LUẬN A TỲ ĐẠT MA ĐẠI TỲ BÀ SA
Tác giả: Năm trăm vị Đại A La Hán
Hán dịch: Đời Đường, Tam Tạng Pháp sư Huyền Trang
Việt dịch: Cư sĩ Nguyên Huệ

 

QUYỂN 184

Chương 7: ĐỊNH UẨN

Phẩm 5: BÀN VỀ NHẤT HÀNH, phần 2

Hỏi: Nếu thành tựu Không nơi quá khứ là thành tựu Vô nguyện nơi quá khứ chăng?

Đáp: Nếu đã diệt không mất thì thành tựu. Nếu chưa diệt hoặc như đã diệt mà mất thì không thành tựu.

Hỏi: Đây là nói ở nơi phần vị nào?

Đáp: Nếu đã diệt không mất thì thành tựu: Đây là nói dựa vào Tam-ma-địa Không nhập chánh tánh ly sinh, hiện quán về tập nơi ba khoảnh tâm, hiện quán về diệt nơi bốn khoảnh tâm, hiện quán về đạo nơi ba khoảnh tâm, cùng được quả Dự lưu, quả A-la-hán, Thời giải thoát luyện căn tạo bất động, thì Tam-ma-địa Không đã khởi, đã diệt. Nếu được quả Nhất lai, quả Bất hoàn, Tín thắng giải luyện căn tạo kiến chí, thì Tam-ma-địa Không, Vô nguyện đã khởi, đã diệt.

Nếu chưa diệt hoặc như đã diệt mà mất thì không thành tựu: Đây là nói dựa vào Tam-ma-địa Không nhập chánh tánh ly sinh, hiện quán về khổ nơi ba khoảnh tâm, hiện quán về tập nơi một khoảnh tâm, cùng được quả Nhất lai, quả Bất hoàn, Tín thắng giải luyện căn tạo kiến chí, thì Tam-ma-địa Không đã khởi diệt không mất, Tamma-địa Vô nguyện chưa khởi diệt, trước đã khởi diệt, do được quả chuyển căn nên mất.

Hỏi: Nếu như thành tựu Vô nguyện nơi quá khứ là thành tựu Không nơi quá khứ chăng?

Đáp: Nếu đã diệt không mất thì thành tựu. Nếu chưa diệt hoặc như đã diệt mà mất thì không thành tựu.

Hỏi: Đây là nói ở nơi phần vị nào?

Đáp: Nếu đã diệt không mất thì thành tựu: Phần vị này nói như phần đáp câu hỏi kế trước.

Nếu chưa diệt hoặc như đã diệt mà mất thì không thành tựu: Đây là nói dựa vào Tam-ma-địa Vô nguyện nhập chánh tánh ly sinh, hiện quán về khổ nơi ba khoảnh tâm, hiện quán về tập diệt mỗi thứ bốn khoảnh tâm, hiện quán về đạo nơi ba khoảnh tâm, và được quả Dự lưu cho đến quả A-la-hán. Nếu Tín thắng giải luyện căn tạo kiến chí, Thời giải thoát luyện căn tạo bất động, thì Tam-ma-địa Vô nguyện đã khởi diệt không mất, Tam-ma-địa Không chưa khởi diệt, trước đã khởi diệt, do được quả chuyển căn nên mất.

Hỏi: Nếu thành tựu Không nơi quá khứ là thành tựu Vô nguyện nơi vị lai chăng?

Đáp: Đúng vậy. Do hai thứ này quyết định cùng lúc đạt được.

Hỏi: Đây là nói ở nơi phần vị nào?

Đáp: Đây là nói dựa vào Tam-ma-địa Không nhập chánh tánh ly sinh, hiện quán về khổ nơi ba khoảnh tâm, hiện quán về tập diệt mỗi thứ bốn khoảnh tâm, hiện quán về đạo nơi ba khoảnh tâm, cùng được quả Dự lưu cho đến quả A-la-hán. Nếu Tín thắng giải luyện căn tạo kiến chí, Thời giải thoát luyện căn tạo bất động, thì Tam-ma-địa Không đã khởi diệt không mất.

Hỏi: Nếu như thành tựu Vô nguyện nơi vị lai là thành tựu Không nơi quá khứ chăng?

Đáp: Nếu đã diệt không mất thì thành tựu. Nếu chưa diệt hoặc như đã diệt mà mất thì không thành tựu.

Hỏi: Đây là nói ở nơi phần vị nào?

Đáp: Nếu đã diệt không mất thì thành tựu: Đây là nói tức những phần vị đã nói ở trước.

Nếu chưa diệt hoặc như đã diệt mà mất thì không thành tựu: Đây là nói nếu dựa nơi Tam-ma-địa Không nhập chánh tánh ly sinh, hiện quán về khổ nơi một khoảnh tâm. Hoặc dựa vào Tam-ma-địa Vô nguyện nhập chánh tánh ly sinh, hiện quán về khổ tập diệt mỗi thứ bốn khoảnh tâm, hiện quán về đạo nơi ba khoảnh tâm, và được quả Dự lưu cho đến quả A-la-hán. Nếu Tín thắng giải luyện căn tạo kiến chí, Thời giải thoát luyện căn tạo bất động, thì Tam-ma-địa Không chưa khởi diệt, trước đã khởi diệt, do được quả chuyển căn nên mất.

Hỏi: Nếu thành tựu Không nơi quá khứ là thành tựu Vô nguyện nơi hiện tại chăng?

Đáp: Nếu hiện tiền. Nghĩa là nếu không khởi Không, hoặc Vô tướng, hoặc tâm hữu lậu, cũng không phải là không tâm, nên nói là: Nếu hiện tiền.

Hỏi: Đây là nói ở nơi phần vị nào?

Đáp: Đây là nói dựa nơi Tam-ma-địa Không nhập chánh tánh ly sinh, hiện quán về tập nơi bốn khoảnh tâm, hiện quán về đạo nơi ba khoảnh tâm và được quả Dự lưu cho đến quả A-la-hán. Nếu Tín thắng giải luyện căn tạo kiến chí, Thời giải thoát luyện căn tạo bất động, thì Tam-ma-địa Không đã khởi diệt không mất, Vô nguyện hiện tiền.

Hỏi: Nếu như thành tựu Vô nguyện nơi hiện tại là thành tựu Không nơi quá khứ chăng?

Đáp: Nếu đã diệt không mất thì thành tựu. Nếu chưa diệt hoặc như đã diệt mà mất thì không thành tựu.

Hỏi: Đây là nói ở nơi phần vị nào?

Đáp: Nếu đã diệt không mất thì thành tựu: Đây là nói tức những phần vị đã nói ở trước.

