LUẬN A TỲ ĐẠT MA ĐẠI TỲ BÀ SA
Tác giả: Năm trăm vị Đại A La Hán
Hán dịch: Đời Đường, Tam Tạng Pháp sư Huyền Trang
Việt dịch: Cư sĩ Nguyên Huệ

 

QUYỂN 170

Chương 7: ĐỊNH UẨN

Phẩm 3: BÀN VỀ GỒM THÂU, phần 5

Hỏi: Nếu đẳng chí tùy lấy tịnh nơi tĩnh lự nào làm nhân tức cũng lấy tịnh ấy làm đối tượng duyên chăng? Nếu như đẳng chí tùy lấy tịnh nơi tĩnh lự nào làm đối tượng duyên tức cũng lấy tịnh ấy làm nhân chăng?

Đáp: Dựa vào mỗi mỗi tịnh nơi tĩnh lự đều nên nêu ra bốn trường hợp.

Dựa vào tịnh nơi tĩnh lự thứ nhất nêu ra bốn trường hợp:

1. Có đẳng chí tùy lấy tịnh nơi tĩnh lự thứ nhất làm nhân nhưng không phải là đối tượng duyên. Đây có mười lăm: Là bốn vô lượng, hai giải thoát, bốn thắng xứ, hai vô ngại giải, chỗ dựa của ba thông.

2. Có đẳng chí tùy lấy tịnh nơi tĩnh lự thứ nhất làm đối tượng duyên nhưng không phải là nhân. Đây có chín: Là vị tương ưng nơi tĩnh lự thứ nhất, tịnh nơi ba tĩnh lự trên, vô lậu nơi bốn tĩnh lự, chỗ dựa của nguyện trí.

3. Có đẳng chí tùy lấy tịnh nơi tĩnh lự thứ nhất làm nhân cũng làm đối tượng duyên. Đây có sáu: Là tịnh nơi tĩnh lự thứ nhất, hai vô ngại giải, chỗ dựa của ba thông.

4. Có đẳng chí không tùy lấy tịnh nơi tĩnh lự thứ nhất làm nhân cũng không phải là đối tượng duyên. Đây có ba mươi lăm: Là bảy vị tương ưng, tịnh nơi bốn vô sắc, vô lậu nơi ba vô sắc, bốn thắng xứ sau, sáu giải thoát, mười biến xứ, chỗ dựa của vô tránh.

Dựa vào tịnh nơi tĩnh lự thứ hai nêu ra bốn trường hợp:

1. Có đẳng chí tùy lấy tịnh nơi tĩnh lự thứ hai làm nhân nhưng không phải là đối tượng duyên. Đây có mười bốn: Là bốn vô lượng, hai giải thoát, bốn thắng xứ, pháp vô ngại giải, chỗ dựa của ba thông.

2. Có đẳng chí tùy lấy tịnh nơi tĩnh lự thứ hai làm đối tượng duyên nhưng không phải là nhân. Đây có chín: Là vị tương ưng nơi tĩnh lự thứ hai, tịnh nơi tĩnh lự thứ nhất, thứ ba, thứ tư, vô lậu nơi bốn tĩnh lự, chỗ dựa của nguyện trí.

3. Có đẳng chí tùy lấy tịnh nơi tĩnh lự thứ hai làm nhân cũng làm đối tượng duyên. Đây có sáu: Là tịnh nơi tĩnh lự thứ hai, hai vô ngại giải, chỗ dựa của ba thông.

4. Có đẳng chí không tùy lấy tịnh nơi tĩnh lự thứ hai làm nhân cũng không phải là đối tượng duyên. Đây có ba mươi sáu: Là bảy vị tương ưng, tịnh nơi bốn vô sắc, vô lậu nơi ba vô sắc, bốn thắng xứ sau, sáu giải thoát, mười biến xứ, vô tránh, chỗ dựa của từ vô ngại giải.

Dựa vào tịnh nơi tĩnh lự thứ ba nêu ra bốn trường hợp:

1. Có đẳng chí tùy lấy tịnh nơi tĩnh lự thứ ba làm nhân nhưng không phải là đối tượng duyên. Đây có bảy: Là ba vô lượng, pháp vô ngại giải, chỗ dựa của ba thông.

2. Có đẳng chí tùy lấy tịnh nơi tĩnh lự thứ ba làm đối tượng duyên nhưng không phải là nhân. Đây có chín: Là vị tương ưng của tự địa, tịnh nơi tĩnh lự thứ nhất, thứ hai, thứ tư, vô lậu nơi bốn tĩnh lự, chỗ dựa của nguyện trí.

3. Có đẳng chí tùy lấy tịnh nơi tĩnh lự thứ ba làm nhân cũng làm đối tượng duyên. Đây có sáu: Là tịnh nơi tĩnh lự thứ ba, hai vô ngại giải, chỗ dựa của ba thông.

4. Có đẳng chí không tùy lấy tịnh nơi tĩnh lự thứ ba làm nhân cũng không phải là đối tượng duyên. Đây có bốn mươi ba: Là bảy vị tương ưng, tịnh nơi bốn vô sắc, vô lậu nơi ba vô sắc, hỷ vô lượng, tám thắng xứ, tám giải thoát, mười biến xứ, vô tránh, chỗ dựa của từ vô ngại giải.

Dựa vào tịnh nơi tĩnh lự thứ tư nêu ra bốn trường hợp:

1. Có đẳng chí tùy lấy tịnh nơi tĩnh lự thứ tư làm nhân nhưng không phải là đối tượng duyên. Đây có hai mươi mốt: Là ba vô lượng, tịnh giải thoát, bốn thắng xứ sau, tám biến xứ trước, pháp vô ngại giải, vô tránh, chỗ dựa của ba thông.

2. Có đẳng chí tùy lấy tịnh nơi tĩnh lự thứ tư làm đối tượng duyên nhưng không phải là nhân. Đây có tám: Là vị tương ưng nơi tĩnh lự thứ tư, tịnh nơi ba tĩnh lự dưới, vô lậu nơi bốn tĩnh lự.3

3. Có đẳng chí tùy lấy tịnh nơi tĩnh lự thứ tư làm nhân cũng làm đối tượng duyên. Đây có bảy: Là tịnh nơi tĩnh lự thứ tư, hai vô ngại giải, ba thông, chỗ dựa của nguyện trí.

