LUẬN A TỲ ĐẠT MA ĐẠI TỲ BÀ SA
Tác giả: Năm trăm vị Đại A La Hán
Hán dịch: Đời Đường, Tam Tạng Pháp sư Huyền Trang
Việt dịch: Cư sĩ Nguyên Huệ

 

QUYỂN 59

Chương 2: KIẾT UẨN

Phẩm 2: BÀN VỀ NHẤT HÀNH, phần 4

Hỏi: Nếu đối với sự việc này, có kiết ái quá khứ trói buộc cũng có kiết kiến quá khứ trói buộc chăng?

Đáp: Nếu chưa đoạn. Nghĩa là ở sự việc này, nếu có kiết ái trước đã sinh chưa đoạn, kiết kiến cũng chưa đoạn, tức nơi sự việc này cũng có nghĩa trói buộc của kiết kiến quá khứ. Nếu ở sự việc này, tuy có kiết ái trước đã sinh chưa đoạn, nhưng kiết kiến đã đoạn, tức ở sự việc ấy không có nghĩa trói buộc của kiết kiến quá khứ. Như đạo loại trí đã sinh, đối với pháp do tu đạo đoạn, có kiết ái trước đã sinh chưa đoạn. Tập loại trí đã sinh, đối với pháp không tương ưng của kiết kiến, do kiến diệt, kiến đạo đoạn, có kiết ái trước đã sinh chưa đoạn. Do nghĩa này, nên trong đây đã nêu tổng quát. Nếu nói chưa đoạn, là không nói đạo loại trí chưa đến phần vị đã sinh, do phần vị kia cũng có, tức có ái, không có kiến. Kiết mê chấp cộng tướng, nếu quá khứ chưa đoạn tất trói buộc, là sự việc nơi ba đời bị trói buộc, nên không phải như ái v.v… đã tạo ra thuyết không nhất định.

Hỏi: Nếu như có kiết kiến quá khứ trói buộc lại có kiết ái quá khứ trói buộc chăng?

Đáp: Nếu trước đã sinh chưa đoạn thì trói buộc. Nếu trước chưa sinh, hoặc như sinh rồi đoạn thì không trói buộc. Nghĩa là đối với sự việc này, nếu có kiết kiến trước đã sinh chưa đoạn, cũng đã có kiết ái trước đã sinh chưa đoạn. Tức ở sự việc này cũng có nghĩa trói buộc của kiết ái quá khứ. Nếu ở sự việc này tuy có kiết kiến trước đã sinh chưa đoạn, nhưng kiết ái này trước chưa sinh, tuy sinh ở xứ khác, nhưng đối với sự việc này, cũng gọi là chưa sinh, hoặc như đã sinh rồi đoạn, tức ở sự việc này không có nghĩa trói buộc của kiết ái quá khứ.

Hỏi: Nếu đối với sự việc này, có kiết ái quá khứ trói buộc cũng có kiết kiến vị lai trói buộc chăng?

Đáp: Nếu chưa đoạn. Nghĩa là đối với sự việc này, nếu có kiết ái trước đã sinh chưa đoạn, kiết kiến cũng chưa đoạn, tức ở sự việc này cũng có nghĩa trói buộc của kiết kiến vị lai. Nếu ở sự việc này, tuy có kiết ái trước đã sinh chưa đoạn, nhưng kiết kiến đã đoạn, tức đối với sự việc này không có nghĩa trói buộc của kiết kiến vị lai. Phần còn lại như trước đã nói.

Hỏi: Nếu như có kiết kiến vị lai trói buộc lại có kiết ái quá khứ trói buộc chăng?

Đáp: Nếu trước đã sinh chưa đoạn thì trói buộc. Nếu trước chưa sinh, hoặc như sinh rồi đoạn thì không trói buộc. Nghĩa là đối với sự việc này, nếu có kiết kiến vị lai chưa đoạn, cũng có kiết ái trước đã sinh chưa đoạn. Tức ở sự việc này cũng có nghĩa trói buộc của kiết ái quá khứ. Nếu ở sự việc này, tuy có kiết kiến vị lai chưa đoạn, nhưng trước kia, kiết ái ở đây chưa sinh, tuy sinh ở xứ khác, nhưng nơi sự việc này cũng gọi là chưa sinh, hoặc như sinh rồi đoạn, tức ở sự việc này không có nghĩa trói buộc của kiết ái quá khứ.

Hỏi: Nếu đối với sự việc này, có kiết ái quá khứ trói buộc cũng có kiết kiến hiện tại trói buộc chăng?

Đáp: Nếu hiện ở trước. Nghĩa là ở sự việc này, nếu có kiết ái trước đã sinh chưa đoạn, cũng có kiết kiến hiện ở trước, thì có nghĩa trói buộc của kiết kiến hiện tại. Nếu đối với sự việc này, hoặc khởi kiết khác hiện ở trước, hoặc khởi tâm thiện vô phú vô ký hiện ở trước, hoặc ở xứ khác, khởi kiết kiến hiện ở trước, hoặc khi không tâm, thì không có nghĩa trói buộc của kiết kiến hiện tại.

Hỏi: Nếu như có kiết kiến hiện tại trói buộc lại có kiết ái quá khứ trói buộc chăng?

Đáp: Nếu trước đã sinh chưa đoạn thì trói buộc. Nếu trước chưa sinh, hoặc như sinh rồi đoạn, thì không trói buộc. Nghĩa là đối với sự việc này, nếu có kiết kiến hiện ở trước, cũng có kiết ái trước đã sinh chưa đoạn. Tức ở sự việc này, cũng có nghĩa trói buộc của kiết ái quá khứ. Nếu ở sự việc này, tuy có kiết kiến hiện ở trước, nhưng kiết ái đây trước kia chưa sinh, tuy sinh ở xứ khác, nhưng ở sự việc này cũng gọi là chưa sinh, hoặc như sinh rồi đoạn, tức ở sự việc này không có nghĩa trói buộc của kiết ái quá khứ.

Hỏi: Nếu đối với sự việc này, có kiết ái quá khứ trói buộc cũng có kiết kiến quá khứ, hiện tại trói buộc chăng?

Đáp: Ở đây có ba trường hợp:

1. Hoặc có kiết ái quá khứ trói buộc, không có kiết kiến quá khứ, hiện tại trói buộc. Nghĩa là ở sự việc này, có kiết ái trước đã sinh chưa đoạn, nhưng kiết kiến đã đoạn. Trong đây, có kiết ái trước đã sinh chưa đoạn, là chứng tỏ có kiết ái quá khứ. Nhưng kiết kiến đã đoạn, là nhằm ngăn chận có kiết kiến quá khứ, hiện tại. Nghĩa là tập loại trí đã sinh, đối với pháp không tương ưng của kiết kiến, do kiến diệt, kiến đạo đoạn, có kiết ái trước đã sinh chưa đoạn. Đạo loại trí đã sinh, đối với pháp do tu đạo đoạn, có kiết ái trước đã sinh chưa đoạn.