Nếu chưa diệt hoặc như đã diệt mà mất thì không thành tựu: Đây là nói dựa vào Tam-ma-địa Vô nguyện nhập chánh tánh ly sinh, hiện quán về khổ tập mỗi thứ bốn khoảnh tâm, hiện quán về đạo nơi ba khoảnh tâm và được quả Dự lưu cho đến quả A-la-hán. Nếu Tín thắng giải luyện căn tạo kiến chí, Thời giải thoát luyện căn tạo bất động, thì Tam-ma-địa Không chưa khởi diệt, trước đã khởi diệt, do được quả chuyển căn nên mất, Vô nguyện hiện tiền.

Hỏi: Nếu thành tựu Không nơi quá khứ là thành tựu Vô nguyện nơi quá khứ, hiện tại chăng?

Đáp: Có khi thành tựu Không nơi quá khứ không phải là Vô nguyện nơi quá khứ, hiện tại. Có khi thành tựu Không nơi quá khứ cùng với Vô nguyện nơi quá khứ không phải là hiện tại. Có khi thành tựu Không nơi quá khứ cùng Vô nguyện nơi hiện tại không phải là quá khứ. Có khi thành tựu Không nơi quá khứ cùng Vô nguyện nơi quá khứ, hiện tại.

Có khi thành tựu Không nơi quá khứ không phải là Vô nguyện nơi quá khứ, hiện tại: Nghĩa là Không đã diệt không mất, Vô nguyện chưa diệt hoặc như đã diệt mà mất không hiện tiền.

Hỏi: Đây là nói ở nơi phần vị nào?

Đáp: Đây là nói dựa vào Tam-ma-địa Không nhập chánh tánh ly sinh, hiện quán về khổ nơi ba khoảnh tâm và được quả Nhất lai, quả Bất hoàn, Tín thắng giải luyện căn tạo kiến chí, thì Tam-ma-địa Không đã khởi diệt không mất, Vô nguyện chưa khởi diệt, trước đã khởi diệt, do được quả chuyển căn nên mất, cũng không hiện tiền.

Có khi thành tựu Không nơi quá khứ cùng với Vô nguyện nơi quá khứ không phải là hiện tại: Nghĩa là Không, Vô nguyện đã diệt không mất, Vô nguyện không hiện tiền.

Hỏi: Đây là nói ở nơi phần vị nào?

Đáp: Đây là nói dựa vào Tam-ma-địa Không nhập chánh tánh ly sinh, hiện quán về diệt nơi bốn khoảnh tâm và được quả Dự lưu cho đến quả A-la-hán. Nếu Tín thắng giải luyện căn tạo kiến chí, Thời giải thoát luyện căn tạo bất động, thì Tam-ma-địa Không, Vô nguyện đã khởi diệt không mất, Vô nguyện không hiện tiền.

Có khi thành tựu Không nơi quá khứ cùng với Vô nguyện nơi hiện tại không phải là quá khứ: Nghĩa là Không đã diệt không mất, Vô nguyện hiện tiền, chưa diệt hoặc như đã diệt mà mất.

Hỏi: Đây là nói ở nơi phần vị nào?

Đáp: Đây là nói dựa vào Tam-ma-địa Không nhập chánh tánh ly sinh, hiện quán về tập nơi một khoảnh tâm và được quả Nhất lai, quả Bất hoàn. Nếu Tín thắng giải luyện căn tạo kiến chí, thì Tam-mađịa Không đã khởi diệt không mất, Vô nguyện chưa khởi diệt, trước đã khởi diệt, do được quả chuyển căn nên mất nhưng hiện tiền.

Có khi thành tựu Không nơi quá khứ cùng với Vô nguyện nơi quá khứ, hiện tại: Nghĩa là Không, Vô nguyện đã diệt không mất, Vô nguyện hiện tiền.

Hỏi: Đây là nói ở nơi phần vị nào?

Đáp: Đây là nói dựa vào Tam-ma-địa Không nhập chánh tánh ly sinh, hiện quán về tập đạo mỗi thứ ba khoảnh tâm và được quả Dự lưu cho đến quả A-la-hán. Nếu Tín thắng giải luyện căn tạo kiến chí, Thời giải thoát luyện căn tạo bất động, thì Tam-ma-địa Không, Vô nguyện đã khởi diệt không mất, Vô nguyện hiện tiền.

Hỏi: Nếu như thành tựu Vô nguyện nơi quá khứ, hiện tại là thành tựu Không nơi quá khứ chăng?

Đáp: Nếu đã diệt không mất là thành tựu. Nếu chưa diệt hoặc như đã diệt mà mất thì không thành tựu.

Hỏi: Đây là nói ở nơi phần vị nào?

Đáp: Nếu đã diệt không mất thì thành tựu: Đây là nói tức những phần vị đã nói ở trước.

Nếu chưa diệt hoặc như đã diệt mà mất thì không thành tựu: Đây là nói dựa vào Tam-ma-địa Vô nguyện nhập chánh tánh ly sinh, hiện quán về khổ nơi ba khoảnh tâm, hiện quán về tập nơi bốn khoảnh tâm, hiện quán về đạo nơi ba khoảnh tâm và được quả Dự lưu cho đến quả A-la-hán. Nếu Tín thắng giải luyện căn tạo kiến chí, Thời giải thoát luyện căn tạo bất động, thì Tam-ma-địa Vô nguyện đã khởi diệt không mất, Tam-ma-địa Không chưa khởi diệt, trước đã khởi diệt, do được quả chuyển căn nên mất, Vô nguyện hiện tiền.

Hỏi: Nếu thành tựu Không nơi quá khứ là thành tựu Vô nguyện nơi vị lai, hiện tại chăng?

Đáp: Vị lai thành tựu. Hiện tại nếu hiện tiền.

Hỏi: Đây là nói ở nơi phần vị nào?

Đáp: Đây là nói dựa vào Tam-ma-địa Không nhập chánh tánh ly sinh, hiện quán về tập nơi bốn khoảnh tâm, hiện quán về đạo nơi ba khoảnh tâm và được quả Dự lưu cho đến quả A-la-hán. Nếu Tín thắng giải luyện căn tạo kiến chí, Thời giải thoát luyện căn tạo bất động, thì Tam-ma-địa Không đã khởi diệt không mất, Vô nguyện hiện tiền.

Hỏi: Nếu như thành tựu Vô nguyện nơi vị lai, hiện tại là thành tựu Không nơi quá khứ chăng?

Đáp: Nếu đã diệt không mất thì thành tựu. Nếu chưa diệt hoặc như đã diệt mà mất thì không thành tựu.

Hỏi: Đây là nói ở nơi phần vị nào?