4. Có đẳng chí không tùy lấy tịnh nơi tĩnh lự thứ tư làm nhân cũng không phải là đối tượng duyên. Đây có hai mươi chín: Là bảy vị tương ưng, tịnh nơi bốn vô sắc, vô lậu nơi ba vô sắc, hỷ vô lượng, bảy giải thoát, bốn thắng xứ trước, hai biến xứ sau, chỗ dựa của từ vô ngại giải.

Hỏi: Nếu đẳng chí tùy lấy tịnh nơi vô sắc nào làm nhân tức cũng lấy tịnh ấy làm đối tượng duyên chăng? Nếu như đẳng chí tùy lấy tịnh nơi vô sắc nào làm đối tượng duyên tức cũng lấy tịnh ấy làm nhân chăng?

Đáp: Tịnh nơi ba vô sắc dưới, nếu đẳng chí tùy lấy tịnh nơi vô sắc nào làm nhân tức cũng lấy tịnh ấy làm đối tượng duyên. Có đẳng chí lấy tịnh nơi vô sắc làm đối tượng duyên nhưng không lấy tịnh ấy làm nhân. Tịnh nơi Phi tưởng phi phi tưởng xứ nên nêu ra bốn trường hợp.

Trong đó: Nếu đẳng chí tùy lấy tịnh nơi Không vô biên xứ làm đối tượng duyên nhưng không lấy tịnh ấy làm nhân, tức có mười một: Là tịnh, vô lậu nơi bốn tĩnh lự, vô lậu của tự địa, vị tương ưng, chỗ dựa của nguyện trí.

Nếu đẳng chí tùy lấy tịnh nơi Thức vô biên xứ làm đối tượng duyên nhưng không lấy tịnh ấy làm nhân, tức có mười bốn: Là tịnh, vô lậu nơi bốn tĩnh lự, vô lậu nơi hai vô sắc đầu, tịnh nơi Không vô biên xứ, tức giải thoát kia, vị tương ưng của tự địa, chỗ dựa của nguyện trí.

Nếu đẳng chí tùy lấy tịnh nơi Vô sở hữu xứ làm đối tượng duyên nhưng không lấy tịnh ấy làm nhân, tức có mười bảy: Là tịnh, vô lậu nơi bốn tĩnh lự, vô lậu nơi ba vô sắc, tịnh nơi vô sắc một, hai và vô sắc giải thoát thứ nhất, thứ hai, vị tương ưng của tự địa, chỗ dựa của nguyện trí.

Dựa vào tịnh nơi Phi tưởng phi phi tưởng xứ nêu ra bốn trường hợp:

1. Có đẳng chí tùy lấy tịnh nơi Phi tưởng phi phi tưởng xứ làm nhân nhưng không phải là đối tượng duyên. Đây có một: Là diệt tưởng thọ giải thoát.

2. Có đẳng chí tùy lấy tịnh nơi Phi tưởng phi phi tưởng xứ làm đối tượng duyên nhưng không phải là nhân. Đây có mười chín: Là tịnh, vô lậu nơi bốn tĩnh lự, ba vô sắc và ba vô sắc giải thoát, vị tương ưng của tự địa, chỗ dựa của nguyện trí.

3. Có chí tùy lấy tịnh nơi Phi tưởng phi phi tưởng xứ làm nhân cũng làm đối tượng duyên. Đây có năm: Là tịnh nơi Phi tưởng phi phi tưởng xứ, tức giải thoát kia, hai vô ngại giải, chỗ dựa của lậu tận thông.

4. Có đẳng chí không tùy lấy tịnh nơi Phi tưởng phi phi tưởng xứ làm nhân cũng không phải là đối tượng duyên. Đây có bốn mươi: Là bảy vị tương ưng, bốn vô lượng, ba giải thoát đầu, tám thắng xứ, mười biến xứ, hai vô ngại giải, vô tránh, chỗ dựa của năm thông.

Hỏi: Nếu đẳng chí tùy lấy vô lậu nơi tĩnh lự nào làm nhân tức cũng lấy vô lậu ấy làm đối tượng duyên chăng? Nếu như đẳng chí tùy lấy vô lậu nơi tĩnh lự nào làm đối tượng duyên tức cũng lấy vô lậu ấy làm nhân chăng?

Đáp: Các đẳng chí tùy lấy vô lậu nơi tĩnh lự nào làm nhân tức cũng lấy vô lậu ấy làm đối tượng duyên. Có đẳng chí tùy lấy vô lậu nơi tĩnh lự làm đối tượng duyên nhưng không lấy vô lậu ấy làm nhân.

Trong đây: Nếu đẳng chí tùy lấy vô lậu nơi tĩnh lự thứ nhất làm đối tượng duyên nhưng không lấy vô lậu ấy làm nhân, tức có mười: Là tịnh nơi bốn tĩnh lự, bốn vô sắc, Phi tưởng phi phi tưởng xứ giải thoát, chỗ dựa của nguyện trí.

Như vô lậu nơi tĩnh lự thứ nhất, thì vô lậu nơi tĩnh lự thứ hai, thứ ba, thứ tư cũng như vậy.

Hỏi: Nếu đẳng chí tùy lấy vô lậu nơi vô sắc nào làm nhân tức cũng lấy vô lậu ấy làm đối tượng duyên chăng? Nếu như đẳng chí tùy lấy vô lậu nơi vô sắc nào làm đối tượng duyên tức cũng lấy vô lậu ấy làm nhân chăng?

Đáp: Dựa vào mỗi mỗi vô lậu nơi vô sắc đều nêu ra bốn trường hợp:

Dựa vào vô lậu nơi Không vô biên xứ nêu ra bốn trường hợp:

1. Có đẳng chí tùy lấy vô lậu nơi Không vô biên xứ làm nhân nhưng không phải là đối tượng duyên. Đây có một: Là chỗ dựa của tha tâm thông.

2. Có đẳng chí tùy lấy vô lậu nơi Không vô biên xứ làm đối tượng duyên nhưng không phải là nhân. Đây có mười: Là tịnh nơi bốn tĩnh lự, bốn vô sắc, Phi tưởng phi phi tưởng xứ giải thoát, chỗ dựa của nguyện trí.

3. Có đẳng chí tùy lấy vô lậu nơi Không vô biên xứ làm nhân cũng làm đối tượng duyên. Đây có mười ba: Là vô lậu nơi bốn tĩnh lự, ba vô sắc, ba vô sắc giải thoát dưới, hai vô ngại giải, chỗ dựa của lậu tận thông.

4. Có đẳng chí không tùy lấy vô lậu nơi Không vô biên xứ làm nhân cũng không phải là đối tượng duyên. Đây có bốn mươi moat: Là tám vị tương ưng, bốn vô lậu, tám giải thoát, tám thắng xứ, mười biến xứ, hai vô ngại giải, vô tránh, chỗ dựa của bốn thông.