2. Hoặc có kiết ái quá khứ trói buộc và có kiết kiến quá khứ trói buộc, không có hiện tại. Nghĩa là nơi sự việc này, có kiết ái trước đã sinh chưa đoạn và có kiết kiến chưa đoạn, nhưng không hiện ở trước. Ở đây, có kiết ái trước đã sinh chưa đoạn, là chứng tỏ có kiết ái quá khứ. Có kiết kiến chưa đoạn, là hiển bày có kiết kiến quá khứ, ở phần vị chưa đoạn kia đối với sự việc đã trói buộc, tất có kiết kiến quá khứ trói buộc. Nhưng không hiện ở trước, là nhằm ngăn chận có kiết kiến hiện tại.

3. Hoặc có kiết ái quá khứ trói buộc, cũng có kiết kiến quá khứ, hiện tại trói buộc. Nghĩa là ở sự việc này có kiết ái trước đã sinh chưa đoạn, cũng có kiết kiến hiện ở trước. Ở đây, có kiết ái trước đã sinh chưa đoạn, là chứng tỏ có kiết ái quá khứ. Cũng có kiết kiến hiện ở trước, là làm rõ có kiết kiến hiện tại. Quá khứ này có kiết không nói tự thành, vì kiết kiến hiện ở trước, thì quá khứ tất có.

Hỏi: Nếu như có kiết kiến quá khứ, hiện tại trói buộc lại có kiết ái quá khứ trói buộc chăng?

Đáp: Nếu trước đã sinh chưa đoạn thì trói buộc. Nếu trước chưa sinh, hoặc như sinh rồi đoạn, thì không trói buộc. Trong đây, về ý nghĩa nói rộng như trước.

Hỏi: Nếu đối với sự việc này, có kiết ái quá khứ trói buộc cũng có kiết kiến vị lai, hiện tại trói buộc chăng?

Đáp: Trong đây có ba trường hợp:

1. Hoặc có kiết ái quá khứ trói buộc, không có kiết kiến vị lai, hiện tại trói buộc. Nghĩa là ở sự việc này, có kiết ái trước đã sinh chưa đoạn, nhưng kiết kiến đã đoạn. Trong đây, có kiết ái trước đã sinh chưa đoạn, là làm rõ có kiết ái quá khứ. Nhưng kiết kiến đã đoạn, là nhằm ngăn chận có kiết kiến vị lai, hiện tại. Ngoài ra, như trước đã nói.

2. Hoặc có kiết ái quá khứ trói buộc và có kiết kiến vị lai trói buộc, không có hiện tại. Nghĩa là ở sự việc này có kiết ái trước đã sinh chưa đoạn, cùng có kiết kiến chưa đoạn nhưng không hiện tiền.

Ở đây, có kiết ái trước đã sinh chưa đoạn, là làm rõ có kiết ái quá khứ. Có kiết kiến chưa đoạn, là làm rõ có kiết kiến vị lai. Phần vị chưa đoạn của kiết kiến kia, đối với sự việc đã trói buộc, tất có kiết kiến vị lai trói buộc. Nhưng không hiện ở trước, là nhằm ngăn chận có kiết kiến hiện tại.

3. Hoặc có kiết ái quá khứ trói buộc, cũng có kiết kiến vị lai, hiện tại trói buộc. Nghĩa là ở sự việc này có kiết ái trước đã sinh chưa đoạn và có kiết kiến hiện ở trước. Trong đây, có kiết ái trước đã sinh chưa đoạn, là chứng tỏ có kiết ái quá khứ. Có kiết kiến hiện ở trước, là làm rõ có kiết kiến hiện tại. Vị lai ở đây có kiết không nói tự thành, vì kiết kiến hiện ở trước, thì vị lai tất có.

Hỏi: Nếu như có kiết kiến vị lai, hiện tại trói buộc lại có kiết ái quá khứ trói buộc chăng?

Đáp: Nếu trước đã sinh chưa đoạn thì trói buộc. Nếu trước chưa sinh, hoặc như sinh rồi đoạn, thì không trói buộc. Về ý nghĩa trong đây đã nói rộng như trước.

Hỏi: Nếu đối với sự này, có kiết ái quá khứ trói buộc cũng có kiết kiến quá khứ, vị lai trói buộc chăng?

Đáp: Nếu chưa đoạn. Trong đây, về ý nghĩa như trước đã nói, nên biết.

Hỏi: Nếu như có kiết kiến quá khứ, vị lai trói buộc lại có kiết ái quá khứ trói buộc chăng?

Đáp: Nếu trước đã sinh chưa đoạn thì trói buộc. Nếu trước chưa sinh, hoặc như sinh rồi đoạn, thì không trói buộc. Trong đây, về ý nghĩa đã nói rộng như trước.

Hỏi: Nếu đối với sự việc này, có kiết ái quá khứ trói buộc cũng có kiết kiến quá khứ, vị lai, hiện tại trói buộc chăng?

Đáp: Trong đây có ba trường hợp:

1. Hoặc có kiết ái quá khứ trói buộc, không có kiết kiến quá khứ, vị lai, hiện tại trói buộc. Nghĩa là ở sự việc này, có kiết ái trước đã sinh chưa đoạn, nhưng kiết kiến đã đoạn. Trong đây, có kiết ái trước đã sinh chưa đoạn, là chứng tỏ có kiết ái quá khứ. Nhưng kiết kiến đã đoạn, là nhằm ngăn chận có kiết kiến quá khứ, vị lai, hiện tại. Nghĩa là tập loại trí đã sinh, pháp không tương ưng với kiết kiến do kiến diệt, kiến đạo đoạn, có kiết ái trước đã sinh chưa đoạn. Đạo loại trí đã sinh, pháp do tu đạo đoạn, có kiết ái trước đã sinh chưa đoạn.

2. Hoặc có kiết ái quá khứ trói buộc và có kiết kiến quá khứ, vị lai trói buộc, không có hiện tại. Nghĩa là ở sự việc này có kiết ái trước đã sinh chưa đoạn và có kiết kiến chưa đoạn, nhưng không hiện ở trước. Trong đây, có kiết ái trước đã sinh chưa đoạn, là chứng tỏ có kiết ái quá khứ. Có kiết kiến chưa đoạn, là làm rõ có kiết kiến quá khứ, vị lai. Nhưng không hiện ở trước, là nhằm ngăn chận có kiết kiến hiện tại.

3. Hoặc có kiết ái quá khứ trói buộc, cũng có kiết kiến quá khứ, vị lai, hiện tại trói buộc. Nghĩa là ở sự việc này có kiết ái trước đã sinh chưa đoạn, cũng có kiết kiến hiện ở trước. Ở đây, có kiết ái trước đã sinh chưa đoạn, là hiển bày có kiết ái quá khứ. Cũng có kiết kiến hiện ở trước, là chứng tỏ có kiết kiến hiện tại. Quá khứ, vị lai này có kiết là không nói tự thành, vì kiết kiến hiện ở trước, tất có quá khứ, vị lai.

Hỏi: Nếu như có kiết kiến quá khứ, vị lai, hiện tại trói buộc lại có kiết ái quá khứ trói buộc chăng?

Đáp: Nếu trước đã sinh chưa đoạn thì trói buộc. Nếu trước chưa sinh, hoặc như sinh rồi đoạn, thì không trói buộc. Ý nghĩa trong đây, nói rộng như trước.