Đáp: Nếu đã diệt không mất thì thành tựu: Đây là nói tức những phần vị đã nói ở trước.

Nếu chưa diệt hoặc như đã diệt mà mất thì không thành tựu: Đây là nói dựa vào Tam-ma-địa Vô nguyện nhập chánh tánh ly sinh, hiện quán về khổ tập mỗi thứ bốn khoảnh tâm, hiện quán về đạo nơi ba khoảnh tâm, và được quả Dự lưu cho đến quả A-la-hán. Nếu Tín thắng giải luyện căn tạo kiến chí, Thời giải thoát luyện căn tạo bất động, thì Tam-ma-địa Không chưa khởi diệt, trước đã khởi diệt, do được quả chuyển căn nên mất, Vô nguyện hiện tiền.

Hỏi: Nếu thành tựu Không nơi quá khứ là thành tựu Vô nguyện nơi quá khứ, vị lai chăng?

Đáp: Vị lai thành tựu. Quá khứ nếu đã diệt không mất thì thành tựu. Nếu chưa diệt hoặc như đã diệt mà mất thì không thành tựu.

Hỏi: Đây là nói ở nơi phần vị nào?

Đáp: Vị lai thành tựu. Quá khứ nếu đã diệt không mất thì thành tựu: Đây là nói dựa vào Tam-ma-địa Không nhập chánh tánh ly sinh, hiện quán về tập nơi ba khoảnh tâm, hiện quán về diệt nơi bốn khoảnh tâm, hiện quán về đạo nơi ba khoảnh tâm và được quả Dự lưu, quả A-la-hán, Thời giải thoát luyện căn tạo bất động, thì Tam-ma-địa Không đã khởi diệt không mất. Nếu được quả Nhất lai, quả Bất hoàn, Tín thắng giải luyện căn tạo kiến chí, thì Tam-ma-địa Không, Vô nguyện đã khởi diệt không mất.

Nếu chưa diệt hoặc như đã diệt mà mất thì không thành tựu: Đây là nói dựa vào Tam-ma-địa Không nhập chánh tánh ly sinh, hiện quán về khổ nơi ba khoảnh tâm, hiện quán về tập nơi một khoảnh tâm, và được quả Nhất lai, quả Bất hoàn, Tín thắng giải luyện căn tạo kiến chí, thì Tam-ma-địa Không đã khởi diệt không mất, Vô nguyện chưa khởi diệt, trước đã khởi diệt, do được quả chuyển căn nên mất.

Hỏi: Nếu như thành tựu Vô nguyện nơi quá khứ, vị lai là thành tựu Không nơi quá khứ chăng?

Đáp: Nếu đã diệt không mất thì thành tựu. Nếu chưa diệt hoặc như đã diệt mà mất thì không thành tựu.

Hỏi: Đây là nói ở nơi phần vị nào?

Đáp: Nếu đã diệt không mất thì thành tựu: Phần vị này nói như đáp câu hỏi vừa rồi.

Nếu chưa diệt hoặc như đã diệt mà mất thì không thành tựu: Đây là nói dựa vào Tam-ma-địa Vô nguyện nhập chánh tánh ly sinh, hiện quán về khổ nơi ba khoảnh tâm, hiện quán về tập diệt mỗi thứ bốn khoảnh tâm, hiện quán về đạo nơi ba khoảnh tâm, và được quả Dự lưu cho đến quả A-la-hán. Nếu Tín thắng giải luyện căn tạo kiến chí, Thời giải thoát luyện căn tạo bất động, thì Tam-ma-địa Vô nguyện đã khởi diệt không mất, Tam-ma-địa Không chưa khởi diệt, trước đã khởi diệt, do được quả chuyển căn nên mất.

Hỏi: Nếu thành tựu Không nơi quá khứ là thành tựu Vô nguyện nơi quá khứ, vị lai, hiện tại chăng?

Đáp: Có khi thành tựu Không nơi quá khứ và Vô nguyện nơi vị lai không phải là quá khứ, hiện tại. Có khi thành tựu Không nơi quá khứ cùng với Vô nguyện nơi vị lai, hiện tại, không phải là quá khứ. Có khi thành tựu Không nơi quá khứ cùng với Vô nguyện nơi quá khứ, vị lai, không phải là hiện tại. Có khi thành tựu Không nơi quá khứ cùng với Vô nguyện nơi quá khứ, vị lai, hiện tại.

Có khi thành tựu Không nơi quá khứ và Vô nguyện nơi vị lai không phải là quá khứ, hiện tại: Nghĩa là Không đã diệt không mất, Vô nguyện chưa diệt hoặc như đã diệt mà mất không hiện tiền.

Hỏi: Đây là nói ở nơi phần vị nào?

Đáp: Đây là nói dựa vào Tam-ma-địa Không nhập chánh tánh ly sinh, hiện quán về khổ nơi ba khoảnh tâm và được quả Nhất lai, quả Bất hoàn, Tín thắng giải luyện căn tạo kiến chí, thì Tam-ma-địa Không đã khởi diệt không mất, Vô nguyện chưa khởi diệt, trước đã khởi diệt, do được quả chuyển căn nên mất, cũng không hiện tiền.

Có khi thành tựu Không nơi quá khứ cùng với Vô nguyện nơi vị lai, hiện tại, không phải là quá khứ: Nghĩa là Không đã diệt không mất, Vô nguyện hiện tiền, không phải đã diệt hoặc như đã diệt mà mất.

Hỏi: Đây là nói ở nơi phần vị nào?

Đáp: Đây là nói dựa vào Tam-ma-địa Không nhập chánh tánh ly sinh, hiện quán về tập nơi một khoảnh tâm và được quả Nhất lai, quả Bất hoàn, Tín thắng giải luyện căn tạo kiến chí, thì Tam-ma-địa Không đã khởi diệt không mất, Vô nguyện chưa khởi diệt, trước đã khởi diệt, do được quả chuyển căn nên mất và hiện tiền.

Có khi thành tựu Không nơi quá khứ cùng với Vô nguyện nơi quá khứ, vị lai, không phải là hiện tại: Nghĩa là Không, Vô nguyện đã diệt không mất, Vô nguyện không hiện tiền.

Hỏi: Đây là nói ở nơi phần vị nào?

Đáp: Đây là nói dựa vào Tam-ma-địa Không nhập chánh tánh ly sinh, hiện quán về diệt nơi bốn khoảnh tâm và được quả Dự lưu, quả A-la-hán, Thời giải thoát luyện căn tạo bất động, thì Tam-mađịa Không đã khởi diệt không mất, Vô nguyện không hiện tiền. Nếu được quả Nhất lai, quả Bất hoàn, Tín thắng giải luyện căn tạo kiến chí, thì Tam-ma-địa Không, Vô nguyện đã khởi diệt không mất, Vô nguyện không hiện tiền.