Như vô lậu nơi Không vô biên xứ, thì vô lậu nơi Thức vô biên xứ, Vô sở hữu xứ cũng như vậy.

Hỏi: Nếu đẳng chí tùy lấy vị tương ưng nơi tĩnh lự nào làm đẳng vô gián tức cũng lấy vị tương ưng ấy làm đối tượng duyên chăng? Nếu như đẳng chí tùy lấy vị tương ưng nơi tĩnh lự nào làm đối tượng duyên tức cũng lấy vị tương ưng ấy làm đẳng vô gián chăng?

Đáp: Dựa vào mỗi mỗi vị tương ưng nơi tĩnh lự đều nên nêu ra bốn trường hợp.

Dựa vào vị tương ưng nơi tĩnh lự thứ nhất nêu ra bốn trường hợp:

1. Có đẳng chí tùy lấy vị tương ưng nơi tĩnh lự thứ nhất làm đẳng vô gián nhưng không phải là đối tượng duyên. Đây có mười ba: Là bốn vô lượng, giải thoát thứ nhất, thứ hai, bốn thắng xứ trước, chỗ dựa của ba thông.

2. Có chí tùy lấy vị tương ưng nơi tĩnh lự thứ nhất làm đối tượng duyên nhưng không phải là đẳng vô gián. Đây có mười: Là tịnh nơi ba tĩnh lự trên, vô lậu nơi bốn tĩnh lự, nghĩa vô ngại giải, lậu tận thông, chỗ dựa của nguyện trí.

3. Có đẳng chí tùy lấy vị tương ưng nơi tĩnh lự thứ nhất làm đẳng vô gián cũng làm đối tượng duyên. Đây có bốn: Là vị tương ưng, tịnh của tự địa, chỗ dựa của hai thông.

4. Có đẳng chí không tùy lấy vị tương ưng nơi tĩnh lự thứ nhất làm đẳng vô gián cũng không phải là đối tượng duyên. Đây có ba mươi tám: Là bảy vị tương ưng, tịnh nơi bốn vô sắc, vô lậu nơi ba vô sắc, sáu giải thoát, bốn thắng xứ sau, mười biến xứ, vô tránh, chỗ dựa của ba vô ngại giải.

Dựa vào vị tương ưng nơi tĩnh lự thứ hai nêu ra bốn trường hợp:

1. Có đẳng chí tùy lấy vị tương ưng nơi tĩnh lự thứ hai làm đẳng vô gián nhưng không phải là đối tượng duyên. Đây có mười ba: Là bốn vô lượng, giải thoát thứ nhất, thứ hai, bốn thắng xứ trước, chỗ dựa của ba thông.

2. Có đẳng chí tùy lấy vị tương ưng nơi tĩnh lự thứ hai làm đối tượng duyên nhưng không phải là đẳng vô gián. Đây có chín: Là tịnh nơi hai tĩnh lự trên, vô lậu nơi bốn tĩnh lự, nghĩa vô ngại giải, lậu tận thông, chỗ dựa của nguyện trí.

3. Có đẳng chí tùy lấy vị tương ưng nơi tĩnh lự thứ hai làm đẳng vô gián cũng làm đối tượng duyên. Đây có năm: Là vị tương ưng của tự địa, tịnh nơi tĩnh lự thứ nhất, thứ hai, chỗ dựa của hai thông.

4. Có đẳng chí không tùy lấy vị tương ưng nơi tĩnh lự thứ hai làm đẳng vô gián cũng không phải là đối tượng duyên. Đây có ba mươi tám: Là bảy vị tương ưng, tịnh nơi bốn vô sắc, vô lậu nơi ba vô sắc, sáu giải thoát, bốn thắng xứ sau, mười biến xứ, vô tránh, chỗ dựa của ba vô ngại giải.

Dựa vào vị tương ưng nơi tĩnh lự thứ ba nêu ra bốn trường hợp:

1. Có đẳng chí tùy lấy vị tương ưng nơi tĩnh lự thứ ba làm đẳng vô gián nhưng không phải là đối tượng duyên. Đây có sáu: Là ba vô lượng, chỗ dựa của ba thông.

2. Có đẳng chí tùy lấy vị tương ưng nơi tĩnh lự thứ ba làm đối tượng duyên nhưng không phải là đẳng vô gián. Đây có chín: Là tịnh nơi hai tĩnh lự, vô lậu nơi bốn tĩnh lự, nghĩa vô ngại giải, lậu tận thông, chỗ dựa của nguyện trí.

3. Có đẳng chí tùy lấy vị tương ưng nơi tĩnh lự thứ ba làm đẳng vô gián cũng làm đối tượng duyên. Đây có năm: Là vị tương ưng của tự địa, tịnh nơi tĩnh lự thứ hai, thứ ba, chỗ dựa của hai thông.

4. Có đẳng chí không tùy lấy vị tương ưng nơi tĩnh lự thứ ba làm đẳng vô gián cũng không phải là đối tượng duyên. Đây có bốn mươi lăm: Là bảy vị tương ưng, tịnh nơi bốn vô sắc, vô lậu nơi ba vô sắc, hỷ vô lượng, tám giải thoát, tám thắng xứ, mười biến xứ, vô tránh, chỗ dựa của ba vô ngại giải.

Dựa vào vị tương ưng nơi tĩnh lự thứ tư nêu ra bốn trường hợp:

1. Có đẳng chí tùy lấy vị tương ưng nơi tĩnh lự thứ tư làm đẳng vô gián nhưng không phải là đối tượng duyên. Đây có mười chín: Là ba vô lượng, tịnh giải thoát, bốn thắng xứ sau, tám biến xứ trước, chỗ dựa của ba thông.

2. Có đẳng chí tùy lấy vị tương ưng nơi tĩnh lự thứ tư làm đối tượng duyên nhưng không phải là đẳng vô gián. Đây có chín: Là tịnh nơi hai tĩnh lự, vô lậu nơi bốn tĩnh lự, nghĩa vô ngại, lậu tận thông, chỗ dựa của nguyện trí.

3. Có đẳng chí tùy lấy vị tương ưng nơi tĩnh lự thứ tư làm đẳng vô gián cũng làm đối tượng duyên. Đây có năm: Là vị tương ưng của tự địa, tịnh nơi tĩnh lự thứ ba, thứ tư, chỗ dựa của hai thông.