Như đối với kiết kiến, thì đối với kiết thủ, kiết nghi cũng vậy, vì cùng chỉ ở nơi ba cõi do kiến đạo đoạn. Dùng ái đối với kiến kia tạo ra bảy trường hợp nhỏ. Như đối với kiến mà nói, trong ấy cũng có phần ít khác biệt. Nghĩa là kiết thủ chỉ có đạo loại trí đã sinh, ở nơi pháp do tu đạo đoạn, có kiết ái trước đã sinh chưa đoạn, là có ái quá khứ, không có kiến của ba đời. Không phải như kiết kiến, tập loại trí đã sinh, đối với pháp không tương ưng của kiết kiến do kiến diệt, kiến đạo đoạn, có kiết ái trước đã sinh chưa đoạn, cũng có ái quá khứ, không có kiến của ba đời, nghĩa khác biệt, vì ít nên ở đây không nói. Như kiết ái đối với phần sau tạo ra bảy trường hợp nhỏ, cho đến kiết ganh ghét đối với kiết keo kiệt, thuận theo đối tượng ứng hợp của chúng, tạo ra bảy trường hợp nhỏ, cũng vậy. Ở đây thuận theo đối tượng ứng hợp kia, nghĩa là chỉ mạn cùng với ái đều cùng chung nơi năm bộ của ba cõi, chỉ duyên nơi hữu lậu, và không phải biến hành. Đối với phần sau tạo ra bảy trường hợp nhỏ, đều như ái mà nói. Vô minh thì chung nơi năm bộ của ba cõi, duyên nơi hữu lậu, vô lậu, chung cả biến hành, không phải biến hành. Kiến, nghi chung cho ba cõi, chỉ có bốn bộ, duyên nơi hữu lậu, vô lậu, chung cả biến hành và không phải biến hành. Hai thủ chung nơi ba cõi chỉ có bốn bộ, duyên nơi hữu lậu, chung cho cả biến hành và không phải biến hành. Kiết giận chỉ ở nơi cõi dục, chung nơi năm bộ, chỉ duyên nơi hữu lậu, không phải biến hành. Kiết ganh ghét, keo kiệt, chỉ ở nơi cõi dục do tu đạo đoạn, duyên nơi hữu lậu, không phải biến hành.

Các kiết như thế, rộng hẹp có khác. Đối với bảy trường hợp sau, vì có chỗ bất đồng, thế nên cần nói câu: Thuận theo đối tượng ứng hợp.

Như bảy trường hợp nhỏ, thì bảy trường hợp lớn cũng vậy. Khác biệt: Là dùng hai đối một, cho đến dùng tám đối một. Nghĩa là dùng kiết ái, kiết giận quá khứ, trước đối với kiết mạn quá khứ. Tiếp theo đối với vị lai, tiếp theo đối với hiện tại, tiếp theo đối với quá khứ hiện tại, tiếp theo đối với vị lai hiện tại, tiếp theo đối với quá khứ vị lai. Sau, đối với quá khứ, vị lai, hiện tại, nơi kiết mạn tạo ra bảy trường hợp. Như dùng kiết ái, kiết giận quá khứ, đối với kiết mạn, tạo ra bảy trường hợp, thì đối với kiết vô minh, kiết kiến, kiết thủ, kiết nghi, kiết ganh ghét, kiết keo kiệt, mỗi kiết đều tạo ra bảy trường hợp cũng thế. Tiếp theo, trừ kiết ái, dùng kiết giận, kiết mạn quá khứ, trước đối với kiết vô minh quá khứ, tiếp theo đối với vị lai, tiếp theo đối với hiện tại, tiếp theo đối với quá khứ hiện tại, tiếp theo đối với vị lai hiện tại, tiếp theo đối với quá khứ vị lai. Sau, đối với quá khứ, vị lai, hiện tại nơi kiết vô minh tạo ra bảy trường hợp. Như dùng kiết mạn, kiết giận quá khứ đối với kiết vô minh tạo ra bảy trường hợp, thì đối với kiết kiến, kiết thủ, kiết nghi, kiết ganh ghét, kiết keo kiệt, mỗi kiết đều tạo ra bảy trường hợp cũng vậy. Tiếp theo, trừ kiết giận, dùng kiết vô minh, kiết mạn quá khứ, trước đối với kiết kiến quá khứ, tiếp theo đối với vị lai, tiếp theo đối với hiện tại, tiếp theo đối với quá khứ, hiện tại, tiếp theo đối với vị lai, hiện tại, tiếp theo đối với quá khứ vị lai. Sau, đối với quá khứ, vị lai, hiện tại nơi kiết kiến tạo ra bảy trường hợp. Như dùng kiết vô minh, kiết mạn quá khứ, đối với kiết kiến, tạo ra bảy trường hợp, thì đối với kiết thủ, kiết nghi, kiết ganh ghét, kiết keo kiệt, mỗi kiết đều tạo ra bảy trường hợp cũng thế. Tiếp theo, trừ kiết mạn, dùng kiết kiến, kiết vô minh quá khứ, trước đối với kiết thủ quá khứ,tiếp theo đối với vị lai, tiếp theo đối với hiện tại, tiếp theo đối với quá khứ hiện tại, tiếp theo đối với vị lai hiện tại, tiếp theo đối với quá khứ vị lai. Sau, đối với quá khứ, vị lai, hiện tại nơi kiết thủ, tạo ra bảy trường hợp. Như dùng kiết kiến, kiết vô minh quá khứ đối với kiết thủ tạo ra bảy trường hợp, thì đối với kiết nghi, kiết ganh ghét, kiết keo kiệt, mỗi kiết đều tạo ra bảy trường hợp cũng vậy. Tiếp theo, trừ kiết vô minh, dùng kiết thủ, kiết kiến quá khứ, trước đối với kiết nghi quá khứ, tiếp theo đối với vị lai, tiếp theo đối với hiện tại, tiếp theo đối với quá khứ hiện tại, tiếp theo đối với vị lai hiện tại, tiếp theo đối với quá khứ vị lai. Sau, đối với quá khứ, hiện tại, vị lai nơi kiết nghi, tạo ra bảy trường hợp. Như dùng kiết thủ, kiết kiến quá khứ, đối với kiết nghi, tạo ra bảy trường hợp, thì đối với kiết ganh ghét, kiết keo kiệt, mỗi kiết đều tạo ra bảy trường hợp cũng vậy. Tiếp theo, trừ kiết kiến, dùng kiết nghi, kiết thủ quá khứ, trước đối với kiết ganh ghét quá khứ, tiếp theo đối với vị lai, tiếp theo đối với hiện tại, tiếp theo đối với quá khứ hiện tại, tiếp theo đối với hiện tại vị lai, tiếp theo đối với quá khứ vị lai. Sau, đối với quá khứ vị lai hiện tại nơi kiết ganh ghét tạo ra bảy trường hợp. Như dùng kiết nghi, kiết thủ quá khứ, đối với kiết ganh ghét tạo ra bảy trường hợp, thì đối với kiết keo kiệt tạo ra bảy trường hợp cũng vậy. Lại, trừ kiết thủ, dùng kiết nghi, kiết ganh ghét quá khứ, trước đối với kiết keo kiệt quá khứ, tiếp theo đối với vị lai, tiếp theo đối với hiện tại, tiếp theo đối với quá khứ hiện tại, tiếp theo đối với vị lai hiện tại, tiếp theo đối với quá khứ vị lai. Sau, đối với quá khứ, vị lai, hiện tại nơi kiết keo kiệt, tạo ra bảy trường hợp. Như dùng hai kiết đối với một kiết, thì dùng ba, dùng bốn, dùng năm, dùng sáu, dùng bảy, dùng tám kiết đối với một kiết cũng vậy.