Có khi thành tựu Không nơi quá khứ cùng với Vô nguyện nơi quá khứ, vị lai, hiện tại: Nghĩa là Không, Vô nguyện đã diệt không mất, Vô nguyện hiện tiền.

Hỏi: Đây là nói ở nơi phần vị nào?

Đáp: Đây là nói dựa vào Tam-ma-địa Không nhập chánh tánh ly sinh, hiện quán về tập đạo mỗi thứ ba khoảnh tâm và được quả Dự lưu, quả A-la-hán, Thời giải thoát luyện căn tạo bất động, thì Tamma-địa Không đã khởi diệt không mất, Vô nguyện hiện tiền. Nếu được quả Nhất lai, quả Bất hoàn, Tín thắng giải luyện căn tạo kiến chí, thì Tam-ma-địa Không, Vô nguyện đã khởi diệt không mất, Vô nguyện hiện tiền.

Hỏi: Nếu như thành tựu Vô nguyện nơi quá khứ, vị lai, hiện tại là thành tựu Không nơi quá khứ chăng?

Đáp: Nếu đã diệt không mất thì thành tựu. Nếu chưa diệt hoặc như đã diệt mà mất thì không thành tựu.

Hỏi: Đây là nói ở nơi phần vị nào?

Đáp: Nếu đã diệt không mất thì thành tựu: Đây là nói tức những phần vị đã nói ở trước.

Nếu chưa diệt hoặc như đã diệt mà mất thì không thành tựu: Đây là nói nếu dựa vào Tam-ma-địa Vô nguyện nhập chánh tánh ly sinh, hiện quán về khổ nơi ba khoảnh tâm, hiện quán về tập nơi bốn khoảnh tâm, hiện quán về đạo nơi ba khoảnh tâm và được quả Dự lưu cho đến quả A-la-hán. Nếu Tín thắng giải luyện căn tạo kiến chí, Thời giải thoát luyện căn tạo bất động, thì Tam-ma-địa Vô nguyện đã khởi diệt không mất, Không chưa khởi diệt, trước đã khởi diệt, do được quả chuyển căn nên mất, Vô nguyện hiện tiền.

Nếu thành tựu Không nơi quá khứ là thành tựu Vô tướng nơi quá khứ chăng?

Đáp: Nếu đã diệt không mất thì thành tựu. Nếu chưa diệt hoặc như đã diệt mà mất thì không thành tựu.

Hỏi: Đây là nói ở nơi phần vị nào?

Đáp: Nếu đã diệt không mất thì thành tựu: Đây là nói dựa vào Tam-ma-địa Không nhập chánh tánh ly sinh, hiện quán về diệt đạo mỗi thứ ba khoảnh tâm và được quả Dự lưu cho đến quả A-la-hán. Nếu Tín thắng giải luyện căn tạo kiến chí, Thời giải thoát luyện căn tạo bất động, thì Tam-ma-địa Không, Vô tướng đã khởi diệt không mất.

Nếu chưa diệt hoặc như đã diệt mà mất thì không thành tựu: Đây là nói dựa vào Tam-ma-địa Không nhập chánh tánh ly sinh, hiện quán về khổ nơi ba khoảnh tâm, hiện quán về tập nơi bốn khoảnh tâm, hiện quán về diệt nơi một khoảnh tâm và được quả Dự lưu cho đến quả A-la-hán. Nếu Tín thắng giải luyện căn tạo kiến chí, Thời giải thoát luyện căn tạo bất động, thì Tam-ma-địa Không đã khởi diệt không mất, Vô tướng chưa khởi diệt, trước đã khởi diệt, do được quả chuyển căn nên mất.

Hỏi: Nếu như thành tựu Vô tướng nơi quá khứ là thành tựu Không nơi quá khứ chăng?

Đáp: Nếu đã diệt không mất thì thành tựu. Nếu chưa diệt hoặc như đã diệt mà mất thì không thành tựu.

Hỏi: Đây là nói ở nơi phần vị nào?

Đáp: Nếu đã diệt không mất thì thành tựu: Phần vị này nói như đáp câu hỏi vừa nêu ở trước.

Nếu chưa diệt hoặc như đã diệt mà mất thì không thành tựu: Đây là nói dựa vào Tam-ma-địa Vô nguyện nhập chánh tánh ly sinh, hiện quán về diệt đạo mỗi thứ ba khoảnh tâm và được quả Dự lưu cho đến quả A-la-hán. Nếu Tín thắng giải luyện căn tạo kiến chí, Thời giải thoát luyện căn tạo bất động, thì Tam-ma-địa Vô tướng đã khởi diệt không mất, Không chưa khởi diệt mất, đã khởi diệt do được quả chuyển căn nên mất.

Hỏi: Nếu thành tựu Không nơi quá khứ là thành tựu Vô tướng nơi vị lai chăng?

Đáp: Nếu được. Ở đây nghĩa là đã được gọi là được. Tức diệt pháp trí nhẫn đã sinh.

Hỏi: Đây là nói ngang với phần vị nào?

Đáp: Đây là nói dựa vào Tam-ma-địa Không nhập chánh tánh ly sinh, hiện quán về diệt nơi bốn khoảnh tâm, hiện quán về đạo nơi ba khoảnh tâm và được quả Dự lưu cho đến quả A-la-hán. Nếu Tín thắng giải luyện căn tạo kiến chí, Thời giải thoát luyện căn tạo bất động, thì Tam-ma-địa Không đã khởi diệt không mất.

Hỏi: Nếu như thành tựu Vô tướng nơi vị lai là thành tựu Không nơi quá khứ chăng?

Đáp: Nếu đã diệt không mất thì thành tựu. Nếu chưa diệt hoặc như đã diệt mà mất thì không thành tựu.

Hỏi: Đây là nói ở nơi phần vị nào?

Đáp: Nếu đã diệt không mất thì thành tựu: Đây là nói tức những phần vị đã nói ở trước.

Nếu chưa diệt hoặc như đã diệt mà mất thì không thành tựu: Đây là nói dựa vào Tam-ma-địa Vô nguyện nhập chánh tánh ly sinh, hiện quán về diệt nơi bốn khoảnh tâm, hiện quán về đạo nơi ba khoảnh tâm và được quả Dự lưu cho đến quả A-la-hán. Nếu Tín thắng giải luyện căn tạo kiến chí, Thời giải thoát luyện căn tạo bất động, thì Tam-ma-địa Không chưa khởi diệt, trước đã khởi diệt, do được quả chuyển căn nên mất.