4. Có chí không tùy lấy vị tương ưng nơi tĩnh lự thứ tư làm đẳng vô gián cũng không phải là đối tượng duyên. Đây có ba mươi hai: Là bảy vị tương ưng, tịnh nơi bốn vô sắc, vô lậu nơi ba vô sắc, hỷ vô lượng, bảy giải thoát, bốn thắng xứ trước, hai biến xứ sau, vô tránh, chỗ dựa của ba vô ngại giải.

Hỏi: Nếu đẳng chí tùy lấy vị tương ưng nơi vô sắc nào làm đẳng vô gián tức cũng lấy vị tương ưng ấy làm đối tượng duyên chăng? Nếu như đẳng chí tùy lấy vị tương ưng nơi vô sắc nào làm đối tượng duyên tức cũng lấy vị tương ưng ấy làm đẳng vô gián chăng?

Đáp: Các đẳng chí tùy lấy vị tương ưng nơi vô sắc nào làm đẳng vô gián tức cũng lấy vị tương ưng ấy làm đối tượng duyên. Có đẳng chí tùy lấy vị tương ưng nơi vô sắc làm đối tượng duyên nhưng không lấy vị tương ưng ấy làm đẳng vô gián.

Trong đây: Nếu đẳng chí tùy lấy vị tương ưng nơi Không vô biên xứ làm đối tượng duyên nhưng không lấy vị tương ưng ấy làm đẳng vô gián, tức có mười một: Là tịnh nơi ba tĩnh lự, vô lậu nơi bốn tĩnh lự, vô lậu của tự địa, nghĩa vô ngại giải, lậu tận thông, chỗ dựa của nguyện trí.

Nếu đẳng chí tùy lấy vị tương ưng nơi Thức vô biên xứ làm đối tượng duyên nhưng không lấy vị tương ưng ấy làm đẳng vô gián, tức có mười ba: Là tịnh, vô lậu nơi bốn tĩnh lự, vô lậu nơi hai vô sắc đầu, nghĩa vô ngại giải, lậu tận thông, chỗ dựa của nguyện trí.

Nếu đẳng chí tùy lấy vị tương ưng nơi Vô sở hữu xứ làm đối tượng duyên nhưng không lấy vị tương ưng ấy làm đẳng vô gián, tức có mười sáu: Là tịnh, vô lậu nơi bốn tĩnh lự, tịnh nơi Không vô biên xứ, tức giải thoát kia, vô lậu nơi ba vô sắc, nghĩa vô ngại giải, lậu tận thông, chỗ dựa của nguyện trí.

Nếu đẳng chí tùy lấy vị tương ưng nơi Phi tưởng phi phi tưởng xứ làm đối tượng duyên nhưng không lấy vị tương ưng ấy làm đẳng vô gián, tức có mười tám: Là tịnh, vô lậu nơi bốn tĩnh lự, tịnh nơi vô sắc một, hai, tức giải thoát kia, vô lậu nơi ba vô sắc, nghĩa vô ngại giải, lậu tận thông, chỗ dựa của nguyện trí.

Hỏi: Nếu đẳng chí tùy lấy tịnh nơi tĩnh lự nào làm đẳng vô gián tức cũng lấy tịnh ấy làm đối tượng duyên chăng? Nếu như đẳng chí tùy lấy tịnh nơi tĩnh lự nào làm đối tượng duyên tức cũng lấy tịnh ấy làm đẳng vô gián chăng?

Đáp: Dựa vào mỗi mỗi tịnh nơi tĩnh lự đều nên nêu ra bốn trường hợp.

Dựa vào tịnh nơi tĩnh lự thứ nhất nêu ra bốn trường hợp:

1. Có đẳng chí tùy lấy tịnh nơi tĩnh lự thứ nhất làm đẳng vô gián nhưng không phải là đối tượng duyên. Đây có mười lăm: Là bốn vô lượng, giải thoát thứ nhất, thứ hai, bốn thắng xứ trước, hai vô ngại giải, chỗ dựa của ba thông.

2. Có đẳng chí tùy lấy tịnh nơi tĩnh lự thứ nhất làm đối tượng duyên nhưng không phải là đẳng vô gián. Đây có ba: Là tịnh, vô lậu nơi tĩnh lự thứ tư, chỗ dựa của nguyện trí.

3. Có đẳng chí tùy lấy tịnh nơi tĩnh lự thứ nhất làm đẳng vô gián cũng làm đối tượng duyên. Đây có mười hai: Là vị tương ưng của tự địa, tịnh, vô lậu nơi ba tĩnh lự đầu, hai vô ngại giải, chỗ dựa của ba thông.

4. Có đẳng chí không tùy lấy tịnh nơi tĩnh lự thứ nhất làm đẳng vô gián cũng không phải là đối tượng duyên. Đây có ba mươi lăm: Là bảy vị tương ưng, tịnh nơi bốn vô sắc, vô lậu nơi ba vô sắc, sáu giải thoát, bốn thắng xứ, mười biến xứ, chỗ dựa của vô tránh.

Dựa vào tịnh nơi tĩnh lự thứ hai nêu ra bốn trường hợp:

1. Có đẳng chí tùy lấy tịnh nơi tĩnh lự thứ hai làm đẳng vô gián nhưng không phải là đối tượng duyên. Đây có mười bốn: Là bốn vô lượng, giải thoát thứ nhất, thứ hai, bốn thắng xứ trước, pháp vô ngại giải, chỗ dựa của ba thông.

2. Có đẳng chí tùy lấy tịnh nơi tĩnh lự thứ hai làm đối tượng duyên nhưng không phải là đẳng vô gián. Đây có một: Là chỗ dựa của nguyện trí.

3. Có đẳng chí tùy lấy tịnh nơi tĩnh lự thứ hai làm đẳng vô gián cũng làm đối tượng duyên. Đây có mười bốn: Là vị tương ưng của tự địa, tịnh, vô lậu nơi bốn tĩnh lự, hai vô ngại giải, chỗ dựa của ba thông.

4. Có đẳng chí không tùy lấy tịnh nơi tĩnh lự thứ hai làm đẳng vô gián cũng không phải là đối tượng duyên. Đây có ba mươi sáu: Là bảy vị tương ưng, tịnh nơi bốn vô sắc, vô lậu nơi ba vô sắc, sáu giải thoát, bốn thắng xứ, mười biến xứ, vô tránh, chỗ dựa của từ vô ngại giải.

Dựa vào tịnh nơi tĩnh lự thứ ba nêu ra bốn trường hợp:

1. Có đẳng chí tùy lấy tịnh nơi tĩnh lự thứ ba làm đẳng vô gián nhưng không phải là đối tượng duyên. Đây có mười: Là ba vô lượng, tịnh, vô lậu nơi Không vô biên xứ, tức giải thoát kia, pháp vô ngại giải, chỗ dựa của ba thông.