Như ái v.v… quá khứ là đứng đầu có bảy trường hợp, cho đến ái v.v… quá khứ, vị lai, hiện tại là đứng đầu, cũng đều có bảy trường hợp. Như thế, nên biết có bảy lần bảy trường hợp. Trong đây, có thuyết nói: Dùng ái v.v… quá khứ, trước đối với giận v.v… quá khứ, tiếp theo đối với vị lai, tiếp theo đối với hiện tại, tiếp theo đối với quá khứ hiện tại, tiếp theo đối với vị lai hiện tại, tiếp theo đối với quá khứ vị lai. Sau, đối với quá khứ, vị lai, hiện tại nơi giận là bảy trường hợp đầu.

Dùng ái v.v… quá khứ, trước đối với giận v.v… vị lai, tiếp theo đối với hiện tại, tiếp theo đối với quá khứ hiện tại, tiếp theo đối với vị lai hiện tại, tiếp theo đối với quá khứ vị lai, tiếp theo đối với quá khứ, vị lai, hiện tại. Sau, đối với giận v.v… quá khứ, là bảy trường hợp thứ hai.

Dùng ái v.v… quá khứ, trước đối với giận v.v… hiện tại, tiếp theo đối với quá khứ hiện tại, tiếp theo đối với vị lai hiện tại, tiếp theo đối với quá khứ vị lai, tiếp theo đối với quá khứ vị lai hiện tại, tiếp theo đối với quá khứ. Sau, đối với giận v.v… vị lai là bảy trường hợp thứ ba.

Dùng ái quá khứ v.v…, trước đối với giận v.v… quá khứ, hiện tại, tiếp theo đối với vị lai hiện tại, tiếp theo đối với quá khứ vị lai, tiếp theo đối với quá khứ, vị lai, hiện tại, tiếp theo đối với quá khứ, tiếp theo đối với vị lai. Sau, đối với giận v.v… hiện tại là bảy trường hợp thứ tư.

Dùng ái v.v… quá khứ, trước đối với giận v.v… vị lai hiện tại, tiếp theo đối với quá khứ vị lai, tiếp theo đối với quá khứ, vị lai, hiện tại, tiếp theo đối với quá khứ, tiếp theo đối với vị lai, tiếp theo đối với hiện tại. Sau, đối với giận v.v… quá khứ hiện tại, là bảy trường hợp thứ năm.

Dùng ái v.v… quá khứ, trước đối với giận v.v… quá khứ, vị lai tiếp theo đối với quá khứ, vị lai, hiện tại, tiếp theo đối với quá khứ, tiếp theo đối với vị lai, tiếp theo đối với hiện tại, tiếp theo đối với quá khứ hiện tại. Sau đối với giận v.v… vị lai hiện tại là bảy trường hợp thứ sáu.

Dùng ái v.v… quá khứ, trước đối với giận quá khứ, vị lai, hiện tại, tiếp theo đối với quá khứ, tiếp theo đối với vị lai, tiếp theo đối với hiện tại, tiếp theo đối với quá khứ hiện tại, tiếp theo đối với vị lai hiện tại. Sau, đối với giận v.v… quá khứ vị lai, là bảy trường hợp thứ bảy. Đó gọi là bảy trường hợp nhỏ.

Dùng ái, giận v.v… quá khứ, trước đối với mạn v.v… quá khứ, tiếp theo đối với vị lai, tiếp theo đối với hiện tại, tiếp theo đối với quá khứ hiện tại, tiếp theo đối với vị lai hiện tại, tiếp theo đối với quá khứ vị lai. Sau, đối với quá khứ, vị lai, hiện tại nơi mạn, là bảy trường hợp đầu.

Dùng ái, giận v.v… quá khứ, trước đối với mạn v.v… vị lai, tiếp theo đối với hiện tại, tiếp theo đối với quá khứ hiện tại, tiếp theo đối với vị lai hiện tại, tiếp theo đối với quá khứ vị lai, tiếp theo đối với quá khứ, vị lai, hiện tại. Sau, đối với mạn quá khứ, là bảy trường hợp thứ hai.

Dùng ái, giận v.v… quá khứ, trước đối với mạn hiện tại, tiếp theo đối với quá khứ hiện tại, tiếp theo đối với vị lai hiện tại, tiếp theo đối với quá khứ vị lai, tiếp theo đối với quá khứ, vị lai, hiện tại, tiếp theo đối với quá khứ. Sau, đối với mạn v.v… vị lai, là bảy trường hợp thứ ba.

Dùng ái, giận v.v… quá khứ, trước đối với mạn v.v… quá khứ hiện tại, tiếp theo đối với vị lai, hiện tại, tiếp theo đối với quá khứ, vị lai, tiếp theo đối với quá khứ, vị lai, hiện tại, tiếp theo đối với quá khứ, tiếp theo đối với vị lai. Sau đối với mạn v.v… hiện tại, là bảy trường hợp thứ tư.

Dùng ái, giận v.v… quá khứ, trước đối với mạn v.v… vị lai, hiện tại, tiếp theo đối với quá khứ, vị lai, tiếp theo đối với quá khứ, vị lai, hiện tại, tiếp theo đối với quá khứ, tiếp theo đối với vị lai, tiếp theo đối với hiện tại. Sau, đối với mạn quá khứ hiện tại là bảy trường hợp thứ năm.

Dùng ái, giận quá khứ, trước đối với mạn v.v… quá khứ, vị lai, tiếp theo đối với quá khứ, vị lai, hiện tại, tiếp theo đối với quá khứ, tiếp theo đối với vị lai, tiếp theo đối với hiện tại, tiếp theo đối với quá khứ hiện tại. Sau, đối với mạn vị lai, hiện tại là bảy trường hợp thứ sáu.

Dùng ái, giận quá khứ, trước đối với mạn quá khứ, vị lai, hiện tại, tiếp theo đối với quá khứ, tiếp theo đối với vị lai, tiếp theo đối với hiện tại, tiếp theo đối với quá khứ hiện tại, tiếp theo đối với vị lai hiện tại. Sau, đối với mạn quá khứ, vị lai, là bảy trường hợp thứ bảy. Đó gọi là bảy trường hợp lớn.

Những điều đã nói như thế là vô ích về công sức, vô ích về văn, vô ích về nghĩa, do nói trùng lập, lại không phải chỉ bảy lớp bảy trường hợp. Nên nêu bày như thế này:

Dùng ái quá khứ, trước đối với giận quá khứ, tiếp theo đối với vị lai, tiếp theo đối với hiện tại, tiếp theo đối với quá khứ, hiện tại, tiếp theo đối với vị lai, hiện tại, tiếp theo đối với quá khứ, vị lai. Sau đối với giận v.v… quá khứ, vị lai, hiện tại, là bảy trường hợp đầu.

Dùng ái vị lai, trước đối với giận vị lai, tiếp theo đối với hiện tại, tiếp theo đối với quá khứ hiện tại, tiếp theo đối với vị lai hiện tại, tiếp theo đối với quá khứ vị lai, tiếp theo đối với quá khứ, vị lai, hiện tại. Sau, đối với giận quá khứ là bảy trường hợp thứ hai.