Nếu thành tựu Không nơi quá khứ là thành tựu Vô tướng

nơi hiện tại chăng?

Đáp: Nếu hiện tiền. Nghĩa là không khởi Không, hoặc Vô nguyện, hoặc tâm hữu lậu, cũng không phải là không tâm, nên nói là: Nếu hiện tiền.

Hỏi: Đây là nói ở nơi phần vị nào?

Đáp: Đây là nói dựa vào Tam-ma-địa Không nhập chánh tánh ly sinh, hiện quán về diệt nơi bốn khoảnh tâm, và được quả Dự lưu cho đến quả A-la-hán. Nếu Tín thắng giải luyện căn tạo kiến chí, Thời giải thoát luyện căn tạo bất động, thì Tam-ma-địa Không đã khởi diệt không mất, Vô tướng hiện tiền.

Hỏi: Nếu như thành tựu Vô tướng nơi hiện tại là thành tựu Không nơi quá khứ chăng?

Đáp: Nếu đã diệt không mất thì thành tựu. Nếu chưa diệt hoặc như đã diệt mà mất thì không thành tựu.

Hỏi: Đây là nói ở nơi phần vị nào?

Đáp: Nếu đã diệt không mất thì thành tựu: Đây là nói tức những phần vị đã nói ở trước.

Nếu chưa diệt hoặc như đã diệt mà mất thì không thành tựu: Đây là nói dựa vào Tam-ma-địa Vô nguyện nhập chánh tánh ly sinh, hiện quán về diệt nơi bốn khoảnh tâm và được quả Dự lưu cho đến quả A-la-hán. Nếu Tín thắng giải luyện căn tạo kiến chí, Thời giải thoát luyện căn tạo bất động, thì Tam-ma-địa Không chưa khởi diệt, trước đã khởi diệt, do được quả chuyển căn nên mất, Vô tướng hiện tiền.

Hỏi: Nếu thành tựu Không nơi quá khứ là thành tựu Vô tướng nơi quá khứ, hiện tại chăng?

Đáp: Có khi thành tựu Không nơi quá khứ không phải là Vô tướng nơi quá khứ hiện tại. Có khi thành tựu Không nơi quá khứ cùng với Vô tướng nơi quá khứ không phải là hiện tại. Có khi thành tựu Không nơi quá khứ cùng với Vô tướng nơi hiện tại không phải là quá khứ. Có khi thành tựu Không nơi quá khứ cùng với Vô tướng nơi quá khứ, hiện tại.

Có khi thành tựu Không nơi quá khứ không phải là Vô tướng nơi quá khứ hiện tại: Nghĩa là Không đã diệt không mất, Vô tướng chưa diệt hoặc như đã diệt mà mất, không hiện tiền.

Hỏi: Đây là nói ở nơi phần vị nào?

Đáp: Đây là nói dựa vào Tam-ma-địa Không nhập chánh tánh ly sinh, hiện quán về khổ nơi ba khoảnh tâm, hiện quán về tập nơi bốn khoảnh tâm và được quả Dự lưu cho đến quả A-la-hán. Nếu Tín thắng giải luyện căn tạo kiến chí, Thời giải thoát luyện căn tạo bất động, thì Tam-ma-địa Không đã khởi diệt không mất, Vô tướng chưa khởi diệt, trước đã khởi diệt, do được quả chuyển căn nên mất, cũng không hiện tiền.

Có khi thành tựu Không nơi quá khứ cùng với Vô tướng nơi quá khứ không phải là hiện tại: Nghĩa là Không, Vô tướng đã diệt không mất, Vô tướng không hiện tiền.

Hỏi: Đây là nói ở nơi phần vị nào?

Đáp: Đây là nói dựa vào Tam-ma-địa Tam-ma-địa Không nhập chánh tánh ly sinh, hiện quán về đạo nơi ba khoảnh tâm và được quả Dự lưu cho đến quả A-la-hán. Nếu Tín thắng giải luyện căn tạo kiến chí, Thời giải thoát luyện căn tạo bất động, thì Tamma-địa Không, Vô tướng đã khởi diệt không mất, Vô tướng không hiện tiền.

Có khi thành tựu Không nơi quá khứ cùng với Vô tướng nơi hiện tại không phải là quá khứ: Nghĩa là Không đã diệt không mất, Vô tướng hiện tiền, chưa diệt hoặc như đã diệt mà mất.

Đây là nói ở nơi phần vị nào?

Đáp: Đây là nói dựa vào Tam-ma-địa Không nhập chánh tánh ly sinh, hiện quán về diệt nơi một khoảnh tâm và được quả Dự lưu cho đến quả A-la-hán. Nếu Tín thắng giải luyện căn tạo kiến chí, Thời giải thoát luyện căn tạo bất động, thì Tam-ma-địa Không đã khởi diệt không mất, Vô tướng chưa khởi diệt, trước đã khởi diệt, do được quả chuyển căn nên mất, Vô tướng hiện tiền.

Có khi thành tựu Không nơi quá khứ cùng với Vô tướng nơi quá khứ, hiện tại: Nghĩa là Không, Vô tướng đã diệt không mất, Vô tướng hiện tiền.

Hỏi: Đây là nói ở nơi phần vị nào?

Đáp: Đây là nói dựa vào Tam-ma-địa Không nhập chánh tánh ly sinh, hiện quán về diệt nơi ba khoảnh tâm, và được quả Dự lưu cho đến quả A-la-hán. Nếu Tín thắng giải luyện căn tạo kiến chí, Thời giải thoát luyện căn tạo bất động, thì Tam-ma-địa Không, Vô tướng đã khởi diệt không mất, Vô tướng hiện tiền.

Hỏi: Nếu như thành tựu Vô tướng nơi quá khứ, hiện tại là thành tựu Không nơi quá khứ chăng?

Đáp: Nếu đã diệt không mất thì thành tựu. Nếu chưa diệt hoặc như đã diệt mà mất thì không thành tựu.

Hỏi: Đây là nói ở nơi phần vị nào?

Đáp: Nếu đã diệt không mất thì thành tựu: Đây là nói tức những phần vị đã nói ở trước.

Nếu chưa diệt hoặc như đã diệt mà mất thì không thành tựu: Đây là nói dựa vào Tam-ma-địa Không nhập chánh tánh ly sinh, hiện quán về diệt nơi ba khoảnh tâm và được quả Dự lưu cho đến quả A-la-hán. Nếu Tín thắng giải luyện căn tạo kiến chí, Thời giải thoát luyện căn tạo bất động, thì Tam-ma-địa Không chưa khởi diệt, trước đã khởi diệt, do được quả chuyển căn nên mất, Vô tướng đã khởi diệt không mất, cũng hiện tiền.