2. Có đẳng chí tùy lấy tịnh nơi tĩnh lự thứ ba làm đối tượng duyên nhưng không phải là đẳng vô gián. Đây có một: Là chỗ dựa của nguyện trí.

3. Có đẳng chí tùy lấy tịnh nơi tĩnh lự thứ ba làm đẳng vô gián cũng làm đối tượng duyên. Đây có mười bốn: Là vị tương ưng của tự địa, tịnh, vô lậu nơi bốn tĩnh lự, hai vô ngại giải, chỗ dựa của ba thông.

4. Có đẳng chí không tùy lấy tịnh nơi tĩnh lự thứ ba làm đẳng vô gián cũng không phải là đối tượng duyên. Đây có bốn mươi: Là bảy vị tương ưng, tịnh nơi ba vô sắc trên, vô lậu nơi hai vô sắc trên, hỷ vô lượng, bảy giải thoát, tám thắng xứ, mười biến xứ, vô tránh, chỗ dựa của từ vô ngại giải.

Dựa vào tịnh nơi tĩnh lự thứ tư nêu ra bốn trường hợp:

1. Có đẳng chí tùy lấy tịnh nơi tĩnh lự thứ tư làm đẳng vô gián nhưng không phải là đối tượng duyên. Đây có hai mươi bảy: Là ba vô lượng, tịnh giải thoát, bốn thắng xứ sau, tám biến xứ trước, vô tránh, pháp vô ngại giải, chỗ dựa của ba thông, tịnh, vô lậu nơi hai vô sắc đầu, tức giải thoát kia.

2. Có đẳng chí tùy lấy tịnh nơi tĩnh lự thứ tư làm đối tượng duyên nhưng không phải là đẳng vô gián. Đây có hai: Là tịnh, vô lậu nơi tĩnh lự thứ nhất.3

3. Có đẳng chí tùy lấy tịnh nơi tĩnh lự thứ tư làm đẳng vô gián cũng làm đối tượng duyên. Đây có mười ba: Là vị tương ưng của tự địa, tịnh, vô lậu nơi ba tĩnh lự trên, hai vô ngại giải, nguyện trí, chỗ dựa của ba thông.

4. Có đẳng chí không tùy lấy tịnh nơi tĩnh lự thứ tư làm đẳng vô gián cũng không phải là đối tượng duyên. Đây có hai mươi ba: Là bảy vị tương ưng, tịnh nơi hai vô sắc trên, vô lậu nơi một vô sắc trên, hỷ vô lượng, năm giải thoát, bốn thắng xứ trước, hai biến xứ sau, chỗ dựa của từ vô ngại giải.

Hỏi: Nếu đẳng chí tùy lấy tịnh nơi vô sắc nào làm đẳng vô gián tức cũng lấy tịnh ấy làm đối tượng duyên chăng? Nếu như đẳng chí tùy lấy tịnh nơi vô sắc nào làm đối tượng duyên tức cũng lấy tịnh ấy làm đẳng vô gián chăng?

Đáp: Dựa vào mỗi mỗi tịnh nơi vô sắc đều nên nêu ra bốn trường hợp.

Dựa vào tịnh nơi Không vô biên xứ nêu ra bốn trường hợp:

1. Có đẳng chí tùy lấy tịnh nơi Không vô biên xứ làm đẳng vô gián nhưng không phải là đối tượng duyên. Đây có sáu: Là tịnh, vô lậu nơi Thức vô biên xứ, Vô sở hữu xứ, tức là giải thoát kia.

2. Có chí tùy lấy tịnh nơi Không vô biên xứ làm đối tượng duyên nhưng không phải là đẳng vô gián. Đây có năm: Là tịnh, vô lậu nơi tĩnh lự thứ nhất, thứ hai, chỗ dựa của nguyện trí.

3. Có đẳng chí tùy lấy tịnh nơi Không vô biên xứ làm đẳng vô gián cũng làm đối tượng duyên. Đây có mười hai: Là vị tương ưng của tự địa, tịnh, vô lậu nơi hai tĩnh lự trên, Không vô biên xứ, tức là giải thoát kia, biến xứ, hai vô ngại giải, chỗ dựa của lậu tận thông.

4. Có đẳng chí không tùy lấy tịnh nơi Không vô biên xứ làm đẳng vô gián cũng không phải là đối tượng duyên. Đây có bốn mươi hai: Là bảy vị tương ưng, tịnh nơi Phi tưởng phi phi tưởng xứ, bốn vô lượng, năm giải thoát, tám thắng xứ, chín biến xứ, hai vô ngại giải, vô tránh, chỗ dựa của năm thông.

Dựa vào tịnh nơi Thức vô biên xứ nêu ra bốn trường hợp:

1. Có đẳng chí tùy lấy tịnh nơi Thức vô biên xứ làm đẳng vô gián nhưng không phải là đối tượng duyên. Đây có năm: Là tịnh, vô lậu nơi Vô sở hữu xứ, tịnh nơi Phi tưởng phi phi tưởng xứ và hai giải thoát kia.

2. Có đẳng chí tùy lấy tịnh nơi Thức vô biên xứ làm đối tượng duyên nhưng không phải là đẳng vô gián. Đây có bảy: Là tịnh, vô lậu nơi ba tĩnh lự đầu, chỗ dựa của nguyện trí.

3. Có đẳng chí tùy lấy tịnh nơi Thức vô biên xứ làm đẳng vô gián cũng làm đối tượng duyên. Đây có mười ba: Là vị tương ưng của tự địa, tịnh, vô lậu nơi tĩnh lự thứ tư, hai vô sắc đầu, giải thoát của hai vô sắc đầu, Thức vô biên xứ, biến xứ, hai vô ngại giải, chỗ dựa của lậu tận thông.

4. Có đẳng chí không tùy lấy tịnh nơi Thức vô biên xứ làm đẳng vô gián cũng không phải là đối tượng duyên. Đây có bốn mươi: Là bảy vị tương ưng, bốn vô lượng, bốn giải thoát, tám thắng xứ, chín biến xứ, hai vô ngại giải, vô tránh, chỗ dựa của năm thông.

Dựa vào tịnh nơi Vô sở hữu xứ nêu ra bốn trường hợp:

1. Có đẳng chí tùy lấy tịnh nơi Vô sở hữu xứ làm đẳng vô gián nhưng không phải là đối tượng duyên. Đây có hai: Là tịnh nơi Phi tưởng phi phi tưởng xứ, tức giải thoát kia.