Dùng ái hiện tại, trước đối với giận hiện tại, tiếp theo đối với quá khứ hiện tại, tiếp theo đối với vị lai hiện tại, tiếp theo đối với quá khứ vị lai, tiếp theo đối với quá khứ, vị lai, hiện tại, tiếp theo đối với quá khứ. Sau, đối với giận vị lai, là bảy trường hợp thứ ba.

Dùng ái quá khứ hiện tại, trước đối với giận quá khứ hiện tại, tiếp theo đối với vị lai hiện tại, tiếp theo đối với quá khứ, vị lai, tiếp theo đối với quá khứ, vị lai, hiện tại, tiếp theo đối với quá khứ, tiếp theo đối với vị lai. Sau đối với hiện tại, là bảy trường hợp thứ tư.

Dùng ái vị lai hiện tại, trước đối với giận vị lai hiện tại, tiếp theo đối với quá khứ vị lai, tiếp theo đối với quá khứ, vị lai, hiện tại, tiếp theo đối với quá khứ, tiếp theo đối với vị lai, tiếp theo đối với hiện tại. Sau, đối với giận quá khứ hiện tại, là bảy trường hợp thứ năm.

Dùng ái quá khứ vị lai, trước đối với giận quá khứ vị lai, tiếp theo đối với quá khứ, vị lai, hiện tại, tiếp theo đối với quá khứ, tiếp theo đối với vị lai, tiếp theo đối với hiện tại, tiếp theo đối với quá khứ, hiện tại. Sau, đối với giận vị lai hiện tại, là bảy trường hợp thứ sáu.

Dùng ái quá khứ, vị lai, hiện tại, trước đối với giận quá khứ, vị lai, hiện tại, tiếp theo đối với quá khứ, tiếp theo đối với vị lai, tiếp theo đối với hiện tại, tiếp theo đối với quá khứ hiện tại, tiếp theo đối với vị lai hiện tại. Sau, đối với giận quá khứ, vị lai, là bảy trường hợp thứ bảy. Đó gọi là bảy trường hợp nhỏ.

Dùng ái, giận quá khứ, trước đối với mạn quá khứ, tiếp theo đối với vị lai, tiếp theo đối với hiện tại, tiếp theo đối với quá khứ hiện tại, tiếp theo đối với vị lai hiện tại, tiếp theo đối với quá khứ vị lai. Sau, đối với mạn quá khứ, vị lai, hiện tại, là bảy trường hợp đầu.

Dùng ái, giận vị lai, trước đối với mạn vị lai, tiếp theo đối với hiện tại, tiếp theo đối với quá khứ hiện tại, tiếp theo đối với vị lai hiện tại, tiếp theo đối với quá khứ vị lai, tiếp theo đối với quá khứ, vị lai, hiện tại. Sau, đối với mạn quá khứ, là bảy trường hợp thứ hai.

Dùng ái, giận hiện tại, trước đối với mạn hiện tại, tiếp theo đối với quá khứ hiện tại, tiếp theo đối với vị lai hiện tại, tiếp theo đối với quá khứ vị lai, tiếp theo đối với quá khứ, vị lai, hiện tại, tiếp theo đối với quá khứ. Sau đối với mạn vị lai, là bảy trường hợp thứ ba.

Dùng ái, giận quá khứ, hiện tại, trước đối với mạn quá khứ hiện tại, tiếp theo đối với vị lai hiện tại, tiếp theo đối với quá khứ vị lai, tiếp theo đối với quá khứ, vị lai, hiện tại, tiếp theo đối với quá khứ, tiếp theo đối với vị lai. Sau đối với mạn hiện tại, là bảy trường hợp thứ tư.

Dùng ái, giận vị lai, hiện tại, trước đối với mạn vị lai, hiện tại, tiếp theo đối với quá khứ vị lai, tiếp theo đối với quá khứ, vị lai, hiện tại, tiếp theo đối với quá khứ, tiếp theo đối với vị lai, tiếp theo đối với hiện tại. Sau, đối với mạn quá khứ, hiện tại, là bảy trường hợp thứ năm.

Dùng ái, giận quá khứ, vị lai, trước đối với mạn quá khứ, vị lai, tiếp theo đối với quá khứ, vị lai, hiện tại, tiếp theo đối với quá khứ, tiếp theo đối với vị lai, tiếp theo đối với hiện tại, tiếp theo đối với quá khứ hiện tại. Sau, đối với mạn vị lai, hiện tại, là bảy trường hợp thứ sáu.

Dùng ái, giận quá khứ, vị lai, hiện tại, trước đối với quá khứ, vị lai, hiện tại, tiếp theo đối với quá khứ,tiếp theo đối với vị lai, tiếp theo đối với hiện tại, tiếp theo đối với quá khứ hiện tại, tiếp theo đối với vị lai hiện tại. Sau, đối với mạn quá khứ, vị lai, là bảy trường hợp thứ bảy.

Nếu nêu bày như thế thì công sức không vô ích, về văn có ích, về nghĩa có ích, vì không nói lập lại, nên lại chỉ có bảy lớp bảy trường hợp.

Hỏi: Một hành trải qua sáu lớp, bảy tiểu, bảy đại có khác biệt gì?

Đáp: Tên gọi tức khác biệt. Nghĩa là gọi là một hành, gọi là trải qua sáu, gọi là bảy tiểu, gọi là bảy đại.

Lại nữa, dựa vào pháp một hành, tạo ra hỏi, đáp, nên gọi là một hành. Dựa vào pháp của sáu trường hợp, tạo ra hỏi đáp, nên gọi là trải qua sáu. Dựa vào pháp của bảy trường hợp, tạo ra hỏi đáp, vì dùng một đối một nên gọi là bảy tiểu. Dựa vào pháp của bảy trường hợp, tạo ra hỏi đáp, dùng hai đối một, cho đến dùng tám đối một, nên gọi là bảy đại.

Lại nữa, dùng pháp không giống nhau đối với pháp không giống nhau, tạo ra hỏi đáp, không do đời nhất định, nên gọi là một hành. Dùng pháp giống nhau đối với pháp giống nhau, tạo ra hỏi đáp, do đời nhất định, nên gọi là trải qua sáu. Dùng pháp không giống nhau đối với pháp không giống nhau, tạo ra hỏi đáp, do đời nhất định, dùng một đối một, nên gọi là bảy tiểu. Dùng pháp không giống nhau đối với pháp không giống nhau, tạo ra hỏi đáp, do đời nhất định, dùng hai đối một, cho đến dùng tám đối một, nên gọi là bảy đại. Một hành trải qua sáu lớp, bảy tiểu, bảy đại, đó gọi là sai biệt.

***

* Ba kiết cho đến chín mươi tám tùy miên, ở trong chín mươi tám tùy miên, mỗi mỗi kiết gồm thâu bao nhiêu tùy miên?

Đáp: Tất cả nên phân biệt.

Hỏi: Vì sao tạo ra phần Luận này?