Hỏi: Nếu thành tựu Không nơi quá khứ là thành tựu Vô tướng nơi vị lai, hiện tại chăng?

Đáp: Có khi thành tựu Không nơi quá khứ không phải là Vô tướng nơi vị lai, hiện tại. Có khi thành tựu Không nơi quá khứ cùng với Vô tướng nơi vị lai không phải là hiện tại. Có khi thành tựu Không nơi quá khứ cùng với Vô tướng nơi vị lai, hiện tại.

Có khi thành tựu Không nơi quá khứ không phải là Vô tướng nơi vị lai, hiện tại: Nghĩa là Không đã diệt không mất, chưa được Vô tướng. Cùng với đã được trái nhau nên nói là chưa được. Tức diệt pháp trí nhẫn khi chưa sinh.

Hỏi: Đây là nói ngang nơi phần vị nào?

Đáp: Đây là nói dựa vào Tam-ma-địa Không nhập chánh tánh ly sinh, hiện quán về khổ nơi ba khoảnh tâm, hiện quán về tập nơi bốn khoảnh tâm, không phải là phần vị khác, do vị ấy tất thành tựu Vô tướng nơi vị lai.

Có khi thành tựu Không nơi quá khứ cùng với Vô tướng nơi vị lai không phải là hiện tại: Nghĩa là Không đã diệt không mất, đã được Vô tướng không hiện tiền.

Hỏi: Đây là nói ở nơi phần vị nào?

Đáp: Đây là nói dựa vào Tam-ma-địa Không nhập chánh tánh ly sinh, hiện quán về đạo nơi ba khoảnh tâm, và được quả Dự lưu cho đến quả A-la-hán. Nếu Tín thắng giải luyện căn tạo kiến chí, Thời giải thoát luyện căn tạo bất động, thì Tam-ma-địa Không đã khởi diệt không mất, Vô tướng không hiện tiền.

Có khi thành tựu Không nơi quá khứ cùng với Vô tướng nơi vị lai, hiện tại: Nghĩa là Không đã diệt không mất, Vô tướng hiện tiền.

Đây là nói ở nơi phần vị nào?

Đáp: Đây là nói dựa vào Không nhập chánh tánh ly sinh, hiện quán về diệt nơi bốn khoảnh tâm và được quả Dự lưu cho đến quả A-la-hán. Nếu Tín thắng giải luyện căn tạo kiến chí, Thời giải thoát luyện căn tạo bất động, thì Tam-ma-địa Không đã khởi diệt không mất, Vô tướng hiện tiền. Chỉ thành tựu hiện tại tất thành tựu vị lai nên không nói riêng.

Hỏi: Nếu như thành tựu Vô tướng nơi vị lai, hiện tại là thành tựu Không nơi quá khứ chăng?

Đáp: Nếu đã diệt không mất thì thành tựu. Nếu chưa diệt hoặc như đã diệt mà mất thì không thành tựu.

Hỏi: Đây là nói ở nơi phần vị nào?

Đáp: Nếu đã diệt không mất thì thành tựu: Đây là nói tức những phần vị đã nói ở trước.

Nếu chưa diệt hoặc như đã diệt mà mất thì không thành tựu: Đây là nói dựa vào Tam-ma-địa Vô nguyện nhập chánh tánh ly sinh, hiện quán về diệt nơi bốn khoảnh tâm và được quả Dự lưu cho đến quả A-la-hán. Nếu Tín thắng giải luyện căn tạo kiến chí, Thời giải thoát luyện căn tạo bất động, thì Tam-ma-địa Không chưa khởi diệt, trước đã khởi diệt, do được quả chuyển căn nên mất, Vô tướng hiện tiền.

Hỏi: Nếu thành tựu Không nơi quá khứ là thành tựu Vô tướng nơi quá khứ, vị lai chăng?

Đáp: Có khi thành tựu Không nơi quá khứ không phải là Vô tướng nơi quá khứ, vị lai. Có khi thành tựu Không nơi quá khứ cùng với Vô tướng nơi vị lai, không phải là quá khứ. Có khi thành tựu Không nơi quá khứ cùng với Vô tướng nơi quá khứ, vị lai.

Có khi thành tựu Không nơi quá khứ không phải là Vô tướng nơi quá khứ, vị lai: Nghĩa là Không đã diệt không mất, chưa được Vô tướng.

Hỏi: Đây là nói ở nơi phần vị nào?

Đáp: Đây là nói dựa vào Tam-ma-địa Không nhập chánh tánh ly sinh, hiện quán về khổ nơi ba khoảnh tâm, hiện quán về tập nơi bốn khoảnh tâm.

Có khi thành tựu Không nơi quá khứ cùng với Vô tướng nơi vị lai không phải là quá khứ: Nghĩa là Không đã diệt không mất, đã được Vô tướng chưa diệt hoặc như đã diệt mà mất.

Hỏi: Đây là nói ở nơi phần vị nào?

Đáp: Đây là nói dựa vào Tam-ma-địa Không nhập chánh tánh ly sinh, hiện quán về diệt nơi một khoảnh tâm và được quả Dự lưu cho đến quả A-la-hán. Nếu Tín thắng giải luyện căn tạo kiến chí, Thời giải thoát luyện căn tạo bất động, thì Tam-ma-địa Không đã khởi diệt không mất, Vô tướng chưa khởi diệt, trước đã khởi diệt, do được quả chuyển căn nên mất.

Có khi thành tựu Không nơi quá khứ cùng với Vô tướng nơi quá khứ, vị lai: Nghĩa là Không, Vô tướng đã diệt không mất.

Hỏi: Đây là nói ở nơi phần vị nào?

Đáp: Đây là nói dựa vào Tam-ma-địa Không nhập chánh tánh ly sinh, hiện quán về diệt đạo mỗi thứ ba khoảnh tâm, cùng được quả Dự lưu cho đến quả A-la-hán. Nếu Tín thắng giải luyện căn tạo kiến chí, Thời giải thoát luyện căn tạo bất động, thì Tam-ma-địa Không, Vô tướng đã khởi diệt không mất.

Hỏi: Nếu như thành tựu Vô tướng nơi quá khứ, vị lai là thành tựu Không nơi quá khứ chăng?

Đáp: Nếu đã diệt không mất thì thành tựu. Nếu chưa diệt hoặc như đã diệt mà mất thì không thành tựu.

Hỏi: Đây là nói ở nơi phần vị nào?

Đáp: Nếu đã diệt không mất thì thành tựu: Đây là nói tức những phần vị đã nói ở trước.

