-hán, vì các A-la-hán ấy không có đạo quả hơn hẳn, nên không có quả vượt hơn để có thể hướng cầu.

Hỏi: Nếu như pháp thuộc về quả A-la-hán, pháp ấy là pháp vô học chăng?

Đáp: Hoặc là vô học, hoặc là phi học phi vô học, vì nghĩa không nhất định.

Thế nào là vô học? Đáp: Là quả A-la-hán hữu vi. Nghĩa là tận trí, vô sinh trí, chánh kiến vô học và quyến thuộc của các thứ đó.

Thế nào là phi học phi vô học? Đáp: Là quả A-la-hán vô vi. Nghĩa là tất cả pháp đoạn nơi ba cõi do kiến đạo, tu đạo đoạn.

*

Hỏi: Các người Dự lưu đã thành tựu pháp vô lậu, pháp này thuộc về quả Dự lưu chăng?

Đáp: Hoặc thuộc về, hoặc không thuộc về, vì nghĩa không nhất định.

Thế nào là thuộc về? Đáp: Là quả Dự lưu hữu vi, vô vi đã được không mất.

Quả Dự lưu hữu vi: Nghĩa là đạo loại trí v.v… và quyến thuộc của trí đó.

Quả Dự lưu vô vi: Nghĩa là pháp đoạn nơi ba cõi do kiến đạo đoạn.

Đã được: Nghĩa là tín thắng giải đã được quả Dự lưu của tín thắng giải gồm thâu các căn, chủng tánh. Kiến chí đã được quả Dự lưu của kiến chí gồm thâu các căn, chủng tánh, cùng đã được pháp đoạn nơi ba cõi do kiến đạo đoạn.

Không mất: Nghĩa là tín thắng giải không chuyển căn tạo kiến chí nên không mất quả Dự lưu của tín thắng giải, gồm thâu các căn, chủng tánh, hoặc không thoái mất.

Thế nào là không thuộc về? Đáp: Là các người Dự lưu đã được pháp hữu vi như căn vô lậu v.v… nơi đạo thắng tấn, đã chứng các kiết dứt hết, cùng đã thành tựu phi trạch diệt.

Các người Dự lưu đã được pháp hữu vi như căn vô lậu v.v… nơi đạo thắng tấn: Nghĩa là lìa nhiễm nơi sáu phẩm trước của cõi dục do tu đạo đoạn. Các đạo gia hạnh, sáu đạo vô gián, năm đạo giải thoát, các đạo thắng tấn, pháp Vô lậu như thế, người Dự lưu tuy đã thành tựu nhưng không thuộc về quả Dự lưu, vì đạo quả vượt hơn không thuộc về quả.

Và người Dự lưu kia đã chứng các kiết dứt hết: Nghĩa là pháp đoạn nơi năm phẩm trước của cõi dục do tu đạo đoạn, là đoạn của đạo quả thù thắng đã chứng đắc, như đạo quả thù thắng không thuộc về quả này.

Cùng người Dự lưu đã thành tựu phi trạch diệt: Nghĩa là người Dự lưu đối với ba cõi và pháp vô lậu đạt được phi trạch diệt. Người ấy tuy đã thành tựu phi trạch diệt này, nhưng phi trạch diệt kia không thuộc về quả Dự lưu. Vì sao? Vì phi trạch diệt là vô ký, còn quả Dự lưu là thiện.

Hỏi: Nếu như pháp thuộc về quả Dự lưu, pháp ấy là pháp vô lậu chăng?

Đáp: Đúng vậy. Nghĩa là quả Dự lưu hữu vi và vô vi đều cùng là vô lậu.

Hỏi: Các người Nhất lai đã thành tựu pháp vô lậu, pháp này thuộc về quả Nhất lai chăng?

Đáp: Hoặc thuộc về, hoặc không thuộc về, vì nghĩa không nhất định.

Thế nào là thuộc về? Đáp: Là quả Nhất lai hữu vi, vô vi đã được không mất.

Quả Nhất lai hữu vi: Nghĩa là đạo loại trí v.v… hoặc đạo giải thoát thứ sáu đã lìa nhiễm cõi dục và quyến thuộc của đạo đó.

Quả Nhất lai vô vi: Nghĩa là pháp đoạn nơi ba cõi do kiến đạo đoạn và pháp đoạn của sáu phẩm trước nơi cõi dục do tu đạo đoạn.

Đã được: Nghĩa là tín thắng giải đã được, quả Nhất lai của tín thắng giải gồm thâu các căn chủng tánh. Kiến chí đã được quả Nhất lai của kiến chí gồm thâu các căn chủng tánh. Và đã được pháp đoạn nơi ba cõi do kiến đạo đoạn cùng pháp đoạn nơi sáu phẩm trước của cõi dục do tu đạo đoạn.

Không mất: Nghĩa là tín thắng giải không chuyển căn tạo kiến chí nên không mất quả Nhất lai của tín thắng giải gồm thâu các căn chủng tánh. Hoặc không thoái mất tín thắng giải này và pháp đoạn nơi sáu phẩm trước của cõi dục do tu đạo đoạn.

Thế nào là không thuộc về? Đáp: Là các người Nhất lai đã được pháp hữu vi của căn vô lậu nơi đạo thắng tấn và đã chứng các kiết dứt hết, cùng đã thành tựu phi trạch diệt.

Các người Nhất lai đã được pháp hữu vi như căn vô lậu nơi đạo thắng tấn: Nghĩa là lìa nhiễm của ba phẩm sau nơi cõi dục do tu đạo đoạn. Các đạo gia hạnh, ba đạo vô gián, hai đạo giải thoát, các đạo thắng tấn, những pháp vô lậu như thế, người Nhất lai tuy thành tựu, nhưng không thuộc về quả Nhất lai, vì đạo quả thù thắng không thuộc về quả.

Và người Nhất lai đã chứng đắc các kiết dứt hết: Nghĩa là pháp đoạn của phẩm thứ bảy, thứ tám nơi cõi dục do tu đạo đoạn, là đoạn do đạo quả thù thắng đã chứng, như đạo quả thù thắng không thuộc về quả này.

Cùng người Nhất lai đã thành tựu phi trạch diệt: Nghĩa là người

Nhất lai đối với ba cõi và pháp vô lậu đạt được phi trạch diệt. Người Nhất lai kia tuy đã thành tựu phi trạch diệt, nhưng phi trạch diệt ấy không phải thuộc về quả Nhất lai. Vì sao? Vì phi trạch diệt là vô ký, còn quả Nhất lai là thiện.

Hỏi: Nếu như pháp thuộc về quả Nhất lai, pháp ấy là pháp vô lậu chăng?

Đáp: Đúng vậy. Nghĩa là quả Nhất lai hữu vi, vô vi đều cùng là vô lậu.

HẾT – QUYỂN 66