Đáp: Vì nhằm ngăn chận tông chỉ của người khác, hiển bày nghĩa đúng đắn. Nghĩa là có kẻ chấp: Các pháp gồm thâu tánh khác, không phải gồm thâu tự tánh, như Luận giả Phân biệt. Phái ấy dựa nơi Khế kinh giả danh cùng dựa nơi ngôn luận thế tục nên nói như thế. Dựa nơi Khế kinh giả danh, như Khế kinh nói: Các thứ đài, màn… hiện có nơi trung tâm làm đài, màn… là chỗ dựa cho các thứ gỗ dùng, có thể nhận giữ các vật kia khiến chúng không bị rơi ngã tán loạn. Nhưng trung tâm ấy cùng với các thứ gỗ dùng là khác nhau, mà nói có thể gồm thâu, nên biết các pháp đều gồm thâu tánh khác, không phải gồm thâu tự tánh.

Kinh khác cũng nói: Nơi năm căn thì tuệ căn là hơn hết. Tuệ căn có thể gồm thâu bốn căn còn lại. Nhưng tuệ căn ấy cùng với bốn căn là dị biệt, mà nói có thể gồm thâu, nên biết các pháp đều gồm thâu tánh khác, không phải gồm thâu tự tánh.

Lại như nơi kinh khác nói: Đức Thế Tôn bảo Thủ trưởng giả kia: “Ông dùng pháp gì để thâu giữ đồ chúng của mình? Đồ chúng làm sao thọ nhận chỗ thâu giữ của ông?”. Thủ trưởng giả thưa: “Thế Tôn vì con giảng nói bốn sự việc thâu giữ: Một là bố thí. Hai là ái ngữ. Ba là lợi hành. Bốn là đồng sự. Con dùng bốn thứ ấy để thâu giữ đồ chúng của mình. Đồ chúng do đấy thọ nhận chỗ thâu giữ của con”. Nhưng Thủ trưởng giả cùng với đồ chúng là dị biệt, mà nói thâu giữ họ, nên biết các pháp đều gồm thâu tánh khác, không phải gồm thâu tự tánh.

Kinh khác lại nói: Chánh kiến, chánh tư duy, chánh tinh tấn thuộc về uẩn tuệ. Chánh niệm, chánh định thuộc về uẩn định. Nhưng chánh tư duy, chánh tinh tấn thì khác với uẩn tuệ, chánh niệm khác với uẩn định, mà nói thuộc về uẩn kia, nên biết các pháp đều gồm thâu tánh khác, không phải gồm thâu tự tánh.

Dựa vào ngôn luận thế tục, nghĩa là thế gian nói: Then cửa thâu tóm cánh cửa, sợi tơ thâu tóm y phục, sự nương dựa thâu tóm củi, cỏ. Người tại gia nói: Tôi có thể thâu tóm ruộng đất, chứa chất các của báu, tôi tớ, người nhà. Người xuất gia nói: Tôi thâu giữ đồ chúng, vật dụng, y, bát.

Như thế, vì chủ thể thâu tóm, khác với đối tượng được thâu tóm, nên biết các pháp đều gồm thâu tánh khác.

Vì nhằm ngăn chận ý tưởng kia, nêu rõ tất cả pháp đều gồm thâu tự tánh, là gồm thâu thắng nghĩa.

Nếu gồm thâu tánh khác là thắng nghĩa, thì tự tánh của một pháp nên là tất cả pháp, khi một pháp sinh, thì tất cả pháp nên sinh, lúc một pháp diệt thì tất cả pháp nên diệt? Lại có lỗi riêng khác. Tức nên pháp do kiến khổ đoạn là thuộc về pháp do kiến tập, kiến diệt, kiến đạo, tu đạo đoạn? Lúc phiền não do kiến khổ đoạn thì các phiền não do kiến tập v.v… đoạn cũng nên đoạn. Nếu như vậy thì về sau tu, các đạo đối trị nên thành vô dụng? Chớ nên có lỗi này, vì thế tất cả pháp chỉ gồm thâu tự tánh, là gồm thâu thắng nghĩa.

Hỏi: Nếu tất cả pháp chỉ gồm thâu tự tánh, là gồm thâu thắng nghĩa, không phải là tánh khác thì như Luận giả Phân biệt đã nêu dẫn Khế kinh cùng ngôn luận thế tục nên làm sao thông hợp?

Đáp: Khế kinh do phái Luận Phân biệt đã viện dẫn là kinh không liễu nghĩa, vì dựa vào giả danh mà nói, có ý nghĩa sâu xa riêng. Nghĩa là Khế kinh nói: Các thứ đài, màn v.v… hiện có nơi trung tâm làm đài, màn v.v… là chỗ dựa cho các thứ gỗ dùng, có thể nhận giữ các vật kia khiến chúng không bị rơi ngã tán loạn, nên nói trung tâm có thể gồm thâu các vật kia. Ở đây nghĩa nhận giữ, giả lập tiếng gồm thâu. Đây là sự nhận giữ các vật kia, khiến không rơi đổ tán loạn, nên giả lập tên gồm thâu, không phải gồm thâu thắng nghĩa.

Lại như Khế kinh nói: Nơi năm căn thì tuệ căn là hơn hết. Tuệ căn có thể gồm thâu bốn căn còn lại, tức là nghĩa phương tiện giả lập tiếng gồm thâu. Tuệ là phương tiện, khiến bốn căn còn lại cũng vận chuyển nhanh chóng, có thể hoàn thành đại sự, nên giả lập tên gồm thâu, không phải là gồm thâu thắng nghĩa.

Lại như Khế kinh nói: Dùng bốn sự việc thâu giữ để dẫn dắt đồ chúng, nghĩa là đối với khả năng dẫn dắt đồ chúng khiến họ không lìa tan, nên giả lập tiếng gồm thâu. Do bốn sự việc thâu giữ là phương tiện khuyến dụ, dẫn dắt, nên giả lập tên gồm thâu, không phải là gồm thâu thắng nghĩa.

Lại như Khế kinh nói: Chánh tư duy, chánh tinh tấn, cũng thuộc về uẩn tuệ, chánh niệm cũng thuộc về uẩn định, tức là ở nơi nghĩa tùy thuận, giả lập tiếng gồm thâu. Do chánh tư duy, chánh tinh tấn là tùy thuận uẩn tuệ, chánh niệm tùy thuận uẩn định, nên giả lập danh xưng gồm thâu, không phải là gồm thâu thắng nghĩa.

Lại nữa, phái Luận Phân biệt kia đã dẫn ngôn luận thế tục: Then cửa thâu tóm cánh cửa, sợi tơ thâu tóm y phục, sự nương dựa v.v… thâu tóm củi cỏ, là dựa vào nghĩa nhận giữ, giả nói tên gồm thâu, không phải là gồm thâu thắng nghĩa.

Người tại gia nói: Có thể thâu tóm ruộng đất v.v… Người xuất gia nói: Thâu tóm đồ chúng v.v… là dựa vào nghĩa tạo lợi ích mà giả nêu tên gồm thâu, không phải là gồm thâu thắng nghĩa. Gồm thâu tánh khác: Là đợi thời gian, đợi nhân mà lập tên gồm thâu, không phải thâu tóm rốt ráo. Đợi thời gian: Là có khi có thể gồm thâu, có khi không thể gồm thâu. Đợi nhân: Là có nhân có thể gồm thâu, có nhân không thể gồm thâu, nên không phải là rốt ráo. Như có tụng nói:

Có nhân, nên khởi yêu

Có nhân nên khởi ghét

Thế gian phải có nhân

Mà khởi lên yêu, ghét.