Nếu chưa diệt hoặc như đã diệt mà mất thì không thành tựu: Đây là nói dựa vào Tam-ma-địa Vô nguyện nhập chánh tánh ly sinh, hiện quán về diệt đạo mỗi thứ ba khoảnh tâm, cùng được quả Dự lưu cho đến quả A-la-hán. Nếu Tín thắng giải luyện căn tạo kiến chí, Thời giải thoát luyện căn tạo bất động, thì Tam-ma-địa Vô tướng đã khởi diệt không mất, Không chưa khởi diệt, trước đã khởi diệt, do được quả chuyển căn nên mất.

Hỏi: Nếu thành tựu Không nơi quá khứ là thành tựu Vô tướng nơi quá khứ, vị lai, hiện tại chăng?

Đáp: Có khi thành tựu Không nơi quá khứ không phải là Vô tướng nơi quá khứ, vị lai, hiện tại. Có khi thành tựu Không nơi quá khứ cùng với Vô tướng nơi vị lai, không phải là quá khứ, hiện tại. Có khi thành tựu Không nơi quá khứ cùng với Vô tướng nơi vị lai, hiện tại, không phải là quá khứ. Có khi thành tựu Không nơi quá khứ cùng với Vô tướng nơi quá khứ, vị lai, không phải là hiện tại. Có khi thành tựu Không nơi quá khứ cùng với Vô tướng nơi quá khứ, vị lai, hiện tại.

Có khi thành tựu Không nơi quá khứ không phải là Vô tướng nơi quá khứ, vị lai, hiện tại: Nghĩa là Không đã diệt không mất, chưa được Vô tướng.

Hỏi: Đây là nói ở nơi phần vị nào?

Đáp: Đây là nói dựa vào Tam-ma-địa Không nhập chánh tánh ly sinh, hiện quán về khổ nơi ba khoảnh tâm, hiện quán về tập nơi bốn khoảnh tâm.

Có khi thành tựu Không nơi quá khứ cùng với Vô tướng nơi vị lai, không phải là quá khứ, hiện tại: Nghĩa là Không đã diệt không mất, đã được Vô tướng chưa diệt hoặc như đã diệt mà mất, không hiện tiền.

Hỏi: Đây là nói ở nơi phần vị nào?

Đáp: Đây là nói nếu được quả Dự lưu cho đến quả A-la-hán. Nếu Tín thắng giải luyện căn tạo kiến chí, Thời giải thoát luyện căn tạo bất động, thì Tam-ma-địa Không đã khởi diệt không mất, Tamma-địa Vô tướng chưa khởi diệt, trước đã khởi diệt, do được quả chuyển căn nên mất, cũng không hiện tiền.

Có khi thành tựu Không nơi quá khứ cùng với Vô tướng nơi vị lai, hiện tại, không phải là quá khứ: Nghĩa là Không đã diệt không mất, Vô tướng hiện tiền chưa diệt hoặc như đã diệt mà mất.

Hỏi: Đây là nói ở nơi phần vị nào?

Đáp: Đây là nói dựa vào Tam-ma-địa Không nhập chánh tánh ly sinh, hiện quán về diệt nơi một khoảnh tâm và được quả Dự lưu cho đến quả A-la-hán. Nếu Tín thắng giải luyện căn tạo kiến chí, Thời giải thoát luyện căn tạo bất động, thì Tam-ma-địa Không đã khởi diệt không mất, Tam-ma-địa Vô tướng chưa khởi diệt, trước đã khởi diệt, do được quả chuyển căn nên mất nhưng hiện tiền.

Có khi thành tựu Không nơi quá khứ cùng với Vô tướng nơi quá khứ, vị lai, không phải là hiện tại: Nghĩa là Không, Vô tướng đã diệt không mất, Vô tướng không hiện tiền.

Hỏi: Đây là nói ở nơi phần vị nào?

Đáp: Đây là nói dựa vào Tam-ma-địa Không nhập chánh tánh ly sinh, hiện quán về đạo nơi ba khoảnh tâm và được quả Dự lưu cho đến quả A-la-hán. Nếu Tín thắng giải luyện căn tạo kiến chí, Thời giải thoát luyện căn tạo bất động, thì Tam-ma-địa Không, Vô tướng đã khởi diệt không mất, Vô tướng không hiện tiền.

Có khi thành tựu Không nơi quá khứ cùng với Vô tướng nơi quá khứ, vị lai, hiện tại: Nghĩa là Không, Vô tướng đã diệt không mất, Vô tướng hiện tiền.

Hỏi: Đây là nói ở nơi phần vị nào?

Đáp: Đây là nói dựa vào Tam-muội Không nhập chánh tánh ly sinh, hiện quán về diệt nơi ba khoảnh tâm và được quả Dự lưu cho đến quả A-la-hán. Nếu Tín thắng giải luyện căn tạo kiến chí, Thời giải thoát luyện căn tạo bất động, thì Tam-ma-địa Không, Vô tướng đã khởi diệt không mất, Vô tướng hiện tiền.

Hỏi: Nếu như thành tựu Vô tướng nơi quá khứ, vị lai, hiện tại là thành tựu Không nơi quá khứ chăng?

Đáp: Nếu đã được không mất thì thành tựu. Nếu chưa diệt hoặc như đã diệt mà mất thì không thành tựu.

Hỏi: Đây là nói ở nơi phần vị nào?

Đáp: Nếu đã diệt không mất thì thành tựu: Đây là nói tức những phần vị đã nói ở trước.

Nếu chưa diệt hoặc như đã diệt mà mất thì không thành tựu: Đây là nói dựa vào Tam-ma-địa Vô nguyện nhập chánh tánh ly sinh, hiện quán về diệt nơi ba khoảnh tâm và được quả Dự lưu cho đến quả A-la-hán. Nếu Tín thắng giải luyện căn tạo kiến chí, Thời giải thoát luyện căn tạo bất động, thì Tam-ma-địa Vô tướng đã khởi diệt không mất, cũng hiện tiền, Tam-ma-địa Không chưa khởi diệt, trước đã khởi diệt, do được quả chuyển căn nên mất.

Như Không đối với Vô tướng nêu ra bảy trường hợp, nên biết Vô nguyện đối với Vô tướng cũng như vậy, theo chỗ ứng hợp đều nên nhận biết.

Như bảy trường hợp nhỏ nên biết bảy trường hợp lớn cũng như vậy. Có sai khác: Là lấy hai đối một. Như lấy Không, Vô nguyện quá khứ đối với Vô tướng quá khứ có bảy.

Có thuyết nói: Đây là bảy chủng tánh lớn, Không nên nói đối với Vô tướng quá khứ. Vì sao? Vì đây chỉ là một trường hợp. Nên nói như vầy: Như lấy Không, Vô nguyện quá khứ đối với Vô tướng có bảy, do trong ấy có đủ bảy trường hợp.