2. Có đẳng chí tùy lấy tịnh nơi Vô sở hữu xứ làm đối tượng duyên nhưng không phải là đẳng vô gián. Đây có chín: Là tịnh, vô lậu nơi bốn tĩnh lự, chỗ dựa của nguyện trí.

3. Có đẳng chí tùy lấy tịnh nơi Vô sở hữu xứ làm đẳng vô gián cũng làm đối tượng duyên. Đây có mười ba: Là vị tương ưng của tự địa, tịnh, vô lậu nơi ba vô sắc đầu, tức ba giải thoát kia, hai vô ngại giải, chỗ dựa của lậu tận thông.

4. Có đẳng chí không tùy lấy tịnh nơi Vô sở hữu xứ làm đẳng vô gián cũng không phải là đối tượng duyên. Đây có bốn mươi mốt: Là bảy vị tương ưng, bốn vô lượng, bốn giải thoát, tám thắng xứ, mười biến xứ, hai vô ngại giải, vô tránh, chỗ dựa của năm thông.

Dựa vào tịnh nơi Phi tưởng phi phi tưởng xứ nêu ra bốn trường hợp:

1. Có đẳng chí tùy lấy tịnh nơi Phi tưởng phi phi tưởng xứ làm đẳng vô gián nhưng không phải là đối tượng duyên. Đây có một: Là diệt tưởng thọ giải thoát.

2. Có đẳng chí tùy lấy tịnh nơi Phi tưởng phi phi tưởng xứ làm đối tượng duyên nhưng không phải là đẳng vô gián. Đây có mười hai: Là tịnh, vô lậu nơi bốn tĩnh lự, Không vô biên xứ, Không vô biên xứ giải thoát, chỗ dựa của nguyện trí.

3. Có đẳng chí tùy lấy tịnh nơi Phi tưởng phi phi tưởng xứ làm đẳng vô gián cũng làm đối tượng duyên. Đây có mười hai: Là vị tương ưng của tự địa, tịnh nơi ba vô sắc trên, tức ba giải thoát kia, vô lậu nơi hai vô sắc trên, hai vô ngại giải, chỗ dựa của lậu tận thông. chí không tùy lấy tịnh nơi Phi tưởng phi phi tưởng xứ làm đẳng vô gián cũng không phải là đối tượng duyên. Đây có bốn mươi: Là bảy vị tương ưng, bốn vô lượng, ba giải thoát, tám thắng xứ, mười biến xứ, hai vô ngại giải, vô tránh, chỗ dựa của năm thông.

Hỏi: Nếu đẳng chí tùy lấy vô lậu nơi tĩnh lự nào làm đẳng vô gián tức cũng lấy vô lậu ấy làm đối tượng duyên chăng? Nếu như đẳng chí tùy lấy vô lậu nơi tĩnh lự nào làm đối tượng duyên tức cũng lấy vô lậu ấy làm đẳng vô gián chăng?

Đáp: Dựa vào mỗi mỗi vô lậu nơi tĩnh lự đều nên nêu ra bốn trường hợp.

Dựa vào vô lậu nơi tĩnh lự thứ nhất nêu ra bốn trường hợp:

1. Có đẳng chí tùy lấy vô lậu nơi tĩnh lự thứ nhất làm đẳng vô gián nhưng không phải là đối tượng duyên. Đây có mười sáu: Là bốn vô lượng, hai giải thoát đầu, bốn thắng xứ trước, hai vô ngại giải, chỗ dựa của bốn thông.

2. Có đẳng chí tùy lấy vô lậu nơi tĩnh lự thứ nhất làm đối tượng duyên nhưng không phải là đẳng vô gián. Đây có mười bốn: Là tịnh, vô lậu nơi tĩnh lự thứ tư, tịnh nơi bốn vô sắc, vô lậu nơi ba vô sắc, bốn vô sắc giải thoát, chỗ dựa của nguyện trí.

3. Có đẳng chí tùy lấy vô lậu nơi tĩnh lự thứ nhất làm đẳng vô gián cũng làm đối tượng duyên. Đây có mười: Là tịnh, vô lậu nơi ba tĩnh lự đầu, hai vô ngại giải, chỗ dựa của hai thông.

4. Có đẳng chí không tùy lấy vô lậu nơi tĩnh lự thứ nhất làm đẳng vô gián cũng không phải là đối tượng duyên. Đây có hai mươi lăm: Là tám vị tương ưng, hai giải thoát, bốn thắng xứ sau, mười biến xứ, chỗ dựa của vô tránh.

Dựa vào vô lậu nơi tĩnh lự thứ hai nêu ra bốn trường hợp:

1. Có đẳng chí tùy lấy vô lậu nơi tĩnh lự thứ hai làm đẳng vô gián nhưng không phải là đối tượng duyên. Đây có mười lăm: Là bốn vô lượng, hai giải thoát đầu, bốn thắng xứ trước, pháp vô ngại giải, chỗ dựa của bốn thông.

2. Có đẳng chí tùy lấy vô lậu nơi tĩnh lự thứ hai làm đối tượng duyên nhưng không phải là đẳng vô gián. Đây có mười hai: Là tịnh nơi bốn vô sắc, vô lậu nơi ba vô sắc, bốn vô sắc giải thoát, chỗ dựa của nguyện trí.3

3. Có đẳng chí tùy lấy vô lậu nơi tĩnh lự thứ hai làm đẳng vô gián cũng làm đối tượng duyên. Đây có mười hai: Là tịnh, vô lậu nơi bốn tĩnh lự, hai vô ngại giải, chỗ dựa của hai thông.

4. Có đẳng chí không tùy lấy vô lậu nơi tĩnh lự thứ hai làm đẳng vô gián cũng không phải là đối tượng duyên. Đây có hai mươi sáu: Là tám vị tương ưng, hai giải thoát, bốn thắng xứ sau, mười biến xứ, vô tránh, chỗ dựa của từ vô ngại giải.

Dựa vào vô lậu nơi tĩnh lự thứ ba nêu ra bốn trường hợp:

1. Có đẳng chí tùy lấy vô lậu nơi tĩnh lự thứ ba làm đẳng vô gián nhưng không phải là đối tượng duyên. Đây có tám: Là ba vô lượng, pháp vô ngại giải, chỗ dựa của bốn thông.