Gồm thâu tự tánh: Không đợi thời gian, nhân mà có nghĩa gồm thâu, là thâu tóm rốt ráo. Không đợi thời gian: Các pháp không lúc nào là không gồm thâu tự tánh, vì tất cả thời gian kia không xả bỏ tự thể. Không đợi nhân: Các pháp không nhân mà gồm thâu tự tánh, do không đợi nhân duyên mà có tự thể. Nếu muốn quán sát tất cả pháp, nên trước là quán nghĩa gồm thâu tự tánh của pháp kia.

Hỏi: Quán sát các pháp khi gồm thâu tự tánh có lợi ích thù thắng gì, đạt được công đức gì?

Đáp: Trừ bỏ tưởng ngã và tưởng hợp một, tu tập tưởng pháp, tưởng riêng, dễ đầy đủ. Nghĩa là các hữu tình, nếu có tưởng ngã, tưởng hợp một thì phiền não tham, giận, si v.v… tăng nhiều. Do phiền não tăng mạnh, nên không thể giải thoát các sự việc tai họa của sinh, lão, bệnh, tử, sầu than ưu khổ. Nếu trừ bỏ tưởng ngã và tưởng hợp một, liền quán sắc pháp, như đống bột gạo, không lâu sẽ lìa tan. Quán pháp không sắc, trước sau không đều cùng có, không lâu sẽ mòn diệt. Quán chung về tất cả pháp hữu vi, cũng như đất cát, bị gió cuốn tan hoại. Do đấy, tức được chủng tử tương tợ nơi môn giải thoát không. Quán pháp hữu vi là không, vô ngã, liền ở nơi sinh tử hoàn toàn không nguyện vui thích. Do đấy lại được chủng tử tương tợ nơi môn giải thoát vô nguyện. Người kia vì đối với sinh tử không nguyện vui thích, tức đối với Niết-bàn khởi tâm nguyện vui thích sâu xa. Do đấy lại được chủng tử tương tợ nơi môn giải thoát vô tướng

Hành giả kia, ở nơi ba Tam ma địa như thế, dựa vào phẩm hạ sinh trung, dựa vào phẩm trung sinh thượng, dựa vào phẩm thượng phát tuệ, lìa nhiễm ba cõi, được ba Bồ-đề, chứng tịch diệt vĩnh viễn. Khi quán sát các pháp gồm thâu tự tánh, tức đạt công đức thắng lợi như thế. Do nhân duyên ấy, nên tạo ra phần Luận này.

Ở đây, tất cả nên phân biệt: Nghĩa là ba kiết cho đến chín mươi tám tùy miên, mỗi một kiết đã thâu tóm tùy miên đều khác, thế nên tất cả đều phải phân biệt.

Nghĩa là trong ba kiết: Kiết hữu thân kiến thâu tóm ba. Tức là kiết này thâu tóm ba tùy miên trong chín mươi tám tùy miên, tức tùy miên hữu thân kiến nơi ba cõi do kiến khổ đoạn. Đây là căn cứ theo chủng loại chung để nói, là thâu tóm ba tùy miên. Nếu phân biệt riêng, thì cõi dục thâu tóm hữu thân kiến của cõi dục. Cõi sắc thâu tóm hữu thân kiến của cõi sắc. Cõi vô sắc thâu tóm hữu thân kiến của cõi vô sắc. Mỗi mỗi cõi này đều có ba đời riêng khác: Quá khứ thâu tóm hữu thân kiến của quá khứ. Vị lai thâu tóm hữu thân kiến của vị lai. Hiện tại thâu tóm hữu thân kiến của hiện tại. Mỗi mỗi đời này lại có nhiều sát na đều tự thâu tóm nhau. Phần sau căn cứ theo đây nên biết.

Kiết giới cấm thủ thâu tóm sáu. Nghĩa là kiết này thâu tóm sáu tùy miên ở trong chín mươi tám tùy miên. Tức tùy miên giới cấm thủ nơi ba cõi do kiến khổ, kiến đạo đoạn.

Kiết nghi thâu tóm mười hai. Nghĩa là kiết này thâu tóm mười hai tùy miên ở trong chín mươi tám tùy miên. Tức tùy miên nghi nơi ba cõi do kiến khổ, tập, diệt, đạo đoạn.

Trong ba căn bất thiện, căn bất thiện tham, giận đều thâu tóm năm. Nghĩa là thâu tóm năm bộ tham, giận của cõi dục. Căn bất thiện si thâu tóm một phần ít của bốn. Nghĩa là thâu tóm bốn bộ sau của cõi dục và vô minh bất thiện, do kiến khổ đoạn.

Trong ba lậu, dục lậu thâu tóm ba mươi mốt. Nghĩa là trong ba mươi sau tùy miên của cõi dục trừ năm vô minh thâu tóm ba mươi mốt tùy miên còn lại.

Hữu lậu thâu tóm năm mươi hai. Nghĩa là trong sáu mươi hai tùy miên của cõi sắc, vô sắc trừ mười vô minh thâu tóm năm mươi hai tùy miên còn lại.

Vô minh lậu thâu tóm mười lăm. Nghĩa là thâu tóm vô minh của ba cõi, mỗi cõi đều có năm bộ.

Trong bốn bộc lưu, bộc lưu dục thâu tóm mười chín. Nghĩa là thâu tóm năm bộ tham, giận, mạn và bốn bộ nghi của cõi dục.

Bộc lưu hữu thâu tóm hai mươi tám. Nghĩa là thâu tóm tham, mạn của cõi sắc, cõi vô sắc, mỗi cõi đều có năm bộ và mỗi cõi đều có bốn bộ nghi.

Bộc lưu kiến thâu tóm ba mươi sáu. Nghĩa là thâu tóm kiến của ba cõi, mỗi cõi đều có mười hai kiến. Tức hữu thân kiến, biên chấp kiến, mỗi kiến đều có một, giới cấm thủ hai, tà kiến, kiến thủ, mỗi kiến đều có bốn thành mười hai.

Bộc lưu vô minh thâu tóm mười lăm. Nghĩa là thâu tóm vô minh của ba cõi mỗi cõi đều có năm bộ.

Như bốn bộc lưu thì bốn ách cũng vậy. Vì danh nghĩa tuy khác, nhưng Thể là đồng.

Trong bốn thủ, dục thủ thâu tóm hai mươi bốn. Nghĩa là thâu tóm năm bộ tham, giận, mạn, vô minh và bốn bộ nghi của cõi dục.

Kiến thủ thâu tóm ba mươi. Nghĩa là thâu tóm kiến của ba cõi, mỗi cõi đều có mười kiến, tức mười kiến còn lại, trong mười hai kiến đã nói ở trước trừ hai giới cấm thủ.

Giới cấm thủ thâu tóm sáu. Nghĩa là thâu tóm giới cấm thủ của ba cõi, mỗi cõi đều có hai giới cấm thủ.

Ngã ngữ thủ thâu tóm ba mươi tám. Nghĩa là thâu tóm tham mạn vô minh của hai cõi sắc, cõi vô sắc, mỗi cõi đều có năm bộ và hai cõi mỗi cõi đều có bốn bộ nghi.