Có thuyết cho: Trong ấy không nên nói có bảy. Vì sao? Vì đây chỉ là bảy chủng tánh lớn. Nên nói như vầy: Như lấy Không, Vô nguyện quá khứ đối với Vô tướng quá khứ. Kế tiếp là đối với vị lai. Kế tiếp là đối với hiện tại. Kế tiếp là đối với quá khứ hiện tại. Kế tiếp là đối với vị lai hiện tại. Kế tiếp là đối với quá khứ vị lai. Sau cùng là đối với quá khứ vị lai hiện tại. Vô tướng có bảy do trong ấy có một, với bảy trường hợp hỏi và một với bảy trường hợp đáp.

Có thuyết nêu: Điều đã nói trong đây là làm sáng tỏ ở nơi trường hợp thứ nhất tức có bảy trường hợp. Vì sao? Vì trong đây có bảy lần bảy trường hợp hỏi, bảy lần bảy trường hợp đáp. Như lấy Không, Vô nguyện quá khứ đối với Vô tướng quá khứ làm trường hợp thứ nhất. Tiếp theo là đối với vị lai. Tiếp theo là đối với hiện tại. Tiếp theo là đối với quá khứ hiện tại. Tiếp theo là đối với vị lai hiện tại. Tiếp theo là đối với quá khứ vị lai. Sau là đối với Vô tướng quá khứ vị lai hiện tại làm trường hợp thứ bảy.

Lại lấy Không, Vô nguyện quá khứ đối với Vô tướng vị lai làm trường hợp thứ nhất. Tiếp là đối với hiện tại. Cho đến sau là đối với Vô tướng quá khứ làm trường hợp thứ bảy.

Lại lấy Không, Vô nguyện quá khứ đối với Vô tướng hiện tại làm trường hợp thứ nhất. Tiếp là đối với quá khứ. Cho đến sau là đối với Vô tướng vị lai làm trường hợp thứ bảy.

Lại lấy Không, Vô nguyện quá khứ đối với Vô tướng vị lai hiện tại làm trường hợp thứ nhất. Tiếp theo là đối với quá khứ vị lai. Cho đến sau là đối với Vô tướng quá khứ hiện tại làm trường hợp thứ bảy.

Lại lấy Không, Vô nguyện quá khứ đối với Vô tướng quá khứ vị lai làm trường hợp thứ nhất. Tiếp theo là đối với quá khứ vị lai hiện tại.

Cho đến sau là đối với Vô tướng vị lai hiện tại làm trường hợp thứ bảy.

Lại lấy Không, Vô nguyện quá khứ đối với Vô tướng quá khứ vị lai hiện tại làm trường hợp thứ nhất. Tiếp theo là đối với quá khứ. Cho đến sau là đối với Vô tướng quá khứ vị lai làm trường hợp thứ bảy.

Nếu nói như thế thì thật là uổng công đối với văn, nghĩa đều vô ích, cũng không thành bảy lần bảy trường hợp. Nếu muốn đối với văn, nghĩa đều có ích, cũng thành bảy lần bảy trường hợp. Nên nói như vầy: Như lấy Không, Vô nguyện quá khứ đối với Vô tướng quá khứ làm trường hợp thứ nhất. Tiếp theo là đối với vị lai. Tiếp theo là đối với hiện tại. Tiếp theo là đối với quá khứ hiện tại. Tiếp theo là đối với vị lai hiện tại. Tiếp theo là đối với quá khứ vị lai. Sau là đối với Vô tướng quá khứ vị lai hiện tại làm trường hợp thứ bảy.

Lại lấy Không, Vô nguyện vị lai đối với Vô tướng vị lai làm trường hợp thứ nhất. Tiếp theo là đối với hiện tại. Cho đến sau là đối với Vô tướng quá khứ làm trường hợp thứ bảy.

Lại lấy Không, Vô nguyện hiện tại đối với Vô tướng hiện tại làm trường hợp thứ nhất. Tiếp theo là đối với quá khứ hiện tại. Cho đến sau là đối với Vô tướng vị lai làm trường hợp thứ bảy.

Lại lấy Không, Vô nguyện quá khứ hiện tại đối với Vô tướng quá khứ hiện tại làm trường hợp thứ nhất. Tiếp theo là đối với vị lai hiện tại. Cho đến sau là đối với Vô tướng hiện tại làm trường hợp thứ bảy.

Lại lấy Không, Vô nguyện vị lai hiện tại đối với Vô tướng vị lai hiện tại làm trường hợp thứ nhất. Tiếp theo là đối với quá khứ vị lai. Cho đến sau là đối với Vô tướng quá khứ hiện tại làm trường hợp thứ bảy.

Lại lấy Không, Vô nguyện quá khứ vị lai đối với Vô tướng quá khứ vị lai làm trường hợp thứ nhất. Tiếp theo là đối với quá khứ vị lai hiện tại. Cho đến sau là đối với Vô tướng vị lai hiện tại làm trường hợp thứ bảy.

Lại lấy Không, Vô nguyện quá khứ vị lai hiện tại đối với Vô tướng quá khứ vị lai hiện tại làm trường hợp thứ nhất. Tiếp theo là đối với quá khứ. Cho đến sau là đối với Vô tướng quá khứ vị lai làm trường hợp thứ bảy nơi bảy trường hợp.

Nếu nói như vậy tức có ích đối với văn, nghĩa mà thành bảy lần bảy trường hợp. Nên biết những thứ bảy nghĩa là như vậy.

Hỏi: Trong đây Nhất hành trải qua sáu nhỏ, bảy lớn bảy, có gì khác nhau?

Đáp: Tên gọi tức sai khác. Đây gọi là nhất hành, cho đến đây gọi là bảy lớn.

Lại nữa, lấy lý của đạo nhất hành làm câu hỏi gọi là nhất hành. Lấy sáu câu làm câu hỏi gọi là trải qua sáu. Lấy bảy câu làm câu hỏi, lấy một hỏi một, gọi là bảy nhỏ. Lấy bảy câu làm câu hỏi, lấy hai hỏi một, gọi là bảy lớn.

Lại nữa, hỏi pháp không tương tợ, không dùng định thế gian gọi là nhất hành. Hỏi pháp tương tợ, dùng định thế gian gọi là trải qua sáu. Hỏi pháp không tương tợ, dùng định thế gian lấy một hỏi một gọi là bảy nhỏ. Hỏi pháp không tương tợ, dùng định thế gian lấy hai hỏi một gọi là bảy lớn. Nhất hành trải qua sáu nhỏ, bảy lớn bảy, khác nhau là như vậy.

HẾT – QUYỂN 184