2. Có đẳng chí tùy lấy vô lậu nơi tĩnh lự thứ ba làm đối tượng duyên nhưng không phải là đẳng vô gián. Đây có chín: Là tịnh nơi ba vô sắc trên, tức ba giải thoát kia, vô lậu nơi hai vô sắc trên, chỗ dựa của nguyện trí.

3. Có đẳng chí tùy lấy vô lậu nơi tĩnh lự thứ ba làm đẳng vô gián cũng làm đối tượng duyên. Đây có mười lăm: Là tịnh, vô lậu nơi bốn tĩnh lự, Không vô biên xứ, Không vô biên xứ giải thoát, hai vô ngại giải, chỗ dựa của hai thông. chí không tùy lấy vô lậu nơi tĩnh lự thứ ba làm đẳng vô gián cũng không phải là đối tượng duyên. Đây có ba mươi ba: Là tám vị tương ưng, hỷ vô lượng, bốn giải thoát, tám thắng xứ, mười biến xứ, vô tránh, chỗ dựa của từ vô ngại giải.

Dựa vào vô lậu nơi tĩnh lự thứ tư nêu ra bốn trường hợp:

1. Có đẳng chí tùy lấy vô lậu nơi tĩnh lự thứ tư làm đẳng vô gián nhưng không phải là đối tượng duyên. Đây có hai mươi hai: Là ba vô lượng, tịnh giải thoát, bốn thắng xứ sau, tám biến xứ trước, pháp vô ngại giải, vô tránh, chỗ dựa của bốn thông.

2. Có đẳng chí tùy lấy vô lậu nơi tĩnh lự thứ tư làm đối tượng duyên nhưng không phải là đẳng vô gián. Đây có bảy: Là tịnh, vô lậu nơi tĩnh lự thứ nhất, tịnh nơi hai vô sắc trên và hai giải thoát kia, vô lậu nơi một vô sắc trên.

3. Có đẳng chí tùy lấy vô lậu nơi tĩnh lự thứ tư làm đẳng vô gián cũng làm đối tượng duyên. Đây có mười bảy: Là tịnh, vô lậu nơi ba tĩnh lự trên, hai vô sắc đầu, hai vô sắc giải thoát đầu, hai vô ngại giải, hai thông, chỗ dựa của nguyện trí.

4. Có đẳng chí không tùy lấy vô lậu nơi tĩnh lự thứ tư làm đẳng vô gián cũng không phải là đối tượng duyên. Đây có mười chín: Là tám vị tương ưng, hỷ vô lượng, ba giải thoát, bốn thắng xứ trước, hai biến xứ sau, chỗ dựa của từ vô ngại giải.

Hỏi: Nếu đẳng chí tùy lấy vô lậu nơi vô sắc nào làm đẳng vô gián tức cũng lấy vô lậu ấy làm đối tượng duyên chăng? Nếu như đẳng chí tùy lấy vô lậu nơi vô sắc nào làm đối tượng duyên tức cũng lấy vô lậu ấy làm đẳng vô gián chăng?

Đáp: Dựa vào vô lậu nơi hai vô sắc đầu mỗi thứ đều nên nêu ra bốn trường hợp. Dựa vào vô lậu nơi một vô sắc sau nên tạo thuận theo trường hợp trước.

Dựa vào vô lậu nơi Không vô biên xứ nêu ra bốn trường hợp:

1. Có đẳng chí tùy lấy vô lậu nơi Không vô biên xứ làm đẳng vô gián nhưng không phải là đối tượng duyên. Đây có một: Là biến xứ không vô biên xứ.

2. Có đẳng chí tùy lấy vô lậu nơi Không vô biên xứ làm đối tượng duyên nhưng không phải là đẳng vô gián. Đây có bảy: Là tịnh, vô lậu nơi tĩnh lự thứ nhất, thứ hai, tịnh nơi Phi tưởng phi phi tưởng xứ và giải thoát kia, chỗ dựa của nguyện trí.

3. Có đẳng chí tùy lấy vô lậu nơi Không vô biên xứ làm đẳng vô gián cũng làm đối tượng duyên. Đây có mười sáu: Là tịnh, vô lậu nơi hai tĩnh lự sau, ba vô sắc đầu, tức giải thoát kia, hai vô ngại giải, chỗ dựa của lậu tận thông.

4. Có đẳng chí không tùy lấy vô lậu nơi Không vô biên xứ làm đẳng vô gián cũng không phải là đối tượng duyên. Đây có bốn mươi mốt: Là tám vị tương ưng, bốn vô lượng, bốn giải thoát, tám thắng xứ, chín biến xứ, hai vô ngại giải, vô tránh, chỗ dựa của năm thông.

Dựa vào vô lậu nơi Thức vô biên xứ nêu ra bốn trường hợp:

1. Có đẳng chí tùy lấy vô lậu nơi Thức vô biên xứ làm đẳng vô gián nhưng không phải là đối tượng duyên. Đây có một: Là biến xứ thức vô biên xứ.

2. Có đẳng chí tùy lấy vô lậu nơi Thức vô biên xứ làm đối tượng duyên nhưng không phải là đẳng vô gián. Đây có bảy: Là tịnh, vô lậu nơi ba tĩnh lự đầu, chỗ dựa của nguyện trí.

3. Có đẳng chí tùy lấy vô lậu nơi Thức vô biên xứ làm đẳng vô gián cũng làm đối tượng duyên. Đây có mười sáu: Là tịnh, vô lậu nơi tĩnh lự thứ tư, ba vô sắc dưới, tịnh nơi Phi tưởng phi phi tưởng xứ, bốn vô sắc giải thoát, hai vô ngại giải, chỗ dựa của lậu tận thông. chí không tùy lấy vô lậu nơi Thức vô biên xứ làm đẳng vô gián cũng không phải là đối tượng duyên. Đây có bốn mươi mốt: Là tám vị tương ưng, bốn vô lượng, bốn giải thoát, tám thắng xứ, chín biến xứ, hai vô ngại giải, vô tránh, chỗ dựa của năm thông.

Dựa vào vô lậu nơi Vô sở hữu xứ tạo thuận theo trường hợp trước. Nghĩa là: Nếu đẳng chí tùy lấy vô lậu nơi Vô sở hữu xứ làm đẳng vô gián tức cũng lấy vô lậu ấy làm đối tượng duyên. Có đẳng chí tùy lấy vô lậu nơi Vô sở hữu xứ làm đối tượng duyên nhưng không lấy vô lậu ấy làm đẳng vô gián, tức có chín: Là tịnh, vô lậu nơi bốn tĩnh lự, chỗ dựa của nguyện trí.