Tham dục, giận dữ trói buộc thân trong bốn thứ trói buộc thân đều thâu tóm năm. Nghĩa là thâu tóm năm bộ tham giận nơi cõi dục. Giới cấm thủ trói buộc thân thâu tóm sáu. Nghĩa là thâu tóm giới cấm thủ của ba cõi, mỗi cõi đều có hai giới cấm thủ. Chấp điều ấy là thật trói buộc thân thâu tóm mười hai. Nghĩa là thâu tóm kiến thủ của ba cõi, mỗi cõi đều có bốn.

Cái tham dục, giận dữ trong năm cái đều thâu tóm năm. Nghĩa là thâu tóm năm bộ tham, giận của cõi dục.

Cái nghi thâu tóm bốn. Nghĩa là thâu tóm bốn bộ nghi của cõi dục. Số cái còn lại không có thâu tóm. Nghĩa là hôn trầm – thùy miên, trạo cử – ố tác, vì là tánh của triền, nên không thâu tóm tùy miên.

Kiết tham, mạn trong năm kiết đều thâu tóm mười lăm. Nghĩa là thâu tóm tham mạn của ba cõi, mỗi cõi đều có năm bộ.

Kiết giận thâu tóm năm. Nghĩa là thâu tóm bộ giận cõi dục. Kiết tật, xan không có đối tượng thâu tóm, vì hai kiết này không phải tánh của tùy miên.

Kiết tham dục, giận dữ trong năm kiết thuận phần dưới đều thâu tóm năm. Nghĩa là thâu tóm năm bộ tham, giận của cõi dục.

Kiết hữu thân kiến thâu tóm ba. Nghĩa là thâu tóm hữu thân kiến của ba cõi, mỗi cõi đều có một hữu thân kiến.

Kiết giới cấm thủ thâu tóm sáu. Nghĩa là thâu tóm giới cấm thủ của ba cõi, mỗi cõi đều có hai giới cấm thủ.

Kiết nghi thâu tóm mười hai. Nghĩa là thâu tóm nghi của ba cõi, mỗi cõi đều có bốn bộ.

Kiết sắc tham trong năm kiết thuận phần trên thâu tóm một phần ít. Nghĩa là thâu tóm phần ít tham nơi cõi sắc do tu đạo đoạn.

Kiết tham vô sắc thâu tóm một phần ít. Nghĩa là thâu tóm phần ít tham nơi cõi vô sắc do tu đạo đoạn.

Kiết trạo cử không có thâu tóm, vì không phải là tánh của tùy miên.

Kiết mạn thâu tóm hai phần ít. Nghĩa là thâu tóm phần ít mạn nơi cõi sắc, cõi vô sắc đều do tu đạo đoạn.

Kiết vô minh thâu tóm hai phần ít. Nghĩa là thâu tóm phần ít vô minh nơi cõi sắc, cõi vô sắc đều do tu đạo đoạn.

Hữu thân kiến, biên chấp kiến trong năm kiến đều thâu tóm ba. Nghĩa là thâu tóm hữu thân kiến của ba cõi, mỗi cõi đều có một hữu thân kiến, biên chấp kiến.

Tà kiến, kiến thủ đều thâu tóm mười hai. Nghĩa là thâu tóm tà kiến, kiến thủ của ba cõi, mỗi cõi đều có bốn tà kiến, kiến thủ.

Giới cấm thủ thâu tóm sáu. Nghĩa là thâu tóm giới cấm thủ của ba cõi, mỗi cõi đều có hai giới cấm thủ.

Ái thân do nhãn, nhĩ, thân xúc sinh trong sáu ái thân đều thâu tóm hai phần ít. Nghĩa là đều thâu tóm phần ít tham nơi cõi dục, cõi sắc do tu đạo đoạn.

Ái thân do tỷ, thiệt xúc sinh đều thâu tóm một phần ít. Nghĩa là đều thâu tóm phần ít tham nơi cõi dục do tu đạo đoạn.

Ái thân do ý xúc sinh thâu tóm hai phần ít của mười ba. Nghĩa là thâu tóm bốn bộ trước nơi ba cõi cùng tham nơi cõi vô sắc do tu đạo đoạn, và đều là phần ít tham nơi cõi dục, cõi sắc do tu đạo đoạn.

Tùy miên dục tham, giận dữ trong bảy tùy miên đều thâu tóm năm. Nghĩa là thâu tóm năm bộ tham giận của cõi dục.

Tùy miên hữu tham thâu tóm mười. Nghĩa là thâu tóm tham mạn của hai cõi sắc, vô sắc, mỗi cõi đều có năm bộ.

Tùy miên vô minh đều thâu tóm mười lăm. Nghĩa là thâu tóm vô minh, mạn của ba cõi, mỗi cõi đều có năm bộ.

Tùy miên kiến thâu tóm ba mươi sáu. Nghĩa là thâu tóm kiến của ba cõi, mỗi cõi đều có mười hai kiến.

Tùy miên nghi thâu tóm mười hai. Nghĩa là thâu tóm nghi của ba cõi, mỗi cõi đều có bốn bộ.

Kiết ái, mạn, vô minh trong chín kiết đều thâu tóm mười lăm. Nghĩa là thâu tóm tham mạn vô minh của ba cõi, mỗi cõi đều có năm bộ.

Kiết giận thâu tóm năm. Nghĩa là thâu tóm giận của năm bộ nơi cõi dục.

Kiết kiến thủ đều thâu tóm mười tám. Nghĩa là kiết kiến thâu tóm mười tám kiến của ba cõi, mỗi cõi đều có một hữu thân kiến, biên chấp kiến, bốn tà kiến.

Kiết thủ thâu tóm mười tám kiến của ba cõi mỗi cõi đều có hai giới cấm thủ, bốn kiến thủ.

Kiết nghi thâu tóm mười hai. Nghĩa là thâu tóm nghi của ba cõi, mỗi cõi đều có bốn bộ.

Kiết tật, xan không có thâu tóm, vì không phải là tánh của tùy miên.

Trong chín mươi tám tùy miên, hữu thân kiến của cõi dục thâu tóm hữu thân kiến của cõi dục, cho đến vô minh nơi cõi vô sắc do tu đạo đoạn thâu tóm vô minh nơi cõi vô sắc do tu đạo đoạn, nghĩa là mỗi mỗi pháp đều tự thâu tóm tự tánh của chúng.

Hỏi: Thế nào là các pháp đều gồm thâu tự tánh?

Đáp: Vì tự tánh đối với tự tánh là có, là thật, là có thể đạt được, nên nói là gồm thâu. Tự tánh đối với tự tánh, chẳng phải khác, chẳng phải ngoài, chẳng phải lìa, chẳng phải riêng, vì luôn là chẳng không, nên nói là gồm thâu. Tự tánh đối với tự tánh, không phải không là đã có, không phải không là nay có, không phải không là sẽ có, nên gọi là gồm thâu. Tự tánh đối với tự tánh, chẳng phải tăng, chẳng phải giảm, nên gọi là gồm thâu. Lúc tự tánh của các pháp gồm thâu tự tánh, không phải như dùng tay nhận lấy thức ăn, dùng ngón tay nắm lấy áo v.v… Nhưng mỗi mỗi tự tánh của các pháp kia đều giữ lấy tự Thể, khiến không tan hoại, nên gọi là gồm thâu. Đối với nghĩa nắm giữ vì lập ra tên gọi gồm thâu, nên gồm thâu thắng nghĩa, chỉ là gồm thâu tự tánh.

HẾT – QUYỂN 59