Hỏi: Từng có khi một đẳng chí hiện tiền, thì ba mươi ba đẳng chí bỏ mà không được, tám đẳng chí được mà không bỏ, hai đẳng chí cũng bỏ, cũng được, hai đẳng chí bỏ phần ít, được phần ít, không bỏ phần ít, không được phần ít, mười ba đẳng chí bỏ phần ít mà không được, không bỏ phần ít mà không được, bảy đẳng chí chẳng phải bỏ chẳng phải được?

Đáp: Có. Đó là A-la-hán tuệ giải thoát, khởi vị tương ưng nơi tĩnh lự thứ nhất, bị thoái chuyển, bấy giờ ở trong sáu mươi lăm đẳng chí, thì ba mươi ba bỏ mà không được. Đó là tịnh, vô lậu nơi ba tĩnh lự trên, tịnh, vô lậu nơi vô sắc, năm giải thoát, bốn thắng xứ sau, mười biến xứ, chỗ dựa của lậu tận thông.

Tám được mà không bỏ. Đó là vị tương ưng nơi tĩnh lự, vô sắc.

Hai cũng bỏ, cũng được. Đó là vô lậu nơi tĩnh lự thứ nhất tịnh, bỏ vô học và phần đã tu ở trên, được học và phần thoái.

Hai bỏ phần ít được phần ít, không bỏ phần ít không được phần ít. Nghĩa là có người muốn khiến cũng có vô lậu nơi túc trụ tùy niệm trí thông, dựa vào đó có thể đặt ra hỏi đáp này. Tức là túc trụ tùy niệm, tha tâm trí thông, khi ấy bỏ phần ít, tức hết thảy vô học hữu lậu của địa trên và vị vô học đã tu tĩnh lự thứ nhất hữu lậu, là được phần ít, tức học của tĩnh lự thứ nhất, không bỏ phần ít mà không được, tức hữu lậu khác của tĩnh lự thứ nhất. Nếu có người muốn khiến túc trụ tùy niệm trí thông chỉ có hữu lậu, dựa vào đó không nên đặt hỏi đáp này, vì túc trụ tùy niệm trí thông khi ấy chỉ có bỏ phần ít và không bỏ phần ít, không được.

Mười ba bỏ phần ít mà không được, không bỏ phần ít mà không được. Nghĩa là bốn vô lượng, hai giải thoát đầu, bốn thắng xứ trước, chỗ dựa của ba thông, tức tất cả địa trên và vị vô học của tự địa, cùng những gì đã tu là bỏ mà không được. Phần còn lại nơi tự địa là không bỏ, không được.

Bảy chẳng phải bỏ, chẳng phải được. Nghĩa là bốn vô ngại giải, vô tránh, chỗ dựa của nguyện trí, diệt tận giải thoát là xứ sau cùng được.

Hỏi: Từng có được một đẳng chí mà không có bỏ gì chăng?

Đáp: Có. Đó là khi được diệt tận giải thoát.

Hỏi: Từng có được tức thì sáu đẳng chí mà không có bỏ gì chăng?

Đáp: Có. Đó là A-la-hán khi mới khởi nguyện trí, được tức thì sáu đẳng chí là bốn vô ngại giải, vô tránh, chỗ dựa của nguyện trí.

Hỏi: Từng có bỏ một đẳng chí mà không có được gì chăng?

Đáp: Có. Đó là ở nơi xứ Biến tịnh chết, sinh nơi xứ Quảng quả, lúc ấy bỏ tịnh nơi tĩnh lự thứ ba mà không được gì.

Hỏi: Bổ-đặc-già-la của bốn hướng, bốn quả, đối với sáu mươi lăm đẳng chí, thì những vị nào thành tựu bao nhiêu và không thành tựu bao nhiêu?

Đáp: Hướng Dự lưu thành tựu tám, tức là tám vị tương ưng, ngoài ra là không thành tựu.

Như hướng Dự lưu, thì quả Dự lưu, hướng Nhất lai, quả Nhất lai cũng như vậy.

Hướng Bất hoàn thì thành tựu ít nhất là tám, như trước đã nói. Tức thứ lớp dần dần: Thành tựu nhiều nhất là bốn mươi bảy, tức là đã lìa nhiễm nơi Vô sở hữu xứ, dựa vào tĩnh lự thứ tư nhập chánh tánh ly sinh, đó là tịnh, vô lậu nơi bốn tĩnh lự, tịnh nơi bốn vô sắc, vị tương ưng nơi Phi tưởng phi phi tưởng xứ, bốn vô lượng, bảy giải thoát, tám thắng xứ, mười biến xứ, chỗ dựa của năm thông.

Quả Bất hoàn được nhiều nhất, như vừa nói. Thành tựu ít nhất là hai mươi lăm, tức là tám vị tương ưng, tịnh, vô lậu nơi tĩnh lự thứ nhất, bốn vô lượng, hai giải thoát đầu, bốn thắng xứ trước, chỗ dựa của năm thông. Hoặc giảm một, hai vị tương ưng, tăng một, hai tịnh, cũng đều là hai mươi lăm.

Hướng A-la-hán thành tựu ít nhất là mười ba, tức sinh nơi Phi tưởng phi phi tưởng xứ, không được diệt tận giải thoát, là vô lậu nơi bốn tĩnh lự, ba vô sắc, vị tương ưng, tịnh nơi Phi tưởng phi phi tưởng xứ, bốn giải thoát. Nếu sinh nơi Vô sở hữu xứ, chưa lìa nhiễm của tự địa, thì cũng thành tựu mười ba, tức là tăng một vị tương ưng, giảm một giải thoát. Thành tựu nhiều nhất là năm mươi mốt, tức sinh nơi cõi dục, xứ Phạm thế, thân chứng là một vị tương ưng, tám tịnh, bảy vô lậu, bốn vô lượng, tám giải thoát, tám thắng xứ, mười biến xứ, chỗ dựa của năm thông.

Quả A-la-hán thành tựu ít nhất là mười ba, tức sinh nơi Phi tưởng phi phi tưởng xứ, A-la-hán tuệ giải thoát là bảy vô lậu, một tịnh, bốn giải thoát, chỗ dựa của lậu tận thông. Thành tựu nhiều nhất là năm mươi bảy, nghĩa là được vô ngại giải, vô tránh, nguyện trí, chỉ trừ tám vị tương ưng, ngoài ra đều có đủ. Đức Phật thì nhất định thành tựu năm mươi bảy. Trong Độc giác loại bộ hành thì như Thanh văn ở cõi dục, Lân giác dụ thì như Phật.

HẾT – QUYỂN 170